Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 119

SỎ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO H À N Ộ I

vũ TRIỆU QUÂN

G I Á O T R Ì N H

ĐỊA LÝ DU LỊCH

(Dùng trong các trường THCN Hà Nội)

N H À X U Ấ T B Ả N H À N Ộ I - 2007
Lời giới thiêu

ước ta đang bước vào thời kỳ cồng nghiệp hóa, hiện


đại hóa nhằm đưa Việt Nam trà thành nước công
nghiệp văn minh, hiện đại.
Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo
nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo Chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đang Cộng sản Việt Nam tại
Đại hội Đảng toàn quốc ln thứ IX đã chỉ rõ: "Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều
kiện để phát triển nguồn lực con nguôi - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trường kinh tế nhanh và bền vững".
Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước
và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình,
giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo đề
nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003,
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số
56201QĐ-UB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề
án biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung
học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này thể hiện
sự quan tám sáu sắc của Thành ủy, UBND thành phố trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực Thủ đô.
Trên cơ sở chương trình khung cùa Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chi đạo các trường THON tổ chức
biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ

3
thống và cập nhật những kiến thức thực tiên phù hợp với đôi
tượng học sinh THON Hà Nội.
Bộ giáo trình náy là tài liệu giảng dạy và học tập trong
các trường THCN ở Hà Nội, đổng thời là tài liệu tham kháo
hữu ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp
vụ và đông đảo bạn đọc quan tám đến văn đề hướng nghiệp,
dạy nghề.
Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này
là một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục
và đào tạo Thủ đô để kỷ niệm "50 năm giải phóng Thủ dỏ",
"50 năm thành lập ngành " và hướng tới kỳ niệm "1000 năm
Thăng Long - Hà Nội".
Sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành
ủy, UBND, các sở, ban, ngành cùa Thành phố, Vụ Giáo dục
chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các
chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các
nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thm định và Hội
đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình.
Đây là lần dầu tiên sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ
chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố
gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn
đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái
bản sau.

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Lời nói đầu

Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những
bước liến đáng khích lệ, trỏ thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nến
kinh tế quốc dân.
Đàng và Nhà nước đã khẳng định "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, góp phn năng cao dần trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước" và coi "phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế- xã hội nhằm góp phân thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ", phấn đấu "từng bước đưa nước ta thành
trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tm cỡ trong khu vực ".
Nằm trong vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình,
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, với nén văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em. Chúng ta
có tiềm năng lớn về du lịch và đặc biệt là nhiều tài nguyên du lịch có giá trị
trong nước và quốc tế. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch ờ nước
ta. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự phát
triển của du lịch có mối liên hệ mật thiết với tài nguyên.
Cuốn giáo trình "Địa lý du lịch " ra dời với hy vọng cung cấp những
kiến thức cơ bản về địa lý du lịch nhằm nâng cao những hiểu biết về tình hình
phát triển cùng với sự phân hóa lãnh thổ du lịch của Việt Nam. Qua dó, người
học có được những thông tin bổ ích, những nhìn nhận khách quan và đúng đắn
hơn về địa lý du lịch Việt Nam, để có nhữìig hành động tích cực hơn, góp phần
vào sự phái triển bén vững của du lịch Việt Nam.
Giáo trình này do cử nhàn Vũ Triệu Quân - giáo viên khoa Nghiệp vụ Du
lịch - triríỉiig Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội biên soạn.
Trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội và tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp cùng các em học sinh đã giúp

5
đỡ hoàn thành giáo trình này. Đặc biệt chúng tôi xin gùi lời cảm ơn chán thành
nhất tới:
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ - Chù nhiệm bộ môn Địa lý Kinh tế khoa Địa lý -
Trường ĐHSP Hà Nội.
Thạc sĩ Phạm Lê Thảo - Cục Xúc tiến Du lịch - Tổng cục Du lịch.
Hội đồng khoa học trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội đã
hết sức tạo điều kiện cho tôi hoàn thành giáo trình này.
Các bạn đồng nghiệp khoa Nghiệp vụ Du lịch - trường Trung học Thương
mại và Du lịch Hà Nội đã hổ trợ, động viên và nhiệt tình đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tôi hoàn thành giáo trình.
Tuy dã có nhiều cố gắng để cuốn sách đến với bạn đọc có chất lượng cao
nhất nhưng chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc để giáo trình được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành câm ơn!
TÁC GIẢ

6
Bài m ỏ đ ầ u

MỤC TIÊU, VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC

ì. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC


- Hc sinh hiểu những kiến thức cơ bản về Địa lý du lịch, tiềm năng và tình
hình phát triển cùng vói sự phân hoa lãnh thổ du lịch của Việt Nam.
- Vận dụng những kiến thức đã hc vào thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch.
- Rèn luyện cho hc sinh lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn
bảo vệ các tài nguyên du lịch.

li. MỤC TIÊU CỤ THỂ


Sau khi hc xong môn hc Địa lý du lịch, hc sinh cần phải nắm vững:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.
- Sự phân hoa lãnh thổ du lịch Việt Nam: các vùng du lịch, các trung tâm
tạo vùng, các điểm, tuyến du lịch chủ yếu.
- Vận dụng những kiến thức đã hc vào thực tiên hoạt động lánh doanh du lịch.
- Có thái độ hc tập tốt, củng cố và tăng thêm lòng yêu quê hương, đất
nưóc con người Việt Nam.

HI. VỊ TRÍ MÔN HỌC


Môn hc Địa lý du lịch trong chuyên ngành đào tạo Nghiệp vụ lễ tân là
môn hc cơ sỏ chuyên ngành được dùng để giảng dạy cho các lớp trung hc
chuyên nghiệp lễ tân. Bên cạnh đó, môn hc này còn có thể dùng để giảng dạy
cho hệ nghề như: Hướng dẫn viên du lịch và lễ tân.
Môn hc Địa lý du lịch được giảng dạy sau các môn Tổng quan du lịch, Tổng
quan cơ sỏ lưu trú du lịch, Tâm lý khách du lịch, Marketing du lịch, Kỹ năng giao
tiếp và trước các môn chuyên ngành như Lý thuyết nghiệp vụ lẻ tân, Thực hành

7
nghiệp vụ lẽ tân, vì môn này tạo nền móng cơ sở lý luận và hỗ trợ các kiến thức cho
các môn cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành, góp phần tạo dựng một đội ngũ lao
động tương lai có trình độ tay nghề cao và đặc biệt có lòng yêu quê hương, đất nước.

IV. MÔ TẢ MÔN HỌC


- Tổng số tiết: 30 tiết.
- Phân bố thời gian:
+ Lý thuyết: 21 tiết.
+ Thực hành: 5 tiết.
+ Kiểm tra: 4 tiết.
- Bao gồm 3 chương:
+ Chương ì: Du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển du lịch.
+ Chương l i : Sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam.
+ Chương IU: Các vùng du lịch Việt Nam.

V. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC ĐỊA LÝ DU LỊCH


1. Đối vói giáo viên
- Hướng dẫn hc sinh hiểu những kiến thức cơ sở về Địa lý đu lịch, tiếm
năng và tình hình phát triển cùng với sự phân hoá lãnh thổ du lịch cùa Việt Nam.
- Hướng dẫn hc sinh vận dụng những kiến thức đã hc vào thực tiễn đổng
thời thảo luận trong những giò hc thực hành.
- Hướng đẫn hc sinh tự nghiên cứu giáo trình.
Tùy theo mục đích, nội dung của từng phần mà vận dụng các phương pháp
giảng dạy khác nhau như: diễn giảng, phân tích, phát vấn gợi mở... kết hợp chia
nhóm thảo luận.
2. Đối với hc sinh
- Nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp.
- Có ý thức liên hệ những kiến thức đã hc vào thực tiễn.
- Chuẩn bị những nội dung thảo luận trên lớp dựa trên cơ sở hướng dẫn cùa
giáo viên.
- Đc tài liệu tham khảo do giáo viên hướng dẫn.

8
Chương ì

DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


s ự H Ì N H T H À N H VÀ PHÁT TRIỂN D U LỊCH

Mục tiêu
- Giúp hc sinh hiểu một cách tổng quan về du lịch và đối tuông - nhiệm vụ của địa lý du lịch.
- Hình thành cho các em những kiến thức cơ bàn về tài nguyên du lịch và những
nhàn tố khác như chinh trị, xã hội và các cơ sở hạ tầng - ca sỏ vật chất kỹ thuật đã ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.
Nội dung tóm tắt
- Khải niệm về du lịch và địa lý du lịch.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.

ì. KHÁI NIỆM
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sờ
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, đu lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của
các nước. v ề mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một
ngành công nghiệp du lịch và hiện nay, ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau
công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với một số nước đang phát triển, du lịch được
coi là một cách thức để vực dậy nền kinh tế yếu của những quốc gia đó.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thuộc tổ chức Du lịch thế giói (WTO),
sự bùng nổ của hoạt động đu lịch chỉ mới bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX và các
số liệu về hoạt động du lịch mới bắt đầu được quan tâm từ những năm 50 trở
lại đây.
Có thể nói rằng, buổi ban đầu của sự bùng nổ du lịch là do những du khách
nghỉ biển tạo nên. Cho đến nay, đu lịch biển vẫn là dòng du khách chính trên
thế giới. Chính vì vây, có khái niệm du lịch 3S với các nghĩa: biển, cát, ánh
nắng (tiếng Anh là Sea, Sand, Sun). K hi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh

9
doanh đem lại len nhuận cao, nhiều doanh nhân tìm mi cách đáp ứng tối đa
nhu cầu mi mặt của du khách. Do những biến động bấtổn về chính trị, kinh tế
và xã hội, nên ở nhiều nơi, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Chữ s thứ tư
ngày nay cần hiểu là an toàn hay an ninh (Safety, Security). Nó vừa là yêu cầu
của khách; vừa là nhiệm vụ của nhà cung ứng du lịch. Hiện nay, biển không
còn là địa chỉ duy nhất của các chuyến du lịch. Có thể nói rằng, du lịch
(tourism) bao gồm 4T là:
Di chuyển (travel).
Phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng khởi (transport).
Yên tĩnh, thanh bình (tranquillity).
Môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (transparency).
1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phố biến,
không chỉ ở các nước phát triển mà còn ờ cả các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa
thống nhất.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu
khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một
chuyên gia về du lịch đã nhận định: "đối với du lịch, có bao nhiêu tác già
nghiên cứu thì cổ bấy nhiêu định nghĩa ".
Là một trong số những hc giả đưa ra khái niệm ngắn gn nhất (tuy không
phải là đơn giản nhất), viện sĩ Nguyễn Khắc Viện đã khẳng định "du lịch là sự
mở rộng không gian văn hóa của con người".
Trong cuốn "Du lịch và kinh doanh du lịch ", TS. Trần Nhạn cho rằng: Du
lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác
với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần dặc
sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính
bằng đổng tiền (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1995).
Trong giáo trình "Thống kê du lịch ", các tác giả Nguyễn Cao Thường và
Tô Đãng Hải lại đưa ra khái niệm: "du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch
vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghi ngơi có hoặc không
kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa hc và các nhu
cầu khác" (Nxb Đại hc và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990).

10
Khái niệm du lịch được thể hiện như sau:
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du
lịch hp ở Roma (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra khái niệm về du
lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tê bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cùa cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Vậy có thể hiểu du lịch ở hai điểm chính sau đây:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao
tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ
một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp
cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cẩu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng
cao nhân thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
2. Đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu địa lý du lịch
2.1. Đối tượng
Địa lý du lịch là một ngành khoa hc tương đối non trẻ. Vào đầu thế ký
XX, đã xuất hiện một số công trình về địa lý nghỉ ngơi. Quá trình hình thành
địa lý du lịch như một ngành khoa hc bắt đầu vào nửa sau của những năm 30
ờ thế kỷ này. Từ khi ra đời cho đến nay, đối tượng nghiên cứu của địa lý du
lịch luôn gây tranh luận trong giới các nhà khoa hc.
Thời gian trôi đi, những lỗ hổng trong một số quan niệm dần dẩn được lấp
đầy. Đối tượng nghiên cứu của ngành khoa hc non trẻ này ngày càng được hoàn
thiện và cụ thể hóa, phù hợp với trình độ phát triển chung cùa ngành khoa hc.
Đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch ngày nay được thống nhất như sau:
Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện
quy luật hình thành, phái triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp, dự
báo và nêu lên những biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.
Trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch bao gồm nhiều thành phẩn có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau gồm 5 thành phần hay 5 phân hệ:

li
- Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cẩu
đối với các thành phần khác cùa hệ thống, bởi vì các thành phẩn này phụ thuộc
vào đặc điểm (xã hội - nhân khẩu; dân tộc.) của khách du lịch. Các đặc trung
của phân hệ khách là cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chn, tính mùa và tính
đa dạng của các luồng khách du lịch.
- Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - vãn hoá tham gia hệ thống với tư cách
là tài nguyên du lịch, là điểu kiện để thỏa mãn nhu cẩu nghỉ ngơi - du lịch và là
cơ sờ lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Phân hệ này có sức chứa, độ tin
cậy, tính thích hợp, ổn định và hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu
cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.
- Phân hệ các công trình kỹ thuật đảm bảo cuộc sống bình thường của
khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ờ, đi lại) và những nhu cầu giải ưí đặc
biệt như chữa bệnh. Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du
lịch. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp. mức
độ chuẩn bị khai thác.
- Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ hoàn thành chức năng địch vụ cho
khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thuồng. Sô' lượng, trình độ
chuyên môn - nghề nghiệp cùa đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo
lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ.
- Phân hệ cơ quan điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung
và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.
2.2. Nhiệm vụ của địa lý du lịch
a. Nghiên cứu tổng hợp mọi toại tài nguyên du lịch
Sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và xác định phương hướng cơ bản cho
việc khai thác các loại tài nguyên ấy. Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với sự
phát triển du lịch. Khi nghiên cứu chúng, ngoài việc xem xét một cách riêng lè
(theo từng loại), cần phải tìm hiểu sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ. Sau đó
là việc đánh giá tài nguyên trên những quan điểm nhất định (kinh tế, sinh thái,
xã hội...). Trên cơ sở đánh giá từng loại và sự kết hợp tài nguyên trên lãnh thổ,
tù đó mới có căn cứ xác định phương hướng khai thác.
b. Nghiên cứu nhu cầu du lịch
Phụ thuộc vào đặc điểm xã hội - nhân khẩu của dân cư và đưa ra các chi
tiêu phân hoa theo lãnh thổ về cấu trúc các xí nghiệp và cơ cấu hạ tầng phục vụ

12
du lịch. Căn cứ vào nhu cầu cùng với nguồn tài nguyên vốn có của lãnh thổ,
người ta mới tính toán xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu hạ tầng thích
hợp.
c. Xây dựng cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch
- Cấu trúc sản xuất - kỹ thuật của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch phù
hợp với nhu cầu và tài nguyên.
- Các mối liên hệ giữa hệ thống nghỉ ngơi du lịch với các hệ thống khác.
- Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du lịch
phản ánh những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và phân công
lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch.

li. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT


TRIỂN DU LỊCH
Du lịch ra đời và phát triển là kết quả tác động tổng hợp của các điều kiện
và nhân tố như tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa hc kỹ thuật. Vì vậy để hiểu
được cơ cấu lãnh thổ của du lịch, cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
tới sự hình thành và phát triển đu lịch.
1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan
mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến
việc hình thành chuyên môn hoa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế cùa hoạt
động dịch vụ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân
tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất,
trình độ phát triển kinh tế - vãn hoa và cơ cấu khối lượng nhu cầu du lịch.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển đu lịch.
Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu
thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Tài nguyên đu lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Vậy tài
nguyên du lịch được hiểu là:

I3
"Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhàn
văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhầm
thoa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bàn để hình thành các điểm du lịch, khu
du lịch nhằm tạo ra sự hấp dần du lịch " (Luật Du lịch Việt Nam).
Vai trò của tài nguyên du lịch đối với các hoạt động du lịch được thể hiện
cụ thể trên các mặt sau:
- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cơ sờ quan trng để phát triển các loại hình du lịch.
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trng của tổ chức lãnh
thổ du lịch.
Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng song vẫn có thể phân chia
thành hai nhóm: tài nguyền du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân vãn.
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Quan niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên:
Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mi sinh vật trên trái đất.
Thiên nhiên bao gồm các yếu tố và các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự
nhiên và các quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điểu kiên tự nhiên
thưòng xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con người.
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiên tượng trong môi trường
tự nhiên xung quanh chúng tã, được đưa vào sử dụng để phục vụ cho mục đích
du lịch.
Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, nguôi ta thường
nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện
tượng đặc sắc của tự nhiên. Trong số các thành phần cùa tự nhiên, một số thành
phẩn chính có tác động trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch
và trong số các thành phần này cũng chỉ có một yếu tố nhất định được khai thác
như nguồn tài nguyên du lịch. Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh
nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nưóc và sinh vật.
• Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên:
1.1.1 Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất
lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Địa hình là một thành phần quan trng cùa tự

14
nhiên, là nơi diễn ra mi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch,
điều quan trng hơn cả là đặc điểm hình thái địa hình, có nghĩa là các dấu hiệu
bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt, có sức hấp dẫn đối với du
khách.
a. Các đơn vị hình thái chính cùa địa hình: là núi, đồi (trung du) và đồng
bằng, chúng được phân biệt bởi độ cao địa hình.
- Địa hình đồng bằng: tương đối đem điệu về ngoại hình, một cách trực tiếp
ít gây những cảm hứng nhất định cho khách tham quan du lịch. Song đồng
băng là nơi thuận tiện cho hoạt động kinh tế và là nơi quần cư đông đúc. Thông
qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoa của con người ở đây có ảnh hưởng
gián tiếp đến du lịch.
- Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la.
Dạng địa hình này tác động mạnh tới tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất
thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân
cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn
hoa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo
chuyên đề.

HU Khu du lịch Đồng Mô - Hà Tây


- Địa hình miền núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì sự kết hợp cùa
nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên
nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối
tượng thích hợp cho hoạt động du lịch. Đó là các sông, suối, thác nước, hang
động rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn

15
là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền vãn hoa
rất đa dạng và đặc sắc.

HI.2. Điểm du lịch nghỉ núi Sơ Pơ - Lào Cai


b. Các đơn vị hình thái địa hình đặc biệt: có giá trị rất lớn cho tổ chức du
lịch như kiểu địa hình karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển.
- Địa hình karstơ: là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước
[rong các đá dễ hoa tan (đá vôi, đôlômít, thạch cao...). Ở Việt Nam chủ yếu là
đá vôi, chiếm khoảng 50.000km , tập trung chù yếuở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và
2

phần nhỏở Kiên Giang. Một trong các dạng karstơ được quan tâm nhất đối với
du lịch là các hang động.
Cảnh quan thiên nhiên và văn hoá của hang động karstơ rất hấp dãn khách
du lịch. Đây chính là một nguồn tài nguyên du lịch, một loại hàng hoa đặc biệt
có thể sinh lợi dễ dàng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 650 hang động đã
được sử dụng cho du lịch hàng năm, thu hút hàng triệu khách tới thăm. Người
ta thống kê ra 25 hang động karstơ dài nhất và 25 hang động karstơ sâu nhất,
điển hình là hang Flint Mammauth Cave System dài 530km ờ Hoa Kỳ là hang
dài nhất và hang Rescau Jecau Bernardở Pháp sâu 1535m là hang sâu nhất.

16
Hộp Ì
Hang động karstơ ở Việt Nam không dài, không sâu, nhưng rất đẹp.
Động Phong Nha (ở Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8km được coi là một
trong nhiều hang nưốc đẹp nhất thế giới, được công nhận là di sản thiên
nhiên của thế giới. Một số hang động khác cũng là các điểm du lịch hấp
dẫn như Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây)...

HI.3. Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình


Ngoài hang động karstơ, các dạng địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối
vói du lịch, chẳng hạn như karstơ ngập nước tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một trong
những di sản của thế giới với khả năng du ngoạn bằng tàu, thuyền. Kiểu karstơ
đồng bằng ở vùng Ninh Bình được mệnh danh là "Hạ Long cạn" cũng có giá trị
đối với du lịch. Kiểu karstơ núiở các khối đá vôi Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng.
- Dạng địa hình ven bò: Các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ)
có ý nghĩa quan trng đối với du lịch. Nhìn chung, địa hình ven bờ có thể được
khai thác phục vụ du lịch vói các mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch
theo chuyên đề cho đến nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước... Có rất
nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch
như chiều dài, chiều rộng của bãi tắm, độ mịn của cát, nền cát, độ dốc, độ
trong của nước, độ mặn, độ cao của sóng...

17
Hỉ .4. Bãi biển Đồ Sem - TP. Hải Phòng
Độ muối nước biển ỏ các bãi tắm, đại bộ phận không vượt quá 30%0. Độ
trong suốt của nước biển dao động từ 0,3 - 0,5m, đặc biệt ở Đại Lãnh đạt 3 -
4m và Văn Phong 4 - 5m. Trạng thái bề mặt bãi biển khoảng 40% là xốp.

Hộp 2
Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260km vói nhiều cảnh quan phong
phú, đa dạng. Nước ta có khoảng 125 bãi biển với nhiều bãi tắm tốt đang ờ
dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm, bãi cát bằng phăng với độ dốc trung bình 2 -
3" là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi,
giải trí. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối của đường bờ biển nước ta
đều là hai bãi biển đẹp: bãi biển Trà cổ ở Quảng Ninh có chiều dài gần
17km với bãi cát rộng, bằng phảng tới mức lý tưởng và bãi biển Hà Tiên
với thắng cảnh hòn Phụ Tử nổi tiếng.
Các bãi biển ờ nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, nổi tiếng nhất
là các bãi biển Trà cổ, Sẩm Sem, Cửa Lò, Thuận An, Lãng Cô, Non Nước,
Sa Huỳnh, Vãn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu... Ở nước
ta, theo các chuyên gia của tổ chức du lịch thế giới (WTO), dải biển có
những bãi tắm đẹp nhất nước kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (dưới chân
đèo Cả) qua vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lém
để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển
của các nước trong khu vực (như Phuketở Thái Lan...).

18
11.2. Khí hậu
Khí hậu là thành phẩn của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài
nguyên du lịch quan trng. Các điều kiện khí hậu (vốn được xem như là tài
nguyên du lịch) cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ cho các mục
đích du lịch khác nhau:
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoe con người.
Tài nguyên khí hậu được xác định, trước hết là tổng hợp của các yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác như áp suất không khí, gió, ánh nắng
mặt trời thích hợp nhất với sức khoe con người, tạo cho con người các điều kiện
sống thoải mái, dễ chịu nhất.
Trong thực tế, những người sống trong những thòi điểm mà điều kiện khí
, hậu không phù hợp thường đi du lịch đến những nơi có điều kiện khí hậu thích
J hợp hơn. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách đu lịch thường tránh những nơi
quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không thích hợp
_ với sự phát triển du lịch cũng như đối với sức khoe của du khách.
Trên bình diện cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với
, cuộc sống con người. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện
khí hậu dễ chịu nhất đối với con ngườiở Việt Nam là nhiệt độ trung bình hàng
tháng từ 15 - 23"c và độ ẩm tuyệt đối từ 14 - 21mb. Các điều kiện đó ứng với
, khu vực Đà Lạt, nơi quanh năm có nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng
dao động trong khoảng 16,4"c - 19,7"c và độ ẩm tuyệt đối từ 13,8 - 19,5mb.
. ớ Sa Pa, có tới 7 tháng điều kiện khí hậu dễ chịu, từ tháng 4 - tháng 10, ứng
, với nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15,6 - 19,8"c và độ ẩm tuyệt đối từ
15,7mb - 20,3mb. Điều đó lý giải vì sao hai nơi này được lựa chn và xây
dựng để trở thành các điểm du lịch nghi ngơi nổi tiếng ở nước ta.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng.
Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí
còn được coi như một liệu pháp quan trng. Một số bệnh về huyết áp, tim
mạch, thần kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có sự kết hợp giữa các biện
pháp y hc với các điều kiện thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi về áp suất
không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ôxy và độ trong lành của không
khí tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanh
chóng làm lành bệnh và phục hổi sức khoe của con người. Phần lớn các nhà an

19
dưỡng, nhà nghỉ đã được xây dựngở các điểm du lịch ven hổ nước, ven biển vi
ở các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thế
thao, vui chơi giải trí.
Các loại hình đu lịch thể thao, vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khí
cầu, thả diều, thuyền buồm, lặn... rất cần thiết có điều kiện thời tiết thích hợp
như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, số ngày có thời tiéi
tốt, nắng ráo, không có mưa hoặc không có diễn biến thời tiết phức tạp nhiều
khi cũng được xem như nguồn tài nguyên khí hậu có thể khai thác để phục vụ
mục đích du lịch. Thông thường, các thời kỳ có điều kiện khí hậu thuận lợi đối
với sức khoe con người và điều kiện triển khai các hoạt động du lịch là một yếu
tố quan trng để thu hút khách, tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du
lịch. Khí hậu có sự phân hoa rô rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và theo độ cao ảnh
hường đến tổ chức du lịch. Điều đó được cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa cùa
khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh
hưởng cùa các yếu tố khí hậu.
Phụ thuộc vào điểu kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh
năm hoặc trong một vài tháng:
+ Mùa du lịch cả năm (liên tục): thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh
ở suối nước khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè). Ở vùng có khí
hậu nhiệt đới như các tình phía Nam nước ta, mùa du lịch hầu như là cả năm.
+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi. Sự kéo dài mùa đông có ảnh hường tới
khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa
đông khác.
+ Mùa hè là loại hình du lịch quan trng nhất, vì có thể phát triển nhiều
loại hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ờ khu vực
đồng bằng - đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa
dạng.
Để khắc phục tính chất mùa vụ do các tài nguyên khí hậu du lịch gây nên
rất cần thiết phải đa dạng hoa các loại hình du lịch và tạo thêm nhiều sản phàm
du lịch mói, thích hợp. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện

20
tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch như bão trên các vùng
biển và duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ lụt
trong mùa mưa ở Việt Nam.
Ví dụ: Khách du lịch ờ biển thường tắm biển tại những vùng có số ngày
mưa tương đối ít, số ngày nắng nhiều và có nhiều ánh mặt tròi.
1.1.3. Tài nguyên nước
Đối với hoạt động du lịch, nguồn nước cũng được xem như một dạng tài
nguyên quan trng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước. Các đối
tượng nước chính sau đây đã được khai thác như tài nguyên du lịch:
- Nước trên mặt và nước dưới đất:
Đối với du lịch, tài nguyên nước trên mặt có ý nghĩa to lớn. Nó bao gồm
đại dương, biển, mạng lưới sông ngòi, ao hổ... Tuy theo thành phần lý - hoa
cùa nước người ta chia ra nước ngt (lục địa) và nước mạn (biển, một số hổ nội
địa). Bề mặt nước là mặt thoáng tạo nên phong cảnh đẹp, yên bình. Bên cạnh
hồ rộng thì các dòng sông lớn, cảnh núi non, rừng cây, mây trời, ánh trăng và
các công trình kiến trúc soi bóng nước là những phong cảnh hữu tình. Các bãi
biển hoặc các bãi ven hồ thường được sử dụng để tắm mát, dạo chơi và là nơi
diễn ra các hoạt động thể thao nước như bơi lội, đua thuyền, lướt ván.
ở nước ta, sông Hương thơ mộng, các sông ngòi, kênh rạch chằng chịtở
đồng bằng sông Cửu Long, các hổ nước thiên nhiên và nhân tạo rộng lớn và
nhiều phong cảnh đẹp như Trà cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Nha Trang,
Vũng Tàu... đều là những điểm du lịch có sức hấp dẫn rất cao đối với du khách.
Ngoài các chỉ tiêu trên, phải đánh giá tài nguyên thủy sản nơi bắt cá, bảo vệ
nguồn cá, đề ra quy chế đánh cá.
Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trong nghỉ ngơi, săn bắt mà còn
ảnh hưởng đến môi trường sống, đặc biệt là làm dịu khí hậu xung quanh. Tuy
nhiên, nước dưới đất có giá trị đối với du lịch còn hạn chế.
- Nước khoáng và suối nước nóng:
Trong tài nguyên nước phải đề cập đến tài nguyên nước khoáng vì đây là
nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng, chữa bệnh. Các điểm nước
khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển các loại
hình du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Tài nguyên này ở nước ta rất
phong phú và nhiều nơi có nguồn nước đạt chất lượng cao được sử dụng trực

21
tiếp làm nước uống, nước giải khát, đáp ứng được nhiều nhu cầu an dưỡng.
chữa bệnh cho khách du lịch.
Khái niệm nước khoáng:
Nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu ờ dưới đất), chứa một số thành
phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoa học, các khí, các nguyên tố phóng
xạ...) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH...) có tác dụng đối vói
sức khoe'con người.
Một trong những công dụng quan trng nhất của nước khoáng là chữa
bệnh. Các nguồn nước khoáng là cơ sỏ không thể thiếu được đối với việc phái
triển du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của nước khoáng đã được phái
hiện từ thời đế chế La Mã. Trên thế giới, những nước giàu nguồn nước khoáng
cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh như Liên Xô (cũ), Bungari,
Italia, Pháp.

Hộp 3
Khi nghiên cứu và điều tra khảo sát trên 400 nguồn nước khoáng tự
nhiên lộ ra trên mặt đất và dưới dạng nước ngầm, ta thấy thành phần hoa
hc rất đa dạng, có độ khoáng hóa cao (tới trên 30g/l) và hàm lượng các
nguyên tố vi lượng khá cao như brôm đến 64,04mg/l, lốt đến 19,04mg/l, Ao
đến 16,3mg/l, asen đến 0,8mg/l, sắt đến 373mg/l... Chính nhờ những
nguyên tố vi lượng này mà giá trị chữa bệnh và các giá trị kinh tế khác cùa
nước khoáng ở nước ta tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt nguồn nước khoáng nóng ở nước ta khá dổi dào, có tới trên
80% tổng số nguồn có nhiệt độ cao trên 35"c, đó là điểu kiện thuận lợi cho
hoạt động du lịch quanh năm, nhất là trong thời kỳ mùa đông tương đối
lạnhở miền Bắc nước ta.
Các nguồn nước khoáng tiêu biểu ỏ Việt Nam như Bang (Lệ Thủy -
Quảng Bình) có nhiệt độ tới 105"c, nước khoáng Mỹ Lâm (Tuyên Quang),
Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định),
Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Để thuận lợi cho việc chữa bệnh, người ta đã tiến hành phân loại nước
khoáng thành các nhóm chủ yếu sau:

22
- Nhóm nước khoáng cacbônic là nhóm nước khoáng quý có công dụng
giải khát rất tốt và chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ,
các bệnh về hệ thẩn kinh ngoại biên. Ở Việt Nam có nước suối Vĩnh Hảo, nổi
tiếng từ năm 1928 đến nay với sản phẩm nước khoáng đóng chai, đã xuất khẩu
sang một số nước ở Đông Nam Á.
Nước khoáng Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) cách biển
7km, gán quốc lộ 1Ạ. Nhiệt độ 37"c, thành phần COj, Flo, Fe, AI, nước trong,
không có mùi, nhiều khoáng chất tương đương với nước khoáng Vichy của Pháp.
Công đụng: chữa đau gan, thận và dạ dày.
- Nhóm nước khoáng Silic có công hiệu với các bênh đường tiêu hoa, thẩn
kinh, thấp khớp, phụ khoa... Ở Việt Nam, tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim
Bôi (Hoa Bình) và Hội Vân (Phù Cát - Bình Định). Tại hai nơi này người ta đã
xây dựng 2 nhà an dưỡng và chữa bệnh.
Nhà nghỉ Kim Bôi nằm ở xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, cách huyện lỵ Kim Bôi
3km và cách thị xã Hoa Bình 30km, cách Hà Nội khoảng 80km. Khu nhà nghi
được xây dựng từ năm 1975 trên nền đất rộng 73 ha, dưới là những túi nước
khoáng đẩy ắp, đủ sức phục vụ cho 1600 - 3000 người/ ngày. Nhiệt độ nguồn
nướcổn định quanh năm 37 c, có hàm lượng Na, Ca khá lớn, có công dụng tốt
n

với các bệnh thấp khớp, dạ dày, viêm đại tràng.


Nhà nghỉ Hội Vân ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát (Bình
Định). Nước khoáng Hội Vân có hàm lượng silic rất cao, nhiệt độ nước khoáng
79"c với công dụng chính là chống viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, thấp
khớp, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, điều hoa chức năng tiêu hoa... Hiện nay
tại nguồn nước khoáng này, tình Bình Định tiến hành liên doanh với nước
ngoài để xây dựng khu du lịch, chữa bệnh và đóng chai nước khoáng.
- Nhóm nước khoáng brôm - lốt có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh,
phụ khoa... Ở Việt Nam có hai nhà nghỉ sử dụng nguồn nước khoáng này là
Quang Hanh (thị xã cẩm Phả - Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng).
Tại xã Quang Hanh, giữa hai dãy núi đá có những nguồn nước khoáng
ngẩm. Đã có 3 giếng khoan được khai thác để đóng chai. Loại nước khoáng
này có tác dụng chống mất nước cho cơ thể vào mùa hè và đang được tiêu thụ
rộng rãi trẽn thị trường trong nước. Tại Quang Hanh còn có điểm nước khoáng
lộ thiên tự phun. Sở Y tế Quảng Ninh đã xây dựngở đây một trạm điều dưỡng,

23
sử dụng nguồn nước khoáng nóng 45"c để chữa một số bênh (thấp khớp mãn
tính, suy nhược thẩn kinh, đau thần kinh toa...) và phục hồi sức khoe cho cán
bộ, nhân dân trong tỉnh.
- Ngoài 3 nhóm nói trên còn có một số nhóm nước khoáng khác
(Suníuahydrổ, asen - fluo, liti, phóng xạ...) cũng có giá trị đối với du lịch - nghi
ngơi và chữa bệnh.
Nước khoáng là tài nguyên tổng hợp có giá trị kinh tế du lịch và chữa bệnh
thể hiện rất rõ. Trên thế giới, khi đi du lịch, người ta thường kết hợp với việc an
dưỡng, chữa bệnh. Việc đi du lịch an dưỡng, chữa bệnh ngày càng thu hút
khách du lịch quốc tế.
1.1.4. Sinh vật
Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau những ngày
làm việc câng thẳng, con người muốn được thư giãn và hoa mình vào thiên
nhiên. Từ đó xuất hiện một loại hình du lịch mới đó là du lịch sinh thái, trong
đó các khu bảo tổn thiên nhiên có vai trò quan trng. Tài nguyên sinh vật
không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn giá trị đối với du
lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. Tài nguyên sinh vật có giá trị,
tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và sống động hơn. Không phải
mi tài nguyên sinh vật đều là đối tượng của du lịch tham quan. Để phục vụ
cho những mục đích du lịch khác nhau, ngưòi ta đã đưa ra các chì tiêu sau đây:
* Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:
- Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
- Có loài đặc trưng cho khu vực, loại đặc hữu, loại quý hiếm đối vái thế
giới và trong nước.
- Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng cá...) phong phú hoặc
điển hình cho vùng.
- Có các loại có thể khai thác làm đặc sản phục vụ nhu cầu của khách du
lịch.
- Thực - động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ
quan sát được bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe được tiếng hót, tiếng kêu
và có thể chụp ảnh được.
- Đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, quan sát, vui chơi cùa
khách.

24
* Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:
Quy định loài được săn bấn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số
lượng, quỹ gen. Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối
rộng, có địa hình tương đối dễ vận động, xa khu dân cư, bảo đảm tầm bay của
đạn và đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho khách. Phải cấm dùng súng quân sự,
mìn và chất nổ nguy hiểm.
* Chí tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa hc:
- Nơi có hệ thực - động vật phong phú và đa dạng.
- Nơi còn tổn tại loài quí, hiếm.
- Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.
- Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý.
Tài nguyên sinh vậtở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai
thác ỏ các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ thống các vườn
quốc gia là nơi tập trung đa dạng sinh hc cao, trong đó có nhiều loài động,
thực vật đặc hữu, quý hiếm. Theo kết quả điều tra nghiên cứu thì hiện nay ở
nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật và gần 2000 loài động
vật. Tính đa dạng sinh hc cao, đặc biệt là sự hiện diện của các loài động, thực
vật đặc hữu, quý hiếm là yếu tố quan trng để hộ thống các vườn quốc gia Việt
Nam trở thành những tài nguyên du lịch có giá trị. Trong vưòn quốc gia hiên
nay, vưòn quốc gia Ba Bể vối hồ tự nhiên và hệ thống núi đá vôi được đánh giá
vào loại cổ nhất trên thế giới, đang đề nghị UNESCO xét đưa vào danh mục di
sản thiên nhiên thế giới.

Hộp 4
Để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái, Chính phủ
Việt Nam đã chú trng xây dựng hộ thống các khu rừng đặc dụng. Hệ
thống các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh
quyển trên đất liền, trên các đảo và vùng biển là nền móng quan trng góp
phần phát triển du lịch bền vững. Tính đến năm 2003, Việt Nam có 28 vườn
quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 4 khu dự trữ sinh quyển và 39 khu
bảo tồn cảnh quan với diện tích 2549.675ha chiếm 21% điện tích đất lâm
nghiệp có rừng và 7,7% diện tích cả nước.

25
Hì .5. Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Cạn
Ngoài ra còn một số khu rừng di tích lịch sử, văn hoa, môi trường khá tiêu
biếu, có giá trị du lịch như Hương Sơn (Hà Tây), Côn Sơn - K iếp Bạc (Hải
Dương), Đền Hùng (Phú Th), Hoa Lư (Ninh Bình), Sầm Sơn (Thanh Hoa),
rừng thông Đà Lạt (Lâm Đổng), núi Bà Đen (Tây Ninh).
Các vườn quốc gia và các khu di tích lịch sử, văn hoa, môi trường này có
giá trị khoa hc và thẩm mỹ cao, gắn liền với các điểm và tuyến du lịch nổi
tiếng nên rất cần được chú trng bảo vệ và khai thác phục vụ mục đích du lịch.

Hộp 5
Tham khảo một số loại hình du lịch sinh vật đặc biệt
- Một số hệ sinh thái đặc biệt
Ớ nước ta có một số hệ sinh thái đặc biệt, rất tiêu biểu cho thiên nhiên của
vùng nhiệt đới, đã được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở đổng bằng sông Cứu Long, hệ sinh thái rạn san hô ở Quảng
Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu . . . các hệ sinh
thái vùng đất ướt và cửa sông mà điển hình là khu vực Tràm Chim (Đổng Tháp),
Xuân Thúy (Nam Định) đã được quy hoạch để trờ thành các khu bảo vệ Ramsar
đầu tiênở nước ta và cũng là đầu tiênở vùng Đông Nam Á.
- Các điểm tham quan sinh vật
Ớ nước ta có rất nhiều điểm tham quan sinh vật thu hút đông đảo khách
du lịch như các vườn thú, vườn bách thảo, các công viên vui chơi, giải trí ờ
TP Hồ Chí Minh, các viện bảo tàng sinh vật ở Hải Phòng, Nha Trang, các
sân chim, vườn chim và vườn hoa trái ỏ đồng bằng sông cửu Long, các cơ
sở thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn (Đắc Lắc), nuôi khỉ ở đảo Rêu (Quảng
Ninh), nuôi trăn, cá sấu ở đổng bằng sông cửu Long.

26
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Quan niệm:
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân
tạo, nghĩa là do con người tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện
nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con
người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoa.
Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên
du lịch văn hoa. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hoa nào cũng đều là
những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hoa có giá trị
phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn, nói cách khác,
những tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị vãn hoa tiêu
biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa
trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân vãn, khách du lịch có thế hiểu
được những đặc trưng cơ bản về văn hoa của dân tộc, địa phương nơi mình đến.
Những đặc trưng riêng: Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức
nhiều hơn giá trị giải trí, ít bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập
trung ở các khu vực quần cư và thu hút khách có trình độ văn hoa, cũng như
yêu cầu nhận thức cao hơn và mức thu nhập khá. Là những sản phàm văn hoa
nén nguồn tài nguyên du lịch nhân vãn rất đa dạng, phong phú. Chúng có thể
được phân thành những dạng chính như sau: Các di tích lịch sử, văn hoa, các lễ
hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc hc, các đối tượng văn hoa - thể thao
và hoạt động nhận thức khác.
1.2.1. Các di tích lịch sử vãn hoa
Di tích lịch sử văn hoa là tài sản vãn hoa quý giá của mỗi địa phương, mỗi
dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác
thực, cụ thể về đặc điểm văn hoa của mỗi nước, chứa đựng tất cà những gì
thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoa
nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa góp phần vào việc phát
triển nhận thức trí tuệ, tài năng của con người. Ngoài ra, nó còn được coi là một
trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trng. Di tích lịch sử văn hoa được
hiểu là "...những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác
phm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoa khác,
hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoa - xã hội"
(theo Luật Di sản)

27
Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoa, khoa
hc, nghệ thuật mới được coi là những di u'ch lịch sử, văn hoa. Một trong
những 'vấn đề quan trng trong việc xác định các di tích lịch sử vãn hoa chính
là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích. Theo các thang giá trị khác nhau.
các di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc
gia và địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.
- Các di sản văn hoa thế giới:
Trong thế giới cổ đại, người ta đã xác định được 7 kỳ quan do bàn tay con
người tạo nên, tạp trung ở những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Đó là
Kim tự tháp cổ Ai Cập, Vưòn treo Babilon (ì Rắc), Tượng khổng lồ Heliôt trên
đảo Rốt (Hy Lạp), Lăng mộ vua Môsôlut ở Halicacnas (Thổ Nhĩ Kỳ), Đền thờ
nữ thẩn Actêmis ở Êphedơ (Thổ Nhĩ Kỳ), Tượng thần Đớt trong ngôi đền
Olympia (Hy Lạp), Ngn hải đăng cao nhất thế giới ở Alêcxandria (Ai Cập).
Trong 7 kỳ quan nói trên, hiện nay chỉ có các kim tự tháp Ai Cập là vẫn còn và
là kỳ quan cổ đại duy nhất còn sót lại.
Các di sản văn hoa là kết tinh cao nhất cùa những sáng tạo văn hoa cùa mỗi
dân tộc. Bất cứ quốc gia nào nếu có được những đi tích được công nhận là di
sản văn hoa thế giới thì không những là một vinh dự lớircho dân tộc đó, mà
còn là nguồn tài nguyên vô giá, có sức thu hút khách du lịch cao, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế. Ngày 16/11/1972, Đại hội đổng khoa 17 của UNESCO
đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoa và thiên nhiên. Hơn 100
nước, trong đó có Việt Nam đã tham gia ký công ước này, trên cơ sở đó đã
thành lập hội đồng đi sản thế giới (WHO). Những nước tham gia công ước này
có nghĩa vụ bảo vệ các di sản. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo
tổn các di sản văn hoa truyền thống dân tộc, mà còn là thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với công ước quốc tế. Để muốn được công nhận và xếp hạng là di sàn
thế giới phải hội tụ những tiêu chuẩn nhất định do WHO đưa ra.

Hộp 6
Tính đến tháng 7 năm 2004, Ban đi sản thế giới đã công nhân 788 di
sản trong đó 154 di sản tự nhiên, 611 di sản vãn hoa và 23 di sản hỗn hợp
(thiên nhiên và vãn hoa). Nước ta đã được công nhận 5 di sản trong đó có 3
di sản vãn hóa là Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng
Nam) và Phố cổ Hội An (Quảng Nam); 2 di sản thiên nhiên là Hạ Long
(Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).

28
- Các di tích lịch sử, văn hoa, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương:
Nhóm di tích lịch sử, văn hoa cấp quốc gia và địa phương được chia ra
thành những loại sau: các di tích khảo cổ hc, các di tích lịch sử, các di tích
vãn hoa - nghê thuật và các danh lam thắng cảnh.
+ Các di tích khảo cổ hc:
Các di tích khảo cổ hc có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên
mặt đất. Có quan điểm cho rằng, các di tích khảo cổ (còn gi là di chí khảo cổ)
bao gồm hai loại: di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. Trong đó, các di chỉ cư trú có
thể là những di chỉ hang động hoặc di chỉ ngoài tròi, thường phân bố trên các
thềm sông cổ, các bãi hoặc sườn đồi, nơi gần nguồn nước. Phạm vi của các di
tích khảo cổ có thể được mở rộng hem, ngoài các di chỉ cư trú và mộ táng còn
có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ, những tầu thuyền cổ
bị đắm... Trong lịch sử cổ đại, nhiều thành phố cổ bị san phảng, bị vùi lấp do
thiên tai, dịch ha, sau này đã được các nhà khảo cổ hc phát hiện, nghiên cứu
và tái tạo. Những thành phố Hy Lạp cổ đại trên bờ biển Đen hoặc Địa Trung
Hải trong đó phải kể đến thành Tơroa.
+ Các di tích lịch sử:
Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc
điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của
mình. Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được
ghi dấu lại. Do vậy chi những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới
được coi là những di tích lịch sử. Các di tích lịch sử nưốc ta bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc hc: sự ănở, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết
định chiều huống của một đất nước, một địa phương (bến Bình Than - nơi diễn
ra Hội nghị Diên Hồng, cây đa Tân Trào, rừng Trần Hưng Đạo).
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược (Bạch Đằng, Đống Đa, Điện
Biên Phủ)
Di tích ghi dấu những kỷ niệm (di tích về người anh hùng dân tộc Nguyễn
Trãi ỏ Côn Sem, tượng Bác Hổ trên đảo Cô Tô).
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động (công trình thúy nông Bắc
Hưng Hải, nhà máy thúy điện Hoa Bình).

29
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến (chuồng cp Côn Đảo,
làng Sơn Mỹ, trại giam Phú Lợi...).
Ngoài ra, còn có những di tích ghi dấu lịch sử đấu tranh cách mạng, thường
là những di tích gắn liền với cuộc đời và hoạt động cùa các lãnh tụ cách mạng,
hoặc gắn với những sự kiện quan trng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân
tộc.
+ Các di tích văn hoa - nghệ thuật:
Các di tích văn hoa - nghệ thuật là dạng đặc biệt của các di tích lịch sử, văn
hoa, bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật
khác như tượng đài, các bích ha... Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rát
nhiều di tích nghệ thuật nổi tiếng như tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn ở Pháp, các
ngòi đình làng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát Diệm, Toa thánh Tây
Ninh...
Thực ra rất khó phân biệt loại hình di tích lịch sử với các di tích văn hoa -
nghệ thuật, bởi vì bản thân mỗi di tích văn hoa đều mang trong mình những
giá trị lịch sử và cũng như vậy, mỗi di tích lịch sử đều mang trong mình chất
vãn hc, hay nói cách khác chúng cũng là những sản phẩm văn hoa. Chính
vì vậy, nhiều khi người ta gi chung là loại hình đi tích lịch sử - văn hoa -
nghệ thuật.

Hộp 7
Các di sản văn hóa là biểu hiện sinh động của văn hóa Việt Nam, là
những bằng cớ khách quan chứng minh cho quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam, là những tài nguyên đặc biệt. Tính đến cuối
năm 2003, Việt Nam có 2717 trong số khoảng 4 vạn dí tích thắng cảnh
được xếp hạng quốc gia.

Ở mỗi quốc gia, thiên nhiên hào phóng đã ban tăng cho các phong cảnh
đẹp, quyện lẫn với các công trình mang tính chất văn hoa - lịch sử. Trong thực
tế, loại hình này là sự tập hợp của hai loại hình di tích: di tích nhân tạo và di
tích tự nhiên. Các danh lam thắng cảnh không chí có vè đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên, mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo nên,
thông thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hoa nào

30
đó... Phần lớn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam như Hương
Sơn có cả một hệ thống chùa, các điểm khác như Tam Thanh (Lạng Sơn), Yên
Tử, Hồ Tây... đều tương tự như vậy.

HI.6. Chùa Trấn Quốc ở Hồ Táy - TP. Hà Nội


1.2.2. Các lễ hội
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có
giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoa đặc
sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Lễ hội là loại hình sinh hoạt
văn hoa tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp
để mi người hướng về một sự kiện lịch sử trng đại của đất nưốc, hoặc liên
quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là
những hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí. Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn
cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính:
- Phần lễ (hay còn gi là phần nghi lễ). Các lễ hội dù lớn hay nhỏ, đều có
phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trng thể mở đẩu ngày hội.
Tùy vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng.
Có thể phần nghi lễ mờ đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về
một sự kiện lịch sử trng đại, tường niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có

31
thế phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối
với các bậc thánh hiền và thẩn linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc
sống.
Phần nghi lẽ có ý nghĩa quan trng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị
văn hoa truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết hc sâu sắc của cộng đồng. Nó
mang trn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần
hạt nhân của lễ hội.
- Phần hội diễn ra những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý
cộng đồng, vãn hoa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với
thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên. Trong hội, thường tổ chức những
trò chơi, thi đấu, biểu diễn... Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoa
truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức
linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoa mới. Tuy nhiên,
kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền
thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nen đó
có giá trị hơn, có sức hấp dẫn hơn. Thông thường phần hội gắn với tình yêu,
giao duyên nam nữ.
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lẻ và hội hoa quyện với nhau, trong
đó trng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa
tâm linh của phần lê. Hội chi trâu Đồ Sơn là một ví dụ điển hình.
Hội làng cùa người Việt ở dồng bằng sông Hồng là loại lẻ hội truyền
thống, rất tiêu biểu cho xã hội nông thôn Việt Nam. Có quan điểm cho rằng,
đồng bằng sông Hồng là quê hương của văn hoa lúa nưóc của hội làng, điều đó
không sai. Từ rất lâu, ngôi đình đã dựng mốc cho các chuẩn mực văn hoa, định
hình cho đời sống tâm linh và đạo đức cùa từng thành viên trong làng. Mỗi
làng đều có đình thờ Thành hoàng. Thành hoàng là ông tổ của một nghề truyền
thống nào đó, mang lại sự ấm no cho dân. Cũng có thể đó là những anh hùng
dân tộc có công đánh giặc giữ nước, là người làng hoặc người ờ nơi khác,
nhưng có công lao vối làng, được nhân dân tôn thờ. Những ngày mất, ngày sinh
của Thành hoàng trở thành ngày hội để dân làng nhớ ơn, tưởng niệm. Đình
làng là nơi hàng năm diễn ra lễ thần và hội làng (gi chung là lẽ hội). Thông
thường, lễ hội gắn liền với các di tích văn hoa - lịch sử.

32
HI.7. Lể hội dền Hùng - Phú Thọ
- Khi đánh giá các lẻ hội phục vụ mục đích du lịch, cần lưu ý những đặc
điểm sau:
+ Tính thời gian của lễ hội: Các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chi
tập trung trong thời gian ngắn và thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau. Có lễ
hội được tiến hành khoảng vài tháng nhưng có lễ hội chỉ diên ra trong một vài
ngày. Nói chung, lễ hội xuất hiện vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển tiếp
giữa các mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ lao động cũ, chuẩn bị cho sự bắt đẩu
cùa chu kỳ lao động mới. Ở nước ta, lễ hội tập trung nhiều vào mùa xuân. Chỉ
riêng tháng Giêng trong phạm vi cả nước đã có tới 91 lễ hội.
+ Quy mô của lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn
ra trên địa bàn rộng và có lễ hội chỉ bó gn ưong những địa phương nhỏ hẹp. Điều
đó rõ ràng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và nhất là khả nàng thu hút khách.
/. 2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điểu kiện sống, những đặc điểm văn hoa, phong tục
tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú
nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách
du lịch, như tạp chí Người đưa tin UNESCO đã viết: "Cuộc phiêu lưu giờ đây
không cỏn chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch, không cỏn
những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đáo hí ấn. Vậy mà về
nhiêu mặt, các dán tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niêm
hy vọng ổn giấu, những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là những
thứ mà các dân tộc khác chẳng mây ai biết đến... " (12 - 1989). Các nhà du lịch
thời nay bị cuốn hút bởi tiếng gi của những con đường không gian và cùa

33
những con người. H mong muốn thực sự được gặp gỡ những kẻ khác trong
các chuyến viễn du để quan sát, để đối thoại, để "hấp thụ các nguồn dinh
dưỡng của các nền vãn hoa khác" và "nuôi dưỡng lại các nền văn hoaấy",
đổng thời cũng là để "không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình".
Các đối tượng dân tộc gắn với dân tộc hc có ý nghĩa với du lịch là các tập
tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về kiến trúc cổ, về thói quen trong ăn uống
sinh hoạt, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục
dân tộc, trong các làng nghề truyền thống .v.v.
Thông thường, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những tập tục riêng vé cu
trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục, ẩm thực và về ca múa nhạc...
Tất cả những điều đó có sức thu hút khách du lịch rất lớn. Người Tây Ban Nha
ờ vùng Địa Trung Hải với nền văn hoa Phlamangô và truyền thống đấu bò là
đối tượng hấp dẫn khách du lịch nghỉ hè ỏ châu Âu.
Việt Nam có 54 tộc người, trong đó có tói 53 tộc người thiểu số, chù yếu
sinh sống và cư trú ở các vùng miền núi xa xôi. Nhiều tộc người vẫn còn giữ
nguyên được những nét sinh hoạt văn hoa truyền thống của mình, đặc biệt là
các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Giarai,
Êđê, Banaở miền Trung và Tây Nguyên; các dân tộc Khơme, Hoa ở đồng bằng
sông Cửu Long đã lưu giữ được những truyền thống văn hoa giá trị cao, có thể
khai thác để phục vụ việc phát triển đu lịch.

HI.8. Mai Châu - Hòa Bình


Người Mường với dân số trên 68 vạn, chiếm 1,2% dân số cả nước, cư trú từ
Vĩnh Phúc đến Hòa Bình, lan sang tận miền Tây của Thanh Hóa và Nghệ An.
Nét văn hóa có những nét cơ bản vừa gần với người Việt cổ, vừa gần với người

34
Thái. Làm ruộng và chăn nuôi là hoạt động chủ yếu của người Mường, bên cạnh
đó còn có nghề rèn, chế tạo cồng cụ tinh xảo có từ lâu đời. Tại địa bàn cư trú của
h có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với nghề trồng lúa đã có từ xa xưa.
Người Thái có dân số khoảng trên 76 vạn, chiếm gần 1,3% dân số của cả nước.
Địa bàn cư trú của h trải từ hữu ngạn sông Hồng tới thượng du Thanh Hóa, Nghệ
An. Người Thái ở đây phân ra thành hai nhánh, chính được phân biệt bời màu quần
áo: Thái trắng cư trú chủ yếuở Lai Châu, Phù Yên và Thái đenở Nghĩa Lộ, Sơn La.
Người Thái định cư tại các vùng thung lũng và dựng làng, bản tập trung trẽn những
cánh đổng rộng giữa núi như Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên, Quang Huy. H
làm ruộng giỏi, dệt vải gia đình và dệt những tấm thổ cẩm hoa văn đẹp để trang trí.
Nổi bật so với các dân tộc khác, người Thái rất ham mê và cũng có khả năng về vãn
nghệ, thể hiện qua các câu ca, điệu hát trữ tình, các điệu múa xòe đậm đà sắc thái
dân tộc. Đây là dân tộc miền núi nước ta còn lưu lại được một kho tàng văn hóa dân
gian phong phú với một vốn chữ viết lâu đời.
ở Việt Nam còn có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi
tiếng mang tính nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Thông
thường, nghề thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện
tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết hc, những
tâm tư tình cảm của con người. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của các nền
văn hoa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, dặc biệt là các nghề
chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây
tre đan, nghề dệt... mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.

HI.9. Nghề gốm Bát Tràng - TP. Hà Nội

35
1.2.4. Các đối tượng văn hoa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hoa cũng thu hút khách du lịch đến với mục đích tham
quan, nghiên cứu. Đó là trung tâm của các viện khoa hc, các trường đại hc.
các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có tổ chức các hoạt động triển lãm
nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sán khấu.
điện ảnh, các cuộc thi đấu thế thao quốc tế, biểu diễn ba lê, các cuộc thi hoa
hậu, thi ging hát hay...
Các đối tượng văn hoa thường tập trungở các thủ đô và các thành phố lớn
như Luân Đôn, Paris, Matxcơva, Viên, Roma, Brucxen... Thành phố Can
(Pháp) hàng năm có tổ chức liên hoan phim quốc tế và thu hút khá đông khách
du lịch quốc tế. Xanh Pêtecbua (Nga) nổi tiếng bởi nhiều tượng đài gắn với lên
tuổi vua Pie đại đế... Các đối tượng vãn hoa - thể thao thu hút không chỉ khách
du lịch đến tham quan, nghiên cứu, mà còn lôi cuốn nhiều khách đi du lịch với
các mục đích khác nhau. Khách du lịch có trình độ văn hoa trung bình trờ lẽn
đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoa của đất nước mà h đến thăm. Do
vậy, tất cả các thành phố có các đối tượng văn hoa hoặc tổ chức những hoại
động vãn hoa - thể thao đều được nhiều khách tới thăm và trở thành những
trung tâm du lịch văn hoa. Bên cạnh đó, các hội trợ triển lãm thương mại... để
giới thiệu về thành tựu kinh tế đất nước hoặc trong vùng đều có sự hấp dẫn đói
với khách du lịch.

HI. 10. Bảo tàng Lịch sử - TP. Hà Nội

36
2. Cơ sỏ hạ tầng và cơ sỏ vật chất kỹ thuật
2.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là cơ sở thúc đẩy mi hoạt động kinh tế - xã hội của đất
nước. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản nhằm khai
thác hiệu quả các tiềm năng du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.
Trong cơ sờ hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, quan trng nhất là hệ thống giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống cấp, thoát nước và cung cấp điện.
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất
định, vì vậy nó phụ thuộc vào mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông.
Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không
thể khai thác được khi thiếu hệ thống đường xá. Việc phát triển giao thông,
nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép
mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du lịch mới. Chí có thông qua mạng
lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng
phổ biến trong xã hội.
Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng biệt. Giao thông bằng ô tô rất
cơ động, tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa
chn. Giao thông bằng đưòng sắt rẻ tiền, tất cả mi người đều có thể đi được
nhưng chỉ theo tuyến đường có sẵn. Giao thông bằng đường không rất nhanh,
rút ngắn thời gian đi lại song lại đắt tiền. Còn giao thông bằng đưòng thúy mặc
dù tốc độ chậm, nhưng lại có thể kết hợp vối việc tham quan, giải trí... dc theo
sông hoặc ven biên.
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng cũng có các
phương tiện giao thông được sản xuất và sử dụng chuyên dụng phục vụ nhu cầu
du lịch (ô tô, tàu thúy, máy bay đạc biệt, đường dây cáp treo...). Chúng được
tách ra như một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện giao
thông dùng cho khách nghi qua đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này.
Thông tin liên lạc là một phần quan trng trong cơ sở hạ tầng cùa hoạt động
du [ịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong
nước và quốc tế. Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng
tin tức của xã hội, được thoa mãn bằng nhiều loại hình thòng tin khác nhau.
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công
trình cấp điện, nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi
giải trí của khách.

37
Như vậy cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy cho mi hoạt động kinh tế,
trong đó có hoạt động du lịch.
2.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ - thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trng trong
quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ
khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoa mãn nhu cẩu của khách du lịch. Chính
vì có vai trò quan trng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng
gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Du lịch là một ngành "sản xuất", nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ,
hàng hoá nhằm thoa mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vây, cơ sở vật chát kỹ
thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Tài nguyên du lịch chiếm vị trí
đặc biệt quan trng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ
vào các đặc điểm trên, có thể hiểu cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm
toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ
hàng hoa du lịch nhằm đáp ứng mi nhu cẩu cùa khách.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất - kỹ thuật của
ngành đu lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân
tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp, dịch vụ... Cơ sở vật chất - kỹ thuật
và tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng cùa hầu hết các
thành phần cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên
du lịch là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch, sức hấp dẫn
của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng các cơ sở này, hay nói cách khác sự kết hợp
hài hoa giữa tài nguyên du lịch và cơ sờ vật chất - kỹ thuật giúp cho cơ sờ phục
vụ hoạt động có hiệu quả hơn, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị
trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên
các vùng lãnh thổ của đất nước và tiền để căn bản để hình thành các trung tâm
du lịch.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm nhiêu thành phần, mang những
chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản
phẩm du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất - kỹ thuật đu lịch được căn cứ vào
ba loại tiêu chuẩn chủ yếu:
* Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch.

38
* Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở
vật chất - kỹ thuật.
* Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.
Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn, cần phải xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng như:
+ Các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú: Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ
thuật là các phương tiện phục vụ cho việc ăn, ngủ của khách. Cơ sờ phục vụ lưu
trú, ăn uống của ngành du lịch bao gồm các công trình đặc biệt đảm bảo ăn,
ngủ, giải trí cho khách du lịch như nhà khách, khách sạn trung chuyển du lịch,
khách sạn du lịch lớn.
+ Mạng lưới các cửa hàng thương nghiệp: Là một thành phần trong cơ cấu
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về hàng
hoa cùa khách du lịch bằng việc bán những mặt hàng đặc trưng cho du lịch,
hàng thực phẩm và các hàng hoa khác.
+ Các cơ sở thể thao: phục vụ vui chơi, giải trí cho khách du lịch. Chúng
làm tăng cường hiệu quả sử dụng của khách sạn, nhà nghỉ và làm phong phú
thêm các hoạt động du lịch.
+ Các cơ sỏ y tế phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp địch vụ bổ sung tại
các điểm du lịch. Các cơ sở y tế luôn gắn liền vói các công trình thể thao và có
thể được bố trí trong khách sạn.
+ Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá bao gồm các trung
tâm vãn hoa, phòng chiếu phim, nhà hàng, câu lạc bộ... nhầm mục đích nâng
cao, mở rộng kiến thức văn hoa, xã hội cho khách, tạo điều kiện giao tiếp xã
hội, tuyên truyén về truyền thống, thành tựu văn hoá của các dân tộc.
+ Các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác như hiệu cắt tóc, giặt Là, trạm
xăng dầu, thiết bị cấp cứu, phòng rửa, tráng phim... Các công trình này được
xây dựng thường để phục vụ nhân dân địa phương là chủ yếu, còn đối với
khách du lịch, chúng có vai trò thứ yếu.
3. Các nhân t ố khác
3.1. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trng hàng đầu, làm xuất
hiện nhu cẩu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể

39
nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sán xuất
xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đẻ ra nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch. Các
nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: sự xuất hiện và mở rộng những nhu cầu khác nhau
(tất nhiên trong đó có nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch) là kết quả của sự phát triển
nền sán xuất. Các nhu cẩu thường nảy sinh trực tiếp từ sản xuất. Nền sản xuất xã
hội càng phát triển, nhu cầu của nhân dân càng lớn, yêu cầu chất lượng càng cao.
Các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi -
du lịch còn hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch ở các nước kinh tế
phát triển rất đa dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hàng năm nhân dân
còn đòi hỏi những đạt nghỉ ngơi dài ngày ờ vùng biển (vào mùa hè), trên núi
(vào mùa đông, mùa hè), trong nước hoặcở nước ngoài. Rõ ràng những nhu
cầu này phải dựa trên cơ sờ vững chác của nền sản xuất xã hội. Giữa nhu cầu
và hiện thực tồn tại một khoảng cách nhất định. Khoảng cách ấy phụ thuộc rất
nhiều vào trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, trình độ phát triển càng
cao, khoảng cách càng rút ngắn.
Nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không
gian trở thành một trong những nhân tố quan trng, ảnh hưởng đến quá trình ra
đời và phát triển du lịch. Sự hoạt động mang tính chất xã hội của cá nhân trong
thời gian rỗi được quyết định bởi nhu cầu và những định hướng có giá trị. Nhu
cầu nghỉ ngơi là hình thức thể hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thê* với
môi trưòng bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có,
thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau.
Nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội là sản phẩm cùa
sự phát triển xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội dưới sự tác động của các yếu tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài và
phụ thuộc trước hết vào phương thức sản xuất. Cụ thể hơn, đó là nhu cầu cùa
con người về khôi phục sức khỏe, khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị
hao phí trong quá trình sinh sống và lao động.
Nhu cẩu nghỉ ngơi - du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ:
xã hội - nhóm người - cá nhân, trong đó, quan trng hàng đầu là nhu cầu nghỉ
ngơi xã hội. Nó được xác định như nhu cầu của toàn xã hội về phục hồi sức
khỏe và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần cho
mỗi thành viên trong xã hội. Nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du
lịch và được phản ánh qua các hình thức tổ chức lãnh thổ của nó.

40
3.2. Nhân tố chính trị
Hòa bình và sự ổn định vé chính trị là điều kiện đặc biệt quan trng có tác
dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du
lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoa bình và quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc. Ngược lại, chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo
nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch làm
tổn hại cả đến môi trường tự nhiên. Trong thời gian chiến tranh, số lượng khách
du lịch giảm đi rõ rệt. Thí dụ, năm 1937 có 1,6 triệu khách đến thăm Thụy Sĩ,
nhưng đến năm 1944, khi ngn lửa của chiến tranh thế giới thứ hai vẫn đang
bùng cháy, số khách vào xứ sở trung lập này chỉ còn 75.000 người.
Rõ ràng, hoa bình đẩy mạnh hoạt động du lịch và ngược lại: chính hoạt
động du lịch lại có tác dụng trở lại đến việc cùng tổn tại hoa bình. Thông qua
du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vng nóng bỏng của mình là được
sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị.
Bên cạnh đó còn rất nhiều nhân tố khác cũng ảnh huống đến sự hình thành
và phát triển du lịch như:
- Điều kiện sống:
Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trng để phát triển du lịch. Nó
được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt,
nâng cao khẩu phần ăn, uống, phát triển dầy đủ mạng lưới y tế, văn hoa, giáo dục...
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thẩn) của con
người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những nhân tố then chốt là mức thu
nhập thực tế của mi người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao (của cá
nhân và xã hội) thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi - du lịch. Nhìn chung, ờ
những nưỏc kinh tế phát triển, có mức thu nhập tính bình quân theo đầu người
cao thì nhu cẩu hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.
Cùng với việc tăng thu nhập thực tế, các điều kiện sống khác liên tục được
cải thiện. Các phương tiện đi lại của cá nhân (chủ yếu là ô tô) tăng lẻn, góp
phần phát triển rộng rãi hoạt động du lịch, tăng cường tính cơ động của nhân
dân trong quá trình nghỉ ngơi - giải trí.
- Thời gian rỗi:
Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người
thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trờ thành một trong những nhân tố quan trng
thúc đẩy hoạt động du lịch. Vậy:

41
Thời gian rỗi (tự do) là thời gian cấn thiết cho con người để nâng cao học
vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thiện các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè,
vui chơi giải trí...
Thời gian rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc, trong đó diễn ra các hoạt
động nhằm phục hồi và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người.
Trong các tài liệu, người ta coi phần thời gian rỗi là thời gian nghỉ ngơi. Nói
một cách đầy đủ hơn, có thể hiểu thời gian rỗi là "thời gian cần thiết để phục
hồi sức lực mà con người đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm nào đấy trong điều kiện
bình thường của sản xuất... và cả thòi gian cần thiết cho việc phục hồi mờ rộng
để đảm bảo tiếp tục nâng cao năng suất lao động" (Crivôsev 1978)
Sô' thời gian rỗi nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động, đặc điểm
của quan hệ sản xuất và của dân cư. Việc nâng cao năng suất lao động xã hội,
một mặt, phải cho phép có thêm thời gian rỗi, mặt khác đòi hỏi phải tăng thời
gian này như một điều kiện cần thiết cho tái sản xuất giản đem và tái sản xuất
mở rộng sức lực và tinh thần của con người.
Nguồn quan trng nhất làm tăng thời gian rỗi là giảm thời gian làm việc
mỗi tuần và giảm thời gian của công việc nội trợ. Nhiều nước đã thực hiện chế
độ tuần làm việc 5 ngày. Để phát triển du lịch trong nước, điều kiện quan trng
dặc biệt là có nhiều thời gian rỗi vào cuối tuần. Bằng cách này người lao động
có tổng số ngày nghỉ các loại (cuối tuần, phép...) chiếm khoảng 1/3 thời gian
trong năm (130 - 133 ngày). Có thể đây là nhân tố rất thuận lợi để phát triển
loại hình du lịch dài ngày.

Câu hỏi ôn tập


1. Trinh bày khái niệm du lịch? Nêu rõ đối tượng và nhiệm vụ của Địa lý du lịch?
2. Thế nào là tài nguyên du lịch? Trình bày loại tài nguyên du lịch tự nhiên. Cho ví dụ
minh ha về mỗi loại tài nguyên đó?
3. Trình bày tài nguyên du lịch nhân văn? Cho ví dụ minh ha về từng loại?
4. So sánh tài nguyên du lịch nhân văn với tài nguyên du lịch tự nhiên? Liên hệ với
thực tế Việt Nam?
5. Phân tích vai trò của cơ sở hạ tầng đối với phát triển du lịch? Các loại hình cơ sờ
hạ tầng?
6. Giới thiệu các bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch? Liên hệ với
thực tế Việt Nam?
7. Nêu rõ các nhân tố chính trị - xã hội tác động tới hoạt động du lịch.

42
Chương l i

Sự PHÂN HÓA LÃNH THỔ DƯ LỊCH VIỆT NAM

Mục tiêu
Trang bị cho hc sinh những Cờ sỏ lý luận về sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam.
Nội dung tóm tắt
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch.
- Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch.
- Hệ thống chỉ tiêu chính.
- Sự phân hóa lãnh thổ.

ì. QUAN NIỆM VẾ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH


Trong việc nghiên cứu đu lịch, tổ chức lãnh thổ đu lịch là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi sẽ không thể tổ chức và quản lý có hiệu
quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó.
Quan niệm về tổ chức lãnh thổ:
Tổ chức lãnh thổ du tịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian
cùa các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử
dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhăn văn), kết cấu hạ
táng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quà kinh tế - xã hội và môi trường
cao nhất.
Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang
tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất
đã dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.
Du lịch Việt Nam khỏi sắc từ đầu thập kỷ 90 cho đến nay. Trên cơ sờ đó,
về phương diện lãnh thổ du lịch bắt đẩu có sự phân hóa. Một trong những
nhiệm vụ quan trng của việc tổ chức lãnh thổ du lịch là phân vùng du lịch. Từ
việc cân đối giữa khả năng cung (các nguồn lực để phát triển du lịch) và cầu

43
(nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, du lịch ngày càng tăng của dân cư) cần phải xác
định các lãnh thổ du lịch (vùng du lịch thuộc các cấp) nhằm một mạt khai thác
hợp lý, hiệu quả tiềm năng sẵn có và mặt khác, góp phần vào công cuộc đổi
mới kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
mi thành viên trong xã hội.

li. HỆ THỐNG PHÂN VỊ TRONG PHÂN VÙNG DU LỊCH


Khi nghiên cứu phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh tế tổng hợp,
không thể không đề cập đến hộ thống phân vị. Vai trò của nó quá rõ ràng, bời
vì không thế phân vùng nếu thiếu hệ thống phân vị. Hệ thống phân vị ưong
phân vùng luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Nhiều nước trong đó có Việt Nam
sử dụng hệ thống phân vị theo 5 cấp từ thấp đến cao.
1. Điểm du lịch
- Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. v ề mặt lãnh
thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đổ du lịch, người ta thể hiện
điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô
rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm một diện tích nhất định trong không
gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch Cúc Phương, điểm
du lịch Điện Biên Phủ khá lớn so với điểm du lịch Văn Miếu - Quốc Tử
Giám...
- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn
hoa - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một công trình riêng biệt phục vụ cho
du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được
phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
- Thời gian lưu lại của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn
(không quá Ì - 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài
trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nhà nghỉ của
cơ quan...).
Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong trường hợp
cụ thế, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (Á vùng, tiểu vùng, trung
tâm) hoặc các tuyến liên vùng (giữa các vùng).

44
HI.ì Điểm du lịch đền Quan Thánh - TP. Hà Nội
2. Trung tâm du lịch
- Trung tâm du lịch là một cấp rất quan trng trong hộ thống phân vị phân
vùng du lịch. Về đại thể, đó là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng
loại hay khác loại. Trên lãnh thổ của trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm
du lịch. Nói các khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ này tương đối dày đặc.
Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng, được đặc trưng bởi sự
gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng thu hút
khách du lịch (nội địa, quốc tế) rất lớn.
- Nguồn tài nguyên đu lịch ở đây tương đối tập trung và được khai thác một
cách cao độ. Có thể tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện
cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du lịchở mức độ cao.
- Có cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ đế
đón, phục vụ và lưu khách lại trong thời gian dài.
- Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch. về cơ bản, trung tâm du
lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch.
Chính nó đã tạo dựng bộ khung để vùng du lịch hình thành và phát triển. Theo
cách nói thông thường, đây là các "cực" để thu hút các lãnh thổ lân cận vào
phạm vi tác động của vùng.
- Về phương diện lãnh thổ: Trung tàm du lịch có diện tích tương đương với
diện tích cùa một tỉnh hay thành phố, trong đó bao gồm các điểm du lịch kết
hợp với các điếm dân cư và môi truồng xung quanh.

45
3. Tiểu vùng du lịch
- Tiếu vùng du lịch là một tập hợp các điểm du lịch và các trung tâm du
lịch (nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch là vùng lãnh thổ bao trùm lãnh thổ
của vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng cũng khá lớn.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú vè số lượng,
đa dạng về chủng loại.
- Trong thực tế ở nước ta, có thể có hai loại hình tiểu vùng du lịch: tiểu
vùng du lịch đã hình thành (hay còn gi là tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu
vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng).
Giữa hai loại tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phái
triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác
mạnh. Loại tiểu vùng thứ hai có thể có tài nguyên, song vì những lý do nhất
định, tiềm năng chưa có điều kiện để trờ thành hiện thực.
4. Á vùng du lịch
- Á vùng du lịch là tập hợp của các điểm du lịch, các trung tâm (nếu có) và
các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức tổng hợp cao hơn, vai
trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng
hơn. Xét về các mối quan hộ dân cư, quần cư và cung cấp những nhu cầu vật
chất cho khách du lịch thì Á vùng bao gồm cả những địa phương không có các
điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong lãnh thổ cũng đa dạng hơn.
- Trong Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên du lịch. Ở chừng mực nhất
định, chuyên môn hoa đã bắt đẩu được thể hiện, mặc dù có thể chưa đâm nét.
Sự hình thành và phát triển Á vùng du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Có thể
trong một số vùng du lịch, sự phần hoa lãnh thổ chưa dẫn đến sự hình thành
các Á vùng. Trong trường hợp ấy, hệ thống phân vị thực sự chỉ còn 4 cấp: điểm
du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - vùng du lịch.
5. Vùng du lịch
- Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp
lãnh thổ của các Á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có
những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch
là một thể thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã
hội... bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung
quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch.

46
- Nói tới vùng du lịch không thể không đề cập tới chuyên môn hóa. Nó
chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn vùng kia.
- Các mối liên hệ nội, ngoại vùng rất đa dạng, dựa trên nguồn tài nguyên,
cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật sẵn có của vùng.
- Vé phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lốn, bao gồm nhiều
tính. Ngoài ra, với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó bao chiếm cả các khu vực
không du lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên và cơ sở du lịch),
nhưng có mối liên hệ chạt chẽ vối kinh tế du lịch.
- Cũng như các tiểu vùng, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình
thành (vùng du lịch tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch
thực tế). Ở nước ta, có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm
năng. Song trên bình diện du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành.
Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan niệm
này phù hợp hơn với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta về phương diện
du lịch.
Vùng đu lịch là một thực tế khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con
người. Nói như vậy không nghĩa là con người không có vai trò gì trong việc
hình thành và phát triển các vùng. Con nguôi, thông qua công tác phân vùng du
lịch, có thể thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các vùng du lịch nếu như việc
nghiên cứu của h tôn trng các quy luật và thực tế khách quan. Ngược lại, nếu
việc nghiên cứu là hoàn toàn chủ quan, không chú ý đến thực tế khách quan thì
con người sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.

in. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU CHÍNH


Hệ thống phân vị và hệ thống chỉ tiêu là hai vấn để trung tâm, thu hút sự
chú ý đặc biệt của những người nghiên cứu. Trong chừng mực nào đó, hệ thống
chỉ tiêu phản ánh tính chất khách quan khoa hc của sơ đổ các vùng du lịch,
bởi vì đó là cơ sở để xác định ranh giới các vùng.
Trong các tài liệu nước ngoài liên quan đến phân vùng du lịch, chúng ta rất
ít gặp một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp dùng để phân định ranh giới các vùng.
Trong khi đó lại có khá nhiều tài liệu đề cập đến phương pháp đánh giá từng
loại tài nguyên đu lịch, ví dụ: khí hậu, nguồn nước và nước khoáng, động -
thực vật.

47
Ở nước ta, vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực này.
Dù muốn hay không, chúng ta nhất định phải xây dựng hệ thống chi tiêu để
xác định ranh giới các vùng du lịch. Hệ thống chỉ tiêu xuất phát từ những điểm
cơ bản dưới đây:
- Vùng du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố, gi là các yếu tố tạo vùng.
Hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo
vùng. Về cơ bản, đó là nguồn tài nguyên (tự nhiên, vãn hoa - lịch sù, kinh tế -
xã hội), dòng khách dư lịch, cơ sờ hạ táng và cơ sờ vật chất - kỹ thuật.
Về phương diện lý thuyết, vùng du lịch là một hệ thống lớn bao gồm nhiều
hệ thống nhỏ ứng với hệ thống lãnh thổ du lịch. Như đã trình bày ở trên, hệ
thống này được hình thành bởi các phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên, phân
hệ công trình kỹ thuật và đội ngũ cán bộ phục vụ. Như vậy, rõ ràng các chỉ tiêu
phân vùng phải đề cập đến nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sờ vật chất -
kỹ thuật.
Đặc trưng của mỗi vùng du lịch được thể hiện qua chuyên môn hoa của nó.
Chuyên môn hoa đu lịch của vùng bắt nguồn ít nhất từ hai yếu tố: nhu cầu nghỉ
ngơi - du lịch và số lượng du khách với khả năng (tài nguyên, cơ sờ hạ tầng, cơ
sở vật chất - kỹ thuật...) của vùng.
- Mỗi vùng du lịch phải có một cực đù mạnh để thu hút các khu vực xung
quanh vào lãnh thổ của vùng. Trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần phải
lưu ý đúng mức tới vấn đề này.
Từ những quan điểm nêu trên, chúng tôi đưa ra hệ thống chi tiêu phân vùng
gồm 3 chỉ tiêu chính: số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp các dạng tài
nguyên theo lãnh thổ, cơ sờ hạ tầng và cơ sờ vật chất kỹ thuật, trung tâm lạo vùng.
1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp các dạng tài
nguyên theo lãnh thổ
- Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc
hình thành chuyên môn hoa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động
du lịch. Do vị trí đặc biệt quan trng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra
thành một hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng
vãn hoa - lịch sử đã biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hường của nhu

48
cẩu xã hội và khả năng phục vụ trực tiếp vào mục đích đu lịch. Xét về cơ
cấu có thể chia tài nguyên du lịch làm hai bộ phận cấu thành: tự nhiên và
nhân văn (nhân tạo).
Như một yếu tố tạo vùng, tài nguyên du lịch tác động không chỉ tới sự hình
thành và phát triển, mà còn đến cả cấu trúc chuyên môn hoa của vùng. Khối
lượng nguồn tài nguyên là rất cần thiết để xác định quy mô hoạt động của
vùng. Thời gian có thể khai thác quyết định tính mùa, tính nhịp điệu cùa dòng
khách du lịch.
Sự hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.
Trên cơ sở tác động tổng hợp của tài nguyên tự nhiên (địa hình, khí hậu,
sinh vật, nguồn nước) đã xuất hiện các kiểu tổ hợp du lịch: tổ hợp du lịch ven
biển, tổ hợp du lịch núi, tổ hợp du lịch đồng bằng - đồi. Tài nguyên nhân tạo có
nhiều nét khác với tài nguyên tự nhiên. Trước hết, tài nguyên đu lịch nhân tạo
có tác dụng nhận thức hơn tác dụng giải trí. Việc tham quan cấc đối tượng
nhân tạo thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong phạm vi một
chuyến du lịch, người ta có thể tìm hiểu nhiều đối tượng. Từ đó, loại hình du
lịch nhận thức theo lộ trình (tuyến) là thích hợp với khách du lịch. Thứ hai, về
phương diện khách du lịch, những người du lịch quan tâm đến tài nguyên nhân
tạo thường có trình độ hc vấn, thẩm mỹ cao, sở thích rất đa dạng. Thứ ba, tài
nguyên nhân tạo thường tập trungở các điểm dân cư và thành phố lớn, nơi có
cơ sở hạ tầng tốt hơn. Ngoài ra, đại bộ phận tài nguyên nhân tạo không mang
tính mùa. ít bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tác động cùa tài nguyên nhân
tạo đến khách du lịch diễn ra theo từng giai đoạn: thông tin, tiếp xúc, nhản
thức, đánh giá, nhận xét.
- Khi đề cập tới chỉ tiêu về tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số
lượng tài nguyên vốn có. Tất nhiên, việc xác định số lượng tài nguyên chi có
tính chất tương đối, bởi vì nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Hơn nữa, nếu chì tính số lượng đơn thuần thì nhiều khi không phản
ánh hết.
- Ngay đối với từng loại tài nguyên thì không phải bất cứ đặc điểm nào của
nó cũng đều có ý nghĩa với du lịch. Thông thường chi có một số đặc điểm nhất
định tham gia vào quá trình tạo vùng và ít nhiều chịu tác động của chất lượng
tài nguyên.

49
- Mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong
việc tạo vùng. Vai trò tạo vùng của tài nguyên du lịch không chỉ dừng lại ờ số
lượng và chất lượng mà còn ở sự kết hợp các loại tài nguyên. Mức độ kết hợp
tài nguyên càng phong phú, sức thu hút khách du lịch càng mạnh, tác dụng tạo
vùng của nó càng cao.
2. Cơ sở hạ tầng và cơ sỏ vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
- Nếu như tài nguyên là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du
lịch thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo điều kiện biến tiềm năng
của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa hai chỉ tiêu này có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, bổ sung và hổ trợ cho nhau. Không có cơ sở hạ tầng và nhất là cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thì tài nguyên mãi mãi chỉ ờ dạng tiêm
năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên sẽ chẳng khi nào có cơ sỏ vật chất - kỹ
thuật cho du lịch. Vì thế, giáo sư nguôi Đức Hunziker đã phân biệt ba nhóm
yếu tố:
+ Nhóm tạo nên sự hấp dẫn du lịch (các loại tài nguyên du lịch).
+ Nhóm đảm bảo việc đi lại, tham quan du lịch của khách (chủ yếu là giao
thông).
+ Nhóm đảm bảo việc lưu lại của khách (cơ sở vật chất - kỹ thuật).
- Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc hình thành và phát
triển vùng du lịch. Trong cơ sở hạ tầng, nổi lên hàng đầu là mạng lưới và
phương tiện giao thông. Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng, có ưu -
nhược điểm riêng, nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho việc đi lại của
khách. Trong một số trường hợp, các phương tiện giao thông được sản xuất
chuyên cho du lịch.
- Để đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, phải có hệ thống
cơ sờ vật chất - kỹ thuật cần thiết như các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, cửa
hiệu, nơi vui chơi, giải trí... Khâu trung tâm của cơ sở vật chất - kỹ thuật chủ
yếu là các phương tiện phục vụ cho việc ăn, ngủ của khách du lịch. Các công
trình kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động du lịch được coi như cơ sở hạ tầng du
lịch.
- Cần phải xem xét, đánh giá số lượng, chất lượng của cơ sờ hạ tầng và cơ
sờ vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Với tư cách là một chỉ tiêu phân vùng du
lịch, việc nghiên cứu không chỉ dừng lạiở mức đánh giá hiện trạng của cơ sờ

50
hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật (mặc dù rất quan trng, là cứ liệu để phân
vùng), mà còn thấy trước được sự phát triển tương lai của vùng để đáp ứng kịp
thời nhu cẩu du lịch. Ngoài ra, cẩn phải chú ý tới đội ngũ cán bộ nhân viên du
lịch, tuy về mặt lý luận, đội ngũ cán bộ không thể xếp vào cơ sở vật chất - kỹ
thuật. Đây cũng là một yếu tố có tác dụng nhất định trong việc hình thành và
phát triển vùng du lịch.
3. Trung tâm tạo vùng
Mỗi vùng du lịch ít nhất phải có một trung tâm tạo vùng. Một lãnh thổ có
thể có nhiều tài nguyên du lịch, song nếu thiếu sức hút của một trung tâm tạo
vùng thì lãnh thổ ấy không có khả nâng lôi kéo quanh mình các lãnh thổ lân
cận để tạo thành một vùng du lịch. Vì thế, có thể coi trung tâm tạo vùng là một
trong những chỉ tiêu để phân vùng du lịch.
Tất nhiên, các chỉ tiêu: tài nguyên du lịch - cơ sờ hạ tầng và cơ sờ vật chất
kỹ thuật - trung tâm tạo vùng có liên quan chặt chẽ với nhau. Song cẩn thấy
rằng, một lãnh thổ có tài nguyên và cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt, nhưng chưa
chắc đã trở thành trung tâm tạo vùng. Ngược lại, trung tâm tạo vùng chắc chắn
là có tài nguyên được sử dụng triệt để và một mạng lưới cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật tốt.
- Trung tâm tạo vùng phải có nguồn tài nguyên phong phú, được sử dụng ở
mức rất cao, có cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng để
thỏa mãn nhu cầu của đông đảo khách du lịch. Các tiền đề ấy trở thành điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành trung tâm. Hơn thế nữa, trung tâm tạo vùng
phải có sức thu hút mạnh mẽ các lãnh thổ xung quanh. Sức hút ấy đến đâu còn
tùy thuộc vào quy mô và sức mạnh của trung tâm. Trung tâm tạo vùng càng
lớn, sức hút của nó càng mạnh.
Về nguyên tắc, có thể phân biệt hai loại trung tâm tạo vùng: trung tâm tạo
vùng quy mô toàn quốc (tạo nên các vùng du lịch) và trung tâm tạo vùng quy
mô địa phương (tạo nên các Á vùng, tiểu vùng). Những trung tâm lớn nhất
thường có sức hút mạnh và tạo nên các vùng du lịch.
Ví dụ: Thành phố Hà Nội, thành phố Hổ Chí Minh... là hai trung tâm tạo
vùng lớn nhất nước ta, có vai trò lớn trong việc hình thành hai vùng du lịch.
Các trung tâm nhỏ hem tạo nên các vùngở cấp thấp hơn.
- Ý nghĩa đặc biệt (đôi khi quyết định) của trung tâm tạo vùng được thể
hiên rõ nét trong quá trình xác định ranh giới các vùng du lịch. Nhiều người

51
cho rằng, ranh giới của vùng được xác định ở nơi mà sức hút cùa trung tâm tạo
vùng vừa mới chấm dứt. Lãnh thổ càng nằm gần trung tâm tạo vùng thì càng bị
hút mạnh. Ngược lại, càng xa trung tâm, sức hút càng yếu đi. Tới một khoảng
cách nào đó, sức hút của trung tâm yếu dần và chấm đứt. Nơi đó là ranh giới
của vùng du lịch. Vượt qua ranh giới này là lãnh thổ của vùng du lịch khác, với
trung tâm tạo vùng khác. Trong một vài trường hợp, khi các chỉ tiêu khác như
nhau, việc sắp xếp một lãnh thổ nào đó vào vùng du lịch này hay vào vùng du
lịch kia là do sức hút của trung tâm tạo vùng quyết định.

IV. Sự PHÂN HÓA LÃNH THỔ


Tổ chức lãnh thổ du lịch là sự phân hoa không gian của du lịch căn cứ
trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh
của ngành với các ngành khác, với địa phương và rộng hơn với các nước trong
khu vực.
Tổ chức lãnh thổ du lịch của nước ta cũng được hình thành vói hệ thông
phân vị theo 5 cấp (Ì- Điểm du lịch, 2- Trung tâm du lịch, 3- Tiểu vùng du
lịch, 4- Á vùng du lịch, 5- Vùng đu lịch). Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu nói trên,
nước ta được chia thành ba vùng du lịch: Vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch
Bắc Trung Bộ và vùng du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ. Mỗi vùng lại bao gồm
các lãnh thổ thuộc các cấp phân vị thấp hơn. Cụ thể như sau:
1. Vùng du lịch Bắc Bộ: gồm 29 tinh và thành phố
1.1. Tiểu vùng du lịch trung tâm bao gồm 14 tỉnh và thành phố
Trung tâm du lịch Hà Nội.
Hải Dương, Hưng Yên, Phú Th, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái
Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tây, Hòa Bình.
1.2. Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bác gồm 2 tỉnh và thành phò
Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh.
1.3. Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bác gồm 6 tỉnh
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
1.4. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc gồm 5 tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

52
1.5. Tiểu vùng du lịch Nam Bác Bộ gồm 2 tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh.
2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh và thành phố
2.1. Tiểu vùng du lịch phía Bắc gồm 2 tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị.
2.2. Tiểu vùng du lịch phía Nam gồm 4 tỉnh và thành phố
Trung tâm du lịch gồm Huế và Đà Nấng.
Quảng Nam và Quảng Ngãi.
3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có hai Á vùng bao gồm
29 tỉnh và thành phố
3.1. Á vùng du lịch Nam Trung Bộ gồm lo tỉnh
3.1.1. Tiểu vùng du lịch Duyên hải gồm 5 tỉnh
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
3.1.2. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên gồm 5 tỉnh
Kem Tùm, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
3.2. Á vùng du lịch Nam Bộ gồm 19 tỉnh và thành phố
3.2.1. Tiều vùng du lích Đông Nam Bộ gồm ổ tỉnh
Trung tâm du lịch thành phố Hổ Chí Minh.
Đổng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
3.2.2. Tiểu vùng du lịch đồng bằng sông cửu Long gồm ĩ3 tình thành phố
Tiền Giang, Long An, Đổng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến
Tre, Cẩn Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch? Hãy nêu hệ thống phân vị trong
phàn vùng du lịch? Cho ví dụ thực tế Việt Nam?
2. Trình bày hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch và ý nghĩa của từng nhóm chỉ
tiêu cụ thể?
3 Hãy nêu hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch của Việt Nam (các vùng du lịch,
trung tâm du lịch và tiểu vùng du lịch)?

53
Chương IU

C Á C V Ù N G D U LỊCH VIỆT N A M

Mục tiêu
Giúp hc sinh hiểu những tiềm năng của từng vùng du lịch Việt Nam, các tuyến, điểm
du lịch chủ yếu của từng vùng.
Qua đó biết vặn dụng vào thực tế công tác sau này.
Nội dung tóm tắt
Vùng du lịch Bắc Bộ.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

ì. VÙNG DU LỊCH BẤC BỘ


1. Khái quát
Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 29 tỉnh từ Hà Giang (tỉnh cực bắc) vào đến
Hà Tĩnh, với thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và có tam giác động lực tăng
trương du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Vùng này có diện tích là 149.432km chiếm 45,4% diện tích. Dân số: 37,1
2

triệu người (theo 2003), chiếm 45,9% dân số cả nước. Mật độ bình quân 249
ngưòi/km .2

Vùng du lịch Bắc Bộ gồm 7 tỉnh ở phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên, tiếp giáp với 3 tỉnh: Quảng
Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, có 6 tỉnh phía Tây: Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoa, Nghệ An, Hà Tĩnh giáp với 5 tỉnh của Lào là
Phong Xa Lý, Luông Phra Băng, Xiêng Khoảng, Hùa Phăn, Khăm Muộn. Đặc
biệt toàn bộ phía Đông của vùng này tiếp giáp vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài gần
lOOOkm với hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ.
Vùng du lịch Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về
đất nưốc và con người Việt Nam.

55
1.1. về thiên nhiên
- Vùng này rất phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái
của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Vùng này có những núi non hùng vĩ và hiểm trở, xuất hiện sớm nhất trên
lãnh thổ Việt Nam (cách đây hàng trăm triệu năm), tiêu biểu là dãy núi Hoàng
Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng (cao 3143m), cao nhất bán đảo Đông Dương.

khi

H3.1. Đình Phanxipăng - Hoàng Liên Sơn


- Trên lãnh thổ của vùng này có nhiều vườn quốí gia, khu bảo tồn thiên
nhiên với những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh phong phú về số lượng loài
động, thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quí, hiếm của thế giới.
- Nơi đây còn có cả một vùng đổng bằng tam giác châu thổ được bổi đắp
bời phù sa màu mỡ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tạo nên mộ!
trong hai vựa lúa lớn của Việt Nam.
- Có vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, có nhiều hải
cảng tốt và bãi biển đẹp.
1.2. Về khí hậu
- Vùng này có khí hậu rất đặc sắc, quanh năm có ánh nắng mặt trời chan
hoa. Các vùng núi cao bị rét lạnh vào mấy tháng mùa đông nhưng lại mát mẻ
vào mùa hạ.
- Những vùng thấp và ven biển khí hậu khá ôn hoa, dổi dào nhiệt ẩm, thích
nghi với sự phát triển của các loài động - thực vật nhiệt đới.

56
1.3. Về con người
Thiên nhiên ở vùng này càng trở nên giàu đẹp nhờ bàn tay khai phá của
con nguôi. Cảnh quan nông nghiệp trổng lúa là nét đặc trưng của vùng du lịch
Bắc Bộ.
Dân tộc Việt Nam thuở đầu khai thiên lập địa cũng từ vùng này. Cùng
chung sống trong một đại gia đình gồm hàng chục dân tộc anh em, người Việt
Nam đã sáng tạo nên lịch sử và nền văn hóa của mình. Hàng năm từ khắp nơi
trong cả nước vào tháng 3 (âm lịch), nhân dân hành hương về giỗ tổ Hùng
Vương, tại núi Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Phú Th.
Vùng này đã diễn ra những sự kiện lớn trong suốt quá trình lịch sử hem
4000 năm của dân tộc Việt Nam. Vì thế, nơi đây còn tổn tại rất nhiều di tích
lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều
công trình vãn hoa nghệ thuật có giá trị với các danh nhân kiệt xuất, nổi tiếng
như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh...
Cư trú trong nhiều vùng tự nhiên, kinh tế khác nhau, con người ỏ đây có
nhiều phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt và lao động, tín ngưỡng và tôn
giáo không giống nhau. Điều đó đã tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú,
có sức hấp dẫn lớn không những đối với người nước ngoài mà ngay cả với
những người trong nước. Điển hình là một số vùng cư trú tập trung của dân tộc
Mường ở Hoa Bình, Thanh Hoa, của dân tộc Thái ở Tây Bắc, của các dân tộc
Tầy, Nùng ở Đông Bắc, một số làng quê truyền thốngở Hà Tây, Bắc Ninh, Hà
Nam, khu phố cổở Hà Nội.

Hì.2. Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh

57
1.4. Về điều kiện kinh tê - văn hoa
Bên cạnh dạng quần cư nông thôn phổ biến ờ đồng bằng và miền núi Bắc
Bộ, ngày nay các đô thị đã được hình thành và phát triển nhanh chóng cùng với
quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều thành phố,
nhiều trung tâm công nghiệp (Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình...)
nơi tập trung đông dân quan trng. Hà Nội là thủ đô và là thành phố đông dân
thứ hai trong cả nước, sau thành phố Hổ Chí Minh. Đây là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoa, khoa hc quan trng bậc nhất của cả nước. Nhờ vị trí hết sức
thuận lợi, Hà Nội còn là đầu mối giao thông quan trng cả vé đường ô tô,
đường sắt, đường sông và đường hàng khống. Từ Hà Nội, có thể đi lại khá
thuận tiện đến mi nơi trong vùng cũng như cả nước và tới các nước khác trong
khu vực cũng như trên thế giới.
2. Tiềm năng du lịch
Vùng du lịch Bắc Bộ có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng
đáp ứng được các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng
khác nhau.
2.1. Tài nguyên du lịch
a. Về mặt lự nhiên
- Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những
nét hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng như thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500m trên mực
nước biển, mờ ảo trong sương mù, như treo trên sườn của dãy Hoàng Liên Sem
cao ngất, một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Đôi khi lại ổn
ào, sôi động như ở các thác nước Bản Giốc, Đầu Đảng (Cao Bằng) hoặc cảnh
tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như ờ vườn quốc gia Cúc
Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng)... với hệ sinh thái
rừng rậm nhiệt đới rất điển hình.

CÁC VƯỜN QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ


Tên Thuộc địa Diên tích Năm Điểm đạc trưng
VQG bàn tỉnh (ha) thành lập
Ba Bế Bắc Cạn 7.610 1977 Rừng và hồ trên núi đá vôi. ĐV:
linh trường, voc mũi hếch.

58
Ba Vì Hà Tây 7.377 1977 Rừng á nhiệt, các loài tách xanh,
thông, tre.
Bái Từ Vân Đồn 15.783 2001 Rừng trên đảo.
Long Quảng
Ninh
Bến Én Thanh 16.634 1986 Rừng nhiệt đới thường xanh vùng
Hoá thấp, ưu thế lim. ĐV: voi, hổ.
Cát Bà Hải Phòng 15.200 1986 Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, kim
giao. ĐV: voc đẩu trắng, khỉ vàng.
Cúc Ninh Bình 22.200 1962 Rừng ưên núi đá vôi, hệ động thực
Phương vật phong phú. TV: kim giao, chò.
ĐV: voc quần đùi trắng.
Hoàng SaPa- 29.845 2002 Rừng á nhiệt đới.
Liên Sơn Lào Cai
PùMát Nghệ An 91.113 2001 Các kiểu rừng khu vực miền Trung
ĐV: sao la, mang lớn.
Tam Đảo Vĩnh Phúc 36.883 1989 Rừng á nhiệt đới, sam bông, pơmu.
ĐV: voc mũi hếch, voc đen.
Vũ Hà Tĩnh 55.029 2002 Rừng Bắc Trường Sơn.
Quang ĐV: sao la - mang lớn.
Xuân Sơn Phú Th 15.045 2002 Rừng kín thường xanh trên núi đá
vôi, rừng cây h đẩu.
Xuân Nam Định 7.100 2003 Hệ sinh thái ngập nước điển hình
Thủy vùng cửa sông Hổng, các loài thủy
sinh chim nước và chim di trú.

Các dạng địa hình karstơ rất phổ biến ở vùng du lịch Bắc Bộ tạo nên nhiều
cảnh đẹp đó là Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình. Bãi biển vùng này cũng là
một tiềm năng lớn thu hút du khách với bãi biển cát trắng phang lì chan hòa
ánh nắng và quanh năm lộng gió như Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải
Phòng), Hải Thịnh (Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An),
Thiên Cầm, Xuân Thành (Hà Tĩnh) có sức thu hút đặc biệt, mỗi năm đón hàng
trăm nghìn người tới nghỉ mát, tắm biển. Cảnh đẹp thiên nhiên tiêu biểu nhất là
vinh Ha Long (Quảng Ninh), một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới.

59
H3.3. Điếm du lịch Tam cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình
- Cùng với cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậuở đâyấm áp, trong lành thích
hợp với mi hoạt động du lịch. Chính những tháng hè nóng bức của vùng
nhiệt đới (thuồng từ tháng 5 đến tháng 9) đã thu hút mạnh mẽ dòng người đi
du lịch nghỉ mát, tắm biển. Vùng núi cao và các bãi biển nơi đây đã sẩn sàng
chờ đón h. Khách du lịch nước ngoài thường thỏa mãn khao khát và tận
hưởng ánh nắng nhiệt đới chói chang ờ đây, nhất là lúc đang vào thời kỳ mùa
đông ở xứ sở của h.
- Thiên nhiên của vùng này cũng thật hào phóng, ưu ái dành cho khách đu
lịch được thưởng thức nhiều của ngon, vật lạ từ đặc sản dưới biển như các loại
cá ngon, tôm hùm, sò huyết, cua biển, bào ngư... đến các đặc sản của núi rừng
như mãng, nấm hương, thịt chim, thú rừng được phép săn bắn, các loại dược
liệu quý như sâm, nhung, tam thất...ở đây còn khai thác nước khoáng theo các
mạch suối tự nhiên hay nằm sâu trong lòng đất với mục đích làm nước giải
khát hoặc để chữa bệnh, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Nguồn nước
khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Quang Hanh (Quảng
Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang)... đều đạt tiêu chuẩn chài
lượng cao và có khả năng khai thác tốt.
Các nguồn nước khoáng chủ yếu của vùng du lịch Bắc Bộ:
Nước khoáng Tiên Lãng (huyện Tiên Lãng - Hải Phòng), thành phần chứa
Br, ì, Bo, nhiệt độ 45 C, chữa bệnh nấm kinh niên, dị ứng da theo mùa, lờ loét
H

toàn thân.
Nước khoáng Ba Vì (Hà Tây) nhiệt độ 34°c.
Nước khoáng Tiền Hải - xây dựng nhà máy nước khoáng đóng chai.

60
Nước khoáng Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tình Ninh Bình)
nhiệt độ 53"c, chứa NaCl, KC1, CaCl , MgO, chữa bệnh khớp, viêm dây thần
2

kinh, dạ dày, kích thích hoạt động của gan, mật.


Nước khoáng Kỳ Phú (Lãng Thường Sung - vưòn quốc gia Cúc Phương),
nhiệt độ 35°c, nước phun ra trên bề mặt đất, chứa Bicacbonat Manhê, công
dụng cho các bệnh tiêu hóa, các bệnh phụ khoa, nhiễm thủy ngân.
Nước khoáng Quang Hanh (Cẩm Phả - Quảng Ninh) nhiệt độ 45"c, thành
phần Br, ì, Bo. Công dụng chống mất nước cho cơ thể, đau dạ dày, táo bón, gan.
Nước khoáng Kim Bôi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) nhiệt độ 37"c,
thành phần chứa Si0 , công dụng với các bệnh thấp khớp, dạ dày và đại tràng.
2

Nước khoáng Mỹ Lâm (xã Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang),
nhiệt độ 34"c. Thành phần chính: Si - công dụng lổm nhất là điều hòa chức
năng tiêu hóa, xương cơ, các bệnh thấp khớp, viêm đại tràng, cột sống.
b. Vê mặt lịch sử - văn hoa
- Vùng này chứa đựng toàn bộ bẻ dày của lịch ử Việt Nam. Những di chí
khảo cổ hc minh chứng cho nền văn hoa Đông Sơn, Hoa Bình nổi tiếng từ thời
tiền sử là những di tích lịch sử còn được bảo tồn, rất có giá trị về mặt khoa hc
và giáo dục ưuyền thống cũng như về du lịch. Những lễ hội truyền thống như
hội Đền Hùng (Phú Th), hội Lim (Bắc Ninh), hội Gióng (Hà Nội), hội Chùa
Hương (Hà Tây)... đậm đà màu sắc dân tộc.

H3.4. Lễ hội Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

61
- Vùng này là quê hương của những làn điệu chèo, khúc ca quan h. câu
hát văn, câu hò ví dặm của nghệ thuật tuồng, rối nước, âm nhạc cổng chiêng và
các điệu múa cổ truyền cùa các dân tộc anh em. Nơi đây cũng có cả một kho
tàng kiến trúc mỹ thuật độc đáo như chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Keo
(Thai Bình), tháp cổ Lễ (Nam Định), chùa Một Cột (Hà Nội).

H3.5. Chùa Một Cột - TP. Hà Nội


- Vùng này tập trung hầu hết những viện bảo tàng lớn và có giá trị nhất của
Việt Nam như các Viện bảo tàng Lịch sử, Viện bảo tàng Dân tộc hc, Viện bảo
tàng Cách mạng, Viện bảo tàng Mỹ thuật, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện
bảo tàng Quân đội, Viện bảo tàng các Dân tộc miền núi (ở Thái Nguyên) tạo
điểu kiện thuận len cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.

tu.6. Điểm du lịch Bảo tàng Lịch sử- TP. Hà Nội

62
- Các di tích lịch sử văn hoa - lịch sử thường gắn liền và rất hài hòa với
cảnh đẹp thiên nhiên, càng làm tăng thêm giá trị của nhiều điểm du lịch như
Hạ Long, Hương Sơn, Hoa Lư, Lạng Sơn.

H3 9- Điểm du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình

63
TỔNG SỐ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬVẢN HÓA
ĐƯỢC XẾP HẠNG QUỐC GIA Ở VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ
(tính đến năm 2001)

STT Địa danh SỐ di tích STT Địa danh Sô di tích


xếp hạng xếp hạng
1 Hà Nội 393 15 Hài Phòng 89
2 Hà Tây 355 16 Nghệ An 103
3 Bắc Ninh 143 17 Hà Tĩnh 53
4 Bắc Giang 81 18 Lạng Sơn 29
5 Hải Dương 103 19 Quảng Ninh 28
6 Hưng Yên 98 20 Thái Nguyên 26
7 Vĩnh Phúc 79 21 Bắc Cạn 10
8 Phú Th 57 22 Cao Bằng 23
9 Nam Định 57 23 Tuyên Quang 19
10 Hà Nam 54 24 Hà Giang 7
li Thái Bình 91 25 Sơn La 8
12 Thanh Hóa 74 26 Lao Cai 7
13 Ninh Bình 70 27 Lai Châu 5
14 Hòa Bình 22 28 Yên Bái 5
Tổng số 2.083
Nguồn: Cục Bảo tồn Bảo tàng (Bộ Văn hóa - Thông tin)

64
MỘT SỐ LỄ HỘI QUAN TRỌNG (THEO ÂM LỊCH )
TT Tên lẻ hội Thời gian Địa điểm Nội dung
1 Tết Nguyên Tháng Giêng từ Chung cả Lể hội lớn nhất cùa người Việt.
Đán 1-5 nước Đây là ngày lẻ hướng về cội
nguồn, gia đình đoàn tụ, tường
nhớ tổ tiên, mừng năm mới an
khang thịnh vượng.
2 Hội Đống Đa Tháng Giêng Hà Nội Kỳ niệm chiến thắng quân
Thanh. Có các trò vui.
3 Hội Chắp Mồng 4 tết Bắc Ninh Hội làng, kéo co, hát quan h.
4 Hội Cổ Loa Mồng 6 tết Đông Anh, Có ước lễ, kỷ niệm Thục Phán
Hà Nội lẽn ngôi.
5 Hội Dâu Tháng Giêng Thuận Có lẻ tắm tượng Phật, thi bánh
Thành, Bắc dầy, rước kiệu.
Ninh
6 Hội đền Tháng Giêng Nam Đàn, Rước kiệu theo nghi lễ triều
vua Mai Nghệ An đình, có nhiều sinh hoạt vãn
hóa truyền thống.
7 Hội đền Cửa 3/2 Cát Hải,
Ông Quàng Ninh
8 Hội đền Hùng 10/3 Phong Lễ giỗ tổ Vua Hùng, có rước
Châu"Phú truyền thống, hát xoan.
Th
9 Hại chùa Buông Tháng 2-3 Mỹ Đức, Có lễ mở cửa rừng, viếng cảnh
Ha Tây chùa, thăm thắng cảnh.
10 Hội Than Từ 10/3 đến 5/4 Gia Lương Rước thần Cao Lỗ, có đua
Nơi có hội thuyền trên sông Lục Đầu.
nghị Bình
lĩían
l i Hội Hoa ban Vào mùa hoa Sơn La, Lai Có các trò vui, hát giao duyên
ban nở Châu trên thuyền.
12 Hội Thanh Tháng ba Vùng đổng Du xuân, viếng mộ.
minh bằng Bắc
Bộ

65
13 Hội Phủ Giấy Từ 1 - 10/3 Vụ Bản, Giỗ Thánh Mâu Liều Hạnh, có
Nam Định rước kiệu, xếp chữ và nhiêu trò
vui khác.
14 Hội đền 15/3 Phổ Kỳ Thờ Tả dô đốc Hán quận công
Tả Phù Lừa, Lạng Thân Công Tài, người khai mở
Sơn phố và chợ Kỳ Lừa vào thế kỷ
17. Có ữò thi cướp đẩu pháo.
15 Hội chùa Từ 5-7/3 Quốc Oai, Tưởng nhớ Pháp sư Từ Đạo
Tháy Hà Tây Hạnh, tổ sư múa rối nước.
Hành hương dăng lễ.
16 Hội Trường TỪ9-11/3 Hoa Lư, Diễn lại tích cờ lau táp trận,
Yên Ninh Bình ruốc kiệu. Thi thổi cơm bằng
cây lau tươi.
17 Hội Gióng 12/4 Gia Lâm, Diễn lại tích Thánh Gióng, lể
Hà Nội rước cơm, cà diễn lại trận
đánh.
18 Hôi thả chim Đẩu mùa hạ Hội Dâu Thi các đàn chim bổ câu tiếp
bồ câu đội hình lúc thả.
19 Tết Trung thu 15/8 Chung các Lẻ rước đèn, các trò vui.
nơi
20 Hội Kiếp Bạc Từ 15 đến 20/8 Chí Linh, Giỗ Hưng Đạo Vương, có lể
Hải Dương dang hương, thi bơi chải.
21 Hội chùa Keo Từ 13-15/9 Vũ Thu, Rước nhang án, long đình và
Thái Bình thuyền rồng, thi bơi chài.
22 Hội lễ 25/12 Dương
Giáng sinh lịch

66
CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TựNHIÊN ĐIỂN HÌNH
CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ

Tài nguyên du lịch Thángcành Bai biển Rừng (+) Nutìc khoáng Hồ
SỐ
ÍT Các điểm du lịch Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả
trị nâng tri nang trị nang trị năng trị nang
1 Hạ Long t t
2 Hương Sơn t T
3 SaPa T -*
4 Hoa Lư -> t
5 Tam Đào —> —> - - -» —> - - - -
6 Lạng Sơn -> —>
7 á t Bà t t T T t - - -
8 Trà Cổ - - t ị
9 Đổ Sơn - - t t
10 Sẩm Sơn - - t T
li Cửa Lò - - —> -»
12 Cúc Phương - - - - ĩ T - - - -
13 Ba Vì - - - - ĩ ĩ - - - -
14 Kim Bôi T -> -
15 Quang Hanh -» —> - -
lố Tiền Hải i —> - -
17 Ba Bể t -* - - t -> - - T —»
18 Hổ Tây T T
19 Hổ Hòa Bình —» ->
20 Hổ Núi Cóc ->
21 Hổ Đại Lải —» ->
22 Hổ Suối Hai HI ->
Giá trị thu hút khách du lịch: t cao -» vừa ị thấp
Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận Im ị không thuận lợi

67
CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂÍÍ VÀN ĐIỂN HÌNH
CỦA VÙNG DU LỊCH BÁC BỘ

Tên tài nguyên Van hóa -


Lịch sử Kiến trúc Bảo tàng
Số du lịch Van nghệ
TT Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khi
Các điểm du lịch
trị nang trị nâng trị năng trị nâng
1 PắcBó T ị - - - - -
2 Điện Biên t - t - - - - —> -»
3 Đèn Hùng T ĩ ĩ t - - - -
4 Kim Liên t í - - - - - -
5 Tân Trào -> -> - - - - - -
6 Chi Lảng —> ị - - - - - -
7 Cổ Loa -> ĩ - - - - - -
8 Vân Miếu - - T t - - - -
9 Côn Sơn -> —> —> -> - - - -
10 Phát Diệm - - - - t t - -
li Hội Chùa Hương - - T ĩ t t - -
12 Hội Gióng - - —> —> - - - -
13 Hội Lún - - —> —> - - - -
14 Chùa Tây Phương - - - - T t - -
15 Chùa Keo - - - - t —> - -
16 Chùa Đậu - - • - -> - -
17 Chùa Cổ Lể - - • - —> —> - -
18 Chùa Một Cột - - - —> í - -
19 Bào tàng Lịch sử - - - - - - T ĩ
20 Bảo tàng Cách mạng - - • - - - ĩ ĩ,
21 Bào tàng Mỹ thuật - - - - - - T t
22 Bảo tàng Hồ Chí Minh - - - - - - T ĩ
23 Bảo tàng Dãn tộc - - - - - - t í

Giá trị thu hút khách du lịch: í cao -> vừa ị thấp
Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận lợi ị không thuận lợi

68
2.2. Kinh tè - xã hội
- Vùng du lịch Bắc Bộ có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, hiện
đang tiếp cận với những thành tựu kinh tế, khoa hc - kĩ thuật tiên tiến trên
thế giới, từng bước đi lên xây dựng nền kinh tế mới có cơ cấu hợp lý và nhiều
thành phần nhằm đạt được hiệu quả cao để không ngừng cải thiện và nâng
cao mức sống của nhân dân. Những nông sản nhiệt đới tiêu biểu, có chất
lượng ít nhiều cũng tác động đến hoạt động du lịch như gạo tám thơm, nếp
cái, các loại hoa quả thơm ngon nổi tiếng như đào Sa Pa, cam Bắc Hà, bưởi
Đoan Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên,.vải Thanh Hà, Lục Ngạn, chè Thái
Nguyên cùng các loại thực phẩm tươi sống, mùa nào thức ấy đù điều kiện
phục vụ khách du lịch.
- Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm
các mặt hàng truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, chạm
khắc, đúc đổng mỹ nghệ vàng bạc, chế biến các sản phẩm từ cói... với trình
độ thẩm mĩ cao, hoàn toàn có thể thoa mãn nhu cầu của các loại khách du
lịch và xuất khẩu.
Vùng này nổi tiếng từ bao đời là nơi "đất lành chim đậu" nhân dân cần cù
lao động, thông minh, sáng tạo và giàu lòng mến khách, tạo những điều kiện xã
hội rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
a. Cơ.sỏ hạ tầng du lịch: So với các vùng khác trên đất nước, vùng du lịch
Bắc Bộ có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối phát triển.
- Hệ thống đường giao thông tương đối tốt, ngày càng hoàn thiện và đã
được nâng cấp với các trục đường chính từ Hà Nội toa đi khắp nơi trong vùng.
Từ Hà Nội lên các tỉnh miền núi phía Bắc có các quốc lộ Ì, 2 và 3; lên Tây
Bắc có quốc lộ 6; ra biển có quốc lộ 5, 18, 10; tới các tỉnh phía Nam có quốc
lộ Ì và mới đây là đường Hồ Chí Minh; nội vùng biên với Lào có đường quốc
lộ 7, 8
Các trục đường sắt chính cũng hầu như chạy song song với các trục đường
ô tô, bảo đảm khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn, có thể đi tới
các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế bằng các phương tiện giao
thông khác nhau. Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiên liên vận

69
đường sắt, đường ô tô, đường thủy và đường hàng không khép kín, đảm báo
cho khách đi, về không cùng một tuyến đường.
- Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều cửa khẩu quan trng để đưa đón khách du
lịch nưốc ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được nâng cấp đạt tiêu
chuẩn quốc tế và sẩn sàng vận chuyển hàng chục triệu khách/nãm. Cảng Hải
Phòng và mới đây là cảng Cái Lân sẵn sàng đưa đón hàng triệu khách du lịch
đường biển (một loại hình sẽ phát triển trong nay mai). Cửa khẩu Hữu Nghị,
Lào Cai, Móng Cái nằm trên các tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt
lẫn đường ô tô nối liền giữa Việt Nam và lục địa Trung Hoa rộng lớn. Cửa khẩn
Nậm Căn, Cầu Treo nối liền Việt Nam, Lào và các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
Tuy vậy, việc đi lại các điểm du lịch xa như Trà cổ, Ba Bể, Sa Pa, Điện
Biên, Pắc Bó hiện nay vẫn còn khá vất vả vì chất lượng đường sá chưa thật [ỐI.
Việc đẩu tư xây dựng và cải tạo hệ thống đường sá nhằm tạo điều kiện thuận
lợi và rút ngắn thời gian đi lại trên đường cho khách du lịch đặc biệt quan trng
và thiết thực để phát triển du lịch vùng này.
- Hệ thống điện năng:
Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất ở Việt Nam cả về nhiệt
điện (Phả Lại) cũng như thúy điện (Hoa Bình). Những năm gần đây, sàn lượng
diện tăng lên không ngừng, khả năng cung cấp điện tốt hơn, cùng với việc phát
triển mạng lưới điện rộng khắp, đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vụ cho
các ngành và các địa phương trong vùng, trong đó có hoạt động du lịch.
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiêu tiến bộ đáng kể. Ở đây đã xây
dựng được các trạm viễn thông và lắp đạt những phương tiện thông tin hiện đại.
Do đó, về cơ bản đã bảo đảm được việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế
một cách thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng ngày càng tốt hơn mi yêu cầu cùa
hoạt động du lịch.
- Nước:
Vùng này có điều kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du
lịch, trên cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặi

70
và nước ngầm. Nếu kết hợp đồng bộ việc sử dụng nguồn điện và các trang thiết
bị khoan, bơm, lc, dẫn nước thì có thể bảo đảm nguồn nước một cách chủ
động và không mấy tốn kém nhưở nhiều khu vực khác.
b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật du lịch: Trên cơ sở kế thừa các điều kiện vật
chất - kỹ thuật phục vụ du lịch đã được xây dựng từ những năm trước đây, vùng
du lịch Bắc Bộ còn cần phải tiếp tục cải tạo, xây dựng và từng bước hoàn thành
các điều kiện này thì mới có thè đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
khách du lịch.
Gần đây, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã được
nâng cấp và xây dựng mới nhiều khách sạn. Cũng cần phải cân nhắc, tính toán
cụ thể để giải "bài toán" vừa thiếu, vừa thừa chỗ ăn, ở cho khách du lịch một
cách hợp lý. Tránh xây dựng khách sạn một cách tràn lan, không đúng chỗ,
không đạt hiệu quả kinh tế, vì hệ số sử dụng quá thấp, chưa kể đến việc làm
ảnh hưởng xấu tới cảnh quan du lịch vốn rất đẹp của vùng.
CÁC KHÁCH SẠN ĐUỢC XẾP HẠNG TỪ3 ĐẾN 5 SAO
TRONGVÙNG DU LỊCH BẮC BỘ

Phân theo hạng sao


Vùng tỉnh, thành phố
3 4 5
Vùng du lịch Bắc Bộ 33 8 8
- Hà Nội 22 4 7
- Hải Phòng 4 1 -
- Quảng Ninh 7 3 1
(Tính đến 121912003)
- Về phục vụ ăn uống, ở đây có những điều kiện rất thuận lợi. Với nguồn
lương thực, thực phẩm dồi dào và đa dạng, đội ngũ nhân viên có tay nghề phục
vụ các món ăn, đồ uống ngon lành, đặc sắc như cơm tám giò chả, bún ốc, phò
Bắc, nem chua, chả cá, rượu Làng Vân, cốm Vòng, bánh đậu xanh Hải
Dương... được khách du lịch ưa chuộng.
- Về vui chơi, giải trí vùng này có nhiều trò, nhiều nơi được khách du lịch
quan tâm. Đó là các trò thả chim, chi gà, chi trâu, đi chợ hoa ngày Tết hoặc

71
tham dự các ngày lễ hội, xem rối nước, bơi chải, đấu vật, đánh đu, ném còn.
Câu cá, đi săn cũng là thú tiêu khiển được nhiều người ưa thích. Ở một số điểm
du lịch đã xây dựng được chỗ chơi thể thao, bể bơi, tổ chức vũ hội, biểu diễn
nghệ thuật, trình bày trang phục dân tộc và mốt thòi trang thu hút đông dào
khách du lịch.
Tuy nhiên việc thiếu các cơ sở vật chất cho vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc
gia hoặc vùng là một trong những tồn tại cần sớm được khắc phục để nhanh
chóng đáp ứng yêu cầu của nhân dân nói chung và khách du lịch nói riêng.
3. Các sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du
lịch chủ yếu
3.1. Sản phẩm du lịch đác trưng của vùng du lịch Bắc Bộ: là du lịch vãn
hoa kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng. Trong vùng có thể
khai thác một số sản phẩm du lịch cụ thể sau:
- Tham quan - nghiên cứu nền văn hoa Việt Nam:
+ Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước cùa dân tộc Việt Nam.
+ Các đi sản văn hoa, nghệ thuật truyền thống cuội nguồn của cộng đồng
người Việt và nhiều dân tộc khác.
+ Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa dân
tộc.
+ Các làng nghề truyền thống.
- Tham quan nghỉ dưỡng:
+ Vùng biển và hải đảo thuộc tỉnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng
vào danh mục di sản thiên nhiên của nhân loại.
+ Vùng các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi.
+ Vùng núi đá, hang động karsto.
+ Vùng núi cao và rừng nguyên sinh.
- Tham quan khu vực thủ đô Hà Nội:
+ Thành phố cổ, lịch sử, còn nhiều di sản vãn hoa, nghệ thuật, kiến trúc cổ
đặc biệt là khu phố cổ.
+ Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoa, khoa hc, kinh tế, giao tiếp cùa cả
nước...

72
+ Thành phố nằm tại đầu mối giao thông vào loại lớn nhất của cả nước, nơi
giao thoa của hai nền văn hóa lớn phương Đông (Phật giáo từ Ấn Độ và Nho
giáo từ Trung Quốc).
+ Thành phố "xanh", thành phố cảnh quan nổi tiếng, thành phố của hệ sinh
thái hồ, sông.
3.2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Các địa bàn tập trung đi tích văn hoa - lịch sử:
+ Các di tích văn hoa - nghệ thuật, lễ hội truyền thống chủ yếu ỏ Hà Nội và
các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Th, trung
tâm của nén văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn.
+ Các địa bàn có nhiều ảnh hưởng của nền văn hơá các dân tộc như Tày,
Nùng (Cao Bằng, Lạng Sơn), Mông (Hà Giang, Lào Cai), Thái (Lai Châu, Sơn
La, Điện Biên), Mường (Hòa Bình)"
+ Các di tích giữ nước, dựng nưốc gồm:
Cụm Việt Trì: Đền Hùng - Phong Châu - Mê Linh.
Cụm Ninh Bình: Hoa Lư - Tam Điệp.
Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Vân Đồn - Yên Tử - Côn Sơn - sông Bạch
Đằng.
Cụm Lạng Sơn - Cao Bằng: Chi Lăng - Pắc Bó - đường số 4 - Đông Khê.
Cụm Tuyên Quang - Thái Nguyên: Các an toàn khu Sơn Dương, Tân Trào,
Chiêm Hóa - Bắc Sơn.
- Các địa bàn cảnh quan nghỉ dưỡng - giải trí:
+ Hệ thống cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển:
Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Hạ Long - Bái Tử Long - Đổ Sơn, Cát Bà -
Mũi Ngc - Trà cổ.
Cụm điểm Thanh Hóa: Sầm Sơn - Hàm Rồng.
Cụm Nghệ An - Hà Tĩnh: Cửa Lò - Thiên Cầm.
+ Hệ thống cảnh quan vùng hồ, chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ: Hòa
Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đại Lải, Xạ Hương (Vĩnh Phúc), Cấm Sơn (Bắc
Giang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Yên Lập (Quảng Ninh), hồ tự nhiên Ba Bể
(Bắc Cạn), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nội).

73
+ Hệ thống cảnh quan vùng núi có các khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Bắc Hà (Lào
Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), các cao nguyên Nguyên
Bình, Mộc Châu
- Các khu vực núi cao: Phanxipăng - Yên Tử.
- Các khu vực hang động karstơ:
Cụm Hà Giang, Cao Bằng (huyện Trùng Khánh - Bảo Lạc).
Cụm Lạng Sem (Nhất, Nhị, Tam Thanh).
Cụm Quảng Ninh (Hoành Bồ - Hòn Gai).
Cụm Sơn La - Điện Biên - Lai Châu (dc sông Đà).
Cụm Hòa Bình - Hà Tây (Mỹ Đức, Lương Sơn, Hòa Bình...).
Cụm Ninh Bình - Thanh Hóa (Hoa Lư, Bích Động, Đổng Giao, Bỉm Sơn,
Thanh Hóa).
Cụm Hạ Long (hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Đầu Gỗ...).
- Các hải đảo:
+ Các hải đảo có bãi tắm tốt, có người ở: cỏ Tô, Quan Lạn, Ngc Vừng,
Tuần Châu (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng).
+ Các hải đảo có cảnh quan nổi tiếng: Bạch Long Vỹ, Minh Châu (tên cũ
của đảo Lợn Rừng), đảo Khỉ, hòn Dấu, hòn Mê.
- Các đô thị đặc biệt:
+ Đô thị đặc biệt thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông lớn, trung tâm thông
tin viễn thông hiện đại, trung tâm giao tiếp, trung tâm đào tạo khoa hc - kỹ
thuật của cả nước, trung tâm của nền văn hóa - nghệ thuật truyền thống. Các
khu vực có giá trị đối với việc tham quan du lịch là các di tích khu thành phố
cũ (36 phố phường) và thành cổ, khu thành phố xây dựng thời Pháp thuộc.
+ Hệ thống trung tâm cũ (Hoàn Kiếm) và mới (Ba Đình).
+ Khu cảnh quan du lịch - nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao dưới nước Hổ
Tây sẽ xây dựng các khách sạn quốc tế lớn 3 - 5 sao, khu thể dục, thể thao
quốc tế, công viên vãn hóa - nghỉ ngơi, trung tâm các làng nghề truyền thống
và các làng du lịch quốc tế mới.
+ Sân bay quốc tế chính: Nội Bài, sân bay phụ: Miếu Môn.

74
P H Ầ N THỰC H À N H

ì. CÁC ĐIỂM DU LỊCH TRONG VÙNG CÓ Ý NGHĨA QUỐC GIA VÀ


QUỐC TẾ
1. Tiểu vùng du lịch trung tâm
Các điếm đu lịch thuộc trung tâm du lịch Hà Nội: Quần thể các di tích,
viện bảo tàng quốc gia trong nội thành Hà Nội.
1 Văn Miếu Quận Đống Đa Đánh dấu sự phát triển cùa giáo dục
2 Hổ Hoàn Kiếm Quận Hoàn Kiếm Tháng cảnh, di tích lịch sử
3 Đền Quan Thánh Quận Ba Đình Lịch sử, kiến trúc thế kỳ 18
4 Đền Hai Bà Trưng Quân Hai Bà Trung Thờ Hai Bà Trưng
5 Đền Ngc Sơn Quận Hoàn Kiếm Thắng cảnh
6 Chùa Một Cột Quận Ba Đình Kiến trúc thế kỷ 11
7 Chùa Trấn Quốc Quận Ba Đình Lịch sử kiến trúc thế kỷ 18 -19
8 Chùa Bộc Quận Đống Đa Di tích lịch sử
9 Viện bảo tàng Lịch sử Quận Hoàn Kiếm Bảo tàng lịch sử Việt Nam
10 Viện bảo tàng Cách mạng Quân Hoàn Kiếm Bảo tàng cách mạng Việt Nam
li Viện bảo tàng Mỹ thuật Quân Ba Đình Bảo tàng Mỹ thuật
12 Viện bảo tàng Quân đội Quận Ba Đình Bảo tàng quăn dổi
13 Viện bảo tàng Hổ Chí Minh Quận Ba Đình Bảo tàng về Chủ tịch Hổ Chí Minh
14 Ung Chủ tịch HỒ Chí Minh Quận Ba Đình Viếng Chù tịch Hồ Chí Minh
- Điểm du lịch Hồ Tây - quận Tây Hồ thành phố Hà Nội diện tích 538 ha,
chu vi 17km.
- Điểm du lịch Ba Vì - Suối Hai huyện Ba Vì, cách nội thành Hà Nội 60km
về phía tây.
- Điểm du lịch hồ Đại Lải, thuộc xã Ngc Thanh và Cao Minh, huyện Mê
Linh, Vĩnh Phúc, diện tích 525ha, dung tích 30, Ì triệu m nước. 1

- Điểm du lịch Đền Hùng nằm trên núi Hùng hay còn gi là cổ Tích hoặc
Hy Cương huyện Phong Châu - Phú Th.
- Điểm du lịch Chùa Hương, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

76
- Điểm du lịch Hoa Lư và Tam Cốc - Bích Động.
- Điểm du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương.
- Thị xã Hòa Bình (nhà máy thủy điện và lòng hồ Hòa Bình)
- Điểm du lịch Tam Đảo.
- Điểm du lịch Sầm Sem.
- Điểm du lịch Bến Én huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoa.
2. Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc
- Điểm du lịch Hạ Long.
- Điểm du lịch Cát Bà.
- Điểm du lịch Trà cổ huyện Hải Ninh.
3. Tiểu vùng du lịch núi Đông Bắc
- Điểm du lịch Pắc Bó xã Trung Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
- Điểm du lịch Lạng Sem.
- Điểm du lịch hồ và vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn.
4. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc
- Điểm du lịch Sa Pa (thị trấn Sa Pa).
- Điểm du lịch Điện Biên Phủ - thành phố Điện Biên tình Điện Biên.
5. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ
- Thành phố Vinh.
- Điểm du lịch Nam Đàn - Kim Liên.
- Điểm du lịch Nghi Lộc.
- Điểm du lịch Thiên Cầm - Hà Tĩnh.
- Điểm đu»lịch Cửa Lò.

l i . MỘT VÀI KHU Vực DU LỊCH TIÊU BIỂU NHẤT


1. Điểm du lịch vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng ỏ vùng biển đông bắc Việt
Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía đông. Hạ Long là
một vịnh kín trong một vùng biển rộng, có diện tích khoảng 1500km , có một
2

77
đường bờ biển khúc khuỷu với bãi tắm là Bãi Cháyở ngay trung tâm và cà một
thế giới hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là các đảo đá vôi quần tụ rất tự
nhiên. Thế giới trong vịnh Hạ Long thật muôn hình, muôn vẻ. Nhiều đảo được
gi theo vật mà nó giống về hình dạng làm cho trí tường tượng của khách du
lịch càng thêm phong phú như hòn Con Cóc, hòn Con Voi, hòn Gà Chi, hòn
Mái Mơ. Nhiều hang động đẹp, có tên gắn liền với các truyền thuyết như hang
Đầu Gỗ (hang Dấu Gỗ), hang Trinh Nữ... Hạ Long có mặt nước luôn phăng
lặng, ít khi có sóng lớn. Nước biển trong xanh màu ngc bích. Khí hậu ấm áp,
mát mẻ, trong lành. Hạ Long có nhiều đặc sản quý như các loại cá ngon, tôm
he, hải sâm, bào ngư, sá sùng. Trẽn các đảo còn có nhiều chim thú, nhiều nhất
là gà ri, chim xanh, sơn dương, khỉ, kỳ đà. Nhiều đảo khai thác được ngc trai,
san hô.
Hạ Long có sức hấp dẫn kỳ diệu với khách du lịch, bởi nó vừa hùng vĩ, vừa
duyên dáng - thơ mộng. Cảnh sắc Hạ Long không bao giờ đơn điệu, luôn mới
ở các góc độ quan sát và thay đổi theo thời gian. Khách du lịch đến thăm Hạ
Long vào bất kỳ mùa nào trong năm cũng đều tìm thấy vè đẹp riêng đầy quyến
rũ đến mê hổn của nó.
Vịnh Hạ Long thu hút đông đảo khách du lịch. Tuy nhiên, một trong những
vấn đề quan tâm hàng đầu là sự ô nhiễm môi trường biển.
2. Điểm du lịch Tam Đảo
Điểm du lịch Tam Đảo nằm ở độ cao 879m, có phong cảnh núi non hùng
vĩ, có khả năng bao quát cả một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Từ rất
xa xưa người ta đã dễ dàng nhận ra dãy núi Tam Đảo với ba đỉnh cao là Thiên
Thi, Thạch Bàn và Phù Nghĩa - giống như ba hòn đảo bồng bềnh giữa biển
mây.
Tam Đảo là một vùng núi có khí hậu mát mè quanh năm, nhiệt độ trung
bình hàng năm là 18"c. Vào những tháng hè oi bức, từ tháng 5 đến tháng 9,
trong khi Hà Nội và các vùng đồng bằng có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ
27"c - 29"c thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát rất lý tưởng đối với cả vùng.
Do địa hình chắn gió, Tam Đảo là một trong các trung tâm mưa lớnở miền
Bắc Việt Nam, với lượng mưa trung bình hàng năm là 2630mm. Cũng vì vậy
mà cây rừng ở đây luôn xanh tốt, sông suối có nguồn cung cấp nước dổi dào và
có khả năng dự trữ nước tưới cho các vùng lân cận.

78
H3.10. Điếm du lịch Tam Đảo - Vĩnh Phúc
ở Tam Đảo cũng đã xây dựng khu rừng cấm quốc gia với diện tích khoảng
19.000ha. Tài nguyên rừng ỏ đây rất phong phú và đa dạng, với trên 620 loài
cây thân gỗ và thân thảo trong đó tới 40% là loại dẻ sồi. Đặc biệt, ở đây có cây
pơmu là cây gỗ quý rất hiếm, điển hình cho rừng á nhiệt đới trên núi.
Tam Đảo là nơi nghỉ mát trong mùa hạ, nơi nghỉ mát cuối tuần của thủ đô
Hà Nội và các khu vực xung quanh, hoàn toàn có đủ điều kiện để triển khai
loại hình du lịch núi.
3. Điểm du lịch Chùa Hương
Chùa Hương là một thắng cảnh nổi tiếng vào bậc nhất nước ta, cách thủ đô
Hà Nội 60km về phía Nam. Đây là khu vực rộng lớn gồm các núi, rừng hang
động, sông suối nằm trên địa bàn xã Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Tây.
Chùa Hương là một quần thể của những thắng cảnh và các di tích. Đó là
các dòng suối Yến và suối Tuyết - con đường chính dẫn khách du lịch đến
thăm các di tích, là các quả núi có hình dáng đẹp được gi tên theo hình các vật
quen thuộc như núi: Mâm Xôi, núi Con Gà, núi Voi, núi Lân, núi Quy, núi
Phượng... là các động của chùa Tiên, động Hương Tích, động Hình Bồng, động
Ngc Long (Tuyết Sơn), là các chùa Ngoài (chùa Chò), chùa Trong (chùa
Hương), chùa Hình Bổng, chùa Long Vân, chùa Bảo Đài,... là 5 pho tượng bằng
đá trắng ở chùa Tiên, tượng Phật bà Quan Âm bằng đá xanh, một kiệt tác của

79
nghệ thuật điêu khắc Phật giáo có từ thòi Tây Sơn hay tượng Cửu Long bằng
đồng được đúc cách đây hơn 200 năm. Trng điểm của thắng cảnh chùa Hương
là động Hương Tích chùa Hương. Ở đây còn ghi lại bút tích của Trịnh Sâm
(1767 - 1782) khắc vào vách đá 5 chữ "Nam Thiên Đệ Nhất Động".
Hội chùa Hương hàng năm chính thức diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch,
nhưng trong thực tế đã cuốn hút du khách náo nức dự hội từ rằm tháng giêng
đến rằm tháng ba. Số khách hành hương và du lịch vào khoảng 50 - 60 vạn
ngưòi/nãm.
4. Điểm du lịch Kim Liên - Nam Đàn
Nam Đàn có diện tích 295,2km vối số dân 17 vạn nguôi bao gồm các
2

điếm du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen - xã Kim Liên, quê nội và quê ngoại
Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan (xã Nam Giang), núi Thiên Nhẫn và thành Lục
Niên, gắn với cuộc khởi nghĩa Lê Lợi, mộ Nguyễn Thiệp (thuộc xã Nam Kim),
khu vực thị trấn Nam Đàn có nhà cụ Phan Bội Châu, đến Hồng Long (xã Hồng
Long) có dòng sông Lam chảy qua huyện.
Khu di tích Kim Liên làng Sen, quê nội của Chủ tịch Hổ Chí Minh, có ngôi
nhà lá 5 gian của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh sắc, có bảo tàng Kim Liên
ghi lại cuộc đời hoạt động của Người, có nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý,
thầy dạy của Chủ tịch thòi niên thiếu và giếng Cốc vái những kỷ niệm rất gắn
bó của Chủ tịch với bà con thôn làng. Ở làng Hoàng Trù, quê ngoại của Người
có ngôi nhà lá 3 gian, xây dựng từ năm 1883 - nơi Bác Hồ ra đời, ngôi nhà gỗ
5 gian của gia đình cụ Hoàng Xuân Đường và nhà thờ h Hoàng Xuân.

HI. CÁC TUYẾN DU LỊCH QUỐC GIA VÀ NỘI VÙNG (VÙNG DU


LỊCH BẮC B ộ )
1. Tuyến du lịch quốc gia
1.1. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Tuyến du lịch quan trng nhất của vùng theo quốc lộ 5, 18 và lo.
Các điểm tham quan chính:
- Các di tích Văn hóa - Lịch sửở Hà Nội - Hải Phòng.
- Đảo Cát Bà, Đồ Sơn.
- Thắng cảnh Hạ Long, Bái Tử Long.

80
1.2. Hà Nội - Lạng Sơn: Đay là một phần của tuyến du lịch quốc gia
xuyên Việt và quốc tế qua cửa khẩu Đổng Đăng và Hữu Nghị theo quốc lộ ÌA
và đường sắt.
Các điểm tham quan chính:
- Di tích Văn hóa - Lịch sử Hà Nội.
- Làng nghề - văn hóa Bắc Ninh - Bắc Giang.
- Di tích lịch sử, thắng cảnh Lạng Sem.
1.3. Hà Nội - Việt Trì - Phú Th - Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa: Theo
quốc lộ 2 và 70 (330km).
Các điểm tham quan chủ yếu:
- Di tích Lịch sử - Văn hóa Việt Trì - Phú Th.
- Thủy điện Thác Bà.
- Vùng văn hóa dân tộc Yên Bái.
- Tháng cảnh Bắc Hà, nghỉ dưỡng Sa Pa.
1.4. Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu: Theo quốc lộ
6, tuyến này có thể nối với tuyến 3 (474km).
Các điểm tham quan chủ yếu:
- Thủy điện và hổ Hòa Bình.
- Làng dân tộc Thái Mai Châu.
- Thắng cảnh Mộc Châu (Sem La).
- Di tích cách mạng - nhà tù Sơn La.
- Di tích chiến trường Điện Biên.
1.5. Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh
Đây là Ì phần trong tuyến đu lịch quốc gia quan trng nhất ở nước ta theo
quốc lộ ÌA và đường sắt (340km).
Các tuyến tham quan chù yếu:
- Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động.
- Cúc Phương.
- Sầm Sem - Vườn quốc. gia Bến Én.
- Cửa Lò và khu di tích Bác Hổ.

81
- Bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
2. Tuyến du lịch nội vùng
- Hà Nội - Ba Vì - Đồng Mô - Suối Hai (Hà Tây).
- Hà Nội - Chùa Hương (Hà Tây).
- Hà Nội - Nam Định (các di tích nhà Trần) - bãi tắm Hải Thịnh.
- Hạ Long - Hải Phòng - Nam Định - Thái Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa
(theo đường 10) với các di tích và danh thắng ven biển Bắc Bộ.
- Hà Nội - Ba Bể - Cao Bằng - Thác Bản Giốc.
- Hạ Long - Tuần Châu - Trà cổ.

li. VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ


1. Khái quát
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằmở vị trí trung gian của đất nước, bao gồm
6 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Thành phố Đà
Nang, Quảng Ngãi vối tổng diện tích 34.65 lkm chiếm 10,5% diện tích cà
2

nước, dân số gần 6 triệu người (theo 2003), chiếm 7,4% dân số Việt Nam, mật
độ dân số là 172ngưòi/km . Phía bắc giáp vối tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp vối
2

Bình Định và Kem Tùm, phía tây giáp với Lào, phía đông giáp với biển.
Nằm trên một mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dài lịch sử, có lẽ
không một vùng nào trên đất nước ta lại có nhiều nét tương phản sâu sắc và đạt
nhiều cực trị như vùng này, cả về tự nhiên lẳn kinh tế - xã hội, lịch sử.
Thời Trịnh - Nguyễn, sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến phân tranh
non một thế kỷ. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Bến Hải (Quảng Trị) là giới
tuyến quân sự tạm thời suốt 20 năm, là ranh giới phân chia hai miền Nam -
Bắc trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Tiếng súng đầu tiên ờ
Cửa Hàn (Đà Nang) mở màn cho thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
nước ta. Trận đ sức đầu tiên giữa quân giải phóng và bn xâm lược Mỹ diễn ra
ờ Núi Thành (Quảng Nam). Ngay từ thế kỷ x v m , Hội An đã là một thương
cảng sẩm uất trong mối quan hệ bang giao quốc tế.
1.1. Về thiên nhiên
Hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao
lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, giữa hai đem vị kiến tạo

82
lớn và là nơi gặp gỡ giữa hai luồng thực vật di cư từ Himalaya qua Vân Nam
lan xuống và từ Malaisia lên, đã tạo ra cho thiên nhiên vùng này một sắc thái
độc đáo muôn hình, muôn vẻ. Khoảng 4/5 diện tích tự nhiên của vùng là đổi
núi và cồn cát bị chia cắt mạnh thành những vùng nhỏ, hẹp, độ dốc lớn. Phía
tây là dãy Trường Sơn kéo dài như một bức tường thành với độ cao trung bình
600 - 800m. Đi trên quốc lộ nhìn về phía tây là dãy núi Trường Sơn kéo dài
như "giăng" một bức tường thành với độ cao trung bình 600m - 800m. Dãy núi
Trường Sơn không chỉ chạy song song với biển mà thỉnh thoảng lại đâm ra một
nhánh như Hoành Sơn, Bạch Mã tạo nên cảnh trí đẹp như huyền thoại với Đèo
Ngang "cỏ cây chen lá, đá chen hoa" và Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ
đệ nhất hùng quan". Nằmở mảnh đất có chiều ngang hẹp nhất nước, có nơi chi
có 60km, phía tây là dãy Trường Sơn chạy dc song song với biển nên đồng
bằng không thể phát triển theo chiều ngang, những cồn cát và đụn cát lấn sâu
vào đất liền, bờ biển nhiều đầm, phá.
1.2. Về khí hậu
Khí hậu của vùng này cũng rất phức tạp. Các dãy Hoàng Sơn, Bạch Mã
đâm ngang ra biển nên đã trở thành những ranh giới khí hậu thực sự và phức
tạp, tạo nên những nét khí hậu khác biệt giữa Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, giữa
Huế và Đà Nang, mặc dù khoảng cách không xa. Nghệ Tĩnh mang khí hậu
miền Bắc, Quảng Bình đã mang những nét khí hậu miền Nam. Huế có thời kỳ
mưa nhiều liên miên "trắng đất, trắng trên" nhưng Đà Nang thì chói chang ánh
nắng và hầu như không có gió mùa mùa đông. Vùng du lịch này cũng chịu ảnh
hưởng của nhiều thiên tai như lũ lụt, bão và gió Lào khô nóng. Do điều kiện
khí hậu, thời tiết khắc nghiệt ờ đây, buộc các nhà du lịch phải có sự nghiên cứu
thấu đáo để xác định thời gian du lịch tối ưu nhất cho khách và cho cả guồng
máy hoạt động của mình.
1.3. Về thực vật và động vật
Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa hình mà sông ngòi của vùng này
ngắn và dốc, lớp phủ thực vật rừng phong phú với nhiều loại gõ quý như gụ,
táu. Dưới độ cao 800m là loại rừng kín xanh, mưa mùa nhiệt đới. Thảm cỏ dại
dưới rừng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưói tán rừng là cả một thế giới động vật
còn được bảo tồn với nhiều loại quý hiếm. Biển ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ
có nhiều bãi cát phảng, đẹp vào loại nhất nước ta. Trong lòng biển là nguồn tài
nguyên hải sản phong phú, nguồn thực phẩm dồi dào. Cồn cỏ, quần đảo
Trường Sa, Cù Lao Chàm đã là những địa danh nổi tiếng.

83
1.4. Về kinh tế - xã hội và con người
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú. tiêu
biểu là cố đô Huế. Do trải qua nhiều thiên tai, vùng này luôn thiếu lương thực.
Bù vào đó là kinh tế biển, kinh tế rừng, du lịch có tiềm năng và triển vng to
lớn. Chiến lược kinh tế - xã hội cùng với nhiệt huyết của nhân dân trong vùng,
quyết tâm biến vùng đất nghèo khó, chịu nhiều đau khổ mất mát trong chiến
tranh trở thành một vùng trù phú của đất nước. Nay bộ mặt kinh tế - xã hội cùa
vùng đang thay đổi từng ngày với việc phát triển kinh tế biển, công nghiệp, du
lịch... góp phần biến tiềm năng du lịch trò thành hiện thực.
2. Tiềm năng du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch
- Nét đặc sắc đa dạng về các điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của mảnh đất chịu nhiều thừ thách qua biến cố lịch sử cùa dân tộc, đã tạo cho
vùng du lịch Bắc Trung Bộ tiềm năng du lịch phong phú, có giá trị thu hút
khách cao. Các loại hình từ tham quan, nghỉ mát, điều dưỡng, tắm biển, thể
thao đến nghiên cứu đều tập trung với mật độ tương đối cao dc theo quốc lộ
1A và phát triển thành cụm bán kính không đầy lOOkm xung quanh trung tâm
Huế - Đà Nang. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có những điểm du lịch không chi
mang ý nghĩa quốc gia mà còn là đối tượng tham quan, nghiên cứu của khách
du lịch quốc tế. Đó là động Phong Nha, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, Bảo tàng
Chàm, khu bảo tổn tự nhiên Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô...

H3.ll. Bảo tàng Chàm - TP. Đà Nang

84
CÁC VUỜN QUỐC GIA CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

Tên Thuộc Diên tích Năm


địa bàn Điểm đạc trưng
VQG (ha) thành lập
tình
Bạch Mã Thừa 22.031 1986 Rừng á nhiệt đới miền Trung. ĐV:
Thiên Huế trĩ sao, voc chà vá, vượn
Phong Nha Quảng 41.132 1998 Rừng: trên núi đá vôi, nghiến, mun,
- Kè Bàng Bình ĐV: linh trưởng, mang lớn
- Các nguồn nước khoáng chù yếu của Bắc Trung Bộ:
Nưóc khoáng Bang (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - cách TP. Đồng Hơi
60km về phía tây). Nguồn nước khoáng duy nhất ở Việt Nam có nhiệt độ nước
chảy trên mặt đất 105"c, lưu lượng 101/s. Thành phần chính: Si(H S0,) 88mg/l.
2

Công đụng chính: chống viêm nhiễm, bảo vệ da, chữa bệnh ngoài đa, viêm
thần kinh ta, viêm xương, thấp khớp.
Nước khoáng Trooc (huyên Bố Thạch tình Quảng Bình), nhiệt độ 43"c,
thành phần H SiO,. Công dụng: giống nước khoáng Bang.
2

Nước khoáng Nô Bồ (xã Ngư Hóa huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình),
nhiệt độ 66°c, thành phần: Bicacbonat, Na. Công dụng: chống viêm nhiễm,
dưỡng da, bệnh phụ khoa, thấp khớp mãn tính.
Nước khoáng Tân Lâm (Đông Hà - Quảng Trị), nhiệt độ 48°c, thành phần
H SiO, 78mg/l. Công dụng: ngâm, chữa một số bệnh về khớp.
2

Nước khoáng Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa - Quảng Trị), nhiệt độ 65 C, H

thành phần Bicabonat, Suníat Natri. Công dụng: giống nước khoáng Tân Lâm,
chống béo bệnhở nguôi thừa cân.
Nước khoáng Thanh Tân (xã Phong Sơn huyện Phong Điền - Thừa Thiên
Huế - cách TP Huế 32km về phía Tây Bắc), nhiệt độ 68"c, thành phần:
Bicacbonat, Canxi Natri. Công dụng: lợi tiểu, chống viêm, điều hòa chức năng
tiêu hóa và các bệnh về tiêu hóa.
Nước khoáng Mỹ An (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế), cách TP Huế
về phía đông 6km, nhiệt độ 52"c, có mùi trương thối, hơi mặn. Công dụng:
chống viêm nhiễm, phụ khoa, viêm xương.

85
Nước khoáng Hương Bình (huyện Hương Trà - Thừa Thiên Huế), nhiệt độ
69"c, thời triều vua Nguyễn sử dụng để tắm. Công dụng: lợi tiểu, các bệnh về gan
-mật.
Ngoài ra còn các nguồn nước khoáng Bàn Thạch (Quảng Nam), Mộ Đức,
Thạch Bích (Quảng Ngãi).
CÁC LỄ HỘI QUAN TRỌNG VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
(Tính theo lịch ám lịch)

TT Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Nội dung


1 Tết Nguyên Đán 1 - 4 tháng Cả nước Lẻ hội lớn nhất của cả cộng
Giêng đồng người Việt, đoàn tụ gia
đình, lễ tạ trời đất, tưởng nhớ
tổ tiên, tình làng nghĩa xóm.
2 Chợ Tết Gia Lạc 29-2 Tết TP.Huế Sáng lập bởi Nguyễn Phước
Bính - con thứ 4 cùa Gia
Long. Chợ phiên vui xuân, có
các trò vui, hát chòi, vè hò
giã gạo.
3 Lẻ cẩu Ngư 12 tháng Thành phố Trò bùa lưới và đua thuyền lẻ
Giêng Huế ông tổ nghề biển.
4 Hội làng Cảnh Trong dịp H. Quảng Tế lẻ Thành hoàng, có các trò
Dương Tết Nguyên Thạch - vui đặc biệt là thi thổi cơm,
Đán Quảng Bình thi bơi chải.
5 Hội làng Thượng Rầm tháng 3 Xã Thượng Thờ Thành hoàng Hổ Quí
Phước Triệu, Triệu Công tức quận công Hùng
Hải, Quảng Dũng, thời Trịnh Nguyễn. Có
Trị tổ chức đi thăm tập thể.
6 Lẻ điện Hòn Mồng 2/3 và Xã Hải Cát, Rước thánh mầu Thiên
Chén 1-15/7 Hương Trà - YANA (Ponagar) có hát thờ.
Huế lên đổng suốt đêm.
7 Hội Xuân Pa Cô Vào dịp mùa Gi là hội Ala Cúng trời (Giàng) có múa A
xuân chàng ờ vùng Riêu A Cha, lễ đâm trâu.
A Lưới, Huế

86
8 Hội làng Hà 14-16/4 Xã Bảo Linh Rước cá voi, hội cầu mùa
- Lệ Thủy - đánh cá, có múa bóng, hát hò
Quảng Bình khoan, chèo cạn, thi bơi chải.
9 Lẻ tế từ đường 15 tháng 7 Phường Phú Lễ tổ sư ngành tuồng.
Hiệp - Huế
(xóm tuồng
Thanh Bình)
10 Tết Trung thu 15 tháng 8 Chung Hội đèn lổng ờ Huế.
li Hội hát sắc bùa 16 tháng 12 Xã Phong Hội hát chui từng nhà và sau
Phò Trạch Bình - Phong có hát đối.
Điền - Huế
12 Hội thà diều 26/12 Huế
13 Lễ Tế Giao Dịp Tết Hoàng Thành Tế trời đất.
Huế
14 Lẻ Hổ Quyền Như trẽn Như trên Đấu các loài thú.

Về đại thể, có thể sơ bộ đánh giá về giá trị và khả năng thu hút khách của
các dạng tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn)ở một số điểm du lịch của
vùng Bắc Trung Bộ.

H3.Ì2. Động Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quàng Bình

87
CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tự NHIÊN ĐIỂN HÌNH
CỦA VỪNG DU LỊCH BÁC TRUNG BỘ
Tên tài nguyên du lịch Tháng cảnh Bãi biển Nước khoáng Rừng(+)
Số
TT Các điểm du lịch Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả
trị nang trị năng- trị năng trị năng
1 Phong Nha - Kẻ Bàng T t - - - - —» ->
2 Bạch Mã -> —> - - - - T —>
3 Lăng Cô - - t t - - - -
4 Đèo Hải Vân -> t - - - - - -
5 Bán đảo Sơn Trà í t - - - - -> -»
6 Bãi biển Đà Năng - - t t - - - -
7 Ngũ Hành Sơn T T - - - - - -
8 Cù lao Chàm - - —> -> - - t ->
9 Nước khoáng Mỹ An - - - - -> —> - -
10 Bãi biển Mỹ Khê - - t -> - - - -
li Bãi biển Sa Huỳnh - - -> -> - - - -
Ghi chú: (+) Rừng bao gồm cả Vườn quốc gia, rừng cấm, khu dự trữ tự
nhiên.
Giá trị thu hút khách du lịch: t cao —> vừa 4- thấp
Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -» thuận lợi i không thuận lợi

CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VÃN ĐIỂN HÌNH


CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
Tên tài nguyên du lịch Lịch sử Van hóa Kiến trúc Bảo tàng
Số
TT Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả
Các điểm du lịch
trị năng tri nang tri năng trị năng
ì Quảng Trị í —>
2 Huế T t T t t ĩ —> —>
3 Tháp Chàm Mỹ Sơn í -> - - í —> - -
4 Khu phố cổ Hội An T t - - t t —> ->
5 Di tích Sơn Mỹ í ->

88
6 12 điểm di tích trên đoạn í ị -> -> - -
đường Trường Sơn (Bình Trị
Thiên cũ)
7 Bảo tàng Chàm - - - - - - T T
Giá trị thu hút khách du lịch: t cao -> vừa i thấp
Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận lợi 4 không thuận lợi

SỐ LUÔNG VÀ MẬT ĐỘ DI TÍCH VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

Tên tỉnh Số di tích xếp hạng Tên tỉnh Số di tích xếp hạng
Quảng Bình 37 Đà Năng 9
Quảng Trị 18 Quảng Nam 14
Thừa Thiên - Huế 64 Quảng Ngãi 32
Tổng số 174
Nguồn: Cục Bảo tồn Bảo tàng (Bộ Văn hóa - Thông tin)
2.2. Kinh tế - xã hội
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa - nghệ thuật, kiến trúc... những tài nguyên
nhân văn khác cũng có giá trị thu hút khách nếu trong việc tổ chức du lịch biết
cách làm phong phú thêm nhận thức và hiểu biết cho khách về phong tục tập
quán, sinh hoạt của cư dân địa phương, về nhiều nghề thủ công truyền thống nổi
tiếngở vùng này như nghề thêu ren, dệt thảm len, tơ tằm (Quảng Nam, Đà Nang)
nghề chạm khắc đá ở núi Ngũ Hành (Thành phố Đà Nang)... Ngay như các bản
làng dân tộcở miền núi cũng là một tiềm năng đối vói việc phát triển du lịch.
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
a. Cơ sở hạ tầng:
- Nằm giữa tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc - Nam, trung tâm
du lịch Huế - Đà Nang tương đối cách đều Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
với khoảng cách từ 700 đến 900km. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có điều kiện
để phát triển mạng lưới giao thông vận tải với tất cả các hệ thống giao thông từ
đường ô tô, đường biển, đường sắt đến đường hàng không.
- Từ cảng biển quốc tế Đà Nang có thể dẻ dàng thông thương và đón khách
du lịch với các cảng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các cảng khác

89
dc theo bờ biển trong nước. Hàng hóa vận chuyển cho nước Cộng hòa dân chù
nhân dân Lào cũng đều thông qua cảng này.
- Từ ngày 1/4/1989 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, sân bay Đà
Nang đã trở thành sân bay quốc tế. Với hệ thống đường băng sẵn có, những
máy bay có trng tải lớn như Boeing 747 và A 380 có thể hạ cánh dễ dàng.
Như vậy, ngoài Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) thì sân
bay Đà Nang là cửa ngõ thứ ba của cả nưốc trực tiếp đón khách quốc tế và là
một điểm dừng thuận lợi trên đường bay của một số hãng hàng không quốc tế.
Sự kiện mở sân bay quốc tế Đà Nang là một bước ngoặt quan trng trong sự
nghiệp phát triển du lịch quốc tế, tạo điều kiện cho thành phố trờ thành một
trung tâm giao lưu quốc tế cùa miền Trung, mở ra triển vng phát triển tốt đẹp
cho nền kinh tế của khu vực. Ngoài sân bay quốc tế Đà Nắng và sân bay Phú
Bài (Huế) thì một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị, Quảng Ngãi, trong một
mức độ nhất định có thể hỗ trợ tích cực cho hoạt động du lịch.
- Hệ thống giao thông đường sắt và đường ô tô phát triển chủ yếu theo hướng
song song với bờ biển. Quốc lộ 1A trên lãnh thổ của vùng chạy từ Quảng Bình vào
đến Quảng Ngãi. Đưồng số 9 dài 89km từ Quảng Trị đến cửa khẩu Lao Bảo đế sang
Xavanakhet của Lào. Cửa khẩu Lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế
vào năm 1993, càng tạo thuận lợi cho việc đón khách theo đường bộ từ Thái Lan sang.
Đường giao thông đến các huyện lị trong vùng đang được chú ý nâng cấp.
Đường sắt xuyên Việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm
du lịch chủ yếu trong vùng tạo điều kiện thuận len cho việc phát triển du lịch.
- Hệ thống cung cấp điện, nước cho toàn vùng rất nhiều khó khăn. Sản lượng
tính theo đầu người thấp. Hiên nay đã có mạng lưới điện 500KV và việc đưa vào
sử dụng nhà máy điện Yaly sẽ dần cải thiện tình hình thiếu điện của vùng này.
- Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông vẫn còn ở ưình độ thấp,
ngoại trừ ở các thành phố lớn. Việc cấp, thoát nước ờ các đô thị và các điểm du
lịch quan trng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có hệ thống cơ sờ vật chất - kỹ thuật du lịch
thấp hơn cả. Các cơ sở lưu trú như khách sạn, phần lớn được cải tạo lại từ các
cao ốc được xây dựng cho mục đích khác, không phải cho đu lịch như khách
sạn Hương Giang ì, Khách sạn Phương Đông, Thái Bình Dương, Trường Sơn
Đông... trước kia là cư xá của lính Mỹ.

90
Trong những năm gần đây, một số khách sạn mới đã và đang được xây
dựng, tập trung chủ yếu ở Đà Năng, Huế. Năm 1998, ở Đà Nang đã khai trương
khách sạn Tre Xanh cao 11 tầng, một khách sạn hiện đại của thành phố.
CÁC KHÁCH SẠN ĐUỢC XẾP HẠNG TỪ3 ĐÈN 5 SAO
TRONG VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
Phân theo hạng sao
Vùng tỉnh thành phố
3 4 5
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 9 5 1
- Thừa Thiên Huế 2 4
- Đà Năng 7 1 1
Tính đến 12/9/2003
Các cơ sở vui chơi giải trí của vùng hầu như chưa có. Các cơ sở dịch vụ
khác để phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế.
3. Sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du lịch
chủ yếu
3.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ: là du
lịch tham quan các di tích vãn hóa - lịch sử kết hợp với du lịch biển, hang động
và du lịch quá cảnh.
Một số sản phẩm du lịch có thể được khai thác bao gồm:
- Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa truyền thống như di sản văn
hoa thời nhà Nguyễn, tập trungở Huế và di sản văn hóa Chàm ở Quảng Nam,
Đà Nang.
- Tham quan nghiên cứu các di tích thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
- Nghỉ dưỡng, giải tríở các cảnh quan ven biển, hổ và núi, hang động.
- Tham quan vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên.
- Các hình thức du lịch biển (ven biển, hải đảo).
3. 2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Các khu vực tập trung nhiều di sản văn hóa truyền thống :
+ Di sản văn hóa thòi Nguyễn tập trung ở Huế và các vùng phụ cận: Cấm
Thành, khu lãng tẩm, cảnh quan, tài nguyên nước khoáng xung quanh Huế và
các di tích dc sông Hương.

91
+ Di sản vãn hóa Chàm như Mỹ Sơn (cố đô Chàm), bảo tàng Chàm, đô thị
cổ Hội An (cảng Chàm cũ) và thành phố cổ ò Quảng Trị, Đồng Hói.
+ Di sản văn hoa các dân tộc ít người, ở các huyện vùng cao như A Sờ, A
Lưới, Hiên, Giằng, Hướng Hóa, khu công giáo La Vang (Hải Lăng, Quảng
Trị), Ngũ Hành Sơn (Đà Nang).
- Các khu cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí:
+ Cành quan nghỉ dưỡng ven biển: Các bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương,
Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nang), Cửa Tùng (Quảng Trị), bãi
Đá Nhẩy (Quảng Bình), Mỹ Khê (Quảng Ngãi).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng và giải trí vùng sông hồ: phá Tam Giang, đầm
Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế), hồ Phú Ninh, vịnh Nam Ô (Đà Nang), sông
Hương (Huế), sông Hàn (Đà Nang).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), núi Bà
Nà (Đà Nang), đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Lý Hòa, bán đảo Sơn Trà.
+ Cảnh quan núi đá, hang động: động Phong Nha (Quảng Bình) - động
nước đẹp nhất của Việt Nam.
- Khu vực tập trung các di tích thời kỳ chống Mỹ cứu nước:
+ Cụm Vĩnh Mốc - Hiền Lương (Quảng Trị): địa đạo, di tích ranh giới tạm
thòi chia cắt giữa hai miền trên sông Bến Hải thòi kỳ chống Mỹ cứu nước.
+ Cụm đường quốc lộ 9: cửa Việt, sân bay Ái Tử, Cam Lộ (Quảng Trị),
căn cứ của Chính phủ Cách mạng lâm thời, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn và
đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn.
+ Cẩu Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị, cửa Thuận An, bán đảo Sơn Trà.
+ Các sân bay: Đà Nang, Chu Lai (Quảng Nam), Phú Bài (Huế).
- Thành phố cổ:
+ Huế: Thành phố cảnh quan, bố cục hài hoa, có hệ thống các di tích thời
Nguyễn tập trung nhất.
- Hội An: Cảng Chàm cũ, đã được Nhà nước công nhận là thành phố cổ cần
được bảo vệ.
Do yêu cầu tổ chức hoạt động du lịch của vùng cẩn có sự liên kết chặt chẽ
giữa Thừa thiên Huế - Quang Nam - Đà Nang nên trung tầm lưu trú chính của
vùng là Huế - Đà Nang.

92
Sau khi sân bay Phú Bài được củng cố và mỏ rộng sử dụng thường xuyên,
trung tâm phụ sẽ là Đông Hà giữ vị trí đầu mối giao thông quốc tế quan trng
nối quốc lộ 9 với đường xuyên Việt và Lao Bảo được Nhà nước công nhận
chính thức là cửa khẩu quốc gia.

Thun cẩn* .

Ni A&ĐÓngHdi \

s Ì jS?B/a dạo vài* Mgdr


csửr G r a ẽ ^ S i ; "XA

xẩr.<ạv-f(fế ị tăng ca \
CHU GIAI -2*5- jPS...^~..AtoÃ4fi£i
Ranh gùi vùng du lịch
Rg Háu vùng du Hen Ĩ
í, ) Trong tém vùng JO>é \
A Đ*m ' du lịch
....... Tuyến du lịch
•+• Sân bay
0 DI sản thiên nhiên thế giãi
^ Suối nuỏc Khoáng
Bai biến
$ Tài nguyên du lịch khác
@ Di sân van hoả thế giòi
ũ Di lích lịch sửcâch mạng
0| Li hội truyền thống
88 Lâng nghé cá livyẩn

TỶ LỆ: Ĩ7 3.000.000
V Ũ N G D U LỊCH BÁC TRUNG B Ộ

93
THỰC H À N H

ì. CÁC ĐIỂM DU LỊCH TRONG VÙNG CÓ Ý NGHĨA QUỐC GIA,


QUỐC TẾ
1. Tiểu vùng du lịch phía Bắc
- Động Phong Nha (Quảng Bình)
- Điểm du lịch thị xã Quảng Trị (thành cổ)
- Đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sem (cách thị xã Đông Hà
- Quảng Trị 35km về phía tây).
- Làng địa đạo Vịnh Mốc, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.
- Khe Sanh, cách thị xã Đông Hà 70km về phía tây.
2. Tiểu vùng du lịch phía Nam
- Các điểm du lịch Cố đô Huế: Kinh thành và Đại Nội - 7 khu Lăng tẩm
(Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định
- Đàn Nam Giao - Hồ Quyền - Chùa Thiên Mụ - sông Hương, núi Ngự - Đổi
Vng Cảnh).
- Điểm du lịch vườn quốc gia Bạch Mã cách TP Huế 5 lkm về phía nam.
- Điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương cách TP Huế 60km về phía đông nam.
- Điểm du lịch A Lưới cách TP Huế 70km về phía tây nam theo tỉnh lộ 12.
- Bãi biển Thuận An cách TP Huế 13km về phía đông bắc.
- Bãi tắm Lăng Cô cách vườn quốc gia Bạch Mã 24km.
- Đèo Hải Vân chiều dài 20km.
- Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nưóc - Ngũ Hành Sơn TP Đà
Nang kéo dài 20km.
- Cù lao Chàm, diện tích 1535ha cách TP Đà Nang 35km về phía đông.
- Đô thị cổ Hội An, diện tích chừng 2km , cách TP Đà Nắng khoảng 30km
2

về phía đông nam.


- Thánh địa Mỹ Sơn huyện Duy Xuyên - Quảng Nam.

94
- Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm (TP Đà Nang).
- Nhà chứng tích tội ác của giặc Mỹ ỏ Sơn Mỹ (Quảng Ngãi).

li. MỘT VÀI KHU Vực DU LỊCH TIÊU BIỂU NHẤT


1. Điểm du lịch động Phong Nha
Động Phong Nha (Quảng Bình) còn gi là động Trốc hay chùa Hang, nằm ờ
vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thành phố Đồng Hơi 50km về phía tây bắc. Từ
Đồng Hơi, có thể đi theo đường ô tô đến Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông
Son khoảng 30 phút thì đến động. Các hang động đều do con sông ngầm (sông
Chài) hòa tan đá vôi mà tạo thành. Động có chiều dài 7.729m gồm 14 hang. Các
hang ngoài cùng có trần cao hem mặt nước sông chừng lOm. Ở các hang động
sâu bên trong, đặc biệt từ hang thứ tư trở đi, trần hang đã cao đến 25 - 40m. Từ
hang thứ 14, người ta còn có thể theo các hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa.
Ngayở cửa hang đã có nhiều nhũ đá rủ xuống giống như những cái răng. Càng
vào bên trong, các cột đá, nhũ đá... càng tạo nên cảnh trí huyền ảo hơn, nhất là
khi gặp ánh sáng từ các cột đá, nhũ đá đó phát ra muôn tia hào quang rực rỡ. ở
động Phong Nha, điều kỳ diệu là tất cả các hình dáng đó đều còn bảo tồn được
tính chất nguyên thủy của nó. Khách đến thăm động có cảm giác như được đặt
mình vào trong hành trình của một cuộc thám hiểm (hực sự, đang ở thế giới của
"Diêm Vương" nằm sâu trong lòng đất, bên dưới của đỉnh núi cao đến 800 -
900m.
2. Điểm du lịch c ố đô Huế
Cố đô Huế là nơi tập trung hàng loạt điểm du lịch đặc sắc về cảnh quan và
di tích văn hóa - lịch sử có giá trị.
Với hơn một ngàn năm lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ Huế là kinh đô của
nước Việt Nam (1802 - 1945), hàng trăm công trình kiến trúc văn hóa có giá
trị của các đời vua triều Nguyễn đã được xây dựng, trong đó một số công trình
tiêu biểu có giá trị đặc, biệt là:
- Kinh thành Huế và Đại Nội (gồm 117/214 công trình còn lại):
+ Kinh thành Huế: Được kiến trúc theo kiểu Van Ban (Pháp), chu vi
khoảng lOkm. Thành được xây vào năm 1805, bằng đất và gạch, có 10 cửa ở 4
phía. Quanh thành có hào, các cửa đều có cầu đá bắc qua. Mặt thành có 24
pháo đài, trong thành có sông Ngự Hà.

95
+ Đại Nội: Gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành có tường
vòng 2.400m, cao 3,4m, dày l,05m. Cửa chính là Ng Môn, sau Ng Môn là
điện Thái Hòa, tiếp đó là điện Cần Chánh và Tử Cấm Thành. Hai bên điện Thái
Hòa có các Thái Miếu, Thế Miếu, Triệu Miếu, Hưng Miếu để thờ tổ tiên vua.
Phía ngoài Hoàng Thành có Quốc Tử Giám, có mật viên, 6 bộ tòa di sứ, sứ
quán, nội các, Viện lạp hiến. Trong khu vực Đại Nội có tất cả 147 công trình
thuộc nhàở và cung điện, hiện chỉ còn lại 8 công trình.
- Lãng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn:
Triều Nguyễn (1802 - 1945) có 13 đời vua, nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm:
Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh và Khải
Định. Hầu hết các lăng được thiết kế và xảy dựng khi các nhà vua còn ờ trên
ngai vàng. Vị trí để xây lăng tẩm được chn theo nguyên tắc "sơn triểu, thủy
tạ", "tiền án, hậu chẩm", "tả long, hữu hổ", "huyền thử minh đường"... Nhờ
vậy, các lăng tẩm có ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ, kết hợp khéo
léo giữa thiên nhiên tuyệt đẹp vối sự sáng tạo của con người.
- Khu đàn Nam Giao:
Đàn được khởi công xây dựng ngày 25/3/1806. Đến năm 1807, triều đình
Gia Long đã cử hành lễ tế giao đầu tiên tại đây. Đàn Nam Giao được xây dụng
trên khuôn viên rộng hơn lOha ỏ phía nam kinh thành Huế, kết cấu của nó gồm
3 tầng, tầng trên cùng tròn, hai tầng dưới vuông (ngụ ý trời tròn đất vuông),
thiên thanh địa hoàng, chiều cao 3 tầng là 4,65m. Trong các di tích về tế trời,
đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế là di tích tế trời duy nhất còn lại tại Việt
Nam.
- Hồ Quyền:
Hồ Quyền là một đấu trường được xây dựng vào năm 1832 để tổ chức
các trận chiến giữa voi và cp cho vua, đình thần và dân chúng xem giải trí.
Hồ Quyền tuy không phải là tác phẩm mỹ thuật hay một kiến trúc tinh xảo,
nhưng nó có giá trị cao về mặt lịch sử và văn hóa. Hồ Quyền không chi là
một di tích đặc biệt độc đáo của Việt Nam mà còn là một di tích quý hiếm
của thế giới. Không xa Hồ Quyền có đền Voi Ré, nơi thờ những con voi
từng chiến đấu lập công trong trận mạc. Hồ Quyền và đền Voi Ré là những
điểm thu hút khách khá lớn.
Ngoài khu di tích triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản vãn
hóa của thế giới (1993), tại thành phố Huế còn hàng loạt di tích, chùa chiền và

96
danh thắng như chùa Thiên Mụ (xây dựng năm 1601), sông Hương núi Ngự,
đổi Vng Cảnh...
3. Điểm du lịch dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước,
Ngũ Hành Sơn
Khu vực này là một dải bò biển tuyệt đẹp kéo dài 20km như một dải đăng
ten viền rìa phía đông của thành phố Đà Nẵng, được bắt đầu từ bán đảo Sơn Trà
(cách thành phố Đà Nang lOkm về phía đông nam). Điểm đầu trên và điểm kết
thúc của đoạn bờ biển này là 2 danh thắng nổi tiếng Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn.
Suốt từ Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ Hành Sơn là những bãi cát sạch, đẹp, có độ
dốc vừa phải, có giá trị cao trong việc sử dụng vào mục đích du lịch.
4. Điểm du lịch đô thị cổ Hội An
Đô thị cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà
Nang 30km về phía đông nam. Đây là một điểm đu lịch độc đáo, đặc biệt quý
hiếmở nước ta và cả khu vực Đông Nam Á.
Đô thị Hội An được xây dựng vào giai đoạn từ thế kỷ XUI đến thế kỳ
XVIII. Trong phức hợp di tích kiến trúc dân dụng ở khu vực đô thị có khoảng
80% công trình vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Hệ thống các công trình công
cộng như đường phố, lối ngõ, cầu vẫn còn tổn tại. Cùng với sông Thu Bổn,
sông Hội An đổ vào Cửa Đại để ra biển, cách xa 20km là cù lao Chàm. Sinh
hoạt của đàn cư ven sông tấp nập, trên bến dưới thuyền. Hội An trở thành một
điểm du lịch quan trng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và cả nước.

HI. CÁC TUYẾN DU LỊCH QUỐC GIA VÀ NỘI VÙNG (VÙNG DU


LỊCH BẮC TRUNG BỘ)
1. Các tuyến liên vùng quốc gia
L I . Đà Nang - H u ế - Vinh - Thanh Hóa - Hà Nội.
1.2. Huế - Đà Nắng - Qui Nhơn - Nha Trang - TP Hồ Chí Minh.
1.3. Huế - Đà Nắng - Kon Tùm - Đà Lạt - Ninh Chữ - Nha Trang - Quy
Nhơn-Đà Nang-Huế.
2. Các tuyến nội vùng quốc gia
1.1. Huế - Đà Nàng: 104km bằng đường bộ hoặc đường sất, đường thủy.
Các điểm tham quan chính (2 ngày).

97
1.2. Thắng cảnh Non Nước, Ngũ Hành Sơn.
1.3. Đèo Hải Vân - Lăng Cô.
1.4. Quần thể di sản vãn hóa thế giới.
1.5. Huế - Đông Hà - Đổng Hơi - Phong Nha (230km), các điểm tham
quan chính ( 2 - 3 ngày).
- Di sản văn hóa thế giới Huế.
- Di tích chống Mỹ, lịch sử - văn hóa Đông Hà - Đồng Hơi.
- Động Phong Nha, tắm biển nghỉ dưỡng.
1.6. Đà Nàng - Hội An - Tam Kỳ - Mỹ Khê - Quảng Ngãi - Sa Huỳnh
(450km), các điểm tham quan chính:
- Dải ven biển Sem Hà - Non Nước - Ngũ Hành Sem.
- Đô thị cổ Hội An.
- Thị xã và làng nghề truyền thống, di tích lịch sử (Quảng Ngãi).
- Tắm biển (Mỹ Khê - Sa Huỳnh).
1.7. Đà Năng - Non Nước - Hội An - Mỹ Sem (80km), các điểm tham
quan chính:
- Thăm hang động, chùa, thắng cảnh Non Nước, tắm biển.
- Đô thị cổ mang đấuấn kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bàn, Chăm Pa.
- Di sản văn hóa thế giới.
- Di sản văn hóa Chăm Pa - Tháp - được xây đựng từ thế kỷ 7.
3. Các tuyến nội vùng trong vùng
1.1. Huế - Đông Hà - Vĩnh Mốc - Đổng Hối (200km).
1.2. Huế - Đông Hà - Lao Bảo (150km - đường 9).
1.3. Đà Nang - Tam Kỳ - Sem Mỹ - Mỹ Khê (150km).

HI. VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ


1. Khái quát
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm một lãnh thổ rộng lớn
với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rất đa dạng. Phía bắc giáp vói vùng

98
du lịch Bắc Trung Bộ, phía tây là đất nước Chùa Tháp còn phía đông và đông -
nam giáp biển Đông.
Toàn bộ vùng nằm trên lãnh thổ của 29 tỉnh thành trong đó có 5 tỉnh duyên
hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh thành Đông - Nam Bộ và có 13
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cả vùng có điện tích 145.214km với tổng số
2

dân khoảng 37,8 triệu người (theo 20Ọ3), chiếm 46,7% dân số cả nước, mật độ
dân số là 260người/km . Vùng này bao gồm 2 Á vùng du lịch: Nam Trung Bộ
2

có 10 tỉnh và Nam Bộ có 19 tỉnh với tam giác tăng trưởng du lịch là TP Hồ Chí
Minh - Nha Trang - Đà Lạt.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều nét đặc trưng đa dạng về
tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc và không đồng đều về trình độ phát
triển kinh tế. Trong vùng phải kể đến vựa lúa lớn nhất toàn quốc nằm trên đồng
bằng sông Cửu Long, vùng cây công nghiệp trù phú ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ với một số sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt sự có mặt
của TP Hồ Chí Minh, một thành phố lớn nhất nước, trung tâm chính trị, kinh tế,
vẫn hoa của cả vùng, có ý nghĩa vô cùng quan trng đối với việc phát triển kinh
tế nói chung và du lịch nói riêng.
Thông qua mạng lưới giao thông tương đối phát triển, vùng có thể liên hộ
trực tiếp với nhiều vùng khác ở trong và ngoài nước. Quốc lộ Ì nhu một huyết
mạch lớn chạy t!jeo chiều dài của vùng từ bắc đến nam nối liền thủ đô và nhiều
thành phố lớn trong cả nước với TP Hồ Chí Minh, mới đây đang và sẽ đưa vào
sử dụng đường Hồ Chí Minh và từ đây có thể tiếp tục giao lưu trực tiếp với thủ
đô của Campuchia. Tuyến đường sắt cũng có vai trò tương tự. Đó là chưa kể
hàng loạt các tuyến đường khác (đường bộ, đường thúy, đường hàng không) và
hệ thống sân bay, bến cảng ngày càng hoàn thiện và phát triển.
2. Tiềm năng du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch
- Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tiềm nàng rất phong phú. về
phương diện tự nhiên, lãnh thổ của vùng trải trên phần cuối của đổng bằng ven
biển Trung Bộ, trên các cao nguyên xếp tầng, một phần gò núi Truông Sơn
Nam, toàn bộ Đông Nam Bộ và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Điều đó
tạo nên sự đa dạng về địa hình có sức thu hút khách du lịch. Điều đáng chú ý là
khu vực duyên hải với các kiểu địa hình bờ bãi biển trong đó có nhiều bãi biển
nổi tiếng. Khu vực bãi biển đẹp nhất nước ta kéo dài từ Đại Lãnh qua vịnh Văn

99
Phong tới Nha Trang. Ngoài ra còn kể thèm nhiêu bãi biên đẹp khác như Quy
Nhơn, Long Hả* Phước Hải, Vũng Tàu.
- Bên cạnh những bãi tắm thì các đảo cũng có thể là nơi tham quan - du
lịch. Nhiều đảo có những đặc sản nổi tiếng. Chẳng hạn từ Mũi Nạy đến vùng
vịnh Cam Ranh có hơn 20 đảo nhưng trong đó 7 đảo có nhiều tổ chim yến nằm
cheo leo trên vách đá hoặc trong những hành lang dài trên núi.
- Các tỉnh Tây Nguyên nằm chủ yếu trên các cao nguyên xếp tầng cũng có
giá trị về du lịch. Đà Lạt trong tương lai có thể trở thành một thành phố du lịch
được ưa chuộng nhấtở miền núi nước ta.
- Nhìn chung, khí hậu của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ ít nhiều
thuận lợi cho du lịch. Đặc biệt trên các cao nguyên khí hậu quanh năm mát mẻ.
Nhiệt độ biến đổi nhanh chóng trong ngày, nhưng nhiệt độ cực đại năm chưa
bao giờ vượt quá 30"C và nhiệt độ cực tiểu không xuống dưới 4,9"C.
- Trong vùng còn có nguồn nước khoángở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
đồng bằng Nam Bộ với ưu thế là bicacbonat nam, bicacbonat natri - canxi
hoặc clorua bicacbonat. Mạng lưới sông ngòi của vùng, đặc biệt ở đổng bằng
sông Cửu Long, rất có giá trị đối với du lịch.
Các nguồn nước khoáng chủ yếu của vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam Bộ:
Nước khoáng Hội Vân (xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, Bình Định), nhiệt độ
79"c, thành phần Silic, 126mg/lít. Công dụng với các bệnh đường tiêu hóa, phụ
khoa, đặc biệt là vô sinh.
Nước khoáng Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) cách biển
7km, gần quốc lộ 1A, nhiệt độ 37°c, thành phần C0 , Ho, Fe, AI, nước trong,
2

không có mùi nhiều khoáng chất tương đương nưốc khoáng Vichy cùa Pháp.
Công dụng chữa đau gan, thận và dạ dày.
Nước khoáng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu),
nhiệt độ tầng mặt 64"c, đáy 84°c, thành phần chứa Cl. Công dụng: chữa trị ứ
máu, thấp khớp, lưu thông huyết mạch.
Nước khoáng GuGa (Gougah) (huyện Đức Trng, Lâm Đồng), nhiệt độ
37"c, tương đương nước khoáng Vĩnh Hảo, lưu lượng tự chảy 90m7 ngày.
Nước khoáng Đakmin (Đắc Lắc), nhiệt độ 66"c, nồng độ và hàm lượng
C0 cao. Công dụng với các bệnh cao huyết áp, hệ thần kinh.
2

100
Nhóm nước khoáng KONDRAI, KONDU, RẢNGRIA (Gia Lai), nhiệt độ
60"c, chứa Silic. Công dụng với các bệnh đường tiêu hóa, thấp khớp...
- Tài nguyên thực - động vật của vùng khá phong phú. Ở đây mang màu
sắc của hệ sinh thái nhiệt đới ẩm vối sự có mặt của thảm thực vật, hệ động vật
phong phú, hoặc điển hình của tài nguyên sinh vật nhiệt đới ẩm với sự có mặt
của thảm thực vật, hệ thống động vật phong phú hoặc điển hình của tài nguyên
sinh vật nhiệt đới. Đó là khu dự trữ thiên nhiên Suối Trai thuộc huyện Tây Sơn
(tỉnh Bình Định), khu dự trữ thiên nhiên Kon Cha Răng thuộc huyện Khang
(tỉnh Gia Lai), trạm thuần dưỡng động vật Ea Keo thuộc thị xã Buôn Ma Thuột,
khu rừng cấm Nam Cát Tiên, hệ sinh thái rừng ngập mãn đất núi Cà Mau.
CÁC VUỜN QUỐC GIA TRONG VÙNG DU LỊCH
NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
Thuộc địa Diện tích Năm
Tên VQG Điểm đặc trưng
bàn tỉnh (ha) thành lập
Bù Gia Mập Bình Phước 26.032 2002 Rừng nhiệt đới ẩm thường
xanh - rụng lá trên đồi, núi thấp.
Cát Tiên Đổng Nai 38.900 1992 Các kiểu rừng vùng Đông
Nam Bộ. ĐV: Voi, cá sấu,
ngan cánh trắng.
Côn Đào Bà Rịa- 15.043 1993 Rừng trên đảo. ĐV biển:
Vũng Tàu Dugong, vích, đổi mồi.
Chư Mom Kon Tùm 56.621 2002 Các kiểu rừng khu vực Đông
Ray Dương.
Chư Yang Sin Đãk Lăk 58.947 2002 Rừng trên núi cao Tây Nguyên.
Đất Mũi Cà Mau 2003 Rừng ngập mận.
Kon Ka Kinh Gia Lai 41.780 2002 Rừng kín thường xanh mưa
nhiệt đới trên cao nguyên Plei
Ru.
Lò Giò - Tân Biên - 18.756 2002 Rừng dày bán ẩm (rùng
Xa Mát Tây Ninh chuyển tiếp).
Núi Chúa Ninh Thuận 29.865 2003 Hê sinh thái rừng khô, biển
Nam Trung Bộ.
Phú Quốc Phú Quốc - 31.422 2001 Rừng trên đảo vùng sông Cửu
Kiên Giang Long.

loi
YokĐôn ĐắcLắk 58.200 1991 Rừng khộp. ĐV: Voi, bò
rừng, bò tót.
Tràm Chim- Đổng Tháp 7.612 1998 Rùng: tràm. Hệ sinh thái dát
Tam Nông ngập hước Đổng Tháp Mười;
Chim nước.
UMirtiThuạig Kiên Giang 8.053 2002 Rừng ngập nước, rừng tràm.
YokĐôn ĐăcLăk 58.200 1992 Rừng khộp.
ĐV: Voi, bò Ban Teng, bò
rừng.
Bidoup - Núi Lâm Đổng 64.800 2005 Rừng trên núi Tây Nguyên
Bà ĐV: Chim đặc hữu.
Có thể đánh giá tài nguyên du lịch về mặt tự nhiên điển hình ở vùng đu lịch
này như sau:
CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TựNHIÊN ĐIỂN HÌNH
CỦA VỪNG DU LỊCH NAM TRƯNG BỘ VÀ NAM BỘ
Tên tài nguyên du lịch Thắng cảnh Bãi biển Nước khoáng Rừng (+)
Số
TT Các điểm du lịch Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả
trị năng trị năng trị nang trị nang
1 Nha Trang t í t T - - - -
2 Đại Lãnh T T ĩ t - - - -
3 Quy Nhơn - - T -> - - - -
4 Biển Hổ t -> - - - - - -
5 Đà Lạt T t - - - - T t
6 Ea Keo - - - - - - -> ->
7 Vũng Tàu -> t t í - - - -
8 Côn Đảo ĩ -> —> -> - - —> ->
9 Trị An - Nam Cát Tiên T —> - - - - í —>
10 Hà Tiến t —> -> -* - - - -
li Phú Quốc T —> ĩ -> - - T ->
12 Cà Mau ĩ - - - - -> —>
13 Vĩnh Hảo - - - - í í - -
14 Bạc Liêu - - - - — > -> - -

102
Ghi chú: (+) Rừng bao gồm cả vườn quốc gia, rừng cám, khu dự trữ tự
nhiên.
Giá trị thu hút khách du lịch: í cao -> vừa ị thấp
Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận lợi ị không thuận lợi
CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VÁN ĐIỂN HÌNH CỦA
VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
Tên tài nguyên du lịch Lịch sử Van hóa Kiến trúc Bảo tàng
SỐ
TT Các điểm du lịch Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả
trị nâng trị nang trị nang trị nâng
1 Tây Sơn -> -» - - -> —> - -
2 Tháp Chàm DitXỊg Long - - - - —> —» - -
3 Tháp Đôi - - - - —> -> - -
4 Tháp Hoàng Đế và —> —> - - -> —> - -
tháp Cảnh Tiên
5 Tháp Chàm Bô Na Ga - - - - t t - -
6 Tháp Chàm Poklong - - - - -> -> - -
Garai
7 Núi Sam —> -> -> -> - - - -
8 Chùa Linh Sơn -> -> -> -y - - - -
9 Tòa thánh Tây Ninh -> -> - - T t - -
10 Nhà tù Côn Đảo T -» - - - - - -
li Hội trường Thống Nhái T t - - - - - -
12 Lăng Lí Văn Duyệt - - • • -> t - -
13 Chùa Phụng Sơn -> í -* ĩ - - - -
14 Chùa Giác Lâm - - • - -> ĩ - -
15 Bảo tàng TP Hổ Chí - - - - - - t T
Minh
16 Cảng Nhà Ròng -> t - - - - T ĩ
17 Bào làng Hài dương hc - - - - - - T t
Giá trị thu hút khách du lịch: í cao -> vừa i thấp
Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận lợi ị không thuận lợi

103
2.2. K inh tế - xã hội
- Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú cùa nhiều dân
tộc. Ở vùng đồng bằng, bên cạnh dân tộc Kinh còn có nhiều dân tộc khác như
Chăm vói nền văn hóa Châm nổi tiếng từ lâu đời, nhiều kiến trúc cổ bàng đá
hoặc bàng gạch còn lại tói ngày nay. Đó là những tháp Chàm, di tích của mội
nền văn hóa cổ xưa. Dân tộc Khơme tập trung đông nhất ỏ Tây Nam Bộ và đã có
đóng góp không nhỏ vào nền văn minh nổi tiếng của các dân tộc Nam Á truớc
đây. Các dân tộc ít người ở Tây Nguyên có những đặc trung riêng. Trên các cao
nguyên xếp tầng và vùng núi cao có các dân tộc khác nhau như Giarai, Ê Đê, Ba
Na, Xơ Đăng, Mơ Nông, Cà Tu, Tà Ôi... Tuy xã hội phát triển còn ờ mức độ
thấp, nhưng được tổ chức khá chặt chẽ nên nền vãn hóa của h có một bản sắc
rất riêng biệt. về phương diện dân tộc, có thể khai thác những nét độc đáo của
(ừng dân tộc và coi đó như một trong những tài nguyên du lịch. Đối với người
Khơme đó là lễ mừng năm mới (Chà Chăm Thmây): mừng nước, lễ Phập và tổ
tiên. Đối với văn hóa Ba Na và các dân tộc cùng nhóm ở Tây Nguyên, đó là nền
vãn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (tơrung, krông pút...), với các điệu
múa đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên. Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian ỏ
đây mang sắc thái riêng vói lễ đâm trâu, tang lễ, lễ bỏ mả, hát trường ca, thần
thoại.
- Các di tích văn hóa - lịch sửở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ tương đối
phong phú, tuy phân bố không đều. Nhìn chung đa số các tỉnh trong vùng đều
có các di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Đó là chưa ké một khối lượng lớn
các di tích văn hóa - lịch sử do địa phương xếp hạng.
SỰPHÂN BỐ CÁC DI TÍCH THEO CÁC TÌNH
TRONG VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ - NAM BỘ
Số di tích Sôi di tích
STT Địa dahh SÍT Địa danh
xếp hạng xếp hạng
1 Bình Định 27 8 Đắc Lắc 9
2 Phú Yên 10 9 Lâm Đồng 12
3 Khánh Hòa 13 10 TP Hổ Chí Minh 45
4 Ninh Thuận 9 li Bình Dương 9
5 Bình Thuận 20 12 Bình Phước 7
6 Gia Lai 9 13 Tây Ninh 18
7 Kom Tùm 5 14 Đồng Nai 24

104
15 Bà Rịa - Vũng Tàu 31 22 Cần Thơ 17
16 Long An li 23 Trà Vinh 4
17 Đồng Tháp 4 24 Sóc Trăng 5
18 An Giang 17 25 Kiên Giang 15
19 Tiền Giang 14 26 Bạc Liêu 6
20 Bến Tre 12 27 Cà Mau 5
21 Vĩnh Long 10
Tổng số 3ỐS
Nguồn: Cục Bảo tồn Bảo tàng - Bộ Văn hóa - Thông tin
- Trong vùng có một số cơ sở kinh tế là nơi tham quan cho khách du lịch.
Cùng với các đối tượng khác, các cơ sở này có thể khai thác trong lộ trình của
iụột tuyến du lịch.
VD: Theo tuyến Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt, du khách có thể dừng
chân tham quan cơ sở chế biến hải sản Nha Trang.
2.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
a. Cơ sở hạ tầng: Muốn phát triển du lịch, trước hết cần phải có mạng lưới
giao thộng.
- Trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mạng lưới giao thông có
sự kết hợp chặt chẽ giữa các hệ thống đường giao thông với nhau.
- Hệ thống đường ô tô trong vùng có tầm quan trng hàng đầu. Ở đây các
tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc - Nam như:
Quốc lộ Ì chạy dc theorìaphía Đông của vùng đến thị trấn Năm Căn (Cà Mau).
Đường Hồ Chí Minh đã và đang xây dựng nối Bắc vào Nam và sẽ trở thành
đường giao thông quan trng trong nay mai.
Quốc lộ 14 dài 900km, chạy dài từ đèo Lò So qua Plâycu, Buôn Ma Thuật
đến thị trấn Chôn Thành (Bình Phước). Đây là con đường xuyên Tây Nguyên
có giá trị đặc biệt về kinh tế, du lịch.
Quốc lộ 13 từ thành phố Hồ Chí Minh qua Lộc Ninh
Theo hướng đông - tây nối liền vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Tây
Nguyên là quốc lộ 19 từ Quy Nhơn đi Plâycu (136km), quốc lộ 20 từ Phan
Rang đi Đà Lạt(113km).

105
Ở Đông Nam Bộ và Nam Bộ, quốc lộ 20 nối thành phố Hồ Chí Minh với Lâm
Đồng (còn gi là đườngrau,hoa quả và du lịch), quốc lộ 51 từ Biên Hòa đi Vũng Tâu.
- Hệ thống đường sắt, quan trng nhất là dường sắt Thống Nhất chạy song
song với quốc lộ Ì. Ngoài ra còn các tuyến đường sắt khác, song không có ý
nghĩa đáng kể.
- Hệ thống đường sông trong vùng tương đối phát triển. Ở Nam Bộ, nó bao
gồm phần cuối của hạ lưu sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ nước ta (250km),
hạ lưu sông Đồng Nai, các phụ lưu và hệ thống kênh rạch chàng chịt tạo nên
mạng lưới giao thông rất thuận lợi.
- Hệ thống đường biển, cảng Sài Gòn có vị trí quan trng. Ngoài các tuyến
đường biển trong nước từ đây còn có các tuyến đường đi Hổng Kông (930 hài
lý), Singapo (Ì 117 hải lý), Bâng Cốc (Ì 180 hải lý) và nhiều nơi khác trên thế giới.
- Hệ thống đường hàng không khá phát triển với các tuyến đường bay trong
nước và quốc tế mà trung tâm quan trng là TP. Hồ Chí Minh. Trong nước,
vùng du lịch này có thể liền hệ với các vùng khác thông qua các tuyến đường
bay nội địa. Từ TP. Hồ Chí Minh có các tuyến bay quốc tế đến các nước trên
thế giới. Trong vùng có nhiều sân bay như Tân Sơn Nhất, Quy Nhơn, Nha
Trang, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Trà Nóc...
- Để phục vụ du lịch, không thể không nhắc tới việc sản xuất và cung cấp điện.
Trong vùng có Ì số nhà máy điên song vói quy mô nhỏ so với vùng du lịch Bắc
Bộ. Đáng lưu ý hơn cả là thủy điện với các nhà máy thủy điện Trị An, Đa Nhím...
b. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch: tập trung trước hết ở TP Hồ
Chí Minh sau đó đến các thành phố khác.
- Tại TP Hồ Chí Minh, mật độ khách sạn, nhà hàng... rất dày đặc. Ngoài số
lượng thì chất lượng những cơ sở phục vụ cho việc ăn ở - giải trí của khách khá
tốt. Vũng Tàu cũng phong phú về số lượng và khá về chất lượng.
CÁC KHÁCH SẠN ĐUỌC XẾP HẠNG TỪ3 ĐẾN 5 SAO TRONG
VÙNG DU LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

Phân theo hạng sao


Vùng tinh thành phố
3 4 5
Vùng du lịch Nam Trung Bô và Nam Bộ 46 16 li

106
- TP Hồ Chí Minh 20 9 9
- Khánh Hòa 5 2 1
- Lâm Đổng 1 1 1
- Bình Thuận 8 1 -
- Vũng Tàu 8 1 -
-Cẩn Thơ 4 2 -
Tính đến 12/9/2003
- Ngoài ra hệ thống cơ sỏ vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch còn tập trung
ò các thành phố, thị xã duyên hải, tuy quy mô và chất lượng kém hem ở TP. Hồ
Chí Minh. Đó là các thành phố Nha Trang, Quy Nhơn, các thị xã Phan Rang,
Phan Thiết... Ở các nơi khác, hệ thống phục vụ này kém hơn, trừ một vài thành
phố, thị xã lớn như Cần Thơ, Đà Lạt.
- Ở Tây Nguyên, tiềm năng du lịch tương đối phong phú nhưng nói chung
cơ sỏ vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo nàn.
Tóm lại, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có những sắc thái riêng,
khác với các vùng du lịch khác của đất nước. Bên cạnh những thế mạnh to lớn,
trong vùng cũng bộc lộ những điểm yếu cả về phương điện tự nhiên (nhiều nơi
thiếu nước trong mùa khô) lẫn cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục
vụ du lịch (sự phân bố không đổng đều về mạng lưới giao thông, hệ thống
khách sạn, nhà hàng). Chính điểm này đã ít nhiều góp phần tạo nên sự phân
hóa lãnh thổ trong hoạt động du lịch của vừng.
3. Các sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du
lịch chủ yếu
3.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: là du lịch tham quan, nghỉ
dưỡngở biển và núi (Á vùng Nam Trung Bộ), du lịch sông nước và du lịch sinh
thái (A vùng Nam Bỏ).
Các sản phẩm du lịch cụ thể:
- Giao tiếp về phát triển kinh tế - xã hội, hội nghị, hội chợ, triển lãm.
- Nghỉ dưỡng ờ ven biển, hổ, trên núi, tham quan nghiên cứu khu vực rừng
ngập mận.
- Tham quan nghiên cứu các di sản vàn hóa Chàm và di sản tôn giáo khác.
- Du lịch vùng sông nước, miệt vườn vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

107
- Du lịch nghiên cứu vùng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
3. 2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
- Các khu vực tập trung cảnh quan nghỉ dưỡng
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển đẹp nhất thuộc Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoa như Vũng Rô, Đại Lãnh, Văn Phong, Dốc Lết, Bãi Tiên, Đồng Đế,
Nha Trang, Hòn Trũi. Ngoài ra còn có các bãi biển như: Ninh Chữ, Cà Ná
(Ninh Thuận), Bình Châu - Long Hải - Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hòn
Chông (Hà Tiên).
+ Cảnh quan nghỉ dưỡng núi: Ba bậc thềm của cao nguyên Lâm Đồng với
trung tâm du lịch nổi tiếng là Đà Lạt (các cảnh quan hồ núi, thác nước, hệ
thống biệt thự đẹp, hồ Đan Kra, suối Vàng, đỉnh Lâm Viên, hổ Xuân Hương,
Đa Thiệu, Tuyển Lâm - sân golf) và Bảo Lộc (trung tâm tơ tằm, chè), hệ thống
thác của sông Đồng Nai, rừng thuần chủng (thông) ở Đà Lạt.
+ Các hồ: hồ Yaly (Kon Tùm), Biển Hồ (Plâycu), hồ Lắc (Đắc Lắc), Đẩu
Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ (sông Bé), Trị An (Đồng Nai), Thị Nải (Quy
Nhơn), hệ thống hồở Đà Lạt.
+ Các công viên quốc gia: Nam Cát Tiên, Bù Đăng (sông Bé), Côn Đảo,
Phú Quốc, các sân chim (Bạc Liêu, Cà Mau), rừng thông (Đà Lạt).
- Các khu vực tập trung nhiều di tích
+ Bán đảo Phượng Hoàng (Quy Nhem), Cam Ranh (Khánh Hòa), sân bay
Thành Sơn (Ninh Thuận), Xuân Lộc (Đồng Nai), chiến khu D (Lâm Đồng, Tây
Ninh), núi Bà Đen (Tây Ninh), dinh Độc Lập, địa dạo Củ Chi (TP. Hồ Chí
Minh), Bạch Dinh (Vũng Tàu), Bến Tre đổng khởi, các khám ở Côn Đảo, TP.
Hồ Chí Minh
+ Các tháp Chàm (Ninh Thuận, Bình Thuận), Tây Sơn (Bình Định), tòa
thánh Cao Đài, đền Bà (Tây Ninh), chùa Bà, núi Sam, núi Sập, khu di tích Óc
Eo Tri Tôn, Thoại Sơn (An Giang), quê Bác Tôn (Long Xuyên), kênh Xà No
(Tiền Giang)...
3. 3. Các trung tâm lưu trú chủ yếu
- Trung tâm chính: TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu
- Trung tâm phụ: Quy Nhơn, Cần Thơ

108
CHU GIẢI
L ÀoJ j > Khé
— Ranh giới vùng du lịch
Huỳnh
••• Ranh giới tiểu vùng
) Trung tâm du lịch
• r
Điểm du lịch
Ị — Tuyên du lịch
é Vuờn quốc gia
T Suối nước khoáng
* Bãi biển
ỏ Tài nguyên du lịch khác
Á Di tích lịch sử cách mạng
Lễ hội truyền thống ựjỊ:.:....£:..:ị . ^
x

Làng nghề cổ truyền


CẢM Pư CHIA ; T lọ vậy*
YĩnhXuong

lí" 15°

TỶ LỆ: lao 000.000


TỶ LỆ: 1/4.000 ooc
V Ù N G D U L Ị C H N A M T R U N G B Ộ VÀ N A M B Ộ

109
THỰC HÀNH

ì. CÁC ĐIỂM DU LỊCH TRONG VÙNG CÓ Ý NGHĨA QUỐC GIA,


QUỐC TẾ
L Á vùng du lịch Nam Trung Bộ
1.1. Tiểu vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Điểm du lịch bãi biển và quần thể đi tíchở TP Nha Trang
- Điểm du lịch Đại Lãnh - Văn Phong nằm ở hai phía bắc và nam bán đảo
Hòn Gốm, cách TP. Nha Trang 80km về phía bắc
- Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
- Chùa Thập Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cách TP.
Quy Nhơn 27km về phía tây bắc
- Tháp Chàm Dương Long (Tháp Ngà), xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định
- Gềnh Ráng cách 3km về phía đông nam thành phố Quy Nhem, bãi biển
đẹp nhất Bình Định
- Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, huyện Sem Hòa, tỉnh Phú Yên cách
thị xã Tuy Hòa 80km về phía tây nam
- Bãi biển Ninh Chữ cách thị xã Phan Rang 6km về phía đông kể bên Tháp
Chàm nổi tiếng Poklong Garai
- Điểm du lịch Cam Ranh
- Điểm du lịch bãi biển Cà Ná
- Bãi biển Mũi Né (Bình Thuận)
1.2. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên
- Điểm du lịch quẩn thể các điểm du lịch Đà Lạt (rừng thông Đà Lạt - hổ
Xuân Hương diện tích 38ha - hổ Tuyền Lâm 320ha cách trung tâm thành phố
5km về phía nam - hồ Than Thỏ cách trung tâm thành phố 6km về phía bắc -
hổ Đan Kia, suối Vàng cách trung tâm thành phố 19km - thác: Cam Ly, Prenn,
Đatanla - núi Bà (Lang Biang) cao 2163m
- Thác ĐamBri thị xã Bảo Lộc tỉnh Lảm Đổng

110
- Biển hồ Tơ Nung thành phố Plâycu diện tích 230ha
- Vườn quốc gia Yooc Đôn
- Buôn Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột 50km về phía tây bắc
- HỒ Lắc diện tích 500ha cách thành phố Buôn Ma Thuật 55km về phía nam
2. Á vùng du lịch Nam Bộ
- Rừng Sác Cần Giò diện tích 4000ha khu dự trữ sinh quyển thế giói đầu
tiênở Việt Nam
- Địa đạo Củ Chi và Bến Được
- Quần thể đi tích nội thành TP. Hồ Chí Minh: Hội trường Thống Nhất
quận Ì; bến Nhà Rồng, quận 6 - chùa Giác Lâm, quận Tân Bình - chùa Vĩnh
Nghiêm, quận 3
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) cách TP. HCM 180km
- Hồ Trị An tỉnh Đồng Nai
- Mộ cổ Hang Gòn tỉnh Đồng Nai
- Hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh
- Núi Bà Đen - Tây Ninh
- Quần thể di tích và bãi tắm Vũng Tầu
- Long Hải, huyện Long Đất - Bà Rịa - Vũng Tàu
- Côn Đảo
- Cán Thơ bến Ninh K iều chợ nổi Phụng Hiệp - Phong Điền
- Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5km, núi cao 250m
- Cà Mau hệ sinh thái rừng ngập mặn và hai sân chim nổi tiếng Vĩnh Lộc -
Ngc Hiển
- Điểm du lịch Phú Quốc
- Tràm chim Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

li. MỘT VÀI KHU Vực DU LỊCH TIÊU BIỂU NHẤT


1. Điểm du lịch Nha Trang
Thành phố Nha Trang có diện tích 238km, nằm trên quốc lộ Ì và đường sắt
xuyên Việt, đầu mối cùa đường 21 lên Buôn Ma thuột, sang Crachiê

HI
(Campuchia) và đường lên Đà Lạt. Thành phố nằm trên một vùng biển đẹp,
giàu hải sản vào bậc nhất của cả nước, cách thành phố Hồ Chí Minh 450km,
cách Hà Hội 1450km, là một đỉnh của tam giác tăng trường du lịch phía Nam.
ở nơi đây, kéo dài suốt 7km ven bờ biển toàn bãi tắm đẹp, dải cát trắng phau
uốn cong như vành nón bên làn nước xanh nhằm dạt dào tiếng sóng. Trời Nha
Trang hầu như quanh năm xanh ngắt, chẳng khác gì bầu trời Địa Trung Hải.
Chếch về phía đông nam thành phố có một nhóm 5 - 6 hòn đảo, đứng chụm
với nhau, lớn nhất là hòn Tre rộng gần 25km có núi cao 460m, cách thành phố
2

3km (ra đảo bằng thuyền gắn máy mất 20 phút). Từ đây nhìn thẳng ra khen còn
có vài ba hòn đảo nhỏ như hòn Càu, hòn Nón và nhỏ nhất là hòn Yến.
Ngoài các danh thắng tự nhiên, Nha Trang còn lưu giữ nhiều tài nguyên du
lịch nhân vãn có giá trị. Đi về phía bắc, chiếc cẩu Xóm Bóng dài chừng 200m
duyên dáng soi mình bên dòng nước xanh, dưới chân là cù lao Bến Cá tấp nập
ghe thuyền. Qua cẩu Xóm Bóng, chếch về bên trái là tháp Chàm Pônaga cổ
kính (còn gi là tháp Bà), một công trình độc đáo của người Chăm... trong
thành phố có viện Hải Dương Hc, thành cổ Nha Trang. Khách có thể thăm
suối Dầu và công trình thủy lợi, suối Dầu cùng nhiều đối tượng du lịch khác
như các cơ sờ thủ công mỹ nghệ (khắc chạm trên gỗ mun, trắc, cẩm lai, sơn
mài, mây tre đan, thêu ren, các đồ lưu niệm làm từ sản phẩm của biển).
Trong đó, tháp Chàm Pônaga là di tích đáng lưu ý nhất, nhóm tháp này
được xây trên quả đồi đá hoa cương, trước đây đứng chơ vơ giữa biển, nay đã
dính vào đất liền và nằm bên bờ bắc sông Cái.
Khu tháp Pônaga được xây dựng trong nhiều thời kỳ, kéo dài từ thế kỷ vu
đến thế kỷ XU. Những tháp đẹp nhất, xây dựng vào năm 813 và 817. Đến nay,
một số tháp đã đổ nát, chỉ còn lại 4 tháp nguyên vẹn. Một tháp thờ thần Siva,
một trong ba vị thần tối cao của Ân Độ giáo. Một tháp khác thờ thần Gaxena
mình người đầu voi, con trai thần Siva. Tháp lốn nhất là tháp Pônaga (tháp Bà)
cao 23m, xây năm 817, thờPônaga (chính là nữ thần Uma, vợ thần Siva).
Tháp Bà là một trong những ngn tháp tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc
Chàm, xây bằng gạch nung, hình tứ giác, trên có chóp tròn hình kim tự tháp.
Trên cửa tháp có hình thẩn Siva bốn tay, cưỡi bò đực Nađin. Trong tháp có bàn
thờ bằng đá, trên có tượng Pônaga mười tay, ngồi xếp bằng, đầu đội mũ hình
bông sen. Riêng phần mặt tượng trước kia làm băng gỗ trầm đã bị quân Pháp
lấy đi năm 1946, nay được thay bằng mặt tượng khác.

112
Nha Trang, thành phố biển đẹp với nhiều tài nguyên du lịch và hệ thông
khách sạn tương đối hiện đại đã thu hút đông đảo khách du lịch.
2. Điểm du lịch Đà Lạt
Đà Lạt nám trên cao nguyên tương đối bằng phảng với độ cao khoảng
1500m gồm các mặt bằng lượn sóng, thoải, rộng được cấu tạo chủ yếu bời đá
phiến biến chất và đá granit.
Năm 1893, Alêchxăng Yecsanh, một thầy thuốc chưa đầy 30 tuổi, đi qua
khu vực Lang Biang và những cánh rừng thông bạt ngàn giữa cảnh trời đất bao
la đã lt vào mắt xanh của ông. Năm 1899, theo yêu cầu muốn tìm nơi xây
dựng khu nghỉ núi của toàn quyền Đông Dương Pôn Đume, ông đã giới thiệu
khu rừng thông này. Vào cuối thế kỷ trước, giữa khu rừng quê hương của người
Lạt, người Mạ đã mc lên vài ba ngôi nhà gỗ, khai sinh cho thành phố tương
lai. Đến năm 1911, toàn quyền Anbe Xarô mới chính thức quyết định cho lập
khu nghỉ núi tại dây.
Phong cảnh thiên nhiên của Đà Lạt hết sức ngoạn mục. Do nằm ở độ cao
tương đối lớn nên thành phố quanh năm mát mẻ. Nhiệt độ trung bình năm là
18"c. Tháng có nhiệt độ cao nhất không quá 20 C, còn thấp nhất cũng không
H

dưới 15°c.
Nếu lấy hồ Xuân Hương nằm trong nội thành làm tâm thì trên một vùng
bán kính lSkm, có thể có nhiều đối tượng cho khách tham quan, du lịch. Đà
Lạt là thành phố hồ với các hồ như Xuân Hương, Than Thỏ, Chiến Thắng, Đa
Thiện... Mỗi hồ có một lịch sử, tên gi gợi cảm.
Hồ Xuân Hương có hình dáng mảnh trăng lưỡi liềm gác chếch theo hướng
đông bắc - tây nam. Viền quanh hổ là con đường nhựa láng bóng tiếp nối
nhiều con đường khác từ khắp các nèo của thành phố đổ về. Bao quanh hồ còn
có những đồi thông kế tiếp nhau. Đồi thông cũng có một nét riêng của thành
phố. Có thể gi Đà Lạt là thành phố trong rừng thông.
Hồ Than Thở cách trung tâm thành phố 5km về phía đông bắc giữa rừng
thông mênh mông. Ngoài tiếng thông reo, không gianở đây thật yên lặng. Còn
nữa, Đà Lạt với rừng Ái Ân, thung lũng Tinh Yêu, VỚI màn sương giăng trẽn
rừng thông vối khu săn bắn và nước khoáng.
Độ chênh của các bề mặt cao nguyên xếp tầng gây nên những bước hụt của
các dòng chày (sông, suối) khi chuyển từ bề mặt cao hơn xuống bề mặt thấp

113
hơn đã hình thành xung quanh Đà Lạt hàng loạt thác nưóc. Thác Cam Ly năm
ngay trung tâm thành phố cách hồ Xuân Hương 2km về phía tây. Đi về phía tây
bắc khoảng 13km là đến một cảnh đẹp nổi tiếng: vùng Đankia với thác
Angkrôet. Trên quốc lộ 20 từ Di Linh đến Lâm Viên, trước khi vào thành phố
là một chùm 4 ngn thác: Guga, Pôngua, Đa Tâm Ly và Pren. Thác Pren năm
ngay trên đường 20, cao khoảng 13m, được coi là thác đẹp nhất trong chùm
thác này.
Đà Lạt còn là thành phố của các loài hoa. Nhờ khí hậu và đất đai phù hợp.
Đà Lạt trổng được nhiều loài hoa. Có không dưỏi 1500 loài hoa được trổng
trong các trại hoặc trong các gia đình ỏ thành phố với nhiều loài nối tiếng như
đổ quyên, mimôda, cẩm tú cẩu, hoa "xin đừng quên em" và hàng loạt loài lan.
Hoa Đà Lạt không chỉ làm tôn vẻ đẹp của thành phố, mà còn là một nguồn
xuất khẩu đáng kể.
Là thành phố du lịch, Đà Lạt có ưu thế với sự kết hợp hài hòa giữa tài
nguyên du lịch tự nhiên với các di tích văn hóa - lịch sử và dân tộc. Theo ước
tính, Đà Lạt còn có ít nhất 3000 biệt thự. Mỗi biệt thự ta lạc trong một khung
cảnh thiên nhiên thơ mộng với nét kiến trúc riêng. Chính vì thế, Đà Lạt không
thể lẫn với bất kỳ một thành phố nào khác.
Tuy nhiên để phát triển du lịch, Đà Lạt gặp không ít khó khăn. Đó là sự
xuống cấp của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, là sự
suy thoái của tài nguyên, môi trường... Để Đà Lạt mãi mãi là một thành phố du
lịch, trước mắt còn rất nhiều việc phải làm.
3. Điểm du lịch đảo Phú Quốc
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta với diện tích 565km . Chiều dài của
2

đảo khoảng 50km, nơi rộng nhất 30km, còn nơi hẹp nhất cũng không dưới
15km.
Tuy là đảo, nhưng địa hình của Phú Quốc khá đa dạng. Đảo được bao phù
bời diện tích rừng nguyên sinh tương đối lớn. Rừngở ngay sau các làng chài
Cây Dừa, Dương Đông, Cửa Cạn, Hàm Non. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ cùa đào
tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối đâm chồi, nảy lộc.
Rừng Phú Quốc có thể là nơi tham quan, du lịch. Trong rừng có nhiêu tầng
với hàng loạt loại cây: cây trầm hương hai người ôm mới xuể, cây lim vỏ xám
đanh như vẩy đồng với độ cứng không thua kém gì sắt thép, rồi kiến kiền, mun,
quế...

114
Quế Phú Quốc thuộc loại quế bì, vỏ dày, có nhiều hương dầu. Bên cạnh
rừng quế là vùng đồi thấp với đủ loại hồ tiêu, dừa, cà phê. Từ trên máy bay, có
thể nhìn rõ các nc tiêu. Hồ tiêu Phú Quốc vừa thơm, vừa cay và là một mặt
hàng xuất khẩu.
Trong rừng có cả một thế giới động vật. Rừng Phú Quốc hầu như không có
thú dữ, trừ cá sấu sống từng đàn trong các vùng đất trũng lầy lội. Mật ong rừng
Phú Quốc rất nổi tiếng ngt và thơm mùi của quế.
Thị trấn Dương Đông nằm bên bờ sông cùng tên với nhiều nhà cửa, hàng
quán xinh xắn. Chợ có nhiều nét phảng phất chợ Tây Nguyên pha lẫn nét riêng
của chợ vùng duyên hải, hải đảo.
Phú Quốc có một số bãi biển, tiêu biêu nhất là bãi Khem. Bãi này rộng, dài
tới vài cây số, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, mặc dù hiện nay vẫn
trong tình trạng nguyên sơ.
Bên cạnh cảnh quan núi - sông - rừng - biển, Phú Quốc còn là mảnh đất
giàu truyền thống đấu tranh chống xâm lược với tên tuổi cùa Nguyễn Trung
Trực và của nhiều anh hùng vô danh. Nơi đây đã từng là nhà tù giam cầm các
chiến sĩ cách mạng, lúc cao điểm có tới vài vạn tù chính trị. Đáng tiếc là nhà tù
Phú Quốc hiện nay hầu như đã bị phá hủy hoàn toàn.
Phú Quốc có nhiều tiềm nâng du lịch, song tiềm năng chưa trở thành hiện
thực. Sự thấp kém của cơ sỏ hạ tầng, sự xuống cấp của môi trường và nhất là
nạn di đàn tự do tới Phú Quốc đang là những trở ngại đáng kể cho sự phát triển
du lịch của hòn đảo xinh đẹp này.

HI. CÁC TUYẾN DU LỊCH QUỐC GIA VÀ NỘI VÙNG (VÙNG DU


LỊCH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ)
1. Tuyến du lịch quốc gia
L I . TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến du lịch tuy không dài
nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trng (dài 170km) theo quốc lộ 51.
Các điểm tham quan chính:
- Khu Du lịch Suối Tiên
-Sân GolíThủ Đức
- Cảnh quan sông Đồng Nai

115
- Cù Lao phố
- Làng nghề (gốm, sơn màiở Biên Hòa)
- Tắm biểnở Vũng Tầu
1.2. TP Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang,
tuyến dài theo quốc lộ ÌA và 20.
Các tuyến tham quan chính:
- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
- Bảo Lộc - Thác Đàm Bri
- Cảnh quan TP. Đà Lạt
- Bãi biển Ninh Chữ và tháp Chàm Poklong Gari
- Biển Nha Trang
1.3. TP. Hổ Chí Minh - Biên Hòa - Phan Thiết - Nha Trang - Phú Yên -
Quy Nhơn: Ì phần của tuyến du lịch xuyên Việt theo quốc lộ ÌA.
Sản phẩm du lịch: Các bãi biển
1.4. TP Hổ Chí Minh - Đà Lạt - Buôn Ma Thuột - Plâycu - Rón Tùm -
Tuyến du lịch xuyên Tây Nguyên.
Các điểm tham quan chính
- Cảnh quan Đà Lạt
- Hổ Lắc
- Bản Đôn
- Vườn quốc gia Yooc Đôn
- Biển hổ Tơ Nung
- Đắc Tô - Tân Cảnh
1.5. TP. HỒ Chí Minh - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Bến Tre - Cẩn Thơ (theo
quốc lộ ÌA) - Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc (quốc lộ 80 và đường không).
Các điểm thăm quan chính:
- Du lịch miệt vườn Tiền Giang - Vĩnh Long (trên Cù Lao)
- Du lịch sinh thái và sông nước ờ Bến Tre
- Sân chim và rừng ở Đồng Tháp

116
- Biển - đảo - thắng cảnhở Hà Tiên - Phú Quốc
2. Tuyến du lịch nội vùng
- TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh (hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen, tòa thánh Tây
Ninh)
- TP. Hổ Chí Minh - Long An - Đồng Tháp
- TP. Hổ Chí Minh - Núi Sam (An Giang)

Câu hỏi ôn tập


1. Tại sao nói vùng du lịch Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm
về đất nước con người Việt Nam? Trình bày một điểm du lịch tiêu biểu nhất của vùng?
2. Trinh bày tài nguyên, cơ sỏ hạ tầng, cơ sỏ vật chất kỹ thuật, các sản phẩm đặc
trưng, địa bàn hoạt động chinh và các khu vực tiêu biểu nhất của vùng du lịch Bác Bộ?
3. Trinh bày nét khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ? Trình bày một điểm du lịch
tiêu biểu nhất của vùng?
4. Trình bày tài nguyên, cơ sỏ hạ tầng, cơ sỏ vật chất kỹ thuật, các sản phẩm đặc
trưng, địa bàn hoạt động chính và các khu vực tiêu biểu nhất của vùng du lịch Bắc Trung
Bộ?
5. Trinh bày nét khái quát về vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ? Trình bày một
điểm du lịch tiêu biểu nhất của vùng?
6. Trinh bày tài nguyên, cơ sỏ hạ tầng, cơ sỏ vật chất kỹ thuật, các sản phẩm đặc
trưng, địa bàn hoạt động chính và các khu vực tiêu biểu nhất của vùng du lịch Nam Trung
Bộ và Nam Bộ?

117
TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O

Ì. Non nước Việt Nam - Vũ Thế Bình (Chủ biên) - NXB Văn hóa - Thông tin
2000.
2. Địa lý du lịch - Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) - NXB TP Hổ Chí Minh 1996.
3. Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam - Lê Thông (Chủ biên) - NXB Đại hc sư
phạm Hà Nội 2004.
4. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lương, Đặng Duy
Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyền Vãn Bình, Nguyễn Ngc Khánh (đổng chủ biên) -
Nhà xuất bản Giáo dục 2000.
5. Nhập môn khoa học du lịch - Trần Đức Thanh (Chủ biên) - Nhà xuất bàn Đại
hc quốc gia Hà Nội 1999.

118
MỤCLỤC

Lời nổi đầu 5


Bài mỏ đầu 7

Chương ỉ: DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN Tố ẢNH HUỞNG ĐẾN sự


HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 9
ì. Khái niệm 9
l i . Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch 13

Chương li: SựPHÂN HÓA LÃNH THỔ DU LỊCH VIỆT NAM 43


ì. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch 43
l i . Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch 44
in. Hộ thống chỉ tiêu chính 47
IV. Sự phân hóa lãnh thổ 52

Chương IU: CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM 55


ì. Vùng du lịch Bắc Bộ 55
li. Vùng đu lịch Bắc Trung Bộ 82
III. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ 98
Tài liêu tham khảo 118

119

You might also like