Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN

HÀNG VÀ LUẬT NGÂN HÀNG


1. Chủ thể của QHPL ngân hàng:
- Nhà nước nói chung
- các tổ chức và cá nhân NN
- Hộ gđ, cá nhân VN
- các dn, tổ chức kinh tế khác
- Các tctd VN và NN
- NHNNVN
2. Khách thể của QHPL NN: Sự thỏa mãn về những nhu cầu kinh tế:
- Trong hoạt động cấp tín dụng
- Thỏa mãn nhu cầu vay vốn của bên đi vay
- Thỏa mãn nhu cầu phát sinh lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng
- Trong quan hệ thanh toán
- Nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ chi trả.
3. Nhóm nguyên tắc đặc thù
Nguyên tắc xây dựng hệ thống ngân hàng hai cấp
Nguyên tắc hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Nguyên tắc bảo vệ bí mật ngân hàng
CHƯƠNG 2 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Vấn đề cốt yếu của chương 2:
Sơ lược lịch sử NH: NH tự phát vừa phát hành tiền vừa kinh doanh tiền → lạm
dụng quyền phát hành tiền, tiền nhiều quá, tiền dư thừa trên trường → người ta sẽ
chấp nhận bỏ ra nhiều tiền để mua, để sở hữu 1 hàng hóa → Như quy luật, hàng hóa
tăng giá và tiền mất giá và thu nhập thì không tăng tương ứng với giá trị hàng hóa,
làm sức mua giảm, điều kiện để đáp ứng một cuộc sống cơ bản của con người giảm →
lạm phát là hiện tượng nguy hiểm, ví von như một con chuột - gặm nhấm tiền, tiền bị
hao mòn dần dần, đến khi tiền không còn giá trị (một xe tải tiền để mua một ổ bánh
mì)
Tại sao tiền giảm giá, mất giá là hiện tượng nguy hiểm: cần một lượng tiền lớn
hơn rất nhiều để mua 1 thứ đơn giản, sức mua giảm → lạm phát.
→ Cần có sự ra đời của NHTW: động cơ, vai trò lớn nhất của NHTW là ổn định giá
trị của tiền hay còn gọi là thi hành chính sách tiền tệ
1. Tổng quan về NH trung ương
1.1. Khái niệm ngân hàng trung ương
- Cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia (EU -
euro)/vùng lãnh thổ (Đài Loan - đài tệ); và
- Chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ.
Tên NH khác nhau giữa mỗi quốc gia:
VN: Kho bạc nhà nước, ngân hàng nhà nước?
1951- NHQGNN
1954 - chiến thắng ĐBP, chia thành 2 miền: miền Nam thành lập 1 NHQGNN,
1 nước 2 NH
1960 → NHNN
FED (Cục dự trữ liên bang Hòa Kỳ): ảnh hưởng mạnh mẽ đến cán cân tiền tệ thế giới
vì phát hành tiền USD, giá dầu mỏ cũng được tính bằng tiền USD → quyền lực, nơi
phát hành duy nhất USD.
NH Anh quốc, thành lập đầu tiên ở Châu Âu, sở hữu tư nhân → Quốc hữu hóa thành
NHTW, giữ nguyên tên, từng là NH quyền lợi nhất thế giới.
Tên NHTW theo tính chất lịch sử, thể chế chính trị, đặc trưng của nhà nước, kế thừa
(ngân hàng châu Âu), nhưng đều có các chức năng.
1.2. Chức năng của ngân hàng trung ương
- Phát hành tiền: độc quyền của NHTW → Tại sao phải phụ thuộc vào NHTW,
tại loại tiền cho cả thế giới dùng, giá trị do thế giới quyết định → Bitcoin: đe
dọa quyền độc quyền của NHTW các quốc gia.
- Điều hành chính sách tiền tệ: Phát hành bao nhiêu tiền? tính toán và điều hành
lượng cung tiền.
- Làm ngân hàng của chính phủ: 2 vai trò: quản lý tiền gửi của CP và cho CP
vay. Vay: CP thiếu hụt ngân sách tạm thời, bội chi ngân sách.
- Duy trì dự trữ ngoại hối và quản lý cán cân thanh toán quốc tế.
- Ngân hàng của các ngân hàng: cho các NH khác vay vốn
1.3 Mô hình NHTW thế giới: 4 mô hình
- NHTW trực thuộc nghị viện (QH)
- NHTW trực thuộc chính phủ
- NHTW của nhóm các quốc gia
- NHTW trực thuộc bộ tài chính: quản lý NSNN: chi tiêu tiền, NHTW: phát
hành → thiếu bn in bấy nhiêu → nguy hiểm nhất: ko còn tồn tại
1.3.1 NHTW trực thuộc nghị viện /Quốc hội (Mỹ Anh, Đức, thụy sĩ)
Quốc hội — Chính phủ: quản lý NH, chi tiền
— NHTW: phát hành tiền (ko nằm trong cơ cấu của CP)
→ Ưu điểm: tách bạch, NHTW độc lập với CP, có quyền say no với yêu cầu chi tiền
của CP, tránh sự lạm dụng chi tiền của CP
→ Rủi ro: 2 bên ko đồng nhất quan điểm, NHTW: vì không trực thuộc CP nên tạo 1
thế lực đối trọng với Chính phủ dễ bị lợi dụng tư lợi bởi 1 nhóm cá nhân → cần phải
có thể chế quản lý quyền lực cực tốt
1.3.2 NHTW trực thuộc chính phủ (VN)
NHTW là một cơ quan trực thuộc CP (cơ quan ngang bộ, …) → chính sách của
NHTW sẽ nằm trong tổng thể của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của CP
→ Ưu: đồng bộ CSTTQG và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của CP
→ Nhược: tính độc lập không cao
1.4 Tính độc lập của các mô hình
- Cấp 1: Độc lập thiết lập mục tiêu hoạt động: FED (Mỹ): NH uy tín, năng lực
thực thi rất tốt; khả năng dự báo chính xác
- Cấp 2: Độc lập thiết lập chỉ tiêu hoạt động: ECB (NHEU): ổn định giá cả hàng
hóa, tự quyết định chi tiêu lạm phát hàng năm
- Cấp 3: Độc lập trong lựa chọn công cụ điều hành (cách làm ntn để đạt được
mục tiêu, chỉ tiêu): quyết định tăng lãi suất, hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, in
tiền: Canada, New Zealand: tự quyết công cụ chính sách
- Cấp 4: Độc lập hạn chế: mục tiêu, chỉ tiêu, công cụ được định sẵn → NHTW
chỉ có nhiệm vụ thừa hành, thực hiện.
1.5 Tính độc lập của NHTWVN
Thế giới có 2 mô hình và 4 cấp độc lập, để tạo nên tính độc lập, dựa trên 3 tiêu
chí:
- Tính độc lập của nhân sự: Hội đồng thống đốc phải lệch pha với nhiệm kỳ CP
- Độc lập về chính sách: về chỉ tiêu, công cụ
- Độc lập về tài chính: có nguồn tài chính đủ lớn, tự quyết các khoản chi tiêu,
độc lập trong việc tài trợ chi tiêu CP
2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1. Vị trí pháp lý: Cơ quan ngang bộ trực thuộc CP, Ngân hàng trung ương của Việt
Nam, là pháp nhân với vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ: giống như 1 cơ quan ngang bộ
- Quản lý nhà nước về tiền tệ và NH, như một bộ quản lý một lĩnh vực nào đó.
Có cơ cấu quản lý như 1 bộ, đồng thời thực hiện chức năng của NHTW nên là
cơ quan ngang bộ.
- NHTW
→ Nhiệm vụ: Điều 4 Luật NHNNVN năm 2010
2.3. Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo điều hành của NHNNVN

- GĐ chi nhánh NHNNVN không phải là thành viên của UBND tỉnh (Khác với
các sở của Bộ, có tư cách pháp nhân, chi nhánh NH ko có tư cách pháp
nhân, đơn vị phụ thuộc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của NHNN trong phạm
vi trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TW, không có Phòng có huyện)
2.4. Hoạt động của NHNNVN
2.4.1 Phát hành tiền
Hoạt động phát hành tiền là phương thức mà NHNNVN bơm tiền vào lưu thông thông
qua các nghiệp vụ cơ bản của NHNNVN
In tiền # phát hành tiền: in tiền là một công đoạn của phát hành tiền, in tiền rồi
thực hiện nghiệp vụ bơm tiền ra thị trường → hòa thành việc phát hành tiền.
NHNN phát hành tiền thông qua các kênh nào?
- Cho các TCTD vay (tái cấp vốn)
- Mua các giấy tờ có giá (nghiệp vụ thị trường mở): tín phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ tiền gửi …
- Mua ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: mua ngoại tệ dự trữ ngoại
hối
- Cho Chính phủ vay (để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời của CP)
Tiền không có giá trị sử dụng, chỉ là vật trao đổi ngang giá. Giá trị của tiền phụ thuộc:
số lượng hàng hóa có giá trị sử dụng mà con người chấp nhận trao đổi.
→ Giá trị của tiền do NHNN phát hành: do sự chấp nhận của người dân và sự bắt
buộc của nhà nước (quy định bởi pháp luật)
Tiền phát định ở Việt Nam là đồng
Nghiệp vụ phái sinh từ việc phát hành tiền: thu gom, đổi tiền rác
Phát hành tiền: tốn kém trong việc in, xử lý, kiểm đếm, phát hành tiền → các quốc
gia mong muốn chuyển đổi không dùng tiền mặt
2.4.2. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (các công cụ, nhận định, NHNN có
quyền tạo ra tiền không, lạm phát)
Chính sách tiền tệ quốc gia: là một bộ phận của chính sách kinh tế-tài chính, quyết
định tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:
- Quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chi tiêu lạm phát.
- Quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
- Ổn định sức mua đối nội của đồng nội tệ.
- Ổn định sức mua đối ngoại của đồng nội tệ.
- Tăng trưởng kinh tế.
Nhận định
1. Siêu thị từ chối nhận tiền kim loại và tiền lẻ mệnh giá 200đ.
→ K3.23 Luật Ngân hàng nước nhà VN 2010 Các hành vi cấm: Từ chối nhận, lưu
hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. Livestream đốt tiền để câu view
→ K2.23 Luật Ngân hàng nước nhà VN 2010 quy định Các hành vi cấm là Huỷ hoại
đồng tiền trái pháp luật.
3. Dùng bao lì xì in tờ tiền 500k.
→ K3.3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam, quy định Sao
chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn
bản của Ngân hàng Nhà nước là Những hành vi bị nghiêm cấm
1. NH nhận 1 tỷ của khách hàng gửi tiền. Vì nghi là giả nên trả lại khách và
không nhận tiền.
→ K1.4 Thông tư 28/2013/TT-NHNN Quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong
ngành ngân hàng, quy định Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả,
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở
Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả
trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông
tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư
này.
Giám định tiền: Thông tư 28/2013/TT-NHNN
Thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn trong lưu thông: 25/2013/TT-NHNN
Xử lý tiền rách nát, hư hỏng và thay thế tiền
Các NHTM có quyền tạo ra tiền ko? → ko có quyền phát hành tiền nhưng có quyền
tạo ra tiền → Quá trình tạo ra Bank-note của hệ thống NH trung gian
Quyết định tiền trong lưu thông: do nn phát hành ra (đúng nhưng ko đủ), NH in và
phát hành ra thị trường 1đ. Nhưng tổng số tiền trong lưu thông có thể lên đến 10đ
thông qua Cơ chế tạo ra tiền của NHTM (NH trung gian) (Bank-note). Nghĩa là
một người đem gửi 1.000đ, NH1 dự trữ 100đ, cho vay 900đ. Người khác vay tiền từ
NH 1 đem đến thanh toán và gửi ở NH2, NH2 dự trữ 90đ, cho vay 810đ. Tiếp tục như
thế, suy cho cùng 1.000đ ban đầu vẫn ở trong NH dưới dạng tiền gửi, không chảy ra
ngoài thị trường, tuy nhiên lượng tiền lưu thông trên thị trường lên đến 10.000đ, gấp
10 lần trong đó có 1.000đ dạng tiền gửi và 9.000đ về tín dụng. Vì vậy, lượng cung tiền
trên thị trường lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền NHTW phát hành ra, điều này
rất quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định sự ổn định của thị trường

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM: khi nhận tiền gửi của khách hàng, NH
dùng tiền đó để đi đầu tư, tuy nhiên NH cũng cần phải có trường hợp bank -
run nên phải dự trữ một lượng tiền để tạo bảo đảm tính thanh khoản tiền.
NHTW quy định tỷ lệ, theo từng thời kỳ,
- Cơ chế này chấm dứt khi: người ta nhận tiền từ hoạt động cho vay mà ko gửi
NH tiếp, đưa vào lưu thông, để trong thị trường
Lượng cung tiền liên quan gì đến việc giảm lạm phát:
M.V= P.Y
M: lượng cung tiền, tổng số tiền mặt lưu thông trên thị trường và các loại tiền tương
đương đang lưu thông trên nền kinh tế.
V: Tốc độ lưu thông của tiền, vòng quay của tiền: cho biết 1đ tiền được sử dụng bao
nhiêu lần trong một khoảng gian nhất dịnh để mua hàng hóa và dịch vụ
M.V → tổng cung tiền
P: giá cả trung bình
Y: sản lượng hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế
P.Y →Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ
M: lượng cung tiền tăng (nhiều tiền), V, Y không đổi → giá tăng. Do đó, cung tiền >
cầu tiền, giá cả hh tăng → lạm phát, tiền giảm giá, sức mua sẽ giảm, cần nhiều tiền
hơn để mua hh →NHTW ra đời để giải quyết vấn đề này, ổn định giá cả
Tại sao chấp nhận lạm phát: muốn đầu tư phải có tiền, phát hành tiền, để kinh tế
phát triển, tạo ra của cải vật chất, cần phải kích cầu, xu hướng là lạm phát luôn dương
để phát triển kinh tế.
Công cụ thực hiện: 2 dạng: trực và gián
Trực tiếp: tác động thẳng đến lượng cung tiền:
+ Quyết định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (Room tín dụng): là giới hạn tăng
trưởng tín dụng của năm này so với năm trước đó.
+ Định mức trần tín dụng cho các TCTD: quyết định trên toàn thị trường, sau
đó NHTW sẽ quyết định mức tỷ lệ phù hợp với từng NH, theo từng năng lực,
chất lượng hoạt động của từng NH
+ Quy định hạn mức tín dụng:
Gián tiếp: thông qua công cụ trung gian, từ công cụ này tiếp động trực tiếp đến lượng
cung tiền.
+ Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng (tiếp vốn) của NHNN, nhằm cung cấp
vốn ngắn hạn và phương thức thanh toán cho các TCTD. Các hình thức cho
vay tái cấp vốn: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giá tờ có giá; Chiết suất, tái
chiết suất giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
Trường hợp SCB: NHTW cho vay đặc biệt, trong tình trạng khẩn cấp NH đang đứng
trước bờ vực phá sản.
+ Lãi suất (#lãi: phí phải trả khi vay tiền, lãi suất là dùng để trả cho tiền gửi,):
Các loại ls do NHNN quyết định : ls tái cấp vốn, ls tái chiết khấu, cơ chế xác
định ls liên NH, ls khác tùy vào giai đoạn cụ thể.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ý nghĩa: dự trữ: tránh hiện tượng bank- run. Tăng tỷ lệ
dự trữ tác động đến lượng cung tiền, thứ nhất tiền trong NHNN sẽ tăng lên, hút
lượng cung tiền. Thứ hai, số tiền NH cho vay ít hơn → NH tăng ls cho vay để
bù lại số tiền đã dự trữ, tác động đến ls cho vay. Agribank ngoài là NHTM có
chức năng khác → khuyến khích phát triển nên ko áp đặt tỷ lệ dự trữ. Có trả lãi
tiền gửi dự trữ bắt buộc và trả lãi tiền gửi được quy định theo từng TCTD đối
với từng loại tiền

+ Nghiệp vụ thị trường mở: nơi mua bán giấy tờ có giá giữa NHTW và các
TCTD, bao gồm việc nhà nước phát hành ra giấy tờ có giá và buộc các TCTD
phải mua. Mua để khi thiếu tiền có thể dùng nó để đi vay, tái cấp vốn. Muốn
bơm tiền ra thị trường thì NHTW mua giấy tờ có giá. Quy định loại giấy tờ có
giá được phép giao dịch trên thị trường. (Thông tư 42/2015/ TT- NHNN; tt
09/2021/ TT-NHNN)
CHƯƠNG 3 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Nhận diện các loại hình TCTD

2. Thành lập TCTD

3. Quản trị, điều hành TCTD

4. Phạm vi hoạt động của các TCTD

5. Biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát đặc biệt

6. Giải thể, phá sản và tổ chức lại TCTD


1. Nhận diện các loại hình TCTD
Yếu tố nào giúp nhận biết một NH:
- Tên: có chữ Bank
- Hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ thanh toán
Zalobank: có phải là NH
- Giới thiệu các khoản tín chấp từ các NH và công ty tài chính uy tín đến các
khách hàng (người dùng zalo) → nó là môi giới.
Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài
chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Phân biệt Ngân hàng với các đối tượng tương tự
1. Ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: thực hiện toàn bộ hoạt động
của ngân hàng, ngoại trừ nhận tiền gửi của cá nhân, hoạt động dịch vụ thanh
toán qua tài khoản → khác phạm vi hoạt động
Mục đích ra đời tổ chức tín dụng phi ngân hàng: đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhóm
khách hàng dưới chuẩn, đổi lại thì điều kiện thành lập ít hơn, quy trình hệ thống tuân
thủ giảm hơn.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Tại sao tổ chức tín dụng phi ngân hàng lại không được thực hiện hoạt động?
- Nhận tiền gửi của cá nhân; và
- Hoạt động thanh toán qua tài khoản
2. Tổ chức tín dụng phi NH và Tổ chức tài chính vi mô.
NH # Tổ chức phi NH # Tổ chức tài chính vi mô: đối tượng khách hàng (cá nhân, hộ
gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ), hoạt động và mục tiêu hoạt động
của nó (lợi nhuận + nhân văn, giúp đỡ)
Hình thức pháp lý: công ty TNHH
Nhận định: Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức từ thiện xã hội, hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận?
→ Tổ chức tài chính vi mô là một DN TNHH mà DN là tổ chức có đăng ký kinh
doanh và mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, dùng “việc phụng sự cộng đồng” để kinh
doanh, bên cạnh đó còn có mục tiêu nhân văn giúp đỡ người khó khăn, dưới đáy
xã hội không thể tiếp cận đến nguồn vốn.
3. Quỹ tín dụng nhân dân
- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia
đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã, phạm vi trên địa bàn xã
hoặc liên xã
- Để thực hiện một số hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát
triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
4. Các loại NH
- NHTM # NH chính sách # NH hợp tác xã : mục tiêu hoạt động
Ngân hàng thương mại là được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác, nhằm mục tiêu lợi nhuận. (K3 Điều 4)
Ngân hàng chính sách: là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện các
nhiệm vụ nhà nước giao như phục vụ cho việc thực hiện các chính sách mục
tiêu kinh tế, xã hội của nhà nước như chính sách nhà ở, xóa đói giảm nghèo…;
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; được nhà nước hỗ trợ kinh phí để
duy trì hoạt động
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân, do
các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập, nhằm mục
tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ
thống các quỹ tín dụng nhân dân.
- NHTM nhà nước # NHTM cổ phần # Ngân hàng 100% vốn nước ngoài # NH
liên doanh: vốn chủ sở hữu
NHTM nhà nước là NH TNHH 1 thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ.
NHTM cổ phần là được tổ chức dưới hình thức CTCP, có ít nhất 100 cổ đông.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn,
có 2 dạng: thứ nhất, 100% vốn thuộc sở hữu của một NH nước ngoài, hình thức
là TNHH 1 thành viên; thứ hai, hình thức TNHH 2 thành viên trở lên, trong đó
một NH nước ngoài có vốn sở hữu trên 50%, phần còn lại là của các nhà đầu tư
nước ngoài khác.
NH liên doanh: một bên Việt Nam và một bên là nước ngoài, hình thức TNHH
2 thành viên trở lên, vd: NH Việt - Nga, NH indo
5. Các loại Tổ chức tín dụng phi NH
5.1 Công ty tài chính
- Hoạt động các hđ NH, ngoài trừ 2 hoạt động nhận tiền gửi cá nhân, dịch vụ
thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Hiện có 16 Công ty tài chính
5.2 Công ty cho thuê tài chính
- Công ty tài chính chuyên ngành: dành phần lớn hoạt động chuyên cho một
ngành, ví dụ: cho thuê tài chính. Hiện có 10 cty cho thuê tài chính
Công ty cho thuê tài chính (bên cho thuê) là cty có tiền để mua tài sản theo yêu cầu
của bên đi thuê, tài sản đó thuộc sở hữu CT cho thuê tài chính sở hữu, bên đi thuê vi
phạm hợp đồng thì có thể lấy lại tài sản không cần thông qua biện pháp xử lý bảo
đảm, bên đi thuê có phá sản thì tài sản đó cũng không bị kê khai vì nó thuộc sở hữu
cty cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho bên đi thuê sử dụng tài sản mà không phải
chịu áp dụng quá lớn về tài chính
Bên đi thuê: cần tài sản, máy móc .. mà không có đủ tiền, nên thuê tài sản đó từ bên
cho thuê theo yêu cầu của mình, được ủy quyền sử dụng, trả tiền lãi và tiền thuê theo
định kỳ, hết hợp đồng cho thuê thì được ưu tiên mua lại tài sản đó trừ đi giá trị khấu
hao.
Nhà cung cấp: nhận tiền thanh toán từ công ty cho thuê tài chính, chuyển tài sản đến
cho bên đi thuê.
→ Dạng cấp tín dụng nhưng không chuyển giao tiền mà chuyển giao tài sản, dựa trên
nhu cầu của bên đi thuê
2. Thành lập TCTD
2.1 Điều kiện thành lập
- Vốn pháp định: vốn tối thiểu để thành lập do pháp luật quy định
- Vốn chủ sở hữu
- Người quản lý: Mặc dù không phải do NHNN quản lý, nhưng việc miễn
nhiệm bãi nhiệm phải do NHNN phê duyệt.
2.2 Thủ tục thành lập
4 bước:
B1: Đề nghị cấp giấy phép (thẩm định trên hồ sơ)
Tối đa 180 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
Do Thống đốc NH cấp phép
Giấy phép: chứng minh chủ thể đủ điều kiện để có quyền kinh doanh NH
Chủ thể kinh doanh: pháp nhân
B2: Đăng ký doanh nghiệp (LDN)
B3: Công bố thông tin
B4: Khai trương hoạt động (thủ tục pháp lý) ( thẩm định thực tế)
Note:
CSPL:
2.3 Tổ chức, quản trị, điều hành
Điều 91: chỉ đc làm những điều pháp luật cho phép
SỬA 6 CÂU BÀI TẬP CHƯƠNG 3
Câu 2.1. Ngày 20/01/2022, HĐQT của ngân hàng đã ra nghị quyết miễn nhiệm Tổng
giám đốc ngân hàng vì HĐQT cho rằng TGĐ đã điều hành ngân hàng không
hiệu quả thông qua kết quả kinh doanh năm 2021 không khả quan. Đồng thời,
tạm thời bổ nhiệm ông Thành Công (chủ tịch HĐQT của ngân hàng) đồng thời
kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc cho đến khi có tân tổng giám đốc mới.
Liên quan đến: Quản trị NHTM
4 vấn đề pháp lý đặt ra:
- HĐQT NH có quyền miễn nhiệm TGĐ không?
- Điều hành ngân hàng không hiệu quả” có thể là lý do để
- HĐQT có thẩm quyền bổ nhiệm TGĐ NH hay không?
- Chủ tịch HĐQT NH có thể kiêm nhiệm TGĐ NH hay không?
CSPL: Điều 63, 36, 51, 34 Luật CTTTD
Giải quyết:
(1) Căn cứ điều 63.5 LCTCTD quy định HĐQT có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi
nhiệm, kỷ luật TGĐ
(2) Lý do miễn nhiệm: 36.1 không thuộc điểm a, b, c, d. Tuy nhiên điểm e của
(3) (3) 63.5: HĐQT có thẩm quyền bổ nhiểm TGĐ điều 51
(4)
(5)
(3) 63.5: HĐQT có thẩm quyền bổ nhiệm TGĐ
điều 51
Câu 2.2
Câu 3:
Thẩm quyền của HĐQT?
Nội dung của NQ
Trình tự ban hành nghị quyết
(4)
Kết luận

2.3 Điều 126


Điều 34.4 Chủ tịch NH kh đc đồng thời là chủ tịch Nh khác.
TT 16/2021/TT-NHNN
-> Do đó chưa có đủ căn cứ để …
2.4 . Vấn đề pháp lý:
- Có quyền mua cổ phần NH hay k?
Nắm giữ bao nhiêu phần trăm?
Điều 103.6 Luật CTCTD
NHTM được quyền mua cổ phần của 1 Nh khác
- Điều 19 Thông tư 22.2019/ttNHNN
NhTm mua CP của nh khác phải đáp ứng 2 điều kiện
1. ĐK để mua
2. ghan sở hữu
2.5
Điều 101. 2 thì Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín
dụng khác.
CÁC VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG
Trần Bắc Hà _ BIDV
Trầm Bê
Vũ Đức Kiên ( Bầu Kiên) - NH Á Châu
phân biệt uỷ quyền - uỷ thác
Trần Phương Bình - Chủ tịch NH ĐÔNG Á ( đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt )
Vụ án Vũ Nhôm:
Hà Văn Khánh: Ngân hàng Đại Dương
4 tội danh
- Lạm dụng chức vụ quyền hạn
chi lãi vượt trần: 2014 ls tiết kiệm ghan tối đa là 14%. Vậy cho nên để cạnh tranh đc,
nh đduong, lãi trên hợp đồng là 14, lãi thực là 14 +x%
Nợ xấu là nợ khó đòi, có nguy cơ kh đòi được.
Mua lại với giá 0đ -> chuyển giao bắt buộc.
Chưong 3 tiep theo
3.4 Biện pháp can thiệp sớm của NHNN
-> NHNN can thiệp sớm
Tỷ lệ kn chi trả không duy trì được 3 tháng liên tục
tỷ lệ an toàn
4. Quy chế kiểm soát đặc biệt
Kiểm soát đặc biệt là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt do NHNNVN thực hiện đối
với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán
nhằm bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý: Điều 145 – 152 Luật các tổ chức tín dụng; Thông tư 11/2019/TT-
NHNN
Hệ quả của KSĐB: Kịch bản nào có thể xảy ra sau khi một TCTD được đặt vào diện
KSĐB? Phục hồi → hoạt động bình thường: NH Đông Á
Thực hiện phương án cơ cấu lại: có người khỏe để tương trợ
Sáp nhập, hợp nhất: Sacombank
Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp: NH Đại Tín,
Chuyển giao bắt buộc: khi k thể áp dụng 3pp trên, khi vốn đl âm, hay còn gọi
“mua NH với giá 0 đồng
-> Phát sinh vấn đề: NHNN tốn nhiều tiền để mua lại
Quyền được bảo vệ và quyền sở hữu, trừ hai th trưng mua, trưng dụng ( định giá và
mua với giá thị trường )
Luâth TCTD 2017: quy định bên nhận chuyển giao không còn NHNN: Điều 4.39: tổ
chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác
Giải thể hoặc phá sản ?
5. Phá sản
Phá sản: tt là thủ tục khai tử của doanh nghiệp.
Luật phá sản dành cho cac dn yếu kém biến mất tại thị trường, nhưng cũng tạo cho các
dn cơ hội cuối cùng là cơ hội phục hồi. Thủ tục ksđb: thủ tục tiền phá sản, thủ tục tiền
psan trải qua sự quản lý chặt chẽ của nh nhà nước, tiến đến
dn phá sản sẽ xảy ra những gì ? ps khi nào?
dn bị lâm vào tình trạng phá sản, dn phá sản -> phân biệt
Dn lâm vào tình trạng phá sản là: Dn nợ 3 tháng mà đến 3 tháng sau không có tiền trả-
> lâm vào tình trạng phá sản-> đkien để nộp đơn yêu cầu phá sản->tòa án lâm vào lúc
này thủ tục phá sản mới bắt đầu
Trong lv nh kh có tiền phá sản mà là ksđb:

Nghĩa vụ đối với người lao động: thanh toán tiền cho người làm việc
Tiền gửi và nghĩa vụ đối với tổ chức BHTG: sự hiện diện để giải quyết tâm lý ban đầu
của người gửi tiền, phá sản-> cứu, thu hồi tiền lại của ngân hàng được nhiêu hay bấy
nhiêu để duy trì vốn hoạt động của tổ chức BHTG

CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ pháp lý hiện hành:
ØThông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm:
ØThông tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn
ØThông tư 23/2014/TT-NHNN; Thông tư 02/2019/TT-NHNN; Thông tư 16/2020/TT-
NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán;
ØQuy định nội bộ tại các TCTD.
ØVăn bản khác có liên quan: BLDS 2015; Luật hôn nhân và gia đình
Tình huống:
- Nguyễn Thị Báo huy động nh sml 1100 tỷ…
- Sửa 50 tỷ thành 130 tỷ ( sau khi tiền chuyển vào tài khoản của Thanh và
Nguyệt), thực tế chiếm đoạt 800 tỷ
- Xét trong vụ kiện dân sự
- Thảo luận các luận điểm trong quá trình tranh luận -> nộp quyết định luận giải
lý do toà đưa ra quyết định cuối cùng -> đóng vai Thẩm phán.

NGÀY 10 THÁNG 5 - CHƯƠNG 4 + CHƯƠNG 5


- Bưu điện có được quyền nhận tiền gửi không ?
CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
- Bản chất của hợp đồng tiền gửi
- Thủ tục gửi tiền: thông tư 48 (tiết kiệm), thông tư 49 (tiền gửi có kỳ hạn),
thông tư 23 (tiền gửi trên tài khoản thanh toán)
- NH phải chi trả cho đúng người, mặc dù trình tự thủ tục đúng quy định.
SỬA BẢN ÁN CỦA NGUYỄN THỊ BÁO
1. Để giải quyết một tình huống về tranh chấp tiền gửi, cần đặt vấn đề
- Qh tiền gửi có hình thành chưa và có hiệu lực không ?
- Nếu qh tiền gửi chưa hình thành hoặc chưa có hiệu lực thì xử lý
theo hình thức hợp đồng vô hiệu kh tồn tại qh hợp đồng tiền gửi ->
bàn đến câu chuyện có thiệt hại không, và thiệt hại xem xét tnbtth
ngoài hđ, do ng của pháp nhân gây ra, nếu kh chứng minh được thì
trách nhiệm thuộc về người lừa đảo hoặc người vi phạm pháp luật.
2.
bản chất của qh tiền gửi -> qh tiền gửi có bản chất của hđ vay ts hay hđ gửi giữ?
→ bản chất HĐ gửi giữ: tiền thuộc sở hữu của người gửi giữ.
→ Bản chất HĐ vay tiền: sau HĐ có hiệu lực, tiền của sở hữu của người đi vay, người
cho vay chỉ có quyền đòi tiền.
Trong bài, hợp đồng vay vốn. Khi đó, NH có quyền sở hữu số tiền gửi này,
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. 17 nhân viên chỉ có quyền đòi nợ. Hợp đồng chấm dứt
khi NH chi trả đúng người.
3. Có tồn tại quan hệ tiền gửi giữa NH TB và 2 nhân viên ngân hàng Nguyệt
và bé Năm?
NH phải kiểm tra tính hợp pháp của giấy ủy quyền → NH cũng bị lừa, nạn
nhân của quan hệ này là NH
đt của hđ vay tài sản -> vật cùng loại
Khi một hđ gửi giữ được xác lập -> chủ sở hữu kh thay đổi
Khi vay -> csh thay đổi
Quyền năng của csh là “ quyền định đoạt, quyền sd và quyền chiếm đoạt -> nh sau khi
nhận tiền gửi thì hạch toán tiền gửi thành tài sản của mình.
- Thủ tục nhận tiền gửi quan trọng: ngt có mang tiền đến nh kh, có thực hiện đầy
đủ các
- xác định nạn nhân lúc này là ngân hàng chứ không phải là người bị mất tiền
CHƯƠNG 5: HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
(TT 39/2016/ TT-NHNN: chung về hoạt động cho vay)
1. Note
- Hoạt động KD chứa nhiều rủi ro: quyền đòi nợ rất khó
- Nguyên tắc đảm bảo sử dụng đúng mục đích: quan trọng, dễ phát sinh tranh
chấp
- Áp dụng quy định:
Thông tư 39/2016/ TT-NHNN quy định chung, nếu cho vay khoản vay chuyên
biệt: cho vay hợp vốn; cho vay bằng ngoại tệ; cho vay đầu tư ra nước ngoài;…
thì ưu tiên áp dụng trước, không quy định thì quay lại TT 39/2016
Quy chế về cho vay của TCTD
BLDS, LDN…
2. Tình huống.

Ông LMS là chủ doanh nghiệp tư nhân LMS kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất
quần áo thời trang. DNTN LMS muốn mở rộng xưởng may nên cần vay 5 tỷ
đồng và dự định dùng toàn bộ quyền sử dụng đất, nhà xưởng hình thành trên đất
làm tài sản thế chấp.

Câu 1: Xét dưới góc độ tư cách pháp lý của chủ thể, hãy cho biết DNTN LMS có thể
trở thành bên vay vốn tại ngân hàng hay không? Giải thích.

Gợi ý: Tìm hiểu Thông tư 39/2016/TT-NHNN


Điều 2.3.a TT 39: → DNTN không có tư cách pháp lý để trở thành một bên của
hợp đồng vay vốn.

Câu 2: Thẩm định là nghĩa vụ của NH


- Điều 7: điều kiện cho vay
+ Năng lực pháp lý
+ Tính hợp pháp của nhu cầu vay vốn: trừ 5 ngành nghề tại Điều 8.
Khoản 4: vàng miếng là vàng nguyên chất không được cho vay (vàng trang
sức: đầu ra, vàng nguyên liệu: đầu vào, ok) vì vai trò của NH là khơi thông
nguồn vốn, nên nếu người dân mua vàng chờ chênh lệch bán lại đi ngược.
Khoản 5, 6: cấm cho vay đảo nợ, trừ ngoại lệ vì nó không lưu thông tiền, NH
sẽ không có nợ xấu.
+ Phương án sử dụng vốn khả thi: 6.2
+ Có khả năng tài chính để trả nợ: có đang tranh chấp, quy hoạch
- Điều 8: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung
tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.
- Khoản 2.17: Phân tách khâu thẩm định và khâu quyết định
Câu 3: Trưởng phòng phòng giao dịch không được quyết định điều 3 văn bản hợp
nhất TT 21/2013
3. Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một
chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có
địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở
chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:
a) Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam
hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo
toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát
hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
Câu 4: Nếu NH đồng ý cho vay, hãy cho biết chủ thể nào sẽ ký kết hợp đồng cho vay
với tư cách Bên vay và với tư cách đại diện ngân hàng?
- Bên vay: ông LMS hoặc có thể ủy quyền
- Bên cho vay (139 BLDS): đại diện theo pháp luật của NH (Điều 12 luật các
TCTD: chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật và tùy vào điều lệ TCTD). Điều
22 TT 39/2016 quy định nội bộ.
Câu 5: Trong quá trình thực hiện HĐ, nhân viên của NH LMS yêu cầu đến nhà xưởng
của DNTN LMS để tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn. Tuy nhiên ông
LMS từ chối và không đồng ý cho nhân viên NH đến tham quan nhà xưởng. Hãy cho
biết ông LMS có quyền từ chối không? Vì sao?
Gợi ý: Tìm hiểu Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Luật các TCTD
Điều 24, 23, c. 22, 3.19
Khách hàng phải làm giấy đề nghị ít nhất là trước 10 ngày và kèm theo những giấy tờ
chứng minh khả năng trả nợ liên quan.
Giám sát khoản vay là quyền và nghĩa vụ của NH (K3.94 Luật các TCTD), quyền đối
với khách hàng, nghĩa vụ đối việc quản lý nhà nước.
Câu 6: Nếu trong quá trình giám sát khoản vay, NH phát hiện ông LMS sử dụng tiền
vay sai mục đích thì NH có quyền xử lý như thế nào?
Gợi ý: Tìm hiểu Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Luật các TCTD
Điều 21, điều 95
Chấm dứt cho vay trước hạn, thu hồi nợ trước hạn

Câu 10: Phạt vi phạm


BLDS: không giới hạn mức phạt
LTM: giới hạn 8%
K2.Đ25 nếu kh có thoả thuận thì vi phạm là phạt, còn thiệt hại đến đâu bồi thường đến
đó ( áp dụng BLDS)
BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Bảo lãnh truyền thống: 3 bên


Bảo lãnh của NH là bảo lãnh nghĩa vụ hoàn tiền kèm lãi suất
Chủ đầu tư là bên có nghĩa vụ
Người mua nhà là bên có quyền.
Nhưng, muốn NH thực hiện bảo lãnh: có thư (cam kết), bảo lãnh của NH đối
với hợp đồng mua nhà của mình, lưu ý thời hạn bảo lãnh, quá thời hạn không
còn quyền yêu cầu.

Bảo lãnh đối ứng: bảo lãnh khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
(vietcombank)
Bảo lãnh xác nhận bảo lãnh: bảo lãnh khi bên bảo lãnh không thực hiện được
Cam kết bảo lãnh 1 phải dài hoặc bằng cam kết xác nhận bảo lãnh 2.
Đồng bảo lãnh: trách nhiệm liên đới với nhau.
CHIẾT KHẤU
CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Đề thi: 75 phút + đề mở
Giới hạn nội dung: Bỏ chương 1
Chương 5: Tìm hiểu hđ cho vay + bảo lãnh ngân hàng
Giới hạn: Chương 5: TT39. tt14/2017 lãi suất. tt 11/2022 về bảo lãnh ngân hàng
Chương 4: 3 loại tiền gửi +3 thông tư tương ứng
Chương 2, 3:

You might also like