Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

THUYẾT TRÌNH XÃ HỘI HỌC –

CHỦ ĐỀ VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI


( lưu ý ppt: highlight là đề mục và phần in đậm là nội dung)
Xin chào cô và các bạn, hôm nay nhóm Nắng và Nóng chúng em xin trình bày nội
dung của chủ đề văn hóa xã hội. Bài thuyết trình của tụi em có tổng cộng 4 phần,
bao gồm:
1. Các khái niệm về văn hóa, xã hội.
2. Phân biệt các đặc điểm và chức năng của văn hóa.
3. Các thành tố của văn hóa
4. Các loại hình văn hóa

Nội dung 1: Các khái niệm về


văn hóa, xã hội.
Ở phần đầu tiên – các khái niệm về văn hóa, xã hội, trước hết em xin giới thiệu
với cô và các bạn khái niệm xã hội:
- Xã hội là Sự gắn bó của một tập hợp các thực thể sống cùng loại và chia
sẻ cùng một quan hệ sống. Đối với con người, có thể hiểu là những người
gắn bó với nhau trong các quan hệ tương hỗ trực tiếp, gián tiếp và cụ
thể. Ngoài ra, mọi hội đoàn được thành lập thông qua hợp đồng xã hội
hay điều lệ nhằm đạt được một mục đích nào đó cũng được xem là xã
hội.
Tiếp đến là khái niệm về văn hóa:
- Văn hóa là Một trong những khía cạnh cơ bản của cuộc sống xã hội,
được hình thành và thể hiện thông qua các hoạt động của con người
trong xã hội, là một hệ thống các hình thái biểu thị các giá trị của một
xã hội, được hình thành thông qua các hoạt động sáng tạo của con
người. Hệ thống này được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo
thông qua quá trình xã hội hóa, đồng thời là một mô hình chuẩn mực
điều chỉnh các hành vi xã hội. Nó bao gồm một loạt các mô hình, hình ảnh
và biểu tượng được các thành viên của xã hội thể hiện thông qua nhận thức,
hành động và mối quan hệ xã hội trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nó
phát sinh từ những ước vọng, giá trị xã hội và chuẩn mực, từ đó góp phần
vào sự đa dạng của di sản văn hóa của một quốc gia.

-
Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về việc phân biệt giữa các khái niệm về văn
hóa, văn minh, văn hiến:
Dưới đây là một tóm tắt ngắn gọn về các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến và
văn vật:
1. Văn hóa:
- Tổng thể các giá trị, niềm tin, nghệ thuật, và lối sống của một nhóm người
trong một cộng đồng.
- Bao gồm các yếu tố như ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống, và cách tổ chức xã
hội…

2. Văn minh:
- Mức độ phát triển của một xã hội trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học,
kỹ thuật, kinh tế, và xã hội…
- Được đánh giá qua các chỉ số như mức sống, cơ sở hạ tầng…
3. Văn hiến:
- Các thành tựu văn hóa, khoa học, và nghệ thuật của một xã hội trong một
thời kỳ lịch sử cụ thể.
- Bao gồm các công trình văn học, tác phẩm nghệ thuật, và các thành tựu
văn hóa khác…

4. Văn vật
- Những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật văn hóa, lịch sử, những
nhân tái lịch sử trở thành di sản văn hóa của một dân tộc.
- Bao gồm mọi thể loại từ thơ, tiểu thuyết, kịch đến bài báo và tiểu luận…
=> Có thể nói, mỗi khái niệm đề cập đến một khía cạnh cụ thể của văn hóa và
nền văn hóa, nhưng đều đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả sự phát
triển và đa dạng của xã hội.
Nội dung 2: Phân biệt các đặc
điểm và chức năng của văn
hóa
Và để tiếp nối nội dung của chúng ta, xin mời mọi người đến với phần thứ 2 –
Phân biệt các đặc điểm và chức năng của văn hóa.
I. Phân loại các đặc điểm của văn hóa:
1. Đặc điểm đầu tiên là tính giá trị của văn hóa:
- Theo Trần Ngọc Thêm, giá trị là một thành tố của văn hóa. Các giá trị này
mang ý nghĩa định hướng các chuẩn mực của xã hội. Ví dụ như: giá trị đạo đức
trong các truyền thống lâu đời của dân tộc ta, như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

- Các giá trị đạo đức có khả năng tập hợp, cổ kết mọi người trong một cộng
đồng.

- Các giá trị đạo đức được con người tiếp nhận một cách hiển nhiên không cần
suy ngẫm. Do vậy, nó có tính quyền lực với con người.
2.Đặc điểm tiếp theo của văn hóa là tính nhân sinh:

- Giúp họ phân biệt giữa giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa;

- Con người không chỉ tạo ra văn hóa mà còn là “vật thể” mang theo những
giá trị đó.

- Văn hóa là cách con người sống và quan niệm về xã hội và mối quan hệ xã
hội.
- Văn hóa thể hiện cuộc sống của một nhóm, cộng đồng, hoặc xã hội trong các
giai đoạn khác nhau.

3. Tính chỉnh thể và hệ thống.


Văn hóa là do nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết, khắng khít với nhau kết hợp
thành.
- Mối quan hệ có sự thâm nhập, tác động, ảnh hưởng qua lại và là biểu hiện
của nhau. Qua đó các bộ phận đã cấu thành nên diện mạo, bản sắc của một nền
văn hóa
- “Văn hóa” có tính bền vững hơn so với “văn minh”, “phong tục”.
- Văn hóa còn chi phối những yếu tố của xã hội như: Kỹ thuật, kinh tế, chính
trị giáo dục và thể thao.

4. Tính lịch sử.


Văn hóa chính là sản phẩm phản ánh rõ nhất cho quá trình tích lũy và sáng tạo của
con người qua nhiều thế hệ. Do đó văn hóa gắn liền với chiều dài và hàm chứa
nhiều ý nghĩa lịch sử.
-Tính lịch sử khiến cho văn hóa mang đặc trưng có bề dày, có chiều sâu. Từ đó
có những điều chỉnh và phân loại các giá trị một cách thường xuyên..
-Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống (Thông qua tính lịch
sử mà văn hóa cần được duy trì. Qua đó biến văn hóa trở thành truyền thống văn
hóa).
-Để lịch sử có tính lịch sử cao, văn hóa cần không ngừng được tích lũy, được
bồi tụ, chắt lọc những tinh hoa từ ngôn ngữ, phong tục, tập quán,…
5. Tính dân tộc:
- Để hình thành nên các nền văn hóa cục thể cần dựa vào các điều kiện tự nhiên
(địa lý, khí hậu,…) và điều kiện sinh hoạt vật chất của con người trong quá trình
tương tác theo tiến trình lịch sử. Từ đó tạo nên sắc thái, diện mạo riêng trong bản
sắc dân tộc của một nền văn hóa’’
-Văn hóa của một quốc gia là một phần của nền văn hóa của thế giới, thể hiện tính
dân tộc đặc trưng của mình và mang đến sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa
khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
6. Văn hóa là kết quả của học tập:
- Văn hóa không mang tính bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình học hỏi.
Gia đình, trường học, xã hội,… là nền tảng hình thành nên nét văn hóa riêng
biệt cho từng cá nhân.
-Đây là quá trình học tập này vừa mang tính “chủ động” và “bị động”
- Đối với mỗi cá nhân trong quá trình học tập của văn hóa cần phải có sự tiếp thu,
có chọn lọc những giá trị văn hóa xã hội, phù hợp với môi trường sống.
7. Văn hóa có khả năng lưu truyền:
-Mỗi xã hội, quốc gia có những nét văn hóa riêng biệt được bảo tồn lâu dài và
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hình thức truyền tải
như qua bảo tàng, thư viện, câu lạc bộ, lễ hội, ngày văn hóa…
-Văn hóa trong quá trình hội nhập cũng đã dần trở thành một loại hàng hóa
cần được hội nhập.
-Văn hóa được lưu truyền và gìn giữ thông qua hai phương thức: truyền
miệng và thông qua các văn bản.
-Ngày nay, quá trình lưu truyền và gìn giữ văn hóa còn thông qua các phương
tiện truyền thông, qua các hoạt động quốc tế.

II Chức năng của văn hóa:


-Có tác động đến toàn bộ hoạt động của con người trong cuộc sống.
-Tham gia vào việc duy trì các hệ thống xã hội.
-Tạo nên nét đặc trưng cho từng cá nhân (thông qua trình độ văn hóa xã hội),
những nét đẹp của từng loại bản sắc văn hóa riêng biệt.
=> Sau cùng, văn hóa được nảy sinh và phát triển từ trong các mối quan hệ qua lại
giữa con người và xã hội. Là sản phẩm của con người sau bao thời kì lịch sử đã đi
từ tích lũy, chắt lọc đến lưu truyền, kế thừa và phát huy của từng thế hệ này sang
thế hệ khác. Vì thế ta thấy được
-Văn hóa đã tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững, trật
tự an toàn xã hội.
- Văn hóa được lưu truyền qua các thế hệ thông qua quá trình xã hội hóa.
- Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác
xã hội của con người.
- Văn hóa biểu thị trình độ phát triển của xã hội và con người thông qua các
kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như những
giá trị vật chất và phi vật chất mà con người tạo ra.

Nội dung 3: CÁC THÀNH


TỐ CỦA VĂN HOÁ
I. Giá trị - Chuẩn mực
A. Khái niệm
• Giá trị:
- Kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể (con người).
- Những quan niệm về cái đúng, cái được mong muốn, đang có, ưa thích và được
cho là quan trọng.
- Có tính chất hướng dẫn và lựa chọn cho hành động.
- Mang sắc thái tình cảm và được chia sẻ trong cộng đồng
• Chuẩn mực:
- Quy tắc, quy phạm buộc con người phải tuân theo
- Thói quen, sự tự giác
- Luật bất thành văn
- Không dựa trên bắt buộc mang tính pháp lý

=> GIÁ TRỊ - CHUẨN MỰC ĐƯỢC THỰC HIỆN THÔNG QUA HÀNH
ĐỘNG CỦA CÁC VAI TRÒ XÃ HỘI VÀ VÌ VẬY GIÁ TRỊ CHUẨN MỰC
QUY ĐỊNH TÍNH THỐNG NHẤT CỦA CÁC VAI TRÒ XÃ HỘI, KIẾN
TẠO "SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI"

B. Văn hoá dân gian:


- Tác phẩm tinh thần mang tính biểu tượng phản ánh đời sống sinh hoạt của một
nhóm người trong xã hội
- Hình thành dựa trên những cơ sở khác nhau (nghề nghiệp, trình độ học vấn, giai
cấp, tôn giáo,...)
- Thể hiện vai trò hoà nhập cộng đồng giữ các nhóm văn hoá khác nhau và với cả
cộng đồng xã hội
- Sự khác biệt văn hoá không còn là vấn đề quan trọng trong việc giữ gìn và hợp
nhất văn hoá dân gian trong một cộng đồng xã hội lớn
C. Văn hoá nghệ thuật:
- Một loạt dạng thức thành văn của văn hoá, dưới sự sáng tạo và có khả năng
truyền đạt
- Còn được hiện như là các thiết chế văn hoá nhằm bảo lưu, phổ biến, tiêu thụ các
thành quả, sản phẩm văn hoá nghệ thuật, các nhà văn hoá, rạp chiếu bóng, thư
viện
D. Ngôn ngữ:
- Một trong những biểu hiện cơ bản nhất để phân biệt giữa con người và các hoạt
động khác
- Nhờ ngôn ngữ mà tư duy con người có thể chuyển giao và thu nhận từ giá trị,
chuẩn mực văn hoá các khuôn mẫu của hành vi cá nhân
- Yếu tố chủ chốt trong chuyển giao văn hoá
- Biểu tượng của nền văn hoá
- Mối liên hệ mật thiết của nền văn hoá
- Biết thêm một ngôn ngữ không chỉ là có thêm công cụ giao tiếp mà còn để bước
vào một nền văn hoá mới
E. Tín ngưỡng - Tôn giáo:
- Bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hoá
- Hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là một phạm trù lịch sử
- Có những tác động trở lại đối với văn hoá, đây là mối quan hệ hai chiều, cái này
vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của cái kia và ngược lại

Nội dung 4: CÁC LOẠI


HÌNH VĂN HÓA
(Chú thích: highlight là keywords, những phần trong ngoặc là phần ví dụ thêm cho
mỗi loại hình dùng để thuyết trình hoặc lấy hình ảnh)
Có 3 loại hình:
1. Tiểu văn hóa( Văn hóa phụ):
- Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội có những sắc thái riêng
nhưng về cơ bản không khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội.
( Vd: Trong bước tiến vượt bậc của công nghệ, người trẻ ngày nay không chỉ
tiếp thu kiến thức mới mà còn cả những tư duy vô cùng độc đáo. Những cá
nhân, nhóm người đi ngược với dòng chảy thông thường của xã hội, dám trở
nên khác biệt và mang bản lĩnh của mình đóng góp cho cộng đồng,... được
gọi chung là "tiểu văn hóa," hay subculture.)

- Tiểu văn hóa được chia làm 4 loại hình:


+) Tiểu văn hóa theo vùng địa lí: là một tiểu văn hóa được hình thành trên cơ
sở của các vùng lãnh thổ hay địa vực được một nhóm người cùng chia sẻ
trong quá trình sinh tồn.
+) Tiểu văn hóa theo đặc trưng của xã hội: xuất phát từ đặc trưng của con
người trong cơ cấu xã hội.
+) Tiểu văn hóa tôn giáo: đó là niềm tin vào sự siêu nhiên và những lí giải
thông thường không thể giải thích được.
+) Tiểu văn hóa nghề nghiệp: được ra đời từ thực tiễn của những người có
chung một nghề nghiệp. Mỗi hoạt động nghề nghiệp khác nhau, lâu dần sẽ
tạo cho chủ thể những thói quen khác nhau.
 Tiểu văn hóa chỉ đặc trưng văn hóa của những nhóm nhỏ. Một tiểu văn
hóa nào cũng có ảnh hưởng tới những tiểu văn hóa khác nhau.

2. Phản văn hóa:


- Trong khi tiểu văn hóa hướng tới bảo vệ những giá trị của nền văn hóa
chung thì phản văn hóa công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị của
nền văn hóa chung. Phản văn hóa có thể xem như một tập hợp các chuẩn
mực giá trị của một nhóm người trong xã hội- những người đối lập, xung
đột với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội.
- Phản văn hóa là một hiện tượng phi văn hóa được chủ thể hành xử không
theo chuẩn mực chung một cách hữu thức trong một nền văn hóa.

(Tục bắt vợ vốn dĩ là một phong tục đẹp của người dân tộc H’Mông, xuất phát từ
tình cảm 2 bên mà người nam có thể “bắt” người nữ về nhà để làm vợ. Tuy nhiên
phong tục này dần trở nên biến tướng và phản văn hóa khi việc bắt không xuất phát
từ tình cảm 2 phía, người nam cưỡng ép người nữ để về nhà làm vợ mình, người
nữ bị lôi kéo, ép buộc, không tự nguyện)

3. Văn hóa nhóm:


- Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình
thành trong nhóm.
- Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được
thiết lập và cùng với thời gian các quy chỉ được hình thành, các thông tin
được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện.
- Các nhóm nhỏ vừa có văn hóa hóa của riêng mình nhưng đồng thời cũng
là một phần của nền văn hóa toàn xã hội.
 Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung còn có thể có
những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau.(Như
văn hóa làm việc tại nơi công sở, văn hóa showbiz,…). Cũng có những ý
kiến cho rằng, văn hóa nhóm dùng để chỉ nền văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu
văn hóa.

You might also like