Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Tiết 2

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân –
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
1. Về kiến thức, kỹ năng:
* Đọc
- Đọc hiểu nội dung
+Nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thấy được phong cách nghệ
thuật tài hoa, độc đáo của nhà văn.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó, hiểu được
tư tưởng nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân.
+ Hiểu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: tình huống
truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại và có giá trị
tạo hình cao.
- Đọc hiểu hình thức:
Đọc hiểu văn bản truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội để lí giải nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm văn học.
+ Nêu được ý nghĩa/tác động của tác phẩm đối suy nghĩ, tình cảm; thể hiện được
cảm xúc và sự đánh giá về tác phẩm.
* Viết :
Viết được một văn bản nghị luận phân tích, cảm nhận, đánh giá một tác phẩm văn
học: nội dung, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
* Nói, nghe:
- Thuyết trình quan điểm của mình về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nghe nắm bắt được quan điểm của giáo viên và học sinh khác.
2. Về thái độ:
- Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa, văn hóa cổ truyền của dân tộc
- Có ý thức tìm hiểu những tác phẩm văn học của dân tộc
3. Về năng lực:
- Năng lực tự học và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu, năng lực
ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mỹ…
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
I. Chuẩn bị của giáo viên :
- Nghiên cứu bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo
- Thiết kế các hoạt động học tập, phiếu học tập, đồ dùng dạy học cần thiết
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo một số vấn đề sau:
+ Xác định các nhân vật trong tác phẩm
+ Tìm các chi tiết về nhân vật Huấn Cao:
++ Vẻ đẹp tài hoa
++ Vẻ đẹp khí phách
++ Vẻ đẹp thiên lương
+ Tìm các chi tiết về nhân vật quản ngục
+ Qua các nhân vật đó tác giả gửi gắm nội dung tư tưởng và quan niệm nghệ
thuật thế nào?
II. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tài liệu về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù
- Đọc kĩ bài học và chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số.
* Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)


* Mục tiêu:
- Đặt vấn đề vào bài học mới, giúp học sinh có tâm thế thoải mái, chủ động khi
tiếp cận kiến thức mới
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học.
- Có thái độ trân trọng nhà văn Nguyễn Tuân
- Học sinh phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,
năng lực ghi nhớ nhanh
* PP/KTDH: Trò chơi
* Phương tiện dạy học:
- Giáo án/thiết kế bài học
- Sách giáo khoa
- Các Slide trình chiếu
- Đồng hồ đếm ngược có nhạc
* Cách thức thực hiện
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ GV: Để tạo không khí học tập hiệu quả, trước hết chúng ta đi vào hoạt động
khởi động
+ Gv phổ biến trò chơi: Nối dữ liệu của cột A với cột B để tạo thành câu có
nghĩa
A B
1. Nguyễn Tuân a. Cái đẹp trong quá khứ
2. Khám phá con người b. Phương diện thẩm mĩ
3. Khám phá sự vật c. Vẻ đẹp hiện tại và tương lai
4. Trước Cách mạng Tháng Tám d. Phương diện tài hoa nghệ sỹ
5. Sau Cách mạng Tháng Tám e. Nghệ sỹ tài hoa uyên bác

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


- Học sinh ghi nhớ, suy nghĩ, làm việc cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập
- Giáo viên gọi học sinh trả lời: 1e; 2d; 3b; 4a; 5c
- Cả lớp theo dõi, nhận xét góp ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại:
Nguyễn Tuân là một người Nghệ sỹ tài hoa uyên bác, Suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông
chủ yếu Khám phá sự vật ở Phương diện thẩm mĩ, Khám phá con người ở Phương
diện tài hoa nghệ sỹ. Nếu như Trước Cách mạng Tháng Tám ông tìm kiếm Cái đẹp
trong quá khứ ở những Người anh hùng xuất chúng thì Sau Cách mạng Tháng
Tám ông lại tìm kiếm Vẻ đẹp trong cả hiện tại và tương lai ở những Người lao
động bình thường.
- Từ đó GV dẫn HS vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ đến với cái đẹp trong quá khứ
qua hệ thống nhân vật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
GV viết nhan đề
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức (35 phút)
2.1. Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hệ I. Tìm hiểu chung
thống nhân vật
II. Đọc – hiểu văn bản
* Mục tiêu:
- HS nắm được hệ thống nhân vật trong tác 1. Các sự việc, chi tiết tiêu biểu
phẩm (nhân vật chính, phụ, trung tâm)
2. Hệ thống nhân vật
- Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, viên quản
ngục
- Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn
Tuân
- Hiểu được một số nét đặc sắc trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
* PP/KTDH:
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp; thuyết trình;
thảo luận nhóm; giảng bình
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, công đoạn,
* Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học
tập cá nhân, bảng phụ.
* Sản phẩm: phần ghi chép trong phiếu học
tập của HS, bảng phụ của cả nhóm
* Tiến trình thực hiện.
Hệ thống nhân vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi:
- Qua việc đọc tác phẩm, các em hãy cho cô
biết Tác phẩm có những nhân vật nào?
- Nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật
nào là nhân vật trung tâm? Các nhân vật
này có vai trò như thế nào trong tác phẩm?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.
HS đã chuẩn bị bài ở nhà
GV gợi ý: Nhân vật chính là nhân vật xuất
hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có vai trò quan
trọng trong tác phẩm, còn nhân vật trung tâm
là nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng và
cũng xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có
quan hệ với tất cả các nhân vật trong tác
phẩm
Bước 3. Báo cáo kết quả.
Dự kiến câu trả lời:
- Nhân vật: Huấn Cao, quản ngục, thơ lại, lính
lệ
- Nhân vật chính: Huấn Cao, quản ngục; trong
đó Huấn Cao là nhân vật trung tâm
- Trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối
nghịch; nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại
là những tri âm tri kỷ
Bước 4. Đánh giá, hướng dẫn HS chốt kiến
thức, mở rộng vấn đề
Gv: Những nhân vật này làm nên cốt truyện
và phát triển cốt truyện. Hơn nữa những nhân - Nhân vật: Huấn Cao, quản ngục,
vật này còn có mối quan hệ tương tác để cùng thơ lại, lính lệ
tỏa sáng vẻ đẹp của các nhân vật - Nhân vật chính: Huấn Cao, quản
Trong đó nhân vật chính và trung tâm là ngục; trong đó Huấn Cao là nhân
những nhân vật góp phần bộc lộ nội dung tư vật trung tâm
tưởng của tác phẩm và qua đó nhà văn gửi
gắm ý đồ nghệ thuật của mình.
Trong tiết học ngày hôm nay, cô cùng các em
tìm hiểu nhân vật Huấn Cao.
Nhân vật Huấn Cao
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hỏi:
+ Thông qua việc tìm hiểu các sự việc, chi
tiết tiêu biểu ở tiết học trước, em có thể giới
thiệu ngắn gọn về nhân vật Huấn Cao?
+ Qua việc giới thiệu về nhân vật Huấn Cao,
em cho cô biết nhân vật Huấn Cao hiện lên
với vẻ đẹp nào?
+ Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao thể hiện ở tài
năng nào?
+ Em hiểu gì về nghệ thuật thư pháp?
+ Ở Việt Nam thời phong kiến ai được coi là
người đứng đầu bộ môn nghệ thuật này?
+ Tìm các chi tiết nói về vẻ đẹp tài hoa của
Huấn Cao?
- Cảm nhận về các chi tiết. Qua hoạt động
nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm
+ Nhóm 1, 2: Nêu cảm nhận của em về các
chi tiết (qua cuộc trò chuyện của quản ngục
và thầy thơ lại và những suy nghĩ của quản
ngục)?
+ Nhóm 3, 4: Nêu cảm nhận của em về các
chi tiết (Qua những biệt đãi, băn khoăn, thái
độ, hành đông và lời nói của quản ngục và
qua lời nói của chính Huấn Cao)?
- GV phát phiếu học tập số 1 cho HS
+ Hãy nhận xét về vẻ đẹp tài hoa của Huấn
Cao?
+ Việc khắc họa vẻ đẹp tài hoa của Huấn
Cao có ý nghĩa như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân
- Cùng nhau thảo luận nhanh và thống nhất ý
kiến
(HS căn cứ vào những gợi ý trong phiếu hoc
tập số 1)
Bước 3. Báo cáo kết quả.
- HS trả lời
- Các nhóm lên treo sản phẩm
- Yêu cầu 1 nhóm đại diện trình bày, các
nhóm khác theo dõi, bổ sung
Bước 4. Đánh giá, hướng dẫn HS chốt kiến
thức
- Giới thiệu về nhân vật Huấn Cao: Là một
nghệ sỹ thư pháp, một người anh hùng khí
phách vì không chịu sống bó gối, quỳ lạy
trước sự bất công trong xã hội phong kiến nên
2.1. Nhân vật Huấn Cao: Hội tụ
đã nổi dậy chống lại triều đình và phải chịu án
cả 3 vẻ đẹp:
chém. Trong những ngày ở đề lao, Huấn Cao
gặp quản ngục, một người biết yêu cái đẹp, có + Vẻ đẹp tài hoa
tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Huấn cao đã cảm + Vẻ đẹp khí phách
động trước tấm lòng và thiên lương tiềm ẩn
trong con người của quản ngục nên đã nhận + Vẻ đẹp thiên lương
lời cho chữ và khuyên quản ngục, trước ngày
ông Huấn ra pháp trường.
- GV Nói thêm về 3 vẻ đẹp của Huấn Cao:
Các em lưu ý, trong tập “Vang bóng một
thời”, tác giả đều tập trung khắc họa vẻ đẹp
tài hoa của lớp nho sĩ thời xưa. Nhưng Nếu
Huấn Cao chỉ có tài hoa thì chân dung Huấn
Cao sẽ dễ lẫn với chân dung các nhân vật
khác. Sở dĩ Huấn Cao trở thành nhân vật đẹp
nhất trong đời văn của Nguyễn Tuân, thành
nốt son chói lọi trên cái nền vàng ảm đạm của
Vang bóng một thời bởi ở Huấn hội tụ cả 3 vẻ
đẹp: Tài hoa, khí phách và thiên lương; mà ở
vẻ đẹp nào cũng đạt đến mức phi thường, xuất
chúng.
- GV: Trước tiên, cô trò chúng ta cùng đi tìm
vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao.
+ Để hiểu được tầm cỡ tài hoa của Huấn
Cao, trước tiên chúng ta phải am tường nghệ
thuật thư pháp và thú chơi chữ của người
xưa.
+ Chiếu các chữ thư pháp
+ GV nói: Nghệ thuật thư pháp là nói về nghệ
thuật viết chữ Hán, có nguồn gốc từ Trung
Hoa, được viết bằng bút lông, mực tàu, trên
nền giấy gió. Chữ Hán là loại chữ tượng hình,
có nét đậm, nét nhạt, nét cứng, nét mềm và
thường viết theo 4 kiểu: Chân – Thảo – Triện
– Lệ. Người viết chữ Hán đạt đến trình độ thư
pháp không chỉ viết đẹp mà ngòi bút còn kết tụ
những tinh hoa, hoài bão của người nghệ sỹ.
Một lần đặt bút là một lần sáng tạo thể hiện
khát khao thầm kín và mãnh liệt chất chứa
trong tâm khảm người viết thư pháp.
+ Bởi vậy người Trung Quốc và người Việt
Nam xưa thường có thú chơi chữ. Người biết
thưởng thức thư pháp thường mời người nghệ
sỹ viết chữ đẹp viết trên vuông lụa trắng hoặc
khắc trên tấm hoành phi một vài câu đối để
treo trong nhà và thể hiện tấm lòng ngưỡng
vọng với những bức thư họa.
Ngày nay nghệ thuật thư pháp tuy không thịnh
hành như thời xưa nhưng nó vẫn được lưu
truyền.
+ Ở Việt Nam thời phong kiến, Cao Bá Quát
được coi là người đứng đầu bộ môn nghệ
thuật thư pháp. Tiếng tăm của Cao Bá Quát
không chỉ nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà
mà còn được vua Tự Đức hạ bút phê “Văn
như Siêu Quát vô tiền Hán” (Văn của ông
Siêu, của ông Quát khiến thời tiền Hán phải
chịu)
Như vậy khi chúng ta am tường về nghệ
thuật thư pháp thì chúng ta sẽ hiểu được tầm
cỡ tài hoa của Huấn Cao.
Tìm các chi tiết nói về vẻ đẹp tài hoa của a. Vẻ đẹp tài hoa: Tài nghệ viết
Huấn cao thư pháp

Gv: Các em đã tìm được một số chi tiết tiêu * Các chi tiết:
biểu. Cô trò mình cùng nhìn lại các chi tiết - Qua cuộc trò chuyện của quản
ấy một cách hệ thống như sau (Chiếu trên ngục và thầy thơ lại:
Slide)
+ Nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn
bởi tài viết chữ nhanh và đẹp
+ Chữ đẹp lắm, vuông lắm; có
được chữ như có một báu vật
- Qua những biệt đãi, băn khoăn,
nhẫn nhục, thái độ và hành động
của quản ngục:
+ Biệt đãi:
++ Quét dọn buồng giam
++ Dâng rượu thịt
+ Nhẫn nhục, Băn khoăn:
++ Khổ tâm khi chưa xin được
chữ
++ Những tâm sự với thầy thơ lại
về ý định xin chữ
Gv: Có thể còn nhiều chi tiết khác nữa ++ Câu nói “xin lĩnh ý”
nhưng đây chính là nhữn chi tiết tiêu biểu.
+ Thái độ: Khúm núm trong
Và tất cả các chi tiết này đều tỏa sáng vẻ đẹp
đêm cho chữ
tài hoa của Huấn Cao, nhưng mỗi chi tiết
nghệ thuật đề có một sắc thái ý nghĩa khác + Hành động và lời nói:
nhau. Cô trò chúng ta sẽ đi cảm nhận các ++ Vái người tù
chi tiết tiêu biểu này để thấy được vẻ đẹp tài
hoa của Huấn Cao (Phần này chúng ta sẽ ++ Câu nói: Kể mê muội này….
làm việc nhóm. Cô chia lớp làm 4 nhóm, hai - Qua lời của Huấn Cao: Những
bàn một nhóm, bàn 1 và 3 quay lại bàn 2 và nét chữ vuông vắn nói lên hoài
4. Dãy bên kia tương tự nhóm trưởng và bão tung hoành của con người
thư ký các em tự cử, nhóm trưởng có nhiệm
vụ điều hành tổ thảo luận, thống nhất ý kiến;
còn thư ký có nhiệm vụ ghi vào bảng phụ
của nhóm. NHóm 1, 2 sẽ cảm nhận các chi
tiết này; nhóm 3,4 cảm nhận các chi tiết này.
(Chiếu tre). Cô sẽ phát phiếu học tập cho các
em để các em căn cứ vào đó để làm việc
nhóm) * Biểu hiện vẻ đẹp tài hoa

(Phần làm việc của nhóm 1,2) Tài năng siêu phàm

- Gv bổ sung và nhấn mạnh:


+ Cô cảm ơn phần làm việc của hai nhóm,
các em làm việc nhóm rất tích cực và hiệu
quả, bước đầu đã nêu được những cảm nhận
về các chi tiết ấy. Nhưng vẫn còn thiếu một
vài ý, cô sẽ bổ sung
+ Trước hết ở chi tiết: Câu nói của quản
ngục….nhanh và đẹp: chứng tỏ Huấn Cao
không chỉ viết chữ đẹp mà con chữ của ông
còn nổi tiếng cả một vùng được truyền tụng và
trở thành huyền thoại “viết chữ rất nhanh và
đẹp”, cho thấy ở đây là sự tài hoa, uyên bác
của người nghệ sỹ Huấn Cao.
Trong ao ước của quản ngục thì chữ Huấn  Chữ có giá trị hơn vật báu
Cao “đẹp lắm….trên đời”. Hai chữ báu vật Chữ có khả năng cảm hóa
không hàm nghĩa mang giá trị vật chất mà con người
khẳng định giá trị về mặt văn hóa tinh thần:
người ta treo chữ của Huấn Cao không chỉ để
chiêm ngưỡng mà còn để di dưỡng tinh thần.
Tất cả những chi tiết ấy chứng tỏ Tài của
Huấn Cao không phải ở mức bình thường mà
ở mức siêu phàm.
(Phần làm việc của nhóm 2,4)
+ Chi tiết quản ngục biệt đãi Huấn Cao chứng
tỏ quản ngục đã bất chấp tính mạng để xin
được chữ Huấn Cao. Bản thân quản ngục hiểu
rằng, việc biệt đãi một tử tù như Huấn Cao
nếu bị bại lộ sẽ phạm vào tội chết, nhưng ông
vẫn chấp sự thiệt thòi về quyền lợi, địa vị và
thậm chí là cả tính mạng để có được chữ của
ông Huấn, tức là trước sau thì ông vẫn luôn
thuỷ chung với những giá trị cao quý mình tôn
thờ
Rồi Quản ngục còn vô cùng khổ tâm khi có
một Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền
mình mà không biết làm thế nào xin được chữ.
 Rõ ràng là chữ của Huấn Cao không chỉ
đẹp mà còn rất quý.
+ Mặt khác, thứ chữ ấy không chỉ là cái đẹp
bên ngoài, mà bên trong từng nét chữ chính là
hoài bão tung hoành của con người. Vì thế mà
thầy thơ lại cũng phải thốt lên “Giả sử tôi là
đao phủ, phải chém những người như Huấn
Cao, nghĩ mà thấy tiêng tiếc”; hay như quản
ngục: cái thái độ khúm núm, hành động vái
người tù…tất cả đã cho thấy chữ của Huấn
Cao không chỉ có giá trị mà còn có ý nghĩa.
Thứ chữ ấy có khả năng đánh thức lương tri
của những kẻ vốn làm nghề tàn ác. Bởi nó
không chỉ là hoài bão mà còn là cái tâm của
người cầm bút hay đó chính là thiên lương. Rõ * Đánh giá về về vẻ đẹp tài hoa
ràng tài năng của Huấn Cao không chỉ là của Huấn Cao.
Thiên lương tự tỏa sáng mà còn làm tỏa sáng - Huấn Cao là một nghệ sỹ thư
thiên lương của người khác. pháp tài hoa  ông đại diện cho
lớp nho sỹ tài hoa trong xã hội
xưa
- Nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp tài
hoa:
+ Khắc họa gián tiếp vẻ đẹp tài
hoa của Huấn Cao  Nhấn mạnh
- Gv hỏi:
tài năng tự tỏa sáng
+ Lấy cảm hứng từ nguyên mẫu
+ Em hãy nhận xét về về vẻ đẹp tài hoa của nhân vật lịch sử.
Huấn Cao?
+ Bút pháp lãng mạn (phát huy
+ Qua các chi tiết trên, em hãy nhận xét về hiệu quả nghệ thuật tương phản
nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp tài hoa của nhân đối lập)  làm nổi bật vẻ đẹp tài
vật Huấn cao? (Gợi ý: tác giả đã khắc họa tài hoa của Huấn Cao
năng của Huấn cao trực tiếp hay gián tiếp; sử
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt 
dụng bút pháp nghệ thuật nào; từ ngữ?)
Tạo không khí trang trọng, thể
hiện rõ nét thái độ ngưỡng vọng
- Nguyễn Tuân đã lấy cảm hứng nhân vật lịch đối với tài năng Huấn Cao.
sử nhưng tác giả không tái lại hình tượng nhân * Ý nghĩa của việc khắc họa vẻ
vật đó mà đã sáng tạo thành một hình tượng đẹp tài hoa của Huấn Cao.
nghệ thuật mang dấu ấn của chính cá nhân nhà
- Khẳng định: Nhà văn luôn đi
văn
tìm và ngợi ca cái đẹp
- Quan niệm về cái đẹp:
+ Cái đẹp hoàn hảo, đó là sự kết
hợp giữa cái Tài và cái Tâm
+ Cái đẹp có khả năng cứu rỗi
con người
- Thể hiện tinh thần yêu nước
thầm kín và có màu sắc riêng:
Trân trọng và nuối tiếc những giá
trị văn hóa truyền thống
- Thể hiện phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân.

+ Có Phải khi khắc họa vẻ đẹp tài hoa của


Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ tinh thần
yêu nước không? Tình thần yêu nước ấy biểu
hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm này?
GV: Đề cao cái tài nghệ của Huấn Cao là nhà
văn đề cao những giá trị cổ truyền của dân tộc.
Đặ trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ - thời
đại Tây, Tàu nhố nhăng, nền Hán học đang
dần bị mai một, Nguyễn Tuân đã bày tỏ niềm
tiếc nuối trước nền văn hóa của dân tộc đang
bị chè ép, đẩy lùi trong cái xã hội chay theo
cái mới, cái âu hóa đương thời.
+ Việc khắc họa vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao
đã thể nét hiện phong cách viết văn của
Nguyễn Tuân như thế nào?
GV: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
chúng ta đã tìm hiểu trong tiết khái quát về tác
giả, tác phẩm
GV: Như vậy cô trò chúng vừa tìm hiểu về vẻ
đẹp Tài hoa nghệ sỹ của Huấn Cao. Và
chúng ta hãy cùng nhau củng cố lại phần
kiến thức đã học qua sơ đồ sau: Khắc họa vẻ
đẹp tài hoa của Huấn Cao qua đó nhà văn
muốn thể hiện tư tưởng, quan niệm về cái
đẹp.
Qua đó ta cũng thấy thái độ của nhà văn đối
với giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Và
đặc biệt là thể hiện rất rõ phong cách nghệ
thuật của nhà văn.
Bên cạnh đó Huấn Cao còn vẻ đẹp của Khí
phách, của thiên lương. Các em hãy về nhà
tìm hiểu tương tự qua những gợi ý trong
phiếu học tập mà cô phát cho các em
Và qua việc tìm hiểu vẻ đẹp tài hoa của Huấn
Cao chúng ta rút ra cách tìm hiểu một khía
cạnh của nhân vật: Xác định chi tiết  Đặc
điểm/Biểu hiện của khía cạnh  Đánh giá
khái quát về khía cạnh  ý nghĩa của khía
cạnh
Hoạt động 3 - Thực hành (3 phút)
Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất để trả lời các
câu hỏi sau: Bài 1: đáp án:
Câu 1: Nguyễn Tuân có vị trí như thế nào
Câu 1: C
trong nền văn học Việt Nam hiện đại?
A. Cây bút truyện ngắn tiêu biểu với các Câu 2: D
truyện ngắn như :Nắng trong vườn, Gió Câu 3: D
đầu mùa…
B. Người đại diện cho xu hướng hiện thực Câu 4: C
C. Sở trường về thể loại tùy bút, đại diện Câu 5: C
xuất sắc cho khuynh hướng văn học
lãng mạn
D. Cây bút phóng sự xuất sắc
Câu 2: Những nhân vật trong “Vang bóng
một thời” là những người như thế nào?
A. Hám danh lợi
B. Chán ghét con đường khoa cử
C. Không chịu hợp tác với triều đại Tây Sơn
D. Không vứt bỏ lương tâm, chạy theo lợi
danh mà cố giữ thiên lương
Câu 3: Huấn Cao và quản ngục có mối
quan hệ như nào?
A. Đối lập
B. Bình đẳng
C. Thống nhất
D. Vừa đối lập vừa thống nhất
Câu 4: Viên quản ngục và thầy thơ lại đã
nghe đồn về Huấn Cao là người như thế
nào?
A. Võ nghệ cao cường, có lòng yêu thương
dân chúng.
B. Coi thường quản ngục, ngông nghênh, đáng
ghét.
C. Có tài bẻ khóa và vượt ngục, viết chữ rất
nhanh và rất đẹp.
D. Văn giỏi, họa đẹp, võ nghệ cao cường.
Câu 5: Mong muốn của Quản ngục là gì?
A. Nhanh chóng dẫn Huấn Cao vào kinh để
chịu án chém
B. Kết bạn với Huấn Cao để bớt cô đơn.
C. Có được chữ của Huấn Cao để treo ở nhà
riêng.
D. Giúp Huấn Cao vượt ngục, thoát khỏi tù
tội.
Bài 2: Cảm nhận một chi tiết nghệ thuật mà
em tâm đắc về vẻ đẹp tài hoa của Huấn
Cao.
BÀI 3: Việc đề cao cái Tài, cái Tâm của
Nguyễn Tuân đến ngày này có còn có giá trị
nữa không?
Hoạt động 4 - Vận dụng ( 10 phút)

Em hãy đóng vai các nhân vật để diễn lại Hs lên diễn kịch
một trong hai đoạn sau
(1) Cuộc trò chuyện của quản ngục và thầy thơ
lại khi nhận được phiến trát thứ nhất: Từ đầu
đến …nghĩ mà tiêng tiếc/ 109 sgk
(2) “Suốt nửa tháng…đừng đặt chân vào
đây” / 111 sgk

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS:


thảo luận chuẩn bị trong 3 phút, sau đó lên
diễn .
Hoạt động 5 - Bổ sung (1 phút)
Gv dặn dò Hs:
1. Tiếp tục tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao, Quản ngục và cảnh cho chữ , tham
khảo các nguồn tài liệu: - Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11, Nguyễn
Đăng Mạnh (cb), NXB Giáo dục, 2005, Các bài viết trên trang
“vanhay.edu.vn/hocvanvanhoc.vn

2. Tìm đọc thêm những tác phẩm khác trong tập Vang bóng một thời của nhà văn
Nguyễn Tuân (tập truyện “Vang bóng một thời” nxb văn học)

3. Cuộc sống hiện đại ngày nay, những giá trị văn hóa truyền thống có còn được
xem trọng hay không? Suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn giữ
gìn và phát huy những giá trị truyền thống ấy?

Kim Sơn, ngày …tháng 11 năm 2021


Giáo viên soạn bài
PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 1) – Nhóm 1, 2
Bài: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Nhiệm vụ: Tìm hiểu Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao
? Nêu cảm nhận của em về các chi tiết sau để thấy được vẻ đẹp tài
hoa của Huấn Cao?
Cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại và những suy nghĩ của quản ngục
Các chi tiết: Cảm nhận về các chi tiết
- Nổi tiếng khắp -
vùng tỉnh Sơn bởi tài -
viết chữ rất nhanh ….
và đẹp
- Chữ đẹp lắm,
vuông lắm; có được
chữ như có một báu
vật

PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 1) – Nhóm 3, 4


Bài: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Nhiệm vụ: Tìm hiểu Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao
? Nêu cảm nhận của em về các chi tiết sau để thấy được vẻ đẹp tài
hoa của Huấn Cao?
Qua những biệt đãi, băn khoăn, thái độ, hành đông và lời nói của quản ngục
Các chi tiết: Cảm nhận các chi tiết:
- Biệt đãi: quét dọn buồng
giam, dâng rượu thịt
- Khổ tâm khi chưa xin được
chữ Huấn Cao
- Thái độ khúm núm trong
những ngày biệt đãi và đêm
Huấn Cao cho chữ
- Hành động vái lạy
Lời nói của chính Huấn cao
Chi tiết: Cảm nhận các chi tiết:
- Những nét chữ vuông vắn,
nói lên hoài bão của con
người
PHIẾU HỌC TẬP (SỐ 2)
Bài: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Nhiệm vụ: Tìm hiểu Vẻ đẹp khí phách và vẻ đẹp thiên lương của
Huấn Cao
- Xác định các chi tiết nói về vẻ đẹp khí phách/thiên lương
- Đặc điểm của vẻ đẹp khí phách/thiên lương
- Đánh giá về vẻ đẹp khí phách/thiên lương
- Ý nghĩa của việc khắc họa vẻ đẹp khí phách/thiên lương

You might also like