Văn - Sao Chép

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

UBND HUYỆN THIỆU HÓA ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS THIỆU QUANG NĂM HỌC 2023 - 2024


Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Số báo danh: ………………
(Thời gian làm bài 90 phút)
Số phách
Họ tên:…………………………………………..…….. Giám thị số 1:……………......…………….

Lớp: ......... Giám thị số 2:……………......…………….


----------------------Chủ tịch hội đồng chấm thi cắt phách theo đường kẻ này------------------------
Điểm của bài thi Số phách
Giám khảo số 1:…………….…………….
Bằng số Bằng chữ
Giám khảo số 2:…………………….…….
( Học sinh làm bài trực tiếp vào tờ đề thi này )
I. ĐỌC HIỂU. (6 điểm).
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. Tây Tiến - Quang Dũng, Mây đầu ô, NXB Tác
phẩm mới, Hội nhà văn, Hà Nội, 1986

Chọn đáp đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:


Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A.tự sự B. nghị luận C. miêu tả D. biểu cảm
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
A. so sánh B. nhân hoá C. ẩn dụ D. liệt kê
Câu 3:Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A.tác giả B. người dân Tây Bắc C. thiên nhiên D. người lính Tây Tiến
Câu 4: Câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” đã cho chúng ta biết điều gì?
A. Đường lên Tây Tiến thăm thẳm, xa xôi, vời vợi, nguy hiểm trùng trùng.
B. Tô đậm bầu không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề cổ kim: ra đi không hẹn ngày về,
một đi không trở lại
C. Những khó khăn, vất vả mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên con đường hành quân.
D. Lời hẹn ước của những người lính Tây Tiến: nhất định sẽ trở về khi đất nước giành được đôc lập.
Câu 5:Thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ có đặc điểm gì?
A. Thiên nhiên bí ẩn, um tùm, rậm rạp.
B. Thiên nhiên kì vĩ, rực rỡ tráng lệ, thơ mộng , trữ tình.
C. Hùng vĩ, hoang sơ hiểm trờ, dữ dội bí ẩn; bất ngờ hiện ra vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Chi tiết “ bỏ quên đời”, “ không mọc tóc”, “ chẳng tiếc đời xanh”, “ chẳng về xuôi” thể
hiện điều gì?
A. Vẻ kiêu hùng , ngang tàng, kiên định sắt đá của người lính.
B. Thực trạng mệt mỏi, chán nản của người lính.
C. Diễn tả ngoại hình của những người lính khi bị cơn bệnh sốt rét hành hạ.
D. Khát vọng cháy bỏng được trở về quê hương của những người lính.
Câu 7: Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần xả thân cho Tổ quốc của người lính Tây Tiến được thể
hiện ở câu thơ nào?
A. Rải rác biên cương mồ viễn xứ B. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
C. Áo bào thay chiếu anh về đất D. Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Câu 8: Nội dung của bài thơ là :
A. Bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm,
giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
B. Bài thơ là tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực,
mong được về với cuộc sống tự do.
C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương đồng thời thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình
yêu đôi lứa của những người lính.
D. Bài thơ là bức tranh kì vĩ của dãy Trường Sơn, là tâm sự trĩu nặng của người lính khi nhớ về làng
quê nơi mình sinh ra và lớn lên..
Thực hiện yêu cầu sau: ( khoảng 2 đến 3 câu)
Câu 9: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về người lính Tây Tiến?
Câu 10.Em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với những người lính đã hi sinh cho tổ
quốc ?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm): Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện .

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN


Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào
cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại không được hát ?
Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết
bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta
cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng.
Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền
từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn
cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không
quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô
đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong công viên nói với
cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người
không có khả năng nghe?
(Hoàng Phương)
Bài làm
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn : Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút

Phầ Câu Nội dung Điểm


n
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 D 0,5
2 C 0,5
3 D 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 A 0,5
7 B 0,5
8 A 0,5
9 - HS có thể trình bày những suy nghĩ nhận thức riêng song có 1,0
thể diễn đạt theo các ý sau:
- Hi sinh dâng hiến cả cuộc đời mình cho tổ quốc
- Lạc quan, vui vẻ, yêu đời trải qua nhiều gian khổ nhưng vẫn
kiên cường
- Có tâm hồn lãng mạn hào hoa……..

10 HS tự trình bày những suy nghĩ nhận thức riêng song có thể
diễn đạt theo các ý sau:
- Viếng nghĩa trang liệt sĩ vào các ngày lễ quan trọng,thiêng
1,0
liêng.
- Học tập thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan
Bác Hồ trở thành người có ích cho xã hội
- Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
quê hương, đất nước.
- Thăm hỏi, giúp đỡ , động viên gia đình các anh
………………………………………………..
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết
0,25
bài
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích tác phẩm truyện 0,25

c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí


HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài
viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong
phú, dễ hiểu; phân tích được những đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm, dẫn chứng cụ thể sinh động: Dưới
đây là một số gợi ý
aMở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giá trị nội dung câu 0,5
chuyện
b. Thân bài:
- Hoàn cảnh câu chuyện: Diễn ra khi cô bé nhà nghèo buồn tủi 2,0
ngồi khóc trong công viên vì bị thầy loại khỏi dàn đồng dao.
- Tóm tắt diễn biến câu chuyện:
+ Vì bị loại do hoàn cảnh nghèo khổ hơn so với những bạn đồng
trang lứa => Khiến cô bé tủi thân uất ức.
+ Hát một mình ở công viên để giải tỏa nỗi buồn.
+ Sau đó gặp được một ông cụ già, ông ngày nào cũng đến công
viên nghe hát và dành lời khích lệ cho cô => Vô hình chung tạo
nên động lực to lớn cho cô bé thực hiện ước mơ, vượt qua rào
cản.
+ Khi đã lớn, trở thành ca sĩ nổi tiếng, cô bé ngày ấy về lại trốn
xưa tìm lại ông cụ, nhưng nhận được tin cụ mất và là một người
điếc => Ngạc nhiên, đau buồn nhưng cũng dành lòng cảm mến
cụ đã luôn khen cô.
- Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện hướng tới về niềm tin và nghị
lực sống:
+ Nhắc nhở chúng ta rằng sự đánh giá của người khác không
quan trọng bằng việc chúng ta tin tưởng và yêu thích bản thân
mình.
+ Đôi tai của tâm hồn không bao giờ biến mất, nó luôn ở bên
cạnh chúng ta, động viên và khích lệ chúng ta đi đến những
thành công lớn hơn.
+ Nhận thấy rằng niềm tin và nghị lực sống là hai yếu tố quan
trọng để vượt qua khó khăn và đạt được thành công như cô bé
0,5
trong câu chuyện.
+ Khi chúng ta tin tưởng và yêu thích bản thân, chúng ta có thể
vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành công mà chúng
ta mong muốn.
c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung của truyện và nêu cảm nhận
của em.

d. Chính tả, ngữ pháp


0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo. 0,25

You might also like