Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

1, Khi mua nhập khẩu NVL, thuế nhập khẩu sẽ được tính vào chi phí sản xuất

kinh doanh của DN.

Sai.Thuế NK là 1 khoản thuế không được hoàn lại, nên căn cứ theo nguyên tắc giá gốc, khi mua NK NVL,
thuế NK sẽ được tính vào giá ghi sổ của NVL.

2, Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì sẽ sử dụng các TK hàng tồn kho để ghi nhận

Sai. Kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kì, tình hình nhập xuất tồn sẽ không được phán ảnh
thường xuyên, nên không sử dung các TK hàng tồn kho để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh.

3, Trong trường hợp DN sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên thì giá trị
vật tư xuất kho sẽ khác với phương pháp kiểm kê định kì.

Sai. Phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kì chỉ khác nhau về phương pháp theo dõi và
hạch toán, còn giá trị vật tư xuất kho trong kì sẽ bằng nhau.

4, Khi thuê ngoài gia công chế biến, giá trị NVL nhập kho được xác định bằng toàn bộ chi phí thuê ngoài
gia công chế biến

Sai. Giá trị NVL nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến = Giá trị NVL xuất kho đem đi gia công chế
biến+CP thuê ngoài gia công chế biến

5, Nghiệp vụ xuất kho NVL đem đi góp vốn, nếu giá trị thỏa thận lớn hơn giá xuất kho, thì phần chênh
lệch ghi nhận vào TK 711

Đúng. Xuất kho NVL đem đi góp vốn là 1 nghiệp vụ không thường xuyên, nên khi giá thỏa thuận của
khoản vốn góp lớn hơn giá xuất kho của NVL thì phần chênh lệch là lãi sẽ được ghi nhận vào TK 711.

6, Mua NVL nhập kho phát hiện thiếu, thì giá trị thiếu trong định mức sẽ được hạch toán vào TK 152

Đúng. Hao hụt trong định mức là những hao hụt do nguyên nhân khách quan, nên phần hao hụt này sẽ
do DN chịu và hạch toán vào TK 152

7, Giá trị CCDC xuất kho thuộc loại phân bổ nhiều lần dùng cho sản xuất sẽ hạch toán vào TK 627

Sai. Giá trị CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần là chi phí dùng cho nhiều kì kế toán, nên khi xuất kho sẽ
được hạch toán vào TK 242 và cuối kì mới phân bổ vào TK 627.

8, Phụ cấp điện thoại, ăn ca là 1 trong những khoản phụ cấp được tính vào mức lương đóng bảo hiểm.

Sai. Theo quy định, phụ cấp điện thoại và ăn ca sẽ không được tính vào mức lương đóng BH.

9, Doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh

Đúng. Với những DN sản xuất điện thoại thông mình đòi hỏi phải đổi mới công nghệ liên tục, tránh lạc
hậu, lỗi thời, nên thường sẽ áp dụng phương pháp khấu hao nhanh TSCĐ.

10, Một trong những điểm khác nhau trong việc ghi nhận chi phí sửa chữa TSCĐ là chi phí sản xuất kinh
doanh giữa SCL ngoài kế hoạch và trong kế hoạch là thời điểm ghi nhận.

Đúng. Với SCL trong kế hoạch, DN sẽ tiến hành trích trước chi phí SCL vào CPSXKD tại các kì kế toán
trước. Còn với SCL ngoài kế hoạch, sau khi kết thúc quá trình sửa chữa, DN mới phân bổ CPSCL vào
CPSXKD.
11, Việc chi trả BHXH cho người lao động được hưởng BHXH trong kỳ không làm tăng chi phí của DN.

Đúng. BHXH trả cho người lao động do cơ quan bảo hiểm chi trả, DN chỉ chịu trách nhiệm trả hộ, do đó
không hạch toán vào CP của DN, nên cũng không làm tăng CP của DN.

12, Sau khi trích lập kinh phí công đoàn, doanh nghiệp được phép giữ lại một phần để chi tiêu cho hoạt
động công đoàn tại doanh nghiệp.

Đúng. Sau khi trích lập KPCĐ, một phần DN sẽ nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần sẽ giữ lại
để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại DN.

13, Những tài sản có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên thì được ghi nhận là TSCĐ.

Sai. Ngoài điều kiện nguyên giá phải được xác định 1 cách đánh tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở
lên, thì tài sản còn cần có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó thì mới đc ghi nhận là TSCĐ.

14, Đối với TSCĐ là quyền sử dụng đất vô thời hạn, doanh nghiệp không cần trích khấu hao

Đúng. Trong trường hợp quyền sử dụng đất không xác định được thời gian sử dụng cụ thể, thì không
trích KH cho TSCĐ này.

15, Sau khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, doanh nghiệp sẽ tiến hành trích các khoản
trích theo lương theo quy định

Sai. Các khoản trích theo lương sẽ được trích lập sau khi tiền lương nghỉ phép của công nhân thực tế
phát sinh.

16, Nghiệp vụ trao đổi 1 TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng lấy 1 TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý, có cùng giá
trị hợp lý được coi là trao đổi TSCĐ tương tự.

Sai. Tuy 2 TSCĐ có cùng giá trị hợp lý nhưng không cùng loại và không có cùng công dụng tương tự như
nhau, nên nghiệp vụ không được coi là trao đổi TSCĐ tương tự

17, Với phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao của TSCĐ hàng năm sẽ không thay đổi trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Đúng. Trong phương pháp khấu hao đường thẳng, thì các mức KH sẽ đều nhau, do đó, mức KH hàng
năm của TSCĐ sẽ bằng nhau và không thay đổi trong suốt tgian sử dụng hữu ích của TS.

18, Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp khấu hao TSCĐ nếu muốn.

Sai. Phương pháp tính khấu hao cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi
trong cách thức sử dụng tài sản đó.

19, Sửa chữa thường xuyên TSCĐ sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh

Đúng. Sửa chữa thường xuyên là những khoản có CP sửa chữa nhỏ, tác dụng trong TG ngắn nên sẽ được
ghi nhận luôn vào CPSXKD của DN.

20, Nâng cấp TSCĐ sẽ làm thay đổi nguyên giá của TSCĐ
Đúng. Nâng cấp TSCĐ nhằm mục đích kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ, nên sẽ làm thay đổi nguyên
giá.

21, Đối với chi phí sản xuất chung trong quá trình sản xuất, khi tính giá thành cho từng sản phẩm, cần
phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp.

Đúng. CPSXC là CP gián tiếp tập hợp được cho nhiều loại sản phẩm, do đó khi tính giá thành cần phân bổ
cho từng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp.

22, Khi đánh giá SPDD theo sản lượng ước tính hoàn thành tương đương, các chi phí chế biến với sản
phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang có tỷ lệ như nhau.

Sai. Chi phí chế biến là chi phí bỏ dần dần vào quá trình sản xuất, với SPHT thì chi phí chế biến được bỏ
toàn bộ, còn với SPDD thì chi phí chế biến được bỏ vào tương ứng với tỷ lệ hoàn thành của SP, do đó tỷ
lệ chi phí chế biến trong SPHT và SPDD là khác nhau.

23, Tiền lương nghỉ phép của công nhân nếu trích thừa thì sau đó sẽ được chia đều cho NLĐ trong doanh
nghiệp.

Sai. Khi trích thừa tiền lương nghỉ phép của công nhân thì phải tiến hành chuyển sang kì sau hoặc hoàn
nhập chi phí.

24, CPSX trong kì bao gồm: CP dở dang đầu kì, CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và CP dở dang cuối kì

Sai. CPSX trong kỳ bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC.

25, Doanh nghiệp mua bất động sản sau đó bán lại thì không được ghi nhận là TSCĐ của DN.

Đúng. BDS có 3 trường hợp: nếu mua về phục vụ cho hoạt động kinh doanh, làm nhà xưởng, làm trụ sở
văn phòng thì được ghi nhận là tscd, nếu mua về để bán ngay được ghi nhận vào hàng hóa, còn nếu mua
về để đầu tư, để cho thuê hoặc để chờ tăng giá mới bán thì ghi vào bds đầu tư.

26, Doanh nghiệp được giữ lại một phần quỹ bảo hiểm y tế để chi trả cho người lao động khi đi khám
chữa bệnh

Sai. Nộp hết lên cơ quan bảo hiểm hoặc dùng tiền đó để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động và
trường hợp chi trả bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm sẽ cấp lại cho DN

27, Tiền thuê nhà xưởng đã thanh toán trước được hạch toán là chi phí phải trả.

Sai. Chi phí trả trước

28, Dù doanh nghiệp có dùng phương pháp nào thì giá xuất kho NVL-CCDC cũng giống nhau

Sai. Có nhiều phương pháp xác định giá trị NVL- CCDC, mỗi phương pháp đều mang tính chất ước tính,
mỗi phương pháp ước tính giá trị khác nhau.

29, Hạch toán NVL-CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên không sử dụng TK 611

Đúng. Tài khoản 611 “Mua hàng” chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ.

30, TSCĐ luôn thuộc quyền sở hữu của DN


Sai. TSCD có thể thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê theo hình thức thuê tài chính. Trong
trường hợp thuê tài chính, TSCD sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán hết số
tiền thuê. Do đó, TSCD không phải luôn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

You might also like