Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 244

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

Ths. Mai Quốc Tuấn, Ths. Nguyễn Lan Anh


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI


ThS. Mai Quốc Tuấn


TS. Nguyễn Lan Anh

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: ĐỊA LÝ DU LỊCH


NGÀNH: QUẢN TRỊ LỮ HÀNH, HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP

(Lưu hành nội bộ)

Ban hành kèm theo Quyết định số: ……. /QĐ-CĐDLHN ngày … tháng …
năm ……… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Hà Nội - 2018
Địa lý du lịch

LỜI GIỚI THIỆU


Giáo trình Địa lý du lịch này được chỉnh lý và tái bản từ Giáo trình Địa lý
và tài nguyên du lịch xuất bản năm 2008, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học
tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội
trong tình hình mới. Với gần một thập kỷ qua, sự phát triển du lịch nói chung và
lượng thông tin về du lịch, về địa lý du lịch đã có nhiều thay đổi, phong phú về
nội dung, đa dạng về hình thức, đòi hỏi chúng ta luôn phải cập nhật trong học
tập, giảng dạy và nghiên cứu.
Phương châm biên soạn của Giáo trình là trên cơ sở kế thừa những tài
liệu giảng dạy trước đó và các nguồn tài liệu khác về du lịch được chọn lọc,
tổng hợp những kiến thức, thông tin và hệ thống hoá theo lãnh thổ của địa lý du
lịch, bổ sung những kiến thức, thông tin, tư liệu mới đảm bảo tính thực tiễn, phù
hợp với chương trình đào tạo của nhà trường và chương trình của môn học.
Giáo trình Địa lý du lịch phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học chuyên
ngành Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch của các hệ đào tạo và được coi là
môn cơ sở chuyên ngành. Do vậy, việc biên soạn nội dung kiến thức của giáo
trình được xem xét để phù hợp với sinh viên và kết hợp tốt với các môn học khác
trong hệ thống chương trình đào tạo và hệ thống kiến thức được học của sinh
viên. Do đặc thù của môn học nên các tư liệu được tham khảo, thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau và là những nguồn tin cậy. Giáo trình cố gắng trình bày kiến
thức lí luận ngắn gọn, trọng tâm phản ánh được rõ nét nhất bức tranh địa lý du
lịch của Việt Nam và thế giới trong thời kỳ hiện đại.
Nội dung của Giáo trình khá phong phú, được kết cấu thành 3 phần với 7
chương. Phần một, trình bày quan niệm về tài nguyên du lịch, đặc điểm của tài
nguyên du lịch nói chung và liên hệ với Việt Nam. Mục đích chính của chương
là trang bị những kiến thức lí luận cơ bản về tài nguyên du lịch, đặc điểm và ý
nghĩa của các loại tài nguyên du lịch; Phần hai, trình bày về địa lý du lịch Việt
Nam, khái quát tình hình, thực trạng phát triển du lịch nước ta, tập trung nghiên
cứu, phản ánh các yếu tố của các vùng du lịch; Phần ba, giới thiệu khái quát
tình hình phát triển, phân bố của du lịch thế giới và địa lý du lịch của một số
nước tiêu biểu của các khu vực du lịch trên thế giới. Nhờ đó, sinh viên sẽ thấy
được bức tranh chung về du lịch thế giới và qua đó, nhìn nhận về du lịch nước
ta được đầy đủ và khách quan.

i
Địa lý du lịch
Những trang cuối là 9 phụ lục, gồm các bảng tư liệu và các đối tượng là
tài nguyên du lịch Việt Nam được hệ thống theo lãnh thổ để minh hoạ cho các
bài giảng.
Mở đầu và kết thúc mỗi chương đều có phần mục đích, nội dung chính và
câu hỏi ôn tập, thảo luận định hướng cho việc dạy và học của giảng viên và sinh
viên.
Chịu trách nhiệm biên soạn: Mai Quốc Tuấn viết các chương 1,3,4,5,7;
Nguyễn Lan Anh viết các chương 1,2,3,5,6.
Đây cũng mới chỉ là những kiến thức cơ sở cho sinh viên và giúp sinh
viên học tiếp các môn học chuyên ngành. Mặt khác, môn học này giúp người
học đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu tài nguyên, địa lý du lịch nước ta, các địa
phương và các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Cùng với việc dùng
giáo trình, người học kết hợp tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác liên quan như
sách ,báo chí, internet, băng đĩa tư liệu… để củng cố, cập nhật và làm phong
phú tri thức.
Để sử dụng có hiệu quả giáo trình này, luôn cần phải có Atlat địa lý Việt
Nam, Atlat địa lý thế giới. Bởi kiến thức địa lý và bản đồ địa lý luôn song hành
với nhau, kiến thức gắn với thực địa, giúp ta củng cố kiến thức vững chắc hơn.
Thực địa luôn là phương pháp học tập hiệu quả nhất đối với học Địa lí. Do vậy,
trong quá trình dạy và học cần tận dụng tối đa cơ hội đi tham quan, khảo sát
thực tế cho HSSV..
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong biên soạn song Giáo trình sẽ còn có những
khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của bạn đọc và đồng
nghiệp.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tham gia biên soạn
Đồng chủ biên
1. ThS. Mai Quốc Tuấn
2. TS. Nguyễn Lan Anh

ii
Địa lý du lịch

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... vi
BÀI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỊA
LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH ........................................................................ 1
0.1 Đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch ..................................................... 1
0.2 Nhiệm vụ của địa lý và tài nguyên du lịch .................................................. 2
0.3 Các phương pháp nghiên cứu...................................................................... 2
PHẦN MỘT: TÀI NGUYÊN DU LỊCH .............................................................. 5
CHƯƠNG 1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH ............................................................... 5
1.1 Quan niệm về Tài nguyên du lịch ............................................................... 5
1.2 Ý nghĩa, vai trò của Tài nguyên du lịch ...................................................... 8
1.3 Đặc điểm của Tài nguyên du lịch............................................................... 9
1.4 Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên và
môi trường. ...................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN......................................... 15
2.1 Quan niệm về Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................... 15
2.2 Các loại hình tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................. 16
CHƯƠNG 3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA ........................................ 31
3.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch văn hóa ................................................. 31
3.2 Các loại tài nguyên du lịch văn hóa ......................................................... 32
PHẦN HAI: ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM .................................................. 47
CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
............................................................................................................................. 47
4.1 Đặc điểm phát triển của ngành du lịch ...................................................... 47
4.2 Quy hoạch không gian du lịch .................................................................. 52

iii
Địa lý du lịch
4.3 Khách du lịch ........................................................................................... 53
4.4 Cơ sở lưu trú du lịch .................................................................................. 57
4.5 Thu nhập du lịch ........................................................................................ 59
CHƯƠNG 5. CÁC VÙNG DU LỊCH ................................................................ 60
5.1 Một số khái niệm liên quan với tổ chức lãnh thổ du lịch ............................. 60
5.2 Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc bộ................................................... 61
5.3 Vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc ................ 74
5.4 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ. ..................................................................... 92
5.5 Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ .................................................. 110
5.6 Vùng du lịch Tây Nguyên ................................................................... 12727
5.7 Vùng du lịch Đông Nam Bộ.................................................................... 133
5.8 Vùng du lịch Tây Nam Bộ ................................................................. 14040
PHẦN BA: ĐỊA LÍ DU LỊCH THẾ GIỚI ................................................... 1499
CHƯƠNG 6. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÍ CỦA DU
LỊCH THẾ GIỚI TRONG THỜI KÌ HIỆN ĐẠI .............................................. 149
6.1 Tình hình phát triển du lịch thế giới...................................................... 1499
6.2 Sự phân bố địa lí du lịch của các khu vực thế giới ............................... 1522
6.3 Du lịch khu vực Đông Nam Á .............................................................. 1555
6.4 Một số vấn đề của du lịch thế giới ........................................................ 1566
CHƯƠNG 7. ĐỊA LÍ DU LỊCH MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ........... 1599
7.1 Vương quốc Liên hiệp Anh ................................................................... 1599
7.2 Cộng hoà Pháp ........................................................................................ 168
7.3 Cộng hoà Italia ..................................................................................... 1755
7.4 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ........................................................................ 185
7.5 Liên bang Australia ............................................................................... 1933
7.6 Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ............................................................. 1977
7.7 Vương quốc Thái Lan ........................................................................... 2099
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 2144
PHỤ LỤC

iv
Địa lý du lịch

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

ATK An toàn khu

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

SCN Sau công nguyên

TP Thành phố

v
Địa lý du lịch

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam 28
Bảng 3.1. Danh mục các di sản thế giới của Việt Nam 33
Bảng 3.2. Năm du lịch quốc gia Việt Nam 45
Bảng 4.1. Khách du lịch từ năm 1991 đến 2015 54
Bảng 4.2. 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam 56
Bảng 4.3. Cơ cấu khách du lịch theo phương tiện và mục đích du lịch 57
Bảng 4.4. Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2015 58
Bảng 4.5. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao 58
Bảng 4.6. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2015 59
Bảng 6.1. Khách du lịch và thu nhập du lịch của thế giới 149
Bảng 6.2. Các quốc gia hàng đầu về đón khách du lịch quốc tế 149
Bảng 6.3. Các quốc gia hàng đầu về doanh thu du lịch 150
Bảng 6.4. Khách du lịch quốc tế của các khu vực 153
Bảng 6.5. Thị trường gửi kháchdu lịch quốc tế của các khu vực 153
Bảng 6.6. Thu nhập du lịch của các khu vực 153
Bảng 6.7. Chi tiêu du lịch của thế giới và các khu vực năm 2000 153
Bảng 6.8. Các quốc gia hàng đầu về chi tiêu du lịch năm 2000 154
Bảng 6.9. Các quốc gia hàng đầu về chi tiêu du lịch năm 2014 154
Bảng 6.10. Khách du lịch quốc tế và thu nhập du lịch của các nước 155
Đông Nam Á

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Khách du lịch quốc tế và nội địa 55


Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số khách theo mục đích du lịch 57

vi
Địa lý du lịch
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: ĐỊA LÝ DU LỊCH

Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Là môn học bắt buộc thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành trong
chương trình đào tạo hệ cao đẳng, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

- Tính chất: Là môn học lý thuyết kết hợp với thực hành, thảo luận, bài
tập, đánh giá kết quả bằng hình thức thi hết môn.

Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức: Người học trình bày được các kiến thức cơ bản về các
khái niệm và kiến thức cơ bản về tài nguyên du lịch; Phân loại và đánh giá tài
nguyên du lịch, phân bố các loại tài nguyên du lịch chủ yếu ở nước ta và thế
giới; Hiểu và đánh giá hiện trạng, xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt
Nam trên các lĩnh vực: chiến lược, qui hoạch phát triển, khách và thị trường
khách...Phân tích được đặc điểm chung, tài nguyên và sản phẩm du lịch của các
vùng du lịch Việt Nam; Biết được khái quát tình hình phát triển du lịch thế giới
và địa lí du lịch một số nước trong thời kỳ hiện đại.

- Về kỹ năng: Người học được rèn luyện phương pháp học, tự học và
nghiên cứu; Thành thạo phương pháp sử dụng bản đồ du lịch, vẽ và phân tích
các loại biểu đồ trong nội dung môn học; Rèn kỹ năng liên hệ thực tiễn.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học áp dụng các kiến thức đã
học vào thực tế; Có nhận thức đúng đắn về vấn đề khai thác tài nguyên và phát
triển du lịch.

vii
Địa lý du lịch
BÀI MỞ ĐẦU
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH

0.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH


Địa lý du lịch là một ngành khoa học tương đối non trẻ. Vào đầu thế kỷ
XX xuất hiện một số công trình nghiên cứu về địa lý nghỉ ngơi. Trong các công
trình mô tả địa lý các nước, các vùng có chứa đựng một lượng thông tin đáng kể
về du lịch. Quá trình hình thành Địa lý du lịch như một ngành khoa học bắt đầu
vào nửa sau của thập kỷ 30, thế kỷ XX.
Từ khi ra đời đến nay, đối tượng nghiên cứu của Địa lý du lịch có nhiều
thay đổi với những quan niệm khác nhau và ngày càng rõ nét và cụ thể.
Từ những quan niệm không đầy đủ, cho rằng đối tượng của Địa lý du lịch
là chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên của môi trường địa lý
với những kiểu nhất định của cảnh quan tự nhiên với tình hình và khả năng sử
dụng tài nguyên ấy trong hiện tại và tương lai (M. Milesca, 1963); hoặc Địa lý
du lịch nghiên cứu những tiền đề tổng hợp cho việc hình thành các luồng du lịch
và những khác biệt của chúng theo lãnh thổ (C. Petrescu, 1973); dần dần đối
tượng nghiên cứu của Địa lý du lịch đã hoàn thiện hơn. Địa lý du lịch tập trung
chủ yếu vào nghiên cứu tài nguyên du lịch và các hoạt động kinh tế gắn với du
lịch (Buchơvarôp, 1975,1979).
Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, các quan điểm thấm sâu vào
nhiều ngành khoa học và dĩ nhiên cả địa lý học. Có thể hiểu đối tượng nghiên
cứu của Địa lý du lịch như sau:
Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch, phát hiện qui luật
hình thành và phát triển của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và nêu lên các
biện pháp để hệ thống đó hoạt động một cách tối ưu.
Hệ thống lãnh thổ du lịch - đối tượng nghiên cứu của Địa lý du lịch, là
một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt
chẽ. Theo I.I. Pirôgiơnic (1985), hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống địa lý xã
hội gồm 5 thành phần: khách du lịch; tài nguyên du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở
kỹ thuật phục vụ du lịch; cán bộ, nhân viên phục vụ; và cơ quan điều khiển.
- Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu
đối với các thành phần khác của hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội, nhân
khẩu, dân tộc…) của khách du lịch. Phân hệ này được đặc trưng bởi cấu trúc,
lượng nhu cầu, tính mùa, tính lựa chọn và tính đa dạng của các luồng khách du
lịch.

1
Địa lý du lịch
- Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa tham gia hệ thống này với tư
cách là tài nguyên và điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Phân hệ
này được đặc trưng bởi độ tin cậy, sức chứa, tính ổn định và tính hấp dẫn.
- Phân hệ cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo cuộc sống bình thường của
khách du lịch (ăn, ở, đi lại…) những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, nghiên
cứu khoa học…). Toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật là một trong những tiền đề cho
sự hoạt động của toàn hệ thống.
- Phân hệ cán bộ phục vụ haòn thành chức năng phục vụ khách và đảm
bảo cho toàn hệ thống hoạt động một cách bình thường. Đặc trưng của phân hệ
này là số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân
viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động.
- Phân hệ điều khiển có nhiệm vụ giữ cho toàn hệ thống và từng phân hệ
hoạt động tối ưu.
0.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1. Nghiên cứu tổng hợp mọi loại tài nguyên du lịch, sự kết hợp của chúng
theo lãnh thổ và xác định phương hướng cơ bản của việc khai thác các loại tài
nguyên ấy.
2. Nghiên cứu nhu cầu du lịch phụ thuộc vào đặc điểm xã hội của dân cư
và đưa ra các chỉ tiêu phân hoá theo lãnh thổ về cấu trúc cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Căn cứ vào nhu cầu du lịch và nguồn tài
nguyên vốn có của lãnh thổ, tính toán để xây dựng cơ cấu hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch thích hợp.
3. Xác định cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch, bao gồm:
- Cấu trúc sản xuất - kỹ thuật của hệ thống lãnh thổ du lịch phù hợp với
nhu cầu du lịch và tài nguyên.
- Các mối liên hệ giữa hệ thống lãnh thổ du lịch với các hệ thống khác.
- Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du
lịch, phản ánh những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu du lịch, tài nguyên và
phân công lao động trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
0.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch như là một thành tạo toàn vẹn lãnh thổ có sự lựa
chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng là
phục hồi sức khoẻ, thể lực và tinh thần của con người. Hệ thống lãnh thổ du lịch

2
Địa lý du lịch
được tạo thành bởi nhiều phân hệ khác nhau: khách du lịch; tài nguyên du lịch;
cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; cán bộ, nhân viên phục vụ; và
cơ quan điều khiển.
Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch có đặc điểm tổng hợp với tính đa dạng
và phức tạp của các mối quan hệ, của các chức năng xã hội, điều kiện và yếu tố
phát triển, của các hình thức tổ chức theo lãnh thổ. Việc sử dụng phương pháp
tiếp cận hệ thống cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng
nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, đưa ra các chỉ tiêu thích
hợp, xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch. Phân tích hệ thống
còn nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của hệ thống lãnh
thổ du lịch trong quá trình tác động qua lại giữa các thành phần, cũng như cả
hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh.
2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Là một phương pháp của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du
lịch để tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ
chức lãnh thổ du lịch. Trong nhiều trường hợp nó là phương pháp duy nhất để
thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các
phương pháp phân tích khác.
3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp này cũng là phương pháp truyền thống của địa lý học, gắn
liền với nghiên cứu địa lý du lịch. Bản đồ không chỉ phản ánh những đặc điểm
không gian về nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch mà còn
là cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt động
của toàn bộ hệ thống. Tính hệ thống của đối tượng mà địa lý du lịch nghiên cứu
đòi hỏi phải sử dụng các mô hình bản đồ, phân tích liên hợp các xêri bản đồ.
4. Phương pháp phân tích toán học
Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc nghiên cứu hệ thống
lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Với lượng thông tin rất lớn nhờ máy
tính điện tử đã rút ngắn thời gian xử lý tư liệu, nhất là với những tư liệu phức
tạp. Phương pháp thống kê mẫu dùng để nghiên cứu khả năng chọn lọc trong du
lịch. Phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các nhân tố và
ảnh hưởng của chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ du lịch.
5. Phương pháp xã hội học

3
Địa lý du lịch
Có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu địa lý du lịch vì tính chất xã hội của
đối tượng nghiên cứu. Phổ biến nhất là phương pháp hỏi ý kiến trực tiếp hoặc gián
tiếp qua phiếu điều tra, phương pháp quan sát cá nhân, nghiên cứu tài liệu.
6. Phương pháp so sánh
Là tập hợp các phương pháp tính toán nhằm phân tích, lập kế hoạch, dự
báo sự phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch có chú ý tới khối lượng, cơ cấu
nhu cầu, tài nguyên và sức chứa của cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.
Phương pháp này cũng có thể dùng để tính toán mức thu nhập của dân cư và chi
phí của họ cho hoạt động du lịch, đảm bảo nguồn lao động, xác định qui mô cần
thiết của các lãnh thổ du lịch, tối ưu hoá các luồng du lịch giữa các vùng du lịch.

4
Địa lý du lịch

PHẦN MỘT: TÀI NGUYÊN DU LỊCH


CHƯƠNG 1
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được các khái niệm cơ bản về Tài nguyên du lịch.
- Nêu được ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch.
- Xác định và phân tích được đặc điểm của tài nguyên du lịch.
- Trình bày được các nội dung về quan niệm và nguyên tắc phát triển
du lịch bền vững.
- Liên hệ thực tiễn đặc điểm tài nguyên du lịch của Việt Nam

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Khái niệm tài nguyên du lịch.
- Ý nghĩa, vai trò và đặc điểm của tài nguyên du lịch.
- Đặc điểm tài nguyên du lịch
- Phát triển du lịch bền vững.

1.1 Quan niệm về Tài nguyên du lịch


1.1.1 Quan niệm về tài nguyên
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn năng lượng,
nguyên liệu, các thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ có liên quan mà
con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Từ sự hình thành, tài nguyên được phân thành hai loại: Tài nguyên thiên
nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên văn hóa gắn liền với các
nhân tố con người và xã hội.
Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo
được và tài nguyên không tái tạo được:
Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên có thể duy trì hoặc tự bổ
sung một cách liên tục nếu được khai thác và quản lý tốt như: năng lượng mặt
trời, gió, nước, sinh vật, đất đai...

5
Địa lý du lịch
Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn, sẽ bị mất đi hoặc
hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính ban đầu sau quá trình khai thác
và sử dụng. Phần lớn các nhiên liệu, khoáng sản, các thông tin di truyền đã bị
biến đổi ... là các tài nguyên không tái tạo được.
1.1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. (Luật
du lịch, 2005)
Như vậy, tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói
chung, bao gồm hai dạng là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch, tài
nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài
nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu
quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Tài nguyên du lịch bao gồm các đối tượng, hiện tượng vốn có trong môi
trường tự nhiên hoặc do con người tạo nên trong quá trình phát triển lịch sử, văn
hoá, kinh tế, xã hội. Chúng luôn luôn tồn tại, gắn liền với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, tạo nên những nét
đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát
hiện, được khai thác và được sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng
trở thành tài nguyên du lịch. Ví dụ như rừng nguyên sinh Cúc Phương là vườn
quốc gia đầu tiên của nước ta (năm 1966). Cũng từ thời điểm đó, khi tính đa
dạng sinh học của vườn quốc gia được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch
thì khu rừng nguyên sinh này đã trở thành một điểm tài nguyên du lịch đặc sắc,
một điểm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch trong nước và quốc
tế. Năm 1993, động Thiên Cung - một động đá vôi nguyên sơ, kỳ ảo ở vịnh Hạ
Long - đã được phát hiện, khai thác, sử dụng và trở thành một điểm du lịch mới
hấp dẫn, làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch của khu du lịch nổi tiếng
này…
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên
du lịch chưa khai thác.
Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào:

6
Địa lý du lịch
- Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên
vốn có và còn tiềm ẩn.
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
du lịch. Các nhu cầu này ngày càng lớn và đa dạng, phụ thuộc vào mức sống và
trình độ dân trí. Ví dụ: vào những năm 60, du lịch biển ở nước ta chủ yếu là tắm và
nghỉ dưỡng thì ngày nay các sản phẩm du lịch biển đã đa dạng hơn, bao gồm cả bơi
lội, lướt ván, chèo thuyền, lặn tham quan các hệ sinh thái biển...
- Trình độ phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật đã tạo ra các điều kiện,
phương tiện để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Ví dụ, nhờ có các tàu ngầm
chuyên dụng khách du lịch có thể tham quan khám phá những điều kỳ diệu của
đại dương một cách dễ dàng...
Như vậy, cũng giống như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là
một phạm trù lịch sử với xu hướng ngày càng được mở rộng. Sự mở rộng này
tuỳ thuộc ít nhiều vào yêu cầu phát triển du lịch, vào những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, vào sự đầu tư, vào các sáng kiến và sở thích của con người.
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác, nhiều dạng tài
nguyên còn đang tồn tại dưới dạng tiềm năng do:
- Chưa được nghiên cứu, điều tra và đánh giá đầy đủ.
- Chưa có nhu cầu khai thác.
- Tính đặc sắc của tài nguyên thấp chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để tiến
hành khai thác, hình thành các sản phẩm du lịch.
- Các điều kiện tiếp cận hoặc phương tiện khai thác còn hạn chế, do đó
chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác.
- Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác.
Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, di tích cách mạng
mặc dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác để phục vụ du lịch. Nhiều
khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miền
Trung, nhiều lễ hội hấp dẫn v.v... vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng du lịch do
chưa có đủ điều kiện khai thác để đưa vào sử dụng.
Ngược lại, tài nguyên du lịch cũng có thể bị biến dạng hoặc mất đi không
còn có khả năng phục vụ du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai,
chiến tranh hoặc do ý thức khai thác, sử dụng của con người. Đặc biệt, sự ô nhiễm
môi trường, biến đổi khí hậu và sự khai thác tài nguyên quá mức đang diễn ra rất
phức tạp đã và đang có tác động xấu tới tài nguyên và môi trường nói chung.

7
Địa lý du lịch
1.2 Ý nghĩa, vai trò của Tài nguyên du lịch
1.2.1 Ý nghĩa
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
du lịch. Thật khó hình dung, nếu không có tài nguyên du lịch hoặc tài nguyên du
lịch quá nghèo nàn mà hoạt động du lịch lại có thể phát triển mạnh mẽ.
1.2.2 Vai trò
Vai trò của tài nguyên du lịch đối với các hoạt động du lịch được thể hiện
ở các mặt sau:
- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể
đến tài nguyên du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản
phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn mà phải phong phú,
đa dạng, đặc sắc và mới mẻ.
Chính sự phong phú của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự đa dạng của sản
phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng đặc sắc độc đáo thì giá trị của sản phẩm
du lịch và sự hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Có thể nói chất lượng của tài
nguyên du lịch là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của sản phẩm du lịch và hiệu
quả của hoạt động du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Trong quá trình phát triển du lịch để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và
thoả mãn các mục đích của khách du lịch, các loại hình du lịch mới cũng không
ngừng xuất hiện và phát triển.
Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du
lịch. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của
điều kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Không có những hang
động ngầm bí ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trở, những cánh rừng nguyên sinh
âm u, hoang vắng thì không thể xuất hiện loại hình du lịch thám hiểm. Không có
những rạn san hô và thế giới sinh vật thuỷ sinh muôn màu muôn vẻ ngập chìm
dưới làn nước trong xanh thì không thể có loại hình du lịch ngầm dưới biển.
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh
thổ du lịch.
Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh
một tổ chức không gian du lịch nhất định.

8
Địa lý du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không gian của các
yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du
lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ
cán bộ công nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch.
Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau, từ điểm du lịch
tới trung tâm du lịch và vùng du lịch. Dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du
lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cũng là
yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp
dẫn du lịch, tạo điều kiện để khai thác một cách có hiệu quả nhất các tiềm năng
của nó.
Do đặc điểm phân bố của tài nguyên du lịch, trong tổ chức lãnh thổ du
lịch đã hình thành nên các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch
và các tuyến du lịch. Từ các tuyến điểm du lịch này, trong quá trình khai thác sẽ
lựa chọn, sắp xếp thành các tour du lịch tức là các sản phẩm du lịch cụ thể cung
cấp cho khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu
quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong mọi
hoạt động du lịch nói chung.
1.3 Đặc điểm của Tài nguyên du lịch
1.3.1 Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng
Không giống với các loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong
phú và đa dạng. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của sản phẩm
du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ví dụ, đối với loại
hình tham quan, nghiên cứu để phục vụ cho nhu cầu nâng cao nhận thức của
khách du lịch thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội, tập quán sinh hoạt của
vùng quê, các di tích lịch sử - văn hoá, các bản làng dân tộc miền núi, các viện
bảo tàng, các thành phố, các hồ nước, thác nước, núi non, hang động hay những
cánh rừng nguyên sinh có tính đa dạng sinh học cao. Đối với các loại hình du
lịch nghỉ mát, chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ thì tài nguyên du
lịch cần khai thác các bãi biển, các vùng núi cao có khí hậu trong lành mát mẻ,
cảnh đẹp, các vùng hồ, các nguồn nước khoáng,...
Tài nguyên du lịch bao gồm các đối tượng, hiện tượng có trong môi
trường tự nhiên và môi trường văn hoá - xã hội. Sự đa dạng của tài nguyên du
lịch được chia thành hai nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch văn hóa.

9
Địa lý du lịch
1.3.2 Tài nguyên du lịch có tính hấp dẫn
Tài nguyên du lịch vừa có giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Chính giá trị
vô hình tạo nên tính hấp dẫn và là đặc điểm đặc trưng nhất của tài nguyên du
lịch. Trong thực tế, tài nguyên du lịch là yếu tố vật chất tham gia trực tiếp vào
việc hình thành các sản phẩm du lịch. Ví dụ, tắm biển là sản phẩm du lịch điển
hình, mang lại nhiều khoái cảm và phục hồi sức khoẻ cho du khách. Loại hình
du lịch này được hình thành trên cơ sở sự tồn tại hữu hình của các bãi biển, nước
biển với những đặc điểm tự nhiên cụ thể. Tuy nhiên, chỉ hiểu ở khía cạnh vật
chất này của tài nguyên du lịch thì chưa đủ, bởi không phải bãi biển nào cũng
được khai thác phát triển thành điểm du lịch. Nguyên nhân của thực trạng trên,
ngoài các yếu tố hạn chế của các điều kiện khai thác, quan trọng hơn cả là do sự
hạn chế về “giá trị vô hình” mà tài nguyên có thể mang lại. Giá trị vô hình của
tài nguyên du lịch được khách du lịch cảm nhận thông qua cảm xúc tâm lý, làm
thoả mãn nhu cầu tinh thần (thẩm mỹ, văn hoá) - một nhu cầu đặc biệt của khách
du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch nhiều khi còn được thể hiện thông
qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình, quảng cáo,...) qua đó
khách du lịch cảm nhận, ngưỡng mộ và mong muốn đến tận nơi để thưởng thức,
chiêm ngưỡng. Ở Trung Quốc có câu “bất đáo Trường Thành phi hảo hán” để
nói về Vạn Lý Trường Thành hay Ngũ nhạc linh sơn…Ở Việt Nam có câu
“Nam Thiên đệ nhất động” ca ngợi vẻ đẹp động Hương Tích, hay những cái tên
đầy mê hoặc như động Thiên Đường, suối Tiên, đảo Ngọc... Bên cạnh đó, việc
công nhận các di sản, kỳ quan thế giới đã làm tăng thêm giá trị vô hình và hấp
dẫn của tài nguyên du lịch lên nhiều lần.
Giá trị vô hình này dường như không hạn chế mà ngày càng tăng do khả
năng cảm thụ, hiểu biết của khách du lịch ngày càng cao hơn, ảnh hưởng rộng
rãi hơn làm tăng thêm giá trị của tài nguyên du lịch.
Đây có thể được xem là một đặc điểm quan trọng nhất của tài nguyên du
lịch, nó tạo ra sự khác biệt với những tài nguyên khác. Nhờ đó mà khách du lịch
thực hiện chuyến đi để được cảm thụ và tận hưởng các giá trị của tài nguyên du
lịch. Nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, độc đáo và nổi tiếng có sức hấp dẫn lớn
đối với khách du lịch như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, Cố Cung ở Trung Quốc,
Tháp Eiffel của Paris, dãy núi Alps ở Nam Âu, các khu bảo tồn thiên nhiên ở
Châu Phi, vùng biển Caribe ở Trung Mỹ,... là những địa danh du lịch lý tưởng,
hàng năm thu hút hàng chục triệu khách du lịch tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.
Ngày nay, những tác phẩm tuyệt tác của thiên nhiên và văn hoá ấy được
UNESCO công nhận là di sản thế giới.

10
Địa lý du lịch
Ở Việt Nam có hàng chục di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên và di sản văn hoá thế giới. Như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ
Bàng,... là những tài nguyên du lịch đặc sắc, tạo nên vẻ đẹp Việt Nam và càng
trở nên hấp dẫn hơn đối với khách du lịch.
1.3.3.Tài nguyên du lịch có tính mùa
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai
thác quanh năm, lại có tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều phụ thuộc vào mùa
vụ. Sự phụ thuộc này chủ yếu dựa theo qui luật diễn biến của khí hậu.
Đối với các tài nguyên du lịch biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là
vào thời kỳ có khí hậu nóng bức trong năm. Điều này giải thích vì sao du lịch
biển thường hoạt động vào mùa hè ở phía Bắc nước ta, còn từ Đà Nẵng trở vào,
nơi không có mùa đông lạnh, hoạt động du lịch biển có thể tổ chức quanh năm.
Các lễ hội cũng được ấn định vào các thời kỳ khác nhau trong năm, vì thế các
hoạt động du lịch lệ thuộc vào thời gian diễn ra các lễ hội đó. Nói chung, mùa
Xuân là mùa của lễ hội với các lễ hội nổi tiếng như hội Đền Hùng, hội Chùa
Hương, hội Gióng, hội Lim...
Về cơ bản, tính mùa của các tài nguyên du lịch tự nhiên chịu tác động trực
tiếp và tuân theo mùa của khí hậu. Cáctài nguyên du lịch nhân văn lại chịu ảnh
hưởng gián tiếp của mùa khí hậu, thời tiết nên cũng có tính mùa nhất định.
Vào mùa khô, ít mưa, thời tiết mát mẻ là thời kỳ thuận lợi nhất cho nhiều
loại hình du lịch hoạt động.
Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính
mùa vụ của hoạt động du lịch. Tính mùa này đã tạo ra sự mất cân đối về nguồn
khách du lịch trong năm. Vậy nên, các địa phương, các nhà quản lý, điều hành
và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch đều phải
quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp chủ động điều tiết thích hợp
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
1.3.4 Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác
Hầu hết các tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các tài
nguyên vốn đã có sẵn trong tự nhiên do tạo hoá sinh ra hoặc do con người tạo
dựng nên và thường dễ khai thác. Trên thực tế, một khu rừng nguyên sinh, một
thác nước, một bãi biển, một hồ nước đều có thể trở thành một điểm du lịch, đây
là tài nguyên vô giá. Con người khó có thể tạo ra các tài nguyên du lịch bởi vì
vô cùng tốn kém, cho dù có mô phỏng được (công viên giải trí) thì cũng không

11
Địa lý du lịch
lột tả hết sức sáng tạo phi thường của tạo hoá và sự mô phỏng đó sẽ giảm đi rất
nhiều về giá trị và độ hấp dẫn.
Với tất cả những gì sẵn có của tài nguyên du lịch, chỉ cần đầu tư không
lớn để tôn tạo nhằm tôn thêm vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên này.
Trong khi, khai thác khoáng sản, đất đai, nguồn nước…luôn đòi hỏi đầu tư lớn
về vốn, phức tạp về kỹ thuật.
Nếu chỉ đơn thuần dưới góc độ kinh tế thì hiệu quả thu được từ việc khai
thác các tài nguyên du lịch là rất to lớn, có khi trội hơn rất nhiều so với khai thác
các tài nguyên khác.
1.3.5 Tài nguyên du lịch được khai thác và sử dụng tại chỗ
Đối với đa số tài nguyên, sau khi khai thác có thể vận chuyển đến nơi chế
biến thành các sản phẩm rồi lại được đưa đến nơi tiêu thụ. Nhưng tài nguyên du
lịch thì phải khai thác và tạo ra sản phẩm du lịch tại chỗ, khách du lịch phải đến
tận nơi để thưởng thức.
Chính vì khách du lịch phải đến tận điểm du lịch, nơi có các tài nguyên du
lịch để thưởng thức các sản phẩm du lịch, nên muốn khai thác các tài nguyên
này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tất cả các cơ sở hạ tầng, các cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch và vận chuyển khách du lịch. Thực tế cho thấy
những điểm du lịch có vị trí thuận tiện về giao thông, có cơ sở dịch vụ du lịch
tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách du lịch và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, có
những điểm du lịch có nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc như bãi biển Trà Cổ
(Quảng Ninh), Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) nhưng vì khoảng cách xa xôi, cách trở đã
ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút khách. Nếu được đầu tư tốt hơn về cơ
sở hạ tầng và phương tiện vận chuyển khách, chắc chắn chẳng bao lâu nữa các
điểm du lịch này sẽ trở nên sầm uất.
1.3.6 Tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần
Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo
và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật tự nhiên, lường
trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay
do con người gây nên. Từ đó có định hướng lâu dài và biện pháp cụ thể để khai
thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn
thiện tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch lâu dài. Cần lưu ý, khi
tác động và khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên nhất thiết phải tuân theo
qui luật của tự nhiên và phải tôn trọng giá trị văn hoá, lịch sử đối với tài nguyên

12
Địa lý du lịch
du lịch nhân văn. Có như vậy mới bảo tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên
và văn hoá của tài nguyên du lịch, góp phần du lịch phát triển bền vững.
Đây cũng là điều sống còn của mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch nhằm
thực hiện phương hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững. Chỉ có phát
triển du lịch bền vững mới đảm bảo nguồn tài nguyên du lịch ít bị tổn hại, làm
cho mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không
những thoả mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại mà còn dành để phát triển du
lịch trong tương lai. Các chương trình “Du lịch xanh”, “Du lịch có trách
nhiệm”…là để bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch bền vững.
1.4 Phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường.
1.4.1 Quan niệm về phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội nói chung và của bất cứ ngành
kinh tế nào cũng cần đạt được 3 mục tiêu ở bản:
- Bền vững về kinh tế
- Bền vững về tài nguyên môi trường
- Bền vững về văn hoá xã hội
Đối với kinh tế, sự phát triển bền vững thể hiện ở quá trình tăng trưởng
liên tục theo thời gian hoặc không có sự đi xuống xét về chỉ tiêu kinh tế.
Sự phát triền bền vững về tài nguyên môi trường đòi hỏi khai thác, sử
dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng
tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động
tiêu cực đến môi trường.
Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại
những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời bảo
tồn các giá trị văn hoá.
Du lịch là ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế
giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá có tính toàn cầu cũng như có tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên
và môi trường. Điều này đòi hỏi ở du lịch một sự phát triển bền vững.
Là một ngành kinh tế, sự phát triển du lịch bền vững không nằm ngoài
khái niệm chung về sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội nói chung. Sự phát
triển du lịch bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà

13
Địa lý du lịch
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng về nhu cầu du lịch của các thế hệ tương
lai. Vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo được sự bền vững về
kinh tế, về tài nguyên môi trường và về văn hoá xã hội.
Bản chất của du lịch là luôn mang lại các lợi ích nhân văn về mọi mặt
kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc này không dễ dàng, trong thực tế
có rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội và ngay cả trong hoạt động du lịch đã tác
động xấu tới môi trường, tài nguyên nói chung và làm tổn hại tới tài nguyên và
môi trường du lịch. Để hạn chế những tác động xấu này, cần thiết có sự tăng
cường quản lí của chính phủ các nước, chính quyền địa phương. Mặt khác, công
tác tuyên truyền tới du khách và người dân bản địa có vai trò to lớn.
1.4.2 Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững
- Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
- Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
- Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng
- Phát triển phải phù hợp với qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
- Thường xuyên trao đổi, tham gia ý kiến với cộng đồng địa phương và
các đối tượng có liên quan
- Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
- Tăng cường tiếp thị một cách có trách nhiệm
- Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận


1. Anh (chị) nêu và phân tích khái niệm tài nguyên du lịch.
2. Anh (chị) nêu đặc điểm của tài nguyên du lịch, cho các ví dụ minh
hoạ.
3. Anh (chị) quan niệm như thế nào về phát triển du lịch bền vững.

14
Địa lý du lịch

CHƯƠNG 2
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được quan niệm cơ bản về Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Nêu được ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên
- Xác định và phân tích đặc điểmcác loại tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Liên hệ thực tiễn tài nguyên du lịch tự nhiên của thế giới và Việt Nam

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Quan niệm tài nguyên du lịch.
- Ý nghĩa, vai trò tài nguyên du lịch tự nhiên
- Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

2.1 Quan niệm về Tài nguyên du lịch tự nhiên


Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên trái
đất. Thiên nhiên bao quanh gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện
tượng tự nhiên và các quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện tự
nhiên thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người.
Chỉ có các thành phần, hiện tượng và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp
hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ
mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm
các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan
thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên
cũng như gắn liền với các điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội và chúng
thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn.
Khi tìm hiểu nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, người ta thường
nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện
tượng đặc sắc của tự nhiên.

15
Địa lý du lịch
Trong số các thành phần của tự nhiên, có một số thành phần chính có tác
động trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch, trong số đó cũng
chỉ có một yếu tố nhất định được khai thác như nguồn tài nguyên du lịch. Các
thành phần tự nhiên tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên thường là địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật.
2.2 Các loại hình tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1 Địa hình
Địa hình là một phần quan trọng của tự nhiên, là hình dạng cấu tạo của bề
mặt trái đất, nơi diễn ra hoạt động chủ yếu của con người. Đối với hoạt động du
lịch, các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh. Một số kiểu địa hình đặc biệt và
các di tích tự nhiên có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch.
Sở thích chung của khách du lịch là thích đến những nơi có phong cảnh
thiên nhiên đẹp, có những kiểu địa hình khác lạ so với nơi họ đang sống. Trong
các loại địa hình núi, cao nguyên và đồng bằng thì địa hình miền núi lại có ưu
thế hơn cả về tính hấp dẫn và thích hợp với hoạt động du lịch. Vì miền núi có
địa hình cao và có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, nên vừa thể hiện được vẻ
đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí
trong lành. Miền núi còn có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch như cảnh đẹp
của những dòng sông, con suối, những hồ nước, thác nước hoặc những rừng cây,
trong đó có một thế giới sinh vật vô cùng phong phú. Miền núi còn là địa bàn cư
trú của các dân tộc ít người với đời sống văn hoá rất đa dạng đặc sắc.
Tuy nhiên, không phải tất cả mà chỉ một số nơi có phong cảnh thiên nhiên
đẹp hoặc các kiểu địa hình đặc biệt là có ý nghĩa du lịch hơn cả. Hay nói cách
khác, có 3 loại địa hình đặc biệt có ý nghĩa du dịch bao gồm:

2.2.1.1 Vùng núi có phong cảnh đẹp


Người xưa có quan niệm về vẻ đẹp thiên nhiên là những nơi có “sơn thuỷ
hữu tình”. Đó là phong cảnh của những vùng núi có sự kết hợp phong phú hài
hoà với các yếu tố thiên nhiên khác như nước, sinh vật, thời tiết,.. Các quốc gia
có nhiều núi hoặc nằm trên vùng núi có phong cảnh đẹp đã sớm khai thác và
phát triển loại hình du lịch nghỉ núi. Nhiều nước châu Âu có thuận lợi trong việc
phát triển du lịch, vì ở đây có những dãy núi có phong cảnh đẹp nổi tiếng như
Alps, Karpat. Trung Quốc với những dãy núi cao lớn đồ sộ nhất thế giới, trong
đó có núi Thái Sơn, Hành Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn và Hoa Sơn đẹp nổi tiếng
được liệt danh là “ngũ nhạc sơn”, là di sản thiên nhiên thế giới. Du lịch núi cũng

16
Địa lý du lịch
được phát triển ở miền Tây Bắc, trên các đảo ở vùng biển nam Thái Lan hoặc
trên đảo Bali của Indonesia. Những ngọn núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động
cũng là đối tượng thu hút khách du lịch của đất nước Italia, Nhật Bản, Philipin,
Ha oai - Mỹ. Đất nước Australia lại có nhiều đảo và quần đảo san hô rất kỳ lạ.
Kiểu địa hình núi nước ta bao gồm các miền núi thấp có độ cao trung bình
dưới 1000m, miền núi trung bình có độ cao trung bình từ 1000m đến 2000m và
miền núi cao có độ cao trên 2000m. Các khu vực núi cao phần lớn nằm sâu trong
đất liền và ở biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Điện Biên và biên giới phía tây
thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh gây nhiều trở ngại cho việc khai thác. Tiêu
biểu là dãy Hoàng Liên Sơn, là dãy núi đồ sộ và hùng vĩ nhất nước ta chạy dài
180km, từ biên giới thuộc tỉnh Lai Châu và Lào Cai tới Yên Bái. Ở đây có đỉnh
Fansipan cao nhất nước ta (3143m) và một số đỉnh khác cao trên dưới 3000m, có
hàng chục đỉnh cao trên 2000m. Khu vực phía nam của dãy Trường Sơn cũng có
một số đỉnh cao trên 2000m. Các khu vực núi cao ở nước ta chiếm diện tích nhỏ
chỉ khoảng 1% diện tích cả nước. Kiểu địa hình núi trung bình ở nước ta chiếm
diện tích không lớn lắm, khoảng 14% diện tích cả nước, nhưng phân bố khá rộng
khắp từ biên giới phía bắc cho đến phía nam của dãy Trường Sơn. Kiểu địa hình
núi trung bình có dạng đỉnh núi, khối núi và dãy núi đơn độc tách biệt với các
vùng núi cao lại rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch như Phia Ya
(1980m), Phia Uắc (1930m) ở Cao Bằng, Mẫu Sơn (1541m) ở Lạng Sơn, Nam
Châu Lãnh (1506m) ở Quảng Ninh, Tam Đảo (1591m) ở Vĩnh Phúc, Tản Viên
(1287m) ở Hà Tây, Động Ngài (1774m), Bạch Mã (1444m) ở Thừa Thiên Huế,
Bảo Lộc (1545m) ở Lâm Đồng hoặc liền với các vùng núi cao Tây Bắc, Bắc và
Nam của dãy Trường Sơn. Ở những nơi có địa hình hiểm trở giao thông đi lại khó
khăn, nhưng còn giữ lại được lớp phủ rừng tự nhiên phong phú.
Núi và cao nguyên nước ta chiếm bộ phận lớn lãnh thổ và cũng là tiềm
năng lớn về du lịch nghỉ núi. Một số nơi đã được khai thác phục vụ mục đích du
lịch, như ở cao nguyên Lâm Viên với thành phố Đà Lạt, hay Sa Pa, Bắc Hà,
Tam Đảo, Ba Vì, các vùng hồ tự nhiên và nhân tạo như hồ Ba Bể, hồ Hoà Bình,
hồ Thác Bà, hồ Đồng Mô,... Đặc biệt, Đà Lạt, Sa Pa và Bà Nà cùng nằm ở độ
cao trên 1500m mang nhiều sắc thái của thiên nhiên vùng ôn đới đã được xây
dựng thành khu du lịch, tham quan, nghỉ mát cách đây khoảng 100 năm. Cao
nguyên Bắc Hà, núi Ba Vì, núi Mẫu Sơn, núi Bạch Mã cũng là những điểm du
lịch núi nổi tiếng.

2.2.1.2 Địa hình karst và hang động

17
Địa lý du lịch
Địa hình karst là một kiểu địa hình rất đặc biệt và có ý nghĩa du lịch lớn,
là hiện tượng phong hoá đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy ăn
mòn và kết tủa. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hoá karst là các sông
suối ngầm, hang động với các nhũ đá. Karst là tên một khu vực trên cao nguyên
đá vôi ở Slovenia bên bờ biển Adriatic. Các kiểu karst có thể được tạo thành từ
sự ăn mòn của nước trên mặt hay nước ngầm. Karst trên mặt tạo nên một vùng
núi có cảnh quan đẹp kỳ lạ với những ngọn núi có hình dạng độc đáo, gồ ghề sắc
nhọn, muôn hình muôn vẻ như, hòn Gà Chọi, hòn Ấm Chén, hòn Con Cóc, hòn
Vọng Phu, hòn Phụ Tử. Karst ngầm tạo thành các hang động và được quan tâm
nhất đối với du lịch. Đây là những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc rất có sức hấp
dẫn đối với khách du lịch, được coi là một nguồn tài nguyên du lịch có giá trị,
làm hình thành nên loại hình du lịch hang động mà tiêu biểu nhất là ở Trung
Quốc, Mỹ và Pháp. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm hang động đã được sử
dụng vào hoạt động du lịch, thu hút hàng chục triệu khách du lịch đến tham
quan hàng năm. Người ta đã lựa chọn được 25 hang động dài nhất và 25 hang
động sâu nhất thế giới. Trong đó, hang Mammauth Cave (Mỹ) được coi là dài
nhất với 530km, hang Optimisticeskaya (Ucraina) dài 153km, hang Hollock dài
133km (Thuỵ Sĩ), hang Rescau Jacan Bernard (Pháp) sâu tới 1535m, Hang
Sistema de Trave (Tây Ban Nha) sâu 1380m.
Địa hình karst hình thành nhiều nhất từ trầm tích của những động vật có
vỏ đá vôi (cua, sò, ốc, san hô…) sống nhiều ở vùng biển ấm, trải qua các quá
trình kiến tạo được nâng lên thành núi. Do vậy mà sự phân bố của dạng địa hình
này trên các lục địa cũng có đặc điểm là tập trung nhiều ở đới khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt.
Địa hình karst có ở nhiều nước trên thế giới, tiêu biểu là ở Slovenia, Pháp,
Tây Ban Nha, Trung Quốc, Việt Nam... Nhiều nơi có cảnh trí thiên nhiên tuyệt
đẹp như vùng Thạch Lâm (Trung Quốc), Hạ Long (Việt Nam).
Đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta tạo điều kiên thuận lợi cho địa hình
karst và hang động phát triển và chủ yếu trên đá vôi. Vùng núi đá vôi này có
diện tích khá lớn, từ 50.000 đến 60.000km2, chiếm gần 15% diện tích cả nước
tập trung chủ yếu ở miền Bắc từ Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh ở biên giới Việt - Trung, các cao nguyên đá vôi ở Tây Bắc, vùng
núi đá vôi Hoà Bình - Ninh Bình - Thanh Hoá đến vùng núi đá vôi Quảng Bình.
Ở miền Nam, núi đã vôi chỉ có ở khu vực xung quanh thị xã Hà Tiên và một số
đảo ở vịnh Thái Lan (Kiên Giang). Đặc biệt, giá trị cảnh đẹp và địa chất, địa
mạo của Hạ Long đã được ghi nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

18
Địa lý du lịch
Các công trình điều tra nghiên cứu hang động ở Việt Nam đã phát hiện
được khoảng 200 hang động. Trong đó phần lớn (gần 90%) là các hang ngắn và
trung bình (có độ dài dưới 100m) và chỉ có trên 10% số hang có độ dài trên
100m. Các hang dài nhất ở nước ta được phát hiện cho đến hiện nay phần lớn
tập trung ở Quảng Bình như hang Vòm tới 27km (chưa kết thúc), động Phong
Nha 8km, hang Tối 5,5km; Lạng Sơn có hang Cả, hang Bè cũng dài hơn 3km.
Các hang động nước ta thường nằm ở dưới chân núi và có ở lưng chừng
núi. Nhiều hang có cửa rộng tới 110m và trần cao tới 180m như hang Dơi (Lạng
Sơn). Đặc biệt, rất nhiều hang động có mạch sông suối ngầm chảy xuyên qua
vùng núi đá vôi và thông với hệ thống sông suối bên ngoài.
Nhiều hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo có sức hấp dẫn
đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hoá sinh ra,
các hang động còn chứa đựng nhiều di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử -
văn hoá rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị phát triển du lịch.
Các hang động ở Việt Nam tuy nhiều nhưng số được khai thác cho mục
đích du lịch còn rất ít. Tiêu biểu nhất là hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ
Bàng (Quảng Bình), động Hương Tích (Hà Nội), Tam Cốc - Bích Động (Ninh
Bình), động Sơn Mộc Hương (Sơn La), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng
Sơn), hang Pác Bó (Cao Bằng), các hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),...
Trong số đó, động Phong Nha nằm trong lòng khối núi đá vôi Kẻ Bàng,
được các nhà khoa học của Hội Địa lý Hoàng Gia Anh đánh giá là hang nước
đẹp nhất thế giới. Những khám phá gần đây cho thấy nơi đây còn rất nhiều hang
động đẹp kỳ bí và độc đáo như hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường… Năm
2003 vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới. Hang Sơn Đoòng thuộc quần thể hang động Phong Nha -
Kẻ Bàng, đây luôn được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới từng được
phát hiện. Được hình thành cách đây khoảng 2 - 5 triệu năm, khi nước sông chảy
ngang vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước gây xói
món và tạo ra một đường hầm khổng lồ như ngày nay. Kích thước của hang Sơn
Đoòng rất lớn với chiều dài ít nhất là 5km, bề rộng 91,44m và vòm cao gần
243,84m. Cho đến nay, những phương tiện hiện đại nhất cũng chưa khám phá
được hết chiều dài thực sự của hang động này.
2.2.1.3 Bãi biển
Du lịch biển là loại hình du lịch có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch
đông đảo nhất. Các bãi biển thường hội tụ được nhiều yếu tố tự nhiên tốt rất phù
hợp với sức khoẻ và thích hợp với hoạt động giải trí của con người. Với khoảng

19
Địa lý du lịch
không gian bao la thoáng mát, nước trong xanh, gió lộng, sóng biển ào ạt, bãi cát
trải dài, phẳng và sạch, ánh nắng chan hoà, giới sinh vật phong phú, địa hình đa
dạng rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao nước (bơi lội, lặn,
chèo thuyền, lướt sóng, lướt ván) và thưởng thức các món ăn của biển,...
Chính vì thế mà các bãi biển đã sớm được đưa vào mục đích du lịch và trở
thành nguồn tài nguyên du lịch quí giá cho các nước nằm trong các vùng biển
ấm áp. Về tính hấp dẫn của các bãi biển du lịch người ta thường nói tới ba yếu tố
thiên nhiên quan trọng nhất, đó là mặt trời, biển và cát (3S).
Bãi biển Riviera miền nam nước Pháp bên bờ Địa Trung Hải được coi là
khu du lịch biển đầu tiên, được hình thành năm 1861, tiếp theo là sự ra đời của
hàng loạt các bãi biển du lịch trên vùng biển này ở đất nước Tây Ban Nha, Italia,
Pháp... đã thu hút hàng chục triệu khách du lịch của châu Âu và các châu lục
khác. Cùng với Địa Trung Hải, biển Caribê ở Trung Mỹ, biển Đông ở Đông
Nam Á, Biển Caspi, Hắc Hải ở châu Âu... hoạt động du lịch đã trở nên hết sức
sôi động, tấp nập. Ở đó có nhiều bãi biển du lịch nổi tiếng như Miami (Mỹ),
Pattaya (Thái Lan), Bali (Indonesia),... Những hòn đảo hoang sơ và thanh bình
ngoài khơi gần đây đã trở thành những điểm du lịch thú vị, nhiều hứa hẹn và du
lịch đã được phát triển một cách mạnh mẽ như ở Hawai (Mỹ), Bahamas, Haiti,
Mauritius (Môrixơ), Seychelles (Xâysen) trên Ấn Độ Dương…
Nước ta có đường bờ biển dài 3260km với khoảng 125 bãi biển du lịch
với bãi cát bằng phẳng, sạch, độ dốc trung bình từ 1-30, trong môi trường khí
hậu nhiệt đới, đủ điều kiện thuận lợi để phục vụ du lịch. Ngay điểm đầu và cuối
của bờ biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: bãi biển Trà Cổ ở Quảng Ninh có
chiều dài gần 17 km với bãi cát rộng, bằng phẳng tới mức lý tưởng và bãi biển
Hà Tiên ở Kiên Giang.
Các bãi biển nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Trong đó, những
bãi biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ có các điều kiện thiên nhiên lý
tưởng nhất cho du lịch. Nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn,
Cửa Lò, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Dốc Lết, Ninh Chữ, Vũng
Tàu, Hà Tiên... Một số địa danh du lịch biển của nước ta đã được thế giới biết
đến như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Ninh Chữ, Vũng Tàu. Những vịnh biển
này đã được ghi nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó có 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng vịnh nhỏ với nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp
còn nguyên vẹn hoang sơ, môi trường trong lành và các điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển. Tiêu biểu nhất là các đảo Cô

20
Địa lý du lịch
Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc... Biển là nguồn tiềm năng du
lịch lớn của nước ta.
2.2.1.4 Các di tích tự nhiên
Trên bề mặt địa hình tồn tại rất nhiều vật thể có hình dáng tự nhiên song
lại rất gần gũi với đời thường, được mang tên các sự tích và truyền thuyết, nên
có giá trị thẩm mỹ và gợi cảm. Đó là các di tích tự nhiên và cũng là đối tượng
được khách du lịch ưa thích, ngưỡng mộ. Các di tích tự nhiên cũng rất phong
phú và đa dạng có ở nhiều nước khác nhau như: Con đường của người khổng lồ
ở Anh, khối núi đá lạ kỳ Ayes Rock trong vườn quốc gia Uluru ở Ôxtrâylia,
Thạch Lâm ở Trung Quốc,... ở Việt Nam có hòn Gà Chọi, hòn Vọng Phu, hòn
Phụ Tử, hòn Trống Mái, Gềnh Đá Đĩa... Hầu hết những di tích tự nhiên được
hình thành qua các biến động địa lý như hồ Ba Bể là hồ tự nhiên được hình
thành do những hố sụt ở vùng núi đá vôi hoặc hồ Lắk, hồ Tơ Nưng là các miệng
núi lửa xưa đã tắt, cùng nhiều di tích núi lửa khác hiện còn tồn tại ở Tây
Nguyên. Trong các chuyến du lịch tham quan du lịch sinh thái, các di tích tự
nhiên làm tăng thêm tính hấp dẫn và hiệu quả của chuyến đi.
2.2.2 Khí hậu
Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài
nguyên du lịch quan trọng. Khí hậu luôn tác động mạnh mẽ và để lại đấu ấn lên
tất cả các thành phần tự nhiên, và dĩ nhiên nó cũng tác động đến các loại tài
nguyên du lịch tự nhiên và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động du lịch.
Các điều kiện khí hậu được xem như là tài nguyên khí hậu của du lịch
cũng rất đa dạng và đã được khai thác cho nhiều mục đích du lịch khác nhau.
2.2.2.1 Tài nguyên khí hậu thích hợp phục hồi sức khoẻ con người
Tài nguyên khí hậu được xác định trước hết là tổng hợp của các yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, ánh sáng tạo cho
con người các điều kiện sống thoải mái, dễ chịu nhất.
Thị hiếu con người thường đến với những nơi có khí hậu trong lành, mát
mẻ, không quá nóng, không quá lạnh, không quá ẩm, không quá khô. Nhưng
thực tế cũng cho thấy, những người sống trong những thời điểm hoặc những nơi
mà điều kiện khí hậu không phù hợp thường đi du lịch đến những nơi có điều
kiện khí hậu thích hợp hơn. Người ở xứ lạnh phương bắc thường đi nghỉ đông ở
những nơi ấm áp phương nam. Người ở xứ nóng trong những ngày hè oi bức
thường đi nghỉ mát ở các vùng biển hoặc ở các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ.

21
Địa lý du lịch
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu
nhất đối với con người ở Việt Nam là nhiệt độ trung bình từ 15-230C và độ ẩm
tuyệt đối từ 14-21mb. Các điều kiện đó ứng với khu vực Đà Lạt, nơi quanh năm
có nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng dao động khoảng 16,40C - 19,70C và
độ ẩm tuyệt đối từ 13,8mb - 19,5mb. Ở Sa Pa có tới 7 tháng điều kiện khí hậu dễ
chịu, từ tháng 4 đến tháng 10, ứng với nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15,60C -
19,80C và độ ẩm tuyệt đối từ 15,7mb - 20,3mb. Điều đó lí giải vì sao hai nơi này
đã được lựa chọn và xây dựng để trở thành các khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng.
Cũng như vậy, nhiều quốc gia do đặc điểm về vị trí địa lí và địa hình mà
đã có được những điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ mát
miền núi. Đó là hầu hết các nước nằm trên miền núi Alps có khí hậu ôn đới và
cận nhiệt đới như Thuỵ Sĩ, Áo, Italia, Hungari, Nga, vùng Vân Nam ở Trung
Quốc, miền Tây Bắc Thái Lan.
2.2.2.2 Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh và an dưỡng
Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí
còn được coi như một liệu pháp quan trọng. Một số bệnh được coi như là bệnh
khí hậu như huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có
sự kết hợp giữa biện pháp y học với các điều kiện thiên nhiên. Những điều kiện
thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ôxy và độ trong
lành của không khí tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có
tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và phục hồi sức khoẻ con người. Phần lớn
những nhà an dưỡng, nhà nghỉ đều đã được xây dựng ở các điểm du lịch ven hồ
nước, ven biển, vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp, phong cảnh đẹp có tác dụng
phục hồi sức khoẻ và tinh thần rất tốt và nhanh chóng.
2.2.2.3 Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai một số loại hình du lịch
thể thao, vui chơi giải trí
Nhìn chung, các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện khí hậu và thời tiết. Vì thế, hình thành các môn thể thao, giải trí
mùa hè và mùa đông khác nhau. Trong đó, mùa hè diễn ra nhiều hoạt động hơn, về
mùa đông thể thao và giải trí thường gắn với băng tuyết. Chẳng hạn như nhảy dù,
tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm, lướt sóng, trượt tuyết,... rất cần thiết
có các điều kiện thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không
có sương mù, nơi có nhiều băng tuyết,...các nước ở vùng khí hậu nhiệt đới hầu như
không có Thế vận hội Mùa Đông là một thiệt thòi lớn.
2.2.2.4 Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch

22
Địa lý du lịch
Để tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch, số ngày có thời tiết tốt, nắng
ráo, không có mưa hoặc không có diễn biến thời tiết phức tạp nhiều khi cũng
được xem như những nguồn tài nguyên khí hậu và có thể khai thác phục vụ mục
đích du lịch. Thông thường, những nơi, những thời kỳ có điều kiện khí hậu thuận
lợi đối với sức khoẻ con người là một yếu tố quan trọng để thu hút khách. Do đó,
tài nguyên khí hậu đã tạo nên tính mùa vụ trong du lịch, rất cần thiết phải đa dạng
hoá các loại hình du lịch và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp.
Ở nước ta, ngay từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người Pháp đã thực
hiện việc khảo sát và xây dựng một số khu nghỉ dưỡng dựa vào giá trị của khí
hậu. Trong đó nhiều khu đã được phục hồi và xây dựng mới nhằm phục vụ nhu
cầu ngày càng tăng của du khách. Những khu nghỉ dưỡng này nằm tại các vùng
núi cao suốt từ bắc tới nam nước ta, tiêu biểu như Sa Pa, Tam Đảo ở miền Bắc,
Bạch Mã, Bà Nà và Đà Lạt ở miền Nam và trải dọc bờ biển là những bãi biển
như Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu.
Với tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu nước ta vừa giàu nhiệt lại vừa
giàu ẩm, căn bản, đây là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển và hoạt động
quanh năm. Tuy nhiên, sự phân hoá khá phức tạp của khí hậu theo chiều Bắc -
Nam, theo chiều cao, cũng như ảnh hưởng của yếu tố địa hình đã tạo nên những
vùng, những kiểu khí hậu khác nhau. Có nơi, có mùa khí hậu thích hợp với sức
khoẻ con người. Nói chung khí hậu ở những vùng núi cao và trung bình, cùng
với các bãi biển là có khả năng khai thác phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh tốt nhất.
Ngày nay, nhu cầu du lịch ngày càng phát triển hơn. Trên cả nước cũng
như ở các địa phương đã và đang quan tâm nhằm khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên này để phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, do tính chất, diễn biến
và phân bố của khí hậu nước ta khá phức tạp, cần được nghiên cứu và khảo sát
kỹ trước khi lựa chọn để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
2.2.3 Nước
Nước là một thành phần tự nhiên quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với đời
sống, sinh hoạt và sản xuất. Trên bề mặt trái đất nước tồn tại với khối lượng lớn. Có
nhiều cách phân loại nước như, nước mặn - nước ngọt, nước trên mặt - nước ngầm.
Đối với hoạt động du lịch, nước cũng được xem như một dạng tài nguyên
quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng là nước. Các đối tượng
nước chính sau đây đã được khai thác như là tài nguyên du lịch.
2.2.3.1 Bề mặt nước và các bãi nông ven bờ

23
Địa lý du lịch
Bề mặt nước là mặt không gian thoáng rộng, khí hậu trong lành, mát mẻ,
có phong cảnh đẹp. Ở những nơi có sự kết hợp hài hoà của bãi biển, dòng sông,
hồ nước thường được sử dụng để tắm mát, dạo chơi và các hoạt động thể thao
nước như bơi lội, lặn, đua thuyền, lướt sóng, lướt ván.
Ở nước ta, các dòng sông đẹp thơ mộng như sông Hương, sông Thu Bồn,
các kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long đã được khai thác để phục vụ du lịch
tuy nhiên, còn rất hạn chế. Việt Nam có khoảng 3500 hồ chứa có dung tích lớn
hơn 0,2 triệu m3. Trong đó, các hồ tự nhiên ít, nhỏ nhưng lại có phong cảnh đẹp
như hồ Tây, hồ Ba Bể, hồ Xuân Hương. Hồ nhân tạo có diện tích lớn hơn nhiều
như hồ Thác Bà, hồ Núi Cốc, hồ Hoà Bình, hồ Dầu Tiếng. Giá trị du lịch của
các hồ nước đã và đang được khai thác tốt thành những khu, điểm du lịch hấp
dẫn. Đặc biệt là nhiều bãi biển đẹp đã trở thành những khu du lịch nổi tiếng từ
hồi đầu thế kỷ XX như Nha Trang, Vũng tàu, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn.
Trên thế giới, những bãi biển du lịch sôi động nhất thuộc về Nam Âu ven
Địa Trung Hải, vùng biển Caribê, Biển Đông. Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở
các vùng hồ như hồ Geneve ở Thuỵ Sĩ, hồ Balaton ở Hungary, dòng sông
Danube, Volga...
2.2.3.2 Nguồn nước khoáng - nước nóng
Nước khoáng thường là những nguồn nước ngầm trong đó có hoà tan một
số nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người hoặc chữa
bệnh. Chính vì thế, nước khoáng và suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quí
giá để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh và có
thể làm nước giải khát rất tốt, điều trị rất nhiều loại bệnh về thần kinh, nội tiết,
tiêu hoá, bệnh ngoài da…
Tuỳ theo chất hoà tan chủ yếu, người ta chia nước khoáng thành các loại
với những công dụng khác nhau như nước khoáng carbonic, nước khoáng silic,
nước khoáng brôm, iôt, bo,...
Nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với du lịch chữa
bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát hiện dưới
thời La Mã. Những quốc gia giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng cũng là những
nước phát triển du lịch chữa bệnh là Thuỵ Sĩ, Nga, Italia, Đức, Séc, Thuỵ Sĩ hàng
năm đón hàng chục triệu khách du lịch chữa bệnh tại các nguồn nước khoáng.
Theo các nhà địa chất học nước ta quan niệm: Nước khoáng là loại nước
thiên nhiên có thành phần và tính chất đặc biệt, như chứa một số hợp phần muối -

24
Địa lý du lịch
ion, khí, chất hữu cơ với hàm lượng lớn, nhiệt độ và tính phóng xạ cao…, có hoạt
tính sinh học nên có tác dụng chữa bệnh hoặc tác động tốt đến sức khoẻ con người.
Dựa vào tiêu chuẩn định danh và xếp loại nước khoáng theo các yếu tố
đặc hiệu, bao gồm:
Theo nhiệt độ, giới hạn dưới của nhiệt độ để xếp một nguồn nước vào
nguồn nước nóng được qui ước là 300C, theo nhiệt độ (0C):
- Nước ấm: 30 - 40
- Nước nóng vừa: 41 - 60
- Nước rất nóng: 61 - 100
- Nước quá nóng: > 100
Theo thành phần ion, phân loại và tên gọi nước khoáng theo các ion, thứ
tự ion chính- ion phụ, cation chính - cation phụ:
- Nước khoáng hoá - Nước khoáng arsen
- Nước khoáng carbonic - Nước khoáng brom
- Nước khoáng sulfur hydro - Nước khoáng iođ
- Nước khoáng silic - Nước khoáng bor
- Nước khoáng fluor - Nước khoáng rađi
- Nước khoáng sắt - Nước nóng
Kết quả điều tra khảo sát, trong số 287 nguồn nước khoáng trong danh bạ
có 34 nguồn nước có nhiệt độ dưới 300C, số còn lại (253 nguồn) có nhiệt độ từ
300C trở lên, đạt tiêu chuẩn xếp vào nước nóng, trong đó có 164 nguồn đồng
thời là nước khoáng thuộc các loại kể trên, còn 89 nguồn là nước nóng không có
yếu tố đặc hiệu. Theo thang nhiệt độ chúng được phân thành các cấp: ấm có 131
nguồn, nóng vừa có 77 nguồn, rất nóng có 41 nguồn, quá nóng có 4 nguồn.
Xét về mặt phân bố thì miền Tây Bắc Bộ có nhiều nguồn nước nóng nhất
với 77 nguồn, thứ đến là Nam Trung Bộ (Duyên hải và Tây Nguyên) có 73 nguồn.
Triển vọng và hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước khoáng -
nước nóng ở nước ta: nguồn tài nguyên này của nước ta phong phú về số lượng,
đa dạng về kiểu loại và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau
- Về mặt y học nước khoáng - nước nóng Việt Nam có tác dụng chữa
được nhiều chứng bệnh: thần kinh, hô hấp, tiêu hoá, tim mạch, cơ khớp, da liễu,
phụ khoa, chấn thương, bệnh nghề nghiệp… Có thể sử dụng chúng với nhiều

25
Địa lý du lịch
liệu pháp khác nhau: tắm ngâm, uống, xông, súc rửa… Các loại bùn khoáng tích
tụ ở những nơi xuất lộ nước khoáng cũng có giá trị chữa bệnh tốt.
- Phần lớn các nguồn nước khoáng của ta có độ khoáng hoá vừa phải, vị
ngon, nhất là loại nước khoáng carbonic, rất thích hợp cho công nghệ đóng chai
làm nước giải khát, uống chống nóng, chống mất muối. Theo thống kê chưa đầy
đủ, đến năm 1997 có khoảng 50 cơ sở đóng chai nước khoáng với tổng công
suất 339 triệu lít/năm.
- Nhiều nguồn nước khoáng có chứa một số hợp chất khí hoặc vi nguyên
tố với hàm lượng lớn có thể tách chúng thành những sản phẩm có ích như CO 2,
sođa, muối ăn, Br, I…
- Những nguồn nước khoáng - nước nóng có giá trị khai thác phục vụ du
lịch - giải trí, đặc biệt nhiều nguồn nằm gần những danh lam thắng cảnh hoặc di
tích lịch sử nổi tiếng, có thể liên kết với nhau tạo thành những quần thể du lịch
hấp dẫn. Các nguồn nước khoáng đã và đang được khai thác phục vụ du lịch có
thể kể là Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định),
Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ
Lâm (Tuyên Quang), Tháp Bà (Nha Trang)...
- Sự phong phú của các nguồn nước nóng với nhiều cấp nhiệt độ cho phép
khai thác năng lượng địa nhiệt phục vụ các mục đích khác nhau: tắm, ấp trứng,
ngâm giống, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc sưởi ấm, nhiệt độ cao thì để phát điện.
2.2.4. Sinh vật
Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa to lớn, có mối quan hệ gần gũi đối với đời
sống con người. Sinh vật đã phủ lên bề mặt trái đất lớp áo khoác bảo vệ môi trường
sống trong lành và làm cho cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sống động. Nguồn tài
nguyên này ngày càng có ý nghĩa hơn, khi mà trong thời gian gần đây chúng đã bị
thu hẹp nhanh chóng. Nhiều khu rừng đã bị biến mất cùng với nhiều loài thực vật
và động vật đã trở nên quí hiếm, do hậu quả khai thác quá mức của con người.
Ước tính trên thế giới hiện nay rừng chỉ còn bao phủ 12% bề mặt các lục
địa. Khu vực được coi là còn nguồn tài nguyên sinh vật tương đối phong phú là
châu Phi, châu Úc, châu Mĩ , châu Á. Lớn nhất là khu rừng Amazôn ở Nam Mĩ.
Các quốc gia đã tiến hành qui hoạch để bảo vệ phục hồi nguồn tài nguyên
quí giá này. Nhiều vườn quốc gia đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới. Tiêu biểu là vườn quốc gia Tsavo (Kênia), Kakadu, Uluru (Australia), 10
vườn quốc gia ở Hoa Kỳ như Red wood, Mesa Verde...

26
Địa lý du lịch
Về mặt du lịch, tài nguyên sinh vật rất quan trọng. Những khu rừng xa lạ,
đẹp đã trở thành đối tượng tham quan hấp dẫn, tính đa dạng sinh học, bảo tồn
những nguồn gen hiếm đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, sự
giàu có của một số loài động vật có thể phục vụ cho du lịch săn bắn thể thao.
Loại hình du lịch sinh thái đã đưa con người trở về với thiên nhiên, trong bầu
không khí trong lành và thêm yêu cuộc sống.
Đặc điểm về địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai và các nhân tố sinh thái khác
của Việt Nam đã giúp cho cây rừng phát triển và sinh trưởng quanh năm, tạo ra
nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng và rất độc đáo. Rừng nước ta là
kho tài nguyên quí báu, là môi trường sống của muôn loài sinh vật, là nguồn
sống của các dân tộc Việt Nam. Nước ta được thiên nhiên ưu đãi về sự phong
phú đa dạng của các hệ sinh thái, đa dạng của các loài và đa dạng của tài nguyên
di truyền, gọi chung là đa dạng sinh học.
Theo kết quả điều tra cho thấy nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật có
mạch, trong đó đã định tên được 10.484 loài, trong đó có khoảng 2.300 loài đã
được nhân dân khai thác sử dụng làm thực phẩm, lấy gỗ, dược liệu,...
Hệ động vật nước ta cũng phong phú. Hiện nay thống kê được khoảng
280 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 471 loài cá nước ngọt, khoảng
2.500 loài cá biển và rất nhiều loài côn trùng.
Giới động vật rừng Việt Nam cũng có nhiều loài đặc hữu, hơn 100 loài
chim và 78 loài thú. Nhiều loài có giá trị và ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, tê
giác, bò rừng, bò xám, hổ, báo, hươu sao, nai cà tông, cu ly, vượn, voọc vá, voọc
xám, voọc mũi hếch, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, cò quắm lớn, nhiều loài trĩ,
cá sấu, trăn, rắn, rùa, rùa biển.
Những năm gần đây Việt Nam đã phát hiện một số loài thú, loài thực vật,
loài cá mới cho khoa học. Đặc biệt, chỉ riêng năm 1997 trong tổng số 7 loài
động vật đặc hữu phát hiện được trên thế giới thì ở Việt Nam đã có 4 loài. Tính
đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện của các loài đặc hữu quí hiếm là
yếu tố quan trọng để hệ thống các vườn quốc gia Việt Nam trở thành những tài
nguyên du lịch có giá trị.
Tài nguyên sinh vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Nguồn tài
nguyên quí giá này đã được khai thác để phục vụ du lịch. Những khu rừng ở
nước ta có tính đa dạng sinh học và bảo tồn nhiều nguồn gen quí giá đặc trưng
cho vùng nhiệt đới, trong đó có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam. Nhiều nơi tạo
nên những phong cảnh mang dáng dấp của vùng nhiệt đới và ôn đới tạo ra sự lạ
mắt đối với những dân cư sống ở vùng nhiệt đới.

27
Địa lý du lịch
Tuy nhiên, trong thế kỷ XX thảm thực vật rừng nước ta đã bị thu hẹp
nhanh chóng, suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Diện tích
rừng giảm từ 43% năm 1945 xuống còn dưới 30% năm 2000, trong vòng 20
năm từ 1976 đến 1995 giảm gần 2 triệu ha (11.169.300 ha - 9.302.200 ha), giảm
nhiều nhất là rừng tự nhiên. Trên thực tế, độ suy giảm đa dạng sinh học ở nước
ta nhanh hơn nhiều so với nhiều nước trên thế giới. Những chương trình của
Chính phủ nhằm phục hồi rừng bị tàn phá đã phần nào có ý nghĩa, nâng độ che
phủ của rừng Việt Nam từ 28,3% (1995) lên 33,2% (1999) diện tích lãnh thổ, dự
kiến đến năm 2010 là 42 - 43%, 2020 là 47%.
Rừng Việt Nam, tuỳ theo mục đích sử dụng được chia làm 3 loại: rừng
sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng sản xuất có diện tích gần 6,82
triệu ha, rừng phòng hộ 9,16 triệu ha, rừng đặc dụng 2,43 triệu ha.
Để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái, Chính phủ Việt
Nam đã chú trọng xây dựng hệ thống các khu rừng đặc dụng. Tính đến năm
1997, trên phạm vi cả nước đã có 105 khu rừng đặc dụng, trong đó có 10 vườn
quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá - lịch sử - môi
trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha bằng 10,5% diện tích đất lâm nghiệp
và gần 6% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Tính đến năm 2014 nước ta có 164 khu
rừng đặc dụng với diện tích 2,2 triệu ha, trong đó có 30 vườn quốc gia.Theo qui
hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 đạt 2,4 triệu ha, bao gồm
176 phân khu: 34 vườn quốc gia, 58 khu bảo tồn thiên nhiên, 14 khu bảo tồn
loài/sinh cảnh, 61 khu bảo vệ cảnh quan và các khu rừng nghiên cứu khoa học.
Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nước ta được quốc tế
đánh giá cao và ghi nhận. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Bái tử Long
(là một phần của Hạ Long) được công nhận là Di sản thế giới, 4 vườn quốc gia
là Di sản ASEAN gồm: Hoàng Liên, Ba Bể, Chư Mom Ray và Kon Ka Kinh.
Bên cạnh đó nước ta còn có 5 khu RAMSA, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tài nguyên sinh vật nước ta phục vụ lợi ích du lịch được tập trung khai thác
ở các vườn quốc gia, các hệ sinh thái đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật.
Bảng 2.1. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
TT Loại Số lượng Diện tích (ha)

1 Vườn quốc gia 30 957.330


2 Khu bảo tồn thiên nhiên 65 1.369.058
3 Khu bảo vệ cảnh quan 39 215.287

28
Địa lý du lịch

Tổng cộng 126 2.541.675


Nguồn: Cục Kiểm Lâm

2.2.4.1. Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển


Hệ thống các vườn quốc gia là nơi tập trung đa dạng sinh học cao. Trong
đó có nhiều động thực vật đặc hữu, quí hiếm.
Trong số các vườn quốc gia hiện nay, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003, vườn quốc gia
Ba Bể với hồ tự nhiên và hệ thống núi đá vôi được đánh giá vào loại cổ nhất trên
thế giới, đang được đề nghị UNESCO xét đưa vào di sản thiên nhiên thế giới.
Tính đến hết năm 2015, Việt Nam được UNESCO công nhận 9 khu dự trữ sinh
quyển thế giới, đó là: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Đồng Nai,
Cát Bà, châu thổ sông Hồng, ven biển và biển đảo Kiên Giang, miền tây Nghệ
An, Mũi Cà Mau, Cù Lao Chàm, Lang - biang.
Ngoài ra, còn có một số khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, môi trường khá
tiêu biểu, có giá trị du lịch như Hương Sơn (Hà Tây), Côn Sơn (Hải Dương),
Đền Hùng (Phú Thọ), Hoa Lư (Ninh Bình), Sầm Sơn (Thanh Hoá), rừng thông
Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh).
2.2.4.2. Một số hệ sinh thái đặc biệt
Ở nước ta có một số hệ sinh thái đặc biệt rất tiêu biểu cho thiên nhiên vùng
nhiệt đới đã được khai thác phục vụ du lịch như hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đồng
bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái rạn san hô ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh
Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu,...Các hệ sinh thái vùng đất ướt và cửa sông
mà điển hình là khu Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thuỷ (Nam Định) đã được qui
hoạch thành các khu bảo vệ RAMSA đầu tiên ở Đông Nam Á.
2.2.4.3. Các điểm tham quan sinh vật:
Nước ta có rất nhiều điểm tham quan sinh vật thu hút đông đảo khách du
lịch như các vườn thú, vườn bách thảo, các công viên ở Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh; Các viện bảo tàng Hải dương học ở Hải Phòng, Nha Trang, các sân
chim và vườn trái ở đồng bằng Sông Cửu Long, các cơ sở thuần dưỡng voi ở
Bản Đôn (Đăk Lăk), nuôi khỉ ở đảo Rều (Quảng Ninh), nuôi trăn, rắn, cá sấu ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Trên đây là các tài nguyên du lịch tự nhiên, chủ yếu dựa vào các thành
phần của tự nhiên để làm cơ sở cho việc xác định các loại hình du lịch và có
định hướng khai thác chúng theo những chủ đề về chương trình nhất định.

29
Địa lý du lịch
Nhưng trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó, quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác để tạo nên các sản phẩm
du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao. Các thể tổng hợp tự nhiên được phân
chia ra các cấp phân vị với quy mô, kích thước và được khai thác cho nhiều mục
đích khác nhau. Chỉ có một số cảnh quan tự nhiên hoặc các thành phần, bộ phận
của chúng chứa đựng các tài nguyên du lịch mới tạo nên các cảnh quan du lịch
tự nhiên. Tuỳ theo đặc điểm và quy mô mà có thể phân chia chúng thành các
điểm du lịch tự nhiên hoặc các khu du lịch tự nhiên.
Điểm du lịch tự nhiên là nơi có dạng tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả
năng thu hút khách du lịch và giới hạn trong một phạm vi không lớn lắm .
Khu du lịch tự nhiên có ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, có nhiều
dạng tài nguyên du lịch hấp dẫn, bao gồm một phạm vi không gian rộng lớn,
trong đó có nhiều điểm du lịch tự nhiên. Có thể quan niệm Vịnh Hạ Long (hoặc
Hạ Long - Cát Bà) là một khu du lịch tự nhiên, với ưu thế nổi bật của cảnh quan
núi đảo đá vôi ngập nước, có nhiều dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc
(phong cảnh, hang động, khí hậu, sinh vật), có phạm vi không gian rộng lớn hơn
1500km2, và có nhiều điểm du lịch tự nhiên như Bãi Cháy, Động Thiên Cung,
Hòn Gà chọi,...
Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên có tính cố định kể trên, còn phải kể
đến các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, rất đặc sắc, xuất hiện có tính chu kỳ
hoặc không theo chu kỳ cũng tạo ra sức hấp dẫn du lịch lớn, như sự xuất hiện
của Sao Chổi, hiện tượng nhật thực, hoạt động của núi lửa, mưa sao, di cư của
các loài động vật, bình minh trên biển, hoàng hôn trên núi, mùa hoa nở.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận


1. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của các loại địa hình đặc biệt,
liên hệ với Việt Nam.
2. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của tài nguyên khí hậu. Liên hệ với
Việt Nam.
3. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của tài nguyên nước. Liên hệ
với Việt Nam.
4. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của tài nguyên sinh vật. Liên hệ với
Việt Nam.
5. Thảo luận: Đánh giá chung về những giá trị to lớn của tài nguyên du lịch
tự nhiên nước ta đối với sự phát triển du lịch.

30
Địa lý du lịch
CHƯƠNG 3
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được quan niệm cơ bản về Tài nguyên du lịch văn hóa.
- Nêu được ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch văn hóa.
- Xác định và phân tích được đặc điểm các loại tài nguyên du lịch văn
hóa.
- Liên hệ thực tiễn tài nguyên du lịch văn hóa của thế giới và Việt Nam.

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Quan niệm tài nguyên du lịch văn hóa.
- Đặc điểm và ý nghĩa du lịch của các loại tài nguyên du lịch văn hóa.
- Khái quát về tình hình tài nguyên du lịch văn hóa nước ta và thế giới.

3.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch văn hóa


Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa là nhóm
tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người tạo ra. Theo
quan niệm chung, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh
thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá.
Như vậy, tài nguyên du lịch văn hóa cũng được hiểu là những giá trị văn
hoá. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những tài nguyên
du lịch văn hóa. Chỉ có những sản phẩm văn hoá có giá trị phục vụ du lịch mới
được coi là tài nguyên du lịch văn hóa. Trên thực tế, những tài nguyên du lịch
văn hóa chính là những giá trị văn hoá tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia,
mỗi địa phương. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các
tài nguyên du lịch văn hóa, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ
bản về văn hoá dân tộc, địa phương nơi mình đến.
Tài nguyên du lịch văn hóa có những đặc tính cơ bản sau:
- Tài nguyên du lịch văn hóa mang tính phổ biến
- Tài nguyên du lịch văn hóa mang tính tập trung dễ tiếp cận.

31
Địa lý du lịch
- Tài nguyên du lịch văn hóa có tính nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ
giải trí
Theo Luật Du lịch: "Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm truyền thống văn
hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, , khảo cổ,
kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá
vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục dích du lịch”. (Luật Du
lịch 2017).
3.2 Các loại tài nguyên du lịch văn hóa
Là sản phẩm văn hoá nên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng rất đa
dạng, phong phú. Chúng có thể được phân thành những dạng chính như sau:
3.2.1 Di sản thế giới và Di tích lịch sử - văn hoá
3.2.1.1 Di sản thế giới
Di sản thế giới được hiểu là các di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc
gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do
các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới,
được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, Ủy ban Di sản thế giới sẽ lập
danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự
nhiên cho di sản nhân loại chung. Di sản thế giới được phân thành 3 nhóm: di sản
thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp. Trong đó, Di sản văn hoá thế giới
là các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc thể hiện tài năng con người; có ảnh hưởng
quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không
gian trong 1 thời kì nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. Di sản
văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá của một dân tộc.
Bất cứ một quốc gia nào có di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì
không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy , mà còn là một nguồn tài nguyên
quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Cho đến năm 2016, Hội đồng di sản thế giới đã công nhận 1052 di sản,
trong đó có: 203 di sản thiên nhiên, 814 di sản văn hoá và 35 di sản hỗn hợp
(vừa văn hoá, vừa thiên nhiên). Các di sản đó hiện diện tại 165 quốc gia. Italia là
quốc gia có số lượng di sản thế giới được công nhận nhiều nhất với 50 di sản,
tiếp theo là Trung Quốc (47 di sản) và Tây Ban Nha (44 di sản).

32
Địa lý du lịch

Trong số các di sản thể giới phải kể đến 7 kỳ quan do bàn tay khối óc
con người tạo ra tập trung ở những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đây
là 7 kỳ quan kỳ diệu được khắc mốc ghi tên từ thế kỷ VI như những chứng
tích kinh điển. Cụ thể là:
1. Kim tự tháp Ai Cập
2. Vườn treo Babylon (Irac)
3. Tượng khổng lồ Helios trên đảo Rhodes (Hi Lạp)
4. Lăng mộ vua Mausolus ở Halicanaso (Thổ Nhĩ Kỳ)
5. Đền thờ nữ thần Artemis ở Ephesus (Thổ Nhĩ Kỳ)
6. Tượng thần Zeus trong ngôi đền tại Olympia (Hi Lạp)
7. Ngọn hải đăng ở Alexandria (Ai Cập)
Trong 7 kỳ quan trên chỉ còn Kim tự tháp ở Ai Cập là còn tồn tại.

Cho đến nay, Việt Nam có 23 di sản các loại; trong đó có 02 di sản thiên
nhiên; 01 công viên địa chất toàn cầu; 19 di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể)
và 01 di sản hỗn hợp.
Bảng 3.1: Danh mục các di sản thế giới của Việt Nam
TT Tên di sản Năm Loại di sản Địa phương
1 Vịnh Hạ Long 1993; Di sản thiên nhiên Quảng Ninh
2000
2 Vườn quốc gia Phong Nha - 2003; Di sản thiên nhiên Quảng Bình
Kẻ Bàng 2015
3 Cao nguyên đá Đồng văn 2010 Công viên địa chất toàn Hà Giang
cầu
4 Quần thể di tích Cố đô Huế 1993 Di sản vật thể Thừa thiên - Huế
5 Phố cố Hội An 1999 Di sản vật thể Quảng Nam
6 Khu di tích Mỹ Sơn 1999 Di sản vật thể Quảng Nam
7 Nhã nhạc Cung đình Huế 2003 Kiệt tác phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại
8 Không gian văn hóa Cồng 2005 Kiệt tác phi vật thể và Tây Nguyên
Chiêng Tây Nguyên truyền khẩu nhân loại

33
Địa lý du lịch

9 Quan họ 2009 Di sản phi vật thể đại Bắc Ninh, Bắc
diện của nhân loại Giang (Kinh Bắc)
10 Ca trù 2009 Di sản phi vật thể đại Đồng bằng Bắc
diện của nhân loại cần Bộ
được bảo về khẩn cấp.
11 Mộc bản Triều Nguyễn 2009 Di sản tư liệu Thừa thiên -
Huế
12 Hoàng thành Thăng Long 2010 Di sản vật thể Hà Nội
13 Hội Gióng ở Đền Phù Đồng và 2010 Di sản phi vật thể đại Hà Nội
đền Sóc diện của nhân loại
14 Bia đá các Khoa thi tiến sí 2010 Di sản tư liệu Hà Nội
triều Lê Mạc
15 Thành nhà Hồ 2011 Di sản vật thể Thanh Hóa
16 Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm 2012 Di sản tư liệu Bắc Giang
17 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng 2012 Di sản Văn hóa phi vật thể Phú Thọ
Vương đại diện của nhân loại
18 Hát Xoan Di sản Văn hóa phi vật thể Phú Thọ
19 Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam 2013 Di sản Văn hóa phi vật Đồng bằng sông
bộ thể Cửu Long
20 Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh 2014 Di sản Văn hóa phi vật thể Nghệ An, hà Tĩnh
21 Châu bản triều Nguyễn 2014 Di sản tư liệu Thừa thiên - Huế
22 Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ 2016 Di sản Văn hóa phi vật thể
23 Danh thắng Tràng An 2012 Di sản hỗn hợp Ninh Bình

(Nguồn: www.vietnamtourism.com)
3.2.1.2 Di tích lịch sử - văn hóa
Các di tích lịch sử - văn hoá là những bằng chứng xác thực, cụ thể nhất về
đặc điểm văn hoá mỗi nước, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt
đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Đó là những tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc và của cả nhân loại.
Được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, di tích
lịch sử văn hoá được hiểu là "những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học" (Luật Di sản văn hoá, 2001).

34
Địa lý du lịch
Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá. Như vậy,
một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử văn
hoá chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích.
Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành
những cấp khác nhau:
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia
- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị biệt tiêu biểu cho quốc gia.
Ở nước ta các di tích lịch sử văn hoá được chia thành những loại sau: Di tích
khảo cổ học, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.
a. Di tích khảo cổ học
Là những di tích thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự
vào thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại.
Đa số di tích lịch sử khảo cổ bị vùi lấp trong lòng đất, cũng có một số
hiện diện trên mặt đất. Có quan điểm cho rằng, các di tích khảo cổ (còn gọi là di
chỉ khảo cổ) bao gồm 2 loại: di chỉ cư trú và di chủ mộ táng. Trong đó các di chỉ
cư trú có thể là các di chỉ hang động hoặc di sản ngoài trời thường phân bố trên
các thềm sông cổ, các bãi hoặc sười đồi, nơi gần nguồn nước.
Phạm vi của các di chỉ khảo cổ có thể được mở rộng hơn, ngoài các di chỉ
cư trú và mộ táng còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ,
những tàu thuyền cổ bị đắm.
Trong lịch sử cổ đại, nhiều thành phố bị san phẳng, bị vùi lấp do thiên tai,
do địch hoạ, sau này đã được các nhà khảo cổ phát hiện, nghiên cứu và tái tạo.
Những thành phố Hy Lạp cổ đại bên bờ biển Đen hoặc Địa Trung Hải là những
ví dụ điển hình, trong đó phải kể đến thành Tơroa, thành phố này đã được miêu
tả trong thần thoại Hy Lạp nổi tiếng "Ô đi xê và I liat". Di tích thành phố cổ
Pompei, Heculan bị núi lửa vùi lấp ở Italia.
Ở Việt Nam, một số di tích loại này cũng đã được phát hiện. Điển hình là
các di tích của nền văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình, Bắc Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo...
hoặc như Thánh địa Cát Tiên ở Đồng Nai là một quần thể kiến trúc hoành tráng,
một thánh địa Bàlamôn giáo đặc trưng ở khu vực phía Nam của đất nước, mà
theo đánh giá của các nhà khảo cổ học Nhật Bản thì nó có giá trị sánh ngang với
Angkor Wat của Campuchia.

35
Địa lý du lịch
b. Di tích lịch sử
Di tích lịch sử là những di tích ghi dấu các sự kiện lịch sử hoặc các đặc
điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của
mình. Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được
ghi dấu lại. Do vậy chỉ những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới được
coi là những di tích lịch sử.
Quan niệm về di tích lịch sử ở các nước cũng có sự khác nhau, ở nước ta
các di tích lịch sử bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu những sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa
quyết định chiều hướng của đất nước hoặc địa phương như Bến Bình Than, Cây
đa Tân Trào, Rừng Trần Hưng Đạo.
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược như Bạch Đằng, Đống Đa,
Điện Biên Phủ.
Di tích ghi dấu những kỷ niệm như di tích về Nguyễn Trãi ở Côn Sơn,
tượng Bác Hồ trên đảo CôTô.
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động như công trình Bắc Hưng
Hải, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến như chuồng cọp ở Côn
Đảo, làng Mỹ Lai, trại giam Phú Lợi.
Ngoài ra còn có những di tích ghi dấu sự đấu tranh cách mạng, thường là
những di tích gắn liền với cuộc đời và hoạt động của những lãnh tụ cách mạng hoặc
gắn với những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
c. Di tích văn hoá - nghệ thuật
Các di tích văn hoá - nghệ thuật là dạng đặc biệt của các di tích lịch sử
văn hoá, bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ
thuật như tượng đài, bích họa...
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều di tích nghệ thuật nổi
tiếng như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, tháp Eiffel, cung điện Louvre, tháp nghiêng
Pisa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát Diệm, tòa thánh Tây Ninh.
Thực ra rất khó phân biệt loại hình di tích lịch sử với các di tích văn hoá
nghệ thuật, bởi bản thân mỗi di tích văn hoá đều đã mang trong mình những giá
trị lịch sử và mỗi di tích lịch sử lại mang trong mình chất văn hoá, hay nói cách

36
Địa lý du lịch
khác chúng cũng là những sản phẩm văn hoá. Chính vì vậy nhiều khi người ta
gọi chung là loại hình di tích lịch sử - văn hoá - nghệ thuật. Nhiều công trình có
giá trị văn hoá và nghệ thuật cao được tôn vinh là biểu trưng văn hoá dân tộc
như, tháp Eiffel là biểu trưng của Paris, của nước Pháp, hay Angkor Wat của
Camphuchia, Tượng Nữ thần tự do của nước Mỹ…
Các di tích kiến trúc nghệ thuật ở nước ta khá phong phú và đa dạng, bao
gồm nhiều dạng như làng cổ, đình, chùa, đền miếu, nhà thờ, lăng tẩm, tượng đài,
bích hoạ…và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Tiêu biểu như Văn Miếu
- Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, Cố đô Huế, chùa
Thiên Mụ, chùa Keo, nhà thờ Phát Diệm, toà thánh Tây Ninh… Thời gian gần
đây nhiều di tích được trùng tu, nâng cấp và đặc biệt có rất nhiều công trình kiến
trúc nghệ thuật có qui mô lớn được xây dựng như tượng Thánh Gióng, tượng đài
Điện Biên Phủ, chùa đồng Yên Tử, chùa Bái Đính…
d. Danh lam thắng cảnh
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm
mỹ, khoa học.
Trong thực tế, loại hình này là sự tập hợp của hai loại hình di tích, di tích
nhân tạo và di tích thiên tạo. Đây là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp
hoặc có chứa các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng. Phần lớn những danh lam
thắng cảnh ở Việt Nam đều có đặc điểm này. Danh thắng nổi tiếng là Hương
Sơn có cả một hệ thống các ngôi chùa gắn liền với các hang động. Các điểm nổi
tiếng khác như Yên Tử, Hồ Tây, hồ Ba Bể, Tam Thanh, Nhị Thanh, Tam Cốc,
Bích Động,...
Từ xa xưa, các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam
đã được xếp hạng. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng cấp
sắc phong cho các vị thần, thánh, hoàng làng. Như dưới thời Lê có khoảng 2511
vị thần có sắc phong, nghĩa là có 2511 thiết chế tôn giáo đã được đặt dưới sự
bảo trợ của nhà nước.
Thời thuộc Pháp, Toàn quyền Đông Dương cũng đã ký quyết định liệt
hạng 404 di tích của Việt Nam (tính đến năm 1930).
Trong những năm gần đây việc được công nhận di tích đã trở thành nhu
cầu của đông đảo quần chúng và các địa phương. Tính đến tháng 5 năm 1998 số
di tích này đã lên đến con số 2215 di tích, bao gồm 850 di tích lịch sử, 127 di
tích kiến trúc nghệ thuật, 355 di tích lịch sử kiến trúc, 36 di tích khảo cổ và 47

37
Địa lý du lịch
danh lam thắng cảnh.Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và trung du phía Bắc. Các tỉnh, thành phố có số di tích
được xếp hạng nhiều nhất là: Hà Nội có 366 di tích, Hà Tây 293 di tích, Bắc
Ninh 121di tích, Hưng Yên 115 di tích, Nghệ An có 91 di tích, Hải Dương 85 di
tích, Hải Phòng 83 di tích.
Tính đến năm 2014, trên cả nước có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong
đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7000 di tích xếp
hạng cấp tỉnh. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều nhất chiếm
tỉ lệ khoảng 70% tổng số di tích. Trong số các di tích quốc gia có 72 di tích quốc
gia đặc biệt và trong số đó có 9 di tích được ghi nhận là di sản thế giới.
3.2.2. Lễ hội
Trong các dạng của tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài
nguyên có giá trị thu hút khách du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt
văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, là loại hình sinh
hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển
trong quá trình lịch sử. Lễ hội nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức và tôn vinh
những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần”, những nhân vật
có thật trong lịch sử hay trong huyền thoại. Lễ hội là dịp con người được trở về
nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng
trong tâm trí mỗi người. Lễ hội còn thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng, xã,
địa phương hay dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để
vượt qua khó khăn, giành cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trong các thành tố của lễ hội cổ truyền, thành tố quan trọng nhất và chủ
yếu của lễ hội là nhân vật thờ phụng; thành tố thứ hai là vật dâng cúng. Vật dâng
cúng có khi thông thường là hoa, quả, oản, rượu cũng có khi là vật dâng cúng
mang tính nghi lễ; thành tố thứ ba là nghi thức thờ cúng; thành tố thứ tư là trò
diễn. Trò diễn rất gắn kết với nhân vật thờ phụng, gắn bó với cuộc đời nhân vật.
Thông thường, nghi thức thờ cúng là phương tiện giao tiếp của con người với
thần linh, bao gồm bài văn tế, trình tự buổi cúng tế và động tác cúng tế.
Nhìn chung các lễ hội có qui trình tiến hành theo ba bước: chuẩn bị, vào
hội và kết thúc hội. Trong đó, vào hội là hoạt động chính của lễ hội với nhiều
hoạt động diễn ra trong ngày hội. Đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương,
tổ chức các trò vui. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội,
diễn ra trong một ngày hay nhiều ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động
trong các ngày này.

38
Địa lý du lịch
Lễ hội cổ truyền mang đậm giá trị bản sắc văn hóa. Làm thế nào để kế
thừa và phát huy kho tàng văn hoá quí giá này của các thế hệ tiền nhân để lại.
Đó là công việc của cộng đồng, cả dân tộc để hướng tới xây dựng một nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên đất nước ta, lễ hội hết sức phong phú và đa dạng có ở mọi vùng,
miền và mọi địa phương. Các lễ hội diễn ra quanh năm, bốn mùa tạo nên những
dịp sinh hoạt văn hoá hết sức sôi động, cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân trẩy hội.
Theo thống kê năm 2008 cả nước có gần 7.965 lễ hội, bao gồm: 7039 lễ hội dân
gian là loại hình phổ biến, trải đều trong năm, chủ yếu là qui mô làng xã; 544 lễ
hội tôn giáo chủ yếu do các các chức sắc tôn giáo nơi thờ tự tổ chức; 332lễ hội
lịch sử - cách mạng, tuy số lượng không nhiều nhưng lễ hội này có vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân; có 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài
vào do các tổ chức, cá nhân người nước ngoài sinh sống, công tác tại Việt Nam
hoặc do người Việt Nam tổ chức và 40 các lễ hội khác. Trong sách Kho tàng lễ
hội cổ truyền Việt Nam có giới thiệu về 212 lễ hội tiêu biểu, có lễ hội qui mô
quốc gia, có lễ hội qui mô địa phương. Các lễ hội du lịch là một loại hình mới
của lễ hội.
Có một cách nhìn quen thuộc, người ta chia lễ hội thành hai phần chính là
phần lễ và phần hội
- Phần lễ (nghi lễ): Phần lễ bao gồm các nghi thức, các động tác, các bài
văn tế. Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa
riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng
về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có
thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính, biết
ơn đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong
cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá
trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó
mang ý nghĩa hấp dẫn nhất của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần
hạt nhân của lễ hội.
- Phần hội: là phần tổ chức những trò chơi, trò diễn, vật dâng cúng, thi
tài,... Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi
và nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ
sung những yếu tố văn hoá mới. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo
tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi

39
Địa lý du lịch
mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn, có sức hấp dẫn hơn. Thông
thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ.
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hoà quyện vào nhau,
trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý
nghĩa tâm linh của phần lễ. Hội chọi trâu Đồ Sơn là một ví dụ điển hình.
Hội làng của người Việt ở đồng bằng sông Hồng là lễ hội truyền thống rất
tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam. Có quan niệm cho rằng đồng bằng
sông Hồng là quê hương của văn hoá lúa nước, của hội làng, điều đó không sai.
Ngày nay, trên thế giới cũng như nước ta nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm
linh của con người ngày càng lớn, nhiều lễ hội được phục hồi hoặc mở rộng qui
mô. Các lễ hội do vậy, ngày càng nhôn nhịp, tưng bừng và thu hút. Về phương
diện du lịch đây cũng là cơ hội phát triển mạnh mẽ và tạo lên loại hình du lịch
văn hoá tâm linh. Những lễ hội có qui mô lớn thường là lễ hội tôn giáo tiêu biểu
như lễ hội Ramadan của người Hồi giáo, lễ hội Kumbh Mela của người Hindu…
ở Vệt Nam có lễ hội Chùa Hương, Yên Tử, Bái Đính…
Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần lưu ý một số đặc
điểm sau:
- Tính thời gian của lễ hội, được thể hiện trên hai khía cạnh
Thời điểm diễn ra lễ hội: Lễ hội có quanh năm, song lại tập trung chủ yếu
vào mùa Xuân sau nữa là mùa Thu. Mùa Xuân là thời điểm thiêng liêng nhất
trong năm, là thời điểm chuyển giao của chu kỳ thời gian, một qui luật quan
trọng của tự nhiên, kết thúc một năm cũ, bắt đầu một năm mới và cũng là bắt
đầu một mùa vụ mới trong sản xuất. Các lễ hội thể hiện tính cầu mùa. Mùa Thu
là thời điểm thu hoạch mùa màng, lễ hội mang tính tạ ơn.Vào mùa Xuân người
Nga có Maxlenisa, người Braxin có Cacnavan, người Lào có Bunpimay, người
Campuchia có Chon chnam thmay…Ở nước ta mùa Xuân là mùa của lễ hội. Ví
như tỉnh Bắc Ninh có 547 lễ hội thì 2/3 số lễ hội vào mùa này.
Thời gian kéo dài của các lễ hội rất khác nhau. Có lễ hội diễn ra trong suốt
một hai tháng, như Tháng Ramadan của người Hồi giáo, lễ hội chùa Hương kéo
dài tới hơn hai tháng. Có lễ hội diễn ra trong một vài tuần như Festival, tuần lễ ăn
chay của Phật Giáo. Phần lớn các lễ hội chỉ diễn ra trong khoảng một vài ngày.
- Qui mô của lễ hội: Các lễ hội có qui mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội
diễn ra trên địa bàn rộng lớn mang tính quốc tế, khu vực. Có lễ hội mang tính
quốc gia hoặc giới hạn trong một địa phương nhỏ hẹp.

40
Địa lý du lịch
- Lễ hội trên thế giới có nguồn gốc và hình thức vô cùng đa dạng. Có thể
phân biệt một số hình thức lễ hội chính như sau: lễ hội mừng các sự kiện của đời
sống, lễ hội phục hồi, lễ hội tế lễ và lễ hội kỷ niệm.
3.2.3. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan
trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nghề thủ công truyền thống sản xuất
bằng tay những công cụ và đồ dùng sinh hoạt cho nhân dân, với những sản phẩm
độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện
những tâm tư tình cảm của con người, họ là những “người thổi hồn cho đất”. Đây
cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hoá và là sức hấp dẫn của các
nghề và làng nghề thủ công truyền thống của các dân tộc, các địa phương.
Từ xa xưa, nhiều quốc gia trên thế giới đã nổi tiếng với những sản phẩm
hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, tơ, lụa, tranh thuỷ mạc của Trung Quốc;
thảm dệt của Ấn Độ, Pakixtan, kim hoàn của Pháp, Italia,... Những mặt hàng này
không những mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, mà ngày nay còn là những
vật lưu niệm quí giá cho khách du lịch tới thăm đất nước họ. Những nơi sản xuất
ra các sản phẩm đó đã trở thành những địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền
thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng
những sản phẩm thủ công truyền thống với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn
mỹ. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống đã nổi bật lên trong lịch sử với
những sản phẩm có bản sắc riêng, với các nghệ nhân tài hoa. Những sản phẩm
thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng
ngày, mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc trưng của nền văn hoá.
Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này qua đời
khác. Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phú thêm truyền thống văn
hoá Việt Nam. Đặc biệt, nhiều tác phẩm hàng thủ công mỹ nghệ còn mang trong
mình những giá trị văn hoá triết lý sâu sắc được thể hiện trên chất liệu, hình
dáng, hình vẽ hay chạm khắc, đều được tạo theo các khuôn mẫu, dựa theo điển
tích và liên quan đến phong thuỷ. Ví như, điển tích Tứ linh, Tứ quí, Tam đa,
Ngũ phúc, Mã đáo thành công, Vinh qui bái tổ… càng làm tăng thêm chất văn
hoá thi vị của thú chơi đồ cổ.
Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghề
chạm khắc đá, đúc đồng, kim hoàn, gốm, mộc, mây tre đan, nghề dệt. Mỗi nghề
đều có lịch sử phát triển lâu đời và khá độc đáo, có nhiều địa phương cùng làm,
trong đó có một số làng nghề tiêu biểu nhất.

41
Địa lý du lịch
- Nghề chạm khắc đá: là một trong những nghề có lịch sử lâu đời nhất,
với những sản phẩm như vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tai, tượng đá,... Có lẽ
do đặc tính lịch sử của mình nên nghề chạm khắc đá phát triển khá phổ biến.
Những tư liệu cho thấy có 3 trung tâm chạm khắc đá chính thức thuộc các tỉnh
Hải Dương (Kính Chủ), Thanh Hoá (Làng Nhồi tức An Hoạch) và Đà Nẵng
(Ngũ Hành Sơn). Ngoài ra còn rải rác ở nhiều nơi khác như Ninh Bình, Thừa
Thiên Huế, Biên Hoà.
- Nghề đúc đồng: được xuất hiện rất sớm với sản phẩm tiêu biểu là trống
đồng Đông Sơn nổi tiếng, Cửu đỉnh ở Huế… hay Tứ đại khí gồm tượng đồng
khổng lồ cao 20 mét ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), tháp Báo Thiên ở Sùng
Khánh (Thăng Long) gồm 12 tầng cao 70m, chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu
(chùa Một Cột) cao đến 3 sải, Vạc chùa Phổ Minh (Nam Định) nặng 6.150 cân.
Có thể nói nghề đúc đồng phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng nổi tiếng
nhất là ở làng Ngũ Xá (Hà Nội), làng Đại bái (Bắc Ninh), làng Đồng Xâm (Thái
Bình), làng Dương Xuân (Huế), làng Phước Kiều (Quảng Nam).
- Nghề kim hoàn: ở nước ta có nhiều làng làm nghề kim hoàn như làng
Định Công (Thanh Trì, Hà Nội) không những nổi tiếng về tay nghề mà còn là
làng của ông tổ nghề này.
- Nghề gốm: được hình thành rất sớm ngay từ thời tiền sử cùng với thời
kỳ đồ đá, đồ đồng. Nước ta là một trong những nơi có nghề gốm phát triển sớm
ở châu Á.
Ngày nay, ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nghề gốm. Một số nơi
còn giữ được những kỹ thuật làm gốm thủ công thô sơ rất độc đáo, có sức hấp
dẫn đặc biệt đối với du khách. Nhiều địa phương đã nổi tiếng trong và ngoài
nước như Hương Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải
Dương), Lò Chum (Thanh Hoá), Bát Tràng (Hà Nội), Phước Tích (Huế), Biên
Hoà (Đồng Nai),...
- Nghề mộc: ở nước ta, nghề mộc phát triển khá rực rỡ, đạt đến độ tinh
xảo.Nghề mộc khá phổ biến trong cả nước, nghề mộc để dựng nhà. Hầu hết nhà
ở của các dân tộc đều sử dụng rất nhiều gỗ.
Nghề mộc dựng đình, chùa, đến, miếu, nổi tiếng có thôn Cúc Bồ (Hải
Dương). Còn nghề chạm trổ, khắc gỗ thì có rất nhiều nơi nổi tiếng như làng
Đồng Giao (Hải Dương), Chày Thôn (Hà Nội), làng Giáp (Phú Thọ), làng La
Xuyên (Nam Định), làng Đông Ngàn - Kinh Bắc, Phù Khê và Kim Thiều (Bắc
Ninh). Vùng Thuận Hoá (Huế) với tư cách là thủ phủ Đàng Trong đã thu hút
được nhiều nghệ nhân thuộc các nghề khác nhau, trong đó có nghề chạm trổ.

42
Địa lý du lịch
Những người thợ tài hoa này đã tạo nên những công trình tuyệt tác của kinh
thành xưa.
- Nghề dệt, thêu ren truyền thống: Cũng là nghề được hình thành rất sớm.
Những địa danh gắn với truyền thống về nghề dệt ở nước ta có rất nhiều, tiêu
biểu như Bưởi, Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội), Trình Tiết, Kiều Trúc, La Khê,
Vạn Phúc (Hà Tây), Hàng Kênh (Hải Phòng), Văn Lâm (Ninh Bình), Đà Lạt.
- Nghề đan lát mây tre: Phú Vinh, Ninh Sở (Hà Nội), Quảng Phong
(Thanh Hoá).
- Chế biến món ăn: cốm Làng Vòng , đậu làng Mai Động (chợ Mơ), bánh
khô mè Cẩm Lệ (Quảng Nam), Đường Bảo An (Quảng Nam).
- Mỹ nghệ ngà sừng Thuỵ Ứng, Vạn Hạnh.
- Nghề Sơn Mài và khảm: theo nghiên cứu nghề sơn ở Việt Nam được
hình thành rất sớm. Nghề sơn mài được xuất hiện vào hồi đầu thế kỷ XX. Ngày
nay nghệ thuật sơn mài của Việt Nam đã có tiếng trên thế giới. Đối với nghề
khảm trai, khảm xà cừ được xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI. Ngày nay có nhiều
địa phương hành nghề khảm trai, khảm xà cừ, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Hà
Nội, Hà Tây, Nam Định.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại hình làng nghề khác với những sản phẩm
có tiếng như cốm làng Vòng, mì Chũ, bánh đa Hải Phòng, bún Huế, chè Huế,
rượu làng Vân, mì Quảng…
3.2.4. Phong tục, tập quán dân tộc
Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá,
phong tục tập quán mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú
nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách
du lịch. “Giờ đây, không còn một chân trời, góc biển nào mà con người chưa đặt
chân tới, không còn một ngọn núi cao hay hòn đảo xa xôi chưa bị chinh phục.
Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục,
những niềm tin hy vọng ẩn giấu, những đức tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn còn
là những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy biết đến. Các nhà du lịch thời nay
bị cuốn hút bởi tiếng gọi của những con đường, của những con người. Họ mong
muốn thực sự được gặp gỡ những kẻ khác trong chuyến viễn du của họ để quan
sát, để đối thoại, để hấp thụ những nền văn hoá khác làm phong phú thêm và
hiểu hơn bản sắc nền văn hoá của mình" (Tạp chí Người đưa tin UNESCO).
Phong tục, tập quán được thể hiện trên mọi lĩnh vực của cuộc sống sinh
hoạt như giao tiếp, ăn uống, trang phục, nhà ở, lao động, đời sống tâm linh... tất

43
Địa lý du lịch
thảy đều có sức hút du lịch tìm hiểu khám phá. Kho tàng văn hoá, sinh hoạt văn
hoá đặc thù là điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.Người Tây Ban Nha với
nền văn hoá Phlamanco và truyền thống đấu bò tót. Đất nước Hy Lạp, Italia,
Pháp,... là những cái nôi của nền văn minh châu Âu với nhiều điều kỳ thú.
Việt Nam có hơn 54 dân tộc người, trong đó có 53 tộc người thiểu số chủ
yếu cư trú ở các vùng núi heo hút. Nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được những
nét sinh hoạt văn hoá truyền thống đặc sắc của mình, tiêu biểu như trang phục
của người Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái ở miền Bắc; cồng chiêng của người
Chăm, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na ở miền Trung và Tây Nguyên; những ngôi chùa của
người Khmer ở đồng bằng Nam Bộ. Những giá trị văn hoá truyền thống đó có
thể khai thác phục vụ phát triển du lịch rất tốt. Chẳng hạn, ngành du lịch và các
địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch
cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu... Sự ra đời và phát triển của sân
khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống nông nghiệp. Cùng với múa rối
nước là các môn nghệ thuật hát chèo, tuồng, cải lương góp phần làm phong phú
nền sân khấu cổ truyền Việt Nam. Hiện nay, một số đơn vị nghệ thuật đã đưa
vào phục vụ khách du lịch như rối nước Hà Nội, Đờn ca tài tử Bạc Liêu, Nhà hát
Chèo Việt Nam, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Nhà hát Chèo Hà Nội. Âm nhạc dân
gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu văn, quan họ, ca
trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,...của người Việt và bên cạnh đó là
âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của
người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer... Việt Nam
vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ lớn
để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
3.2.5. Các sự kiện văn hoá, thể thao, xã hội
Những đối tượng văn hoá như các trung tâm khoa học, các trường đại
học, các thư viện lớn, đặc biệt là các bảo tàng đều có sức thu hút lớn khách tới
tham quan du lịch và nghiên cứu. Các viện bảo tàng lớn, nổi tiếng hàng năm như
Louvre (Paris), Ecmitat (Saint Peterburg), Cố Cung (Bắc Kinh) hàng năm đón
hàng triệu lượt khách tới tham quan, nghiên cứu. Trong các tour du lịch của
thành phố thường có tham quan các bảo tàng.
Nước ta có 64 tỉnh, thành phố, tỉnh thành nào cũng có bảo tàng.Hiện nay,
nước ta có 127 bảo tàng, trong đó có 7 bảo tàng quốc gia (6 bảo tàng quốc gia
nằm tại Hà Nội, 1 bảo tàng quốc gia tại TP Thái Nguyên là Bảo tàng Văn hóa
các dân tộc Việt Nam). Trong đó có 26 bảo tàng thuộc lĩnh vực quân đội, 8 bảo
tàng tư nhân. Đa phần các bảo tàng ở nước ta là bảo tàng về lịch sử xã hội, về

44
Địa lý du lịch
hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Chúng ta đang rất thiếu những bảo tàng
mà xã hội thực tế cần là bảo tàng về lịch sử tự nhiên, khoa học kĩ thuật. Ngoại
trừ một số bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học là những bảo tàng luôn dẫn đầu về lượng khách
tham quan, còn lại đa phần các bảo tàng đều trong tình trạng ít khách.
Ngoài ra, các hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các
cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, các hội chợ, triển lãm, các cuộc liên hoan quốc
tế về điện ảnh, âm nhạc, hoa hậu quốc tế rất hấp dẫn và thu hút số lượng khách
du lịch lớn. Cũng phải kể đến các hoạt động chính trị như các cuộc hội nghị, hội
thảo quốc tế về chiến tranh, hoà bình, về kinh tế, xã hội, môi trường xét về
phương diện du lịch lại có ý nghĩa đặc biệt.
Trong những năm gần đây nước ta đã quan tâm đầu tư, đăng cai và tổ
được nhiều sự kiện quốc tế tiêu biểu như, Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm
2003 (SEAGAMES22), tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu năm2004 (ASEM
5), hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC 2006),
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc năm (VESAK 2008), Cuộc Hoa hậu Hoàn vũ
thế giới năm 2008 (lần thứ 57)…Đặc biệt, nhằm quảng bá và tạo ra những bước
đột phá phát triển du lịch nước ta, hàng năm ngành Du lịch tổ chức nhiều các sự
kiện du lịch như, năm du lịch quốc gia, các festival du lịch…
Bảng 3.2. Năm du lịch quốc gia Việt Nam
Năm Địa phương đăng cai Chủ đề
2003 Quảng Ninh Non nước hữu tình
2004 Điện Biên Hào hùng chiến khu
2005 Nghệ An Theo chân Bác
2006 Quảng Nam Một điểm đến - hai di sản văn hóa thế giới
2007 Thái Nguyên Về thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc
2008 Cần Thơ và các tỉnh Miệt vườn sông nước Cửu Long
ĐB sông Cửu Long
2010 Hà Nội Thăng Long - Hà Nội, hội tụ ngàn năm
2011 Phú Yên Du lịch biển - đảo
và các tỉnh DH Nam Trung Bộ
2012 Thừa Thiên - Huế và Du lịch di sản
các tỉnh Bắc Trung Bộ
2013 Hải Phòng Văn minh Sông Hồng
và các tỉnh ĐB sông Hồng
2014 Lâm Đồngvà Đại ngàn Tây Nguyên
các tỉnh Tây Nguyên

45
Địa lý du lịch

2015 Thanh Hóa Kết nối các di sản thế giới


2016 Phú Quốc - ĐB sông Cửu Long Khám phá đất phương Nam
2017 Lào Cai - Tây Bắc Sắc màu Tây Bắc
Hạ Long - di sản, kỳ quan - điểm đến thân
2018 Quảng Ninh
thiện
2019 Khánh Hòa Nha Trang – Sắc màu của biển
2020
Ninh Bình (vì COVID) Hoa Lư - Cố đô ngàn năm
2021

Hiện nay ở Việt Nam đã có một số công ty trong và ngoài nước chuyên
làm dịch vụ tổ chức sự kiện, triển lãm.
Những hoạt động văn hoá quốc tế thường tập trung ở các thành phố lớn,
đã làm xuất hiện những trung tâm mang tính hoạt động quốc tế như Paris,
Brussels, Viena, Gieneve, Bangkok. Những thành phố này cũng là các trung tâm
du lịch lớn. Những hoạt động văn hoá, thể thao và xã hội quốc tế mang tính sự
kiện ngày càng nhiều và sôi động, những sự kiện lớn như có sức hút khách du
lịch tăng đột biến trong những ngày tổ chức sự kiện. Chính vì vậy mà nhiều
quốc gia rất quan tâm phát triển loại hình du lịch MICE này.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của tài nguyên di tích lịch sử -
văn hoá. Liên hệ với Việt nam.
2. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của tài nguyên lễ hội. Liên hệ
với Việt nam.
3. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của tài nguyên nghề và làng
nghề thủ công truyền thống.
4. Anh (chị) nêu đặc điểm và ý nghĩa du lịch của phong tục tập quán. Liên hệ
với Việt nam.
5. Thảo luận: Tìm hiểu giá trị và tình hình khai thác tài nguyên du lịch nhân
văn tại một điểm/khu du lịch cụ thể.

46
Địa lý du lịch

PHẦN HAI: ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM

CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Việt
Nam.
- Trình bày được nội dung Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch
Việt Nam trong thời gian tới
- Phân tích được kiến thức và số liệu cơ bản biểu thị tình hình phát
triển của ngành du lịch.
- Đánh giá được khả năng phát triển du lịch Việt Nam.

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Tình hình và đặc điểm phát triển của ngành du lịch Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
- Một số nét cơ bản về Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Tình hình và đặc điểm khách du lịch quốc tế và nội địa.
- Tình hình và đặc điểm của cơ sở lưu trú du lịch.

4.1 Đặc điểm phát triển của ngành du lịch


4.1.1 Khái quát quá trình phát triển
Du lịch Việt Nam được hình thành và phát triển từ thập kỉ 60, thế kỉ XX,
với việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam năm 1960. Quá trình phát triển du
lịch không đều, có thể chia làm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn trước năm 1990: Ngành Du lịch phát triển còn nhỏ bé, thiếu
thốn và lạc hậu, chủ yếu là phục vụ chuyên gia nước ngoài.

47
Địa lý du lịch
* Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Du lịch phát triển với nhiều thuận lợi
và có tốc độ tăng trưởng cao.
Nước ta có những điều kiện tự nhiên, xã hội và nhân văn hoàn toàn phù
hợp với sự phát triển du lịch. Môi trường xã hội ổn định, đất nước hoà bình, nền
kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, phát triển nền kinh tế mở, nền kinh tế thị
trường,... Đó là những thuận lợi cơ bản, tiên quyết cho du lịch phát triển. Đặc
biệt, Đảng và Chính phủ đã có sự quan tâm và có đường lối, chủ trương đúng
đắn về phát triển du lịch như, “phát triển nhanh du lịch, từng bước đưa đất nước
ta trở thành một trung tâm du lịch - thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực” (NQĐH Đảng lần thứ VIII), “phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn” (NQĐH Đảng lần thứ IX).
Việc thành lập lại Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 1992 đánh một dấu
mốc quan trọng trong sự phát triển du lịch. Để đẩy mạnh sự phát triển du lịch,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về
phát triển du lịch, chỉ đạo tổ chức các Chương trình hành động quốc gia về du
lịch, xây dựng các chủ đề du lịch cho các năm, các địa phương, ví dụ: Năm Du
lịch Việt Nam (Visit Vietnam - 2000), Năm Du lịch Hạ long (Ha long year -
2003), Festival Huế, Đêm Rằm phố cổ Hội An,… Đại ngàn Tây Nguyên (2014),
Kết nối các di sản thế giới (2015).
Cùng sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, 10 năm thực hiện
Chiến lược phát triển Du lịch 2001 - 2010 và 5 năm thực hiện Chiến lược phát
triển Du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Du lịch Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng.
Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế
đạt khoảng 5,7%/năm, khách nội địa đạt khoảng 16,3%/năm; tổng thu từ khách
du lịch đạt tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm. Năm 2015, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam đạt 7,94 triệu lượt, khách nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng
thu từ khách du lịch đạt gần 338 nghìn tỷ đồng.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú có sự
phát triển mạnh mẽ. Đến nay, cả nước đã có gần 20 nghìn cơ sở lưu trú với
419.280 buồng, trong đó có 91 cơ sở hạng 5 sao, 219 cơ sở hạng 4 sao, 442 cơ
sở hạng 3 sao. Đặc biệt, sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược ở trong nước
và quốc tế vào lĩnh vực này đã góp phần quan trọng mở rộng hệ thống cơ sở lưu
trú cao cấp, qua đó tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của du lịch
Việt Nam.

48
Địa lý du lịch
Thị trường khách du lịch phát triển cơ bản phù hợp với định hướng chiến
lược. Trong đó khu vực Đông Bắc Á, ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các thị
trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng,
thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng nhanh tuy gần đây có sự sụt giảm do ảnh
hưởng của khó khăn kinh tế Nga, thị trường mở rộng là Ấn Độ, Trung Đông
bước đầu đạt kết quả nhất định. Trong khi đó, thị trường khách du lịch nội địa
liên tục tăng trưởng cao, phản ánh nhu cầu đi lại du lịch rất lớn của khách nội
địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành Du lịch.
Về sản phẩm du lịch, những sản phẩm đặc trưng đã ngày càng khẳng định
được giá trị. Hệ thống sản phẩm dần được hình thành theo định hướng phát triển
du lịch theo 7 vùng với những sản phẩm đặc thù riêng cho mỗi vùng. Ngoài du
lịch biển, nhiều sản phẩm mới ở vùng núi thu hút đông khách du lịch. Các dòng
sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm vụ được phát triển góp phần
thực hiện hiệu quả định hướng của chiến lược.
Công tác xúc tiến quảng bá được tăng cường mạnh mẽ, đổi mới cả về nội
dung và hình thức, quảng bá hình ảnh Việt Nam - vẻ đẹp bất tận. Ngoài việc
tham gia các hội chợ, mời báo chí nước ngoài đến tìm hiểu sản phẩm, tổ chức
các sự kiện văn hóa du lịch... Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch ngày càng
sâu rộng, góp phần quan trọng mở rộng thị trường nguồn khách quốc tế cho du
lịch Việt Nam
Nguồn nhân lực du lịch đã tăng về số lượng và từng bước được cải thiện
về chất lượng. Đến năm 2015, có gần 555 nghìn lao động trực tiếp, 1.220.500
lao động gián tiếp, góp phần mang lại hiệu quả xã hội trong việc tạo công ăn
việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế như năng lực cạnh
tranh còn thấp; phát triển du lịch còn thiếu sự bền vững, nhiều vấn đề về môi
trường du lịch chưa được giải quyết; phát triển sản phẩm du lịch chưa đạt như
kỳ vọng, còn thiếu sản phẩm đặc thù, mang bản sắc riêng; công tác xúc tiến
quảng bá chưa có sự chuyển biến đột phá tương xứng với yêu cầu phát triển;
chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho du lịch còn
thấp; hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế...
4.1.2. Mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010
a) Mục tiêu tổng quát:
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai
thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá

49
Địa lý du lịch
lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ
quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước
đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực, phấn đấu
sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch
phát triển trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ
2001 - 2010 đạt 11 - 11,5 %/năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau:
- Năm 2005: khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt
người, khách du lịch nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt
trên 2 tỉ USD.
- Năm 2010: khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt
người, khách du lịch nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4
đến 4,5 tỉ USD.
4.1.3. Mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại;
sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch
phát triển.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt
11,5 - 12%/năm.
- Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 -
37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD,
đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 -
35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao
động trực tiếp du lịch.
- Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và
47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ
USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35

50
Địa lý du lịch
- 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động
trực tiếp du lịch.
- Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
c) Giải pháp cơ bản
- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và
đồng bộ, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương; từng bước hình thành
hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương
và đô thị du lịch; hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng
du lịch.
- Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm
bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số
lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát
triển du lịch và hội nhập quốc tế.
- Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch: Tập
trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng
chi trả cao và lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa. Đẩy
mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái
Bình Dương; Tây Âu và Đông Âu; mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị
trường mới: Trung Đông, Ấn Độ…
- Về xúc tiến quảng bá du lịch: Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo
hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và
thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh
quốc gia.
- Về phát triển thương hiệu du lịch: Tập trung phát triển thương hiệu du
lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương
hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch.
- Đầu tư và chính sách phát triển du lịch: Nhà nước có chính sách ưu tiên
hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát
triển thương hiệu du lịch; Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút
các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.
- Hợp tác quốc tế về du lịch: Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các
hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; Đẩy mạnh hợp tác quốc

51
Địa lý du lịch
tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam
với thị trường du lịch khu vực và thế giới.
- Quản lý nhà nước về du lịch: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về
du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo
môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch; Tăng cường năng lực cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu
cầu phát triển.
4.2 Quy hoạch không gian du lịch
Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.
Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc
trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô
thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy
phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.
- Phát triển du lịch theo 7 vùng : Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ; Vùng
đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Vùng Bắc Trung Bộ; Vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Quy hoạch 46 khu du lịch quốc gia: gồm các khu du lịch Cao nguyên đá
Đồng Văn, thác Bản Giốc, Mẫu Sơn, Ba Bể, Tân Trào, Núi Cốc, Sa Pa, Thác
Bà, Đền Hùng, Mộc Châu, Điện Biên Phủ - Pá Khoang, hồ Hòa Bình, Hạ Long-
Cát Bà, Vân Đồn, Trà Cổ, Côn Sơn-Kiếp Bạc, Ba Vì-Suối Hai, Làng Văn hóa-
Du lịch các dân tộc Việt Nam, Tam Đảo, Tràng An, Tam Chúc, Kim Liên, Thiên
Cầm, Phong Nha-Kẻ Bàng, Lăng Cô-Cảnh Dương, Bà Nà, Cù Lao Chàm, Mỹ
Khê, Phương Mai,Vịnh Xuân Đài, Bắc Cam Ranh, Ninh Chữ, Mũi Né, Măng
Đen, Tuyền Lâm, Đan Kia-Suối Vàng, Yokđôn, núi Bà Đen, Cần Giờ, Long
Hải-Phước Hải, Côn Đảo, Thới Sơn, Phú Quốc, Năm Căn, Xứ sở hạnh phúc.
- Quy hoạch 41 điểm du lịch quốc gia: gồm cácđiểm du lịch thành phố
Lào Cai, Pắc Bó, thành phố Lạng Sơn, Mai Châu, Hoàng thành Thăng Long,
Yên Tử, thành phố Bắc Ninh, Chùa Hương, Cúc Phương, Vân Long, Phố Hiến,
Đền Trần-Phủ Giầy, Thành nhà Hồ, Lưu niệm Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc,
thành phố Đồng Hới, thành cổ Quảng Trị, Bạch Mã, Ngũ Hành Sơn, Mỹ Sơn,
Lý Sơn, Trường Lũy, Trường Sa, Phú Quý, Ngã ba Đông Dương, hồ Ya Ly, hồ
Lắk, Thị xã Gia Nghĩa, Tà Thiết, Trung ương Cục miền Nam, Cát Tiên, hồ Trị

52
Địa lý du lịch
An-Mã Đà, Củ Chi, Láng Sen, Tràm Chim, Núi Sam, Cù lao Ông Hổ, thành phố
Cần Thơ, thị xã Hà Tiên, khu Lưu niệm Cao Văn Lầu.
- Quy hoạch 12 đô thị du lịch gồm: Sa Pa, Đồ Sơn, Hạ Long, Sầm Sơn,
Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Đà lạt, Vũng Tàu.
- Phát triển hệ thống tuyến du lịch
+ Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc
gia và các sân bay quan trọng khác.
+ Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du
lịch và đường Hồ Chí Minh.
+ Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng
- Hoàng Sa; Nha Trang - Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.
+ Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.
+ Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hà Nội - Hải
Phòng; Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn.
Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.
+ Các tuyến du lịch chuyên đề: Về nguồn tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt
Nam; khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng
và nông nghiệp, nông thôn; du thuyền, tàu biển; sông, hồ; lễ hội, tâm linh.
+ Tuyến du lịch liên kết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Trung Quốc…
4.3 Khách du lịch
4.3.1 Hiện trạng khách du lịch (bảng 4.1)
Khách du lịch quốc tế và nội địa của Việt Nam từ năm 1990 đến nay tăng
nhanh. Trong đó, quan trọng là khách du lịch quốc tế tăng với nhịp độ trên
11%/năm với những dấu mốc quan trọng vào các năm 1994 có 1 triệu lượt, năm
2000 là 2 triệu lượt, năm 2005 là 3 triệu lượt. Tuy nhiên quá trình phát triển có
nhiều thăng trầm, mà chủ yếu do bối cảnh quốc tế, làm cho lượng khách sụt
giảm vào các năm 1998 và 2003.
Khách du lịch nội địa có mức tăng cao và khá đều, ổn định với những dấu
mốc về số lượt của khách du lịch là năm 1991 là 1,5 triệu, năm 1995 là 5,5 triệu,
năm 2000 là 11 triệu, năm 2005 đạt 16 triệu. Sở dĩ có được kết quả này là do nền
kinh tế nước ta phát triển tương đối nhanh, ổn định, thu nhập và mức sinh hoạt
của nhân được cải thiện nhiều,...

53
Địa lý du lịch
Đến năm 2010 có 5,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 28 triệu lượt
khách du lịch nội địa, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5 %/năm và đã đạt được
mục tiêu của Chiến lược giai đoạn này.
Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế
đạt khoảng 5,7%/năm, khách nội địa đạt khoảng 16,3%/năm; tổng thu từ khách
du lịch đạt tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm. Năm 2015, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam đạt trên 7,94 triệu lượt, khách nội địa đạt 57 triệu lượt.
Bảng 4.1. Khách du lịch từ năm 1991 đến 2015
(triệu lượt)
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Khách
0,30 0,44 0,67 1,018 1,358 1,60 1,716 1,520 1,781 2,14
quốc tế
Khách
1,5 2,0 2,5 3,5 5,5 6,5 7,5 8,6 10,6 11,2
nội địa

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Khách 3,61 4,20
2,33 2,627 2,428 2,930 3,20 4,25 3,77 5,20
quốc tế
Khách 18,0 19,2
11,7 13.0 13,5 14,5 16,1 20,5 25,0 28,0
nội địa

Năm 2011 2012 2013 20104 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Khách 7,87 7,94 11,5 15,5 18,5
6,30 6,45 7,57 10,3
quốc tế
Khách 38,5 57,0 73,0 80,0 85,0
30,0 32,5 35,0 62,0
nội địa
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)

54
Địa lý du lịch

90
TriÖu lît kh¸ch 80

70

60
Kh¸ch quèc tÕ
50 Kh¸ch néi ®Þa
40

30

20
10

0
1995

2001
1991

1993

1997

1999

2003

2005

2007

2009

2011

2013

2015

2017

2019
N¨m

Biểu đồ 4.1: Khách du lịch quốc tế và nội địa


4.3.2. Những thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu:
- Đông Bắc Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan
- Bắc Mĩ: Hoa Kì, Canađa
- Tây Âu: Đức, Anh, Pháp
- Các nước ASEAN
- Các thị trường Nga, Bắc Âu, Australia, Nam Á,...
Thị trường khách du lịch giai đoạn 5 năm vừa qua, phát triển cơ bản phù
hợp với định hướng chiến lược. Trong đó khu vực Đông Bắc Á, ASEAN vẫn
chiếm tỷ trọng lớn, các thị trường truyền thống Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia vẫn
duy trì tốc độ tăng trưởng, thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng nhanh tuy gần
đây có sự sụt giảm do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế Nga, thị trường mở rộng
là Ấn Độ, Trung Đông bước đầu đạt kết quả nhất định. Trong khi đó, thị trường
khách du lịch nội địa liên tục tăng trưởng, đạt tới 16,3%/năm, phản ánh nhu cầu
đi lại du lịch rất lớn của khách nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành Du
lịch.
Định hướng: Tăng cường khai thác thị trường trọng điểm gồm các thị
trường quốc tế có lượng khách lớn, chi tiêu cao, lưu trú dài ngày: Khu vực Đông
Bắc Á, Bắc Mĩ, Tây Âu và ASEAN; tập trung vào các nước Nhật Bản, Trung
Quốc, Mĩ, Đức, Anh, Pháp, Australia và ASEAN. Đồng thời chú trọng khai thác
thị trường khách nội địa. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để từng bước khai thác thị
trường tiềm năng ở khu vực Bắc Âu, Nga, SNG, Đông Nam Âu, Ấn Độ và
Newzealand. ( bảng 4.2)

55
Địa lý du lịch
Bảng 4.2: 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam
(lượt khách)
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
Trung Quốc 752.576 Trung Quốc 905.360 Trung Quốc 1.780.918
Hàn Quốc 317.213 Hàn Quốc 495.902 Hàn Quốc 1.112.978
Nhật Bản 320.605 Nhật Bản 442.089 Nhật Bản 671.379
Mỹ 333.566 Mỹ 430993 Mỹ 491.249
Đài Loan 286.324 Đài Loan 334.007 Đài Loan 438.704
Australia 145.359 Australia 278.155 Malaixia 346.584
Campuchia 186.543 Campuchia 254.553 Nga 338.843
Pháp 126.402 Thái Lan 222.839 Australia 303.721
Thái Lan 84.100 Malaixia 211.337 Campuchia 227.074
Anh 80.884 Pháp 199.351 Thái Lan 214.645

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

4.3.3. Một số đặc điểm của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- Khách du lịch quốc đến Việt Nam với nhiều mục đích, chủ yếu là du lịch
thuần tuý, du lịch thương mại, du lịch MICE, du lịch thăm thân.Ví dụ, năm
2000: Khách du lịch thuần túy có 1.138.200 lượt, khách thương mại có 491.646
lượt và khách thăm thân có 399.926 lượt, còn lại 181.572 lượt là phần của khách
du lịch với những mục đích khác.
- Khách du lịch quốc tế đến bằng đường hàng không là chủ yếu, đến
khách đi bằng đường bộ, đường thuỷ ngày chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Ví dụ, năm
2000: Khách du lịch đến bằng đường hàng không có 1.113.140 lượt, khách đến
bằng đường bộ có 770.908 lượt và khách đến bằng đường biển có 256.052 lượt.
- Các thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu: Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây
Âu, Các nước ASEAN và các thị trường khác như Bắc Âu, Australia, Nam Á,...

56
Địa lý du lịch
Bảng 4.3. Cơ cấu khách du lịch theo phương tiện và mục đích du lịch
(lượt khách)
Năm 2000 Năm 2010 Năm 2014

Tổng số 2.140.100 5.049.855 7.874.312


Chia theo phương tiện giao thông
Đường không 1.113.140 4.061.712 6.220.175
Đường bộ 770.908 937.643 1.606.554
Đường biển 256.052 50.500 47.583
Chia theo mục đích chuyến đi
Nghỉ ngơi, giải trí 1.138.200 3.110.415 4.762.454
Thương mại, công việc 491.646 1.023.615 1.321.888
Thăm thân nhân 399.926 574.082 1.347.081
Các mục đích khác - 341.743 442.889

Cơ cấu khách theo mục đích du lịch

Nghỉ ngơi, giải trí


Thương mại, công việc
Thăm thân nhân
Khác

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số khách theo mục đích du lịch


4.4 Cơ sở lưu trú du lịch
Trước năm 1990, du lịch chủ yếu phục vụ chuyên gia nên cơ sở lưu trú có
rất ít, nhỏ bé, lạc hậu và thiếu thốn, chất lượng phục vụ thấp.
Từ năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch ngày một tăng nhanh, đặc biệt
là khách du lịch quốc tế. Vì thế, cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh mẽ, không
ngừng cả về số lượng và chất lượng, nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng

57
Địa lý du lịch
về loại hình và sở hữu. Phần lớn các cơ sở lưu trú có qui mô nhỏ, các cơ sở lớn
ngày càng tăng nhanh; các khách sạn nhỏ các thiết bị còn lạc hậu, thiếu các dịch
vụ bổ trợ. Các cơ sở lưu trú du lịch phân bố tập trung tại các thành phố lớn là
trung tâm du lịch như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Lâm Đồng.
Giai đoạn 2011 - 2015 có sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú. Đến nay, cả nước đã có gần 20 nghìn
cơ sở lưu trú với 419.280 buồng, đạt tăng trưởng trung bình số buồng là
15,87%/năm; trong đó có 91 cơ sở hạng 5 sao, 219 cơ sở hạng 4 sao, 442 cơ sở
hạng 3 sao. Đặc biệt, sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược ở trong nước và
quốc tế vào lĩnh vực này đã góp phần quan trọng mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú
cao cấp, qua đó tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của du lịch
Việt Nam. (bảng 4.4, 4.5)
Bảng 4.4 Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2015

Năm 2000 2002 2004 2006 2007 2008 2009

Số cơ sở 3.267 4.390 5.847 7.039 9.080 10.406 11.467


Số buồng 72.200 92.500 125.400 160.500 178.348 202.776 216.675

Năm 2009 2010 2011 2012 2014 2015

Số cơ sở 11.467 12.352 13.756 15.381 16.000 18.800

Số buồng 216.675 237.111 256.739 277.661 332.000 355.000

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

Bảng 4.5 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao


Năm 5 sao 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao Tổng
2001 15 22 87 172 136 432
Số khách sạn 2005 18 45 114 342 408 927
2014 72 187 381 - - 640
2001 4.402 3.037 6.276 7.368 3.947 25.057
Số buồng 2005 5.251 5.561 7.956 11.497 6.413 36.687
2014 17.659 22.569 26.500 - - 66.728

58
Địa lý du lịch
4.5 Thu nhập du lịch
Du lịch được nhìn nhận là ngành có nhiều tiềm năng trong nền kinh tế
nước ta, đặc biệt về khả năng thu hút ngoại tệ. Thu nhập từ ngành du lịch ngày
càng tăng, đã chiếm tỉ lệ đáng kể trong GDP. Tuy nhiên so với tiềm năng và qui
mô phát triển thì thu nhập của du lịch chưa tương xứng, thể hiện hiệu quả kinh
doanh và giá trị gia tăng còn thấp (5% GDP năm 2015). Du lịch cần tăng cường
đổi mới và sự hỗ trợ của nhiều ngành để phát triển thành ngành mũi nhọn của
nền kinh tế.
Bảng 4.6.Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2015
(nghìn tỷ đồng)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

17,40 20,50 23,00 22,00 26,00 30,00 51,00 56,00 60,00 68,00 96,00

2011 2012 2013 2014 2015 2019

130,00 160,00 200,00 230,00 337,83* 640

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1. Anh (chị) nêu mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các biện pháp thực hiện.
2. Anh (chị) nêu êu những nét cơ bản trong qui hoạch không gian phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Anh (chị) nêu nh hình và đặc điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ
1991 đến nay?
4. Thảo luận: Đánh giá tình hình và kết quả đã đạt được trong quá trình
thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam các giai đoạn 2001 -
2010, 2011 -2015.

59
Địa lý du lịch
CHƯƠNG 5
CÁC VÙNG DU LỊCH

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được kiến thức cơ bản về 7 vùng du lịch Việt Nam: Lãnh
thổ; tài nguyên du lịch; sản phẩm du lịch đặc trưng; các điểm, khu và
đô thị du lịch đã được quy hoạch cấp quốc gia.
- Nhận biết được 7 vùng du lịch trên bản đồ và thực tiễn.
- Liên hệ với 7 vùng kinh tế Việt Nam.

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Khái quát vùng và tài nguyên du lịch.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở VCKT.
- Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn du lịch chủ yếu.
- Giới thiệu các khu và đô thị du lịch đã được qui hoạch cấp quốc gia.

5.1 Một số khái niệm liên quan với tổ chức lãnh thổ du lịch
1. Vùng du lịch: Vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, tập hợp các
hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau, cùng với các cơ sở
hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có
chung chuyên môn hoá và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch
(I.I.Pirôgiơnic).
Phân vùng du lịch thực chất là phân vùng ngành, là tổ chức không gian
cho hoạt động của ngành du lịch. Nước ta được chia thành 7 vùng du lịch:
1- Vùng du lịch trung du miền núi Bắc Bộ
2- Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
3- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
4- Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ
5- Vùng du lịch Tây Nguyên

60
Địa lý du lịch
6- Vùng du lịch Đông Nam Bộ
7- Vùng du lịch Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long).
2. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan
của khách du lịch.
3. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được qui hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
4. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan
trọng trong hoạt động của đô thị.
5. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp
dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không.
6. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
7. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống.
8. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
9. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi
diễn ra các hoạt động du lịch.
10. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
5.2 Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ
5.2.1. Khái quát
Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang,
Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng có
diện tích: 95 338,8 km2, dân số năm 2005 là khoảng 13.000.000 người (cả nước
có 83.119.900 người).
Vùng có 6 tỉnh phía bắc giáp với Trung Quốc biên giới dài 1240km, 2
tỉnh ở phía tây giáp Lào biên giới dài 610km. Vùng du lịch này không có đường
bờ biển nhưng lại gắn với hệ thống cửa khẩu quan trọng như Pa Háng (Sơn La),

61
Địa lý du lịch
Tây Trang (Điện Biên), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Hà Khẩu (Lào Cai), Thanh
Thủy (Hà Giang), Hữu Nghị (Lạng Sơn).
5.2.2. Tài nguyên du lịch
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có tài nguyên du lịch tương đối phong
phú, cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành
du lịch phát triển. Thiên nhiên của vùng đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang
sắc thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm.
Địa hình ở đây rất đa dạng và phức tạp, núi và cao nguyên chiếm gần 3/4
lãnh thổ của vùng. Phía bắc và tây là những dãy núi lớn ôm lấy đồng bằng Bắc
Bộ và đồng bằng duyên hải ở phía đông. Hoàng Liên Sơn là dãy núi đồ sộ và
hùng vĩ nhất nước ta với nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, đỉnh Fansipan 3.143m
cao nhất Đông Dương. Về phía đông bắc là các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân
Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều chụm về phía dãy Tam Đảo. Các cao nguyên
Đồng Văn, Bắc Hà, Mộc Châu, Sơn La... nằm xen kẽ trong những vùng núi cao
phía bắc.
Sự đa dạng của địa hình núi và cao nguyên đã tạo nên nhiều nơi có phong
cảnh thiên nhiên đẹp có sức hấp hẫn du lịch. Trong đó, một số nơi đã được khai
thác phát triển du lịch rất sớm, ngay từ đầu thế kỷ XX như: Sa Pa, Mẫu Sơn...
Ngày nay các địa phương đang khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên này.
Đặc biệt kiểu địa hình karst tập trung nhiều trong vùng là nguồn tài
nguyên du lịch đặc sắc. Ở đây, địa hình karst tập trung thành các khối núi, dãy
núi và cao nguyên phổ biến ở các vùng đá vôi Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
Địa hình karst hiểm trở nhưng lại tạo nên nhiều phong cảnh đẹp vì núi
non hùng vĩ, đặc biệt các hang động và sông suối ngầm kỳ ảo là đối tượng du
lịch hấp dẫn. Trong đó có những thắng cảnh nổi tiếng nước ta như, thắng cảnh
Tam Thanh - Nhị Thanh, động Ngườm Ngao, động Puông, điển hình nhất là cao
nguyên đá vôi Đồng Văn (Hà Giang).
Tính chất khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa của vùng nói chung là thuận lợi
cho mọi hoạt động của du lịch. Tuy nhiên cần lưu ý tính phân mùa của khí hậu ở
đây. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Tây Nam và Đông Nam tạo thời tiết
nóng, ẩm và mưa nhiều, cùng với các cơn dông, bão nhiệt đới rất mạnh. Mùa hạ
là mùa du lịch nghỉ núi. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với những
đợt gió mùa Đông Bắc tương đối lạnh và khô vào thời kỳ đầu, lạnh và ẩm vào
thời kỳ cuối mùa, làm cho vùng có khí hậu lạnh nhất trong cả nước. Đôi khi ở

62
Địa lý du lịch
vùng núi cao có băng giá, tuyết rơi rất lạ và ấn tượng đối với khách du lịch trong
nước. Thời tiết mùa đông lại thích hợp cho du lịch tham quan, văn hoá, thể thao.
Các điều kiện khí hậu và địa hình đã tạo cho vùng có hệ thống sông ngòi
dày đặc. Lớn nhất là hệ thống sông Đà, sông Cầu, sông Thương. Các hồ tự nhiên
ít và nhỏ song lại có phong cảnh đẹp như hồ Ba Bể. Các hồ nhân tạo lại có diện
tích lớn hơn. Tuy nhiên, du lịch sông chưa được phát triển. Du lịch các vùng hồ
lại được chú trọng phát triển như ở các hồ: hồ Ba Bể, hồ Hoà Bình, hồ Núi
Cốc... Trong đó, có Hồ Ba Bể - một trong 10 hồ nước ngọt lớn của thế giới, là di
tích quốc gia đặc biệt. Nguồn nước khoáng khá phong phú và đã khai thác phục
vụ du lịch ở nguồn Kim Bôi, Mỹ Lâm, La Hiên, Pa Khoáng...
Giới sinh vật có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều hệ sinh thái, nhiều
kiểu rừng khác nhau. Có ý nghĩa nhất là các vườn quốc gia Ba Bể, Hoàng Liên,
Xuân Sơn và các khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài thực động vật quí hiếm.
Tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc với nhiều nét văn hóa đặc trưng của các
dân tộc thiểu số. Vùng là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số
Người Tày, Nùng, Dao, Mông... với những nét văn hoá đặc trưng như tục Cướp
vợ, chợ Tình (người Mông); Chọc sàn (người Thái)... Những lễ hội đậm chất núi
rừng: Chợ Tình, Hoa Ban, Cấp Sắc, Lồng Tồng... Các di tích lịch sử thời kì
kháng chiến chống Pháp: Điện Biên Phủ; ATK Việt Bắc (Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang).
Vùng tập trung nhiều di tích lịch sử như đền Đuổm, đền Quan Hoàng
Bảy, đền Mẫu Lạng Sơn, đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)... Đặc biệt là hệ thống di tích
lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Điện Biên Phủ (Điện Biên); ATK Định
Hóa (Thái Nguyên), ATK Tân Trào (Tuyên Quang), ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn),
hang Pắc Bó (Cao Bằng)...
Vùng du lịch có nhiều nông sản núi rừng. Thực vật là cây thuốc; mận Sa
Pa, đào Sa pa, chè Thái Nguyên, chè Vằng, chè Shan Tuyết (Lào Cai); rượu
Mẫu Sơn... Với những món ăn dân tộc hấp dẫn: Mèn Mén, Thắng Cố, xôi Ngũ
Sắc, Cơm Lam.
5.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi lớn là có nhiều
cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách du lịch nước ngoài. Cửa khẩu biên giới,
khu kinh tế cửa khẩu: Đồng Đăng (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh
Thủy (Hà Giang), Hà Khẩu (Lào Cai), Ma lu thàng (Lai Châu), Tây Trang (Điện
Biên), Pa Háng (Sơn La).

63
Địa lý du lịch
Đường bộ: vùng có các tuyến đường quốc lộ nối với Thủ đô Hà Nội, Lào,
Trung Quốc, nối phía Đông và phía Tây của vùng bao gồm các quốc lộ 1, 2, 3, 4
(A, B, C, D), 70, 279, 12, đường Hồ Chí Minh. Một số tuyến đường Cao tốc
giúp nâng cao chất lượng đường bộ, rút ngắn thời gian di chuyển của hành
khách: cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (64km), cao tốc Hà Nội - Lào Cai
(265km).
Đường sắt: hai tuyến Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc); Hà Nội
- Đồng Đăng - Nam Ninh (Trung Quốc).
Đường hàng không: Vùng có các sân bay dân dụng nội địa là sân bay
Điện Biên Phủ (Điện Biên); Nà Sản (Sơn La). Tương lai sẽ có sân bay Lào Cai
(Lào Cai)
Đường sông: Vùng là đầu nguồn của các con sông lớn miền Bắc (sông
Đà, sông Cầu, sông Lô, sông Chảy, sông Kỳ Cùng…).
Hệ thống đô thị: Vùng có các đô thị loại 1 là Thái Nguyên và Việt Trì;
Các thành phố của các tỉnh là đô thị loại 3.
So với các vùng khác, vùng Trung du miền núi phía Bắc trong việc phát
triển hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khó khăn và chậm hơn. Trên cơ sở kế thừa,
cải tạo một số các biệt thự, khách sạn nhà hàng và xây dựng mới thời gian qua
vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ đã phát triển tương đối nhanh chóng tập
trung ở các thành hố và khu du lịch lớn, nhất là ở Sa Pa.
5.2.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn du lịch chủ yếu
5.2.4.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch về nguồn, tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam; tham
quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao, hang động, hệ sinh thái trung du; nghỉ
dưỡng núi, cuối tuần; thể thao khám phá; du lịch biên giới gắn với thương mại
các cửa khẩu.
5.2.4.2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Sơn La - Điện Biên gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây
Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
- Lào Cai với cửa khẩu Hà Khẩu, Sâp, Fansipan, vườn quốc gia Hoàng Liên.
- Phú Thọ gắn với lễ hội đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương.
- Thái Nguyên - Lạng Sơn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, ATK
Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ dưỡng Mẫu Sơn.

64
Địa lý du lịch
- Hà Giang với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn,
cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pì Lèng, Na Hang, Xí Mần…
5.2.5. Điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch
5.2.5.1 Điểm du lịch quốc gia
1. Thành phố Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn là một thắng cảnh nổi tiếng nằm ở vùng biên giới
phía Bắc, cách Hà Nội 150 km về phía Đông Bắc. Khu vực thị xã Lạng Sơn từ lâu
vốn đã là nơi tập trung đông dân, buôn bán sầm uất vì có vị trí địa lý đặc biệt. Đây
là cửa khẩu quan trọng nhất trên đường biên giới Việt - Trung, gần thủ đô Hà Nội
và có đường giao thông rất thuận tiện. Lạng Sơn nằm ở ngã tư đường, nơi gặp gỡ
của quốc lộ 1, nối Đồng Đăng với Hà Nội và quốc lộ số 4 chạy dọc theo đường
biên giới nối liền 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Lạng Sơn lại nằm
trên bờ sông Kỳ Cùng, con sông lớn ở biên giới chảy về phía Trung Quốc.
Lạng Sơn có địa thế thuận lợi, có vị trí quan trọng về quân sự, chính trị,
kinh tế, văn hóa ở khu vực biên giới Đông Bắc, khí hậu ấm áp trong lành, nhiều
phong cảnh đẹp, có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Thắng cảnh nổi tiếng
như động và chùa Tam Thanh, núi Vọng Phu, động Nhị Thanh, chùa Tiên và
giếng Tiên, Chợ Đông Kinh ở ngay thị xã và thị trấn Đồng Đăng ở sát biên giới,
cách thị xã 14 km, buôn bán nhộn nhịp suốt ngày có sức thu hút mạnh mẽ đối
với khách du lịch.
2. Núi Mẫu Sơn
Dãy núi Mẫu Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn)
khoảng 30km, nằm gần trục QL 4B (Lạng Sơn - Quảng Ninh) với diện tích hơn
10.000 ha, độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển; bao gồm một
quần thể hơn 80 ngọn núi lớn nhỏ trong đó có hai điểm cao nhất là Núi Cha (cao
1.541m) và Núi Mẹ (cao 1.520m). Cảnh vật nơi đây vẫn còn nguyên sơ, hữu tình
như một “bức tranh thủy mặc” làm say đắm lòng người.
Mẫu Sơn với khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình khoảng 15oC, mùa hè
mát mẻ, mùa đông sương mù, băng giá, là nơi có cảnh quan hùng vĩ; thảm thực
vật đa dạng, phong phú với 1.500ha rừng nguyên sinh còn bảo tồn được nhiều
loại thực vật quý hiếm và nhất là có nhiều dòng suối chảy từ đỉnh các ngọn núi
chảy uốn lượn xuống chân núi tạo nên nhiều thác nước ầm ào quanh năm. Mẫu
Sơn còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh của “linh địa - đền cổ Mẫu Sơn”
vị trí được coi là nơi hội tụ khí thiêng trời đất. Nơi đây là địa bàn sinh sống lâu
đời của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng du khách có thể thư giãn và ngâm

65
Địa lý du lịch
mình trong bể tắm lá thuốc của người dân tộc Dao với 36 vị được lấy từ những
cây cỏ trong vùng rừng núi Mẫu Sơn. Thưởng thức văn hóa ẩm thực núi rừng
(lợn quay, vịt quay Lạng Sơn, ếch hương, gà sáu cựa, cơm lam, rau rừng…) và
uống trà San Tuyết, rượu Mẫu Sơn được chưng cất từ nước suối trên núi với
những loại men lá gia truyền. Mẫu Sơn vốn có hơn 20 biệt thự do người Pháp để
lại, nhưng đến nay chỉ còn rất ít biệt thự được “tiếp quản”, trong đó có nhà Chín
Gian. Mẫu Sơn đang phấn đấu khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng, tập trung khai
thác các loại hình du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm
linh, du lịch thăm quan, du lịch cộng đồng…
3. Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với
mực nước biển, trên diện tích gần 2.356km² trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản
Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
Điểm tham quan: Cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, vườn đá Khau Vai,
hang Khố Mỷ, Dinh họ Vương, Làng văn hóa - du lịch Lũng Cẩm, Chợ tình
Khau Vai, Núi Đôi Quản Bạ, Phố cổ Đồng Văn.
4. Mai Châu
Mai châu thuộc tỉnh Hòa Bình là một địa danh du lịch nổi tiếng tại miền
núi Tây Bắc Việt Nam. Cách Hà Nội khoảng 170km là điểm du lịch văn hóa
được du khách trong và ngoài nước đều mong muốn đến thăm. Thung lũng Mai
Châu chủ yếu là người dân tộc Thái sinh sống xưa kia gọi là Mường Mùn.
Các bản người Thái sống khá tập trung đông đúc, trù phú và giữ được
những nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là nhà sàn của người Thái. Tạo thành
các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như bản Lác, Pom Coọng, bản Văn …
Trong Thung lũng Mai Châu còn có các di tích, danh lam thắng đẹp như: hang
Mỏ Luông, hang Chiều, hang động Piềng Kẻm...
Ở Mai Châu có 2 bản du lịch nổi tiếng là bản Lác và bản Pom Coọng đều
có nhiều hộ dân kinh doanh dịch vụ phòng nghỉ dưới dạng nhà sàn du lịch, hoặc
vào bản tham quan du lịch, đặt ăn uống, tham gia các hoạt động văn nghệ rồi
quay ngược về Thị trấn Mai Châu để nghỉ ngơi.
5.2.5.2 Khu du lịch quốc gia
1. Khu di tích Pác Bó

66
Địa lý du lịch
Khu du lịch Pác Bó gồm khu di tích cách mạng ghi lại những ngày đầu
tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau hơn 30 năm tìm đường cứu nước đã trở về tổ
quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Pác Bó là vùng núi rừng hiểm trở thuộc xã Trung Hà, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng, nằm ở sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cách Hà Nội hơn
300 km về phía Bắc.
Các di tích ở điểm du lịch này gồm có hang Pác Bó, nơi ở và làm việc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 8-2-1941 đến tháng 7 - 1942 và từ tháng 9 - 1943
đến giữa năm 1945, có suối Lê Nin và núi Các Mác, cùng một số địa điểm ở lân
cận như hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, làng Khuổi Nậm, nơi Hồ Chí Minh trực tiếp
huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.Khu di
tích này cũng ghi lại kỷ niệm lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó ngày
20-2-1961 sau 20 năm kể từ ngày đầu tiên Người đặt chân tới Pắc Bó.
Điểm du lịch Pác Bó mặc dù ở rất xa xôi, nhưng với ý nghĩa lịch sử của
nó đã đón tiếp rất nhiều đoàn khách quốc tế và khách du lịch từ mọi miền đất
nước tới thăm. Khách du lịch đến Pắc Bó còn được tham quan cảnh đẹp nổi
tiếng của Cao Bằng là thác Bản Giốc.
2. Thác Bản Giốc
Bản Giốc là thác đẹp thuộc hàng đệ nhất danh thác Việt Nam, là thác
nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa
các quốc gia. Thuộc địa phận xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thành phố Cao
Bằng hơn 90 km, thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn bắt nguồn từ
Trung Quốc chảy qua Việt Nam. Đến xã Đàm Thủy, dòng sông uốn lượn êm ả
như dải lụa bạc chảy theo những mô đá rộng với những vạt cây bụi cỏ, qua cánh
đồng ngô, lúa xanh mướt của làng Bản Giốc, rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột
ngột hạ thấp xuống tạo nên dòng thác đẹp diệu kỳ.
Thác có độ cao 53 m, rộng 300 m, chia thành ba tầng, gồm nhiều ngọn
thác lớn nhỏ khác nhau. Nhánh bên phải dòng lao thẳng xuống vực, nhánh bên
trái dòng nước hạ dần thành 3 bậc nối tiếp nhau. Cảnh quan đẹp nên thơ, không
khí mát lành với thảm cỏ, rừng cây xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh chen lẫn với
vẻ thanh bình nơi làng quê của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng xóm Bản Giốc.
Từ xa, du khách có thể nghe thấy tiếng nước chảy ầm ào vang động cả một vùng
đất rộng lớn.
Tỉnh Cao Bằng mới xây dựng đường xuống thác bằng bê tông kiên cố
thay cho con đường đất trước đây. Đặc biệt, dự án xây dựng khu du lịch Bản

67
Địa lý du lịch
giốc Resort đạt tiêu chuẩn 4 sao với tổng diện tích 31,15 ha của công ty
Saigontourist với tổng kinh phí khoảng 170 tỷ đồng - hứa hẹn đưa điểm tài
nguyên du lịch này thành khu du lịch quốc gia.
3. Hồ Ba Bể
Khu du lịch hồ Ba Bể có nhiều thắng cảnh đẹp, phong phú đa dạng, tiêu
biểu là: Thác Đầu Đẳng, Hang Puông (hay động Puông), Hồ Ba Bể, Ao Tiên.
Tài nguyên rừng ở đây vô cùng phong phú, vườn quốc gia Ba Bể có diện
tích rộng tới 7.610 ha, được thành lập năm 1992. Trong rừng có những cánh
rừng gỗ nghiến gần như thuần loại với những thân cây cao gần 40m, thẳng tắp
và rất nhiều loại gỗ quý như lát hoa, lát chun, sến, gụ, mun. Trong rừng có tới 30
loài thú với hươu, nai, lợn rừng, gấu, báo và đặc biệt nhiều nhất là các loại khỉ,
trong đó có vẹt mũi hếch là loại đặc hữu của Việt Nam và nhiều loài chim quý
như chèo bẻo đuôi cờ, phường chèo, gà lôi trắng. Trong hồ có tới 17 loài cá,
trong đó có 4 loài cá kinh tế, sản lượng cao là chép, diếc, võng (bống), trôi và có
rất nhiều ba ba, rùa, ốc, tôm. Có con ba ba nặng 20 - 30 kg. Ngoài ra còn các
loài kiếm ăn dưới nước như cốc đế, bói cá, kỳ đà, càng làm tăng thêm vẻ sinh
động của cảnh hồ nước tĩnh mịch. Khu du lịch Ba Bể đáp ứng được nhiều loại
hình du lịch nghỉ ngơi, dạo chơi bằng thuyền độc mộc trên hồ, thể thao nước,
dạo chơi trong rừng, nghiên cứu khoa học.
4. Khu di tích Điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng
Chiến trường Điện Biên nay thuộc thành phố Điện Biên, cách Hà Nội về
phía tây bắc 500 km nếu đi bằng đường bộ hoặc 300 km theo đường hàng
không. Đường bộ từ Hà Nội lên Điện Biên tốt nhất là theo quốc lộ 6 qua Sơn La,
Thuận Châu, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Điện Biên. Điện Biên
là một cánh đồng bằng phẳng chạy dọc theo thung lũng sông Nậm Rốm như một
lòng chảo rộng với các dãy núi đồi trùng điệp bao quanh. Vùng đất này rất màu
mỡ và đã sớm được khai phá ngay từ thế kỷ XI, XII.
Trong kháng chiến chống Pháp, từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ
quân chiếm đóng Điện Biên và thành lập nên ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh
với rất nhiều trang bị, vũ khí hiện đại kể cả sân bay và pháo lớn. Ngày
13/3/1954 quân ta nổ súng tiến công mở màn chiến dịch Điện Biên lịch sử. Sau
55 ngày đêm chiến đấu vô cùng quyết liệt, ngày 7-5-1954 quân ta đã toàn thắng,
loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch, bắt sống tướng De Castries và toàn
bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Chiến thắng Điện Biên đã gây tiếng vang lớn
chấn động địa cầu và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ thực dân Pháp.

68
Địa lý du lịch
Các di tích nổi bật của chiến trường Điện Biên năm xưa là các cứ điểm Hồng
Cúm, Him Lam, Đồi Độc Lập, Đồi A1, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy
của quân Pháp. Kết hợp với các điểm du lịch Mường Phăng, Pá Khoang.
5. Khu du lịch Mẫu Sơn
Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận
chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn huyện Lộc
Bình. Núi có độ cao trung bình 800 – 1000m so với mặt nước biển, với một
quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ. Mẫu Sơn với khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình
khoảng 15o C, mùa hè mát mẻ, mùa đông sương mù, băng giá, là nơi có cảnh
quan hùng vĩ; thảm thực vật đa dạng, phong phú với 1.500ha rừng nguyên sinh
còn bảo tồn được nhiều loại thực vật quý hiếm và nhất là có nhiều dòng suối
chảy từ đỉnh các ngọn núi chảy uốn lượn xuống chân núi tạo nên nhiều thác
nước ầm ào quanh năm. Mẫu Sơn còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh của
“linh địa - đền cổ Mẫu Sơn” vị trí được coi là nơi hội tụ khí thiêng trời đất. Nơi
đây là địa bàn sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng du khách
có thể thư giãn và ngâm mình trong bể tắm lá thuốc của người dân tộc Dao với
36 vị được lấy từ những cây cỏ trong vùng rừng núi Mẫu Sơn.
6. Hồ Hòa Bình
Khu du lịch Hoà Bình với trung tâm là hồ chứa nước và nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình nằm trên sông Đà ở khu vực thành phố Hoà Bình, cách thủ đô Hà
Nội 76km về phía Tây - Tây nam. Hồ chứa nước Hoà Bình với dung tích 9,45 tỉ
m3 nước được xếp vào loại lớn trên thế giới. Với mực nước dâng bình thường
115m, hồ có diện tích tới 208km2, dài trên 200km, chỗ rộng nhất tới 3-4km.
Lòng hồ nằm trên thung lũng sông Đà, lọt giữa một vùng núi cao hiểm trở bậc
nhất ở Việt Nam. Trên mặt hồ có nhiều đảo lớn nhỏ và những mũi đất, bán đảo
dọc hai bên bờ hồ tạo nên những phong cảnh tự nhiên rất sinh động, đẹp mắt.
Nổi tiếng nhất là hang Bưng cách vị trí thác Bờ trước đây không xa. Chính nơi
đây đã phát hiện được các di chỉ của nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng cách đây
trên một vạn năm.
Bên cạnh các phong cảnh và di tích tự nhiên, khách du lịch còn có điều
kiện tham quan các di tích lịch sử như văn bia khắc trên núi đá ghi lại chiến
công của Lê Lợi năm 1431 đi dẹp loạn qua vùng này hoặc đền Bà Chúa là người
địa phương đã có công lao giúp đỡ đồng bào mỗi khi vượt qua các thác ghềnh
hiểm trở trên sông Đà.
Khách đến du lịch vùng hồ Hoà Bình còn được tham quan nhà máy thuỷ
điện Hoà Bình, công trình thế kỷ của Việt Nam. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

69
Địa lý du lịch
do Liên Xô giúp xây dựng, khởi công từ ngày 6 tháng 11 năm 1979. Các hạng
mục công trình chủ yếu gồm đập ngăn sông, tràn xả lũ, hồ chứa nước, nhà máy
thuỷ điện đặt ngầm trong núi đá, trạm phân phối điện và đường dây tải điện. Nhà
máy thủy điện có 8 tổ máy với công suất mỗi tổ máy 240.000kw, công suất tổng
cộng của nhà máy là 1,92 triệu kw.
7. Khu di tích ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang)
Khu du lịch kết hợp các điểm du lịch vốn là các di tích lịch sử thời kì
kháng chiến chống Pháp - ATK (an toàn khu) bao gồm có ATK Định Hóa (Thái
Nguyên), ATK Tân Trào (Tuyên Quang) cách nhau khoảng 7km. Nơi đây được
xem là "Thủ đô kháng chiến" - thủ phủ của quân kháng chiến thời kỳ kháng
chiến chống Pháp; là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 - 1954).. Với quần thể đồ sộ các di tích lịch sử cách mạng: hơn 400 di tích
ATK Tân Trào; Bao gồm địa danh nổi tiếng của ATK Định Hóa (Thái Nguyên):
… và lán Nà Lưa, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào (ATK Tân Trào - Tuyên
Quang). Hiện nay, khu du lịch này xây dựng thêm nhiều công trình phục vụ
khách du lịch tham quan: nhà tưởng niệm Bác Hồ, Nhà trưng bày ATK (Thái
Nguyên), Làng Văn hóa Tân Xuân (Tuyên Quang). Quần thể ATK Định Hóa là
nơi khởi phát, tổ chức chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, kết
thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương…Với những giá trị lịch sử, văn
hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ
đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) là Di tích quốc gia đặc biệt.
8. Cao nguyên Mộc Châu
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 206.150ha nằm
trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mộc Châu là cao
nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa,
các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Doi, rừng thông Mộc Châu, thác Thái
Hưng... và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ ở thị trấn Nông trường Mộc
Châu. Núi Pha Luông cao gần 2.000m ở khu vực biên giới Việt-Lào. Pha Luông
luôn in đậm trong tâm trí mỗi người dân ở Mộc Châu với đỉnh núi sừng sững
thâm u, những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù lưng
núi.Bản Áng hiện lên với những ngôi nhà sàn truyền thống ẩn hiện bên những
tán cây xanh tươi, dòng suối uốn lượn. Thăm khu du lịch sinh thái hồ, rừng
thông du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hồ nước 5 ha nằm sát
cạnh rừng thông có diện tích 43 ha trải dài trên dãy đồi đất feralít đỏ nâu tạo

70
Địa lý du lịch
thành cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp. Những phong tục văn hóa truyền
thống được lưu giữ với những mái nhà sàn, những điệu xòe thôi thúc mời gọi,
những làn điệu dân ca cổ, những lễ hội “Mừng cơm mới” “Hết Chá”... Khi hoa
ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, chùm hoa mạ nở vàng, đồng bào lại tổ chức lễ
hội “Hết Chá”. Ở bản Áng còn lưu giữ nhiều đan lát, làm đệm bông gạo, đặc
biệt là dệt thổ cẩm, sản phẩm khăn piêu, áo cóm, túi xách, rèm cửa, khăn trải
bàn.... từng bước tạo được thương hiệu sản phẩm thổ cẩm Đông Sang.
9. Đền Hùng
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi
Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp
khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên trái 3 km là đến khu di tích. Khu di
tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền
Thượng, lăng vua Hùng. Trong khu du lịch có đền thờ cổ thờ Vua Hùng - tương
truyền là con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ, được xây từ TK XV, người
lập ra nước Văn Lang.
10. Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà trên dòng sông Chảy là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn
nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác
Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 160 km về phía tây bắc.
Trong lòng hồ có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên và cảnh đẹp sơn thủy
hữu tình. Hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường, tạo
điều kiện cho thảm thực vật xanh tốt. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống
hang động rất đẹp trên hồ là động Thủy Tiên, động Xuân Long. Núi Cao Biền là
dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà, có thể đứng trên đỉnh núi
phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
Khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của
các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Nhiều lễ hội đặc sắc
thường diễn ra như: Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Lễ Tết nhảy của dân
tộc Dao...
11. Hồ Núi Cốc
Hồ Núi Cốc nằm trên địa phận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng
bởi nét đẹp nước non và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng
Công - chàng Cốc. Huyền thoại về một tình yêu không thành, một người ra đi
nước mắt thành sông, một người chờ hóa núi.

71
Địa lý du lịch
Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công. Hồ được khởi
công xây dựng năm 1972 với mục đích cung cấp nước cho hệ thống thủy nông
và nước cho sinh hoạt của người dân thành phố Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Diện tích mặt hồ khoảng 2.500 ha, dung tích chứa nước khoảng 175,5 triệu m3.
Trên mặt hồ có tới gần 100 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú
ngụ của đàn cò, đàn dê, có đảo dựng đền thờ Bà chúa Thượng Ngàn…
Khu du lịch hồ Núi Cốc được xây dựng trên một khuôn viên rộng có
những cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành mát mẻ, xung quanh hồ
là những dãy núi, cây rừng bao phủ và những đồi chè xanh mướt nhấp nhô. Từ
năm 2001, tỉnh Thái Nguyên đã lập Quy hoạch chung Khu du lịch Hồ Núi Cốc
với diện tích 18.940 ha.Thái Nguyên đang quy hoạch Khu du lịch Tâm linh có
qui mô rất lớn, trung tâm là hồ Núi Cốc.
5.2.5.3 Đô thị du lịch: Thị trấn Sa Pa
Sa Pa là điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 336 km về
phía Tây Bắc, độ cao 1.500m, nằm trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn. Khí
hậu Sa Pa mát mẻ quanh năm. Trong các tháng mùa đông có nhiều ngày rét
lạnh, cá biệt có năm nhiệt độ xuống rất thấp, có tuyết rơi và nước đóng băng. Vì
ở vùng núi cao nên Sa Pa rất sẵn các loại thực vật nhiệt đới và ôn đới, tạo nên
phong cảnh tự nhiên khác lạ so với nhiều vùng khác. Điển hình nhất là các rừng
thông gai (hay samu, pơmu) và các loại đào, lê, mận táo có năng suất và chất
lượng rất cao.
Đây cũng là nơi rất thích hợp với việc ươm trồng các loại rau và hoa ôn
đới.Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc, động Thủy Cung, hang Gió,
Cổng Trời, rừng Trúc... nhiều công trình đẹp như Cầu Mây, các biệt thự, khách
sạn, nhà nghỉ ở thị trấn và Đài vật lý địa cầu.
Sa Pa còn là nơi xuất phát của các vận động viên, các nhà khoa học và
những người ưa thích leo núi chinh phục đỉnh cao Fansipan và nay đã có hệ
thống cáp treo lên đỉnh núi.
Những ngày phiên chợ ở Sa pa cũng thật nhộn nhịp, vui mắt và có sức
hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch từ phương xa tới. Một trong những nơi thu
hút khách du lịch quốc tế là thung lũng Mường Hoa, với cánh đồng ruộng bậc
thang trải dài, bao quanh những bản làng của các dân tộc người H’mông, người
Dao và chiêm ngưỡng những hình vẽ lạ của người xưa trên bãi đá cổ Sa Pa.

72
Địa lý du lịch

BÀI ĐỌC THÊM

Cao nguyên Đá Đồng Văn (Hà Giang): Là một trong những vùng đá
vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát
triển của vỏ trái đất, Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ
những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau kéo dài hàng
trăm triệu năm.
Giá trị địa chất
Cao nguyên đá Đồng Văn đã trải qua tất cả các giai đoạn phát triển của
vỏ trái đất, từ Đại cổ sinh, Đại trung sinh đến Đại tân sinh với 13 hệ tầng địa
chất đã được phân chia, hệ tầng cổ nhất có niên đại khoảng 540 triệu năm. Các
cổ sinh vật hóa thạch này đã giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch
sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và địa chất khu
vực đông bắc Việt Nam - nam Trung Quốc nói chung.
Giá trị địa mạo
Cao nguyên Đồng Văn có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi
của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” rất
đa dạng và phong phú như: vườn đá Khâu Vai (Mèo Vạc) có các chóp đá hình
bông hoa, nụ hoa, nhành hoa muôn hình muôn vẻ; vườn đá Lũng Pù (Mèo
Vạc) có các chóp đá, tảng đá, tháp đá hình rồng cuộn, hổ ngồi…; vườn đá Vần
Chải (Đồng Văn) có các phiến đá tròn nhẵn xếp gối lên nhau, trông tựa như
đàn hải cẩu hàng nghìn con nằm nghỉ trên bãi biển... Tuy nhiên, những dãy núi
có dạng kim tự tháp đỉnh nhọn, sườn dốc nối tiếp nhau cao ngất trời mới là
phổ biến nhất, tạo cho cao nguyên đá Đồng Văn một sự uy nghi hùng vĩ. Hệ
thống hang động trên cao nguyên đá Đồng Văn cũng là sản phẩm của quá
trình tiến hóa karst và là những điểm tham quan du lịch rất kỳ thú như: hang
Rồng, hang Khố Mỷ, động Én…
Giá trị sinh thái
Cao nguyên đá Đồng Văn còn là vùng có hệ địa - sinh thái núi đá độc
đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên sinh ở đây còn tương đối nguyên vẹn,
có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: nghiến, thông đỏ, dẻ tùng sọc
nâu, đỉnh tùng, thông tre lá ngắn, hoàng đàn rủ… Đặc biệt, trên những hoang
mạc đá ở cao nguyên Đồng Văn có tới trên 40 loài lan, điển hình là lan hài.
Cao nguyên Đồng Văn còn là môi trường sống của các loài động vật hoang dã
với trên 50 loài thú, chim, bò sát như: sơn dương, voọc mũi hếch, hoẵng, lợn

73
Địa lý du lịch

rừng, cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo nên nét đẹp tự
nhiên, sinh động của vùng cao nguyên đá.
Giá trị văn hóa
Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi sinh sống của 17 dân tộc thiểu số. Mỗi
dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo, thể hiện ở những lễ hội truyền
thống như lễ hội Lồng Tồng (lễ xuống đồng) của dân tộc Tày, Nùng; lễ hội
Cấp Sắc (lễ trưởng thành) của dân tộc Dao; lễ hội Gầu Tào (hội chơi đồi hay
hội chơi núi) của dân tộc Mông...Những phiên chợ vùng cao chính là nơi chứa
đựng không gian văn hóa đậm nét nhất của đồng bào các dân tộc. Chợ thường
họp mỗi tuần một lần vào sáng sớm những ngày cuối tuần, chợ phiên đã trở
thành nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Giá trị khảo cổ
Các nhà khảo cổ đã phát hiện trên cao nguyên đá 2 di chỉ thuộc thời đại
đồ đá cũ là Cán Tỷ (Quản Bạ) và Phó Bảng (Đồng Văn) cùng 2 di chỉ thời đại
đồ đá mới ở Bạch Đích và thị trấn Yên Minh (Yên Minh). Ngoài ra, cặp trống
đồng cổ mà đồng bào dân tộc Lô Lô ở Đồng Văn đang cất giữ là di vật tiêu
biểu cho nền văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm.
Với những giá trị đặc sắc, nổi bật, ngày 3/10/2010, tại Lesvos (Hy Lạp)
đã công nhận cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu. Như
vậy, Đồng Văn đã trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ
hai ở Đông Nam Á (sau công viên Langkawi của Malaysia).
Đặc sản: Vào các dịp chợ phiên vào chủ nhật (chợ phiên Đồng Văn; chợ phiên
Mèo Vạc…) du khách có thể thưởng thức các món như mèn mén (ngô xay đồ
chín), xôi màu, bánh ngô, thịt gà, thịt bò khô, rau cải mèo, măng nứa, thắng
cố, thịt hun khói và lạp sườn hun khói, rượu ngô… Du khách có thể mua sắm
các sản phẩm lưu niệm truyền thống như: thổ cẩm, vải lanh, các đồ trang sức.

5.3 Vùng du lịch đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
5.3.1 Khái quát
Vùng du lịch có vị trí địa lí: phía Bắc giáp vùng du lịch Trung du miền
núi Bắc Bộ và Trung Quốc; phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ và
phía Nam giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Vùng bao gồm Thủ đô Hà Nội và 10 tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, thành phố Hải

74
Địa lý du lịch
Phòng, Quảng Ninh. Vùng có diện tích 21.063,1km2, dân số 19.770 người
(2010), mật độ 939 người/km2.
Đây là vùng thể hiện một cách đặc trưng nhất về đất nước và con người
Việt Nam. Vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được
bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình,
hình thành nên một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Khu vực này được coi là
cái nôi sinh trưởng, phát triển của người Việt.
5.3.2 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú (biển, núi, hang động, sông, hồ, tài
nguyên sinh vật). Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng, gắn liền
với một phần trung du, đồi núi và phần địa hình ven biển và hải đảo. Cảnh quan
thiên nhiên gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Bờ biển dài
gần 800km với nhiều bãi biển đẹp Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hải Thịnh....
Trong đó, đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới - Kỳ quan thiên nhiên Vịnh Hạ
Long.
Về lịch sử, đây là vùng được hình thành sớm nhất nước ta, có lịch sử lâu
dài hơn 4000 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm cùng nhiều triều
đại phong kiến, ngoại xâm. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã để lại
nhiều di tích, di sản có ý nghĩa lớn và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
Hệ thống các di tích lịch sử văn hoá đồ sộ mang nhiều giá trị đã minh
chứng cho nền văn hoá hưng thịnh - văn minh sông Hồng. Trước hết là các di
tích kinh đô qua các triều đại xây dựng tại đây có di tích Cổ Loa, Mê Linh, Hoa
Lư và Thăng Long - Hà Nội, hệ thống các di tích đền, đình, chùa, các di tích văn
hoá tiêu biểu như Văn Miếu - Quốc tử Giám, các di tích về lịch sử giữ nước của
dân tộc, di tích làng Việt cổ... Những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên
hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta rất có giá trị về
mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức. Những lễ hội truyền
thống như hội Đền Trần, hội Phủ Giầy, hội Đền Đinh, hội Lim, hội Gióng, hội
pháo Đồng Kỵ, hội Chùa Hương, hội làng rất phổ biến ở các địa phương,... đậm
đà màu sắc dân tộc. Nơi đây là quê hương của những làn điệu chèo, khúc ca
quan họ, câu hát văn, câu hò ví dặm, của nghệ thuật tuồng, rối nước, âm nhạc
cồng chiêng và các điệu múa cổ truyền của các dân tộc.
Một kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Tây Phương, chùa
Keo, tháp Cổ Lễ, chùa Bút Tháp, chùa Một Cột đã tạo nên nét văn hoá độc đáo
cho vùng.

75
Địa lý du lịch
Trong vùng này tập trung hầu hết những viện bảo tàng lớn và có giá trị
nhất Việt Nam như các Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ
thuật, Bảo tàng Quân Đội, Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
Về kinh tế - xã hội đây là vùng truyền thống về sản xuất nông nghiệp.
Những nông sản nhiệt đới quý giá như gạo tám thơm, nếp cái, các hoa quả thơm
ngon nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà cùng các loại thực phẩm thủy sản rất phong
phú theo mùa.
Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm các
mặt hàng truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, chạm khắc
đạt trình độ thẩm mỹ rất cao có thể thỏa mãn nhu cầu của các loại khách du lịch
và xuất khẩu.
Nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, chọi trâu, đi chợ hoa ngày Tết hoặc
tham dự các lễ hội, xem rối nước, đấu vật, đánh du, ném còn, đi săn là thú tiêu
khiển được nhiều người ưa thích. Ở một số điểm du lịch đã xây dựng được chỗ
chơi thể thao, bể bơi, nơi tổ chức vũ hội, biểu diễn nghệ thuật, trình bày trang
phục dân tộc và thời trang... thu hút được đông đảo khách du lịch.
Đặc biệt, khu vực này có rất nhiều di sản thế giới đã được UNESCO công
nhận như: vịnh Hạ Long, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, bia đá
các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà
Nội), Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, và Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ. Ngoài ra,
vịnh Hạ Long còn được tạp chí New7Wonders vinh danh là một trong 7 Kỳ
quan thiên nhiên mới của thế giới, thu hút sự quan tâm của du khách trong và
ngoài nước.
5.3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Vùng du lịch ĐBSH và Duyên Hải Đông Bắc đã có cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch phát triển. Hệ thống đường giao thông tương đối tốt với các trục đường
chính từ thủ đô Hà Nội tỏa đi khắp các nơi trong vùng là các quốc lộ 1, 2, 3, 5,
6, 18 từ Hà Nội đi các tỉnh trong vùng và các vùng khác của lãnh thổ. QL 10 là
tuyến đường hành lang ven biển. Cụ thể, Quốc lộ l: từ Lạng Sơn qua Hà Nội và
chạy xuyên suốt đất nước đến Cà Mau; quốc lộ 2: Hà Nội - Hà Giang, quốc lộ 5:
Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 18: Bắc Giang - Quảng Ninh... Cao tốc Hà Nội -
Hải Phòng (còn gọi là Quốc lộ 5B) là cao tốc hiện đại, thuộc dự án đường ô - tô
cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương tới
thành phố cảng Hải Phòng. Trong tương lai, sẽ kết nối đường cao tốc Hạ Long -

76
Địa lý du lịch
Hải Phòng sẽ góp phần hoàn thiện kết nối tam giác kinh tế phía Bắc là Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tuyến đường sắt Thống Nhất song song với QL 1A; tuyến Hà Nội - Thái
Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai. Đường hàng không: sân bay
QT Nội Bài, Cát Bi. Đường sông có hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái
Bình chảy qua hầu hết các tỉnh trong vùng. Một số cảng biển lớn như cảng nước
sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng. Vùng có đường biên giới đường bộ với Trung
Quốc dài 133km, với cửa khẩu quốc tế quan trọng Móng Cái.
Tất cả các điểm du lịch, khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế đều có
thể đi lại bằng các phương tiện giao thông khác nhau. Một số tuyến du lịch có
thể sử dụng các phương tiện liên vận đường sắt đường bộ, đường thủy và đường
hàng không khép kín, bảo đảm cho khách du lịch có thể đi bằng một lối và trở
về một lối, cùng một chuyến đi mà đến được nhiều nơi. Trong thời gian qua tất
cả các loại hình giao thông đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới đảm bảo chất
lượng tương đối tốt và giao thông thuận tiện.
Vùng có 2 thành phố trực thuộc trung ương là thủ đô Hà Nội và thành phố
Hải Phòng. Thành phố của các tỉnh là đô thị loại 1, 2, 3.
Vùng được thừa hưởng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của các đô thị lớn
để phục vụ du lịch. Ngày nay có hàng nghìn cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu giải trí
mới được xây dựng ở các thành phố và các khu du lịch với nhiều khách sạn hiện
đại, các khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tập trung nhiều ở Hà Nội, Hạ
Long, Hải Phòng, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò,... Đặc biệt, Hà Nội đã xây dựng
được Trung tâm hội nghị quốc tế hiện đại, có thể phục vụ cho những hội nghị
quốc tế lớn như APEC....
5.3.4. Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.3.4.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch văn hóa gắn với nền văn minh sông Hồng; du lịch lễ hội, tâm linh,
du lịch biển đảo, MICE, sinh thái nông nghiệp nông thôn, vui chơi giải trí.
5.3.4.2. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Thủ đô Hà Nội: gắn liền với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nội thành và các
cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.
- Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ
Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.

77
Địa lý du lịch
- Ninh Bình gắn với Tam cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc
Phương, Tam Chúc - Ba Sao.

5.3.5 Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch
5.3.5.1 Điểm du lịch quốc gia
1. Hoàng thành Thăng Long
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện
tích 18,395ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót
lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính
Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời
Nguyễn. Cụm di tích này nằm ở quận Ba Đình,năm 2010 Khu di tích được
UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Hoàng thành Thăng Longvới hơn nghìn nămlịch sử. Năm 1009, Lý Công
Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua
công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La.
Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng
Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Sang đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành
cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra. Trong thời nhà Mạc và
Lê Trung Hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần. Đầu năm 1789,
vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Thời
Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời
vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy
có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn
mỗi khi ngự giá Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của
Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với
quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua
Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Khi chiếm xong toàn
Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương
thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho
người Pháp. Từ năm 1954 khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc
phòng. Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long -
Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả
chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long - Hà Nội, kể từ thành Đại La
thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
2. Thành phố Bắc Ninh

78
Địa lý du lịch
Thành phố Bắc Ninh thuộc vùng đất Vũ Ninh - Kinh Bắc, một trong miền
đất cổ của Việt Nam; nơi sản sinh ra nền văn hoá Quan họ đặc sắc. Một trong
những nét văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc đó là truyền thống khoa bảng nổi
danh và có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian. Văn miếu Bắc Ninh tại phường Đại
Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ
thời Lý đến hết thời Nguyễn, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước. Người
dân thành phố vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, các
lễ hội giàu truyền thống như hội Đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh), hội thi
hát Quan họ làng Viêm Xá (xã Hoà Long), hội Đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại
Phúc, hội rước nước làng Thị Cầu (phường Thị Cầu), hội hát Quan họ làng Ó
(khu Xuân Ổ), Khả Lễ, Bồ Sơn (phường Võ Cường). Là một thành phố trẻ
nhưng giàu truyền thống văn hoá, thành phố Bắc Ninh có điều kiện quy hoạch,
xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về thương mại
dịch vụ, công nghiệp.
3. Chùa Hương
Chùa Hương là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng vào bậc nhất nước ta, cách
Hà Nội 60 km về phía Tây Nam. Đây là một khu vực rộng lớn gồm cả núi, rừng,
hang động, sông, suối, nằm trên địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh
Hà Tây.
Chùa Hương là một quần thể của những thắng cảnh và di tích. Đó là các
dòng suối Yến và suối Tuyết; con đường chính dẫn khách du lịch đến thăm các
di tích là các quả núi có hình dáng đẹp được gọi tên theo hình vật quen thuộc:
núi Mâm Xôi - Con Gà, núi Voi, Núi Lân, núi Qui, núi Phượng... ; là các động
chùa Tiên, động Hương Tích, động Hinh Bồng, động Ngọc Long (Tuyết Sơn); là
các chùa Ngoài (chùa Chò), chùa Trong (chùa Hương), chùa Hinh Bồng, chùa
Long Vân, chùa Báo Đài... ; là 5 pho tượng bằng đá trắng ở chùa Tiên, tượng
Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo
có từ thời Tây Sơn, hay tượng Cửu Long bằng đồng được đúc cách đây hơn 200
năm. Trọng điểm của thắng cảnh chùa Hương là động Hương Tích với chùa
Hương. Nơi đây còn ghi lại bút tích Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1782)
khắc vào vách đá 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Cũng ở khu vực chùa
Hương đã tìm thấy dấu vết của người nguyên thuỷ, những hiện vật khảo cổ học
rất có giá trị của thời kỳ văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn.
Ngoài các cảnh đẹp và di tích, chùa Hương còn có nhiều đặc sản như các vị
thuốc hoa kim ngân, củ khúc khác, củ sâm bay, cây ổ rồng chữa bệnh rất hiệu
nghiệm hoặc các đặc sản nổi tiếng như mơ, rau sắng, củ mài.

79
Địa lý du lịch
Hội chùa Hương hàng năm được chính thức diễn ra vào rằm tháng Hai âm
lịch, nhưng trong thực tế đã cuốn hút du khách náo nức dự hội từ rằm tháng
Giêng đến rằm tháng Ba. Khách du lịch phải dành thời gian vài ba ngày mới có
thể thưởng thức hết mọi vẻ đẹp của thắng cảnh chùa Hương.
4. Phố Hiến
Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên, nổi tiếng là thương cảng thế kỷ 13.
Ngày nay, phố Hiến còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ và đặc sản là
nhãn lồng Hưng Yên. Rất nhiều người Việt Nam biết câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ
nhì Phố Hiến". Kinh kỳ là thủ đô Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng
Yên của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60km. Từ Hà Nội đi theo đường số 5,
đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhãn
um tùm là đến Phố Hiến.
Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu
buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Anh, Pháp đã
cập bến Phố Hiến. Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần
vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu
đời. Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di
tích lịch sử.
Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng
vì cây nhãn rất nhiều quả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim
chóc không ăn được). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như
chè đường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ
có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá. Ðến thăm Phố Hiến, du khách
không nên quên vào chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước
hồ bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến.
5. Chùa Yên Tử
Vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh. Nơi đây là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở xưa, nơi
phát tích thiền phái Trúc Lâm.
Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am
tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất 1.086m (so với mặt nước biển). Lên đến
chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đang đi trong mây. Có ngọn tháp cổ cao
ba tầng bằng đá và không nơi đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử, gắn
liền với những huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.

80
Địa lý du lịch
Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng Giêng và kéo dài hết tháng
Ba âm lịch.
6. Đầm Vân Long
Khu bảo tồn ngập nước Vân Long là điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng
thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Với diện tích gần 3000ha, Khu bảo tồn
thiên nhiên có 32 hang động đẹp như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang
Chanh, mỗi hang mang một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá
dưới chân núi Hoàng Quyển.
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8
loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi,
sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán. Động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý
hiếm như voọc quần đùi chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn
dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ... Trong các động vật bò sát có 9 loài được ghi trong
sách Đỏ Việt Nam như rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè, cà
cuống...Vào mùa khô, Vân Long là địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư
từ phương bắc. Có tới hàng chục con gà lôi, diệc xám, hàng trăm con cò ngàng
lớn, mồng két, và hàng nghìn con cò bợ, cò trắng, vạc tới kiếm ăn.
7. Đền Trần - Phủ Giày
Khu di tích Đền Trần (Nam Định) thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và
các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu
xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập
phương về dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của
Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh
thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ
nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh rút lui về phủ Thiên Trường để huy động sức
mạnh toàn dân.
Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông. Năm đó, vào ngày 14 tháng
Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và phong
tước cho các quan, quân có công đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua
Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khen thưởng ban lộc
những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính
quyền nhà Trần.
Đến thế kỷ 15, Phủ Thiên Trường đã bị quân Minh phá hủy. Sau này, tại
nền phủ xưa đã được xây dựng lại Khu di tích Đền Trần Nam Định, đồng thời

81
Địa lý du lịch
duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước.
Khu di tích Đền Trần Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền
Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa.
Phủ Giầy (có khi ghi là Phủ Dày, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín
ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (Phủ
Tiên Hương), ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là Vân Các, Công Đồng
từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh.
Hội Phủ Giầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm
tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà
Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội
Phủ Giầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân
chúng. Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu “Tháng Tám giỗ Cha,
tháng Ba giỗ Mẹ”, Cha là Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.
8. Chùa Keo (Thái Bình)
Chùa thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ban đầu chùa có
tên là Nghiêm Quang, được Không Lộ xây dựng từ năm 1067 tại làng Keo -
Nam Định, sau đổi tên là Thần Quang Tự. Năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn
trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa, về sau dựng lên chùa Keo - Thái Bình. Việc
dựng chùa mới được bắt đầu từ năm 1630, hoàn thành năm 1632, chùa được
dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các
thế kỷ 17, 18 và năm 1941.
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m².
Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng
theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở
ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam
quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Điện Phật được bài trí tôn
nghiêm. Sau chùa Phật có đền thờ Thiền sư Không Lộ, người khai sơn ngôi chùa
vào thời Lý.
Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông. Gác chuông chùa
Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ
Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác
chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cầu bằng những con sơn chồng lên nhau.
Tầng một có treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao
1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng
thượng treo chuông.

82
Địa lý du lịch
Hằng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã
Duy Nhất lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa.
5.3.5.2 Khu du lịch quốc gia
1. Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà
2. Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng tại Đồng Mô, Sơn
Tây, Hà Nội. Là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc
gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa
truyền thống của các dân tộc Việt Nam.Xây dựng một trung tâm du lịch, dịch
vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có quy mô lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động
lực cho sự phát triển bền vững.
Các khu chức năng: Khu các làng dân tộc; Khu Trung tâm văn hóa và khu
vui chơi giải trí; Khu Di sản văn hóa Thế giới; Khu Công viên bến thuyền; Khu
Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô; Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp; Khu Quản lý
điều hành văn phòng.
3. Ba vì - Suối Hai
Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai nằm ở huyện Ba Vì (Hà Nội) vừa mang sắc
thái tự nhiên với cảnh núi rừng hùng vĩ, vừa mang đặc điểm nhân tạo do con
người cải tạo thiên nhiên đắp đập giữ nước làm nên một hồ chứa nước lớn ngay
dưới chân núi.
Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai có ưu thế rất nổi bật. Đây là nơi có khí hậu
tốt, không khí trong lành, đặc biệt trong mùa hè rất mát mẻ vì nhiệt độ giảm dần
theo độ cao. Thời Pháp thuộc, khu vực này đã xây dựng tới nhiều biệt thự và
khách sạn phục vụ việc nghỉ mát. Cũng tại đây có nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn
như các đỉnh núi: Đỉnh Vua 1296m, đỉnh Tản Viên 1226m, đỉnh Ngọc Hoa
1120m. Các điểm du lịch khác, mỗi nơi một vẻ đẹp đều có sức hấp dẫn khách du
lịch như Thác Hương, rừng thông Đá Chông, cánh rừng nguyên sinh Bằng Tạ,
làng cò Ngọc Nhị. Đáng chú ý nhất là thắng cảnh Ao Vua và hồ Suối Hai.
Ao Vua có phong cảnh tự nhiên đẹp mắt với nguồn nước suối tự nhiên
chảy quanh năm từ sườn phía bắc núi Ba Vì chảy xuống với độ cao khoảng
100m, qua 3 thác và bồn chứa nước. Thác cuối cùng lớn nhất là thác Ao Vua.
Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo diện tích khoảng 900 ha. Trên các đảo lớn nhỏ
và ven hồ đã được trồng cây gây rừng, xây dựng các vườn cây ăn quả, các trại

83
Địa lý du lịch
chăn nuôi. Hồ rộng, nước sạch, có nhiều bãi tắm đẹp nên được khách du lịch rất
ưa thích. Hồ còn có khả năng cung cấp mỗi năm hàng chục tấn cá. Khu vực hồ
Đồng Mô cũng được khai thác sử dụng cho mục đích du lịch, ở đây đã xây dựng
một trong những sân golf đầu tiên ở Việt Nam.
Điểm du lịch Ba Vì - Suối Hai - Đồng Mô là nơi an dưỡng tham quan và nghỉ
ngơi rất tốt. Ở đây có điều kiện xây dựng khu nghỉ cuối tuần của thủ đô Hà Nội
Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập năm 1991 với diện tích 7.377 ha,rất
có giá trị về mặt khoa học, bảo vệ tự nhiên nhất là bảo vệ nguồn nước cho các
hồ chứa Suối Hai và Đồng Mô, có điều kiện để phục vụ tham quan du lịch.
4. Khu du lịch Tam Đảo
Khu du lịch Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trên dãy núi Tam Đảo, ở
phía bắc của đồng bằng Bắc Bộ với đỉnh cao nhất 1591m, chạy dài 50km theo
hướng Tây bắc - Đông nam trên địa giới ba tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên và
Vĩnh Phúc. Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75km về phía Tây bắc. Tam Đảo với
ba đỉnh cao là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa giống như ba hòn đảo nổi
bật lên giữa biển mây. Là một vùng núi có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ
trung bình hàng năm là 180C. Do đó địa hình chắn gió, Tam Đảo là một trong
những trung tâm mưa lớn ở miền Bắc Việt Nam, với lượng mưa trung bình hàng
năm 2630mm. Cũng vì vậy cây rừng ở đây luôn xanh tốt, sông suối có nguồn
cung cấp nước dồi dào và có khả năng dự trữ nước tưới cho cả vùng lân cận. Ở
đây có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, phong cảnh đẹp mắt, đặc biệt có
dòng Thác Bạc hùng vĩ càng làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của khu du lịch. Rừng
cấm quốc gia vừa là nơi tham quan ngắm cảnh, vừa có giá trị nghiên cứu khoa
học về hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi.
Vườn quốc gia Tam Đảo với diện tích khoảng 36.883 ha, được thành lập
năm 1997. Tài nguyên rừng ở đây rất phong phú và đa dạng với trên 620 loài
cây thân gỗ và thân thảo, trong đó tới 40% là các loại sồi, giẻ. Đặc biệt ở đây có
cây pơmu là cây gỗ quý rất hiếm, điển hình cho vùng á nhiệt đới trên núi. Có
120 loài chim. Có nhiều loài chim cảnh có bộ lông màu sặc sỡ như vàng anh,
sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà lôi hoặc có giọng hót hay như hoạ mi,
khướu bách thanh... cũng làm tăng thêm vẻ đẹp của núi rừng. Thú rừng ở đây có
chùng 45 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm, rất có giá trị như hổ, báo, gấu,
sóc bay, chồn mực, vượn, voọc quần đùi, voọc đen. Một số có giá trị săn bắn
như nai, hoẵng, lợn rừng, sơn dương, cầy...
5. Khu du lịch Tam Chúc

84
Địa lý du lịch
Khu du lịch thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách
trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 12 km. Nơi đây là vùng ngập nước núi đá
vôi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: Động Vòng, động
Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, động
Thủy, động Lim, động Đề Yêm, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam
Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.
Khu du lịch Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch chùa
Hương với Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam
Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.
Ngày nay, ngôi chùa Tam Chúc đã được xây dựng mới với qui mô rất to
lớn đã thu hút đông đảo công chúng hành hương và khách du lịch thập phương.
6. Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nằm giữa
hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 50 km. Khu di tích
danh thắng gồm có núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi
tiếng gắn liền với nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn
Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử -
Quỳnh Lâm). Nơi đây đã gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nguyên
Hãn, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới
Nguyễn Trãi. Những di tích tiêu biểu là chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Bàn Cờ
Tiên, Thạch Bàn. Gần khu danh thắng là di tích nổi tiếng đền Kiếp Bạc, nơi
đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Đạo, nay là đền thờ Trần Hưng Đạo.
7. Đảo Vân Đồn
Huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được biết đến là một thương càng
cổ có gần 800 năm tuổi với những di chỉ khảo cổ, di tích văn hóa đặc sắc. Trong
những năm gần đây, Vân Đồn còn được ghi tên trong danh sách những vùng
biển có bãi tắm đẹp ở khu vực phía Bắc. Vân Đồn là một huyện đảo cách TP Hạ
Long khoảng 50km. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao 200 đến
300m so với mặt biển và có nhiều hang động. Vân Ðồn là huyện đảo ôm trọn
vịnh Bái Tử Long - một quần thể biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, địa
mạo, tính đa dạng sinh học không hề thua kém Hạ Long vốn lừng lẫy xưa nay.
Biển Vân Ðồn tiềm ẩn nhiều hải sản quý; nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo Quan
Lạn, Ngọc Vừng; nhiều hang động kỳ ảo từng quyến rũ bao du khách trong và
ngoài nước.
8. Khu du lịch Tràng An

85
Địa lý du lịch
Khu du lịch sinh thái Tràng An - nằm trong Quần thể danh thắng Tràng
An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về
phía nam. Toàn cảnh khu sinh thái là một vùng núi non hùng vĩ, tráng lệ được
tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ
quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, các thung lũng hoang sơ, kỳ bí đẹp
đến lạ thường. Kết hợp với những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình (chùa
Bái Đính, đền Đinh - Lê; Vườn quốc gia Cúc Phương, Nhà thờ Đá Phát
Diệm…) tạo thành quần thể danh thắng đặc sắc của vùng đất "Vịnh Hạ long
trên cạn".
9. Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương rộng 22.200 ha thuộc tỉnh Ninh Bình, nằm ở
vùng núi đá vôi Hoà Bình - Thanh Hoá - Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng
100 km về phía tây nam.
Tuy nằm ở rìa đồng bằng nhưng do địa hình núi đá vôi khá hiểm trở, đi lại
khó khăn nên rừng Cúc Phương mới được phát hiện vào năm 1959, đến năm
1966 chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Nằm trong
vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, Cúc Phương có nhiệt độ trung bình hàng năm 20 0 -
210C. Mùa mưa ở Cúc Phương thường kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11
và tập trung tới 90% lượng mưa cả năm. Vì vậy, vào thời kỳ mùa khô, từ tháng
12 đến tháng 4 đến tham quan Cúc Phương là thích hợp hơn cả.
Vườn quốc gia Cúc Phương đã được khẳng định là một khu rừng nguyên
sinh mang tính chất điển hình của rừng nhiệt đới mưa ẩm chịu ảnh hưởng của
chế độ gió mùa Đông Nam Á. Rừng Cúc Phương có giá trị khoa học đặc sắc.
Nguồn tài nguyên du lịch vườn quốc gia Cúc Phương rất đặc sắc vì có:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh rất điển hình cho rừng nhiệt đới ẩm ướt
trên núi đá vôi.
- Có ý nghĩa lịch sử rất lớn vì chứa đựng những di tích khảo cổ học. Đó là
các di chỉ động Người xưa, di chỉ hang Con Moong, cho đến các thời kỳ lịch sử
cận đại của người Mường cư trú cách đây 300-400 năm.
- Những thắng cảnh đẹp: Cây chò ngàn năm ở gần xóm Bống, cao trên 50
m, có 2 thân liền gốc chu vi tới 14-15 người ôm; Cây sấu có bạch vè khổng lồ,
cao 6-7 m, bộ rễ lan rộng 8-9m; Cây chò chỉ cao 70m, đường kính 3m; Các hang
động như động Người Xưa, động Vui Xuân, động Trăng Khuyết, động Chua,
động Con Moong, Đỉnh Mây Bạc 656m.

86
Địa lý du lịch
Vườn quốc gia Cúc Phương thích hợp nhất đối với khách du lịch tới tham
quan, học tập và nghiên cứu khoa học.
10. Bãi biển Trà Cổ
Bãi biển Trà Cổ là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, thuộc
tỉnh Quảng Ninh, nơi địa đầu của vùng biển đông bắc Việt Nam tiếp giáp với
Trung Quốc, cách Hà Nội 334 km.
Bãi biển Trà Cổ có một ưu thế nổi bật là rất gần thị xã Móng Cái, một thị
xã cổ kính sầm uất ở sát biên giới với Trung Quốc (bên kia biên giới là thị trấn
Đông Hưng).Trà Cổ là một bãi biển tự nhiên rất rộng và bằng phẳng, nền cát
trắng mịn và chắc chạy dài tới 17km. Đây là một bãi tắm rất lý tưởng.Ven bờ
biển là các cồn cát cao 3-4 m có làng mạc và dân cư đông đúc, chủ yếu làm nghề
nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, cố định cát, tạo
nên phong cảnh rất đẹp mắt. Do ở sát biển, lại cách rất xa các thành phố, khu
công nghiệp và bến cảng nên Trà Cổ có khí hậu rất mát mẻ, không khí trong
lành, không gian tĩnh mịch thích hợp với yêu cầu nghỉ mát của khách du lịch.
Ở vùng lân cận bãi biển Trà Cổ có hệ sinh thái rừng ngập mặn, tuy không
thật điển hình nhưng cũng khá phong phú, tạo nên một cảnh quan độc đáo và
hấp dẫn du khách. Đặc sản của địa phương có những hải sản nổi tiếng như: sá
sùng, hải sâm, cá và cua biển.
Điểm du lịch Trà Cổ thích hợp nhất với các loại hình du lịch nghỉ ngơi,
tắm mát, thể thao nước kết hợp tham quan.
5.2.5.3 Đô thị du lịch
1. Đồ Sơn
Đồ Sơn là bãi biển có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp nằm trên bán đảo
Đồ Sơn thuộc huyện Đồ Sơn ngoại thành Hải Phòng, cách Hà Nội 120km.
Đường đi từ Hà Nội đến Đồ Sơn rất thuận lợi, kể cả bằng đường bộ cũng như
liên vận sắt - bộ.
Đồ Sơn có nhiều bãi tắm rộng, bờ thoải, nước nông; có khí hậu rất tốt, ấm áp
về mùa đông, mát mẻ về mùa hè; có nhiều phong cảnh. Đồ Sơn đã khai thác và sử
dụng sớm từ những năm đầu thế kỷ XX, nên đã xây dựng được cơ sở hạ tầng và vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch khá tốt, đường sá đi lại thuận tiện, nhiều khách sạn
đẹp đẽ, khang trang, cùng nhiều nhà nghỉ của một số ngành đã xây dựng.
Bãi biển Đồ Sơn còn là một bãi cá, một thị trấn ven biển nên có nhiều
điều kiện thuận lợi về cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ. Gần đây địa

87
Địa lý du lịch
phương đã khôi phục lễ hội Chọi trâu, thường được tổ chức vào mùng 10 tháng
Tám, cũng rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Ưu thế nổi bật của Đồ Sơn là rất gần thành phố Hải Phòng (18km) và
cách thủ đô Hà Nội không xa nên bên cạnh loại hình nghỉ mát, tắm biển còn có
điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại hình nghỉ ngắn ngày (cuối tuần), hội
nghị, thể thao để có thể tận dụng khả năng khai thác phục vụ du lịch quanh năm.
2. Thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của
tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long được thành
lập năm 1993, thành phố Hạ Long là đô thị loại I, có diện tích 271,95 km².
Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ
đô Hà Nội 165 km về phía tây, Hải Phòng 60 km về phía tây nam, cửa
khẩu Móng Cái 184 km về phía đông bắc. Tài nguyên đã tạo nên thành phố du
lịch chính là vịnh Hạ Long. Gần thành hố còn nhiều khu, điểm du lịch lớn khác
là Quan Lạn, Cô Tô, Vân Đồn. Hạ Long là thành phố du lịch biển lớn nhất phía
bắc nước ta với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch phát triển. Vịnh Hạ
Long tạo nên sức hút du lịch của tỉnh và nước ta.

BÀI ĐỌC THÊM

Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long


Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Vịnh Hạ Long là một phần của vịnh
Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một
phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà (Hải
Phòng), phía đông là biển cả, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài
120 km.
Địa hình
Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ
dạng núi, trong đó 989 đảo có tên 980 đảo chưa có tên. Đảo của Vịnh Hạ Long
có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 -
280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá tạo nên phong cảnh ngoạn
mục với nhiều hình thù và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di
sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái
Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434
km2 với 788 đảo, trong đó 460 đảo có tên và 328 đảo chưa có tên.

88
Địa lý du lịch

Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm
biểu hiện bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm 22,8oC. Lượng mưa
trung bình trong năm 2000 mm. Từ tháng 3 đến tháng 8 thời tiết mùa hạ nóng
ẩm. Mùa đông kéo dài tới 4 -5 tháng, thời tiết lạnh. Giữa hai mùa chính đó có
hai mùa chuyển tiếp của thời tiết là mùa xuân ấm và ẩm, còn mùa thu mát mẻ
khô ráo.
Vẻ đẹp thiên nhiên
Nói đến Hạ Long, trước hết phải nói vẻ đẹp thần tiên của đá và nước.
Trong một vùng biển không lớn có tới 1.969 hòn đảo lớn nhỏ mọc lên. Từ Bãi
Cháy nhìn ra xa, ở giữa là một trũng biển hình cánh cung rộng lớn bao la nước
biếc. Phía đông và tây nam là những vùng biển đảo rộng lớn xen kẽ những
luồng lạch quanh co uốn khúc. Từ trên máy bay nhìn xuống, vịnh Hạ Long
như một bức tranh khổng lồ với muôn vàn đảo đá. Có chỗ các đảo đá quây
quần, tụ lại xúm xít chen chân đứng. Có chỗ thì các đảo đá lại cách xa nhau tạo
nên bức tranh biến hình sinh động. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của tạo hoá,
hàng ngàn đảo đá vôi tĩnh lặng vô tri trở thành những hình tượng sống động với
những tên gọi thân thuộc của con người như hòn Trống Mái, hòn Rùa, hòn Ông
Sư, hòn Lư Hương, hòn Mái Nhà, hòn Con Cóc,...và còn rất nhiều đảo có hình
dáng quen thuộc nữa mà sự cảm nhận của mỗi người, ở mỗi góc độ lại khác
nhau. Biển của hạ Long bốn mùa mang một màu xanh thẳm. Những cây phong
lan và các loài cây cỏ mọc trên núi từ kẽ đá vươn ra, đơm hoa rực rỡ. Thú vị
nhất khi thăm Hạ Long là ngồi trên thuyền buồm. Con thuyền như lao tới “bức
tường thành” bằng đá ngăn trước mặt, nhưng khi tới gần, những bức tường đá
như mở ra cho con thuyền lách qua. Cảnh cũ khép lại, cảnh mới lại hiện ra. Con
đường quanh co ấy tưởng chừng không bao giờ dứt.
Đôi khi du khách bắt gặp đàn cá heo thăm vịnh. Chúng hiền lành, thân
thiện bơi từng đàn cặp hai bên thuyền, biểu diễn những đường bơi kỳ diệu.Vẻ
đẹp thực sự của Hạ Long không chỉ phơi bày ở hình dáng, sắc nước, mây trời
mà còn ẩn chứa trong lòng các đảo đá, một hệ thống hang động vô cùng phong
phú tập trung ở vùng trung tâm của di sản. Động Thiên Cung mang dáng dấp
hiện đại, trang nhã, hang Đầu Gỗ dáng khoẻ khoắn và hoành tráng, hang Sửng
Sốt kín đáo âm thầm,... và còn vô số các hang động đẹp khác gắn liền với các
truyền thuyết, những câu chuyện dân gian như hang Trinh Nữ, hồ Động Tiên,...
mỗi hang động là một lâu đài kiến trúc nguy nga và kỳ công của tạo hoá.
Giá trị địa chất

89
Địa lý du lịch

Đặc trưng cơ bản của vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng
vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước vịnh trong hơn, mặn hơn và san
hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực đã tạo nên các ngấn sâu
làm tăng thêm vẻ kỳ dị độc đáo của địa tầng karst. Vịnh Hạ Long hiện đại ra
đời là kết quả của quá trình tiến hoá địa chất lâu dài với sự tổng hợp của nhiều
yếu tố tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là sự hình thành tầng đá vôi dày trên
1000m vào các kỷ Cac bon - Pecmi (340 - 240 triệu năm trước), sự hình thành
bồn trũng Hạ Long vào kỷ Neogen (26 - 10 triệu năm trước). Quá trình karst
hình thành đồng bằng đá vôi tích cực nhất vào kỷ Đệ Tứ - Pleixtoxen (2triệu -
11 nghìn năm) và biển tiến vào kỷ Holoxen. Vì thế, vịnh Hạ Long được coi là
một bảo tàng địa chất tự nhiên vô giá được gìn giữ đến 300 triệu năm. Các hang
động phổ biến có tuổi 11.000 - 7000 năm trước. Những hang động không chỉ là
những lâu đài của tạo hoá mà còn là bằng chứng sinh động về qua trình xâm
thực của mực nước biển, sự bào mòn hay ngưng đọng qua các kỷ địa chất.
Giá trị đa dạng sinh học
Các kết quả nghiên cứu cho thấy vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh
thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn
san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Ngài ra, vịnh Hạ
Long còn có hệ sinh thái tùng áng đặc thù, không nơi nào có được.
Giá trị văn hoá lịch sử
Các nghiên cứu đã khảng định hạ Long là cái nôi của loài người cổ đại và
đã tạo ra nền văn hoá Hạ Long. Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với sự phát
triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - một thương
cảng cổ nổi tiếng vào giữa thế kỷ XII, có núi Bài Thơ - lưu bút tích của nhiều bậc
vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Đằng - những chiến
công lẫy lừng chống giặc ngoại xâm thời Ngô Quyền và thời nhà Trần.
Gắn liền với trung tâm buôn bán sầm uất nhiều công trình kiến trúc tôn
giáo được xây dựng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người buôn bán và dân
bản xứ là những ngôi chùa của đạo Phật và nhà thờ Thiên chúa giáo. Trên đảo
Cống Đông có tới 4 ngôi chùa, trong đó chùa Lấm là ngôi chùa cổ có kiến trúc
đẹp và lớn.
Một số thắng cảnh trong vịnh Hạ Long
Đảo đầu Gỗ, hòn Trống Mái, đảo Tuần Châu, đảo Bồ Hòn, đảo Ti Tốp,
đảo Đầu Bê, đảo Hang Trai, đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lạn, đảo Ba Mùn, đảo

90
Địa lý du lịch

Cống Đỏ, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Mê Cung,
động Tam Cung, động Kim Qui, hang Trinh Nữ - hang Trống, hang Hanh,
hang Luồn, hang Bồ Nâu, hồ Ba Hầm, Bãi Cháy, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Ba
Trái Đào, bãi tắm Quan Lạn, núi Bài Thơ,...
Với những giá trị đặc biệt như vậy, năm 1994 Vịnh Hạ Long đã được
UNESCO chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, khảng
định giá trị mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Năm 2000, Vịnh Hạ Long
được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai bởi giá trị
địa chất, địa mạo.
Đảo Cát Bà
Khu du lịch Cát Bà là toàn bộ thắng cảnh trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát
Hải, thành phố Hải Phòng, cách Hà Nội 150km về phía đông. Đảo Cát Bà rộng
trên 100 km2. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi có đường bờ biển khúc khuỷu và
có nhiều đảo nhỏ bao quanh với nhiều bãi biển đẹp như Dương Gianh, Cát Cò,
Cát Dứa và có nhiều bãi san hô rộng lớn như các bãi Vạn Hà, Ánh Thảm, phong
cảnh đẹp. Khí hậu Cát Bà mát mẻ, trong lành rất thích hợp với hoạt động du lịch.
Thế giới động thực vật ở đây vô cùng phong phú. Biển có nhiều đặc sản
quý như các loài cá ngon, sò huyết, sò lông, nhiều hải sản mỹ nghệ như đồi
mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển.
Vườn quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha được thành lập năm 1986, bảo
tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh với hơn 600 loài thực vật, với
nhiều cây quý như báng, gội nếp, săng lẻ, kim giao cùng nhiều loại động vật
rất có giá trị như voọc đầu trắng, voọc quần đùi, cầy giông, khỉ mặt đỏ, khỉ
đuôi lợn...
Cát Bà là vùng đất trù phú, đã được khai phá từ lâu đời. ở đây đã phát
hiện được nhiều di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ đồ đá mới, di tích văn hoá
Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Năm 2004, vườn quốc gia Cát Bà được
công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

BÀI ĐỌC THÊM

Di sản hỗn hợp thế giới Danh thắng Tràng An


Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo,

91
Địa lý du lịch

khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịch đã được UNECO công nhận là Di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới.
Đến thăm quan khu du lịch sinh thái Tràng An, du khách sẽ được trải
nghiệm từng cung bậc cảm xúc, khám phá cội rễ xa xăm của sự sống nhân
loại, tận hưởng vẻ đẹp thuần khiết và tinh tuý cùng bầu không khí thanh như
lọc và tự hào với những nét vàng son của lịch sử in đậm trong thế núi, dáng
sông ở buổi đầu sơ khai của quá trình dựng nước của ba triều đại vua Đinh
Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành và vua Lý Thái Tổ. Khu du lịch sinh thái có 9
tuyến du lịch đường thuỷ và 2 tuyến du lịch đường bộ. Nhưng hiện nay, mới
đưa vào khai thác phục vụ khách đến thăm quan du lịch một tuyến du lịch
đường bộ và một tuyến du lịch đường thuỷ.
Tuyến du lịch đường bộ
Với chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 đèo vào đền Trần. Du
khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy, có độ
cao so với mặt nước suôi khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba
là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng.
Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm
nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.
Tuyến du lịch đường thuỷ kết hợp với leo núi
Theo tuyến này, du khách sẽ được ngồi thuyền qua 12 hang động, 3
điểm tâm linh theo một lộ trình khép kín, với thời gian hơn 3 tiếng đồng hồ.
Từ bến thuyền trung tâm, đến đền Trần, qua các hang Địa Linh, hang Tối,
Hang Sáng, hang Nấu Rượu, du khách lên thuyền và leo gần 500 bậc đá vào
dâng hương tại đền Trần, sau đó lại tiếp tục xuống thuyền qua hang Nấu Rượu
đến hang Sính, Hang Si, hang Ba Giọt, hang Seo, qua hang Sơn Dương và sau
đó lên thăm quan phủ Khống, chùa Báo hiếu, rồi tiếp tục lộ trình đến hang
Khống, hang Trần, hang Quy Hậu và trở về điểm xuất phát.

5.4 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.


5.4.1 Khái quát
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung và hành lang du lịch Đông - Tây; Diện tích 51.524,6 km2; Dân số
10.092,9 nghìn người; mật độ 196 người/km2; Dân tộc có người Kinh, Khơ Mú,

92
Địa lý du lịch
Ơ Đu, Sán Dìu, H’Mông, Chứt, Bru -Vân Kiều, Lào, Pa Cô, Tà Ôi, Nùng,
Xtiêng, Xơ Đăng… Phía bắc giáp với tỉnh Sơn La, Ninh Bình, phía nam giáp Đà
Nẵng, Quảng Nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Biển Đông.
Đây là mảnh đất đầy khó khăn và biến động trong suốt chiều dài lịch
sử, có lẽ không một vùng nào trên đất nước ta lại có nhiều nét tương phản sâu
sắc và đạt nhiều "cực trị" như vùng này, cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội và
lịch sử.
5.4.2 Tài nguyên du lịch
Hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp đã tạo cho thiên nhiên
vùng này một sắc thái độc đáo và đa dạng, khoảng 4/5 diện tích của vùng hẹp,
độ dốc lớn. Phía Tây là dãy núi Trường Sơn kéo dài suốt từ bắc đến nam của
vùng, với độ cao trung bình 600 - 800m. Dãy núi này chạy song song với biển
và có nhiều nhánh núi vươn ra sát biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo nên những
cảnh đẹp của đèo Ngang, đèo Hải Vân. Vùng có chiều ngang hẹp nhất nước, có
nơi chỉ 60 km, phía tây là dãy Trường Sơn nên đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát ven
biển phía đông, có nhiều cồn cát và đụn cát lấn sâu vào đất liền, bờ biển nhiều
đầm, phá. Địa hình đa dạng đã tạo nên những thắng cảnh, những khu du lịch có
giá trị như Bạch Mã cùng nhiều bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ
An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa
Thiên – Huế)… Đặc biệt là dạng địa hình núi đá vôi và hệ thống hang động ở
Phong Nha- Kẻ Bàng- một di sản thế giới; nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc
như: sông Hương, phá Tam Giang, cầu Hai (Thừa Thiên – Huế), núi Thiên Cầm,
hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)…; các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En
(Thanh Hóa), Pù Huống, Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh),
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế)…
Khí hậu của vùng này rất phức tạp và khắc nghiệt nhất nước ta. Dãy
Hoành Sơn, Bạch Mã đã trở thành những bức tường ranh giới khí hậu thực sự,
tạo nên những tính chất khí hậu khác biệt giữa Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, giữa
Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng. Đặc điểm khí hậu có mùa đông
lạnh, nhưng khác với hai miền Bắc và Nam, mùa mưa của vùng lại vào thời kỳ
mùa đông. Mùa hạ có gió phơn - gió Lào khô, nóng. Vùng cũng ảnh hưởng
nhiều thiên tai do lũ lụt, bão.
Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa hình, nên đã tạo cho sông ngòi
của vùng này ngắn và dốc tạo nên cảnh đẹp của sông Hương, sông Kiến Giang...
Một lớp phủ thực vật rừng phong phú với nhiều loại gỗ quý như gụ, táu. Dưới độ
cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Thảm cỏ dại dưới

93
Địa lý du lịch
rừng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưới tán rừng là cả một thế giới động vật còn được
bảo tồn với nhiều loại quý hiếm. Vùng có hai vườn quốc gia có giá trị cảnh quan
và bảo tồn là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vườn quốc gia Bạch Mã.
Nét đặc sắc, đa dạng của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ một tiềm năng du lịch phong phú, có giá
trị thu hút khách cao và phát triển đủ các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ
dưỡng, tắm biển, thể thao đến nghiên cứu khoa học...
Sông Gianh là chiến tuyến trong suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh
non một thế kỷ. Mặc dù là giới tuyến quân sự tạm thời nhưng sông Bến Hải
cũng mất 20 năm là ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đây là
vùng tuyến đầu phải chịu đựng nhiều mất mát và bị tàn phá nặng nề với các di
tích hùng tráng và đau thương như: Đường mòn Hồ Chí Minh, Đường 9 - Khe
Sanh, Thành Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, sông
Bến Hải - cầu Hiền Lương,...
Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc thiểu số
Việt Nam điển hình là Thái, Mường, Chứt, Pa Cô, Cơtu, Tà Ôi, Bru - Vân
Kiều...với các bản sắc văn hóa đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ
công, các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kho tàng văn hóa dân
gian, ẩm thực… hệ thống di tích cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng chiến
của dân tộc…là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức có giá trị đối với hoạt
động du lịch.
Vùng Bắc Trung Bộ có đường biên giới với CHDC Lào với hệ thống các
cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính quan trọng bên cạnh hệ thống cửa khẩu là
các khu kinh tế cửa khẩu tiêu biểu là Lao Bảo, Cầu Treo, các chợ đường biên là
tiềm năng to lớn phát triển du lịch biên giới.
Những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị gồm Kinh thành Huế,
đường mòn Hồ Chí Minh hay địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, căn
cứ Cồn Tiên, Thành cổ Quảng Trị… Nơi đây còn là quê hương của nhiều lễ hội
độc đáo như: lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Cuông (Nghệ An), lễ hội
điện Hòn Chén (Thừa Thiên - Huế); đặc biệt Festival Huế được tổ chức định kỳ
2 năm một lần đã trở thành một sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế được nhiều
du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Khu vực này còn là nơi tập trung 4 di sản thế giới được UNESCO công
nhận là Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích
cố đô Huế và Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam. Đây cũng là quê hương

94
Địa lý du lịch
của nhiều danh nhân nổi tiếng Việt Nam như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan
Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn... các vua nhà Lê, nhà Hồ, nhà
Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh...
5.4.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Nằm trên tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc - Nam, Vùng du
lịch Bắc Trung Bộ có đầy đủ điều kiện phát triển mạng lưới giao thông vận tải
với tất cả các hệ thống giao thông từ đường bộ, đường biển, đường sắt, đường
hàng không. Hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ phát triển chủ yếu
theo hướng song song với đường biển. Quốc lộ 1A với chất lượng đường tương
đối tốt. Đường quốc lộ số 9 từ Quảng Trị đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để
thông qua Xavăn Nakhet của Lào. Đường sắt xuyên Việt chạy song song với
quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm du lịch chủ yếu trong vùng, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch kể cả đường sắt và đường ô tô. Tuyến
đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng sẽ góp phần quan trọng trong việc
phát triển giao thông, kinh tế, du lịch của vùng.
Vùng có hệ thống đường bộ là các quốc lộ 1A, 7, 8, 9, 49, Đường Hồ Chí
Minh; Tuyến đường sắt Bắc - Nam; các sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới
(Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên Huế); Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), cảng Cửa
Lò (Nghệ An), cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế).
Hệ thống đô thị loại 1 có Vinh và Huế, các đô thị loại 3có Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Đồng Hới, Đông Hà.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
phát triển muộn. Cùng với việc cải tạo, nâng cấp các khách sạn có từ trước, hệ
thống các khách sạn mới được phát triển khá nhanh chóng tập trung tại các
thành phố và các khu du lịch biển như Sầm Sơn, Cửa Lò, Vinh, Đồng Hới,
Huế...
5.4.4. Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của vùng
5.4.4.1 Sản phẩm du lịch
Du lịch di sản, du lịch biển đảo, du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch
sử, lối sống địa phương; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu; du lịch tham
quan nghiên cứu sinh thái.
5.4.4.2 Các địa bàn trọng điểm du lịch của vùng

95
Địa lý du lịch
- Thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn - Tĩnh Gia gắn với hệ thống di tích
Hàm Rồng, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đô thị du lịch Sầm Sơn và hệ thống
bãi biển Quảng Xương, Tĩnh Gia.
- Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với đô thị du lịch Cửa Lò, khu di tích
Kim Liên, khu lưu niệm Nguyễn Du, cửa khẩu cầu Treo, núi Hồng - sông Lam,
Xuân Thành, Ngã Ba Đồng Lộc…..
- Quảng Bình - Quảng Trị gắn với di sản thiên nhiên Phong Nha- Kẻ
Bàng, biển Cửa Tùng- Cửa Việt, đảo Cồn Cò, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di
tích chiến tranh chống Mỹ.
- Thừa Thiên Huế gắn liền với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh
quan thiên nhiên Lăng Cô- Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang….
5.4.5. Điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch
5.4.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là
kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà
Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần
Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh
Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu
(1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong
lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai,
Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris, trong kỳ
họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà
Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện
trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành
còn có Đàn tế Nam Giao. Thành Nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và
nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có
một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối
thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu
bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong

96
Địa lý du lịch
cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di
tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và
quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong
lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
2. Ngã Ba Đồng Lộc
Vị trí nằm ở giao điểm tỉnh lộ số 2 và QL 15, thuộc địa phận xã Can Lộc
(Hà Tĩnh). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nơi đây hứng chịu hàng ngàn
trận bom của máy bay Mỹ và sự hi sinh cao cả của 10 cô gái thanh niên xung
phong. Ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ
Chí Minh. Máy bay Mỹ đã tập trung khối lượng bom đạn rất lớn đánh phá ngã
ba này và đoạn đường xung quanh. Trên một đoạn đường chưa đầy 20km đã
phải hứng chịu 2.057 trận bom.Tiểu đội nữ thanh niên xung phong do Võ Thị
Tần làm tiểu đội trưởng có 15 cô tuổi từ 17 đến 24, được giao nhiệm vụ sửa
đường cho xe qua. Ngày 24/7/1968 sau nhiều trận bom cày nát đoạn đường, các
cô vẫn không rời vị trí. Vừa dứt tiếng bom, các cô lại lao ra dùng cuốc, xẻng san
lấp hố bom, vá đường, thông xe. Ðến 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày lại dội
xuống Ðồng Lộc, một quả rơi sát miệng hầm nơi 10 cô gái đang tránh bom. Tất
cả 10 cô đã hy sinh, trong tay chỉ có cuốc, xẻng. Chưa ai trong họ có gia đình
riêng. Ngã ba Ðồng Lộc ngày nay là nơi yên nghỉ của 10 cô gái trên đồi, cạnh hố
bom năm xưa xanh mướt màu xanh cây lá, vi vút tiếng thông reo. Tại đây có đài
liệt sỹ lưu danh 10 cô gái anh hùng.
3. Nhà Lưu niệm Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765 - 1820), nguyên quán tại làng Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh) nhưng sinh ra và
lớn lên tại Thăng Long. Từ nhỏ Nguyễn Du đã được tiếp thu sâu sắc tinh hoa
văn hoá của cả ba vùng: Xứ Nghệ - Thăng Long và Kinh Bắc. Chính vì
thế, Nguyễn Du lớn lên trở thành người học rộng, tài cao, tinh thông cả Phật học
và sành các môn thi, họa. Tác phẩm Truyện Kiều là một minh chứng rất rõ về
Nguyễn Du. Đây là sự đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học Việt Nam.
Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du được xây dựng để các nho sỹ, văn sỹ và du
khách trong và ngoài nước yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ cụ Nguyễn Du -
một Đại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới; đến thắp hương tưởng
niệm. Đây là khu di tích văn hóa nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn
Tiên Điền. Quần thể di tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích: đền thờ
Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế
Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng

97
Địa lý du lịch
Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào
năm 1825, phía trên có treo bức hoành phi đề 4 chữ "Hồng sơn thế phả" do
Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55
triều Càn Long (1790) cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ "Thanh Hiên
Nguyễn Tiên Sinh".
4. Thành phố Đồng Hới
Đồng Hới là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Quảng Bình,
có vị trí địa lí thuận lợi cách di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha
- Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm cảng biển
Hòn La 60 km, cách Hà Nội khoảng 489 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180
km; quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh đi qua, có sân bay
Đồng Hới, cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Đồng Hới đã từng là nơi
chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ của
Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Đồng Hới đã được ví như
“chim câu trắng bên bờ biển Đông”. Thành phố Đồng Hới nằm bên sông Nhật
Lệ. Phía tây là dãy núi bao bọc mà theo quan niệm phong thủy là "hậu chẩm",
phía trước là sông và biển có đồi cát Bảo Ninh án ngữ như bức bình phong.
Đồng Hới có 12 km đường bờ biển dài và đẹp, bãi biển phẳng với một màu cát
trắng. Ở đây có sự kết hợp sinh thái rừng ven biển - biển, sông- hồ; với hệ thống
động, thực vật phong phú đa dạng ở dưới nước cũng như trên cạn. Các bãi tắm
biển của thành phố có lợi thế đẹp, bãi cát phẳng và khá sạch sẽ như bãi biển
Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh. Thành phố Đồng Hới còn lưu giữ những dấu
tích lịch sử như tháp chuông nhà thờ Tam Tòa - một chứng tích tội ác chiến
tranh, thành cổ Đồng Hới, Lũy Thầy, tượng đài Mẹ Suốt, khu tái tạo hình ảnh
chiến tranh ở Vực Quành, Quảng Bình Quan... Văn hóa Bàu Tró, tham dự lễ hội
bơi trải truyền thống của người vùng sông nước ở Đồng Hới mà ngày xưa người
ta thường gọi là "Lục niên cạnh độ"; các lễ hội cầu ngư, cầu mùa, hay thưởng
thức những màn chèo cạn, múa bông rực rỡ sắc màu, những điệu hò khoan, hò
hụi của các cư dân vùng biển Hải Thành, Bảo Ninh. Đây là vùng đất có tiềm
năng để phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển.
5. Thành cổ Quảng Trị
Là di tích quốc gia đặc biệt, thuộc trung tâm thị xã Quảng trị, Thành cổ
được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 4 (1824) trên địa bàn xã Thạch Hãn,
huyện Triệu Hải. Năm 1972 xảy ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân đội ta và
Mỹ trong suốt 81 ngày đêm. Với chu vi không đầy 3 km, Mỹ - Nguỵ đã có trút
xuống thành cổ Quảng Trị một lượng bom đạn có sức công phá bằng 8 quả bom

98
Địa lý du lịch
nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hirôsima (Nhật Bản) năm 1945, gây nên sự tàn
phá và hy sinh nặng nề. Thành cổ Quảng Trị, một di tích vừa đau thương vừa
hùng tráng.
6. Vườn quốc gia Bạch Mã
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách
thành phố Huế 40km về phía nam. Khí hậu của Bạch Mã, theo khẳng định của
các chuyên gia nước ngoài là một trong những khu vực khí hậu dễ chịu của
những nơi nghỉ dưỡng ở Đông Dương. Đặc điểm khí hậu ở đây gần giống như
Đà Lạt, Sa Pa và Tam Đảo, nhưng lại có ưu điểm hơn là nằm gần biển. Do vậy,
nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không bao giờ dưới 40C, và nhiệt độ cao nhất
vào mùa hè không vượt quá 260C. Tổng diện tích Vườn quốc gia là 22.031 ha,
được thành lập năm 1991. Rừng chia thành 3 phân khu chính là: Phân khu bảo
vệ nguyên vẹn, phân khu vực hồi sinh thái, và phân khu dịch vụ du lịch.
Tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gia Bạch Mã hết sức đa dạng và phong
phú. Qua điều tra bước đầu thống kê được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 344
chi, 124 họ, trong đó có nhiều loại quý như cẩm lai, trắc, trầm hương,... Đặc
biệt, tại đây mới phát hiện một số loài mới cho khoa học như cốm Bạch Mã, chìa
vôi. Các loài đặc hữu hẹp và rất hẹp mà tiêu biển là gà lôi lam mào đen, gà lôi
lam mào trắng, trĩ sao.
Tài nguyên sinh vật phong phú là sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách
yêu thích loại hình du lịch sinh thái và nghiên cứu.
Ngoài những giá trị lớn về tiềm năng du lịch sinh thái như đã nêu trên,
Bạch Mã còn là nơi nghỉ núi lý tưởng với những cảnh quan tuyệt vời. Từ năm
1932 đến năm 1938, người Pháp đã xây dựng tại đây một khu nghỉ mát lớn ở độ
cao từ 1000m đến 1444m. Tuy nhiên do thời gian, chiến tranh và tác động của
con người, hiện nay các công trình hầu như không còn sử dụng được, hệ thống
đường cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, sụt lở nhiều.
Tại khu nghỉ mát này có nhiều cảnh quan tuyệt đẹp như Hải Vọng Đài,
thác Đỗ Quyên cao sừng sững trên 300 mét, thác Bạc Chì cao chừng 20m, Ngũ
hồ là một hệ thống 5 hồ rộng, nước rất trong và mát. Đây là nơi có thể tổ chức
cắm trại, tắm mát, vui chơi. Giá trị của điểm du lịch Bạch Mã còn ở chỗ đây là
điểm du lịch núi duy nhất ở nước ta có vị trí gần những bãi biển đẹp, hấp dẫn
như Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân. Sự bổ sung giữa các loại hình du lịch ở
các điểm du lịch này đã làm tăng giá trị của bản thân các điểm du lịch đó, đồng
thời tạo ra một cụm du lịch có tính hấp dẫn cao.

99
Địa lý du lịch
5.4.5.2 khu du lịch quốc gia
1. Khu di tích Kim Liên
Điểm du lịch Kim Liên là khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ
thành phố Vinh tới Kim Liên chưa đầy 15km. Huyện Nam Đàn có diện gồm các
điểm du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen xã Kim Liên, là quê nội và quê ngoại
Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan. Khu di tích Kim Liên ở làng Sen, quê nội của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ngôi nhà lá 5 gian của gia đình cụ Phó Bảng Nguyễn
Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chứng kiến tuổi niên thiếu từ
năm 11 tuổi đến 15 tuổi của Chủ tịch; có nhà Bảo tàng Kim Liên ghi lại cuộc
đời hoạt động của Người; có nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quí thầy dạy của Chủ
tịch thời niên thiếu và giếng Cốc có những kỷ niệm rất gắn bó của Chủ tịch với
bà con thôn làng. ở làng Hoàng Trù, quê ngoại của Chủ tịch, có ngôi nhà lá 3
gian, được xây dựng từ năm 1883, nơi Chủ tịch ra đời; có ngôi nhà gỗ 5 gian của
gia đình cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của Chủ tịch, nơi thân mẫu của Chủ
tịch là Bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra và lớn lên, là nơi ghi lại những kỷ niệm
tuổi thơ của Chủ tịch; có nhà thờ họ Hoàng Xuân. Các ngôi nhà và hiện vật giản
dị, đơn sơ cũng như khung cảnh quê hương thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã gây những cảm xúc mạnh với khách du lịch trong nước và quốc tế.
2. Bãi biển Thiên Cầm
Từ thị xã Hà Tĩnh theo quốc lộ 1A về hướng Nam tới thị trấn Cẩm Xuyên
về phía biển chừng 20 km là núi Thiên Cầm, nằm chênh vênh trên bờ cát trắng
mịn soi xuống mặt biển biếc xanh, cách bờ biển chừng 300 m hòn Bớc với
những phiến đá bằng phẳng đủ chỗ cho hàng chục người nghỉ ngơi, tắm nắng và
câu tôm cá, ra xa chừng 5km là hòn Én, nơi chim én vẫn về làm tổ.
Phía nam núi Thiên Cầm có chùa Yên Lạc, ngôi chùa đã có 700 năm nay,
là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Cả quần thể ấy cùng với hàng chục
ngôi đình, đền, chùa và những phong tục, lễ hội truyền thống, đến nay tuy cái
còn cái mất, nhưng từ lâu đã là niềm tự hào của nhân dân địa phương.
Thiên Cầm là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển Thiên Cầm - Cửa
Nhượng có chiều dài 1,5km. Thời Pháp thuộc đã xây dựng đường rải đá vào
Nhượng Ban - Thiên Cầm. Hiện nay ở đây đã xây dựng một số công trình nhà
nghỉ, khách sạn...
3. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Phong Nha - Kẻ Bàng là tên một vùng đất ở Quảng Bình, cách thành phố
Đồng Hới chừng 50 km về hướng tây bắc, có diện tích khoảng 200.000 ha,

100
Địa lý du lịch
thuộc bộ phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá. Nếu
tính cả diện tích cả vùng núi đá vôi liền mạch lan sang địa phận nước Lào thì
tổng diện tích của vùng núi đá vôi này khoảng 400.000 ha.
Vẻ đẹp tự nhiên của hang động, rừng núi Phong Nha - Kẻ Bàng cùng với
cảnh làng bản, tập tục của dân cư địa phương đã và đang là điểm du lịch hấp dẫn
nhất ở Quảng Bình đối với du khách bốn phương.
4. Bãi biển Lăng Cô - Cảnh Dương
Bãi tắm Lăng Cô dài 10km, nằm cạnh đường 1A gần đèo Hải Vân và cách
khu Bạch Mã 24km. Đây là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng, độ sâu trung
bình dưới 1m, thuỷ triều ở đây lên xuống theo chế độ bán nhật triều, mức chênh
lệch thấp (chỉ khoảng 0,7 - 0,8m). Vào mùa tắm biển (từ tháng 4 đến cuối tháng
7), nhiệt độ trung bình 250C với số giờ nắng trung bình là 158 giờ/tháng. Biển ở
khu vực này có nhiều loại tôm, cua, cá có giá trị cao được khách rất ưa chuộng
như tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, cá thu, cá chim,
sò huyết... gần bãi biển có những thắng cảnh như mũi Chân Mây, làng ngư dân...
Vì lẽ đó, Lăng Cô là một điểm có khả năng phát triển du lịch rất tốt.
Cảnh Dương là một bãi biển đẹp nhất ở Thừa Thiên - Huế, cách thành phố
Huế chừng 60km về phía đông nam và cách đường quốc lộ 1A khoảng 4km.
Bãi biển Cảnh Dương dài 8km rộng 200m, có hình vòng cung được giới
hạn bởi các mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông nên phong cảnh ở đây rất
hấp dẫn. Với độ dốc thoai thoải, cát mịn trắng, nước biển trong xanh và tương
đối kín gió, bãi biển Cảnh Dương thực sự là bãi biển đẹp có khả năng tổ chức
các loại hình du lịch, thể thao hết sức thuận lợi.
Đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" nằm ở độ
cao 496 m, đoạn quốc lộ số 1 cũ qua đèo Hải Vân dài 20 km. Con đường xe lửa
xuyên Việt phải chui qua 7 hầm đèo trong lòng núi với chiều dài tổng cộng
3.920m. Nếu đi từ Huế đến Lăng Cô là bắt đầu của đèo Hải Vân. Từ Lăng Cô
đến lưng chừng đèo có một đoạn bằng phẳng, phía dưới là rừng rậm bát ngát.
Trước chiến tranh còn nhiều thú hoang như khỉ già nòi, hươu, nai... Dãy núi đèo
Hải Vân là một mạch núi của Trường Sơn Bắc đâm ngang ra biển với nhiều
ngọn núi cao và ngọn cuối cùng là ngọn Hải Vân cao 1.172m. Đèo cao nằm
chênh vênh trên mặt biển. Đứng trên đèo nhìn ra phía bắc thấy vùng Lăng Cô,
phía nam là toàn cảnh Đà Nẵng, phía tây là núi rừng trung điệp, phía đông là
biển bao la.
5. Vườn quốc gia Bạch Mã

101
Địa lý du lịch
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách
thành phố Huế 40km về phía nam. Khí hậu của Bạch Mã là một trong những
khu vực khí hậu dễ chịu của những nơi nghỉ ở Đông Dương. Đặc điểm khí hậu ở
đây gần giống như Đà Lạt, Sa Pa và Tam Đảo, nhưng lại có ưu điểm hơn là nằm
gần biển. Do vậy, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông không bao giờ dưới 4 0C, và
nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vượt quá 260C.
Tổng diện tích Vườn quốc gia là 22.031 ha, được thành lập năm 1991.
Rừng chia thành 3 phân khu chính là: Phân khu bảo vệ nguyên vẹn, phân khu
vực hồi sinh thái, và phân khu dịch vụ du lịch.
Tài nguyên sinh vật ở vườn quốc gia Bạch Mã hết sức đa dạng và phong
phú. Qua điều tra bước đầu thống kê được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 344
chi, 124 họ, trong đó có nhiều loại quý như cẩm lai, trắc, trầm hương,... Đặc biệt,
tại đây mới phát hiện một số loài mới cho khoa học như cốm Bạch Mã, chìa vôi.
Riêng động vật có 55 loài thú, thuộc 23 họ, 9 bộ. Trong đó có nhiều thú
quí như hổ, voi, vượn, báo gấm,... kết quả điều tra của Hội bảo vệ chim quốc tế
(ICPB - 1991) tại khu vực này đã đưa số loài từ 150 hiện nay lên tới 233, trong
đó có các loài đặc hữu hẹp và rất hẹp mà tiêu biển là gà lôi lam mào đen, gà lôi
lam mào trắng, trĩ sao.
Tài nguyên sinh vật phong phú là sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách
yêu thích loại hình du lịch sinh thái và nghiên cứu.
Ngoài những giá trị lớn về tiềm năng du lịch sinh thái trên, Bạch Mã còn
là nơi nghỉ núi lý tưởng với những cảnh quan tuyệt vời. Từ năm 1932 đến năm
1938, người Pháp đã xây dựng tại đây một khu nghỉ mát lớn ở độ cao từ 1000m
đến 1444m, tuy nhiên, chúng đã bị hư hỏng gần như toàn bộ.
Tại khu nghỉ mát này có nhiều cảnh quan tuyệt đẹp như Hải Vọng Đài,
thác Đỗ Quyên cao sừng sững trên 300 mét, thác Bạc Chì cao chừng 20m, Ngũ
hồ là một hệ thống 5 hồ rộng, nước rất trong và mát. Đây là nơi có thể tổ chức
cắm trại, tắm mát, vui chơi. Giá trị của điểm du lịch Bạch Mã còn ở chỗ đây là
điểm du lịch núi duy nhất ở nước ta có vị trí gần những bãi biển đẹp, hấp dẫn
như Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân. Sự bổ sung giữa các loại hình du lịch ở
các điểm du lịch này đã làm tăng giá trị của bản thân các điểm du lịch đó, đồng
thời tạo ra một cụm du lịch có tính hấp dẫn cao.
5.4.5.3. Đô thị du lịch
1. Thị xã Sầm Sơn

102
Địa lý du lịch
Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập năm 1981. Sầm Sơn
cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Ðông. Diện tích tự nhiên khoảng
18 km².
Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Sầm Sơn không những được quan
chức người Pháp biết đến mà còn có vua quan nhà Nguyễn và khách du lịch biết
đến như một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng với những bãi cát trắng mịn dài hơn
10 km. Đây là một vùng trời nước mênh mông, nhiều hải sản quý và đặc biệt có
dãy núi Trường Lệ với các thắng tích như hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền
Độc Cước. Biển Sầm Sơn bao la còn là nơi cung cấp nguồn hải sản phong phú
như tôm, cá mực, cua, các loại hải sản quý khác... Ngoài du lịch biển, gần đây
Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giải trí khác để thu hút du lịch như:
Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyền thoại thần Ðộc Cước", Khu sinh
thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ. Sau 100 năm tuổi, thị xã đã
có hệ thống cơ sở nhà nghỉ, khách sạn bảo đảm đón hơn 1 triệu lượt du khách
mỗi năm.
2. Thị xã Cửa Lò
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp ở Việt Nam đã chọn Cửa Lò làm nơi xây dựng một khu biệt thự
nghỉ mát. Bên cạnh các khu du lịch lần lượt ra đời trong thời gian đó: SaPa
(1903), Mẫu Sơn (1906), Tam Đảo (1904), Ba Vì (1906), Sầm Sơn (1907), Bạch
Mã (1906), Bà Nà (1904)…
Thị xã Cửa Lò thành lập năm 1994. Trải qua hơn 100 năm với những
thăng trầm của lịch sử, chỉ chừng 20 năm qua Cửa Lò mới thực sự được đánh
thức và đang dần khẳng định vị thế của mình trên lộ trình phát triển của đất
nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. Cửa Lò ngày nay đang ngày
càng được thay da đổi thịt bởi sự phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng,
đặc biệt là các dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn cao tầng hiện đại và nhiều
khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng.
3. Thành phố Huế
Huế là thành phố trực thuộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với dòng sông
Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần
Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ
văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng của nó. Thành phố có
năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam.

103
Địa lý du lịch
Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát
triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy
Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một
truyền thống văn hóa Huế. Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh
thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất
phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ
thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn, mặc, ở, phong cách giao tiếp,
phong cách sống...
Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố
Festival. Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được
8 lần. Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế.
Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành
phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1993, lần
đầu tiên tài sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của
nhân loại.
Theo lịch sử, từ năm 1306, sau cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền
Trân nhà Trần với vua Chàm là Chế Mân, để đổi vùng đất Châu Ô, Châu Lý và
lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh
Huế lần đầu tiên xuất hiện. Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế),
tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay và là trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở
thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự
trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành
các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là Kinh thành
Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua
Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Giá trị văn hóa tập trung bên bờ Bắc sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu
thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn là ba tòa thành:
Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố
trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống
thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa
tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ

104
Địa lý du lịch
thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên
xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng
Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Hến...
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều
xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng
của Cố đô. Ngọ Môn chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.
Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh
hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương
mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế:
Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần
Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần
đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen
cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho
con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm
của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật
hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của
Việt Nam. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ
nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng
trùng điệp; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao
được tôn tạo khéo léo; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ
chốn đồng không quạnh quẽ; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình qua tính cách của
một nhà thơ...
Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô
Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng
Cô, Thuận An...
Các di tích tại Cố đô Huế: Di tích ngoài Kinh thành Huế là Phu Văn Lâu,
Toà Thượng Bạc, Trấn Bình Đài (đồn Mang Cá). Di tích trong Kinh Thành Huế
gồm ba vòng thành: Phòng Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
Các lăng tẩm triều Nguyễn: Tại Huế có 7 cụm công trình lăng tẩm của 9 vị
vua triều Nguyễn. Mỗi lăng tẩm là một công trình kiến trúc độc đáo lại được kết
hợp hài hoà giữa thiên nhiên. Đó là những di sản kiến trúc văn hoá của tiền nhân
lưu lại cho hậu thế. Bảy lăng tẩm đó là: Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), Lăng
Minh Mạng (Hiếu lăng), Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), Lăng Tự Đức (Khiêm

105
Địa lý du lịch
Lăng), Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), Lăng Dục Đức (An Lăng): an táng ba vị vua
Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân, Lăng Khải Định (Ứng Lăng).
Một số di tích khác: Trên đất Huế còn một số công trình khác phục vụ cho
hoạt động của các vua triều Nguyễn nhưng ở khá xa kinh thành, như Đàn Nam
giao là nơi nhà vua tế trời đất, Hổ Quyền nơi nhà vua và quan lại xem đấu giữa
hổ và voi, Văn Miếu là miếu thờ nho sỹ.
Một số công trình không thuộc quần thể kiến trúc cung đình nhưng nó là
những biểu trưng cho hình tượng của Huế. Đó là chùa Thiên Mụ, sông Hương,
cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình.

BÀI ĐỌC THÊM

Khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng có những núi đá điển hình được tạo lập
từ 400 triệu năm trước, gắn với các chu kỳ kiến tạo và phát triển chính của lịch
sử trái đất. Quần thể đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những vùng đá
vôi cổ đại nhất, rộng lớn nhất thế giới với những đặc tính nổi bật về địa mạo,
địa chất có giá trị toàn cầu. Phong Nha - Kẻ Bàng còn có hệ thống hang động
với tổng chiều dài gần 100km (phần đã được phát hiện), với hàng chục hang
động lớn, nhỏ. Nhiều hang động trong số này chưa được khảo sát kỹ. Trong đó
đầu tư khai thác du lịch mới chỉ ở một vài hang động như Phong Nha, Tiên
Sơn, Hang Vòm và gần đây là hệ thống hang Sơn Đoòng.
Giá trị địa chất, địa hình
Có thể ví vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng như một bảo tàng địa
chất khổng lồ và mang ý nghĩa toàn cầu, bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp
nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-
nơ, đá granite, đá diorite, đá aplite, pegmatite,... Phong Nha - Kẻ Bàng đang
lưu giữ nhiều thông tin đặc thù về lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài
từ 400 triệu năm trước của trái đất.
Vùng đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong
nhiều giai đoạn phát triển từ Palaeozoic (đại Cổ sinh - 400 triệu năm trước)
đến giai đoạn Cổ sinh muộn kỷ Cac bon và Pecmi (340 -240 triệu năm trước).
Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các
hang động trong lòng núi đá vôi.
Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực
vật phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung

106
Địa lý du lịch

lũng của các con sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở
vùng trung tâm. Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa
các núi đá vôi.
Những bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành trái đất, những
thông tin quan trọng về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo của châu Á; cùng
với cảnh quan kỳ vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia, địa
danh Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới tháng 7 năm 2003.
Vẻ đẹp thiên nhiên
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 85.754 ha, trong đó
90% diện tích là rừng nguyên sinh hoặc gần như nguyên sinh. Vườn quốc gia
ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng
lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo thành từ hàng trăm triệu năm. Cũng tại đây
ta sẽ gặp lại cảnh làng quê yên bình với những mái nhà thấp thoáng bên sông,
những con thuyền nhỏ nhoi đi lại ngược xuôi. Những con người bình dị trong
cuộc sống đời thường, những nông dân thuần khiết là hiện thân cho đức tính
cần cù, chịu khó, giàu lòng mến khách - những phẩm chất cao đẹp của người
Việt Nam.
Hệ thống hang động
Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa trung bình
hàng năm khá cao. Nhưng ít thấy có sông suối chảy trên mặt đất, nước ở đây đã
ngấm và chảy ngầm trong lòng các núi đá vôi. Trải qua hàng chục triệu năm
nước chảy đá mòn đã tạo nên vô số hang động ở khu vực này. Theo kết quả nhiều
cuộc khảo sát hang động vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có tới hàng trăm cái, rất đa
dạng và đẹp hiếm thấy. Các hang động này có thể chia thành ba hệ thống chính:
hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn.
Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 40km bắt nguồn từ
phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống này là động
Khe Ry và động Én, nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Các
hang động trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng
đông bắc - tây nam. Nằm gần động Phong Nha còn có động Tiên Sơn (hang
Khô hay Phong Nha thượng).
Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục
Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mực nước biển và kết thúc là hang
Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam - bắc. Sông

107
Địa lý du lịch

Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong các núi đá, lúc lại hiện lên trên những thung
lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.
Giá trị đa dạng sinh học
Bước đầu ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật có
mạch gồm 152 họ, 511 chi, 876 loài. Trong đó có 38 loài nằm trong danh mục
Sách Đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội
bảo tồn Thiên nhiên quốc tế) và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam. Số liệu thống kê
cho biết có 113 loài thú lớn, trong đó có 35 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ
Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN. Một phát hiện rất
quan trọng ở Vườn quốc gia này là có 3 loài thú là sao la, mang lớn và mang
Trường Sơn là loài thú mới được phát hiện trên toàn cầu.
Giá trị lịch sử văn hoá
Trong động Phong Nha đã lưu lại dấu tích của người Chăm, của người
Việt cổ. Động Phong Nha còn là căn cứ kháng Pháp của vua Hàm Nghi sau
biến cố kinh đô Huế thất thủ vào cuối thế kỷ XIX, cùng một số văn thần ra
chiếu Cần Vương.Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có nhiều địa danh lịch sử thời
chống Mỹ như phà Xuân Sơn, hang Thanh niên xung phong, đường 20 Quyết
thắng, Đường mòn Hồ Chí Minh…
Cư dân ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng gồm các nhóm tộc người Sách,
Rục, Arem, Mã Liềng. Cuộc sống, phong tục của cư dân nơi đây làm tăng
thêm sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm du lịch ở khu Di sản thiên
nhiên thế giới này.

BÀI ĐỌC THÊM

Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam


Âm nhạc cung đình Huế là di sản cuối cùng của âm nhạc cung đình Việt
Nam. Nó mang trong mình tất cả tinh hoa của dòng nhạc cung đình Việt và
phát triển trên một nghìn năm. Bởi vậy, Âm nhạc cung đình Huế cũng chính là
Âm nhạc cung đình Việt Nam.
Vài nét lịch sử
Âm nhạc cung đình Huế chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều
Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX. Ngay từ trong chứng nước, những nền tảng ban

108
Địa lý du lịch

đầu đó đã mang trong mình những thể loại, yếu tố và tinh hoa âm nhạc Đàng
Ngoài mà Đào Duy Từ đem theo khi vào phò tá chúa Nguyễn. Thời kỳ hưng
thịnh nhất của âm nhạc cung đình Huế là nửa đầu thế kỷ XIX cho tới thời vua
Tự Đức (1848 - 1883). Sau đó nó bắt đầu vào giai đoạn suy thoái khi thực dân
Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945 âm nhạc cung đình Huế bị tan rã và giải
thể cùng với chế độ quân chủ ở Việt Nam. Khoảng 1947 - 1948 bà Từ Cung (mẹ
vua Bảo Đại, vợ vua Khải Định) đã tập hợp một số nghệ nhân cung đình từ thời
vua Bảo Đại, nhờ đó một số thể loại ca múa nhạc cung đình Huế được duy trì.
Dưới thời chính quyền Sài Gòn có hỗ trợ kinh phí cho cho hai ban nhạc Ba Vũ và
Cổ nhạc Đại Nội để sử dụng trong các buổi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các
đoàn ngoại giao. Các đoàn nghệ thuật lúc bấy giờ cũng đã từng được cử đi liên
hoan nghệ thuật quốc tế như một đại diện của âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Sau này đoàn Ba Vũ gặp khó khăn về kinh tế, âm nhạc cung đình có
nguy cơ bị thất truyền. Những năm 80 nó bắt đầu được sự quan tâm của Bộ
Văn hoá và chính quyền địa phương. Vào những năm 90 âm nhạc cung đình
Huế bước vào giai đoạn phục hưng. Một số loại hình ca múa nhạc cung đình
lần lượt được phục hồi với việc thành lập Đoàn Nghệ thuật truyền thống Huế
và Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế. Từ đó tới nay loại hình nghệ thuật
này đã được đưa đi giới thiệu nhiều nơi trên thế giới. Mặc dầu vậy, âm nhạc
cung đình Huế được bảo tồn hiện nay chỉ là một phần còn lại trong di sản âm
nhạc cung đình Huế thời xưa. Nó cũng khó tránh khỏi sự tam sao thất bản ở
một số góc độ hoặc chi tiết nào đó.
Thể loại
“Âm nhạc cung đình” theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại
ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các
lễ nghi cúng tế của triều đình, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh
hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi “nhã nhạc” du nhập
của Trung Hoa.
Các thể loại âm nhạc cung đình triều Nguyễn vì vậy bao gồm: nhạc lễ
nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng
và kịch hát (tuồng cung đình).
Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng
trong lễ Tế Giao; Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc dùng
trong các lễ tế Thần nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; Đại triều nhạc dùng trong

109
Địa lý du lịch

các dịp lễ lớn hoặc tiếp đón sứ thần; Thường triều nhạc dùng trong các lễ
thường triều; Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình;
Cung nhạc phục vụ trong nội cung.
Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu sử dụng vào trong những dịp khác
nhau. Mười một điệu múa cung đình còn tồn tại đến ngày nay là: Bát dật, Lục cúng,
Tam tinh chúc thọ, Bát tiên hiến thọ, Trình tường tập khánh, Đấu chiến thắng Phật,
Nữ tướng xuất quân, Vũ phiến, Tam quốc Tây du, Lục triệt hoa mã đăng.
Hệ thống bài bản ca nhạc cung đình dùng cho các thể loại ca nhạc trên gồm
rất nhiều bài. Tuy nhiên sau những giai đoạn suy thoái nhiều bản đã bị thất truyền.
Các dàn nhạc cung đình triều Nguyễn cũng gồm nhiều loại có biên chế
khác nhau nhằm phục vụ các nghi lễ và nhu cầu giải trí trong cung: Nhã nhạc,
Huyền nhạc, Tiểu nhạc, Đại nhạc, Cổ xuý đại nhạc, Bát âm,...
Ngày nay âm nhạc cung đình Huế chỉ còn lưu truyền được Đại nhạc và
Tiểu nhạc, múa cung đình với phần ca nhạc kèm với múa, ca nhạc thính phòng
và tuồng. Những di sản này đang được phục hồi thêm.
Ngày 7/11/2003 Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO
xếp vào danh mục những Kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

5.5 Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ


5.5.1 Khái quát
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, hành lang du lịch Đông-Tây.
Diện tích tự nhiên 44.360,7 km2; Dân số 8.843,6 nghìn người; mật độ
trung bình 199 người/km2. Dân tộc: Kinh, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê
Đê, Raglai, Rẻ triêng, Hoa, Chu Ru...
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lí kinh tế rất thuận lợi, nằm
trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần TP Hồ Chí
Minh và vùng tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ của Tây
Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.
Khu vực này có địa hình phức tạp, đồi - núi - rừng - biển đan xen tạo nên
nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm với biển xanh, cát trắng,

110
Địa lý du lịch
nắng vàng thơ mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu
vực phát triển du lịch mà trọng tâm là du lịch biển - đảo.
5.5.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch biển, đảo và di tích lịch sử - văn hóa dân tộc là nguồn
tài nguyên du lịch quan trọng của vùng. Địa hình tạo bởi những dãy núi thấp của
Trường Sơn Nam và phần rìa Tây Nguyên thấp dần về phía biển nên khá phức
tạp, tạo nhiều vũng, vịnh, bãi biển nhưng đó lại là những cảnh sắc thiên nhiên
tuyệt đẹp. Với du lịch, đây là dải bờ biển đẹp nhất nước ta, đó là các bãi biển
Qui Nhơn, Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi
Né,... vịnh Cam Ranh và vịnh Nha Trang được đánh giá là những vịnh biển đẹp
nhất thế giới. Ngoài khơi là những dãy đảo núi vừa có giá trị kinh tế vừa hấp dẫn
với nhiều loại hình du lịch. Biển Mỹ Khê (Quảng Nam) đã được Tạp chí Forbes
(Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Nha Trang với
nhiều vũng, vịnh, bãi tắm sóng gió miên man làm mê hồn biết bao du khách
như: vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, bãi biển Đại Lãnh, bãi Trũ, hòn Tằm...
Phú Yên với bờ biển dài 190km, nhiều nơi núi - biển liền kề tạo nên nhiều vịnh,
đầm mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, vũng
Lắm, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa….Kết hợp với những bãi biển
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ - Cà Ná (Ninh
Thuận), Mũi Né (Bình Thuận). Bên cạnh đó, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa cũng nằm trên địa phận các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Đây là cơ sở để
phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặn biển
trong tương lai.
Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Nơi đây có lượng mưa
ít nhất nước, song mùa khô lại kéo dài có năm tới 9-10 tháng, đặc điểm của thời
tiết gần giống với Địa Trung Hải. Cuộc sống và hoạt động kinh tế hướng ra biển
cả. Du lịch biển nhờ vậy, cũng rất thuận lợi.
Trong vùng có nguồn nước khoáng nổi tiếng được khai thác sớm nhất nước
ta là Vĩnh Hảo và nguồn nước khoáng - nóng Hội Vân, tắm bùn ở Nha Trang.
Những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo của nề văn hóa Chăm như quần thể
đền tháp Champa, thành cổ Trà Bàn, thành Trường Lũy. Đặc biệt, những di chỉ
khảo cổ ở Sa Huỳnh đã chứng minh ngay từ thời kỳ đồ Sắt, nơi đây đã có nền
văn minh phát triển và những cư dân đầu tiên ở vùng đất này chính là tổ tiên của
người Chăm.

111
Địa lý du lịch
Những phong tục, tập quán, sinh hoạt của cư dân địa phương như thêu
ren, dệt thảm len, tơ tằm (Quảng Nam - Đà Nẵng), nghề chạm khắc đá ở chân
núi Ngũ Hành (Quảng Nam - Đà Nẵng)... các bản dân tộc ở miền núi, nghề thủ
công ở Hội An...cũng tài nguyên có giá trị hấp dẫn.
Duyên hải Nam Trung Bộ còn có 2 Di sản văn hóa thế giới được
UNESCO công nhận là đô thị Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, hàng năm thu
hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
5.5.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Nằm trên tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc - Nam, Vùng du
lịch vùng du lịch Duyên hải Nam trung bộ có hệ thống giao thông chạy theo hai
hướng Bắc - Nam (nối với vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ); Đông
- Tây (nối với vùng du lịch Tây Nguyên).
Cảng quốc tế Đà Nẵng thông thương với nhiều cảng thuộc khu vực châu
Á - Thái Bình Dương và các cảng khác dọc theo bờ biển trong nước. Những
hàng hóa vận chuyển cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng đều thông
qua cảng này. Sân bay Đà Nẵng đã trở thành sân bay quốc tế là cửa ngõ thứ 3
của cả nước được trực tiếp đưa đón khách quốc tế. Hệ thống giao thông đường
sắt và đường bộ phát triển chủ yếu theo hướng song song với đường biển.
Hệ thống đường bộ có các quốc lộ 1A,19, 24, 25, 26, 27, 28. Tuyến
đường sắt Bắc-Nam chạy qua các tỉnh của vùng. Vùng có các sân bay Đà Nẵng,
Chu Lai, Tuy Hòa, Cam Ranh. Hệ thống cảng biển Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng
Nam), Dung Quất, Kỳ Hà (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang
(Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận).
Hệ thống đô thị: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương . Các thành
phố tỉnh lỵ là Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Tháp
Chàm, Phan Thiết.
Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ
thuật du lịch phát triển muộn nhưng khá hoàn thiện. Gần đây, nhiều khách sạn
hiện đại, nhà hàng, khu giải trí đã được xây dựng rất nhanh chóng đáp ứng cho
nhu cầu của ngày càng cao của khách du lịch, tập trung chủ yếu ở các đô thị Đà
Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Mũi Né, Ninh Chữ.
5.5.4 Các sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.5.4.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng

112
Địa lý du lịch
Là du lịch biển đảo, du lịch tham quan di tích, hệ thống di sản kết hợp du
lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường
Sơn, du lịch MICE.
5.5.4.2 Các địa bàn hoạt động chủ yếu
- Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, HộiAn, Mỹ Sơn….
- Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai,
đầm Ô Loan, Nha Trang, Cam Ranh.
- Bình Thuận gắn với đảo Phú Qúy, biển Mũi Né…

5.5.5 Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch
5.5.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông, gồm 6 ngọn núi quây
quần thành một cụm. Đó là: Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và hai quả
núi nhỏ liền kề nhau với tên gọi Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Đường lên
Thuỷ Sơn đá xếp thành bậc dẫn tới chùa Tam Thái ở lưng chừng núi thờ Phật Di
Lặc và 18 vị La Hán. Sau lưng chùa là hang động lớn nhất và nổi tiếng của Ngũ
Hành Sơn là động Huyền Không. Cách ngày nay 10 thế kỷ, động Huyền Không là
nơi thờ các vị thần Ấn Độ giáo, sau đó là Phật giáo, của người Chàm. Chân núi
Ngũ Hành Sơn là nơi tập trung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh xảo,
nổi tiếng từ lâu đời, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn.
2. Quần đảo Hoàng Sa
Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam
từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên
quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37đảo,
đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa,
thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000
km2. Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh
Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi
123 là hải lý.Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2,
đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa
nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một
phần tỉnh Quảng Ngãi.

113
Địa lý du lịch
Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương
mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một
sốđảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều
rùa biển sinh sống.
Nằm phía đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế
huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng
biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế
đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành
một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu
Á. Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản
nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới. Đa số các
đảo nổi có độ cao dưới 10m: đảo Hoàng Sa 9m, Linh Côn 8.5m, Hữu Nhật 8m,
Quang Ảnh 6m. Riêng đảo Bạch Quy (Bàn Thạch) đạt độ cao 15m. Phần lớn các
đảo có diện tích nhỏ hẹp dưới 1km2: đảo Quang Ảnh (Tiền) 0.7km2, Hữu Nhật
0.6km2, Hoàng Sa 0.5km2, Quang Hoà (Đun Can) 0.5km2, Duy Mộng 0.5km2,
đảo Đá 0.4km2, riêng đảo Phú Lâm diện tích đạt 1.5km2.
3. Khu đền tháp Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách
thị xã Hội An khoảng 40 km. Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt
Nam, riêng Mỹ Sơn có 71 đền tháp, 32 bi ký, lưu giữ nhiều tư liệu quí nhưng
chưa được khai thác, nghiên cứu đầy đủ.
Những đền tháp ở Mỹ Sơn tuy không cái nào còn nguyên vẹn nhưng vẫn
là cứ liệu tốt nhất để khám phá quá trình phát triển kỳ diệu của nghệ thuật
Chăm. Bảy thế kỷ phát triển tại đây đã đem lại cho nghệ thuật Chăm nhiều kiệt
tác có thể so sánh với tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất của thế giới.
4. Đảo Lý Sơn
Với diện tích khoảng 9,97km² huyện đảo Lý Sơn bao gồm 2 đảo là đảo
Lớn (Cù Lao Ré) và đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) thuộc địa phận xã Quảng Ngãi.
Huyện đảo Lý Sơn có 5 ngọn núi. Đứng trên đỉnh các ngọn núi này nhìn xuống,
du khách sẽ thấy cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ với một bên là vách núi sừng
sững, một bên là trời biển bao la. Lý Sơn còn là nơi lý tưởng để khám phá hệ
sinh vật biển phong phú, đa dạng với những đàn cá tung tăng bơi lội hay những

114
Địa lý du lịch
dải san hô sặc sỡ sắc màu…Người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh
bắt thủy hải sản và trồng hành, tỏi, được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”.
Ngoài di tích văn hóa - lịch sử (các di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh),
Lý Sơn còn chứa đựng một kho tàng sống động các truyền thuyết, chuyện kể,
dân ca, lễ hội, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ
nhiều tư liệu về quần đảo Hoàng Sa; nhiều hiện vật bằng đá, gốm sứ Chăm, Đại
Việt,... khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa.
5. Trường Lũy
Trường Lũy là một công trình kiến trúc độc đáo, hùng vĩ có chiều dài
khoảng 130km, cao 5m, chân đáy có nơi rộng 6m, bề mặt rộng 3m với hàng
trăm bảo (đồn binh) xếp bằng đá. Thành Lũy này trải dài suốt 34 xã, thị trấn của
tám huyện của tỉnh Quảng Ngãi là Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa,
Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, Đức Phổ và huyện An Lão (tỉnh Bình Định).
Di tích Trường Lũy được bắt đầu xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XV và cơ
bản được hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX, đây là công trình kiến trúc độc đáo,
hùng vĩ, phía Tây lũy chạy dọc gần hết chiều dài Đông Trường Sơn.Năm 2005
các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ và Viện Khảo cổ học đã
phát hiện và chính thức bắt tay khảo sát, nghiên cứu Trường Lũy này. Sau 5 năm
miệt mài nghiên cứu, mãi đến tháng 4/2010 các nhà khảo cổ mới chính thức
công bố kết quả nghiên cứu của mình.
6. Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa có trên 100 hòn đảo và bãi san hô, với diện tích
vùng biển rộng 410.000 km2. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo
khoảng 3 km2 được chia làm 8 cụm đảo, đảo cao nhất là Song Tử Tây cao 4-6 m
so với mực nước biển. Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ
đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây
(phía bắc) đến đảo An Bang (phía nam) khoảng 280 hải lý
Trên thềm san hô của quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như
hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc biển có giá trị dinh
dưỡng cao. Với vị trí ở giữa biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về
dịch vụ hàng hải, nghề cá, đồng thời sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn
Đây là quần đảo san hô điển hình mà không phải đảo nào ở
Việt Nam cũng có. Môi trường ở đây rất trong lành, hầu như còn nguyên sơ,
chưa bị tác động nhiều của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Loại hình du

115
Địa lý du lịch
lịch: thể thao; du lịch sinh thái biển để nghiên cứu, trải nghiệm các giá trị về hệ
san hô; du lịch cắm trại; du lịch tàu biển để các tàu biển du lịch
7. Đảo Phú Quý
Là huyện đảo duy nhất của tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết
65 hải lý về hương Đông Nam, Phú Quý sở hữu nhiều lợi thế về tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn phong phú, có thể phát triển nhiều lọai hình du lịch đặc thù
như sinh thái, tham quan, dã ngọai, thể thao, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa bản
địa. Đối với loại hình du lịch sinh thái biển kết hợp với tham quan các đảo và
câu cá giải trí. Các di tích lịch sử cấp quốc gia Chùa Linh Quang, Vạn An
Thạnh, các danh lam thắng cảnh miếu Bà Chúa, mộ Thầy, chùa Linh Sơn, chùa
Linh Bửu; các lễ hội Rước sắc Thầy và Cầu Ngư. Thăm quan các làng nghề tại
Phú Quý cũng là nét hấp dẫn thú vị. Làng nghề mang tính đặc trưng như nghề
nuôi cá lồng bè xã Tam Thanh, nghề đan gùi, đan võng xã Ngũ Phụng và nghề
lặn ốc xã Long Hải.
5.5.5.2. Khu du lịch quốc gia:
1. Bán đảo Sơn Trà
Đó là một khối núi gồm ba hòn nhô lên, là hòn Nghê, hòn Mỏ Diều và
hòn Cổ Ngựa. Bán đảo hình như một chiếc nấm gọi là bán đảo Sơn Trà. Bán đảo
này cùng với núi Hải Vân tạo thành vũng Đà Nẵng. Núi Sơn Trà cao 693m, rừng
mọc xanh um, trong rừng nhiều khỉ, hươu, nai và một số loài động vật khác. Bán
đảo Sơn Trà với cảnh trí đẹp, tục truyền rằng Tiên hay xuống vùng này nên
người xưa còn gọi núi này là núi "Tiên Sa".
Từ chân núi Sơn Trà chạy dài về phía nam là dải cát dài 15km gồm những
bãi biển đẹp: Nam Ô, Mỹ Khê Bắc, Mỹ An, Non Nước.
2. Khu du lịch Bà Nà
Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa - Suối Mơ cách thành phố Đà Nẵng 30 km
về phía tây, có đỉnh núi Chúa cao 1487m. Khí hậu có tính cận nhiệt, ôn đới mát
mẻ quanh năm, buổi chiều thường có nhiều mây. Bà Nà có hệ động thực vật
phong phú, đa dạng bởi nơi đây hội tụ hệ sinh thái của Bắc và Nam Trường Sơn.
Bà Nà là khu du lịch nghỉ núi hấp dẫn với nhiều dịch vụ, có cáp treo đầu tiên ở
Đông Dương, có chùa chiền, miếu cổ linh thiêng. Bà Nà được ví như Sa Pa ở
miền Trung.
3. Cù Lao chàm

116
Địa lý du lịch
Cù Lao Chàm cách biển Cửa Đại 15 km, gồm 8 đảo là Hòn Lao, Dài,
Mồ, Khô Mẹ, Khô Con, Lá, Tai, Ông. Nhiều du khách sau khi thăm thú phổ cổ
Hội An thường tới cụm đảo này để tận hưởng vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của
thiên nhiên.
Trên đảo có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Nhà bảo tàng biển Cù
Lao Chàm là nơi giới thiệu lịch sử, phong tục tập quán cũng như sản vật biển.
Chùa Hải Tạng xây dựng năm 1758 tại chân núi phía tây đảo Hòn Lao. Giếng cổ
Chăm hay Xóm Cấm có tuổi đời 200 năm với kiến trúc mang đặc trưng giống
nhiều giếng Chăm khác ở Hội An. Chợ Tân Hiệp nằm sát cầu cảng, kế bên bến
cá Bãi Làng. Chợ chia làm hai phần riêng biệt, khu trong bán nhu yếu phẩm
hàng ngày cho người dân, khu ngoài bán hải sản và đồ lưu niệm.
Ngoài ra, đảo Yến, miếu tổ nghề Yến, bãi Đá Chồng cũng là những điểm
đến nhiều du khách ghé qua. Những ai thích ngụp lặn trong làn nước xanh trong
thì bãi Xếp, bãi Ông, bãi Làng là điểm lý tưởng. Các lễ hội có Lễ hội cầu ngư,
Lễ giỗ tổ nghề Yến.
4. Bãi biển Mỹ Khê
Biển Mỹ Khê thuộc Quảng Ngãi, cách cảng Dung Quất 16km. Ngoài việc
nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp
thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã
có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342ha để xây dựng các
khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành
làm nơi cắm trại.
5. Bán đảo Phương Mai
Nằm cách thành phố Quy Nhơn 8km về phía đông bắc nơi có hệ sinh thái
phong phú với nhiều loại động thực vật quí và nhiều thắng cảnh đẹp đến đây du
khách có thể Ngắm bình minh và phong cảnh thủy mặc tuyệt trần trên cầu vượt
biển dài nhất Việt Nam, lặn xuống biển chiêm ngưỡng những rạng san hô đầy
màu sắc, thưởng thức một số món hải sản ngon, tham gia trò chơi giàu cảm xúc
trượt cát, khám phá những bãi biển đẹp hoang sơ. Dọc biển Nhơn Lý - Cát Tiến
đang được quy hoạch trở thành tuyến du lịch quốc gia và đồi cát Phương Mai.
6. Vịnh Xuân Đài
Vịnh Xuân Đài thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Vịnh Xuân Đài rộng
khoảng 130,45km2, trong vịnh có nhiều núi, đảo và bán đảo tạo ra nhiều lớp
không gian, đưa khách tham quan khám phá từng lớp, từng lớp một. Phía tây là
những dãy núi cao trùng điệp. Hướng đông là những cồn, bãi cát trắng, mịn, sóng

117
Địa lý du lịch
êm như bãi Từ Nham, bãi Bình Sa, bãi Ôm… và nhiều vũng nhỏ, gành đá có hình
dáng độc đáo. Hình ảnh đặc trưng với những rừng dừa xanh ngát, thấp thoáng
làng chài; mặt biển xanh lấp lóa ánh mặt trời; những vạt lưới rớ màu đỏ quạch nổi
bật trên mặt vịnh, bờ bãi trở nên huyền ảo. Vì vậy không phải ngẫu nhiên, vịnh
Xuân Đài được Sách kỷ lục Top Việt Nam xếp vào Top 10 vịnh đáng ngắm nhất
Việt Nam.
7. Khu du lịch Bắc Cam Ranh
Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh quy mô khoảng 2.200 ha, nằm trên
địa phận huyện Cam Lâm và TP.Cam Ranh; phía bắc giáp núi Hòn Trọc, phía
nam giáp sân bay quốc tế Cam Ranh, phía tây có đầm Thủy Triều, phía đông là
bờ biển dài khoảng 15 km.
Theo các chuyên gia, một trong những giá trị làm nên nét đặc sắc của khu
du lịch này là cảnh quan tự nhiên. Bãi biển ở đây thoải dài, rộng 150 - 250 m,
cát trắng mịn, nước biển trong xanh hầu như quanh năm, phù hợp với du lịch
nghỉ dưỡng biển và các hoạt động thể thao biển (lướt ván, du thuyền…). Đầm
Thủy Triều diện tích khoảng 12.000 ha, cảnh quan đẹp, phù hợp với nhiều loại
hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái đầm - vịnh.
Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh phù hợp với một số loại hình du lịch
chính như: nghỉ dưỡng biển (tắm biển, thể thao biển, thể thao trên cát...), du lịch
sinh thái (núi, biển, đầm, vịnh, cồn cát, làng quê), du lịch tàu biển (tham quan
cảnh quan đầm, vịnh), du lịch chữa bệnh (tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, tắm
thảo dược); du lịch văn hóa; du lịch hội nghị, hội thảo và thương mại...
8. Bãi biển Ninh Chữ
Thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, có chiều dài 10km, bờ biển hình vòng
cung, cách thị xã Phan Rang 5km về phía đông. Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, xung
quanh là rừng dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú... rất thích
hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi,
săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng quanh năm.
9. Mũi Né
Thuộc địa phận thành phố Phan Thiết, Mũi Né là tên một làng chài và cũng
là một điểm du lịch quen thuộc. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm
quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du
khách. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ nguyên thủy, chưa có sự khai thác của
con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông

118
Địa lý du lịch
Ðịa, bãi Trước và bãi Sau.Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng,
chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoại kết hợp săn bắn, câu cá, chơi golf...
Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành đề tài sáng
tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn
có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Dọc
bãi cát ven biển là các làng du lịch, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình
thể thao, giải trí.
5.5.5.3. Đô thị du lịch
1. Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.
Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ daknan, nghĩa là vùng
nước rộng lớn.
Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là
trung tâm du lịch lớn của cả nước. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao
với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là
khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m . Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà
với 400 ha rừng nguyên sinh, gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông
nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, phía đông là bờ biển trải dài, bằng
phẳng, nước biển trong xanh, không gian rộng thoáng rất thích hợp cho du lịch
biển. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến
trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như nhà thờ Con Gà,...các
bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đây là bảo
tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.
Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Cuộc thi Trình
diễn Pháo hoa quốc tế được tổ chức liên tục từ năm 2008. Vào tháng 5 năm
2012, Đà Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi Dù bay quốc tế. Ngoài ra thành phố
còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn
một chút nữa là vườn quốc gia Bạch Mã, và di sản thiên nhiên thế giới Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển
quan trọng trên Con đường di sản miền Trung.
2. Phố cổ Hội An
Thị xã Hội An có diện tích 60 km2, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu
Bồn thuộc đồng bằng ven biển Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng

119
Địa lý du lịch
30km về phía nam, phía tây và bắc giáp huyện Điện Bàn, phía nam giáp huyện
Duy Xuyên và phía đông là Biển Đông.
Hội An có 7 km bờ biển, ở đây có bãi tắm Cửa Đại là một trong những
bãi tắm sạch đẹp của Việt Nam. Thị xã có 5 phường và 7 xã. Các xã nông thôn
chủ yếu là sản xuất nông - ngư nghiệp, một số xã có nghề thủ công như mộc, đồ
đồng, gốm,... Xã đảo Tân Hiệp với diện tích tổng thể khoảng 15 km2, gồm 7 hòn
đảo với địa hình chủ yếu là núi. Cù Lao Chàm có đặc sản yến sào.
Cư dân Hội An chủ yếu là người Kinh và người Hoa. Mô hình kinh tế của thị
xã là: Du lịch - dịch vụ - thương mại, ngư - nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Các di tích quan trọng: Cầu Nhật Bản (Lai Viễn Cầu); Hội quán Phước
Kiến, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam, Hội
quán Trung Hoa; Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng, Nhà cổ Quân Thắng,
Nhà cổ Diệp Đông Nguyên; Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Trương, Nhà thờ tộc
Nguyễn, Nhà thờ tiên hiền Minh Hương; Quan Công Miếu, Văn Thánh Miếu,
Miếu Nam Diêu; Lăng Cá Ông, Mộ thương gia người Nhật; Giếng đá, Giếng Bá
Lễ; Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Gốm Sứ Mậu Dịch, Bảo tàng Văn Hoá Sa
Huỳnh; Bãi tắm Cửa Đại, Cù Lao Chàm; Nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm
Thanh Hà, nghề làm đèn lồng, nghề trồng rau ở Trà Quế.
3. Nha Trang
Thành phố biển Nha Trang có diện tích 238km2, cách Hà Nội khoảng
1450 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 450 km. Vịnh Nha Trang được
đánh giá là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Vịnh sâu, nước và trời luôn
trong xanh như Địa Trung Hải. Nha Trang hội tụ được nhiều yếu tố nhiên nhiên
thích hợp cho du lịch, đó là nắng, cát và biển. Bãi biển Nha Trang có cảnh quan
đẹp, bãi cát trắng trải dài 7 km, uốn cong ôm lấy vịnh biển, dải rừng dừa xanh
ngắt viền quanh bãi biển, ngoài khơi là dãy đảo nhấp nhô trên sóng như hòn Tre,
hòn Ngọc Việt..., phía tây là những dãy núi điệp trùng. Khí hậu quanh năm nắng
ấm, ít mưa, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23oC, lượng mưa dưới 1500mm,
rất thích hợp cho hoạt động du lịch. Vì thế, Nha Trang đã sớm trở thành khu du
lịch biển lớn và hấp dẫn.
Biển Nha trang giàu hải sản bậc nhất nước ta với những đặc sản nổi tiếng:
cá thu, tôm hùm, cá ngựa, sao biển, tổ yến,... trong lòng vịnh có nhiều rạn san
hô. Nhiều di tích, thắng cảnh có ý nghĩa tham quan: tháp Bà-Ponaga, Thành cổ
Nha Trang, Cầu xóm Bóng, Viện Hải dương học,...

120
Địa lý du lịch
Du lịch Nha Trang đã và đang phát triển mạnh mạnh mẽ, những hòn đảo
cũng trở thành những điểm du lịch hấp dẫn như trên đảo hòn Tre, hòn Ngọc
Việt. Các dịch vụ vui chơi giải trí mới đã hình thành như đua thuyền, lướt ván,
dù kéo, lặn biển,...
4. Phan Thiết
Phan Thiết là thành phố biển, trung tâm kinh tế và văn hóa của tỉnh Bình
Thuận, với các địa danh nổi tiếng như Mũi Né và Mũi Kê Gà, Phan Thiết là
điểm đến lý tưởng cho những người mê du lịch biển. Ngoài ra trong nội thành
Phan Thiết còn có khu phố Tây với không gian văn hóa đặc sắc theo phong cách
châu Âu. Một số điểm tham quan đáng chú ý khác khi du lịch Phan Thiết là
Trường Dục Thanh, Lầu Ông Hoàng, nhà Mộng Cầm (người tình của Hàn Mặc
Tử), đồi cát Mũi Né, làng chài Mũi Né, Tháp Chàm, Chùa Núi Tà Cú…

BÀI ĐỌC THÊM


Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Sau nhiều thế kỷ Mỹ Sơn bị lãng quên. Tình trạng hoang phế của Mỹ
Sơn được một toán lính Pháp phát hiện vào năm 1895. Số liệu thống kê đầu
thế kỷ XX cho thấy ở Mỹ Sơn có 71 đền tháp, chia ra thành các nhóm (từ A
đến O). Từ năm 1945 chiến tranh xảy ra liên tiếp. Mỹ Sơn lại bị lãng quên trở
thành hoang phế. Bom đạn và mưa gió đã tàn phá những công trình nghệ thuật
vô giá của nhân loại. Hầu hết các đền tháp bị phá huỷ hoặc không còn nguyên
vẹn. Số liệu điều tra hiện trạng còn lại 31 đền tháp có tường cao từ 1m trở lên,
nhiều nhóm đền tháp đã trở thành phế tích.
Sau khi Việt Nam thống nhất, nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học
trong và ngoài nước đã đến đây nghiên cứu, cứu chữa, ngăn chặn thảm hoạ
sụp đổ những kiệt tác còn lại của Mỹ Sơn.
Sự hình thành đền tháp Mỹ Sơn
Mỹ Sơn là thánh đô chính của vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua sau khi
lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền
thờ. Vì thế, Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát
triển liên tục trong bảy thế kỷ (TK VII - TK XIII).
Công việc xây dựng đền tháp Mỹ Sơn bắt đầu từ thế kỷ IV dưới triều
vua Bradravarman. Theo quan niệm của người Chăm, đền thờ thần là nơi thâm

121
Địa lý du lịch

nghiêm, nơi cầu đáo thần linh, người dân bình thường không được lui tới, chỉ
có những tu sĩ Bà La Môn, những người thuộc tầng lớp quí tộc Chăm mới
được đến và cử hành lễ.
Phần lớn các đền thờ ở Mỹ Sơn được xây dựng trong thế kỷ X. Các
công trình đó đã đạt đến đỉnh cao về kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật.
Từ cuối thế kỷ XII đến đầu XIII, vương quốc Chămpa nhiều lần bị vương
quốc Kh’me xâm chiếm, đền tháp bị đốt phá. Dưới triều vua Jaya
Paramesvaravarman II, năm 1220 quân Kh’me rút khỏi vương quốc Chămpa, các
đền tháp Mỹ Sơn được tu sửa lại và tiếp tục xây dựng đến cuối thế kỷ XIII.
Đặc điểm kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn
Đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng theo cùng nguyên tắc là chia thành
cụm. Kết cấu mỗi cụm gồm có một đền thờ chính (Kalan), xung quanh có
những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính (thường nằm giữa cụm
đền tháp) tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần
linh thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công
năng khác như tháp cổng, có hai cửa thông nhau theo hướng đông - tây; đền
phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời; các công trình làm nơi
chuẩn bị lễ vật trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ,... Những tháp phụ
thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch. Đặc điểm đền thờ của
người Chăm không có cửa sổ, do vậy nếu tháp nào có cửa sổ thì đó là công
trình phụ.
Các đền tháp được gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá
cuội, đá dăm; móng, tường, mái được ghép bằng gạch và những chi tiết trang
trí bằng đá. Hầu hết các di vật bằng đá ở đây đều sử dụng đá sa thạch (cát kết).
Các viên gạch và các chi tiết đá được xếp khít với nhau, giữa chúng không
nhìn thấy mạch vữa. Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt nhưng trải qua hàng trăm,
hàng nghìn năm mà sự liên kết tạo nên những công trình bề thế ấy không bị
lún, nứt hay đổ vỡ (loại trừ bom đạn chiến tranh), hầu như không có hiện
tượng rêu bám phủ lên mặt ngoài tường tháp, trong khi đó những mảng tường
gạch mới được phục chế vào những năm cuối thập kỷ XX đã bị rêu bám rồi.
Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính
giữa các viên gạch, giữa các chi tiết bằng đá ở Mỹ Sơn là gì.
Sau khi tường tháp đã hình thành, những người thợ điêu khắc mới bắt đầu
chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú,... lên thân tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên
gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nền nghệ thuật khác ở khu vực.

122
Địa lý du lịch

Mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có kết cấu ba phần chính: đế, thân và mái.
- Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho
thế giới trần tục. Phần đế này thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình
chữ nhật bằng gạch hoặc đá phiến to. Xung quanh đế được trang trí các môtip
hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ,
mặt quái vật (Kala), thuỷ quái (Makara), hay các vũ nữ, nhạc công,...
- Thân tháp: theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng
cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc với
tổ tiên và hoà nhập với thần linh. Thân tháp được ghép hoàn toàn bằng gạch,
tường rất dày (trên dưới 1m), chiều cao mỗi đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có
trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí rất đa dạng: trụ áp
tường, cửa giả, cửa sổ, đường gờ, hoa văn, hình người, hình thú,... Những cửa
giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm nổi các
hình trang trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp Mỹ Sơn có cửa chính quay về hướng đông (hướng
của thần Sấm Sét Indra). Một số đền có cửa quay hướng tây hoặc thêm cửa
hướng tây (hướng mà các vị vua Chămpa thường chọn cho mình khi rời cõi
trần để về với sự thanh cao). Mặt phía trong lòng tháp để trơn, ở những ngôi
đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong
đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva (bộ Linga) đặt
chính giữa đền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để
hành lễ.
- Mái tháp: Mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, thường cấu tạo
nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Nhiều đền tháp, tầng trên thường mô
phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa
dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng
thần, bò thần, voi, sư tử,... các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc
thường có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những
tháp phụ, mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh
tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
Giá trị văn hoá lịch sử
Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng từ nghệ thuật
Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển tính bản địa ngày càng đậm nét và

123
Địa lý du lịch

tính dân tộc ngày càng khảng định, tạo nên vẻ độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ.
Nếu so sánh, các di tích ở Mỹ Sơn không đồ sộ, kỳ vĩ như di tích ở
Angkor Wat (Campuchia), không phong phú, đa dạng như di tích ở Pagan
(Myanma),... nhưng đền tháp ở Mỹ Sơn được hình thành phát triển sớm, liên
tục suốt bảy thế kỷ, trong khi đó các công trình nghệ thuật nói trên được xây
dựng sau Mỹ Sơn nhiều thế kỷ (Angkor Wat từ TK IX - XV, Pagan từ TK
XI – XIII).
Tháng 12/1999, UNESCO công nhận khu đền tháp Mỹ Sơn là di sản
văn hoá thế giới của Việt Nam tại Quảng Nam.

BÀI ĐỌC THÊM


Hội An có một quá trình lịch sử và văn hoá từng được biết đến trên
thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp Phố, Hoài
Phố, Hội An,... Từ hơn 2000 năm trước trên mảnh đất này đã tồn tại và phát
triển nền văn hoá Sa Huỳnh muộn.
Từ thế kỷ thứ II đến XIV Hội An thuộc đất Chămpa, với tên gọi Lâm
Ấp Phố, là cảng thị phát triển thu hút nhiều thương gia Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ,
Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm.
Do những biến động lịch sử, trong khoảng thời gian vài thế kỷ, vùng đất
này có những đổi thay, nhịp độ phát triển đã chững lại, Hội An bị quên lãng
sau những cuộc giao tranh. Nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với
nhiều yếu tố ngoại sinh khác, từ thế kỷ XVI đến XIX, đô thị - thương cảng
Hội An đã hồi sinh và phát triển thịnh vượng. Từ năm 1558 khi chúa Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam (1570) cùng con trai là chúa
Nguyễn Phúc Nguyên mở mang đất đai, xây thành đắp luỹ, phát triển kinh tế
Đàng Trong. Hội An được chọn là nơi giao thương với người nước ngoài và
trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất vào bậc nhất của cả nước và khu
vực Đông Nam Á thời đó. Những chiếc thuyền buồm thường đậu kín cảng Hội
An. Các thuỷ thủ và thương gia từ Nhật bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Bồ Đào Nha,
Pháp, Anh, Inđônêxia, Thái Lan tấp nập vào ra. Hàng hoá trao đổi ở đây rất

124
Địa lý du lịch

phong phú như vải vóc, lụa là, trà xanh, ngà voi, sáp ong, gốm sứ, thuốc bắc,
đường mật, đồ sơn mài, ngọc trai, lưu huỳnh, chì...
Từ nửa cuối thế kỷ XIX do đoạn sông Thu Bồn nối với biển bị bồi cạn
dần, tàu bè ra vào khó khăn làm cho thương cảng quốc tế này suy thoái và mất
hẳn. Hội An mất vai trò thương cảng để nhường chỗ cho Đà Nẵng, cảng mới
được người Pháp mở. Những thương gia giàu có người Hoa, Việt chuyển nơi
định cư vào lập nghiệp ở Sài Gòn (Chợ Lớn) hoặc ra Đà Nẵng, để Hội An yên
tĩnh với những ngôi nhà cổ kính rêu phong. Người dân nơi đây ý thức được và
quyết tâm giữ gìn những vốn quí của cha ông để lại từ bao đời nay để giữ lấy một
từ “Cổ”. Hội An rất tự hào với danh hiệu cao quí “Di sản văn hoá thế giới”.
Đặc điểm kiến trúc
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết mới làm lại
từ đầu thế kỷ XIX, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Khí hậu gió
mùa nhiệt đới, lũ lụt, những lần giao tranh, đốt phá vào thế kỷ XVIII đã san
bằng Hội An với những dãy phố người Nhật, người Hoa,... sau đó Hội An hồi
sinh, thương nhân chỉ còn người Việt, người Hoa. Ngày nay dấu vết bến cảng,
cầu hàng, đường phố vẫn còn tuy rằng có cái đã mờ xa.
Bảng thống kê địa bàn thị xã năm 1999 có 1360 di tích đưa vào danh mục bảo
tồn của nhà nước và địa phương. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ
uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Các công trình kiến trúc trong khu
phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống gạch, gỗ và không
có nhà quá hai tầng.
Mỗi góc phố, ngôi nhà hay mỗi công trình kiến trúc ở Hội An đều thể
hiện rõ nét cổ kính. Du khách có thể nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở
kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà
lợp ngói âm dương phủ kín rêu xanh và cây cỏ; những mảng tường bám mốc,
xưa cũ; những bức chạm khác về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện
cổ,... Dường như thời gian đã ngưng lại, đông cứng tại một khoảnh khắc xa
xưa và tồn tại đến hôm nay.
Một thực tế cho thấy, nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa
về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người
Chăm,... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa
dạng, phong phú của nhiều dân tộc như thế.
Nhà cổ ở Hội An là một bộ phận quan trọng trong quần thể kiến trúc đô
thị cổ. Mô hình chung trong kiến trúc các ngôi nhà thường theo kiểu hình ống,

125
Địa lý du lịch

mặt tiền hẹp khoảng 6m chiều ngang, nhưng chiều sâu khá dài. Nhà chia thành
nhiều nếp, nếp trước (mặt tiền) thường là nơi buôn bán, giao dịch; tiếp đến là
khoảng sân trời; nhà cầu, có chức năng nối nhà trước với nhà sau; nhà sau, là
nơi chứa hàng và sinh hoạt của gia đình và cuối cùng là khoảng sân và cửa
thông ra đường phố phía sau hoặc bờ sông.
Kết cấu chính của nhà là bộ khung chịu lực bằng gỗ, liên kết với nhau
bằng mộng và chốt. Nhà được bao quanh bằng tường gạch ở bên ngoài, bên
trong là vách gỗ; mái lợp ngói âm dương; nền lát gạch hoặc đá. Các ngôi nhà
cổ đều có “Mắt cửa”, đó là hai cái núm gỗ tròn nằm trên cánh cửa chạm hình
âm - dương, bát quái, mặt hổ, rồng,... Trang trí nội thất trong các nhà cổ (nhà
phố) rất cầu kỳ và đẹp mắt. Kiểu nhà này trước kia rất phổ biến ở các khu phố
buôn bán ở Hà Nội, Huế.
Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 40km bắt nguồn từ
phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống này là động
Khe Ry và động Én, nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Các
hang động trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng
đông bắc - tây nam. Nằm gần động Phong Nha còn có động Tiên Sơn (hang
Khô hay Phong Nha thượng).
Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục
Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mực nước biển và kết thúc là hang
Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam - bắc. Sông
Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong các núi đá, lúc lại hiện lên trên những thung
lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.
Giá trị đa dạng sinh học
Bước đầu ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật có
mạch gồm 152 họ, 511 chi, 876 loài. Trong đó có 38 loài nằm trong danh mục
Sách Đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội
bảo tồn Thiên nhiên quốc tế) và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam. Số liệu thống kê
cho biết có 113 loài thú lớn, trong đó có 35 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ
Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN. Một phát hiện rất
quan trọng ở Vườn quốc gia này là có 3 loài thú là sao la, mang lớn và mang
Trường Sơn là loài thú mới được phát hiện trên toàn cầu.
Giá trị lịch sử văn hoá
Trong động Phong Nha đã lưu lại dấu tích của người Chăm, của người
Việt cổ. Động Phong Nha còn là căn cứ kháng Pháp của vua Hàm Nghi sau

126
Địa lý du lịch

biến cố kinh đô Huế thất thủ vào cuối thế kỷ XIX, cùng một số văn thần ra
chiếu Cần Vương.Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có nhiều địa danh lịch sử thời
chống Mỹ như phà Xuân Sơn, hang Thanh niên xung phong, đường 20 Quyết
thắng, Đường mòn Hồ Chí Minh…
Cư dân ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng gồm các nhóm tộc người Sách,
Rục, Arem, Mã Liềng. Cuộc sống, phong tục của cư dân nơi đây làm tăng
thêm sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm du lịch ở khu Di sản thiên
nhiên thế giới này.

5.6 Vùng du lịch Tây Nguyên


5.6.1 Khái quát
Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông,
Lâm Đồng, gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Diện tích
54.640,6 km2, dân số 5.214,2 triệu người, mật độ 95 người/km2 . Tây Nguyên có
vị trí đặc biệt là tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia, nơi có “ Ngã ba Đông
Dương”, thuận lợi phát triển du lịch chung “ ba quốc gia một điểm đến ”
5.6.2 Tài nguyên du lịch
Tây Nguyên là vùng cao nguyên lớn nhất nước ta. Cao nguyên có độ cao
trung bình trên 600m, với bề mặt lượn sóng và xếp tầng nên có nhiều hồ và thác
nước đẹp như hồ Lắk, Biển Hồ, hồ Xuân Hương, thác Đa Nhim, thác Yaly, thác
Cam Ly, thác Prenn... trong đó hai thác lớn đã thành nhà máy thuỷ điện. Địa
hình cao, mềm mại đã tạo nên những phong cảnh đẹp của những vùng đồi, núi,
thung lũng, hồ nước, sông suối, tiêu biểu là khu du lịch nổi tiếng Đà Lạt ở độ
cao 1500m, khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng đang được qui hoạch xây dựng.
Khí hậu cao nguyên mùa hạ không nóng, mùa đông không lạnh, quanh năm mát
mẻ, dễ chịu rất thích hợp cho du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Nguồn tài nguyên
sinh vật ở đây còn gìn giữ được phong phú nhất nước ta với các vườn quốc gia
Yok Đôn, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Bidoup Núi Bà và các
khu bảo tồn thiên nhiên khác.
Tây Nguyên là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-
na, Mơ nông, Cơ-tu, Xtiêng, Xơ đăng...được gọi chung là các dân tộc Tây
Nguyên. Các dân tộc Tây Nguyên có nền văn hoá Tây Nguyên đậm đà bản sắc,
hết sức độc đáo và được gìn giữ tốt. Đó là những bản trường ca, những sử thi,
những điệu múa hát khoẻ khoắn cùng các nhạc cụ độc đáo như đàn T’rưng,
Krôngput. Các lễ hội ở Tây Nguyên hết sức lạ lùng và lôi cuốn như lễ Đâm trâu,

127
Địa lý du lịch
lễ Bỏ mả,... Đặc sắc và có giá trị nhất là Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây
Nguyên, đã được ghi danh là Di sản thế giới năm 2003.
Ngoài dân tộc Kinh, Tây Nguyên là nơi cư trú của các dân tộc thuộc ngữ
hệ Nam Đảo như Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông…..Các dân
tộc ít người như Gia Rai, Ê Đê…vói bản sắc văn hóa hết sức đặc trưng được thể
hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, loại hình văn hóa nghệ thuật….hấp dẫn
khách du lịch, trong đó nổi bật là không gia cồng chiêng Tây Nguyên, được
công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, là di sản văn hóa phi vật
thể của thế giới, trở thành tài nguyên du lịch hết sức có giá trị.. Vùng đất này
còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc, các lễ hội
đậm chất dân gian. Đời sống, nét văn hóa độc đáo cùng những cảnh vật ở các
buôn làng Tây Nguyên luôn luôn có sức hấp dẫn đối với khách phương xa. Đặc
biệt, việc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công
nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cũng là một
điểm nhấn đặc sắc thu hút du khách.
Về kinh tế Tây Nguyên là vùng cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của
nước ta, điển hình ở đây là cây cà phê, hồ tiêu, chè, bơ, măng cụt, sầu riêng,...
Tây Nguyên một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng đang trên đà phát triển mạnh
về kinh tế - xã hội và du lịch.
5.6.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Khu vực Tây Nguyên có hệ thống giao thông đường bộ, đường không và
đường sông liên hệ khá thuận lợi với xung quanh.
Đường bộ có các quốc lộ 14, 14C, 19, 25, 26, 27, 28, 40, đường Hồ Chí Minh.
Đường không có sân bay Buôn Mê Thuật, sân bay Pleiku, là các sân bay
nội địa, có đường bay đến các trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Hệ thống đô thị: Đô thị loại 1có Đà Lạt, Buôn Mê Thuật. Thành phố, thị
xã, tỉnh lỵ khác là Kon Tum, Pleiku, Gia Nghĩa.
Hệ thống cửa khẩu quan trọng gồm: Bờ Y (Kon Tum) khu vực Ngã ba
Đông Dương; Lệ Thanh (Gia Lai); Bù Drang (Đăk Nông)
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của vùng phát triển khá nhanh
trong những năm gần đây. Cơ sở lưu trú có chất lượng tập trung ở các thành phố
lớn Buôn Mê Thuột, Pleiku, Lâm Đồng, Đà Lạt… Tuy nhiên, những điểm du
lịch xa trung tâm, cơ sở vật chất du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu
khách du lịch.

128
Địa lý du lịch
5.6.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.6.4.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch văn hóa Tây Nguyên, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các
dân tộc Tây Nguyên, nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao
nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi, du lịch biên giớ gắn với cửa khẩu
và tam giác phát triển.
5.6.4.2. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của vùng
- TP Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia-Suối Vàng.
- Đăk lăk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
- Gia Lai-Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

5.6.5. Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch
5.6.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Ngã ba Đông Dương
Ngã ba Đông Dương thuộc xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, được
đánh dấu bởi cột mốc chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng
phối hợp làm bằng đá hoa cương tuyệt đẹp hình tam giác khắc quốc kỳ, quốc
giới của từng nước quay về địa phận của nước mình được xây dựng trên độ cao
1.068 mét so với mặt nước biển ở đúng khu vực ngã ba Đông. Địa danh này
cũng là nơi duy nhất ở vùng biên giới Tây Nguyên và cả tuyến biên giới phía tây
nam đất nước người dân được nghe tiếng gà của cả ba nước cùng lúc khi bình
minh lên. Ngã ba Đông Dương còn có di tích lịch sử cách mạng đường Trường
Sơn - Hồ Chí Minh với tấm biển ghi di tích ngay ngã tư đường 14.
2. Hồ Ya Ly
Thác Yaly xã Ialy, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku
40km về hướng Tây Bắc. Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng
cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm
giữa núi rừng Tây Nguyên.
Với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³ (ứng với
mực nước dâng bình thường 515m) công trình thủy điện Ialy đã được xây dựng
tại đây. Thủy điện Yaly với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung
bình năm 3,7 tỷ kwh. Quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Yaly

129
Địa lý du lịch
đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội… của Tây Nguyên
nói chung và Gia Lai nói riêng. Đặc biệt nguồn điện đã đem lại ánh sáng cho
bao buôn làng góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào trong vùng.
Trong tương lai, trên và dưới thủy điện Yaly dự kiến sẽ xây dựng thêm 4
nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4, Plei Krông và Thượng Kon Tum.
Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm phía hạ lưu của thủy điện Yaly.
Ngày nay thác Yaly vẫn là điểm du lịch thú vị. Đến đây, du khách có dịp
thăm nhà máy thủy điện, ghé bản làng dân tộc Gia Rai, đi thuyền ngược dòng
sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên.
3. Hồ Lắk
Hồ Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk, là một thắng cảnh đẹp của vùng Tây Nguyên;
vừa là nơi có nhiều cá vừa cung cấp nước cho hàng trăm héc ta ruộng nương. Hồ
rộng trên 500ha, được thông với con sông Krông A Na. Mặt hồ Lắk luôn xanh
thắm, in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh
rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Về mùa mưa, hàng
trăm con suối, ngọn thác đổ nước về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên
như biển và dâng ngập hết cả các cánh đồng cỏ xung quanh. Ra xa, nước sâu
hơn là nơi ngự trị của các loài sen, súng. Sen ở hồ Lắk rất đẹp, che kín một dải
dài trên mặt nước làm cho cảnh hồ thêm thơ mộng. Bên Hồ Lắk có buôn Jun,
một buôn làng tiêu biểu của dân tộc M'Nông. Ðến đây du khách có dịp ngao du
trên lưng voi để ngắm buôn làng, tham quan núi rừng Tây Nguyên. Nếu nghỉ
qua đêm sẽ được thưởng thức văn nghệ cồng chiêng của người M'Nông.
4.Thị xã Gia Nghĩa
Năm 2005, thị xã Gia Nghĩa, thủ phủ của tỉnh Đắk Nông, được thành lập.
Về du lịch, Gia Nghĩa có điểm di tích lịch sử cách mạng Nhà bia tưởng niệm
đường hành lang chiến lược Bắc - Nam thuộc thôn Đồng Tiến xã Đăk Nia. Đây
là địa điểm liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh - đoạn Nam tây nguyên đến
Đông Nam Bộ. Tỉnh Đăk Nông nói chung và thị xã Gia Nghĩa nói riêng có nền
văn hóa hết sức phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng bào dân tộc
M’nông còn 31 lễ hội truyền thống. Thực hiện đề án bảo tồn, phát huy lễ hội,
hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ của đồng bào Mơ nông”, ngành văn hóa tỉnh
Đăk Nông đã tổ chức khôi phục được 17 lễ hội của đồng bào dân tộc M’nông
như: lễ hội Mừng mùa, lễ hội Đâm trâu, lễ Mừng lúa mới, lễ Kết nghĩa, lễ Tắm
lúa, lễ Ăn cơm mới, lễ hội Rnglăp bon( lễ hội Đoàn kết các bon làng), lễ hội
Tách Năng Yô, lễ Đón khách, lễ hội Sum họp cộng đồng, lễ Cúng thần rừng…

130
Địa lý du lịch
Đây là những lễ hội truyền thống đặc trưng của dân tộc M’nông trên vùng đất
cực nam của Tây Nguyên.
5.6.5.2. Khu du lịch quốc gia
1. Khu du lịch sinh thái Măng Đen
Măng Đen theo tiếng Mơ nông bản địa có nghĩa là vùng đất rộng lớn,
bằng phẳng. Măng Đen thuộc Kon Tum, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực
nước biển trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ,
nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 20ºC nên Măng Đen được mệnh danh là “Đà
Lạt thứ hai” của Tây Nguyên. Bao quanh Măng Đen là những cánh rừng bạt
ngàn với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như: sơn dương, hươu, chim trĩ, trăn...; pơ
mu, trầm dó, quế… Đặc biệt, nơi đây còn có rừng thông đỏ và thông pơ mu có
tuổi đời 30 - 70 được trồng hai bên đường đèo Măng Đen.
Điều kiện khí hậu ở Măng Đen rất thích hợp để trồng các loại nông sản, vì
vậy ở đây có một khu vườn thực nghiệm trồng nhiều loại rau và hoa xứ lạnh.
Bên cạnh đó còn có vườn thú nuôi nhiều loại thú rừng để phục vụ nhu cầu tham
quan của du khách như: heo rừng, nai, gà, nhím…
Ngoài ra, Măng Đen còn có nhiều hồ nước trong xanh như Toong Zơri,
Toong Pô, Toong Đam... và nhiều thác còn nguyên vẻ hoang sơ như Paish,
Dakke, Lô Ba. Cư dân bản địa nơi đây vẫn còn lưu giữ được những bản sắc văn
hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng biệt cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Khu
du lịch sinh thái Măng Đen thuộc tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”
được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung” và “Con đường
huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia “Con
đường di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản
thế giới của 2 nước Lào và Campuchia.
2. Hồ Tuyền Lâm
Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt
6km về phía Nam, có khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan tự
nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,…) đa dạng và có nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn
với nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: tham quan thắng cảnh, cắm trại, nghỉ
dưỡng, chữa bệnh, đi bộ, leo núi, câu cá, thăm căn cứ cách mạng, lễ hội - tín
ngưỡng, vui chơi giải trí, thể thao,…đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái ở hồ
Tuyền Lâm. Với diện tích mặt nước khoảng 350ha, hồ Tuyền Lâm được tạo

131
Địa lý du lịch
thành bởi dòng suối Tía. Ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm
là điểm đến lý tưởng dành cho du khách đi nghỉ mát vùng cao.
3. Đan Kia - Suối Vàng
Hồ nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 17km đi về hướng Tây
Bắc. Với khoảng hơn 20 triệu mét khối nước, hồ cung cấp nước sinh hoạt cho
người dân Đà Lạt cũng như là nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện Ankroet hoạt
động. Khung cảnh nơi đây trong lành, thoáng đãng, không bị ảnh hưởng bởi đô
thị ồn ào, bụi bặm. Ngoài khách du lịch đến với khu vực này thì hồ Suối Vàng
còn là địa điểm picnic lý tưởng dành cho dân địa phương vào mỗi dịp cuối tuần.
Ở phía thượng nguồn là con đập Ankroet, nơi khi nước lớn thì dòng thác
Ankroet cũng mạnh mẽ hơn tạo nên không gian hồ rộng mênh mông. Những bãi
cỏ trải dài, xanh mượt cùng những rặng thông vực thác nước rất hùng vĩ. Phía
dưới thác là những mỏm đá lớn có thể vui chơi, cắm trại rất độc đáo.
4. Vườn quốc gia Yok Đôn
Thuộc huyện Buôn Đôn và Ea Súp, Đắk Lắk, VQG với tổng diện tích 115
545ha. Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, trong đó nổi lên các ngọn núi
Yok Đôn và Reheng. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là
môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật. Theo khảo sát Yok Đôn
hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng
100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú
và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Nhiều loài
được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn
dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt
Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà
tông, kỳ đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài,
trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều
loài hoa quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc
tuyệt đẹp. Yok Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây
họ Dầu.Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc
sắc của các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M’Nông, Lào… Những thân cây si
cạnh bờ sông mọc ra vô vàn cành, rễ tua tủa đan chéo vào nhau tạo nên những
“khu nhà sàn” độc đáo bằng rễ cành cho du khách trèo lên thưởng ngoạn cảnh
sông nước, núi rừng. Bên cạnh tour cưỡi voi thăm Yok Đôn, Du lịch Đắk Lắk
còn tổ chức các tour du lịch dã ngoại, đi bộ, cắm trại trong rừng hoặc thuê nhà
nghỉ trong căn chòi nhỏ ven bờ sông để du khách hưởng thú ngắm phong cảnh
rừng núi, sông nước.

132
Địa lý du lịch
5.6.5.3 Đô thị du lịch:
Thành phố Đà Lạt
Đà Lạt, một vùng thiên nhiên thơ mộng, đã được A.Yecxanh phát hiện
vào năm 1893, năm 1899 bắt đầu được xây dựng và đến năm 1911 trở thành khu
du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất Đông Dương.
Nằm trên độ cao 1500m, Đà Lạt là nơi có khí hậu lý tưởng, quanh năm
mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18oC, tháng mùa hạ không quá
20oC và tháng mùa đông không dưới 15oC.
Phong cảnh thiên nhiên Đà Lạt hết sức ngoạn mục của núi, rừng, hồ, thác
được kết hợp hài hoà với nhau, ẩn hiện mơ màng trong sương tạo nên những
thắng cảnh. Đó là những hồ nước Xuân Hương, Đa Thiện, Vạn Kiếp, Chiến
Thắng; những thác nước Cam Ly, Prenn, Đa Tâm Ly, Pôngua,...bên những
thung lũng Tình yêu, rừng thông Đà Lạt. Nên Đà Lạt được ngợi ca là xứ sở của
rừng thông, thành phố sương mù, thành phố tình yêu,...
Đà Lạt còn là xứ sở của hoa và rau. Hoa ở đây có rất nhiều, đủ loại, cả các
loài hoa nhiệt đới và hoa ôn đới với hơn 1500 loại khác nhau. Tiêu biểu là các
loài hoa lan, hoa hồng, đỗ quyên, păng xê, mimôda,...Đà Lạt cung cấp hoa cho
cả nước và xuất khẩu hàng chục tấn hoa mỗi năm, gần đây Đà Lạt tổ chức lễ hội
Hoa hàng năm.
Đà Lạt có nhiều biệt thự, khách sạn và chúng đều có phong cách kiến trúc
độc đáo rất hài hoà với thiên nhiên. Hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ tre,
trúc, gỗ thông, đặc biệt là tranh thêu Đà Lạt nổi tiếng và có sức hấp dẫn đối với
khách du lịch.
5.7 Vùng du lịch Đông Nam Bộ
5.7.1 Khái quát
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh (Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) gắn với vùng kinh tế trọng
điểm phía nam và hành lang du lịch xuyên Á. Với vị trí nằm liền kề Đồng bằng
sông Cửu Long vựa lúa lớn nhất cả nước, cửa ngõ phía tây nối với các nước
Campuchia, Thái Lan, Malaysia; cửa ngõ phía đông có hệ thống cảng biển Sài
Gòn, Thị Vải, Vũng Tàu. Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là du lịch. Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các
điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du
lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển…

133
Địa lý du lịch
Diện tích 23.605km2; Dân số14.566,5 nghìn người, mật độ 617
người/km2; Dân tộc Kinh, Hoa, Xtiêng, Ê Đê, Chơ Ro, Khmer, Chăm, Mạ,
M’Nông…
Đây là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bậc nhất Việt Nam.
Do đó, điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch khá hiện đại,
hoàn thiện.
5.7.2 Tài nguyên du lịch
Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ
Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng
như Vũng Tàu, Côn Đảo là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, biển đảo có giá
trị của cả nước.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm cụm di tích lịch sử văn hóa ở TP. Hồ
Chí Minh và các di tích cách mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), căn
cứ Tà Thiết (Bình Phước).
Các di tích văn hóa gắn với đạo Cao Đài, lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh).
Về cảnh quan tự nhiên có núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ, núi
Bà Rá (Bình Phước), Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh).
Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm, nơi có nhiều di tích
cách mạng, công trình kiến trúc cổ như bến cảng nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, dinh
Độc Lập, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện thành phố hay hệ
thống các ngôi chùa cổ Giác Lâm, Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...; các nhà
thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...; các bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh, Phụ nữ Nam Bộ, Hồ Chí Minh, Mỹ thuật, Lịch sử Việt Nam...
Thành phố cũng đầu tư nhiều khu du lịch như Vàm Sát - Cần Giờ, Thanh Đa,
Bình Quới, Một thoáng Việt Nam; nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ
Hòa, công viên Nước, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên... thu hút rất đông du khách
trong và ngoài nước.
Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và
công trình văn hóa, các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ cũng tập trung nhiều
điểm du lịch đặc sắc và ấn tượng như núi Bà Đen - khu du lịch với hệ thống cáp
treo đầu tiên ở Việt Nam, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nơi có hệ động
thực vật phong phú, đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, hồ Dầu Tiếng một trong
những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á; núi Châu Thới,
vườn cây ăn trái Lái Thiêu (Bình Dương); thác Mơ, núi Bà Rá, trảng cỏ Bàu
Lạch (Bình Phước); núi Dinh, Côn Đảo, bãi tắm Long Hải, bãi Sau, bãi Dứa,

134
Địa lý du lịch
suối khoáng nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu); vườn quốc gia Cát Tiên
(Đồng Nai) một trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được UNESCO
công nhận, nơi lưu trữ một trong 5 khu đất ngập nước Ramsar của Việt Nam…
Các di tích lịch sử, văn hóa cũng là một nét hấp dẫn thu hút du khách đến
Đông Nam Bộ, điển hình như tượng chúa Jesus, Bạch Dinh (Bà Rịa - Vũng
Tàu); chùa Bà, chùa Hội Khánh (Bình Dương); di tích Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc
Bom Bo, căn cứ Tà Thiết (Bình Phước); khu mộ cổ Hàng Gòn, di chỉ khảo cổ
Óc Eo (Đồng Nai); Tòa thánh cao đài Tây Ninh, di tích cách mạng Trung ương
Cục miền Nam (Tây Ninh)…
5.7.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Hệ thông giao thông: Đường bộ có các quốc lộ1A,13, 22, 22B, 15, đường
Hồ Chí Minh nối với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ
Đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - Nam nối từ TP Hồ Chí Minh với các
tỉnh phía Bắc vùng.
Đường sông có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,
sông Thị Vải….Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính
của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
Hệ thống đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Trung
ương; Các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác là Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,
Tây Ninh, Bình Phước.
Cửa khẩu biên giới và khu kinh tế cửa khẩu: Cửa khẩu sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất, cửa khẩu đường không lớn nhất khu vực phía Nam. Với
Campuchia có hệ thống cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước), Mộc Bài, Xa Mát (Tây
Ninh). Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Là vùng kinh tế phát triển, nhu cầu khách
du lịch lớn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm và có điều kiện
phát triển. Hệ thống cơ sở lưu trú và nhà hàng phát triển mạnh với số lượng lớn
và chất lượng cao. Nhiều khách sạn, khu giải trí hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Các cơ sở này tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Bình Dương.
5.6.4. Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.6.4.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch MICE; du lịch văn hoá, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển,
thể thao, mua sắm, du lịch biên giới cửa khẩu.

135
Địa lý du lịch
5.6.4.2. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch
sử văn hóa nội thành.
- Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
- Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.
5.7.5. Điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch
5.7.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Căn cứ Tà Thiết
Khu căn cứ Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ tại Tà Thiết được xây dựng từ năm 1973, tại tỉnh Bình Phước,
với diện tích khoảng 16km2. Ngày trước, người dân trong vùng quen gọi nơi này
bằng cái tên “Rừng Chính phủ” bởi tại đây, dưới những tán cây lớn, được bao
bọc bằng rừng le đan chằng chịt là những công trình nhà làm việc của các đồng
chí chỉ huy cao cấp trong Bộ Tư lệnh miền như Tư lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư
lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu
trưởng Lê Đức Anh…
2. Trung ương Cục miền Nam
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam có diện tích khoảng 70ha, nằm trong
rừng Rùm Đuôn, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch về nguồn của du khách là nhà
trưng bày di tích lịch sử với khoảng 1.000 hình ảnh, hiện vật về đời sống sinh
hoạt và chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng tại chiến khu xưa, tiêu biểu là: mô
hình căn nhà lá của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chiếc bàn làm việc của Tổng
Bí thư Lê Duẩn, xe đạp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, súng tự tạo mang tên
“Ngựa trời” … Tại đây còn có sa bàn về toàn bộ khu căn cứ giúp người xem có
thể hình dung khái quát chiến khu xưa. Tiếp đến là các di tích: nhà hội họp tập
thể, nhà ở của các cán bộ cao cấp, nhà ở của chiến sĩ và các ban, ngành. Tất cả
những căn nhà này đều có đặc điểm nổi bật là không có kèo, không lót đòn tay
và được dựng bằng tre, gỗ, mái lợp lá trung quân (một loại lá rất dai, bền, khó bị
mục bởi mưa nắng và không bắt lửa). Bên cạnh mỗi căn nhà là một hầm chữ A
nửa chìm, nửa nổi. Các hầm này được nối với nhau bởi hệ thống giao thông hào
liên hoàn dài hàng chục cây số, đan xen như mạng nhện. Đến với căn cứ Trung
ương Cục miền Nam, du khách còn có dịp thăm hệ thống bếp lửa Hoàng Cầm.
Đến thăm căn cứ chính là cơ hội để du khách có thể tìm hiểu thêm về “Thủ đô
kháng chiến” của miền Nam.

136
Địa lý du lịch
3. Vườn quốc gia Cát Tiên
Cát Tiên là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển
thứ 411 của thế giới thuộc vùng giáp ranh 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm
Đồng. Vườn được thành lập năm 1992, có diện tích 73.878 km2. Rừng nguyên
sinh được giữ gìn gần nguyên vẹn, gồm kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ và rừng
đầm lầy. Thành phần sinh vật ở đây rất phong phú với 1.362 loài thực vật, 62
loài thú, 121 loài chim, có những loài quí hiếm như hạc cổ trắng, già đẫy Giava,
cò lao Ấn Độ, gà lôi hông tía, cò quắm xanh, tê giác một sừng,...các loài gỗ quí
như gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ,...
Phong cảnh thiên nhiên Cát Tiên cũng rất ngoạn mục vừa có đồi, sông,
suối và thác nước. Nơi đây còn ẩn dấu nhiều di tích lịch sử văn hoá và căn cứ
cách mạng: những di chỉ của nền văn hoá Oc Eo, di tích ngôi đền thờ cổ hơn
1300 năm...
4. Khu du lịch Trị An - Mã Đà
Mã Đà là một khu rừng thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
và chỉ cách Tp. Hồ Chí Minh tầm 90 km. “Mã Đà sơn cước” ngày trước gắn liền
với cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt và là mảnh đất chứa đựng những câu
chuyện huyền thoại. Ngày nay, Mã Đà không chỉ là một địa danh di tích lịch sử
mà còn là thu hút du khách tìm về để khám phá rừng nguyên sinh bạt ngàn, để
được gần gũi, thân thuộc cùng thiên nhiên.
Khu bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 100.000 ha với hơn 67.000 ha đất rừng
và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An. Khu bảo tồn này là nơi du khách có thể khám
phá thiên nhiên hoang sơ của rừng Mã Đà và thăm thú các điểm di tích lịch sử
như Trung tâm Sinh thái Văn hóa Lịch sử Chiến khu Đ, di tích căn cứ Khu ủy
miền Đông…
Rừng Mã Đà nổi tiếng là nơi cư trú của nhiều động vật hoang dã. Đến với
rừng Mã Đà, chúng tôi không thể bỏ qua những món đặc sản làm nên thương
hiệu của khu bảo tồn này như tép um rau rừng, khô cá kìm bóp gỏi xoài, cá lăng
nướng ăn kèm các loại rau rừng…
5. Vườn quốc gia Cát Tiên
Cát Tiên là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển
thứ 411 của thế giới thuộc vùng giáp ranh 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm
Đồng. Vườn được thành lập năm 1992, có diện tích 73.878 km2. Rừng nguyên
sinh được giữ gìn gần nguyên vẹn, gồm kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ và rừng
đầm lầy. Thành phần sinh vật ở đây rất phong phú với 1.362 loài thực vật, 62

137
Địa lý du lịch
loài thú, 121 loài chim, có những loài quí hiếm như hạc cổ trắng, già đẫy Giava,
cò lao Ấn Độ, gà lôi hông tía, cò quắm xanh, tê giác một sừng,...các loài gỗ quí
như gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ,...
Phong cảnh thiên nhiên Cát Tiên cũng rất ngoạn mục vừa có đồi, sông,
suối và thác nước. Nơi đây còn ẩn dấu nhiều di tích lịch sử văn hoá và căn cứ
cách mạng: những di chỉ của nền văn hoá Oc Eo, di tích ngôi đền thờ cổ hơn
1300 năm,...
6. Địa đạo Củ Chi
Là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ
Chi, cách thành phố HCM 70km về phía Tây Bắc. Hệ thống địa đạo dài 250km
được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất. Ðường hầm sâu dưới
đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở
ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn
khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ
đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh
trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức
nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom
cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên
xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ
trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên
hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực,
có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả
hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
5.7.5.3. Khu du lịch quốc gia
1. Núi Bà Đen
Thuộc thành phố Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Núi Bà
Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về
một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên
Hương. Người yêu cô là Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (Tây Ninh ngày nay), có
tài cao, chí lớn, nên đã lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Nhân dịp Tết
Đoan Ngọ, cô theo gót đoàn hành hương lên núi Một lễ Phật, cầu cho đất nước
được thanh bình để người yêu sớm trở về thì bị bọn quan quân Tuần Phủ vây bắt
và có ý định hãm hại. Cùng đường túng thế, cô đã gieo mình xuống núi tuẫn tiết
để giữ tấm lòng chung thủy với người yêu. Đêm hôm ấy, cô đã về báo mộng cho
nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi để đưa thi thể cô về an táng. Sau khi chết, cô rất

138
Địa lý du lịch
hiển linh, luôn phù hộ độ trì cho thiện tín mười phương nên được nhân dân
quanh vùng lập điện thờ trên núi.
Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km²,
gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng - núi Bà Đen. Với độ cao 986m,
nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Để lên đến đỉnh
núi, du khách có thể đi bằng nhiều cách như đi bộ, đi cáp treo (dài 1.200m) hoặc
sử dụng hệ thống máng trượt. Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen
là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... phản ánh những đặc
trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong đó, nổi bật là chùa
Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà. Núi
Bà Đen đã từng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân ta chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
2. Rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 35.000 ha là Khu DTSQ đầu tiên
của VN và khu vực với nhiều loại động vật đặc trưng Heo rừng, Chồn, Cáo mèo,
Rái Cá, Kỳ đà, Cá Sấu…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh
học, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài. Thành phần thực vật gồm có
157 loài thực vật thuộc 76 họ. Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh có
70 loài. Khu hệ cá có 137 loài thuộc. Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng
thê, 31 loài bò sát . Khu hệ chim có 130 loài. Khu hệ thú có 19 loài. Năm 2000,
UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển rừng
ngậpmặn Cần Giờ.
3. Bãi biển Long Hải - Phước Hải là hai bãi biển đẹp nữa của tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, nằm về phía bắc của Vũng Tàu. Nơi đây bãi biển còn khá hoang sơ
nên bãi biển sạch, nước biển trong xanh. Trên bãi biển là những cánh rừng
dương xanh mát, xung quanh là các làng chài.
4. Khu du lịch quốc gia Côn Đảo
Huyện Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 180km, là một quần đảo gồm
16 đảo lớn, nhỏ. Địa thế hùng vĩ, thiên nhiên đẹp và di tích nhà tù nổi tiếng.
Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1975, Côn Ðảo bị biến thành một nhà tù
khổng lồ, giam giữ hàng trăm nghìn người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hơn
22.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ
quốc. Các khu lao, chuồng cọp, chuồng bò, hầm xay lúa, bến Ðầm, Cầu Tầu,
nghĩa trang Hàng Dương, mộ anh hung Võ Thị Sáu... mãi mãi còn đó, thể hiện

139
Địa lý du lịch
tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường của con người Việt Nam. Côn Ðảo là một
chứng tích hùng hồn, tố cáo chế độ độc ác, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực
dân đối với phong trào yêu nước của dân tộc ta. Côn Ðảo không chỉ chứng tích
"địa ngục trần gian" mà còn là những hòn đảo đẹp luôn rực rỡ sắc biển, màu
trời, những hòn đảo xanh tươi của rừng núi, của lúa, của tiêu, của dừa và của các
loài thú quý hiếm... Ðảo lớn nhất là Côn Sơn với trung tâm đảo là Côn Lôn, Hòn
Cau, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Trai có nhiều trai ngọc quý, Hòn Trứng
là nơi cư ngụ của nhiều loài chim biển, Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh... Rừng Côn
Ðảo xanh tốt um tùm với nhiều loại cây gỗ quý, động vật có nhiều loài. Những
bãi biển đẹp như Hàng Dương, Phi Yến, Ðầm Trầu... bằng phẳng, sạch sẽ, nước
trong xanh, có thể nhìn rõ đáy cát.

5.8 Vùng du lịch Tây Nam Bộ (Đồng bằng Sông Cửu Long)
5.8.1 Khái quát
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gồm TP Cần Thơ và 12 tỉnh (Long An,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).
Diện Tích 40.518,5 km2; Dân số 17.272,2 nghìn người; Mật độ 426
người/km2.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù
sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn
kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn
hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo ven
sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn
trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam
sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long bao gồm các ngành chủ yếu xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.
5.8.2 Tài nguyên du lịch
Vùng du lịch được mệnh danh là “vựa lúa vàng” của Việt Nam với có
diện tích 40.548km2, nằm liền kề vùng Đông Nam bộ, phía bắc giáp
Campuchia, Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía đông giáp biển Đông. Vùng đất
có khí hậu ấm quanh năm với hai mùa mưa, nắng. Với hệ thống sông ngòi chằng
chịt, với vùng biển rộng lớn, nhiều hòn đảo đẹp, với các khu rừng ngập mặn
nguyên sinh, trái cây 4 mùa.

140
Địa lý du lịch
Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long với 2 nhánh chính
là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển
đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh
quan đặc sắc, hấp dẫn. Vùng du lịch có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò
với vô số chim muông và động thực vật quý như: vườn quốc gia Tràm Chim,
vườn cò Tháp Mười (Đồng Tháp); vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang); sân
chim Vàm Hồ (Bến Tre); sân chim Bạc Liêu; vườn quốc gia U Minh Thượng và
U Minh Hạ, rừng đước Năm Căn, sân chim Chà Là, Đầm Dơi, Ngọc Hiển (Cà
Mau)... ĐBSCL còn hấp dẫn du khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và
vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả như: làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp),
vườn hoa kiểng Thanh Tâm (Long An), làng trái cây Cái Mơn (Bến Tre)…
Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm như Cái Răng (Cần Thơ),
Phụng Hiệp (Hậu Giang), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng)… hay
những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành như cồn
Phụng, cồn Ốc, cồn Quy, cồn Tiên (Bến Tre), cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng), cồn
Thới Sơn (Tiền Giang)… cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước
Nam bộ. Do vậy, du lịch ĐBSCL có điểm độc đáo và có sự khác biệt so với các
vùng, miền của cả nước với cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng phì
nhiêu và nhiều biển đảo, với cây trái 4 mùa, môi trường trong lành, tài nguyên
thiên nhiên phong phú.
ĐBSCL còn có đường biển dài 700km, hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều
bãi tắm xinh đẹp: Mũi Nai, Hòn Chông (Kiên Giang); Hòn Khoai (Cà Mau); Ba
Động (Trà Vinh)... Trong đó, nổi tiếng nhất là đảo Phú Quốc hay còn gọi là đảo
Ngọc, mang trong lòng một vẻ đẹp hoang sơ cùng với nhiều tài nguyên thiên
nhiên hiếm có.
Là nơi cư trú của cộng đồng bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm
chứa đựng một bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đa dạng, giàu bản sắc. Tuy
trải qua nhiều đời, có sự giao thoa văn hóa nhưng ở mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ
nét văn hóa riêng. Điều này thể hiện rõ qua các di tích văn hóa lịch sử, văn hóa
ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống và sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng
mang đậm bản sắc và “tính cách con người Phương Nam”. Hàng trăm lễ hội lớn
nhỏ trong năm, hàng ngàn kiến trúc tôn giáo lâu đời rất có giá trị về mặt lịch sử,
văn hóa đã được các hãng lữ hành đưa vào chương trình tour. Du khách hàng
năm rất hứng thú đến với lễ hội Chol Chman Thmay, Ooc om boc, đua ghe ngo,
đua bò, vía Bà Chúa xứ Núi Sam, lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực,
lễ cúng danh nhân Thoại Ngọc Hầu, cùng với hàng trăm lễ hội dân gian gắn với

141
Địa lý du lịch
lễ Kỳ yên ở các ngôi đình nằm khắp nơi trong vùng trở thành nguồn tài nguyên
du lịch nhân văn giàu giá trị.
ĐBSCL cũng là quê hương của những điệu hò đối đáp trên sông, đặc biệt,
các tỉnh ĐBCSL còn là nơi thực hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca
tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được
UNESCO công nhận được thể hiện qua giọng ca mượt mà của các “tài tử miệt
vườn” - những chị Hai, anh Ba, cô Sáu...
5.8.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Hệ thống giao thông đường bộ có các quốc lộ 1A, 30, 80, 91, 62, nối các
tỉnh trong vùng và với tp HCM; đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh không gian
Đông Nam Bộ và các tỉnh khác thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đường thủy có thống sông Tiền Giang, sông Hậu Giang, sông Vàm Cỏ và
các kênh rạch dọc ngang tạo nên hệ thống sông dày đặc phù hợp các tuyến du
lịch trên sông. Đây là đặc thù về giao thông của các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Ngoài ra, còn tuyến giao thông đất liền ra đảo trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.
Đường không có sân bay Rạch Giá, Phú Quốc, Cần Thơ, Cà Mau.
Hệ thống đô thị: Tp Cần Thơ là đô thị loại I. Các thành phố, tỉnh lị khác là Tân
An, Đồng Tháp, Long Xuyên, Rạch Giá, Vị Thanh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc
Liêu, Cà Mau.
Vùng có đường biên giới với Campuchia với hệ thống cửa khẩu đường
bộ, đường sông quan trọng như: Xà Xía (Kiên Giang); Tịnh Biên (An Giang);
Dinh Bà (Đồng Tháp), Vĩnh Xương (An Giang), Bình Hiệp (Long An).
Hệ thống các dịch vụ du lịch phát triển muộn và còn nhiều hạn chế. Các
cơ sở lưu trú hầu hết tập trung tại các thành phố trong vùng, nhiều nhất tại Cần
Thơ và Phú Quốc. Trong tương lai vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt
tại đảo ngọc Phú Quốc.
5.8.4 Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.8.4.1. Sản phẩm du lịch
Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước), du lịch biển, đảo và du lịch
văn hóa lễ hội.
5.8.4.2. Địa bàn du lịch chủ yếu
- Tiền Giang - Bến tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn

142
Địa lý du lịch
- Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.
- Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, VQG Tràm Chim.
- Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - Mũi Cà Mau.
5.8.5. Các điểm, khu và đô thị du lịch quốc gia
5.8.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được xem như một bồn trũng nội
địa rộng lớn giữa vùng Đồng Tháp Mười. Láng Sen là vùng sinh thái tiêu biểu
cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều quần thể động thực vật phong phú mang
tính đặc trưng. Nơi đây, có một đồng cỏ ngập nước theo mùa, thời gian ngập
nước khoảng 5 - 6 tháng/năm.
Đặc biệt, khi từ tháng 8 đến tháng 12, các huyện Đồng Tháp Mười vào
mùa nước nổi với một màu trắng xóa như tấm vải lụa trải dài đến tận chân mây.
Thi thoảng, những đồng sen lại tô thêm những gam màu thi vị trong mùa nước.
Đây cũng là mùa “hội tụ” của các đặc sản vùng Đồng Tháp Mười như cá linh,
bông súng, rắn, chuột…
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có diện tích 5.030 ha, nằm trên địa
bàn hai xã Vĩnh Đại, Vĩnh Lợi thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Láng Sen
hiện có 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó
có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như trăn đất, rắn ráo, chim bạc má, ác
là… Vì chưa có đường bộ nên du khách đến đây chỉ có cách duy nhất là đi
xuồng vào khu bảo tồn.
2. Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập năm 1998, có diện tích 7.588
ha thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Tràm chim có nghĩa là chim ở trong rừng tràm. Trong vườn quốc gia đất
ngập nước là loại hình thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại của vùng Đồng Tháp
Mười. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài thực vật, 198 loài chim nước,
chiếm khoảng 1/4 số loài chim nước có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loại chim
quí hiếm trên thế giới như sếu cổ trụi, ngan cánh trắng, te vàng, cò, bồ nông,
diệc, vịt trời, già đẫy Giava. Loài chim được mọi người biết đến là sếu cổ trụi
còn gọi là sếu đầu đỏ hay chim hạc.
Hàng năm từ cuối tháng 12 đến tháng 5 là chim sếu bay về đây cư trú,
từng đàn sếu đầu đỏ đi kiếm ăn cùng các loài chim khác rất đông đúc, nhiều con

143
Địa lý du lịch
sếu cao đến 2m. Vườn quốc Tràm Chim là một trung tâm du lịch sinh thái hấp
dẫn và được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ bảo vệ tràm chim
quí hiếm này.
3. Núi Sam
Núi Sam ở thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.Núi Sam có tên chữ là Vĩnh
Tế sơn, do vua Minh Mạng đặt để ghi công cho Thoại Ngọc Hầu trong việc hoàn
thành kênh Vĩnh Tế. Đây là một ngọn núi độc lập, cao 228 m, chu vi 5.200m,
nổi lên giữa đồng bằng như một con sam khổng lồ bám trên mặt ruộng, nên có
tên gọi như vậy. Một cách giải thích khác cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn
đảo nhô lên trên biển, có nhiều sam sinh sống nên được gọi là Học Lãnh Sơn,
tức núi con sam. Quanh chân núi có cả một quần thể di tích lịch sử và văn hóa
đã được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia như miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại
Ngọc Hầu, chùa Tây An,... Các di tích này đều được xây dựng từ thế kỷ 19.
4. Cù lao ông Hổ
Cù lao Ông Hổ thuộc TP.Long Xuyên. Trên cù lao có khu lưu niệm và
đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Với những
truyền thuyết gắn với hiện thực về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của Bác Tôn nên
cù lao Ông Hổ từ lâu đã thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước
mỗi khi đến An Giang. Tình cảm đó đã được đúc kết trong ca dao Nam bộ.
5. Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần
Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão.
Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC.
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là trung
tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và
xuất khẩu gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về
cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú,
chủ yếu tôm cá nước ngọt.
Địa danh Cần Thơ có xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn) cho
thấy đây là vùng văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh
tế, văn hoá cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là
mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một
đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên

144
Địa lý du lịch
thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp
dưới bóng dừa. Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng.Đã từ
lâu, nơi đây là trung tâm kinh tế - văn hoá của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được
kết hợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa...
6. Thị xã Hà Tiên
Hà Tiên là thị xã biên giới, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 90
km; là nơi hội ti nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang sơ, nhiều hang
động, nhiều đảo đá và bãi tắm đẹp.Thị xã Hà Tiên sầm uất và nên thơ nằm giữa
các núi Pháo Đài , núi Lăng, núi Ngũ Hổ và Đông Hồ. . Nhiều điểm du lịch nổi
hấp dẫn nhưLăng họ Mạc, chùa Phù Dung, những khối đá kỳ hình dị dạng. Dọc
bờ biển, cách thị xã 4km là Mũi Nai, cao 100m, trên đỉnh có ngọn hải đăng xây
từ thế kỷ 19. Đẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hòn Phụ Tử, xưa nay là hình
ảnh biểu trưng cho non nước Hà Tiên thơ mộng và quyến rũ.
Ngoài ra, Hà Tiên còn nhiều thắng cảnh và điểm du lịch hấp dẫn khác như
Bãi Nò,đầm Đông Hồ, chùa Tam Bảo, Chùa Xà Xía, Chợ đêm Hà Tiên…
7. Nhà lưu niệm Cao Văn Lầu
Di tích thuộc thành phố Bạc Liêu,giúp người thưởng lãm có cái nhìn khá
đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp của nghệ nhân Cao Văn Lầu với nghệ thuật Đờn
ca tài tử Nam bộ. Khu lưu niệm có những hạng mục, công trình như Nhà sân
khấu biểu diễn Đờn ca tài tử, Nhà trưng bày các tranh, ảnh, hiện vật về nhạc sĩ
Cao Văn Lầu và sự phát triển của “bài ca vua”(Dạ cổ hoài lang),biểu tượng cây
đờn kìm; tượng nghệ nhân Cao Văn Lầu, Vườn tượng các loại nhạc cụ dân tộc…
5.8.5.2 Khu du lịch quốc gia
1. Khu du lịch giải trí Happyland
Xứ sở hạnh phúc là khu phức hợp giải trí, du lịch có quy mô lớn tại Việt
Nam. Dự án Happyland nằm bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận
huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nằm ở cửa ngõ phía Nam Thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33 km, có vị trí thuận lợi
về giao thông đường thủy lẫn đường bộ, kết nối giữa Thành phố Hồ Chí
Minh và đồng bằng sông Cửu Long với quốc lộ 1A, đường cao tốc Thành phố
Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đường cao tốc trong tương lai nối liền Bến Lứcvà sân
bay Long Thành, cách cửa khẩu biên giới Campuchia chưa đến 30 km. Diện
tích xây dựng giai đoạn đầu là 338 ha và sẽ mở rộng trong tương lai, được Chính

145
Địa lý du lịch
phủ chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2009, được đưa vào quy hoạch phát
triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long tháng năm 2010. Tổng vốn đầu tư
cho dự án gần 2 tỷ USD với sự góp mặt của nhiều đối tác nước ngoài. Khu giải
trí này được thiết kế có thể đón 14 lượt triệu khách đến tham quan hàng năm.
Các hạng mục gồm Khu khinh khí cầu, Khu nhà cổ, Nhà bát giác cổ lầu, Biển hồ
Hoàng Sa-Trường Sa. (dừng thi công do chủ đầu tư thiếu vốn)
2. Cù lao Thới Sơn
Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Cù lao Thới Sơn là một trong những điểm du
lịch sinh thái miệt vườn nổi tiếng nhất của tỉnh Tiền Giang. Cù lao Thới Sơn
thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Toàn cù lao có tổng diện tích là
1.200 ha, với nhiều mương rạch chằng chịt. Người dân bao đời ở đây sinh sống
chủ yếu bằng nghề nông vì thế mà hình thành nên kiểu nhà- vườn rộng rãi
thoáng mát, với những ngôi nhà ba gian hai mai, mái lợp âm dương.
Con sông Tiền không chỉ là nguồn cung cấp tôm cá dồi dào mà còn cung
cấp phù sa màu mỡ nuôi dưỡng cho các vườn cây ăn trái xanh tốt quanh năm.
Các loại cây ăn quả ở đây rất đa dạng phổ biến nhất là cam,quýt, bưởi, sầu riêng,
một số khác như nhãn, chuối, mít xoài, vú sữa, chôm chôm cũng được trồng khá
nhiều. Du khách đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm cũng được thưởng thức
trái cây.
Người dân ở Cồn Thới Sơn còn phát triển các nghề nuôi ong lấy mật, làm
kẹo, bánh phồng, hay sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ … Vì vậy, đây là dịp để
du khách có thể đến thăm các làng nghề truyền thống, tìm hiểu quy trình làm
kẹo dừa thủ công của người dân địa phương, cách đan len, thăm quan các khu
trưng bày thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm từ nguyên liệu chính là dừa.
Đặc biệt, du khách đến đây còn có cơ hội được du ngoạn trên những chiếc
thuyền, với những cô thôn nữ mặc áo bà ba đội nón che nghiêng,tay chèo thuyền
điệu nghệ dọc theo các con kênh, hai bên là những hàng cây xanh mướt. Hay
được tham quan vòng quanh khắp làng bằng xe ngựa.
Ở đây, các nhà vườn còn phục vụ các món ăn thuần túy Miền Tây Nam
Bộ rất độc đáo như: cá tai tượng chiên xù, cá lóc rút xương dồn thịt cuốn bánh
tráng, gà hầm sả ăn với rau mồng tơi, vịt nấu cháo ăn với rau muống, lẩu mắm
cá hú với bông lục bình…
3. Đảo Phú Quốc
Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam nằm trong vịnh Thái Lan, cách
Hà Tiên 45 km. Huyện đảo Phú Quốc gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, đảo Phú Quốc

146
Địa lý du lịch
lớn nhất với 573 km2, dài 50 km, nơi rộng nhất 25 km, dân só 45.000 người. Địa
hình thấp dần từ nam lên bắc với 99 ngọn núi, đồi và đồng bằng. Rừng có diện
tích 37.000 ha với nhiều loài thực động vật. Nguồn thuỷ sản Phú Quốc rất phong
phú với các loại tôm, cua, cá, nổi tiếng là nước mắm Phú Quốc.
Phú Quốc được mệnh danh là đảo ngọc, bởi sự giàu có của thiên nhiên và
tiềm năng du lịch. Quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Kem,...
khách du lịch có thể tắm biển, tắm suối, leo núi, vào hang, vào rừng,...Phú Quốc
đang được qui hoạch và xây dựng một khu du lịch lớn và hấp dẫn.
3. Khu du lịch quốc gia Năm Căn
Rừng đước Năm Căn thuộc ấp Chà Là xã Tam Giang huyện Năm Căn,
cách chợ nổi Cà Mau 1 giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, Rừng ngập mặn (rừng
đước) Cà Mau có diện tích 63.017ha, đứng hàng thứ ba thế giới, tập trung nhiều
nhất ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Diện tích còn lại được phân bổ ở các
huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh. Vì vậy, còn có tên gọi là
rừng đước Năm Căn hay rừng đước Cà Mau. Ttheo số liệu thống kê vào năm
2006 của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau có hệ thống động thực
vật phong phú với 22 loài cây, 13 loài thú (thuộc 9 họ), 74 loài chim (thuộc 23
họ), 17 loài bò sát (thuộc 9 họ), 5 loài lưỡng cư (thuộc 3 họ), 14 loài tôm, 175
loài cá (116 giống và 77 họ), 133 loài động thực vật phiêu sinh. đây cũng là nơi
trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh - nguồn cung cấp con giống thiên nhiên
vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau. Đây là nguồn tài nguyên sinh
vật quý giá để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận


1. Anh (chị) đánh giá tài nguyên du lịch của vùng du lịch Trung du miền núi
Bắc Bộ. Giới thiệu một số khu du lịch tự nhiên tiêu biểu của vùng.
2. Anh (chị) trình bày các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Trung du miền
núi phía Bắc.
3. Anh (chị) đánh giá tài nguyên du lịch của vùng du lịch Đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông bắc. Giới thiệu một số điểm du lịch văn hoá tiêu
biểu của vùng.
4. Anh (chị) phân tích sản phẩm du lịch vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc. Lấy ví dụ về các điểm du lịch quốc gia và khu du
lịch quốc gia để minh họa.

147
Địa lý du lịch

5. Anh (chị) đánh giá tài nguyên du lịch của vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Giới
thiệu các di sản văn hoá có trong vùng.
6. Anh (chị) đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng du lịch Duyên hải
Nam Trung Bộ. Giới thiệu một số khu du lịch tự nhiên tiêu biểu.
7. Anh (chị) đánh giá sản phẩm du lịch vùng du lịch Tây Nguyên. Xác định
nguồn tài nguyên chiếm ưu thế của vùng.
8. Anh (chị) đánh giá nguồn tài nguyên du lịch vùng du lịch Đông Nam Bộ.
Giới thiệu các điểm du lịch, khu du lịch và đô thị du lịch của vùng.
9. Anh (chị) đánh giá nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vùng du lịch Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Lấy ví dụ từ các khu du lịch của vùng để minh họa.
10. Thảo luận: Tìm hiểu giá trị và tình hình khai thác phục vụ du lịch tại
một di sản thế giới ở Việt Nam.

148
Địa lý du lịch

PHẦN BA: ĐỊA LÍ DU LỊCH THẾ GIỚI

CHƯƠNG 6
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÍ CỦA
DU LỊCH THẾ GIỚI TRONG THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm và tình hình du lịch thế giới trong thời kì
hiện đại.
- Phân tích được các số liệu về doanh thu, lượng khách, mức độ chi
tiêu của khách du lịch thế giới.
- Nêu được sự phân bố địa lí của các khu vực du lịch thế giới.
- Trình bày được đặc điểm du lịch Đông Nam Á
- Phân tích được một số vấn đề về du lịch thế giới.
- Liên hệ được tình hình du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch thế
giới thời kì hiện đại.

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
- Tình hình và đặc điểm phát triển của du lịch thế giới trong thời kỳ
hiện đại.
- Sự phân bố địa lí của các khu vực du lịch trên thế giới.
- Du lịch khu vực Đông Nam Á.
- Một số vấn đề du lịch thế giới.

6.1 Tình hình phát triển du lịch thế giới


Sang đầu Thế kỉ XX, du lịch thế giới phát triển nhanh chóng và tập trung
ở châu Âu. Đến trước Chiến tranh thế giới II số khách du lịch của thế giới có
khoảng 50 triệu lượt. Trong thời gian chiến tranh du lịch giảm sút nhanh chóng,
gần như đình trệ. Sau chiến tranh cùng với kinh tế, du lịch thế giới được phục
hồi nhanh chóng, đến năm 1950 đã có 25 triệu lượt khách du lịch, bằng nửa thời
kì trước chiến tranh. Ngay sau đó du lịch thế giới đã bước vào thời kì phát triển
ngày càng mạnh mẽ và sôi động. Số khách du lịch tăng nhanh không ngừng và

149
Địa lý du lịch
lớn. Mục đích cũng như các dịch vụ du lịch ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Quan trọng hơn là du lịch đã phát triển và phân bố rộng khắp các châu lục, thu
hút ngày càng nhiều người dân đi du lịch, du lịch đã trở thành hiện tượng phổ
biến của thế giới. Đến năm 2000 thế giới có gần 700 triệu lượt khách du lịch,
gần đây năm 2005 có 808 triệu lượt và năm 2007 là 903 triệu lượt. Năm 2010 đã
có gần 1tỉ lượt và đến năm 2015 đạt 1.184 lượt khách du lịch. (bảng 6.1)
Bảng 6.1. Khách du lịch và thu nhập du lịch của thế giới
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2005 2010 2014 2018
Khách 949 1.133 1.403
DL 25,5 69,3 159,7 278,9 454,9 698 808
(tr lượt)
Thu 966 1.245 -
nhập 2,1 6,9 17,9 102,4 255,0 476 681,5
(tỉ USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê và UNWTO

Du lịch thế giới đã thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng và đã
mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế thế giới, đóng góp quan trọng vào GDP
của thế giới. Thu nhập từ du lịch thế giới năm 2000 thu được hơn 470 tỉ USD,
năm 2010 là 966 tỉ USD vànăm 2014 là trên 1000 tỉ USD (bảng 9). Trong đó,
những quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu thế giới, tính theo số lượng
khách du lịch quốc tế đến gồm có Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Trung
Quốc…Thời điểm năm 2000 có 9 nước có số khách du lịch quốc tế đạt trên 20
triệu lượt, đến năm 2010 có 24 nước và năm 2014 có 10 nước đạt 30 triệu lượt
khách du lịch.(bảng 6.2)
Bảng 6.2. Các quốc gia hàng đầu về đón khách du lịch quốc tế
(triệu lượt)

Năm 2000 Năm 2010 Năm 2018


Pháp 75,50 Pháp 77,65 Pháp 89,4
Mỹ 50,89 Tây Ban Nha 52,67 Tây Ban Nha 82,8
Tây Ban Nha 48,20 Mỹ 60,0 Mỹ 79,6
Italia 41,18 Trung Quốc 55,66 Trung Quốc 62,9
Trung Quốc 31,23 Italia 43,62 Italia 62,1
Anh 25,19 Thổ Nhĩ Kì 31,36 Thổ Nhĩ Kì 45,8
Nga 21,17 Anh 28,30 Mexico 41,1

150
Địa lý du lịch

Mexico 20,63 Đức 28,88 Đức 38,9


Canada 20,42 Malaysia 24,58 Thailand 38,3
Đức 18,98 Mexico 23,29 Anh 36,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê và UNWTO

So sánh về thu nhập từ du lịch thì những quốc gia đứng hàng đầu thế giới
gồm có Mỹ, Tây Ban Nha , Pháp, Italia và Anh. (bảng 6.3)
Bảng 6.3. Các quốc gia hàng đầu về doanh thu du lịch
(tỉ USD)

Năm 2000 Năm 2010 Năm 2018


Mỹ 85,16 Mỹ 137,0 Mỹ 214,5
Tây Ban Nha 31,00 Tây Ban Nha 54,64 Tây Ban Nha 73,8
Pháp 29.90 Pháp 47,0 Pháp 67,3
Italia 27,44 Trung Quốc 45,81 Thái Lan 63,0
Anh 19,54 Italia 38,79 Anh 51,9
Đức 17,81 Đức 34,70 Italia 49,3
Trung Quốc 16,23 Anh 32,40 Australia 45,0
Áo 11,44 Australia 28,60 Đức 43,0
Canada 10,77 Ma Cao 27,80 Nhật 41,1
Thổ Nhĩ Kì 22,58 Trung Quốc 40,4

Nguồn: UNWTO

Năm 2000 có 18 quốc gia hàng đầu có trên 10 triệu lượt khách du lịch
quốc tế. Trong đó châu Âu có 13 nước, châu Mỹ có 3 nước và châu Á có 2 nước
và có 9 quốc gia có thu nhập từ du lịch trên 10 tỉ USD.
Đến năm 2002, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có thêm 2 nước đón
trên 10 triệu lượt khách du lịch là Malaysia 13,3 triệu và Thái Lan 10,9 triệu.
Năm 2000 trong tốp những quốc gia hàng đầu về lượng khách du lịch thì
chỉ có 5 quốc gia đón được trên 10 triệu lượt, đến 2010 con số này đã thay đổi
rất nhanh, trong tốp 10 quốc gia dẫn đầu thì thấp nhất là Mexico cũng có 20 triệu
lượt và năm 2014 là gần 30 triệu lượt.
Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về số khách du lịch của thế giới
giai đoạn 1990 - 2000 vào khoảng 5,3%. Hiện nay, nếu tính bình quân số lượt

151
Địa lý du lịch
khách du lịch so với dân số thế giới thì cứ 7 người dân có 1 người đi du lịch. Đó
là những con số khá cao. Tùy theo từng khu vực mà sự tăng trưởng rất khác
nhau. Dự báo của UNWTO đến năm 2020 lượng khách du lịch thế giới đạt 1,4 tỉ
lượt và năm 2030 là 1,8 tỉ lượt.
Sự phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ
du lịch đã làm cho lượng khách du lịch thế giới tăng dần lên và chi tiêu cho du
lịch cũng rất lớn lên tới 476 tỉ USD vào năm 2000. Ngược lại, chiến tranh và
dịch bệnh đã làm cho lượng khách du lịch giảm đáng kể trên bình diện lớn. Nạn
khủng bố, chiến tranh Vùng Vịnh, dịch SARS, dịch cúm gia cầm, khủng hoảng
kinh tế… những năm qua đã làm cho lượng khách du lịch thế giới tăng chậm,
thậm chí giảm như năm 2002. Sự giảm mạnh tập trung ở một số quốc gia châu
Mĩ, Trung Đông, châu Âu, Đông Nam Á.Năm 2003 thu nhập du lịch thế giới
giảm (-1,7%) so với 2002. Song, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh
tế thế giới, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực cùng với sự tiến bộ
của khoa học và công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin liên lạc hiện
đại, thuận tiện, nhanh chóng, các dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng với chất
lượng cao là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ, không ngừng.
Xét cơ cấu lượng khách du lịch của thế giớicho thấy, ví dụ năm 2014: Xét
theo mục đích chuyến đi, khách có mục đích nghỉ dưỡng và giải trí là 53%, mục
đích chữa bệnh và tôn giáo là 27%, mục đích thương mại và công việc là 14%,
các mục đích khác là 6%. Xét theo phương tiện sử dụng thì có 54% khách sử
dụng đường hàng không, 39% đường bộ, 5% đường thuỷ và 2% đường sắt.
6.2 Sự phân bố địa lí du lịch của các khu vực thế giới
Ngày nay du lịch đã trở thành một trào lưu phổ biến ở khắp các châu lục
và khu vực trên thế giới.
Nhờ vào vị trí cực kỳ thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển cùng với vô số
các di tích lịch sử - văn hoá có giá trị mà châu Âu trở thành trung tâm quan
trọng của du lịch thế giới. Thực tế cho thấy du lịch ở châu Âu có giá thấp hơn
cả, giao thông thuận lợi và rẻ, các dịch vụ giá cả vừa phải nên du lịch có ở khắp
nơi. Tại châu Âu có hai luồng chính của dòng khách là Bắc - Nam và Tây -
Đông Nam. Số khách du lịch của châu Âu luôn có số lượng lớn và chiếm tỉ
trọng cao so với thế giới. Năm 2000 châu Âu đón 403 triệu lượt khách du lịch
quốc tế và chiếm khoảng 58% toàn thế giới, châu Mĩ 17,0%, Đông Á- TBD
16%, khoảng 9% là của các khu vực còn lại. Tuy nhiên mức tăng trưởng của

152
Địa lý du lịch
châu Âu lại vào loại thấp nhất, khoảng 3,0% mỗi năm, giai đoạn 1990 - 2000.
Trong đó vùng Nam Âu - Địa Trung Hải và Tây Âu có vị trí lớn nhất khu vực và
thế giới. Chẳng hạn năm 2005, châu Âu đón 441,6 triệu lượt khách du lịch quốc
tế và thu 347,4 tỉ USD, thì phần cả hai vùng trên là 158,0 và 142,7 triệu lượt, thu
nhập tương ứng là 140,2 và 122,1 tỉ USD.
Châu Mỹ, nhất là Bắc Mỹ có du lịch phát triển tương đối sớm và giữ vị trí
quan trọng của du lịch thế giới. Trước đây khu vực này luôn đứng thứ hai thế
giới về lượng khách đến và thu nhập du lịch, hiện nay vị trí số hai đã xuống thứ
ba về lượng khách đón được. Năm 2005 châu Mỹ đón được 133,6 triệu lượt
khách du lịch quốc tế, thì vùng Bắc Mỹ đã chiếm 90,1 triệu lượt.
Du lịch ở châu Á, châu Phi và châu Đại Dương phát triển nhanh nhất
nhưng tỷ lệ của khách trong các chỉ số tuyệt đối còn hạn chế. Khu vực Đông Á -
Thái Bình Dương có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất là 11,0% trong cùng giai đoạn,
hiện đứng thứ hai thế giới về đón khách và thứ ba về thu nhập du lịch.
Giữa các vùng khác nhau trên thế giới có sự khác biệt đáng kể về thu nhập
du lịch, thu nhập này phụ thuộc nhiều vào số lượng khách du lịch của mỗi khu
vực. Khu vực có thu nhập cao nhất dường như cũng là khu vực có chi tiêu cao
nhất về du lịch. Những khu vực du lịch đắt đỏ là Nam Mỹ, châu Á, và châu Đại
Dương. Các chuyến du lịch ở châu Á và Nam Mỹ chưa cao nhưng lại tăng
nhanh nhất. Sự phát triển du lịch ở vùng Cận Đông và châu Phi có nhiều hứa
hẹn nhưng lại bị cản trở bởi sự căng thẳng ở khu vực. Du lịch nội địa phát triển
mạnh ở Canađa và Mỹ, nhưng do sự tách biệt lãnh thổ nên du lịch gặp nhiều khó
khăn. Tuy vậy, Mỹ lại đứng đầu thế giới về thu nhập ngoại tệ, số ngày lưu trú
bình quân và khách du lịch ra nước ngoài. Các khu vực còn lại hoặc du lịch phát
triển ở mức độ yếu hoặc du lịch hầu như chưa phát triển.
Đến năm 2014 lượng khách du lịch và thu nhập du lịch của các khu vực
đều tăng nhanh song, vai trò cũng như vị trí của các khu vực không thay đổi
đáng kể. Châu Âu vẫn dẫn đầu về số khách và thu nhập du lịch, tiếp đến là các
khu vực châu Á- Thái Bình Dương (gồm Đông Á - TBD và châu Đại Dương),
châu Mỹ, châu Phi và Trung Đông. (bảng 6.4- 6.9)

153
Địa lý du lịch
Bảng 6.4. Khách du lịch quốc tế của các khu vực
(triệu lượt)
Khuvực Thế Châu Châu Đ.Á- Châu Trung Châu Nam
Năm giới Âu Mĩ TBD Phi Đông Đ.Dương Á

1990 457,31 282,74 92,87 54,60 14,98 8,96 5,16 3,16


2000 698,79 403,30 128,99 111,89 27,62 20,56 9,66 6,46
2005 808 441,6 133,6 138,2 36,8 39,7 10,5 8,0
2014 1.133 581,8 181,0 263,3* 55,7 51,0 - -
2018 1.403 710,0 215,7 347,0 - - - -
Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNWTO (*) Số liệu khu vực Châu Á - Thái bình Dương

Bảng 6.5. Thị trường gửi khách du lịch quốc tế của các khu vực
(triệu lượt)
Khu vực Thế Châu Châu C.Á- Châu Trung Các KV khác
giới Âu Mỹ TBD Phi Đông
Năm
2014 1.133 575.0 189,2 276,9 33,2 37,0 30,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNWTO

Bảng 6.6. Thu nhập du lịch của các khu vực


(tỉ USD)
Khuvực Thế Châu Châu ĐÁ- Châu Châu Trung
Nam Á
Năm giới Âu Mỹ TBD ĐDương Phi Đông

1990 263,36 143,26 69,20 39,20 7,12 5,30 4,40 2,03


2000 475,77 231,46 136,42 82,46 14,12 10,67 9,67 5,09
2005 682 347,4 145,3 104,3 24,7 21,3 28,6 9,9
2014 1.245 508,9 274,0 376,8 36,4 49,3 -
Nguồn: Tổng cục Thống kê, UNWTO

Bảng 6.7. Chi tiêu du lịch của thế giới và các khu vực năm 2000
(tỉ USD)
Khu Thế Châu Châu Đông Á Châu Châu Trung
Nam Á
vực giới Âu Mỹ TBD Đ.Dương Phi Đông
Chi 475,77 212,32 95,07 51,10 9,66 1,69 2,07 2,13
tiêu
Nguồn: Tổng cục Thống kê

154
Địa lý du lịch
Bảng 6.8. Các quốc gia hàng đầu về chi tiêu du lịch năm 2000
(tỉ USD)
Mỹ Đức Anh Nhật Pháp Italia Canada Hà Lan T.Quốc
65,04 47,61 36,56 31,48 17,17 15,48 12,41 11,82 10,86
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 6.9. Các quốc gia hàng đầu về chi tiêu du lịch năm 2014
(tỉ USD)
T.quốc Mỹ Đức Anh Nga Pháp Canada Italia Australia Brazil
164,9 110,8 92,2 57,6 50,4 47,8 33,8 28,8 26,3 25,8
Nguồn: UNWTO

6.3 Du lịch khu vực Đông Nam Á


Đông Nam Á là khu vực có du lịch phát triển muộn của thế giới. Tuy
nhiên Đông Á - TBD lại là khu vực có nền kinh tế và du lịch năng động với nhịp
độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Chỉ với hơn 20 năm phát triển, du lịch Đông
Nam Á đã thu hút được sự chú ý của thế giới. Hầu như các nước trong khu vực
đều có sự quan tâm đặc biệt đến phát triển du lịch, coi đây là một ngành kinh tế
quan trọng của đất nước trong việc thu hút đầu tư và ngoại tệ. Các quốc gia này
đã ra sức khai thác tài nguyên du lịch, phát triển các dịch vụ du lịch, tích cực
quảng bá tạo sức hấp dẫn tới khách du lịch. Biển Đông là kho tài nguyên chung
của các nước cùng với các di sản văn hóa Đông Nam Á của các nước. Kết quả
phát triển du lịch tuy chưa lớn nhưng rất quan trọng. Số khách du lịch tăng
nhanh. Năm 1990 số khách du lịch của khu vực là 21,47 triệu lượt, đến năm
2000 đã lên đến 38,24 triệu lượt, bình quân giai đoạn này đạt 8,5%/năm, năm
2010 đạt 70,5 triệu lượt, năm 2014 đạt 96,7 triệu lượt. Doanh thu du lịch năm
1990 là 14.473 triệu USD và năm 2000 tăng lên là 27.228 triệu USD và năm
2010 là 68,5 tỉ USD, năm 2014 là 106,8 tỉ USD. Trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á(ASEAN) có vị trí quan trọng,
chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực
(2005). Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2020 lượng khách quốc tế đến khu
vực này sẽ là 123 triệu lượt, năm 2030 là 187 triệu lượt; với tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 1995- 2010 là 6,2%/năm, năm 2011 - 2020 là 5,8%. Những
quốc gia đứng hàng đầu về phát triển du lịch trong khu vực gồm Malaysia, Thái
Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. (bảng 6.10)

155
Địa lý du lịch
Bảng 6.10. Khách du lịch quốc tế và thu nhập du lịch của các nước
Đông Nam Á
Năm Tên nước ThaiLand Malaysia Singapore Việt Nam
2000 Khách(ngh lượt) 9.509 10.222 6.258 2.140
Thu nhập(trUSD) 7.119 4.563 6.370 647
2014 Khách(ngh lượt) 24.780 27.437 11.858 7,874
Thu nhập (trUSD) 38.437 21.820 19.203 7.330
2019 Khách(ngh lượt) 41.000 26.400 19.200 18.500

Mianmar Indonesia Philippins Campuchia Laos Brunei ĐôngTimo


208 5.064 2.171 466 300 964 -
35 579 2.534 228 114 37 -
3.081 9.4359 4.833 450 2.510 225 60
929 9.848 4.767 2.953 642 92 35
13.970 13.000 6.472 6.472 4.297 280 -
Nguồn: Tổng cục Thống kê, WNWTO

Năm 2014, nhóm các nước đứng đầu khu vực về đón số khách du lịch
quốc tế tế là: Malaysia với 27,4, Thai Land 24,8, Singapore 11,9 triệu lượt. Đến
năm 2019 là Thai Land với 41,0, Malaysia 26,4, Singapore 19,2 và Việt Nam
18,5 triệu lượt khách.
6.4 Một số vấn đề của du lịch thế giới
6.4.1 Phân loại thị trường du lịch quốc tế
Căn cứ vào tình hình phát triển du lịch quốc tế theo so sánh tương đối
giữa số lượng khách đến và đi du lịch nước ngoài, cũng như cán cân thu - chi du
lịch quốc tế mà các quốc gia, khu vực được chia thành nhóm:
- Nhóm nước phát triển mạnh du lịch quốc tế thụ động: Mĩ, Nhật, Đức,
Anh, các nước Scandinavia, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Australia, NewDiland, Ba
Lan, Séc, Slovakia.
- Nhóm nước phát triển mạnh du lịch quốc tế chủ động: Tây Ban Nha,
Italia, Thụy Sĩ, Áo, Bồ Đào Nha, các nước Ban căng, các nước Trung Đông, Bắc
Phi, Mêhicô, các nước Caribê, Canađa, Kênia, Hồng Kông,...

156
Địa lý du lịch
- Nhóm nước phát triển du lịch quốc cân đối: Pháp, Nga, Hungari, Israel,
Thổ Nhĩ Kì, một số nước châu Á và châu Mĩ.
Về mặt địa lí có thể nhận thấy, trên thế giới những vùng bờ biển là những
nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất. Địa lí của các trung tâm du lịch biển
đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Vai trò thống trị của Địa Trung Hải đã bị giảm sút.
Vùng Hắc Hải và Cận Đông đang vươn lên. Xu hướng phát triển ở vùng Caribê
và Biển Đông được thể hiện rõ. Trong tương lai du lịch biển sẽ giảm xuống do
sự phát triển của du lịch núi. Song, nghỉ biển vẫn là mục tiêu chính của các
chuyến du lịch.
6.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đối với sự phát triển và phân bố du lịch
Đặc điểm nổi bật và quan trọng của du lịch hiện đại là việc tìm kiếm sự
giải trí nghịch cảnh, khách du lịch mong muốn tìm kiếm một môi trường nghỉ
ngơi, giải trí đối lập với môi trường sống của họ.
Sự gần gũi về ngôn ngữ và lãnh thổ có ý nghĩa nhất định (60 % thu nhập
du lịch từ khách nói tiếng Anh)
Tài nguyên du lịch đóng vai trò to lớn trong việc thu hút khách du lịch,
phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Ngày nay, các chuyên gia nhận xét rằng, cùng với việc thời gian đi lại của
khách du lịch được rút ngắn hơn do sự tiến bộ của phương tiện giao thông là sự
tăng thời gian nghỉ ngơi và thời gian du lịch, khách du lịch muốn được tham
quan nhiều nơi hơn trong mỗi chuyến đi.
6.4.3. Đặc điểm chủ yếu của thị trường du lịch thế giới
- Khả năng nhận thức của khách về du lịch ngày càng tăng. Nhu cầu của
khách du lịch thay đổi ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.
- Sự phát triển của sản phẩm du lịch và phân đoạn thị trường ngày càng đa
dạng và mở rộng nhờ sự tham gia mạnh mẽ của nhiều nước, nhiều thành phần
vào hoạt động du lịch.
- Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa cả cung và cầu du lịch.
- Hoạt động tiếp thị du lịch hiệu quả và mở rộng hơn.
- Thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm và kĩ năng trong hoạt động du lịch.
- Tiến bộ kĩ thuật thúc đẩy quyền lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách.
- Tiến bộ trong lĩnh vực viễn thông mở rộng quyền lựa chọn của khách
hàng cho phép tiếp cận trực tiếp tới người cung cấp du lịch.

157
Địa lý du lịch
- Mặc dù là một ngành mới phát triển trên quy mô rộng lớn từ giữa thế kỉ
XX đến nay, nhưng du lịch lại đang trở thành lĩnh vực hàng đầu của nền kinh tế
thế giới.

Câu hỏi ôn tập


1. Anh (chị) nêu tình hình phát triển của du lịch thế giới.
2. Anh (chị) trình bày xu hướng phát triển và phân bố du lịch của các khu
vực trên thế giới ?
3. Tình hình phát triển du lịch các nước Đông Nam Á?
4. Thảo luận: Tình hình du lịch thế giới ảnh hưởng như thế nào đến du
lịch Việt Nam

158
Địa lý du lịch
CHƯƠNG 7
ĐỊA LÍ DU LỊCH MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm địa lí du lịch của các quốc gia (Anh, Pháp,
Italia, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, Thái Lan).
- Nắm được các trung tâm và những điểm du lịch tiêu biểu của 7 quốc
gia.

Nội dung:
Chương này đề cập đến những vấn đề sau:
Giới thiệu khái quát địa lí du lịch về 7 quốc gia gồm Anh, Pháp, Italia, Hoa
Kỳ, Australia, Trung Quốc, Thái Lan về:
- Đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hoá và tài nguyên du lịch.
- Điều kiện kinh tế, xã hội.
- Tình hình và đặc điểm phát triển của du lịch.
- Các trung tâm và những điểm du lịch tiêu biểu.

7.1 Vương quốc Liên hiệp Anh


Tên gọi “Nước Anh” thực ra là không hợp lý, đó là một sai lầm do thói
quen tạo nên. Tên của “Nước Anh” nếu gọi tắt thì cũng phải là “Vương quốc
liên hiệp Anh” và tên đầy đủ là “vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ailen”.
Vương quốc liên hiệp Anh được tạo thành từ bốn vùng: England, Scotland, xứ
Wales và Bắc Ireland. Tuy nhiên, England chiếm địa vị quan trọng trong toàn bộ
Vương quốc liên hiệp cả về diện tích, dân số, kinh tế.
7.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Vương quốc liên hiệp Anh là quần đảo, gồm đảo lớn nhất Great Britain và
Bắc Ireland nằm giữa vĩ tuyến 50o B và 60o B, ngoài ra còn hơn 5400 đảo nhỏ
khác nằm rải rác trên bắc Đại Tây Dương và Bắc Hải. Anh nằm ở tây bắc lục địa
châu Âu, với diện tích 242.910 km2. Phía tây tiếp giáp Đại Tây Dương rộng lớn,

159
Địa lý du lịch
phía đông giáp Bắc Hải, phía nam ngăn cách với lục địa Âu bởi eo biển Manche
(Măng sơ) rộng khoảng 33 km nhìn sang nước Pháp. Nước Anh có vị trí thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là hàng hải và giá trị của Biển Bắc.
Nhìn chung, đất nước Anh không có được các điều kiện thiên nhiên tốt để
phát triển mạnh du lịch. Nguyên nhân là do khí hậu ít thuận lợi, địa hình đơn
điệu, nguồn nước khoáng ít, giới sinh vật nghèo nàn.
Nhìn chung cả nước Anh là vùng đồi núi thấp, đồng bằng có diện tích nhỏ
hẹp ở Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất là Ben Nevis cao 1313m. Địa hình tương
đối cao ở phía tây và tây bắc, phía đông và đông nam tương đối thấp. Nước Anh
có đường bờ biển rất khúc khuỷu, khắp nơi là bán đảo, vịnh, mũi đất,...lớn nhỏ,
đan chéo chằng chịt nên có hơn 10.000 km đường bờ biển so với diện tích nhỏ
bé của đất nước. Tuy nhiên, du lịch nghỉ biển tập trung phát triển ở bờ biển đông
nam, nơi có những bãi biển thoải và nông như Brighton, Bornmut, Dortmut, ...
Nước Anh nằm trong vành đai khí hậu ôn đới hải dương, mát mẻ, ôn hòa.
Vì là nước hải đảo, bờ biển lại bị chia cắt sâu nên ảnh hưởng của biển có thể ăn
sâu vào nội địa. Tuy ở vĩ độ cao nhưng khí hậu Anh ấm áp do ảnh hưởng của
dòng biển nóng Golstream. Gió Tây và Tây Nam là chủ yếu mang nhiều hơi ẩm
của Đại Tây Dương. Mưa nhiều, phân bố khá đều trong năm, chủ yếu vào mùa
thu và đông, nhưng lại phân bố không đều trên lãnh thổ, giảm dần từ tây sang
đông. Các sườn đón gió vùng núi Tây Bắc Scotland, vùng đất cao xứ Wales, Tây
Nam England có lượng mưa lớn trên 2000 mm (có nơi 5000mm). Sườn khuất
gió lượng mưa dưới 700mm. Đồng bằng Đông Nam có lượng mưa ít nhất từ 700
– 1000mm. Nhiệt độ tương đối điều hòa, chênh lệch không lớn giữa mùa đông
và mùa hạ. Nhiệt độ trung bình tháng 7 là 16oC, tháng 1 là 3o C, có khi thấp hơn.
Đặc điểm nổi bật của khí hậu nước Anh là có nhiều sương mù, sương mù len lỏi
khắp nơi, đặc như sữa gây trở ngại lớn đối với giao thông và hoạt động của con
người. Số lượng ngày có sương mù lớn, ở vùng ven biển kéo dài 7 tháng, còn
trong lục địa tới 10 tháng. Vì thế London được gọi là “Thành phố sương mù”.
Đây không chỉ là đặc trưng của London mà là của cả nước Anh.
Chính vì thế mà khí hậu của nước Anh rất khó dự báo, trong một ngày
thời tiết thay đổi liên tục. Ô là vật dụng không thể thiếu và phải luôn mang theo
người khi đi du lịch. Từ tháng 4 - 9 là thời gian du lịch phù hợp ở Anh, tháng 7 -
8 là hai tháng cao điểm của du lịch Anh.
Do đặc điểm của địa hình và khí hậu nên nước Anh không có sông lớn.
Thay vào đó là hệ thống các dòng sông nhỏ, dày đặc luôn đầy nước, chảy êm ả
và được nối với nhau bằng hệ thống kênh đào tạo mạng lưới giao thông rất thuận

160
Địa lý du lịch
lợi. Hai sông lớn nhất và quan trọng là sông Severn và sông Thames nằm ở miền
Nam. Có năm mùa đông quá lạnh sông có thể đóng băng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên chúng ít được sử dụng cho du lịch vì tình trạng ô nhiễm.
Thực vật nghèo nàn, rừng chỉ còn bao phủ 7% diện tích lãnh thổ, nên
người ta đã phải làm nhiều vườn và xây dựng nhiều công viên ở thủ đô London
và trong các thành phố lớn để tạo môi trường tự nhiên xanh và đẹp.
Những tài nguyên thiên nhiên trên cho phép đất nước này phát triển
chuyên môn hóa một số loại hình du lịch tự nhiên: nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch
cuối tuần mà chủ yếu dành cho người bản xứ.
7.1.2 Đặc điểm lịch sử - văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn
Nước Anh có lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều biến động của các cuộc
chiến xâm lược từ các đế quốc lục địa làm cho các dân tộc Anh bị pha trộn.
Trong thời kì cận đại Anh đã từng nổi tiếng là một cường quốc hùng mạnh trên
thế giới, là nước tư bản đầu tiên, với vai trò như một “công xưởng của thế giới”,
đứng đầu về sản lượng công nghiệp và nhiều thuộc địa ở khắp các châu lục.
Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ I và lần thứ II, địa vị đó đã bị tụt
xuống trở thành “sâu bệnh của châu Âu”. Tuy vậy vài thập kỉ gần đây, Anh đã
gia nhập Khối cộng đồng châu Âu EEC (nay là EU) và cùng với các nước trong
khối này đang trở thành một cực rất mạnh của kinh tế thế giới, là một trong
những hạt nhân của EU. Tuy nhiên, hiện nay nước Anh đang có xu hướng tách
khỏi EU (Brexit).
Anh - một dân tộc thông minh, quê hương của Cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật. Nước Anh gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà bác học thiên tài, nhiều
nhà văn hóa lỗi lạc, quê hương của nhiều môn thể thao hấp dẫn.
Chính vì thế, nước Anh có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và kiến trúc
nghệ thuật, chủ yếu thuộc thời kì phong kiến và thời kì hình thành chủ nghĩa tư
bản. Khắp nơi trên đất nước này khách tham quan có thể thưởng thức những
công trình kiến trúc tuyệt diệu của các lâu đài, cung điện, nhà thờ, quảng trường,
đài tưởng niệm,... Những cung điện lớn như Buckingham nay vẫn là nơi ở của
Nữ Hoàng, Westmington, Kensington, Edinburgh, lâu đài Windser,.. gắn liền
với những sự kiện của lịch sử xưa và nay. Cũng như các nước châu Âu khác,
nước Anh có rất nhiều thánh đường ở khắp mọi nơi. Nhà thờ Saint Paul lớn thứ
hai thế giới. Giáo đường Westminter là nơi diễn ra các nghi lễ truyền ngôi của
Hoàng gia Anh, nơi có mộ của Niwton và Darwin. Giáo đường Canterbury là
tổng bộ Kitô giáo của nước Anh,...Nhiều địa danh gắn với tên tuổi, cuộc đời và
sự nghiệp của nhiều danh nhân thế giới. Thị trấn Strafort upon Avon quê hương

161
Địa lý du lịch
và cũng là nơi đặt mộ, bảo tàng của đại văn hào Shakespeare, hàng năm có tổ
chức liên hoan kịch do ông sáng tác. Mộ Karl Marx trên ngọn đồi tây bắc
London. Trường đại học Cambridge có 800 năm lịch sử, nơi Newton từng học
và làm việc, cùng với Oxford và nhiều trường đại học danh tiếng khác, nơi thu
hút sự chú ý của thanh niên thế giới. Quảng trường là nơi thu hút nhiều khách du
lịch tới tham quan và thưởng thức những công trình kiến trúc nghệ thuật như
quảng trường Trafalgar với cột đá cao 56m và bức tượng thủy sư đô đốc nổi
tiếng Nelson, lúc nào cũng có hàng ngàn con chim bồ câu đậu trên quảng
trường, quảng trường Piazza với những phố làng nghề, quảng trường George
được coi là Bảo tàng điêu khắc ngoài trời. Cầu tháp Lon don được xây dựng
năm 1844 cùng với Tháp chuông Big Ben được xem là biểu tượng của London.
Sự thống trị thế giới nhiều thế kỉ về công nghiệp và hàng hải cũng như lãnh thổ
thuộc địa rộng lớn đã tích lũy cho nước Anh một kho tàng những tác phẩm nghệ
thuật quí giá được trưng bày trong các bảo tàng nghệ thuật. Đó là bảo tàng Quốc
gia, bảo tàng Hoàng gia, bảo tàng York, bảo tàng Albert and Victoria...
Những di sản văn hóa thế giới của nước Anh bao gồm: Con đường của
người khổng lồ; Di chỉ Stonehenge Avebury; Quần đảo núi lửa Saint Kilda;
Tháp London; Lâu đài và nhà thờ lớn Durham kiến trúc kiểu Roman đẹp nhất
nước Anh.
7.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số nước Anh thuộc loại trung bình với 63.742.977 người (2014), có tỉ
lệ gia tăng đân số rất thấp. Thành phần dân tộc tương đối thuần: Chủ yếu là
người England (Anglo - Saxon) chiếm 80% dân số, người Scotland 10%, người
Ireland 4%, người xứ Wales 2%, còn lại là các dân tộc nhập cư. Mặc dù đã áp
dụng chế độ đồng hóa từ bao đời nay nhưng bản sắc dân tộc chủ yếu của họ là
mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của mình. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là ngôn
ngữ chính và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Đa số dân Anh theo đạo Anh quốc giáo, một số theo đạo Hồi, đạo Phật.
Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai len là nước theo chế độ quân chủ lập hiến,
đứng đầu là vua, nhưng với vai trò tượng trưng, hiện nay là Nữ hoàng Elizabeth.
Dân thành thị chiếm tỉ lệ cao hơn 80% dân số với 88 thành phố có hơn
100.000 dân. Thành phố lớn nhất là London hơn 7 triệu người, Manchester 2,5
triệu, Burmingham 2,4 triệu, Glasgow 2 triệu,...
Nước Anh là một cường quốc kinh tế lâu đời và cũng là nơi bắt đầu cuộc
cách mạng công nghiệp. Nhưng nền kinh tế trải qua nhiều thăng trầm, địa vị của
nước Anh dần giảm sút. Nước Anh ngày nay không còn huy hoàng như xưa nữa

162
Địa lý du lịch
nhưng vẫn đứng thứ 5 trong 7 cường quốc kinh tế thế giới. Năm 2000 tổng sản
phẩm quốc dân của Anh là 1.415 tỉ USD và thu nhập trung bình đầu người là
23.509 USD. GDP năm 2015 là 2.848 tỉ USD.
Anh là nước công nông nghiệp đều phát triển. Trong nông nghiệp ngành
chăn nuôi và đánh cá có điều kiện phát triển mạnh. Những ngành công nghiệp
tiên tiến là công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, công nghiệp khai thác than nổi tiếng
một thời, ngành hàng không với công ty Concord hợp tác với Pháp, ngành đóng
tàu, ngành sản xuất xe hơi,... các trung tâm công nghiệp lớn là London,
Manchester, Liverpool, Edinburgh và Glasgow.
Giao thông ở nước Anh rất phát triển. Hệ thống đường sắt được xây dựng
sớm nhất trên thế giới, dày đặc đến kinh ngạc và rất hoàn thiện, với tổng chiều
dài 17.000km, điện khí hóa 4.200km. Mạng lưới đường ôtô trải rộng khắp với
tổng chiều dài tới 350.000km, một phần trong đó là đường cao tốc, đóng vai trò
chủ đạo trong hệ thống giao thông và rất thuận tiện, hầu như gia đình nào cũng
có ôtô. Trong thành phố việc đi lại bằng taxi rất thuận tiện. Vận tải hàng không
cũng rất phát triển, Công ty hàng không Anh vào loại lớn nhất thế giới, sân bay
Heathrow lớn nhất nước và cũng là một trong những cảng hàng không tấp nập
nhất thế giới, cứ 3 phút có một máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Hàng hải chiếm
vị trí đặc biệt quan trọng đối với một quốc gia hải đảo và có ngành thương mại
phát triển, đội thương thuyền cũng nổi tiếng như hải quân của họ, với nhiều hải
cảng lớn là Liverpool, London, Glasgow,...là những cảng lớn bậc nhất thế giới.
Hai cảng Douve và Southamton lại có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển
hành khách.
Trong hệ thống giao thông của nước Anh có một điểm cần nhấn mạnh, đó
chính là đường hầm qua biển Manche đã nối liền Anh với lục địa Âu. Hệ thống
đường hầm này được khởi công xây dựng năm 1987, hoàn thành năm 1993, có
tổng chiều dài 53km, gồm 2 đường ống lưu thông và 1 đường bảo dưỡng, với
chi phí 15 tỉ USD.
7.1.4 Sự phát triển du lịch
Du lịch ở Anh phát triển rất sớm ngay từ nửa đầu thế kỉ XIX, khi xuất
hiện những dòng khách đi nghỉ tại các bãi biển vùng đông nam của đất nước và
sang các nước vùng Alps và Địa Trung Hải. Cũng từ đây các công ty du lịch,
các cơ sở khách sạn dần được hình thành và lớn mạnh nhanh chóng. Sang thế kỉ
XX, khách du lịch tăng lên, phạm vi tham quan dược mở rộng. Đời sống công
nghiệp và đô thị hóa cao đã thúc đẩy quá trình phát triển du lịch ở đất nước này.
7.1.4.1.Cơ sở vật chất kĩ thuật

163
Địa lý du lịch
Anh là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng và chất
lượng cơ sở lưu trú du lịch (khoảng 2 triệu giường), trong đó khách sạn chiếm đa
số. Các cơ sở trên tập trung thành 3 cụm chủ yếu: Thành phố London và phụ cận,
Bờ biển đông nam, các vùng còn lại. ở London và những thành phố lớn có nhiều
công viên là nơi dạo chơi, giải trí, ngắm cảnh rất thú vị của người dân thành phố và
du khách. Đỉnh Millennium là công trình giải trí hiện đại ở London.
7.1.4.2.Du lịch quốc tế
Các di tích lịch - sử văn hóa, các hoạt động thể thao, giải trí có sức thu hút
rất lớn đối với người dân Anh và khách du lịch. Hàng năm có hàng chục triệu
lượt khách du lịch quốc tế đến với nước Anh, chủ yếu từ các nước Tây-Bắc Âu
như Pháp, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha và Mĩ, tiếp đến là các nước châu Á, Phi thuộc
Khối liên hiệp Anh. Năm 1990 Anh đón được 18,01 triệu lượt khách du lịch
quốc tế, năm 2000 là 25,19 triệu lượt, năm 2010 là 26,30 triệu lượt, năm 2018
là 36,30 triệu lượt. Khách du lịch quốc tế đến Anh với mục đích chính là đi nghỉ
và tham quan, sau đến công vụ, thăm thân,... Trước đây họ đến chủ yếu bằng
đường biển và đường hàng không, ngày nay khách đến bằng đường bộ tăng
nhiều qua đường ngầm Manche.
Anh cũng là nước có số dân đi du lịch nước ngoài nhiều trên thế giới,
thường chỉ đứng thứ hai châu Âu, sau Đức. Hàng năm có hơn chục triệu lượt
người Anh tham gia du lịch quốc tế để nghỉ ngơi và tham quan. Vì thế, phần
đông là họ tới những nước phát triển du lịch nghỉ biển và núi như Tây Ban Nha,
Pháp, Italia, áo, Thụy sĩ và Mĩ. Năm 2000 những người Anh đi du lịch ra nước
ngoài đã chi tiêu tới 36.560 triệu USD, đứng thứ hai châu Âu và thứ ba thế giới.
7.1.4.3.Du lịch nội địa
Du lịch nội ở Anh phát triển rất mạnh, bình quân hàng năm mỗi người dân
đi du lịch tới 3 lần, làm cho số khách du lịch nội địa lên tới hơn trăm triệu lượt.
Hình thức du lịch cuối tuần khá phổ biến. Kinh doanh du lịch nội địa có hiệu
quả cao, là nguồn thu lớn (1,9 tỉ bảng - 1976)
7.1.4.4. Doanh thu du lịch của Anh hàng năm rất lớn và du lịch là một ngành
kinh tế quan trọng. Năm 1990 đạt 13,76 tỉ USD, năm 2000 đạt 19,54 tỉ
USD,năm 2010 đạt 32,49 tỉ USDnăm 2018 đạt 51,90 tỉ USD. Anh là quốc gia
phát triển du lịch hàng đầu thế giới.

7.1.5. Những điểm du lịch quan trọng

164
Địa lý du lịch
7.1.5.1. Thủ đô London
Dấu ấn nổi bật nhất của London là dòng sông Thames. Nó giống như một
con rồng nhỏ uốn mình chảy qua London. Đoạn chảy qua thành phố rộng
khoảng 200m. Đại bộ phận thành phố nằm ở bờ Bắc, hiện lên với hàng loạt các
công trình kiến trúc đồ sộ, hấp dẫn. London có rất nhiều các di tích lịch sử, trên
các đường phố và các ngõ hẻm đều thể hiện rõ nét cổ kính xen lẫn hiện đại.
London nổi tiếng về trà, có nhiều phòng hòa nhạc và ngân hàng. Du lịch trong
thành phố rất thuận lợi bằng hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt hai tầng và taxi,
còn có hình thức du lịch thuyền buồm.
* Nhà thờ Saint Paul mái vòm hình tròn, đồ sộ lớn thứ hai trên thế giới,
xây dựng vào cuối thế kỉ XVII. Năm 1981 hôn lễ của công nương Dianna được
tổ chức tại đây. Nhà thờ có kiến trúc hoàn mĩ, tinh tế. Đứng trên nóc nhà thờ có
thể ngắm toàn cảnh London.
* Tháp London có tới 900 năm lịch sử, được coi là thành cổ, vương cung
và nhà tù. Tháp London là một trong những di tích lịch sử được tham quan nhiều
nhất, nhất là tòa nhà Jewel House, nơi trưng bày nhiều ngọc ngà châu báu của
Hoàng gia Anh. Đặc biệt trong tòa tháp có đặt vương miện của nữ vương. Trên
đỉnh vương miện có có một “Ngôi sao Phi châu” bằng cẩm thạch.
* Cầu tháp London được xây dựng năm 1844, hoàn thành năm 1894, là
cửa ngõ của London, trông giống như hai ngọn tháp. Khi bình minh lên cây cầu
rất nguy nga tráng lệ. Đứng trên cầu có thể ngắm toàn cảnh sông Thames.
*Công viên Hyde là công viên lớn nhất London, có từ đầu thế kỉ XVII,
nơi diễn ra các cuộc triển lãm lớn và các hoạt động chúc mừng của Hoàng gia.
* Quảng trường Trafalgar có pho tượng vị anh hùng Đô đốc hải quân
Nelson đã chiến thắng đội quân Napoleon và hy sinh tại Trafalgar. Xung quanh
là quần thể kiến trúc của Bộ Tư lệnh Hải quân Anh và lúc nào cũng có hàng con
chim bồ câu đậu trên quảng trường.
* Cung điện Buckingham được xây dựng năm 1703. Từ năm 1837 cung
điện trở thành nơi ở của Hoàng gia Anh. Vào lúc 11giờ 30 phút hàng ngày du
khách sẽ được xem nghi lễ đổi gác của của lính ngự lâm.
* Công viên St. James nằm đối diện với cung diện Buckingham, là công
viên đẹp nhất London. Du khách sẽ được dạo chơi ngắm cảnh thiên nhiên và
kiến trúc của cung điện về đêm với hàng ngàn ngọn đèn tỏa sáng.
* Phố Downing là nơi tập trung các cơ quan nhà nước và là trung tâm
chính trị của nước Anh.

165
Địa lý du lịch
* Tháp chuông Big Ben được xây dựng theo lối Gothique điển hình, cao
hơn 100 m, thuộc Giáo đường Westminter và là biểu tượng của London, trong
có treo quả chuông nặng 14 tấn. Từ năm 1859 đến nay, mỗi giờ vang lên một
hồi chuông dài cả thành phố đều có thể nghe thấy. Mặt trước của tháp là một
chiếc đồng hồ lớn và nổi tiếng nhất thế giới, cao gần 100m, nặng 13 tấn, đường
kính gần 7m, từ xa có thể nhìn rõ.
* Giáo đường Westminter được xây dựng theo lối Gothicque, có rất nhiều
ngọn tháp bằng thủy tinh màu chụm lại tạo dáng vẻ lộng lẫy, tráng lệ. Từ năm
1060 đến nay, hầu như các nghi lễ truyền ngôi và các hoạt động trọng đại của
Hoàng gia Anh đều được thực hiện tại đây. Trong Giáo đường có nhiều lăng mộ
của Hoàng thất và những người nổi tiếng như Newton, Darwin, Watt,...
*Bảo tàng Quốc gia - Great British có lịch sử lâu đời và qui mô lớn bậc
nhất thế giới. Bảo tàng trưng bày hơn 7 triệu hiện vật là các cổ vật và các tác
phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
* Trường đại học Oxford ra đời vào năm 1167, hiện nay có 36 học viện.
Lớn nhất và lâu đời nhất là Học viện Giáo đường Thiên chúa. Trường đã đào tạo
ra nhiều danh nhân của nước Anh và thế giới, trong đó có 16 vị thủ tướng Anh.
* Trường đại học Cambridge ra đời vào năm 1209, hiện nay có 31 học viện
đã đào tạo ra hơn 60 chủ nhân của giải Nobel. Trong đó, học viện thứ 31 đã đào
tạo Newton và hơn 20 chủ nhân giải Nobel, 6 vị thủ tướng Anh. Học viện Quốc
Vương là nổi tiếng nhất. Trường cách trung tâm Thủ đô 96 km về phía bắc.
* Thị trấn Greenwich nằm ở đông nam London, nơi xây dựng đài Thiên
văn đầu tiên của thế giới và là kinh tuyến gốc của trái đất.
* Di chỉ Stonehenge Avebury còn gọi là Trận đá khổng lồ, là di tích lịch
sử nổi tiếng thế giới, được xây dựng khoảng 1700 năm trước Công nguyên. Di
tích bao gồm vô số các cột đá, mỗi cột nặng tới 50 tấn tạo thành một vòng tròn
bí ẩn, cùng các hoạt động tôn giáo.
* Đỉnh Millennium, một công trình kiến trúc hiện đại, vĩ đại nhất và tốn
kém nhất, tương đương tháp Eiffel, với 760 triệu bảng Anh. Bên trong có 20 trò
vui chơi, giải trí.
7.1.5.2. Bãi biển Brighton cách thủ đô London không xa, là bãi biển nổi tiếng.
Đến đây khách du lịch được tắm biển, tắm nắng, nhiều hoạt động vui chơi, giải
trí và được tham quan các con đường cảng rất đẹp.

166
Địa lý du lịch
Ở đây còn có Cung Hoàng gia, được cải tạo và xây mới năm 1783. Bên
ngoài Cung có kiến trúc cung điện ấn Độ, bên trong trưng bày các cổ vật Trung
Quốc, mang đậm phong cách Phương Đông.
7.1.5.3. Thành phố York
Đây là thành phố du lịch nằm sát London, nơi đây có sự kết hợp của nhiều
nền văn hóa, lịch sử khác nhau.
* Giáo đường York được xây theo phong cách Gothichque lớn nhất nước
Anh trong 250 năm, đến năm 1470 mới hoàn thành. Hấp dẫn nhất của giáo
đường là tấm kính màu thời Trung cổ, lớn nhất thế giới với hơn 100 ô cửa nhỏ.
Bao quanh giáo đường là bức tường thành cổ.
* Bảo tàng York là một trong những bảo tàng đẹp nhất nước Anh.
7.1.5.4. Thành cổ Edinburgh
Thành cổ Edinburgh là biểu tượng của Scotland, được xây dựng rất sớm
từ năm 850 trước Công nguyên. Đây là di tích thành cổ của Quốc vương
Scotland. Gần đó là cố đô Edinburgh. Festival nghệ thuật Edinburgh mỗi năm
được tổ chức một lần và thu hút được nhiều khách du lịch tham quan.
7.1.5.5. Thành phố Glasgow
Glasgow nằm ở trung tâm Scotland và lớn nhất Scotland, có nhiều cây
xanh. Trước đây là trung tâm công nghiệp đóng tàu và luyện kim. Năm 1990
được chọn là thành phố văn hóa của châu Âu. ở đây có quảng trường George là
bảo tàng điêu khắc ngoài trời với các bức tượng của các Nữ hoàng Anh, nhà thơ,
nhà phát minh và các học giả nổi tiếng của Scotland. Nhà thờ Glasgow được xây
dựng năm 1136 sau 300 năm mới hoàn thành. Ngày nay Glasgow là một trung
tâm giáo dục với nhiều trường đại học lớn.
7.1.5.6. Manchester
Đối với nhiều người Manchester gắn liền với bóng đá. Quả vậy, bóng đá
được người Anh rất hâm mộ và thành phố Manchester đã hiến dâng cho nước
Anh và những người hâm mộ một đội bóng lừng danh Manchester United. Thời
kì cách mạng công nghiệp Thành phố là một trung tâm công nghiệp lớn. Ngày
nay đã bị thu hẹp nhiều, chỉ còn lại là các di tích của một thời huy hoàng.

167
Địa lý du lịch
7.2 Cộng hoà Pháp
7.2.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Pháp là nước tư bản lớn nằm ở Tây Âu, có diện tích 551.500 km2. Pháp có
vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội và cả du lịch. Phía bắc, tây
và nam tiếp giáp với các đại dương và biển, là Bắc Băng Dương, Đại Tây
Dương và Địa Trung Hải, phía đông và tây nam giáp với nhiều quốc gia Tây Âu
khác. Lãnh thổ có dạng hình khối lục giác, gọn thuận lợi cho giao thông.
Địa hình nước Pháp rất đa dạng, có đủ các loại địa hình núi, cao nguyên,
đồng bằng được phân bố khá đều đặn và hài hoà. Đồng bằng Pari nằm ở miền
Bắc. Núi và cao nguyên nằm ở Trung tâm, miền Nam và Đông. Gồm có các dãy
núi Trung Tâm ở giữa, dãy Pyreness ở tây nam, đông nam thuộc dãy Alps, cao
nguyên Lorraine ở phía đông bắc. Địa hình đa dạng đã tạo nên những cảnh quan
hấp dẫn ở miền núi và cao nguyên. Đỉnh Mont Blance 4.807 m trên dãy Alps
cao thứ hai châu Âu (cao nhất châu Âu là đỉnh An brut cao 5642m). Kiểu địa
hình karst với những đỉnh núi dựng đứng, hang động và thung lũng đẹp. Hang
Rescau Jecan Bernard sâu nhất thế giới. Đặc biệt, nước Pháp có đường bờ biển
dài với nhiều bãi biển đẹp rất thích hợp với du lịch biển. Những bãi biển nằm ở
miền Nam bên bờ Địa Trung Hải có các điều kiện thiên nhiên lí tưởng. Nơi đây
có bãi biển Riviera đầu tiên của thế giới, bãi biển Biarritz nổi tiếng. Tiếp đến là
các bãi biển thuộc bờ tây bên Đại Tây Dương và bờ bắc bên Bắc Băng Dương.
Nói chung, nước Pháp có khí hậu rất thuận lợi, thuộc miền khí hậu ôn đới
hải dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào tháng 1 từ 1- 8oC, tháng 7 từ 7 -
21oC, lượng mưa trung bình 600 -1000 mm. Thời gian phù hợp nhất cho du lịch
là từ tháng 6 đến tháng 10. Tuy nhiên khí hậu có sự phân hoá khá đa dạng. Miền
Bắc và miền Tây có khí hậu ôn đới ẩm dễ chịu. Miền Đông khí hậu có tính lục
địa hơn. Trên miền núi cao có khí hậu lạnh và băng giá. Trong khi, miền Nam
lại có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải ấm áp và khô ráo, đặc biệt thích hợp cho
du lịch, hàng không và điện ảnh.
Pháp có hệ thống sông ngòi nhiều cùng với hệ thống kênh đào tạo mạng
lưới giao thông thuận tiện. Những dòng sông lớn, có cảnh đẹp như sông Seine ở
miền Bắc, sông Loire, sông Garone ở miềm Tây, sông Rhone ở Miền Nam.
Nước Pháp còn có nguồn nước khoáng phong phú, nổi tiếng là Vicki, Visi,
Evian,...
Tài nguyên sinh vật nước Pháp thuộc loại phong phú nhất Tây Âu với
những khu rừng lớn che phủ 25 % lãnh thổ. Ngay trong các thành phố cũng có
nhiều công viên xanh tạo cảnh quan và môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp.

168
Địa lý du lịch
Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên của Pháp rất
thuận lợi và hấp dẫn cho du lịch. Các loại hình du lịch thiên nhiên như nghỉ
dưỡng, leo núi, trượt tuyết, du lịch suối khoáng, du lịch sinh thái, nhất là du lịch
nghỉ biển.
7.2.2 Đặc điểm lịch sử - văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn
Ngày Quốc khánh 17/4/1789. Nước Pháp có lịch sử phát triển lâu đời, trải
qua nhiều cuộc chiến tranh. Năm 843 nước Pháp trở thành một quốc gia độc lập.
Năm 1789 cuộc cách mạng Tư sản Pháp thành công, thành lập nước Cộng hoà
đầu tiên. Năm 1804 Napoleon lên ngôi Hoàng đế, thành lập Đế quốc đầu tiên.
Năm 1848 cách mạng Paris bùng nổ, con trai Napoleon lên làm Tổng thống
nước Cộng hoà thứ hai. Năm 1870 con trai Napoleon bại trận trong cuộc chiến
tranh Pháp - Phổ, nước Cộng hoà thứ ba được thành lập. Năm 1946 sau Đại
chiến thế giới II, nước Cộng hoà Pháp thứ tư được thành lập. Năm 1958 thành
lập nước Cộng hoà Pháp lần thứ năm.
Pháp đã từng là đế quốc có nhiều thuộc địa trên thế giới. Hiện nay vẫn
còn một số thuộc địa.
Nước Pháp có trên lãnh thổ của mình cả một kho tàng văn hoá quí giá của
các thời đại và các nền văn hoá khác nhau với những công trình kiến trúc và di
tích tầm cỡ thế giới, tiêu biểu là những di sản của nền văn hoá Phục hưng. Nhờ
vậy, nước Pháp được coi là trung tâm văn hoá của châu Âu và thế giới. Tính đến
năm 1999 Pháp có tới 10 di sản thế giới.
Thời kì Trung cổ đã để lại nhiều công trình như Thánh đường có ở khắp
nơi, tiêu biểu là Thánh đường Notre Dame de Pari (Nhà thờ Đức Bà Pari), Các
Thánh đường Satr, Strasburg, Rouen, Lille, Tours,...
Dấu ấn của thời Phục hưng Pháp là những lâu đài, đài kỉ niệm, những tác
phẩm nghệ thuật ở khu phố cổ Paris và nhiều thành phố khác. Lâu đài
Fontainebleau, lâu đài Chambord và các cung điện Versailles, Toulouse,
Elysess,...là kiến trúc điển hình của thời kì này. Những tác phẩm hội hoạ, điêu
khắc vô cùng phong phú trong các viện bảo tàng nổi tiếng như bảo tàng Louvre,
Bảo tàng Lịch Sử Paris, ... Những di tích gắn liền với cuộc Cách mạng Tư sản
Pháp, với Napoleon. ở Pari nhiều ngôi nhà, đài kỉ niệm, bảo tàng, bia tưởng
niệm đã gắn liền với cuộc sống và sự nghiệp của nhiều danh nhân văn hoá như,
Voltaire, Rousseau, Victor Hugo, Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh. Pari
còn có những công trình kiến trúc nghệ thuật lớn rất ấn tượng như Khải Hoàn
Môn; Phố Champs Elysees, cung điện Elysees, Dinh thự Tổng thống; Quảng
trường La Concorde lớn nhất nước Pháp; Nhà hát lớn nhất thế giới Opera

169
Địa lý du lịch
Pompidou; Tháp Eiffel là biểu tượng của Thành phố; Vườn Luxembourg;... Bên
cạnh những đại lộ và công viên rộng rãi còn có những khu phố cổ vẫn giữ
nguyên thời Trung cổ với đường phố hẹp, cửa hiệu nhỏ và mặt tiền trang trí sặc
sỡ. Mỗi khu phố của Pari đều có nét riêng khác hẳn với các khu còn lại.
Tất cả những địa điểm trên nằm trong những khu rừng và công viên đẹp
đẽ hay bên những bờ sông và hồ, giờ đây được sử dụng cho du lịch tham quan
và nghỉ cuối tuần. ở Pari và các thành phố, các khu du lịch người ta có thể vui
chơi, giải trí với mọi hình thức ở mọi nơi.
Những di sản thế giới của nước Pháp bao gồm: Nhà thờ Mont Saint -
Michel; Nhà thờ lớn Chartres; Cung điện và công viên Versailles; Nhà thờ và
đồi ở Vezelay; Hang Lascaux ở thung lũng Vezelay; Lâu đài và công viên
Fontainebleau; Lâu đài Chambord; Tu viện dòng Citeaux ở Fonernay; Chiếc cầu
Gard và cống cấp nước thời La Mã; Tháp Eiffel.
Nước Pháp trải qua hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ nhưng ít bị tàn
phá. Nhờ vậy, khách du lịch có thể thưởng thức những di tích, công trình giá trị
của nhiều thời đại văn hóa khác nhau.
7.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2014, dân số nước Pháp có 66.259.012 người, hơn 90 % là người
Pháp, đa số theo đạo Thiên Chúa. So với các nước Tây Âu, Pháp có mật độ dân
số không cao, khoảng 95 người/km2. Pháp có nhiều kiều dân định cư ở nước
ngoài và nhiều nhất ở Canađa, châu Phi, châu Mĩ,...
Hơn 70 % dân số sống ở thành phố. Những thành phố lớn là Paris (10 triệu
người), Lyon, Marseille, Bordeaux, Nice,...có 20 thành phố trên 150.000 người.
Pháp là một quốc gia tư bản có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.
Tổng thu nhập quốc dân năm 2000 đạt 1.294 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu
người đạt 24.223 USD/ người. GDP năm 2015 là 2.422 tỉ USD.
Giao thông ở Pháp đặc biệt phát triển với nhiều phương tiện nổi tiếng như
máy bay Concorde nay là Airbus, tàu siêu tốc TGV. Mạng lưới giao thông
đường bộ có chiều dài hơn 400.000 km toả khắp mọi miền đất nước với chất
lượng cao. Trong đó đường cao tốc có hơn 6000 km, đường quốc lộ hơn 30.000
km. Ôtô là phương tiện đi lại phổ biến của người dân. Tuy nhiên, ắch tắc giao
thông là một vấn đề cần quan tâm. Pháp có mạng lưới đường sắt rất phát triển
với 37.000 km. Đường sắt đã được điện khí hoá hơn 9000 km. Pari là đầu mối
giao thông có các tuyến đường sắt tới các thành phố lớn và nối liền với thủ đô

170
Địa lý du lịch
các nước Tây Âu. Tàu hoả cao tốc TGV có thể đạt 300 km/h. Trong các thành
phố lớn đều có hệ thống tàu điện ngầm và hệ thống xe buýt, xe tắc xi, xe đạp.
Từ các sân bay lớn ở Paris, Marseille, Lyon, Nice, Bordeaux,... có các
tuyến bay quốc tế và nội địa, lưu lượng vận chuyển hành khách lớn, tiện nghi và
thuận tiện. Đặc biệt, tại thủ đô Paris có 3 sân bay quốc tế lớn là Charles de
Gaulle, Ory và Bulre có các tuyến bay trực tiếp tới những thành phố quan trọng
của thế giới. Nước Pháp được mệnh danh là “trạm trung chuyển trên không của
thế giới”.
Giao thông đường thuỷ cũng rất phát triển với 3.500 km bờ biển, mạng
lưới sông ngòi, kênh đào. Những hải cảng quan trọng là Marsaille, Rouen,
Nantes, Bordeaux,...
Sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt là thời trang, nữ trang, mĩ
phẩm và rượu nổi tiếng của Pháp cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch quốc
tế. Paris đã nổi tiếng là kinh đô mua sắm của thế giới.
Thành phố Straburgh nằm gần biên giới với nước Đức được chọn làm trụ
sở của EU.
7.2.4. Sự phát triển du lịch
Du lịch Pháp phát triển rất sớm từ cuối thế kỉ XVIII đầu XIX cùng với sự
phát triển của thành phố. Cuối thế kỉ XIX Pari đã trở thành trung tâm du lịch lớn
nhất châu Âu và thế giới. Riviera nổi tiếng là khu du lịch biển cho tầng lớp quí
tộc thời bấy giờ. Các khu du lịch chữa bệnh bằng nước khoáng có truyền thống
lâu đời.
7.2.4.1. Du lịch quốc tế
Cảnh quan tuyệt đẹp và những thành phố lịch sử, những món ăn ngon và
những thứ rượu nho hảo hạng, nền văn hóa độc đáo và thời trang, vị trí vô cùng
thuận lợi và cơ sở vật chất tốt đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch từ mọi
nơi trên thế giới đến với nước Pháp. Từ năm 1929 đã có 2,9 triệu lượt khách du
lịch đến Pháp. Lượng khách du lịch quốc tế đến Pháp tăng nhanh không ngừng
và luôn đứng hàng đầu thế giới. Năm 1990 là 52,497 triệu lượt khách, mang lại
nguồn thu là 20,184 tỉ USD. Năm 2000 là 75,5 triệu lượt và 29,9 tỉ USD, năm
2010 là 77,648 triệu lượt và 47 tỉ USD, năm 2018 là 89,4 triệu lượt và 67,3 tỉ
USD. Pháp luôn đứng đầu thế giới về số khách du lịch quốc tế và hàng đầu về
thu nhập du lịch.

171
Địa lý du lịch
Khách du lịch đến Pháp chủ yếu tới Paris, các khu du lịch biển bên bờ Địa
Trung Hải và Đại Tây Dương, các khu du lịch nghỉ núi và nghỉ đông, các suối
nước khoáng,...
Có khoảng 50 % khách du lịch quốc tế của Pháp đi qua hoặc đến Pari.
Pari là thành phố được tham quan nhiều nhất trên thế giới. Đây không chỉ là đầu
mối giao thông của châu Âu, trung tâm kinh tế, khoa học mà còn là thủ đô của
nghệ thuật, của mốt, của kiến trúc tuyệt diệu.
Khách du lịch đến Pháp chủ yếu từ các nước láng giềng Tây và Bắc Âu
như, Đức, Bỉ, Anh, Hà Lan, Italia và Mĩ. Chất lượng phục vụ du lịch của Pháp
rất cao, đặc biệt trong khách sạn, nhà hàng, công viên giải trí, thể thao. Ngày
nay, Pháp xây dựng nhiều công viên giải trí, tiêu biểu công viên giải trí
Disneyland.
Pháp không chỉ nổi tiếng là nước du lịch nhận nhiều khách mà còn là
nước gửi nhiều khách đi tham quan, du lịch nước ngoài. Về số lượng này, Pháp
là nước đứng thứ 3 ở Châu Âu, chỉ sau Đức và Anh. Tuy nhiên, trên thị trường
du lịch quốc tế, Pháp trở thành nước xuất khẩu khách du lịch rất muộn, mãi đến
tận năm 1952. Mức sống ngày nay của người dân Pháp ngày một nâng cao và
quỹ ngoại tệ quốc gia ngày một lớn, đây chính là điều kiện thúc đẩy số lượng
khách du lịch Pháp ra nước ngoài tăng vọt. Năm 1977 có 14,6 triệu lượt người
Pháp đi du lịch quốc tế với số ngày nghỉ trung bình là 9 ngày/người, năm 1998
là 16,7 triệu lượt. Tây Ban nha, Italia, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Áo, Nam Tư là những
nước được nhiều khách Pháp đến nhất. Đặc biệt, Tây Ban Nha chiếm tới 1/4 số
lượng khách nói trên. Về số lượng khách đi du lịch ra ngoài Châu Âu, Pháp và
Anh luôn đứng hàng đầu. Điều đó cũng dễ hiểu vì cả hai nước này đều có nhiều
mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và văn hoá với các nước thuộc địa cũ của họ
trên thế giới. Quỹ tiêu dùng không ngừng tăng và những thói quen du lịch đang
phổ biến rộng rãi trong dân chúng Pháp là những điều kiện đảm bảo để nói rằng:
trong tương lai, số lượng khách Pháp đi du lịch nước ngoài sẽ còn tăng nhiều
hơn nữa. Sự chênh lệch lớn giữa giá cả quá cao ở Pháp và giá trung bình hoặc
thấp ở các nước cũng tác động nhiều lên hiện tượng nói trên. Năm 2000 người
Pháp đi du lịch nước ngoài đã chi tiêu hết khoảng 17.166 triệu USD.
7.2.4.2. Du lịch nội địa
Pháp có nhiều truyền thống về phát triển du lịch nội địa. Hơn 10% dân
Pháp có biệt thự riêng ngoài nhà ở chính. Ngoài các khách sạn, camping và các
biệt thự riêng người Pháp còn thuê phòng trong các nhà ở khu vực nông thôn

172
Địa lý du lịch
hoặc ở nhờ nhà họ hàng, bạn bè. Năm 1937 đã có hơn 2 triệu lượt khách du lịch
nội địa.
Khoảng 75% số gia đình người Pháp đi nghỉ dài hạn chủ yếu vào mùa hè,
song trên thực tế, số ngày đi nghỉ đông có xu hướng tăng lên. Đa số khách du
lịch nội địa nghỉ tại các khu du lịch biển. Phần còn lại là nghỉ núi và du lịch
đồng quê. Nước Pháp có hàng trăm làng du lịch. Vấn đề phức tạp hiện nay của
du lịch nội địa là mức độ tập trung quá cao số khách đi nghỉ vào tháng 7 và 8.
Các kì nghỉ ngắn được phân bố tương đối điều hoà theo mùa.
7.2.5. Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng
7.2.5.1. Thủ đô Paris
Là thành phố lớn nhất châu Âu và được coi là thành phố văn hoá của thế
giới. Paris là trung tâm văn hoá, nghệ thuật của Pháp. Sông Seine đã chia thủ đô
Paris thành hai nửa, được nối với nhau bởi hàng chục cây cầu xinh đẹp. Trung
tâm thành phố là phố Elysess.
Paris tập trung hàng nghìn những điểm tham quan hấp dẫn:
* Bảo tàng Louvre trước kia là cung điện, nay là một trong ba bảo tàng
lớn của thế giới, được xây dựng vào cuối thế kỉ XII. Trong bảo tàng trưng bày
khoảng 40 vạn tác phẩm nghệ thuật về mọi thể loại và mọi thời đại văn hoá nghệ
thuật thế giới. Trong đó có 2 tuyệt tác là bức tranh Mona Lida và Bức tượng
Thần Vệ nữ. Cổng vào của bảo tàng có hình Kim tự tháp bằng kính.
* Phố Champs Elysees rộng 100 m, ở giữa quảng trường Concorde và
cổng De Triomple. Đây là đường phố trung tâm của thủ đô Paris, nơi tập trung
nhiều cung điện và các tòa nhà của chính phủ.
* Quảng trường Concorde là quảng trường lớn nhất thủ đô Pari, được xây
dựng năm 1743. Trung tâm quảng trường có tấm bia nhọn Ai Cập nặng 220 tấn,
với hơn 3000 năm lịch sử.
* Cổng De Triomple hay Khải Hoàn Môn được xây dựng năm 1863, cao
50 m, rộng 45 m để ghi nhớ công lao vĩ đại của Napoleon. Tượng đài được trang
trí với những phù điêu rất đẹp.
* Notre Dame de Paris hay Nhà thờ Đức Bà Pari là trái tim của Pari,
được xây dựng từ năm 1163 đến năm 1245 mới hoàn thành. Đây là một tuyệt
tác của nghệ thuật Gothique, là nhà thờ Thiên chúa giáo cổ kính nhất và độc đáo
nhất Paris. Nhà thờ nổi với các bức phù điêu và những ô cửa kính màu, đứng

173
Địa lý du lịch
trên nóc Nhà thờ có thể ngắm cảnh hai bờ sông Seine. Trước Nhà thờ có một cái
vòng nhỏ ghi (Km số O).
* Tháp Eiffel xứng đáng là biểu tượng của Paris, được xây dựng năm
1889 để phục vụ cuộc triển lãm quốc tế nhân 100 năm cuộc Cách mạng Tư sản
Pháp, qua đó muốn giới thiệu với thế giới Pháp là một cường quốc công nghiệp.
Tháp được xây dựng bằng thép, nổi tiếng sừng sững cao 300 m, gồm 3 tầng. Khi
hoàng hôn xuống đứng trên đỉnh tháp có thể ngắm toàn cảnh kì diệu của Pari.
* Sông Seine chảy ngang qua thủ đô Pari. Trên sông có 37 chiếc cầu, cảnh
hai bên bờ sông rất đẹp và là di sản thế giới.
* Lăng mộ Napoleon nằm trong Viện Thương binh. Thi hài được mai
táng dưới ngọn tháp vàng. Quan tài làm bằng đá hoa cương nặng 50 tấn.
* Công viên Luxembourg xây dựng năm 1615, có phong cảnh đẹp như tranh
vẽ. Nơi đây có nhiều bức tượng bán thân của các nhà tư tưởng và các nhà thơ.
* Cung điện Versailles cách Thủ đô 20 km về phía tây là Hoàng cung đẹp
nhất châu Âu, được xây dựng từ thế kỉ XVII dưới thời vua Louis XIII. Dưới thời
vua Louis XIV được mở rộng và xây dựng lâu đài tráng lệ này. Lâu đài có 700
phòng được trang trí các tác phẩm nghệ thuật và những kiệt tác do các nghệ sĩ
tài hoa nhất nước Pháp tạo nên, với 400 tượng đá cẩm thạch, 1400 vòi phun
nước, cùng khuôn viên rộng lớn đầy hoa thơm cỏ lạ.
7.2.5.2. Thành phố Marseille
Là thành phố cổ nhất nước Pháp, nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá và là
hải cảng lớn nhất Địa Trung Hải. Đây cũng là thành phố du lịch biển lớn.
* Cannes nổi tiếng với những liên hoan phim quốc tế, được tổ chức hàng
năm vào trung tuần tháng 5. Cannes có bãi biển đẹp và những dãy phố cổ từ thế
kỉ XI.
7.2.5.3. Thủ phủ Nice
Là thủ phủ vùng ven biển và là bãi biển đẹp nhất Địa Trung Hải, nơi nghỉ
mát của giới quí tộc trước đây. Nice còn có Thành cổ Nice là công trình kiến
trúc thế kỉ XVII và được bảo tồn tốt. Nơi đây còn nổi tiếng về các loại hoa và
quả rất phong phú.
7.2.5.4. Thành phố Reimes
Đây là một thành phố quan trọng của lịch sử nước Pháp, được coi là thành
phố của các vị vua. Từ thế kỉ XI trở đi tất cảc các quốc vương của Pháp phải

174
Địa lý du lịch
được làm nghi lễ truyền ngôi tại đây. Trung tâm thành phố là nhà thờ Đức Bà
Reimes.
* Epernay là vùng đất của rượu Cham pagne nổi tiếng thế giới
7.2.5.5. Thành phố Bordeaux
Đây là kinh đô của các loại rượu nổi tiếng thế giới. Thành phố có nhiều
công trình kiến trúc lịch sử và các tác phẩm nghệ thuật từ thế kỉ XVIII, đến đây
du khách có thể tham quan những vườn nho và qui trình làm rượu.
7.2.5.6. Bãi biển Biarritz
Là bãi biển nổi tiếng của Pháp, phong cảnh rất đẹp, bãi biển trải dài và
phẳng, có sân gôn.
7.3 Cộng hoà Italia
7.3.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Italia - đất nước đẹp nổi tiếng, tắm mình trong Địa Trung Hải, khí hậu ôn
hòa mát mẻ, bầu trời luôn trong xanh, hoa quả bốn mùa tươi tốt.
Italia là một quốc gia lớn ở châu Âu và là một bán đảo nằm ở Nam Âu.
Bán đảo có hình dạng một chiếc ủng vươn dài xuống trung tâm Địa Trung Hải
theo hướng tây bắc - đông nam dài 900 km, với diện tích 301.268 km2. Ngoài
bán đảo Apennin lớn nhất còn có hai đảo nhỏ là Sicillia và Sardegna và một số
đảo nhỏ trên Địa Trung Hải. Phía bắc giáp các nước Pháp, Thụy Sĩ, Áo và
Slovenia. Hai quốc gia nhỏ bé nằm lọt trong lãnh thổ này là Vatican và San
Marino. Còn lại phía đông, tây và nam là đường bờ biển Địa Trung Hải với
chiều dài tới 7.400 km, có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch nghỉ biển. Chính
vì thế, tính hải dương bao trùm lên toàn lãnh thổ, 80% diện tích lãnh thổ nằm
cách xa bờ biển không quá 100 km. Italia có tọa độ 37 oB - 47oB, cùng với việc
tiếp giáp nhiều nước châu Âu và Địa Trung Hải đã tạo điều kiện rất thuận lợi
cho việc thu hút các luồng khách du lịch. Nhất là các nước Tây và Bắc Âu
không có vùng biển ấm áp.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Italia rất phong phú đa dạng và có giá trị
cả về địa hình, khí hậu và thủy văn. Những tài nguyên này tác động và bổ sung
lẫn nhau và là nhân tố hấp hẫn nhất đối với khách du lịch nước ngoài. Khoảng
80% lãnh thổ là đất nước là núi và cao nguyên, bao gồm 4 miền: Miền Bắc là
miền núi Alps với nhiều dãy núi cao của sườn nam Alps. Thung lũng sông Po là
đồng bằng lớn nhất và quan trọng nhất của Italia. Dãy Apenin như cột xương

175
Địa lý du lịch
sống của bán đảo với những dãy núi cao ở giữa để lại hai bên bờ biển là những
đồng bằng nhỏ hẹp. Phần còn lại là các đảo trên Đại Trung Hải.
Phía bắc là dãy Alps như một vòng cung ôm lấy đồng bằng sông Po. ở
đây, giáp biên giới với Pháp có đỉnh hùng vĩ Mont Blance cao thứ hai châu Âu
4870m, tuyết phủ quanh năm. Nhiều dòng sông len lỏi trong các nhánh núi tạo
ra các hồ nước đẹp. Địa hình núi non phức tạp là trở ngại cho việc xây dựng các
tuyến đường giao thông và đi lại của du khách. Song, miền núi cao Alps lại chặn
đứng những luồng gió bắc lạnh lẽo tạo nên vùng khí hậu ấm áp ở phương nam
góp phần kéo dài mùa du lịch ở đây và tạo nên vùng cảnh quan đẹp.
Dãy núi Apennin trải rộng hầu như khắp bề mặt bán đảo này. Đỉnh Corno
Grande 2914m cao nhất dãy. Địa hình ở đây lồi lõm và rất phức tạp như địa hình
mặt trăng với những miệng núi lửa đã lặng câm và những dòng nham thạch đã
khô cứng, Vesuvius là ngọn núi lửa duy nhất còn đang hoạt động.
Địa hình bằng phẳng chủ yếu ở hạ lưu sông Po và vùng ven biển xung
quanh bán đảo. Nơi đây đã được sử dụng triệt để cho sự phát triển kinh tế. Với
mạng lưới dân cư và giao thông dày đặc cùng nhiều điểm du lịch hấp dẫn, vùng
này rất thích hợp cho nhiều loại hình du lịch nghỉ biển, tham quan, chữa bệnh
bằng nước khoáng.
Sự hiện diện của địa hình núi đá vôi và khí hậu thuận lợi đã tạo nên những
hang động kỳ diệu. Hàng chục hang động đã được khai thác phục vụ du lịch, nổi
tiếng là Gortani, Preta, Piadgia Bela,...Nhất là những “hang xanh” trên đảo
Capri. Đáy của những hang này là nước biển cùng với bầu trời trong xanh của
Địa Trung Hải chiếu xuống tạo màu sắc lung linh, huyền ảo. Hang Caxtenlo
hàng năm đón hàng trăm nghìn khách tham quan.
Đặc điểm chung khí hậu của Italia là tính cận nhiệt đới hải dương, mùa
đông ấm áp, mùa hạ khô ráo - điển hình của khí hậu Địa Trung Hải và có thể
chia thành các miền: Miền Bắc mang tính chất ôn đới lục địa, mùa đông lạnh,
mùa hè nóng. Vùng Alps có mùa đông lạnh kéo dài, lượng mưa khoảng 2000
mm, Vùng hạ lưu sông Po có khí hậu lục địa, nhiệt độ trung bình năm là 15 oC,
mùa đông không dưới 0oC, lượng mưa 1000 mm, mưa nhiều hơn vào mùa hè.
Miền Nam có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, nhiệt độ trung bình năm hơn
15oC, mùa đông 11oC, mùa hạ 25oC, lượng mưa 800 mm tập trung vào mùa
đông. Mùa đông ấm áp, mùa hạ khô ráo. Đây là vùng khí hậu thích hợp nhất cho
việc trồng các loại cấy ăn quả như cam, chanh, nho, ôliu, táo, lê,... và cho hoạt
động du lịch.

176
Địa lý du lịch
Khí hậu Địa Trung Hải đã làm cho đất nước Italia có phong cảnh đẹp, bầu
trời lúc nào cũng trong xanh như đôi mắt người thiếu nữ châu Âu. Sau những
cơn mưa rào ít ỏi rất nhanh và mạnh vào mùa đông bầu trời lại trở nên trong
sáng. Vào mùa đông tuyết rơi ở khắp nơi nhưng chỉ có ở Alps và trên đỉnh núi
cao Apennin mới có thể phát triển du lịch thể thao mùa đông. Đất nước đắm
mình trong biển Đại Trung Hải, sóng nước ấm áp dạt dào. Thiên nhiên đã ưu đãi
cho đất nước này và đó cũng chính những điều kiện thuận lợi cho điện ảnh, hàng
không và du lịch. Thời gian từ tháng 6 - 8 là thời kì cao điểm của du lịch.
Hệ thống thủy văn phong phú cũng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
du lịch. Italia có nhiều sông nhưng không lớn. Chỉ sông Po có vai trò giao thông
thủy. Italia có hơn 500 hồ lớn nhỏ, lớn nhất là các hồ Grada, Bolsena, Comaco,...các
hồ nước ấm, yên tĩnh, phong cảnh đẹp trở thành nơi nghỉ dưỡng lí tưởng.
Cấu trúc đá vôi và những hoạt động núi lửa đã đem lại nhiều suối và
giếng nước khoáng tốt có tiếng như Viterbo, Vicarelo, Baridi Tivoli,...
Nền văn minh của đất nước này đã làm tàn lụi thế giới sinh vật. Ngày nay
rừng chỉ còn chiếm 20% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là thực vật Địa Trung Hải
như dẻ, nguyệt quế, dầu hoang,... Trên vùng Alps chủ yếu là tùng, bách, thông,...
Những tài nguyên thiên nhiên đã cho phép Italia phát triển nhiều loại hình du
lịch như nghỉ biển, hồ, thể thao mùa đông, chữa bệnh nước khoáng và tham quan.
7.3.2 Đặc điểm lịch sử - văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn
Italia có lịch sử - văn hóa phát triển lâu đời và rực rỡ. Năm 30 tr CN
thành lập đế quốc La Mã. Đế quốc La Mã cổ đại phát triển lớn mạnh và hình
thành nền văn minh La Mã cổ đại nổi tiếng thế giới. Năm 395 đế quốc Tây La
Mã bị diệt vong. Năm 1453 đế quốc Đông La Mã suy tàn. Từ thế kỷ XIV - XVI,
Italia là nơi đầu tiên diễn ra phong trào Văn hóa Phục hưng châu Âu. Thế kỷ
XVI, Italia lần lượt bị Pháp và Tây Ban Nha chiếm đóng. Năm 1860 xây dựng
Vương quốc Italia. Năm 1822 Italia nằm dưới sự cai trị của chế độ phát xít.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Italia cùng Đức và Nhật tạo thành “Trục phát
xít”. Năm 1946 thành lập nước Cộng hòa Italia.
Lịch sử huy hoàng đã để lại cho Italia một kho tàng các di tích lịch sử, các
công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo bậc nhất châu Âu với nhiều đền
đài, cung điện, thánh đường, nhà hát, đấu trường cổ kính, nguy nga và những
tháp chuông cao vời vợi. Các di tích này có thể được chia thành các nhóm theo
thời gian, bao gồm; Thời kì La Mã và trước La Mã; Thời kì Phục hưng. Các
công trình đó là các cung điện, pháo đài, tòa thánh, nhà thờ, nhà hát, biệt thự,
nhà ở,.... Toàn bộ những di sản quí báu đó được phân bố ở khắp mọi nơi, mọi

177
Địa lý du lịch
miền đất nước. Theo các chuyên gia thì có khoảng 1350 thành phố và làng mạc
có các công trình hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên, các di tích này tập trung
nhiều tại các đô thị lớn như Roma, Naples, Florence, Milan, Torino, Verona,
Genoa, Venice,... và đi tới đây là những chuyến tham quan du lịch đặc biệt.
Cơ sở cho sự thừa kế di sản văn hóa giàu có của đất nước này trước hết là
quá trình lịch sử đầy sôi động. Những di tích của thời đại người Etrus (TK X -
IVtr CN) còn được gìn giữ ở ngoại ô Roma và các thành phố Peruza, Tarquinia.
Các di tích thời kì đế quốc La Mã lại tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền
Nam bán đảo Apennin cũng như ở Roma và Naples. Roma với vai trò là thủ đô
của đế quốc có khả năng lớn nhất về phát triển xây dựng và văn hóa. Mỗi triều
đại vua chúa đều để lại những công trình vĩ đại cho đời sau. Đến Roma khách du
lịch sẽ được tham quan Nhà lưu niệm Vittorio Emanuele II nằm trên Quảng
trường Venice, Phòng họp Roman Forum, cột Traian, Capitoli, Tượng đồng của
Avreli, Opera Roma, Đấu trường Colosseum với 50.000 chỗ ngồi, đền
Pantheon,... Nằm gần thành phố Naples là di tích hai thành phố cổ nổi tiếng
Pompei và Herculanum đã bị núi lửa Vesuvius vùi lấp năm 79. Tại đây các di
tích còn lại là một số công trình xây dựng và nhiều di vật được đặt trong bảo
tàng quốc gia Naples. Nhiều di tích tuyệt diệu như nhà hát, đền thờ,...thời cổ Hy
Lạp được khám phá tại các thành phố Xiracuza, Salerno.
Các di tích của thời kì Phục hưng còn lưu giữ được với số lượng lớn và
chất lượng tốt mà chúng ta có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước Italia
cổ kính, nhiều nhất là trong các thành phố lớn. Thủ đô Roma có bảo tàng Cổ đại
Vila Borgeze với nhiều tác phẩm tranh và điêu khắc, quần thể kiến trúc Tòa
thánh Vatican, Đài phun nước Trevi, Quảng trường Venice với tượng đài vua
Vittorio Emanuele II, Quảng trường Tây ban Nha, Quảng trường Navona với
tượng đài Bruno. Naples nổi bật với Pháo đài Caxtel Nuovo từ thế kỉ XIII, Nhà
thờ San Francheska di Paola, Nhà hát San Carlo, các tu viện ở khu Vomero.
Thành phố Pisa với các công trình nổi tiếng thế giới như Tháp nghiêng Pisa và
giáo đường Baptisteria. Thành phố Florence là một bảo tồn phong phú và tuyệt
diệu của nghệ thuật Phục hưng. Chính nơi đây là khởi thủy và là trung tâm của
trào lưu này. Các di tích tiêu biểu gồm có Cung điện Vecchio cạnh Quảng
trường San Marco. Bức tượng quí giá nhất Itailia, Tượng David của
Michelangelo. Bảo tàng mĩ thuật Uffizi bậc nhất thế giới. Giáo đường Santa
Maria del Fiore cao quí và mĩ lệ. Giáo đường Santa Cruz là một kiệt tác nghệ
thuật với nhiều bức bích họa nổi tiếng. Thành phố Milan, thành phố lớn thứ hai
của Italia nổi bật với nhà hát Opera La Xcala, nhà thờ Duomo lớn thứ ba thế
giới, nhà thờ Santa Maria del Graxia, bảo tàng nghệ thuật Breta. Các thành phố

178
Địa lý du lịch
Genoa, Verona, Torino, Bolonia,... cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật
và di tích lịch sử thời Trung cổ. Nhưng Venice có một vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
Ngoài những công trình lớn như Thánh đường và Quảng trường Mark’s
Basilica, tháp đồng hồ và nhiều cung điện, Venice còn là một thành phố nổi duy
nhất thế giới.
Đối với khách du lịch tham quan thì các bảo tàng ở Italia với những kiệt
tác của các danh họa và các nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới như Leonard De
Vinci, Michelangelo, Rafael, Giotto,...và các bảo tàng về các nhà bác học và các
nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới như Cristoph Colombo, Galile, Dante,
Michelangelo có sức lôi cuốn kì diệu. Khách du lịch cũng có thể chiêm ngưỡng
những công trình kiến trúc vĩ đại của các giáo đường và thăm mộ của các các
danh nhân văn hóa.
Italia là đất nước của những bảo tàng với các tác phẩm nghệ thuật và di
tích vô giá của lịch sử và nền văn minh cổ và trung đại. Đó là những bảo tàng ở
Vatican, Bảo tàng quốc gia ở Roma, Bảo tàng Nghệ thuật cổ đại, Bảo tàng quốc
gia ở Naples, Triển lãm quốc gia về nghệ thuật hiện đại và rất nhiều các bảo
tàng khác.
Những di sản thế giới của Italia là: Trung tâm lịch sử thành phố Florence;
Thành phố Venice và những hồ nước mặn; Đấu trường Colosseum; Đền
Pantheon; Thành phố Pompei, Herculanum và Torre Annunziata; Vườn quốc gia
Cilento và Vallo di Diano; Tháp nghiêng Pisa; Quảng trường hội họp của La Mã
- Roman Forum.
7.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và đặc điểm của dân cư là cơ sở quan trọng cho việc phát triển du
lịch. Italia có số dân là 61.680.122 người (2014). Ngoài ra còn có hơn 10 triệu
kiều dân sống ở nước ngoài, chủ yếu ở các nước láng giềng và xa hơn là ở Hoa
kì, Achentina, Braxin,...Dân tộc khá thuần nhất, chủ yếu là người Italia chiếm
hơn 80%dân số. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Latinh. Dân thành thị chiếm hơn
60% dân số. Các thành phố lớn trên 2 triệu người gồm có Milan, Roma, Naples
và Torino. Lao động trong các ngành dịch vụ chiếm tỉ cao hơn 40%. Italia là
nước có nền kinh tế nông và công nghiệp phát triển cao và có mức sống cao trên
thế giới. Năm 2000 tổng thu nhập quốc dân đạt 1.074 tỉ USD và thu nhập bình
quân đầu người đạt 23.626 USD/người. GDP năm 2015 là 1.185 tỉ USD. Tuy
nhiên số người thất nghiệp còn nhiều và phát triển du lịch là giải pháp tốt nhất
cho vấn đề này.

179
Địa lý du lịch
Những đặc điểm vị trí địa lí và địa hình đã tác động lớn đến mạng lưới
giao thông. Giao thông đường bộ chiếm vị trí chủ đạo tỏa khắp mọi nơi với tổng
chiều dài hơn 300.000km. Trong đó có tới 10.000 km đường cao tốc với 2 tuyến
quan trọng: Tuyến bắc - nam từ Milan qua Roma đến Naples và tuyến đông -
tây từ Torino đến Venice. Italia có các hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng như
Ferrari, Fiat. Ôtô là phương tiện phổ biến của người dân và khách du lịch nước
ngoài đến Italia. Hệ thống đường sắt chạy dọc ven biển Adriatic và một số tuyến
đường ngang, có các tuyến nối với các nước láng giềng, với chiều dài 20.000
km. Trong đó tuyến đường sắt điện khí hóa là 10.000 km với chất lượng tốt nhất
thế giới. Đường hàng không có vai trò quan trọng trong du lịch và được phát
triển nhanh chóng. Italia có 32 sân bay dân dụng nối liền với thủ đô và các thành
phố lớn châu Âu. Roma có 2 sân bay quốc tế là Leonard de Vinci và Di
Ciampino và có ở các thành phố lớn như Milan, Venice, Torino. Giao thông
đường biển có vị trí quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và còn chuyên chở
nhiều khách du lịch. Hải cảng quan trọng là Venice, Genoa, Ancona.
7.3.4. Sự phát triển du lịch
Du lịch Italia đã có lịch sử phát triển lâu dài. Đất nước này đã thu hút
khách du lịch từ khắp mọi nơi trên trái đất bằng vẻ đẹp thiên nhiên, khí hậu tốt
lành và những di tích vô giá của thời kì Cổ đại và Phục hưng. Phần lớn những
chuyến tham quan du lịch của những thế kỷ trước cũng như ngày nay đều hướng
vào Tòa thánh Vatican và các trung tâm tôn giáo khác. Trong thời kì giữa hai
cuộc Chiến tranh thế giới, hoạt động du lịch được hình thành như một nhánh độc
lập của nền kinh tế tư bản. Để đáp ứng nhu cầu du lịch to lớn nhiều cơ sở nghỉ
ngơi, giải trí, ăn uống lớn đã được xây dựng. Nhà nước đã có nhiều biện pháp
đặc biệt để kích thích quá trình đầu tư này. Qui mô lãnh thổ của du lịch được mở
rộng rất nhanh chóng. Ở một số vùng như, các tỉnh miền núi Alps, miền Nam và
trên các đồng bằng ven biển du lịch cùng các ngành kinh tề có liên quan đã thay
thế nông nghiệp, vốn được coi là ngành kinh tế chủ yếu trước đây. Phục vụ
khách du lịch đã mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ cho đất nước và cuộc sống
của nhiều bộ phận dân cư.
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Italia có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch hàng đầu ở lục
địa già. Hệ thống cơ sở lưu trú với vài triệu giường, chủ yếu trong các khách
sạn, phần còn lại là motel, camping,... các cơ sở lưu trú tập trung nhiều ở các
vùng du lịch nghỉ biển, miền núi Alps với du lịch nghỉ núi, thể thao mùa đông và
nghỉ hồ, các thành phố lớn là trung tâm của các di tích lịch sử - văn hóa. Italia

180
Địa lý du lịch
có nhiều khách sạn lớn, hiện đại tập trung ở các thành phố lớn như Roma,
Florence, Naples, Genoa, Torino,...
Các khu du lịch nghỉ núi có hệ thống đường cáp treo. Bể bơi có mái che
có ở nhiều nơi.
Du lịch quốc tế
Năm 1990 có 26,679 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Italia và năm
2000 là 41,18 triệu lượt, đứng thứ ba thế giới, năm 2010 là 43,62 triệu lượt, năm
2018 là 63,10 triệu lượt. Thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu là các nước
châu Âu láng giềng, các nước Bắc Âu,... Khách du lịch nhiều nhất là từ các nước
Đức, Mĩ, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Áo,...
Các nước có khách du lịch đến Italia bằng ôtô nhiều nhất là Đức, Pháp,
Thụy Sĩ, áo và bằng máy bay nhiều nhất là Anh, Mĩ, Đức, Pháp, Hà Lan.
Số lượng các chuyến đi du lịch thể hiện tính mùa rõ rệt. Trong thời gian
từ tháng 6 đến tháng 10 số lượng khách đến chiếm phần chủ yếu tới 4/5 toàn bộ
số khách cả năm. Tính theo mùa thể hiện rõ nhất ở khách du lịch từ các nước
Bắc Âu là Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển.
Khách du lịch đến Italia không những nhiều mà thời gian lưu trú khá dài đã
làm cho công suất sử dụng của các khách sạn và các cơ sở lưu trú cao và hiệu quả.
Hàng năm có khoảng hơn chục triệu lượt người Italia đi du lịch nước
ngoài với mục đích chủ yếu là tham quan, tìm hiểu, công vụ và thăm thân. Phần
lớn họ đi sang các nước nước châu Âu láng giềng và phương tiện chính là ôtô.
Năm 1997 có 16,9 triệu lượt người Italia đi du lịch nước ngoài.
Du lịch nội địa
Hàng năm có hàng chục triệu lượt người Italia đi tham quan du lịch trong
nước với thời gian lưu trú dài và không mang tính mùa rõ rệt mà rải khá đều
trong năm. Điều đó tạo thuận lợi cho du lịch phát triển quanh năm và có thu
nhập lớn.
Du lịch phát triển mạnh, nhất là du lịch quốc tế đã mang lại cho Italia
nguồn thu lớn. Năm 1990 du lịch đã mang lại nguồn thu là 16,5 tỉ USD và năm
2000 là 27,4 tỉ USD, năm 2010 là 38,8 tỉ USD, năm 2018 là 49,3 tỉ USD. Du
lịch thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước này.

181
Địa lý du lịch
7.3.5. Những điểm du lịch quan trọng
7.3.5.1. Thủ đô Roma
Thủ đô Roma là một vùng đất rộng nằm trên 7 quả đồi ở miền Trung
Italia, có tới 2500 năm lịch sử. Đây là thành phố nổi tiếng về văn hóa và nghệ
thuật. Khu phố hiện đại nằm ở phía nam, khu phố cổ nằm ở phía bắc. Thành cổ
Roma là một bảo tàng lịch sử ngoài trời rất đẹp. Quảng trường là trung tâm sinh
hoạt của cư dân thành phố và là trung tâm du lịch. Những đài phun nước, những
bức tượng anh hùng, mĩ nhân đều là những kiệt tác nghệ thuật nơi đây. Phương
tiện giao thông chủ yếu trong thành Roma là xe buýt, tàu điện ngầm.
* Nhà hát Opera Roma là một trong ba nhà hát lớn ở Roma.
* Nhà tắm Diocleziano xây dựng năm 305, lớn nhất Roma, có sức chứa
3000 người.
* Bảo tàng nghệ thuật cổ đại Roma trưng bày những tác phẩm hội họa của
các họa sĩ nổi tiếng hồi thế kỷ XII - XVIII.
* Quảng trường Venice là trung tâm hành chính thời kì La Mã cổ đại với
nhiều di tích và tòa nhà Venice.
* Quảng trường Campidogilo do nhà điêu khắc tài ba Michenlangelo thiết
kế theo hình rẻ quạt. Những tác phẩm kiến trúc ấn tượng là Tòa thị chính Roma,
Bức tượng Hoàng đế cưỡi ngựa, bức tượng thần Trí tuệ,...
* Đấu trường Colosseum là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại
nhất thời kì La Mã, được xây dựng vào năm 70 đến 76, gần biệt thự của Nero,
sau đó được xây thêm. Đấu trường có hình elip với chu vi 527 m. Khán đài hình
vòng cung 3 tầng cao 48 m với các bậc cao dần có sức chứa 5 vạn người. Hệ
tường cột bao quanh mặt đứng đấu trường gồm 80 vòm cuốn cùng với 80 bức
tường ngang hình rẻ quạt. Trong thời La Mã cổ đại Đấu trường là nơi diễn ra các
trò giải trí, đặc biệt là những trận đấu giữa các võ sĩ với dã thú.
* Thành cổ Saint Angelo là lăng của quốc vương Hadrian. Vào thế kỷ VI
nơi đây được sửa thành cung điện của Giáo Hoàng.
* Đài phun nước Trevi là đài phun nước lớn nhất Roma và cũng là điểm
tham quan hấp dẫn.
* Cung điện Nuovo là nơi lưu giữ rất nhiều pho tượng Hy Lạp cổ đại và
thời kì Văn hóa Phục hưng.
* Pho tượng Chân lý là pho tượng Hà Bá bằng đá cẩm thạch. Theo truyền
thuyết, nếu ai không nói thật sẽ bị Pho tượng cắn đứt cánh tay.

182
Địa lý du lịch
* Đền Panthenon là một trong ba công trình tiêu biểu của kiến trúc nghệ
thuật La Mã được bảo tồn tốt nhất đến ngày nay. Đền Panthenon được xây dựng
năm 27tr CN làm nơi thờ phụng các vị thần của người La Mã nhưng đã bị hủy
hoại do hỏa hoạn. Dưới thời vua Hadrian (117 - 138) nó được xây dựng lại thành
ngôi đền hình tròn có chiều cao từ sàn lên nóc mái vòm bằng đường kính nóc
vòm là 43,5m.
7.3.5.2. Thành phố Florence
Thành phố Florence là trung tâm công nghiệp thịnh vượng đầu thế kỉ
XIV, là nơi khởi nguồn và là trung tâm của phong trào Văn hóa Phục hưng. Đây
cũng là quê hương của nghệ sĩ tài ba Michenlangelo. Thành phố có rất nhiều
viện bảo tàng, cung điện, giáo đường, trụ sở của các viện hàn lâm nghệ thuật và
nhiều danh lam thắng cảnh, khách sạn, nhà hàng.
* Giáo đường Santa Maria del Fiore hay nhà thờ Duomo nằm ở trung
tâm thành phố, được xây dựng năm 1296. Giáo đường được trang trí bằng
những viên đá cẩm thạch màu. Bên trong có các bức phù điêu và bích họa nổi
tiếng như, bức Sự phán quyết cuối cùng. Đứng trên nóc Giáo đường có thể quan
sát toàn cảnh thành phố Florence.
* Quảng trường Sig noria là quảng trường đẹp nhất thành phố, có đài
phun nước và pho tượng đá rất độc đáo, thu hút khách tham quan.
* Bảo tàng mĩ thuật Uffizi nằm gần quảng trường Sig noria là bảo tàng mĩ
thuật lớn nhất Italia, trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của thời
Phục hưng.
* Quảng trường Michenlangelo nằm trên sườn dốc một ngọn núi nhỏ,
được xây dựng năm 1860. Phong cảnh đẹp vào những buổi hoàng hôn và có thể
ngắm tháp chuông nhà thờ Đức mẹ Maria.
* Tháp nghiêng Pisa là một trong những di sản thế giới, được xây dựng
năm 1174. Tháp có dáng hình trụ tròn cao 55m là gác chuông của Thánh đường
Pisa. Tháp có 7 tầng chính, mỗi tầng có đường kính 16 m và tầng trên là một gác
chuông. Toàn bộ tháp được xây bằng đá cẩm thạch theo phong cách kiến trúc La
Mã. Khi xây dựng đến tầng thứ ba thì tháp bắt đầu bị nghiêng làm cho việc xây
dựng phải kéo dài thời gian đến hơn 100 năm và chia làm nhiều giai đoạn. Độ
nghiêng lớn nhất của Tháp có lúc tới hơn 5m. Chính đó mới là vẻ độc đáo và
hấp dẫn của Tháp Pisa.

183
Địa lý du lịch
7.3.5.3. Thành phố Milano
Milano là thành phố lớn thứ hai của Italia và là trung tâm kinh tế quan
trọng và giàu có nhất nước, một thành phố hiện đại thứ ba thế giới, một thành
phố ẩm thực nổi tiếng.
* Bến xe Babila có khu vực xung quanh là các trung tâm thời trang cao
cấp. Trong đó nổi tiếng và độc đáo nhất là cửa hàng Brera.
* Nhà thờ Duomo là nhà thờ lớn thứ ba thế giới. Pho tượng Đức mẹ trên
nóc nhà thờ là biểu tượng cho cả công trình kiến trúc theo kiểu Gothique và
Baroque. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1386 và mãi đến 500 năm sau mới
hoàn thành. Đây là một công trình vĩ đại, đứng trên Nhà thờ có thể ngắm cảnh
thành phố Milan và dãy Alps hùng vĩ. Phía nam Nhà thờ là Bảo tàng Duomo với
3000 pho tượng, Bảo tàng nghệ thuật đương đại.
* Thành cổ Sforze Sco nằm ở ngoại thành Milan, xây dựng năm 1368.
Trong thành cổ có 5 bảo tàng.
7.3.5.4. Thành phố Venice
Thành phố Venice nằm ở phía đông và đẹp nhất Italia. Thành phố được
xây dựng trên 118 hòn đảo nhỏ trong một vùng vịnh dài 60 km, rộng 4 km.
Trong thành phố có khoảng 200 con kênh ngang dọc, 2300 đường hầm và 400
cây cầu là những tác phẩm nghệ thuật đã tạo nên một dáng vẻ hết sức độc đáo lạ
thường. Có thể gọi Venice là “Thành phố trong biển” hay “Thành phố nổi” mà
phương tiện đi lại trong thành phố chủ yếu tàu thủy. Trong thành phố diễm lệ
này khắp nơi hiện lên những công trình kiến trúc cổ với hơn 400 cung điện, 120
giáo đường với 120 gác chuông, 64 tu viện và nhiều bảo tàng.
* Quảng trường Piazza San Marco là nơi tham quan, dạo chơi lí tưởng là
trái tim và là nơi đẹp nhất của Venice. Xung quanh quảng trường có nhiều di
tích và cảnh sắc đẹp. Đó là Giáo đường Sant Marco được xây dựng vào thế kỷ
XI, có dáng vẻ nghiêm trang cổ kính. Bên trong được trang trí bởi vô số bức
tranh thủy tinh.
* Nhà thờ lớn Mark Basilica nằm trên quảng trường cùng tên, được xây
dựng năm 829 là sự kết hợp của hai phong cách kiến trúc Byzantine và
Gothique. Đây là một một công trình kiến trúc tiêu biểu và là kho bảo tồn nghệ
thuật phong phú của Venice.
7.3.5.5. Tòa thánh Vatican
Tòa thánh Vatican nằm ở phía tây Roma, là quốc gia có diện tích nhỏ nhất
thế giới chỉ có 0,44 km2. Dân số 1.300 người, chủ yếu là các giáo sĩ, linh mục.
Nơi đây là trụ sở của Đức Giáo Hoàng, là trung tâm duy nhất về tinh thần, chính

184
Địa lý du lịch
trị và hành chính có quyền lực to lớn của thế giới Thiên Chúa giáo với hơn 700
triệu tín đồ. Thu nhập chủ yếu là từ du lịch, tem thư, bất động sản, ngân hàng,
tiền của giáo dân thế giới dâng hiến, quyên góp, tiền đầu tư ra nước ngoài.
Lịch sử: Năm 756 thành lập Giáo Hoàng với quyền lực tối cao và cai quản
vùng đất rộng lớn, trong đó có cả Roma. Năm 1870 quyền lực cũng như lãnh thổ
của Giáo Hoàng bị thu hẹp và sáp nhập vào Italia, Giáo Hoàng chuyển đến ở
Tòa thánh Vatican. Năm 1929 Italia và Giáo Hoàng ký hiệp ước công nhận
Vatican là đất nước có chủ quyền của Giáo Hoàng.
Những công trình kiến trúc nghệ thuật:
* Quảng trường Thánh Peter là nơi tập trung những tinh hoa của thời đại
được xây dựng năm 1667. Bao quanh là 284 cột trụ có sức chứa 25 vạn người.
Trên các cột có khắc 140 tượng thánh. Giữa quảng trường là cột bia nhọn kiểu
cổ Ai Cập cao 25m. Hai bên quảng trường là các cửa hàng.
* Giáo đường Thánh Peter là nhà thờ Thiên Chúa giáo đẹp nhất và được
tôn sùng nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ IV, đến thế kỷ XVI, Giáo
đường được xây dựng lại như ngày nay. Đây là nhà thờ lớn nhất thế giới với mái
vòm rộng lớn sức chứa 5 vạn người, được coi như ngọn đồi thứ tám của Roma.
Nhiều kiến trúc sư nổi tiếng đã tham gia thiết kế, trang trí Giáo đường như
Brawant, Rafael, Michenlangelo, Bernini. Bảo tàng thành phố trưng bày nhiều
tác phẩm hội họa, điêu khắc nổi tiếng.
* Cung Giáo Hoàng là nơi sinh sống và làm việc của Giáo hoàng. Trong
cung điện còn có các bảo tàng và thư viện, đặc biệt là bảo tàng Mĩ thuật.
7.4 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
7.4.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguên du lịch tự nhiên
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (thường gọi là nước Mỹ) gồm có 50 bang, với
tổng diện tích là 9.363.125 km2. Trong đó có ba phần lãnh thổ tách rời nhau:
phần lãnh thổ chính nằm ở Bắc Mỹ, giữa Canađa và Mêhicô; bán đảo Alasca và
quần đảo Hawaii.
Địa hình nước Mỹ rất đa dạng và phức tạp. Phía đông là dãy núi già
Apalas, gồm nhiều dãy song song chạy theo hướng đông bắc - tây nam với
những đỉnh núi thấp dưới 2000m, sườn phía đông có nhiều thác nước đổ xuống
nên có tên là Đường Thác. Sườn phía tây thoải, mở rộng là cao nguyên Apalas.
Đây là vùng giàu khoáng sản.

185
Địa lý du lịch
Phía đông Apalas là một dải đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương có
nhiều vũng vịnh ăn sâu vào đất liền là nơi cư trú đầu tiên của những người châu
Âu di cư sang Bắc Mỹ. Vùng có mật độ dân cư cao với những đô thị và các khu
công nghiệp lớn như New York, Philadelphia, Poston, Washington...nhiều
trường đại học danh tiếng như Harvard, Prinston và các trung tâm nghiên cứu
khoa học. Đông nam là bán đảo Florida có khí hậu ấm áp, những bãi biển đẹp,
nổi tiếng là thành phố du lịch Miami.
Miền Ngũ Hồ nằm ở vùng biên giới phía đông với Canađa, gồm năm hồ
lớn trải rộng 245.000 km2 nên có thể gọi là biển nội địa. Các hồ nằm ở độ cao
khác nhau nên việc đi lại giữa các hồ phải có các kênh đào và âu thuyền. Nước
hồ Erie ở độ cao 174m chảy xuống hồ Ontario ở độ cao 75m tạo nên một thác
nước lớn và đẹp là thác Niagara, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan vào
mùa hè. Xung quanh Ngũ Hồ hoạt động kinh tế rất mạnh mẽ với các thành phố
lớn như Chicago, Detroi, Clivaten, Pisburt,...
Đồng bằng Trung tâm chính là thung lũng lớn của của hệ thống sông
Misuri - Mitsisipi có diện tích 2 triệu km2, phù sa màu mỡ, một vùng nông
nghiệp tiềm năng lớn nhất thế giới.
Hệ núi miền tây với nhiều dải địa hình rất khác nhau thuộc hệ thống núi
Rocky đồ sộ, với nhiều đỉnh cao 3000 - 4000m mùa đông tuyết phủ trắng xoá,
có nhiều ngọn núi lửa đang hoạt động. Sườn tây là các cao nguyên nằm ở độ cao
trên 1000m. Sông Colorado từ miền núi cao chảy xuống cao nguyên tạo nên
những hẻm vực sâu có tiếng.
Phía tây nam là thung lũng California với đường bờ biển trải dài, khí hậu
cận nhiệt đới khô như khí hậu Địa Trung Hải. Thời tiết ấm áp, khô ráo, bầu trời
trong sáng, xanh thẳm rất thích hợp cho hoạt động hàng không, điện ảnh và du
lịch. California là một vùng đất mới với những ngành công nghiệp hiện đại nhất
Hoa Kỳ. Những đô thị lớn là San Francisco, Los Angeles có kinh đô điện ảnh
Hollywood, Salt Lake City, ...
Bán đảo Alaska nằm ở tây bắc Bắc Mỹ, là đoạn mở đầu của hệ thống núi
miền tây châu Mỹ, gồm hai dải núi song song, giữa là một cao nguyên cao, với
những đỉnh cao 5000 - 6000m, có nhiều ngọn núi lửa. Bán đảo Alaska là một
hoang mạc băng giá. Dân cư là những thổ dân Exkimô, Anh điêng, Alentơ.
Quần đảo Hawaii, bang thứ 50 của Mỹ, nằm ngoài khơi giữa Thái Bình
Dương, bao gồm hơn 100 hòn đảo nhiệt đới, với diện tích 16.770 km 2. Đây là
những đỉnh núi lửa thuộc về một dãy núi ngầm dưới đại dương, có những đỉnh
cao hơn 4000m, lượng mưa lớn tới 10.000 mm/năm. Thủ phủ của bang là

186
Địa lý du lịch
Honolulu, một trung tâm hàng hải của thế giới. Du lịch hấp dẫn bởi các bãi biển,
những khu rừng nhiệt đới tuyệt đẹp và những ngọn núi lửa đang hoạt động.
Khí hậu nước Mỹ cũng rất đa dạng với nhiều vùng khác nhau. Hầu hết
lãnh thổ nằm trong vành đai khí hậu ôn đới. Chỉ riêng bán đảo Florida và dải đất
ven bờ vịnh Mêhicô có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Vào mùa đông các đợt không
khí lạnh từ phía bắc tràn xuống phía nam tới tận bờ vịnh Mêhicô. Mùa hè các
khối khí nóng ẩm nhiệt đới phía nam chuyển lên phía bắc tới miền Ngũ Hồ.
Những sự thay đổi đó làm cho khí hậu thay đổi đột ngột dữ dội. Thời gian du
lịch tốt nhất ở Mỹ là vào mùa hè, nhất là từ tháng 6 đến tháng 9. Khí hậu nước
Mỹgồm các miền khí hậu chủ yếu sau:
Miền Đông có khí hậu ôn đới ấm áp, lượng mưa khoảng 1000 mm. Nhiệt
độ trung bình tháng 7 ở New York và Chicago là 23oC, tháng 1 là -1oC đến -4oC.
Về phía nam mùa đông ấm hơn, nhiệt độ thường trên 10 oC.
Miền Trung có lượng mưa thấp thấp hơn miền Đông, chỉ còn khoảng 300
- 500 mm. Khí hậu có tính chất lục địa, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 24oC,
tháng 1 là -7oC, một nửa số ngày trong năm có tuyết rơi.
Khí hậu miền Tây có sự tương phản giữa miền duyên hải ẩm ướt với miền
hoang mạc bao trùm các dãy núi và cao nguyên. Ven bờ Thái Bình Dương về
phía bắc có lượng mưa khoảng 1000mm, khí hậu ẩm ướt làm cho những cánh
rừng ôn đới phát triển. Dải bờ biển từ thành phố San Francisco xuống phía nam
có khí hậu ôn đới cận nhiệt, lượng mưa nhỏ chỉ khoảng 200 - 400 mm.
Bán đảo Alaska có khí hậu cận cực, quanh năm lạnh ẩm, sương mù kéo
dài. Quần đảo Hawaii khí hậu có tính ôn đới hải dương quanh năm, nóng và
mưa nhiều, tới 10.000 mm. Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt.
10 vườn quốc gia của Mỹđược công nhận là di sản thế giới gồm:
Redwood, Mesa Verde, Yellowstone, Grand Canyon, Everglades, Mammoth,
Olimpic, Great Smoky, Yosemite, Hawaii, Bryce Canyon.
7.4.2 Đặc điểm lịch sử văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn
Sau phát kiến ra châu Mỹ, người châu Âu di cư sang đây ngày càng đông.
Ở phần đông nước Mỹ ngày nay người nhập cư số đông là người Anh và người
Đức. Sau cuộc chiến tranh Độc Lập (1776 - 1783) thành lập Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc (1862- 1865) phần thắng thuộc về Bắc
Mỹ, đất nước thống nhất.
Sau ngày giành được độc lập dân cư chuyển dần sang khai phá miền Ngũ
Hồ. Sang thế kỷ XIX lãnh thổ nước Mỹ mở rộng tới bờ vịnh Mêhicô và bờ Thái

187
Địa lý du lịch
Bình Dương. Trước làn sóng của những người nhập cư, những thổ dân Anh
điêng bị đẩy lùi dần về phía tây. Cuối thế kỷ XIX, thành phần người di cư sang
Mỹ có biến đổi, số người Nam Âu và Đông Âu trội lên. Sang đầu thế kỷ XX,
trước mối đe doạ của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm cho 5 triệu người Âu
ồ ạt di cư sang Mỹ. Sau chiến tranh làn sóng di cư bị hạn chế. Nhưng sau Chiến
tranh thế giới II, Mỹ lại cho người nhập cư vào nhiều, có thêm cả người châu Á,
nhất là người Nhật Bản và Trung Quốc. Trong hai thế kỷ XIX và XX số người
nhập cư đã chiếm 1/4 dân số nước Mỹ khi đó . Những người Âu sang đã dễ dàng
hoà nhập vào cuộc sống mới hơn so với những người từ châu Á hay châu Phi
đến. Hiện nay, trong dân số Mỹ những người châu Phi chiếm khoảng 12%,
người châu Á chiếm khoảng 1%, người bản địa khoảng 1%, còn lại chủ yếu là
người gốc Âu. Dân số nước Mỹ năm 2015 có 322.892.103 người.
Mỹ là đất nước của những người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới nên
nền văn hoá hết sức đa dạng, pha tạp, không đồng nhất, với nhiều nền văn hoá,
tôn giáo cùng tồn tại bên nhau. Những dòng người nhập cư tới đây đều mang
theo bản sắc văn hoá của dân tộc mình và họ luôn giữ gìn những giá trị đó.
Là quốc gia có lịch sử với hơn 200 năm nên trên đất nước Mỹ không có
nhiều các di tích lịch sử như các nước châu Âu. Thay vào đó là những công trình
kiến trúc, các dịch vụ giải trí hiện đại có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch
như: Tượng Nữ thần Tự Do, Nhà Trắng, Bảo tàng Vũ Trụ, Bảo tàng lịch sử tự
nhiên, phố Wall, Trụ sở Liên hợp quốc, Quảng trường Thời đại, cầu Brooklyn,
cầu Golden Gate, Thung lũng Silicon, Hollywood, Công viên Disneyland, Sòng
bài Las Vegas, Trường đại học Harvard,...
7.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Mỹ cùng với châu Âu và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế
giới. Nền kinh tế thịnh vượng của Hoa Kỳ đã phát triển trong những điều kiện tự
nhiên cực kỳ phong phú. Sau khi đã phát triển một nền sản xuất qui mô lớn dựa
trên những thành tựu tiến bộ hàng đầu thế thế giới về quản lý và kỹ thuật. Hoa
Kỳ có nền nông nghiệp tiến tiến với ngành chăn nuôi là chính, hình thành nên
các vành đai nông nghiệp như vành đai nuôi bò sữa, vành đai ngô, vành đai
bông, vành đai cây nhiệt đới, vành đai lúa mì, vành đai chăn nuôi miền Tây, đã
tạo ra sản lượng lớn về các nông sản. Nền công nghiệp Mỹ phát triển mạnh mẽ
với nhiều ngành có kỹ thuật cao: năng lượng, luyện kim, hoá chất, ôtô, hàng
không - vũ trụ, dệt, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng,...

188
Địa lý du lịch
Nền kinh tế hàng đàu thế giới này hàng năm đã sản xuất ra khối lượng sản
phẩm khổng lồ, thu nhập quốc dân năm 2001 đạt 10.171 tỷ USD, thu nhập bình
quân đầu người đạt 35.819 USD. GDP năm 2015 là 17.947 tỉ USD.
Trên lãnh thổ rộng lớn, cách xa các cựu lục địa, giao thông vận tải giữ vai
trò quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế.
Giao thông đường sắt được ra đời sớm và phát triển nhanh chóng thành
mạng lưới rộng khắp từ miền Đông sang miền Tây, với tổng chiều dài khoảng
35.000 km. Nút chính của mạng lưới đường sắt là Chicago. Giao thông đường
sắt có chất lượng cao với những con tàu cao tốc.
Hệ thống đường sông có vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá, chủ
yếu trên các sông Missipi, Ngũ Hồ, sông Sant Loran. Hoa Kỳ có nhiều hải cảng
quốc tế lớn: New York, Philadelphia, San Francisco,...
Đường hàng không rất phát triển với nhiều sân bay quốc tế lớn . Những
sân bay lớn nhất ở các thành phố lớn như New York, Chicago, Wasington, San
Francisco, Lot Angeles,...
7.4.4. Sự phát triển du lịch
Mặc dù ở cách xa các cựu lục địa nhưng nước Mỹ có mối quan hệ thân
thuộc với các châu lục đó. Từ xưa các chuyến tàu vượt đại dương đã chở những
đoàn người từ châu Âu tới châu Mỹ. Ngày nay là những chuyến bay chở khách
tấp nập từ các châu lục, các quốc gia tới nước Mỹ và châu Mỹ. Đó là những
dòng người đi thăm thân, các thương gia, các nhà khoa học, các chính
khách,...Mỹ là đất nước có tiềm năng du lịch lớn. Bởi lãnh thổ rộng lớn, thiên
nhiên đa dạng, đặc biệt nền văn hoá đa sắc tộc. Các đô thị hiện đại với các trung
tâm tham quan, giải trí hấp dẫn có sức thu hút khách lớn. Các hoạt động văn
hoá, nghệ thuật, hội nghị, hội thảo, hội chợ diễn ra sôi động quanh năm đã thu
hút nguồn khách du lịch lớn. Canađa và châu Mỹ - Latinh là một thị trường du
lịch rộng lớn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên thị trường khách du lịch quốc tế chính của
Hoa Kỳ vẫn là các nước châu Âu.
Nền kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho du lịch nước này phát triển
mạnh mẽ với các dịch vụ du lịch hiện đại có chất lượng cao. Mỹ có ngành du
lịch được hình thành sớm và phát triển hàng đầu thế giới. Khách du lịch quốc tế
đến Mỹ ngày càng tăng nhanh và lớn: năm 1990 đón được 35,8 triệu lượt, năm
2000 đón 39,3 triệu lượt, năm 2005 đón 49,4 triệu lượt,năm 2010 đón 60 triệu
lượt, năm 2018 đón 79,6 triệu lượt. Nhờ đó, Mỹ cũng là quốc gia hàng đầu thế
giới về doanh thu du lịch, năm 2000 là 85,2 tỷ USD, năm 2010 là 137 tỷ USD,

189
Địa lý du lịch
năm 2018 là 214,5 tỷ USD. Du lịch nội địa cũng được phát triển mạnh mẽ cùng
với nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng. Mặt khác, người Mỹ cũng đi
du lịch ra nước ngoài rất nhiều, hàng đầu thế giới và nhiều nhất là tới châu Âu,
Canađa và các nước láng giềng khác.
7.4.5. Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng
7.4.5.1. Thủ đô Washington
Thủ đô Washington nằm giữa bang Manilan và bang Florida. Tất cả các
công trình kiến trúc của Washington đều không cao bằng Đài tưởng niệm của
Washington. Washington có hệ thống giao thông rất tiện lợi: sân bay, taxi, tàu điện
ngầm.
* Nhà Trắng (White house): đây là phủ Tổng thống Mỹ, gồm toà nhà
chính, hai toà nhà phía Đông và Tây. Du khách có thể tham quan toà nhà phía
Đông. Trước toà nhà chính có Đài tưởng niệm cao 169m. Đứng trên Đài tưởng
niệm này có thể ngắm nhìn toàn cảnh Wasington.
* Nhà tưởng niệm Lincoln: được xây dựng để tưởng nhớ vị tổng thống thứ
16 của Mỹ là Lincoln. Toà nhà được xây dựng theo lối kiến trúc đền thờ Hy
Lạp. Chính giữa toà nhà là pho tượng Lincoln.
* Bảo tàng Vũ trụ: là một trong những bảo tàng nổi tiếng thế giới. Mỗi
năm thu hút hàng triệu khách du lịch tham quan. Bảo tàng trưng bày chủ yếu các
con tàu vũ trụ, chiếc máy bay hai cánh đầu tiên của anh em nhà W. Right và
những mẫu đá được đem về từ Mặt trăng.
* Toà nhà Quốc hội: được xây dựng năm 1793, thường xuyên được xuất
hiện trên đài truyền hình Mỹ trong các bản tin chính trị. Toà nhà có sức chứa
3000 người. Phần phía bắc toà nhà là Thượng viện, phần nam là Hạ viện.. Ngoài
ra còn có phòng nghệ thuật điêu khắc, bên trong có bức phù điêu tạc nghị sĩ các
bang của Hoa Kỳ.
7.4.5.2. Thành phố New York
Thành phố New York nằm ở đông bắc nước Mỹ, giáp Đại Tây Dương là
thành phố lớn nhất Hoa Kỳ và châu Mỹ. Toàn thành phố được chia thành 5 khu
chính. Trung tâm là Manhattan. Năm 1626 người Hà Lan dùng 24 USD để mua
vùng Manhattan từ người Anh điêng. Giao thông của thành phố New York rất
hiện đại, đặc biệt là hệ thống tàu điện ngầm. Tại Manhattan có rất nhiều trung
tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng thuận lợi cho du lịch.

190
Địa lý du lịch
* Tượng Nữ thần Tự Do: nằm trên đảo Tự Do trên vịnh Manhattan. Đây là
quà tặng của nước Pháp nhân dịp kỷ niệm 100 năm nước Mỹ - năm 1876. Tính
cả thân bệ lên đến đỉnh ngọn đuốc Tượng cao 92,99m, riêng chiều cao của tượng
là 46,50m, đặt trên bệ đá, tay phải cầm ngọn đuốc, tay trái cầm quyển sách có
khắc ngày sinh của nước Mỹ 4/7/1776.
* Toà nhà liên bang: là một trong những biểu tượng của New York, được
xây dựng năm 1931, cao 381m. gồm 102 tầng. Tại tầng 86 và 102 có đài quan
sát. Hệ thống chiếu sáng của toà nhà rất hiện đại và nổi tiếng, màu sắc ánh sáng
thay đổi từng ngày.
* Bảo tàng mỹ thuật Metropolitan: là một trong ba bảo tàng mỹ thuật lớn
của thế giới, với diện tích 129 km2, trưng bày hơn 3 triệu hiện vật.
* Phố Wall: là trung tâm tiền tệ của New York và thế giới.
* Trung tâm giao dịch chứng khoán New York: lớn nhất thế giới, được đưa
vào sử dụng năm 1903, khách muốn giao dịch tại đây phải có hàng triệu USD.
* Trụ sở Liên hợp quốc: bao gồm phòng họp, phòng làm việc của Tổng Thư
ký Liên hợp quốc, phòng thư viện... Trụ sở này luôn đón khách vào tham quan.
* Quảng trường Thời Đại: là khu vực tập trung nhiều nhà hát của thành
phố, nơi tổ chức đón giao thừa hàng năm của New York.
* Cầu Brooklyn: được xây dựng năm 1883, nối liền Manhattan với vùng
đất Brooklyn. Đây là cây cầu bằng sắt đầu tiên và đã từng là cầu treo dài nhất
thế giới. Cảnh về đêm của cây cầu rất đẹp.
7.6.5.3. Thành phố San Francisco
San Francisco là thành phố đẹp nhất nước Mỹ, với bầu không khí trong lành,
mát mẻ, những bãi biển trải dài, thơ mộng, những ngôi nhà kiến trúc kiểu Victoria.
* Thị trấn người Hoa: đây là thị trấn người Hoa lớn nhất thế giới, trải dài
16 dãy phố với hàng trăm nghìn thương nhân và cư dân người Hoa sinh sống.
Hình thức du lịch tốt nhất ở đây là dạo bộ ngắm cảnh phố phường và thưởng
thức các món ăn truyền thống Trung Hoa.
* North Beach: là khu cư dân người Italia với rất nhiều nhà hàng, khách
sạn, quán bar. North Beach là địa danh ẩm thực nổi tiếng và cũng là nơi có cuộc
sống về đêm sầm uất nhất San Francisco.
* Bến Ngư phủ: là nơi náo nhiệt nhất San Francisco. Nơi đây tập trung rất
nhiều quầy hải sản, bảo tàng, siêu thị, phòng tranh, cửa hàng bán đồ cổ, cửa
hàng lưu niệm, thương mại và nổi tiếng với công viên Đại Dương.

191
Địa lý du lịch
* Cầu Golden Gate: là biểu tượng của San Francisco, xây dựng năm
1937, được coi là cây cầu đẹp nhất nước Mỹ. Cầu dài 2656m, với 27.000 dây
cáp treo.
* Công viên Golden Gate: cùng với công viên trung tâm thành phố New
York là hai công viên lớn nhất thế giới, gồm 10 công viên nhỏ tạo thành, nổi
tiếng với 3 bảo tàng và vườn hoa Nhật Bản.
* Toà Thị chính: xây dựng năm 1915 theo kiến trúc của giáo đường Peter
là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ.
7.4.5.4. Thành phố Los Angeles
Los Angeles là thành phố hiện đại, rộng lớn với nhiều đô thị: Berly Hills,
Burbank, Hollywood, Culver City, Glendale, Englewood,... Trong đó Los
Angeles là trung tâm công nghiệp hàng đầu và tổ hợp thương mại lớn, nổi tiếng
với công viên Disneyland. Giao thông của Los Angeles rất thuận tiện.
* Hollywood: nằm ở phía tây bắc thành phố là trung tâm sản xuất phim
lớn nhất thế giới với 200 trường quay. Năm 1911 cuốn phim đầu tiên ở đây được
ra đời. Hàng ngày nơi đây vẫn diễn ra các cảnh quay phim cùng với các diễn
viên nổi tiếng mà du khách có thể quan sát.
* Rạp chiếu phim Trung Hoa: nằm phía tây đại lộ Hollywood là biểu
trưng của Hollywood. Rạp khai trương năm 1927, được xây dựng theo phong
cách Trung Hoa. Nơi thu hút sự chú ý nhất là là những dấu tay và chân của 173
ngôi sao điện ảnh ở phía trước rạp.
* Bảo tàng Hollywood: là một trong những biểu tượng của Hollywood,
toà nhà màu xanh trưng bày và bán những bộ đồ diễn của diễn viên và những
ngôi sao điện ảnh Hollywood.
* Thung lũng Silicon: là vương quốc của ngành công nghiệp điện tử và tin
học. Thung lũng dài khoảng 40 km, nằm phía nam thành phố. Trong thung lũng
này có hơn 1500 công ty.
7.4.5.5. Quần đảo Hawaii
Quần đảo Hawaii nằm ở giữa Thái Bình Dương, gồm 130 đảo nhỏ, trong
đó có 8 đảo núi lửa, đây là nơi du lịch lý tưởng của du khách quốc tế.
Bãi biển Waikiki nổi tiếng thế giới, bãi biển đẹp, ấm áp, cây rừng nhiệt
đới xanh tốt, có nhiều môn thể thao nước và các dịch vụ tốt. Vườn sinh vật nhiệt
đới xanh tốt với 1800 loài thực vật từ khắp nơi trên thế giới.

192
Địa lý du lịch
7.4.5.6. Một số điểm du lịch khác
* Bãi biển Venice: nổi tiếng với những môn thể thao nước như đua
thuyền, lướt ván và các môn nghệ thuật đặc sắc như vũ điệu balê trên bãi biển.
* Công viên Disneyland: được xây dựng từ năm 1955 là khu vui chơi, giải
trí được hoan nghênh nhất thế giới. Disneyland là khu vườn của gia tộc Disney.
Công viên được chia thành 3 phần, khu vườn Thế giới ánh sáng Mặt trời thu hút
được nhiều du khách nhất. Phương tiện đi lại chủ yếu là cáp treo.
* Sòng bài Las Vegas: những người trên 21 tuổi đều được vào chơi trong
sòng bài này. Hình thức đánh bài rất phong phú, đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu
của khách chơi.
* Bảo tàng máy tính: nơi trưng bày máy tính duy nhất trên thế giới. Các
máy tính ở đây đều đang hoạt động và hiện đại nhất.
* Trường đại học Harvard: được thành lập năm 1636, là trường có lịch sử
lâu đời và danh tiếng nhất nước Mỹ. Trường có 13 khoa, đã đào tạo 6 vị tổng
thống Mỹ, nhiều nhà khoa học được giải Nobel. Có thể xem Harvard như một
huyền thoại về chất lượng đào tạo.
7.5 Liên bang Australia
7.5.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Australia (thường gọi là Úc) gồm đại lục Australia, đảo Taxman và nhiều
đảo nhỏ trên Thái Bình Dương. Diện tích lãnh thổ rộng 7.690.000 km2, chiều dài
bắc - nam 3600 km và đông - tây 3000 km, thuộc nam bán cầu.
Địa hình Australia tương đối đơn giản, bao gồm ba miền địa hình chính.
Miền Tây gồm một cao nguyên lớn, chiếm 2/3 điện tích lục địa. Đây là
cao nguyên cổ có một số dãy núi cao trên 1000m. Giữa cao nguyên là những
hoang mạc, lớn nhất là hoang mạc Lớn và hoang mạc Victoria. Phía nam là một
bình nguyên hoang mạc.
Giữa lục địa là đồng bằng Trung tâm rộng lớn. Có một dải núi chia đồng
bằng ra làm hai phần. Phần Đông là đồng bằng lưu vực sông Murray, phần Tây
là miền đất sụt có nhiều hồ lớn.
Miền Đông có dãy núi Đông Australia, chạy theo hướng nam - bắc dài
3400 km. Sườn tây thoải có nhiều đồng cỏ lớn chăn nuôi phát triển, nhiều nhất
là cừu. Sườn đông dựng đứng bên bờ Thái Bình Dương, gắn liền với những
đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp nhưng rất phì nhiêu.

193
Địa lý du lịch
Những con sông lớn nhất là sông Murray và Darling bắt nguồn từ dãy núi
Alpine, ở đây có ngọn núi Kosusko cao nhất châu lục với 2230m. Hồ nước mặn
thấp nhất Ayer “Trái tim chết” nằm ở vùng đất Trung tâm.
Bờ biển phía đông có những bãi biển thuận lợi cho du lịch. Rừng rậm
nhiệt đới có trên bán đảo Arnemland.
Khí hậu của Australia mang đặc điểm nam bán cầu, trái với bắc bán cầu.
Thời gian nóng trong năm từ tháng 10 đến tháng 1, mùa lạnh từ tháng 6 đến
tháng 8. Sự chuyển mùa trong năm chỉ thấy ở vùng cực bắc và nam lãnh thổ với
hai mùa là mùa mưa và mùa khô, song cũng chỉ mang tính ước lệ, với lượng
mưa vào khoảng 1000 mm. Phần lãnh thổ còn lại có ượng mưa rất thấp, dưới
250 mm. Miền Bắc mưa vào mùa hè, miền Nam mưa vào mùa thu đông. Nhiệt
độ mùa hè 20 - 28oC, mùa đông 12 - 24oC, những đợt lạnh có thể xuống -4 đến -
6oC, miền núi cao - 22oC.
Thiên nhiên đã tạo cho Australia nhiều thắng cảnh đẹp. Đó là các khu bảo
tồn thiên nhiên với các loại cây khuynh diệp, kanguru, thú mỏ vịt, nhím, gấu
koala (gấu túi). Vùng bờ biển Queensland có thắng cảnh lớn nhất đất nước - đó
là thế giới san hô của dãy đá ngầm Great Barrier Reefs dài tới 1500 km. Các khu
rừng mưa, các bãi tắm hoang dã của hòn đảo Frezerao Ganfs thành phố Darwin
có vườn quốc gia nổi tiếng Kakadu - Thiên đường cá sấu, với những tảng đá
thiêng vươn cao. Miền Nam là - thủ đô của sa mạc, thành phố Alice-Spring có
ngọn núi đỏ Ayers nổi tiếng và ngọn núi kỳ dị Mount Olga.
7.5.2 Đặc điểm lịch sử - văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn
Lịch sử Australia bắt đầu cách đây khoảng 4000 năm, khi lục địa này còn
nối liền với châu Á bằng chuỗi đảo, của người Australoid da đen.
Năm 1788 khi thực dân Anh đến Australia thì đất nước này đã có số dân
khoảng 300.000 người.
Vào thế kỷ XIX, những thương nhân Hà Lan trên đường sang Đông Ấn đã
đặt chân lên Australia.
Năm 1770 thuyền trưởng người Anh là Jems Cook lần đầu tiên nhìn thấy
Australia và một năm sau chính phủ Anh quyết định thành lập một thuộc địa ở
đây là Sydney Cove. Đến 1859 đã có 5 thuộc địa là New South Wales,
Tasmania, Queensland, Western Australia và South Australia. Đầu thế kỷ XX
các bang liên kết lại thành Cộng đồng thịnh vượng chung Australia (Ôxtrâylia).
Sau Chiến tranh thế giới I, Australia mở cửa cho dân nhập cư đến từ Anh
và châu Âu, làm dân số tăng nhanh. Năm 1988, Australia kỷ niệm 200 năm

194
Địa lý du lịch
những người định cư đầu tiên đến miền đất này. Năm 2014 đất nước này có số
dân 22.262.501 người.
Lịch sử di dân của Australia trong thời kỳ hiện đại mới được hơn hai trăm
năm. Vì vậy, các di tích lịch sử thời xa xưa còn lại không nhiều. Trong thành
phố Sydney nổi bật là toà nhà trường trung học thời Victoria, nhiều vườn thực
vật hoàng gia, phòng trưng bày tranh New South Wales, nhà hát Opera nổi tiếng
- biểu tượng của nước Australia mới. Băng qua vịnh là chiếc cầu cong Sydney.
Về phía nam có vịnh Bontany, nơi thuyền trưởng J. Cook và người sáng lập
thuộc địa A. Philip đã bước lên.
Melbourne có nhiều công trình kiến trúc theo phong cách châu Âu của
những người di cư tự do: Toà nhà kiểu Victoria, những công viên rợp bóng mát
và phòng tranh nổi tiếng của bang. Đồng bằng Baroca quê hương của nghề làm
rượu nho, ...
7.5.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Trước Chiến tranh thế giới I, Australia là nước nông - công nghiệp. Sau
Chiến tranh thế giới II, Australia đã tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nhanh chóng trở thành một nước công - nông nghiệp phát triển ở trình độ cao
của thế giới. Nền công nghiệp Australia đứng vị trí thứ 10 thế giới với nhiều
ngành hiện đại như khai khoáng, điện lực, hoá chất, luyện kim, chế tạo máy,...
Nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, chăn nuôi rất phát triển, Ôxtrâylia là
nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu len và lông cừu.
Thu nhập quốc dân của Australia năm 2001 là 368,571 tỷ USD, thu nhập
bình quân đạt 19.011 USD/ người. GDP năm 2015 là 1.140 tỉ USD.
Vận tải hàng không nội địa là phương tiện giao thông đường dài chính.
Mạng lưới các tuyến đường hàng không phủ khắp đất nước, tận những hòn đảo
xa xôi và những vùng sâu nội địa. Giao thông đường sắt phát triển yếu, giá cao,
chủ yếu ở các vùng ngoại ô Sydney. Phương tiện thông dụng và rẻ nhất đi lại
giữa các thành phố là xe buýt đường dài. Nối với các lục địa khác là những
tuyến hàng không quốc tế với những sân bay hiện đại tại các thành phố lớn.
7.5.4. Sự phát triển du lịch
Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nằm cách biệt với các đại lục bởi các đại
dương rộng lớn nên việc qua lại có nhiều khó khăn, cách trở làm hạn chế nhiều
dòng khách du lịch trên thế giới đến với các nước ở đây. Thực tế cho thấy,
Australia giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, nền kinh tế phát triển
cao, các điều kiện giao thông hiện đại, dịch vụ du lịch tốt, song lượng khách du

195
Địa lý du lịch
lịch quốc tế chưa lớn so với tiềm năng đất nước. Tuy nhiên, khách du lịch đến
đất nước này ngày càng đông hơn. Năm 1990, Australia đón được 2,215 triệu
lượt khách du lịch quốc tế, năm 2000 có 4,946 triệu lượt, năm 2010 có 5,79 triệu
lượt, năm 2014 có 6,87 triệu lượt. Du lịch đã mang lại nguồn thu nhập năm 2000
là 8,4 tỷ USD, năm 2010 là 28,6 tỷ USD,năm 2014 là 32,0 tỷ USD.
7.5.5. Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng
7.5.5.1. Thành phố Sydney
Thành phố Sydney lớn nhất Australia, có dân số 3.670.000 người là thành
phố của những người nhập cư. Trong thành phố có những toà cao ốc, tháp truyền
hình Sydney cao 259m, toà nhà Công ty bảo hiểm cao 244m, nhà hát Opera nổi
tiếng, phòng hoà nhạc, thư viện. Trong thành phố còn có nhiều khu vườn và công
viên lớn, lớn nhất là Vườn thực vật hoàng gia, sở thú, viện Hải dương.
7.5.5.2. Thành phố Mellbourne
Thành phố lớn thứ hai Australia, nằm bên bờ sông Yarr. Toà nhà cao nhất
của Melburn là cao ốc Nauru House nằm trên một hòn đảo nhỏ. Các công trình
lớn còn có trung tâm thương mại, Vườn thực vật hoàng gia, các công viên, phố
Tyrac của những người giàu có, trụ sở của tổ hợp lớn nhất nước Brocken Hill,
phòng trưng bày tranh nghệ thuật lớn nhất nam bán cầu với nhiều tác phẩm của
các hoạ sĩ nổi tiếng, bảo tàng Victoria, bảo tàng Vàng, Chinatown, khu liên hợp
thể thao, sòng bạc,...
7.5.5.3. Thành phố Pert
Pert có dân số hơn một triệu người, phát triển nhanh chóng với ngành khai
mỏ, có nhiều toà nhà chọc trời siêu hiện đại là nét đặc trưng của thành phố.
Thành phố có phòng trưng bày tranh, bảo tàng Tây Australia, sòng bạc
Burswood, công viên King, nhà máy tinh chế vàng.
7.5.5.4. Thành phố Kanbera
Kanbera là thủ đô của Australia a, nằm giữa Sydney và Mellbourne, được xây
dựng năm 1911. Đây là thành phố tuyệt đẹp toạ lạc dưới chân những dãy núi xanh.
7.5.5.5. Thành phố Tasmania
Tasmania là bang nhỏ nhất của Australia, có phong cảnh núi non tuyệt
đẹp làm ta liên tưởng tới New Zealand, bờ biển làm ta liên tưởng tới nước Anh,
còn những ngọn núi lửa làm ta liên tưởng tới đất nước Argentina.

196
Địa lý du lịch
7.5.5.6. Bờ biển Vàng
Là khu du lịch chính của Australia và là một trong những khu du lịch đẹp,
nổi tiếng nhất thế giới. Dọc bãi biển có rất nhiều khách sạn, nhà hàng, quán bar,
cafe và một casino lớn nhất Australia. Bờ biển Vàng như một nam châm hút
khách chơi từ trung tâm Australia tới nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.
7.6 Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Tên gọi đầy đủ là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia
lớn cả về diện tích và dân số. Lãnh thổ Trung Quốc rộng thứ 3 thế giới với
9.598.050 km2 (không tính Đài Loan), dân số 1.376.692.576 người năm 2015,
đứng đầu thế giới. Thiên nhiên và văn hóa của đất nước hết sức phong phú, đa
dạng, đầy huyền bí và quyến rũ. Trung Quốc đang trở thành một cường quốc về
kinh tế và tất nhiên cả về du lịch.
7.6.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Trung Quốc chiếm phần lớn lãnh thổ Đông Á. Chiều rộng từ bắc xuống
nam là 3.650 km, chiều dài từ tây sang đông tới 5.700 km, đường biên giới có
chiều dài hơn 21.500 km và tiếp giáp với nhiều nước châu Á khác. Phần lớn
lãnh thổ nằm sâu trong lục địa. Dọc đường bờ biển dài 18.000 km có nhiều vịnh
biển và bãi biển và có nhiều hải cảng.
Thiên nhiên đa dạng và có sự khác nhau giữa Đông và Tây.
Lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên phong phú, lịch sử hình thành phức
tạp, có đủ các dạng địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng, bồn địa và hoang mạc.
Nhưng núi chiếm phần chủ yếu 3/4 diện tích, trong đó gần 1/3 ở độ cao trên
3000m. Khí hậu giữa các miền cũng rất khác biệt nhau, từ ôn đới lạnh, ôn đới
đến cận nhiệt và có cả khí hậu hoang mạc.
Phía Đông (kinh tuyến 105o) chủ yếu là đồng bằng và đồi ở độ cao dưới
400m. Trong đó có những đồng bằng lớn là Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và
Hoa Nam, với tổng diện tích hơn 1triệu km2. Đất đai đồng bằng phì nhiêu do
phù sa các sông Tùng Hoa, Liêu Hà, Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang,
Châu Giang bồi đắp. Các đồng bằng nằm rải dọc ven biển từ bắc tới nam nên có
khí hậu gió mùa với các các sắc thái khác nhau từ ôn đới đến cận nhiệt. Mưa chủ
yếu vào mùa hạ với lượng mưa trung bình 750 - 2000 mm/năm. Nhiệt độ trung
bình tháng 1 ở Quảng Châu là 13o2, Vũ Hán 3o9, Bắc Kinh -4o6, Cáp Nhĩ Tân -
21o. Mùa hạ, tháng 7 nhiệt độ trung bình ở Quảng Châu là 28 o6 còn ở Cáp Nhĩ
Tân là 24oC.

197
Địa lý du lịch
Phía Tây là núi, 4/5 bề mặt cao hơn 1000m, trong đó 2/3 diện tích ở độ
cao trên 3000m. Nơi đây tập trung những dãy núi và cao nguyên cao lớn nhất
thế giới như Côn Luân (6000-7000m), An Tai (3000m), Tây Tạng (4000m), Pa
Mia (2000-3000m),... Đặc biệt, dãy Himalaya cao nhất thế giới nằm giữa biên
giới tây nam giáp với Nê Pan có nhiều đỉnh cao tới 7000 - 8000m, trong đó đỉnh
Chômôlungma cao nhất thế giới 8.848m. Các bồn địa có địa hình thấp hơn là Ta
Rim, Tứ Xuyên, Tân Cương, Ngô Duy Nhĩ. Khí hậu lục địa, nhiệt độ chênh lệch
lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè. Nhiều nơi có lượng mưa thấp
dưới 100 mm/năm, mang tính chất khí hậu sa mạc (Nội Mông).
Khí hậu phức tạp của Trung Quốc có thể được phân thành các khu vực
khí hậu sau:
- Khu vực Đông Bắc: Có mùa đông lạnh, kéo dài, nhiều băng tuyết. Thời
tiết lạnh giá đã tạo nên Lễ hội Băng đăng ở Cáp Nhĩ Tân đầy ấn tượng. Mùa hạ
ngắn ngủi, lượng mưa 300-700 mm/năm.
- Khu vực Hoa Bắc: Có khí hậu ôn đới lục địa, nhiệt độ trung bình năm
hơn 10oC, mưa hơn 500 mm/năm. Chẳng hạn như ở Bắc Kinh có khí hậu ôn
hòa. Mùa đông có những đợt gió lạnh từ Xibêri thổi xuống song, không khí khô,
dễ chịu với cảnh tuyết rơi thật đẹp. Mùa hè thời tiết khá nóng bức.
- Khu vực Trường Giang: Có khí hậu khá ấm áp, nhiệt độ trung bình năm 15
- 17 C, lượng mưa 1000- 2000 mm. Mùa đông thường trên 0oC. Mùa hạ 27 - 30oC
o

- Khu vực Lưỡng Quảng (Đông Nam): Mùa hạ kéo dài, mùa đông ngắn
ngủi, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa trên 1500 mm
- Khu vực Tứ Xuyên: Mùa đông ấm áp, ôn hòa, mưa 700 - 1700 mm
- Khu vực Tây Bắc (Tân Cương): Mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống tới -10
đến -20oC. Mùa hạ nóng, nhiệt độ 22 - 26oC.
- Khu vực Tây Nam: Mùa đông ấm áp, nhiệt độ trên 0oC. Khí hậu mát mẻ
gần như không có mùa hạ, nhiệt độ tháng 7 khoảng 13 - 20oC, là nơi du lịch nghỉ
mát rất tốt. Tây Tạng có 10 tháng băng giá.
Thời gian lí tưởng để đi du lịch Trung Quốc là dịp cuối xuân, đầu hè hoặc
vào mùa thu tháng 9-10. Du lịch miền Nam thời tiết tốt nhất vào tháng 11-12.
Trung Quốc có nhiều sông lớn mà hầu hết bắt nguồn từ miền núi và cao
nguyên phía tây. Vào mùa hạ các dòng sông đầy nước, mùa đông sông ít nước,
các sông ở phía bắc đóng băng 5 - 6 tháng/năm. Trung Quốc có những dòng
sông lớn tầm cỡ thế giới là sông Trường Giang (6300 km), Hoàng Hà (4800

198
Địa lý du lịch
km),... và những hồ nước lớn và đẹp như hồ Động Đình (2820 km 2), Thái Hồ
(2425 km2), hồ Phiên Dương( 3583 km2), hồ nước mặn Thanh Hải (4583 km2),...
Tài nguyên sinh vật của Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên đã
bị giảm sút nhiều. Trước kia rừng bao phủ tới 50 - 60% diện tích lãnh thổ, nay
chỉ còn 12%. Theo thống kê, hiện nay Trung Quốc có khoảng 2091 loài động vật
có xương sống, với hơn 100 loài đặc hữu như sếu mào cong, trĩ tai to, khỉ vàng,
gấu trúc, ngựa thảo nguyên, lạc đà hai bướu, cá heo sông, cá sấu Trường Giang,...
Thiên nhiên đa dạng, hùng vĩ của núi non, hang động, rừng biển đã ban
tặng cho đất nước này biết bao cảnh quan thiên nhiên kì vĩ làm mê lòng người.
Núi Thái Sơn (thuộc tỉnh Sơn Đông) đứng đầu trong “Ngũ nhạc” của Trung
Quốc, cao 1500m được coi là “trời”, với những ngọn núi quanh năm mây phủ,
cảnh sắc tráng lệ đẹp lạ thường. Nơi đây còn là thánh địa của đạo Phật và đạo
Giáo, nơi khởi nguồn của nền văn minh Trung Hoa. Thạch Lâm là một cảnh
quan đặc sắc của Trung Quốc, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất kì quan”.
Địa hình trên triền sông Li (Quế Lâm) như là một cảnh thiên đường với những
vách đá dựng đứng, nhiều hình, nhiều vẻ rất lãng mạn như núi Vòi Voi, Vách
Rồng, núi Tình yêu,... Rồi Nga Mi Sơn, Đại Phật Sơn, Thái Hồ, khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Long,...
7.6.2 Đặc điểm lịch sử - văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn
Lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc bao gồm 21 tỉnh (không tính Đài
Loan), 5 khu tự trị (Nội Mông, Choang-Quảng Tây, Hồi-Ninh Hạ, Ngô Duy
Nhĩ- Tân Cương, Tây Tạng), 3 thành phố trung ương ( Bắc Kinh, Thượng Hải,
Thiên Tân).
Trung Quốc là nước có nền văn minh lâu đời với hơn 4000 năm lịch sử,
một trong những chiếc nôi của của nền văn hóa loài người. Hiện nay còn lưu lại
nhiều công trình kiến trúc, lâu dài, cung điện, cung miếu đồ sộ, nhiều tác phẩm
nghệ thuật, công trình khoa học lớn có giá trị của các thời đại.
Lịch sử Trung Quốc trải qua nhiều thế kỷ và nhiều biến động phức tạp với
nhiều triều đại phong kiến khác nhau, có thể tóm tắt như sau:
1. Thời nhà Hạ: TK XXI - XVI tr CN 10. Nhà Tấn: 265 - 420
2. Nhà Thương: TK XVI - XI tr CN 11. Thời Nam - Bắc Triều: 420 - 589
3. Nhà Chu: TK XI - III tr CN 12. Nhà Tùy: 581 - 618
4. Thời Xuân - Thu: 770 - 221 tr CN 13. Nhà Đường: 618 - 907
5. Thời nhà Tần: 221 - 206 tr CN, bắt 14. Thời Ngũ Đại ở miền Bắc và Thập

199
Địa lý du lịch
đầu quốc gia phong kiến thống nhất. Quốc ở miền Nam: 907 - 960
6. Nhà Tây Hán: 206 tr CN - 8 CN 15. Nhà Tống: 960 - 1279
7. Triều Tân: 9 - 23 16. Nhà Nguyên: 1271 - 1368
8. Nhà Đông Hán: 25 - 220 17. Nhà Minh: 1368 - 1644
9. Thời Tam Quốc: 220 - 280 18. Nhà Thanh: 1644 - 1911

Đến năm 1911 chấm dứt thời kỳ phong kiến hình thành sớm và kéo dài
của Trung Quốc chuyển sang chế độ Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 1/10/1949
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
Lịch sử thời phong kiến Trung Quốc phát triển rất rực rỡ đã đạt được
những thành tựu văn hóa có giá trị, có ảnh hưởng sâu sắc đối với không chỉ cho
đất nước mà còn ảnh hưởng tới văn hóa cả khu vực và thế giới.
Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng
khác nhau, tiêu biểu là sáu phái: Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Âm
dương gia, Đạo gia. Trong số các phái ấy, quan trọng là bốn phái: Nho gia, Mặc
gia, Pháp gia, Đạo gia. Còn Âm dương gia không tồn tại lâu dài nhưng có ảnh
hưởng lớn đến các phái khác nhất là Nho gia. Cùng các nhà tư tưởng lớn như
Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Trang Tử, Lão Tử, Mặc Tử, Quản Trọng,...
Văn học Trung Quốc là một nền văn học rất phong phú về nội dung, sâu
sắc về tư tưởng, đa dạng, tinh tế và điêu luyện về hình thức thể hiện, phát triển
linh hoạt qua mỗi thời gian, phản ánh chân thực các thời kì lịch sử, mỗi vương
triều, hấp dẫn người đọc, vượt ra ngoài không gian một nước và thời gian một
vương triều. Thật là một nền văn học lớn, một kho tàng lớn. Những tác phẩm
tiêu biểu như Kinh Thi, Tả truyện, Chiến quốc sách, Thủy hử, Tam quốc chí
diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng,... Cùng các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng
như Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am, La Quán
Trung, Ngô Thừa Ân,....
Về mặt khoa học kĩ thuật, thời kì này cũng đạt được những thành tựu
quan trọng: về Toán học như Cửu chương toán thuật, số Pi, ...; Về Thiên văn
học, từ thời nhà Tần đã phát minh ra nông lịch và ngày càng được hoàn thiện;
Về Y dược, trong lịch Trung Quốc xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi và nhiều sách
thuốc hay; Về kĩ thuật, dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc có bốn phát
minh hết sức quan trọng, đó là giấy, cách in, la bàn và thuốc súng.
Di sản văn hóa có giá trị và hấp dẫn nhất về du lịch là các công trình kiến
trúc vĩ đại, độc đáo còn lại đến ngày nay, hàng năm thu hút hàng chục triệu khách

200
Địa lý du lịch
du lịch khắp nơi trên đất nước và thế giới. Trong danh sách những di sản thế giới
thì Trung Quốc có nhiều nhất, tiêu biểu là những di sản: Núi Thái Sơn, Vạn Lý
Trường Thành, Cố Cung, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Di chỉ người vượn Bắc Kinh,
Núi Hoàng Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Long, Sơn Trang và đền miếu ở
Thừa Đức, Quần thể kiến trúc cổ núi Vũ Đang, Cung điện Potala, Khu vườn cổ Tô
Châu, Di Hòa Viên, Thiên Đàn, Khu di tích Khổng Tử, Thung lũng Cửu Trại, Phố
cổ Bình Dao, núi Hoàng Long, Nga Mi Sơn và Đại Phật Sơn.
Từ xa xưa Trung Quốc đã nổi tiếng thế giới về nhiều mặt hàng thủ công mĩ
nghệ như gốm sứ Giang Tây, tơ lụa Hàng Châu, Tô Châu, tranh thủy mặc, nghệ
thuật thư pháp,... Chẳng thế mà các nước phương Tây đã gọi họ là China - đất nước
gốm sứ, hay Con đường tơ lụa nổi tiếng lịch sử. Ngày nay, những mặt hàng này
vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ cùng với sản phẩm của các ngành công
nghiệp nhẹ trở thành trung tâm công nghiệp hàng tiêu dùng của thế giới.
7.6.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trên lãnh thổ rộng lớn ấy, Trung Quốc còn là quốc gia đa dân tộc. Trong
số 56 dân tộc, người Hán có số lượng đông nhất, chiếm trên 93% dân số toàn
quốc, tập trung chủ yếu ở phía đông lãnh thổ, nơi những bình nguyên rộng lớn,
màu mỡ, các vùng kinh tế phát triển và các đô thị lớn. Người Hán là hạt nhân
của các dân tộc Trung Quốc. Cách đây trên 4000 năm trên lưu vực sông Hoàng
Hà họ đã lập lên nền Văn minh Hoa Hạ. Hầu hết các dân tộc thiểu số sống trên
các vùng núi, cao nguyên và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc lãnh thổ. Dân
tộc có số dân đông sau người Hán là người Choang (13,5 triệu), sống chủ yếu ở
vùng núi, cao nguyên phí nam lãnh thổ. Tiếp đến là người Ngô Duy Nhĩ
(Uigua), người Hồi, sống ở phía tây bắc. Người Tạng sống ở tây nam lãnh thổ.
Các dân tộc có số dân đáng kể khác như Miêu, Dao, Mãn, người Mông Cổ.
Trung Quốc không những là nước có dân số đông nhất thế giới mà còn có
số người di cư ra ngước ngoài rất lớn, có khoảng 25 triệu Hoa Kiều sống ở khắp
nơi, nhiều nhất là ở Đông Nam á. Quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra
nhanh chóng cùng với quá trình phát triển kinh tế mấy thập kỷ qua. Cùng với
việc phát triển của các thành phố Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều thành phố
mới, đặc biệt là các khu kinh tế lớn như Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ
Môn. Hiện nay dân thành thị chiếm khoảng hơn 30% dân số. Có hơn 30 thành
phố triệu dân, những thành phố lớn nhất là Bắc Kinh (14 triệu), Thượng Hải 17
triệu), Thiên Tân (9,5 triệu).
Từ sau cách mạng 1949 đến năm 1978 nền kinh tế Trung Quốc với nhiều
xáo trộn lớn, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, nền kinh

201
Địa lý du lịch
tế phát triển chậm. Từ năm 1978 đến nay, nhờ thực hiện đường lối 4 hiện đại
hóa với ba bước chiến lược kinh tế, Trung Quốc đã bước vào Kỷ nguyên mới,
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Đến nay
Trung quốc đã trở thành nước công - nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, công
nghiệp chiếm 47% GDP, đứng hàng thứ 5 thế giới. Tổng thu nhập quốc dân của
Trung Quốc năm 2001 đạt 1.159.017 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người
đạt 911,2 USD/ người. Hiện nay Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc kinh tế
thứ 2 của thế giới với GDP năm 2015 là 10.866 tỉ USD (phần đại lục).
Hệ thống giao thông vận tải được quan tâm và phát triển khá đều đặn.
Nhiều tuyến đường được nâng cấp và mở rộng. Đường sắt là khâu chính của hệ
thống giao thông vận tải, với tổng chiều dài trên 53.000 km, đứng thứ 5 thế giới.
Hệ thống dường sắt nối liền các cảng, đặc khu, các tỉnh nằm sâu trong nội địa
với thủ đô và các thành phố lớn. Đường hàng không được phát triển mạnh trong
thời gian qua. Các sân bay quốc tế quan trọng là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên
Tân, Hàng Châu, Côn Minh. Hệ thống đường bộ rất lớn với tổng chiều dài hơn 1
triệu km, tỏa khắp các miền. Trong đó có hệ thống đường cao tốc nối các thành
phố lớn. Đường biển phát triển với tốc độ nhanh, nhất là sau khi Trung Quốc có
chính sách mở cửa và đứng vào hàng những nước tiên tiến về đường biển.
Thượng Hải là một trong ba hải cảng lớn nhất thế giới, các hải cảng lớn khác là
Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo,...
7.6.4 Sự phát triển du lịch
Mặc dù là đất nước giàu tiềm năng về du lịch, song do hoàn cảnh kinh tế -
xã hội nên du lịch ở Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực phát triển
muộn màng. Cùng với công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế, du lịch cũng
được phát triển mạnh mẽ không ngừng, có mức tăng trưởng rất cao. Đến năm
1990 Trung Quốc đã đón được hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Đến nay,
du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và Trung Quốc đã được đứng vào
hàng đầu các quốc gia về phát triển du lịch.
7.6.4.1. Du lịch quốc tế
Thiên nhiên và lịch sử Trung Quốc đã tạo ra vô vàn các danh lam thắng
cảnh và các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc và có sức hấp dẫn lớn đối với khách
du lịch quốc tế. Du lịch Trung Quốc quả là điều thú vị không chỉ đối với khách
du lịch quốc tế mà ngay cả với người dân Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc là
quốc gia có số lượng lớn kiều dân sinh sống ở khắp nơi trên thế giới và họ luôn
hướng về tổ quốc. Hồng Kông, Ma cao và Đài Loan có mối quan hệ mật thiết
với các nước phương Tây là cửa ngõ quan trọng của khách du lịch quốc tế. Đặc

202
Địa lý du lịch
biệt nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ là một thị trường kinh tế
lớn hấp dẫn. Tất cả đã tạo cho Trung Quốc một thị trường khách du lịch quốc tế
lớn và tiềm năng dồi dào nhất thế giới.
Vì vậy, hàng năm khách du lịch đến Trung Quốc tăng nhanh không ngừng
đáng kinh ngạc. Khách du lịch quốc tế đến năm 1990 là 10,454 triệu lượt thì đến
năm 2000 đã tăng lên tới 31,229 triệu lượt, đứng thứ 5 thế giới (chưa tính Hồng
Kông và Ma Cao). Đến năm 2010 là 55,66 triệu lượt vànăm 2014 là 55,62 triệu
lượt khách, đứng thứ 3 thế giới (chưa tính Hồng Kông 27,8và Ma Cao14,6 triệu
lượt năm 2014). Năm 2018 đón 62,9 triệu lượt khách, đứng thứ 4 thế giới.
Thị trường khách du lịch quốc tế của Trung Quốc có thể nói là khắp thế
giới. Song, các thị trường chủ yếu vẫn là các nước trong khu vực Đông Á và
láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, châu Âu, Bắc Mĩ và
người Hoa kiều.
Khách du lịch đến Trung Quốc với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên,
mục đích tham quan là chủ yếu. Những nơi có thắng cảnh thiên nhiên đẹp như
núi non hang động, các bãi biển, nơi khí hậu tốt như phong cảnh Thái Sơn,
phong cảnh Quế Lâm, phong cảnh Côn Minh với Thạch Lâm nổi tiếng, đặc biệt
là nơi có các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, Cố
Cung, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng,...là những điểm đến của nhiều khách du lịch
nhất. Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Cáp Nhĩ Tân, Quảng Châu, Nam Kinh,
Quế Lâm, Côn Minh, Tây An, Lasa,... là những trung tâm du lịch quan trọng.
Khách du lịch thương mại, thăm thân, mua sắm ngày càng nhiều. Ngoài nhu cầu
tìm kiếm thị trường, ở đây còn là nơi mua sắm tốt, các mặt hàng tiêu dùng rất
phong phú, giá rẻ như giày dép, quần áo, đồ chơi, đồ điện tử,... đặc biệt, những
mặt hàng thủ công mĩ nghệ rất hấp dẫn. Nhiều khách du lịch rất thích thú thưởng
thức các món ăn độc đáo và nổi tiếng của Trung Quốc.
Ngược lại, đời sống kinh tế, xã hội ngày một phát triển đã thúc đẩy người
dân Trung quốc đi du lịch nước ngoài ngày một nhiều. Họ thường tới các nước
trong khu vực, châu Âu, Bắc Mĩ với mục đích chính là tham quan và thương
mại. Năm 1999 chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc là 10.864 triệu USD.
7.6.4.2. Du lịch nội dịa
Du lịch nội địa của Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh. Đất nước
rộng lớn, thiên nhiên và văn hóa của các vùng vô cùng đa dạng, phong phú, xa
lạ và hấp dẫn đã thu hút người dân Trung Quốc tham quan tìm hiểu về nước non
mình. Hơn nữa, đời sống của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Phật
giáo,... nên những chuyến du lịch hành hương về nơi đất thánh là rất ý nghĩa như

203
Địa lý du lịch
Núi Thái Sơn, Đền Khổng Tử, đền Lão Tử, Lasa, Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng,
những ngôi chùa thờ Phật có ở nhiều nơi,... Đặc biệt, nền kinh tế Trung Quốc
trong vài thập kỉ nay đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, người dân đã có thu
nhập khá cao, đời sống văn hóa, xã hội được cải thiện nhiều tạo điều kiện nhu
cầu đi du lịch ngày một nhiều hơn.
Hàng năm có hàng trăm triệu lượt người dân di du lịch trong nước. Đây
cũng là thị trường và nguồn thu quan trọng của du lịch Trung Quốc.
Nhờ vậy, thu nhập từ du lịch của Trung Quốc tăng nhanh, năm 1990 thu
được 2.218 triệu USD và Hồng Kông thu được 5.032 triệu USD, năm 2000 tăng
lên đạt 24.017 triệu USD (trong đó phần của Hồng Kông là 7.886 triệu), đứng thứ
5 thế giới về thu nhập từ du lịch, năm 2018 thu 40,4 tỉ USD. Trung Quốc thực sự
là một cường quốc về du lịch.
7.6.5. Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng
7.6.5.1. Thủ đô Bắc Kinh
Bắc Kinh là thành phố văn hóa nổi tiếng với số dân hơn 14 triệu người và
diện tích 16.800 km2, nằm ở phía bắc bình nguyên Hoa Bắc, phía tây là dãy Thái
Sơn hùng vĩ. Bắc Kinh đã có hơn 3000 năm lịch sử và nhiều danh lam thắng
cảnh tầm cỡ thế giới. Nơi đây có Sài Cấm Thành to lớn, hùng vĩ nổi tiếng nhất
thế giới, một quần thể kiến trúc cung điện có qui mô lớn và hoàn chỉnh nhất và
còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Thiên An Môn là cửa chính của
kinh thành triều đại Minh - Thanh. Thành phố Bắc Kinh vừa hiện đại vừa cổ
kính thu hút hàng triệu khách khách thế giới tham quan hàng năm.
* Hoàng cung Sài Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, là cung điện
hoàng gia dưới thời Minh - Thanh, hùng vĩ bậc nhất thế giới. Hoàng cung được
xây dựng từ năm 1406 -1420 và đã trải qua nhiều lần trùng tu với diện tích 72
ha, bao gồm 9999 công trình kiến trúc cung điện, đền đài và lầu gác, xung quanh
có tường cao 10m bao bọc, bên ngoài có sông sâu rộng 50m bao quanh, bốn góc
là bốn vọng gác. Cố Cung được chia làm làm hai khu vực chính là ngoại triều và
nội đình. Ngoại triều ở phía trước, gồm điện Thái Hòa, Trung Hòa, và Bảo Hòa,
là nơi vua thiết triều. Nội đình gồm cung Càn Thanh, điện Giao Thái, cung
Thẩm Ninh, là nơi vua xử lí việc triều chính và ăn ở. Hai phía đông tây có các
cung điện dành cho các cung nữ.
* Công viên Bắc Hải nằm phía tây bắc Cố Cung, được xây dựng dưới
triều vua Liêu, thế kỉ X. Trong công viên có hồ núi, núi nhân tạo được đắp bằng
đá Thái Hồ tạo thành cung điện biệt lập. Dưới triều Minh công viên được mở

204
Địa lý du lịch
rộng, trên hồ có năm long đình. Triều Thanh, thời vua Càn Long, Bắc Hải trở
thành vườn rừng Hoàng gia rất tinh tế, hoàn hảo và tráng lệ.
* Di Hòa Viên còn gọi là Cung điện Mùa Hè,nằm ở vùng rừng núi Tây
Sơn, tây bắc Bắc Kinh. Đây thực sự là một khuôn viên gồm một quả đồi nhỏ,
một cái hồ và một con sông nhỏ. Thế kỉ XII nhà Kim cho xây dựng cung Kim
Sơn tại đây. Sau này nhà Nguyên, Minh, Thanh đều cho xây nhiều công trình
kiến trúc lớn nhỏ. Năm 1705 vua Càn Long cho xây dựng Di Hòa Viên với qui
mô lớn, chùa Báo Ân, tháp Thiên Thọ để mừng thọ mẹ và đặt tên là Thanh Y
Viên. Di Hòa Viên rộng 290 ha, mặt nước chiếm 1/4 và được cấu thành bởi hai
khối là hồ Côn Minh và núi Vạn Thọ. Trong Di Hòa Viên có nhiều danh thắng
như Ngọc Lan Đường là nơi nghỉ mát của vua Quang Tự, nhà Thọ Đường là nơi
ở của Từ Hy, bốn sân khấu hát tuồng. Hiện nay các hướng dẫn viên ở đây
thường mặc trang phục thời nhà Thanh để hướng dẫn du lịch.
* Thiên Đàn là nơi các hoàng đế Trung Hoa thời Minh - Thanh làm lễ tế
Trời Đất cầu cho mưa thuận giá hòa, được mùa, thần dân no ấm. Thiên Đàn nằm
ở phía nam nội thành Bắc Kinh, đây là một quần thể kiến trúc tế tự với nghệ thuật
cao, được bảo tồn hoàn chỉnh. Thiên Đàn được xây dựng từ thời Minh Vĩnh Lạc
18 (1420) trên khu đất rộng 2.730.000 m2. Phía ngoài được bao bọc bởi hai lớp
tường màu đỏ thẫm. Cửa tường ở hai góc phía Bắc hình vòm vòng cung, cửa hai
góc phía Nam hình vuông, tượng trưng cho trời tròn đất vuông. Trong Thiên Đàn
có 3 công trình kiến trúc tiêu biểu là Hoàn Khưu Đàn, Hoàng Khung Vũ cao 19,5
m và Kỳ Niên Điện cao 38 m. Kiến trúc ở đây được xây dựng bằng đá và hết sức
đặc biệt đều phản ánh quan niệm về Trời Đất, Âm Dương.
* Quảng trường Thiên An Môn nằm ở trung tâm Bắc Kinh, rộng 50 ha.
Thiên An Môn được xây dựng từ năm 1417 được gọi là Thiên Môn (cổng trời).
Đến năm 1651 được trùng tu và gọi là Thiên An Môn. Trong Thành gồm 9
thành lầu to đẹp, cột sơn đỏ, lợp ngói lưu ly vàng, uy nghi tráng lệ. Tại lầu Thiên
An Môn, ngày 1/10/1949 Chủ tịch Mao Trạch Đông đọc bản tuyên ngôn thành
lập nước CHND Trung Hoa.
* Thập Tam Lăng là khu lăng tẩm của 13 hoàng đế triều Minh, cách Thủ
đô 50 km về phía tây bắc. Thập Tam Lăng có chu vi gần 40 km, ba mặt bắc -
đông - tây đều là núi, cổng vào bằng đá cao 29 m có 5 cửa, 6 cột đá chạm rồng
mây rất tinh xảo. Hai bên đường Thần đạo dẫn vào có 12 cặp thú đá (sư tử, trĩ,
lạc đà, voi, kỳ lân, ngựa) và 12 tượng người đá gồm 4 quan văn, 4 quan võ và 4
công thần, xếp đối xứng thành từng cặp đối diện.

205
Địa lý du lịch
* Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành hùng vĩ có lịch sử cách đây
khoảng 2500 - 2600 năm. Từ thời Chiến Quốc (475 - 221 tr CN) các nước Tần,
Triệu, Yên đã cho xây thành đắp lũy, nhằm ngăn chặn sự quấy phá của quân
Hung Nô Đông Hồ phương Bắc. Đến thế kỉ III tr CN, Tần Thủy Hoàng đã kết
thúc 5 thế kỉ chiến tranh và đánh tan quân Hung Nô thống nhất đất nước vào
năm 221 tr CN. Ông liền cho xây nối liền và gia cố các đoạn tường thành mà các
nước đã xây từ trước, tạo thành một phòng tuyến liên hoàn với chiều dài hơn
5.000 km. Đặc biệt, dưới thời Tây Hán (206 tr CN) Trường Thành không chỉ
được tái thiết mà còn mở rộng với qui mô rất lớn, dài nhất trong lịch sử trên
10.000 km. Dưới triều Minh việc tôn tạo Trường Thành tốn rất nhiều sức người
sức của và đã tạo lên dáng vẻ như ngày nay. Vạn Lý Trường Thành ngày nay có
chiều dài 6.700 km chạy qua 6 tỉnh miền Tây và Bắc Trung Quốc, lúc ẩn, lúc
hiện trên những núi cao vực thẳm. Vạn Lý Trường Thành là hệ thống phòng thủ
kiên cố, gồm tường thành, nhiều phong hỏa đài, sơn hải quan. Tường thành
được xây bằng gạch vồ, đá tảng và đất hoàng thổ. Mặt thành rộng 5-6m, cao 7-
8m. Toàn tuyến có khoảng 10.000 phong hỏa đài, mỗi phong hỏa đài cao 3-15
m, cách nhau 500m. Cửa ải là những xung yếu, đầu mối giao thông được bố trí
nhiều công sự, pháo đài, hào chiến đấu và nhiều vòng thành bảo vệ, luôn có
quân đồn trú.
7.6.5.2. Thành phố Thượng Hải
Thành phố Thượng Hải là trung tâm tài chính của Trung Quốc được coi là
Lônđôn của Phương Đông. Sông Hoàng Phố chia thành phố thành hai khu vực.
Phía tây là Tây Phố - vốn là khu thương mại phát triển, nay được mở rộng. Phía
đông là khu thương mại Đông Phố với những cao ốc hiện đại nhất châu Á với
những văn phòng thương mại, khu công nghiệp và khu dân cư. Đó là Tháp
truyền hình Đông Phương. Đến nay Thượng Hải vẫn còn giữ được nhiều khu
phố của cổ đầu thế kỉ XX với kiến trúc phương Tây. Những điểm tham quan hấp
dẫn như, khu phố chợ đi bộ Nam Kinh, công viên Nhân dân, bảo tàng Thượng
Hải, khu dinh thự của người Pháp, chùa Long Hoa, chùa Phật Ngọc, công viên
giải trí Hoàng Phố.
7.6.5.3. Hong Kong
Hong Kong là một phần lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm một đảo lớn và
một số đảo nhỏ cửa sông Ngọc, với diện tích 1098 km2, dân số gần 7 triệu
người, người Hoa chiếm 95 %, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Quảng
Đông. Đặc khu Hong Kong là cảng quốc tế và là trung tâm thương mại, tiền tệ
quốc tế nổi tiếng, cửa ngõ quan trọng của Đông Á.

206
Địa lý du lịch
Năm 1842 sau chiến tranh Nha phiến, Anh chiếm đảo Hồng Kông và mở
rộng dần lãnh thổ. Năm 1997, Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Hong Kong nổi tiếng về ẩm thực và mua sắm, giao thông rất thuậnh lợi và
hiện đại. Những địa danh du lịch nổi tiếng là: Vịnh nước nóng là khu du lịch nghỉ
mát sang trọng nhất và là bãi biển đẹp; Quảng trường Thời Đại là trung tâm mua
bán lớn nhất; đảo Cheung Chau là khu du lịch thú vị có nhiều ngôi đền chùa cổ; núi
Thái Bình là thắng cảnh đẹp, từ đây có thể ngắm toàn cảnh vịnh Victoria; nhiều
điểm du lịch khác như công viên Đại Dương là một trong những công viên giải trí
lớn nhất thế giới, Phố Đêm, phố Phụ nữ, chùa Bảo Liên, cầu Thanh Mã,... Năm
2005 Hong Kong xây dựng Công viên Disneyland thứ tư thế giới.
7.6.5.4. Thành phố Côn Minh
Côn Minh là thủ phủ tỉnh Vân Nam, nằm ở độ cao 1894m, thuộc cao nguyên
Vân Quí, diện tích 1500 km2, dân số 3,2 triệu người, khí hậu mát mẻ quanh năm,
trung bình 15oC. Thiên nhiên ưu đãi cùng với nhiều di tích kiến trúc cổ và hiện đại,
thành phố Côn Minh đã trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn nhất đang ngày càng
thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Năm 1996 Trung Quốc đã quyết
định đầu tư để Côn Minh trở thành thành phố du lịch trọng điểm.
* Khu du lịch Tây Sơn còn gọi là núi Bích Kê, phía tây cách Côn Minh 12
km qua những khu rừng nguyên sinh, với những thắng cảnh nổi tiếng như: Hoa
Đình Tự là hệ thống chùa được xây dựng vào triều Nguyên, nổi tiếng với 500 vị
la hán; Tam Thanh Các - Long Môn là khu du lịch hấp nhất Tây Sơn, leo hàng
trăm bậc đá do người xưa tự tạo trong núi đá, tham quan hàng loạt những công
trình kiến trúc đạo giáo, là nơi cư ngụ của các vị tiên. Đứng trên Long Môn nhìn
xuống là hồ Điện Trì 318 km2 là “Hòn ngọc trên cao nguyên”; Kim Điện trên
núi Minh Phượng là một quần thể cung điện. Trong đó nổi bật nhất là Kim Điện,
được đúc hoàn toàn bằng đồng, khoảng hơn 200 tấn.
* Đại Quan Lầu nằm bên hồ Điện Trì có cảnh đẹp. Dưới thời Khang Hy
cho xây dựng nhiều lâu đài, đình, các, trong đó có Trà Lầu với tầm nhìn bao
quát gọi là Đại Quan Lầu, nổi tiếng với câu đối dài 180 chữ.
* Thạch Lâm - Thiên hạ đệ nhất kì quan, cách thành phố Côn Minh 86 km
về phía đông nam, là khu du lịch nổi tiếng nhất Vân Nam, một danh thắng thiên
nhiên độc đáo nhất Trung Quốc. Thạch Lâm có cấu tạo địa hình karst rất độc
đáo tạo thành một rừng đá với muôn vàn tháp đá, cột đá nhấp nhô, trùng điệp,
muôn hình muôn vẻ, trải rộng 350 km2. Trên vách đá có những vết tích của
những người nổi tiếng ca ngợi vẻ đẹp nơi đây như “”Thiên tạo kì quan”, “Vân

207
Địa lý du lịch
thạch tranh hùng”, “Bạt địa kính thiên”,...Thạch Lâm bao gồm có đại Thạch
Lâm và Tiểu Thạch Lâm.
* Alư Cổ động cách Côn Minh 185 km, là một quần thể hang động gồm
ba động cạn và một động ngầm, cảnh sắc kì ảo. Hang động này thu hút được
nhiều khách du lịch.
Ngoài ra ở thành phố Côn Minh và xung quanh còn nhiều danh lam thắng
cảnh, di tích và những điểm tham quan hấp dẫn khác như Viên Thông Sơn, Viên
Thông Tư, Làng văn hóa dân tộc Vân Nam, Khu du lịch Cửu Hương, Thành cổ
Đại Lý, Núi tuyết Ngọc Long,...
7.6.5.5. Ma Cao:
Đặc khu hành chính Ma Cao nằm phía tây Châu Giang, gồm 3 đảo Ma
Cao, Đãng Tử và Lộ Hoàn. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Ma Cao, tiếng Bồ Đào
Nha và tiếng Anh. Ma cao là một trong ba sòng bạc lớn nhất thế giới, được coi
là “Las Vegas Phương Đông”.
Năm 1553 Bồ Đào Nha chiếm Ma Cao và không ngừng mở rộng lãnh thổ.
Năm 1999 trao trả, Ma cao trở thành Đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Những địa danh du lịch: Cổng Tam Quan là di tích trong giáo đường Giáo
hoàng Paul cùng với tòa thành cũ; Nhà lưu niệm Tôn Trung Sơn; Lầu Tổ Mẫu là
di tích cổ nhất của Ma Cao với hơn 500 năm lịch sử; Trường đua ngựa Ma Cao
nổi tiếng thường tổ chức vào ban đêm từ tháng 6 đến tháng 9; Bãi biển Cát Đen
là bãi tắm nổi tiếng của Ma Cao.
7.6.5.6. Quảng Châu
Có dân số hơn 3 triệu người, là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Đông, là trung tâm
công nghiệp lớn nhất miền Nam. Quảng Châu có cảnh quan đặc sắc, phía bắc là
dãy đồi, từ dây có thể ngắm toàn cảnh thành phố. Trong thành phố có nhiều sân
vận động, các công viên giải trí, viện bảo tàng, vườn lan, vườn bách thảo lớn bậc
nhất Trung Quốc. Nhiều di tích cổ như chùa Lưu Viên và Tây Viên; lăng mộ
Hoàng Đế; thánh đường Hồi giáo; nhà thờ Thiên Chúa giáo,...
7.6.5.7. Nam Kinh
Nằm bên bờ sông Dương Tử, với số dân 2,5 triệu người Nam Kinh là một
trong những thành phố cổ nhất miền Đông Trung Quốc với 3500 năm lịch sử.
Nam Kinh được xem là kinh đô “dự phòng” của các vương triều và từng là thủ
phủ của 5 triều đại. Nam Kinh có nhiều các di tích cổ như cung điện và lăng mộ
hoàng gia thời Minh, các ngôi chùa cổ. Đẹp và lãng mạn nhất là công viên
Sjuanulu trải rộng trên một hồ lớn. Trạm Thiên Văn lớn nhất Trung Quốc.

208
Địa lý du lịch
7.6.5.8. Quế Lâm
Là thành phố đẹp nhất như “Thiên Đàng”nằm ở miền Nam Trung Quốc.
Nơi đây phong cảnh núi non hùng vĩ, đặc biệt có nhiều hang động, thạch nhũ
muôn hình, xen với làn nước trong xanh của những dòng sông và hồ nước. Tiêu
biểu là cảnh đẹp của dòng sông Li, động Sáo Trúc,...
7.6.5.9. Lasa
Là thủ phủ của Tây Tạng từ thế kỉ VII, nơi có nhiều chùa thờ Phật nhất.
Cung điện Potala nằm ở độ cao 1300m, gồm 13 tầng, cao 115 m với khoảng
1000 phòng.
7.6.5.10. Tây An
Được xây dựng vào năm 582 dưới thời nhà Chu, đến thời Tần trở thành
kinh đô lớn nhất. Vào thế kỉ VII, Tây An là thành phố phồn hoa đô hội với Con
đường tơ lụa. Năm 1974 đã phát hiện ra Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
7.6.5.11. Hàng Châu
Hàng Châu đã được Marko Polo ca ngợi là thành phố đẹp nhất thế gian. Là
nơi người Thượng Hải thích đến nghỉ tuần trăng mật nhất. Người xưa vẫn quen gọi
Hàng Châu là “Thiên đường nơi Hạ giới”. Nơi đây có phong cảnh Tây Hồ đẹp nhất
Trung Quốc, bốn bề là rừng đá, rừng tre trúc, hồ sen rất đẹp và thơ mộng.
7.7 Vương quốc Thái Lan
7.7.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Thailand nghĩa là đất của người Thái. Thái Lan có diện tích 513.120 km2,
nằm ở Đông Nam Á, chiếm phần phía bắc của bán đảo Malăcca, là nhịp cầu nối
giữa lục địa châu Á với quần đảo Đông Nam Á và châu Đại Dương, nằm trên
đường hàng hải quốc tế quan trọng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khách du
lịch quốc tế đến Thái Lan rất thuận lợi.
Địa hình Thái Lan khá đa dạng, được chia thành 5 vùng tự nhiên: Đồng
bằng Trung tâm, Các sơn nguyên phía Bắc và Tây, cao nguyên Korat phía đông
bắc, Duyên hải Đông Nam và Bán đảo với duyên hải phía đông và tây.
Đồng bằng Trung tâm của sông Mê Nam - Chaophraya rộng lớn và màu
mỡ. Nền nông nghiệp trồng lúa nước được phát triển lâu đời. Nơi đây có các
kinh đô của nhiều triều đại như Ayutthaya, Thonburi và nay là Bangkok. Đây là
vùng kinh tế, xã hội phát triển nhất Thái Lan và cũng là vùng du lịch hấp dẫn.
Khách du lịch đến đây được tham quan các cố đô, thủ đô, đền chùa, các trung
tâm công nghiệp, thương mại, cảnh quan nông nghiệp và miệt vườn.

209
Địa lý du lịch
Các dạng địa hình núi và cao nguyên hùng vĩ trải rộng khắp các miền Bắc,
Tây, Nam của đất nước. Nhiều nơi có phong cảnh đẹp hùng vĩ của núi, đồi, thác,
rừng như ở Chiang Mai, Chiang Rai, Mae Hong Son,... Các dạng địa hình karst
có thể thấy ở nhiều nơi.
Dạng địa hình ven biển phức tạp tạo cảnh đẹp cho các bãi biển Pattaya,
Cha- am, Huahin, Samui, Phuket, Jomtien, Phang Nga,... ngoài khơi có nhiều
đảo nhỏ.
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ẩm với hai mùa rõ rệt là mùa mưa
từ tháng 5-10, còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 290C.
Thời gian tốt nhất cho du lịch là từ tháng 12 - 2, với đặc điểm thời tiết mát mẻ,
khô ráo.
Những hệ thống sông lớn là Menam, Chao Prai và sông Mekong. Nói
chung Thái Lan có nhiều sông, hồ, song phần lớn các sông đều nhỏ, ngắn, dốc
và có cảnh đẹp. Tuy vậy, du lịch sông, hồ chưa phát triển. Nguồn sinh vật của
Thái Lan phong phú với diện tích rừng lớn. Thành phần thực, động vật phong
phú, có nhiều loại quí hiếm, có nhiều kiểu rừng. Động vật có nhiều là voi, chim,
cá sấu,...Thái lan có 53 vườn quốc gia, tiêu biểu là các vườn quốc gia Khao yai
lớn nhất Đông Nam Á, các vườn quốc gia In tha non, Nam tao, Phu kradung,
Ang thong, Eravan, Sai yok,...
7.7.2 Đặc điểm lịch sử - văn hoá và tài nguyên du lịch nhân văn
Lịch sử và nền văn hoá Thái Lan có nhiều nét độc đáo và được bảo tồn,
giữ gìn tốt.
Thái Lan có lịch sử độc đáo và lâu đời, trải qua nhiều quốc gia khác nhau
như, Môn, Phù Nam, Dvaravati, Haripunjaya. Khi người Thái đến đây từ thế kỉ
thứ X đã thành lập quốc gia nhỏ ở miền Bắc là Sukhothay, rồi lớn mạnh dần
thành Ayutthaya -1350. Bị Myanmar xâm lược vào năm 1767. Đến thế kỉ XVIII
giành độc lập, thành lập nước Xiêm, rời thủ đô từ Chiang Mai về Thonburi.
Năm 1782 xây dựng thủ đô Bangkok thời vua Ramma IX. Lịch sử đã để lại dấu
ấn trên khắp đất nước Thái Lan. Các di tích lịch sử có giá trị tập trung ở đồng
bằng Trung tâm và miền Bắc. Nơi đây hàng năm đón hàng triệu khách du lịch
tham quan.
Dân số Thái Lan có 67.741.401 người năm 2014. Thành phần dân tộc đa
dạng, người Thái chiếm hơn 80% dân số, còn lại là người Hoa, Môn, Khơ me,
Mã lai,... Dân cư phần lớn làm nghề nông. Nền văn hoá độc đáo, đa dạng với

210
Địa lý du lịch
nhiều di tích văn hoá, công trình kiến trúc đồ sộ. Người Thái có tiếng nói và chữ
viết riêng. Tuy vậy, tiếng Anh khá phổ biến.
Đạo Phật là quốc giáo thu hút hơn 90 % dân số. Hệ thống đền chùa có ở
khắp nơi trên đất nước Thái Lan, ngay cả trong Hoàng cung. Nhiều ngôi chùa
lớn, uy nghi có tháp mạ vàng cùng với nhiều pho tượng Phật đẹp, quí giá được
mạ hoặc làm bằng đồng, bằng vàng, ngọc bích. Nghệ thuật Phật giáo được kết
hợp với nghệ thuật Angko cùng phát triển..
Đất nước Thái Lan có nhiều lễ hội. Tiêu biểu là Lễ hội Bunpymay vào
tháng 4, Tết Phật lịch, Lễ hội Hoa, quả, Sinh nhật Vua,... Các hoạt động văn
hoá, thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ. Gần đây Thái Lan rất chú trọng
phát triển du lịch MICE. Các nghề thủ công truyền thống được phát triển, nổi
tiếng là sản phẩm tơ, lụa, dệt, đồ cổ, giả cổ, hoa giả, đá quí,...
Những di sản thế giới của Thái Lan là: Thành phố cổ Sukhothai; Di chỉ
khảo cổ Ban Chiang; Thành cổ Ayutthaya Thungyai - Huai Kha Khaeng.
7.7.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
Nền kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng trong mấy thập kỉ qua nhờ
chính sách kinh tế mở. Thái Lan đã trở thành nước công - nông nghiệp và là một
trong những nước NICs của thế giới. Năm 2000 giá trị tổng sản phẩm trong
nước GDP của Thái Lan là 122.283 triệu USD và thu nhập bình quân đầu người
đạt 2.013,6 USD/người. GDP năm 2015 là 395 tỉ USD.
Giao thông của Thái Lan chủ yếu dựa vào hệ thống đường sông. Ngày
nay, Thái Lan có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình và
phương tiện hiện đại.
Đường bộ với các tuyến xa lộ và cao tốc nối các thành phố lớn được xây
dựng từ những năm 1960, là những tuyến đường quan trọng. Hiện nay Thái Lan
có khoảng 85.000 km đường bộ. Trong đó đường cao tốc chiếm 36.000 km.
Bangkok có hệ thống đường xe điện ngầm, xe điện trên cao và đường cao tốc
trên cao. Đường sắt có chiều dài 3.700 km. Đường hàng không phát triển nhanh
chóng với nhiều sân bay, lớn nhất là sân bay Don Muang.
Đặc biệt, hệ thống khách sạn, nhà hàng Thái Lan phát triển cực kì nhanh
chóng và mạnh, đầu tư phát triển nhiều dịch vụ phục vụ du lịch. Thái Lan đã thu
hút mạnh đầu tư của nước ngoài và trong nước trong lĩnh vực này. ở đây đã có
mặt hầu hết các tập đoàn khách sạn lớn của thế giới.

211
Địa lý du lịch
7.7.4 Sự phát triển du lịch
Thái Lan rất chú trọng phát triển du lịch. Trong phát triển du lịch, Thái
Lan luôn có những kế hoạch, chiến lược cụ thể cho từng thời kì. Xây dựng chủ
đề du lịch cho các năm và các sự kiện gắn với du lịch tạo hiệu quả cao. Để phát
triển mạnh du lịch Thái lan đã rất chú ý đầu tư cho công tác quảng bá du lịch.
Khách du lịch quốc tế đến Thái Lan ngày càng nhiều với lượng khách
luôn đứng hàng đầu trong các nước khu vực. Khách du lịch quốc tế đến năm
1976 là hơn 1 triệu lượt; năm 1987 lên tới 3,5 triệu lượt; năm 1996 là 6,6 triệu
lượt; năm 2000 là 9,5triệu lượt. Đến năm 2010 đón được 15,9 triệu lượt,năm
2014 là 24,78 triệu lượt, xếp thứ hai khu vực. Năm 2019 đón được 41,0 triệu
lượt, đứng đầu khu vực.
Thị trường khách du lịch quốc tế của Thái Lan chủ yếu từ các nước châu
Á - Thái Bình Dương, chiếm hơn 50%. Tiếp theo là thị trường châu Âu, Mĩ,
Ôxtrâylia, Nam Á, châu Phi,... Các quốc gia cung cấp nhiều khách du lịch cho
Thái Lan là Malaixia, Xingapo, Philippin, Inđônêxia, Nhật Bản, Trung Quốc.
Mục đích của du khách là nghỉ ngơi, giải trí.
Du lịch Thái Lan là ngành kinh tế quan trọng, là một phương thức thu
ngoại tệ chính. Thu nhập du lịch tăng nhanh, cao hơn từ việc xuất khẩu gạo,
đứng đầu về thu ngoại tệ. Năm 1983 thu nhập từ du lịch đạt 1,1 tỉ USD, năm
1987 là 1,9 tỉ USD, năm 2000 là 7,119 tỉ USD,năm 2010 là 20,1tỉ USD, năm
2014 là 38,4 tỉ USD và năm 2018 thu 63,0 tỉ USD đứng thứ 4 thế giới.
7.7.5 Những trung tâm và điểm du lịch quan trọng
7.7.5.1. Bangkok:
Bangkok là thủ đô, hải cảng chính, là thành phố khổng lồ so với các thành
phố khác. Bangkok còn có tên là Mận Dại hay Crung thep, nghĩa là “Thiên thần”.
* Cung điện lớn: được xây dựng năm 1782, với diện tích 2,4 km2. Nơi tập
trung các công trình kiến trúc nghệ thuật của đất nước, có tường rào bao bọc, nằm
dọc bờ sông Menam dài 7 km. Bên trong là các ngôi chùa lớn như Phrakeo có bức
tượng bằng ngọc bích duy nhất, các cung điện của các triều đại vua Thái Lan,...
* Đền Pho: lớn nhất Bangkok, có bức tượng mạ vàng, trường đại học đầu
tiên của Thái Lan.
* Đền Suthat: có bức Phật bằng đồng lớn nhất.
7.7.5.2. Ayutthaya:

212
Địa lý du lịch
Kinh đô lừng lẫy dưới thời vương quốc Aya Thaga (1350 - 1767), với
phong cách kiến trúc độc đáo. ở đây có cung điện Bangpain, đền Phanon
Choeng,... Năm 1767 Ayutthaya bị quân xâm lược Myanmar tàn phá. Di tích
còn lại là những ngọn tháp, di tích lịch sử Ayutthaya
7.7.5.3. Lopburi: Có cung điện mùa hè Nari Ratchariwet, đền Prang Sam Yot.
7.7.5.4. Pattaya: Nằm ở ở bờ biển phía đông, cách Bangkok 147 km, là nơi nghỉ
mát, giải trí nổi tiếng, được mệnh danh là Nữ hoàng của châu á. Một thành phố
trẻ được hình thành từ một căn cứ quân sự của Mĩ.
7.5.5.5. Sukhothai :
Là cố đô của Thái Lan hơn một thế kỷ, được vị Hoàng đế đầu tiên của
người Thái xây dựng năm 1293. Kinh đô nằm ở miền Trung Thái Lan, là một đô
thành rộng lớn, sầm uất, xung quanh có nhiều đền đài, là di sản văn hoá thế giới.
7.5.5.6. Chiang Mai:
Nằm ở vùng Tây Bắc, thành phố cổ nằm trong miền núi rừng hùng vĩ, có
thành phố cổ với nhiều dân tộc sinh sống và đền chùa. Chiang Mai được mệnh
danh là Bông hồng phương Bắc
7.5.5.7. Phuket:
“Viên ngọc phương Nam”, “Hòn đảo ước mơ”, hòn đảo có hình dáng
giống viên ngọc trai, rộng 21 km, dài 48 km, là đảo lớn nhất Thái Lan. Phong
cảnh tràn đầy màu xanh của cây cối, bao trùm lên các quả đồi. Những bãi biển
cát trắng, nước biển trong xanh, ấm áp. Phu ket rất hấp dẫn khách du lịch . Du
lịch phát triển rất nhanh chóng. Hệ thống khách sạn, các công viên giả trí, thể
thao phát triển mạnh mẽ.

Câu hỏi ôn tập


1. Anh (chị) nêu khái quát tài nguyên và sự phát triển du lịch nước Pháp.
2. Anh (chị) nêu khái quát tài nguyên và sự phát triển du lịch của Trung
Quốc.
3. Anh (chị) nêu khái quát tài nguyên và sự phát triển du lịch của Thái
Lan.
4. Anh (chị) nêu khái quát tài nguyên và sự phát triển du lịch của Hoa Kỳ.
5. Anh (chị) đánh giá tiềm năng du lịch của Australia.

213
Địa lý du lịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Côi (biên dịch), Du lịch vòng quanh thế giới, Nxb Thanh niên, 2003.
2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao
động xã hội, 2004
3. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu, Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999.
4. Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
Nxb Giáo dục, 2000.
5. Duy Nguyên, Minh Sơn, Ánh Hồng, Sổ tay du lịch thế giới, Nxb Văn hoá -
Thông tin,
6. Văn Sính Nguyên, Câu chuyện địa lý phương Tây, Nxb Trẻ, 2004.
7. Kiều Mạnh Thạc, Thủ đô các nước trên thế giới, Nxb Thế giới, 2004.
8. Đan Thanh, Trần Bích Thuận, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới (3 phần), Đại
học Sư phạm Hà Nội, 1995.
9. Lê Bá Thảo, Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, 1998.
10. Nguyễn Viết Thịnh, Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo
dục, 2000.
11. Lê Thông (chủ biên), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (5 tập), Nxb
Giáo dục, 2003.
12. Trần Mạnh Thường, Những di sản nổi tiếng thế giới, Nxb Văn hoá Thông
tin, 2000.
13. Nguyễn Minh Tuệ (và nhóm tác giả), Địa lý du lịch, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1997
14. Bộ Giáo dục và đào tạo, Atlat địa lý Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2005.
15. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tập bản đồ thế giới và các châu lục, Nxb Giáo dục, 2005.
16. Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên - Hội khoa học kỹ thuật
Lâm nghiệp, Các vườn quốc gia Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001.
17. Tổng cục Thống kê, Số liệu kinh tế - xã hội các nước và các vùng lãnh thổ
trên thế giới, Nxb Thống kê, 2002.
18. Luật du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, 2005.
19. Tổng cục Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.
20. Trung tâm công nghệ thông tin du lịch - Tổng cục Du lịch, Di sản thế giới ở
Việt Nam, 2006.

214
Địa lý du lịch
21. Trung tâm công nghệ thông tin du lịch - Tổng cục Du lịch, Non nước Việt
Nam, 2000, 2003.
22. Võ Công Nghiệp (chủ biên), Danh bạ các nguồn nước khoáng - nước nóng ở
Việt Nam, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
23. Tổng cục Du lịch, TS Trần Thị Mai (chủ biên), Giáo trình Tổng quan du
lịch, Nxb Lao động - xã hội, 2008.
24. Tổng cục Du lịch, Nguyễn Vũ Hà, Đoàn Mạnh Cương (chủ biên), Giáo trình
Tổng quan cơ sở lưu trú du lịch, Nxb Lao động - xã hội, 2008.
25. Nhóm Trí thức Việt, Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành, NXB Thời Đại, 2013.
26. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục Việt
Nam,1998.
27. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), (2012), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo
dục Việt Nam.
28. Bùi Thị Hải Yến,Tuyến điểm du lịch,NXB Giáo dục, 2006.
29. Tổng cục Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, 2012.
30. Tổng cục Du lịch, Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2012.

215
Địa lý du lịch
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1
VÀI NÉT VỀ DI SẢN THẾ GIỚI
Ngày 11/6/1972 UNESCO đã đa ra công ước quốc tế về bảo tồn di sản
văn hoá và thiên nhiên, gọi tắt là "Công ước bảo vệ di sản thế giới". Công ước
này có hiệu lực từ tháng 12/1975 sau khi được 20 quốc gia thành viên phê
chuẩn. Năm 1997 đã có 95 quốc gia tham gia công ước và đã có 247 di sản văn
hoá và thiên nhiên được công nhận ghi vào danh sách di sản thế giới.
Việc thực thi công ước được đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban di sản thế
giới, gọi tắt là WHO.
Tổ chức di sản ngày càng có nhiều ước tham gia. Đến tháng 12/1999 đã
có 156 quốc gia là thành viên và có 630 di sản được công nhận ghi vào danh
sách di sản thế giới, bao gồm 472 di sản văn hoá, 133 di sản thiên nhiên và 25 di
sản hỗn hợp thuộc 188 nước.
Việc một di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới phải đáp ứng
được các tiêu chuẩn của WHO
Các di sản thiên nhiên thế giới được xếp hạng theo 4 tiêu chuẩn
Theo UNESCO, một địa điểm trên trái đất được xem và công nhận là di
sản thiên nhiên thế giới phải đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chuẩn và
các điều kiện về tính toàn vẹn sau:
1) Là những mẫu tiểu biểu nhất cho những giai đoạn tiến hoá của trái đất.
2) Là những mẫu tiêu biểu nhất cho quá trình địa chất đang diễn biến cho
thấy sự tiến hoá sinh học và tác động qua lại giữa con người với môi trường tự
nhiên. Loại mẫu này khác biệt với loại thuộc các thời kỳ của lịch sử trái đất và
liên quan đến quá trình tiến hoá đang diễn ra của thực vật và động vật, các dạng
địa hình, các miền biển.
3) Có những hiện tượng tạo thành hoặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật như
những mẫu tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái quan trọng nhất, những phong cảnh
tuyệt đẹp hoặc những tổ hợp đặc sắc của các yếu tố thiên nhiên và văn hoá.

216
Địa lý du lịch
4) Bao gồm những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất
trong đó còn sống sót những loại thực vật và động vật bị đe doạ và có giá trị
toàn cầu, đặc biệt về mặt khoa học hoặc bảo tồn.
Các di sản văn hóa thế giới được xếp hạng theo 6 tiêu chuẩn
1) Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài
năng con người.
2) Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung
cảnh văn hoá nhất định.
3) Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.
4) Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc
phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.
5) Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên
được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không thể
cưỡng lại được.
6) Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được
những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu về cách tạo lập cũng
như về vị trí.
Trong kỳ họp lần thứ 28 tổ chức tại thành phố Tô Châu (Trung Quốc) từ
28/6 đến 7/7/2004, Uỷ ban Di sản thế giới đã bổ sung thêm 34 địa danh vào
danh sách, nâng tổng số di sản thế giới lên con số 788.

217
Địa lý du lịch

Phụ lục 2
DANH MỤC CÁC BÃI BIỂN VIỆT NAM

Tỉnh, Tên bãi biển Tỉnh, Tên bãi biển


thành phố thành phố
Quảng Ninh Bã Cháy, Trà Cổ, Tuần Hải Phòng Đồ Sơn, Cát Bà
Châu, Vân Đồn
Thái Bình Đồng Châu Nam Định Thịnh Long, Quất Lâm
Thanh Hoá Sầm Sơn, Nghi Sơn Nghệ An Cửa Lò, Quỳnh, Diễn
Quỳnh
Hà Tĩnh Thiên Cầm, Xuân Thành, Quảng Bình Đá Nhảy, Nhật Lệ, Bảo
Đèo Con Ninh
Quảng Trị Cửa Tùng, Cồin Cỏ, Mỹ Thừa Thiên Thuận An, Lăng Cô,
Thuỷ Huế Chân Mây
Đà Nẵng Hải Vân , Bãi Bụt, Bãi Quảng Nam Cửa Đại
Rạng, Sơn Trà, Mỹ Khê,
Thanh Bình
Quảng Ngãi Sa Huỳnh Bình Định Bãi Dài, Bãi Dại, Bãi
Xép, Nhơn Lý
Phú Yên Long Thuỷ Khánh Hoà Bãi Dài, Dốc Lết, Hòn
Chông, Nha Trang
Ninh Thuận Cà Ná, Ninh Hải, Thái Bình Thuận Mũi Né, Hòn Rơm, Đồ
Bình Dương, Mũi Kênh Gà,
Thuận Quí
Bà Rịa-Vũng BãI Sau, BãI Trước, BãI TP. Hồ Chí Cần Giờ
Tàu Dâu, Bãi Dứa Minh
Kiên Giang Mũi Nai
Bãi Dương, Hòn Chông
Nguồn: Wikipedia.com

218
Địa lý du lịch
Phụ lục 3
HỆ THỐNG VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM

Vùng Tên vườn quốc gia Địa điểm Diện tích(ha) Năm thành lập
Hoàng Liên Lào Cai 38.724 2002
Miền núi- trung Ba Bể Bắc Kạn 7.610 1992
du phía Bắc Bái Tử Long Quảng Ninh 15.783 2005
Tam Đảo Vĩnh phúc 36.883 1997
Xuân Sơn Phú Thọ 15.084 2002
Ba Vì Hà Tây 7.377 1991
Đồng bằng Cát Bà Hải Phòng 15.200 1986
Bắc Bộ Cúc Phương Ninh Bình 22.200 1966
Xuân Thuỷ Nam Định 7.100 2003
Bến En Thanh Hoá 38.153 1992
Bắc Trung Bộ Pù Mát Nghệ An 91.000 2001
Vũ Quang Hà Tĩnh 6.245 2002
Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình 85.745 2001
Bạch Mã Thừa Thiên-Huế 22.031 1991
Duyên hải Núi Chúa Ninh Thuận 29.865 2003
Nam Trung Bộ Phước Bình Ninh Thuận 19.814 2006
Chư Mom Ray Kon Tum 56.621 2002
Tây Nguyên Kon Ka Kinh Gia Lai 41.780 2002
Yok Đôn Đăk Lăk 58.200 1991
Chư Yang Sin Đăk Lăk 58.947 2002
Bidoup Núi Bà Lâm Đồng 64.800 2004
Cát Tiên Đồng Nai 73.878 1992
Đông Nam Bộ Bù Gia Mập Bình Phước 26.032 2002
Côn Đảo Bà Rịa-VũngTàu 19.998 1993
Gò Lò Xa Mát Tây Ninh 18.765 2002
Tràm Chim Đồng Tháp 7.588 1998
Tây Nam Bộ Mũi Cà Mau Cà Mau 41.862 2003
Phú Quốc Kiên Giang 31.422 2001
U Minh Thượng Kiên Giang 21.107 2002
U Minh Hạ Cà Mau 8.286 2006
Nguồn: Hiệp hội các vuờn quốc gia Việt Nam, và Wikipedia.com

219
Địa lý du lịch

Phụ lục 4
THỐNG KÊ CÁC NGUỒN NƯỚC NÓNG THEO CẤP NHIỆT ĐỘ VÀ THEO MIỀN ĐỊA LÝ

Các miền %so


Cấp nhiệt Tây Cộng với
Đông Đồng Bắc Nam Đông Tây
độ toàn
Bắc Bắc bằng Trung Trung Nam Nam
quốc
Bộ Bộ Bắc Bộ Bộ Bộ Bộ
Bộ

ấm 35 5 6 5 27 5 48 131 51,78
30-40oC

Nóng vừa 38 2 3 9 22 1 2 77 30,43


41-60oC

Rất nóng 5 3 2 6 24 1 0 41 16,21


61-100oC

Quá nóng 0 0 3 1 0 0 0 4 5,58


>100oC

Cộng 78 10 14 21 73 7 50 253

% so với 30,83 3,95 5,53 8,30 28,85 2,77 19,76 100%


toàn quốc

Nguồn: Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam

220
Địa lý du lịch
Phụ lục 5
MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH LAM THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU

Tỉnh, Di tích lịch sử Danh lam Đền, đình, chùa


thành phố
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hà Tiên Chùa Giồng Thành
An Giang Tôn Đức Thắng Núi Thiên Cấm Chùa Đất Sét
Chùa Linh Sơn
Bà Rịa - Côn Đảo Chùa Hải Vân, chùa
Vũng Tàu Huế Lâm, chùa Linh
Sơn
Bắc Giang Thành cổ Xương Giang Suối Mỡ, hồ Cấm Chùa Đức La
DT Hoàng Vân Sơn, Khuôn Thần Đình Thổ Hà
Đình làng Đình Bảng, đền Chùa Bút Tháp, chùa
Bắc Ninh Đô, đền Bà Chúa Kho, chgùa Dâu, chùa Phật Tích
Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Đình Bảng
Phật Tích Đền Bà chúa Kho
DT Như Nguyệt

Bắc Kạn Pắc Bó, Pò Két, ATK Hồ Ba Bể, thác Đầu Chùa Thạch Long,
Đẳng đền Thắm
Bạc Liêu Miền sông nước
Bến Tre Đồng Khởi Tràm chim Vàm Hồ Chùa Hội Tôn, chùa
Cồn Phụng, cồn Tiên Huyền Linh
Bình Định Thành Hoàng đế Gềnh Ráng, bãi tắm Chùa Thập Tháp,
Tháp Cánh Tiên Hoàng Hậu, Hầm Hô chùa Long Khánh
Tháp Đơn Long
Di tích trường Dục Thanh Mũi Né Chùa Hang, chùa Bảo
Bình Thuận Nhà lưu giữ bảo vật vương Sơn, chùa Linh Sơn
quốc Chăm Trường Thọ
Đền thờ Pôklông-MơhNai
Cà Mau DT Hồng Anh Thư Quân, Hòn Khoai Chùa Quan Âm
Mũi Cà Mau Rừng UMinh
Cao Bằng Di tích Pắc Bó Thác Bản Giốc Đền Xuân Lĩnh, chùa
Viên Minh
Cần Thơ Di tích chùa Ông Bến Ninh Kiều Chùa Ông, chùa
Khánh Quang, chùa
Phật Học
Di tích K20 Núi Bà Nà Chùa Linh ứng, chùa

221
Địa lý du lịch
Đình Hải Châu Bán đảo Sơn Trà Pháp Lâm
Đà Nẵng Đình Bồ Bán Bãi biển Mỹ An Đình Tuý Loan, đình
Đình Nại Nam Nại Nam
Mộ Ông Ich Khiêm
Thành Điện Hải
Ngã sáu Buôn Ma Thuột Thác Đraynur Chùa Khải Đoan
Đăk Lăk Nhà dài Buôn Ma Thuột Thác Khói Nhà mồ Tây Nguyên
VQG Yok Đôn
Điện Biên Khu di tích Điện Biên Phủ Đèo Pha Đin
Khu di tích chiến khu Đ VQG Cát Tiên Chùa Bửu Long
Đồng Nai Đền thờ Nguyễn Tri Phương Danh thắng Đồng Nai Thiền viện Thường
Mộ cổ hàng Gòn Chiếu
Chùa Long Thiền
Chùa Đại Giác
Đồng Tháp Khu di tích cụ Nguyễn Sinh VQG Tràm Chim Chùa Kiến An Cung
Sắc
DT Gò Tháp
Gia Lai Nhà tù Plâycu Biển Hồ Chùa Bửu Nghiêm,
DT Sơn Tây Thượng Đạo Nhà mồ Tây Nguyên chùa Bửu Thắng
Hà Giang Dình họ Vương Suối Tiên, hang Dinh họ Vương
Phương Thiện, Cổng
Trời
Hà Nam Chùa Long Đọi Sơn Ngũ Động Sơn, hang Đền Trúc-Ngũ Động
Luồn Sơn, chùa Bà Đanh
Cột cờ Hà Nội Cổ Loa Chùa Kim Liên, chùa
Hồ Hoàn Kiếm Hồ Hoàn Kiếm Một Cột, chùa Quán
Hà Nội Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Tây-Trúc Bạch Sứ, chùa Trấn Quốc
Nhà sàn Bác Hồ Làng đồng Nhân Đền Quán Thánh, đền
Quảng trường Ba Đình Ngọc Sơn, đền Phù
Thành Cổ Loa Đổng, phủ Tây Hồ,
Thư viện Quốc gia Văn Miếu
Bảo tàng Lịch sử
Thành cổ Sơn Tây Hương Sơn Chùa Hương, chùa
Hà Tây Chùa Hương Ba Vì, Quan Sơn Mía, chùa Tây
Chùa Tây Phương Phương, chùa Thầy,
Đường Lâm chùa Trăm Gian
Đình Tây Đằng
Hà Tĩnh Ngã ba Đồng Lộc Hồ Kẻ Gỗ, núi Thiên Chùa Chân Tiên,
Khu lưu niệm Nguyễn Du Cầm, Đèo Ngang chùa Tượng Sơn, đền
thờ Nguyễn Du

222
Địa lý du lịch
Hải Dương Khu di tích Côn Sơn Côn Sơn
Khu DT Nguyễn Bỉnh Khiêm Đồ Sơn Chùa Phúc Lâm Tự,
Hải Phòng - VQG Cát Bà chùa Nguyệt Quang
Đình Hàng Kênh, đền
Lê Chân
Hoà Bình Thuỷ điện Hoà Bình Hồ Hoà Bình, Tam Đền Thác Bờ, chùa
Động Sơn Tiên
Cầu Tràng Tiền Sông Hương - Núi Chùa Thiên Mụ, chùa
Thừa Thiên Cố đô Huế Ngự Từ Đàm
Huế DT đình làng Dương Nỗ Nhà thờ Phú Cam
DT trường Quốc học Huế
Hưng Yên Đền Chử Đồng Tử
Khu tưởng niệm A.Yersin Nha Trang Chùa Long Sơn
Khánh Hoà Tháp Chàm Đại Lãnh Đền thờ Trần Quí
Cáp
Kiên Giang DT Hòn Đất Hà Tiên, Phú Quốc Chùa Tam Bảochùa
DT Nguyễn Trung Trực Làng Cát, chùa Phù
Dung
Kon Tum Chiến trường Đăk Tô Yaly Nhà Rông, làng Ba
Na, nhà mồ Tây
Nguyên
ải Chi Lăng Động Nhị Thanh, Tam Chùa Tam Thanh,
Lạng Sơn DT chùa Tam Giáo, động Nhị Thanh chùa Tiên, đền Kỳ
Thanh Cùng
DT Bắc Sơn
Lào Cai Bãi đá cổ Sa Pa Sa Pa, Phan Xi Păng Đền Mộu, đền
Thượng, đền Bảo Hà
Lâm Đồng Nhà thờ Cam ly Đà Lạt Chùa Linh Sơn, chùa
Thiền viện Trúc Lâm Đan kia-Suối Vàng, hồ Linh Phong, chùa
Xuân Hương, hồ Than Linh Quang, Thiền
Thở, Cam Ly viện Trúc Lâm
Long An Cụm DT Bình Tả Đồng Tháp Mười Chùa Tôn Hạnh, chùa
Linh Sơn
Nam Định Di tích đền Trần Bãi biển Thịnh Long Chùa Cổ Lễ, chùa
Phổ Minh
Quê hương chủ tịch Hồ Chí Cửa Lò Đền Quả Sơn, đền
Nghệ An Minh Cuông, chùa Sư Nữ
Mộ bà Hoàng Thị Loan
Ninh Bình Cố đô Hoa Lư Tam Cốc-Bích Động Nhà thờ Phát Diệm
VQG Cúc Phương

223
Địa lý du lịch
Ninh Thuận Tháp Pôklông Garai Tháp chàm, Mũi Né
Phú Thọ Khu DT đền Hùng Đầm Ao Châu Đền Hùng
Phú Yên Tháp Nhạn Gềnh đá đĩa, đầm Ô Chùa Từ Quang, chùa
Thành Hồ Loan, vũng Rô Bảo Tịnh
Quảng Bình Quảng Bình Quan Đèo Ngang
Động Phong Nha
Quảng Nam Di sản văn hoá Mỹ Sơn Bãi biển Cửa Đại Chùa Cầu, chùa
Phố cổ Hội An Chúc Thánh
Quảng Ngãi DT Sơn Mỹ Núi Thiên ấn-sông Trà Chùa Ông, chùa
DT Sa Huỳnh Khúc, Sa Huỳnh Thiên ấn
DT Ba Tơ
Bãi cọc Bạch Đằng Hạ Long Chùa Quỳnh Lâm,
Quảng Ninh Đền Cửa Ông Yên Tử Thiền viện Trúc lâm
Đền Trần Hưng Đạo Quan Lạn Yên Tử
Đền và lăng mộ nhà Trần Đền Cửa Ông
Khu DT Yên Tử Đình Trà Cổ
Quảng Trị Địa đạo Vĩnh Mốc, sông Bến Bãi biển Cửa Tùng
Hải-cầu Hiền Lương Đường Trường Sơn
Thành cổ Quảng Trị, Khe Đakrông
Sanh, nghĩa trang Trường Sơn
Sóc Trăng Căn cứ tỉnh uỷ Sóc Trăng Chùa Dơi
Sơn La Nhà tù và bảo tàng Sơn La Yên Châu Chùa Chiền Viện
Thái Bình Khu DT các vua Trần Bãi biển Đồng Châu Chùa Keo
Thái An toàn khu ATK Hồ núi Cốc, hang Chùa Hang, chùa Cao
Nguyên Động chùa Hang Phượng Hoàng, suối
Mỏ Gà
Tây Ninh Toà thánh Cao Đài Hồ Dầu Tiếng Toà thánh Cao Đài
Thanh Hoá Di tích Lam Kinh Bãi biển Sầm Sơn Đền Bà Triệu
Thành Nhà Hồ
Địa đạo Củ Chi Công viên Đầm Sen Chùa Giác Viên, chùa
Thành phố Hội trường Thống Nhất Công viên Suối Tiên Vĩnh Nghiêm, chùa
Hồ Chí Nhà lưu niệm Bác Hồ Thảo cầm viên, Thanh Hội Khánh
Minh Đa, Bình Quới - Nhà Lưu niệm Bác
Hồ, đền Trần Hưng
Đạo
Nhà thờ Đức Bà
Tuyên Khu DT Tân Trào, đính Hồng Thác Mơ Chùa Vĩnh Khánh
Quang Thái
Vĩnh Phúc Tháp Bình Sơn Tam Đảo, Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, đình
Tây Thiên Đại Lải Phú Mỹ

224
Địa lý du lịch
Yên Bái Đền Đông Cuông Hồ Thác Bà, Suối Đền Đông Cuông
DT Nguyễn Thái Học Giàng
Nguồn: Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch, cinet.org.com.vn

225
Địa lý du lịch
Phụ lục 6
MỘT SỐ LỄ HỘI, LÀNG NGHỀ, BẢO TÀNG TIÊU BIỂU

Tỉnh, Lễ hội Làng nghề Bảo tàng


thành phố
Giỗ Nguyễn Trung Trực Dệt thổ cẩm Châu
An Giang Bà Chúa Xứ, Đua bò Giang
Bà Rịa - Vũng Đình thần Thắng Tam,
Tàu Nghinh Cô
Bắc Giang Yên Thế, Cầu Vồng, hội Gốm Thổ Hà
Xuân, hội đền Suối Mỡ
Đền Đô, hội Lim, hội Đình Dệt Hồi Quan, đúc
Bắc Ninh Bảng, hội Đông Hồ, chùa Dâu đồng Đại Bái, tre trúc
Xuân Lai, chạm gỗ
Đồng Kỵ, tranh Đông
Hồ
Bắc Kạn Phủ Thông, Xuân Dương,
Lồng Tồng
Bạc Liêu Đản Sinh thần Phước Đức
Bến Tre Hội đình Phú Lễ, hội tế thần Bánh tráng Mỹ Lồng,
Cá Ông bánh phồng Sơn Đốc
Bình Dương Cầu Mưa, chùa bà Thiên Hậu Sơn mài Tương Bình
Hiệp
Bình Định Tây Sơn, Hội Đổ Giàn, cúng BT Quang Trung
Cá Ông
Bình Thuận Cầu Ngư ở Vạn Thuỷ Tú
Cà Mau Nghinh Ông
Cao Bằng Rèn Phúc Sen
Cần Thơ Vía Quan Thanh Đế
Cá Ông, Quan Thế Âm, Đêm Chiếu Cẩm Nê, đá mỹ BT Chăm, BT Quân
Đà Nẵng hội Cơ Tu, Lễ rước Mục nghệ Non Nước khu 5, BT Hồ Chí
Đồng Minh
Đăk Lăk Hội Đua voi, Lễ ăn cơm mới BT Dân tộc Đăk Lăk
Điện Biên Hoa Ban, đền Hoàng Công BT Chiến thắng
Chất Điện Biên Phủ
Đồng Nai
Đồng Tháp Gò Tháp, đình Định Yên Chiếu Định Yên
Gia Lai Lễ Bỏ mả của người Gia rai
Hà Giang Mùa Xuân, lễ Mừmg nhà mới

226
Địa lý du lịch
Hà Nam Làng Dâu, hội vật Liễu Đôi Dệt lụa Nha Xá
Cổ Loa, Hội Gióng, Gò Đống Cốm làng Vòng, đậu BT Lịch sử, BT
Hà Nội Đa, đền Đồng Nhân, hội làng làng Mai, đúc đồng Cách Mạng, BT Hồ
Lệ Mật Ngũ Xá, gốm Bát Chí Minh, BT Dân
Tràng tộc học, BT Mỹ
thuật, BT Quân đội,
BT Phụ nữ, BT Hà
Nội
Chùa Hương, chùa Thầy, Nón làng Chuông, gỗ
chùa Tây Phương, hội làng Sơn Động, cót nan
Hà Tây Chuông, hội làng Đa Sĩ, hội Văn Khê, khảm trai
đền Và Chuôn Ngọ, mây
Chương Mỹ, ngà sừng
Thuỵ ứng, rèn Đa Sỹ,
thêu Quất Động, tò he
Xuân La, lụa Vạn
Phúc
Hà Tĩnh Chùa Hương Tích, đền Bích Rèn Trung Lương
Châu
Hải Dương Hội đền Kiếp Bạc Vàng bạc Châu Khê
Hải Phòng Đền Trạng, Chọi trâu Đồ Sơn,
Hoà Bình Hội Xên bản Xên Mường
Cầu Ngư, điện Hòn Chén, Bánh tét làng Chuồn, BT Cổ vật Huế, BT
Thừa Thiên Festival Huế, hội vật làng gỗ Mỹ Xuyên, gốm Mỹ thuật cung đình
Huế Sình, hội Thả diều Phước Tích, nón Tây Huế
Hồ, rèn Hiền Lương,
kim hoàn Kế Môn,
tranh làng Sình
Hưng Yên Chử Đồng Tử, Phù ủng

Khánh Hoà Cá Voi, Tháp Bà, Am Chúa Đúc đồng Phú Lộc BT Hải dương học
Tây
Kiên Giang Tưởng niệm Nguyễn Trung
Trực
Lạng Sơn Hội Đấu pháo Kỳ Lừa
Lào Cai Roóng poọc Thổ cẩm Tà Phìn
Lâm Đồng Giỗ Tổ ngành thêu Tranh thêu XQ
Long An Làm Chay
Nam Định Phủ Giầy Chạm gỗ La Xuyên,
sơn mài Cát Đằng

227
Địa lý du lịch
Nghệ An Đền Cụng, lễ Cúng cơm mới BT Xô viết Nghệ
Tĩnh
Ninh Bình Hoa Lư Thêu Văn Lâm
Ninh Thuận Cúng Thần linh Gốm Bầu Trúc
Phú Thọ Đền Hùng, bơi trải Bạch Hạc
Phú Yên Đồ Đầu, Đua ngựa An Xuân Dệt thổ cẩm Êđê, bánh
tráng Đà Hoa
Quảng Bình Đập Trống
Phố cổ Hội An Dệt Mã Châu, đường
Quảng Nam Bảo An, đèn lồng Hội
An, gốm Thanh Hà,
mộc Kim Bồng
Quảng Ngãi Đua thuyền Lý Sơn
Quảng Ninh Bạch Đằng, hội đền Cửa Ông, Mỹ nghệ than đá, gốm
chùa Long Tiên, chùa Yên Tử sứ
Quảng Trị
Sóc Trăng Lễ cúng Dừa BT Khmer
Sơn La Lộc Hoa BT và nhà tù Sơn La
Thái Bình Chùa Keo, Hội Sáo Đền Chạm bạc Đồng Sâm,
chiếu Hới
Thái Nguyên BT Văn hoá các dân
tộc Việt Nam
Tây Ninh Núi Bà Đen, Tôn Đa
Thanh Hoá Lam Kinh, Rước Nước Chiếu Nga Sơn
Giỗ Vua Hùng, giỗ Lê Văn Đúc đồng, hoa Gò BT Lịch sử, BT
Thành phố Hồ Duyệt, giỗ Tổ cải lương, lễ Vấp Chiến dịch HCM,
Chí Minh hội người Hoa BT chiến tích chiến
tranh, BT Hồ Chí
Minh, BT Mỹ thuật,
BT Phụ nữ Nam Bộ
Tuyên Quang Lồng Tồng, bản Giếng Tanh
Vĩnh Phúc Hội Sơn Đồng, hội đình Tích
Sơn
Yên Bái Đông Cuông, Tết Nhảy
Nguồn: Bộ Văn hoá-Thể thao-Du lịch, cinet.org.com.vn

228
Địa lý du lịch

PHỤ LỤC 7
DANH HIỆU UNESCO Ở VIỆT NAM

Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế
giới, công viên địa chất toàn cầu.

1. Danh sách di sản thế giới

Năm công
STT Tên di sản thế giới Địa điểm Loại hình
nhận
1 Quần thể di tích cố đô Huế Thừa Thiên Huế Văn hóa 1993
2 Vịnh Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh Thiên nhiên 1994
3 Khu đền tháp Mỹ Sơn Tỉnh Quảng Nam Văn hóa 1999
4 Đô thị Hội An Tỉnh Quảng Nam Văn hóa 1999
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
5 Tỉnh Quảng Bình Thiên nhiên 2003
Bàng
Khu di tích trung tâm Hoàng
6 Thành phố Hà Nội Văn hóa 2010
thành Thăng Long - Hà Nội
7 Thành nhà Hồ Tỉnh Thanh Hóa Văn hóa 2011
2014
8 Quần thể danh thắng Tràng An Tỉnh Ninh Bình Hỗn hợp

229
Địa lý du lịch
2. Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
1. Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, ở Huế, di sản văn hóa thế giới phi
vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận năm 2003, đến năm 2008 được công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác
truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh, 2009.
4. Ca trù, 2009.
5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội, 2010.
6. Hát Xoan ở Phú Thọ, 2011.
7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, 2012.
8. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, 2013.
9. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, 2014.
10. Nghi lễ Kéo co ở Việt Nam, 2015.
3. Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, 2000.
2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2011.
3. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004.
4. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, 2004.
5. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006.
6. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, 2007.
7. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009.
8. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009.
9. Khu dự trữ sinh quyển Langbian, 2015
4. Di sản tư liệu tại Việt Nam
Việt Nam hiện có 2 di sản tư liệu thế giới gồm
1. Mộc bản triều Nguyễn, 2009.
2. Bia đá các khoa thi tiến sĩ Triều Lê, Mạc, ở Văn Miếu , 2010.
Và 4 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm
1. Châu bản triều Nguyễn, 2014,
2. Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang),
2012
3. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, 2016.
4. Mộc bản trường học Phúc Giang, tỉnh Hà Tĩnh, 2016.
5. Công viên địa chất toàn cầu
Việt Nam hiện có Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là vào năm 2010.
Nguồn: Tổng cục Du lịch

230
Địa lý du lịch

PHỤ LỤC 8
BIỂU TRƯNG VÀ KHẨU HIỆU CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

Biểu tượng chính thức


của Du lịch Việt Nam

Ngày du lịch VN 9/7

Giai đoạn Biểu trưng Khẩu hiệu

Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới


Vietnam - A destination for the new millennium

2001-2004

Hãy đến với Việt Nam


2004-2005
Welcome to Vietnam

Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn


2006-2011
Vietnam - The hidden charm

Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận


2012-2015
Vietnam - Timeless Charm

231
Địa lý du lịch

2. CHỦ ĐỀ NĂM DU LỊCH QUỐC GIA

Địa phương Địa phương đăng


Năm Chủ đề Năm Chủ đề
đăng cai cai
Phú Yên
Non nước hữu Du lịch biển -
2003 Quảng Ninh 2011 và các tỉnh DH
tình đảo
Nam Trung Bộ
Thừa Thiên -
Huế
Hào hùng chiến
2004 Điện Biên 2012 và các tỉnh Du lịch di sản
khu
DH Bắc Trung
Bộ
Hải Phòng
Văn minh
2005 Nghệ An Theo chân Bác 2013 và các tỉnh ĐB
Sông Hồng
sông Hồng
Một điểm đến - Lâm Đồng
Đại ngàn Tây
2006 Quảng Nam hai di sản văn 2014 và các tỉnh Tây
Nguyên
hóa thế giới Nguyên
Về thủ đô gió
Kết nối các di
2007 Thái Nguyên ngàn - Chiến 2015 Thanh Hóa
sản thế giới
khu Việt Bắc.
Cần Thơvà các
Miệt vườn sông Phú Quốc - ĐB Khám phá đất
2008 tỉnh ĐB sông 2016
nước Cửu Long Cửu Long phương Nam
Cửu Long
Phú Thọ và Về cội nguồn
Sắc màu Tây
2009 Lào Cai, Yên khám phá miền 2017 Lào Cai - Tây Bắc
Bắc
Bái lễ hội
Thăng Long - Hạ Long - di
2010 Hà Nội Hà Nội, hội tụ sản, kỳ quan -
2018 Quảng Ninh
ngàn năm điểm đến thân
thiện
Nha Trang –
2019 Khánh Hòa Sắc màu của
biển
Ninh Bình (tạm Hoa Lư - Cố đô
2020 hoãn vì COVID) ngàn năm
Nguồn: Tổng cục Du lịch

232
Địa lý du lịch
PHỤ LỤC 9
CHỦ ĐỀ NGÀY DU LỊCH THẾ GIỚI

Từ năm 1980, ngày 27/9 được chọn làm ngày kỷ niệm của Du lịch Thế giới.
Mỗi năm, kỷ niệm ngày Du lịch Thế giới lại có một chủ đề mới và nước chủ nhà là hội
viên của UNWTO được chọn để tổ chức kỷ niệm ngày này bởi Hội đồng Chung của Du lịch
Thế giới. Ngày 27/9 là một ngày quan trọng kể từ cuối năm 1969, quy chế của UNWTO được
chấp thuận. Sự chấp thuận của các quy chế được coi là một mốc quan trọng trong du lịch toàn
cầu.

Năm Tên chủ đề


1980 Du lịch góp phần gìn giữ các di sản văn hoá; gìn giữ hoà bình và tăng cường
hiểu biết lẫn nhau
1981 Du lịch là phẩm chất cao quí của cuộc sống
1982 Niềm tự hào khi đi du lịch, khách tốt và chủ tốt
1983 Du lịch là nghỉ ngơi, là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của mọi người
1984 Du lịch là yếu tố tăng cường sự hiểu biết, hoà bình và sự hợp tác quốc tế
1985 Du lịch tuổi trẻ, di sản văn hóa và lịch sử phục vụ cho hoà bình và hữu nghị
1986 Du lịch, một sức sống hoà bình thế giới
1987 Du lịch phục vụ sự phát triển
1988 Du lịch là giáo dục cho tất cả mọi người
1989 Sự tự do đi lại của khách du lịch đang tạo ra một thế giới mới
1990 Một ngành công nghiệp chưa được biết tới, một ngành dịch vụ cần được
biết đến
1991 Thông tin liên lạc và giáo dục, những yếu tố thúc đẩy sự phát triển du lịch
1992 Du lịch, nhân tố của tình đoàn kết ngày càng tăng giữa các xã hội, các nền
kinh tế của cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc
1993 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường nhằm vươn tới sự hài hoà lâu dài
1994 Chất lượng phục vụ, chất lượng du lịch
1995 Tổ chức Du lịch Thế giới phục vụ du lịch thế giới trong 20 năm
1996 Du lịch: một nhân tố của khoan dung và hoà bình
1997 Du lịch: một hoạt động của thế kỷ 21 vì sự sáng tạo của công việc và bảo vệ
môi trường
1998 Sự cộng tác giữa công - tư: chìa khoá để phát triển, xúc tiến và quảng bá du
lịch
1999 Du lịch: gìn giữ di sản thế giới cho thiên niên kỷ mới
2000 Công nghệ và tự nhiên: hai vấn đề thách thức sự phát triển du lịch trong thế
kỷ 21

233
Địa lý du lịch
2001 Du lịch: cầu nối hòa bình và sự đối thoại giữa các nền văn minh
2002 Du lịch sinh thái, chìa khóa để phát triển bền vững
2003 Du lịch: động lực xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và hài hoà xã hội
2004 Thể thao và du lịch: động lực quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, văn
hoá và phát triển xã hội
2005 Lữ hành và giao thông, từ trí tưởng tượng của Jules Verne tới hiện thực ở
thế kỷ 21
2006 Du lịch - Công cụ quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống
2007 Du lịch tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ
2008 Du lịch cam kết chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu
2009 Du lịch - gắn với sự đa dạng
2010 Du lịch và sự phát triển của cộng đồng
2011 Du lịch liên kết các nền văn hóa
2012 Du lịch và Bền vững năng lượng: Chung tay vì sự phát triển bền vững
2013 Du lịch và Tài nguyên nước: Hãy chung tay bảo vệ tương lai của chúng ta
2014 Du lịch và sự phát triển của cộng đồng
2015 Một tỷ du khách, một tỷ cơ hội
2016 Du lịch cho mọi người - Thúc đẩy tiếp cận du lịch toàn cầu

Nguồn: Tổng cục Du lịch, vi.wikipedia.org

***************

234

You might also like