Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 3

CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN MÔNG DƯƠNG

QUY TRÌNH VẬN HÀNH


MÁY BIẾN ÁP T1, T2

CẨM PHẢ - THÁNG 04/2024


CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN Mã hiệu tài liệu:
MÔNG DƯƠNG QTVH/………..

Tài liệu:
Tập tin:Quy trình vận
QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY hành…..
BIẾN ÁP T1, T2
MụcISO:8.5 Ban hành lần thứ:……. Ngày hiệu lực: …….
ISO9001:2015
Sử dụng hiệu lực: Trang số:…….
EVNGENCO3:TPCMONGDUONG

NGƯỜIĐƯỢCPHÂNPHỐI

1.Giám đốc
2.Phó Giám đốc
3.Các Phòng ban chức năng thuộc công ty
4.Phân xưởng Vận hành

CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phân xưởng Vận hành

NGƯỜI LẬP NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký: Chữ ký:

Họ và tên: Họ và tên:
Chức vụ: Chức vụ:

THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN:


1. Phòng Kỹ thuật
2. Phòng An toàn và Môi trường
3. Các caVận hành

NGƯỜI DUYỆT
Chữ ký:

Họ và tên: Trần Đăng Toàn


Chức vụ: Phó Giám đốc
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

TÓM TẮT LẦN SỬA ĐỔI:

Lần sửa đổi Ngày sửa đổi Tóm tắt nội dung sửa đổi

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN

Phòng Kỹ thuật PXVH: Kíp 1

Phòng An toàn – Môi trường PXVH: Kíp 2

PXVH: Kíp 3

PXVH: Kíp 4

PXVH: Kíp 5

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

MỤCLỤC
1. Phạm vi điều chỉnh...........................................................................6
2 Đối tượng áp dụng............................................................................6
3. Tiêu chuẩn và quy định liên quan...................................................6
4. Định nghĩa và các từ viết tắt............................................................6
5. Mô tả hệ thống..................................................................................7
5.1 Sơ đồ và nguyên lý............................................................................7
5.3 Thuyết minh kỹ thuật, chức năng, nguyên lý làm việc.................9
5.3.3 Các thiết bị chính của máy biến áp T1, T2.................................9
5.4 Liên động điều khiển và bảo vệ của máy biến áp........................25
Bảo vệ máy biến áp nhà máy T1(T2)..................................................25
6. Hướng dẫn vận hành......................................................................30
6.1 Trình tự kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành..........................30
7. Sửa chữa bảo dưỡng.......................................................................44
8. Các sự cố thường gặp và cách xử lý..............................................52
9. Các biện pháp an toàn....................................................................57
10. Tài liệu tham khảo..........................................................................58
- MD1-0-V-505-02-00001 Technical Specification for Generator
Transformer....................................................................................58
11. Phụ lục.............................................................................................59

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

1. Phạm vi điều chỉnh


Tài liệu này quy định và hướng dẫn các thao tác vận hành và xử lý sự cố thiết bị
máy biến áp T1, T2 tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1.
2 Đối tượng áp dụng
Những người cần nắm vững và thực hiện quy trình này
- Trưởng ca vận hành
- Trưởng kíp điện
- Trực chính điện
- Kỹ thuật viên
Những người cần hiểu rõ quytrình này
- Các Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Mông Dương
- Quản đốc/ Phó quản đốc Phân xưởng Vận hành
- Trưởng/Phó Phòng Kỹ thuật
- Chuyên viên phòng kỹ thuật, an toàn môi trường
3. Tiêu chuẩn và quy định liên quan
- Tiêu chuẩn Quốc gia về hệ thống QLCL theo mục 8.5TCVN ISO9001:2015
- Tiêu chuẩn ISO.........(liên quan đến quy trình)
- Quy trình an toàn điện trong Tổng Công ty Phát điện 3 ban hành theo quyết định
số 3011/QĐ-GENCO3 ngày 22/10/2021
- Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa trong Tổng Công ty Phát điện 3 ban hành
theo quyết định số 3571/QĐ-GENCO3 ngày 14/12/2021
- Hướng dẫn an toàn điện trong Công ty Nhiệt điện Mông Dương ban hành theo
quyết định số 2770/QĐ-NĐMD ngày 18/11/2021
- Hướng dẫn an toàn trong Công ty Nhiệt điện Mông Dương Thủy, Cơ, Nhiệt,
Hóa ban hành theo quyết định số 671/QĐ-NĐMD ngày 09/04/2024
- Các tiêu chuẩn và quy định khác liên quan đến quy trình
- …………………………….……………………………………………………..
4. Định nghĩa và các từ viết tắt
- BGĐ Ban Giám đốc
- LĐPKT Trưởng, phó phòng Kỹ thuật
- LĐPX Quản đốc và Phó Quản đốc
- KTV Kỹ thuật viên
- PKT Phòng Kỹ thuật
- PXVH Phân xưởng vận hành
- MBA Máy biến áp
- MC Máy cắt

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

5. Mô tả hệ thống
5.1 Sơ đồ và nguyên lý

Máy biến áp T1(T2) là máy biến áp 3 pha ghép từ 3 máy biến áp một pha loại TEQ-
285L55D9K-99 với công suất định mức một pha 220MVA(3 pha, 660MVA) 525/21 kV
được chế tạo bởi hãng Siemens Transformer Weiz của Áo theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 60067
là loại máy biến áp dầu 1 pha 2 dây có 2 cấp điện áp 525/21kV được chế tạo vận hành lâu
ngày ngoài trời, MBA có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải đặt tại trung tính của cuộn dây cao áp.
Hệ thống làm mát có 2 chế độ là dầu tuần hoàn cưỡng bức có hướng, gió làm mát cưỡng bức
tùy theo tải của máy biến áp hoặc nhiệt độ dầu.

5.2 Thông số kỹ thuật máy biến áp nhà máy T1(T2).


5.2.1. Thông số kỹ thuật chính:
Công suất định mức 1 pha(3pha) : 220(660) MVA
Điện áp định mức : 525/21 kV
Dòng điện định mức phía cao áp : 726 A
Dòng điện định mức phía hạ áp : 10476 A
Tổ đấu dây : YND11
: 16x1,0625% (mỗi nấc thay
Số nấc điều chỉnh điện ápdưới tải,(OLTC)
đổi 5,781kV)
Nấc 1 : 614,25 kV
Dải đầu phân áp phía cao áp Nấc 17 : 525 kV
Nấc 33 : 435,75 kV
Tổn thất không tải : 152 kW
Tổn thất có tải với tải định mức : 530 kW
Tổng tổn thất với tải định mức : 682 kW
Điện kháng ngắn mạch : Zn%= 14,5 %
Tần số : : 50Hz
: T0mtmax = 45 0C
Giới hạn tăng nhiệt độ môi trường: : t0dầu đỉnh= 550C
: t0cuộn dây = 65 0C
Nhiệt độ cuộn dây tối đa cho phép
- Khi vận hành ở tải định mức theo điều : 730C

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

kiện quy định.


- Sau khi vận hành quá tải 125% trong 2 : 1100C
giờ.
Trọng lượng dầu cách điện : 39,100 tấn
Dầu cách điện :
- Chủng loại ERGON Hyvolt III
- Hãng sản xuất
Trọng lượng máy biến áp : 119,7 tấn

5.2.2.Thông số nấc điều chỉnh điện áp máy biến áp T1(T2)

Nấc Điện áp V Dòng điện A


Điện áp Điểm đấu nối :
Điện áp phía Điện áp phía
phía H0-H1-H2-
cao pha-pha cao pha-đất
cao H3
1 1 614250 354637 620
2 2 608672 351417 626
3 3 603094 348196 632
4 4 597516 344976 638
5 5 591938 341755 644
6 6 586359 338535 650
7 7 K to + 580781 335314 656
8 8 575203 332094 662
9 9 569625 328873 669
10 10 564047 325653 676
11 11 558469 322432 682
12 12 552891 319212 689
13 13 547313 315991 696
14 14 541734 312770 703
15 15 536156 309550 711
16 16 530578 306329 718
17A 17
17B K 525000 303109 726
17C 1
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

18 2 519422 299888 734


19 3 513844 296668 742
20 4 508266 293447 750
21 5 502688 290227 758
22 6 497109 287006 767
23 7 491531 283786 775
24 8 485953 280565 784
25 9 480375 277345 793
26 10 K to - 474797 274124 803
27 11 469219 270904 812
28 12 463641 267683 822
29 13 458063 264463 832
30 14 452484 261242 842
31 15 446906 258021 853
32 16 441328 254801 863
33 17 435750 251580 874
5.3 Thuyết minh kỹ thuật, chức năng, nguyên lý làm việc
5.3.1 Các thiết bị chính của máy biến áp T1, T2
Cấu trúc của máy biến áp chính, máy biến áp tự dùng tuy có khác nhau, nhưng nhìn
chung chúng có các bộ phận chính như sau:
1. Thùng máy biến áp
2. Lõi thép máy biến áp
3. Các cuộn dây của máy biến áp
4. Hệ thống làm mát
5. Tủ đấu dây và điều khiển làm mát
6. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải
7. Bình dầu phụ
8. Bình thở
9. Hệ thống van trên máy biến áp
10. Sứ đầu vào
11. Rơ le hơi và dòng dầu

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
12. Thiết bị tự động xả áp lực
13. Hệ thống giám sát nhiệt độ máy
14. Các biến dòng trên máy
5.3.2. Thùng máy biến áp:
Thùng máy biến áp chứa các cuộn dây và lõi thép. Các bộ điều chỉnh điện áp dưới tải;
Dầu làm mát và cách điện cho mạch từ và cuộn dây. Ngoài ra xung quanh và trên nắp thùng
còn để lắp đặt các thiết bị phụ của máy biến áp.
Thùng máy biến áp hình hộp chữ nhật, được chế tạo bằng thép có các gân chịu lực xung
quanh và dưới đáy. Mặt máy được cố định với thùng nhờ các bulông mặt máy.
Trên mặt máy có các mặt bích để lắp các biến dòng, sứ đầu vào, ống dẫn dầu lên bình dầu
phụ, mặt bích cửa thăm, mặt bích đấu tiếp địa lõi thép,...
Bên thành thùng máy có các mặt bích để lắp các ống dầu bộ làm mát, mặt bích lắp các
van tự xả áp lực,van nạp dầu vào máy,... Phía dưới thùng máy có van xả dầu đáy, van lấy mẫu
dầu, vị trí đặt tiếp đất, vị trí để kích, cẩu máy,...
Thùng máy được đặt trên các bánh xe, trên các tấm ray của móng máy biến áp. Các bánh
xe này phải cố định sau khi máy đã đặt đúng vị trí vận hành.
Thùng máy có thể chịu được chân không tuyệt đối, điều này giúp cho công nghệ lắp máy,
nạp dầu, sấy máy được thuận tiện.
Bên thành máy biến áp có gắn các bảng: Một bảng thông số định mức máy biến áp, một
bảng sơ đồ dấu dây máy biến áp, một bảng nhãn nhà chế tạo...
5.3.3. Lõi thép máy biến áp
Lõi thép máy biến áp gồm 3 trụ, được chế tạo bằng các tấm thép cán lạnh từ trở thấp.
Trên các trụ của lõi thép có quấn các cuộn dây 3 pha, mỗi pha quấn trên 1 trụ.
5.3.4. Các cuộn dây máy biến áp
Cả 3 cuộn dây 3 pha được quấn trên lõi từ và đấu nối để tạo tổ đấu dây như thiết kế, cuộn
dây được làm bằng dây dẫn đồng bọc giấy cách điện, các dây dẫn song song được chuyển đổi
khi điều chỉnh để đảm bảo sự liên kết từ thông và phân dòng giữa các nhánh dây. Kết cấu xen
nhau được thực hiện cho các cuộn cao áp để đảm bảo tránh dạng điện áp xung. Cách điện
giữa các cuộn dây tạo ra các khoảng cách để dầu trực tiếp đi qua tất cả các cuộn dây đảm bảo

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
điều kiện làm mát.
5.3.5. Bình dầu phụ
Bình dầu phụ máy biến áp gồm 2 bình. Bình lớn nối với thùng dầu chính của máy biến áp,
bình nhỏ nối với thùng chứa tiếp điểm bộ điều chỉnh điện áp dưới tải(Bình dầu phụ của
OLTC). Bình dầu phụ để bù trừ giãn nở dầu trong thùng dầu chính khi nhiệt độ dầu thay đổi.
Phía dưới bình dầu phụ có các mặt bích để bắt các ống dẫn dầu xuống thùng dầu chính của
máy biến áp, thùng dầu chứa tiếp điểm bộ điều chỉnh điện áp và có các van nạp, xả bình dầu
phụ. Phía trên bình dầu phụ có các nút xả khí. Để nạp dầu vào 2 khoang hoặc xả dầu khỏi 2
khoang bình dầu phụ sử dụng 2 đường ống có van ở dưới đáy 2 khoang. Bình dầu phụ cùng
các đường ống cũng chịu được áp lực chân không tuyệt đối.
Mặt thoáng của dầu trong bình dầu phụ được bao phủ bàng một lớp màng cao su (Rubber
cell) để ngăn không cho dầu tiếp xúc trực tiếp với không khí. Ở khoảng trống của 2 khoang
bình dầu phụ thông với 2 bình thở đặt ở thành máy. Qua bình thở áp suất trong máy cân bằng
với áp suất bên ngoài. Ở 2 đầu bình dầu phụ có đồng hồ báo mức dầu của 2 khoang tương ứng
với nhiệt độ dầu máy.
Đồng hồ báo mức dầu có bộ phận phao, cơ cấu trục truyền chuyển động ở bên trong bình
dầu phụ và chỉ mức dầu ở ngoài bình dầu phụ.
Chỉ thị mức dầu gồm có mặt chia độ Min, và Max. Khi nạp dầu vào máy căn cứ vào đồng
hồ chỉ nhiệt độ dầu để nạp cho tới mức số chỉ (theo thang nhiệt độ) ở đồng hồ chỉ mức dầu
xấp xỉ với số chỉ ở đồng hồ chỉ nhiệt độ dầu.
Mức dầu của bình dầu phụ phải luôn ở trong khoảng giới hạn Min và Max. Khi mức dầu
xuống gần mức Min có tín hiệu cảnh báo, cần bổ xung dầu cho máy. Khi mức dầu lên gần
mức Max có tín hiệu cảnh báo, lúc đó cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra mức dầu cao. Trong
một số trường hợp cần phải xả bớt dầu ra khỏi máy.
5.3.6. Bình thở:
Máy biến áp có 2 bình thở thông với 2 khoảng trống của khoang bình dầu phụ. Cấu tạo
của bình thở gồm 2 khoang chính: Khoang trên chứa đầy hạt silicagel, khoang dưới là phần
chứa dầu máy biến áp. Khi nhiệt độ thấp, mức dầu giảm và áp suất không khí bên ngoài lớn
hơn trong máy, không khí bên ngoài đi qua dầu ở khoang dưới và các hạt silicagel ở khoang

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
trên vào mặt thoáng trên bình dầu phụ. Khi đi qua dầu và các hạt silicagel, không khí được lọc
sạch ẩm và bụi, nhờ đó khi nó tiếp xúc với dầu không làm giảm chất lượng dầu.
Khi nhiệt độ cao, không khí trong máy và dầu giãn nở làm áp suất trong máy lớn hơn
ngoài máy khi đó không khí trong máy đi qua bộ thở đi ra ngoài (máy biến thế thở).
Hạt silicagel có màu xanh hoặc màu trắng, sau khi hút ẩm hạt chuyển sang màu hồng
nhạt. Khi đó cần phải đưa đi sấy lại (tái sinh). Để tái sinh Silicagel ta tháo toàn bộ và mang đi
sấy ở nhiệt độ khoảng 1500C đến 1800C trong 3 đến 4 giờ (tùy thuộc vào dung lượng thiết bị
sấy cũng như diện tích bề mặt tiếp xúc)và phải khuấy cẩn thận để tránh cháy. Kết quả xấy chỉ
kết thúc khi không còn hơi nước thoát ra từ hạt. Tuy nhiên nhiệt độ sấy cao nên dẫn đến việc
hạt silicagel bị vỡ vụn và số lần hoàn nguyên silicagel khá thấp, sau vài lần sấy phải thay
silicagel mới.
Dầu trong khoang chứa phải ngang với vạch chỉ mức dầu. Tuy nhiên trong vận hành nhiệt
độ dầu luôn thay đổi do tải của máy biến áp, hoặc do nhiệt độ môi trường. Do vậy phải coi
mức dầu trong khoang chứa dầu là trung bình khi nhiệt độ môi trường và tải máy ở mức trung
bình.
5.3.7. Rơ le hơi và rơ le dòng dầu:
Máy biến áp có một rơ le hơi và một rơ le dòng dầu. Rơ le hơi được lắp đặt trên đường
ống dẫn dầu nối từ thùng dầu chính với bình dầu phụ của nó. Rơ le dòng dầu được lắp đặt trên
đường ống dẫn dầu nối từ thùng dầu ngăn điều chỉnh điện áp(OLTC) với bình dầu phụ của nó.
Rơ le hơi của máy biến áp có mục đích là bảo vệ máy biến áp khỏi các dạng hư hỏng bên
trong, mà các dạng hư hỏng này các bảo vệ khác có sử dụng các tín hiệu của dòng điện hay
điện áp đều rất khó phản ứng.
Rơ le dòng dầu có chức năng bảo vệ các dạng hư hỏng bên trong khoang điều chỉnh điện
áp(OLTC).
a. Rơ le hơi của máy biến áp chính T1(T2):
Cấu tạo và hoạt động của rơ le:
Rơ le hơi của máy biến áp tự dùng nhà máy có cấu trúc bao gồm:
- Vỏ : để chứa các phần tử bên trong và gắn van kiểm tra khí ở bên ngoài. Là thiết bị
chịu được với môi trường khí quyển được đúc bằng hợp kim nhẹ và được sơn phủ bên ngoài,

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
nó có kiểu dạng ren vặn hoặc mặt bích. Ngoài ra nó còn có mặt kính giúp theo dõi kiểm tra
tình trạng khóa tiếp điểm của hệ thống. Mặt kính này có các thang đo để đọc giá trị thể tích
của khí. Ngoài ra nó còn có nắp đậy phía trước mặt kính.

1: Hộp đấu nối 6: điểm đấu nối tín hiệu


2: Van kiểm tra 7: nắp đậy hộp đấu. Được
3: Khóa kiểm tra mở ra khi đấu nối tín hiệu
4: tấm ghi tên của bảo vệ 8: sơ đồ đấu nối tín hiệu
5: Điểm nối đất 9: ống luồn cáp vào rơ le

- Phao và các tiếp điểm:

1: phao trên 4: Khung


1a: phao dưới 5: thiết bị kiểm tra cơ khí
2: nam châm vĩnh cửu cho phao trên 6: van điều tiết
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

2a: nam châm vĩnh cửu cho phao dưới


3: một hoặc 2 ống tiếp xúc từ cho phao trên
3a: một hoặc 2 ống tiếp xúc từ cho phao dưới
Hoạt động theo kiểu cơ khí được tạo bởi 2 phao và 2 công tắc nhỏ (hai cặp tiếp điểm). Sự
lên xuống của phao sẽ được biến đổi thành chuyển động quay của trục nam châm (do chúng
được liên kết với nhau) làm tác động các công tắc nhỏ qua khớp nối từ. Phao phía trên được
sử dụng cho mục đích tác động tiếp điểm báo động (phần tử số 1). Phao phía dưới sử dụng
cho mục đích tác động tiếp điểm ngắt
+ Hoạt động của phần tử số 1: Khi khí phát ra chậm, nó sẽ tích luỹ ở phần trên của vỏ rơ
le làm cho mức dầu trong vỏ thấp dần cho đến khi làm tác động tiếp điểm của nó và kết quả là
tín hiệu báo động được phát ra.
+ Hoạt động của phần tử số 2: Khi có sự cố lớn, khí phát ra đột ngột với khối lượng
nhiều. Tốc độ dòng dầu dồn về phía bình dầu phụ qua ống nối tăng lên làm tác động phao
phía dưới dẫn đến đóng tiếp điểm ngắt. Nếu khí hoặc không khí tích luỹ với số lượng lớn và
mức dầu trong rơ le thấp hơn mép phía trên của cửa nối thì khí sẽ thoát lên bình dầu phụ. Nếu
mức dầu giảm thấp hơn tâm của cửa ống nối thì phao thấp hạ xuống làm đóng tiếp điểm ngắt.
Khi mức dầu và dòng dầu đã phục hồi dến trạng thái bình thường, các tiếp điểm sẽ tự trở
về cùng với sự phục hồi của phao.

Hình 4: mô tả tác động của rơ le hơi khi có khí tích tụ.


- Sự cố: do khí sẵn có lẫn trong dầu lỏng.
- Tác động: Khí trong dầu cách điện lỏng di chuyển lên phía trên, tích tụ trong rơ le
hơi và chiếm chỗ của dầu cách điện. Khi đó phao trên di chuyển xuống dưới tì vào

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
khóa tiếp điểm(thông qua ống dẫn từ) và 1 tín hiệu cảnh báo được gửi đi. Phao phía
dưới không bị ảnh hưởng từ lượng khí chạy qua đường ống tới bình dầu phụ.
Hình 5: mô tả tác động khi tổn thất dầu cách điện.
- Sự cố: Tổn thất dầu cách điện do bị rò rỉ.
- Tác động: Khi mức dầu giảm xuống thì phao phía trên sẽ di chuyển xuống phía
dưới. Một tín hiệu cảnh báo được gửi đi. Nếu mức dầu tiếp tục tổn thất làm cho
bình dầu phụ và đường ống cũng giống như rơ le hơi bị trống rỗng. Khi mức dầu
xuống rất thấp thì phao phía dưới sẽ di chuyển xuống phía dưới tác động vào khóa
tiếp điểm gửi tín hiệu đi cắt máy biến áp.
Hình 6: Mô tả tác động khi lưu lượng dầu cách điện lớn.
- Sự cố: Một sự cố bất kỳ trong máy biến áp làm cho dầu di chuyển theo hướng từ
thùng dầu lên bình dầu phụ.
- Tác động: Một thiết bị điều tiết được đặt trong dòng di chuyển của dầu. Nếu tốc độ
dòng chảy vượt quá ngưỡng của van điều tiết, sau đó nó di chuyển theo hướng dòng
chảy. Sự dịch chuyển này tác động đến khóa tiếp điểm gửi tín hiệu đi cắt máy biến
áp.
- Thiết bị khoá phao: Khoá không cho phao hoạt động khi vận chuyển hoặc hoặc khi
muốn khoá bảo vệ này trong quá trình kiểm tra các tiếp điểm của nó theo chu kỳ. Thao tác
thiết bị khoá phao như sau:
+ Tháo nắp đậy vị trí khóa kiểm tra.
+ Đặt đầu của tua vít vào khe hở của trục di chuyển, ấn và xoay từ từ trục vể vị trí
khóa.Việc khóa tạm thời này phải được loại bỏ trước khi đưa thiết bị vào vận hành.
Nguyên lý tác động của rơ le:
Trong trường hợp sự cố nhẹ hoặc khi bắt đầu sự cố trong máy biến áp, các bọt khí nhỏ
được sinh ra trong vùng sự cố và đi qua ống dẫn dầu về phía bình dầu phụ. Khí được chặn lại
ở rơ le hơi làm cho mức dầu trong thân rơ le giảm. Kết quả là làm cho phao trên quay trên bản
lề của nó. Nam châm vĩnh cửu lắp trên phao, tiến gần tới công tắc làm cho công tắc lưỡi gà
(Tiếp điểm báo động) tiếp làm đóng mạch báo động.
Trường hợp sự cố nhiễm trọng trong máy biến áp, sự phát sinh khí rất mạnh và dồn lên

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
bình dầu phụ qua ống nối. Sự tràn khí qua rơ le tác động vào nắp gập, lắp ở phao phía dưới và
tạo nên quay phao. Nam châm vĩnh cửu lắp trên phao tiến gần đến công tắc tương ứng làm
đóng tiếp điểm, đưa tín hiệu đị cắt máy biến áp.
Trong trường hợp mức dầu trong máy biến áp bị tụt do rò rỉ, hoặc sự cố nứt vỡ thùng dầu
dẫn đến giảm mức dầu trong rơ le thì tùy theo múc tụt dầu mà rơ le tác động báo tín hiệu hoặc
cắt máy.
Thử nghiệm rơ le:
Những thử nghiệm sau nên được thử nghiệm sau khi lắp đặt hoặc sửa chữa, để khẳng định
chắc chắn rằng rơ le không không có trục trặc:
- Thử hoạt động của phần tử số 1 (Phần tử báo tín hiệu): Cấp khí liên tục vào rơ le qua
van kiểm tra khí và đảm bảo tiếp điểm báo tín hiệu đóng khi không khí đạt đến giá trị
200÷300 cm3 ở mức kính kiểm tra tại rơ le. Sau khi hoàn thiện thử nghiệm này phải rút hết
khí ra khỏi rơ le qua van kiểm tra.
- Thử hoạt động của phần tử số 2 (Phần tử cắt):
+ Khóa rơ le lại cách thận trọng. Kiểm tra chắc chắn tiếp điểm của phần tử số 1 và 2
đều đóng.
+ Sau đó mở khóa rơ le ra. Kiểm tra tiếp điểm của phần tử số 1 và 2 đã mở tốt.
+ Ngoài ra có thể cho lưu lượng dầu đi qua rơ le để kiểm tra sự làm việc của van điều
tiết có tốt hay không tùy thuộc vào cài đặt của van điều tiết.( chưa có thông số cài đặt
chính xác của rơ le này -> có thể là từ 0,65÷3,0 ±15% m/s)
- Việc thử nghiệm được thực hiện sau khi sửa chữa hoặc khi nghi ngờ về sự tác động sai.
Ngoài ra thử nghiệm rơ le còn được thực hiện bằng cách cấp khí từ từ hoặc cấp khí với
lưu lượng lớn tuỳ theo khi kiểm tra tiếp điểm báo tín hiệu hay tín hiệu cắt máy.
b. Rơ le dòng dầu cho ngăn đièu chỉnh điện áp của các máy biến áp:
Cấu tạo:
- Vỏ làm bằng kim loại nhẹ chống ăn mòn, có các mặt bích để đấu nối với thùng dầu và
bình dầu phụ.
- Cửa kính để kiểm tra được đặt ở mặt trước của vỏ để kiểm tra tiếp điểm rơle.
- Các cực của tiếp điểm được đặt trong hàng kẹp đấu dây, được chèn dầu từ ngăn của rơ

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
le.
- Hàng kẹp đấu dây được thông gió bằng một lỗ có nắp. Hai nút ấn kiểm tra đặt trong
hàng kẹp đấu dây dùng dể kiểm tra chức năng cắt của rơ le cũng như đặt lại van bản lề.
- Bên trong rơ le gồm một van bản lề với một nam châm vĩnh cửu. Nam châm này dùng
để kích thích các tiếp điểm lưỡi gà và để định vị van bản lề vào vị trí tác động .Khi sửa chữa
có thể đưa van bản lề về vị trí “IN SERVICE”.
Nguyên lý tác động:
Khi có sự cố trong thùng dầu ngăn điều chỉnh điện áp, áp lực dầu tăng và dòng dầu di
chuyển từ phía ngăn điều chỉnh điện áp về phía bình dầu phụ. Dòng dầu sẽ tác động làm van
bản lề lật ngược về vị trí OFF, làm đóng tiếp điểm lưỡi gà đưa tín hiệu đi ngắt máy biến áp.

Thử nghiệm rơ le:


Rơ le được thử nghiệm sau khi lắp đặt, sau khi sửa chữa hoặc có tác động không tin cậy.
Khi thử nghiệm phải mở nắp hộp đấu dây đồng thời phải chắc chắn rằng máy biến áp đã được
cắt điện, các nối đất làm việc phải được đấu nối chắc chắn, hệ thống báo cháy và chữa cháy
đã được tách ra.
Thử nghiệm vị trí cắt của rơ le: Bằng cách nhấn vào nút OFF, lúc này van bản lề lật
nghiêng xuống, tiếp điểm ngắt tiếp lại và đưa tín hiệu đi ngắt máy.
Thử nghiệm vị trí làm việc của rơ le: Bằng cách nhấn nút “INSERVICE” van bản lề sẽ về
vị trí thẳng đứng, Tiếp điểm ngắt nhả. Bảo vệ không thể tác động.(chưa có thông số cài đặt
chính xác của rơ le này -> có thể là từ 0,65÷3,0 ±15% m/s).
Đặt lại (Reset) rơ le:
Sau khi rơ le dòng dầu tác động hoặc sau khi thử, nó sẽ tự giữ nguyên vị trí tác động, vì
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
vậy trước khi đưa máy trở lại làm việc phải giải trừ tác động bằng nút giải trừ (bằng cách ấn
vào nút “INSERVICE”).
Tác động của rơ le:
Khi máy cắt bị nhảy do bảo vệ rơ le bảo vệ trình tự kiểm tra được tiến hành như sau:
- Xác định rõ nguyên nhân gây nhảy.
- Xác định rõ trạng thái vận hành của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải.
- Để ngăn ngừa, khóa động cơ điều khiển nấc phân áp bằng cách loại bỏ bảo vệ động cơ
nhằm tránh bộ điều chỉnh bị tác động bởi tín hiệu điều khiển từ xa.
- Kiểm tra trên nắp bộ điều chỉnh điện áp. Nếu có dầu rò rỉ ra ngoài phải ngay lập tức
đóng van UTop đặt giữa bình dầu phụ và bộ điều chỉnh.
- Kiểm tra lại van lật nếu nó ở vị trí “OFF” hoặc vị trí “IN SERVICE”
5.3.8. Thiết bị xả áp lực.

Trong thùng máy biến áp được điền đầy dầu. Khi có hư hỏng lớn trong nội bộ máy biến
áp, áp suất dầu trong đó tăng nhanh, nếu áp suất này không được xả trong vài phần nghìn giây
thì vỏ máy biến áp có thẻ bị vỡ gây nên sự cố nghiêm trọng. Trong trường hợp này thiết bị xả
áp suất cho phép xả nhanh áp suất vượt quá mà nó sinh ra.
Thiết bị này gồm có phần nắp đậy(4), lò xo lực(3), mặt bích(1), nó được cố định với mặt
máy bởi 6 bu lông(10) bắt và một số chi tiết khác.
Lò xo của thiết bị xả áp suất làm bằng thép đặc biệt. Khi có sự cố trong thùng máy biến
áp, áp suất trong máy thắng lực lò xo của van. Khi đó van mở và áp suất được giải phóng ra
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
ngoài đồng thời làm đóng tiếp điểm rơ le ngắt. Thiết bị xả áp suất cho thùng dầu chính của
MBA được lắp với một rơ le ngắt. Khi van tác động tức là rơ le ngắt cũng tác động, sẽ đưa tín
hiệu đi ngắt máy biến áp.
Chốt chỉ thị(7) có mã màu sáng trong nắp chuyển động cùng với đĩa van(11) trong khi
thiết bị xả áp lực tác động và nó được giữ ở vị trí bởi vòng "O" trong bạc chốt. Chốt chỉ thị
này có thể nhìn thấy rõ từ mặt đất thì có nghĩa là thiết bị đã tác động.
Chốt chỉ thị phải được đặt lại bằng tay bằng cách nhấn nó xuống cho tới khi nó được đặt
lại trên đĩa van. Thiết bị xả áp suất được trang bị một tiếp điểm tác động có vỏ bọc chịu thời
tiết và được hoạt động bởi sự di chuyển của đĩa van.

5.3.9. Thiết bị phát hiện và bảo vệ áp suất tăng đột ngột

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

Van xả ra ngoài
không khí

Đấu nối phần


Điểm
điện
xả khí
Vị trí kết
nối tín
hiệu

Mặt
bích
Cảm biến
đầu vào áp
Gioăng chèn
suất

Thiết bị phát hiện tăng áp suất đột ngột là một thiết bị cơ khí dựa trên tỉ lệ tăng áp suất và
giới hạn an toàn được quy định bởi các nhà chế tạo máy biến áp. Khi có nguy hiểm do tăng áp
suất được phát hiện các độ dốc của rơ le áp suất tăng(RPRR) sẽ thay đổi trạng thái. Việc này
có thể được sử dụng để làm tín hiệu cảnh báo hoặc ngắt máy biến áp để giảm điện thế máy
biến áp đến mức thấp nhất nhằm tránh nguy hiểm cho bể chứa dầu của máy biến áp.
Máy biến áp chính nhiệt điện Mông Dương 1 sử dụng thiết bị phát hiện tăng áp suất đột
ngột loại QUALITROL 900 do hãng QUALITROL sản xuất và được đặt ngâm trong dầu máy
biến áp.

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

Bảng đặc tính tác động của thiết bị phát hiện tăng áp suất đột ngột
5.3.10. Bộ chỉ thị nhiệt độ cuộn dây
Bộ chỉ thị nhiệt độ cuộn dây gồm một bầu cảm biến đặt trong túi nạp dầu ở vỏ MBA. Bầu
này được nối tới thiết bị đo lường bằng hai ống mao dẫn mềm. Một ống mao dẫn được nối tới
bộ phận đo ở bên dưới thiết bị đo và ống kia nối tới phía dưới bộ bù. Hệ thống đo được nạp
chất lỏng, nó thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
Bên trong thiết bị đo được lắp một điện trở sấy mà nó được cấp một dòng điện tỉ lệ với
dòng chạy trên cuộn dây MBA.
Thiết bị đo được trang bị một bộ chỉ thị nhiệt độ cực đại. Điện trở sấy được cấp 1 dòng
điện MBA kết hợp với tải cuộn dây của MBA. Sự gia tăng nhiệt độ của điện trở là tỷ lệ với sự
gia tăng nhiệt độ của cuộn dây. Bầu cảm biến của thiết bị đo được đặt ở chỗ dầu nóng nhất
của MBA, do đó, nhiệt độ cuộn dây sẽ chỉ ra nhiệt độ nóng nhất của dầu cộng với nhiệt độ
cuộn dây tăng cao hơn dầu nóng tức là nhiệt độ nóng cục bộ.
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
5.3.11. Bộ chỉ thị nhiệt độ dầu
Bộ chỉ thị nhiệt dầu gồm một bầu cảm biến, ống mao dẫn và 1 nhiệt kế mặt số. Bầu cảm
biến lắp ở chỗ dầu nóng nhất. Bầu cảm biến và ống mao dẫn được lắp với một dàn làm mát
bằng chất lỏng. Áp lực hơi thay đổi theo nhiệt độ và được truyền tới một ống có khả năng
chịu tải bên trong nhiệt kế mặt số di chuyển theo sự thay đổi áp suất mà nó tỷ lệ với nhiệt độ
dầu.
5.3.12. Sứ xuyên.

Thiết bị bao gồm 1 đầu bọc nhôm, một lớp cách điện cao bên ngoài bằng sứ, một mặt bích
và một ống dẫn bên trong bằng nhôm và một lớp cách điện thấp bên trong bằng nhựa Eboxy.
5.3.13. Bộ điều áp dưới tải
MBA được trang bị các bộ điều áp dưới tải. Đầu phân áp được thiết kế để thay đổi nấc
theo các chế độ sau :
a) Bằng tay
b) Tự động (không dùng).
c) Từ xa
Bộ điều áp dưới tải gồm khối điện trở mắc rẽ vào một khối lựa chọn. Ở khối lựa chọn sẽ
nối các đầu cực. Vì có hồ quang sinh ra khi thay đổi đầu phân áp dưới tải nên dầu bên trong
khối điện trở mắc rẽ sẽ bị thoái hoá nhanh hơn. Do đó, dầu trong ngăn điện trở mắc rẽ không
được phép trộn lẫn với dầu trong MBA. Bộ điều áp dưới tải được trang bị 1 bình dầu phụ và
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
rơ le dòng dầu riêng.
5.3.14. Hệ thống giám sát và điều khiển
Để điều khiển, giám sát bộ làm mát, bộ điều áp, báo động và chỉ thị tác động tại chỗ được
tiến hành tại tủ Marshalling Kiosk và tủ điều khiển tại chỗ. Điều khiển tự động bộ điều áp
được tiến hành tại tủ điều khiển từ xa.
5.3.15. Đầu đo nhiệt độ kiểu Quang
Các que thăm sợi quang được lắp ở các cuộn dây và trong dầu để đo trực tiếp điểm nóng
cục bộ. Bộ chỉ thị cung cấp dòng đầu ra để ghi lại tại phòng điều khiển.
5.3.16. Cảm biến RTD
Các cảm biến platin (PT100) cũng được lắp ở các cuộn dây và trong dầu cấp dòng đầu ra
từ 4-20mA để ghi lại nhiệt độ gửi đến DCS .
5.3.17. Bơm tuần hoàn dầu

Với phương thức làm mát ODAF máy biến áp T1(T2) nhiệt điện Mông Dương 1 sử dụng 4
bơm dầu tuần hoàn ly tâm của hãng SULZER có công suất đầu ra định mức 4,6kw, điện áp
400V, tốc độ 1450 vòng/phút, công suất 0,028 m3/giây.
Để đảm bảo công suất làm mát và tính an toàn mỗi một máy biến áp đơn pha được thiết kế
với bốn bơm dầu trong đó 3 bơm làm việc và một bơm dự phòng. Chế độ làm việc của các
bơm sẽ được mô tả ở phần sau.
Bơm dầu có nhiệm vụ bơm dầu nóng từ trong máy biến áp đi tới bộ tản nhiệt. Tại đây dầu trao
đổi với gió cưỡng bức do đó nhiệt độ dầu giảm xuống và được đưa quay lại vào bình dầu
chính để làm mát cho máy biến áp.

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
5.3.18. Bộ tản nhiệt và quạt làm mát

Máy biến áp T1(T2) được trang bị 4 bộ làm mát dầu ở phía cao áp 500kV. Trong quá
trình vận hành dầu trong máy biến áp nóng dần lên và nhờ có bơm dầu tuần hoàn mà dầu
được di chuyển qua bộ tản nhiệt và trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài thông qua vỏ bộ
tản nhiệt và quạt gió làm mát cưỡng bức qua đó làm giảm nhiệt độ của dầu.
Mỗi bộ làm mát bao gồm có 4 quạt gió cưỡng bức và 1 bơm dầu tuần hoàn. Trong chế độ
làm việc bình thường của bộ tản nhiệt thì cả 3 quạt và 1 bơm dầu tuần hoàn đều chạy. Mỗi
quạt gió cưỡng bức được thiết kế với công suất 1,8 kW với lưu lượng gió là 16,8 m 3/giây; tốc
độ 890 vòng/phút.
Ngoài ra bên trong mỗi bộ tản nhiệt còn được bố trí 144 ống dẫn hướng bằng nhôm có
khoảng cách 2,5mm với tổng diện tích bề mặt lên đến 554m2 và thể tích là 48 lít.
Máy biến áp T1(T2) được bố trí 12 quạt làm mát cho 4 bộ tản nhiệt dầu của máy biến áp.
Chúng được bố trí thành 4 dãy, mỗi dãy 3 quạt.
Quạt làm mát máy biến áp T1(T2) về cơ bản là một thiết bị dễ sửa chữa và bảo dưỡng.
Tuy nhiên trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra xem quạt có bị bụi bẩn hoặc
vật thể lạ hay không, vệ sinh lồng quạt thường xuyên.
Việc nạp mỡ bôi trơn của vòng bi được xác định khoảng 40000 giờ vận hành tại nhiệt độ
làm mát là 250C. Trong trường hợp thời gian dừng quạt là dài thì phải cấp nguồn để vận hành
quạt 1 tuần cho 1 giờ.
Bộ làm mát máy biến áp T1(T2) có 3 chế độ làm việc

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
+ Chế độ 1: hệ thống làm việc tự động bộ làm mát số 1 làm việc liên tục
Điều này có nghĩa là khi máy biến áp vận hành thì bộ làm mát số 1 sẽ tự động vận
hành còn bộ làm mát 2 và 3 sẽ làm việc theo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây. Khi nhiệt
độ dầu ≥ 500C; hoặc nhiệt độ cuộn dây phía cao, phía hạ ≥ 70 0C thì bộ làm mát số 2 sẽ
khởi động. . Khi nhiệt độ dầu ≥ 600C; hoặc nhiệt độ cuộn dây phía cao, phía hạ ≥ 80 0C thì
sẽ khởi động thêm bộ làm mát số 3.
+ Chế độ 2: hệ thống làm việc tự động bộ làm mát số 2 làm việc liên tục
Điều này có nghĩa là khi máy biến áp vận hành thì bộ làm mát số 2 sẽ tự động vận
hành còn bộ làm mát 1 và 1 sẽ làm việc theo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây. Khi nhiệt
độ dầu ≥ 500C; hoặc nhiệt độ cuộn dây phía cao, phía hạ ≥ 70 0C thì bộ làm mát số 1 sẽ
khởi động. . Khi nhiệt độ dầu ≥ 600C; hoặc nhiệt độ cuộn dây phía cao, phía hạ ≥ 80 0C thì
sẽ khởi động thêm bộ làm mát số 3.
+ Chế độ 3: hệ thống làm việc tự động bộ làm mát số 3 làm việc liên tục
Điều này có nghĩa là khi máy biến áp vận hành thì bộ làm mát số 3 sẽ tự động vận
hành còn bộ làm mát 1 và 2 sẽ làm việc theo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây. Khi nhiệt
độ dầu ≥ 500C; hoặc nhiệt độ cuộn dây phía cao, phía hạ ≥ 70 0C thì bộ làm mát số 2 sẽ
khởi động. . Khi nhiệt độ dầu ≥ 600C; hoặc nhiệt độ cuộn dây phía cao, phía hạ ≥ 80 0C thì
sẽ khởi động thêm bộ làm mát số 1.
Bộ làm mát số 4 sẽ tự động khởi động khi 1 trong 3 bộ làm mát bị lỗi không thể khởi
động. Sau khi khởi động khoảng 10 giây nếu lưu lượng dầu trong bộ bất kỳ không có thì sẽ
khởi động bộ làm mát số 4. Ngoài ra trong quá trình làm việc bình thường bộ làm mát số 4 sẽ
chạy định kỳ vào ngày chủ nhật hàng tuần từ 7h đến 8h. Cũng trong thời gian này tất cả các
bộ làm mát sẽ được tự động khởi động để kiểm tra định kỳ.
5.4 Liên động điều khiển và bảo vệ của máy biến áp
Bảo vệ máy biến áp nhà máy T1(T2)
Máy biến áp T1(T2) được bảo vệ bởi các bộ rơ le kỹ thuật số có ký hiệu P141 và P645 do
hãng ALUTOM sản xuất; và các rơ le hơi, rơ le nhiệt độ, Rơ le giám sát dòng dầu trong hệ
thống làm mát, thiết bị xả áp lực... Chúng gồm các chức năng bảo vệ sau:
a) Bảo vệ so lệch cuộn dây máy biến áp, gồm:

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
- Bảo vệ so lệch MBA T1(T2)(87GT): Bảo vệ toàn bộ cuộn dây Cao/Hạ áp, các thanh
nối đầu ra phía 500 kV và 21 kV.
- Bảo vệ chống chạm đất hạn chế cuộn dây MBA T1(T2)(64REF): Bảo vệ toàn bộ cuộn
dây Cao áp khỏi sự cố chạm đất.
b) Bảo vệ quá dòng pha có thời gian phụ thuộc (51GT): Chống ngắn mạch cuộn dây
500kV; 21 kV, các thiết bị trong vùng bảo vệ (Vùng bảo vệ đảm bảo chống được ngắn
mạch ngoài) và bảo vệ quá tải cuộn dây 500kV; 21kV.
c) Bảo vệ dùng rơ le hơi và dòng dầu cho thùng dầu chính, thùng dầu ngăn điều chỉnh
điện áp của MBA(63B): Chống các dạng hư hỏng nội bộ bên trong MBA.
d) Bảo vệ nhiệt độ dầu máy biến áp tăng cao(49Q).
e) Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây Cao/Hạ áp tăng cao(49W).
f) Bảo vệ chống quá áp suất gây phá hỏng thùng dầu(63P).
g) Bảo vệ mất dòng dầu trong hệ thống làm mát(71Q): Nhằm ngăn chặn các hư hỏng
MBA do mất dầu trong thùng dầu (do nứt, vỡ trong hệ thống dầu), do không có dầu làm
mát tuần hoàn...
Để bảo vệ máy biến áp T1(T2) đã sử dụng các rơ le và thiết bị sau:
5.4.1 Rơ le MiCOM P645.
Hãng sản xuất : ALUTOM.
Vị trí đặt rơ le: Tại tủ 16CHA10 (Tủ bảo vệ rơ le máy biến áp tự dùng nhà máy đặt tại nhà
điều khiển trung tâm).
Chức năng và phạm vi tác động của rơ le.
- Bảo vệ so lệch dọc máy biến áp (87GT) chống mọi dạng ngắn mạch trong máy biến áp và
các thiết bị trong vùng bảo vệ.
- Bảo vệ quá dòng pha có đặc tính thời gian phụ thuộc (51GT) bảo vệ phía cuộn dây 500 kV:
Chống ngắn mạch cuộn dây 500kV và các thiết bị trong vùng bảo vệ (Vùng bảo vệ đảm bảo
chống được ngắn mạch ngoài) và bảo vệ quá tải cuộn dây 500kV.
Tác động của bảo vệ: Khi các chức năng của rơ le tác động tín hiệu đầu ra của rơ le gửi tín
hiệu đến cuộn cắt của máy cắt.
**Khi rơ le 87GT tác động tín hiệu sẽ đưa đến các vị trí sau:

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
- Khoá mạch đóng máy cắt: 531,561, 941A, 941B(MBA T1(T2)); 532,562, 942A,
942B(MBA TD92).
- Cắt máy cắt 531,561, 941A, 941B(MBA T1(T2)); 532,562, 942A, 942B(MBA
TD92).
- Dừng hệ thống quạt làm mát máy biến áp.
- Gửi tín hiệu đến thiết bị ghi sự cố.
Chú ý:
+ Các mạch gửi tín hiệu đi khoá mạch đóng các máy cắt được nối trực tiếp.
+ Các mạch tín hiệu còn lại được gửi qua một khoá thử nghiệm để thực hiện các chức
năng của bảo vệ phục vụ cho công tác kiẻm tra , hiệu chỉnh và sửa chữa rơ le.
+ Các tín hiệu cắt được đưa đến cuộn cắt số 1 của máy cắt.
*Khi rơ le 51GT tác động tín hiệu sẽ đưa đến các vị trí sau:
- Khoá mạch đóng máy cắt: 531,561, 941A, 941B(MBA T1(T2)); 532,562, 942A,
942B(MBA TD92).
- Cắt máy cắt 531,561, 941A, 941B(MBA T1(T2)); 532,562, 942A, 942B(MBA
TD92).
- Dừng hệ thống quạt làm mát máy biến áp.
- Gửi tín hiệu đến thiết bị ghi sự cố.
5.4.2. Rơ le MiCOM P141.
Hãng sản xuất : ALSTOM.
Vị trí đặt rơ le: Tại tủ 16CHA10 (Tủ bảo vệ rơ le máy biến áp tự dùng nhà máy đặt tại nhà
điều khiển trung tâm).
Chức năng và phạm vi tác động của rơ le.
- Bảo vệ chống chạm đất giới hạn phía cao máy biến áp: Bảo vệ các sự cố ngắn mạch xảy ra
trong cuộn dây máy biến áp. Bảo vệ từ TI chân sứ phía 500kV đến điểm trung tính nối đất của
máy biến áp.
- Tác động của bảo vệ: Khi có sự cố chạm đất tại 1 điểm bất kỳ trên cuộn dây máy biến áp rơ
le bảo vệ tổng trở cao sẽ tính toán so sánh với giá trị cài đặt. Nếu số liệu thực tế vượt quá giá
trị đặt rơ le sẽ khởi động và gửi tín hiệu đi cắt máy cắt.

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
*Khi rơ le 64REF tác động tín hiệu sẽ đưa đến các vị trí sau:
- Khoá mạch đóng máy cắt: 531,561, 941A, 941B(MBA T1(T2)); 532,562, 942A,
942B(MBA TD92).
- Cắt máy cắt 531,561, 941A, 941B(MBA T1(T2)); 532,562, 942A, 942B(MBA
TD92).
- Dừng hệ thống quạt làm mát máy biến áp.
- Gửi tín hiệu đến thiết bị ghi sự cố.
Chú ý:
+ Các mạch gửi tín hiệu đi khoá mạch đóng các máy cát được nối trực tiếp.
+ Các mạch tín hiệu còn lại được gửi qua một khoá thử nghiệm để thực hiện các chức
năng của bảo vệ phục vụ cho công tác kiẻm tra , hiệu chỉnh và sửa chữa rơ le.
+ Các tín hiệu cắt được đưa đến cuộn cắt số 1 của máy cắt.
5.4.3. Rơ le hơi (Rơ le BUCHHOLZ).
Vị trí đặt: Trên đường dẫn dầu từ thùng dầu chính đến thùng dầu phụ của máy biến áp.
Chức năng và phạm vi tác động: Bảo vệ chống mọi dạng hư hỏng các thiết bị trong phạm vi
thùng dầu chính của máy biến áp.
- Phần tử số 1 (Báo tín hiệu): Khi có hư hỏng nhẹ trong nội bộ máy biến áp gây ra sinh khí
với tốc độ và lưu lượng nhỏ (200÷300)cm 3 trong thiết bị gom khí) sẽ tác động đóng tiếp điểm
của phần tử số 1 và đưa tín hiệu báo động.
- Phần tử số 2 (Tác động ngắt máy): Khi có hư hỏng lớn hơn trong nội bộ máy biến áp gây
nên khí phát sinh đột ngột làm cho tốc độ dòng dầu trong ống nối từ thùng dầu chính lên
thùng dầu phụ tăng nhanh đến giá trị 65÷300 ±15% (cm/giây); Hoặc lượng khí tích tụ trong rơ
le với khối lượng lớn làm cho mức dầu trong rơ le giảm thấp hơn mép dưới của ống nối; Hoặc
vì một lý do nào đó (chẳng hạn bục thùng dầu chính) làm cho mức dầu trong máy biến áp
giảm ... sẽ tác động tiếp điểm của phần tử số 2 đưa đi cắt máy biến áp.
5.4.4. Rơ le dòng dầu.
Vị trí đặt: Trên đường dẫn dầu từ thùng dầu ngăn điều chỉnh điện áp đến thùng dầu phụ của
ngăn điều chỉnh điện áp của máy biến áp.
Chức năng và phạm vi tác động: Bảo vệ chống mọi dạng hư hỏng các thiết bị trong phạm vi

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
thùng dầu ngăn điều chỉnh điện áp của máy biến áp, khi có sự di chuyển dòng dầu với tốc độ
và lưu lượng đủ lớn làm cho cơ cấu nắp đậy trong rơ le lật ngược gây nên tác động vào tiếp
điểm ngắt của rơ le.
5.4.5. Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây máy biến áp.
Vị trí đặt: Tại tủ Marshalling Kiosk cạnh máy biến áp.
Chức năng và phạm vi tác động: Rơ le bảo vệ nhiệt độ cuộn dây máy biến áp được đặt ở
phía cao áp và hạ áp lần lượt là CT033 và CT034. Mỗi rơ le có 4 cặp tiếp điểm tương ứng với
4 cấp nhiệt độ.
-Rơ le CT033/CT034 đóng tiếp điểm số 1 khởi động thêm bộ làm mát số 3 khi nhiệt độ cuộn
dây phía cao/hạ đạt tới nhiệt độ 70 0C. Khi nhiệt độ tiếp tục tăng lên 80 0C CT033/CT034 đóng
tiếp điểm số 2 gửi tín hiệu đi khởi động thêm bộ làm mát số 2.
-Gửi tín hiệu cảnh báo cho người vận hành khi nhiệt độ cuộn dây cao/ hạ áp của máy biến thế
đến trị số báo động khi đạt 1200C(tiếp điểm số 3).
-Đóng tiếp điểm số 4 để đưa tín hiệu đi ngắt máy biến áp khi nhiệt độ cuộn dây cao/ hạ áp
đến trị số ngắt (Tiếp điểm số 4): Khi đạt 1350C.
5.4.6. Rơ le nhiệt độ dầu máy biến áp.
Vị trí dặt: Tại tủ Marshalling Kiosk cạnh máy biến áp.
Chức năng và phạm vi tác động: Rơ le giám nhiệt độ dầu máy biến áp CT031 có 4 cặp tiếp
điểm.
- Khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp tăng lên đến 50 0C tiếp điểm số 1 khép lại đưa tín hiệu đi
khởi động thêm bộ làm mát số 3. Nhiệt độ tiếp tục tăng đến 60 0C thì tiếp điểm số 2 tiếp tục
đóng lại đi khởi động thêm bộ làm mát số 2.
- Gửi tín hiệu cảnh báo cho người vận hành khi nhiệt độ dầu của máy biến áp đến trị số báo
động khi nhiệt độ dầu đạt 900C(tiếp điểm số 3).
Đóng tiếp điểm ngắt để đưa tín hiệu đi ngắt máy biến áp khi nhiệt độ dầu đạt đến trị số ngắt
(Tiếp điểm số 4): Khi đạt 1100C.
- Gửi tín hiệu báo động đến DCS khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp đạt 900C.
- Đưa tín hiệu đi ngắt máy biến áp khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp đạt 1100C.
5.4.7. Bảo vệ chống quá áp suất trong thân máy biến áp:(Dùng thiết bị xả áp lực và thiết bị

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
phát hiện áp suất tăng đột ngột).
Vị trí đặt: Trên đỉnh thùng dầu máy biến áp.
Chức năng và phạm vi tác động: Khi có hư hỏng các thiết bị trong thùng dầu gây nên áp
suất trong đó tăng cao, thiết bị xả áp suất sẽ mở để xả dầu ra môi trường, đồng thời đóng tiếp
điểm đưa tín hiệu đi ngắt máy biến áp.

6. Hướng dẫn vận hành


6.1 Trình tự kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành
6.1.1. Sau khi lắp đặt máy biến áp mới hoặc sau khi sửa chữa máy biến áp cần có các tài
liệu sau:
- Biên bản lắp đặt máy hoặc biên bản tháo lắp sửa chữa máy.
- Biên bản thử nghiệm máy biến áp và các phụ kiện máy. Biên bản đo tiếp địa máy
- Biên bản nghiệm thu máy.
Các biên bản trên phải có chữ ký của đại diện các bên lắp máy, thí nghiệm, nhà chế tạo
(nếu lắp mới) và bên quản lý vận hành.
6.1.2. Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra các hạng mục sau:
1. Kiểm tra sự lắp ráp hoàn chỉnh của máy biến áp và không còn khiếm khuyết gì.
2. Kiểm tra hoạt động của tất cả các rơ le bảo vệ và tự động theo thiết kế.
3. Kiểm tra sự làm việc của tất cả các máy cắt các phía máy biến áp bằng điều khiển và
bảo vệ.
4. Kiểm tra tất cả các đồng hồ đo nhiệt độ dầu, đo nhiệt độ cuộn dây, các đồng hồ chỉ
mức dầu trên bình dầu phụ, đảm bảo mức dầu đủ.
5. Kiểm tra tất cả các van trên máy biến áp xem có đúng vị trí vận hành như quy định trên
bảng vị trí các van của máy.
6. Kiểm tra nấc của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải. Thử điều chỉnh nấc bằng tay tại chỗ,
bằng điều khiển tại chỗ và từ xa. Vị trí nấc của bộ điều áp dưới tải phải đặt đúng nấc theo yêu
cầu của điều độ và phải ở đúng vị trí làm việc, không được ở vị trí trung gian. Kiểm tra vị trí
nấc chỉ thị trên mặt các khoang tiếp điểm dập hồ của bộ điều áp dưới tải, tại bộ truyền động
điều chỉnh điện áp và ở phòng điều khiển phải trùng nhau.
7. Kiểm tra sự làm việc của hệ thống làm mát. Các quạt gió và bơm dầu làm việc theo
đúng chế độ tự động, bằng tay, chiều quay các quạt gió đúng. Sau khi kiểm tra xong đưa khoá
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
chế độ về vị trí tự động.
8. Kiểm tra các đầu dây dẫn vào sứ máy biến áp và sứ trung tính phải chắc chắn, đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật.
9. Kiểm tra tiếp địa vỏ máy biến áp và trung tính đủ, tốt.
10. Kiểm tra hệ thống chống sét nối vào các phía máy biến áp đủ và đạt các yêu cầu kỹ
thuật.
11. Kiểm tra hệ thống chữa cháy, các trang bị phòng chữa cháy đủ.
12. Kiểm tra chạy thử các thiết bị làm mát MBA.
6.1.3 Chuẩn bị trước khi đóng điện vào máy biếm áp cần tiến hành:
1. Kiểm tra sơ đồ đấu điện.
2. Đưa toàn bộ hệ thống rơ le bảo vệ, tự động vào vị trí lám việc.
3. Tháo toàn bộ các tiếp địa biển báo, rào ngăn tạm thời.
4. Đo cách điện các cuộn dây Cao/ Hạ áp của MBA.
5. Xả hết khí trong máy biến áp ở các vị trí rơ le hơi, rơ le dòng dầu, chân sứ...
6.1.4 Đóng điện sau khi nạp và bổ sung dầu vào MBA
1. Sau khi nạp dầu vào máy dưới chân không và phá chân không phải để máy ổn định ít
nhất 48 giờ mới cho phép đóng điện.
2. Sau khi bổ xung dầu vào máy biến áp phải để ít nhất 12 giờ mới cho phép đóng điện.
6.1.5 Đóng điện xung kích lần đầu vào máy biến áp trong các điều kiện sau:
1. Bảo vệ rơ le hơi, dòng dầu, so lệch và tín hiệu phải ở trạng thái sẵn sàng đi cắt các máy
cắt của máy biến áp.
2. Các bảo vệ quá dòng, bảo vệ khoảng cách đặt không có thời gian.
3. Đưa nấc của bộ điều áp dưới tải về vị trí có điện áp lớn nhất.
4. Cho phép cắt hệ thống làm mát của máy biến áp để nghe tiếng kêu khi nhiệt độ lớp dầu
trên < 600C hoặc nhiệt độ cuộn dây <800C.
5. Đóng điện vào máy biến áp và ngâm điện áp định mức trong 30 phút để tiến hành nghe
và quan sát tình trạng của máy.
6. Tiến hành đóng điện xung kích vào máy từ 3-5 lần, bằng điện áp định mức. Khoảng
thời gian giữa thao tác đóng và cắt nhỏ nhất là 2 phút để tránh xung điện áp cao do đóng cắt

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
đột ngột dòng từ hoá và sóng phản hồi.
7. Sau khi đóng điện xung kích đặt lại mức đặt của bảo vệ quá dòng và bảo vệ khoảng
cách theo vị trí chỉnh định vận hành. Chuyển nấc máy biến áp về vị trí vận hành.
8. Kết quả đóng xung kích tốt, cho phép máy biến áp mang tải.
9. Sau khi máy biến áp mang tải tốt 72 giờ, chính thức bàn giao máy cho vận hành.
6.2 Trình tự thao tác đóng điện MBA T1, T2
1 Thao tác đưa máy biến áp vào vận hành:
2 Kiểm tra và đặt nấc phân áp của MBA T1 là nấc 17B, TD91 là nấc 11
Kiểm tra người và phương tiện đã rút hết, tiếp địa di động đã tháo dỡ,
3
MBA T1, TD91 sẵn sàng làm việc;
4 Cắt MC 561
5 Kiểm tra MC 561 cắt tốt 3 pha
6 Cắt MC 531
7 Kiểm tra MC 531 cắt tốt 3 pha
8 Kiểm tra TU5T1 không còn điện áp
9 Cắt DTĐ 531-38
10 Kiểm tra DTĐ 531-38 cắt tốt 3 pha
11 Đóng DCL 531-3. Kiểm tra cắt tốt 3 pha
12 Đóng MC 531
13 Kiểm tra MC 531 đóng tốt 3 pha
14 Kiểm tra MBA T1, TD91 đã mang điện áp 3 pha
15 Đóng MC 561 khép vòng
16 Kiểm tra MC 561 đóng tốt 3 pha
17 Báo cáo A0 đã hoàn thành thao tác

6.3 Theo dõi quá trình vận hành MBA T1, T2


6.3.1 Các chế độ làm việc của MBA T1, T2
6.3.1.1: Máy biến áp được thiết kế để làm việc ngoài trời với chế độ làm việc định mức lâu
dài với nhiệt độ môi trường không quá 450C. Nhiệt độ lớp dầu trên không quá nhiệt độ theo
thiết kế.
Khi nhiệt độ lớp dầu trên hoặc nhiệt độ cuộn dây gần tới trị số đặt theo thiết kế người vận
hành phải tìm mọi cách giảm nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây xuống bằng các biện pháp như:
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
tăng cường hệ thống làm mát hoặc giảm tải MBA xuống đồng thời phải tăng cường kiểm tra
và theo dõi.
Khi nhiệt độ lớp dầu trên hoặc nhiệt độ cuộn dây đạt tới trị số đặt theo thiết kế, hệ thống
bảo vệ tự động cắt máy cắt các phía máy biến áp. Nếu do trục trặc mà hệ thống tự động không
cắt máy thì trực ca phải cắt ngay máy bằng tay.
Kiểm tra chế độ làm việc tự động theo nhiệt độ của máy. Nếu hệ thống tự động không
làm việc đúng phải xác định nguyên nhân và khắc phục.
6.3.1.2: Khi hệ thống bơm dầu bị ngừng do sự cố, cho phép máy biến áp làm việc không lớn
hơn 80% phụ tải định mức (Sđm), với điều kiện nhiệt độ lớp dầu trên và nhiệt độ cuộn dây
không quá trị số cho phép làm việc lâu dài.
6.3.1.3: Khi hệ thống bơm dầu và quạt gió cùng bị ngừng do sự cố, cho phép máy biến áp
làm việc không lớn hơn 60% phụ tải định mức (Sđm), nhiệt độ lớp dầu trên và nhiệt độ cuộn
dây không quá nhiệt độ cho phép làm việc lâu dài.
6.3.1.4: Cho phép máy biến áp làm việc quá điện áp lâu dài tới 105% so với điện áp các nấc
tương ứng của các cuộn dây, khi dòng điện trong cuộn dây không cao hơn dòng điện định
mức ứng với nấc đó và nhiệt độ lớp dầu trên, nhiệt độ cuộn dây không vượt quá nhiệt độ cho
phép làm việc lâu dài.
6.3.1.5: Cho phép máy biến áp quá tải lâu dài ở một trong các cuộn dây không quá 105% so
với dòng điện định mức của nấc phân áp hiện tại của máy biến áp, nếu điện áp dây không
vượt quá định mức ứng với nấc đó và nhiệt độ lớp dầu trên, nhiệt độ cuộn dây không vượt quá
nhiệt độ cho phép làm việc lâu dài.
6.3.1.6: Cho phép máy biến áp quá tải ngắn hạn (không liên tục) ở các thời điểm khác nhau
trong một ngày đêm (khi quá tải bù trừ khi non tải) tới 130% so với dòng điện các nấc của các
cuộn dây nếu điện áp cuộn dây không vượt quá định mức ứng với nấc đó và nhiệt độ lớp dầu
trên, nhiệt độ cuộn dây không quá nhiệt độ cho phép làm việc lâu dài.
6.3.1.7. Trong điều kiện làm mát quy định máy biến áp có thể vận hành với những tham số
ghi trên nhãn máy.
6.3.1.8. Máy biến áp dầu làm mát bằng quạt gió (QG) cho phép ngừng quạt gió trong trường
hợp phụ tải dưới định mức & nhiệt độ lớp dầu phía trên không quá 45 0C(máy biến áp tự dùng
nhà máy Mông Dương 1 là 500C).
- Hệ thống quạt gió phải được tự động đóng khi nhiệt độ dầu đạt tới 55 0C(máy biến áp tự
dùng nhà máy Mông Dương 1 là 700C chạy bộ 1 và 800C chạy bộ còn lại) hoặc khi phụ tải đạt
tới định mức không phụ thuộc vào nhiệt độ dầu.
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
6.3.1.9. Ở phụ tải định mức nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt dầu ở lớp trên
không được cao quá:
a) 750C đối với mức máy biến áp làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức - quạt gió cưỡng
bức (KD)
b) 900C đối với máy biến áp làm mát tự nhiên bằng dầu (D) & đối với máy biến áp làm
mát theo kiểu (QD)
c) 700C đối với nhiệt độ dầu ở trước bình làm mát dầu của các máy biến áp làm mát kiểu
dầu tuần hoàn cưỡng bức nước làm mát cưỡng bức (ND)
6.3.1.10. Đối với máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức cho phép các chế độ làm việc
sự cố khi ngừng tuần hoàn nước hoặc ngừng quạt gió. Thời gian làm việc ở các chế độ này
xác định như sau:
1. Máy biến áp làm mát theo kiểu QG khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự cố được phép
làm việc với phụ tải định mức tuỳ theo nhiệt độ không khí xung quanh trong thời gian như
sau:
Bảng 1
Nhiệt độ không khí xung quanh 0C 0 10 20 30
Thời gian cho phép, giờ 16 10 6 4

2. Máy biến áp làm mát theo kiểu KD & ND được phép:


a) Làm việc với phụ tải định mức trong thời gian 10 phút hoặc làm việc ở chế độ không
tải trong thời gian 30 phút kể từ khi ngừng làm mát cưỡng bức nhưng vẫn duy trì tuần hoàn
dầu. Nếu hết thời gian kể trên nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng chưa tới 80 0C(đối với máy biến áp
công suất từ 250 MVA trở xuống), 750C(đối với máy biến áp 250 MVA) thì cho phép tiếp tục
làm việc với phụ tải định mức cho đến khi đạt đến nhiệt độ kể trên nhưng không được kéo dài
quá 1 giờ.
b) Làm việc lâu dài với phụ tải giảm bớt khi nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng không quá 45 0C
khi ngừng toàn bộ hoặc một phần quạt gió, hoặc khi ngừng toàn bộ hoặc một phần quạt gió,
hoặc khi ngừng nước tuần hoàn nhưng vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Máy biến áp loại tuần hoàn
dầu định hướng trong các cuộn dây phải vận hành theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo.

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
6.3.1.11. Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn định mức của nấc biến áp
đang vận hành.
a) Lâu dài 5% phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ tải định mức.
b) Ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
6.3.1.12. Các máy biến áp lực cho phép qúa tải bình thường, thời gian & mức độ qúa tải phụ
thuộc vào đồ thị phụ tải ngày, nhiệt độ môi trường làm mát & mức độ non tải khi thấp điểm.
Có thể căn cứ vào các bảng 2 & 3 để đánh giá mức độ quá tải cho phép.
Bảng 2
Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D &QG
Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu
Bội số quá tải theo
trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi quá tải, 0C
định mức
13,5 18 22,5 27 31,5 36
1,05 Lâu dài
1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10
1,15 2-50 2-25 1-50 1-20 0-35 -
1,20 2-05 1-40 1-15 0,45 - -
1.25 1-35 1-15 0-50 0-25 - -
1,30 1-10 0-50 0-30 - - -
1,35 0-55 0-35 0-15 - - -
1,40 0-40 0-25 - - - -
1,45 0-25 0-10 - - - -
1,50 0-15 - - - - -
Bảng 3
Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu KD & ND
Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu
Bội số quá tải theo
trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi quá tải, 0C
định mức
18 24 30 36 42 48
1,05 Lâu dài
1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10
1,15 2-50 2-25 1-50 1-20 0-35 -
1,20 2-05 1-40 1-15 0,45 - -
1,25 1-35 1-15 0-50 0-25 - -
1,30 1-10 0-50 0-30 - - -
1,35 0-55 0-35 0-15 - - -
1,40 0-40 0-25 - - - -
1,45 0-25 0-10 - - - -
1,50 0-15 - - - - -

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
6.3.1.13. Các máy biến áp với mọi kiểu làm mát không phụ thuộc thời gian và trị số của phụ
tải trước sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường làm mát, khi sự cố đều được phép quá
tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây, (xem bản 4 & 5).
Bảng 4. Đối với máy biến áp dầu
Quá tải theo dòng điện, % 30 45 60 75 100
Thời gian quá tải, phút 120 80 45 20 10

Bảng 5. Đối với máy biến áp khô


Quá tải theo dòng điện, % 20 30 40 50 60
Thời gian quá tải, phút 60 45 32 18 5

- Các máy biến áp đều được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới 40% với tổng
số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm liên tiếp, với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu
không quá 0,93 (khi đó phải tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp).
Điều 6.3.1.14. Các máy biến áp phải chịu được dòng ngắn mạch có trị số không quá 25 lần
dòng định mức mà không hư hại hoặc biến dạng. Thời gian cho phép dòng ngắn mạch chạy
qua tính bằng giây không được lớn hơn tk xác định theo tiêu biểu thức:

Trong đó: K là bội số tính toán của dòng ngắn mạch đối với nấc điện áp chính:

Trong đó:
Uk: là điện áp ngắn mạch của máy biến áp, %
Sđm: là công suất máy biến áp
Sk: là dung lượng ngắn mạch của lưới.
Trường hợp máy biến áp được cấp nguồn từ lưới có công suất vô hạn ta có thể xem
bảng 6:
Bảng 6. Thời gian cho phép dòng ngắn mạch máy biến áp

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

Uk % Bội số dòng Thời gian cho phép dòng


Uk %
ngắn mạch ổn định ngắn mạch (giây)

4 25 2,4
5 20 3,7
5,5 18 4
6,5 trở lên 15,5 4

Đối với máy biến áp từ 35 kV trở xuống:


tk = 4 giây
Đối với máy biến áp từ 35 kV trở lên:
tk = 3 giây
6.3.2 Kiểm tra thiết bị trong vận hành bình thường
6.3.2.1: Khi máy biến áp đang làm việc bình thường, hệ thống rơ le bảo vệ và điều khiển tự
động phải ở trang thái sẵn sàng làm việc.
6.3.2.2: Trực ca phải căn cứ vào các đồng hồ ở các tủ đièu khiển và đồng hồ nhiệt độ máy
biến áp mỗi giờ một lần ghi các chỉ số dòng điện, điện áp, áp suất, nhiệt độ của máy. Nếu máy
biến áp quá tải thì cứ 30 phút ghi chỉ số và nhiệt độ máy biến áp.
6.3.2.3: Kiểm tra các máy biến thế tiến hành ít nhất mỗi ca một lần. Khi đó kiểm tra:
1. Mức dầu trong bình giãn nở dựa vào kim chỉ mức dầu.
2.Tiếng kêu máy biến thế.
3. Nhiệt độ dầu theo các bộ tín hiệu nhiệt.
4. Màu sắc của silicagel, mức dầu màu sắc dầu trong bộ lọc khí (Silicagen khô sẽ có màu
xanh da trời).
5. Áp suất của dầu trong các đầu vào kín của sứ.
6. Không có các vết rạn nứt ở sứ đầu vào, đầu ra.
7. Các van an toàn còn nguyên vẹn.
8. Vị trí của các van, các chỉ số của các áp kế của các bơm dầu, độ rung của các bộ làm
mát và không có rò rỉ dầu ở các chỗ nối mặt bích của hệ thống làm mát.
9. Các động cơ điện, quạt mát và bộ làm mát hoạt động tốt.
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
10. Các điểm nối, tiếp xúc không bị đốt nóng.
11. Không có khí trong rơ le hơi.
12. Các phương tiện dập cháy phải hoàn hảo.
13. Các đồng hồ đo lường nguyên vẹn và hoàn hảo (các áp kế ở hệ thống làm mát và các
đầu vào kín, các bộ tín hiệu nhiệt, các bộ chỉ báo mức dầu trong bình giãn nở).
14. Tình trạng của thanh cái và các bộ chống sét.
6.3.2.4: Phải kiểm tra bất thường máy biến thế trong trường hợp trong một số trường hợp và
khi kiểm tra cần chú ý:
1. Khi thay đổi đáng kể nhiệt độ môi trường làm mát và ảnh hưởng của thiên nhiên (bão,
mưa rào) nhất thiết phải kiểm tra mức dầu trong bình giãn nở và áp suất dầu trong các đầu vào
kín của sứ.
2. Khi các thiết bị tín hiệu tác động.
6.3.2.5: Kiểm tra máy biến thế về ban đêm 1 lần trong 1 ca.

Lưu ý: Đặc biệt phải quan sát sự phóng điện vầng quang của các dây dẫn điện, các chỗ
tiếp xúc của mối nối, dao cách ly, đầu cốt.
6.3.2.6: Để đảm bảo máy biến áp làm việc lâu dài và an toàn cần:
- Giám sát nhiệt độ, phụ tải và mức điện áp.
- Giám sát nghiêm nghặt tiêu chuẩn về chất lượng dầu và đặc tính cách điện.
- Bảo quản tốt các thiết bị làm mát, điều chỉnh điện áp, bảo vệ dầu và các trang bị khác.
. Khi xem xét máy biến áp đang vận hành, nhân viên trực nhật phải đứng ở ngưỡng cửa phòng
đặt máy phía trước rào chắn. Có thể được phép vượt qua rào chắn với điều kiện là các mặt
bích phía dưới các sứ trên nắp máy biến áp và những bộ phận có điện trên lối đi không có rào
che phải ở độ cao tối thiểu là:
- 2,5 m đối với điện áp từ 10 kV trở xuống.
-2,75 m đối với điện áp 35 kV.
-3,5 m đối với điện áp 21 kV.
-4,5 m đối với điện áp 220 kV
6.3.2.7: Đối với các máy biến áp của nhà máy điện hoặc trạm có người trực phải căn cứ vào
các đồng hồ đo lường của bảng điện để kiểm tra vận hành. Mỗi giờ phải ghi thông số của các

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
đồng hồ (trong đó có cả nhiệt độ dầu máy biến áp) một lầm. Nếu máy vận hành quá tải thì nửa
giờ ghi thông số một lần.
Đối với các máy biến áp không có người trực mỗi lần đi kiểm tra phải nghi điện áp, dòng điện
và nhiệt độ dầu vào sổ vận hành.
6.3.2.8: Xem xét, kiểm tra (không cắt điện) máy biến áp phải tiến hành theo định kỳ sau:
Kiểm tra bất thường máy biến áp phải được tiến hành khi:
a) Nhiệt độ máy đột ngột thay đổi.
b) Khi máy bị cắt bởi rơ le hơi hoặc so lệch.
6.3.2.9: Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm:
1. Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn, nứt, bẩn, chảy dầu).
2. Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không.
3. Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và các sứ có
dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực.
4. Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế.
5. Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục.
6. Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa rơ le và bình
dầu phụ.
7. Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu.
8. Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát nóng không.
9. Kiểm tra hệ thống nối đất.
10. Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không.
11. Kiểm tra mầu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
12. Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn chiếu sáng,
lưới chắn ...
13.Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy.
6.3.2.10: Dầu trong các máy biến áp kiểu tuần hoàn cưỡng bức phải được tuần hoàn liên tục
không phụ thuộc mức phụ tải.
Không được phép vận hành máy biến áp làm mát cưỡng bức nếu không đồng thời đưa vào
làm việc các bộ báo tín hiệu ngừng dầu tuần hoàn, ngừng tuần hoàn nước làm mát hoặc ngừng

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
quạt gió.
6.3.2.11: Các trang bị phòng chống cháy đặt cố định, trang bị thu gom dầu dưới máy biến áp
và ống xả dầu từ đó ra phải được bảo quản trong trạng thái sẵn sàng làm việc.
6.3.2.12: Mức dầu trong các máy biến áp đang làm việc phải ngang vạch dấu tương ứng với
nhiệt độ dầu trong máy hoặc đồng hồ báo mức dầu báo đúng nhiệt độ dầu máy.
6.3.2.13 Tất cả các máy biến áp dự phòng đều phải đủ điều kiện sẵn sàng để đóng điện bất cứ
lúc nào.
Đối với những máy biến áp dự phòng mà thời gian ngừng vận hành kéo dài thì phải quy
định thời gian đóng điện để sấy.
Rơ le của máy biến áp dự phòng vẫn phải để ở vị trí phát tín hiệu để kịp thời phát hiện
mức dầu hạ thấp.
6.3.2.13 Đối với những máy biến áp không có bộ ĐAT, trước khi thay đổi nấc phải cắt điện
và phải tiến hành theo phiếu công tác.
Đối với những máy biến thế có công suất từ 1000 kVA trơ lên sau khi chuyển nấc cần
kiểm tra lại điện trở một chiều các cuộn dây. Đối với những máy biến áp dưới 1000 kVA sau
khi chuyển nấc cần kiểm tra thông mạch.
6.2.2.14 Đối với những máy biến áp có bộ ĐAT cần duy trì thưỡng xuyên sự tương tứng giữa
điện áp lưới và điện áp nấc điều chỉnh.
Không được vận hành lâu dài máy biến áp với bộ ĐAT không làm việc.
6.2.2.15 Bộ ĐAT của máy biến áp phải được vận hành theo đúng quy định của nhà chế tạo.
Tình hình thay đổi nấc điện áp phải được ghi vào nhật ký vận hành.
Không được phép chuyển nấc điều chỉnh trong trường hợp máy biến áp đang quá tải nếu
dòng phụ tải vượt quá dòng định mức của bộ ĐAT.
6.2.2.16 Máy biến áp được phép làm việc song song với các điều kiện sau:
a) Tổ đấu dây giống nhau.
b) Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5 %.
c) Điện áp ngắn mạch chệnh lệch không quá 10%.
d) Hoàn toàn đồng vị pha.
6.2.2.17 Đối với máy biến áp sau khi lắp xong hoặc sau khi tiến hành những công việc có thể

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
làm thay đổi vị trí pha thì trước khi đưa vào vận hành trở lại phải thử đồng pha với lưới hoặc
với máy biến áp khác sẽ làm việc song song.
6.2.2.18 Khi mức dầu trong máy biến áp lên cao quá mức quy định phải tìm ra nguyên nhân.
Khi chưa tách rời mạch cắt của rơ le hơi thì không được mở các van tháo dầu và van xả khí,
không được làm những thao tác để tránh rơ le hơi tác động nhầm.

6.3.2.13: Bảng danh mục kiểm tra MBA khi vận hành bình thường
1. Kiểm tra hàng giờ:
Danh mục Công việc tiến hành sau khi kiểm
UTT Các chú ý khi liểm tra
kiểm tra tra thấy không thoả mãn
Kiểm tra ghi lại các thông số.
Kiểm tra nhiệt độ tăng hợp
Nhiệt độ Dừng MBA và điều tra nếu nhiệt
1 lý và không có sự tăng bất
cuộn dây độ cao bất thường trong điều kiện
thường
tải bình thường.
Kiểm tra nhiệt độ tăng hợp
Nhiệt độ Kiểm tra nhiệt độ tăng hợp lý và
2 lý và không có sự tăng bất
dầu không có sự tăng bất thường
thường
Tải và chế Kiểm tra đối chiếu với các Giảm tải trong trường hợp nhiệt độ
3
độ làm mát giá trị định mức dầu/ cuộn dây vượt quá mức
Điện áp và Vị trí nấc phân áp không đặt phù
Kiểm tra sự phù hợp của vị
4 tiếng kêu hợp có thể gây nên tổn thất lõi
trí các nấc phân áp
của MBA thép, tiếng ồn do quá từ thông .

2. Kiểm tra hàng tuần.


Danh mục Công việc tiến hành sau khi kiểm
STT Các chú ý khi liểm tra
kiểm tra tra thấy không thoả mãn
Mức dầu Kiểm tra đối chiếu với nhiệt
Nếu thấp hơn mức quy định thì bổ
1 trong bình độ dầu của thùng dầu chính/
xung thêm dầu đúng tiêu chuẩn.
dầu phụ phụ của MBA
Kiểm tra màu của hạt hút Nếu hạt hút ẩm có mầu hồng thì
Van xả
2 ẩm, kiểm tra mức dầu trong phải thay và mang hạt cũ đi sấy. đổ
nước
cốc dầu. thêm dầu vào cốc, nếu thiếu
Bộ tản
Nếu rò rỉ dầu từ vòng đệm thì vặn
nhiệt, bộ
Kiểm tra sự rò rỉ ở các mặt chặt bu lông hoặc thay vòng đệm.
3 làm mát,
bích /ống nối /thùng MBA Trường hợp rò rỉ từ các mối hàn thì
mối nối
sửa chữa lại theo hướng dẫn.
đường ống
4 Qạt làm Kiểm tra xem có tiếng kêu Đảm bảo đã được lắp đúng. nếu có
mát bất thường không tiếng kêu không bình thường phải
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
xác định nguyên nhân và ngừng
quạt để sửa chữa.
Tất cả các Kiểm tra bằng mắt thường
Trường hợp phát hiện thấy có sự
mối nối tất cả các mối nối không có
5 phát nóng cục bộ phải ngừng máy
điện bên bất cứ sự biến đổi màu sắc
để vệ sinh và bắt chặt lại bu lông.
ngoài do phát nóng cục bộ
3. Kiểm tra hàng quý:
Danh mục Công việc tiến hành sau khi kiểm
UTT Các chú ý khi liểm tra
kiểm tra tra thấy không thoả mãn
kiểm tra bằng mắt thường Vệ sinh sạch bụi bẩn, nếu có bất cứ
1 Bụi bẩn bụi bẩn, đặc biệt là ở các bộ vấn đề không bình thường về nhiệt
tản nhiệt độ
Kiểm tra sự dạn nứt và bụi Vệ sinh bụi bẩn, thay sứ nếu nó bị
2 Sứ
bẩn rạn nứt

6.4. Trình tự ngừng và cắt điện máy biến áp:


6.4.1: Các máy biến áp được đóng điện để vận hành liên tục, nó chỉ được ngừng và cắt điện
tách ra khỏi hệ thống trong các trường hợp:
- Máy biến áp bị ngừng do bảo vệ tác động (Trừ các bảo vệ quá dòng).
- Máy biến áp phải ngừng để chữa cháy.
- Máy biến áp phải ngừng để kiểm tra bảo dưỡng theo định kỳ hoặc các thiết bị lên quan
đến nó.
- Máy biến áp phải ngừng theo lịch tiểu tu, đại tu và các lý do khác....
6.4.2: Ngừng và cắt điện máy biến áp tiến hành theo các thủ tục sau:
1. Phải có đăng ký và được sự đồng ý của cấp điều độ có thẩm quyền (Trừ trường hợp
ngừng và cắt điện do sự cố).
2. Tiến hành chuyển đổi tải cho máy biến áp.
3. Cắt lần lượt các máy cắt các phía của máy biến áp.
4. Cắt lần lượt các dao cách ly các phía của máy biến áp, và khoá chống thao tác.
5. Cắt nguồn hạ thế biến điện áp, và nguồn cấp bảo vệ .
6. Cắt nguồn cấp cho hệ thống làm mát, điều chỉnh điện áp .
7. Phóng điện áp dư các cuộn dây cao/ Hạ áp máy biến áp xuống đất.
8. Đo cách điện các cuộn dây máy biến áp (Đo cách điện Pha-Pha; Pha-Đất) và đo thông
mạch các pha cuộn dây với nhau.
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
9. Đóng tiếp đất các phía cuộn dây MBA.
Chú ý: Tuỳ từng công việc cụ thể mà nhân viên vận hành phải thao tác hết các bước theo
thủ tục trên. Tuy nhiên tùy tình hình thực tế của công tác sửa chữa/bảo dưỡng, có một số công
việc không cần áp dụng hết các bước trên. VD :
- khi bảo dưỡng các dao cách ly của máy biến áp thì không cần phải cắt nguồn làm mát,
nguồn điều chỉnh điện áp.
- Khi ngừng MBA trong thời gian ngắn (Thay đổi phương thức...) thì không cần phải
kiểm tra cách điện...
6.4.3: Hướng dẫn dừng máy biến áp
1. Phương thức dừng khi không sửa chữa.
a) Cắt máy cắt đầu vào và đầu ra các phía của máy biến áp.
b) Mở dao cách ly ở cả 2 phía cao áp và hạ áp.
2. Phương thức dừng khi bảo dưỡng, sửa chữa.
a) Cắt máy cắt đầu vào và đầu ra các phía của máy biến áp.
b) Mở dao cách ly ở cả 2 phía cao áp và hạ áp.
c) Đóng dao tiếp địa ở cả 2 phía cao áp và hạ áp máy biến áp.
d) Phóng điện máy biến áp bằng cực phóng hoặc tiếp địa di động và giữ nguyên trong
khi bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp.
e) Treo biển báo “Có
người đang làm việc” ở phòng điều khiển và ở ngoài hiện trường.Lập rào
chắn xung quanh nếu cần thiết (chỉ cắt điện một phần gần khu vực sửa chữa, bảo
dưỡng).
f) Cắt nguồn phụ tới cơ cấu dẫn động bộ điều áp dưới tải, nguồn điều khiển quạt làm
mát, nguồn bảo vệ, điều khiển ngăn máy biến áp.

6.4.4 Trình tự thao tác dừng MBA T1, T2


Thao tác đưa máy biến áp T1, TD1
1
NMĐ MD1 ra sửa chữa, bảo dưỡng.
2 Cắt MC 561
3 Kiểm tra cắt tốt 3 pha
4 Cắt MC 531
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

5 Kiểm tra cắt tốt 3 pha


6 Kiểm tra TU5T1 không còn điện áp
Kiểm tra MBA T1, TD91 không còn
7
điện áp
8 Cắt DCL 531-3
9 Kiểm tra cắt tốt 3 pha
10 Đóng DTĐ 531-38
11 Kiểm tra đóng tốt 3 pha
12 Đóng DTĐ 901-38.
13 Kiểm tra đóng tốt 3 pha
14 Đóng DTĐ 941A -38.
15 Kiểm tra đóng tốt 3 pha
16 Đóng DTĐ 941B -38.
17 Kiểm tra đóng tốt 3 pha
18 Cắt AB nhị thứ TU9TD91A
19 Cắt AB nhị thứ TU9TD91B
20 Cắt AB nhị thứ TU9T1
21 Đóng MC 531
22 Kiểm tra đóng tốt 3 pha
23 Đóng MC 561 khép vòng
24 Kiểm tra đóng tốt 3 pha
25 Báo cáo A0 đã hoàn thành thao tác

7. Sửa chữa bảo dưỡng


7.1. Sửa chữa thường xuyên
7.1.1. Thí nghiệm máy biến áp sau lắp đặt và sau sửa chữa, đại tu:
1. Đo điện trở cách điện Rcđ các cuộn dây máy biến áp bằng mê gôm mét 2500V hoặc
5000V
Để đánh giá và so sánh trị số điện trở Rcđ đo được với các lần trước phải quy đổi giá trị
điện trở cách điện về nhiệt độ 200C. Giá trị Rcđ phải đạt tối thiểu 1MΩ/1kV cho mỗi cuộn
dây ở 200C. Nếu trị số điện trở cách điện nhỏ dưới 1MΩ/1kV, hoặc giảm xuống dưới 50%

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
so với kết quả thí nghiệm trước hoặc so với số liệu xuất xưởng phải xác minh nguyên
nhân và kết hợp với các kết quả đo khác để đánh giá chất lương.
Tỷ số hấp phụ K = R60 /R15 ≥ 1,3
2. Đo tổn hao điện môi (tg) và điện dung lớp cách điện các cuộn dây máy biến áp bằng
cầu đo xoay chiều. Để so sánh trị số với các lần đo khác cũng phải quy đổi giá trị đo được
về 200C.
3. Đo tg và điện dung lớp cách điện chính của các sứ đầu vào và trung tính.
4. Đo dòng không tải của máy biến áp.
5. Đo điện trở thuần các cuộn dây máy biến áp ở tất cả các nấc bằng cầu đo một chiều. Sự
chênh lệch điện trở giữa các pha ở cùng nấc hoặc so với lần thí nghiệm trước không được
vượt quá 2%. Đối với cuộn dây có nhiều nấc thì giá trị điện trở đo được phải diễn biến
theo đúng sự sắp xếp các vòng dây, các nấc.
6. Kiểm tra tổ đấu dây máy biến áp.
7. Đo tỷ số biến áp giữa các cuộn dây máy biến áp ở tất cả các nấc.
8. Thí nghiệm các biến dòng trên máy biến áp.
9. Thí nghiệm bộ điều áp dưới tải theo tài liệu của nó nếu bộ điều áp dưới tải có hư hỏng
và có sửa chữa.
10. Thí nghiệm hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống rơ le bảo vệ, điều khiển tự động, mạch dòng,
mạch áp, mạch một chiều theo tiêu chuẩn.
11. Phân tích mẫu dầu trong máy biến áp và trong các khoang dập hồ quang, gồm các
hạng mục sau.
a - Đo điện áp chọc thủng Uct của dầu các ngăn thùng dầu chính và ngăn bộ điều áp
dưới tải.
b - Xem xét màu sắc của dầu.
c - Đo độ nhớt của dầu.
d - Thử tính chất hoá học của dầu.
e - Đo tổn hao điện môi (tg) ở 10 kV, 900C.
f - Thí nghiệm hàm lượng nước trong dầu (Trong thùng dầu chính < 20 ppm, trong
khoang bộ điều áp dưới tải < 30 ppm).

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
g - Phân tích khí trong dầu (Mục này chỉ làm sau khi máy đã vận hành)
Lưu ý: Mẫu dầu để phân tích khí trong dầu lấy ở van lấy mẫu phía trên thùng máy. Mẫu dầu
để thí nghiệm các hạng mục khác lấy ở van lấy mẫu đáy thùng máy.
6.2 Bảo dưỡng sửa chữa định kỳ
7.2.1 Thí nghiệm định kỳ máy biến áp hàng năm:
Làm các hạng mục 1, 2, 3, 5, 8, 9, 11 của điều 76.
Riêng mục 8 chỉ đo điện trở một chiều và cách điện giữa các cuộn dây của biến dòng, mục
11-g chỉ làm 2 năm một lần.
7.2.2 Bảo dưỡng thường kỳ máy biến áp mỗi năm một lần với các nội dung sau:
1. Khắc phục các khuyết tật trong quá trình vận hành.
2. Vệ sinh sạch sẽ thùng máy biến áp và hệ thống làm mát.
3. Khắc phục các chỗ rò rỉ dầu ở trên thùng máy, các mặt bích, van dầu,...
4. Bổ xung dầu mới vào bình dầu phụ tới mức tiêu chuẩn.
5. Kiểm tra độ xiết chặt các bu lông các mặt bích, chỗ nối.
6. Thay silicagel hoặc sấy lại silicagel trong các bộ thở nếu màu sắc thay đổi, bổ xung dầu
vào đĩa dầu cho đủ mức.
7. Tra dầu mỡ, sửa chữa các bộ quạt gió, bơm dầu nếu bị hư hỏng kẹt.
8. Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ đo mức dầu, đồng hồ nhiệt độ, rơ le hơi, dòng dầu.
9. Vệ sinh các sứ và kiểm tra mức dầu trong sứ, nếu mức dầu trong sứ quá thấp hoặc
không nhìn thấy thì phải liên hệ với chuyên gia chế tạo để xử lý. Vệ sinh sạch các đầu nối
vào sứ, sứ trung tính, bôi mỡ vaserline xiết chặt các chỗ nối.
10. Cho bộ điều áp dưới tải chuyển nấc qua hết lượt các nấc 5-10 lần để làm sạch bề mặt
các tiếp điểm bộ chuyển nấc và kiểm tra giới hạn bộ chuyển nấc khi ở nấc đầu và nấc
cuối. Kiểm tra bộ xả áp suất trên mặt bộ điều áp dưới tải. Vệ sinh tra mỡ các khớp trục
quay bộ truyền động.
11. Kiểm tra và xiết chặt các vị trí tiếp địa máy biến áp.
12. Kiểm tra và vệ sinh, thay thế các tiếp điểm hàng kẹp, áptômát, khởi động từ trong tủ
đấu dây, tủ điều khiển làm mát máy biến áp.
7.2.3 Đại tu máy biến áp

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
Đại tu máy biến áp tiến hành sau khi kiểm tra, thí nghiệm máy biến áp không đủ tiêu chuẩn
vận hành (Cách điện kém, điện trở một chiều các nấc không đảm bảo,...), các bộ phận máy bị
hư hỏng hoặc sau 10 năm vận hành.
Kiểm tra bảo dưỡng hoặc đại tu bộ diều áp dưới tải tiến hành sau 5 - 7 năm vận hành.

7.2.4 Hồ sơ sửa chữa bảo dưỡng máy biến áp


Tất cả các công việc sửa chữa bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ cùng kết quả sửa chữa, thí
nghiệm kiểm tra bảo dưỡng phải được lưu đầy đủ vào lý lịch máy biến áp.
7.3 Quản lý dầu máy biến áp
7.3.1 Đối với những máy biến áp mới đưa vào vận hành cần lấy mẫu dầu thử nghiệm theo các
thời hạn sau:
-Với máy biến áp 21 kV, sau khi đóng điện 10 ngày, 1 tháng, tiếp theo như điều 68 của
quy trình này.
-Với máy biến áp từ 220 kV trở lên, sau khi đóng điện 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng, tiếp theo
như điều 68 của quy trình này.
- Mẫu dầu được thử theo các mục từ 1 đến 6 và mục 10 của phụ lục 1. Riêng với các máy
biến áp có bảo vệ dầu bằng nitơ hoặc màng chất dẻo cần thử bổ sung thêm mục 11.
7.3.2 Trong giai đoạn đầu với vận hành cần tiến hành phân tích sắc tố khi hoà tan trong dầu
trong thời hạn sau:
-Sau 6 tháng với máy biến áp 21 kV công suất dưới 60.000 kVA
-Sau 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng với máy biến áp 21 kV công suất từ 60.000 kVA
trở lên và tất cả các máy biến áp 220 - 500 kV.
7.3.3 Dầu biến áp trong vận hành phải được lấy từ mẫu thử mỗi năm một lần.
- Ngoài ra sau các lần đại tu, sau khi phát hiện tình trạng bất thường cần phải thử mẫu
dầu đột xuất.
- Nếu xuất hiện khí cháy được trong rơ le hơi thì cần xác định lại điểm chớp cháy của
dầu.
- Dầu phải đạt các tiêu chuẩn theo phụ lục 1.
7.3.4 Việc lọc dầu và lấy mẫu dầu có thể tiến hành khi máy biến áp đã được cắt điện hoặc khi
máy đang vận hành. Những việc đó do nhân viên trực ca làm hoặc do những nhân viên khác

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
làm (tối thiểu là 2 người) dưới sự giám sát của nhân viên trực ca, với điều kiện là lúc đó trong
lưới với điểm trung tính cách điện không có chạm đất.
Khi lọc dầu máy biến áp đang làm việc thì rơ le hơi chỉ để ở vị trí "phát tín hiệu", còn bảo
vệ rơ le khác thì vẫn phải để ở vị trí sẵn sàng cắt máy biến áp đó.
7.3.5 Để kéo dài thời gian sử dụng dầu máy biến áp cần chú ý thay thế hạt hấp phụ trong các
bình xi phông nhiệt và hạt hút ẩm trong bình thở của máy.
Lần thay hạt hấp phụ đầu tiên tiến hành sau một năm sau khi đưa máy vào vận hành và
sau đó cần phải thay khi trị số a xít trong dầu đạt tới 0,1mg KOH trên gram dầu hoặc khi hàm
lượng a xít hoà tan trong nước lớn hơn 0,014 mgKOH.
Hạt hút ẩm trong bình thở máy biến áp cần phải thay khi màu chỉ thị đổi từ xanh sang
hồng nhưng ít nhất cũng phải thay 6 tháng một lần.
Độ ẩm của hạt hấp thụ trước khi nạp vào bình lọc không vượt quá 5%.
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn dầu máy biến áp

Dầu mới trong máy Dầu trong vận hành


TT Hạng mục thí nghiệm
Điện áp chọc thủng (KV)
Dưới 15 KV 30 25
15 đến 35 KV 35 30
1
Dưới 21 KV 45 40
21 đến 220 KV 60 55
500 KV 70 60
Tang góc tổn thất điện
môi không quá, %
2
ở 200C 0,2 1
ở 900C 2,2 7
Trị số axit mg KOH trong
3 0,02 0,25
1g dầu không quá
Hàm lượng axit và kiềm
4 Không có 0,1 mg KOH
hòa tan trong nước
5 Hàm lượng hợp chất cơ Không có Không có
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024

học không quá, %


Giảm không quá 50C
Nhiệt độ chớp cháy kín
6 0
135 so với lần phân tích
C không lớn hơn
trước
- Khối lượng cặn
không quá,% 0,01 Không thử
7 - Trị số axit dầu sau
oxi hóa mg KOH trên 1g 0,1 Không thử
dầu không quá
8 Chỉ số natri không quá 0,4 Không thử
Độ nhớt động m3/s không
lớn hơn
9
ở 200C 28 Không thử
ở 500C 9,0 Không thử
Hàm lượng nước theo
10 0,001 0,0025
khối lượng không quá,%
Hàm lượng khí hòa tan
không quá,%
11
220 đến 330 KV 1,0 2,0
500 KV 0,5 2,0
7.4 Thí nghiệm máy biến áp
7.4.1 Thí nghiệm máy biến áp sau lắp đặt và sau sửa chữa, đại tu:
1. Đo điện trở cách điện Rcđ các cuộn dây máy biến áp bằng mê gôm mét 2500V hoặc
5000V
Để đánh giá và so sánh trị số điện trở Rcđ đo được với các lần trước phải quy đổi giá trị
điện trở cách điện về nhiệt độ 200C. Giá trị Rcđ phải đạt tối thiểu 1MΩ/1kV cho mỗi cuộn
dây ở 200C. Nếu trị số điện trở cách điện nhỏ dưới 1MΩ/1kV, hoặc giảm xuống dưới 50%
so với kết quả thí nghiệm trước hoặc so với số liệu xuất xưởng phải xác minh nguyên
nhân và kết hợp với các kết quả đo khác để đánh giá chất lương.
Tỷ số hấp phụ K = R60 /R15 ≥ 1,3
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
2. Đo tổn hao điện môi (tg) và điện dung lớp cách điện các cuộn dây máy biến áp bằng
cầu đo xoay chiều. Để so sánh trị số với các lần đo khác cũng phải quy đổi giá trị đo được
về 200C.
3. Đo tg và điện dung lớp cách điện chính của các sứ đầu vào và trung tính.
4. Đo dòng không tải của máy biến áp.
5. Đo điện trở thuần các cuộn dây máy biến áp ở tất cả các nấc bằng cầu đo một chiều. Sự
chênh lệch điện trở giữa các pha ở cùng nấc hoặc so với lần thí nghiệm trước không được
vượt quá 2%. Đối với cuộn dây có nhiều nấc thì giá trị điện trở đo được phải diễn biến
theo đúng sự sắp xếp các vòng dây, các nấc.
6. Kiểm tra tổ đấu dây máy biến áp.
7. Đo tỷ số biến áp giữa các cuộn dây máy biến áp ở tất cả các nấc.
8. Thí nghiệm các biến dòng trên máy biến áp.
9. Thí nghiệm bộ điều áp dưới tải theo tài liệu của nó nếu bộ điều áp dưới tải có hư hỏng
và có sửa chữa.
10. Thí nghiệm hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống rơ le bảo vệ, điều khiển tự động, mạch dòng,
mạch áp, mạch một chiều theo tiêu chuẩn.
11. Phân tích mẫu dầu trong máy biến áp và trong các khoang dập hồ quang, gồm các
hạng mục sau.
a - Đo điện áp chọc thủng Uct của dầu các ngăn thùng dầu chính và ngăn bộ điều áp
dưới tải.
b - Xem xét màu sắc của dầu.
c - Đo độ nhớt của dầu.
d - Thử tính chất hoá học của dầu.
e - Đo tổn hao điện môi (tg) ở 10 kV, 900C.
f - Thí nghiệm hàm lượng nước trong dầu (Trong thùng dầu chính < 20 ppm, trong
khoang bộ điều áp dưới tải < 30 ppm).
g - Phân tích khí trong dầu (Mục này chỉ làm sau khi máy đã vận hành)
Lưu ý: Mẫu dầu để phân tích khí trong dầu lấy ở van lấy mẫu phía trên thùng máy. Mẫu dầu
để thí nghiệm các hạng mục khác lấy ở van lấy mẫu đáy thùng máy.

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
7.4.2. Thí nghiệm định kỳ máy biến áp hàng năm:
Làm các hạng mục 1, 2, 3, 5, 8, 9, 11 của điều 76.
Riêng mục 8 chỉ đo điện trở một chiều và cách điện giữa các cuộn dây của biến dòng,
mục 11-g chỉ làm 2 năm một lần.
7.4.3. Bảo dưỡng thường kỳ máy biến áp mỗi năm một lần với các nội dung sau:
1. Khắc phục các khuyết tật trong quá trình vận hành.
2. Vệ sinh sạch sẽ thùng máy biến áp và hệ thống làm mát.
3. Khắc phục các chỗ rò rỉ dầu ở trên thùng máy, các mặt bích, van dầu,...
4. Bổ xung dầu mới vào bình dầu phụ tới mức tiêu chuẩn.
5. Kiểm tra độ xiết chặt các bu lông các mặt bích, chỗ nối.
6. Thay silicagel hoặc sấy lại silicagel trong các bộ thở nếu màu sắc thay đổi, bổ xung dầu
vào đĩa dầu cho đủ mức.
7. Tra dầu mỡ, sửa chữa các bộ quạt gió, bơm dầu nếu bị hư hỏng kẹt.
8. Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ đo mức dầu, đồng hồ nhiệt độ, rơ le hơi, dòng dầu.
9. Vệ sinh các sứ và kiểm tra mức dầu trong sứ, nếu mức dầu trong sứ quá thấp hoặc
không nhìn thấy thì phải liên hệ với chuyên gia chế tạo để xử lý. Vệ sinh sạch các đầu nối
vào sứ, sứ trung tính, bôi mỡ vaserline xiết chặt các chỗ nối.
10. Cho bộ điều áp dưới tải chuyển nấc qua hết lượt các nấc 5-10 lần để làm sạch bề mặt
các tiếp điểm bộ chuyển nấc và kiểm tra giới hạn bộ chuyển nấc khi ở nấc đầu và nấc
cuối. Kiểm tra bộ xả áp suất trên mặt bộ điều áp dưới tải. Vệ sinh tra mỡ các khớp trục
quay bộ truyền động.
11. Kiểm tra và xiết chặt các vị trí tiếp địa máy biến áp.
12. Kiểm tra và vệ sinh, thay thế các tiếp điểm hàng kẹp, áptômát, khởi động từ trong tủ
đấu dây, tủ điều khiển làm mát máy biến áp.
7.4.3 Đại tu máy biến áp tiến hành sau khi kiểm tra, thí nghiệm máy biến áp không đủ
tiêu chuẩn vận hành (Cách điện kém, điện trở một chiều các nấc không đảm bảo,...), các
bộ phận máy bị hư hỏng hoặc sau 10 năm vận hành.
Kiểm tra bảo dưỡng hoặc đại tu bộ diều áp dưới tải tiến hành sau 5 - 7 năm vận hành.

7.4.4. Tất cả các công việc sửa chữa bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ cùng kết quả sửa chữa, thí

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
nghiệm kiểm tra bảo dưỡng phải được lưu đầy đủ vào lý lịch máy biến áp.
8. Các sự cố thường gặp và cách xử lý
Trong khi vận hành nếu thấy máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu,
thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ
ĐAT hoạt động không bình thường ... phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo
với cấp trên và ghi những hiện tượng, nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành.
8.1 Máy biến áp phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau đây:
1. Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy.
2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình
thường, phụ tải định mức.
3. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van
an toàn.
4. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
5. Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm
trong quy định của nhà chế tạo. Đầu cốt bị nóng đỏ.
7. Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn của phụ lục 1, hoặc
khi độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước.
8.2 Khi máy biến áp quá tải cao hơn định mức quy định, nhân viên trực ca phải tìm biện pháp
điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy.
8.3 Khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp tăng lên quá mức giới hạn, nhân viên trực ca phải tìm
nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng cách:
1. Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi trường làm mát.
2. Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy.
Nếu nhiệt độ của máy biến áp lên cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có điều kiện cắt máy
để sửa chữa thì nên cắt máy để sửa chữa, khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy
hoặc khi không cần cắt máy vẫn có thể sửa chữa được thì chỉ cần ngừng riêng thiết bị làm
mát, đồng thời nhân viên trực ca phải điều chỉnh giảm bớt phụ tải cho phù hợp với công
suất của máy biến áp trong điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát.
8.4 Nếu mức dầu hạ thấp mức quy định thì phải bổ sung dầu. Trước khi bổ sung dầu phải sửa
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
chữa những chỗ rò, bị chảy dầu.
Nếu vì nhiệt độ tăng cao mà mức dầu trong máy biến áp lên cao quá vạch quy định thì phải
tháo bớt dầu khỏi máy.
Nếu mức dầu trong các sứ có dầu hạ thấp gần hết ống thuỷ chỉ mức dầu hoặc khi áp lực
dầu trong các sứ kiểu kín thấp dưới mức quy định thì phải nạp bổ sung dầu và tìm nguyên
nhân để khắc phục. Khi bổ sung dầu phải theo đúng quy định của nhà chế tạo để tránh lọt khí
vào sứ.
8.5 Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu phải xem xét bên ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong
rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của khí.
Nếu khí cháy được học trong khí có chứa những sản phẩm do phân thuỷ chất các điện phải
nhanh chóng cắt máy biến áp. Trường hợp chấp khí không sắc, không mùi, không đốt cháy
được thì vẫn có thể để máy biến áp tiếp tục vận hành.
Rơ le hơi có thể phát tín hiệu nhầm do các lý do sau:
1. Lọt khí vào máy biến áp do có sơ hở trong hệ thống làm mát cưỡng bức hoặc không khí
vào theo dầu khi lọc dầu hoặc bơm dầu mới chưa khử khí.
2. Thiếu dầu, mức dầu hạ quá thấp.
3. Xung động do ngắn mạch trên lưới làm dầu bị đẩy ngược lên bình dầu phụ.
4. Chênh lệch áp suất trong bình dầu phụ và ống phòng nổ.
5. Sự cố, chạm chập mạch nhị thứ.
8.6 Khi kiểm tra chất khí có thể cháy được hay không phải hết sức thận trọng, không được
đưa lửa quá gần van xả khí của rơ le mà phải để cách 5 - 6 cm và hơi chếch sang một phía.
8.7 Nếu nguyên nhân rơ le hơi tác động không phải là do không khí lọt vào máy biến áp thì
phải kiểm tra nhiệt độ chớp cháy của dầu và nếu nhiệt độ chớp cháy giảm quá 5 0 C so với lần
thí nhiệm trước thì phải tách máy ra khỏi vận hành.
Nếu nguyên nhân rơ le hơi tác động là do không khí ở trong dầu thoát ra thì phải xả hết
không khí trong rơ le hơi. Trường hợp xả nhiều lần không hết không khí thì cho phép chuyển
rơ le hơi sang vị trí báo hiệu và báo cáo ngay với cấp trên.
8.8 Căn cứ theo mầu sắc và tính chất của khí tích lũy trong rơ le hơi có thể sơ bộ xác định tính
chất sự cố như sau:

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
Tính chất của khí Tính chất sự cố
Mầu vàng, không cháy được Gỗ bị cháy
Mầu tro nhạt, mầu hôi, đốt cháy được Giấy, các tông cách điện bị cháy
Mầu đỏ, mầu đen dễ cháy Dầu bị cháy, phân huỷ

8.9 Khi máy biến áp bị cắt rơ le hơi hoặc rơ le so lệch thì chỉ được đưa máy trở lại vận hành
sau khi đã xem xét, thử nghiệm, phân tích mẫu khí và khắc phục những điểm bất thường.
Nếu việc cắt máy biến áp dẫn đến việc ngừng cấp điện cho những hộ sử dụng điện quan
trọng, cho phép dùng máy cắt đóng lại một lần nếu máy biến áp đo có cả bảo vệ so lệch và
bảo vệ hơi nhưng chỉ bị cắt bởi một trong hai bảo vệ đó và không thấy rõ dấu hiệu bên ngoài
chứng tỏ máy hư hỏng.
Trường hợp máy biến áp bị cắt do các bảo vệ khác ngoài so lệch và rơ le hơi có thể đóng
máy biến áp trở lại làm việc không cần kiểm tra.
8.10 Khi máy biến áp bị cháy cần phải cắt hoàn toàn điện áp khỏi máy, báo Trưởng kíp,
trưởng ca trực công an cứu hoả, cấp trên và tiến hành dập lửa theo quy trình phòng chống
cháy nổ.
Phải tiến hành xả dầu ở van xả dầu sự cố tại đáy máy nếu điều kiện cho phép. Đặc biệt
chú ý không để lửa lan đến các máy biến áp và các thiết bị điện khác ở xung quanh.
8.11 Trong trường hợp máy biến áp tự động cắt ra do tác động bên trong máy biến áp (bảo vệ
so lệch, hơi, dòng dầu, áp suất, nhiệt độ) cần kiểm tra tại máy biến áp, thử nghiệm máy và
phân tích khí để xác định nguyên nhân cắt máy biến áp. Chỉ cho phép đóng máy biến áp sau
khi đã khắc phục các hư hỏng và được sự đồng ý của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật
nhà máy (đặc biệt là hai bảo vệ rơ le hơi và so lệch cùng tác động đồng thời).
Trong trường hợp cắt máy biến áp do các bảo vệ khác không liên quan đến hư hỏng bên
trong máy thì cho phép đóng máy biến áp sau khi đã kiểm tra tình trạng bên ngoài máy bình
thường.
8.12 Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu thì cần kiểm tra bên ngoài máy và lấy khí để phân
tích, kiểm tra màu sắc, tính chất cháy của khí. Khi phát hiện và kiểm tra thấy các dấu hiệu hư
hỏng rõ ràng (rạn nứt, cháy, chảy dầu) cần phải cắt ngay máy biến áp.
Nếu không có dấu hiệu hư hỏng nhưng kết quả kiểm tra thấy khí cháy được hoặc trong
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
khí có các sản phẩm phá huỷ lớp cách điện thì phải cắt ngay máy biến áp.
Nếu kiểm tra thấy không có các hiện tượng trên, cho phép máy biến áp làm việc tiếp
nhưng phải theo dõi thường xuyên, nếu có xuất hiện khí trong rơ le và bảo vệ tiếp tục báo tín
hiệu thì phải báo cáo ngay trưởng ca, giám đốc để xin cắt máy biến áp.
8.13 Máy biến áp phải cắt lập tức ra khỏi vận hành khi có các hiện tượng sau:
1. Có tiếng kêu mạnh, không đều.
2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình
thường và phụ tải không lớn hơn định mức.
3. Nhiệt độ lớp dầu trên của máy hoặc nhiệt độ cuộn dây tăng đến trị số bảo vệ trong khi
nhiệt độ môi trường, chế độ làm mát, phụ tải MBA ở chế độ bình thường và đã làm đủ
mọi biện pháp để giảm nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây xuống mà không được.
4. Dầu chảy ra ngoài qua van tự xả áp lực hoặc thùng dầu phụ (mức dầu vượt Max).
5. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định trên bình dầu phụ (mức Min) hoặc dầu tiếp tục hạ
thấp mà không có khả năng để khắc phục nếu không cắt điện máy.
6. Thay đổi màu sắc của dầu đột ngột.
7. Có chỗ vỡ và nứt ở sứ, xuất hiện dấu vết phóng điện bề mặt. Có vết nứt, phóng điện
trên bề mắt máy, phồng vỏ máy.
8.14 Sau khi đã tìm ra nguyên nhân và khắc phục các hiện tượng trên, chỉ cho phép vận hành
lại máy biến áp khi có lệnh của Giám đốc, phó Giám đốc kỹ thuật nhà máy
8.15 Tất cả mọi xử lý trong vận hành máy biến áp khi có các hiện tượng không bình thường
và trong sự cố phải ghi vào nhật ký vận hành và lưu hồ sơ của máy biến áp.
8.16 Máy biến thế phải được ngắt do nhân viên trực với mệnh lệnh của nhân viên trực ca có
quyền hạn cao hơn, của quản đốc phân xưởng và được phép của phó giám đốc kỹ thuật nhà
máy, nếu phát hiện các vấn đề sau:
1. Rò rỉ dầu gây ra giảm mức dầu rõ rệt trong bình giãn nở của máy biến thế mà không có
khả năng để khắc phục rò rỉ khi máy biến thế đang làm việc
2. Nhiệt độ máy biến thế tăng dần lên khi phụ tải định mức và làm mát bình thường.
3. Thay đổi đáng kể màu sắc và đặc tính của dầu.
4. Có các chỗ vỡ và nứt ở các sứ xuất hiện các dấu hiệu phóng điện bề mặt.

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
5. Tình trạng bất thường trong hệ thống làm mát của máy biến áp.
8.17 Chỉ cho phép chuyển mạch thiết bị điều chỉnh điện áp dưới tải bằng tay trong trường hợp
ngoại lệ (Các thiết bị điều chỉnh từ xa, tại chỗ không thể điều khiển được) và không có tín
hiệu quá tải thiết bị chuyển mạch.
8.18 Khi mức dầu trong bình dãn nở giảm xuống không phải do giảm phụ tải hoặc giảm nhiệt
độ của không khí xung quanh phải áp dụng ngay các biện pháp để xác định nguyên nhân và
khắc phục các hư hỏng. Khi đó cấm chuyển bảo vệ khí sang tín hiệu mà cần phải đổ thêm dầu
vào máy biến thế.

8.19 Khi xuất hiện tín hiệu về ngừng tuần hoàn dầu hoặc ngừng các quạt mát, nhân viên vận hành
phải tìm hiểu nguyên nhân hư hỏng và áp dụng các biện pháp khắc phục, được nhân viên vận
hành cấp trên (Trưởng ca, điều độ viên hệ thống) cho phép thì có thể giảm tải máy biến thế
khi hệ thống làm mát hư hỏng.
Thiết bị Nguyên Khả Yêu cầu
Tên báo Điểm đặt Yêu cầu
khởi nhân có năng tiếp thao tác
động báo động xử lý
động thể theo tiếp theo
Lấy mẫu
Chớm sự khí trong
Thể tích cố (sự cố Có thể rơ le hơi
Báo động Ngừng
Rơ le hơi khí đặt nhẹ) dẫn đến kiểm tra
rơ le hơi MBA
trước trong sự cố và so với
MBA các giá trị
chuẩn
Nếu tắc
khí thì
yêu cầu
so sánh
Không giá trị thử Không
nghiêm Ngừng nghiệm nghiêm Ngừng
trọng, chỉ MBA để trước trọng, chỉ MBA để
Tắc khí Tắc khí
là hiện xử lý tắc chạy thử là hiện xử lý tắc
tượng khí với giá trị tượng khí
tạm thời tiêu tạm thời
chuẩn
trước khi
đóng điện
MBA
Mức dầu Đồng hồ Theo Phao Có thể sẽ Dừng Khắc
hoặc bình làm cho
MBA đo mức mức dầu MBA, phục chỗ
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
rò rỉ., bổ
rơ le hơi
tác động. xung
đặt trước dầu phụ kiểm tra
thấp dầu MBA Dầu có thêm dầu
có lỗ
rò rỉ thể tràn mức dầu
thủng đủ chất
qua điểm
rò rỉ lượng
Rò rỉ ở Rơ le xác định
các ở các xung dầu và sửa
Đồng hồ
Mức dầu đường của bộ chữa chỗ
đo mức Theo Dừng
ở bộ điều ống dẫn điều áp rò rỉ. Bổ
dầu bộ mức dầu MBA để
áp dưới tới bộ dưới tải xung
điều áp đặt trước kiểm tra
tải thấp điều áp sẽ không thêm dầu
dưới tải
hoặc các có hiệu đủ chất
đầu nối. quả nữa lượng
Đặt sai Hiệu
hoặc chỉnh
Bộ chỉ thị công tắc Kiểm tra điểm đặt
nhiệt độ bị trục Có thể điểm đặt hoặc thay
Nhiệt độ dầu/ bộ trặc, Van dẫn đến hoặc tiếp tiếp điểm,
Theo
dầu/ nhiệt chỉ thị bộ tản ngừng điểm, đảm bảo
mức đặt
độ cuộn nhiệt độ nhiệt có máy do kiểm tra rằng tất
trước
dây cao cuộn dây thể đang bảo vệ các van cả các
cao áp/hạ đóng tác động của bộ van của
áp hoặc bộ tản nhiệt bộ tản
tản nhiệt nhiệt đều
bị tắc mở

9. Các biện pháp an toàn


- Máy biến áp dầu rất dễ xảy ra cháy khi ngắn mạch phát sinh hồ quang điện hoặc khi tiếp
xúc với lửa. Vì vậy khi vận hành phải tuân theo các quy định về phòng chữa cháy.
- Máy biến áp T1(T2) có hệ thống chữa cháy bằng nước tự động và các bình cứu hỏa CO 2,
bột hoặc bọt. Ngoài ra còn có đội chữa cháy chuyên nghiệp của nhà máy.
- Khi máy biến áp bị cháy phải thực hiện đúng các bước quy định của quy trình chữa cháy
máy biến áp và lưu ý một số điểm dưới đây:
1. Xác định vị trí, mức độ cháy.
2. Báo ngay cho trưởng ca và lực lượng phòng chữa cháy của nhà máy.
3. Tiến hành dập cháy (bằng các bình chữa cháy bằng tay và hệ thống cứu hỏa bằng
nước).
4. Nếu cháy lớn cần phải cách ly MBA để chữa cháy thì phải tiến hành: Kiểm tra các máy
EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
cắt của máy biến áp có tự động cắt không, nếu chưa cắt thì phải cắt ngay các máy cắt và
dao cách ly của các máy cắt đó, đồng thời đóng tiếp đất các phía của MBA. Cắt điện tất
cả các nguồn cung cấp đến khu vực máy biến áp (kể cả các nguồn điều khiển bảo vệ).
5. Nếu lửa vẫn cháy cần ngăn cách vùng bị cháy với vùng lửa có thể lan tới, cử người trực
ban bảo vệ trên đường qua lại và hướng dẫn các đơn vị chữa cháy vào phối hợp chữa
cháy.
6. Đóng van dầu trên đường ống nối với bình dầu phụ (nếu có thể).
- Khi dầu trên nắp máy bị cháy, cần tháo dầu ở van xả dầu sao cho dầu trong máy thấp hơn bộ
phận hư hỏng. Ngừng và cắt điện các bơm dầu và quạt mát. Để tăng tốc độ làm mát dầu cần
phun nước vào thùng máy biến áp.
Khi máy có khả năng nổ cần phải có các biện pháp an toàn để bảo vệ người và các thiết bị
lân cận (người chữa cháy phải sử dụng dụng cụ: áo, mũ, găng,...,đứng ở chỗ nấp hoặc cách
một khoảng an toàn từ người tới máy khi chữa cháy.
- Nếu khu vực cháy có nguy hiểm cho thiết bị đựng dầu ở gần cần phải dùng tường chắn đất, vật
ngăn cách bằng vật liệu không cháy để ngăn cách ngọn lửa. Nếu vùng cháy có ảnh hưởng tới
thiết bị có điện cần cắt điện ngay những thiết bị đó.
10. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu của nhà chế tạo thiết bị
- Các Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn TCVN và TC ngành có liên quan
- Quy trình an toàn điện

- Quy trình thao tác hệ thống điện

- Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện

- Thông tư 33 về kiểm định của bộ công thương

- Quy định số 3075 CV – EVN KTLĐ

- Quy định số 3075 CV – EVN KTLĐ

- - MD1-0-V-505-01-00001 Confirmed Outline Drawing for Civil Engineering


for Generator Transformer
- MD1-0-V-505-02-00001 Technical Specification for Generator Transformer

- MD1-0-V-505-05-00003 Instruction and Maintenance Manual for Generator


EVNGENCO3
TPCMONGDUONG
Mã hiệu tài liệu:
Quy trình vận hành MBA T1, QTVH/…….
T2
Mục ISO:8.5 Ban hành lần thứ:….. Ngày hiệu lực
…../…./2024 Trang số:…/….
ISO9001:2015 …../….../2024
Transformer
- - MD1-0-V-505-10-00003 On-Load Tap Changer Motor Drive Unit for
Generator Transformer
- MD1-0-V-505-32-00001 Schematic Wiring Diagram for Generator Transformer
-
11. Phụ lục
- ……………………………………………………………………………………….

EVNGENCO3
TPCMONGDUONG

You might also like