0a44deba8fe084ca2108408a66f97c80_NGHỊ-LUẬN-VẤN-ĐỀ-XH-TỪ-TP-VĂN-HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Kiểu bài 5: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG

TÁC PHẨM VĂN HỌC


I. CẤU TRÚC:
PHẦN NỘI DUNG
Mở bài 1. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
2. Nêu vấn đề cần nghị luận và tên tác phẩm chứa đựng vấn đề cần nghị luận
1. Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm:
1.1. Nêu biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm
1.2. Nêu ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm
Thân bài 2. Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống (cần kết hợp giữa lí lẽ và dẫn
chứng):
2.1. Nêu thực trạng của vấn đề
2.2. Nêu giải pháp
1. Đánh giá khái quát vấn đề và tác phẩm chứa đựng vấn đề ở đề bài
Kết bài 2. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Bản thân nhận thức được điều gì?
- Từ nhận thức đó sẽ có hành động như thế nào?

II. THỰC HÀNH


Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận về cách chung sống hòa hợp với môi trường tự
nhiên được gợi ra từ truyện ngắn “Kiến và người” của Trần Duy Phiên.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
1. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Cuộc sống hiện đại ngày càng đặt ra cho con
người nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết.
2. Nêu vấn đề cần nghị luận và tên tác phẩm chứa đựng vấn đề cần nghị luận: Một
trong những vấn đề đó là cách chung sống hòa hợp của con người với môi trường tự
nhiên. Vấn đề này đã được tác giả Trần Duy Phiên gửi gắm một cách tha thiết qua truyện
ngắn “Kiến và người”.
II. THÂN BÀI
1. Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm:
1.1. Nêu biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm:
Vấn đề cách chung sống hòa hợp giữa con người với tự nhiên được đặt ra một cách vô
cùng mạnh mẽ, gay gắt trong tác phẩm: Do xâm phạm một cách thô bạo đến tự nhiên, mà
cụ thể là đến môi trường sinh sống của đàn kiến, con người đã bị đàn kiến tấn công dữ
dội, phải tháo chạy và thiêu rụi tất cả gia sản của mình. Thậm chí, nhân vật người mẹ
trong tác phẩm sau đó đã chết vì nọc độc của kiến.
1.2. Nêu ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm:
- Thông qua cuộc chiến giữa con người và đàn kiến, truyện ngắn Kiến và người đưa ra
lời cảnh báo về hậu quả của việc phá hủy môi trường sống, khiến cho con người và các
sinh vật khác phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng và đau lòng.
- Với thông điệp ý nghĩa, tác phẩm Kiến và người đã góp phần nâng cao nhận thức của
chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
2. Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống:
2.1. Nêu thực trạng của vấn đề:
Trong doi song, van de nay cung dang la van de lam nhuc nhoi trong xa hoi
Hiện nay, con người đang ngày càng mất đi ý thức về việc chung sống hòa hợp với
thiên nhiên. Cụ thể:
- Con người tàn phá rừng, tàn phá môi trường sống của nhiều loài động vật, dẫn đến
mất cân bằng sinh thái, các hiểm họa thiên nhiên ngày càng diễn ra thường xuyên và đáng
sợ hơn.
- Con người xả khí thải, rác thải, các chất độc hại,… vào môi trường tự nhiên, gây ô
nhiễm không khí, nguồn nước, đe dọa sự tồn tại của hệ sinh thái biển.

Tai sao phai bve mt:


- Mang lai loi ich nao
- thien nhien mang lai cho cta…
2.2. Nêu giải pháp:
- Cần nâng cao ý thức của mọi người về tầm quan trọng của việc chung sống hòa hợp
với môi trường tự nhiên, bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của xã hội loài
người.
- Cần ngăn chặn, xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm, phá hoại môi
trường tự nhiên.
- Cần có những hành động tích cực nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên: không chặt phá
rừng, không xả rác bừa bãi, không xả thải các chất độc hại vào môi trường; đẩy mạnh các
hoạt động bảo vệ môi trường.
III. KẾT BÀI
1. Đánh giá khái quát vấn đề và tác phẩm chứa đựng vấn đề ở đề bài: Kiến và người là
một lời cảnh báo mạnh mẽ về hậu quả thảm khốc nếu con người không biết chung sống
hòa hợp với môi trường tự nhiên.
2. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Nhận thức: Hiểu được tầm quan trọng của việc chung sống hòa hợp với môi trường
tự nhiên.
- Hành động: Có những việc làm nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự xâm phạm,
phá hoại môi trường tự nhiên.
Kiểu bài 6: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT HOẶC TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. CẤU TRÚC:
PHẦN NỘI DUNG
Mở bài 1. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
2. Nêu vấn đề cần nghị luận và tên tác phẩm chứa đựng vấn đề cần nghị luận
1. Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm:
1.1. Nêu biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm
1.2. Nêu ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm
Thân bài 2. Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống (cần kết hợp giữa lí lẽ và dẫn
chứng):
2.1. Nêu thực trạng của vấn đề
2.2. Nêu giải pháp
1. Đánh giá khái quát vấn đề và tác phẩm chứa đựng vấn đề ở đề bài
Kết bài 2. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Bản thân nhận thức được điều gì?
- Từ nhận thức đó sẽ có hành động như thế nào?

II. THỰC HÀNH


Đề bài: Từ truyện “Chí Phèo” (Nam Cao), hãy bàn về tình yêu thương giữa con
người với con người trong cuộc sống hiện nay.

DÀN Ý CHI TIẾT


I. MỞ BÀI
1. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Gor-ki nói: “Văn học là nhân học”. Từ xưa đến
nay, những tác phẩm văn học lớn luôn là những tác phẩm hướng đến ca ngợi tình yêu
thương giữa con người với con người.
2. Nêu vấn đề cần nghị luận và tên tác phẩm chứa đựng vấn đề cần nghị luận: Trong
nền văn học Việt Nam hiện đại, “Chí Phèo” có thể coi là một kiệt tác mà qua đó, ta thấy
được sức mạnh kì diệu của tình yêu thương trong cuộc sống.
II. THÂN BÀI
1. Phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm:
1.1. Nêu biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm:
Trong tác phẩm “Chí Phèo”, tình yêu thương được thể hiện qua tình yêu của Thị Nở
dành cho Chí Phèo: đó cái đêm gặp gỡ kì lạ ở bờ sông, nhưng quan trọng nhất là sự quan
tâm, chăm sóc của thị đối với Chí khi Chí ốm đau, mà chi tiết tiêu biểu là bát cháo hành.
1.2. Nêu ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm
Tình yêu thương của Thị Nở đối với Chí Phèo có sức mạnh thật kì diệu:
- Nó làm cho Chí Phèo thức tỉnh, nhận thức được sự già nua, đơn độc, yếu đuối trong
những ngày sắp tới của mình.
- Nó làm Chí Phèo cho Chí nhận thức được những tội ác mà mình đã gây ra, những lỗi
lầm mà mình đã phạm phải trong cuộc đời.
- Quan trọng nhất, nó làm cho Chí Phèo tỉnh ngộ và khát khao được trở lại làm người
lương thiện.
2. Bàn luận:
2.1. Tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay:
a. Mặt tích cực: trong xã hội hiện nay, có rất nhiều những con người biết coi trọng tình
cảm, biết sống yêu thương người khác (nêu một số ví dụ).
b. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những biểu hiện trái ngược đáng phê phán:
- Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ cuộc sống nhanh, con người chạy theo vật chất
khiến cho đôi khi người ta quên đi mất những thứ quý giá của cuộc đời, một trong những
thứ đó chính là tình yêu thương.
- Ngày càng nhiều gia đình đổ vỡ, những người thân thích họ hàng trở nên lạnh nhạt,
thậm chí thù hằn nhau vì đồng tiền.
- Ngày càng có nhiều người vô cảm, thờ ơ trước số phận của người khác.
2.2. Giải pháp:
- Mỗi người cần ý thức được sức mạnh, tầm quan trọng của tình yêu thương đối với
bản thân cũng như đối với tha nhân, để từ đó mà biết sống một cách nhân ái.
- Cần lựa chọn và kết giao với những người tốt, những người sống biết quan tâm và
yêu thương người khác, để từ đó học tập ở họ đức tính thương người.
- Đọc những tác phẩm văn học mang tính nhân văn để bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách.
III. KẾT BÀI
1. Đánh giá khái quát vấn đề và tác phẩm chứa đựng vấn đề ở đề bài:
Tác phẩm “Chí Phèo” quả thực là một bài ca về sức mạnh của tình yêu thương. Qua
tác phẩm ấy và qua thực tiễn cuộc sống, ta thấy tình yêu thương giữa con người đối với
con người có một ý nghĩa vô cùng to lớn.
2. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
- Nhận thức: Bản thân thấy được sự cần thiết phải có tình yêu thương khi đối xử với
tha nhân.
- Hành động: Bản thân sẽ học cách sống yêu thương người khác, bắt đầu từ những
người trong gia đình, bạn bè, thầy cô, và sau đó đến cả những thành viên khác trong xã
hội.

You might also like