Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 175

Giáo trình Địa lý du lịch

1
Vùng du lịch Bắc Bộ
Phần 1: Vị Trí Địa Lý Vùng Tự Nhiên
1.Giới thiệu chung về vùng du lịch Bắc Bộ
Khi nhìn quả địa cầu tròn trịa, tại vùng Đông Nam Châu Á, Việt Nam chúng
ta khiêm tốn một dải đất hình chữ S ôm lấy, che chở bán đảo Đông Dương
lưng quay ra biển Đông. Từ lâu thế giới đã biết đến Việt Nam, bằng chứng
là các hoạt động thương mại diễn ra tại Hội An những năm thế kỷ XVI-
XVII. Thời gian này Việt Nam chỉ được biết đến như là một nơi có thể tìm
được những sản vật quý hiếm. Suốt 90 năm (1885-1975), thế giới biết đến
Việt Nam như là một biểu tượng bất khuất của các dân tộc bị áp bức trên thế
giới đã kiên cường chống lại những đế quốc hùng mạnh trên thế giới.
Ngày nay, Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật trên trường quốc tế về khả
năng phát triển mạnh về mọi mặt, trong đó du lịch là một lĩnh vực được dành
nhiều ưu ái. Với lợi thế thiên nhiên cùng những cảnh quang độc đáo và các
di tích khảo cổ đặc sắc đã và đang thu hút du khách vào Việt Nam ngày càng
đông.
Vị trí địa lý cùng với sự phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã tạo cho
Việt Nam một hoàn cảnh tự nhiên khá độc đáo. Ba phần tư diện tích đất liền
là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và tập trung chủ yếu ở phía Bắc
Việt Nam. Trong số những đỉnh núi cao của Việt Nam có đỉnh Fansipan
(Lào Cai) cao nhất 3.143m được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (tả ngạn sông Hồng) có các nếp núi uốn
dạng hình cánh cung bao quanh khối núi vòm sông Chảy, mở rộng về phía
Tây Bắc quay mặt lồi về hướng Đông, một đầu chụm lại ở Tam Đảo. Các
cánh cung đó là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Địa hình
toàn khu vực co hướng nghiêng là Tây Bắc-Đông Nam. Phía tây Bắc giáp
biên giới Việt Trung có một số đỉnh núi cao trên 2.000m như Tây Côn lĩnh
cao 2.431m, Kiều Liên Ti cao 2.403m, Pu Ta Ca 2.274m. Vùng du lịch Bắc
bộ có những núi non hùng vĩ, những cánh rừng bạt ngàn với những rừng
nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng – xa là dãy Hoàng Liên Sơn, gần hơn là Tam
Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình). Rừng đặc biệt
phong phú về chủng loại động và thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm,
được ghi vào sách đỏ của thế giới.
Gắn với rừng là vùng hang động Karstơ, cũng là một đặc trưng của vùng du
lịch Bắc Bộ. Hang động có rất nhiều ở các vùng núi đá vôi rất nổi tiếng và
có ở nhiều tỉnh như vùng hang động tỉnh Ninh Bình (Bích Động, Địch
Lộng..) Hà Tây (Hương Sơn), Phú Thọ (Xuân Sơn), Lạng Sơn (Nhất, Nhị,
Tam Thanh) vùng hang động trên các đảo đá vôi vùng Vịnh Hạ Long, đảo
Cát Bà (Hải Phòng) cũng nổi tiếng.

2
Cùng với cảnh đẹp núi rừng, hang động, khí hậu vùng du lịch Bắc Bộ cũng
rất đặc biệt, quanh năm ánh nắng chan hoà, với ba mùa (Xuân, Hè và Thu).
Hiện nay song song với việc phát triển nền công nghiệp thì du lịch cũng
được xem là nghành kinh tế mũi nhọn. Vùng du lịch Bắc Bộ ngày nay được
chia thành 5 vùng du lịch chính của các tỉnh phía Bắc:
_Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hà
Nội, Hưng Yên, Thái Bình).
_Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng).
_Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn).
_Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái, Sơn La).
_Vùng du lịch Nam Bắc Bộ (Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam).
2-Cơ Cấu Tài Nguyên Tự Nhiên
2.1-Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc
Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình).
Có lẽ không một ai trong chúng ta dù ở bất cứ địa phương nào lại không có
cảm giác thân thuộc khi nói đến vùng đồng bằng trung tâm Bắc Bộ, nhũng
cảnh vật của đồng bằng đó đã đến với chúng ta qua từng bài học. Những
cánh đồng rộng rãi, những làng mạc nằm sau lũy tre, những cây đa cổ thụ
đứng một mình nơi cổng làng quanh năm che chở tỏa bóng mát cho bao
người dừng chân. Đây là miền đất được giành giật từ biển do sức lao động
bồi đắp cần cù nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm cùng với bàn tay
lao động của con người. Vùng du lịch Bắc Bộ gắn liền với vùng tam giác
châu thổ sông Hồng – Thái Bình – một vùng văn hoá lúa nước nổi tiếng của
Việt Nam và vùng biển rộng với nhiều hải cảng tốt, bãi biển đẹp và tài
nguyên biển phong phú. Đây là nơi tập trung nhiều nhất các giá trị văn hóa,
những dấu tích xưa còn lưu lại nơi hoàng thành Thăng Long, những làn điệu
dân ca quan họ vùng Bắc Ninh tiêu biều cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ
như mời gọi níu chân du khách.
2.1.1-Hà Nội
Tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà
Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và
chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim:
462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc phường Gia Thụy (quận Long
Biên) 12m so với mặt nước biển.Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa
vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và
địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước

3
2.1.2-Vĩnh Phúc
Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía
bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông
và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam
giáp Hà Tây.
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng
suất cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa
phương của tỉnh. Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú
như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải… trong đó vùng núi Tam Đảo khí hậu
mát mẻ, là nơi nghỉ mát
2.1.3-Bắc Ninh
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc
Giang, phía đông và Dông Nam giáp Hải Dương, phía Tây giáp Hà Nội,
phía Nam giáp Hưng Yên.
2.1.4-Hải Dương
Là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc và tây bắc giáp
Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây
giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình
2.1.5-Bắc Giang
Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội,
Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và
Quảng Ninh
2.1.6-Thái Bình
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong những vựa lúa
của miền Bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng,
phía đông giáp biển Đông, phía tây và tây bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên,
phía nam giáp Nam Định.
2.1.7-Dân tộc
Việt (Kinh), Sán Dìu, Sán Chay, Tày, Hoa, Nùng, Mường, Dao, Thái, Ra
Glai…….
2.2 Tiểu Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng)
Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới. Trước đó Hạ Long đã hấp dẫn biết bao du khách từ khắp nơi trên thế
giới. Hiện nay cùng với khu du lịch đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long đang đón
lượng khách du lịch đáng kể trở thành một điểm đến, một chặng dừng không
thể thiếu của du khách.
2.2.1-Quảng Ninh
Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và
tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải
Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển.

4
2.2.2-Hải Phòng
Thành phố biển Hải Phòng, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam, nằm bên bờ biển Đông – Thái Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam
giáp tỉnh Thái Bình.
2.2.3-Dân tộc:
Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng…
2.3.Tiểu Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Hà Giang, Cao Bằng, lạng Sơn, Bắc Cạn)
2.3.1-Thái Nguyên
Là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Phía bắc giáp
Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và
đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội.
Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội – Cao Bằng). Đường
sắt từ đây nối liền với hệ thống đường sắt của cả nước. Thành phố Thái
Nguyên cách trung tâm Hà Nội là 80km.
2.3.2-Hà Giang
Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274km),
phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam
giáp tỉnh Tuyên Quang.
2.3.3-Cao Bằng
Là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng
giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp
Bắc Kạn và Lạng Sơn.
2.3.4-Lạng Sơn
Là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài
253km. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc
Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông nam giáp
tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên.
2.3.5-Bắc Cạn
Bắc Cạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du,phía Bắc giáp Cao Bằng, phía
Đông Nam giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái
Nguyên.
2.3.6-Dân tộc:
Việt (Kinh), Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Sán Chay, H’Mông
2.4. Tiểu Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La)
Những người dân ở đồng bằng khi ngồi trên xe lửa từ Hà Nội lên Lào Cai,
dù không biết rằng mình đang đi dọc theo rìa phía Đông của miền Tây Bắc
thường vẫn thấy mặt trời lặn thật nhanh trên những đỉnh núi cao dốc đứng

5
phía Tâ, không để hoàng hôn có thì giờ nhường chỗ cho đêm đến. Nhưng dù
vậy bầu trời vẫn còn đủ sáng lờ mờ để hình dáng những dãy núi cao đồ sộ và
im lìm in trong mắt du khách. Bên kia dãy núi ấy là Tây Bắc. Ngày xưa
vùng Tây Bắc là nơi hoang vu ít người đến, chính người Pháp cũng công
nhận miền này là nơi sự thống trị của Pháp lỏng lẻo nhất, nhưng cũng chính
tại đây, họ đã điên cuồng bám giữ một thung lũng trong tuyệt vọng tại một
cứ điểm mang tên: Điện Biên Phủ.
Ngày nay du khách đến miền Tây Bắc không chỉ tìm về nơi chiến trường
xưa mà còn để khám phá nét độc đáo của lãnh thổ này: những tiếng gầm thét
hung hãn nhưng bất lực của dòng thác muốn vượt qua ngưỡng đá trên song,
cảnh quang thay đổi liên tục và thường là đột ngột trên đường đi.

2.4.1-Hoà Bình
Là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội trên 70km về phía tây nam theo quốc lộ
6. Phía bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía nam giáp Ninh Bình và
Thanh Hoá, phía đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía tây giáp Sơn La.
Sức hấp dẫn du khách của Hoà Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân
văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân.
Du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng
rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát
Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt
thổ cẩm và các lâm thổ sản quý… tại những bản Thái cổ
2.4.2-Phú Thọ
Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên
Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp
Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình.
2.4.3-Điện Biên
Là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa hình
Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam. Lòng
chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc Điện Biên
giáp tỉnh Lai Châu, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam
giáp Lào.
Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là
cụm di tích lịchsử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm
1954.
Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn
đã có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét
đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao
trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh
vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại

6
nhiều “cua tay áo” hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành trình lý thú cho
du khách trên vùng núi non hùng vĩ.
2.4.5-Lào Cai
là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp
Yên Bái và Sơn La.
2.4.6-Yên Bái
Là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu
mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội.
Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La,
phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.
2.4.7-Sơn La
Sôn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp Phú Thọ và
Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Thị
xã Sơn La cách Hà Nội 328km theo quốc lộ 6.
2.4.8-Dân tộc
Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày, Dao, Sán Chay, H’Mông
2.5. Tiểu Vùng du lịch Nam Bắc Bộ ( Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,
Thanh Hóa)
2.5.1-Nam Định
Là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Phía bắc và đông bắc giáp Hà
Nam, Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông nam giáp biển Đông
với bờ biển dài 72km.
2.5.2-Ninh Bình
Là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách
miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông
bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển
Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.
2.5.3-Hà Nam
Là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà
Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái
Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và
Ninh Bình.
2.5.4-Thanh Hóa
Đất đai Thanh Hóa ít đồng bằng nhưng nhiều rừng núi, chia tỉnh thành từng
vùng. Núi rải rác khắp nơi, độ cao từ 200-1.300m(3,900ft). những dãy núi
đáng kể: dãy núi Tam Điệp chạy dài phía Bắc, giáp ranh giới với Sơn La,
Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định; dãy núi Pulông phía Tây, dãy núi
Quỳnh Lưu phía Nam, phía Đông có núi Lao, Ba Làng.

7
2.5.5-Dân tộc
Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa…
PHẦN 2 :TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG
I.Tài Nguyên Tự Nhiên
1.1Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc
Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình).
1.1.1-Địa hình du lịch của vùng.
Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ gồm các tỉnh Hà Nội,Hải Dương,Hưng
Yên,Thái Bình,Bắc Ninh,Bắc Giang,Hà Tây,Vĩnh Phúc. Đây là tiểu vùng du
lịch thuộc đồng bằng sông Hồng. Địa hình của vùng nhìn chung thuộc kiểu
địa hình vùng đồng bằng và đồi núi thấp.
1.1.1.1-Địa hình đồng bằng
Đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các con sông đặc biệt là 2
con sông lớn:sông Hồng và sông Thái Bình.
Nhìn chung các tỉnh vùng trung tâm Bắc Bộ có địa hình đồng bằng khá bằng
phẳng. Độ cao trung bình từ 5-20m so với mực nước biển(Hà Nội),từ 2-3m
(Hải dương,Thái bình,Vĩnh phúc,Bắc ninh). Địa hình của vùng nghiêng và
thấp dần từ tây bắc xuống đông nam theo hướng chung của địa hình và cũng
theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ
do lớp bồi tích phù sa của sông Hồng và các phụ lưu nên rất thuận lợi cho
việc trồng và phát triển các loại cây nông nghiệp.
Cùng nằm trong vùng trung tâm như Hà tây, Hưng yên,Bắc giang thì địa
hình đồng bằng không bằng phẳng và có những đặc điểm phân dị khác nhau
theo từng khu vực. Ơ Hưng yên độ dốc trung bình là 8 cm/1km.
1.1.1.2-Địa hình đồi núi
Phần lớn các tỉnh trung tâm Bắc Bộ có địa hình đồi núi thấp và trung bình
như dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim-462m Ba vì(Hà tây). Đặc
biệt ở tỉnh Hải Dương phần đồi núi thấp có diện tích 140 km2, thuộc 2
huyện Chí linh và Kinh môn. Độ cao trung bình 1000m. đây là khu vực
được hình thành trên miền núi tái sinh có nền địa chất trầm tích trung sinh.
Tiêu biểu là dãy núi Huyền Đỉnh với đỉnh cao nhất là Dây diều 618m,ngoài
ra có Đèo Chê-533m,núi Đai-508m,dãy Yên phụ chạy dài 14 km vớiđỉnh
cao nhất là Yên phụ –246m. ở Vĩnh phúc có dãy núi Tam đảo với đỉnh cao
1591m dài khoảng 60km với khu nghỉ mát cùng tên nổi tiếng nằm ở độ cao
879m. địa hình đồi núi thấp phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp.
1.1.1.3-Địa hình Karsto
Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ chỉ có duy nhất tỉnh Hà Tây là mang rõ nét
nhất kiểu địa hình karsto,nhưng cũng chỉ chiếm diện tích nhỏ chừng 60 km2
so với diện tích toàn tỉnh. Địa hình karsto của tỉnh Hà tây thuộc các huyện

8
Chương Mỹ và Mỹ Đức. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng khu vực núi đá
này rất nổi tiếng về du lịch và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây
dựng. Địa hình karsto ở đây chia làm 2 dải ,một từ miếu môn đến chợ
Bến,hai là dải đá vôi Hương Sơn. Địa hình karsto ở Hương Sơn kéo dài từ
Đục khuê đến chùa Thiên Trù,động Hương tích với các chỏm núi có dạng
tháp,dạng nón điển hình cho karsto của nhiệt đới,trong đó có nhiều hang
động kỳ thú. Nổi tiếng nhất là động Hương tích cửa động rộng 33,6m. trong
hang rất nhiều các dạng tích tụ măng đá,mành đá,chuông đá rất đẹp như
“Đụn gạo”,”Cây vàng”…hang chùa Giải oan rộng 9,2m dài 7m cao 7m
trong hang có giếng Tiên sâu 1,2m. ngoài ra còn có hang Thiên sơn, hang
nước.
Các đỉnh núi đá vôi có độ cao sàn sàn,đỉnh cao nhất ở núi Thiên trù-378m.
trong khu vực địa hình karsto rất phát triển các cánh đồng và thung lũng
karsto. Các cánh đồng karsto đáng kể là cánh đồng Vĩnh Lăng,đục khuê,Hồi
xá. Các cánh đồng ngày thường lầy thụt rất khó qua lại.
1.1.2-Sinh vật
Nhìn chung thảm động thực vật của vùng trung tâm Bắc Bộ không nhiều
song nếu biết bảo tồn và khai thác bảo vệ hợp lý thì đây cũng sẽ là cái nôi
cung cấp cho ngành du lịch nói riêng và 1 số các ngành kinh tế khác một
khối lượng nguồn tài nguyên sinh vật tương đối lớn cụ thể là. Hiện nay ở nội
thành Hà nội đã có hệ thống cây xanh với 46 loài khác nhau
như:sấu,phượng,hoa sữa,bằng lăng,xà cừ…trồng trên khắp các đường phố.
hà nội có 48 vườn hoa,công viên với tổng diện tích 138,3 ha và 377 ha thảm
cỏ. Ơ Hà nội còn có các làng hoa và cây cảnh như Nghi tàm, Ngọc hà,Quảng
bá …vốn rất nổi tiếng.
Ơ Hà tây tập trung vùng đồi gò và khu vực núi Ba vì với gần 2000 ha rừng
tự nhiên 7800 ha rừng trồng. Rừng Hà tây có nhiều loài chim, thú và có
nhiều loại cây gỗ quý đặc biệt tập trung ở vườn quốc gia Ba vì.
Ơ Hải Dương nguồn tài nguyên sinh vật quan trọng nhất của tỉnh là rừng Chí
Linh với diện tích 1800 ha. Đây là kiểu rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp.
Thành phần loài ở rừng Chí Linh khá phong phú và đa dạng gồm:117 họ,304
chi, 400 loài thực vật (103 loài cây cho gỗ như lát hoa,lim xanh,tán mật,128
loài cây dược liệu, 9 loài thực vật quý hiếm,13 loài cây làm cảnh) rừng Chí
Linh còn có một số loài động vật quý hiếm: Gà tiền mặt vàng, Sáo mỏ gà,
Cu ly lớn, Ech xanh, Tắc kè, Kỳ đà hoa, Chăn mốc.
Đặc biệt ở Vĩnh Phúc có vườn quốc gia tam đảo với trên 620 loài thân gổ và
thân thảo có cả gỗ quý như pơ nu, nhiều loại cây thuốc và một số loại rau có
giá trị. Động vật hoang rã trên núi tam đảo có rất nhiều loại: chim có tới 120
loài( Vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà nôi, họa mi, khiếu,
bách thanh, đa đa, phượng hoàng đất) thú rừng có khoảng 45 loài( báo gấu

9
vượn nai, hoãng, sơn dương …) đáng chú ý có một số loài thuộc diện quý
hiếm trên thế giới như cầy mực, sóc bay, vượn…
1.1.3-Khí hậu:
Nhìn chung vùng trung tâm bắc bộ khí hậu của vùng mang nét chung nhất
của khí hậu miền bắc Việt Nam: nhiệt đới ẩm, gió mùa , có mùa đông lạnh
điển hình. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông gió lạnh, khô hanh kéo dài 4
–5 tháng ( từ tháng 10- 4). Thời tiết vào mùa này khá lạnh, nhiệt độ trung
bình tháng lạnh nhất là tháng 1 với 16 độ C, đồng thời cũng là tháng có
lượng mưa trung bình thấp nhất 16 – 18 mm, độ ẩm đạt 81%. Mùa hạ từ
tháng 5 – 10 nóng ẩm mưa nhiều với gió chủ yếu hướng đông nam. Vào mùa
này nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 sấp sỉ 29 độ C. Mưa nhiều
chiếm tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8 lượng mưa
trung bình 300 –350mm, gây ngập lụt ở vùng đồng bằng và sói mòn rửa trôi
mạnh ở vùng đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình năm của vùng đạt từ 23 – 24
độC tổng nhiệt độ hàng năm là 8500 –8700 độC. Độ ẩm trung bình năm giao
động 80 – 90% và cũng ít thay đổi theo các tháng thường chỉ giao động
trong khoảng 81 –86 %. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 –
1800mm, số giờ nắng khoảng 1700- 1800 giờ/năm.
Một nét đặc biệt về khí hậu của vùng chung tâm bắc bộ nói riêng và khí hậu
của toàn miền bắc nói chung là khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt:
+Mùa xuân ( tháng1-3) có mưa phùn, thời tiết khá đẹp thuận lợi cho việc
phát triển du lịch và tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch.
+Mùa hạ ( tháng 4-7) mưa lớn thời tiềt nóng phát triển các hoạt động du lịch
như tắm biển du lịch trên núi…
+Mùa thu ( tháng 8-10) thời tiết mát mẻ.
+Mùa đông (tháng 10- 12) nhiệt độ thấp khô hanh phát triển du lịch trên núi
Như vậy so với chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người thì khí hậu ở
vùng trung tâm Bắc bộ khá thuận lợi để thu hút ru khách trong và ngoài
nước với các hoạt động du lịch phong phú đa dạng. Mặt khác với điều kiện
khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loaị cây nông
nghiệp và công nghiệp trong vùng.
1.1.4-Tài nguyên nước

1.1.4.1-Sông
Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2 hệ
thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình .Sông Hồng chảy qua hầu
hết các tỉnh thuộc vùng du lịch trung tâm Bác Bộ . Ngòai 2 hệ thống sông
chính là sông Hồng va sông Thái Bình còn có các con sông nhỏ va phụ
lưunhư : sông Cầu , sông Thương ( chảy qua Bắc Ninh , Bắc Giang ), sông
Dáy , sông Cà Lồ(chảy qua Vĩnh Phú), sông Tích , sông Tô Lịch chảy

10
quaHà Tây , Hà Nội … .Các coin sông này có tác dụng rất lớn đến việc phát
triển kinh tế của từng tỉnh . Sông không chỉ cung cấp nước tưới , nước sinh
họat cho nhân dân mà hàng năm còn cung cấp một lượng phù sa lớn thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp , trồng các lọai cây hoa màu mang lại sản
luợng lớn cho họat động sản xuất nông nghiệp của vùng
Mặt khác với hệ thống sông ngòi dày đặc còn là cầu nối cho các tuyến giao
thông đừơng thủy tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh
Chế độ nước của vùng phân phối thành 2 mùa rõ rệt : mùa lũ từ tháng 6 đến
tháng 10, tập trung 70 đến 80 %tổng lượng nước cả năm . Cao điểm cuả mùa
lũ thường vào tháng 7 tháng 8. Mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 5
1.1.4.2-Hồ
Nhìn chung các tỉnh của vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có một lượng lớn về
hồ. Đặc biệt là Hà Nội , Vĩnh Phúc . Hà Nội được xem là thủ đôcó nhiều hồ
trên thế giới với 3600 ha hồ , đầm , trong đó có 27 hồ , đầm lớn như Hồ Tây
, Trúc Bạch , Giảng Võ , Hòan Kiếm , Thủ Lệ.
Hồ Tây
Ở Vĩnh Phúc có hồ Đại Lải hình thành trên cơ sở một hồ chứa nước nhân tạo
, để đảm bảo nước tưới cho gần 3000 ha đất canh tác xung quanh sườn phía
Nam của chân núi Tam Đảo . Hồ rộng 525 hamặt hồ có độ cao trung bình là
21,5 m chứa đựơc 30,4 triệu m3. Khi mực nước hạ thấp trong lòng hồ xuất
hiện nhiều đảo nhỏ. Hồ Đại Lải là một trong những điểm du lịch thu hút du
khách đặc biệt là du lịch cuối tuần cho người dân thủ đô .
Ngòai một số hồ lớn thì trong vùng còn có những hồ nhỏ như : hồ Bến Tắm
(35 ha),hồ Tiên Sơn (50 ha) ỏ tỉnh Hải Dương , hồ Suối Hai , Hồ Đồng Mô
thuộc tỉnh Hà Tây…
Ngòai nguồn nước mặt dồi dào của các sông hồ , một số tỉnh trong vùng còn
có nguồn nước ngầm phong phú thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp
và đô thị như ở Hà Nội , Vĩnh Phúc , Hà Tây . Nhũng tỉnh này có nguồn
nứơc ngầm có tiềm năng lớn , trữ lượng khai thác hàng triệu m3. Đặc biệt ở
tỉnh Thái Bình có nguồn nước khóang thiên nhiên ở độ sâu 450m , trữ lượng
lớn thuộc huyện Tiền Hải . Ở đây đã xây dựng nhà máy nước khóang đóng
chai Vital. Ngòai việc khai thác phát triển kinh tế , nguồn nước khóang này
có thể trở thành nơi nghỉ dưỡng , chữa bệnh thu hút khách du lịch trong và
ngòai nước
1.1.5-Tác động thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác sử dụng và
bảo vệ tài nguyên tự nhiên
1.1.5.Thuận lợi
Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có rất nhiều cảnh đẹp . Cảnh thiên nhiên ở
đây không có vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh núi rừng như ở thị trấn Sapa ở độ cao
1500m , nhưng cảnh thiên nhiên ở đây rất thơ mộng tĩnh mịch trong các

11
cánh rừng già nguyên sinh như ở vườn Quốc Gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba
Vì ở Hà Tây với hệ sinh thái rừng ngập nhiệt đới rất điển hình có thể làm
thỏa mãn trí tò mò của các du khách va lòng say mê nghiên cứu của các nhà
khoa học . Cảnh đẹp của vùng không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp thơ mộng , tĩnh
mịch mà vẻ đẹp còn mang nét bí hiểm ,lạ mắt bởi kiểu địa hình Karsto của
hang động Hương Sơn ( Hà Tây) được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất
động “, khiến khách du lịch ai mà chả muốn đến dù chỉ là một lần .
Khí hậu của vùng ấm áp trong lành , rất thích hợp với mọi họat động du lịch
và có thể khai thác được quanh năm . Mùa hè nóng bức thích hợp cho dòng
người đi du lịch nghỉ mát , tắm biển …. Mùa đông hấp dẫn du khách bởi các
họat động du lịch dã ngọai , leo núi.
Hơn nữa với hệ thống sông ngòi dày đặc mà vùng có được là điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu buôn bán , trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng
Đặc biệt vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ có số lượng dầm hồ lớn nhất cả
nước . Đây là một lợi thế của vùng và quan trọng hơn là nhiều hồ trong vùng
là những điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.
Hồ Tây là một hồ tự nhiên hình thành từ một khúc uốn của sông Hồng trước
đây. Hiện nay hồ Tây như là một lá phổi của thủ đô Hà Nội bởi cảnh quan ở
đây rất đẹp : mặt hồ khi thì phẳng lặng như mặt gương , khi tjì phủ kín
sương mù , khi thi nổi sóng to . Nhờ có mặt nước rộng , Hồ Tây có tác dụng
điều hòa khí hậu : mùa hè bớt nóng nực , mùa đông như ấm áp hơn. Hồ tây
là khu vui chơi giải trí rất thuận lợi cho nguời dân thủ đô và khách du lịch.
Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc ) có phong cảnh thiên nhiên đẹp , khí hậu rất thuận
lợi : mùa hè mát mẻ , mùa đông ấm áp , lượng mưa hàng năm thấp , khỏang
1300- 1400 mm , số ngày mưa ít phù hợp với nhiều loại hình du lịch trong
suốt cả năm.hơn nữa hồ Đại Lải có vị trí rất thuận lợi cho du khách đi từ Hà
Nội và các vùng phụ cận, chỉ cách Hà Nội có 50 km và rât gần sân bay Quốc
tế Nội Bài , rát thuận lợi cho phát triển du lịch và thu hút khách du lịch quốc
tế.
Hồ suối hai (Ba vì – Hà Tây) cũng là điểm du lịch hết sức lí tưởng đây là hồ
nhân tạo,trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ diện tích khoảng 90 ha.Ở ven
hồ có nhiều cây xanh,vườn cây ăn quả.Hồ rộng nước sạch,có nhiều bãi tắm
dẹp nên được khách du lịch rất ưa thích.Hệ sinh thái vùng hồ được bổ xung
thêm các đàn chim trời như lele,két , vịt trời………… làm cảnh quan thiên
nhiên thêm phong phú sinh động và hấp dẫn và thu hút nhiều du
khách.Ngoài ra điểm du lịch trung tâm Bắc Bộ còn có hệ thóng nước ngầm
rất lớn thuận lợi phát triển Công Nông nghiệp va đô thị.
1.1.5.2-Khó khăn:

12
Mặc dù tài nguyên tự nhiên của vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ rất phong
phú và đa dạng để phát triển du lịch song việc khai thác và sử dụng cũng
như việc bảo vệ như thế nào của vùng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Phần lớn địa hình của vùng là đồng bằngvà đồi núi thấp nên ít tạo được lực
hấp dẫn đói với du khách vì ngoại hình rất đơn điệu không thích hợp cho
việc tổ chức một số loại hình du lịch thám hiểm thể thao……
Tài nguyên tự nhiên trong vùng thì đa dạng , phong phú nhưng con người lại
chưa khai thác hết tiềm năng để phục vụ du lịch.Huặc nhiều khi có khai thác
nhưng lại khai thác không hợp lý, không vì mục đích du lịch mà vì mục đích
riêng tư cá nhân đây là một khó khăn lớn trong việc khai thác và bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày nay, nạn chặt phá rừng nan săn bắn các
loài động thực vật quý hiếm ngày càng nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới việc
phát triển du lịch sinh thái của rừng.Ý thức của người dân không cao, con
người không biết giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên xung quanh
mình.Chính các bãi biển Hồ Đầm, các khu rừng nguyên sinh……lẫn yếu tố
có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, chúng cung cấp nước
cho sự sống của con người, hơn nữa chính nơi đây đã làm nên cảnh quan,tạo
nên nhưng khu nghỉ mát nghỉ dưỡng cho con người.Vậy mà con người lai “
vô tình”tàn phá,hủy diệt nó khiến cho nạn ô nhiễm du lịch ngày càng tăng
cao.ví dụ như bãi tắm bến bị ô nhiễm rác rưởi dòng người thi tới nhiều trong
khi đó khả năng phục vụ của nó thì có giới hạn làm cho điểm du lịch bị
xuống cấp nhanh chóng.
Một vấn nạn nữa trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay đang có ảnh
hưởng rât lớn tới tài nguyên thiên nhiên của vùng đo là các nhà máy xí
nghiệp, các nhà cao ốc mọc lên nhiều lấn chiếm nhiều điểm du lịch mà nếu
con người biết cách khai thác thì cũng sẽ là những điểm đến lý tưởng cho
các du khách,ví dụ như các làng trồng hoa, cây kiểng ở vùng ngoại thành Hà
Nội như Nhật Tân ,Nghi Tâm < Ngọc Hà……….phần lớn diên tích ở những
nơi đây hiện nay dã bị thay đổi bởi những khách san , tòa nhà lớn……Trồng
Hoa như vậy , việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và
bảo vệ các nguồn tài nguuyên thiên nhiên đang là yêu cầu cấp bách đối với
con người.
Mỗi người cần phải coi việc bảo vệ môi trường tự nhiên là nhiệm vụ của
mình.Có như vậy các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng mới thu hút
được các nhà đầu tư để trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách.
1.2-Tiểu Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng)
1.2.1-Địa hình vùng:
Vùng duyên hải Đông Bắc không phải là dải đất cuối cùng của miền Đông
Bắc nhìn thẳng ra biển khơi. Một vòng cánh cung khác gồm hơn nghìn đảo

13
lớn nhỏ sắp thành 2 hàng nối đuôi nhau chạy từ mũi Ngọc- Bán đảo lớn nhất
địa đầu phía bắc của Tổ quốc- đến Hòn Gai ở phía nam
Địa hình của Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình địa
chất lâu dài và phức tạp
Phần Bắc Hải Phòng có dáng dấp một vùng trung du với những đồng bằng
ven đồi trong khi phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng
phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.
Đồi núi của Hải Phòng chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng
lại chiếm hơn ½ phần Bắc thành phố từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu
đồng bằng Bắc bộ về phía nam. Có 2 dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão
đến Đồ Sơn nối tiếp không liên tục, kéo dài khoảng 30km có hướng Tây
Bắc- Đông Nam; dải Kỳ Sơn-Tràng Kênh và An Sơn- Núi Đèo.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi – hơn
hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có thể thấy các
vùng địa hình sau đây:
1.2.1.1-Vùng núi chia làm hai miền:
- Vùng núi miền đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Quảng Hà đến Móng Cái.
Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng
chủ đạo là đông bắc – tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu
(1.507m) – Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện
Bình Liêu, Quảng Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía bắc huyện Tiên Yên.
- Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã
Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là
những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi
Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp
(1.094m) trên đất Hoành Bồ.

1.2.1.2-Vùng trung du và đồng bằng ven biển:


Gồm những dãy đồi thấp bị phong hóa và xâm thực tạo nên những cánh
đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng
Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Quảng Hà và một
phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những
cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo
Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Quảng Hà, nam
Móng Cái, tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng
bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những
vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

1.2.1.3-Vùng biển và hải đảo:

14
Là một vùng địa hình địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn
2/3 số đảo cả nước (2078/2779). Đảo trải dài theo các đường ven biển hơn
250km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bane
Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là
huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có
hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng đại hình Karst bị nước bào mòn, tạo
nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ
thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn
có những bãi cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thủy tinh (Vân Hải),
có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc
Vùng…)
Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m.
Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm
nơi sinh trưởng của các rặng san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối
với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên
dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên
một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thủy rất lớn
1.2.2-Khí hậu:
Khí hậu ở vùng duyên hải Đông Bắc cũng lạnh không kém gì vùng Cao-
Lạng. Điều kiện khí hậu ở đây không thuận lợi lắm cho một số hoạt đông
kinh tế.
Ơ Hải Phòng, do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Châu Á, sát biển
đông nên chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Mùa gió Bấc( mùa đông) lạnh và khô héo kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
Mùa gió Nồm( mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600-1800mm.
Bão thường xảy ra vào tháng 6 đến tháng 9.
Thời tiết Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát
biển, về mùa đ6ng, Hải Phòng ấm hơn 10C, về mùa hè mát hơn 10C so với
Hà Nội.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 200C- 230C
Nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 400C, nhiệt độ thấp nhất ít khi dưới 50C
Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-85%, cao nhất là 100% vào những tháng
7,tháng 8, tháng 9; thấp nhất là tháng 12, tháng1.
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một
năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới – gió mùa. Mùa
hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh,
khô hanh, ít mưa, gió là gió đông bắc.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bắc xạ trung bình hàng
năm 115,4 Kcal/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 21OC.

15
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm trên 21OC là 84%. Từ đó lượng mưa
hàng năm lên tới 1.700 – 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90 – 170
ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là tháng 7 và 8. Mùa
đông chỉ mưa khoảng 150 – 400mm.
So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc
mạnh hơn. Đây là nơi “đầu sóng ngọn gió”. Gió thổi mạnh và so với các nơi
cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1-3OC. Trong những ngày gió mùa đông bắc,
ở vùng núi cao Bình Liêu, Quảng Hà, nhiệt độ có khi xuống dưới 0OC.
Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm (các
tháng 6,7,8) và có cường độ khá mạnh, nhất là ở vùng đảo và ven biển.
Tuy nhiên do diện tích lớn lại nhiều vùng địa hình khác nhau. Huyện địa đầu
Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều: nhiệt độ trung bình năm là 22OC, lượng
mưa trung bình năm tới 2.751 mm. Huyện Yên Hưng ở tận cùng phía nam,
nhiệt độ trung bình năm là 24OC, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm.
Vùng núi cao Hoành Bồ, Ba Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt, mỗi năm thường
có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm thấp. Cũng là miền núi
nhưng Bình Liêu lại có mưa lớn (2.400 mm) và mùa đông kéo dài tới 6
tháng. Vùng hải đảo lại không phải là nơi mưa nhiều nhất, chỉ từ 1.700 đến
1.800 mm/năm, nhưng lại là nơi rất nhiều sương mù về mùa đông
1.2.3. Thuỷ văn:
Ở vùng này, trong mùa hè có nhiều khi xảy ra mưa đá, còn mùa đông thi rất
nhiều khả năng có sương muối.
Ngoài ra các sông ở đây có những đặc điểm rất chú ý. Các sông chảy trong
các miền đất bằng giữa núi nhiều khi có thể gọi là lớn, còn các sông chảy ra
biển gần như bao giờ cũng vấp phải những ngưỡng đá chắng ngang ở ngay
cửa sông .
Hải Phòng có nhiều sông. Từ Hải Phòng đi các tỉnh bạn, hoặc từ nội thành ra
ngoại thành, từ huyện này sang huyện khác đều phải qua sông. Bao quanh
Hải Phòng là những dòng sông khá lớn như sông Đá Bạc, dông Kinh Thầy ở
phía Bắc; sông Luộc, sông Hoá, sông Thái Bình ở phía Tây và phía Nam.
Chảy qua địa phận Hải Phòng có các sông Đa độ, Văn Úc, Lạch Tray, Cửa
Cấm. Đây là điều kiện thu6ạn lợi để Hảo Phòng phát tiển ngành giao thông
đường thuỷ.
Hải Phòng là một trong những đầu mối giao thông đường thuỷ với các nước
trên thế giới và với các tỉnh trong cả nước. Điều này rất thuận lợi trong việc
giao lưu, phát triển kinh tế- văn hoá- du lịch với hầu khắp các tỉnh thành của
Việt Nam và nhiều quốc gia tên thế giới.
Nằm trong ba trung tâm du lịch lớn ở miền Bắc Việt Nam là Hà Nội- Hải
Phòng- Hạ Long. Hải phòng có khu nghỉ mát với những bãi biển lượn quanh
bán đảo Đồ Sơn, vươn ra biển Đông tới 5km

16
Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng các sông đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn.
Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn
nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất
nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1.500 m3/s chênh
nhau 1.000 lần.
Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có
nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ.
Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4m. Nét riêng
biệt ở đây là hiện tượng sinh “con nước” và thủy triều lên cao nhất vào các
buổi chiều tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con
nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có những dòng hải lưu chảy theo phương
bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển
lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13OC.
1.2.3.1- Nước và nước khoáng
Quảng Ninh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc: Nước mặt chủ
yếu là nước sông hồ. Các sông lớn là sông Ka Long (đoạn chủ yếu là đường
biên giới quốc gia giáp Trung Quốc), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tiên
Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Míp,
sông Uông, sông Đạm, sông Cầm và ranh giới phía nam tỉnh là sông Kinh
Thầy nối với sông Đá Bạch chảy ra sông Bạch Đằng. Tổng trữ lượng tĩnh
các sông ước tính bằng 175 triệu m3 nước.
Trong tổng số 72 hồ đập có 28 hồ lớn với tổng dung tích là 195,53 triệu m3
nước. Lớn nhất là hồ Yên Lập ngăn cửa sông Míp (còn gọi là sông Đồn,
sông Yên Lập), dung tích 118 triệu m3. Hồ Khe Chè (Đông Triều) dung tích
6,43 triệu m3. Sau đó là các hồ Khuật Đông, Trúc Bài Sơn, Khe Táu, Đoan
Tĩnh, Khe Ươn, Khe Chếnh, Yên Trung, Bến Châu, Trại Lốc, Rộc Cả, An
Biên đều có dung tích trên 1 triệu m3. Nước ngầm Quảng Ninh khá phong
phú. Ngay trên các đảo lớn đều có nguồn nước ngầm có thể khai thác. Hiện
nay chưa thăm dò hết, tại 13 khu vực đô thị và công nghiệp đã khảo sát và
ước tính có thể khai thác tại đây 64.388 m3/ngày.
Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm
Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Nước khoáng uống
được tập trung ở khu vực km 9 (xã Quang Hanh, Cẩm Phả) hiện nay có 15
lỗ khoan thăm dò và tính sơ bộ trữ lượng là 1.004 m3/ngày, trong đó 4 lỗ
khoan đã đưa vào khai thác (đóng chai và nạp thêm khí cacbonic) và đã trở
thành hàng nước uống được ưa chuộng. Nước khoáng Quang Hanh trong
suốt, không màu, không mùi, có vị hơi mặn, độ khoáng hóa từ 3,5 đến
5,05g/l. Thành phần vi lượng chủ yếu là: Na, Ka, Ca, Mg, Cl, SO4, H2CO3
hàm lượng thay đổi tùy vị trí lỗ khoan. Với các vi lượng này, nước khoáng
Quang Hanh rất có lợi cho giải khát và tiêu hóa. Nước khoáng không uống

17
được tập trung ở khu vực km 11 và km 12 Cẩm Phả và ở xã Tam Hợp (cũng
thuộc thị xã Cẩm Phả). Loại nước khoáng này có nồng độ khoáng khá cao,
nhiệt độ trên 35OC nên có thể tận dụng điều trị một số bệnh.
1.2.4-Tài nguyên động thực vật:
Tài nguyên rừng phong phú, có một số động thực vật quý như khỉ vàng, vec
đầu bạc, không còn thấy có trên thế giới. Ven bờ biển, đặc biệt là trên các
bãi phù sa biển, sú vẹc mọc thành dải dày đặc, xen lẫn những cây mắm và
trang cao 3-4 m không những có tác dụng bảo vệ bờ khỏi sức công phá của
sóng mà còn là một vùng cung cấp gỗ quan trọng cho nhân dân địa phương.
Ỏ Hải Phòng tài nguyên rừng phong phú, đa dạng. Từ đất liền hay Đồ Sơn
bằng tàu thường hay cao tốc, du khách có thể tới thăm đảo và vườn quốc gia
Cát Bà, vịnh Hạ Long hay Bái Tử Long. Quần đảo Cát Bà, nằm kề bên vịnh
Hạ Long với hàng trăm núi , đảo lớn nhỏ nổi lên giữa biển cả mênh mông.
Đảo lớn Cát Bà có vườn quốc gia Cát Bà rộng 600ha được thành lập từ ngày
23/5/1983, bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh với hơn 600 loài
thực vật với những vạt rừng nguyên sinh nhiệt đới tồn trữ nhiều loại cây
rừng như Báng, Gội Nếp, Săng lẻ, Kim Giao cùng nhiều loại động vật rất có
giá trị như: khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ,
sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím… đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng
đàn, là loài thú quý hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà và các loại
chim như: hoạ mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én…. Những núi đá
vôi ẩn chứa trong lòng nhiều hang động kỳ thú; những bãi tắm thiên tạo,
nước biển trong xanh bên những vùng biển tĩnh lặng nằm giữa các đảo đá;
những con suối tuôn chảy trên các triền núi rồi cả hồ trên núi, Cát bà là vùng
đất trù phú, đã được khai phá từ lâu đời. Ơ đây đã phát hiện được nhiều di
tích khảo cổ học thuộc thời kỳ đồ đá mới. Ngoài khơi xa là đảo Bạch Long
Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra còn có bãi biển Đồ Sơn ở ngoại thành
Hải Phòng. Ưu thế nổi bậc của Đồ Sơn là rất gần thành phố Hải
phòng(18km) và cách thủ đô Hà Nội không xa nên bân cạnh loại hình nghỉ
mát, tắm biển còn có điều kiện thuận lợi để phát tiển các loại hình nghỉ ngắn
ngày, hội nghị, thể thao để có thể tận dụng khả năng khai thác phục vụ du
lịch quanh năm.
Quảng Ninh là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh
thái cũng phát triển đa dạng và phong phú về chủng loại.
Động vật: trước hết là gia súc có trâu, bò, lợn, dê, gà, chó, mèo, thỏ, ngan,
ngỗng, vịt… Chăn nuôi đại gia súc khá phát triển ở miền núi. Đáng chú ý là
Quảng Ninh có giống lợn Móng Cái nổi tiếng vì dễ nuôi, chóng lớn, nạc
nhiều, sinh sản tốt. Các huyện miền Đông còn nuôi nhiều ngan lai vịt, tiếng
địa phương gọi là “cài sáy” thịt ngon, chóng lớn.

18
Quảng Ninh cũng là nơi nhập nhiều giống ngoại: trâu Mu-ra Ấn Độ, bò
Sinnơ Ấn Độ, bò sữa Hà Lan, ngựa, cừu, dê Mông Cổ. Tuy nhiên có một số
giống không thích nghi được chỉ phát triển một thời. Nay trong gia súc có
thêm hươu sao. Động vật hoang dã xưa có nhiều. Xa xưa có cả voi, tê giác,
gần đây có hổ, báo, gấu, chim công, chim yến, bồ nông… Nay đáng chú ý là
có khỉ vàng, nai, hoẵng, chim trĩ, đại bàng, lợn rừng, nhiều loại chim di cư
(như sâm cầm, chim xanh), và tắc kè, tê tê, rùa gai, rùa vàng… nhưng số
lượng giảm nhiều.
Động vật thủy sinh ở Quảng Ninh rất phong phú, ở vùng nước ngọt, ngoài
các loài cá, tôm, cua, ốc vùng Đông Triều còn có con rươi, con ruốc nối theo
mùa.
Nhưng đáng chú ý nhất ở Quảng Ninh là các loài hải sản. Do địa hình vùng
biển và đáy biển đa dạng, chỗ là dòng chảy, chỗ là vùng kín gió lặng sóng,
đáy biển chỗ là cồn đá, chỗ là bờ bãi phẳng, chỗ là rạn san hô mênh mông
nên Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại thủy sản của nước ta. Ở đây có
nhiều đàn cá lớn và có nhiều giống cá quý như song, ngừ, chim, thu, nhụ…
Trong các loài tôm có các giống tôm he núi Miều đứng hàng đầu về chất
lượng tôm Việt Nam. Ngoài biển có nhiều loại đặc sản như trai, ngọc, bào
ngư, đồi mồi, tôm hùm, ven bờ có sò huyết, ngao, ngán, hàu, rau câu, sái
sùng ven bờ biển và trên vịnh đang phát triển các loại hải đặc sản. Ngư
trường rộng và sự đa dạng về chủng loại thủy sản vẫn luôn luôn là nguồn lợi
quan trọng, một thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh.
Thực vật: ở Quảng Ninh có thế mạnh ở rừng và đất rừng. Đất canh tác hẹp
và kém phì nhiêu nên sản lượng lúa, ngô, khoai, thấp song bù lại là tiềm
năng trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp. Hiện nay
Quảng Ninh đang mở rộng diện tích cây ăn quả, trong đó có vùng vải thiều
Đông Triều 3.000 ha đã cho thu hoạch. Vùng chè Quảng Hà đã cho chè búp
chất lượng tốt.
Trước đây Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, nay
diện tích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ. Rừng bạch đàn,
keo cũng đang mở rộng để vừa phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công
nghiệp mỏ (chống lò). Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển
những giống cây đặc sản như quế, hồi, trẩu, sở và những cây dược liệu.
Trong đó ở Quảng Ninh có cây ba kích nổi tiếng. Với 3/4 diện tích tự nhiên
là rừng và ít rừng, nếu được bảo vệ và trồng thêm nhiều, rừng Quảng Ninh
sẽ phát huy thế mạnh và là một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh.
Nhận xét:
Nhìn chung Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong
phú về nhiều mặt. Đó là những tiềm năng to lớn để Quảng Ninh phát triển
một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công, nông, ngư nghiệp đến phát

19
triển thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là Quảng Ninh có tiềm năng phát triển
du lịch rất lớn. Chính vì vậy mà Quảng Ninh đang là một trung tâm, một
trọng điểm, một chân kiềng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước,
trước hết là một tỉnh trong vùng tam giác kinh tế phía bắc: Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh.
1.3- Tiểu Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn)
1.3.1-Về địa hình:
Hầu hết các tỉnh miền núi Đông Bắc có điạ hình đồi núi cao, phức tạp và hệ
thống sông ngòi dày đặt. Địa hình thay đổi từ nơi này đến nơi khác. Nơi cao
nhất có hình thái núi trung bình là khu vực vòm sông chảy.
Những nhân tố ảnh hưởng đến địa hình ở đây là các đá kết tinh. Vận động
kiến tạo khá mạnh và lượng mưa lớn. Độ cao cùng với lượng mưa lớn dẫn
đến xâm thực theo chiều sâu diễn ra dữ dội, đa số thung lũng có dạng hẻm
vực, đồng thời sự tỏa mạnh của mạng lưới xâm thực đã chia cắt khoảng rộng
đường phân thủy ra thành nhiều mảnh.
Vì vậy hầu hết các tỉnh ở đây có hình thể phức tạp như tỉnh Tuyên Quang có
nhiều dãy núi cao, ngăn cách nhau bởi lưu vực của bốn con sông chính chảy
qua tỉnh giữa sông Hồng Hà và sông Chảy là dãy núi Côn cao 800m. Kế tiếp
là dãy mỏ Rô và Sáu Tàu rồi đến những ngọn núi thấp dần.
Giữa sông Chảy vàsông Lô là núi Khánh. Dãy núi ngăn cách sông Chảy với
thung lũng sông Bách . Núi Nùng, núi La cao 1000 – 1100m và núi Bách
Kha là những núi cao có rừng rậm bao phủ, có nhiều vách đá ăn thẳng ra bờ
sông Lô… Hay địa thế của Lạng Sơn cũng có độ cao thay đổi từ 100 –
1009m. Phía Đông và Bắc thành phố Lạng Sơn là dãy núi Mẫu Sơn cao
1500m chế ngự cả thung lũng sông Kỳ Cùng.
Phía Đông Nam cũng có một dãy núi trung bình cao 700m. Phía Tây- Tây
Nam có dãy núi Cao Kinh cao 600m. Phía Đông và phía Bắc là những dãy
núi đá bao trùm thung lũng Thất Khê và làm thay đổi hướng sông Kỳ Cùng.
Giáp với tỉnh Lạng Sơn là tỉnh Bắc Cạn thì địa hình cũng chủ yếu là đồi núi,
trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc. Hà Giang và Cao Bằng là 2 tỉnh đầu
của đất nước, địa hình khá phức tạp. Nơi đây có những ngọn núi lưng chừng
trời và có rất nhiều sôn suối. Như vậy vùng nuí Đông Bắc rất phát triển địa
hình Cacxtơ.
Đây là loại địa hình khá đặc biệt với địa hình này nó cũng mang nhiều ý
nghĩa thực tiễn như địa hình này có phong cảnh đẹp. Có nhiều hang động kỳ
thú, nhiều điểm du lịch hấp dẫn, Đây còn là vùng có khí hậu ôn đới.
1.3.2-Về khí hậu:
6 tỉnh miền núi Đông Bắc nằm trong vùng núi phía Đông Bắc do nằm ở vị
trí tương đối cao nên mang sắc thái ôn đới chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa

20
khô hay mùa nóng và lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 240C- 260C.
Vào mùa đông nhiệt độ ở đây rất lạnh. Có lúc xuống đến -50C ( Hà Giang).
Tuy nhiên do nằm trong nền khí hậu đa dạng của Việt Nam nên khí hậu
cũng bị thay đổi theo mùa và theo độ cao. Như khí hậu của tỉnh Tuyên
Quang rất ẩm thấp và không trong lành nhất là vào mùa mưa bị ảnh hưởng
của rừng rậm, thung lũng sông Đáy có nước độc và sương mù dày đặc.
Nhưng ỡ những vùng có độ cao 400-800m thì nhiệt độ lại trong lành hơn. Ơ
vị trí cao hơn Cao Bằng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Và được chia làm 4
mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Phong cảnh thiên nhiên rất hữu tình thích
hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch. Mùa mưa được tính từ tháng 11-4 năm sau.
Còn mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10. Như vậy nhìn chung nhiệt độ vùng
núi Đông Bắc tương đối thuận lợi, rất thuận lợi cho việc tổ chức du lịch vào
mùa đông.
1.3.3-Động – Thực Vật :
- Hiện nay mức sống của con người ngày càng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi
tham quan du lịch và giải trí, trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu về du lịch
ngày càng đa dạng và phong phú ngoài một số hình thức truyền thống như
tham quan phong cảnh. Các di tích văn hoá lịch sử của loài người, đã xuất
hiện rất lớn khách du lịch. Đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối
tượng là các loài động vật, thực vật, việc tham quan du lịch trong thế giới
động vật, hài hoà trong thiên nhiên làm cho con người yêu thêm cuộc sống.
- Tài nguyên thực- động vật ở vùng bắc bộ rất phong phú và đa dạng với
động vật bao gồm những loài thú quí hiếm: hưu, chim, các loài bò sát quí
hiếm … có giá trị kinh tế cao trong đó có một số loài động vật được ghi vào
sổ đỏ góp phần cho sự đa dạng về động vật thu hút sự tham quan nghiên cứu
tạo điều kiện phát triển cho vùng bên cạnh động vật thì hệ thực vật ở đây rất
đa dạng gồm các loài như: Đinh, Liêm, Sếu, Tàu, Gõ …tạo điều kiện cho
các ngành khai thác và chế biến lâm sản là nơi cư trú an toàn cho các
loàiđộng vật mang lại nền kinh tế cap như vậy tài nguyên động, thực vật ở
đây co ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch Bắc Bộ.
1.3.4-Tài nguyên nước :
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du
lịch Bắc Bộ thì nguồn nước có ý nghĩa rất lớn. Nước không những cung cấp
cho tưới tiêu, thuỷ điện mà nước được dùng cho các nhà tắm, nhằm mục
đích du lịch. Nước được sử dụng tuỳ theo nhu cầu cá nhân theo độ tuổi, và
theo nhu cầu quốc gia.
- Taì nguyên nước không chỉ có tác dụng phục hồi trực tiếp mà còn ảnh
hưởng đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu khí
hậu quen bờ.

21
- Ngoài ra nước còn cần thiết cho đời sống để uống, vệ sinh, và các nhu cầu
hàng ngày. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nuồn nước ngọt
dồi dào.
- Khi nhắc đến tài nguyên nước đặc biệt là vùng Bắc Bộ thì không thể nào
không nhắc đến một loại tài nguyên nước rất quí đó là tài nguyên nước
khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Với những ưu thế và sự ưu đãi của tự nhir6n ban tặng cho vùng thì tài
nguyên nước đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của vùng mà đặc biệt là
du lịch.
Nguồn Tài Nguyên Tự Nhiên Ảnh Hưởng Đến Du Lịch :
Thi Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch
sử như di tích núi Văn, núi V, di tích ATK Định Hóa, di tích đền Đuổm…
Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng
Hoàng… rất hấp dẫn khách du lịch.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.419m,
có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều gỗ quí, có tới 1.000 loại cây
dược liệu quí hiếm. Động vật có hổ, công, trĩ, phượng, tê tê… và hàng trăm
loại chim thú khác. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có
chợ tình Khu Vai hấp dẫn du khch trong v ngồi nước. Đến với Hà Giang, du
khách được tiếp cận với những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá
độc đáo của cư dân miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các
loại hoa văn rực rỡ, tinh tế. Du khách có dịp tham dự những phiên chợ vùng
cao của cư dân địa phương và khám phá nhiều điều mới lạ.
Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao,
phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch.
Lễ hội truyền thống của tỉnh Cao Bằng là nét đặc trưng của các dân tộc sinh
sống trong vùng đặc biệt là lễ hội Lồng Tồng. Tỉnh cũng có nhiều di tích
thắng cảnh như di tích Bắc Bó, khu di tích Kim Đồng, hồ trên núi Thang
Hen, thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh) là một thác nước vào loại đẹp
nhất ở Việt Nam…
1.4 Tiểu Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu,
Lào Cai, Yên Bái, Sơn La)
1.4.1.Địa hình
Chủ yếu là núi rừng, cao nguyên hùng vĩ, xen kẽ với các sườn núi là các
thung lũng hẹp
Địa hình Lo Cai kh phong ph gồm nhiều loại hình, cĩ địa hình thung lũng, cĩ
địa hình vng ni thấp, địa hình vng ni cao v cc đỉnh núi rất cao như đỉnh
Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m…
Giá trị về du lịch :

22
Ø Du lịch thám hiểm
Ø Du lịch thể thao
Ø Du lịch nghỉ dưỡng
Ø Du lịch nguyên cứu khoa học địa chất, địa hình
Ø Du lịch hang động
1.4.2.Khí hậu :
Nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khỏang 210C-250C.Khí hậu chia làm 2 mùa rõ
rệt:mùa đông rét lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều ,không có bão, khí
hậu mát mẻ.
Tác động của khí hậu đến khai thác các loại hình du lịchí
Ø Du lịch tắm biển, nghỉ mát:
o Số ngày nắng nhiều
o Số ngày nắng trên ngày
o Nhiệt độ trung bình của khí hậu và nước
(20-250C)
Ø Du lịch leo núi
Ø Du lịch nghỉ dưỡng :Ở đây có thể khai thác được nguồn nứơc khoáng theo
các mạch nước suối tự nhiên hay nằm sâu trong lòng đất, được chế biến làm
nứơc giải khát hoặc để chữa bệnh, đủ sức thỏa mãn mọi nhu cầu của khách
du lịch . Như nguồn nứơc khoáng Kim Bôi (Hòa Bình ) đạt tiêu chẩn chất
lượng cao và có thể khai thác tốt.
ANH HƯởNG CủA NƯớC TRONG DU LịCH VÙNG.
Tài nguyên nước có vai trò rất lớn trong đời sống con người, trong du lịch
cũng vậy.
Tài nguyên nước trong du lịch bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa
nước nhân tạo, suối, karto, thác nước, suối phum…
+ Ở Lào Cai có thác bạc, nằm bên quốc lộ 4D, cách thị xã Sa Pa trên đoạn
vắt qua dãy Hoàng Liên Sơn rất thuận tiện cho khách đến chiêm ngưỡng. Từ
trên khe núi cao dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá, vừa hoang
dã vừa huyền bí.
+ Ngoài ra Yên Bái còn có hồ Thác Bà. Hồ đước tạo nên khi ngăn sông chảy
tại Thác Bà chừng 23 000 ha. Hồ chứa khoảng 2,9 tỷ m3 nước. Độ sâu trung
bình là 15-20 m chỗ sâu nhất tới 40m. Nước hồ rất trong xanh, in bóng
những vạt rừng già bao quanh hồ. Nơi đây có hàng trăn loại cá, cung cấp
thực phẩm cho cả vùng. Hồ Thác Bà là tháng cảnh đẹp, nơi đang có kế
hoạch phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái, kết hợp giữa giải trí trên
hồ và leo núi, thám hiểm rừng.
+ Lào Cài còn có nước khoáng Tắc Kô, là mạch nước ngầm trong vắt, nằm ở
địa phận miền Tiên. Nước ở đây rất ngọt và mát, có tác dụng giải khát va

23
chữa bệnh. Mạch nước khoáng Tắc Kô là nguồn nguyên liệu sản xuất tự
nhiên dồi dào, phục vụ khách nghỉ dưỡng ở Sa Pa.
+ Hồ Pá Khoang ở Lai Châu.
Hồ thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành
phố Điện Biên Phủ khoảng hơn 20 km. Nguyên xưa là con suối lớn thu nhận
nước từ trăm khe đổ về, sau khi xây dựng với hệ thống đập tràn, đập chắn,
cống dẫn để điều hoà nước. Phục vụ nhu cầu sống và canh tác ở lòng chảo
Mường Thanh, nơi đây trở thành hồ nước hiền hoàvà thơ mộng.
Diện tích mắt hồ khoảng 400-500 ha (tuỳ theomua) nằm giữa cánh rừng đại
ngàn soi bóng xuống mặt hồ trong xanh.
+ Suối nước nóng Bản Mòng ( Sơn La ).
Thuộc xã Thea La, thị xã Sơn La, nước khoáng ở đây có nhiệt độ 35-400C.
Rất thịch hợp với việc chữa trị và dưỡng bệnh.
+ Đầm Ao Châu ở Phú Thọ.
Ao Châu là một hồ nước lớn diện tích khoảng 2 km2, nằm ở địa phận ba xã
Am Thượng (cũ), Am Hạ và Y Sơn thuộc huyện Hạ Hoà cách thành phố
Việt Trì 70 km. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường
thuỷ đến Ao Châu đều thuận tiên.
Đầm Ao Châu có hình dạng như đầu của con trâu, có hai sừng choải về phía
sông Thao và sông Chảy. Mặt đầm trải rộng mênh mông, phẳng lặng, nước
hồ trong xanh quanh năm. Vào những đêm trăng sáng Đầm Ao Châu trông
giống như bức tranh thuỷ mạc với rừng cọ, đồi chè, đồi mơ, đồi vải soi bóng
lung linh trên mặt nước. Đầm có 99 ngáchnày được ví như 99 con giao long
đang trườn vào đầm ngập nước.
+ Suối nước nóng Kim Bôi.( Hoà Bình )
Từ thị xã Hoà Bình đi 30 km đến nhà nghỉ mang tên một người bản Mường
là nhà nghỉ mỏ đá Kim Bôi . Nhà nghỉ được xây ở bên cạnh nơi có mạch
nước khoáng lớn nhất, vì vậy ngồi trong phòng vẫn nghe thấy tiếng nước
phun lên ào ào vô tận. Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 360C. Qua kiểm
nghiệm nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống,
ngâm mình chữa các bệnh về khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp…
Nước suối Kim Bôi dã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với
nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Pa ven Bảbia
của Hung gải.
+Công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà. (Hoà Bình)
Từ Hà Nội theo Quốc Lộ 6 đi 70Km đến thị xã Hoà Bình, đi tiếp về phía
thượng lưu sông Đà 1.5 Km là đến nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất
Việt Nam, công suất 1,92 triệu KW. Điện năng hàng năm đạt gần 8 tỷ
KW/h.
Hồ chứa nước của nàh máy còn là hồ nuôi cá, cải tạo môi sinh, hồ du lịch.

24
Khi mức sống của con người ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu nghỉ ngơi,
tham quan du lịch đa dạng và phong phú.
Du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là thực vật và động vật, đã
trở nên hấp dẫn du khách, bên cạnh đó có một số hình thức truyền thống như
tham quan phong cảnh,Di tích Văn hoá Lịch sử của loài người.
Do biết tận dụng khai thác các tiềm năng thiên nhiên, là nguồn Tài nguyên
động thực vật với quang cảnh hài hoà của nó nên một số các nước trên lục
địa Châu Phi, Đông Nam Á đã thu hút được lượng khách du lịch đông đảo.
Thực vật có các khối rừng tự nhiên và các khu rừng nhân tạo, có tác dụng
làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm.
Hệ thực vật ở Phan Xi Phăng khá phong phú có tới 1680 loại cây chia làm
679 chi thuật nhóm có loại quý hiếm. Đây còn là nơi thu hút khách du lịch
ưa mạo hiểm.
Rừng Xuân Sơn (Phú Thọ) có loài cây lạ, trong một ngày thay đổi màu lá tới
4 lần. Có nhièu động vật quý hiếm như Cầy bay, Sóc bay.
+ Cao Nguyên Mộc Châu (Sơn La) trên độ cao hơm 1000m so với mặt biển
cách Hà Nội 199 Km theo Quốc Lộ 6 lớn dài 80 Km rộng 25 Km. Có 14.000
ha đông cỏ để chăn nuôi đai gia súc, trồng chè, cây công nghiệp khác còn là
nơi sản xuất, xuất khẩu chè, là nơi cung cấp sản lượng sữa tươi lớn. Đang là
điểm thu hút khách du lịch bởi không khí trong lành.
+ Khu du lịch Suối Ngọc – Vua Bà (Hoà Bình) cách Hà Nội xấp xỉ 40 Km .
Đây là một quần thể du lịch sinh thái mới ra đời với diện tích 300 Ha. Rừng
cây xanh với nhiều cây ăn quả. Tại đây có thể mắc võng nằm dưới tán cây
rừng ngủ.
Bên cạnh thảm thực vật dày có động vật cạn phong phú. Chính vì vậy nó đã
tạo cho du lịch nhiều loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.
- Du lịch xanh, du lịch dã ngoại.
- Du lịch trên sông, hồ, biển.
- Du lịch tự nhiêu, miệt vườn.
- Du lịch mạo hiểm, du lịch môi trường.
+ Tự nhiên thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên của vùng tạo được nhiều loại
hình du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách khai thác được tài nguyên thiên
nhiên.
+ Khó khăn và tồn tại:
- Mặc dầu như vậy cần khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên, môi
trường và du lịch đang sử dụng.
- Nâng cao ý thức để nhận rõ đặc điểm môi trường thiên nhiên, khi du khách
đang hoà mình vào đó.
- Không săn bắn và đàu tư vào đó hợp lý để tạo thêm điểm du lịch mới.

25
Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát
hoa, chị chỉ… Nhiều cy dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật
của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè Suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có
mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên.Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt
là hồ Thác Bà, một trung tâm sinh thái, giải trí, leo núi, khám ph rừng tự
nhin. Thắng cảnh Yn Bi cịn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh
thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bị sữa trn cao nguyn Mộc Chu,
pht triển cy du, nuơi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát
triển cây cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát
triển công nghiệp khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác.
Sơn La có lễ hội Hoa ban của dân tộc Thái, có bản Hìn, danh thắng Yn Chu,
hang Thẩm Tt Toịng.
1.5.Tiểu Vng du lịch Nam Bắc Bộ(Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình,
Hà Nam):
1.5.1-địa hình
Tương đối phức tạp đa dạng :
v Đồng bằng : Có những thềm phù sa cổ đôi chỗ còn là thềm hỗn hợp, không
phải hòan tòan đồng nhất. Tùy theo từng khu vực lại có những quá trình địa
mạo chủ yếu. Đó là quá trình châu thổ, ở khu vực tiếp giáp với bờ biển, là
họat động bồi tích phù sa của các dòng sông, là quá trình xâm thực ở rìa
đồng bằng, giáp núi, khu vực phía Đông giáp với bờ biển là khu vực nhỏ
nhất về mặt địa chất và địa hình. Tính chất bằng phẳng của bề mặt phù sa bị
các dãy cồn cát ven biển phá vỡ, các dãy cồn cát trước kia đã ngăn những
đầm phá bên trong cách ly với biển bên ngòai và bây giờ là những dạng địa
hình cao. Sự chênh lệch cao thấp thật ra không nhiều lắm nhưng đã ảnh
hưởng quan trọng đến tình hình phân bố độ ẩm. Những cánh đồng cao
thường được trồng hoa màu, những ruộng trung bình có thể trồng lúa 2 vụ.
Còn những vùng chiêm trũng bị úng vào mùa mưa chỉ lấy được một vụ. Gần
rìa đồng bằng còn xuất hiện những đồi núi lửa niên cổ bên dưới. Xen lẫn đó
có nhiều nhánh sông.
Đặc biệt ở đây có diện tích nhỏ, đường viền núi ở gần, bề mặt phù sa hẹn
chế, do kém bằng phẳng, nhiều đất cao, lắm đồi núi rải rác, cồn cát ven biển
phát triển nhiều thềm phù sa cổ. Phía trong các dãy cồn đều có ruộng sâu
ngập nước. Phía ngòai sắp hàng trên bờ biển là những hòn núi đá Granit, với
cấu trúc địa hình này sự chuyển típ sang dãy đá ven biển miền trung đã bắt
đầu.
v Núi :

26
Trong khu vực có nhiều mảnh nền cổ nhiều địa máng, nhiều đứt gãy có
nhiều ngọn núi khá cao, các núi còn tiếp tục chạy qua tỉnh Sầm Nưa của Lào
về đến Thuận Du Thanh Hóa. Các con sông Mã Schu ở vùng này thường
phải luồn trong những hành lang khúc khủyu. Núi hạ thấp đột ngột thành
những đồi chạy ra tận bờ biển.
v Khu vực bờ biển : Là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển, là quá trình bồi tụ
của sông ngòi và các quá trình địa mạo do sóng thủy triều, hải lưu ngòai ra ở
đôi nơi có thêm sự tham gia của sinh vật, của gió. Các con sông Mã, sông
Cỏ Cồn, tương đối lớn và các châu thổ của chúng còn khá rộng nhưng sông
đá ít phù sa, các đồi núi đã nhiều lên và ra sát biển (Thanh Hóa) ta đã bắt
đầu thấy các mũi và vũng xuất hiện, nhiệt độ trung bình 23 – 240c, chia làm
hai mùa : mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ
tháng 5 tháng 10.
1.5.2- Khí hậu :
Khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa là những hệ thống thời
tức từ xa đưa đến theo từng đợt. Tùy theo sự dẫn biến từng năm của gió mùa
Đông Bắc cũng như gió mùa Tây Nam mà khí hậu diễn biến thất thường. Có
năm gió mùa Đông Bắc mạnh đem lại một mùa đông rét và kéo dài nhưng
có năm gió mùa Đông Bắc lại yếu thời tiết nóng đến sớm bất thường. Gió
mùa Tây Nam cũng có năm mạnh gây mưa nhiều và lũ lớn có năm lại họat
động yếu gây ra hạn hán trong mùa hè. Như vậy tính chất thất thường thể
hiện có trong chế độ nhiệt và chế độ mưa.
Tính chất thất thường trong chê độ nhiệt thể hiện ở sự dao động của nhiệt độ
tháng ở sự dao động của ngày bắt đầu và kết thúc của các mùa nóng lạnh.
Nguyên nhân của tính chất thất thường này là do sự dao động chỉ đáng kể
trong các tháng mùa đông. Như vậy, nhiệt độ tháng 1 của 1 năm nào đó có
thể nóng hơn hoặc lạnh hơn nhiệt độ trung bình.
Tính chất thất thường trong chế độ mưa, thể hiện ở sự biến trọng của lượng
mưa hằng năm, từng mùa và mỗi tháng. Có năm mưa nhiều mưa trung bình,
nhưng vài tháng nào đó lại mưa ít, thì vẫn xảy ra hạn hán.
1.5.3- Ảnh hưởng của nước trong du lịch :
Vùng có hệ thống thủy văn phong phú như Sông Mã, S. chu, S. Cả … cung
cấp 1 lượng nước lớn cho vùng. Bên cạnh đó còn có hệ thống hồ và nước
ngầm cung cấp, lượng nước kể, hồ có nhiều tác dụng trước hết là điều hòa
dòng chảy tiêu úng sau để nuôi thảy sản phát triển thủy điện, thủy lợi làm
nơi nghĩ ngơi du lịch. Hồ nhỏ được hình thành từ lâu, nước ngầm có tác
dụng trong sinh hoạt hằng ngày, cung cấp thức ăn, nước tưới, nước cho công
nghiệp và cả nước dùng để trị bệnh. Tuy nhiên, nước ngầm cũng có tác hại
nhất định như làm cho đất bị muối hóa và trở nên cằn cõi. Lượng nước ngầm
ở nước ta cũng phong phú đủ để duy trì nước cho sông ngòi và cho cây rừng

27
trong mùa khô. Vì lượng nước mùa mưa khá lớn ngoài ra điều kiện thấm
nước cũng thuận lợi. Nơi có nguồn nước ngầm phong phú là các đồng bằng
phù sa tập trung nhất tại các bậc thềm phù sa cổ và các cồn các duyên hải.
- Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điều hành, mỗi ngày chỉ có 1 lần nước
lên và 1 lần nước xuống, số ngày ngập triều chiếm 95%. Mực nước 3 ngày
sau khi mặt trăng có độ xích vỹ lớn nhất, đó là®đạt tối đa 2 thời kỳ nước
lên đầy và nước xuống kiệt. Mức nước xuống, mức tối thiểu 2, 3 ngày sau
khi độ xích vỹ của mặt trăng nhỏ nhất. Đó là thời kỳ nước kém, nước lên
xuống rất ít, nhưng lại có 1 hiện tượng rất đặc biệt là thêm 1 lần thủy triều
lên xuống nữa, gọi hiện tượng nước sinh con, chế độ thủy triều trở thành bàn
nhật triều, độ cao của thủy triều có sự thay đồi theo các tháng trong năm, các
tháng có thủy triều lớn nhất là tháng 10, 11, 12 và 5, 6, 7, các tháng có thủy
triều thấp nhất là 3, 4 và 8, 9. ngoài ra vào mùa hạ thủy triều lên cao nhất
vào buổi chiều còn trong mùa đông thủy triều lên cao vào buổi sáng.
1.5.4. Tài nguyên động thực vật :
Vùng này có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những nét hùng
vĩ, thơ mộng của núi rừng, khung cảnh tĩnh mịch trong ánh rừng giả nguyên
sinh như ở các vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) với hệ sinh thái rừng
rậm nhiệt đới rất điển hình, hoàn toàn làm thỏa mản trí tò mò các du khách
và lòng say mê nghiên cứu của các nhà kho học. Cùng với các loại dược liều
lạ như câm nhung, tam thất …
Thiên nhiên ở vùng này cũng vô cùng phong phú trong rừng có những động
vật của vùng nhiệt đới như sáo, vẹt, voi, bò tót … dưới nước có nhiều lọi hải
sản và là những món ăn ngon cho du khách như tôm hùm, sò, huyết, cua,
bào ngư …
1.5.5. Tác động thuận lợi khó khăn của việc khai thác TNTN :
* Khó khăn :
Sự suy thoái thiên nhiên rừng : thảm rừng, một tài nguyên vô giá, một nhân
tố cơ bản của chất lượng môi trường sống đã bị suy tàn quá mức cho phép và
đang tiếp tục giảm sút nhanh chóng. Mất rừng không chỉ mất một nguồn tài
nguyên động thực vật quý giá, một lượng sinh khối lớn mà còn nguy hiểm
chung cho cả môi trường sinh thái Việt Nam. Tỷ lệ che phủ hiện tại không
dưới 30% không đủ đảm bảo an toàn sinh thái cho môi trường sống, dẫn
theo hàng loạt hậu qủ khác.
Sự thoái hoá vô hoang hóa đất đai do tác động hủy hoại của con người đã
làm cho đất ngày càng xấu đi, hiện tại có khoảng 10 triệu ha đất trồng, đồi
núi trọc, quá trình xói mòn đang bồi lấp lòng sông, hồ, ảnh hưởng đến chế
độ dòng chảy sông ngòi làm nguy cơ hạn hán và lũ lụt ngày một tăng.

28
- Sự giảm sút giới động vật hoang dã theo sau sự thu hẹp diện tích rừng làm
mất đi một nguồn sinh khối lớn và nguồn gen động vật quý hiếm đặc trưng
cho vùng nhiệt đới.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở các
thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư.
- Việc khai thác không có ý thức của con người làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch.
2-TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN
2.1-Di Tích Lịch Sử-Văn Hóa
Do địa hình vùng du lịch vùng du lịch miền Bắc với nhiều đồi núi, đồng
bằng và hang động nên trong suốt quá trình lịch sử chiến đấu lâu dài dành
độc lập của dân tộc từ xưa đến nay, nhân dân luôn chọn nơi đây là căn cứ địa
trọng yếu . Vì thế, đã để lại trong vùng đất này rất nhiều di tích mà ngày nay
đã trở thành minh chứng lịch sử cho một thời đại, một dân tộc.
Để hôm nay, trong cảnh hoà bình , trên đà phát triển về mọi mặt của kinh tế
– chính trị – xã hôi, tiến đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa để sánh vai
ngang tầm với cường quốc năm châu theo nguyện vọng của Bác, thì khi trở
lại nơi đây, đối với người xưa chốn cũ thật không khỏi bồi hồi xúc động,
nhớ những ngày tháng đấu tranh gian khổ những người đã anh dũng nằm
xuống để cho bao đời tiến lên, họ đã bỏ lại sau lưng những khát vọng đời
thường của con người để rồi ra đi trong êm đềm, nhẹ nhàng không tiếc nuối.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời .
….
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Tây Tiến – Quang Dũng
Còn thế hệ sau, khi đến đây không khòi tự hào về ông cha đã anh hùng dũng
cảm như thế nào để từ đó mà sống sau cho xứng đáng.
Bên cạnh ý nghĩa lịch sử to lớn đó, còn thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng
riêng của từng dân tộc, cùng với những nét đẹp hoành tráng, cổ kính mang
đầy chất nghệ thuật, chứa cả hồn dân tộc mà được các nghệ nhân thực hiện
chủ yếu bằng thủ công.

CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA TIÊU BIỂU:


2.1.1-TIỂU VÙNG DU LỊCH TRUNG TÂM:
Di tích thành Xương Giang
Thành nằm ở phường Thọ Xương,cách thị xã Bắc Giang 4 km,bên cạnh
quốc lộ 1A đi Lạng Sơn.Thành này do nhà Minh xây dựng vào thế kỷ 15 để
trấn giữ nơi cửa ngõ rút quân phía Bắc.Nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi do

29
tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy sau gần 1 năm vây hãm,đánh chiếm thành
Xương Giang trước khi viện binh của quân Minh qua ngả biên giới Lạng
Sơn kéo xuống nước ta.Chính tại nơi đây đã diễn ra trận đánh lịch sử thắng
10 vạn quân Minh.Hệ thống thành Xương Giang hiện nay vẫn còn dài
khoảng 600m,có 4 cổng chính,diện tích khoang 27 ha.
Đền Bà Chúa Kho
Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A qua ga Thị Cầu,rẽ trái đi thêm chừng 500m là
đến làng Cổ Mễ,phường Vũ Ninh,thị xã Bắc Ninh,nơi có đền thờ Bà chúa
Kho.Tương truyền rằng đó là một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức
sản xuất,tích trữ lương thực,trông nomkho tàng quốc gia trong và sau khi
chiến thắng Như Nguyệt(1076) .Khi Bà qua đời,năm 1077, nhân dân đã lập
đền thờ để ghi công ơn của Bà.
Đền thờ Bà ngày nay được xây dựng mang kiến trúc thời Nguyễn ,theo kiểu
tam ban.Ban hạ kiến trúc kiểu tiền kê,hậu bẩy;ban trung theo kiểu thượng
chồng rường,hạ kê trong;ban thượng dựng kiểu chồng rường,giá chiêng.
Đền Bà Chúa Kho hiện nay được tu sửa khang trang.Thường vào cuối năm
và đầu năm (ngày lễ chính 10/1 âm lịch) thu hút rất nhiều khách từ Bắc đến
Nam về dâng hương,cầu phúc,cầu tài,cầu may mắn…
Chùa Dâu
Chùa ở thôn Khương Tự (còn gọi là làng dâu) ,xã Thanh Khương,huyện
Thuận Thành ,cách Hà Nội chừng 30km.
Chùa được dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 ở vị trí là giao điểm những con đường
lớn,nơi tiếp thu đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáothời bấy giờ.Trong
Phật điện chính có pho tượng lớn nữ thần Pháp Vân (nữ thần Mây) ngồi trên
toà sen,vì vậy chùa còn được gọi là Pháp Vân tự.
Trong khuôn viên chùa có ngọn tháp nổi tiếng,xây dựng thé kỷ 6,với ý nghĩa
như một thạch trụ ngăn cản làn gió nghiệp chướng .Vì vậy tháp mang tên
Hoà Phong.
Chùa Bút Tháp
Chùa có tên chữ là Ninh Phúc tự,toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp,xã Đình
Thổ,huyện Thuận Thành ,cách Hà Nội khoảng 30 km.Chùa được dựng vào
thời Hậu Lê thế kỷ 17,theo kiểu “nội công ngoại quốc” ,ngoài cùng là tam
quan,tiếp đó là gác quan hai tầng 8 mái,tiền đường ,thiêu hương,thượng
điện,cầu đá,tích thiện am,nhà trung,phủ thờ và kết thúc là tháp đáTôn Đức.
Tại chùa có thờ các bộ tượng Tam Thế,Tam thân,tượng phật Bà Quan Âm
nghìn mắt nghìn tay cao 3,7m có 11 đầu, gần 1000 tay,1000 mắt đặt trên toà
sen do rồng đội,bên dưới là các hình trang trí sóng nước,tôm
,cua,ốc,rùa….bốn góc bệ là 4 pho tượng lực sĩ trông rất sống động.Trong
chùa còn có tháp “cửu phẩm liên hoa” bằng gỗ,cao 8m,nhiều cổ vật quí,tháp
đẹp.nổi tiếng nhất là tháp Báo Nghiêm,nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành,vị tổ

30
thứ 2 của chùa .Chùa được trùng tu nhiều lần .Chùa Bút Tháp là một trong
những ngôi chùa danh tiếng vào bậc nhất ở Việt Nam.
Chùa Phật Tích
Chùa được khởi dựng vào khoảng thế kỉ 7-10 ở sườn núi Lạn Kha(rìu mục),
xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Đến thời Lý, chùa được trùng tu với qui mô
lớn. Năm 1057, vua Lý Thánh Tôn cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng
mình vàng. Năm 1947, chùa bị hỏng nặng. Năm 1991 chùa được trùng tu
theo kiến trúc như xưa. Một số di vật quí hiện còn lại ở chùa như: tượng
Phật A Di Đà tạc bằng đá khối ngồi trên toà sen cao 1,87m(cả bệ cao gần
3m); 32 ngôi tháp; nhiều hình chạm đá nhạc cong, vũ nữ; tượng nhục thân
thiền sư Chuyết Chuyết…
Đình làng Đình Bảng
Thuộc huyện Từ Sơn, cách Hà Nội 20 km. Đây là một ngôi đền cổ kính nổi
tiếng nhất ở Kinh Bắc. Đình được xây dựng năm 1700-1736 mới được hoàn
thành. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn Đại Vương(thần đất), Thuỷ Bá
Đại Vương(thần nước) và Bach Lệ Đại Vương( thần trồng trọt).
Toà bái đường của đình nền hình chữ nhật, dài 20 m, rộng 14m chia làm 7
gian, 2 chái. Nền cao bó vỉa đá xanh có bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện
qua phần mái toả rộng và những cột lim hiếm thấy ở những ngôi đình khác.
Có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ, đường kính từ 0,55-0,65m. Hoa văn trang trí
trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, trau chuốt, hài
hoà.Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại
mộng. Trong đình có bức chạm nổi “bát mã quần phi” với đường nét tài hoa
phóng khoáng diễn tả các cảnh sinh hoạt vô cùng sống động. Đình Đình
Bảng là ngôi đình cổ, đẹp nên rất hấp dẫn khách du lịch.
Đình Cổ Mễ
Thuộc làng Cổ Mễ phường Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh là 1 ngôi đình lớn
được dựng năm 1681. Đình được dựng theo kiểu chữ nhất với 5 gian, 2 vì.
Đình thờ Trương Hống, Trương Hát và những anh hùng có công giúp Triệu
Quang Phục( 549-570) chống giặc Lương.
Các mảng chạm khắc gỗ trong đình Cổ Mễ rất đẹp, thể hiện nội dung theo
các đề tài “long vân đại hội”, “ngũ hổ tranh châu”.
Kiến trúc đình Cổ Mễ mang những nét rất tiêu biểu cho mô típ đình làng ở
đồng bằng Bắc Bộ, của làng quê Việt Nam.
Di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt
Di tích lịch sử này thuộc thôn Thọ Đức, Tam Đa, huyện Yên Phong. Ngày
xưa tại Thọ Đức, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng nhiều trợ quân lớn hiện
vẫn còn dấu tích trong lòng đất: trại Chỉnh, trại Chùa, trại Quýt, trại Mái
Am.Trên khu vực Bãi Miễu, Lý Thường Kiệt cho xây dựng 1 phòng tuyến

31
lớn chặn giặc ở cửa sông Thọ Đức. Xung quanh là các khu hậu cần: kho Dốc
Gạo, kho Cung và gò Cung, kho Gươm và Gò Gươm.
Trong kháng chiến chống Tống 1077, khu vực Thọ Đúc được xây dựng
thành phòng tuyến kiên cố trong hệ thống phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Cánh quân đóng ở đây có nhiệm vụ chặn mũi tiến quân của giặc từ phía núi
Tiêu Lát tràn sang và làm nhiệm vụ ứng cứu cho 2 cánh quân ở khu vực Như
Nguyệt và Thị Cầu. Cùng với 2 cách quân này đã tạo nên chiến thắng vang
dội của quân dân nhà Lý năm 1077, đập tan nạn xâm lăng của nhà Tống.
Toàn bộ khu vực Thọ Đức ngày nay vẫn nằm trên 1 dọi đất cao so với xung
quanh. Đình, đền, chùa Thọ Đức cũng là những di tích lịch sử nằm trong hệ
thống phòng tuyến Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống(1077).
Di tích núi Dinh
Núi Dinh còn có tên gọi là núi Thanh hay núi Pháo Đài, nằm trên đất của 2
phường Thị Cầu và Đát Cầu, thị xã Bắc Ninh. Trong lịch sử các cuộc kháng
chiến chống xâm lược, núi Dinh luôn là điểm nóng, là phòng tuyến và cũng
là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch.
Tại núi Dinh, trong cuộc kháng chíên chống Tống thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt
cho quân và dân xây dựng phòng tuyến sông cầu thành 1 phòng tuyến chống
giặc vững chắc. Dưới sự chỉ huy tài tình của ông, đại quân đóng ở núi Dinh
đã tổ chức phòng ngự và tấn công đánh bại đạo quân chủ lực của Quách
Quỳ.
Thế kỉ 13, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nguyên Mông, Trần
Quốc Tuấn cũng cho xây dựng hệ thống phòng thủ ở Xương Giang và Thị
Cầu.
Đầu thế kỷ 15,quân Mimh sang xâm lược và đã đóng quân ở đây(thành Thị
Cầu) .Tháng 3/1427 toàn bộ quan Minh đóng ở thành Thị Cầu đã kéo nhau
ra đầu hàng.
Thời Tây Sơn ,khu vực núi Dinh –thành Thị Cầu cũng là nơi đóng quân của
nghĩa quân.Tại đây đã xảy ra cuộc giao chiến ác liệt giữa quân ta do tướng
Phan Văn Lân chỉ huy với quân xâm lược Mãn Thanh.
Tháng 3/1946 ,núi Dinh là nơi tiếp đón chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về
thăm Bắc Ninh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,trận địa pháo cao xạ đóng trên núi Dinh
cùng với các trận địa xung quanh đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ.
Núi Dinh là một di tích lịch sử,một điểm tham quan của du khách khi tới
thăm vùng đất kinh Bắc thơ mộng.
Đình Diềm
Ngôi đình thuộc thôn Viêm Xá(Diềm) ,xã Hoà Long,Yên Phong,Bắc Ninh
,là một trong số những ngôi đình nổi tiếng còn lại ở làng quê Việt Nam
.Đình thờ Trương hống, Trương Hát ,có công đánh quân xâm lược nhà

32
Lương.Đình được xây dựng vào đời Lê Hy Tông(1692).Làng Diềm là một
làng cổ,nằm trên núi Quả Cảm và Sông Cầu,tạo nên vẻ đẹp “sơn thuỷ hữu
tình”.
Đình nằm ở đầu làng ,tiếp đến là một sân gạch rộng,rồi 3 khối kiến trúc:đại
đình,ống muống và hậu cung.
Đại đình được dựng trên nền cao bó đá xanh,4 cột cái cao to đỡ bộ khung
nâng mái.Nổi bậc nhất trong toà đại đìmh là tấm võng lớn,kiểuhình hộp lồng
vào nhau,sơn son thếp vàng rực rỡ ,dày đặc các hoạ tiết trau chuốc,tỉ mỉ và
sinh động.Tấm cửa võng án ngữ hết chiều rộng phía trên gian giữa từ thượng
lương buông xuống và lùi dần về phía sau tới 2 cột cái ở trong rồi chuyển
thành 3 mảng diềm bọc lấy khung cửa cấm .Ngoài những hình trang trí
thường gặp như;rồng,phượng,mây,núi,hoa,lá,muông thú…còn có những
hình thiếu nữ trong tư thế cưỡi rồng duyên dáng.Trong đình còn có đôi
phỗng bằng gỗ hình thù kì dị ,khuôn mặt rất hài hước;có chiếc độc bình gốm
lớn ,trang trí hổ phù ,rùa phun nước,rồng phượng chầu mặt trời…
Tại đây hàng năm làng tổ chức lễ hội.Đình Diềm là một di tích kiến trúc
nghệ thuật đã được nhà nước xếp hạng.
Làng tranh Đông Hồ
Đây là một làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam ,tên là làng
Đông Hồ,huyện Thuận Thành.
Nghề vẽ tranh dân gian của làng Đông Hồ đã có từ rất lâu đời.Trước đây họ
vẽ tranh phục vụ tết Nguyên Đán.Ngày nay tranh Đông Hồ có thể phục vụ
mọi nhu cầu của khách hàng .Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó(giấy được
làm bằng cây dó giã nhỏ,lọc và cán mỏng),màu ve lấy từ chất liệu thiên
nhiên như gạch non,lá cây,rễ cây ,đốt thành than,mài ra.Muốn có màu nền
lấp lánh,họ phải dùng vỏ sò ,nghêu(còn gọi là điệp) nung lên thành vôi,giã
nhỏ, trộn với nhựa cây, phết đều lên giấy dó để tạo ra sự độc đáo. Hầu hết
tranh Đông Hồ đều phản ánh ước nguyện hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Có 1
số tranh vẽ về động vật như bò, lợn, chó, mèo đều là những con vật gần gũi
với người nông dân. Đặt biệt một số tranh với mảng đề tài “hứng dừa”, “đám
cưới chuột”, “đánh ghen” rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước. Hiện nay,
người làng tranh Đông Hồ còn làm thêm đồ hàng mã để phục vụ việc tế, lễ.
Hàng năm, chợ tranh được họp vào dịp tết Nguyên Đán tại đình Đông Hồ.
Khách ở quanh vùng và ở các tỉnh xa nô nức về chợ để mua tranh. Hội thi đồ
mã cũng được tổ chức tại đình từ chiều 14 tháng 3 đến ngày 18 tháng 3 âm
lịch hằng năm. Chợ tranh và hội thi đồ mã được tổ chức hằng năm phần nào
phản ánh được nét đặc thù trong hoạt động kinh tế-văn hoá của người dân
làng Đông Hồ.
Làng nghề Đại Bái

33
Đại Bái thuộc huyện Gia Bình là địa phương chuyên sản xuất các sản phẩm
bằng đồng(đồng gò, đồng đúc). Ngày trước ở đây hình thành các phường
thợ, xóm Tây là phường sản xuất mâm; xóm Ngoài là phường sản xuất nồi;
xóm Giữa là phường sản xuất ấm siêu và xóm Sôn là phường sản xuất chậu.
Ngoài ra còn 1 phường chuyên tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp
nguyên vật liệu, gọi là phường chợ.
Lễ giỗ tổ nghề của người thợ đồng Đại Bái được tổ chức vào ngày 29 tháng
9 âm lịch, đó là ngày mất cuả vị tổ sư Nguyễn Công Truyền. Lệ ở đây quy
định tất cả những người đến tuổi 49 năm đó(tuổi ra lềnh) đều phải đến thắp
hương ở đền thờ tổ. Nếu ai ở xa không về được thì có thể gửi hương nhờ bạn
cùng lứa tuổi thắp hộ.
Đình Long Phúc
Được xây dựng vào thời Lê cách thị xã Bắc Giang 8 km về phía nam.
Đình thờ 6 vị Đại Vương và Anh Tôn Công chúa là những người có công
lớn với dân với nước.
Toà đại đình gồm 5 gian ,2 chái ,mái lợp ngói mũi hài.Đình có kết cấu độc
đáo ,vì chèo chồng rường ,giá chiêng và 7 hiên ,gỗ làm đình là gỗ lim với
những mảng chạm khắc tinh vi,mang đậm màu sắc dân tộc.
Hiện nay đình còn lưu giữ một số tài liệu và hiện vật có giá trị nghiên cứu
khoa học và giáo dục truyền thống đó là các bức đại,hương án,đoò thờ
cúng,1 bài vị bằng đá,1 bài vị bằng gỗ sơn son tư thếp vàng,1 ngựa gỗ,2 câu
đối….
Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
Tháp nằm gần kề với chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc địa phận thôn
Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Tháp được xây dựng vào thời Lý-
Trần.
Tháp Bình Sơn cao khoảng gần 16m. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có mái lượn
cong. Lòng tháp rỗng, bệ tháp hình vuông mỗi cạnh dài 4,45m và được thu
nhỏ dần đến đỉnh. Tầng trên cùng của tháp mỗi cạnh dài 1,55m. Tháp được
xây bằng gạch đất nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như sành, móng tháp
được xây bằng gạch vồ, sâu tới hơn 1m. Mặt ngoài các tầng tháp được ốp
gạch mịn mặt, màu đỏ sậm, có hoa văn trang trí với đường nét cầu kì tinh
xảo, hài hoà giữa các tầng tạo thành 1 khối kiến trúc hoàn hảo ở mỗi góc độ.
Trải qua nhiều thế kỉ, tháp đã bị nghiêng lệch và sụt lỡ một số chỗ và đã
được trùng tu năm 1972, nền tháp được tôn cao 4m bằng 1 bệ bê tông, kiến
trúc được bảo tồn như cũ.
Tháp Bình Sơn là một di sản của nghệ thuật kiến trúc độc đáo đời Lý-Trần
còn được bảo tồn nguyên vẹn cho tới ngày nay.
Danh thắng Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

34
Quần thể di tích Tây Thiên bao gồm: đền Chân Suối, đền Dầu, đền Cả, đền
Thỏng, đền Cô, đền Cậu, chùa Đổng Cổ và đền Tây Thiên thuộc địa phận xã
Đại Đình, huyện Tam Dương. Đền Tây Thiên ở độ cao 600m, thờ Nữ Chúa
Tam Đảo Năng Thị Tiêu. Tục truyền Bà là một trong 7 tiên nữ được Ngọc
Hoàng phái xuống hạ giới để chữa bệnh, cứu độ chúng sinh. Bà đã kết duyên
cùng vua Hùng Vương thứ 6(Lang Liêu) và Bà đã có sắc phong là Quốc
Mẫu Tây Thiên.
Đường lên đền Tây Thiên phải vượt qua nhiều khe, suối sâu, sườn núi dốc,
rừng rậm. Cách Tây Thiên khoảng 500m gần Tháp Bạc(cùng tên với Tháp
Bạc ở Tam Bảo) là động Sách Hoa.Đi theo hướng Tây khoảng 1km có chùa
Đồng Cổ, đang lưu giữ hai pho tượng đồng quí.
Đến Tây Thiên, là chuyến hành hương, leo núi, vãn cảnh. Khu danh thắng
này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1991.
Đình thuộc làng Phú Mỹ, huyện Mê Linh. đình thờ vợ chồng Hùng Thiên
Bảo-Trần Hang, hai tướng của Hai Bà Trưng.
Đình Phú Mỹ là 1 công trình kiến trúc mang đậm phong cách thế kỉ 18.
Đại đình gồm 5 gian hai chái có chuôi vo theo kiểu “tàn đao lá mái” .Các
đầu cong vút,bang đao bịt gỗ thành nhiều lớp tạo thành hoa văn lá sồi. Kiến
trúc của đình nổi thiêng về điêu khắc và trang trí.Các đầu tư, đầu bảy, câu
đầu, ván giỏ được chạm nhiều đề tài:tam đa, người giao đấu với rồng,người
cưỡi rồng ,mây, tứ linh…Đình còn rất nhiều bức chạm mang phong cách
kiến trúc thế kỷ 18.
Đình Hương Canh (Vĩnh Phuc)
Thuộc huyện Bình Xuyên,được xây dựng vào đời Vĩnh Thịnh(1705-
1719),kiến trúc theo kiểu chữ công gồm nhiều phương đình,thượng điện và
hậu cung .
Trong đình có nhiều bức cham trổ tinh vi với các chủ đề “tứ linh”, “tứ quý”
ở các bức cốn,cửa võng…mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thời
hậu Lê.
Đình Hương Canh là một di tích văn hoá đã được xếp hạng.
Đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc)
Đình thuộc xã Thổ Tang,huyện Vĩnh Tường,được xây dựng vào khoảng cuối
thế kỷ 17. Đình Thổ Tang với kiến trúc cổ truyền phản ánh tư duy dân dã
của người nông dân bằng các bức chạm trổ thể hiện cảnh sinh hoạt của
người nông dân,cảnh trai gái tình tự,đá cầu, đánh thổ, đánh vật, chuốc
rượu…Đình Thổ Tang là một đình cổ.
Chùa Đức La ( Bắc giang)
Chùa có tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự,cách Hà Nội 80km về phía Bắc,chùa toạ
lạc trên thôn Quốc Khánh,xã Trí Yên,huyện Yên Dũng.

35
Chùa được xây dựng vào đầu đời Trần,nằm trên một khu đồi thấp sau lưng
là dãy núi cô Tiên,bên trái sát bờ sông Lục.Trước mặt là những cánh đồng
rộng ,xen kẽ xóm làng ,mờ xa là dãy núi Nham Biền nên thơ.
Kiến trúc chùa Đức La gồm có 4 khối chính. Khối thứ nhất gồm có chùa Hộ,
toà Thiêu Hương, chùa Phật. Chùa Hộ có bài trí nhiều tượng. Toà Thiêu
Hương lộng lẫy với 3 lớp hoành phi và cửa võng thếp vàng ,gian thứ hai bày
nhiều tượng phật và tượng các vị la hán. Chùa Phật là thế giới của tượng
phật, mang dấu ấn kiến trúc thời Lê. Khối thứ hai là nhà Tổ đệ nhất.Kiến
trúc đơn giản,đặc biệt có tấm hoành phi “Trúc Lâm hội thượng vpí 3 pho
tượng Trúc Lâm Tam tổ.Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng mái và khối
thứ 4 là nhà Tổ đệ nhị,có 2 pho tượng Tổ tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng
thời Nguyễn.
Trải qua thời gian,cả 4 khối kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn.Chùa từng là nơi
thuyết pháp của Trúc Lâm Tam tổ(Trần Nhân Tông,Pháp Loa,Huyền
Quang) và là nơi dịnh chức danh cho các tăng sĩ thời Trần,chùa đã được
trùng tu nhiều lần.
Chùa Bổ Đà (Bắc giang)
Chùa thuộc xã Tiên Sơn,huyện Việt Yên là trung tâm phật giáo thời nhà
Lê,vốn có nguồn gốc từ thời Lý thế kỷ11.
Chùa nằm trong một khuôn viên rộng có cảnh núi non đẹp, hấp dẫn du
khách.Hiện nay chùa Bổ Đà vẫn là nơi huấn luyện tăng ni,phật tử của hội
Phật giáo tỉnh.
Đình Lỗ Hạnh (Bắc giang)
Đình ở xã Đông Lỗ,huyện Hiệp Hoà ,là công trình kiến trúc độc đáo được
xây dựng từ thời nhà Mạc,thế kỷ 16(1576).
Lúc đầu đình Lỗ Hạnh chỉ là một toà đại đìmh hình chữ “nhất”.Năm
1850,đình được sữa chữa thêm hậu cung thành chữ “công” và 2 dãy tả hữu
vu phía trước. Đình gồm 5 gian,2 chái 48 cột.Chu vi cột cái 1,42m,cao
4,61m.Nền đình dài 23,5m,lòng đình rộng 12,3m.Các vì gian giữa kết cấu
theo kiểu chồng rường-giá chiêng;vì gian bên kiểu ke chuyền-giá chiêng ,các
xà ngang liên kết với các vì chuyền vươn xa đưa đầu mái vượt ra không gian
khá lớn.Nhìn chung kiến trúc đình Lỗ Hạnh trông đồ sộ mà không nặng nề
nhờ các bờ cong của 4 mái tương phản với mặt sân rộng trong điểm trung
tâm của làng xã.
Đình Lỗ Hạnh đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật khác:bộ tranh gỗ phủ
sơn đầu thế kỷ18-19 vẽ cảnh Bát Tiên dài 2,23m,cao 1m;đôi nghè gỗ thế kỷ
17 sơn son thếp vàng,tượng bà Chúa Tiên Dung cùng bài vị Cao Sơn Đại
Vương,thần Thành Hoàng làng.
Đình Thổ Hà (Bắc giang)

36
Đây là ngôi đình được dựng vào thời Lê Hy Tông trên khu đất rộng 3000m2
có nhiều cây cổ thụ thuộc làng Thổ Hà,huyện Việt Yên.
Đình được dựng theo kiểu chữ công,toà bái đường dài 27 m ,rộng16m,dựng
trên nền cao 0,5m xung quanh có bó đá tảng xanh chia làm 3 cấp,mái đình
lợp ngói mũi hài to bản,4 góc là những đầu đao cong vút.Đầu bờ nóc uốn
quanh hình lưỡi liềm,góc mái có gắn nghê,thú nhỏ bằng sành nung già lửa
đỏ tía.Có tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng,chạm rồng,nghê,mây,thú rất trau
chuốt.Bái đường chia làm 7 gian,48 cột lim,bộ khung mái chạm trổ tinh
vi,nhiều cảnh trí sinh động.Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài
,yếm,tóc búi trần hoặc chít khăn với nét mặc rạng rỡ trong tư thế cưỡi
phượng,đè rồng,hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bồng bềnh.Lòng bái
đường lát đá xanh nhẵn bóng.Bức cửa võng thếp vàng chạm trổ lộng lẫy làm
cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính.
Theo tấm bia cổ để lại,đình Thổ Hà là công sức đóng góp của toàn thể dân
làng Thổ Hà.Ngôi đình là công trình thể hiện niềm tự hào của các thế hệ
người dân Thổ Hà.
Di tích cách mạng Hoàng Vân (Bắc giang)
Di tích thuộc huyện Hiệp Hoà ,được goi là ATK, là căn cứ chuẩn bị cho
công cuộc giành độc lập,nơi ở của các đồng chí lãnh đạo trung ương Đảng
thời kỳ tiền khởi nghĩa(1940-1945) .Nơi đây có 7 di tích được công nhận là
di tích lịch sử cách mạng như đình Hoàng Vân,đình Vân Xuyên,Nghè
Sư,đình Xuân Biểu,xóm Đá….

2.1.2-VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC:


Chùa thuộc huyện Hồ Nam, quận Lê Chân, cách trung tâm Hải Phòng 2 km
về phía Tây Nam .Chùa được xây dựng vào đời Tiền Lê (980-1009). Vua
Trần Nhân Tông (1258-1308) vị vua mộ đạo phật đã từng đến giảng đạo tại
Phúc Lâm Tự . Chùa được trùng tu nhiều lần.Ngày nay,chùa Dư Hàng được
xếp hạng là một di tích lịch sử .Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý:tượng
phật,đỉng đồng,chuông,khánh,đặc biệt là bộ sách Kinh Tràng A Hàm là tài
liệu cổ về giáo lí đạo Phật.
Đình Hàng Kênh:
Đình được dựng vào thế kỷ thứ 17-18 ,đến năm 1905 được mở rộng như
ngày nay.Đình còn có tên là đình Nhân Thọ.
Đình Hàng Kênh là một công trình có giá trị lớn về điêu khắc gỗ.Trong đình
có 156 mảng chạm khắc ,con rồng là đề tài chính .Toàn bộ công trình chạm
khắc tới 308 hình rồng to,nhỏ khác nhau .Trong đình có tượng vua Ngô
Quyền và kiệu bát cống là hiện vật có giá trị mỹ thuật cao.

37
Hàng năm từ ngày 16 đến 18/2 âm lịch ,đình mở hội có tế lễ,diễn
chèo,tuồng,ca trù,chầu văn và các trò chơi cờ tướng,đấu vật,chọi gà… thu
hút đông đảo nhân dân tham gia.
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Khu di tích thuộc thôn Trung Am ,xã Lý Học ,Vĩnh Bảo,Hải Phòng ,gồm 89
hạng mục:tháp bút Kinh Thiên;đền thờ dựng khi cụ mất (1585) với ba gian
tiền đường ,hai gian hậu cung ,phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho
trời và đất ,bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”;nhà trưng
bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm,phần mộ cụ thân sinh ở
phía sau đền ;tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m ,nặng 8.5 tấn;hồ
bán nguyệt rộng khoảng 1000 m2;chùa Song Mai;Nhà Tổ có tượng thờ bà
Minh Nguyệt ,vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân,nơi lưu giữ
quan niệm mới về chữ “trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.
Ngày nay khu di tích đã dược xây dựng khang trang,trở thành điểm du lịch
văn hoá lớn của khu vực ,là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỉ niệm danh nhân văn
hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm .
Đền Nghè :
Đền nằm ở trung tâm thành phố ,cách Nhà hát thành phố chừng 600 m về
phía Tây- Nam.
Đền thờ bà Lê Chân,một nữ tướng của cuôc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỉ
thứ I(40-43),người lập ra làng An Biên ,tiền thân của thành phố Hải Phòng
sau này .
Lúc đầu,đền là một miếu nhỏ .Năm 1919,toà hậu cung của đền được xây
dựng,năm 1926 toà tiền bái được xây dựng.Đây là một tổng thể di tích văn
hoá-kiến trúc gồm voi đá,ngựa đá,sập đá,bia đá….
Đình Nhân Mục:
Đình ở làng Nhân Mục ,xã Nhân Hoà ,huyện Vĩnh Bảo,được xây dựng vào
thế kỉ 17.Đình đã được trùng tu nhiều lần.Lần trùng tu cuối cùng vào năm
1941.
Đình gồm 5 gian tiền đường,dài 15 m,rộng 5m.Hậu cung dài 9m,rộng
1m.Đình lợp ngói mũi hài .Ngôi đình nay còn giữ được nét kiến trúc tiêu
biểu của thế kỉ 17 .Đao đình là sự tiếp nối của bờ xối kết hợp với mái tàu
.Đặc biệt đình có bộ khung sườn bằng gỗ tứ thiết được liên kết bằng vì kèo
xà với kỹ thuật sâm mộng.
Đình Nhân Mục có nhiều cổ vật quý được gìn giữ như kiệu bát cống thế kỉ
17,bia đá cao 1,8m,dài 0,26m là tác phẩm chạm khắc tuyệt vời vào năm
1694,bình pha trà gốm men ngoc thế kỉ 14.Đình Nhân Mục còn là nơi bảo
lưu các sinh hoạt văn hoá cổ truyền của dân tộc.Hàng năm tại đây trong
ngày hội có nghệ thuật múa rối nước rất độc đáo của vùng.
Chùa Phổ Chiếu:

38
Chùa được xây dựng năm 1953 do sư Ngô Chân Tử kiến lập và trụ trì,ở
phường Dư Hàng Kênh,Quận Lê Chân.
Lúc đầu,chùa thờ Tam Giáo đồng nguyên.Đến năm 1954,một hoàthượng
thuộc phái Lâm Tế về trụ trì,trùng tu và mở rộng ngôi chùa ,thờ Phật,đổi tên
chùa là Phổ Chiếu.
Chùa hiện còn giữ một số di vật bằng đất nung và đá cổ ,các mảng trang trí ở
tháp cổ Tường Long,những tháp đất nung cổ,4 tầng ,có 4 cạnh ,cao 0,35m.
Cụm di tích lịch sử văn hóa Yên Tử
Vị Trí: Tại khu vực x Thượng Yên Công, thị x Uơng Bí, tỉnh Quảng Ninh
(cch trung tm thị x Uơng Bí 20km về phía Bắc).
Đây là một hệ thống di tích lịch sử,văn hoá gồm 11 ngôi chùa, nhiều am
tháp và bia tượng; được xây dựng từ thời nhà Trần cách đây 7 thế kỷ. Cha
Yn Tử nằm trn dy ni cng tn, được xếp vào hàng danh sơn của đất nước có
đỉnh cao nhất là 1068m. Đây là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm Tam
Tổ, một thiền phái Phật giáo mang đậm màu sắc dn tộc Việt Nam do vua
Trần Nhn Tơng sng lập từ thế kỷ 13. Du khách đến thăm Yên Tử, ngoài việc
đi bộ leo núi trên con đường hành hương truyền thống cịn cĩ thể được
thưởng ngoạn phong cảnh núi rừng Yên Tử bằng hệ thống cáp treo hiện đại
từ chân núi đến cha Hoa Yn. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng
giêng âm lịch, kéo dài trong suốt cả mùa xuân.
Cụm di tích núi Bài Thơ
Vị trí: Phường Bạch Đằng – trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh; là một quần thể di tích lịch sử ,văn hoá bao gồm: núi Bài Thơ, chùa
Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn.
Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ
vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê
Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long
ngày nay) đ ứng tc một Bi Thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó
núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài Bài Thơ của vua Lê
Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam cịn cĩ Bi Thơ họa của
chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm Bài Thơ của một số danh nhân thời
Nguyễn .
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi
Bài Thơ cịn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của
quân và dân vùng mỏ. Ngày 1.5.1930 lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay
trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân vùng mỏ dưới sự lnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phịng
khơng, hang tr ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm
điện chính của Bưu Điện tỉnh Quảng Ninh.

39
Đền thờ Trần Quốc Nghiễn: Nằm ở phía Tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ
Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn – vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng Đông Bắc
Tổ quốc.
Cha Long Tin: Nằm ở phía Bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm
1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra cịn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu.
Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn
ra vào ngày 24.3 âm lịch hàng năm
Đình Quan Lạn:
Nằm trong cụm di tích Đình,Chùa ,Miếu,Nghè thuộc xã đảo Quan
Lạn,huyện Vân Đồn,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công nhận là
cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật số 575 QĐ ngày 14/7/1990 .
Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê(khoảng thế kỷ 17) và được sửa chữa
nhiều lần vào thời Nguyễn để thờ Thành Hoàng làng là các vị tiên công đã
có công tạo ra xã Quan Lạn và thờ Trần Khánh Dư ,người có công lớn trong
trận đánh thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn-Cửa Lục góp phần
quan trọng vào đại thắng Bạch Đằng năm 1288.
Đình Quan Lạn xây theo kiểu chữ công gồm 5 gian ,2 chái tiền đường ,3
gian ống muống và 1 gian 2 chái hậu cung .Đề tài trang trí ở đây chủ yếu là
hình tượng rồng ,phượng và hoa lá ,được thể hiện với các sắc thái khác nhau
trên mỗi bức cốn ,đầu bẩy , đầu dư ,câu đầu,cửa võng …Hiện vật có giá trị
nhất còn lưu giữ lại ở đình là pho tượng Trần Khánh Dư và 18 sắc phong
của các vua triều Nguyễn phong cho thành hoàng làng Trần Khánh Dư.
Đến thăm đình Quan Lạn ,ngoài việc thưởng thức các giá trị văn hoá ,du
khách còn được thoả sức đùa giỡn cùng sóng biển với 2 bãi cát dài phẳng
mịn (bãi trước,bãi sau).
Lễ hội ở đây diễn ra vào ngày 18/6 âm lịch nhưng không khí của lễ hội thì
kéo dài trong suốt tháng 6.
Bãi cọc Bạch Đằng
Nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã
Yên Giang,huyện Yên Hưng,đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công
hận là di tích lịch sử (số 191 VH/QĐ ngày 22/3/1988) nhân kỷ niệm 700
năm chiến thắng Bạch Đằng.Bãi cọc Bạch Đằng tồn tại cung thời gian là
chứng tích trong lịch sử chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc ta.Nơi ghi dấu
thiên tài quân sự của anh hùng dân tổcTrần Quốc Tuấn ở thế kỷ 13.
Vào thế kỷ 13 ,sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nambị thất bại thảm
hại(1258,1285) năm 1288 quân Nguyên-Mông quyết tâm xâm lược nước ta
lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do
Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đường bộ và dường thuỷ
.Trước sức mạnh đó vua quan nhà Trần đã thực hiện kế hoạch rút lui chiến

40
lược,xây dựng chiến tranh du kích để tiêu hao sinh lực địch.Sau một thời
gian bị tiêu hao sinh lực ,mệt mỏi vì khí hậu,hơn nữa đoàn thuyên lương của
Trương Văn Hổ đã bị quân của Trần Khánh Dư đánh chìm nagy khi vào đến
Vân Đồn Cửa Lục,buộc quân địch phải rút lui .Biết trước được âm mưu
đó,Trần Quốc Tuấn đã dựa vào chiến thuật cắm cọc gỗ xuống lòng sông
Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 và kết hợp với 2 dải đá ngầm ở ghềnh
Cốc và ghềnh sông Chanh tạo thành phòng tuyến chặn đường rút lui của
quân giặc.
Ngày 9/4/1288 khi đạo binh của Ô Mã Nhi vào đến cửa sông Bạch
Đằng,Trần Quốc Tuấn đã cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến ,khi nước triều
rút,các cánh quân mai phục từ các nhánh sông mới lao ra quyết chiến làm
cho quân địch không trở tay kịp,kết hợp với chiến lược hoả công chỉ trong
vòng 1 ngày hơn 3 vạn quân của Ô Mã Nhi và gần 400 chiến thuyền đã bị
quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống.
Chiến thắng Bạch Đằng 1288 là một chiến công chói lọi đã ghi vào trang sử
hào hùng chống giặc ngoại xâm mà bãi cọc hiện còn ở đầm Yên Giang là
chứng tích hùng hồn của chiến công đó.
Chùa Quỳnh Lâm:
Nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều ,đã được Bộ Văn Hoá
Thông Tin công nhận là di tích lịch sử và nghệ thuật (số 2009 QĐ/VH ngày
15/11/1991).Phía trước là hồ nước lớn ,3 phía còn lại đồi núi bao bọc.Với
thế đất này được gọi là thế ngai vàng,hay thế “rồng chầu hổ phục”.
Chùa được hình thành từ đời Tiền Lý (khoảng cuối thế kỷ 5,đầu thế kỷ 6) và
được tu sửa qua các triều đại Đinh,Tiền Lê,Lý,Trần,Lê.Đặc biệt chùa được
tôn tạo và hoàn chỉnh vào thời Lý,Trần.Trong các thế kỷ 11-14,thời kỳ cuối
Lê và thế kỷ 17-18 Quỳnh lâm đều trở thànhtrung tâm Phật giáo lớn nhất của
Việt Nam.
Vào thời Lý,nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng
cao 6 trượng ,được coi là một trong những “An Nam tứ đại khí”(bốn báu vật
cua Việt Nam) và tạc một tấm bia đá lớn cao 2,5 m ,rộng 1,5m với hình rồng
uốn lượn mềm mại.Nhưng chùa Quỳnh Lâm thực sự trở thành một trung tâm
Phật giáo quan trọng trong thế kỷ 14 với hoạt động của Pháp Loa Đồng Kiên
Cương,vị tổ thứ 2 của phái Thiền trúc Lâm.
Trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ ,năm 1316 Pháp Loa cho xây dựng và thành
lập viện Quỳnh Lâm với một kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh vào năm
1329,Quỳnh Lâm trở thành “Đệ nhất danh lam cổ tích của An Nam”.Đây là
nơi trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo
phật, nhiều hội lớn có tiếng trong sử sách được tổ chức tại đây như
hội”Thiên phật bảy ngày ,bảy đêm”(1352)…

41
Trải qua thăng trầm của lịch sử ,các công trình kiến trúc cổ của chùa Quỳnh
Lâm đã bị huỷ hoại ,nhưng nhiều hiện vật như tấm bia đá lớn thời Lý,khánh
đá và vườn tháp…vẫn còn.
Lễ hội chùa Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 tháng 2
âm lịch,nhưng không khí lễ hội diễn ra trong suốt 3 tháng mùa xuân với lòng
thành kính của tất cả các tín đồ Phật tử gần xa tín tâm về dâng hương lễ phật.
Đền Cửa Ông (Đông Hải Linh từ):
Toạ lạc nằm trên ngọn núi trông ra vịnh Bái Tử Long thuộc phường Cửa
Ông,thị xã Cẩm Phả,đã dược Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công nhận là
di tích thắng cảnh.
Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 gồm 3 khu vực chính:đền Hạ,đền
Trung và Thượng ,được phân bố ở 3 vị trí khác nhau theo chiều lên cao
dần.Đền Hạ thờ Mẫu ,khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng
,lăng Trần Quốc Tảng,đền Quan Châu,đền Quan Chánh và chùa .Đền chính
lúc đầu thờ Hoàng Cầu,người anh hùng của địa phương,sau thờ Trần Quốc
Tảng,con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn,người có công trấn ải vùng cửa
Suốt.
Kiến trúc đền chính theo kiểu chữ công(I) gồm 3 gian tiền đường,2 gian ống
muống và 3 gian hậu cung.Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần
Quốc Tuấn và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay.Với 43 pho tượng
lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu tỉ mỉ,sắc nét với tư thế
ngồi trong ngai,khám,long đình rất cân đối mang giá trị nghệ thuật cao.Đó là
tượng Trần Quốc Tuấn ,tượng Thánh Mẫu(vợ ông) ,2 công chúa(con
ông),Trần Quốc Tảng,Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư,Yết Kiêu,Dã
Tượng,Phạm Ngũ Lão,Lê Phụ Trần,Đỗ Khắc Chung…..và nhiều câu đối,đồ
thờ tự khác.
Từ lâu,đền Cửa Ông đã nổi tiếng linh thiêng không chỉ đối với nhân dân tỉnh
Quẩng Ninh,mà nhân dân các tỉnh trong nước cũng lần lượt tìm đến để dâng
hương,trẩy hội.Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 2 tháng giêng âm lịch và
kéo dài suốt 3 tháng xuân.
Làng nghề gốm sứ Hương Canh
“Ai về mua vại Hương Canh”
Câu ca dao còn lưu truyền đến ngày nay đã chứng minh được sức sống của
làng nghề gốm sứ vốn đã nổi tiếng từ lâu đời của tỉnh Vĩnh Phúc,Hương
Canh cách Hà Nội 52km.
Làng nghề gốm sứ Hương Canh ngày xưa chuyên sản xuất các loại sành sứ
bình dân phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của tầng lớp nhân dân như
vại,chum đựng nước,ấm đun nước,săc thuốc…Các mặt hàng của Hương
Canh đều có mặt ở hầu hết các nơi trên đất nước bởi trình độ nung tốt cũng
như kỹ thuật nào nặn và khuôn mẫu đạt đến độ tinh xảo.Khác với gốm sứ

42
Bát Tràng là loại gốm sứ tráng men,còn gốm sứ Hương Canh chuyên về mộc
nhưng vẫn đứng vững trên thị trường.
Ngày nay,sản phẩm của Hương Canh ngày càng đa dạng hoá,ngoài các mặt
hàng sản phẩm truyền thống họ còn sản xuất thêm mặt hàng ngói lợp nhà và
các loại bình,đồ giả cổ với chất lượng và mẫu mã đẹp.
Làng nghề gốm sứ Hương Canh đang ngày một phát triển giúp cho đời sống
của người dân ở đây có công ăn việc làm và thu nhập khá.Làng nghề sôi
động hẳn lên nhờ lượng khách đến tham quan và mua hàng.
Đình Trung Bản
Nằm trên gò đất thuộc Xóm Thượng, thôn Trung Ban, xã Liên Hoà, huyện
Yên Hưng. Được Bộ Văn Hoá Thông Tin công nhận là di tích lịch sử
số1548 QĐ ngày 30/8/1991 bổ sung cho di tích cọc Bạch Đằng.
Đình được xây dựng từ thế kỷ 15 và trải qua nhiều lần trùng tu,đến triếu vua
Khải Định xây dựng nư ngày nay.Đình thờ Thành hoàng làng là vị anh hùng
dân tổ Trần Hưng Đạo.
Đình Trung Bản kết cấu theo kiểu chữ đinh(J)gồm 5 gian tiền đường ,3 gian
bái đường và 2 gian hậu cung.Hiện nay đình còn lưu giữ được một số hiện
vật quý từ thời Hậu Lê,thời Nguyễn là những tác phẩm khéo léo của nghệ
nhân thể hiện mang đậm phong cách cổ truyền Việt Nam như hai tấm bia
đá(1460-1497),kiệu bát cống,sập chân quỳ,quán tẩy,hoành phi,câu đối và 6
đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho Thành hoàng làng là Trần
Hưng Đạo.Đặc biệt là tượng Trần Hưng Đạo ngồi long ngai với mái tóc để
xoã sau lưng,áo ,mu,cân đai được chạm trổ công phu ,tỉ mỉ,sơn son thiếp
vàng .Bức tượng được các nhà điêu khắc ,mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao
và coi như một trong nhữngtượng mẫu chuẩn về Trần Hưng Đạo.
Hội đình Trung Bản diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch cùng với hội đình Yên
Giang,đền Trần Hưng Đạo –miếu vua Bà ,đền Trung Cốc,bãi cọc Bach Đằng
,đó cũng là ngày kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Di tích An Sinh
Thuộc xã An Sinh ,huyện Đông Triều gồm co đền thờ và lăng mộ của các
vua Trần(1225-1400).
Mộ và đền thờ Trần Nhân tông(1279-1293):được dựng ở núi Ngọc Vân
,khoảng thời hậu Lê,gồm có 3 cấp.Trên cùng là am Ngọc Vân,giữa là tam
quan Ngoạ Tự Vân,bên trái có miếu Thiên Sơn trong có bia đá dựng năm
Vĩnh Thịnh thứ 3(1707).Dưới cùng có 2 tháp Phật,lăng thờ vua Trần Nhân
Tông và tháp Đoàn Nghiêm.
Mộ Trần Anh Tông(1293-1313): còn gọi là lăng Đồng Tâm ở đồi Tán
Quỷ,xây dựng từ đời Trần .Hiện nay phần mộ này chỉ còn vết tích nền lăng ở
đỉnh đồi với các bậc thềm đá và hai bên thềm là rồng đá mang phong cách

43
nghệ thuật đời Trần.Tấm bia dựng năm 1840 xác định đây là lăng vua Trần
Anh Tông.
Lăng Trần Minh Tông(lăng Đồng Mục) (1314-1329):nằm ở chân núi trước
lăng Trần Anh Tông.Lăng được xây dựng từ thời Trần.Tấm bia dựng năm
1840 xác định lăng Trần Minh Tông.
Lăng Trần Hiển Tông (1329-1341):Gọi là Nghệ Sơn ,xây từ thời Trần.Vết
tích còn lại là một số tượng chó đá,trâu đá,tượng quan hầu bằng đá chắp tay
trước bụng .Có bia đá dựng năm 1840 xác định lăng Trần Hiển Tông.
Lăng Trần Nghệ Tông(1370-1372):
Ơ xóm Bãi Đá,còn gọi là khu Khe Nghệ xây dựng từ thời Trần.Tấm bia đá
còn lại xác định là lăng Trần Nghệ Tông.
Đình Trà Cổ:
Được xây dựng vào năm 1511,thờ 6 vị Thành Hoàng có công dựng ấp, lập
làng ở giữa nơi biển bao la .
Được dựng theo kiểu chữ công trển diện tích 400 m2.Toà bái đường 7
gian,bên trong gác dầm lát vát 48 cột gỗ lim,cột cái cao trên 4,5m,chu vi
1,5m.Bộ khung mái làm bằng gỗ quý chạm khắc công phu,tinh tế.Bốn đầu
đao uốn cong gắn hình rồng ,những đầu bẩy lực lưỡng chạm rồng đỡ mái
hiên làm cho ngôi đình trông bề thế,đồ sộ.Trong đìmh bên cạnh những bức
hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng rực rỡ là bức cửa võng lớn chạm tiên
cưỡi rồng vượt biển,lưỡng long chầu nguyệt.Nhiều nhà thờ bằng đồng có
kích thước lớn ,đặc biệt có đôi hạc gỗ cao trên 1,5m hình hài rất sinh động.
Du khách tới trà cổ ,ngoài thú vui tắm biển còn có dịp viếng thăm đình Trà
Cổ,một công trình kiến trúc lịch sử được xây dựng cách đây hàng trăm năm.
Chùa Vạn Linh Khánh (chùa Trà Cổ):
Chùa còn có tên khác là chùa Nam Thọ.Đây là ngôi chùa cổ ,được xây dựng
khoảng 400 năm trước.Chùa toạ lạc trên khuôn viên có diện tích trên
5.0002.Trong chùa vẫn còn những cây chay cổ thụ,dấu tích của một rừng
cgay mấy trăm năm trước.Trong chùa có trên 50 pho tượng đẹp.
Đây là ngôi chùa khá nổi tiếng của vùng biên giới Đông Bắc.Vào những
ngày đầu tháng và rằm ,chùa đón tiếp rất đông người đến lễ bái và vãn cảnh
chùa.
Đền Thiên Hậu Thánh Mẫu (đền Trà Cổ):
Đây là ngôi đền cổ, xuất hiện với đình Trà Cổ.Đền thờ tượng Bà Thiên Hậu
Thấnh Mẫu, tương truyền là một pho tượng trôi từ biển vào.Lúc đầu đền chỉ
là một lán nhỏ trong rừng chay,dần dần đền đã được tu bổ trở nên khang
trang và toạ lạc trên một khu đất rộng.Trong đền có một cây chay cổ thụ có
tuổi khoảng 700 năm.
Đền có tiếng là linh thiêng,bởi vậy lễ hội đền hàng năm rất đông người từ
nhiều vùng đến tham dự (lễ hội ngày 23/3 âm lịch kéo dài 3 ngày).

44
Nhà thờ Trà Cổ
Mảnh đất Trà Cổ nhỏ bé ,dân cư thưa thớt nhưng lại có một ngôi nhà thờ khá
lớn ,kiến trúc đẹp ,được xây dựng từ những năm 1880.Trong nhà thờ có một
chuông cổ có từ 80 năm trước,sau một thời gian hư hỏng ,đến năm 1995 nhà
thờ được sữa chữa lớn.Hàng trăm bức phù điêu được khôi phục,trả lại cho
nhà thờ dáng vẻ cổ kính khi xưa.

2.1.3-TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC:


Khu Di Tích Pắc Pó
Thuộc xã trường hà thuộc Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt –
Trung , cách thị xã Cao Bằng hơn 40 km. sau 30 năm ra đi tìm đường cứu
nước và hoạt động ở nước ngoài ( 6 /1911). Người đã chọn Pắc Pó là nơi ở
và hoạt động các mạng trong nhiều năm.
Tại đây, bác đã vạch ra nhiều chủ trương và quyết định quan trọng chuẩn bị
cho cuộc Cách Mang Tháng Tám năm 1945.
Các di tích khác :
- Khu di tích cách mang Nà Sác.
- Di tích nhà ông Mã Văn Hản
- Di tích Hang Bó Tháy
- Di tích Kéo Quảng
- Ngôi nhà ông Lã Văn Ho
- Di tích Vườn Cam
- Nhà ông Hoàng Văn Thông và ông Nông Văn Lường
- Tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Di Tích Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong
Làng Nà Toàn , xã Đề Thám, huyện Hoà An – Cao Bằng.
Là người dân tộc Tày, sinh năm 1904 tại làng Thôm Hoáng là một trong
những Đảng viên Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và cũng là người trực
tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng.
Lúc còn niên thiếu ông đã sớm tham gia cách mạng khi hoạt động bí mật
trong và ngoài nước, đấu tranh trong các nhà tù đế quốc, đấu tranh giành và
giữ chính quyền đến lúc hi sinh đều thể hiện ý chí cách mạng rất oanh liệt.
Khu Di Tích Kim Đồng
Làng Nà Mạ , xã Trường Hà, huyện Hà Quảng quê hương Kim Đồng .
Ngày 15/5/1941 Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên
núi sau làng Mà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí nhanh
nhẹn, dũng cảm. Bác khuyên Kim đồng cùng đội viên hãy giúp đỡ tích cực
bảo vệ Cách mạng, vừa hoạt động vừa học văn hoá, chính trị để sau này
nước nhà giành được độc lập góp phần xây dựng đất nước.

45
5 giờ sáng ngày 15/2/1943 trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp
của ban Việt Minh khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh
trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mang, địch nổ súng anh bị trúng
đạn và đã hi sinh, khi đó Kim Đồng vừa tròn 14 tuổi (1929- 1943).
Di Tích Kéo Lứng
Tại núi Kéo Lứng, năm 1932 đồng chí Hoàng Đình Giong đã tổ chức cuộc
họp chỉ đạo thành lập báo Cờ Đỏ, ngày 11/8/1943 , tổ chức cuộc Tuần Thị
và nhiều cuộc họp bàn chống địch khủng bố , tổ chức mitting, tổ chức các
hội cứu quốc.
Di Tích Tích Kéo Oai ( Kéo Vai) Thôn Lam Sơn
Đây là nơi đồng chí Phạm Văn Đồng thường xuyên mở các lớp huấn luyện ,
tổ chức các hội cứu quốc trong những năm 1941 – 1943. Đồng thời nơi đây
là trạm giao liên do đồng chí Kế Hùng phụ trách. Tại Bó Kéo Oai , 10/1941
thành lập đội Việt Minh Châu, thành lập đội võ trang của tỉnh và là trạm chờ
nhận nhiệm vụ của các đồng chí cán bộ Trung Ương , địa phương.
Hang Rỏong Thốc
Từ năm 1936- 1938 tại hang này các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng
Văn Thụ, Lê Quảng Ba tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng như bàn cũng cố
Đảng , đấu tranh đòi cơm áo, gạo , tiền; tổ chức các cuộc họp phụ nữ . Cũng
tại đây, tháng 2/1942 đã tập trung học sinh du học hải ngoại .
Cốc Phát( Gốc Nhối)
Từ năm 1941- 1944, tại Góc Nhối là họp thư bí mật của Đảng ta, đồng thời
là trạm giao liên quan trọng giữa hai khu vực thị xã với Hoà An và Hoà
Quảng, Thông Nông , Nguyên Bình .
Đỉnh Núi Khâu Cải
Trong suốt thời kỳ 1941 – 1943, Khâu Cải là bãi tập quân sự của đội võ
trang dưới huấn luyện của đồng chí Cáp( tức Lý), đồng chí Trung…
Ngườm Hoài Xã Lam Sơn( Hoà An)
Là nơi họi họp thường xuyên của tổ chức quần chúng những năm 1941 –
1943 như họp Phụ Nữ, Thanh Niên, Nông Dân Cứu Quốc.
Năm 1941 đồng chí Phạm văn Đồng tổ chức cuộc họp phụ nữ. 1942 Tổng
Bộ Việt Minh tổ chức họp ngũ tự kinh. Cũng trong năm 1942 đã tổ chức đi
Thanh niên Nam tiến.
Người Đán Đeng
Tháng 8/1940 mở cuộc họp của xứ uỷ Bắc Kỳ . 1942 đồng chí Phạm Văn
Đồng từ thôn Hào Lịch lên đây tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ để phát
triển cơ sở Việt Minh.
Lũng Diển
Là trụ sở của báo Việt nam độc lập, được chuyển từ Lũng Tàn về để thận
tiện cho việc phát hành và bảo đảm bí mật.

46
Lũng Tàn
Thuộc xã Minh Tâm huyện Nguyên Bình , là nơi in ấn và phát hành báo Việt
Nam độc lập do đồng chí Phạm Văn Đồng tổ chức. Đồng thời là nơi diễn ra
hội nghị thành lập các ban chấp hành cứu quốc và cử ra ban chấp hành Việt
Minh Châu do đồng chí Xích Thắng làm chủ nhiệm, ngày 7/11/1942.
Đền Ong Búa
Đây là nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản của mỏ thiếc Tĩnh Túc vào ngày
21/10/1930, tổ chức Đảng cộng sản đầu tiên ra đời trong khu công nghiệp có
đông công nhân, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh giành chính quyền sau này .
Hang Ngườm Hoài
Thuộc xã Nam Tuấn , huyện Hoà An nơi thành lập mặt rận Việt Minh xã
7/1942.
8/1942 tại đây đã diễn ra cuộc triển lãm tranh ảnh với mục đích tuyên truyền
giáo dục, vận động quần chúng.
Xưởng Quân Giới Lê Tổ
Ơ Ngườm Bốc – Lam Sơn xã Hồng Việt , huyện Hoà An , là nơi sản xuất vủ
khí của Liên Tỉnh uỷ Cao –Bắc – Lạng thành lập tháng 3/1949 .
Di Tích Nặm Lìn
Thuộc thôn Hào Lịch xã Hoàng Tung huyện Hoà An. Đây là nơi làm lễ
thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng 1/4/1930.
Sau khi được thành lập đồng chí Hoàng Văn Nọn đã tuyên bố:” đây là tổ
chức cộng sản , là chi bộ đầu tiên của địa phương đồng thởi cũng Tỉnh uỷ
lâm thời”.
Chi bộ đã nhất trí bầu đồng chí Hoàng văn Nọn làm bí thư.
Hang Tốc Rù
Thuộc xã Hồng Việt huyện Hoà An là địa điểm in báo Cờ Đỏ, cơ quan tuyên
truyền Đảng bộ Cao Bằng.
Hang Bó Hoài
Thuộc xã Hồng Việt huyện Hoà An là nơi in báo Việt Nam Độc Lập . là cơ
quan của liên tỉnh uỷ Cao – Bắc – Lạng và là nơi đồng chí Vũ Anh và các
đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đang ta lúc bấy giờ.
Địa Điểm Vách Núi Lũng Sa
Thuộc xã Hồng Việt ,huyện Hoà An là nơi diễn ra hội nghị Cao – Bắc –
Lạng vào 13/8/1944.Nội dung hội nghị bàn về chủ trương phát động khởi
nghĩa vũ trang tại liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng.
Chùa Hang
Chùa thuộc huyện Đồng Hỷ,cách thành phố Thái Nguyên 2km về phía tây
bắc. Chùa được xây dựng trong hang núi. Trong chùa có một tấm bia khắc
vào đá có tên Tiên Lữ Đông Lâu,với nội dung ca ngợi chùa Hang có núi cao
trăm trượng .cỏ cây chen lá đá chen hoa,là nơi du khách thường xuyên viếng

47
thăm. Bia khắc vào thời Lê Hồng Đức năm thứ 27(1487).Tấm bia này là
hiện vật lịch sử ghi dấu một thời vua sáng tôn hiền.
Chùa Cao
Chùa còn được gọi là Đôi Cao ở xã Tân Hương,huyện Phổ Yên tỉnh Thái
Nguyên.Chùa được dựng vào thời Hậu Lê và được trùng tu nhiều lần,được
xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1992.Trong khuôn viên chùa còn giữ một số
tháp cổ,bia cổ và cột đá. Trong đó đáng chú ý là tấm bia dựng vào thế kỉ
17.Điện Phật còn rất nhiều tượng.
Đình Phương Độ
Thuộc xã Xuân Phong, huyện Phú Bình cách thành phố Thái Nguyên 30km
về phía đông nam.Đây là di tích ,kiến trúc nghệ thuật đình làng,một trong
những kiến trúc đặc trưng của Việt Nam.Đình có ba gian.hai chái, mái lợp
ngói múi, bốn góc mái bằng gỗ cong vút các cột trạm trổ các bộ tứ linh (
long, lân, qui, phụng) rất khéo léo công phu. Đình thờ Thành Hoàng của
Làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương – tức Dương Tự Minh( một phò mã
thời nhà Lý ).
Người có cônglớn trong việc giữ gìn đất nước và phát triển kinh tế phủ Phú
Lương xưa. Phía sau đình có chùa tạo nên một quần thể văn hoá tín ngưỡng
của nhân dân. Cảnh quan xung quanh đình cũng rất đẹp, có sông cầu làm án,
cây đa cổ thụ toả bóng mát u tịt thâm nghiêm. Xuân thu nhị kỳ nhân dân
quanh vùng Phương Độ tổ chức vào rằm thánh giêng rước kiệu thánh , khao
vọng tế thần và 10/10 lễ hội lớn hơn có rước kiệu thánh , rước bánh dày, hoa
quả và nhiều đồ tế lễ khác.
Di Tích Khảo Cổ Học Thần Xa
Thuộc huyện Vô Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 40 km theo quốc lộ IA
rẽ trái.
1972 khoa sử của trường Đại Học Sư Phạm Việt Bắc kết hợp với Viện Khảo
cổ học Việt Nam khảo sát một số hang Động của vùng Thần xa , Xẻng Mộc,
Thương trung và khai quật hang Phiêng Tung (Thần Xa). Kết quả cho nhận
định về quá trình phát triển của con người ở vủng này từ trước thời văn hoá
Bắc Sơn.
Năm 1973 viện bảo tàng Lịch sử Việt nam và công ty văn hóa Thông Tin
Bắc Thái tiếp tục điều tra khu vực Thần Xa và có thêm một bộ sưu tập mới
về Hang Phiêng Tung.
Năm 1980 kết hợp với khoa bảo tàng Trường Cao Đẳng Nghiệp Vụ Văn
Hoá( nay là trường ĐH Văn Hoá Hà Nội). Tiếp tục nghiên cứu và tìm thấy
thêm Hang Miệng Hổ và một số di chỉ khác.
Những di chỉ khảo cổ về con người sống cách chúng ta từ 2 – 3 vạn năm
được phát hiện ở di chỉ Phiêng Tung , Ngườm, Thẳm Choong, Nà Ngườm
đã chứng minh rằng tại đây tồn tại một nền Văn Hoá cổ gọi là Văn hoá Thần

48
Xa . Đây là nền văn hoá cổ nhất đượcbiệt đến ở Việt Nam và ở cả vùng
Đông Nam Á cho tới nay.
Khu Di Tích Núi Văn – Núi Võ
Nằm dưới chân núiTam Đảo thuộc hai xã Vân yên và Kỳ Phú huyện Đại Từ,
cách thành phố 30 km về phía tây. Đây là di tích gắn liền với tên tuổi một
danh tường của nghĩa quân Lam Sơn tên Lưu Nhân Chú. Người này từng dự
thề Lũng Nhai năm 1416, kết nghĩa anh em với Lê Lợi và các chiến hữu
khác mưu khởi nghĩa chống quân Minh. Năm 1425, ông cùng Nguyễn Xí
mang quân đánh úp Tây Đô. Năm 1426 chỉ huy chiền dịch giải phóng một
vùng đồng bằng rộng lớn từ Sông Hồng đến tận Lạng Sơn . năm 1427 ông
cùng Lê Sát chỉ huy quân quyết chiến ở ải Chi Lăng , chém tướng giặc Liễu
Thăng và đánh tan hoàn toàn 10 vạn viện binh ở trận Xương Giang. Ong
cùng Hoàng tử Tứ Tế ( con cả Lê Lợi) xây thành Đông Quan và chính bản
thân ông đã làm “con tin “ đàm phán buộc Vương Thông rút về nước để Đại
Việt ta “ mở nên thái bình muôn thuở”. Năm 1485, Lê Thánh Tông truy
phong ông chức tước Thái Phó Vinh Quốc Công.
Khu Di Tích Lịch Sử ATK Định Hoá
ATK là tên gọi tắc là an toàn khu là trung tâm lãnh đạo của kháng chiến chín
năm chống thực dân pháp xâm lược . Chủ tịch HCM các đồng lãnh đạo của
Đảng nhà nước, các cơ quan của Trung ương Đảng và chính phủ đã làm việc
ở nơi đây từ năm 1947- 1954 .
Trung tâm ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nơi đây cũng có nhiều dấu tích về nơi ở và làm
việc của Bác Hồ , các đồng chí lãnh đạo Đảng.
Bên cạnh các di tích lịch sử ATK còn nhiều địa danh đã đi vào sử thi như :
Núi Hồng, Đèo Pe( xã Phú Đình), đồi Khau Tý…
Di Tích Lịch Sử Làng Quặng
Thuộc xã Định Biên huyện Định Hoá cách thành Phố Thái Nguyên 60kmlà
nơi gắn liền với lịch sử trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam.
Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Chợ Chu
Do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1916 để giam giữ những người yêu nước
và các chiến sĩ cách mạng. Di tích còn tương đối nguyên vẹn có giá trị
nghiên cứu tham quan, giáo duc truyền thống cho các thế hệ mai sau .
Di Tích Đền Đuỗm
Đều nằm ở chân núi Đuỗm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương sát ngay quốc
lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 24 km về phía Tây Bắc. Đền được
xây dựng từ thời nhà Lý, thờ Phò mã Dương Tự Minh và hai bà vợ là Diên
Bình Công Chúa và Thiên Dung Công Chúa. Di tích này gồn đền thượng,
đền trung và đền hạ, đến nay được sữa nhiều lần. Các đền của di tích đền
Đuỗm được xây dựng trên một vùng thiên nhiên đẹp đây là nơi thác của Phò

49
mã Dương TU&5 Minh khi về già. Xa chỏm núi ở giữa cánh đồng trông như
những cánh nhạn bay. Đền dược xây ở pầhn lõm của ngọn núi phía trứớc.
Phía trước đền là cánh đồng rộng có sông Phú Lương chảy qua và xa xa là
những dãy núi đất trùng điệp.
Đây vừa là di tích lịch sử vừa là thắng cảnh của thiên nhiên.
Bảo Tàng Văn Hoá Các Dân Tộc Việt Nam
Được xây dựng vào năm 1960 trên một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ
của ttại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng có diện tích là 28.000
m2 với hơn 3000 m2 sử dụng cho việc trưng bài khu bảo quản hiện vật và
các hoạt động khác. Bảo tàng đã trưng bài giới thiệu được di sản văn hoá
truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
Hiện nay bảo tàng lưu giữ hơn 10.000 đơn vị tài liệu hiện vật thuộc di sản
vănhoá của 54 dân tộc Việt nam hệ thồng trưng bày gồm: 6 phòng sử dụng
gần 2000 tài liệu khoa học.
Phòng mở đầu: khái quát đặc trưng vănhoá các dân tộc Việt nam.
Phòng Việt – Mường gồm dân tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt.
Phòng tày – Thái gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Thái , Lào , Lự, Sán Chay,
Bố Y
Phòng Mông – Dao và nhóm nam á khác gồm dân tộc: H’Mông, Dao, Pà
Thẻn, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.
Phòng Môn – Khmer gồm các dân tộc:Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ
Đu, Khmer, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, H’rê, M’Nông, Xtiêng, Bru – Vân
Kiều, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Mạ, Co, Tà Oi, Chơ Ro, Brâu, Rơ Măm.
Phòng Hán – Hoa, Tạng Miến, Mạ, Ô – pô – li- nê – di gồm các dân
tộc:Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Shila, Giarai,
Eđê, Chăm, Raglai, Chu-Ru.
Bảo tàng đã thu hút rất nhiều khách trong nước và ngoài nước,kiều bào đến
tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Đền Kì Cùng
Sát cây cầu Kì Lừa bắc qua sông Kì Cùng, đường Trần Đăng Ninh.Thờ thần
sông Kì Cùng,con sông chảy ngược lên Trung Quốc.
Đền Tả Phủ
Gần chợ Kì Lừa, thờ Tả Đô đốc Thân Công Tài, vị tướng thời Hậu Lê có
công mở mang chợ Kì Lừa thế kỉ 17.
Động Và Chùa Tam Thanh
Cách trung tâm thị xã chừng 3km, đi theo đường Tam Thanh.
Đứng trước cửa động nhìn qua ngọn núi đối diệnbên kia đướng làHòn Vọng
Phu, có tượng nàng tô Thị bồng con.
Trong động có chùa Phật, có tượng Phật chạm vào vách đá cao 2,2m.
Trên vách đá có bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780),quan trấn thủ Lạng

50
Sơn vào triều Lê.Ong quan này có khắc thơ ởnhiều nơi khác, ở động Nhị
Thanh, chùa Tiên…Phía trong động cò hồ nước nhỏ.
Thành Nhà Mạc
Gần động Tam Thanh.Hiện còn hai đoạn thành thời Mạc (thế kỉ 16), nối các
mỏm đá vôi.
Động Nhị Thanh
Cổng vào ở đường Nhị Thanh. Động Nhị Thanh dài Xuyên qua núi, trong
động có chùa tam Giáo, thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Cạnh đó có
động Nhất Thanh,cửa động có tượng Ngô Thì Sĩ.
Thành Lạng Sơn (Đoàn Thành)
Phía nam sông Kì Cùng.Đi trên đường Nguyễn Thái Học sẽ qua cổng thành
và một đoạn tường thành. Xây từ thời Trịnh sau được triều Nguyễn làm lại.
Chùa Tiên
Đi quá thánh Lạng Sơn vài trăm mét.Còn gọi lá Song Tiên Tự, hteo sự tích
có hai ông tiên ngồi đánh cờ,mãi chơi quên về trời hoá thành đá.
Chùa trong hang đá, ở lưng chừng núi Đại Tượng.Trong chùa ngoài bàn thờ
Phật có bàn thờ Trần Hưng Đạo và Thánh Mẫu.Có khối đá giống hình tiên,
nhớ xoa vào chân tượng đề cầu phúc.Đứng từ động nhìn bao quát thị xã
Lạng Sơn.
Đền Bắc Lệ
Thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thờ bà chúa Thượng Ngàn – một
trong 3 vị Mẫu vẫn được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi.Đền chính
được dựng theo kiểu chữ đinh,gồm có tiền tế và hậu cung.Trên nóc mái nhà
tiền tế có tượng long đầu lưỡng nghi, tượng trưng cho trời và đất, vain vật
sinh sôi.Nhà bái đường gồm 6 gian, gian phía trong thờ Ngọc Hoàng
Thượng Đế, Ong Hoàng Mười, Hoàng Bảy.Gian chính cung thờ Tam Toà
Thánh Mẫu, hai bên có am thờ Trần Hưng Đạo và Chúa Sơn Trang.
Chùa được trùng tu vào năm 1922 và 1933 đây cũng là điềm thu hút du
khách tới lễ mẫu và vãn cảnh.
Chùa Diên Khánh
Chùa nằm ở đầu cầu Kỳ Lừa, đồi diện bên kia sông là đền Kỳ Cùng, phía
bắc thành phố Lạng Sơn.
Chùa được dựng vào thời Lê, kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc” bao
gồm: tiền tế , hậu cung , nhà tổ, nhà trai. Ban thờ có toà Cưủ Long , tượng
Phật , tượng mười tám vị La Hán. Đặc biệt chùa có quả chuông do nhân dân
địa phương và khắp buôn Trung Quốc cúng tiến vào năm 1671( thời Lê
Huyền Tông ).
Di Tích Bắc Sơn

51
Bắc Sơn là một dãi núi đá vôi thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng
200km. Đây là nơi phát hiện ra nhiều tư liệu khảo cổ xác định nền Văn Hoá
“ bắc Sơn” thời kỳ đồ đá Sơ Kỳ. Các nhà khảo cổ dã tìm ra nhiều công cụ
đávà nhiều di chỉ về sự cư trú của người Việt Cổ trong các hang động núi đá
Đá vôi của Bắc Sơn .
Bắc Sơn còn là nơi diển ra cuộc khởi nghĩa vũ trang của quân du kích năn
1940, chống phát xít Nhật vào xâm chiếm Lạng Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã
gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, Khỡi nghĩa Bắc Sơn đã ghi vào lịch sữ
Việt nam, một bài học về sức mạnh của sự đoàn kết của nhân dân đấu tranh
giữ nước.
Ngày nay , di tích Bắc Sơn s đang được lưu giữ với tư cách một di tícch cách
mạng của Vịêt Nam.
Thành Cổ Đoàn Thành
Được xây dựng từ lâu đời ở Lạng Sơn, là một trọng trấn án ngữ của ngõ phía
bắc. Ngày xưa , thành được xây dựng với qui mô rất lớn. Bên trong thành có
nhiều trãi binh lính , xung quanh thành là chợ và phố xá đông đúc như Kỳ
Lừa, Trường Thịnh, đồng Đăng. Việc buôn bán giao lưu với Trung quốc
diễn ra khá tấp nập. Thời Pháp có xây thêm nhiều trại lính, nhiều dinh thự
trong thành .
Trãi qua thời gian Đoàn thành bị hủy hoại gần hết , dấu vết còn lại chỉ là một
cổng thành cồ, cây cối mọc um tùm.
Thành Nhà Mạc
Dấu tích nằm cạnh ngọn núi có tượng nàngTô thị, cách động Tam Thanh
không xa.
Bước theo những bật xây, du khách đặt chân lên vạt đất khá bằng nằn giữa
hai quả núi. Hai phía khe núi được xây chặn bằng đá. Trên mặt tường thành
cứ một đoạn phải có một ô trống, có lẽ là vị trí bắn cung hay đặt súng của
các chiến binh xưa.
Do Mạc Kính Cung chỉ huy xây dựng vào thế kỷ 17 . đây là công trình kiến
trúc còn lại ở lạng Sơn có vị trí rất hiểm yếu, nó kiểm soát con đường giữa
Việt Nam và Trung Quốc thời đó .
Thành nhà Mạc có qui mô không lớn nhưng đây là chứng tích một thời “
huynh đệ tương tàn” giữa nhà Mạc và Lê – Trịnh.
Có giả thuyết cho rằng đây không phải là thành mà là” đấu đong quân”.
Theo giả thuyết thì quân lính đuợc đưa về đây, cứ đầy long đấu thì sẽ biết
được số quân hiện có là bao nhiêu.
Ai Chi Lăng
Là một vị trí hiểm yếu nhất trên con đường từ Pha Lũy đến Đông Quan ,
cách khoảng 60 km. Nằm trong một thung lũng nhỏ hình bầu dục dài khoảng
4km, chổ rộng nhất khoảng 1km. Phía tây là núi đá vôi vách dựng đứng bên

52
dòng sông Thương. Phía đông là dãy núi Thái Hoà và baỏ đài trùng trùng
điệp điệp .Một lòng chảo hẹp lại có năm ngọn núi nhỏ : Hàm Quỷ, Nà Nông,
Nà Sảng, Kỷ Lân Và Mã Yên. Hai phía Bắc _ Nam mạch núi khép lại tạo
thành hai của ải rất hiểm trở.
Với vị trí đó, ai đã bao lần làm mồi chôn quân giặc trong khánh chiến chống
tốn đời lý , chống Nguyên Mông đời trần và trận tiêu diệt binh do Liễu thăng
chỉ huy bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại ngày 10/10/1427( tức 20/9 Đinh
Mùi).
Dinh Họ Vương
Tại huyện Đồng Văn xa sôi, hiện có một điểm du lịch lý thú đó là nhà họ
Vương ( Vường Chí Sình) thộc địa phận xã Sà Phìn.
Đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và rất độc đáo của vùng cao
nguyên này mặc dù qui mô không lớn. Toàn bộ cảnh trí toát lên vẽ thâm
nghiêm trong khung cảnh tỉnh mịt nơi vùng cao biên giới. Là một nơi đáng
để bạn dừng chân để quên đi mọi vất vả sau những chặn đường cheo leo
hiểm trở.
Chùa Thạch Long
Nằm bên trong một hang đá vôi thuộc xã cao Kỳ huyện Chợ Mới. Hang dá
này có kết cấu hai tầng thông vời nhau được gọi là tầng Thiên và tầng Âm.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp quân đôi ta sử dụng nơi này làm
xưởng sản xuất vũ khí. Hiện này chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tính ngưỡng
của nhâ dân địa phương trong vùng, chùa thờ phật và thánh mẫu.
Chùa Đà Quận
Chùa ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, xưa là thộn Đà Quận
(mang tên Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn – danh tướng nhà Mạc , xã Xuân
Lĩnh, châu Thạch Lâm ).đối diện với chùa Viên Nghiêm ( chùa sáng lập vào
thời nhà Mạc). Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tất, chu vi
tám thước , chín tất ước tặng ngìn can. Mỗi kỳ tế lễ Xuân Thu thì gõ chuông
, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Trên chuông thần có đúc bài
Minh bằng chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp của Châu Thạch Lâm lúc bấy giờ và sự
phục hồi của Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng. Hàng
năm cứ đến 9/1 AL là nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội ở chùa này…
Đền Thắm
Thuộc thị trấn chợ mới huyện chợ mới, được xây dựng một nửa gắn vào
thân núi, một nửa lộ thiên .Trước đền là con sông cầu uốn khúc chảy lơ thơ
tạo nên phong cảnh “sơn thuỷ hữu tình”. Đền cũng là nơi sinh hoạt văn hoá
tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.
Di Tích Lịch Sử Pòkét
Thuộc xã văn học, huyện Na Rì,là một cơ sở của cách mạng, nơi ông Phùng
Chí Kiên và các vị hoạt đông cách mạng của đảng thường dừng chân trện

53
đường hoạt động suốt từ La Hiên – Văn Học – Ngân Sơn, vào thời kì 1931 –
1941.
Di Tích Hầm Bí Mật Dốc Tiệm Và Hội Trường Chữ U
Thuộc phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Cạn, là nơi 1947 trên đường đến
công tác tại thị xã Bắc Cạn ông Trường Chinh nhờ hầm này mà thoát hiểm.
Nhà Hội Truờng Chữ U là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến và nói chuyện
với đại biẻu của tỉnh Bắc Cạn về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền nam.
ATK (An Toàn Khu)
Thuộc thị trấn Bằng Lũng,huyện Chợ Đồn , là nơi cơ quan trung ương làm
việc trong thời kháng chiến chống Pháp.

2.1.4-TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI TÂY BẮC:


Bãi đá cổ Sapa:
Đây là một di tích bao gồm những tảng đá với nhiều lớp chạm khắc cổ nằm
trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang
của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, rộng 8km2 . Di tích này đã được nghiên
cứu lần đầu tiên vào năm 1925, gồm khoảng trên 200 hòn đá kích thước
khác nhau, lớ nhất là Hòn Bố dài 15m, cao 6m. Các lớp chạm khắc trên đá
gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, trong
đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ tả người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là
một hình thức phôi thai của chữ viết đến nay vẫn chưa giải mã được. Trong
di tích bãi đá cổ này, đáng chú nhất là tảng đá vợ, đá chồng, đàn hổ đá và
tấm bia trên có khắc chữ mà theo truyền thuyết, đó chính là những câu thần
chú của nhóm thợ đá để tiêu diệt đàn hổ đến quấy phá dân làng. Còn tảng đá
vợ, đá chồng nói về mối tình chung thủy của đôi trai gái vượt lên mọi gian
nan, mong tìm được hạnh phúc, cho dù họ có bị hóa đá vẫn hướng về nhau,
hai tảng đá như vẫn lần tìm đến nhau. Khu di tích này đã được các nhà khảo
cổ chứng minh có lâu đời và là một di sản của cư dân Việt cổ. Hiện nay, di
tích này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang đề nghị
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nước khoáng Tắc Kô nằm ở địa phận suối Mường Tiên, huyện Sa pa, tỉnh
Lào Cai là một trong những mạch nước ngầm trong vắt, ngọt và mát, hang
thẩm Tét Toòng thuộc thị xã Chiềng An ,tỉnh Sơn la,hang dài 150m có nhiều
chặng đừơng ghập ghềnh.
Khu du lịch núi Hàm Rồng:
Ở cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Ngay sau khách sạn Hàm Rồng
có 1 dãy núi cao gần 2.000m, gồm nhiều dãy đá nhấp nhô mang nhiều dáng
vẻ khác nhau, đó là núi Hàm Rồng. Cả dãy núi giống như một con rồng
khổng lồ đang uốn khúc, nằm phục. Sự tích núi Hàm Rồng kể lại rằng: Từ

54
xa xưa, mọi sinh vật đều sống hỗn độn. Một hôm, Ngọc Hoàng ban lệnh tất
cả các sinh vật hãy lập lấy địa phận của mình, các sinh vật tranh nhau tìm
chỗ trú ngụ. Lúc này ba anh em nhà Rồng đang sống trong hồ lớn, khi nghe
tin vội chạy sang hướng Đông thì đã hết chỗ, họ bèn chạy sang hướng Tây.
Hai người anh chạy nhanh hơn nên ở đó chờ người em. Người em chạy
chậm đã lạc vào đám đông toàn sư tử,hổ,báo. Người em sợ quá rùng mình co
người, há mồm đẻ tự vệ. Vừa lúc đó, lời ban của NgọcHoàng đã hết hạn.
Thế là hai người anh nhà Rồng hóa thành đá quay về hướng Lào Cai, còn
người em út hóa đá có dáng đầu ngẩng cao, mồm há to nhe răng nhìn về dãy
Hoàng Liên Sơn, và được gọi là núi Hàm Rồng. Để lên được đỉnh núi đầu
Rồng, du khách phải leo qua các khu vườn lan 1, 2, trạm vi ba, vườn hoa
Sapa, cổng trời. Trên đỉnh núi Hàm Rồng, có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều
hang động, núi đá nhấp nhô rất ngoạn mục, lý thú. Hàm Rồng là điểm du
lịch hấp dẫn của Sapa.
Lâu đài Hoàng Yến Chao:
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp phong cách phương Đông
với phương Tây, được xây dựng ở thế kỷ 20. Lâu đài nằm trên địa phận bản
Nà Hối Thổ, Bắc Hà (qua chợ Bắc Hà khoảng 300m là tới). Lâu đài được
kiến trúc hai tầng, là nơi ở của Hoàng Yến Chao (tiếp nối sau này là con trai
– Hoàng A Tưởng), đồng thời cũng là một pháo đài phòng thủ, nằm ở vị trí
quan trọng, chi phối cả thung lũng Bắc Hà. Lâu đài có hệ thống lô-cốt, thành
lũy kiên cố (vữa xây có mật mía) , hiện đã hư hại nhiều. Hệ thống lỗ châu
mai tỏa ra bốn hướng. Từ xa, ta có thể nhìn thấy lâu đài màu trắng nổi lên
giữa thung lũng rất ngạo nghễ, uy nghiêm.
Nhà tù và Bảo tàng Sơn La:
Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng năm 1908 và được mở rộng vào
những năm 1930 – 1945. Lúc đầu chỉ là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh. Từ năm
1930 – 1945 trở thành nơi giam cầm hàng ngàn người Việt Nam yêu nước.
Đền Mẫu:
Được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII, thuộc địa phận làng Lão Nhai (nay là
thị xã Lào Cai), ngay ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi. Đây là một công
trình thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, đã có từ lâu, trên vùng đất
biên cương của Tổ quốc.
Thành Bản Phủ:
Thành thuộc địa phận xã Nong Hẹt, huyện Điện Biên. Đây là một di tích về
cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãng đạo (1759 – 1789).
Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ và ghi công ơn ông đã có một thới đánh
giặc cứu nước.
Đền Thượng:

55
Cách đền Mẫu khoảng 300m, là một ngôi đền cổ nằm trong khuôn viên rộng
hàng chục hécta. Đó là đền Thượng – thờ Trần Hưng Đạo, biểu tượng văn
hóa là nơi thờ Cha. Đền được xây dựng đầu thế kỷ 19, đã trùng tu nhiều lần.
Trong khuôn viên đền, một cây cổ thụ rất đẹp càng tôn thêm vẻ cổ kính, u
tịch của khu đền.
2.1.5-TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI NAM BẮC BỘ:
Miếu Tiên Công:
Nằm bên cạnh Uỷ ban nhân dân xã Cẩm La,huyện Yên Hưng,đã được Bộ
Văn Hoá Thông Tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử số 34 VH/QĐ
ngày 9/1/1990.
Miếu được xây dựng từ lâu ,đến năm Gia Long thứ 3 (1804) thì xây dựng lại
và được trùng tu sửa chữa nhiều lần về sau.Miếu xây dựng thờ các vị Tiên
Công đã có công đầu tiên trong việc quai đe lấn biển,lập nên đảo Hà Nam
với xóm làng trù phú gồm 7 xã như ngày nay.
Xưa kia Hà Nam là một trong bãi bồi ngập nước ở cửa sông Bạch Đằng
.Năm1434 khi vua Thái Tông lên ngôi,cho mở mang kinh thành ,17 cụ quê ở
phường Kim Hoa,phủ Hoài Đức,thành Thăng Long(trong đó có 4 cụ là Quốc
tử giám sinh và 3 cụ là hiệu sinh) đã rủ nhau r a đây tìm đất mới.Các cụ đã
dựa vào các đường đất cao ở bãi bồi này cùng với dân vạn chày ở đây quai
đê lấn biển lập nên phường Bông Lưu(sau thành xã Phong Lưu gồm Cẩm
La,Yên Đông,Phong Cốc).
Miếu kiến trúc theo kiểu chữ nhị gồm 3 gian,2 chái tiền đường và 3 gian hậu
cung ,khám thờ bài vị ,bia đá, câu đối,đại tự được cham trổ ,điêu khắc mang
đấu ấn thời Nguyễn. Lễ hội “miếu Tiên công”vào ngày 7 tháng giêng âm
lịch hàng năm.
Chùa Phổ Minh
Ở thôn Tức Mặc, xã Lộc Vương ngoại thành Nam Định, cách thành phố
khoảng 3km về phía Tây Bắc. Chùa được xây dựng từ thời Lý và được
Vương triều Trần mở rộng vào năm 1262. đây là đây là một ngôi có quy mô
to lớn. Trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn. Qua nhiều lần tu sửa
đến nay diện tích của chùa đã bị thu hẹp rất nhiều so với trước. Nhưng kiến
trúc đời Trần còn lại khá nhiều gồm có 96 chan tảng đá chạm hoa sen, nhiều
đôi sóc đá, hai đôi rồng chạm đá trước bái đường. Đặc biệt có tháp được xây
dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. trong chùa trước đây có khoảng
trên 100 pho tượng nay chỉ còn 50 pho tượng trong đó có nhiều pho mang
tính nghệ thuật cao.
Chùa Cổ Lễ
Thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trựa Ninh. Từ thành phố Nam Định, qua cầu
treo trên sông Đào, đi theo đường 21 khoảng 15km tới thị trấn Cổ Lễ. Sau
đó đi qua cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng 200m là đến chùa. Trước chùa có tháp

56
Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng được xây dựng vào năm 1926-1927. Tầng đế
tháp có 8 mặt, đặt trên lưng 1 con rùa lớn hướng vào chùa. Giữa sân chùa có
chuông lớn nặng 9 tấn, cao 3,2m được đúc năm 1936. toà Thượng đện có
tượng Phật thích ca cao 4m, rộng 3,5m, bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Ngoài
thờ Phật trong chùa còn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.
Chùa Vọng Cung
Nằm trong khuôn viên rộng gần 3000m2, xây dựng vào thời Gia Long
(1802-1820). Xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan đi kinh lý. Chùa
chính nằm trên gác hai rộng 5 gian với bàn tờ Phật trang nghi6m đặt ở hậu
cung. Tượng htờ sơn son thiếp vàng mang dấu ấn hthời nhà Nguyễn. Tầng
dưới chùa là nhà tổ, nhà trai, bên cạnh là nhà giảng rộng…
Đền Bảo Lộc
Thuộc làng Bảo Lộc xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc. Là quê hương của Trần
Hưng Đạo. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ
tại nơi ông sinh ra và gọi là đền Bảo Lộc. Đền được dựng vào năm 1928,
kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, đằng trước có dãy non bộ, tiền đường rộng 7
gian, hậu dường rộng 3 gian. Đền giữa thờ Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng
Đạo. Bên trái là chàu thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, phía sau là đền
Khải Thành thờ thân phụ Hưng Đạo Vương.
Cố đô Hoa Lư
Khởi lập năm 968 với triều vua Đinh Tiên Hoàng và kế là vua Lê; kinh đô
Hoa Lư tồn tại 42 năm trong lịch sử Việt Nam(968-110) trong đó 12 năm là
triều đại nhà Đinh với tên nước là Đại Cồ Việt và 29 năm kế tiếp là triều đại
nhà Lê (Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Lê Đại Hành). Vua Lê Đại
Hành đã mở mang, xây dựng cung điện nguy nga, tráng lệ. Đến năm 1010
vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Cố đô hiện nay nằm trên
vùng đất thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, có diện tích
khoảng 300ha chia làm hai khu. Khu phía Đông gọi là thành ngoịa, là nơi
xây dựng cung điện chính rộng khoảng 140ha, nằm trên hai thôn Yên
Trường, Yên Thành. Khu phía Tây là Nội có diện tích tương đương, là nơi
trẻ con và những người giúp việc sinh sông nay thuộc thôn Chí Phong.
Đền Thái Vi
Được xây dựng ở phía Tây thôn Văn Lâm, xã Hải Ninh ngày nay. Đền thờ
vua Trần Thái Tông, và Hoàng Hạu Thuận Thiên là những người có công rất
lớn đối với làng Văn Lâm. Trong cung giám của chính tẩm,ở giữa là tượng
Trần Thánh Tông (con trưởng vua Trần Thái Tông). Bên trái là tượng Trần
Thái Tông, bên phải là vợ vua. Ngoài ra trong Chính tẩm còn có bài vị thờ
vua Trần Nhân Tông là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, Trần Anh
Tông là con trưởng vua Trần Nhân Tông. Vì thế đền Thái Vi thờ 4 đời vua
Trần.

57
Đền nhà Lê
Còn gọi là đền Bố Vệ. Đền xây dựng vào thời Nguyễn, để hương khói phụng
thờ các vua Hậu Lê, nên còn gọi là Thế Miếu nhà Lê. Các tượng thờ vua Lê
ở Thăng Long, Lam Kinh cũng tập trung về đây. Ơ chính tẩm có tượng Lê
Lợi bằng đồng, đúc năm 1935. hai bên có tượng Nguyễn Trãi, Lê Lai. Đáng
chú ý là có những bức tượng gỗ cổ rất đẹp, tượng chân dung những vị trong
hoàng tộc triều Lê.
Nhà thờ Phát Diệm
Được xây dựng từ năm 1875 đến 1898 thì hoàn thành. Khu nhà thờ rộng gần
22 mẫu tại xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách Hà
Nội 120km. nhà thờ có nhiều hạng mục công trình được chia làm 2 khu vực
chính: khu nhà thờ và khu nhà chung. Đây là quần thể kiến trúc phương
Đông gồm có:ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai
bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.
Nhà thờ chình toà xay dựng năm 1891, đây là hạng mục lớn nhất của công
trình dài 80m, rộng 24m, cao 18m, bao gồm 48 cột lim,mỗi cột chu vi 2,4m.

2.1.2-Danh Lam Thắng Cảnh


1.1Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc
Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình).
Hà Nội-Trái tim Việt Nam:
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
thương mại và du lịch của Việt Nam, nó còn là một thành phố cổ được xây
dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội
đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Đông Đô đến Hà Nội. Hiện nay,
Hà Nội vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ bao gồm các khu phố
cổ và hơn 600 ngôi chùa.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ này còn có nhiều các công trình khác
như :Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô… cùng
một hệ thống các bảo tàng và nhà hát phong phú và đa dạng. Hệ thống các
hồ ở Hà Nội chiếm tới 10 hecta, nằm lẫn vào các khu phố ,trong số đó lớn
nhất là các hồ Tây,hồ Hoàn Kiếm và hồ Bảy Mẫu. Tất cả hòa quyện vào
nhau mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp thực sự thơ mộng. Hà Nội còn là
thành phố có nhiều làng nghề truyền thống như: đúc đồng, khắc bạc, sơn,
thêu ren… Nhiều hàng tiêu dùng,đồ thủ công và món ăn ở đây được du
khách nhiều nước trên thế giới đánh giá cao.
Tới Hà Nội, du khách có thể tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hùa Một
Cột (xây dựng năm 1049),Văn Miếu (xây dựng năm 1070), công viên Thống
Nhất,công viên Thủ Lệ, viện bảo tàng Mỹ Thuật,bảo tàng Quân Đội…hay

58
tham quan những điểm du lịch gân Hà Nội như chùa Tây Phương-ngôi chùa
rất nổi tiếng với các pho tượng.
Khu du lịch Tam Đảo
Tam Đảo là một dãy núi lớn,rộng từ 10-15 km,dài khoảng 80km theo hướng
tây bắc-đông nam,cách hà Nội 86km.Khu nghỉ mát Tam Đảo có diện tích
253 ha nằm trên đọ cao 900 m so với mặt biển.Đây là một trong những khu
nghỉ mát giữa thiên nhiên,khí hậu rất hấp dẫn của Việt Nam.
Tam Đảo được biết đến từ thời Lý-Trần (thế kỉ 13) .Cho mãi đến đầu thế kỉ
20 (1904-1906) ,tam Đảo mới được người Pháp xây dựng thành khu nghỉ
mát,với 200 biệt thự,khách sạn ,nhà hàng,sân chơi thể thao,bể bơi,sàn
nhảy.Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lênnhw 3 hòn đảo:đỉnh giữa có tên là Bàn
Thạch cao 1388m,bên trái là đỉnh Thiên Nhị(chợ trời) cao 1375m,trên có
tháp truyền hình cao 93m,bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1400m.Thời tiết
về mùa hè ở đây rất mát mẻ,trung bình thường từ 20-220C.
Tới đây du khách có dịp đi thăm Thác Bạc,viếng thăm đền Bà Chúa Thượng
Ngàn,leo lên đỉnh núi Phù Nghĩa,cầu Đãi Tuyết,Am Gió,thang Mây,hồ Xạ
Hương,đập làng Hà và rừng nguyên sinh cũng là những điểm tham quan và
nghỉ ngơi lý thú ở Tam Đảo.
Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích 36.883 ha.Thảm thực vật ở đây đăc
trưng cho 5 kiểu rừng.Hệ thực vật có 904 loàithuộc 478 chi ,213 họ thực vật
bậc cao,trong đó có 64 loài thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt
Nam.Động vật có 307 loài,trong đó 56 oài động vật quí hiếmcó tên trong
Sách đỏ Việt Nam(gồm 22 loài thú,9 loài chim,17 loài bó sát,7 loài lưỡng cư
và 1 loài côn trùng).
Tam Đảo đã và đang trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn.Vào mỗi
mùa hè,điểm du lịch này thu hút hàng ngàn du khách tới nghỉ ngơi,dưỡng
bệnh.
Hồ Đại Lãi
Đại Lãi là một hồ nước nhân tạo thuộc địa phận huyện Mê Linh,cách hà Nội
khoảng 50km.
Diện tích hồ là 525 ha,trên mặt hồ có đảo chim rộng 3 ha,chổ cao nhất trên
23 m.Phía tây và tây nam hồ là núi Thằn Lằn,đứng trên đỉnh núi có thể quan
sát được toàn cảnh khu vực hồ.Mặt hồ trong xanh,nhiều bãi tắm nhân tạo
đẹp và bằng phẳng men theo những quả đồi lúp xúp.
Đại Lải là một điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn và nổi tiếng của tỉnh Vĩnh
Phúc.Khí hậu ở đây mùa hè mát mẻ,mùa đông ấm áp,phong cảnh thiên nhiên
đẹp.Rừng Ngọc Thanh ở khu vực hồ có 500 ha rừng tự nhiên,300ha rừng
mới trồng với hệ động thực vật phong phú.Đại Lải là một điểm du lịch thích
hợp cho những ngày nghỉ cuối tuần,ngày càng nhiều du khách muốn đến đây
nghỉ ngơi,thư giãn.

59
Hồ Cấm Sơn
Hồ nằm trong địa phận huyện Lục Ngạn giáp ranh với Lạng Sơn.Bình
thường mặt hồ rộng 2600 ha nhưng đến mùa mưa ,lũ nhiều,nước dâng
cao,lúc này mặt hồ có thể rộng tới 3000 ha,chiều dài hồ gần 30km,bề ngang
nơi rộng nhất 7km,hẹp nhất 200m.
Xung quanh hồ là những dãy núi cao bao bọc,hay nói một cách khác bờ của
hồ chính là những ngọn núi điệp trùng và cây cao bóng cả.
Với những dự án quy hoạch xây dựng xung quanh khu vực hồ Cấm Sơn,
không bao lâu nữa , Cấm Sơn sẽ trở thành nơi tham quan nghỉ mát hấp dẫn
cới nhiều loại hình du lịch: bơi thuyền,leo núi,câu cá,đi bộ vào các làng xóm
của đồng bào dân tộc hay đi chơi rừng…
Đi ô tô từ Hà Nội qua Bắc Ninh (31km) qua Bắc Giang (51km) đến sông
Hoá(98km) rồi rẽ vào Cấm Sơn.
Khu du lịch Khuôn Thần
Từ Bắc Giang đi ngược lên vùng Đông Bắc 40km(phố Chũ)rẽ trái 10km là
tới khu du lịch Khuôn Thần thuộc địa phận huyện Lục Ngạn (nằm trong dự
án đầu tư của nhà vua Thái Lan đang được triển khai).
Diện tích hồ 240ha,xung quanh là dãy núi được phủ xanh,chủ yếu là
thông.Lòng hồ có 5 đảo nhỏ được trồng thông xanh có tuổi từ 15-20 năm.
Diện tích rừng Khuôn Thần khoảng 700 ha,rừng tự nhiên 300ha,rừng thông
xanh 400ha.Xung quanh khu vực Khuôn Thần là vườn cây đặc sản:vải Thái
Lan,vải thiều,hồng,na…
Tại khu vực này có đền Từ Mã ,thờ danh tướng thời Trần đã được Nhà nước
xếp hạng di tích văn hoá.
Du khách đến đây có thể nghỉ ngơi ở những camping ,dạo chơi trên hồ bằng
thuyền đạp chân hay thuyền máy.Bạn sẽ được thưởng thức các sản phẩm địa
phương như mật ong,rượu tắc kè,hạt dẻ,….và tham gia các buổi sinh hoạt
văn hoá với dân địa phươngnhw:hát soong hao của người Sán Chỉ,Cao
Lan,Nùng,Tày.
Ba Vì-vùng đất huyền thoại
Sau khi vượt đường 1B và đường 18 đến viếng Yên Tử trên dãy núi Đông
Triều hùng vĩ bằng xe hơi và gần 400km xe lửa lên Lào Cai dự lễ hội Đền
Thượng bên dòng Nậm Thi thờ Đức Thánh Trần, rồi trườn lên 38 km đèo để
đến Sapa,quay trở lại Hà Nội, dùng xe máy chạy theo đường 41 quen thuộc
thời sơ tán chiến tranh,qua Cầu Diễn, Nhổn, Phùng ,Gạch đến thị xã Sơn
Tây, chạy tiếp 16 km nữa là đến cổng Vườn quốc gia Ba Vì.
Với diện tích 7377 ha,Vườn quốc gia Ba Vì có thảm thực vật hết sức phong
phú, được nhà thực vật học người Pháp Balansa phát hiện từ quãng thời gian
1886-1891 với hơn 5000 tiêu bản mẫu vật. Cũng từ đây,du khách có thể theo
các hướng đến những địa điểm có phong cảnh đặc sắc Đồng Mô, Ao Vua,

60
Đường Lâm, Suối Hai hoặc thác Đa Đa…Lên đỉnh Ba Vì cao 1296m, nơi có
đền thờ Thánh Tản Viên-nhân vật từ thuở Hùng Vương dựng nước trong
truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh và đền thờ Hồ Chủ tịch được xây cất từ
thập niên 1970.
Đường lên dốc mây, cảm nhận đầu tiên là đường lên núi Ba Vì cua gắt và
dốc hơn rất nhiều so với đường lên Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, đèo Hải Vân,
dốc Cun, Tam Đảo, đèo Khế núi Hồng (nơi ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên
và tỉnh Tuyên Quang) hoặc Sapa.
Đến cote 400, khu nghỉ mát được xây dựng năm 1940, dạo quanh công viên
khá đẹp bao quanh một hồ bơi rộng, chụp hình lưu niệm bên những cây đa,
pơ mu… và ngồi ở nhà hàng kiểu nhà sàn của khu resort uống các món giải
khát chế biến từ sữa bò nuôi dưới chân núi.Khí hậu thật tuyệt, mát dịu, gió
nhẹ, những dải nắng vàng lung linh xuyên qua các khoảng trống của rừng
cây có tới hơn 1700 loài cùng hàng trăm loài động vật có vú, chim, bò sát…
Rải rác đây đó những biệt thự đổ nát từ thời chiến tranh chưa từng trùng tu
hết.Tiếp tục chinh phục 800m độ cao còn lại,đường càng lúc càng cua gắt
hơn. Có khúc vừa quẹo cua vừa leo dốc đến 45 độ mà một bên luơn là vực
thẳm,lại thêm mây mù càng lúc càng đặc quánh.Tầm nhìn có lúc chỉ khoảng
10-15m,lên đến cote 1200m,bỏ xe lại vì đã hết đường cho xe chạy,ưu thế của
người đi xe máy là có thể dừng xe thưởng ngoạn nhiều bông hoa rừng và vô
số nhánh phong lan cộng sinh trên các thân cây ngay mép đường,bên những
dòng suối trong mát chảy ra từ khe đá.
-Hào hứng trước cảnh quan ngoạn mục ,sương khói bảng lảng như chốn
bồng lai,tiếp tục trèo 779 bậc đá phía Tây lên viếng Đền thờ Chủ tịch Hồ
Chí Minh và 225 bậc đá phía Đông lên đền thượng,nơi thờ Thánh Tản Viên
rồi thêm mấy chục bậc nữa lên đến tận đỉnh Vọng Cảnh bốn bề mây mù dày
đặc bao phủ.Lâu lâu trong ít giây phút,mây mù tản ra xa,một phần núi rừng
và thung lũng ,sông hồ hiện ra phía dưới xen kẽ trong những dải mây bạc
làm du khách nào cũng phải ngây ngất và bật lên cảm thán “tuyệt
vời!”.Những ngày quang mây nắng đẹp ,khoảng 3-4h chiều,khi mặt trời
chênh chếc hướng Tây,đứng đây có thể nhìn thấy toàn cảnh thủ đô.Trong đó
nổi bật những khối nhà chung cư hiện đại Linh Đàm,Nhân Chính đến hàng
loạt các cao ốc ở trung tâm.

1.2-Tiểu Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng)
Hải Phòng-thành phố hoa phượng đỏ.
Hải Phòng-thành phố biển cách Hà Nội 102 km,một trong những trung tâm
du lịch lớn của Việt Nam,nằm bên bờ biển Đông-Thái Bình Dương;phía Bắc
giáp biển Đông,phía Tây giáp tỉnh Hải Dương,phía Nam giáp tỉnh Thái
Bình.

61
Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,nhiệt độ trung bình 23-24
độ C,lượng mưa trung bình hàng năm 1600-1800 mm,quanh năm thời tiết
ấm áp,bốn mùa cây trái xanh tươi.
Với di chỉ khảo cổ Cái Bèo(Cát Bà)chứng tỏ mảnh đất này cách đây trên
6000 năm đã có người sinh sống.Hiện nay,Hải Phòng còn giữ được nhiều di
tích lịch sử,nhiều danh lam thắng cảnh,nhiều đền,chùa,lăng miếu,sinh hoạt
văn hóa dân tộc ở từng làng xã.
Nằm trong tuyến du lịch Hà Nội-Hải Phòng-vịnh Hạ Long,Hải Phòng có khu
nghỉ mát Đồ Sơn vươn ra tới biển tới 5 km.Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc,du
khách có thể tới thăm đảo và vườn quốc gia Cát Bà,thăm vịnh Bái Tử Long
và vịnh Hạ Long.
Hải Phòng là một cảng biển lớn năm trên đường hàng hải quốc tế Đông-
Tây,Bắc-Nam.Hải Phòng là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống
giao thông thủy,bộ,đường sắt,hàng không trong nước và quốc tế.
Vịnh Hạ Long
Nằm ở vùng Đông bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ,
bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị x Cẩm Phả v một phần của
huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển,
phần còn lại gip đất liền với đường bờ biển dài 120Km, với tổng diện tích
1.553Km2 gồm 1.969 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo
chưa có tên. Đảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến
thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông nam (thuộc vịnh Bái Tử
Long) và vùng phía Tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa
chất từ 250 – 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong
cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản
thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử
Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434
Km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam gic với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ
(phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông) vùng kế bên
là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin
xếp hạng năm 1962.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng
sống động. Đi giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá
đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hình Đầu
Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hịn
Rồng), đảo thì lại giống như một ông lo đang ngồi câu cá (hịn Ơng L Vọng),
hịn Cnh Buồm, hịn Cặp G, hịn Lư Hương… Tất cả trông rất thực, thực đến
kinh ngạc. Hình dng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc
độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lịng cc đảo đá ấy là
những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng

62
Sốt, động Tam Cung… Không chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà
khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn
hoá Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng
như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập
trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái
rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú
trên rừng dưới biển, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ cĩ ở nơi
đây.
Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần
thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan,
vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định
giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thin nhin thế giới vịnh Hạ Long.
Từ trên cao nhìn xuống,vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng
sống động.đi giữa Hạ Long ta cứ ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá
đá,đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Đầu
Người), đảo thì giống một con rồng đang bay lượn trên mặt nước(Hồ
Rồng),đảo thì giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn ông Lã Vọng),
hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái,hòn Lư Hương … Tất cả trông rất
thực,thực đến kinh ngạc .Hình dáng nhưng đảo đá kỳ diệu ấy biến hoá khôn
lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng
các đảo ấy là những hang động tuyệt đẹp mhư động Thiên Cung , hang Đầu
Gỗ, hang Sửng Sốt, động Tam Cung … Đó thực sự là những lâu dài của tạo
hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc
Nguyễn Trãi mệnh danh là Kỳ quan đất dựng giữa trời cao.Vịnh Hạ Long là
nơi gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi
tiếng như:Vân Đồn-nơi có thương cảng cổ nổi tiếng một thời (1149),có núi
Bài Thơ lưu bút tích của nhiều bậc vua chúa ,danh nhân xa hơn chút nữa là
dòng sông Bạch Đằng – nơi đã từng chứng kiến 2 trận thuỷ chiến lẫy lừng
của ông cha ta chống giặc ngoại xâm… Kông chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay
được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con
người có nền văn hoá Hạ Long từ Hậu kì đồ đá mới với những địa danh
khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái
điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh
thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới…Với hàng ngàn loài động,
thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực… Có những loài
động vật quí hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với những giá trị đặc biệt như vậy, vịnh Hạ Long đã được công nhận là di

63
sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994.Đến năm 2000 lần thứ hai UNESCO
lại công nhận Di sản Thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo của vinh Hạ Long.
Bãi Cháy
Bãi Cháy là địa danh nằm dọc bờ vịnh Hạ Long. Đây là khu du lịch quanh
năm đón gió biển từ ngoài vịnh thổi vào. Đặc điểm địa hình là một dải đồi
thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ
thụ, nằm xen là những khách sạn cao thấp lô nhô, những biệt thự nhỏ kiến
trúc riêng biệt. Bên con đường trải nhựa là hàng cây xanh mát, những hàng
quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những tán phi lao, lưỡi cát trắng, khu công viên
Quốc Tế Hoàng Gia. Tắm biển xong bạn có dịp thưởng thức các món đặc
sản chế biến từ hải sản. Gío biển ở đây như bàn tay thần kì mơn man xua đi
nỗi ưu tư, phiền muộn cho bạn.
Công viên Quốc Tế Hoàng Gia có nhiều dịch vụ, vui chơi, giải trí mới lạ,hấp
dẫn,là trung tâm du lịch lớn nhất ở Quảng Ninh.
Núi Bài Thơ
Trước đây núi có tên là Truyên Đăng .Ngọn núi đá vôi cao 106m này nằm ở
trung tâm thành phố Hạ Long,kề ngay sát vịnh ,một nửa chân núi gắn với đất
liền ,nởa kia ngâm trong nước biển.Đi thuyền trên vịnh Hạ Long chừng 300
m đã có thể nhìn thấy bài thơ khắc trên vách núi trong một khung hình
vuông ,mỗi chiều dài 1,5m.
Năm 1468,vua Lê Thánh Tông cũng là nhà thơ nôỉ tiếng khi đi kinh lý vùng
Đông Bắc ,đã dừng chân tại vịnh Hạ Long ngay dưới chân ngọn núi nên thơ
này. Xúc cảm trước thiên nhiên hùng vĩ, nhà vua đã làm một bài thơ và
truyền lệnh khắc vào vách núi. Từ đó có tên là núi Bài Thơ. An Đô Vương
Trịnh Cương(1686-1730) cũng có 1 bài thơ ở núi này.
Leo núi Bài Thơ là 1 thú vui đầy hấp dẫn. Đứng ở lưng chừng núi phóng tầm
mắt xa xa là biển xanh, đảo đá nhấp nhô, nhìn lên cao là trời mây bồng bềnh
và xung quanh là cây, là hoa rừng, là những cánh chim ríu rít chuyển cành…
Hang Đầu Gỗ
Giữa non nước mây trời Hạ Long tuyệt mĩ, 1 hang đá mang tên vô cùng mộc
mạc dân dã: hang Đầu Gỗ. Hang nằm trên đảo Đầu Gỗ, xưa đảo này có tên
là đảo Canh Độc.
Sách Đại Nam Thống Nhất Chí có ghi: “Hòn Canh Độc lưng đảo có động
rộng rãi có thể chứa vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn
La…”. Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng:trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị
nhiều cộc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, có rất nhiều
mẫu gỗ còn sót lại vì vậy động mang tên là hang Đầu Gỗ. Từ phía xa nhìn
lại, cửa hang có màu xanh lam hinhg 1 con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới

64
cửa động.Nếu động thiên cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang
Đầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ.
Cuốn Meivelle de Monde( kì quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938
chuyên về du lịch giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh
danh hang Đầu Gỗ là Grotto des meivellis(động của các kì quan).Điều đó
hoàn toàn chính xác. Hang được chia làm 3 ngăn chính. Ngăn phía ngoài có
hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang là 1 bức “tranh sơn dầu”
khổng lồ, trong đó vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đó là những đàn voi
đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ…
với những tư thế sinh động. Phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước
mênh mông, những rừng măng đá, nhũ đá nhiều màu với nhiều hình thù kì lạ
tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của từng người.
Đứng dưới vòm hang ta có cảm gíac như đang đứng giữa một tòa lâu đài cổ
kính, kiến trúc đồ sộ nhưng lại rất tinh tế. Chính giữa lòng hang là một cột
trụ chống trời khổng lồ, nhiều người ôm không xuể, từ phía dưới chân cột
lên trên được bàn tay điêu khắc tài tình của tạo hoá gọt giũa thành những
hình mây bay, rồng cuốn, phượng múa, hoa lá, dây leo…Trên đỉnh cột, bất
giác ta nhìn thấy một vị tu sĩ mặc áo choàng thâm, tay phải cầm gậy tích
trượng trong tư thế tụng kinh, niệm.
Tận cùng hang là một cái giếng tiên 4 mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề
quanh năm. Bất giác ta nhìn lên phía trên trong ánh sáng mờ ảo, sẽ nhận ra
bốn xung quanh là bức thành cổ, trên đó đang diễn ra 1 trận hỗn chiến kỳ lạ,
những chú voi đang gầm thét, người và ngựa chen chúc, gươm giáo mộc tua
tủa, tất cả đang ở trong tư thế xông lên và bỗng dưng bị hoá đá chốn này.
Năm 1917, vua Khải Định lên thăm hang Đầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp
thần tiên của tạo hoá, ông đã cho khắc 1 tấm văn bia với nội dung ca ngợi
cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Hiện nay, tấm bia đá vẫn
còn ở phía bên phải cửa động.
Hang Sửng Sốt
Nằm ở khu vực trung tâm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt
trong đảo Bồ Hòn. Người Pháp đặt cho nơi này cái tên Grotto les
suprices(hang của những sửng sốt).
Đây là 1 hang đá rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Mặt khác
hang nằm ở vùng trung tâm du lịch của vịnh Hạ Long(bãi tắm Ti Tốp-hang
Bồ Nâu-động Mê Cung-hang Luồn-hang Sửng Sốt) và đây cũng là nơi tập
trung nhiều đảo đá có hình dáng đặc sắc không nơi nào có được.Đường lên
hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng ,những bậc đá ghép cheo leo,du
khách vừa có được cái thú của người leo núi vừa có cái háo hức như đi trên
trời vậy .Hang có kết cấu hai khoang lớn ,toàn bộ khoảng ngoài như một nhà
hát lớn rộng mênh mông .

65
Trần hang được phủ bằng một lớp “thảm nhung”óng mượt ,vô số những
“chùm đèn treo” bằng nhũ đá rực sáng long lanh,những tượng đá ,voi đá,hải
cẩu,mâm xôi,hoa lá …tất cả dường như đang chuyển động trong một thế
giới huyền ảo như thực như mơ.Chưa hếtd ngỡ ngàng trước vẻ đẹp huyền bí
của taọ hoá ,ta bước vào khoang trong bằng một lối nhỏ.Một luồng ánh sáng
ùa vào rực rỡ ,mở ra một khung cảnh mới hoàn toàn khác lạ ,rộng mênh
mông nhưng có thể chứa được hàng ngàn người ,bên cạnh lối ra vào là một
chú ngựa đá và một thanh gươm dài .
Truyền thuyết xưa kể rằng ,sau khi đánh tan giặc Ân,Thánh Gióng đã giúp
dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma,xong việc Thánh Gióng bay về trời và để
laị thanh gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng ,xua đuổi yêu quái .
Hiện nay trong hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên dường như là những dấu
tích của trận chiến ác liệt đó ,vết chân ngựa Gióng trở thành những ao hồ
nhỏ xinh xinh cùng những tảng đá to vụn vỡ .Đi vào trong còn có nhiều cảnh
trí kỳ lạ,nhũ đá hình cây đa cổ thụ tán sum xuê,chú gấu biển ,khủng
long…Tới đỉnh cao nhất của hang,bất ngờ một “khu vườn Thượng uyển”
mở ra trước mắt ,có hồ nước trong vắt ,phong cảnh sơn thuỷ hữu tình,muôn
loài cây như si,vạn tuế,đa cổ thụ cùng nhiều loài chim sinh sống.Những ngày
đẹp trời ,từng đàn khỉ kéo nhau xuống đây tìm trái cây làm náo động cả một
vùng .
Hang Trinh Nữ-Hang Trống:
Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống hang Sửng Sốt
,hồ Động Tiên,hang Luồn…cách Bãi Cháy 15 km về phía Nam .Với người
dân đánh cá ,họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ,còn những
đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng ,nơi thề nguyền của tình yêu
.Người Pháp xưa đặt cho hang cái tên La virgin(động của người con gái
).Truyền thuyết xưa kể rằng:xưa có một người con gái vạn chày xinh đẹp,
nhà nghèo, gia đình cô phải đi làm thuê cho tên chủ cai quản vùng đánh cá.
Thấy cô xinh đẹp, hắn ép bố mẹ cô gả cô làm vợ bé cho hắn, cô không chịu
vì đã có người yêu, chàng trai đó đang ra khơi đánh cá để chuẩn bị cho ngày
cưới của họ.Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra một đảo hoang
nhằm khuất phục ý chí của cô, cô đói lả và kiệt sức. Trong một đêm mưa gío
hãi hùng, cô gái đã hoá đá nơi đây.Đó cũng là đêm chàng trai biết tin cô gặp
nạn, chàng mải miết bơi thuyền đi tìm cô. Đến đêm, giông bão ập đến
thuyền chàng vỡ nát, chàng dạt lên một đảo hoang, trong ánh chớp, chàng
nhìn ra phía xa và nhận ra cô gái nhưng những lời chàng gọi đã bị gió mang
đi. Chàng dùng hòn đá đập vào vách núi báo cho nàng biết rằng chàng đã
đến. Chàng gõ khi máu chân tay chảy đầm đìa, đến khi kiệt sức và chàng
cũng hoá đá(hang Trống ngày nay).

66
Ngày nay, khi đến thăm hang Trinh Nữ, bức tượng cô gái nằm xoã mái tóc
dài, đôi mắt đang nhìn về đất liền vẫn còn đó.
Đối diện với hang Trinh Nữ là hang Trống(còn được gọi là hang Con Trai).
Bức tượng chàng trai hoá đá quay mặt về phía hang Trinh Nữ vẫn đứng đó,
những tiếng gọi thiết tha cùng với tiếng gõ vào vách đá của chàng vẫn còn
văng vẳng đâu đây. Những dấu tích của trận cuồng phong đêm đó vẫn còn
đến ngày nay-đó là những đỗ vỡ của đất đá ngỗn ngang trong hang, tiếng gió
gầm gào qua vách đá và những bọt sóng vẫn tung lên trắng xoá.
Động Thiên Cung
Trong những hang động đẹp nổi tiếng vịnh Hạ Long mới được phát hiện
trong những năm gần đây phải nói đến động Thiên Cung. Động nằm ở phía
Tây Nam vịnh Hạ Long cách bến tàu du lịch 4 km, trên đảo Đầu Gỗ ở độ
cao 25m so với mặt nước biển, có toạ độ 105000’54″và 20054’78”.Đảo Đầu
Gỗ xưa còn có tên là đảo Canh Độc có đỉnh cao 189m, dãy đảo như một
chiếc ngai ôm trong lòng mình hai hang động đẹp.
Đường lên động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên tán lá rừng che phủ
um tùm, vào những đêm trăng, những chú khỉ tinh nghịch leo xuống tận đây
kiếm hoa quả. Qua một khe cửa hẹp, lòng động đột ngột mở ra không gian
có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130m. Càng vào trong ta càng ngỡ
ngàng trước vẻ đẹp lộng lẫy của tạo hoá.
Động gắn liền với truyền thuyết về vua rồng xưa. Chuyện kể rằng sau khi
vua rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, vua rồng trở về động của mình an
toạ, năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu
vua rồng ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi mà không có ngày trở về.
Không sợ nguy hiểm gian nan, đôi trai gái quyết tâm cùng nhau đi tìm gặp
vua rồng. Người con gái của họ được ra đời và đặt tên là nàng Mây. Nàng
Mây lớn lên đã làm xao xuyến trái tim hoàng tử Rồng và tình yêu đã giúp họ
tìm đến với nhau, đám cưới được tổ chức 7 ngày 7 đêm tại khu vực trung
tâm động. Để chúc mừng đám cưới, những chú rồng bay lượn lúc ẩn lúc
hiện trong rừng mây nhủ đá, những chú voi con cong kênh nhau lên nhảy
múa, những con mảng xà lớn trường mình quấn quanh cây đa cổ thụ, hai chú
sư tử đá nhảy múa bờm tóc tung bay, trên cao những chú đại bàng dang rộng
cánh tay khổng lồ trên không trung…một chú voi lớn được trang trí diêm
dúa công phu đang nằm phủ phục chờ cô dâu chú rễ bước xuống. Nam Tào,
Bắc Đẩu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc vui, cảnh tượng tưng bừng náo
nhiệt và vô cùng sống động. Tất cả những hình ảnh đó như vừa được hoá đá
nơi này. Trên vách động phía đông là một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong
đó chạm nổi những nhân vật trong chuyện cổ tích xưa, nết chạm khắc mềm
mại uyển chuyển và vô cùng tinh tế, sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ, những khối
điêu khắc dù là đồ sộ hay nhỏ bé đều được bàn tay của tạo hoá trau chuốt tỉ

67
mỉ.
Trung tâm động là 4 cột trụ to lớn lực lưỡng chống đỡ thiên đình. Từ chân
cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kì lạ như chim cá, cảnh sinh
hoạt của con người hoa lá cành…trên vách động phía bắc là cảnh một bầy
tiên nữ đang múa hát chúc mừng đám cưới.
Dưới vòm động cao vút, từng chùm nhũ đá rủ xuống muôn màu tạo thành
bức rèm đá thiên nhiên lộng lẫy. Đâu đó có tiếng trống bập bùng như trong
đêm hội làng xưa. Đó chính là tiếng gió thổi qua kẽ đá. Đứng giữa vòm động
cao vút, màu thạch nhủ xanh như giác ngọc ta ngỡ như đang đứng trong tiên
cảnh bồng lai vậy.
Tới ngăn động cuối cùng những luồng ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối
màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một vòi nước tự nhiên 4 mùa tuôn chảy róc
rách, nơi đây có 3 chiếc ao, nước trong vắt. Đây là nơi nàng mây thường tắm
cho 100 người con của mình và nuôi họ khôn lớn trưởng thành. Một con
đường dẫn ra phía ngoài quanh co uốn khúc, đó chính là con đường mà nàng
mây cùng năm mươi người con của mình ra đi khai phá vùng đất mới, năm
mươi người con còn lại cùng với cha xây dựng quê hương, di vật mà người
mẹ để lại là bầu vú tiên tràn trề sức sống.
Đảo Tuần Châu:
Đảo Tuần Châu, là khu du lịch độc đáo ở miền Bắc Việt Nam nay thuộc
phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu bao gồm một tổ hợp du lịch, dịch vụ, vui
chơi giải trí: bi tắm nhn tạo, nh biểu diễn đa năng 2500 chỗ ngồi, khu phố
ẩm thực với phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, khu biểu diễn
động vật, khu chợ quê, hồ sinh vật biển, khu biệt thự chất lượng cao v nhiều
loại hình dịch vụ khc. Đến đây du khách sẽ có cơ hội được tham quan,
thưởng thức các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn trên.
Hang Hanh
Cách thị xã Cẩm Phả 9km về phía tây,Hang Hanh là một hang đá đẹp và dài
nhất so với các hang, động hiện có trên vịnh Hạ Long. Hang có chiều dài
1300m,chạy xuyên dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển. Vì vậy, người Pháp
còn đặt tên cho nó là Le tunel (đường hầm ).
Đến thăm hang có thể bằng thuyền,canô hoặc bằng xe ô tô, phải chọn lúc
nước thuỷ triều xuống kiệt .Khi ấy cửa động mới lộ rõ.Bên cạnh một phiến
đá bằng phẳng chắn ngang ở cạnh cửa phía động là miếu Ba Cô.
Truyền thuyết xưa kể lại rằng ưa có ba cô gái đi biển ,gặp hôm trời mưa
to ,ba cô vào hang trú mưa ,thấy cảnh sắc trong hang đẹp quá nên ba người
càng mải miết ngắm cảnh,tới lúc nước triều dâng cao ba cô gái bị mắc kẹt
bên trong và bỏ mình tại hang và hoá thành thuỷ thần.

68
Truyền thuyết là vậy thực tế Hang Hanh cũng rất đẹp .Con đò nhỏ dẫn du
khách luồn lách qua từng khe đá quanh co dưới ánh đuốc bập bùng,từng
chùm nhũ đá buông rủ xuống từ trần hang ánh lên những sắc màu kỳ
diệu,dòng nước êm ả lững lờ trôi,không gian tĩnh mịch chỉ có tiếng mái chèo
khua nước nghe rât quen mà như xa lạ.
Càng vào sâu,động càng đẹp ,dáng vẻ đơn sơ.Những chùm hoa đá rực
rỡ,những trụ kim cương chợt ánh lên bao sắc màu óng ánh,kji ta chiếu đèn
vào ,những mâm xôi đồ sộ ,chùm hoa mẫu đơn,giò phong lan cảnh …Tất cả
đang ở tư thếvươn ra lay động rung rinh.Đâu đó có tiếng trống bập bùng như
đêm hội từ xa vọng lại.Đó là tiếng sóng vỗ nhẹ vào vách đá tạo nên ,và còn
nhiều nữa những hình ảnh và âm thanh kỳ lạ.
Cụm di tích núi Bài Thơ
Là một quần thể di tích lịch sử ,văn hoá. Nay ở Phường Bạch Đằng – trung
tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long
Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn.
Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ
vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê
Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long
ngày nay) đ ứng tc một Bài Thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam. Từ đó
núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài Bài Thơ của vua Lê
Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam cịn cĩ Bi Thơ họa của
chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm Bài Thơ của một số danh nhn thời
Nguyễn .
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi
Bài Thơ cịn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của
quân và dân vùng mỏ. Ngày 1.5.1930 lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay
trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân vùng mỏ dưới sự lnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phịng
khơng, hang tr ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm
điện chính của Bưu Điện tỉnh Quảng Ninh.
Đền thờ Trần Quốc Nghiễn: Nằm ở phía Tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ
Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn – vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng Đông Bắc
Tổ quốc.
Cha Long Tin: Nằm ở phía Bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm
1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra cịn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu.
Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn
ra vào ngày 24.3 âm lịch hàng năm.
Khu bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà

69
Cát Bà là một quần đảo có 366 đảo lớn,nhỏ.Đảo chính là Cát Bà diện tích
khoảng 100 km2. Cát Bà nằm về phía tây Nam Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái
Tử Long, cách hải Phòbg khoảng 60km. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Cát Bà
nhiều cảnh quan đẹp,tài nguyên rừng và biển phong phú, một quần thể đảo
và hang động trên biển làm mê hồn du khách.
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà , có diện tích được quy hoạch
bảo vệ là 15200 ha, trong đó có 9800 ha rừng và 5400 ha biển. Địa hình rất
đa dạng chủ yếu là núi đá vôi,nhiều hang động kỳ thú và xen kẽ là những bãi
cát trắng phau, mịn màng như Cát Bà cò, Cát Dứa. Các núi đá vôi có đô cao
trung bình 150m, cao nhất là đỉnh cao vọng với 322 mét so với mặt biển.
Thời tiết ở Cát Bà chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
và mang tính chất hải dương.Về mùa hè khí hậu mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ
trung bình năm khoảng 23-240C.
Tại vườn quốc gia Cát Bà,hệ động vật có 32 loài thú,69 loài chim, 20 loài bò
sát và lưỡng cư. Đặc biệt là loài vọc đầu vàng tìm thấy ở các vách núi đá
cheo leo ven biển Cát Bà.Đây là loài thú quý được nghi vào danh mục cẩn
bảo vệ , trên thế giới hầu như không còn loại này . Loài vọc đầu vàng đang
được bảo vệ nghiêm ngặt và trở thành biểu tượng của vườn quốc gia Cát Bà.
Tại đây còn có khỉ vàng ,sơn dương và nhiều loài chim đẹp như cao cát, bói
cá,hút mật,đầu rìu …
Vườn quốc gia Cát Bà còn những cánh rừng nguyên sinh nhiệt đới lớn. Theo
điều tra bước đầu,ở đậy có 620 loài thực vật bậc cao gồm có 438 chi và 123
họ, trong đó có 350 loàii cây thuốc. Nhiều cây quý cần bảo vệ như chò đôi,
trai lý,lát hoa,kim giao,cọ Bắc sơn ….
Hoang sơ Cát Bà
Tin Ct B trở thnh khu dự trữ sinh quyển quốc tế khơng lm cho những
du khch từng ghé thăm hịn đảo này phải ngạc nhiên. Từ lâu, Cát Bà đ l
điểm dừng chân hấp dẫn du khách, bởi hầu như tất cả những gì m thin
nhin tạo ra đều được giữ gìn nguyn vẹn.
Con đường độc đạo từ thành phố Hải Phịng ra đảo Cát Bà bị cắt bởi hai
chuyến phà. Nếu bạn đang bận tối mặt với hàng núi công việc, cảm giác
ngồi chờ phà cũng như qua phà mất hàng tiếng đồng hồ sẽ chẳng dễ
chịu chút nào. Nhưng nếu không như vậy thì r rng chẳng cĩ gì đáng để
băn khoăn: gió biển mằn mặn những ngày hè, hoa rừng nở trên vách đá
v những bi ct vng dưới chân núi đ l lời hứa hẹn cho một chuyến đi thú
vị. Bỏ lại phía sau thị trấn Cát Bà với nhấp nhô nhà hàng khách sạn và
nhà dân, cùng một bến cảng nằm khuất sau những dy ni, du khch bắt
đầu vượt qua một eo núi nhỏ để sang phía bên kia của đảo, phía hướng
ra biển với những vách núi dựng đứng và từ đây bắt đầu khám phá vẻ
đẹp bình yn của hịn đảo này.

70
Được xếp vào một trong những điểm nhấn của du lịch vùng Đông Bắc,
Cát Bà có những nét duyên riêng so với các điểm du lịch khác. Không
sang trọng và kiêu kỳ như người láng giềng Hạ Long, không có cái “khí
thiêng” của Yên Tử hay dịch vụ đầy đủ của Tuần Châu, Cát Bà tự hào
là một trong những nơi mà dấu ấn con người rất ít chạm tới. Và một
trong những nét duyên riêng của Cát Bà chính l những bi ct nhỏ nằm
rải rc giữa cc ngọn ni, để rồi giờ đây được cải tạo thành những bi tắm cĩ
thể xếp vo loại đẹp nhất Việt Nam, cả về cát, nước và sóng. Thú vị hơn,
để đến được những bi ct ny, ngồi đi thuyền, chỉ có thể đi men theo vách
núi trên một hành lang hẹp bằng thép và gỗ được dựng lên dành riêng
cho du khách. Đi theo hành lang này, có những lúc du khách sẽ cảm
thấy như mình đang đi trong không trung, khi trước mặt là trời, dưới
chân là bi đá ngầm trắng xoá sóng biển và sau lưng là ni rừng.
Nổi tiếng nhất trong cc bi ct ở Ct B l bi Ct Cị 1, 2, 3 – nơi đ được các
nhà đầu tư chọn xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Những công trình ny
đang cung cấp thêm tiện nghi cho du khách khi khám phá hịn đảo này.
Và đón gió biển đêm
Nếu như ban ngày, Cát Bà hiện lên với vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng thì về
đêm, sự hấp dẫn của đảo lại đến từ biển cả. Địa hình tự nhin đ tạo cho Ct B
những bi tắm sạch đẹp được che chắn bởi các vách núi nên sóng rất lặng. Về
đêm, sóng vỗ nhè nhẹ, và đấy là lúc du khách có thể kéo ghế ra tận mép
nước để thưởng thức gió biển và tiếng sóng. Sẽ tuyệt vời cho những ai lng
mạn muốn kiếm tìm một cht ring tư. Đêm càng khuya, tiếng sóng càng như
ru, như hát. Và để tận hưởng hết hương vị của biển đêm, du khách có thể thu
lều ngủ ngay trn bi tắm thay vì khch sạn. Một hình thức khc, hơi mạo hiểm
song rất thú vị và được khách du lịch nước ngoài yêu thích: chèo thuyền
kayak. Đêm vắng, chèo thuyền ra giữa vịnh để hưởng một bầu không khí có
phần hoang d cũng l một cch thử thch lịng can đảm và thú vui khám phá của
mỗi người
Đêm Cát Bà cũng sẽ không kém thú vị nếu như du khách chọn các khu
resort đầy đủ tiện nghi làm điểm dừng chân. Tại Sunrise Resort vừa được
khai trương đầu tháng 3.2005, có thể tìm cho mình một phịng nghỉ đầy đủ
tiện nghi để rồi mở rộng cửa sổ, đón gió biển và bình mình đánh thức du
khách trong sảng khoái.
Tour du lịch đến Cát Bà hiện đ được nối với Hạ Long, Hà Nội bằng tàu và
ôtô. Nếu không ra đảo bằng đường bộ và phà, du khách có thể chọn cách đi
đơn giản và nhanh chóng hơn là tàu cánh ngầm cao tốc. Một số công ty tổ
chức tour đi Cát Bà (khởi hành từ Hà Nội) kết hợp với các địa điểm khác ở
Đông Bắc như Yên Tử, Quan Lạn, Hạ Long, Tuần Châu…
Khám phá đảo khỉ

71
Một trong những nt ring của Ct B là môi trường tự nhiên cịn được giữ gìn v
bảo vệ nghim ngặt, nhờ đó mà các loài chim thú vẫn tồn tại được đến hôm
nay. Nói theo sách vở thì Ct B l khu dự trữ sinh quyển, nơi có tới trên 2.000
loài động thực vật, trong đó có 282 loài động vật trên cạn. Nhiều lồi trong số
ny thuộc loại quý hiếm trn thế giới như voọc đầu trắng, quạ khoang, khỉ
vàng… Đến Cát Bà, du khách có thể nhìn thấy cc loại th ny trn vịm cy hay
vch đá, và một trong số những điểm đến không thể bỏ qua là đảo khỉ.
Anh Nguyễn Nam Đảo, người đ gắn bĩ với đảo khỉ từ vài chục năm nay, cho
biết trên đảo hiện có rất nhiều khỉ sinh sống, khỉ tại chỗ và khỉ đưa từ miền
Nam ra. Trong số này, có khoảng hai chục con đ quen với người nên thường
xuyên xuống “giao lưu” với du khách và cũng để kiếm thêm… thức ăn.
Được du khách cho ăn uống, khỉ vui vẻ chén ngay tại chỗ và cũng vui vẻ
biểu diễn leo trèo nghịch ngợm. Trên núi cịn rất nhiều khỉ quý hiếm ít khi
xuất hiện, chỉ cĩ du khch no đi d ngoại xuyn đảo mới có thể gặp được. Ngoài
khỉ, voọc cũng là loài linh trưởng có nhiều ở đảo. Voọc đầu trắng hiện đang
được xếp vào Sách đỏ của thế giới và là đối tượng của một dự án bảo vệ cấp
quốc tế. Theo anh Đảo, thỉnh thoảng du khách vẫn có thể bắt gặp voọc đầu
trắng trên các hẻm núi.
Đảo khỉ nằm cách biệt với khu dân cư trên thị trấn Cát Bà. Để ra đảo, du
khách phải vượt qua một qung đường biển bằng tàu. Vịnh Lan Hạ vào lúc
nắng lên đẹp như bức tranh với màu nước trong xanh và gió lộng. Vịnh ngăn
cách với khu dân cư nên môi trường được bảo quản tốt.
Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng ở phía đông bắc Hải Phòng cách trung tâm thành phố
20km. Bạch Đằng là con sông nổi tiếng với những chiến công vang dội
trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam .
Năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan các đạo thuỷ binh lớn của quân Nam Hán
.
Năm 981 tướng Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành ) cũng đã tiêu diệt các đạo
quân thuỷ binh của quân tống trên sông Bạch Đằng.
Năm 1288, quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trần Hưng Đạo
đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của quân Nguyên- Mông, bắt sống
tướng Ô Mã Nhi ,chấm dứt âm mưu thôn tính Việt Nam của quân xâm lược
Nguyên Mông.
Hàng năm trên dòng sông lịch sử này thường có các hội thi bơi truyền thống
vượt sông Bạch Đằng.
Thắng cảnh Tràng Kênh
Tràng Kênh là một quần thể đồi núi đá vôi hang động , sông, nước với cảnh
trí thiên nhiên nên thơ ,thuộc huyện Thuỷ Nguyên cách trung tâm TP Hải
Phòng 20km về phía đông bắc.

72
U Bò là một ngọn núi trong quần thể đồi núi này , tương truyền đây là nơi
Trần Hưng Đạo đã đứng để chỉ huy trận thuỷ chiến chống quân xâm lược
Nguyên-Mông. Đứng trên núi U Bò , du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh
sông Bạch Đằng. Sông núi tĩnh lặng , trời nước mênh mang với nhiều huyền
thoại làm cho cảnh sắc nơi đây càng thêm hấp dẫn.
Quanh Tràng Kênh có nhiều động kỳ thú. Hang Vua thuộc xã Minh Tân, cao
18m, rộng 10m. trong hang có nhiều ngách , có suối nước quanh năm trong
nác. Gọi la hang Vua vì tương truyền rằng Vua Hùng thứ 18 đã lập Ly cung
ở đây .Đền thờ Vua Hùng được đặt ở chính giữa hang ,tượng vua được tạc
bằng đá , trông rất sinh động .
Tràng Kênh đã được các nhà khảo cổ phát hiện ra nơi đây là xưởng chế tác
đồ trang sức của người xưa ,cách nay trên 4000 năm. Trong cuôc kháng
chiến chống Pháp ,đây còn là một căng cứ cách mạng của quân và dân Hải
Phòng
Rừng cấm nguyên sinh Khe Gỗ
Thuộc xã An Lạc,huyện Sơn Đông,có diện tích 7153ha với hệ thống thực vật
phong phú gồm 236 loài thực vật,cây lấy gỗ,255 loài dược liệu quý,37 loài
thú,73 loài chim,18 loài bò sát,đặc biệt có 7 loài thuộc động vật quý
hiếm.Trong rừng có nhiều dòng suối nước trong vắt,chảy quanh co uốn
khúc.Đây là một khu rừng cấm nguyên sinh còn giữ được vẻ hoang sơ rất
thích hợp cho du khách tham quan và nghiên cứu.
Biển Đồ Sơn
Thị xã Đồ Sơn cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22 kmvề phía đông
nam,nằm giữa hai cửa sông Lạch Tray và sông Văn Uc.Đây là một bán đảo
với đồi núi,rừng cây nối tiếp nhau vươn ra biển đến 5km
Từ xưa,người Pháp đã xây dựng khu Đồ Sơn thành khu nghỉ mát dành cho
quan chức Pháp và giới thượng lưu người Việt.Năm 1950,sân bay Đồ Sơn
được xây dựng.
Bãi biển Đồ Sơn được chia thành ba khu,mỗi khu đều có bãi tắm,đồi
núi,rừng thông yên tĩnh.Ở khu II có toà nhà nghỉ mát của Bảo Đại,ông vua
cuối cùng cuả triều Nguyễn.Khu III có công trình kiến trúc nhỏ dáng dấp mô
phỏng nhưngôi chùa nên từ lâu thành tên gọi là Pagodon .Đặc biệt cuối bán
đảo là đồi đất cao trên đó có Hotel De La Pionte nay là khách sạn Vạn Hoa
và khu vui chơi giải trí Casino.Đây là công trình kiến trúc đẹp nhất Đồ
Sơn.Khu Casino Đồ Sơn liên doanh đầu tiên giữa chính phủ và một công ty
ở Hồng Kông đã đi vào hoạt động từ năm 1994,thu hút được khá đông đảo
khách nước ngoài đến với dịch vụ này
Núi Voi
Núi Voi là một quần thể thiên nhiên đa dạng,cách trung tâm thành phố Hải
Phòng 20 km về phía tây nam.

73
Núi Voi là một ngọn núi cao nhất ở phía Bắc Kiến An,bên bờ sông Lạch
Tray.Ngay dưới chân núi có động Long Tiên. trong đông thờ bà Lê Chân.
Núi Voi có nhiều hang động đẹp:hang Họng Voi,hang Chiêng,hang Cá
Chép,hang Bể….Phía nam núi Voi có động Nam Tào,phía Bắc có động Bắc
Đẩu.Trong hang động co nhiều nhũ đá,măng đá với muôn hình kì lạ như
rồng chầu ,hổ phục,đầu voi…Trên đỉnh Núi Voi có một khoảng đất tương
đối bằng phẳng gọi là bàn cờ cõi tiên.Trên núi có nhiều dấu vết đền chùa và
vết tích thành nhà Mạc được xây dựng vào thế kỉ 16.Đặc biệt các nhà khảo
cổ còn tìm thấy nhiều di vật của người xưa như: rìu,đục bằng đá,đồng cách
đây gần 3000 năm.
Núi thiêng Yên Tử:
Giữa những núi cánh cung trùng điệp của miền đông bắc mênh mông,núi
Yên Tử cao 1.068m,nổi lên trên thảm rừng xanh .Từ xa xưa cảnh núi rừng
Yên Tử đã nổi tiếng là ngoạn mục .Các triều đại vua chúa đã xếp Yên Tử
vào hàng “danh sơn” của Việt Nam .Yên Tử trước đây có tên là núi Voi,bởi
dáng núi giống như hình con voi quay đầu về phía biển.
Trong sử sách ,Yên Tử còn có tên gọi là Bạch Vân Sơn(núi mây trắng) bởi
quanh năm núi chìm vào trong mây trắng .
Yên Tử đã đẹp ,lại còn nổi tiếng hơn từ khi các vua nhà Trần (thế kỉ 13)
chọn núi rừng Yên Tử làm nơi tu hành ,lập nên phái thiền Trúc Lâm.Cũng từ
đó hệ thống chùa tháp được xây dựng uy nghi suốt trên tuyến đường hàng
chục km.Từ thị xã Uông Bí tới khu di tích chừng 15km.Yên Tử hiện có 11
cụm kiến trúc gồm chùa,am,tháp.Tính từ ngoài vào là chùa Lân(thiền viện
Trúc Lâm) lên tới đỉnh núi là chùa Đồng .Nếu đi bộ qua tất cả các di tích ở
dây nhanh nhất cũng phải mất một ngày,từ sớm tới tối mịt.Hiện tai cáp treo
đã đưa du khách gần tới chùa Hoa Yên,thời gian lượt lên 6’,xuống mất 5’,đỡ
được 1/3 quãng đường leo núi.
Vân Đồn:
Cách TP Hạ Long chừng 50km về phía đong nam là quần đảo Vân Đồn lịch
sử,với hơn 600 đảo lớn nhỏ được dàn ra như bức trường thành ,một kỳ quan
thiên nhiên,một thương cảng đầu tiên của Việt Nam từ thời Lý,Trần(thế
kỷ11-13).
Tới Vân Đồn ta được tận mắt chững kiến sự giàu có phong phú đa dạng về
hải sản của một vùng biển bạc:các đảo Quan Lạn,Minh Châu,Cô Tô…là nơi
cư trú sinh sống của hàng ngàn loài cá ,trong đó có 730 loài đã được định
tên.
Vân Đồn còn là một bảo tàng địa chất ngoài trời,một vườn bách thú, một
thảo cầm viên.Từ xưa đến nay,Vân Đồn vẫn là nơi thu hút các nhà khoa học
và du khách trong và ngoài nước.
Trà Cổ

74
Bằng canô hay tàu thuỷ chạy ven biển từ Hải Phòng đến Móng Cái 206km
hoặc từ TP Hạ Long ,cách 132 km,hoặc theo đường 18 Hà Nội-Hạ Long đến
Tiên Yên rồi rẽ đường số 4B đi thị xã Móng Cái sẽ đến bãi biển Trà Cổ.Đây
là một trong những vùng biển đẹp nhất Việt Nam, rất gần thị xã Móng Cái,
một thị xã cổ kính khá sầm uất ở sát biên giới với Trung Quốc.
Trà Cổ là bãi biển rộng và bằng phẳng,nền cát trắng mịn chắc,chạy dài tới
17km,tạo thành một bãi tắm lí tưởng.Bãi cát là rìa bên ngoài của một đảo bồi
tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo nên,Trà Cổ cách
đồng bằng Móng Cái bằng một dãy phá hàng ngày có thuỷ triều ra vào. Hiện
nay đã có hệ thống đê che ngăn và có đường nối đảo với đất liền nên rất
thuận lợi cho việc đi lại.
Ven bờ biển là những cồn cát cao 3-4 m có làng mạc và dân cư đông
đúc,chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng
phi lao chắn gió,giữ cát,gần đó còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Do cách xa các thành phố,khu công nghiệp,bến cảng nên Trà Cổ có khí hậu
mát mẽ ,không khí trong lành, không gian tĩnh mịch.Nhiệt độ trung bình
hàng năm 22,7 0C,có 4 tháng có nhiệt độ dưới 200C( tháng 12 đến tháng 3
năm sau) ,tháng nóng nhất từ 26-280C.
Trà Cổ rất thích hợp với các loại hình du lịch nghỉ ngơi,tắm biển ,thể thao
dưới nước kết hợp tham quan.Trà Cổ vẫn còn rất hoang sơ,nếu có dịp thì
dừng nên bỏ lỡ , đến với Trà Cổ sẽ có nhiều cảm xúc rất thực về thiên nhiên

1.3. Tiểu vùng đông bắc


Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà – tỉnh Thái Nguyên
Hai thắng cảnh này nằm trong quần thể đá vôi, rừng đặc dụng tốt tươi, kỳ vĩ
của x Ph Thượng, huyện V Nhai, Thi Nguyn. Muốn lên hang, bạn phải men
theo đường đá ngoằn ngoèo ngược dốc, nhiều chỗ đá tai mèo cứa vào chân
ứa máu. Thách thức đó chính là sức hút của khu di tích này.
Nhưng cái mệt mỏi, vất vả của một giờ leo núi sẽ nhanh chóng biến mất khi
bạn đến đích, vừa thưởng ngoạn cảnh vật trong hang, vừa được hưởng
không khí trong lành, mát rượi. Ánh sáng từ hai cửa rọi sâu vào hang, chiếu
lên các nhũ đá vôi thiên tạo, thỏa sức cho du khách ngắm nhìn no voi chầu,
kỳ ln ma, mẹ bồng con, vũ nữ, bút tháp… Đáy hang có nước, cát mịn gợi
mở không khí hoang sơ, thanh khiết lạ lùng.
Theo con đường lát đá, suối Mỏ Gà nằm cách chân hang Phượng Hoàng 150
m. Có lẽ phải gọi là hang suối Mỏ Gà mới đúng. Vì dịng nước trong lịng
hang rộng chừng 10 m, sâu từ 2 đến 6 m. Chỗ sâu, nước trong veo mát rượi
ngập tới thắt lưng, chỗ nông trên mắt cá chân có cả bi sỏi nhỏ trải di. Khơng
ai biết hang suối di bao nhiu, chỉ vo đến 300-400 m bạn đ thấy cuốn ht m
hồn. Những tảng đá như giường tiên, cột đá lô nhô phân cách các bi tắm, bi

75
sỏi… để du khách nằm nghỉ tự nhiên sau những giờ leo núi, nhiều phiến đá
to như cái phản, bàn uống nước nằm xen kẽ với các loài cây. Bên trong hang
cịn cĩ 5, 6 thc nước cao 3-4 m tung bọt trắng xóa.
Du khách có thể dừng chân ở các nhà nghỉ và nhà sàn nhỏ với giá khá rẻ, từ
20.000-50.000 đồng/ngày. Cao hứng bạn có thể vào bản, mua thịt lợn về
nướng chả uống với rượu nút lá chuối, cơm lam, tắm suối, rồi ngả lưng trên
nhà sàn.
Hồ núi Cốc
Đến hồ Núi Cốc, nghe một chuyện tình được truyền tụng từ bao đời: “Một
người đi nước mắt thành sông. Một người chờ tấm thân hoá núi”. Khu du
lịch hồ Núi Cốc. Hình tượng nàng Công, chàng Cốc.
Từ Hà Nội ngược theo quốc lộ số 3 hơn 60km, đến thành phố Thái Nguyên,
rẽ về Đại Từ chừng 30km nữa là đến khu du lịch hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc
nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây Nam. tạo,
được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành 1994. Hồ gồm một đập
chính dài 480 mét và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25km2. Trn mặt hồ
rộng mnh mơng cĩ tới 89 hịn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú
ngụ của những đàn cị… Lịng hồ su 23 mt, dung tích nước hồ là 175 triệu
m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600-800 tấn cá/năm.Hồ Núi Cốc có một
công trình thủy lợi tưới tiêu cho các cánh đồng huyện Đại Từ, Đồng Hỷ,
Định Hóa, Phú Lương… và là một thắng cảnh du lịch nghỉ ngơi.
Tạo hĩa ti tình cng với sức mạnh dời non lấp biển của ngn vạn thanh nin trn
cơng trường hồ Núi Cốc những năm 1960 của thế kỷ 20, đ biến nơi đây
thành một danh lam thắng cảnh “đông che hè thoáng” để có thể đón du
khách đến nghỉ ngơi thăm thú quanh năm. Những năm gần đây, khu du lịch
hồ Núi Cốc (thuộc x Tn Thi, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đ khốc ln
mình một diện mạo mới do bn tay của các nghệ nhân sáng tạo, nhằm thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, du khách ưa vẻ hoang d
của tự nhin vẫn cĩ thể tìm cho mình một khoảng thin nhin khống đạt riêng để
thả hồn vào huyền thoại chàng Cốc, nàng Công…
Vùng đất huyền thoại
Một phong cảnh sơn thủy phóng khoáng, nhuốm màu sắc huyền thoại hiện
ra trước tầm mắt. Đó là cảm nhận đầu tiên khi bạn đặt chân tới nơi đây. Khu
du lịch hồ Núi Cốc là một quần thể hài hịa giữa đất trời, mây nước, núi sông
và những bản làng quê kiểng… Những ngôi nhà nghỉ, cửa hàng, quán giải
khát…nằm rải rác thoắt ẩn thoắt hiện men theo những khúc đường quanh co
uốn lượn quanh hồ. Bên những thân cây đại thụ bắt rễ dưới chân núi là
những luống hoa, cây cảnh dẫn lối du khách men theo sườn núi. Min man
theo những lối mịn dìu dặt ấy, du khch sẽ bắt gặp những ngơi nh nho nhỏ,
lọt giữa những khuơn vin xinh xắn của cư dân vùng hồ.

76
Vùng đất in bóng núi Tam Đảo này đã lưu truyền một câu chuyện tình đẹp
từ xửa xưa, mà minh chứng sinh động của nó chính là khu du lịch hồ Núi
Cốc ngày nay. Điểm đến chinh phục du khách bắt đầu từ một huyền thoại
quả là không nhiều! Người ta tới đây để chiêm ngưỡng, thăm thú cảnh núi
non mây nước Việt Bắc, cịn những tm hồn đa cảm thì nhẩn nha gặm nhấm
mối tình đẫm nước mắt của chàng Cốc, nàng Công.
Chuyện xưa kể rằng, có đôi trái gái yêu nhau tha thiết, thủy chung, nhưng vì
chng trai qu ngho nn khơng được sự chấp thuận của cha mẹ cô gái vốn là
một gia đình quan lang giu cĩ. Mọi sự ngăn cản, cấm đoán cũng chỉ khiến
đôi trai gái thêm quyết tâm mong ngóng chờ đợi nhau. Tiếng sáo của chàng
Cốc không cịn vọng đến nàng Công. Nước mắt nàng Công chỉ mình nng
Cơng biết. Nhớ thương tuyệt vọng, chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất
cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sững giữa trời. Suốt bốn
mùa, gió man mác trong cây lá như tiếng sáo xa xăm vọng về. Cịn nng
Cơng, trong buồng giam nhớ thương chàng Cốc khôn nguôi. Nàng khóc
ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành
nước mắt. Những giọt nước mắt yêu thương thủy chung qua năm tháng thấm
sâu vào đất, chảy thành dịng theo vết nứt tìm về ni Cốc. Mỗi năm khi mùa
hè đến, trên núi Cốc và đôi bờ sông Công nở đầy loài hoa sim tím, như thầm
nhắc thiên diễm tình thuở ấy. Nng Cơng quặn mình đau đớn, uất hận khao
khát. Đó là những ngày mưa lũ, nước sông Công dâng ào ạt để gần núi Cốc
hơn.
Một điều thật thú vị là nơi sinh ra huyền thoại chàng Cốc, nàng Công, chính
là vùng chè Tân Cương thơm ngon nhất trên đất Thái Nguyên. Tại đây, du
khách có thể ngắm nhìn trùng trùng điệp điệp những đồi chè xanh ngăn ngắt
trổ đều từng búp lá non mỡ màng. Và thấp thoáng, vài cô gái đang chọn hái
các nn ch bỏ vo chiếc gi đeo trước ngực. Các cụ già kể lại với hậu thế rằng,
nước mắt nàng Công thấm vào rễ cây chè, tạo nên vị ngọt cứ lưu luyến, ngân
nga, để người ta nhấp chén trà một lần rồi nhớ mi.
Nếu du khách có nhu cầu, chủ nhà sẵn sàng thu xếp một chỗ nghỉ ngơi để
đêm ấy, bên bếp lửa bập bùng, vừa thưởng thức những đặc sản của núi rừng
Việt Bắc, vừa nghe lại câu chuyện tình : “Một người đã nước mắt thành
sông. Một người chờ tầm thân hoá núi…” do chính những người dân địa
phương kể với một cảm xúc hào hứng vẹn nguyên…
Và đêm ấy, cho dù rượu cần có nồng nàn đến mấy, cho dù gió hồ có rười
rượi bao nhiêu… du khách vẫn bồn chồn thao thức chờ tới sáng để được lên
tàu, được bồng bềnh với trời mây sóng nước. 89 ngọn núi xưa kia nay đ thnh
89 hịn đảo nhỏ, cịn nguyn vẹn thảm thực vật v quần thể động vật hoang d sơ
khai. Có lẽ vì thế m nhiều đảo mang những cái tên rất gợi cảm: Đảo Cị, đảo
Dê, đảo Khỉ… Trên đó, du khách có thể cắm trại một vài ngày để đắm mình

77
trong bầu khơng khí tinh khiết, tĩnh lặng, hoặc cĩ thể cuối ngy lại trở về khu
khch sạn Bến Đợi. Đó là một khu nhà nổi giống như một quần đảo nhỏ giữa
lịng hồ. Trn đó, ngoài những căn phịng sang trọng với những tiện nghi hiện
đại cịn cĩ hng chục chiếc lều lm bằng tre giang, mi lợp l cọ trơng như những
qun cĩc xiu xiu..
Điểm du lịch cuối tuần thú vị
Cch H Nội khoảng l00km, khu du lịch hồ Núi Cốc thực sự là một nơi khiến
người ta có thể rũ bỏ mọi sự mệt mỏi. Muốn làm chủ một không gian rộng
lớn, du khách sẽ được đi ca nô tới các hịn đảo như: đảo Cị dập dìu những
đàn cị trắng, cị lửa, chiều về đậu rợp bóng cây; đảo Dê với hàng trăm chú dê
nhởn nhơ trên những vách đá cheo leo kiếm ăn, rồi đảo Bồng Bồng, đảo
Keo, núi Văn, núi V, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Khung cảnh các hịn
đảo ở đây dường như cịn giữ được vẻ hoang sơ vốn có của thiên nhiên. Do
vậy, nó chiếm được rất nhiều cảm tình của du khách. Bên cạnh đó, du
thuyền câu cá trên hồ cũng là một thú của du khách khi đến với hồ Núi Cốc.
Lịng hồ cĩ cc loại c chp, m, trắm, cĩ con cn nặng tới 50kg.
Đặc biệt, việc xây dựng một “Huyền Thoại Cung” lộng lẫy, kỳ công rộng
2.000m2 và sự tôn tạo lại các cảnh quan, đ mang lại cho khu du lịch hồ Ni
Cốc những thay đổi lớn, bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Trước hết
phải nói tới “Huyền Thoại Cung” được 50 nghệ nhân từ miền Hạ Nghĩa
Hưng (tỉnh Nam Định) chế tác. Có thể nói “Huyền Thoại Cung” là cả vùng
non nước bao la sông Công, núi Cốc thu nhỏ và được bày trí một cách sống
động từ ngọn núi, rừng cây, khe suối… Trên chiếc thuyền phao di dạo trên
dịng sơng “Lười” – tượng trưng cho nước mắt của nàng Công, trong chốc
lát, du khách như được chứng kiến tận mắt huyền thoại chàng Cốc, nàng
Công được tái hiện trong “Huyền Thoại Cung”. Chắc chắn, đây là một đìểm
thu ht trẻ em hơn cả, vì ngồi phong cảnh, du khch “nhí” cịn được nghe các
nghệ sĩ kể câu chuyện tình huyền thoại đầy ly kỳ, hấp dẫn được dàn dựng
công phu về âm thanh, ánh sáng, tiếng động, tiếng chim hót, tiếng nước chảy
rì ro… Cch “Huyền Thoại Cung” khơng xa l một vườn bách thú thu nhỏ với
hàng chục loài vật khác nhau như: khỉ, trăn, cá sấu, đà điểu,… Được biết,
trong năm nay người ta cịn ti hiện lại sự tích “Ba cây thông” – ý tưởng cũng
bắt nguồn từ một câu chuyện tình đầy thương cảm xảy ra ở vùng đất này. Và
bây giờ, ba cây thông vẫn tươi xanh, tỏa bóng mát rượi, người dân vùng
Phúc Tân, huyện Đại Từ trìu mến gọi l “Chợ tình ba cây thông”.
Ngoài ra, khách sạn hồ Núi Cốc cũng có nhiều cụm vui chơi giải trí như:
Công viên nước có 8 đường trượt, bể bơi Hoàng Hôn rộng 300m2 trong
khuôn viên 3,4 ha. Khuôn viên được tạo bởi những con đường duyên dáng
trải sỏi, các luống cỏ được chăm sóc kỹ lưỡng nên có màu xanh mượt mà.
Hai bi tắm Bình Minh v Thin Nga dnh cho những người ưa mạo hiểm. Một

78
cây cầu nhỏ vươn ra hồ khiến du khách có cảm giác thật dễ chịu khi đứng
ngắm hoàng hôn và những dãy núi xa xa…
Vườn lan rừng có địa thế đẹp, hướng ra hồ là nơi du khách có thể vừa ngồi
thưởng thức ấm trà Tân Cương chính hiệu vừa ngắm những đóa lan rừng
mộc mạc, khác hẳn với các loài lan kiêu sa, sang trọng chốn đô hội. Bàn ghế
ngồi cũng được cách điệu từ hình th của những con th rừng được đục đẽo
bằng gỗ. Tại đây du khách cũng có thể phóng xa tầm mắt, hịa tm hồn vo non
nước mây trời khoáng đạt của hồ Núi Cốc.
hu du lịch hồ Ni Cốc cịn cĩ thm hai tour kh hấp dẫn: leo ni v đi chợ thuyền.
Núi V, ni Văn, núi Quần Ngựa là ba ngọn núi cao nằm về phía đông bắc của
dy Tam Đảo có đặc điểm địa hình v khí hậu rất thích hợp với mơn leo ni.
Mất chừng một buổi sng để chinh phục những ngọn núi trên, du khách sẽ
được tận hưởng bầu không khí mát lạnh ngay cả giữa trưa hè và ngắm nhìn
cảnh non nước hữu tình từ độ cao trên 800m. Du khách người nước ngoài
đến đây, thường không bỏ qua tour du lịch này. Xuôi về hướng đông nam
một chút là chợ Cây Thông họp vào những ngày lẻ ở x Phc Tn, huyện Phổ
Yn.
Du khách đi chợ có thể lên thuyền loại 8-60 chỗ ngồi hoặc thuê thuyền độc
mộc chỉ có hai chiếc ghế cho khách và một người lái đị (l dn bản địa kiêm
luôn hướng dẫn viên du lịch) suốt chặng đường khá thú vị. Tới chợ, khách
được tham dự một phiên chợ đặc trưng của vùng cao Việt Bắc với cảnh bán
mua rất vui mắt của đồng bào Mông, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu… Ngồi cc
thứ thổ sản, thổ cẩm ở chợ, khch cịn cĩ thể tha thẩn dạo bộ vo cc bản lng
thăm thú và mua đặc sản chè móc câu chính hiệu từ các lị chế biến thủ cơng
của địa phương. Từ đây, nếu du khách không muốn trở lại bằng thuyền để
lần nữa được thưởng ngoạn một “Vịnh Hạ Long” thơ mộng giữa núi rừng
Việt Bắc hùng vĩ, thì đ cĩ sẵn đội quân xe “Minsce” sẵn sàng đưa khách ra
quốc lộ cách đó không xa để đón ôtô về Hà Nội hoặc lên Thái Nguyên…
Khu du lịch Ba Bể
ÐÂy là khu du lịch có tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá lớn mạnh và rất
có ý nghĩa trong tiểu vùng du lịch miền núi Ðông Bắc, bao gồm khoảng 20
điểm di tích danh thắng đặc sắc, độc đáo. Trong đó tiêu biểu là những điểm
du lịch:
Hồ Ba Bể
Từ Hà Nội theo đường số 3 qua Thái Nguyên, đến thị x Bắc Cạn v đi tiếp
khoảng 40 km là đến hồ Ba Bể (gần chợ R). Con sông Năng chảy dưới chân
núi đá vôi, giữa những bờ vách đứng xuyên qua núi Lung Nham, nơi đó gọi
là động Puông. Thuyền nhỏ luồn trong động Puông chập chờn trong ánh
sáng mờ ảo, những thạch nhũ hình th kỳ lạ hiện ln trước cửa động. Ði khỏi
cửa động chừng 4 km vào địa phận hồ Ba Bể, một hồ kiến tạo lớn nhất miền

79
Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. Hồ dài hơn 8 km, rộng 3 km,
sâu khoảng 20 đến 30 m. Ðoạn giữa hồ hơi eo lại. Có hai đảo nhỏ nổi lên
giữa hồ, một đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước (nên cịn gọi
l đảo An M).
Hồ Ba Bể ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng
500 ha được bao bọc bởi những dy ni đá vôi có nhiều hang động và những
suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc làm
say lịng nhiều du khch từ xưa đến nay.
Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) cách Hà Nội hơn 200 km, trong những ngày thủ đô
mưa phùn thì ở đây vẫn nắng rực rỡ. Trên con đường từ thị trấn Chợ R
(huyện Ba Bể) đi vào hồ, du khách có thể nhìn thấy lợn rừng đang đi dạo
bên đường khiến họ cứ nhấp nha nhấp nhổm…
Không thể ngờ được khi nắng và hồ đ tơn vẻ đẹp cho nhau đến thế cho mùa
đồng xứ Bắc. Hồ nước thiên nhiên lớn nhất VN này (500ha) như một bảng
màu lộng lẫy biến hóa khôn lường, lúc xanh rêu lạnh lẽo sau bóng núi, chợt
chuyển sang xanh lam khi mặt trời ló ra hoà cùng sắc vàng rực rỡ của bóng
cây, sắc trắng tinh khôi của những đám mây. Hồ dài 8km (gồm ba hồ nối
liền nhau nên gọi là Ba Bể), độ sâu trung bình 20m, nơi sâu nhất 35m. Hồ có
tới 50 loại cá, trong đó có những loại quý hiếm mới phát hiện như cá cóc Ba
Bể, cá chiên ở thác Đầu Đẳng và một số loài quý hiếm như cá chép kình, c
rầm xanh… Du khách có thể bơi thuyền trên hồ thưởng ngoạn cảnh sắc,
ngắm những hịn đảo xinh xắn nổi lên giữa hồ như đảo An M, đảo Bà Góa…
sau đó leo lên núi thăm Ao Tiên-một hồ nước nhỏ trong vắt nằm trên đỉnh
núi đá vôi-hồ chồng lên hồ, rất thú vị.
Bản Păc Ngịi của người Tày nằm ven hồ có 60 hộ dân, bản chuyên trồng lúa,
nhưng đời sống khấm khá lên nhiều nhờ làm du lịch. Ông Dương Đặng, một
dân bản, là chủ của ngôi nhà sàn bằng gỗ nghiến rộng thnh thang cho khch
trọ thu. Giá trọ một đêm cho du khách ở đây là 10.000đ/người, sinh viên
5.000đ, khách nước ngoài 20.000đ. Những ngôi nhà sàn ở đây nằm trên đồi
khá đẹp, tuy không bằng nhà của người Thái. Rời Păc Ngịi trở lại với hồ, du
khch cĩ thể ồ lên thích thú khi bất chợt thấy ven hồ có một trảng cỏ xanh mịn
như mời gọi, và bác lái đị sẵn lịng gh chn cho mọi người dạo chơi, giở ống
cơm lam ra ăn, ngắm những con bói cá sặc sỡ và rất to (gấp 3 lần so với bói
cá ở đồng bằng) bất chợt nhào xuống hồ, hoặc những đàn sáo đen thấy động
bay nháo nhác…
Hồ Ba Bể năm trong quần thể vườn quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch kỳ
thú như hang Dơi, động Puông, động Nả Phoịng, động Thẳm kít… Con sông
Năng trên đường dẫn du khách từ chỗ cách thị trấn Ba Bể 5 km vào đến hồ
giới thiệu những hang động kỳ thú này. Nếu đi theo đường bộ chạy ven
sông, bạn có thể bất ngờ gặp một con lợn rừng đang đi dạo rất hiền lành ven

80
đường, bên cạnh là mấy đứa trẻ thản nhiên vui đùa. Đây là những con lợn do
người dân đi rừng bắt được từ hồi chúng cịn nhỏ, đưa về nuôi như lợn nhà.
Ngủ lại ở nhà trọ thị trấn giá 100.000đ-150.000đ/phịng, b chủ đon đả khi
biết chúng tôi chỉ lên đây có hai ngày: “Đừng tiếc thời gian khi đi Ba Bể, vì
cĩ rất nhiều điểm để vui chơi”. Vườn quốc gia thì nhắn nhủ mọi người: “Quý
khách đừng mang đi những gì của vườn ngoài những bức ảnh và không để
lại gì ngồi những dấu chn”, nhưng chúng tôi đ mang đi thêm ấn tượng hết
sức ngọt ngào về một vùng hồ trên núi.
Vườn quốc gia Ba Bể
Vườn quốc gia Ba Bể l một di sản thin nhin quí gi, cĩ diện tích 23.340 ha.
Ðy l một hệ thống rừng nguyn sinh trn ni đá vôi bao bọc xung quanh hồ
nước trong xanh. ở đây có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có
xương sống. Có nhiều loại động vật quí hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi,
voọc mũi hếch… cịn được lưu giữ ở đây.
Cùng với thắng cảnh hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể là một di sản thiên
nhiên đẹp vào bậc nhất của nước ta cần phải được bảo vệ, khai thác đưa
khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu.
Ðộng Puơng
Ðộng Puơng nằm trn dịng sơng Năng, cách huyện lỵ Ba Bể 5 km. Ðộng là
nơi con sông Năng chảy xuyên qua một dy ni đá vôi tạo thành. Ðộng cĩ
chiều di khoảng 200 m, chiều cao trung bình của động từ 25 – 30 m với
nhiều hình th, cột đá hùng vĩ. Trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con
sinh sống và trú ngụ. Ðộng Puơng là một điểm du lịch sinh thái đặc biệt độc
đáo và rất hấp dẫn.
Thác Đầu Đăng
Thác là nơi dịng sơng Năng tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang. Thc Ðầu Ðăng
dài khoảng 2 km, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn
nhỏ xếp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500 m, tạo thành một thác nước
ngoạn mục kỳ vĩ, hịa với phong cảnh rừng nguyn sinh tạo ra một ấn tượng
khó quên. Không những vậy, tại đây cịn xuất hiện loại c chin (cĩ những con
nặng trn 10 kg) l loại c hiếm thấy hiện nay.
Ao Tiên
Ao Tiên là một hồ nước nhỏ, rộng chừng 3 ha nằm trên đỉnh núi. Bị bao bọc
bởi rừng nhiệt đới nên khí hậu ở đây rất mát mẻ và trong lành. Tương truyền
đây chính là nơi các nàng tiên trên trời thường xuống tắm và đánh cờ.
Thác Roọm
Thác Roọm thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thơng, nằm cách thị xã Bắc
Kạn 8 km theo tỉnh lộ Bắc Kạn-Chợ Ðồn. Khu thác Roọm bao gồm một
quần thể bi đá, sông núi rất đẹp hoà với cảnh thiên nhiên của núi rừng. Thác
Roọm là nơi con sông Cầu bị chắn bởi bi đá lô nhô dài chừng 1 km tạo nên

81
phong cảnh kỳ thú. Hiện nay, sở Thương mại-Du lịch tỉnh Bắc Kạn đang có
quy hoạch thác Roọm thành điểm du lịch phụ cận của khu vực thị x Bắc
Kạn, biến nơi đây thành khu du lịch cuối tuần với cc loại hình vui chơi, giải
trí, thể thao, leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng…
Phya Khao
Ðiểm du lịch Phya Khao thuộc huyện Chợ Ðồn, l nơi có khí hậu ôn hịa, mơi
trường trong sạch. Ðộ cao trung bình so với mặt biển l 800 m, khí hậu ở đây
ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Trước kia khi cịn đang đô hộ nước ta,
thực dân Pháp đ tìm ra địa điểm có khí hậu tuyệt vời này và đã cho xây dựng
nhà nghỉ mát tại đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì với diện tích hàng chục
ngàn hecta, là nơi lưu giữ và bảo tồn của nguồn gen động, thực vật quý
hiếm. Ðây còn là một điểm du lịch, nghiên cứu sinh thái trong tương lai.
Thác Nà Đăng
Thuộc xã Lương Thành, huyện Na Rì, là một thác nước chảy từ đỉnh núi
xuống với độ cao trên 100 m tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú
Đến thăm thác Bản Giốc
Từ thị xã Cao Bằng đi tiếp 65 km nữa đến huyện lỵ Trùng Khánh. Thác Bản
Giốc cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc. Bản Giốc
là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã
Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Ngay từ xa du khách đ nghe
thấy tiếng thc nước réo ào ào.
Hãy một lần đặt chân đến vùng đất cực Bắc này, bạn sẽ cảm nhận được sức
cuốn hút mạnh mẽ của thiên nhiên hùng vĩ. Có lẽ vì đường đèo dốc, dài gần
500 cây số nên rất ít du khách đặt chân đến vùng cực Bắc này. Tôi cũng vậy,
nếu không một lần đến Cao Bằng, cái tên thác Bản Giốc sẽ chỉ có trong trí
nhớ qua một quyển sách học vần nào đó hồi còn đi học.
Đi qua Đèo Giàng, đèo Gió
Thị x Cao Bằng nằm gọn trong vịng quy của những dải ni cao. Con sơng
Bằng Giang chảy qua lịng thị x khiến khung cảnh nơi đây trở nên thật hiền
hịa.
Dọc đường đến huyện Trùng Khánh, vùng xa nhất của Cao Bằng, tôi bị ấn
tượng bởi những con đèo cao đến chóng mặt, nhưng mang cái tên thật đơn
giản, dễ nhớ: đèo Giàng, đèo Gió.
Trên vách núi cao cheo leo, giữa màu xanh bạt ngàn của rừng cây, của bầu
trời, là màu đỏ của cây dẻ. Mùa đông, cây dẻ đổi màu lá, hoa nở thơm nức,
kết thành những hạt dẻ to bằng ngón chân cái. Hạt dẻ nướng ăn vừa ngọt vừa
bùi, mùi thơm cứ đọng mi.
Thác nước đẹp nhất Việt Nam

82
Từ rất xa, dù vướng những ngọn núi cao, nhưng tôi đ nghe thấy tiếng ầm ầm
của dịng thc. Khơng khí lan toả hơi nước mát lạnh. Từ độ cao trên 30 mét,
những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô
đá rộng phủ đầy cây, xẻ dịng sơng thnh ba luồng nước, trông như ba dải lụa
trắng.
Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên
vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn.
Vào mùa khô, nước chia thành ba tầng, chảy lững lờ. Mùa mưa, ngọn thác
chỉ có một dịng duy nhất, đổ ầm ầm xuống sông Quây Sơn. Ngày đêm, dịng
nước cuồn cuộn đập vào những tảng đá phẳng, tung bọt trắng xoá cả một
vùng rộng lớn. Vào ngày có nắng, nếu may mắn, bạn sẽ được nhìn thấy hơi
nước tạo thành cầu vồng lung linh, huyền ảo.
Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là
những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong
lan, những đàn trâu, bị ung dung gặm cỏ lm cho cảnh sắc cng thm sinh động.
Xa xa l những gị đất nở đầy hoa cúc dại tím ngắt, những cánh đồng lúa vàng
rực đang chờ thu hoạch. Động Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài
khoảng 3 km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt
Nam.
Thác Bản Giốc đ đi vào nghệ thuật tạo hình với những tc phẩm hội hoạ v
nhiếp ảnh đặc sắc. Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung
quanh, thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà cịn l một
nguồn thủy điện lớn trong tương lai.
Giếng tin trong lịng hang
Leo được vào động Ngườm Ngao là cả một chiến công. Hang nằm trong một
quả núi, tối và ẩm. Những nhũ đá rỏ nước lách tách, mang đủ hình dng như:
đụn gạo, cá sấu, ông Bụt… Giữa hang có một hồ nước trong vắt, mát lạnh,
được soi r bởi một khoảng sng chiếu xuống từ trên đỉnh núi. Đó là giếng
Tiên.
Điều bạn cần biết:
• Cao Bằng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngườm
Ngao ở huyện Trùng Khánh; khu di tích Pắc Bó, làng Nà Mạ, cách thị x Cao
Bằng khoảng 60 km.
* Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 3, qua Thái Nguyên, Bắc Cạn rồi đến thị xã Cao
Bằng mất khoảng 12 giờ đồng hồ (từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối).
* Thu xe ơ-tơ hai cầu, giá 2.500đồng/ km, tại Công ty Du lịch và Thương
mại, 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Đồng Văn-”Cổng trời
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng này
khoảng 1.000 m so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ

83
cách thị x H Giang 146 km nhưng giao thông rất khó khăn. Huyện có 19 x
thì 9 x cĩ đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống
đến 1 oC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24 oC. Bầu trời hầu như
quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: “thấy nhau trong tầm
mắt, gặp nhau mất nửa ngày” và “đất không ba bước bằng, trời không ba
ngày nắng”. Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người
ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng
Cú là “nóc nhà của Việt Nam” nơi mà “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng
trời”.
Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon: đào, mận, lê, táo, hồng… về cây dược liệu
quý: tam thất, thục địa, hồi, quế… Đồng Văn cịn nổi tiếng về phong cảnh
như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu… Chính nơi đây đã tạo
cho các nghệ sỹ nguồn cảm hứng sáng tác nên những tác phẩm hội họa,
nhiếp ảnh có một không hai trên thế giới về thiên nhiên: núi rừng, ruộng bậc
thang…
Đến với Đồng Văn là dịp để thử lịng can đảm của bạn bởi đèo cao vực thẳm,
nhiều khi phải đi bộ. Nhưng đổi lại, bạn được những ngày đắm mình với
thin nhin hng vĩ, sống bn những con người cịn ngho khó nhưng vẫn tràn đầy
niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ được thả hồn trong
tiếng khèn, tiếng sáo. Biết đâu nó sẽ làm bạn phải ngẩn ngơ khi rời chốn xa
xôi này.
Cổng trời Quan Bạ
Cách thị xã Hà Giang khoảng 40 km về phía Bắc. Đây là một vùng núi non
trùng điệp, có truyền thuyết về núi Cô Tiên đầy thơ mộng. Khí hậu mát mẻ
quanh năm rất tốt cho việc nghỉ dưỡng.

1.4 Tiểu Vng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu,
Lào Cai, Yên Bái, Sơn La)
Đề nghị công nhận vườn quốc gia Ba Bể là Di sản thiên nhiên
Các nhà khoa học và các nh quản lý Việt Nam đang hoàn chỉnh hồ sơ khoa
học về vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) để đề nghị UNESCO công nhận
là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Vườn quốc gia Ba Bể là một trong số 19 di sản vật thể và phi vật thể mà
Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Cuối năm 2004, vườn quốc gia Ba Bể cùng với ba vườn quốc gia khác của
Việt Nam là Hoàng Liên ở Lào Cai, Chư Mom Ray ở Kon Tum và Kon Ka
Kinh ở Gia Lai được công nhận là Vườn Di sản ASEAN.
Vườn Quốc gia Ba Bể nằm cách thị x Bắc Kạn khoảng 40km v cch Tp. Hà
Nội khoảng 250km về phía Bắc. Vườn rộng hơn 10.000ha, trong đó hồ Ba
Bể là điểm nhấn của khu vườn này. Hồ được bao bọc bởi các cánh rừng trên

84
núi đá vôi – nơi trú ngụ của nhiều loài cá nước ngọt đặc hữu. Hồ cũng là nơi
cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm và tích trữ nước ngọt quan trọng cho
cư dân sống ở xung quanh khu vực này. Hệ động vật ở đây cũng rất phong
phú và đa dạng về số lượng và chủng loại, nhiều loài được ghi tên vào Sách
đỏ Quốc tế và Việt Nam.
Vườn quốc gia Ba Bể không chỉ là trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu mà
cịn l một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài hồ Ba Bể, ở vườn quốc
gia cịn cĩ nhiều thắng cảnh độc đáo, hùng vĩ như động Puông, thác Đầu
Đăng, ao Tiên và thác Roọm.
Nụ cười Sapa
Thời gian đ g nhịp 100 năm cho du lịch, trên độ cao hơn 1.600m, chiếc áo
phố phường vẫn khoác lên Sapa vẻ cổ kính hoang sơ, tựa như những lâu đài
lơ lửng giữa đại ngàn. Đường từ Lào Cai lên Sapa càng quanh co mịt mù
hơn trong màn nước. Xe đi từng đoạn, từng đoạn vì phải dừng lại chờ thơng
đường. Núi sạt, đất đá ngổn ngang chắn lối. Uốn theo Quốc lộ 4D, dịng suối
Cốc San cuồn cuộn chảy mang theo ph sa đỏ quánh len lỏi từ thượng nguồn
góp nước xuống tận sông Hồng. Tiếng mưa, tiếng suối từ những dy ni chập
chng ven đường như dạo thêm cung trầm cho khúc nhạc ban mai
Dường như cảm thấy sự bồn chồn của những khách đường xa đến với Sapa,
anh Thiện sau khi lái xe vượt qua những khúc quanh ngoằn ngoèo, những
đoạn cua ba tầng chót vót thông báo: Trời sắp tạnh rồi, mây đang tan nơi đầu
núi. Quả nhiên, trời ửng dần, mưa bắt đầu nhẹ hạt. Ruộng bậc thang thấp
thoáng ẩn hiện, vài đứa trẻ thủng thẳng lùa bị ln ni. Hoa riềng rừng trắng
tinh, hoa mua, hoa sim đỏ tím bừng thắm trên sắc xanh của cây cối. Nắng
vàng ươm như trải mật trên dy Hồng Lin Sơn chập chùng tít tắp. Bên đường,
chiếc xe cẩu xúc những vạt đất đá cuối cùng chắn ngang đường. Những công
nhân làm nhiệm vụ thông đường cười thật tươi chào đón đoàn xe nối nhau
vượt dốc…
Đất và người
Tôi đến Sapa vì một lời hứa với hai cơ học trị Lý Mẩy Pham v Lý Mn Mẩy ở
đội 2, x Tả Phìn. Thú thật khi nghe các em ở vùng núi kể rằng mùa mưa, con
đường đến trường lầy lội, chỗ bùn ngập lối chỗ ngoằn ngoèo, cheo leo khúc
khuỷu và những tảng đá to có thể rơi bất cứ lúc nào… Tơi thật khĩ hình dung
nếu khơng được tận mắt chứng kiến cảnh núi sạt trên đường mới đi qua. Với
tâm nguyện học để vượt đói nghèo, để cuộc sống của dân bản ngày một đổi
mới, các em đ phải buổi đi học, buổi lên nương trồng ngô, trồng lúa. Ở đây,
ngô trồng sáu tháng cịn la nương thường tháng 2 trồng, tháng 10 mới thu
hoạch, lúa được bón bằng phân xanh (dùng cây ngải cứu đắp ủ thành phân)
cây to nhưng năng suất lại thấp, cả một vùng nương mênh mông có khi chỉ
được chừng tạ thóc, giá mỗi ký gạo ln đến 10.000 đồng. Với dân bản, để

85
kiếm đủ ăn thật vất vả, gian nan. Thế nên khi tôi cầm ống cơm lam được nấu
từ lúa nương và hơ nóng lại trên bếp than hồng do chị Vàng Seo Mẩy ở bản
San Sảo Hồ mời, bỗng cảm nhận sâu sắc về nỗi một nắng hai sương của
người nông dân.
Ngoài việc làm nương, những phụ nữ Dao cịn rất giỏi thu tha may v. Lý Mn
Mẩy, 21 tuổi (người Dao đặt tên theo thứ tự, con đầu là Tả, tiếp theo là Lở,
Pham, Sử, Mán, Líu… nên đôi khi tên thường trùng nhau), vừa địu con vừa
thong thả ngồi thêu trong buổi chiều nhạt nắng ngay chân núi Hàm Rồng.
Sau lưng mẹ, cậu bé ngủ thật ngon lành. Mới ba tháng tuổi, nước da non nớt
của cậu bé đ sạm mu mưa nắng. Thi thoảng, trong giấc ngủ, bé lại toét
miệng cười trông thật đáng yêu. “Nhà khổ quá nên khi 5 tuổi em đ biết cầm
kim thu – Mn Mẩy kể – Cĩ khi chệch tay, kim đâm vào đau nhói. Bây giờ
nhiều khách đến Sapa thích hàng thêu nên em cũng kiếm thêm được ít tiền.
Em cịn tập nĩi tiếng Anh để có thể trả lời khách và chào hàng”.
Những trẻ em dân tộc Dao, Mông ở Sapa bây giờ nói tiếng Anh rất sành
điệu. Khách du lịch từ khắp các châu lục đến đây đ lm cho sắc mu Sapa thm
sinh động. Với 17 x, 1 thị trấn, dn số 4 vạn người gồm 6 dân tộc Mông, Dao,
Tày, Giáy, Xa Phó, Kinh cùng sinh sống trên diện tích 200 ha. Sapa đang
từng bước chuyển mình. 60% thơn bản được phủ sóng truyền hình, từ 24%
hộ ngho năm 2001, nay chỉ cịn 15%. Du lịch cng với những vng chuyn canh
trồng rau, trồng hoa, trồng chè đ mang đến cho Sapa một diện mạo mới. Thổ
nhưỡng và khí hậu đ tạo thuận lợi cho người trồng hoa. Thương hiệu hoa
Sapa với nhiều chủng loại được nhập từ Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… như
hồng, lay dơn, sa lem và loại hoa ly cao cấp với hương thơm ngạt ngào, hoa
hồng xanh và các loại địa lan… đang khẳng định chỗ đứng mới cùng với các
loại hoa của Đà Lạt, Hà Nội.
Trên độ cao 1.000-1.800 m quanh năm lạnh giá cũng trở thành chỗ dừng
chân lý tưởng cho các loại trà nổi tiếng của Đài Loan. Sapa hôm nay đ cĩ
những chủ nhn mới, đưa công nghệ sinh học và kỹ thuật hiện đại vào sản
xuất nông nghiệp. Anh Nguyễn Việt Cường sau khi trồng thành công giống
hoa ly cao cấp với năng suất, chất lượng đạt chuẩn đang tiếp tục mở rộng mô
hình sản xuất. Anh kể rằng gia đình anh gắn bĩ với mảnh đất này từ lúc cịn
heo ht sơ khai, nay thì đất đ khơng phụ người, mơ ước của anh là tạo lập nên
một vùng du lịch sinh thái bên dy Hồng Lin Sơn hấp dẫn với nhiều bí ẩn
này. Dường như cả Sapa đang ồn chuyển mình; khch sạn, trang trại, nghề
thủ cơng truyền thống v cả nghệ thuật ẩm thực đang nhảy những bước dài
theo dấu chân du khách. Những con đường về các bản Dền, bản Hồ, Tả Van,
Xẻo Mý Tỷ, Tả Phìn, Bản Khoang, Trung Chải, Thanh Kim… đang nhựa
hóa phục vụ pht triển kinh tế -x hội. Con số 70.000 khách du lịch đến Sapa
năm 2002 so với 20.000 khách vào năm 1996 là một ghi nhận đáng chú ý

86
của vng đất bốn mùa được thiên nhiên ưu đi v đang bắt tay xây dựng chiến
lược vững bền cho ngành công nghiệp xanh.
Bãi đá cổ Sapa:
Đây là một di tích bao gồm những tảng đá với nhiều lớp chạm khắc cổ nằm
trong thung lũng Mường Hoa, rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang
của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, rộng 8km2 . Di tích này đã được nghiên
cứu lần đầu tiên vào năm 1925, gồm khoảng trên 200 hòn đá kích thước
khác nhau, lớ nhất là Hòn Bố dài 15m, cao 6m. Các lớp chạm khắc trên đá
gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, trong
đó đáng chú ý nhất là các hình vẽ tả người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là
một hình thức phôi thai của chữ viết đến nay vẫn chưa giải mã được. Trong
di tích bãi đá cổ này, đáng chú nhất là tảng đá vợ, đá chồng, đàn hổ đá và
tấm bia trên có khắc chữ mà theo truyền thuyết, đó chính là những câu thần
chú của nhóm thợ đá để tiêu diệt đàn hổ đến quấy phá dân làng. Còn tảng đá
vợ, đá chồng nói về mối tình chung thủy của đôi trai gái vượt lên mọi gian
nan, mong tìm được hạnh phúc, cho dù họ có bị hóa đá vẫn hướng về nhau,
hai tảng đá như vẫn lần tìm đến nhau. Khu di tích này đã được các nhà khảo
cổ chứng minh có lâu đời và là một di sản của cư dân Việt cổ. Hiện nay, di
tích này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang đề nghị
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nước khoáng Tắc Kô nằm ở địa phận suối Mường Tiên, huyện Sa pa, tỉnh
Lào Cai là một trong những mạch nước ngầm trong vắt, ngọt và mát, hang
thẩm Tét Toòng thuộc thị xã Chiềng An ,tỉnh Sơn la,hang dài 150m có nhiều
chặng đừơng ghập ghềnh.
Lên đến đỉnh 3.143m không cịn l chuyện hiếm, nhưng nán lại để ngắm cảnh
mặt trời lặn xuống trn biển my thì cĩ lẽ Nguyễn Đức Hiếu (trích nhật ký lữ
hành) là người đầu tiên.
11g trưa, trải qua bốn tiếng khởi động gân cốt đ đến khu lán trại ở độ cao
2.100m. Dừng chân sắp xếp lại hành trang, để lại bớt balô, ti ngủ.
Đường núi bắt đầu khó. Cú trượt ng dẫn đến vọp bẻ bắp chân đau khủng
khiếp đầu tiên của tôi khi băng qua suối cảnh báo cả đoàn thận trọng hơn.
Chúng tôi bám vào những thân cây, rễ cây mọc bám vào vách núi, có đoạn
leo núi nhưng kiêm luôn leo cây. Những anh bạn già hơn bắt đầu đuối. Tốc
độ di chuyển được tính bằng thân cây, có đoạn chờ nhau dài như không bao
giờ chạm tay nhau được.
17g, trời nhá nhem. Ở độ cao 2.900m quanh chúng tôi là một biển mây, lô
nhô một vài chóp núi như những hịn đảo. Một thời khắc hiếm hoi được
chiêm ngưỡng một không gian hoang sơ mà lộng lẫy đến thế.
Hoàng hôn xuống dần. Mặc dù phải tranh thủ có mặt trên đỉnh sớm nhất
nhưng chúng tôi nán lại. Mặt trời đang lặn nhưng quá chói và ngược sáng.

87
Hội ý chớp nhống v mọi người quyết định dành thêm 10 phút quí báu chờ
đợi khoảnh khắc thiêng liêng nhất của trời và đất. Mây cuồn cuộn, trắng đục
và đẹp hơn bất cứ những hình ảnh no m chng tơi đ từng thấy. Mặt trời đỏ
quạch khuất dần sau những khối bọt mây, viền một thứ ánh sáng đỏ cam
huyền diệu trên nền trời còn rất thấp.
Hấp dẫn nhưng cũng nguy hiểm nhất là hai chặng phải nắm dây để đu mình
qua vch đá cao hơn 15m, bên dưới là vực sâu thăm thẳm với đôi tay lạnh
cóng.
17g45, đoàn dừng lại thở ở độ cao 3.100m. Chỉ cịn 43m gay cấn cuối cùng.
Tính theo đường đi thì di khoảng vi trăm mét, chúng tôi bắt đầu hết nhìn
thấy đường đi. Những chiếc đèn pin được bật lên. Chưa bao giờ tôi cảm
nhận được khái niệm “lê từng bước” một cách r rng đến vậy. Chỉ một bước
đầu, đến bước thứ hai là chỉ đủ sức giở hổng bàn chân khỏi mặt đất lại phải
đặt xuống để nghỉ.
18g20 trời tối như mực. Tiếng reo của anh Dũng, một thành viên 48 tuổi đặt
chân lên đỉnh đầu tiên cùng người dẫn đường, mọi mệt mỏi chợt tan biến khi
trước mắt là cột mốc khối tam giác lấp loáng trong ánh đèn pin. Trên đỉnh
núi sóng điện thoại rất tốt, không ai quên khoe cảm giác chiến thắng đỉnh
cao Đông Dương cùng người thân trong tiếng gió rít đến kinh người. Hạnh
phúc thật sự!
Tôi kể cho hai đứa con tôi nghe. Thật hạnh phúc khi chúng bảo mai này nhất
định con sẽ chinh phục đỉnh cao như bố. Vợ tôi bảo phải cao hơn bố nữa chứ
Khu du lịch núi Hàm Rồng:
Ở cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Ngay sau khách sạn Hàm Rồng
có 1 dãy núi cao gần 2.000m, gồm nhiều dãy đá nhấp nhô mang nhiều dáng
vẻ khác nhau, đó là núi Hàm Rồng. Cả dãy núi giống như một con rồng
khổng lồ đang uốn khúc, nằm phục. Sự tích núi Hàm Rồng kể lại rằng: Từ
xa xưa, mọi sinh vật đều sống hỗn độn. Một hôm, Ngọc Hoàng ban lệnh tất
cả các sinh vật hãy lập lấy địa phận của mình, các sinh vật tranh nhau tìm
chỗ trú ngụ. Lúc này ba anh em nhà Rồng đang sống trong hồ lớn, khi nghe
tin vội chạy sang hướng Đông thì đã hết chỗ, họ bèn chạy sang hướng Tây.
Hai người anh chạy nhanh hơn nên ở đó chờ người em. Người em chạy
chậm đã lạc vào đám đông toàn sư tử,hổ,báo. Người em sợ quá rùng mình co
người, há mồm đẻ tự vệ. Vừa lúc đó, lời ban của NgọcHoàng đã hết hạn.
Thế là hai người anh nhà Rồng hóa thành đá quay về hướng Lào Cai, còn
người em út hóa đá có dáng đầu ngẩng cao, mồm há to nhe răng nhìn về dãy
Hoàng Liên Sơn, và được gọi là núi Hàm Rồng. Để lên được đỉnh núi đầu
Rồng, du khách phải leo qua các khu vườn lan 1, 2, trạm vi ba, vườn hoa
Sapa, cổng trời. Trên đỉnh núi Hàm Rồng, có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều

88
hang động, núi đá nhấp nhô rất ngoạn mục, lý thú. Hàm Rồng là điểm du
lịch hấp dẫn của Sapa.
Lâu đài Hoàng Yến Chao:
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp phong cách phương Đông
với phương Tây, được xây dựng ở thế kỷ 20. Lâu đài nằm trên địa phận bản
Nà Hối Thổ, h. Bắc Hà (qua chợ Bắc Hà khoảng 300m là tới). Lâu đài được
kiến trúc hai tầng, là nơi ở của Hoàng Yến Chao (tiếp nối sau này là con trai
– Hoàng A Tưởng), đồng thời cũng là một pháo đài phòng thủ, nằm ở vị trí
quan trọng, chi phối cả thung lũng Bắc Hà. Lâu đài có hệ thống lô-cốt, thành
lũy kiên cố (vữa xây có mật mía) , hiện đã hư hại nhiều. Hệ thống lỗ châu
mai tỏa ra bốn hướng. Từ xa, ta có thể nhìn thấy lâu đài màu trắng nổi lên
giữa thung lũng rất ngạo nghễ, uy nghiêm.
Điện Biên Phủ-Chiến thắng lịch sử
Thung lũng Điện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông
và cánh đồng Mường Thanh dài 20 km,rộng 6 km,có sông Nậm Rốn chay
qua nên vùng đất Điện Biên này rất màu mỡ.
Chiến trường Điện Biên là một di tích lịch sử ghi chép lại chiến công oanh
liệt của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực
dân Pháp.Chiến trường Điện Biên thuộc tỉnh Điện Biên,cách Hà Nội về phía
Tây khoảng 500 km.Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La,Thuận Châu,vượt
đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ vào Điện Biên.
Thung lũng Điện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông
và cánh đồng Mường Thanh dài 20 km,rộng 6 km,có sông Nậm Rốn chảy
qua nên vùng đất này rất màu mỡ.Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ
quân chiếm đóng Điện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân
sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.Tại thung lũng Điện Biên đã
diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55
ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/31954-
7/5/1954),bắt sống tướng Đờ Catri(De Castries)và toàn bộ ban chỉ huy,loại
khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch .Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gây
một tiếng vang lớn chấn động địa cầu,khắp năm châu đều biết đến Điện Biên
Phủ-Việt Nam.
Các di tích nổi bật của Điên Biên Phủ năm xưa là đồi A1,C1,C2,D1,cứ điểm
Hồng Cúm,Him Lam,đồi Độc Lập,cầu và sân bay Mường Thanh,hầm chỉ
huy của tương Đờ Castri.
Quần thể di tích Sở chỉ huy chiến dịch nằm ở xã Mường Phăng,cách thị xã
Điện Biên gần 30 km,bên cạnh khu di tích hồ Pa Khoang cảnh đẹp như trong
thần thoại.Nơi làm việc của tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái là
một con đường hầm dài 320m,đào xuyên vào lòng một quả đồi để tránh bom

89
và đạn đại pháo.Những bậc đá dân lên miệng hầm giờ đã phủ một lớp rêu
xanh dày và xanh mượt như trải thảm.
Từ khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ,ra tới hồ Pa Khoang-
một hồ nước nhân tạo trên núi cao,đầu nguồn của hệ thống thủy lợi tưới tiêu
cho cả vùng lòng chảo Điện Biên,đồng thời là khu du lịch, an dưỡng.
Điện Biên Phủ từ xưa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dân tộc
vùng biên ải Việt-Lào-Hoa vừa là vùng tranh chấp thế lực giữa các lãnh
chúa phong kiến.Trong nhiều thế kỷ,chiến tranh đã bao lần gào thét trên
cánh đồng Mường Thanh.Mãi đến năm 1777,Phủ Điện Biên mới chính thức
được thành lập,cuộc sống yên bình trở lại,dân cư bắt đầu tụ tập,ổn định và
xây dựng cuộc sống. Do vị trí địa lý độc đáo, nơi “một tiếng gà gáy ba nước
đều nghe thấy”,trong cùng lòng chảo khá phồn thịnh,nơi buôn bán,trao đổi
hàng hóa giữa bản địa,người Lào,người Myanmar và các dân tộc miền Nam
tỉnh Vân Nam,Trung Quốc.Từ Điện Biên ,hàng hóa chủ yếu là hàng nông
thổ sản của vùng Tây-Bắc được vận chuyển qua cửa khẩu Tây Trang,cách
thị xã 30 km về phía Tây để sang Lào, Thái Lan và Myanmar,đổi lấy hàng
tiêu dùng cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Bên dưới vẻ phồn hoa của Phố Cũ,đằng sau nét tráng lệ của những con
đường và biệt thự nơi Phố Mới,có một nét đẹp riêng của Điện Biên dễ làm
say lòng khách phương xa:những con người-người Kinh,người Thái,người
H’mông…mỗi dân tộc có lối sống riêng,có nền văn hóa riêng,trang phục
riêng nhưng đều thật thuần khiết và mến khách. Ta có thể gặp họ bất cứ ở
đâu,trong buổi chợ sớm bên cầu Mường Thanh, ven con đường bụi bặm dẫn
về bản,trong phòng đợi của sân bay Điện Biên.Những con người ấy,cùng với
thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp lại thấm đẫm những bi hùng của lịch sử
ấy,mới đích thực là đáng quý, là sức hấp dẫn của Điện Biên Phủ mà không
nơi nào có được.

1.5.Tiểu Vùng du lịch Nam Bắc Bộ(Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình,
Hà Nam):
Kỳ thú động Vân Trình
Động Vân Trình nằm trong ni M thuộc thôn Vân Trình, xã Thượng Hoà,
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Động rộng gần 3.500m², là động lớn và
đẹp nhất của Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh).
Động Vân Trình trước đây có tên gọi là Giáng Tiên. Huyền thoại kể rằng,
muốn giúp cho người trần nuôi con khoẻ mạnh, xinh đẹp, nàng tiên con út
của trời đã xuống trần, thấy vùng này có phong cảnh ngoạn mục nên đã
dừng chân và lấy động làm nơi trú ngụ. Nàng đã cho xây nhiều bể tắm trong
động. Nước trong bể lúc nào cũng đầy và trong. Về sau nàng tiên về trời,

90
dân địa phương đã lập đền thờ nàng trước cửa động. Từ đó có tên gọi là
Giáng Tiên.
Tương truyền rằng, những nhà nghèo, hiếm con hoặc nuôi con khó, vất vả
đều đến để cầu khấn Tiên giúp đỡ. Người ta thường mua một tấm vải đặt lễ
cúng tại đền xin Tiên phù hộ. Hôm sau trở lại không thấy miếng vải đâu, chỉ
xuất hiện chiếc áo của trẻ sơ sinh. Khi đó, người ta đem về cho con mặc, con
sẽ lớn nhanh và khoẻ mạnh.
Không chỉ có người dân đến lễ bái ở đền mà cịn cĩ cc quan chức thời trước
cách mạng tháng 8/1945 hiếm con, nuôi con khó khăn cũng đến đây lễ bái
cầu tự, lấy nước và xin thuốc Tiên rất đông. Tuy nhiên, vì con đường đi từ
bờ sông lên tới cửa động khá là vất vả và hao sức, do đó, nhân dân địa
phương đ bn nhau lấp cửa động lại. Từ đó, động có thêm một tên nữa là
Hang Lấp.
Du khách khi đến động Vân Trình, từ chân núi sẽ men theo sườn núi, bước
lên cao khoảng 3m, du khách tới nhà nghỉ của trạm du lịch. Nghỉ ngơi tại
đây ít phút, du khách sẽ bắt đầu chuyến leo núi vào Động Vân Trình.
Du khách bước lên khoảng 80 bậc như bậc cầu thang trong nhà là đến cửa
động. Cửa động so với chân núi có độ cao khoảng 15m. Cửa động chỉ cao
1,5m, rộng hơn 1m. Động Vân Trình gồm 2 hang liền nhau, so le, một cao,
một thấp.
Du khách hãy xuống hang thấp l Hang Cả trước, chia làm hai khu ngăn cách
bởi một bức bình phong nhũ đá.
Bước tiếp xuống, du khách nhìn ln cao thấy cĩ những khối nhũ đá giống như
những quả phật thủ khổng lồ. Thành hang bên tay phải là những sợi nhũ đá
chảy dài như những sợi dây đàn hoặc cũng trông như mái tóc mượt mà của
các cô gái. Phải bước xuống bậc 63, du khách mới tới nền động.
Lịng động đột ngột mở ra một không gian rộng lớn. Du khách có cảm giác
như đang đứng trong một toà lâu đài cổ kính có lối kiến trúc đồ sộ và hùng
vĩ. Thành hang bên phải có nhũng dải nhũ đá nhẵn , những đường chỉ mỏng
nhẹ, trông như những tấm lụa trắng, phơi phới bay trong gió.
Trong hang có bức bình phong nhũ đá rất đẹp, cao gần 7m, dài trên 10m,
rộng 1m, ngăn động làm hai cung. Hai bức bình phong đều được chạm nổi
những đám mây cao thấp, phía xa là cảnh núi rừng có những muôn thú và
dịng sơng – một bức tranh thuỷ mặc hữu tình được bàn tay thượng đế trau
chuốt tỉ mỉ.
Vịm động cao vút, lồng lộng màu thạch nhũ xanh như dát ngọc. Lại có
những chùm hoa đá rực rỡ, những khối “kim cương” chợt loé lên bao sắc
mầu óng ánh khi có nguồn sáng chiếu vào.
Xung quanh các thành hang, tạo hoá như treo sẵn những bức tranh, các
mảng điêu khắc, chạm nổi những nhân vật trong các câu chuyện cổ tích xưa.

91
Chỉ có đá và những giọt nước vĩ đại miệt mài, kiên định bao đời để tạo nên
những kiệt tác như vậy.
Cũng từ thành động phía tây có đường lên một hang ở trên cao so với nền
động khoảng 6m. Nền hang rộng đến 150m², nhấp nhô toàn nhũ đá nhỏ như
những người ngồi, đứng, người ta gọi đó là chợ Trời.
Nền Hậu cung phẳng, nhưng lại đùn lên vô vàn nhũ đá có hình th khc nhau
như: Cây đèn, cây nến, con nghê chầu, chim đại bàng, con hổ, con rùa, cung
nữ đứng hầu và cả quan thái giám…. tất cả những con vật đó vừa được hoá
đá nơi đây.
Một điều đặc biệt, nếu nhìn kỹ trn sn động, du khách sẽ bắt gặp những hịn
đá nhỏ trịn như quả trứng vịt, trứng gà, viên bi, hạt đậu rất nhẫn, màu đen
như hạt na nhưng rất chắc khác hẳn kiểu nhũ đá trong động. Các nhà khoa
học sơ bộ đ giải thích chng ra đời cùng với thời kỳ hình thnh động. Tương
truyền, người xưa thường vào động, lấy chúng đem mài để uống sẽ chữa
được một số bệnh
Vân Trình còn giữ được vẻ đẹp vốn hữu hình, trinh nguyên của đá. Mỗi
bước đi của du khách trong động lại phát hiện thêm những điều mới lạ, cảm
nhận một cảnh trí khác nhau, đẹp mê hồn, không sao tả hết được.
Non nước Vân Long
Vân Long – miền đất huyền thoại, vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Non nước
Vân Long có diện tích 2.643ha, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Trong khu rừng Vn Long cĩ 457 lồi thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8 loài
được ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lt hoa, tuế l rộng, cốt tối bổi, sắng,
bch bộ, m tiền hoa tn. Về động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm
như: Voọc quần đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa,
sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ… Trong các động vật bị st cĩ chín lồi được
ghi trong sách Đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo
trâu, tắc kè… Điều đáng chú ý l tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà
cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đ được đưa vào sách Đỏ
Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long cịn l nơi có
cảnh quan và di tích văn hoá
Đứng trên mặt đê, du khách thấy mặt nước là một không gian rộng lớn. Nhìn
xa, các dãy núi sừng sững tạo thnh một bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ.
Một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mông phẳng
lặng, không có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê yên ả của
hương đồng gió nội hiền hoà.
Đến đây, du khách ngồi thuyền đi thăm non nước Vân Long. Đây là núi
Nghiên, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào. Kia là núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi
Cánh Cổng, núi Mồ Côi. Kế tiếp là một mỏm núi giống như mâm xôi mà lộc

92
trời ban tặng đầy đủ ấm no giữa thanh thiên bạch nhật. Mỗi trái núi là huyền
thoại hấp dẫn.
Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị phát triển du
lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Mỗi hang có một vẻ
đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi Hoàng
Quyển. Trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối to. Tương truyền thời
xưa, có người bắt được một con cá chuối nặng 45kg, nên gọi là hang Cá.
Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m. Hang cấu tạo nửa chìm nửa nổi. Trần
hang l những vịm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng hình lạ kỳ,
giống như các con vật ở dưới nước và trên rừng. Khó có thể đẽo tạc được
những dáng hình như thế.
Tiếp theo, du khách sẽ ngồi thuyền đến thăm Kẽm Trắm, rồi đến đền Mẫu ở
chân núi Mèo Cào. Các vách núi dựng đứng có vết lồi lm ko di từ trn xuống
như mèo cào nên gọi là núi Mèo Cào. Đền thờ bà mẹ bốn tướng Hồng
Nương. Truyền thuyết kể rằng, thời Đông Hán đô hộ nước ta, có cô gái họ
Mai tên là nàng Đại, năm 18 tuổi chưa lấy chồng thì cha mất, chưa đầy một
năm sau mẹ cô cũng qua đời. Nàng Đại ngày ngày đi kiếm củi nuôi thân.
Một hôm vào tiết trời mùa hạ, nàng qua núi Mèo Cào lấy củi gánh về. Khi
ngồi nghỉ trên một phiến đá rồi ngủ thiếp đi, chợt nghe thấy tiếng hổ gầm,
nàng bừng tỉnh, thấy một con hổ đen từ phương Bắc nhẩy đến bên mình.
Nng kinh sợ ng nằm bất tỉnh, khi tỉnh dậy khơng thấy hổ đâu, chỉ thấy bốn
bề sực nức hương thơm. Sau hơn một năm, nàng sinh ra bốn người con gái
vào ngày 15 tháng 10 năm Nhâm Ngọ. Sau đó, nàng đem bỏ bốn người con
gái vào trong núi rồi nhắm mắt từ trần. Hắc hổ ôm thi thể nàng táng trên
đỉnh núi và nuôi nấng bốn con mình bằng nhuỵ hoa, nước quả. Bốn năm sau,
Hắc hổ đem bốn cô gái vào sân nhà ông cậu Đinh Công Binh cho nuôi và đặt
tên là “Hồng”.
Bốn nàng Hồng đến tuổi trưởng thành, nhan sắc tuyệt trần, lại có sức khoẻ
hơn người. Đến năm 34 tuổi, Tô Định sang làm thái thú Giao Chỉ rất tàn ác.
Bốn nàng Hồng đ chiu mộ nghĩa qun chống giặc Hn, được phong làm tướng
và xin về quê, dựng đền thờ mẹ ở chân núi Mèo Cào.
Thời gian sau, bốn tướng Hồng Nương hoá trên đỉnh núi Ba Chon. Hiện nay
ở núi Ba Chon có đền thờ “Tứ vị Hồng Nương”.
Khu bảo tồn Vân Long tồn tại một hệ thống động thực vật vô cùng đa dạng
của hai hệ sinh thái rừng núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước. Nơi đây
cũng là nơi nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học
sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và tìm hiểu về đất ngập nước
nội đồng của Việt Nam.
Hang Luồn-Ao Dong

93
Hang Luồn ở cách Ngũ Động Sơn 1km, Đây là một thủy động rất đẹp, dài
500m, rộng 20-30m. để vào được trong hang ta phải đi thuyền. Ao Dong
nằm trong lòng hang rộng khoang,7 ha. Xung quanh hang Luồn là núi cao,
rừng rậm, cảnh quan tuyệt đẹp.
Làng hoa Vị Khê
Đây là một làng chuyê trồng hoa và cây cảnh ở xã Nam Điền, huyện Nam
Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 4km. Làng hoa này đã có từ thời Lý
rất nổi tiếng về nghệ thuật uốn tỉa cây thế và trồng cây cảnh. Vị Khê không
những cung cấp hoa cho thành phố Nam Định mà còn cho các vùng lân cận.
Bãi biển Thịnh Long
Từ thành phố Nam Định đến thị trấn Hải Thịnh thuộc huyện Hải HẬu là bãi
tắm Thịnh Long. Bãi tắm Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng cây số.
Nước biển có độ mặn cao, sóng lớn…
Động Bích Động
Nằm trong dãy Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải,
huyện Hoa Lư…ở đây có ngôi chùa cổ là Bích Động được xây dựng theo
kiểu chữ “tam” dọc theo sườn núi từ thấp lên cao:Hạ, Trung, Thượng.
Nhà thờ Phát Diệm
Được xây dựng từ năm 1875 đến 1898 thì hoàn thành. Khu nhà thờ rộng gần
22 mẫu tại xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách Hà
Nội 120km. nhà thờ có nhiều hạng mục công trình được chia làm 2 khu vực
chính: khu nhà thờ và khu nhà chung. Đây là quần thể kiến trúc phương
Đông gồm có:ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai
bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.
Nhà thờ chình toà xay dựng năm 1891, đây là hạng mục lớn nhất của công
trình dài 80m, rộng 24m, cao 18m, bao gồm 48 cột lim,mỗi cột chu vi 2,4m.
(nằm ở phần Di tích lịch sử)
Rừng quốc gia Cúc Phương
Cách Hà Nội hơn 100km về phía Tây Nam, ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh
Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá và chỉ cách biển 60km. Rừng có diện tích
25.000ha, trong đó núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt nước biển.
Vườn quốc gia Cúc Phương
Cúc Phương-vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam có diện tích 22.000 hecta
trải dài trên phần đất thuộc 3 tỉnh Ninh Bình,Thanh Hóa và Hòa Bình,cách
Hà Nội trên 100 km về phía Tây Nam.Đến thăm Vườn quốc gia Cúc Phương
từ Hà Nội du khách xuôi về phía Nam theo đường quốc lộ 1A,đến gần ngã
ba Gián Khẩu rẽ phải vào đường 12B lên huyện Nho Quan là tới.
Là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam ,Vườn quốc gia Cúc
Phương như một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn,một vườn bách thảo,bách thú
ngoạn mục,quý hiếm không chỉ riêng Việt Nam mà cả trên thế giới.Đồng

94
thời đây cũng là phòng thí nghiệm khổng lồ của tạo hóa dành cho con
người,thu hút nhiều ngành khoa học của Việt Nam và thế giới đến nghiên
cứu.Không chỉ vậy Cúc Phương còn nổi tiếng là khu du lịch sinh thái đầy
sức hấp dẫn với nhiều hang động tuyệt đẹp thu hút được đông đảo khách du
lịch trong nước và quốc tế.
Chỉ riêng về thực vật,Cúc Phương có 1944 loại thực vật thuộc 912 chi trong
219 họ,86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao,có nhiều cây quý như :kim
giao,chò chỉ, giẻ,de,mun,gụ,sến,táu,gội,đinh hương…,có nhiều cây cao to
đường kính thân từ 5 đến 6 mét,chiều cao từ 40 đến 70 mét như cây Chò
ngàn năm gốc to 16 người ôm không hết,cây Chò chiến thắng cao đến 70
mét nhìn không thấy ngọn,tán lá xòe rộng phủ kín một vùng.
Không chỉ là một khu rừng cổ đa dạng về thực vật,Cúc Phương còn là nơi
lưu giữ nhiều loài động vật quý hiếm. “Vườn bách thú” này có đến trên 450
loài động vật có sương sống,trong đó có 64 loài thú,333 loài chim,36 loài bò
sát,17 loài lưỡng cư và một số loài cá.Một số động vật quý hiếm được ghi
vào Sách đỏ mà thế giới không còn,chỉ Cúc Phương mới có như : cá diếc
hang,sóc bụng đỏ…
Điều đặc biệt là rừng Cúc Phương là rừng nhiệt đới,kết cấu nhiều tầng và
còn giữ lại được một phần diện tích khá lớn là rừng nguyên sinh.Đây là
những giá trị rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển khu bảo tồn
thiên nhiên này.
Đến với Cúc Phương du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và mới lạ bởi khu
bảo tồn này không chỉ là một vườn bách thảo,bách thú đồ sộ mà còn xen dày
các hang động kỳ thú với những tên gọi huyền thoại như :động Vui
Xuân,động Trăng Khuyết,động Thanh Minh,động Chùa ,động Thủy
Tiên,động Phò Mã…Mỗi hang là một “cung điện” lộng lẫy nguy nga với
những nhũ đá đẹp mê hồn.Đặc biệt ở động Người Xưa và động Con Moong
không còn đơn thuần là những danh thắng mà ở đây các nhà khảo cổ đã tìm
thấy những bộ công cụ đá cùng với những bộ hài cốt trong các ngôi mộ cổ
có niên đại cách chúng ta từ 7000 đến 12.500 năm.
Du khách đến Cúc Phương vào buổi sớm,khi bình minh mới chiếu sáng đánh
thức các muông thú,cả rừng cổ vang vọng đủ mọi âm thanh của muôn
loài,xen lẫn với tiếng gió thổi,lá cây rơi xào xạc tạo nên một bản đại giao
hưởng nghe mà du khách nghe như cảm thấy mình được bồng bềnh hòa
quyện với thiên nhiên.Đó chính là những âm thanh của rừng già.
Khu du lịch Thần Độc Cước
Một trong các khu di tích thần thoại của tỉnh đã được đầ tư để trở thành khu
du lịch.Đền nằm trên đỉnh núi Cổ Giải, thuộc dỹa Trường Lệ, được xây
dựng từ thời vua Lê 1225-1400, với tượng thần Độc Cước chỉ có 1 tay 1
chân, là chàng trai đã tự xé thân mình để chống giặc.

95
Hòn Trống Mái
Trên bãi biển Sầm Sơn, điểm nghỉ mát lý tưởng. Sát bãi tắm có hai tảng đá
chồng lên một núi đá,tạo ấn tượng giống như con trống, con mái đối diện
chuyện trò.
Đền Cô Tiên
Là ngôi đền đẹp được xây dựng từ thời Nguyễn cũng nằm trên dãy núi
Trường Lệ. Đây là 1 di tích có giá trị văn hoá và cũng nằm trong chương
trình du lịch khi khách đến tham quan và tắm biển Sầm Sơn.
Sầm Sơn
Bãi biển xinh đẹp cách Hà Nội 170km (cách thành phố Thanh Háo 16km).
bãi cát Sầm Sơn dài 3km, từ Lạch Hới phía BẮc đến chân núi Trường Lệ
phía Nam.
Tam Cốc Bích Động
Nằm trên địa phận xã Ninh Hải,huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tam Cốc là
ba hang đá có tên gọi là hang Cả,hang Hai, hang Ba.Từ xã Ninh Hải, du
khách muốn tới thăm Tam Cốc chỉ có thể đi bằng một con đường thủy duy
nhất và cũng không mất nhiều thời gian, khách tham quan có thể vào thăm
động.
Ngồi trên thuyền,chúng ta có dịp được ngắm cảnh vật hai bên bờ sông.Cảnh
núi và sông tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp, núi nghiêng mình soi
bóng xuống dòng sông xanh Đến núi Kiều, những cánh đồng lúa nằm thấp
thoáng sau những vách núi dựng đứng, tiếng gió luồn qua những khe núi hòa
quyện với tiếng chim hót làm cho cảnh vật đã thơ mộng lại càng thơ mộng
hơn. Đi khoảng 2 km là đến được hang Cả.
Đến đây vào những ngày trời nắng,ta được ngắm một bức tranh thủy mặc
thật đẹp. Đẹp nhất vẫn là những buổi sáng sớm khi mặt trời vừa mọc, những
tia sáng chiếu qua hang tạo nên cảnh vật đã lung linh lại càng huyền diệu.
Hang Cả có nhiều nhũ đá thật đẹp, nhũ đá tạo nên những tượng Phật Bà
Quan Am, Lão Vọng câu cá, dòng sữa mẹ không bao giờ cạn… Sau khi
chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ở hang Cả, thuyền lại nhẹ trôi đưa du khách
tới hang Hai. Toàn bộ hang dài chừng 60m, ở đây có nhiều nhũ đá tạo thành
những đám mây như đang bay lơ lửng trên không trung.Từ hang Hai đến
hang Ba chừng khoảng 100m, hang này dài 50m,cũng giống như 2 hang
trước, hang Ba cũng có những cảnh đẹp làm mê lòng người.
Chiêm ngưỡng xong cảnh vật tại Tam Cốc, thuyền lại nhẹ trôi đưa du khách
tới Bích Động. Khi du khách còn đang ngây ngất với những cảnh đẹp tại
Tam Cốc, toàn bộ cảnh vật của Bích Động đã hiện ra trước mắt.Nếu ở Tam
Cốc đã lôi cuốn chúng ta bằng những cảnh tự nhiên, tới đây không chỉ
những cảnh đẹp của thiên nhiên có sức lôi cuốn mà cả những cảnh nhân tạo

96
cũng có sức hấp dẫn không kém.Đó là chùa Bích Động được xây theo kiểu
chữ Tam(ba tòa),dọc theo sườn núi từ thấp đến cao.Gồm chùa Hạ,chùa
Trung và chùa Thượng.Chùa Bích Động được xây theo kiểu kiến trúc cổ như
những chùa khác ở Việt Nam.Nét cổ kính tạo nên sự trang nghiêm cho chùa.
Đi qua cầu Thạch Kiều,ta tới được chùa Hạ.Cột thềm,lan can chủ yếu được
xây bằng đá tảng mài nhẵn,mái chùa lợp bằng ngói mũ hài.Khu chùa Hạ
rộng khoảng 3 mẫu. Trước cửa là một sân gạch rộng, hai bên là hai dãy nhà
trái,mỗi dãy 8 gian.Men theo sườn núi phía bên phải chùa là lối lên chùa
Trung. Sau khoảng 80 bậc đá,du khách tới chùa Trung,nó ở lưng chừng
núi.Và chùa có một nét đặc biệt là một nửa nằm sâu trong núi,một nửa để lộ
thiên, leo tiếp khoảng 20 bậc nữa là tới động tối. Đây là động tối thâm
nghiêm và tĩnh mịch. Tại cửa động có một chiếc cầu hình cầu vồng gọi là
cầu Giải Oan cùng với một quả chuông đồng được đúc vào năm 1707. Đi
qua động tối có lối lên chùa Thượng, từ chùa này phóng tầm mắt ra xa ta
thấy cả một khoảng trời rộng lớn.Cảnh vật như được thu vào trong tầm mắt,
nó vừa hùng vĩ, vừa huyền ảo. Rời nơi đây,nhiều du khách còn nuối tiếc một
cái gì đấy.

Tổng quan địa lý Bắc Trung Bộ

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Ranh giới:
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của cả nước, phía bắc
giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp với tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon
Tum, phía Tây giáp lào, phía Đông giáp biển Đông
Toạ độ:
Vĩ độ: 14032′ đến 18005′ vĩ bắc
Kinh độ: 105037′ đến 109004′ kinh đông
Số đơn vị hành chính :
Toàn vùng bắc trung bộ có 5 đơn vị hành chính , trong đó có một thành phố
trực thuộc TW: thành phố Đà Nẵng
Quảng Bình:
Tỉnh lỵ :thị xã Đồng Hới
Các huyện:Tuyên Hoá, Mink Hoá, Quãng Trạch, Bố Trạch, Quãng Ninh, Lệ
Thuỷ
Dân tộc:Việt (Kinh), Bru_Vân kiều ,Chức, Lào……
Quảng Trị:
Tỉnh lỵ: thị xã Đồng Hà
Các huyện: thị xã Quãng Trị, huyện: Vĩnh Linh, Giò Linh, Cam Lộ, Triệu

97
Phong Hải Lăng, Hương Hoá, Đa Krong
Dân tộc: Việt (Kinh), Bru_Vân Kiều, Daco, Ta ôi, Nùng, Xtiêng, Xuđăng
Thừa Thiên Huế:
Tỉnh lỵ: thành phố Huế
Các huyện:Phong Điền, Quãng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ,
Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông
Dân tộc : Việt (Kinh),Tà ôi, Cà Tu, Bru_Vân Kiều,Hoa….
Thành Phố Đà Nẵng:
Các quận nội thành:Hải Châu,Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên
Chiểu;2 huyện:Hòa Vang và Hoàng Sa.
Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa
Quảng Nam:
Tỉnh ly: thị xã Tam Kỳ
Các huyện:thị xã Hội An; huyện:Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên,
Giằng, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi
Thành, Trà My
Dân tộc:Việt(Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Co(Cor)….
Quảng Ngãi:
Tỉnh lỵ:thị xã Quảng Ngãi
Các huyện:Lý Sơn. Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Tây, Sơn Hà, Tư
Nghĩa, Nghĩa Hành, Mink Long, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ
Dân tộc:Việt(Kinh), Hrê, Kho, Xơ Đăng…
Quy mô diện tích tự nhiên:
Vùng có diện tích 34651 km2
Quảng Bình: 8052 km2 chiếm 23.2% diện tích vùng.
Quảng Trị: 4746 km2 chiếm 13.7% diện tích vùng.
Huế : 5054 km2 chiếm 14.6% diện tích vùng.
Đà Nẵng: 1256 km2 chiếm 3.6% diện tích vùng.
Quảng Nam: 10408 km2 chiếm 30% diện tích vùng.
Quảng Ngãi: 5135 km2 chiếm 14.8% diện tích vùng.
Quy mô dân số(2002)
Vùng có dân số: 5.882.400 người.
Mật độ dân số : 170 người/km2.
Quảng Bình: dân số 825.500 km2 , mật độ: 103 người/km2.
Quảng Trị: dân số 596.800 km2 , mật độ: 126 người/km2.
Huế: dân số 1.091.600 km2, mật độ: 216 người/km2.
Đà Nẵng: dân số 724.000 km2, mật độ: 576 người/km2.
Quảng Nam: dân số 1.420.900 km2, mật độ: 137 người/km2.
Quảng Ngãi: dân số 1.223.600 km2, mật độ: 238 người/km2 .
Tác động thuận lợi, khó khăn:

98
Thuận Lợi:
ü 6 tỉnh đều giáp biển thuận lợi cho viện phát triển du lịch biển, xây dựng
cảng biển, giao thương với các nước.
ü Khu vực Bắc Trung Bộ nằm ở phần giữa của đất nước nên thuận lợi cho
việc liên kết tour với vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam Bộ
ü Vùng nằm trong khu vực có hệ thống thực động vật phong phú và đa dạng,
thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.
Khó khăn:
ü Địa hình gồm chủ yếu là đồi núi, đồng bằng thì càng xuống phía nam thì
càng thu hẹp lại đến mức gần như không còn tồn tại
ü Điều kiện khí hậu thay đổi từ kiểu nhiệt đới chí tuyến ở phía Bắc đèo Hải
Vân trở ra đến kiểu Á xích đạo từ đó xuống phía nam. Có không ít những
biến thể của 2 kiểu khí hậu chính đó, chủ yếu doanh thu ảnh hưởng của địa
hình địa phương.
ü Các lưu vực sông:mỗi một tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ đều ứng với một lưu
vực sông cấu tạo nên lãnh thổ đó. Ví dụ: Quãng Nam bởi lưu vực sông Cái
với các chi nhánh Phú Gia, Thu Bồn. Các đồng bằng đều là những châu thổ
hoặc đồng bằng cửa sông, thường thường chúng bị phân cách với nhau về
phía biển bởi những thành tạo khác, những đầm phá hay vũng vịnh, không
hiếm trường hợp là bởi những dãy núi đâm ngang hướng Tây Đông ( các
Hoành Sơn) mà muốn vượt qua người ta phải men theo các đèo ( đèo Ngang,
đèo Hải Vân… ).

TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG


I. TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN
1. ĐỊA HÌNH :
1.1 Địa hình đồng bằng:
ü Có địa hình nhỏ hẹp: Quảng Bình 640 km2, Quảng Trị 610 km2, Huế 900
km2, Quảng Nam 1450 km2, Quảng Ngãi 1200 km2.
ü Các đồng bằng này phân bố thành một chuỗi dọc theo chân Trường Sơn
Đông, do đó cũng có dạng uốn thành vòng cánh cung như bản thân dãy núi.
ü Địa hình đồng bằng ít gây cảm hứng cho du lịch. Song đồng bằng là nơi
thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp, tập trung đông đúc
dân cư nên nó có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.
ü Sự hình thành các đồng bằng tất nhiên là có liên quan đến sự bồi đắp của
các con sông nhưng phải nói rằng vai trò của chúng ở đây không lớn lắm.
Những yếu tố đã giúp cho đồng bằng Bắc Trung Bộ được hình thành là do
các cuộc vận động kiến tạo nâng lên làm chao đảo dãy Trường Sơn về phía

99
Tây đã nâng rìa nền đá gốc lên, làm đứt gãy một phần rìa đó, tạo điều kiện
cho phù sa bồi thành đồng bằng.
Sử dụng kinh tế các đồng bằng Bắc Trung Bộ:
Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ có nguồn gốc phát sinh phức tạp, có
địa hình, khí hậu, đất đai, dòng chảy… rất thay đổi. Không có một địa
phương nào lại giống địa phương nào, do đó không thể sử dụng chúng vền
mặt kinh tế mà không chú ý đến các địa điểm địa phương. Khi nghiên cứu để
sử dụng các đồng bằng về mặt kinh tế, điều có lẽ cần phải thấy là chúng tồn
tại không tách rời với các đồi núi và cao nguyên phía trong đặc biệt với các
bồn lưu vực sông và với vùng biển- thềm lục địa ở ngoài. Do vị trí của
chúng, các đồng bằng này trở thành cửa ngõ của dãy Trường Sơn và các cao
nguyên nói chung để thông ra biển, đồng thời lại là bàn đạp đất liền để khai
thác biển khơi và thềm lục địa dưới biển. Hoạt động kinh tế của các đồng
bằng duyên hải vì vậy trở thành phong phú và đa dạng nếu các điều kiện
thuận lợi nói trên được tận dụng.
Cảng Đà Nẵng do đó đóng một vai trò hết sức quan trọng không những
trong sự phát triển kinh tế của vùng mà còn trở thành những hạt nhân kinh tế
chủ yếu nhờ có hậu phương miền núi đứng bên sau.
Về mặt nông nghiệp, tất cả các đồng bằng đều có một vấn đề chung cần phải
giải quyết là vấn đề nước tưới cho các đồng ruộng, đặc biệt là các chân
ruộng cao và ở những khu vực mà tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng
trong năm như là ở Quảng Ngãi là 1 ví dụ. Tình trạng thiếu lương thực
nguyên thống trị triền miên một số nơi trong thực tế là do thiếu nước tưới,
chứ không phải thiếu đất và vì vậy vấn đề thủy lợi phải được đặt ra hàng
đầu. Nếu có nước tưới đầy đủ, trên cơ sở của những điều kiện khí hậu và đất
đai của từng vùng, người ta có thể tạo ra một nền nông nghiệp đa canh.
Nhiều lọai cây công nghiệp giá trị có thể mọc rất thích hợp ở một số vùng:
lạc trên những diện tích rộng lớn từ Thanh Hóa đến Phú Yên, mía ở các
đồng bằng Nam- Ngãi- Phú- Khánh, dừa ở Bồng Sơn- Tam Quan ( nói
chung là ở ven biển), bông và thuốc lá ở thung lũng Cheo Reo, quế ở vùng
đồi Nam Ngãi và các cây ăn quả ở khắp nơi. Vấn đề đặt ra là bảo quản và
chế biến. Thí dụ, không ai không nhớ đến đường phổi và đường phèn trong
như hổ phách của Quảng Ngãi, đến các bánh dừa của Tam Quan. Thiếu
phương tiện bảo quản và chế biến làm cho loại tài nguyên nông nghiệp
phong phú nói trên bị hư hỏng và lãng phí nhiều. Cũng không nên quên rằng
các tỉnh vùng này có thế mạnh nổi bật về chăn nuôi gia súc có sừng. Thế
nhưng cả thế mạnh này trong quy hoạch phát triển kinh tế thường ít được
chú ý .
Người ta thường nói về cái nghèo ( xét về điều kiện tự nhiên ) của một vùng
về phương diện này, ví dụ như vùng đồng bằng Bình- Trị- Thiên. Nhưng nếu

100
chúng ta hiểu sự tận dụng các điều kiện tự nhiên một cách rộng rãi thì không
có điều kiện nào mà lại không sử dụng được về mặt này hay mặt khác : các
cồn cát của Quảng Bình, Quảng Trị có thể biến thành các rừng phi lao lấy
gỗ, các bàu và đồng để nuôi cá, các đồi đất đỏ để trồng hồ tiêu, cây ăn quả,
cà phê, thậm chí cao su, các đồng cỏ để chăn nuôi, biển để đánh cá và các
sản phẩm được tạo ra sẽ được đổi lấy những sản phẩm khác trong mối liên
hệ giữa vùng này với vùng khác.
Về các điều kiện không thuận lợi của tự nhiên, có lẽ cần phải nêu lên 3 trở
ngại lớn là : nạn bão, lũ, hạn hán và cát bay.
Ø Nạn lụt thường do các cơn bão lớn gây ra làm cho lượng nước rơi trong
24 giờ có thể lên đến 300- 500mm, nước ứ lại trong đồng ruộng có khi lên
đến tuần lễ. Vì vậy cần tăng cường trồng rừng ở các khu vực núi tiếp giáp
với đồng bằng và hòan thiện các hệ thống cống tiêu nước ra phía biển. Các
cơn bão có khi kèm theo các đợt sóng thần làm phá hủy các vùng đất ven
biển, bão thường đổ bộ nhiều nhất ở dải bờ biển từ Thanh Hóa đến Quy
Nhơn (trung bình 3- 4 cơn một năm từ tháng 5 đến tháng 7). Về mặt nhận
thức, cần thấy rằng đấy là những thiên tai theo quy luật tự nhiên, cho nên
con người phải luôn có biện pháp đối phó thường trực với chúng.
Ø Nạn hạn hán về nguyên nhân gây ra ngoài chế độ mùa khô và mùa mưa,
có còn có nguyên nhân nữa là tính bất thường trong chế độ mưa. Do đó
người ta không thể căn cứ vào lượng mưa trung bình năm mà phán đoán về
hạn. Một năm nếu căn cứ theo lượng mưa thì có vẻ là bình thường, nhưng
nếu lượng mưa tháng không có đủ như trị số trung bình của tháng đó trong
năm thì lập tức có hạn hán, dù là sự bất thường chỉ xảy ra trong 10- 12 ngày.
Chỉ có thể phát triển hệ thống tưới nước thì vấn đề hạn mới được giải quyết
một cách căn bản.
Ø Nạn cát bay rất phổ biến ở suốt miền duyên hải, là một tai họa đáng kể,
nhất là ở Quảng Bình là nơi các cồn cát có khả năng di động với một tốc độ
khá lớn, làm cho nhiều khu vực ruộng đất phì nhiêu ở Quảng Khê và Lệ
Thủy bị phá hoại. Việc trồng rừng phi lao chống sự di động của cồn cát và
cát bay đã mang lại sự hiệu quả, nhưng cần phải tiến hành trồng rừng trên
quy mô lớn hơn nữa.
Các đồng bằng này có khả năng sản xuất một phần lương thực, ngoài ra còn
có những nguồn lợi lớn về muối, cá, cây công nghiệp các loại, cây dược liệu
và cây đặc sản cũng là thế mạnh đáng kể. Các tài nguyên khoáng sản đa
dạng- một số có quy mô quốc gia- còn có thể đóng góp để làm giàu thêm
cho lãnh thổ này.
1.2 Địa hình vùng đồi:
ü Vùng đồi ở Bắc Trung Bộ không được rõ nét như vùng Bắc Bộ với những
đồi cọ, đồi chè bạt ngàn mà ở đây đồi rất hẹp xen lẫn với núi. Trên những

101
quả đồi với thời tiết khắc nghiệt ở mảnh đất miền Trung này, loại cây được
thích nghi nhất là sắn ( khoai mì).
ü Vùng đồi ven chân núi của Quảng Trị và Thừa Thiên đều là bậc thềm phù
sa cổ. Đất ở đây đã nghèo đi nhiều, có nơi trơ sỏi đá và vì vậy chỉ còn mọc
được những bụi gai hay các bụi giỏi chịu hạn như : sim, mua, chổi sành,
chàm. Sự có mặt của cây chàm dù chỉ cao 0,5 – 0,7 m có một ý nghĩa đặc
biệt, có thể làm chứng cho một thời kỳ nước biển đã bao phủ các dải đất hiện
nay là bậc thềm nằm sâu trong đất liền.
ü Khác với vùng đồi chân núi Bình – Trị – Thiên, vùng đồi sau lưng Quảng
Nam – Tam Kỳ không có vẻ hoang vu và cằn cỗi tí nào. Ở đây có những đồi
cao từ 200- 600m, có sườn thoải và thung lũng rộng được cấu tạo bằng phù
sa cổ và phù sa mới của các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước.
Những đồn điền trồng cây ăn quả và cây công nghiệp phủ hết sườn đồi này
đến sườn đồi khác, còn ruộng lúa nước thì nằm trật trong các thung lũng.
Diện tích toàn vùng đồi này lên đến 1400 km2, quang cảnh trông chẳng khác
gì vùng trung du Bắc Bộ và dân cư sống ở đây cũng đông đúc như thế.
1.3 Địa hình vùng núi:
ü Các núi cao nhất đều được cấu tạo bằng đá granit, có đỉnh nhọn và sườn
dốc. Ví dụ: Đỉnh núi Mang cao 1708m phía sau Bạch Mã.
ü Dãy Trường Sơn Bắc đột ngột chấm dứt ở phía nam Thừa Thiên Huế bằng
một mạch núi cao lên đến 1000m đâm thẳng ra biển và kết thúc bằng bán
đảo Sơn Trà ở phía đông núi Hải Vân.
ü Có đỉnh Bạch Mã, đây là khu du lịch lí tưởng cho loại hình du lịch nghỉ
dưỡng chữa bệnh. Trên đỉnh núi có một thị trấn nghỉ mát đã được xây dựng-
một thị trấn đẹp giữa rừng nhiệt đới ẩm. Ở đó người ta hưởng được một loại
khí hậu rất giống khí hậu ôn đới.
ü Điểm cuối cùng nói đến là dãy Hải Vân, đây là một bức thành khí hậu
quan trọng: các đợt gió mùa Đông Bắc dường như không đủ sức vượt qua
ngọn núi này.
1.4 Địa hình Karstơ:
Có ý nghĩa và giá trị lớn trong tổ chức du lịch. Đây là kiểu địa hình được tạo
thành do lưu thông của nước trong đá dễ hòa tan ( đá vôi, polomit, đá phấn,
thạch cao, muối mỏ…). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi.
Một trong các kiểu Karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động
Karstơ. Hang động ở Việt Nam tuy dài, sâu nhưng đẹp. Động Phong Nha (
Bố Trạch- Quảng Bình) dài gần 8 km, cửa vào rộng 25m và cao gần 10m,
được coi là hang nước đẹp nhất thế giới.
1.5 Địa hình ven bờ:

102
Rất hấp dẫn với những bãi tắm nắng quanh năm: Cảnh Dương, Mỹ Khê,
Lăng Cô… ngoài ra còn có lọai hình du kịch cũng khá hấp dẫn là du lịch ven
những con sông : Sông Hương, Bến Hải, Trà Khúc…
Đầm phá là một trong 4 loại hình thủy vực ven bờ. Đây là một trong những
hệ sinh thái ven biển đặc thù, là nơi phát triển các loài thủy sinh có nguồn
gốc hỗn hợp nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Tiêu biểu trong hệ thống các
đầm phá ở Việt Nam là đầm phá Tam Giang – cầu Hai nằm trong tổng thể
cụm du lịch Huế và vùng phụ cận. Đầm phá này có dạng tuyến với chiều dài
68 km, chiếm phần lớn chiều dài đường bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế có
chiều rộng 0,5 – 0,9 km. Độ sâu trung bình 1,5 – 2 m, sâu nhất là 6 -7m ở
cửa thông ra biển. Với diện tích 21.600ha, Tam Giang- cầu Hai là đầm phá
lớn nhất Đông Nam Á. Là nơi giao lưu giữa môi trường nước ngọt và nước
mặn nên đầm phá này có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng
và đặc sắc của tài nguyên.
Với nguồn gen khá phong phú khoảng 600 loài sinh vật, trong đó nhiều loại
thủy sản có giá trị đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khu du lịch như: cua, ghẹ,
cá Dày, cá Dìa, đối mục… Đây còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn với nhiều
loại chim nước cư trú. Trong đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, với ưu thế mặt
thoáng rộng, có thể tổ chức lặn tham quan, khám phá các hệ sinh thái rong
biển ( có khoảng 44 loài đã được phát hiện). Hoặc tổ chức các hình thức vui
chơi giải trí như đua thuyền, lướt ván, câu cá…, tham quan các làng chài,
các bè nuôi sinh vật cảnh bán tự nhiên … Ven đầm phá có các bãi biển đẹp
nổi tiếng như Thuận An, Vinh Hiền rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ
ngơi, tắm biển.

2. KHÍ HẬU:
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ hình thành và phát triển trên một địa bàn phức
tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam. Dãy Bạch Mã do đâm ngang ra biển nên đã trở thành những ranh giới
khí hậu thực sự, tạo nên những nét khí hậu khác biệt giữa Quảng Bình,
Quảng Trị, Huế với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Huế có một thời kỳ
mưa liên miên “ trắng đất trắng trời”, Đà Nẵng thì nắng chói chang và hầu
như không có gió mùa mùa đông.
Nhìn chung vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Từ Huế đến Quảng Bình thì
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở miền Bắc; còn từ Đà nẵng
trở vào Quảng Ngãi thì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở
phía Nam. Nhưng các tỉnh lại có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa
Ø Mùa nắng: từ tháng 2 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa
đông nhưng không đậm và không kéo dài.

103
Ø Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
Mùa mưa thường đến chậm và tương đối ngắn so với các miền khí hậu Bắc
và Nam, thường có bão vào tháng 7 đến tháng 11. Có những nơi hạn hán kéo
dài gây hại cho cây cối, đất đai và gây khó khăn cho viện dẫn thoát thủy.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng khoảng từ 24o đến 26oC , cao nhất
vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28o đến 30oC, thấp nhất là vào tháng 12,
1, 2 trung bình từ 180 đến 230C. Đặc biệt những ngày có gió Tây khô nóng
thổi từ bên Lào qua thì nhiệt độ rất cao.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 81% đến 85%, cao nhất là vào
tháng 10, 11 trung bình từ 86% đến 88%, thấp nhất là vào tháng 6, 7 trung
bình từ 77% đến 78%.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2100- 2500 mm/ năm. Ở
Quảng Ngãi có mưa đặc biệt là mưa chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các
tháng khác thì khô hạn.
Gió mùa: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có gió Nồm thổi từ biển vào
rất mát mẻ và dễ chịu. Còn các tỉnh Huế, Quảng Trị, Quảng Bình thì chịu
ảnh hưởng của gió mùa mùa đông khô lạnh nên có mùa đông rét và đậm.
Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.150 đến 2.180 giờ , nhiều nhất là vào
tháng 6, 7 trung bình từ 234- 277 giờ/ tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12
trung bình từ 69- 165 giờ/ tháng.
Nhìn chung, với điều kiện khí hậu như vậy là khá thích nghi đối với sức
khỏe của con người trừ những khoảng thời gian có bão, hạn hán, lũ lụt và
gió Lào. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ cùng với bờ biển dài đẹp, núi cao, cảnh
quan đẹp sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển lọai hình du lịch biển, leo
núi và nghỉ dưỡng vào mùa hè. Nhưng vùng du lịch Bắc Trung Bộ đã chịu
không ít những thiên tai như : lũ lụt, hạn hán, bão, gió Lào khô nóng. Điều
kiện thời tiết khắc nghiệt ở đây đã làm cản trở đến kế hoạch du lịch, nên
tránh tổ chức các hoạt động du lịch biển từ tháng 8 đến tháng 11, vì trong
khoảng thời gian này thường có bão và mưa nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm
lý du khách về sự an toàn và nhu cầu du lịch của họ. Nên tổ chức các loại
hình du lịch từ tháng 5 đến tháng 7, vì khoảng thời gian này số giờ nắng là
nhiều nhất, chắc chắn du khách sẽ rất ưa chuộng và hài lòng.
Với điều kiện khí hậu như vậy, các nhà làm du lịch phải có sự nghiên cứu
đầy đủ và chặt chẽ để xác định thời gian du lịch tối ưu, nhằm thu hút du
khách, đáp ứng được nhu cầu của họ.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TRONG DU LỊCH:
ü Do ảnh hưởng của địa hình nên sông ngòi của vùng có đặc điểm chung là
ngắn và dốc, mạng lưới cũng khá dày đặc.
Quảng Bình : sông Nhật Lệ, sông Gianh.
Quảng Trị: sông Bến Hải, sông Hiếu, Vĩnh Linh, Ô Lâu mà tiêu biểu là sông

104
Thạch Hàn.
Thừa Thiên Huế: sông Hương, sông Bồ, sông Trùi.
Đà Nẵng: sông Cu Đê, sông Hàn.
Quảng Nam: sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Tam Kỳ.
Quảng Ngãi: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Trà Câu, sông Vệ.
Ngoài mạng lưới sông ngòi, vùng còn có một số hồ nhỏ nước ngọt cung cấp
nước cho nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu và trồng trọt. Thế nhưng hệ thống thủy
lợi chưa thông suốt nên việc cung cấp nước còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh
hưởng cho việc phát triển và phục vụ du lịch.
ü Vùng có lợi thế là 6 tỉnh đều giáp biển nên thuận lợi cho việc phát triển du
lịch (các bãi tắm) cũng như xây dựng các cảng biển và nuôi trồng thủy hải
sản.
Quảng Bình: bãi tắm Nhật Lệ.
Quảng Trị: bãi tắm Cửa Tùng.
Thừa Thiên Huế: bãi biển Thuận An, bãi tắm Lăng Cô, bãi biển Cảnh
Dương.
Đà Nẵng: bãi biển Non Nước, các bãi biển của bán đảo Sơn Trà, bãi tắm Mỹ
Khê, bãi tắm Thanh Bình – Xuân Thiều – Nam Ô, bãi tắm Bắc Mỹ An.
Quảng Nam: bãi tắm Cửa Đại, bãi tắm Tam Thanh, bãi Rạng, mõm Bàn
Than.
Quảng Ngãi: bãi biển Sa Hùynh, bãi biển Mỹ Khê.
ü Đặc biệt trong vùng còn có 2 suối nước khoáng nóng thuận lợi cho việc
phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Đó là:
Suối nước nóng Tân Tâm: Đây là một con suối tự nhiên thuộc hệ chi lưu ở
thượng nguồn sông Hiếu. Hai chi lưu thượng nguồn sông Hiếu chảy vòng,
vươn cánh tay ôm ấp cả một khu vực rộng lớn và cũng chính là đường giao
thông thủy vô cùng thuận lợi. Nổi lên giữa không gian kỳ vỹ ấy là lèn đá
vôi, trong lèn có nhiều hang động đẹp. Ở bờ trái của sông Hiếu có rất nhiều
mạch nước nóng có trữ lượng và hàm lượng tuyệt vời. Đây sẽ là điểm du
lịch hấp dẫn và là nơi chữa bệnh rất lý tưởng.
Suối nước khoáng Mỹ An: Mỹ An thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang,
cách thành phố Huế 7km về phía Đông trên đường đi từ Huế đến bãi biển
Thuận An. Tháng 6/ 1979 đoàn địa chất thủy văn 79 đã phát hiện ra mạch
nước tự nhiên này. Sau nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, đề tài “nghiên cứu
tác dụng chữa bệnh cụ thể của mạch nước khoáng Mỹ An- Thừa Thiên Huế”
đã có kết luận: nước khoáng Mỹ An có đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết
cho họat động của cơ thể, có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi
tiếng trên thế giới như ở Koundour ( Liên Xô cũ) và Paven Banis (Bungari).
Các cuộc điều trị thou nghiệm tại nguồn nước khoáng này đã có kết quả:
nước khoáng Mỹ An có thể chữa được một số bệnh ngoài da, khớp, tim

105
mạch, một số bệnh tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và một số bệnh mãn tính
khác. Hiện nay có nhiều khách địa phương và quốc tế đã đến Mỹ An để tự
chữa bệnh. Công ty du lịch Hương Giang và tỉnh Thừa Thiên Huế đã và
đang bắt tay vào khai thác nguồn nước khoáng này. Đây sẽ là một khu dịch
vụ du lịch kết hợp chữa bệnh bằng nườc khoáng đầu tiên ở miền Trung.
ü Ngoài ra trong vùng còn có các đầm phá như phá Tam Giang, đầmCầu
Hai. Đây là khu vực giao thoa giữa môi trường nước mặn và nước ngọt, có
tiềm tăng phát triển du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của
tài nguyên . Phá Tam Giang –Đầm Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam
Á. Ven đầm phá còn có các bãi tắm đẹp, nổi tiếng thích hợp cho loại hình
tắm biển.
4. THỰC ĐỘNG VẬT:
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được hình thành và phát triển trên một địa bàn
phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam; giữa hai đơn vị kiến tạo lớn, và là nơi gặp gỡ của hai luồng thực
vất di cư từ Himalaya qua Vân Nam lan xuống và từ Malaysia lên, đã tạo
cho thiên nhiên vùng này một sắc thái độc đáo muôn hình muôn vẻ.
Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, sông ngòi tạo
nên một lớp phủ thực vật rừng phong phú vời nhiều loại gỗ quí: gu, táu, lim,
mun, sến, trầm hương, dạ hương, thông… và một số loại mây tre, lâm sản
quí khác. Đặc biệt còn có một số loại dược liệu quí như sa nhân…
Dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Thảm
cỏ daị dưới rừng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưới tán rừng là cả một thế giới
động vật còn được bảo tồn vời nhiều lọai quí hiếm như: voọc, gấu, hổ, sao
la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào đen, trĩ…
Nhiều nơi có khu hệ động- thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen
quí hiếm. Các tỉnh đều có hệ động- thực vật phong phú. Trong vùng có
nhiều cánh rừng có trữ lượng gỗ cao trong tòan quốc, có giá trị sản xuất cao.
Ví dụ: Quảng Bình có trữ lượng gỗ là 31 triệu m3, Thừa Thiên Huế là 17,3
triệu m3…
Hầu hết các tỉnh của vùng du lịch Bắc Trung Bộ đều giáp biển nên nguồn tài
nguyên thủy hải sản đa dạng phong phú với các loại quí hiếm và có gia trị
kinh tế cao là nguồn thực phẩm dồi dào cho cả vùng.

5. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KHAI THÁC, BẢO
VỆ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN:
Thuận lợi:
Ø Địa hình vùng khá đa dạng (đồng bằng, vùng đồi, miền núi, karstơ, ven
bờ) có điều kiện phát triển du lịch đặc biệt là kiểu địa hình Karstơ, ven bờ và
miền núi.

106
Ø Khí hậu vùng thuộc lọai khá thích nghi ( 240- 280) cho hoạt động du lịch,
trừ những tháng có bão, lũ, hạn hán.
Ø Tài nguyên nước của vùng phong phú với mạng lưới sông ngòi dày đặc,
đầm phá, đặc biệt 6 tỉnh của vùng đều giáp biển nên rất thuận lợi cho phát
triển du lịch biển.
Ø Thực động vật khá phong phú về chủng loại thuận lợi cho phát triển du
lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học .
Khó khăn:
Ø Địa hình của vùng cao và dốc nên khó khăn trong việc xây dựng mạng
lưới giao thông phân bổ đến các điểm du lịch .
Ø Khí hậu với nhiều biến động gây bất lợi cho họat động du lịch như bão lũ,
hạn hán, gió Lào… vì vậy nên tránh tổ chức các họat động du lịch biển từ
tháng 8 – 11 vì trong khỏang thời gian này thường có bão và mưa nhiều.
Ø Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng dẫn đến nhiều vùng hạn
hán kéo dài trong nhiều tháng gây ảnh hưởng đến đời sống và họat động du
lịch.VD: Quảng Ngãi: mưa nhiều trong 4 tháng cuối năm, những tháng còn
lại thì nắng gắt gây hạn hán kéo dài đặc biệt là trong tháng 5 và 6.
Ø Hiện nay số lượng thú quí hiếm đã giảm một cách đáng kể cũng như các
lòai gỗ quí . Cho nên cần có chính sách bảo vệ cũng như tái tạo lại nguồn tài
nguyên này.
II. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN
1. CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI, DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN
HÓA:
1.1 CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI:
CỐ ĐÔ HUẾ
Trong hơn 4000 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã từng
là trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Chính vì
vậy, nơi đây còn lưu trữ lại hàng trăm di tích lịch sử văn hoá mà nổi bật nhất
là các cung điện, lăng tẩm của các vị vua chúa nhà Nguyễn. Với các di tích
đó, Huế đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới ( 11/12/1993).
Tiềm năng du lịch nổi bật là quần thể di tích văn hoá Huế vừa được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Nhân loại với hơn 300 công trình
kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc
cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu,… .
Di tích lịch sử văn hoá bao gồm:
Kinh thành Huế:
Phần Kinh thành Huế còn lại ngày nay là được xây dựng từ năm 1805 ( thời
vua Gia Long) đến năm 1832 ( thời vua Minh Mạng), trên khoảng diện tích
5,2 km2 bên bờ bắc sông Hương.

107
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một
cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Kinh thành gồm 3
vòng thành: phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành.
Bên trong các lớp thành cao hào sâu là một tổng thể với hàng trăm công
trình kiến trúc lớn nhỏ. Tất cả những công trình này được xây dựng xung
quanh một trục chính, theo hướng Nam Bắc. Khởi đầu là Kỳ Đài, tiếp đến là
Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càng
Thanh, điện Khôn Thái, điện Kiến Trúc và chấm hết ở cửa Hoà Bình. Các
công trình kiến trúc còn lại được xây đăng đối ở hai bên đường trục.
Phòng thành là vòng thành thứ hai có tên là đại nội, chu vi 2405 m. Hoàng
thành có 4 cửa: Ngọ Môn (Nam), Hoà Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông),
Chương Đức (Tây). Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, cửa này ngày
xưa chỉ để dành cho vua đi. Đây là một công trình kiến trúc còn sót lại gần
như nguyên vẹn.
Tử cấm thành: vòng thành trong cùng có chu vi 1225 m, có 7 cửa ra vào.
Đây là nơi ở và làm việc của vua và gia đình. Hầu như nơi đây được tách
biệt với thế giới bên ngoài.
Ngọ Môn:
Là một công trình kiến trúc bề thế dài 58 m, rộng 27,5 m và cao 17 m, gồm
3 tầng, là của chính của Hoàng Thành.
Ngọ môn có 5 cửa. Cửa chính giữa chì dành cho vua đi, cao 4,2 m, rộng 3,7
m. Hai cửa liền kề là tả, hữu giáp môn dành cho các quan. Hai cửa ngoài
cùng là tả, hữu dịch môn dành cho lính hầu và đoàn tuỳ tùng. Trên vòm
cổng là lầu Ngữ Phụng, nơi nhà vua ngự trong các dịp lễ. Đây còn là nơi cử
hành lễ xướng danh các sĩ tử trùng tuyển trong các khoa thi hội, thi Đình
trước khi đem yết bảng ở Phú Văn Lâu.
Suốt thời nhà Nguyễn, chỉ khi nào vua đi hoặc tiếp các sứ thần thì cửa Ngọ
Môn mới được mở.
Điện Thái Hoà:
Điện được xây dựng vào năm 1805, theo thể thức chung củ các cung điện,
miếu tẩm của cung đình thế kỷ XIX. Mặt bằng diện tích của điện khoảng
1300 km2. căn nhà chính dài 43,3 m rộng 30,3m. điện gồm 2 nhà ghép lại,
nhà trước là tiền điện, nhà sau là chính điện, nơi đặt ngai vàng của vua.
Điện Thái Hoà là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, nơi tổ chức các
buổi lễ thiết triều.
Thế Miếu:
Đây là một trong những khu miếu thờ cúng các vua, chúa triều nguyễn.
Trong hoàng thành có 5 ngôi miếu thờ gồm: Triệu Miếu (thờ Nguyễn Kim,
được coi là người mở đầu triều Nguyễn, Thái Miếu (thờ 9 chúa Nguyễn),
Hưng Miếu (thờ cha vua Gia Long), Thế Miếu (thờ các vua Nguyễn) và

108
Phụng Tiên cũng thờ các vua nhà Nguyễn nhưng dành cho các bà nội cung
đến lễ vì họ không được vào Thế Miếu.
Thế Miếu được xây dựng vào năm 1821 để thờ vua Gia Long. Sau đó thờ
vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định.
Vào tháng 1 năm 1959, theo yêu cầu của Hoàng tộc và quần chúng, linh vị
của ba vị vua có tinh thần chống Pháp là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân
được đưa vào thờ ở Thế Miếu. Cho đến nay, Thế Miếu thờ 10 vị vua.
Thế Miếu là toà nhà khép kín như Điện Thái Hoà, dài 55m, rộng 28m, mỗi
gian trong nội thất của Thế Miếu bày một sập chân quỳ sơn son thiếp vàng,
khán thờ, bài vị và một số đồ tế khí quý giá. Tại đây, vào ngày mất của các
vị vua triều Nguyễn thời trước, triều đình tổ chức tế lễ rất lớn do đích thân
nhà vua đứng ra chủ trì. So với các miếu, điện ở Việt Nam, Thế Miếu là một
công trình to lớn nhất.
Cửu đỉnh:
Gồm 9 đỉnh đồng, mỗi đĩnh mang một tên: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị,
Thần, Tuyên, Dụ, Huyền. Lớn nhất là Cao Đỉnh nặng 4.307 cân (2601kg),
cao 2,5m. Huyền Đỉnh là bé nhất, cao 2,31m, nặng 3.201 cân (1935 kg). chín
đỉnh này được đúc trong ba năm từ năm 1835 – 1837 và phải sử dụng đến 20
tấn đồng thau. Đây chính là những thành tựu xuất sắc về kỷ thuật và nghệ
thuật đúc đồng của Việt Nam vào thế kỷ XIX.
Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua và hàng đỉnh tượng trưng cho sự bền
vững của triều đại. Trên thân mỗi đỉnh có 18 hoạ tiết và chữ đúc nỗi, thanh
thoát theo mô tuýp cổ điển về các chủ đề phong cảnh, sản vật, chim muông,
hoa lá và những nét sinh hoạt của người Việt Nam. Nhiều người đã coi cửu
đỉnh như một bộ Bách khoa thư tóm tắt về đất nước và con người Việt Nam.
Hiển Lâm Các:
Nằm chung khu vực với Thế Miếu, dựng bằng gỗ cao 25m gồm 3 tầng. Đây
là công trình kiến trúc cao nhất trong hoàng thành. Nó phá vỡ tính đơn điệu
về chiều ngang của các cung điện. Hiển Lâm Các được coi như một đài lưu
niệm ghi công những công thần đã góp phần sáng lập ra triều nguyễn. Nếu
các vua Nguyễn được thờ trong Thế Miếu thì các công thần bậc nhất được
thờ trong hai nhà Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự ở hai bên của Hiển Lâm Các.
Cung thất:
Là nơi ở của vua và gia đình. Khu vực này là một bộ phận quan trọng của
kinh thành Huế bao gồm các cung: Càn Thanh – nơi ở của vua, Khôn Thái –
nơi ở của Hoàng hậu, cung Diên Thọ – nơi ở của Thái Hậu, Trường Sinh –
nơi ở của Thái Hoàng Thái Hậu,…. Đáng tiết khu vực quan trọng này đã bị
phá huỷ gần hết, hiện còn lại cung Diên Thọ và cung Trường Sinh là khá
nguyên dạng.

109
Cung Diên Thọ được xây dựng từ năm 1804. điều đặc biệt ở cung Diên Thọ
là hệ thống hành lang có mái che nối liền với nơi vua ở để nhà vua có thể đi
thăm mẹ bất cứ lúc nào.

HỆ THỐNG LĂNG TẨM:


Ngoài hệ thống kinh thành và hoàng cung, cũng như những di tích chùa
chiền. Huế còn có hệ thống lăng tẩm rất nổi tiếng (có 7 khu lăng tẩm). Bởi
có quan niệm “sinh ký tử quy” – sống gởi thác về, nghĩa là cuộc sống trên
trần gian này chỉ là tạm bợ, cái chết mới trở về thế giới vĩnh hằng và như thế
cái nhà ở chỉ là tạm bợ, cái mồ mới là cái muôn đời. Cho nên các vua
Nguyễn mới tốn công sức cho việc xây dựng lăng tẩm của mình. Có tất cả 7
lăng bao gồm: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự
Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định. Mỗi lăng mang
dáng vẻ riêng biệt, độc đáo, lối kiến trúc bộc lộ rõ tính hoành tráng.
Quần thể kiến trúc lăng tẩm các vua Nguyễn khác với kiến trúc lăng tẩm của
các vua nhà Minh – Trung Quốc ở chỗ lăng của vua Trung Quốc mang cảm
giác lạnh lùng, u tịch. Còn kiến trúc lăng tẩm nhà Nguyễn là gạch nối giữa
thiên nhiên và con người. Chính sự hòa quyện đó là một tuyệt tác thơ trong
kiến trúc. Lăng tẩm Huế được đánh giá như sau: với cảnh thiên đường chóng
qua trên dương thế, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xây dựng để làm
thiên đường vĩnh viễn cho mai sau.
Dưới đây là một vài kiến trúc lăng tẩm độc đáo và tiêu biểu nhất.
LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG):
Nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách
trung tâm cố đô Huế 16km.
Đến thăm lăng Gia Long, du khách có thể đi thuyền theo sông Hương
khoảng 18km rồi cập bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số nữa thì tới.
Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn, nhỏ, trong đó có
Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhấtđược chọn làm tiền án của lăng và là tên
gọi của cả quần sơn này.
Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Từ
bờ sông hương đi vào lăng có con đường rộng, hai bêm\n trồng thông và sầu
đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột
truỵ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng, báo hiệu khu vực lăng.
Lăng tẩm của nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có
ngọn đại thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14
ngọn núi làm “tả thanh long” và bên phải có 14 ngọn làm “hửu bạch hổ”.
Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực: cvhính giữa là lăng mộ vua và Thừa
Thiên cao Hoàng Hậu. Qua khỏi sân chầu có các hàng tượng đá uy nghiêm
và bảy cấp sân tế là Bửu Thánh ở đỉnh đồi. Trong Bửu Thánh có hai ngôi mộ

110
đá được sáng tác theo quan niệm “ càn khôn hiệp đức” biểu tượng cho hạnh
phúc và thuỷ chung.
Bên phải là khu tẩm điện mà điện Minh Thành là trung tâm nơi thờ Hoàng
đế và Hoàng hậu thứ nhất. Trước đây điện Minh Thành có thờ nhiều kỷ vật
gắn bó với cuộc đời chinh chiến của Gia Long.
Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn là tấm bia lớn ghi bài” Thánh Đức
Thần Công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh
tế, sắc sảo. Ngoài ra còn có các lăng phụ cận trong khu vực này như lăng
Quang Hưng (bà vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc tần), lăng
Vĩnh Mậu (vợ chúa Ngãi Vương Nguyễn Phúc Trăn), lăng Thiên Thọ Hữu
của bà Thuận Thiên cao Hoàng Hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng, bên
cạnh có điện Gia thành dùng để thờ.
Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc tạo
nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan.
LĂNG TỰ ĐỨC – KHIÊM LĂNG:
Lăng Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn
của đất nước và cũng chính bản thân nhà vua. Vua sinh năm 1829, lên ngôi
20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) mở
màng cho công cuộc xâm chiếm nước ta. Vua Tự Đức đã là người hấp thụ
káh đầy đủ nền văn hóa và triết học Đông phương với một số mâu thuẫn nội
tại của nó giữa cái tích cực và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết. Nhà
vua nghĩ đến cái chếtt tất nhiên sẽ đến với đời mình và để vơi bớt đi những
dằn vặt khổ đau trong quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm
như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi và
nơi đây được xem như là“ngôi nhà lâu đài của trẩm” (vi vô vĩnh vũ – trong
bài Khiêm Cung Ký).
Sau khi xây dựng lăng xong, vua Tự Đức còn sống thêm 16 năm nữa, cho
đến năm 1883 thì qua đời, thọ 55 tuổi. Như vậy vua Tự Đức trị vì 36 năm, là
người trị vì lâu nhất trong số 13 vua triều Nguyễn. Vua Tự Đức tên thật là
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là con thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo ông Bùi
Văn Trung lẽ ra người lên ngôi phải là con trai trưởng Nguyễn Phúc Hồng
Bảo, vì ông này vừa là con trai trưởng, vừa cao lớn đẹp trai, thông minh,
không có khuyết tật gì để có thể truất ngôi của ông ta được. Trong khi Hồng
Nhậm là người ốm yếu và mới sinh ra là người ủy mị và đã mang nhiều thứ
bệnh trong đó có căn bệnh đậu mùa mà hậu quả di chứng của căn bệnh này
là di chứng vô sinh (theo nghiên cứu của người Pháp thì vua Tự Đức có đến
103 bà vợ mà không có một người con nào). Theo Bùi Văn Trung thì các
phe phái trong triều đình muốn gạt Hồng Bảo ra để Hồng Nhậm lên ngôi.
Tự Đức sống nhiều chục năm trong đời mình tại Khiêm Lăng, đó là cách
giải sầu để làm giảm đi những nổi đau khổ trong cuộc đời mình. Vua cho

111
khởi công xây dựng lăng vào năm 1864. Công việc xây lăng huy động đến 5
vạn binh lính. Người thầu vì muốn lập công nên đã cưỡng bách binh lính cật
lực xây dựng khiến sau 2 năm xây dựng làm nổi lên lọan chày vôi. Đó là
cuộc khởi nghĩa mà binh lính dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào
kinh đô Huế, nhưng cuộc nổi lọan bị thất bại, những người cầm đầu đều bị
bắt và bị giết chết. Sau sự kiện này vua Tự Đức cách chức hai vị quan trông
coi việc xây dựng. Tốc độ thi công khá khẩn trương nên công trình hoàn
thành vào năm 1867 tức là chỉ sau 3 năm (dự đoán việc xây dựng kéo dài
trong 6 năm). Lúc đầu lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng do Hoàng Khiêm
bị sét đánh, vua sợ rằng vì mình đã động tới oai trời nên quyết định đổi tên
là Khiêm Cung.
Vòng la thành bao bọc xung quanh lăng có diện tích 12 ha, bao bọc gần 50
công trình lớn nhỏ, chia thành 3 khu vực gồm : khu vui chơi giải trí, khu ăn
ở và khu sinh họat, khu an táng vua. Vua Tự Đức vốn là người am tường,
thâm thúy về thơ văn nên khi mất ông đã để lại cho đời 500 bài thơ chữ Hán,
400 bài thơ chữ Nôm và rất nhiều áng thơ văn khác. Thơ văn nói lên ông là
người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất thiên về văn chương nghệ
thuật. Tư chất ấy có thể thấy rõ trong nghệ thuật kiến trúc lăng. Các nhà kiến
trúc đã lợi dụng một con suối tự nhiên, ngăn dòng tạo thành hồ Lưu Khiêm,
trên hồ người ta cho đúc một đảo nhỏ mang tên Tịnh Khiêm thơ mộng. Đình
Tạ mọc bên hồ để vua câu cá và ngắm cảnh. Đối diện, chếch bên kia hồ là
Xung Khiêm – một ngôi nhà khá lớn xây trên mặt hồ là nơi vua làm thơ.
Trên hồ có nhiều sen trắng, đỏ nở hương thơm ngát. Qua khỏi Khiêm Cung
Môn là cổng tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, bước vào là một
hệ thống cung điện gồm nhiều tòa nhà lớn nhỏ. Bên trái điện Lương Khiêm
là nhà hát Minh Khiêm Đường, xây dựng vào năm 1886 ( vua ngồi phía dưới
nhìn lên sân khấu, phía trên chỉ là chỗ ngồi của vua giả). Đây là ngôi nhà cổ
thứ hai của Việt Nam ( ngôi nhà cổ thứ nhất là Duyệt Thị Đường trong thành
nội).
Trở ra cổng tam quan, đi vòng ra phía sau, chúng ta đến khu lăng mộ vua.
Các công trình trong lăng mộ hoàn toàn bằng gạch đá. Trước tiên là Ân Bái
Đình với hai hàng tương quan văn võ lạnh lùng đứng hai bên. Phía sau Bái
Đình là Bi Đình với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất Việt Nam, nặng 20 tấn,
cao 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ, kiên cố. Trên bia có khắc bài
“Khiêm Cung Ký” của vua Tự Đức. Ông viết bài văn bia này thay cho bia
“Thánh Đức Thần Công” trong những lăng khác. Bài văn bia dài 4.935 chữ
là một bài tự thuật của vua về cuộc đời, sự nghiệp, cũng như những rủi ro
bệnh tật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia này để kể công cũng như
nhận tội với lịch sử. Ông tự luận : “không sáng suốt trong việc biết người, ấy
là tội của ta, dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta…”. Và rồi ông

112
có ý nhường cho sử sách đời sau đánh giá công tội của mình. Tiếp sau tấm
bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức
của nhà vua. Kế đến là Hồ Tiểu Khiêm hình bán nguyệt đựng nước mưa để
linh hồn nhà vua rửa tội và cũng có ý nói rằng trăng khuyết rồi trăng lại tròn,
mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn.
Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ Tiều Khiêm là Bửu Thành, xây bằng gạch,
chính giữa là nơi vua yên nghỉ. Bửu Thành được bao phủ bằng rừng thông
réo rắt bốn mùa. Phía trên nóc điện có một bình hồ lô. Đó chính là bình thái
cực đựng khí âm dương của vũ trụ. Thỉnh thoảng ta lại thấy bát quái trên nóc
điện. Lăng không mang tính đối xứng cổ điển như các lăng khác, kiến trúc
không trùng lập mà lại rất sinh động. Ở đây đường nét kiến trúc thật hài hòa,
phóng khoáng gần gũi với thiên nhiên.
LĂNG KHẢI ĐỊNH ( ƯNG LĂNG)
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là
người cuối cùng xây dựng lăng tẩm cho mình. Sau khi dập tắt cuộc khởi
nghĩa Thái Phiên – Trần Cao Vân 1916, chính phủ bảo hộ Pháp bắt vua Duy
Tân đày sang đảo Réunion ở Phi Châu, rồi đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo – con
trai duy nhất của vua Đồng Khánh lên ngai vàng. Bửu Đảo đặt niên hiệu là
Khải Định, trị vì được 9 năm, thọ 40 tuổi. Khải Định chọn miền núi Châu
Chữ – còn gọi là Châu Ê – cách Huế 10km để xây dựng lăng. Lăng lấy một
quả đồi nhỏ phía trước làm tiền án, hai ngọn núi phía trước (Chóp Vung và
Kim Sơn) làm Long chầu Hổ phục. Hướng lăng phía Tây, có khe Châu Ê
chảy từ tả sang hữu làm thủy tạ, gọi là Minh Đường. Nhà vua đổi tên núi
Châu Chữ vừa làm hậu chẩm vừa làm nơi xây dựng lăng thành Ưng Sơn nên
lăng còn được gọi là Ứng Lăng.
Diện tích khu vực khoảng 1 ha. Lăng được khởi công xây dựng ngày
4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Người ta triệu tập nhiều
nghệ nhân nổi tiếng khắp nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả … Để
có kinh phí xây dựng lăng, vua cho tăng thuế điền lên 30% trong cả nước.
Lăng hoàn thành năm 1931. có nghĩa là trong khi chưa hoàn tất việc xây
dựng lăng thì nhà vua đã băng hà năm 1925.
Khải Định sai người sang Pháp mua sắt thép, xi măng, ngói … cho thuyền
sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ thủy tinh màu để kiến thiết công
trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng vua Khải Định có một diện
tích khá khiêm tốn, nhưng lăng lại có một kiến trúc khá đặc biệt. Đó là sự
hội nhập kiến trúc Á – Âu – Kiến trúc Việt Nam cổ điển và hiện đại. Tổng
thể lăng là một khối nổi chữ nhật vươn lên cao tới 127 bậc cấp. Thoạt nhìn
lăng giống một tòa lâu đài ở châu Âu vì được xây dựng bằng bê tông trên
một sườn núi. Lăng có sự du nhập của nhiều trường phái kiến trúc Ấn Độ
giáo, Phật giáo, Roman Gothique … đã để lại những dấu ấn cụ thể. Những

113
trụ cổng hình tháp – ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, trụ biểu dạng Stupa
của nhà Phật, hàng rào như những cây thánh giá, nhà bia với những hàng cột
bát giác và vòm cửa theo lối Romance biến thể … Đó là kết quả của sự giao
thoa văn hóa Đông – Tây.
Công trình gồm 5 phần liền nhau. Hai bên là tả hữu trực phòng giành cho
lính hộ lăng. Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua
Khải Định, chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần. Trong
cùng là khám thờ có bài vị vua. Trong lăng có hai pho tượng đồng tạc hình
vua : một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt
của vua trong lăng là một điều đặc biệt so với những lăng khác.
Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên
Định (ý nói việc làm vua cũng như việc xây dựng tẩm là do trời định). Toàn
bộ nội thất của ba gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng
những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý
bát bửu ngũ phúc bộ khay trà, vương miện … kể cả những vật dụng hiện đại
như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa … do các nghệ nhân đầu thế
kỷ XX thực hiện. Đó là những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống thực và
vô cùng rực rỡ. Trên trần 3 gian giữa của cung Thiên Định được trang trí 3
bức họa cửa long ẩn vân lớn vào bậc nhất nước ta do nghệ nhân Phan Văn
Tánh sáng tác. Ngày nay các họa sĩ Việt Nam hiện đại công nhận đó là
những bức hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta.
Trên bàn thờ gian trước có ảnh của vua Khải Định và người xem đi về
hướng nào cũng có cảm giác như vua cũng nhìn theo hướng đó.
Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những
đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được
làm bằng nhung lụa mà không ngờ rằng nó là một khối bê tông nặng 1 tấn.
Dưới bửu tán là pho tượng nhà vua. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho
tượng bằng một đường địa đạo dài 50m ngay phía sau nhà bia, trong khi các
lăng khác người ta không thể xác định thi hài vua ở đâu. Sau lưng ngai vàng
vua Khải Định ngồi có hình mặt trời đang lặn. Mặt trời lặn ý chỉ nhà vua
băng hà. Ngoài ra trong lăng còn có hàng trăm chữ “Thọ” theo nhiều kiến
trúc khác nhau, ý nói nhà vua sống mãi với muôn dân.
LĂNG MINH MẠNG ( HIẾU LĂNG)
Vào tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đởm,
con trai thứ tư của vua và là con của bà vợ thứ hai lên nối ngôi, đặt niên hiệu
là Minh Mạng. Theo lẽ Hoàng tử Cảnh lên ngôi nhưng vì Cảnh chết nên
Hòang tử Đởm lên thay. Vua Minh Mạng là một vị vua có cá tính mạnh mẽ,
ông còn tập trung quyền hành nhiều hơn dưới thời vua Gia Long. Ông là
người thiết lập nền quân chủ chuyên chế tập trung nhất từ trước đến nay.

114
Ông là người có công mở mang bờ cõi nước ta. Ông cũng là người tôn sùng
nho học nên ông cho thiết lập lại các khoa thi để chọn nhân tài.
Lên ngôi được 7 năm, Minh Mạng sai người đi tìm đất xây lăng cho mình.
Quan địa lý Lê Văn Đức đã tìm ra một vị trí tốt ở địa phận núi Cẩm Khê,
gần ngã ba Bằng Lăng, nơi họp lưu hai nguồn tả hữu Trạch tạo ra sông
Hương. Nhưng mãi sau 14 năm cân nhắc vua mới quyết định chọn nơi này.
Tháng 4 năm 1840, vua xem lại chỗ đất và đổi tên vùng núi Cẩm Khê thành
Hiếu Sơn. Triều đình huy động 3.000 lính và thợ tiến hành việc xây dựng
lăng. Khu đất này rộng 14 ha, dài 700m. tất cả công trình đăng đối theo trục
dọc thể hiện sự bền vững. Sau 8 tháng thi công công trình, ngày 20/1/1841,
nhà vua băng hà giữa lúc 50 tuổi. Một tháng sau (20/2/1841), vua Thiệu Trị
cho tiếp tục việc xây lăng. Triều đình điều gần 1 vạn lính và thợ ở bộ Binh
và bộ Công lên làm việc. Trong không khí oai bức của mùa hè năm ấy
(1841), tại công trường có đến 3.000 người bị bệnh kiết lị cùng một lúc. Nhà
vua bắt Thái Y Viện phải đem tất cả y sinh và thuốc men lên chữa bệnh cho
bằng được. Ngay sau đó bệnh dịch bị dập tắt. Việc xây dựng lại tiếp tục.
Quan tài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành bằng đường toại
đạo ngày 20/8/1841 và tấm bia “Thánh đức thần công” mới hoàn tất theo đồ
án của vua Minh Mạng để lại.
Lăng Minh Mạng là một quần thể kiến trúc quy mô lớn bao gồm 40 công
trình lớn nhỏ, nằm trên một khu đồi núi sông hồ thoáng mát. Bên trong La
Thành, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục
chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ có hệ
thống, giống như tình trạng xã hội đương thời. Bố trục kiến trúc ấy cũng nói
lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bửu Thành xây theo
hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền chi phối toàn bộ
xã hội quân chủ ấy. Kiến trúc lăng nói lên tham vọng ôm cả vũ trụ của vua
Minh Mạng. Lăng có 5 vòng tròn : Mộ vua hình tròn ở giữa- tượng trưng
cho mặt trời; vòng thứ hai là hồ bán nguyệt – hồ Tân Nguyệt; vòng thứ ba là
La Thành; vòng thứ tư là sông Hương; vòng thứ năm là đường chân trời.
Nếu từ trên không nhìn xuống, ta thấy quần thể kiến trúc này bao gồm hai
chữ “Minh” và “Mạng”. Nhưng nếu quan sát từ mặt đất thì thấy được chữ
“Minh” gồm hai chữ “Nhật” và “Nguyệt” cộng lại. Từ ngoài vào trong có 5
tầng sân tượng trưng cho ngũ hành. Ởphần trước lăng mật độ kiến trúc thưa
thoáng. Càng vào sâu, mật độ kiến trúc càng dày. Các nhà kiến trúc thời ấy
đã đưa ba khu kiến trúc ở Gia Long nằm theo chiều ngang nhập làm một,
cho nằm theo chiều dọc trong một trụa duy nhất ở lăng Minh Mạng. Họ cũng
đã khôn khéo lợi dụng thế đất và các ngọn đồi để nâng chiều cao của các
công trình kiến trúc lên, đồng thời những chiếc đồng hồ đã được bàn tay con
người tạo ra như những nốt nhạc trầm để toàn bộ kiến trúc và thiên nhiên

115
trong lăng trở thành một khúc nhạc rất phong phú về âm điệu và tiết tấu.
Những cánh cửa gỗ ở Hiển Đức Môn, Hoàng Trạch Môn và ở Minh Lâu khi
mở tạo ra những bất ngờ thích thú cho người đến chiêm ngưỡng. Kiến trúc,
phong cảnh và độ cao thấp của đường thần đạo cứ thay đổi mãi theo bước
chân đi.
Các kiến trúc sư bậc thầy ngày nay cũng phải khâm phục trước nghệ thuật
tạo hình tuyệt diệu của lăng này. Lăng Minh Mạng được nhiều du khách
thích nhất vì nó thể hiện ý chí về thế giới vũ trụ một cách độc đáo của người
Việt Nam, đó là nét đẹp về giá trị tư tưởng.
Lăng Dục Đức (1883) (An Lăng):
Là khu mộ chung của 3 thế hệ vua triều Nguyễn: Dục Đức(Cha), Thành
Thái( con) và Duy Tân (cháu). Tại đây cũng có 2 khu điện Long Ân và khu
Lăng Mộ. Lăng có hình chữ nhật, có diện tích 3445m2.
Lăng Đồng Khánh (1886-1888) (Tư Lăng):
Nằm ở phía Tây núi Khiêm Sơn thuộc địa phận làng Thượng Hai, xã Thủy
Xuân, thành Phố Huế. Lăng Đồng Khánh có dấu hiệu mở đầu của thời kỳ
kiến trúc pha tạp Âu –Á, tân-cổ
Lăng Thiệu Trị(1841-1847) (Xương Lăng):
Nằm ở sườn núi Thuận Đạo địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện
Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 8km
Hổ Quyền:
Đây là trường đấu giữa voi và hổ. Một kiến trúc độc đáo cách Huế 4km, nằm
trên bờ nam sông Hương. Hổ Quyền được xây dựng năm 1830 dưới thời vua
Minh Mạng gồm hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm xây bằng gạch
vồ, ngoài trát vôi vữa. Đường kính vòng ngoài 25m, cao 4,5m, dường kính
vòng trong 35m, cao 6m. Nơi đây thường tổ chức các vòng đấu giữa voi và
hổ để giải trí cho vua.
Đàn Nam Giao
Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, kể từ nhà Lý (1010 – 1225), Đàn Nam
Giao đã được thiết lập tại kinh đô Thăng Long để tế trời. Riêng ở Huế xưa
nay có 4 vị trí Đàn Nam Giao khác nhau để các vua chúa lên tế trời hàng
năm họăc 3 năm 1 lần.
Đến thời các vua nhà Nguyễn, ngay sau khi lên ngôi (1802) Gia Long cho
đắp đàn ở làng An Ninh vào năm 1803 để tế trời. Nhưng sau đó 3 năm, triều
đình nhà Nguyễn lại bỏ vị trí ấy để xây đàn tế khác ở làng Xuân Dương như
chúng ta thấy hiện nay.
Đàn tế trời lộ thiên này được khởi công xây dựng từ ngày 25/3/1806, do
Tổng Chế Phạm Văn Nhân đứng ra điều khiển, năm 1807. Triều đình Gia
Long đã tiến hành lễ tế giao lần đầu tiên tại đây.

116
Khuôn viên đắp Đàn Nam Giao hình chữ nhật, dài 390m, rộng 265m, giới
hạn bởi vòng tường thành xây bằng đá bọc xung quanh. Khi mới xây đàn
xong, người ta trồng một cụm thông đứng biệt lập ở phía Nam đàn tế để
tượng trưng cho vua Gia Long.
Tại khuôn viên này các hoàng thân và các quan lớn trong triền đình mỗi
người phải trồng một cây. Các quan có nhiệm vụ chăm sóc cây thông của
mình, nếu thông chết phải trồng lại. Năm 1834, trong một dịp lễ tế giao,
chính vua Minh Mạng cũng đã tự tay trồng 10 cây thông ở Trai Cung. Đàn
Nam Giao được xây dựng thành 3 tầng, dưới lớn trên nhỏ chồng lên nhau,
tượng trưng cho thuyết tam tài: thiên địa nhân. Mỗi tầng mang một hình và
màu sắc riêng như trời tròn đất vuông, thiên thanh địa hoàng. Ba tầng cộng
lại cao 4,65m. Đàn Nam Giao quay mặt về hướng Nam. Vòng tường bằng
đá, chung quanh khuôn viên của đàn này có trổ 4 cửa trông rất rộng nhắm
theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Trước mỗi cửa đều xây một tấm bình
phong rất lớn bằng gạch cao 3,2m, rộng 12,5m, dài 0,8m. đến mỗi dịp lễ,
trước mỗi cửa cắm 2 lá cờ đại với màu sắc khác nhau: cửa Bắc màu đen, cửa
Nam màu đỏ, cửa Đông màu xanh, cửa Tây màu trắng.
Như vậy, hình thức, phương hướng và màu sắc của kiến trúc Đàn Nam Giao
đều áp dụng qui tắc âm dương ngũ hành của dịch học. Theo thuyết thiên
mệnh của đạo nho xưa, vua là thiên tử, nhận lệnh của trời xuống trần gian
cai trị thêin hạ. Vua có thần quyền, cho nên chỉ có vua mới có quyền cúng tế
trời ở Đàn Nam Giao.
THÁNH ĐỊA MỸ SƠN
Cách kinh đô Trà Kiệu 30 km về phía Tây, cách Đà Nẵng 69 km về phía
Tây- Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong thung lũng hẹp, có núi bao
bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Mỹ Sơn là
đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa với quá trình phát triển liên tục gần 9 thế
kỷ. Dù bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, Mỹ Sơn vẫn còn dấu vết nền
móng của 70 tòa thánh lâu đài và đền tháp.Trong đó còn khoảng 20 đền tháp
còn nhận ra phần nào hình dạng, kiến trúc của nó. Tháng 12/1999 tại Marốc
Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Ngày xưa, lãnh thổ Vương quốc Chămpa tải dài từ Đèo Ngang- Quảng Bình
đến Bình Thuận ngày nay. Chămpa có 2 bộ lạc: bộ lạc Dừa ở phía Bắc, từ
Thừa Thiên đến đèo Cù Mông.Còn bộ lạc Cau từ Cù Mông vào đến Bình
Thuận.Từ Hai bộ lạc này đã hình thành đã hình thành những tiểu quốc đầu
tiên rồi sau đó vương quốc Chămpa ra đời. Về kinh tế, người Chăm sống
chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Họ còn biết cách khai thác hương liệu, trầm
huơng, hồ tiêu, quế để xuất khẩu ra nuớc ngoài. Qua biết bao thăng trầm của
lịch sự, vào thế kỷ thứ IV, dưới triều vua Bhahadravarman,đã cho xây dựng
kinh đô ở Trà Kiệu, cách đây khoảng 28 km về phía Đông. Sau khi kinh đô

117
đã được xây dựng xong, ông nghĩ ngay đến việc thành lập trung tâm tôn giáo
phục vụ cho kinh đô đó. Mỹ Sơn từng chứng kiến những thời kỳ hung thịnh,
rực rỡ cũng như những biến động của vương quốc Chămpa cổ đại. Mỹ Sơn
không phải là kinh đô mà là thánh địa của Chămpa , thờ đấng linh thiêng tối
cao. Theo quan niệm Ấn Độ giáo, nơi thờ cúng phải là nơi thâm nghiêm. Vì
lẽ đó mà thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng giữa một thung lũng đuợc bao
bọc bởi núi non hiểm trở. Amaravati, tên gọi xưa của vùng Quảng Nam- Đà
Nẵng được văn bia nhắc đến như trái tim của vương quốc Chămpa trong
nhiều thế kỷ. Mỹ Sơn là một thung lũng rất thâm nghiêm, núi non bao bọc,
người Chăm cho đây là mảnh đất thiêng, ngọn núi Đại Sơn (Mahabavata)
cũng là một ngọn núi thiêng. Con suối Mỹ Sơn cũng được xem là con suối
thiêng mà dòng suối này là nhánh đổ ra sông Thu Bồn.
Kinh đô Trà Kiệu thất thủ khi người Chăm sử dụng nơi đây làm nơi trấn trấn
ngự. Từ những yếu tố này người Chăm cho xây dựng đền thờ đầu tiên vào
cuối thế kỷ thứ IV bằng gỗ ở Mỹ Sơn để thờ thần Sisana Bhahadravana. Tên
thần là sự sự kết hợp của tên các vị vua lúc bấy giờ là Bhahadravaman va
thần Siva. Sau vị vua này các vị vua vua khác lên ngôi và tiếp tục cho xây
dựng đền tháp. Trước hết là thờ cúng thần linh, thứ hai là muốn to uy quyền
của mình. Dần dần từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII Mỹ Sơn trở thành một
quần thể gồm khoảng 70 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Sau này các nhà
nghiên cứu đã phân thành 12 nhóm. Cuối thế kỷ thứ XIII , do 2 bộ lạc Cau
và Dừa không thống nhất với nhau về quyền lợi cũng như phong tục tập
quán. Trong nước đã xảy ra nội chiến. Cũng thời điểm này, các nước láng
giềng như Trung Hoa, Việt Nam, Khmer đã tiến hành các cuộc chiến tranh
với Chămpa. Chính vì những lý do đó người Chăm đã dời kinh đô xuống
phía Nam ở vùng Bình Thuận ngày nay. Sau thế kỉ thứ XIII, mỹ sơn hầu như
bị bỏ hoang, không ai xây dựng đền đài cũng như tiếp tục thờ cúng ở Mỹ
Sơn.
Mãi đến sau 1898, người pháp đã phát hiện ra Mỹ Sơn. sau này nhiều hoc
giả như Henry Parmentier, Luois Dinor và nhiều nhà nghiên cứu khác đã đến
và trực tiếp nghiên cứu ở Mỹ Sơn. Lúc bấy giờ vào khoảng 50 công trình
kiến trúc, nhưng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Mỹ Sơn lại nằm trong
địa bàn ném bom, cho nên bom đã phá huỷ phần lớn các kiến trúc. Hiện còn
khoảng 20 di tích trong tình trang không còn nguyên vein. Vào năm 1980-
1981, Việt Nam đã hợp tác với Ba Lan trong việc trùng tu Mỹ Sơn. Qua
những công trình nghiên cứu của Pháp, Ba Lan và Việt Nam cho rằng: thánh
địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa vì ngày xưa của người
Chăm đã có quan hệ buôn bán với các nước như:Ả Rập, Malaysia, Indonesia
và đặc biệt là Ấn Độ. Chúng ta đang đứng tại khu Chămpa, kế bên là khu B,
bố cục các tháp như sau:

118
Một tháp chính, một tháp cổng và một nhà đón khách hang hương gọi là nhà
tịnh tâm. Tháp chính luôn ở vị trí trung tâm (C1), bởi nó là biểu tượng của
trung tâm vũ trụ- nơi hội tụ thần linh. Những tháp phụ biểu tượng cho các
lục địa, những châu lục. Ở Ấn Độ, người ta đào chung quanh những công
trình này những rãnh sâu biểu tượng cho đại dương. Ở đây chúng ta không
thấy chi tiết đó. Ảnh hưởng thứ hai là các tháp xây 3 tầng, biểu hiện cho 3
thế giới: dưới là thế giới trần tục, tầng giữa là thế giới tâm linh, tầng trên
cùng là thế giới thần linh. Hướng các tháp mang các ý nghĩa như sau: phần
lớn các tháp có cửa quay về hướng Đông, người Chăm quan niệm hướng
Đông là hướng tốt nhất hướng của thần linh. Nhưng cũng có nhiều tháp quay
về hướng Tây như khu A, E, F là để thờ ông bà tổ tiên. Hướng Bắc đem đến
của cải vật chất cho vương quốc Chămpa. Tháp hướng Bắc để thờ thần tài
lộc. Riêng hướng Nam các nhà nghiên cứu chưa tìm được ý nghĩa của nó.
Việc xây dựng tháp Chàm bằng những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau
không thấy mạch hồ khiến hình thành nên những huyền thoại cho rằng:
Người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, dẻo gọt nó lên, rồi nung một khối
tháp trong ngọn lửa khổng lồ.
v Các chuyên gia Ba Lan khẳng định rằng người Chăm đã dùng gạch nung
sẵn gắn với nhau bằng vữa đất sét và sau đó toàn bộ tháp được nung lại.
v Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật
(nhựa xương rồng và mật mía hoăc nhựa cây dầu rái) để dán những viên
gạch với nhau.
v Những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hộp một
số biện pháp kĩ thuật khác nhau để xây tháp: dùng các viên gạch có độ lõm ở
mặt tiếp xúc, khi xây lên không thấy vữa ở giữa các viên gạch còn ở giữa có
lớp vữa dày; mài các viên gạch trong nước cho thật khít nhau rồi xếp lại cho
cho bột gạch tự kết dính nhau trong sức nặng của trọng lực của phần trên
tháp; dùng các viên gạch có mặt lõm mặt lồi theo kiểu âm dương, khi xếp
lên tự thân nó liên kết với nhau. Sự tinh tế của tháp Chàm còn thể hiện ở vô
số hình chạm khắc tỉ mĩ, trau chuốt do nghệ nhân đục đẽo trên tường tháp.
Việc đục đẽo phái thực hiện chính xác tuyệt đối, tường gạch đã xây sẵn
không thể vì một lỗi nhỏ mà phải phá đi xây lại. Hoàn toàn chính xác khi
H.Parmetier nhận xét rằng người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như
đẽo gỗ.
Nhóm tháp B:
Tháp B1 :biểu tượng của núi Mêru, là trung tâm vũ trụ, nơi tập trung các vị
thần. Tháp có thờ thần Siva. Có một cửa ra vào, các ô quanh tường là nơi
thắp đèn cầy.
Tháp B3: thờ thần Skanda-thần chiến tranh.
Tháp B4: thờ thần Ganesa- con thần siva, có đầu voi mình người. Đây là

119
thần may mắn và hạnh phúc.
Tháp B5: quay về hướng Bắc, thờ thần Kover, thần tài lộc. Tháp cũng là nơi
giữ đồ hành lễ.
Tháp B6: bên trong có một hồ nước thánh dùng trong các nghi lễ.
Tháp B2: là tháp cổng đối diện với tháp chính.
Kế nữa là nhà tĩnh tâm, nơi các người đi hành lễ tĩnh tâm, chuẩn bị cho nghi
lễ.
Xung quanh B1 có nhiều miếu phụ. Mỗi miếu phụ thờ một vị thần : thần mặt
trời, Kubera…mỗi vị thần giữ một hướng bảo vệ tháp chính. Những tháp đó
ngày nay không còn, chỉ còn lại B7.
Cuộc hành hương của người chăm:
Ngày xưa người ta xây dựng đền thờ Chăm không phải phục vụ cho mọi đối
tượng mà chủ yếu là phục vụ cho tầng lớp vương quyền, quý tộc Chăm lớp
tu sĩ Bàlamôn. Những người này đi từ kinh đô trà Kiệu đến đây trong những
nhà tịnh tâm , chuẩn bị cho nghi lễ. Để chính thức vào buổi lễ, họ phải đi
ngang qua tháp cổng. Tháp có chức năng như biên giới giữa cuộc đời và thế
giới ảo, giữa tâm linh và trần tục. Sau khi qua tháp cổng, đoàn hành hương
ghé vào tháp B6 để lấy nước thánh rồi đến tháp B1. đi một vaòng từ trái
sang phải cầu cho quốc thái dân an và tưới một ít nước thánh lên Linga,
nước sẽ cho khe rãnh của Yoni chảy xuống đất. Người Chăm cho rằng nước
này xuống đất sẽ làm cho đất đai phì nhiêu thêm. Văn bia được người Chăm
viết bằng chữ Sankrit. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá cho các nhà
nghiên cứu văn hoá Chămpa. Ngày nay người Chăm cũng có chữ viết nhưng
đã hoàn toàn khác xưa và những người có thể đọc văn bia này không còn ai
nữa
Cách nhận biết Siva: vai đeo rắn, ngồi trên Yoni hay cưỡi thần bò Nandin.
Góc tháp có những con sư tử bảo vệ tháp.
Nhóm tháp A:
Tháp A1: Đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa vào thế kỉ thứ , sau thế kỉ thứ X
thì nghệ thuật Chămpa càng bị mai một. Tháp A1 cao 24m, cao nhất ở Mỹ
Sơn đá xây tháp được lấy cách đó khoảng 15km. Người ta cho rằng người
Chăm đã dùng sức vật để kéo đá dọc theo bờ suối. Tháp A1 có hai cửa Đông
và cửa Tây. Ở trung tâm tháp có Linga lớn nhất Mỹ Sơn, không biết lí do gì
mà Linga bị khiêng ra ngoài.
Linga có ba phần: phần trụ ở trên cùng tương ứng với thần Siva- huỷ diệt
chưa hoàn thiện để sáng tạo cái mới. Phần bát giác ở giữa tượng trưng cho
thần Vishnus- thần bảo tồn. Phần hình vuông ở dưới tượng trưng cho
Brahma- thần sáng tạo. Linga nay tượng trưng cho tam vị nhất thể. Trong
các văn bia người ta thấy nhắc đến Siva nhiều hơn cả.

120
Nhóm tháp G:
Nhóm G này được xây dựng vào thế kỉ thứ XIII. Ở nhóm tháp này người
Chămpa đã dùng chất liệu mới để xây tháp là đá ong. Xung quanh tháp có
trang trí những mặt nạ thần Kala- thần thời gian. Bốn góc tháp có hình bốn
con sư tử bảo vệ cho tháp.
Nhóm tháp E và F:
Là nhóm tháp muộn nhất. Hiện không còn gì nhiều, có hai pho tượng; giữ
thần cửa – hộ pháp Dravabala, thần bò Nandin. Nhóm tháp này hiện nay chỉ
còn hai tháp và một cái Mukha Linga.
__________________
PHỐ CỔ HỘI AN
Cách Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam.Thị xã Hội An nằm bên tả ngạn
sông Thu Bồn, đến nay đã được 400 tuổi. Hội An hầu như vẫn còn nguyên
vẹn trên diện tích 2 km2, gồm các phố cổ Nhật Bản, phố Khách, phố Minh
Hương xen lẫn với các nhà cửa phố xá của người Việt. Hội An có khoảng 50
ngôi chùa, miếu, hội quán còn lại đến bây giờ như chùa Triều Châu, Phúc
Kiến, Dương Thương Hội Quán…có lối kiến trúc rất độc đáo, điêu khắc sinh
động, màu sắc lộng lẫy thể hiện khả năng khéo kéo một cách tuyệt vời của
các nghệ nhân. Miếu thờ Quan Công dựng từ thế kỷ XVII , ngoài những nét
chạm khắc, màu sắc Trung Quốc, trên các hoành phi, câu đối là khẩu khí của
các danh sĩ người Việt. Nổi lên trong kiến trúc Nhật Bản là chùa Cầu. Chùa
dài 28m, rộng 3m. Giữa lòng cầu về phía Bắc có miếu thờ Bắc Đế cưỡi Cẩu
Long, hai bên đầu cầu có đôi tượng khỉ và chó. Chúa Nguyễn Phúc Chu
1719 đã đặt tên cho chùa là Lai Viễn Kiều, ngày nay còn ghi rõ trong bức
hoành phi treo trên chùa Cầu. Ngoài ra còn có chùa Bà Mụ – dấu vết xưa
của Chămpa.
Hội An là một đô thị cổ cách thành phố Đà Nẵng 32 km về phía Đông Nam,
đường xe đi lại thuận tiện. Hội An tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn từ lâu đã
là địa danh nổi tiếng trong lịch sử nước ta và được nhiều tài liệu nước ngoài
nhắc đến như một đô thị, một thương cảng cổ xưa. Hội An trước mắt du
khách với những đường phố nhỏ hẹp đan xen kiểu bàn cờ, nhà cửa cao một
hoặc hai tầng san sát bên lối đi. Những mái ngói rêu phong cổ kính và cuộc
sống lúc nào cũng bình lặng, thanh thản trôi qua. Lạ thay, đất nước trải qua
những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhưng Hội An như vẫn nguyên vẹn
những gì của một thời cổ kính xa xưa từ đường phố, mái nhà đến nếp
sống…
Thời xa xưa Hội An có những tên gọi khác nhau như Hải Phố, Hoài Phố,
Hai Phố….Trên bản đồ các thương nhân nước ngoài gọi là Haipho hay
Faifo. Đã có nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng giải thích nguyên
nghĩa của các địa danh trên.

121
Trước thế kỷ XV, Hội An vốn là một hải cảng quan trọng của Chămpa. Sau
đó từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII các chúa Nguyễn Đàng trong đã mở
nhiều hải cảng thu hút các thương thuyền ngoại quốc giao lưu buôn bán. Vị
trí địa lý của Hội An ngày ấy có nhiều thuận lợi tạo thành một thị trường,
một cảng khẩu giao lưu buôn bán, so với Đông Kinh(Kẻ Chơ) , Thăng
Long(Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên) và ngay cả Phú Xuân (Huế) … Hội An
có nét đặc biệt là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thời bấy giờ.
Cửa biển Đại Chiêm cách Hội An 5km, sông Thu Bồn sông rộng chảy phía
nam Hội An, đã hình thành một đô thị- thương cảng trên bến dưới
thuyềnbuôn bán sầm uất. Nơi đây thuyền buôn nhiều nước châu Á, châu Au
đến buôn bán, sinh cơ lập nghiệp, xây dựng phố phường , mở thương điếm.
Các thương thuyền từ Nhật Bản, Ba Tư, Trung Quốc, Ả Rập, Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Anh Quốc thường xuyên cập bến để trao đổi hàng hóa, mua các sản
vật như trầm hương, quế, ngọc trai, đồi mồi, xà cừ, tơ lụa, vải vóc…Dân cư
Hội An ngày một đông đúc, phố xá mở mang rộng đến 2km2 .Đến thế kỷ
XIX, điều kiện tự nhiên biến động nhiều, các con sông đổi dòng chảy, cửa
Đại Chiêm bị phù sa bồi đắp và cạn dần, thuyền bè ra vào khó khăn, cảng
mới hình thành ở Đà Nẵng, Hội An không còn là nơi buôn bán phồn vinh.
Nhịp đập như dừng lại trong dĩ vãng. Nhờ thế mà cho đến nay Hội An được
bảo tồn khá nguyên vẹn với tổng thể kiến trúc khá đa dạng gồm bến cảng,
nhà dân, d9ình chùa, hội quán, lăng mộ.
Khu di tích đô thị cổ nằm phía Nam thị xã Hội An phố Lê Lợi hiện nay (tên
cũ là Rue Hội An) được xây đầu tiên. Sau người Nhật mới đến xây dựng tiếp
dãy phố Trần Phú (tên cũ là Rue des Cantanais) tức phố Nguyễn Thái Học
hiện nay. Tiếp đến al2 dãy phố Nam Chu Trinh (tên cũ là Rue Minh Hương
), Trần Quý Cáp (tức phố chợ cũ – Place du Marchè), Nguyễn Thị Minh
Khai (Rue Khải Định ) và một vài phố khác ven sông Hội An. Những phố
trên đây với sông rạch cầu đường, đình, hội quán, nhà thờ tộc, đền miếu, nhà
ở…tạo thành một tổng thể không gian đô thị cổ xưa gần như nguyên vẹn.
Về mặt kiến trúc của Hội An, nhà cửa mang đậm nét dáng vẻ truyền thống ở
các đô thị cổ nước ta, đó là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40 – 60m thông suốt
hai mặt phố, nội dung và hình thức rất đặc sắc đã tồn tại trên 200 năm. Phần
lớn nhà ở mặt tiền tiếp giáp với đường phố dùng để buôn bán, mặt Nam
hướng về bến sông có cầu cảng riêng. Vẻ đẹp không kém phần hấp dẫn,
dành làm nơi chứa hàng hoá và các công trình phụ. Khu ở, sinh hoạt và thờ
gia tiên đặt ở giữa kế sân trời (thiên tĩnh), sáng sủa và thông thoáng. Cảnh
sân nhà có cầu nối các gian nhà với nhau để đi lại không bị mưa nắng . trong
khu ở thường chú ý trang trí làm đẹp không gian. Trên các cấu kiện kiến trúc
thường được chạm khắc rất tinh xảo về các đề tài hoa lá, cá, chim muông.

122
Hội An có nhiều chùa to, đẹp thờ Phật, Thánh. Chùa thờ cũng là hội quán,
nơi tụ họp đồng hương, đồng nghiệp. Đáng chú ý là các chùa Phúc Kiến –
Mân Thương hội quán khởi dựng 1687; chùa Ngũ Bang – Đương Thượng
hội quán có từ trước 1740; chùa Quảng Triệu – Quảng Đông hội quán xây
dựng 1885; chùa Hải Nam – Quỳnh Phủ hội quán xây dựng 1881; Triều
Châu hội quán xây dựng trong suốt 40 năm từ 1845 – 1885.
Đặc sắc của Hội An là ngôi chùa Cầu ở cuối phố Trần Phú (xây dựng cuối
thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII), còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là “Lai Viễn
Kiều” do chúa Nguyễn ban tạ (Lai = đến, Viễn = xa, Kiều = cầu – cầu do
những người phương xa đến xây dựng). Mặt cầu cong vòng lên ở giữa, mái
cũng uốn cong mềm mại, được lợp ngói âm dương che kín cây cầu 12m.
chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son, chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về
hướng bờ sông. Hai đầu có tượng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó, một
đều là tượng khỉ. Tương truyền là những con vật mà người Nhật sùng bái,
thờ tự cổ xưa. Phần gian chính giữa gọi là chùa thờ một tượng gỗ Bắc Đế
Trấn Võ (thần trấn giữ phương Bắc), mặt hình vuông. Không gian kiến trúc
nhẹ nhàng, không những đi lại lễ bái thuận tiện mà có chỗ tựa lan can ngắm
cảnh, chỗ ngồi bán hương hoa.
Đến thăm Hội An, du khách có thể xuống thuyền dọc sông ngắm xóm làng
xanh biếc vườn cây trái. Tới vùng cửa Đại Chiêm và cù lao Chàm để thăm 6
hòn lớn nhỏ có diện tích 6000 ha với khu rừng cấm với nhiều thú quý như:
trâu rừng, khỉ và 7 hang Yến. Ở đây biển lặng, không khí trong lành, cửa Đại
Chiêm là nơi tắm biển, nghỉ mát lý tưởng.
Đến Hội An vào dịp từ mồng 2 – 7 tháng giêng hàng năm, du khách sẽ được
chiêm ngưỡng cảnh du thuyền ở Đại Chiêm và tham gia các lễ hội dân gian
do các ngư dân tổ chức.
__________________
Cù lao Chàm
Đến những năm 80 của thế kỷ này, giới hâm mộ, nghệ thuật điêu khắc kiến
trúc trong và ngoài nước phát hiện ở Hội An một vẻ đẹp độc đáo của đô thị
quý hiếm có độ tuổi khoảng 400 năm, được tổ chức của liên hiệp quốc về
giáo dục khoa học và văn hoá, UNESCO đưa vào chương trình hoạt động.
Ở Hội An, 55% tiền bán vé dành cho việc trùng tu các kiến trúc cổ.
Tháng 12- 1999, tại Marốc, UNESCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội
An là di sản văn hoá thế giới. Để giữ gìn hồn của phố cổ, chính quyền địa
phương không ngừng cải tạo các di tích còn lại. Một việc làm được mọi du
khách ủng hộ là đêm rằm phố cổ – được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hàng
tháng. Lúc đó hồn phố cổ được tái hiện: không xe máy, không đèn điện, chỉ
có áo the guốc mộc, tiếng rao lanh lảnh vang lên khắp phố cổ, đèn lồng

123
giăng lên khắp lối, du khách sẽ được đắm mình trong ánh trăng huyền hoặc,
ánh nến lung linh của đêm rằm phố cổ.
Tháng 11 – 2000 tại hội nghị thường niên của UNESCO được tổ chức tại
Malaysia đã trao tặng giải thưởng xuất sắc về quản lý, bảo tồn di sản văn
hoá thế giới năm 2000 cho Hội An với 3 lý do: đô thị cổ Hội An được đánh
giá là công trình được bảo tồn xuất sắc, được xem mẫu hình cho công tác
nghiên cứu – bảo tồn; Hội An là di sản văn hoá tiêu biểu cho chiến lược bảo
tồn di sản văn hoá Châu Á – Thái Bình Dương.
ĐỘNG PHONG NHA- VƯỜN QUỐC GIA KẺ BÀNG:
Việt Nam có rất nhiều núi, núi non trùng điệp cho nên có rất nhiều, nếu tính
ra cũng cả chục ngàn hang động. Nhiều hang, động nổi tiếng đẹp, kỳ bí.
Trong đó Động Phong Nha ở Quảng Bình cho tới nay vẫn còn nhiều bí
hiểm.
VÀI NÉT VỀ HANG ĐỘNG Ở NƯỚC TA:
Ở Việt Nam bờ biển dài hình chữ S với khoảng gần 3.000 km có khá nhiều
bãi tắm tuyệt vời thì núi non cũng có rất nhiều hang động kỳ bí nổi tiếng.
Tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có những hang động như Bồ Nâu,
Trinh Nữ, Dấu Gỗ, Hang Luồn, Sửng Sốt …, có những công trình điêu khắc
trên đá rất kỳ dị thô lên trên mặt biển và các hang động này đã tạo ra một thế
giới say mê và vô cùng tận.
Tỉnh Lạng Sơn ở địa đầu biên giới phía Bắc có trên 100 hang động mà mỗi
hang là một thế giới kỳ ảo. Các hang ở đây đều ngắn, chừng vài trăm mét,
dài nhất là Hang Cả ở Tân Bình, dài 3342 m, sâu tới 123 m, cùng nhiều hang
đẹp như Thẩm Oay, Dù Moóc, Hang Dơi, Thẩm Kim, Mỏ Đáy, v.v… Các
hang Tam Thanh, Nhị Thanh đều là những thắng cảnh ngoạn mục.
Nàng Tô Thị là một cảnh đẹp của tỉnh, là một khối đá vôi nhô lên trên đỉnh
núi. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng một người phụ nữ đứng chờ chồng
về quá lâu mà biến thành đá.
Ai Chi Lăng là một địa danh nhiều lần vang lừng trong chiến trận lịch sử từ
ngàn xưa, là một loạt đèo được nối lại với nhau bằng những con đường mòn.
Nơi đây là chiến trường ghi dấu bao lần người Việt Nam cả thắng trong
nhiều trận chiến đấu hiển hách chống quân xâm lược phương Bắc.
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Tây Bắc Lạng Sơn, có hồ Ba Bể nằm trên độ cao
145m, dài 8km, rộng tới 3km và sâu từ 20 tới 30m với làn nước xanh biếc. Ở
giữa hồ có nhiều đảo nổi lên và xung quanh hồ là các hang động. Ở Cao
Bằng có hang Pắc Bó, nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm
việc trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Tại Sơn La có hang Bản Pó khô và
Bản Pó nước, cùng hang Thẩm Ké nơi từng lưu dấu chân của vua Lê Thánh
Tông đã tới đây vào năm 1440.

124
Ở tỉnh Hoà Bình có hang Bờ và nhiều hang khác trên bờ hồ động Cô Tiên
trên núi Ky ở độ cao 222m. Truyền thuyết kể lại rằng xưa kia có bảy nàng
tiên đi tắm trên sông Đa, có một cô lên thăm động và mải ngắm nhìn cảnh
đẹp trong động quá lâu đến nỗi hoá thành đá.
Ở tỉnh Ninh Bình có hang Bích Động, cách khoảng 5km ơ phía Nam thị xã.
Du khách đi thuyền thong thả sẽ tới một hệ thống hang luồn gọi là Tam Cốc.
Các hang đẹp lộng lẫy với những mảng đá và nhũ đá đi sâu vào núi.
Trở vào phía Nam thì thuộc Quảng Nam, có một số nhiều hang động bí hiểm
trong vùng Ngũ Hành Sơn. Nơi đây có động Huyền Không thường làm chú
ý khách du lịch tới từ bốn phương.
Ở cuối phần đất nước phía Nam, tại Hà Tiên có nhiều hang động nổi tiếng là
động Chùa Hang, động Hang Tiền, hay Thạch Động…
Nổi bật trong số hang động của Việt Nam, động Phong Nha ở Quảng Bình
vẫn là một nơi kỳ bí đang hấp dẫn những nhà nghiên cứu và thám hiểm
trong và ngoài nước.
__________________
VƯỜN QUỐC GIA KẺ BÀNG:

Các kiểu thảm thực vật:


1. Rừng kín cây lá rộng thường xanh, núi thấp nhiệt đới rất ẩm mưa mùa:
Có diện tích chừng 21.354 ha phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và Đông
Bắc của khu vực. Bề mặt hiểm trở, giông, sinh khí hậu nóng ẩm có hiệu ứng
rõ rệt tới các đặc điểm của quần thụ như tầng tán phức tạp, tán lá xanh quanh
năm.
Các lòai đặc trưng ở đây: sao mặt quỷ, Nàng hai, Trai, mùng quân, nghiên,
hoàng đàn giả…
Thực vật hạt trần chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ trên các vách đá với lòai Tuê núi đá
và trong các hẻm đá có đất bồi. Tầng cỏ quyết hoặc thân thảo cũng đóng một
vai trò quan trọng trong việc phân hủy núi đá tạo thành đất mùn như cá lòai
họ Ngũ Gia Bì, họ Thu hải đường…
Hiện tượng tái sinh thường chỉ xuất hiện cục bộ trong các hang hốc, khe
rãnh có đất lấn động.
Rừng phân thành 3 tầng rõ rệt:
Tầng 1: gồm các cây có kích thước lơn là Sâu , Trám, trường, vải, trâm.
Tầng 2:chiếm ưu thế về số cây trong quần thụ với mật độ khá dày, tầng tán
liên tục: phổ biến al2 các lòai máu chó, hoa cải, bọt each thân gỗ, cò ke,
hèo…
Tầng 3: xuất hiện dưới các lập địa ẩm, gồm hang và các phễu Karst: Thu hải
đường, bóng nước, thiên niên kiện, rái…

125
Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng tuy phong phú hơn về chỉ số cây và số
lượng giống lòai nhưng tập trung chủ yếu ở các tuối ma.
2. Rừng thứ sinh sau khi khai thách trên núi đá vôi:
Phân bố chủ yếu ở ven đường 20 và khu vực tiếp cận điểm quân cư phía
Bắc. Diện tích rộng chừng 3507 ha. Kiểu quần thụ này có nguồn gốc trực
tiếp từ kiểu rừng nêu trên sau khi thu nhận các tác động của con người với
mức độ nhiều hoặc ít, trong thời gian lâu hoặc mau rất khác nhau. Hầu hết
các điểm hiện có kiểu quần thụ này là những nơi có địa hình ít hiểm trở.
3.Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi:
Rộng chừng 847 ha xuất hiện tập trung ở khu vực phía Đông con lộ 20 và
nằm kề bên điểm quân cư của xã Tân Trạch. Tầng tán chính của kiểu thảm
này được cấu tạo bởi các cây bụi thân gỗ như: mun, cò ke, đom đóm, hoa
dẻ…
4. Rừng dày thường xanh chủ yếu là cây lá rộng: vùng thấp nhiệt đới ẩm,
mưa mùa.
Có diện tích 11038 ha. Phân bố tập trung thành 2 khối lớn: một khối khu trú
ở phía Đông kéo dài từ mỏ suối làng Va, ven theo lộ 20 tới cận Rào Thơơng.
Còn một khối khác gần như bao trùm trọn vẹn giông núi Cồ Khu.
5. Rừng thứ sinh sau khai thác:
Diện tích ước chùng 2394 ha cư trú ở mạng phía Đông, tiếp giáp với Ba Rến
và trên một số chân đất hội tụ trên hai ven mạng suối Rào Thương. Hiện
trạng phổ biến của các quần hệ này là trạng thái rừng nghèo.
6. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác:
Diện tích 1118 ha, phân bố ở rìa phía đông chân núi Cồ Khu và khu vưc
Làng Va. Các quần lạc này có nguồn gốc từ đất nương ray bị bỏ hóa từ lâu.
7. Rừng hành lang bị ngập định kỳ:
Rộng chừng 142 ha, phân bố ven theo suối Rào Thương. Kiểu rừng này thực
chất chỉ là dải quần hệ phân bố dọc theo hai bên bờ suối được cấu tạo bởi
nhóm loài cây âm sinh có khả năng chịu ngập không thường xuyên.
8. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất bồi tụ ven sông suối: có diện tích
429 ha, phân bố trên địa hình thung lũng phía Tây núi Cô Tan.
9. Cây nông nghiệp: (lúa và hoa màu). Có diện tích 118 ha phân bố ven sông
Troóc thuộc địa phận Phường Chày và Phong Nha.
10. Đất rẫy mới.
Khu hệ động vật:
1. khu hệ thú:
Kết quả điều tra được có 67 lòai thú trong 15 họ và 11 bộ. Có 26 lòai trong
sách đỏ của Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện thêm mẫu vật và dấu vết của 2
loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu đó là Sao La và Mang lớn.
2. Phân bố các lòai: phân bố không đều trong toàn khu vực.

126
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:
Nhã nhạc cung đình Huế – di sản văn hoá thế giới:
Di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam – Nhã nhạc cung đình Huế
được UNESCO xếp vào danh mục di sản Văn hoá của nhân loại vào tháng
11/2003.
Hội đồng UNESCO nhận xét : “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa âm nhạc
tao nhã. Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình
diễn tại các lễ thường niên gồm các lễ kỷ niệm, những ngày lễ tôn giáo cũng
như các sự kiện đặc biệt: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp
chình thức. Trong các thể loại phong phú được phát triển tại Việt Nam, chỉ
có nhã nhạc mang tầm quốc gia”.
Am nhạc cung đình ở Việt Nam có nguồn gốc từ thời Lý, được định hình và
phát triển qua các triều đại nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Tây Sơn và phát
triển rực rỡ vào thời nhà Nguyễn.
Nhã nhạc Huế là một điển hình cho âm nhạc bác học Việt nam, nó quy tụ
được những nhạc sỹ, nhạc công tài hoa nhất, được rèn luyện một cách công
phu nghiêm ngặt nhất, với hệ thống các bài bản phong phú nhất và đầy đủ
các loại nhạc cụ và khí nhạc của dân tộc.
1.2 DI TÍCH VĂN HÓA KHẢO CỔ:
QUẢNG BÌNH:

Di tích Bàu Tró:


Vào mùa hè năm 1923, hai thông tin viên người Pháp là Max và Depirui đã
phát hiện ra điều kiện chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối hè năm đó, nhà địa
chất kim khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những
hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới. Những hiện vật này gồm nhiều rìa đá,
mảnh tước, hai hòn ghè bằng thạch anh, bảng nghiền hạt mảnh gốm vỡ…
Mùa xuân năm 1980, trường Đại hộc Tổng Hợp Huế tổ chức khai quật lại
điều kiện chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó là 40m, cao
hơn mặt nước 2,3m, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía Tây.
Hiện vật thu được gồm có nhiều rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi
nhọn, và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò… và từ đó
các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ này để đặt tân cho nền văn hóa hậu
kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng
Trị, Thừa Thiên là văn hóa Bàu Tró.

Quảng Ngãi:
Cồn Ràng – khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh:
Cồn Ràng là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hoá Sa Huỳnh từ
khoảng 2500 năm trước.

127
Năm 1987, thầy trò khoa lịch sử trường Đại học Khoa học Huế đã đến Cồn
Ràng, thử khai quật một số điểm, phát hiện 3 chum kích thước lớn về các di
vật gốm, hạt trang sức bằng mã não và thủy tinh. Tiếp đến là các cuộc khai
quật của Viện khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Tổng hợp của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Vừa qua, các cơ quan này đã tiến hành khai quật xong đđợt 3,
với tổng diện tích khai quật 2.300m², chia thành 14 hố với kích thước trung
bình 150m²/hố. Kết quả cho thấy : Mộ táng phân bổ chủ yếu ở độ sâu 0,5m
đđến 1,5m. địa tầng di tích khá thuần nhất, các lớp chủ yếu là cát, cát pha
sét, cát thơ mịn vì bị laterit do địa hình chịu ảnh hưởng của phù sa sông biển
và những đđợt xâm thực bào mịn trước núi.
Đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật được 217 ngôi mộ, chủ yếu là mộ
chum phân bổ thành từng cụm thẳng hàng, tứ giác, tam giác, ngũ giác. Mộ
chum Cồn Ràng có 4 dạng: Dạng hình trụ, hình trứng, hình cầu; giữa trụ và
trứng được trang trí nhiều loại hoa văn, có chum trang trí văn đập xung
quanh vai, có chum trang trí văn thừng tồn thân, đđa số các chum để trơn
phần thân và đáy. Nắp mộ chum có 3 loại: loại nón cụt, đđáy bằng, hình cầu
đáy lòng chảo và loại nón chóp đáy nhọn. Cách thức bày trí: Trên nắp,
quanh vai và thân mộ chum thường đặt đồ gốm như nồi bình niên, bát đèn;
bên trong là đồ trang sức như khuyên tai hình bông hoa rau muống, hình
đđầu thú …
Nhìn chung, mộ chum Cồn Ràng được chôn không tuân theo một quy luật
nào cả. Đa số các mộ chưa tìm thấy xương cốt, cả trong và ngoài mộ chỉ
phát hiện thấy than củi… Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Trưởng đoàn khai quật cho
biết: Đây là cuộc khai quật một di tích khảo cổ lớn thứ hai trong lịch sử khảo
cổ học Việt Nam, chỉ sau di chỉ Lung Leng ở tỉnh Kon Tum. Qua nghiên cứu
từ tu liệu lòng đđất Cồn Ràng với khối lượng lớn hạt mã não làm đồ trang
sức, đồ sắt làm công cụ sản xuất, đđồ gốm làm đồ gia dụng…, có thể dự
đoán Cồn Ràng là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hóa Sa Huỳnh
từ khoảng 2500 năm trướcnghiên cứu cũng cho thấy cư dân Cồn Ràng vào
thời kỳ này đã đạt được những thành tựu lớn trong đời sống kinh tế và vật
chất,văn hoá tinh thần; thạo nghề nông, chăn nuôi và giỏi trong đánh bắt
thuỷ hải sản; biết đến thẩm mỹ làm đẹp cho bản thân và cộng đồng.
Trong thời gian khai quật di tích cồn ràng, được sự giúp đỡ của bà con địa
phương, đoàn khảo cổ còn phát hiện ra di tích mộ chum ở nhiều địa điểm
khác thuộc vùng lân cận Cồn Ràng như: Cồn dài, Bàu Dưng, Cửa Thiền,
Phú Ốc… Ngoài ra, Cồn Ràng cách xóm Tháp, thôn An Đô, xã hương Xuân,
huyện Hương Trà khoảng 2500m về phía đông bắc có nhà thờ họ Chế có gia
phả từ 14 đến 16 đời, và nơi đây còn có nhiều huyền thoại, huyền tích như
miếu Bà Yàng, điện thờ bà Lôi,… là những tư liệu quý trong quá trình
nghiên cứu giai đoạn tiền sơ sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Cồn Ràng ở thôn

128
các tỉnh ven biển miền trung nói chung. Tỉnh Thừa Thiên Huế tự hào có di
sản văn hoá Thế giới là cố đô Huế, nay thực sự có thêm niềm tự hào nữa là
khu mộ chum lớn thuộc văn hoá sa Huỳnh ở Cồn Ràng.
Thành cổ Châu Sa:
Một thành Chăm cổ còn khá nguyên vẹn, được dựng vào thế kỷ X, cao 5m,
hình vuông, có hai vòng thành trong và ngoài, mỗi cạnh dài 800m. Thành
Châu Sa thuộc Thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, các Thị xã
Quảng Ngãi 6 km về phía đông, trên bờ biển Bắc gần cửa biển sông Trà. Nơi
đây đã có một thời nổi tiếng với những nghề : làm lúa, làm gốm, trao đổi,
buôn bán vớicủa cư dân Chămpa thế kỷ 9-14. Thành cổ Châu Sa còn có di
tích Cổ Lũy nằm ở thắng cảnh ở núi Phú Thọ-Cổ Lũy Cô Thôn. Thànhxây
nhô ra biển án ngữ Cửa Đại bảo vệ Thành Châu Sa.
QUẢNG TRỊ:
Khu lăng mộ Quảng Trị:
Nằm bên bở Bắc sông Ô Lâu thuộc làng Văn Qúy, xã Hải Tân, huyện Hải
Lâm, tỉnh Quảng Trị. Có một khu nghĩa trang của làng xã vừa qua những
người nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa dân gian miền
Trung đã phát hiện được một nhóm 5 ngôi mộ kỳ lạ nằm rải rác trên diện
tích khoảng 1000 m2 xen lẫn với những ngôi mộ mới ngày nay. Những ngôi
mộ này được xây dựng bằng vôi trộn mật, không có cốt gạch với hợp chât
xây còn giữ lại nhiều vỏ hào hến chưa gĩa nát có thể nhận ra dễ dàng. Đây là
loại vật liệu thường thấy ở các lăng mộ rải rác trên các nghĩa trang miền
Trung, mà người dân thường gọi là ma Tàu hay ma Vôi.
Những điều đáng chú ý là những nấm mồ lại được đắp thành một hình khác
nhau, có dáng dấp như một công trình điêu khắc hoàn chỉnh. Ngôi mộ thứ
nhất có hình con rùa, với đầu mai rùa và khoảng cách từ ai đến chân được
phân định rõ ràng. Mộ thứ hai có hình quả đào có thể thấy đường lõm chạy
theo chiều dọc trên thân quả, các chi tiết ở đâu và cuối đều được thể hiện
chân thực. Một ngôi mộ khác có hình lá sen đặt úp với những đường gân lá
nổi lên rõ rệt.
Bao quanh nấm mồ là tường lăng, cũng được xây dựng bằng cùng thứ vật
liệu như mộ. Các trụ cửa được xây theo một phong cách khác nhau, trên mặt
nước của lăng số 1 còn thấy hai bứa phù điêu đắp nổi bằng vôi, phần lớn bị
chìm lắp dưới đất, nhưng vẫn còn nhận dạng được một hình con lân với nét
khắc sâu dứt khoát mạnh mẽ.
Đây là một kiến trúc độc đáo, chưa từng thấy ở các lăng mộ phía Bắc cũng
như phía Nam. Thông thu7òng trong các lăng mộ, nấm mồ được đắp thành
hình tròn, hình chữ nhật hay hình bầu dục tùy theo thời gian. Đấy cũng là
điều kiện khiến những người khảo sát phải đi tìm để xác định xem đấy là
lăng mộ của ai vào thời nào?

129
May mắn ở một ngôi mộ còn phát hiện một tấm bia bằng sa thạch, tuy bị vỡ
mấy chỗ nhưng vẫn còn đọc được chữ và nhũng hoa văn trang trí hình
“Lưỡng long triều Nhật” káh quen thuộc. Dòng chữ ghi trên bia là: “Đầu
khảo Quang Nam Tướng thần lại ty Cai hợp Trần quý công chi mộ”. Không
nghi ngờ gì nữa đây là một vị Cai hợp họ Trần thuộc tướng thần lại ty ở
Quảng Nam. Đây là một quan chức thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ thế
kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.
Đây là một phát hiện quý vì dấu vết vật chất thời các chúa Nguyễn đến nay
chỉ còn lại rất ít. Thời gian và những cuộc nội chiến đã khiến khá nhiều di
tích bị hủy hoại, đặc biệt trên dải đất từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế. Khu lăng mộ Quảng Trị kia chỉ là mới là mộ phát hiện khiêm tốn,
nhưng sẽ là một chứng tích vật chất giúp ta hiểu thêm về một giai đọan lịch
sử đến nay còn ít người biết đến.
1.3 DI TÍCH LỊCH SỬ:
Quảng Bình:
Lũy Đào Duy Từ:
Hệ thống lũy Đào Duy Từ bắt đầu được xây dựng từ năm 1630 đến năm
1662 nhằm ngăn chặn quân Trịnh. Hệ thống này gồm có 4 lũy chính:
ü Lũy Trường Dục: lũy dài 10km bắt đầu từ chân núi Trường Dục đến đầm
phá Hạc Hải.
ü Lũy Nhật Lệ: bắt đầu từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu dài 12 km. lũy
cao 6m, phía ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất làm 5 bậc.
ü Lũy Trường Sa: chạy dọc theo bờ biển phía Nam cửa Nhật Lệ dài 7 km.
ü Lũy Trấn Ninh: thuộc địa phận 2 xã Động Hải và Trấn Ninh.
Đây là dấu ấn của một thời nội chiến đau khổ dưới thời Trịnh Nguyễn phân
tranh kéo dài gần 200 năm.
Quảng Trị:
Địa đạo Vĩnh Mốc:
Địa đạo thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trước năm
1965, Vĩnh Mốc là một làng nhỏ rất đẹp nằm sát bờ biển với bãi cát trắng
mịn và những rặng phi lao rợp bóng mát.
Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến hành ở Vĩnh
Linh một cuộc chiến tranh hủy diệt man rợ và tàn khóc. Làng quê Vĩnh Mốc
nhỏ bé với diện tích chưa đầy 1 km2, số dân là 300 người với chỉ 82 nốc nhà
đã phải chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ của hơn 1003 trận oanh
kích trải thảm. Tính trung bình mỗi người dân ở khu vực này phải hứng chịu
7 tấn bom và 800 quả đại bác. Tháng 6/1965, Vĩnh Mốc đã hòan tòan bị
thiêu trụi bởi bom đạn Mỹ. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh,
nhân dân Vĩnh Mốc quyết tâm bám trụ giữ làng làng không chịu khuất phục

130
trước kẻ thù, 2/3 số dân được di cư ra các tỉnh phía Bắc, 1/3 còn lại quyết
định làm địa đạo bám làng sản xuất và chiến đấu.
Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồn công an Vĩng Mốc và chi
bộ thôn, một tổ xung kích 4 người được thành lập chuẩn bị cho việc đào hệ
thống địa đạo dưới lòng đất đảm bảo điều kiện chiến đấu lâu dài với kẻ thù.
Với công cụ lao động thô sơ như cuốc xẻng, quang gánh, xe cải tiến… lao
động hơn 3 tháng với 18 ngàn ngày công đào đắp một khối lượng 6000 m3
đất đá tạo nên trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan một hệ thống đường hầm
chằng chịt với nhiều cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Xung quanh được
bao bọc bởi 8200m giao thông hào.
Địa đạo vĩnh mộc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và
kiến tạo trong lòng đất, với chiều sâu từ 20 – 28m. tổng chiều dài của hệ
thốnh đường hầm là 2034m, địa đạo có trục đường chính dài 769m, cao 1,5
– 1,8m, rộng từ 1,1 – 2m. từ trục chính đix5 đạo được cấu thành nhiều
nhánh, mội nhánh thông với một cửa hầm. Địa đạo có tất cả 13 cửa, 7 cửa
thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm coi như một lỗ thônh hơi.
Tại các cửa hầm đix5 đạo đều có làm khung gỗ chống sập và thường xuyên
được gia cố để chống suit lỡ. Hai bên trục chính cách nhau từ 3 – 5m lại
khoét loom sâu vào tạo thành một ô nhỏ, mỗi ô làm nơi sinh hoạt của một
gia đình. Địa đạo được chia thành 3 tầng. Tầng một là nơi sinh sống của
nhân dân, tầng hai là nơi đóng trụ sở của Đảng ủy, UBND và Bộ chỉ huy
quân sự. Tầng ba dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và
phục vụ chiến đấu của quân dân Vĩnh Mốc.
Từ địa đạo này quân dân Vĩnh Mốc đã sản xuất và chiến đấu gần 2000 ngày
đêm trước sự bằn phá của kẻ thù. Sau năm 1972, khi chiến tranh phá hoại
miền Bắc bằng không quân của Đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Paris
được ký kết, nhân dân Vĩnh Mốc rời lòng đất bắt tay vào xây dựng cuộc
sống mới.
Ngày 21/12/1975, Bộ Văn hóa được đặc cách xếp hạng di tích lịch sử đối
với đị đạo Vĩnh Mốc. Năm 1993, địa đạo Vĩnh Mốc lại được công nhận là
một trong những di tích đặc biệt quan trọng của cả nước
Thành cổ Quảng Trị:
Thành cổ nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A hơn 1 km về
phía Đông. Thành được vua Gia Long cho di chuyển từ làng Tiền Kiên
(Triệu Thành, Triệu Phong) về làng Thạch Hãn vào năm 1809, ban đàu chỉ
đắp bằng đất. Năm 1827, dưới triều vua Minh Mạng, thành cổ Quảng Trị
chính thức được xây dựng bằng gạch, nằm trên địa phận 2 làng Tri Bưu và
Thạch Hãn. Thành được xây theo cấu trúc kiểu Vô – ban chi vi 2160m, 4
mặt có cửa ra vào. Bốn góc có 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài để kiểm soát 4
cửa thành. Bên trong trành có hòang cung được bao quanh bằng hệ thống

131
tường dày, chu vi 400 m. Hành cung là ngôi nhà 3 gian, 2 chái làm nơi vua
lễ bái, thăng chức cho các quan hay tổ chức các lễ tết định kỳ trong năm.
Ngoài hành cung, trong trành còn có cột cờ, dinh Tuấn Vũ, dinh án sát, dinh
lãnh binh, kho thóc… Khi pháp đặt chính quyền bảo hộ mật thám, trại lính
khố xanh, cơ quan thuế, nhưng bây giờ những dấu tích đó đã không còn, tất
cả bị phá hủy, san bằng bởi bom đạn Mỹ ngụy trút xuống vào mùa hè năm
1972.
Cả thế giới biết đến thành cổ Quảng Trị với sự kiện 81 ngày đêm (từ 28/6 –
16/9/1972). Quân Mỹ với lực lượng tinh nhuệ nhất, quyết dùng hỏa lực
mạnh tái chiếm thành cổ Quảng Trị trong 2- 3 ngày. Chúng đã huy động mỗi
ngày 140 lượt máy bay B52, hơn 200 máy bay chiến thuật, 12- 16 tàu khu
trục, tuần dương hạm thả bom, nả pháo vào thị xã. Đặc biệt nhất là vào ngày
25/7 chúng đã bắn 5000 quả đại bác, sức công phá của bom đạn Mỹ ở
Quảng Trị tương đương với 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống
Hiroshima và Nagazaki năm 1945. Nếu tính trung bình mỗi người dân ở
mảnh đất này phải gánh chịu 7 tấn bom. Thất là một sức chịu đựng ghê gớm
nhưng cũng chứng minh ý chí quật cường của dân tộc ta.
__________________
Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải:
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thành, xuất phát từ dãy Trường Sơn, dài
10km từ ngọn nguồn cho đến Cửa Tùng. Sông Bến Hản vốn chỉ là một dòng
sông nhỏ, nơi rộng nhất cũng chỉ khoảng 200m, đoạn sông có cầu Hiền
Lương rộng 170m.
Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông trở thành cây cầu lịch sử. Càu do công
binh Pháp xây dựng từ năm 1950, trước đó dân qua lại hai bên bờ sông bằng
thuyền. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván, trong đó có
450 miếng ván phía Bắc thuộc chủ quyền của ta và 444 miếng ván bờ Nam
thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiệp định Genevè mỗi vùng tập kết Nam-
Bắc được chủ quyền 89m cầu. Hai đầu cầu có hai cột cờ phân biệt ranh giới
hai bên. Âm mưu phá hoại hiệp định Genevè, phá hoại tổng tuyển cử thống
nhất đất nước, Mỹ Ngụy thấy rất rõ lá cờ kia đã trở thành một khát vọng
thống nhất của nhân dân hai miền Nam Bắc. Chúng đã dội bom lên lá cờ ấy,
không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, cờ gãy lại dựng lên, cờ rách vá lại.
Từ ngày 19/5/1956 đến 28/10/1967 có 264 lần lá cờ Tổ quốc đã được nối
tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ vắng bóng ngọn cờ
đỏ sao vàng.
Cầu Hiền Lương xưa
Để bảo vệ ngọn cờ, quân dân Vĩnh Linh đã xây dựng 48 ụ sáng, đào 18km
chiến hào, đánh 300 trận lớn nhỏ để giữ cầu, 13 người hy sinh, 16 người bị
thương.

132
Từ năm 1968 – 1972 bến đò Tùng Luật ngay sông Bến Hải đã đưa 1,5 triệu
lượt bộ đội qua sông, 400 ngàn lượt quân dân, dân công vượt tuyến, hàng
ngàn tấn đạn dược, vũ khí, lương thực chi viện cho bờ Nam. Cao điểm nhất
là đêm 20/5/1968 bến đò Tùng Luật huy động tới 145 chuyến đò, chuyển
vào miền Nam 21 ngàn người, dốc sức cho chiến dịch Mậu Thân giành
thắng lợi trên chiến trường. Hiền Lương mãi mãi còn trong sử sách, còn
trong tâm tưởng của người dân Việt. Cây cầu hiện nay được xây dựng lại
sau này. Cây cầu nguyên thủy đã bị Mỹ đánh sập vào năm 1967. Cây cầu
mới hòan thành tháng 6 năm 1999.
Hàng Rào điện tử Macnamara :
Hàng rào điện tử nổi tiếng trong cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt
Nam và đã mang chính tên tác giả của nó – Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-
ma-ra. Mỹ thiết lập ra hàng rào điện tử này nhằm kiểm soát và ngăn cản sự
chi viện từ Bắc vào Nam của quân dân Việt Nam.
Hàng rào điện tử kéo dài từ sông Cửa Việt tới vùng Sêpôn (Lào). Hàng rào
gồm có hai hệ thống :hệ thống chống bộ binh và hệ thống chống xe cộ. Toàn
bộ tuyến hàng rào đều có các máy thu tiếng động. Mỗi khi có tiếng chân
người, tiếng động cơ, các máy thu tiếng động này lập tức báo về trung tâm.
Sau khi nhận được tín hiệu thì Mỹ cho máy bay tới oanh kích địa điểm bị
phát hiện. Hàng rào còn được rải mìn trên một vùng dài 200km, rộng 5km.
chi phí cho hàng rào khoảng 800 triệu USD/năm.
Mặc dù thiết lập hàng rào này, chi phí quá tốn kém mà vẫn không ngăn chặn
nổi sự chi viện từ Bắc vào Nam. Kế hoạch này đã nhanh chóng bị phá sản
với cuộc tấn công và nổi day của quân dân miền Nam.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn :
nghĩa trang tọa lạc trên một ngọn đồi giữa 8 ngọn đồi khác bao quanh như
bông hoa 8 cánh tại xã Vĩnh Trường ( huyện Gio Linh). Tổng diện tích khu
nghĩa trang 106 ha, trong đó diện tích chin đặt 10327 ngôi mộ liệt sĩ là 46 ha
chia làm 5 khu: khu trung tâm (có tượng đài chính) và 4 khu đặt mộ liệt sĩ
theo địa chỉ từng tỉnh. Giữa khu IV và V có quần thể tượng đài biểu dương
tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tình đoàn kết Việt – Lào.
Hàng năm nghĩa trang đón khoảng 20.000 lượt người trong nước đến viếng
mộ liệt sĩ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm đến nghĩa
trang Trường Sơn.
Khe Sanh :
Khe Sanh thuộc tỉnh Quãng Trị, đây là một thung lũng mỗi chiều ngang, dọc
chưa đến 10 km, 4 bề là núi rừng trùng điệp, có một dòng khe tên là khe
Sanh chảy qua. Trong những năm 1966-1967, đây là một cứ điểm quan
trọng bậc nhất của Mỹ ở miền Trung, một tuyến phòng thủ được coi là bất
khả xâm phạm. Các cứ điểm bao quanh Khe Sanh gồm có 3 cụm: cứ điểm

133
Tà Cơn có sân bay dã chiến; cứ điểm làng vây ở phía Tây Nam Tà Cơn ; cứ
điểm Hương Hóa ở phía Đông Làng Vây. Hơn 10 ngàn quân thường trực
đóng tại Khe Sanh, ngoài ra còn lực lượng khác sẵn sàng tiếp viện. Tổng
thống Mỹ Gion Sơn đã từng yêu cầu chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên
quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh
Cuộc chiến đấu diễn ra từ cuối tháng 1/1968 đến ngày 9/7/1968 thì kết thúc.
Cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm Tà Cơn. Khe Sanh thất thủ.
Quảng Nam:
Địa đạo Kỳ Anh:
Địa đạo thuộc xã Tam Thái,thị xã tam kỳ;cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ
7km về phía đông bắc. Địa đạo được nhân dân địa phương xây dựng làm nơi
trú ẩn và cất dấu lương thực ,cho các cán bộ chiến sĩ và du kích.địa đạo dài
20km được đào dưới lớp dá cứng vàa chắc ở độ sâu từ 1m đến 1.5m.địa đao
được xây dựng thừ nmă 1967,được trùng tu đợt đầu vò năm 1997
Giếng Nhà Nhì (Bảy dũng sĩ diện ngọc):
Giếng nhà nhì là một giếng cạn xung quanh có những bờ mương và hàng
dương chạy dài bao bọc. Ngày 26/4/1962, bảy dũng sĩ Điện Ngọc đã dựa
vào lợi thế này để tấn công đánh bại một tiểu đoàn lính ngụy, gây nên tiếng
vang lớn trên chiến trường miền Nam
Khu di tích cách mạng khu Ủy khu V:
Thuộc xã Phước Tra, huyện Hiệp Đức, cách thị xã Tân An 15km về phía
Tây. Đây là nơi khu ủy khu V tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 3 vào tháng 12
năm1973, đồng thời là nơi chỉ đạo trực tiếp chiến dịch giải phóng Đà Nẵng
và một số tỉnh trong khu vực miền Trung muà xuân 1975. Khu di tích gồm
một hội trường làm bằng gỗ, nhà hầm, nơi ở của đồng chí Võ Chí Công (ủy
viên BCH Trung Ương Đảng, Bí thư khu Ủy lúc bấy giờ), ao cá, ao rau
muống và một số hầm trú ẩn. Khu di tích đã được trùng tu vào năm 1995 .
Khu Di Tích Nước Oa:
Thuộc xã Trà Tân , huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam; cách thị trấn Trà My 8
km về phía Tây Nam. Là căn cứ địa cơ bản của cách mạng trong suốt 2 cuộc
kháng chiến và là nơi đặt cơ quan đầu nảo về chính trị, quân sự của chiến
trường khu V trong kháng chiến chống Mỹ. Khu di tích bao gồm nhà ở, làm
việc và hầm trú ẩn nằm giữa vùng rừng núi được trùng tu vào năm 1996.
Di Tích Núi Thành:
Thuộc thị xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành. Năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà
Nẵng và lập căn cứ quân sự ở Chu Lai (Núi Thành). Ngày 26/5/1965, Đại
đội 2, tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương Quảng Nam đã tấn công đánh tan Đại
đội Mỹ, mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh” trên toàn miền Nam.
Sau trận này, Đảng và Bác Hồ đã khen tặng cho Quảng Nam 8 chữ vàng
“Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Một tượng đài chiến thắng đã

134
được xây dựng gần di tích vào năm 1980.

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng:


Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên
Phước. Di tích là một căn nhà xây 3 gian, lợp ngói là ngôi nhà lưu niệm của
cụ Huỳnh Thúc Kháng- Chiến sỹ yêu nước, nhà cách mạng nhiệt thành trong
những năm đầu thế kỷ 20.
Mộ Hoàng Diệu:
Thuộc xã Điện Quang,huyện Điện Bàn. Ngôi mộ tọa lạc trên khu đất rộng
tại làng Xuân Đài (xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) là nơi cải táng cụ
Hoàng Diệu – một công thần triều Nguyễn đã hy sinh anh dũng để bảo vệ
Hà Nội ngày 25/4/1882 trước sự xâm lược của quân viễn chinh Pháp
Quảng Ngãi:
Di tích Ba Tơ:
Di tích thuộc xã Ba Đông, huyện Ba Tơ, cách thị xã Quảng Ngãi 60km về
hướng tây nam. Là di tích lịch sử cách mạng Việt Nam trong những năm
1942 -1945. nơi đây có 9 điểm di tích để lại dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Ba
Tơ và chính quyền cách mạng đầu tiên được thành lập tại tỉnh Quảng Ngãi.
Di tích Ba Tơ đựơc tỉnh đầu tư để xây dựng thành các làng dân tộc kiểu
mẫu.
Di tích Chiến thắng Vạn Tường:
Khu di tích chiến thắng Vạn Tường cách thị xã Quảng Ngãi chừng 35km.
Cụm di tích có một số hạng mục: bia ghi lại chiến công oanh liệt của đại đội
1, tiểu đoàn 40, trung đoàn 1 quân Giải phóng và nhân dân Quảng Ngãi đã
chiến đấu ngoan cường bẻ gãy mũi tiến công bằng xe tăng và diệt hàng trăm
tên địch ngày 18 tháng 8 năm 1965,một đoạn chiến hào; xác những chiếc xe
tăng của địch đã bắn cháy trong trận càn, đang được bảo quản trong hai ngôi
nhà …. Nơi đây đã trở thành Chiến hào thép Lộc Tự trong trận chống càn
lịch sử năm ấy.
Chứng tích Sơn Mỹ:
Khu chứng tích Sơn Mỹ được xây năm 1976 trên địa phận thôn Tư Cung, xã
Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh. Quần thể khi chứng tích nằm trên phần đất từng
xảy ra vụ thảm sát dã man của quân đội Mỹ đối với người dân địa phương
vào sáng ngày 16/3/1968. Tại đây, 504 người đã bị giết thảm thương với
nhiều hình thức: bắn chết, lựu đạn ném vào hầm, thiêu cháy, quẳng xuống
giếng… hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.
Từ cổng đi vào, ở phía cuối con đường là hương đài chính nghi ngút khói
hương. Trên bệ là nhóm tượng các nạn nhân đau đớn tột cùng trước cái chết.
Hai bên lối vào còn nhiều tượng nhỏ miêu tả tư thế của những nạn nhân xấu
số. Nhà chứng tích nằm ở bên trái lối vào. Đó đây và trước nhà chứng tích là

135
những cây xén, tỉa hình các nấm mồ. Các vật trưng bày trong nhà chứng tích
là những tư liệu ảnh, vật dụng minh chứng về vụ thảm sát.
Ngoài khuôn viên nhà chứng tích còn có con mương la nơi thảm sát tập thể
170 người; 24 nền nhà và 24 tấm bia của 24 gia đình không còn người sống
sót, trên mối tấm bia đều có ghi tên những thành viên trong gia đình, nấm
mộ chôn chung 11 người, giếng nước nơi cụ Hương Thơ bị đẩy xuống …
Chứng tích Sơn Mỹ không phải là nơi gợi sự thù hận mà mỗi người khi tới
đây có dịp nhìn lại quá khứ đau thương để phấn đấu cho một tương lai tốt
đẹp hơn.
1.4 DI TÍCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT:
Quảng Bình:
Chùa Hoằng Phúc:
Chùa ở làng Thuận Trạch, Lệ Thủy. Xưa kia Hoằng Phúc là một ngôi chùa
lớn. Năm 1609, chùa được làm lại và có tên là Kính Thiên. Năm 1716, chùa
tu sửa và được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho một biển đề tên chùa, một
biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” ( đất phúc khôn sánh) và 5 câu đối chữ
Hán. Chùa có 5 quả chuông nặng hàng ngàn cân.
Quảng Bình Quan :
Quảng Bình Quan là công trình kiến trúc gồm có cổng và hệ thống thành lũy
được xây dựng năm 1630 để bảo vệ từ xa kinh đô Phú Xuân của chúa
Nguyễn. Do biến thiên của lịch sử và thời gian, Quảng Bình Quan đã bị hư
hại nặng. Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại như nguyên bản
cách đây hơn 3 thế kỷ. Du khách ra Bắc vào Nam, ngang qua địa phận tỉnh
Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc
có giá trị lịch sử và nghệ thuật, đã đi vào văn thơ.
Thành Đồng Hới:
Thành được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1842. thành có chu vi
1872m, mặt tàhnh rộng 1,2m, cao 4,6m. tàhnh có 3 cửa: Tả, Hữu, Hậu xây
bằng gạch. Dấu tích của thành Đồng Hới còn lại khoảng 500m.
QUẢNG TRỊ:
Âm vang La Vang:
Quảng trị, vùng đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, đổi lại nơi này
cũng có nhiều di tích thắng cảnh đẹp. Cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị,
hay Thánh địa La Vang….
Thánh đường La Vang được biết với tuổi thọ 200 tuổi. Cũng giống như
Thánh địa Mecca của những người theo đạo Hồi, La vang rất đươc du khách
mộ đạo tìm đến cầu nguyện.
Kiến trúc cổ xưa của ngôi thánh đường theo thời gian giờ chỉ còn lưu lại
tháp chuông, đài cầu nguyện Đức Mẹ. Nhà Nguyện cũ đã được trùng tu lại
bằng vật liệu tạm để đón khách hành hương. Du khách vẫn thích tìm đến La

136
Vang để chiêm ngưỡng một trong những kiến trúc cổ xưa còn sót lại trên
vùng đất này.

Chùa Sắc Tứ:


Chùa có tên chữ là Tịnh Quang tự, ở xã Ái Tử, huyện Triệu Phong. Chùa do
hòa thượng Tu Pháp dựng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông, đặt tên chùa là
Tịnh Nghiệp. Đến đời vua Gia Long được đặt tên là Tịnh Quang. Chùa được
trùng tu năm 1941 và đến năm 1975 được xây dựng lại. Hiện nay chùa chỉ
còn lại một hiện vật cổ có giá trị nghệ thuật là pho tượng đức Phật A Di Đà.
__________________
Đà Nẵng:
Chùa Phổ Đà:
Tọa lạc tại 340 Phan Châu Trinh do Hòa thượng Thích Tôn Thắng khai sơn.
Chùa được xây dựng vào năm 1932 với phong cách Đông- Tây kết hợp.
Trong chánh điện thờ 3 tượng Phật bằng đồng đúc vào năm 1947 gồm tượng
Phật Di Đà, tượng Quán Thế Âm và tượng Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây còn là
địa chỉ trường trung cấp Phật học Đà Nẵng- nơi nổi tiếng đào tạo tăng ni của
Đà Nẵng và Quảng Nam hơn 3 thập kỷ qua.
Chùa Pháp Lâm:
Tọa lạc tại 574 Ông Ích Khiêm, chùa được xây dựng từ năm 1936 theo
phong cách Á Đông trên diện tích khuôn viên 3.000m2, đầu tiên là nơi để
Hội An Nam Phật học chi hội Đà Nẵng hoạt động, ngôi chùa có những nét
kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Hiện nay chùa là trụ sở của
Thành hội Phật giáo thành phố Đà Nẵng.
Chùa Tam Bảo:
Tọa lạc tại 323 Phan Châu Trinh. Đây là tổ đình đầu tiên của Phật giáo
Quảng Nam- Đà Nẵng thuộc phái Tam Nông. Chùa được xây dựng vào năm
1953 với kiến trúc kết hợp hài hòa phong cáhc Đông Nam Á và đặc trưng
Việt Nam. Chùa có tháp cao 5 tầng biểu tượng 5 màu sắc của Phật giáo, tháp
chùa là nơi cất giữ Ngọc Xá Lợi ( xương của đức Phật) và là nơi có sức hấp
dẫn đối với du khách phương Tây và nhiều nhà sư, phật tử trên đường hành
hương từ các nước Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanma sang Việt Nam nghiên
cứu về Phật giáo.
Chùa Quang Minh:
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km, nằm trên đường Tôn Đức
Thắng thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Tiền thân của chùa là
Niệm Phật đường có từ năm 1957.
Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Thích Ca lộ thiên cao 20 m ngồi trên
bệ cao 10m, rộng 8m, xậy theo hình lục giác tròn như một đài sen khổng lồ
đang độ mãn khai, bên trong tượng có cầu thang đi lên, tại tầng trên cùng (

137
ngang với mặt tượng) du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố
Đà Nẵng.
Chùa Linh Ứng:
Nằm bên sườn ngọn Thủy Sơn trông ra biển. Dưới thời vua Lê Hiển Tông (
1740- 1780) có vị Hòa thượng Quang Chánh đến tu hành tại động Tàng
Chơn, lúc đầu chỉ có một thảo am bằng tranh tre. Sau khi lên ngôi, Gia Long
cho lập lại chùa và lấy tên là Ứng Chơn Tự và đến triều Thành Thái thứ 3
đổi tên chùa là Linh Ứng tự. Hiện giờ chùa vẫn còn giữ 2 hiện vật quí là 2
biển vàng “ Ngự chế Ứng Chơn tự Minh Mạng lục niên” và “ Cải tử”. Chùa
là điểm đến không thể thiếu đối với du khách tham quan Ngũ Hành Sơn.
Nhà Thờ Chính Tòa:
Người địa phương quen gọi là Nhà thờ Lớn hay là nhà thờ Con Gà ( vì trên
nóc thánh giá có hình một chú gà trống Gaulois). Nhà thờ tọa lạc tại 156
Trần Phú, được xây dựng vào năm 1923 do linh mục Louis Vallet đảm trách,
nhà thờ cao gần 70m, kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao
vút, những hình cửa quả trám. Cách bài trí theo theo dạng mỹ thuật nhà thờ
Thiên Chúa giáo phương Tây thời Trung cổ, sau long nhà thờ là hang Đức
Mẹ được bài trí phỏng theo hang đá Lourdes ở Pháp. Hàng ngày nhà thờ
noun nhiều du khách đến tham quan, nhất là du khách Pháp.
Các Nhà Thờ Ở Hòa Sơn:
Cách Đà Nẵng khoảng 20 km trên đường đi Bà Nà, đến xã Hòa Sơn- nơi có
6 nhà thờ, 2 nhà nguyện tạo thành một quần thể kiến trúc Thiên Chúa giáo
khá độc đáo. Các nhà thờ của các xứ đạo thuộc xã Hòa Sơn nằm rải rác trên
một vùng quê êm ả. Lớn nhất là nhà thờ Phú Thượng, nhà thờ được xây
dựng từ rất sớm ( năm 1887) do các linh mục dòng Thừa Sai xây dựng.
Công trình kiến trúc khá hoành tráng, những họa tiết trang trí vẫn còn
nguyên vein. Ngoài ra còn có nhà thờ Tùng Sơn được xây dựng vào năm
1904 với lối kiến trúc cổ như những nhà thờ ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tòa Thánh Cao Đài:


Tọa lạc tại 63 Hải Phòng, là một trong những hội Thánh của Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ. Năm 1956, các tín đồ đã khánh thành ngôi đền thánh Trung
Hưng Bửu Tòa tại Đà Nẵng , đồng thời chính thức ra mắt Hội Thánh tuyên
truyền giáo Cao Đài. Hội thánh được xây dựng theo mô hình tam đài lập
pháp: Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài.
Hội Quán Chiêu Ưng:
Tọa lạc tại hẻm 47/16 Lý Thái Tổ, Hội quán do cộng đồng người Hoa ( bang
Hải Nam) xây dựng từ năm 1966-1968 theo lối kiến trúc kết hợp giữa Đài
Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc. Trước sân có một tòa bảo tháp hình bát
giác gọi là bát quái đình nối liền với thềm chính điện. Trong chính điện thờ

138
108 người Trung Quốc đã tử nạn vào năm 1831 tại vùng biển Thủ Xà- tỉnh
Quảng Ngãi. Hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng 6 âm lịch có tổ chức lễ
tưởng niệm rất lớn, con cháu các thương nhân đã tử nạn khắp nơi về dự.
__________________
Quảng Nam:
Chùa cầu:
Chùa đồng thời là cây cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn giáp
ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa được xây
dựng từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII do các thương gia Nhật Bản thực
hiện.
Chùa Cầu là một di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm
dương che kín cả cây cầu dài 12m. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son cam trỗ
rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu có tượng gỗ bằng thú
đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là
những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Phần gian chính
giữa(gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ- vị thần bảo hộ sứ sở,
ban niềm vui hạnh phúc cho con người thể hiện khát vọng thiêng liêng mà
con người muốn gởi gấm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Chùa được trùng tu vào các năm 1763, 1817, 1865, 1915, 1986.
Chùa Quảng Triệu (Hội quán Quảng Đông):
Hội quán Quảng Đông do người Quảng Đông (Trung Quốc) sống ở Trung
Quốc xây dựng năm1855 tại số 176 phố Trần Phu, thị xã Hội An. Hội quán
đã được trùng tu lớn vào các năm 1915 và1990. Chùa có kiến trúc theo hình
chữ “Quốc”, du khách khi đến đây sẽ bị choáng ngợp bởi sự đồ sộ hoành
tráng vượt lên hẳn so với quang cảnh của hội quán. Bên trong còn lưu giữ
được nhiều hiện vật cổ như 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng
cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc, … và nhiều tư liệu
quý về cộng đồng người Hoa sống ở Hội An.
Chùa Ông:
Tọa lạc tại số 24 Trần Phú, thị xã Hội An, là một trong những chùa tiêu biểu
ở phố cổ Hội An. Chùa Ông được xây dựng vào khoảng năm 1653 thờ Quan
Thánh Đế (Quan Vân Trường) – một vị tướng thời Tam Quốc của Trung
Quốc, một tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa .
Chùa Ông được xây theo kiểu chữ “Quốc” do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có
kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống men màu, bờ nắp được gắn hoa
chanh đắp hình rồng bằng các mảnh sứ màu. Chùa đã có nhiều lần được
trùng tu vào các năm 1827, 1864, 1904, 1966. Hiện nay, chùa còn giữ được
một số hiện vật quý như :biểu sắc phong, 33 bức hoành, 10 bộ câu đối,
tượng Quan Công, Quan Bình, Châu Thương… chùa Ông là di tích kiến trúc
tôn giáo có giá rtị lớn đồng thời là điểm tham quan lớn cho du khách trong

139
và ngoài nước.

Chùa Phước Kiến (Hôi quán Phước Kiến):


Chùa Phước Kiến do nhóm người Phước Kiến (Trung Quốc) đến Hội An
sinh sống xây dựng năm 1697 tại số 46 đường Trần Phú, trung tâm Hội An.
Hội quán Phước Kiến là nơi thờ thần ,tiên hiền và hội họp đồng hương của
người Phước Kiến tại đây.
Đến tham quan khu di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo
léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo,
vừa sâu lắng, hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ thời đường
trần phú tới phan chu trinh (sâu 120m) theo các trật tự : cổng sân hồ nước
cây cảnh hai dãy nhà đông và tây chính diện và sân sau và hậu diện. Chính
điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn ), Quan
Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài và ba Bà chúa sanh thai cùng 12 bà mu. Trong
chùa còn có nhiều tượng thờ, Trống Đồng chuông đồng, lư hương lớn ,14
bức hoành phi và hiều hiễn vật có giá trị khác .
Chùa phước kiến là di tích tôn giáo tín ngưỡng ,là điểm tham quan thu hút
hàng vạn du khách trong và ngòai nước .
Chùa Phước Lâm:
Tọa lạc tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, thuộc hệ phái gốc Thiền Lâm Tế –
Chúc Thánh. Chùa được xây theo phong cách Á Đông cổ, theo hình chữ
“Môn” gồm 3 gian 2 chái, hai bên là 2 lầu chuông hình tháp. Trong chùa còn
có nhiều tượng và cổ vật quý. Chùa còn là nơi đào tạo các danh tăng Việt
Nam như Hòa thượng Thích Khiết, Thích Giác Nhiên, đệ I và đệ II tăng
thống Phật giáo Việt Nam trước 1975. Chùa được trùng tu vào năm 1822,
1893.
Chùa Chúc Thánh:
Thuộc phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An
chừng 2 km (theo đường Huỳnh Thúc Kháng). Chùa Chúc Thánh nỗi tiếng
bởi là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Chùa
được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 17 theo mô hình chữ tam, có phong cách
kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều
tượng lớn, chạm trổ cầu kỳ. Ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lạc , 18 vị
La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn
có nhiều ngôi tháp của Tổ sư Minh Hải, Thiền sư Thiết Thọ ( đời 35), An
Bích (đời 39), Thiện Quả… Trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Trí Nhạn.
Chùa được trùng tu vào các năm 1956, 1964.
Tháp Bằng An:
Tháp Bằng An thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, cách thành phố Đà Nẵng
chừng 30 km , cách Hội An chừng 14 km. Tháp được xây dựng vào thế kỷ

140
thứ 12 có kiến trúc độc đáo mang hình Linga thẳng đứng giữa một khoảng
không gian bao la thoáng mát. Tháp được xây dựng theo hình bát giác mỗi
cạnh rộng 4 m (cạnh trong tháp rộng 2.2m). Tháp cao 21.5 m (gồm phần
thân và mái tháp); thân cao 12.7m được bọc kính chỉ có một lối vào qua tiền
sảnh dài 6m, rộng 1.55 m. Chóp tháp nhọn, thon, bên trong một Linga bằng
đá-biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh –(nay chỉ còn bệ
thờ). Phía trước tháp có hai con vật bằng đá là sư tử và voi. Theo sự đánh giá
của các nhà văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về
mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm. Vì vậy, tháp
Bằng An ngày đón nhiều du khách đến thăm.
Tháp Chiên Đàn:
Thuộc xã Tam An thị xã Tam Kỳ cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 5km về phía bắc. Là
nhóm tháp thờ 3 vị thần : Siva, Vishnu, Brahma của dân tộc Chămpa. Hiện
nay ở khu tháp Chiên Đàn đã có phòng trưng bày hiện vật Chămpa với nhiều
tượng có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và khách du lịch
quan tâm. Tháp Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII – XIII.

Tháp Khương Mỹ:


Thuộc xã Tam Xuân huyện Núi Thành cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 2 km về phía
Tây Nam. Là công trình kiến trúc tôn giáo của dân tộc Chămpa, gồm 3 tháp
liên hoàn nằm kề nhau. Tại đây đã phát hiện nhiều chum vại có niên đại
khoảng vài trăm năm. Tháp được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X.
Kinh thành Trà Kiệu (Sibapura):
Kinh thành Sư Tử ngày nay đã bị tàn phá nặng nề. Theo những ghi chép
trong Thủy Kinh Chú (thế kỷ XV) chúng ta biết rằng kinh thành này được
bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào lũy đồ sộ xây dựng theo kỹ thuật
Trung Hoa. Tại đây cũng có một số đền thờ lớn thờ thần linh (một phần lớn
tác phẩm điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc quan
trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chămpa- Đà Nẵng).
Trong những năm 80 nhân dân trong vùng đã tìm thấy một số lượng lớn
những hiện vật bằng vàng. Đó là những đồ trang sức được chế tác rất tinh
xảo. Những cứ liệu trên phần nào cho thấy sự phồn vinh của kinh đô này, mà
tiếng tăm của nó đã có thời lừng lẫy trong vùng Đông Nam Á .
Nhà thờ Trà Kiệu :
Nhà thờ nằm ở khu vực Thành Cổ Trà Kiệu, cách Đà Nẵng 37km về hướng
Nam. Nhà Thờ Trà Kiệu được xây dựng vào năm 1722, đến 1865 nhà thờ
được di chuyển đến địa diểm hiện nay. Thánh đường hiện tại do linh mục
Phê Rô Lê Như Hảo xây vào năm 1971 với kiến trúc nhà thờ phương Tây
thời kỳ ánh sáng kết hợp những nét hoa văn mang đậm tính dân tộc.

141
Trước cổng vào thánh đường là hai con rồng dài 20m uốn lượn theo đường
lên hành lang tầng trên vào chính điện nhà thờ .
Bên cạnh nhà thờ còn có tu viện Mến Thánh Giá (xây dựng năm 1867), nhà
truyền thống và Nhà Thờ Đức Mẹ (xây năm 1898) trên đồi cao 60m.
Quảng Ngãi:
Chùa Thiên Ấn:
Chùa tọa lạc trên núi Thiên Ấn thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh. Chùa do
Hòa thượng Pháp Hoa vào thời Hậu Lê. Chùa còn chúa Nguyễn ban biển
ngạch đặt tên “Thiên Ấn tự”. Trước chùa có giếng cổ nước trong. Tương
truyền vị Hòa khi dựng xong chùa, thấy chùa hiếm nước, bèn tự minh khổ
công đào giếng này trong suốt 20 năm. Giếng đào xong thì sư mất. Năm
1947, chùa bị hỏng hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại vào
năm 1959 và hoàn thành năm 1961. Năm 1992 chùa được trùng tu.

Di tích chùa Hang :


Chùa Hang thuộc xã Lý Hải, ở phía đông nam huyện đảo Lý Sơn. Chùa
Hang do các vị Tiền hiền họ Trần ra khai khẩn hoang đảo mở đất cách đây
khoảng hơn 300 năm.
Gọi là chùa Hang bởi chùa nằm trong hang núi. Muốn đến chùa phải men
theo con đường độc đạo cheo leo vách núi sát mép biển lên cao dần rồi
xuống hơn 40 bậc mới đến. Trước sân chùa có tượng Quan Âm cao 7m đứng
trên bệ giữa hồ sen nhìn ra biển cả mênh mông. Trước cửa chùa là những bãi
đá san hô được sóng đẽo gọt. Sát mép biển là bãi cát vàng sạch tinh lấp lánh
vỏ sò, vỏ ốc. Chùa còn được gọi là Thiên Không Thạch Tự ( Chùa đá trời
sinh). Trong chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc, Sư Tổ Đạt Ma và
các sư tổ trụ trì. Cạnh chùa Hang về phía Nam còn có nhiều hang động to
nhỏ, cao thấp khác nhau, muôn hình kỳ thú. Chùa vừa là di tích kiếnt rúc
nghệ thuật tôn giáo vừa là thắng cảnh đẹp trên đảo Lý Sơn.
Chùa Ông :
Chùa cách thị xã Quảng Ngãi 10km về hướng Đông, thuộc địa phận xã
Nghĩa Hòa,. Huyện Tư Nghĩa. Chùa Ông được người Hoa sinh sống tại
Quảng Ngãi đứng ra xây dựng năm 1821 (năm Minh Mạng thứ 2). Đây là
một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo được làm công phu và đẹp. Tất
cả các câu đầu, đòn bay, xà ngang đều được chạm trổ hình người, hoa lá, cỏ
cây rất sinh động. Các tượng thờ đều được chạm khắc công phu tỉ mỉ. Chùa
Ông nằm gần với khu phố cổ phụ cận, là điểm tham qua được du khách ưa
thích.
Thừa Thiên Huế:
Chùa Từ Đàm :

142
Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa lớn ở Huế. Chùa được xây
dựng vào cuối thế kỷ XVII (khoảng năm 1695). Hòa thượng Minh Hòang
Tử Dung là người có công đầu trong việc sáng lập nên ngôi chùa này.
Chùa Từ Đàm thuộc khu vực phường Tràng An, nằm ngay trên khoảng đất
có địa thế đẹp. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố 2km. chùa Từ Đàm được
xây theo kiểu cấu trúc “chùa Hội”. Cổng Tam Quan chùa cao và rộng, có
mái ngói. Ngay trong cổng có cây bồ đề lớn, tỏa bóng mát quanh năm. Chùa
chíng gồm tiền đường và nhà Tổ. Tiền Đường được xây trên nền móng bằng
đá hoa cương cao 1,5m, mái xây theo kiểu cổ lầu tạo cho ngôi chùa dáng vẻ
cao lớn, uy nghi. Trên các bờ mái và nóc chùa người ta đắp những cặp rồng
uốn cong, mềm mại, đối xứng tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối. Dưới mái cổ
lầu là những bức đắp nổi sự tích Đức Phật. Trên các trụ cột tiền đường có
các bức đối dài. Trong điện có pho tượng đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni
ngồi trên tòa sen. Hàng năm vào ngày lễ Phật Đảng, đây là một tụ điểm
thường diễn ra lễ hội lớn và đông nhất của Phật tử Huế.
1.5 DANH LAM THẮNG CẢNH
Chùa Thiên Mụ:
Từ cấu Phú Xuân chạy đến cửa Kinh Thành Huế, ngang qua Ngọ Môn,
thẳng đến một ngã ba, thẳng vào một con đường nhỏ thì đến chùa Thiên Mụ.
Sauk hi qua khỏi ngã ba, chúng ta đi thẳng đến làng Kim LongTừ trung tâm
đến chùa Thiên Mụ chúng ta có thể đi bằng thuyền . Làng Kim Long ngày
xưa có tên là An Ninh Hạ, còn An Ninh thượng là nơi có chùa Thiên Mụ.
Làng Kim Long ngày xưa đã nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp. Vua Thành Thái
và vua Duy Tân lấy vợ cũng là người làng này. Gai vị vua này là người duy
nhất cho vợ ăn chung mâm và xưng hô là an hem. Dòng Hương buổi sáng
sương mờ lan ảo như làn khói mỏng đó chính là thi hứng cho nhà thơ Hàn
Mặc Tử sáng tác bài thơ nổi tiếng “ Đây thôn Vĩ Dạ”
Huế là nơi có nhiều chùa chiền nhất Việt Nam. Huế có hơn 100 ngôi chùa
lớn nhỏ và hơn 200 niệm phật đường. Như vậy là gần 300 ngôi chùa cho 30
vạn dân Huế. Chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Báo Quốc, Giác Hòang, Linh Hựu
là 5 ngôi chùa được xếp hàng quốc tự. Chùa Thiên Mụ gắn liền với lịch sử
Nam tiến của Đại Việt. Nó là ngôi chùa đầu tiên ở đất thần kinh.,
Thời gian phát triển cực thịnh của chùa Thiên Mụ là thời chúa Nguyễn Phúc
Chu. Vào 1710 , chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại Hồng Chung nặng 2,5
tấn. Chuông này được đánh giá là chuông nặng thứ hai ở Việt Nam sau
chuông ở chùa Cổ Lệ – Nam Định nặng 9 tấn.
Thời Triệu Thị , 1844 , cho xây dựng tháp cao 24m, 7 tầng, mỗi tầng thờ
một tượng phật( số 7 là số linh thiêng của nhà Phật). Tầng trên cùng có
tượng Phật bằng vàng. Năm 1942 tượng phật bằng vàng này bị mất đi cùng
với hai chữ Ngọ Môn ở Huế.

143
Chùa Thiên Mụ được xếp vào hạng thứ 12 trong số 20 cảnh đẹp ở đất thần
kinh. Trước mặt chùa là sông Hương , xa xa là núi Kim Phụng và lăng Minh
Mạng làm tiền án cho chùa. Bên phải là dãy trường Sơn , nhìn xa hơn nữa là
đồng bằng phía Nam của Huế. Năm 1714 nhà bia đối diện chuông được xây
dựng, nói lên quá trình đúc chuông. Bia Rùa khắc bài bia ký của chúa
Nguyễn Phúc Chu
Cuối thế kỷ 18 chùa bị chiến tranh tàn phá. Năm 1815 và 1831 vua Gia Long
và Minh Mạng đã cho trùng tu chùa đẹp hơn. Năm 1904 có trận bão lớn làm
chùa bị đổ nát. Năm 1907 vua Thành Thái cho trùng tu nhưng kiến trúc nhỏ
hơn.
Đình Hương Nguyện:
Bước lên 13 bậc thang cấp từ cổng Tam Quan là đến đình Hương Nguyện,
mà ngày nay chỉ còn lại cái nền ở trước tháp Phước Duyên. Đây là một công
trình kiến trúc bằng gỗ của vua Thiệu Trị (1841 – 1847). Sau đó, đã bị bão
đánh đổ. Đây là một ngôi nhà tứ giác của 150 năm trước. Đứng ở giữa nàh
nhìn lên ta sẽ thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở giữa mái có một số
bài thơ chữ Hán được chạm nổi.
Qua khỏi sân trước là cổng tam quan chùa, bên trên có đề là Thiên Mụ Tự.
Có 3 cửa ra vào, cả 3 cửa này đều có Hộ Pháp trấn giữ. Ngay sau cổng Tam
Quan là Lầu Chuông và Lầu Trống đối xứng nhau. Kế đó đối xứng 2 bên tả
hữu Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng ngồi trên các con thú.
Điện Đại Hùng:
Tiếp tục đi vào trong ta đến điện Đại Hùng. Đây là nơi chính điện trong
chùa. Kiến trúc kiểu trùng thiềm điệp ốc. Điện được phục chế năm 1959. các
cột, kèo, lăng, bệ đều được xây bằng bêtông và phủ bên ngoài bằng một lớp
sơn giả gỗ. Ở bức hoành trên cao có 4 chữ “ Linh Thử Cao Phong”. Người ta
so sánh nơi chùa tọa lạc giống như đồi linh thửu ở đất Ấn Độ, nơi Phật đắc
đạo. Ở cửa có bảng công nhận di tích văn hóa. Tháng 10/1993, chùa đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cùng với kinh thành Huế.

Chùa Thuyền Tôn:


Chùa Thuyền Tôn nay thuộc thôn Ngũ Tây xã Thủy An. Chùa được xây
dựng trên một ngọn đồi cao, bên phải là núi Thiên Thai nên ngày xưa có tên
là Thiên Thai Thuyền Tôn tự hoặc Thiên Thai Nội Tự. Muốn đến thăm chùa,
qua Đàn Nam Giao theo con đường vào nghĩa trang thành phố, qua chiếc
cầu xây bắc ngang kênh Thủy Lợi nam sông Hương, rẽ bên phải 2,5 km là
đến chùa.
Cổng chùa xây 4 trụ biểu lớn, bên cạnh có cây bồ đề cành lá xum xuê quanh
năm tỏa bóng mát. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “ Khẩu”. Bên triền
núi phía Đông Nam chùa là tháp của Tổ Liễu Quán- người sáng lập chùa.

144
Trước cổng tháp có đề 7 chữ “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” ý nói tuy
ngài đã viên tịch nhưng đạo đứa ngài còn lưu truyền như hoa ưu đàm đã rã
cánh mà hương thơm vẫn còn phản phất.
Chùa Thánh Duyên:
Chùa tọa lạc trên núi Túy Vân thuộc xã Vinh Hiếu, huyện Phú Lộc, cách
Huế khoảng 30 km về phía Đông Nam.
Chùa do chúa Nguyễn Phúc Chu dựng vào thế kỷ thứ XVII. Năm 1825, vua
Minh Mạng cho trùng tu lại chùa Thánh Duyên và đổi tên núi lại thành Túy
Hoa. Chùa gồm có ba gian, hai chái, cao rộng thoáng đãng ở dưới chân núi.
Phía sau là ngôi Đại Từ các, cũng có ba gian rộng rãi có nghị môn và la
thành riêng. Ở đỉnh núi là bảo tháp Điều Ngự hình khối tứ giác 3 tầng cao
khoảng 12m.
Án tiền thờ Phật Di Lặc, Quan Âm và Thị Gỉa. Hai án tả hữu tòng sự thiết trí
tượng thập điện minh vương, Thập Bát La Hán Bồ Đề Đạt Ma, Bồ Tát Địa
Tạng. Đặc biệt, 18 vị La Hán đều bằng đồng và lớn bằng cỡ người thật.
Chùa Tam Thai:
Nằm ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, một trong 5 ngọn núi nổi tiếng của Ngũ
Hành Sơn, thuộc xã Gòa Hải, huyện Hòa vang. Chùa được khởi dựng vào
thời hậu Lê , khỏang năm 1630. Chùa Tam Thai từng là nơi xuất gia tu hành
của một người em gái vua Minh Mạng. Chùa được trùng tu lớn vào các năm
:1825, dưới thời vua Thành Thái và sau năm 1975. Tổng thể chùa được xây
dựng theo hình chữ “ vương”, với nhiều đường nét mang tính mỹ thuật cao,
là những di sản quý báu đặc trưng cho kiến trúc cung đình thời Nguyễn
Phía Bắc sân chùa, trước kia là hành cung với tên là Đông Thiên Phước –
nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ
Dồng, chùa Từ Tâm, vọng Giang Đài( đài ngắm cảnh sông) .Đứng trên
vọing Giang Đài nhìn rõ con sông Cẩm Lệ lượn quanh cánh đồng trù phú
của huyện Hòa Vang
Phía trái chùaTam Thai là động Huyền Thông. Lòng động cao, rộng, không
khí mát lạnh. Động có nhiều nhũ đá đẹp. Kề bên động Huyền Thông là động
Linh Nham , động Tàng Chơn và chùa Linh Ứng
__________________
2. LỄ HỘI :
Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu của vùng:
Quảng Bình
Lễ hội làng Cảnh Dương:
Đây là lễ hội cầu mùa của người day Quảng Bình. Lễ hội diễn ra từ ngày 14
đến ngày 16 yháng tư âm lịch hàng năm tại xã Cảnh Dương, huyện QUảng
Trạch. Đình làng thờ nhân thần(hai cha con người đánh cá và cá voi- cá ông)
Phần lễ mở đầu có tục rước cốt Ông từ làng về đình, có diễn chèo khoan- hò

145
cạn, múa bóng. Tiếp theo là ngày hội xuống biển có lễ thả thuyền giấy, cá
giấy xuống biển, làm lễ cầu khan. Kết thúc lễ hội là rước Ông về làng. Lễ
hội diễn ra trong không khí phấn khởi của một làng nghề đánh bắt cá với
nhũng ước mơ về một vụ mùa bội thu
Hội làng Bảo Ninh tháng 7
Lễ hội mở ra hàng năm vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm tại làng Bảo Ninh,
thị xã Đồng Hới để nhớ ơn cá Voi đã cứu dân làng khỏi bị đắm thuyền trong
một trận bảo. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày. Sáng 14 rước Ông từ làng về Đình
mở hội. Sáng 15, Làng Hà thi bơi thuyền với các làng khác. Sáng 16 , rước
Ông về làng. Trong các ngày hội còn có biểu diễn hò khoan, chèo cạn, múa
bông, xếp hình rồng, hình cá.
Hội Đua Thuyền
Hội mở vào mùa nước tại Đồng Hới, kéo dài 3 ngày, 6 năm hội mở 1 lần.
Đây là ngày hội đua thuyền, tìm ra những tay chèo giỏi. Đặc sắc nhất là
phần kết thúc hội có tổ chức lễ buông phao là nghi thức tưởng nhớ những
đồng nghiệp xấu số trong cuộc sống trên sông nước.
Quảng Trị:
Hội Thượng Phước:
Hội Thượng Phước thụôc xã Triệu Thượng, huyện triệu Phong. Lễ hội mở ra
hàng năm vào 3 ngày từ 13 – 15/3 âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan
công Hòang Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước. Nàgy 13 -14/3
âm lịch cả làng đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày
15/3 làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Cuộc tế lễ, dâng cúng kéo dài đến hết ngày
15.
Hội cướp cù:
Đây là hội làng được tổ chức tại đình An Mỹ, Cẩm Phổ, Gio Mỹ, huyện Gio
Linh vào ngày 4/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội kéo dài 2 ngày. Sau phần lễ, tế
cầu an là trò cướp cù. Nét độc đáo của lễ hội là bên àno huy động đu7ọc
nhiều người tham gia thì càng dễ thắng cuộc. Người tham gia không kể gia,
true, trai gái. Đây là một hình thức thể thao mang tính dân gian.

Lễ hội La Vang:
Hàng năm vào các ngày 15/8 đều có tổ chức “kiệu” . song kệiu tộ chức vào
các năm chẵn lớn hơn “kiệu: tổ chức vào các năm lẽ, cứ 3 năm 1 lần gọi là
kiệu “đại nội” và kiệu 100 năm thì lớn hơn kiệu 50 năm, 40 năm… Từ ngày
13 – 15/8/1998 vừa qua đã tổ chức cuộc hành hương kỷ niệm 200 năm Đức
Mẹ hiện hình tại La Vang, có hơn 20 vạn lượt giáo dân và quan khách tham
dự. Đây là lễ hội khá độc đáo ở Quảng Trị.
Thừa Thiên Huế:
Lễ hội Điện Hòn Chén:

146
Diễn ra một năm hai kỳ. Tháng hai ( lễ Xuân Tết) và tháng bảy ( lễ Thu Tế).
Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chứa trên núi Ngọc Trản và đình làng Hải
Cát, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội suy tên Thiên Y A Na
Thánh Mẫu ( mẹ Xứ Sở) theo truyền thuyết Chăm là thần sáng tạo ra đất đai,
cây cối, rừng gỗ quý… và dạy dân cách trồng trọt. Đây là lễ hội dân gian ở
Huế với nhiều nghi thức hấp dẫn tạo nên một không khí tôn giáo thiêng
liêng giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình nên thu hút hàng vạn
khách thập phương đến tham dự.
Lễ hội cầu ngư ở Thái Dương Hạ:
Là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, huyện Phong Điền, tổ chức vào
ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ vị
Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công ( biệt danh của Trương Thiều),
người gốc miền bắc có công dạy cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ghe
mành. Đặc biệt cứ 3 năm một lần làng tổ chức đại lễ hội rất linh đình, có tổ
chức các trò diễn tả sinh hoạt nghề biển. Trò diễn “bủa lưới” là trò diễn trình
nghề đậm đà tính lễ nghi.
Lễ hội Chợ xuân Gia Lạc:
Chợ xuân Gia Lạc ở làng nam phộ có từ thời minh mạng (1820 – 1840). Lúc
đầu chỉ là nơi trao đổi hàng hoá, vui chơi, sau thu hút nhân dân quanh vùng
đến để mua bán rồi bày các trò chơi nhân gian. Do vậy, chợ Gia Lạc trở
thành một hình thức hội chợ xuân vui chơi, loại chợ phiên trong ngày tết.
Chợ họp từ mồng một đến mồng ba tết. Chợ bày bán các loại sản phẩm của
dân địa phương trong vùng. Cả người bán lẫn người mua ăn nói ứng xử lịch
sự vui vẻ, không ồn ào, mang những nét văn hoá rất Huế từ cách ăn mặc đến
ngôn ngữ. Trong những ngày diễn ra hội chợ có các cuộc chơi bài chòi, bài
ghế, hát giã gạo, bài thái.
Vật võ làng Sình:
Làng Sình nằm ở bân bờ nam sông hương thuộc huyện hương phú. Hàng
năm cứ đến ngày 10 tháng 1 âm lịch các lò vật trong vùng kéo đến hội vật
võ làng Sình để tranh tài, giật giải. Lễ hội vật võ làng Sình diễn ra rất đông
vui, nhộn nhịp, ngoài trai tráng trong làng còn có hàng ngàn nam nữ thanh
niên từ các huyện thành phố kéo về. Vật võ làng Sình là truyền thống thượng
võ đẹp của người dân Huế trong nhiều thế kỷ qua.
Đua trải:
Bơi trải là một trong những lễ hội dân gian được tổ chứa vào đầu mùa xuân.
Tục đua trải có nguồn gốc từ tục cầu mưa từ thời cổ xưa của cư dân sống về
nông nghiệp. Nó là một trong những bộ phận của nghi lễ cầu mưa, cầu ngư
mong muốn có một vụ mùa thắng lợi.
Tục đua trãi hàng năm được tổ chức ở sông Hương ( bến Phu Văn Lâu)
trước đây do triều đình tổ chức nay vẫn được duy trì. Nghi lễ cúng bái trước

147
cuộc đua được cử hành rất trang nghiêm. Vào cuộc đua phải thực hiện các
quy định rất nghiêm ngặt.
Đua trải cũng là một cuộc tranh tài thể lực. Cuộc đua này rất hấp dẫn thể
hiện tài năng khéo léo cùng kinh nghiệm của người theo nghề sông biển ở
Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam
Lễ hội Bà Thu Bồn:
Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, dân làng Thu Bồn –Quảng Nam
lại tổ chức lễ hội tưng bừng, náo nhiệt tại dinh bà Thu Bồn (còn gọi là Bô
Bô phu nhân – người Chăm) để tưởng niệm Bà.
Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mờ
mới chấm dứt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ và hát bội.
Người từ nhiều nơi khác tới đây dự đua để tranh tài. Theo tục lệ, thuyền
thuộc lăng miếu nào thì được vị thần ở lăng miếu đó bảo hộ. Phía bên con
sông Thu Bồn có thuyền bà Phường Chào – người Việt , cũng tham gia đua
thuyền cùng bà Thu Bồn .trước khi trang giải cả đoàn trạo thủ phải đến làm
lễ xuất phát. Mỗi thuyền đua cử ra một người ngồi ở đầu thuyền. Người đó
có nhiệm vụ vừa hát vừa múa để khích lệ trạo thủ. Các trạo thủ khi nghe
tiếng hô ấy sẽ cảm thấy mình được thần linh trợ lực nên bơi khỏe hơn. con
sông thu bồn như cuộn sóng bởi tiếng hò reo của trạo thủ, tiếng cỗ vũ của
nhân dân hai bờ.
Tiếp theo đó la lễ rước Cộ, người tham gai rước Cộ càng đông thì càng vui.
Cộ là một bàn lớn hay có thể là một xe kéo được hóa trang lộng lẫy, bên
trong để rất nhiều thức ăn như bánh, hoa quả, gạo thịt … Người rước Cộ
mặc trang phục của làng. Dân làng quây quần bên nhau cùng hát bội.
Ngày hội đã đem đến cho mỗi người dân niềm vui,tin yêu cuộc sống.
Lễ vía Bà Thiên Hậu:
Lễ vía Bà Thiên Hậu của người Hoa sinh sống ở Hội An tổ chức tại hội quán
Phúc Kiến (Hội An) và ngũ Bang vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm để cúng
một vị nữ thần chuyên cứu trợ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biểnt. Lễ hội
gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa,
sau đó phần bội có múa lân,xin xăm. Trong khuôn viên rộng,trang hoàng rực
rở, con cháu và khách thập phương tham dự đông vui.

Lễ hội Long Chu:


Lễ hội Long Chu là lễ hội của các làng biển quanh thị xã Hội An. Đây là lễ
hội của các cư dân vùng biển Hội An để tống ôn và dịch bệnh lúc chuyển
mùa.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm ở đình làng hoặc nhà
chính quyền thôn , ấp. Trong dân gian Long Chu là thuyền rồng, một biêu

148
tượng oai linh để trừ ôn , tống dịch. Lể hội có tục rước “Long Chu” (thuyền
rồng) bằng cót tre, voi, giấy vải từ đình đến bến nước, đẩy bè, thuyền trôi ra
sông biển…
Trước ngày lễ, các thầy pháp đặt hương án yểm bùa nơi có ma quỹ, theo sau
là đoàn nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng,
bờ bụi, miệng hát hò đối đáp trong không khí vui vẻ.Vào ngày lễ chính, thầy
cả làm lễ tế và sau đó là lễ rước thuyền rồng đi trừ tà ma dịch tế quang làng.
Trong lễ có hát bộ, hát hò khoan, xô cô, các trò chơi dân gian khác. Dân làng
quần tụ ăn uống múa hát đến tận đêm khuya.

Lễ cúng tổ Minh Hải:


Tổ chức tại chùa chúc Thánh vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm. Lễ cúng tổ
Minh Hải bao gồm các nghi lễ liên hoan đến Phật giáo. Sau phần nghi lễ là
các hoạt động vui chơi, giải trí như văn nghệ, cắm trại và các trò chơi dân
gian.

Lễ hội Cầu Bông:


Lễ hội Cầu Bông được tổ chức vào một ngày đẹp trời,thuận tiện của mùa
xuân hàng năm ở sông Hội An thuộc đoạn gần Cửa Đại. Lễ hội cầu Bông có
ý nghĩa như một nghi lễ mở mùa cho một năm mới. Trong lễ hội luôn luôn
có tiết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân được mùa, nhà nhà
bình an và thịnh vượng. Lễ hội Cầu Bông được nhiều người tham gia.
Lễ Nguyên Tiêu:
Tổ chức tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu vao ngày 16/1 âm lịch.Đây
là lễ cúng đầu năm của bang Triều Châu và Quảng Đông của người Hoa tại
Hội An. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức
múa lân, chơi xổ số.
Lễ hội đã thu hút con cháu người Hoa và khách thập phương về dự
Quảng Ngãi
Lễ hội Nghinh Ông:
Lễ hội nghinh Ông hay là lễ cúng cá Ông gắn liền với tục thờ cá Ông của
ngư dân ven biển nước ta từ đèo Ngang đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, được tổ
chức vào đầu mùa đánh cá ở hầu hết các làng chài.
Đây là loại lễ hội nước lớm nhất của ngư dân vùng biển tại tỉnh Quảng Ngãi.
Đã tự lâu họ quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng liêng ở biển, là cứu
tinh của những người đi biển.
Lễ hộ nghinh Ông được tổ chức tại các lăng, miếu thờ cá Ông không theo
nàgy cố định, mà tùy đặc điểm của từng vùng. Tục thờ cá Ông vốn là một tín
ngưỡng của người Chăm. Trong ngày lễ, lăng thờ được trang hòang rực rỡ ,
trang nghiêm, có giăng đèn, kết hoa. Các nhà dân đặt bàn hương án, nhang

149
đèn, bánh trái, hoa, xôi… Ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư
phủ đều đậu ở bến. Lễ hội còn diễn ra trên biển ở ngoài khơi. Phần hội có tổ
chức hát bả trạo và hát bội.
3. DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Ngoài người Việt chiếm đa số, ở đậy còn có nhiều thành phần dân tộc khác
sinh sống như: Bru – Vân Kiều, Chứt, Hoa, Cơ Tu, Xđăng…
BRU-VÂN KIỀU:
Thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Môn_khmer sinh sống tập trung ở miền núi và các
tỉnh Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế. Kinh tế chủ yếu là nương rẫy
và đã biết làm lúa nước, chăn nuôi gia súc và biết một số nghề thủ công như
đan lát, đan gùi, đan chiếu lá, săn bắn, hái lượm, đánh cá vẫn được duy trì để
cung cấp lương thực thực phẩm. Làng bản của những người Bru thường gọi
là Wín hay Wel, nhà của người Bru là kiểu nhà sàn.
Phong tục: Trong lễ cưới nhà trai cho nhà gái một thanh kiếm, khi về nhà
chồng cô dâu phải qua nghi lễ bắt buộc: bắc bếp rửa chân, ăn cơm chung với
chồng.
Trang phục: Đàn ông đóng khố, ở trần, đàn bà đóng khố chăn có áo chui cổ
rộng, không ống tay ngang ngực và gấu cổ có những đường trang trí màu đỏ.
CHỨT:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Sinh sống ở một số xã ở hai huyện
Mink Hoá và Tuyên Hoá thuộc tỉnh Quảng Bình.
Kinh tế: nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, nương rẫy, ngoài ra còn có hái
lượm, nghề thủ công đan lát, nghề mộc đang phổ biến.
Phong tục: ngoài thờ cúng giống người Kinh, người Chứt còn thờ nhiều ma
như: ma rừng, ma núi, ma suối. Kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong
phú như: làn điệu dân ca Ka Tum, Kà Lành, nhiều truyện kể, nhạc cụ có
khèn bè, đèn ống, sáo trúc.
CO:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Khmer, cư trú ở Trà My tỉnh Quảng Nam, Trà BẢn
tỉnh quảng Ngãi. Kinh tế chủ yếu làm rẫy với láu ngô, sắn.
Sắc phục: nam ở trần đóng khố, nữ quấn váy mặc áo cộc tay, yếm, khi trời
lạnh khoác thêm tấm vải, thích đeo trang sức, những hạt cườm được ưa thích
nhất.
Tín ngưỡng: người Co tin vào vạn vật hữu linh, nhiều thần nhưng chủ yếu là
thần lúa. Thanh niên nam nữ tự do tìm hiểu, cưới xin đơn giàn, cô dâu về
nhà chồng. Nhưng trước đây, người Co chỉ được kết hôn trong cùng tộc
người. Sinh hoạt văn nghệ dân gain phong phú, nhiều làn điệu dân ca như: A
Giói, Klu, Xku và nhiều truyện cổ tích về nguồn gốc xa xưa của con người.
CƠTU:

150
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer cư trú ở Quảng Nam, huyện A Lưới –
Thừa Thiên Huế, kinh tế làm rẫy là chủ yếu.
Phong tục: theo chế độ phụ hệ, có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ có một tên
họ. Kiêng cữ một điều nhất định nào đó, theo phong tục thì con trai họ này
lấy con gái họ kia, khi vợ hay chồng chết thì có thể lấy chị hay em vợ, người
vợ có thể lấy em và anh của chồng.
Trang phục: đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà mặc váy áo, mùa lạnh khoác
thêm tấm vải quanh mình. Đồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ,
khuyên tai có tập tục xâm mình, cưa răng. Sinh hoạt văn hóa dân gian như
lối hát trữ tình, gọi là Tơ Len, có nhiều truyện cổ. Hàng năm, có nhiều lễ hội
cầu mong cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, lễ đâm trâu là mùa màng
tiêu biểu nhất.
HOA:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Hán. Nhà ở phổ biến là kiểu chữ Môn, ba gian hai
chái, bằng vật liệu có sẵn trong vùng. Thừơng thì gia đình phụ hệ duy trì
kiểu gia đình truyền thống với bốn đến năm đời.
Trang phục: phụ nữ vận quần, áo 5 thân cài lệch phía bên phải, trùm khăn
mỏng áo cộc tay dài 5 phân, còn đàn ông mặc giống người Nùng, Mông,
Giao.
Tập tục: “Môn đăng hộ đối” ma chay tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Sinh
hoạt ca hát “Sơn ca” ca kịch, nhạc cụ, lễ tết múa Sư Tử, quyền thuật, nhiều
trò chơi truyền thống.
HRÊ:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Cư trú huyện Ba Tơ – Ngũ Hành Sơn
– Quảng Ngãi, Bình Định. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước.
Trang phục: đàn ông trước kia đóng khố, áo cánh ngắn ở trần, đầu quấn
khăn, đàn bà mặc váy hai tầng có năm thân trùm khăn. Nam nữ đều búi tóc
cài trâm hoặc lông chim, thích đeo trang sức sinh hoạt văn nghệ dân gian
phong phú nhiều thơ ca, thích ca hát làn điệu dân ca có tiếng La Ca Choi, Ka
Lêu.
MNÔNG:
Ngôn ngữ thuộc Môn-Khmer, kinh tế chủ yếu là nương rẫy.
Trang phục: đàn ông đóng khố cởi trần, phụ nữ quấn váy ngang mắt cá chân.
Khố và váy có màu chàm, có trang trí hoa văn, thanh niên mặc áo chui đầu.
Phong tục:đến tuổi trưởng thành con trai con gái phải cà răng mới được lấy
vợ lấy chồng. Khi có người chết thường ca hát gõ chiêng trống bên quan tài
suốt ngày.
XƠĐĂNG:
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, cư trú tập trung ở Quãng Namvà
Quãng Ngãi. Kinh tế chủ yếu là nương rẫy.

151
Trang phục: đàn ông đóng khố đàn bà mặc váy đến dầu gối. Mùa lạnh đàn
ông khoác lên người tấm “đồ” có nhiều sọc đỏ, đàn bà mặc áo ngắn tay có
sọc dài ở ngực ở eo, thích đeo nhiều đồ trang sức.
Sinh hoạt van nghệ phong phú, lễ đâm trâu múa hát, tấu kồng chiêng……
Các làng nghề truyền thống- làng cổ:
Phường đúc đồng :
Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương ở phía Long Thọ, cách thành phố
Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nghề đđúc đồng là một trong những nghề thành công truyền thống lâu đđời
và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đđúc ở Huế ra đđời có nguồn gốc từ tổ
chức của những thợ thuyền có nghề đđúc thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa
Nguyễn, đã ra đời được một công tượng đúc đồng, những người thợ từ nhiều
nơi làm việc trong những công trình của Chúa ở Trường Đồng.
Phường Đúc đồng gồm có 5 xóm, Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang
Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc
đồng lớn nhất và có danh tiếng.
Khi Chúa Trịnh về Tây Sơn chiêm Phú Xuân thì các công tượng đúc đồng bị
tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn ở lại tại chỗ và tiếp tục
nghề đúc của cha ông. Nhờ các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn
được duy trì và phát triển cho tới ngày nay.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn thì thuỷ tổ của nghề này là
Nguyễn Văn Lương quê ở Kinh Bắc và nghề này được truyền thừa qua 13
đời, hiện nay đđang là đời thứ 14.
Những người thợ tài hoa phường đúc đã để lại cho cố đô Huế các tác phẩm
danh tiếng như Đại Hồng Chung, chùa Thiên Mụ; những chiếc vạc đồng,
nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn
và đặc biệt là Cửu Đỉnh – bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm
nỗi. Đó là những thành tựu rực rỡ của nghệ thuật đúc đồng ở nước ta.
Làng cổ Phước Tích:
Ngôi làng cổ này nằm bên bờ sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hoà, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều làm Phước Tích hấp dẫn mọi du khách là ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít.
Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có hơn 30 ngôi nhà được xếp
vào loại cổ nhất của lành cổ Việt Nam. Ngày xưa để làm những ngôi nhà
như thế này công thợ phải mất hàng năm trời. Thợ làm nhà không tính công,
tính tháng.
Nhà cụ Trương Công Bậc được thiết kế theo kiểu ba gian hai chái. Mái lợp
ngói liệt đã thắm nâu, tường gạch rêu phong cổ kính. Hàng cửa bảng khoá
sậm đen màu thời gian tạo nét thâm nghiêm. Cái sân trước nhà rộng thênh
thang được lót bằng gạhc bát tràng còn khá nguyên vẹn.

152
Cạnh nhà cụ Bậc là nhà ông nguyễn Đình lan. Làm quan, nhưng suốt đời
ông sống thanh liêm trong sạch, không tham của công một cắc bạc nên khi
về già được vua Duy Tân bức hoành ca ngợi công đức.
Sự phát hiện làng cổ phước tích được đánh giá ngang với sự phát hiện phố
cổ Hội An vào những năm tám mươi của thế kỳ XX. Ngay lập tức, nhành du
lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào khai thác các tour du lịch làng cồ Phương
Tích và đã có nhiều đoàn khách du lịch quốc tế đến tham quan và họ đánh
giá cao về làng cổ này.
Về Phương Tích, du khách thấy dân trong làng ai cũng thuộc lịch sử làng
mình như bài học vỡ lòng và người dân nào trong làng làm được hướng dẫn
viên du lịch. Bà Trương Thị Thú, con gái cụ bậc dù tuổi đã cao nhưng vẫn
còn nói năng lưu loát. Trong nhà bà có đầy đủ bộ đồ gốm cổ của ngôi làng
hơn 500 năm tuổi này.
Ngày xưa làng Phương Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm
bằng đất sét pha bùn, có màu nâu đen. Sự giàu sang. Xây dựng lên ngôi nhà
gỗ trong làng độc đáo bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.
Làng Dương Nỗ:
Làng Dương Nỗ thuộc xã Phú dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên –
Huế, cách Thành phố Huế khoảng 8km.
Dương Nỗ là một làng người Việt khai phá xây dựng từ khá sớm. Thuở nhỏ,
Hồ Chí Minh đã sống cùng cụ thân sinh khi còn dạy học ở đây. Tại đây hiện
còn lưu giữ ngôi nhà kỉ niệm, cùng ngững kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của
Người.
Cách đây vài thế kỷ, dương Nổ là làng quê sầm uất, giàu có va là mảnh đất
có truyền thống văn võ. Ngôi đình làng được xây cất từ lâu đời. Đình Dương
Nỗ khá nỗi tiếng bởi kiến trúc quy mô đẹp và thâm niên, một di tích tiêu
biểu cho mô hình làng cổ Việt Nam.
Năm 1898, cụ Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Bác Hồ) được ông Nguyễn
Viết Tuyên, nhân viên bộ hình, người Làng Dương Nỗ mời về dạy cho con
mình đang chuẩn bị kỳ thi hương. Thời gian ấy cậu bé Nguyễn Sinh Cung
được theo cha về Làng Dương Nỗ. Tại đây, cậu bắt đầu học chữ hán cùng
với những học sinh nhỏ của cha. Cha con cụ Huy đã được gia đình ông
Nguyễn Văn Độ giao cho sử dụng một ngôi nhà năm gian để làm nơi ở và
dạy học trò. Cậu Cung đã ở với với cha tại Làng Dương Nỗ cho đến năm
1900 khi cụ Huy phải đi nhận chức giám thị tại cuộc thi Hương ở Thanh
Hoá, cậu trở lại sống với mẹ tại ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, Huế.
Ngôi nhà ở dương Nỗ dựng theo hướng đông nam, cách bờ sông Phố Lợi
chừng 30m. ngôi nhà này sau bị hoả hoạn, ông Độ cho dựng lại một gian hai
chái. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhyân dân địa

153
phương đã bảo trì và phục chế lại theo kiến trúc xưa để làm khu lưu niệm thể
hiện tấm lòng kính yêu và ngưỡng mộ của dân tộc đối với Bác Hồ.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước:
Làng đá nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ
Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ
Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra là đá cẩm
thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, du
khách khỏi tán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá qua
đôi tay tài ba của các nghệ nhân, mỗi tác phẩm mang một nét hài hòa và độc
đáo riêng của nó. Các tác phẩm có hình dáng các vị Phật, vị Thánh, Chúa,
thần Vệ Nữ, các con vật trong huyền thoại như lân, rồng; rồi đến các đồ
trang sức bằng đá. Những năm gần đây làng nghề phát triển nhanh chóng;
sản xuất kinh doanh đã mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Khách đến Đà
Nẵng thường rất thích mua những sản phẩm làm từ đá về làm quà. Hiện nay
ngoài những cơ sở điêu khắc đá do chính các nghệ nhân làm chủ, còn có “
Trung tâm điêu khắc đá Đà Nẵng” từ Dự án điêu khác Đà Nẵng do một
người Na Uy tên Stobakken Oyvin đứng ra quyên góp từ các tổ chức quốc tế
tài trợ. Trung tâm đứng ra hỗ trợ thiết bị và đào tạo tay nghề cho những thiếu
niên có năng khiếu điêu khắc nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền
thống này.
Làng bánh khô mè Cẩm Lệ:
Ngôi làng nằm bên dòng sông Cẩm lệ hiền hòa, cách trung tâm thành phố 6
km về phía nam thuộc phường Khuê Trung- quận Hải Châu. Loại bánh khô
mè của làng nổi tiếng khắp nơi. Bánh được làm từ bột gạo, bột neap, đường
kính, gừng và mè; đặc biệt bánh ở đây vẫn giữ được độ giòn của ruột bánh,
độ dẻo của đường kính và mùi thơm của gừng, mè. Đối với người dân
Quãng Nam, Đà Nẵng thì bánh khô mè đã đi vào tiềm thức. Nó không chỉ là
món quà được ưa thích mà còn là phẩm vật dâng cúng ông bà tổ tiên trong
dịp lễ, tết.
Làng chiếu Cẩm Nê:
Cách trung tâm thành phố 14 km về phía tây nam, thuộc xã Hòa Tiến, huyện
Hòa Vang. Cẩm Nê từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng với các loại chiếu hoa
truyền thống. Được làm từ nguyên liệu thảo mộc là lát và đay với khung dệt
kết cấu tinh tế sẽ cho ra đời những chiếc chiếu có các kích thước khác nhau,
hoa văn trang trí đẹp mắt, giữ được ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa
hè. Ngoài ra làng nghề nằm bên con sông Yên thơ mộng này còn có nghề
làm nong rổ Yến Nê và nón lá La Bông.
__________________

154
4. ĐỐI TƯỢNG VĂN HÓA, THỂ THAO KHÁC:
Các bảo tàng:
Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh:
Được đặt trong toà nhà hai tầng nằm trên đường Lê Lợi, nhìn ra sông
Hương. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật, tranh ảnh nói về sự nghiệp cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt giới thiệu Người 10 năm ở Huế.
Tới thăm phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế sẽ giúp cho du khách
hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh _ vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam và tình cảm kính trọng vô bờ bến của người dân
Thừa Thiên Huế đối với Người.
Bảo Tàng Cổ Vật – Điện Long An:
Bảo tàng có diện tích 6.330 m2. bao gồm tòa nhà chính ở giữa và một số nhà
kho, nhà ở cho nhân viên. Tòa nhà chính từng là điện Long An trong cung
Bảo Định được xây dựng vào năm 1845 thời Thiệu Trị. Nơi đây là chống
vuyi chơi giải trí cho vua Thiệu Trị khi đi làm lễ Định Điền hàng năm. Năm
1847, vua Thiệu Trị qua đời, nơi đây dùng để thờ vua. Năm 1885, quân Pháp
đóng quân ở đây nên vua Thành Thái cho dời việc thờ cúng về điện Phụng
Tiên. Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ của người Pháp được thành lập,
nên năm 1923 bảo tàng Khải Định được thành lập và tồn tại cho đến thời
Bảo Đại. Năm 1947, bảo tàng Khải Định được đổi thành Tàng Cổ Viện. Đến
năm 1958, Tàng Cổ Viện được gọi là Bảo Tàng Huế. Sau ngày 30/4/1975 có
thể gọi là nàh trưng bày cổ vật hay bảo tàng Huế. Hiện nay gọi là Bảo Tàng
Mỹ Thuật Cung Đình Huế.
Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ quí với nghệ thuật cung điện độc
đáo. Tòa nhà được làm theo kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Có tất cả 128 cột
và cách trang trí nội ngoại thất vô cùng phong phú. Trên tường gỗ của tòa
nhà trang trí trên 1000 bài thơ văn bằng chữ Hán và hàng trăm hình ảnh cổ
vật theo mô típ cổ điển với những đường nét chạm trổ rất tinh tế và khảm
nổi bằng những vật liệu quí giá như xương, xà cừ, đồi mồi. Đặc biệt nhất có
hai bài thơ của Thiệu Trị, mỗi bài 56 chữ theo kiểu “Hồi văn kiếm liên
hoàn”, sắp xếp theo hình bát quái, có thể đọc thành 64 bài thơ thất ngôn và
ngũ ngôn khác nhau. Trước đây có hơn 10.000 hiện vật được trưng bày
nhưng đã bị thất lạc và mất mát nhiều.
Tòa nhà này là tòa nhà kép gồm bộ mái của nhà trước và nhà sau liên kết
nhau chặt chẽ. Cách này còn gọi là chính doanh – tiền doanh, tiền điện – hậu
điện. Nàh trước có 7 gian với 8 bộ, hai bên có hai chái đơn. Nhà sau chỉ có 5
gian với 6 bộ, hai bên có hai chái kép.
Chung quanh tòa nhà là cửa bảng khoa lồng kính thu ánh sáng tự nhiên.
Điện có nền cao để tránh lụtm mái làm thấp để tránh gió bão. Các nàh kiến
trúc xưa đã khéo léo tạo ra ảo giác chiều cao: cắt phần mái che bao xung

155
quanh ra làm 3 tầng, tầng giữa là hàng cổ diêm để trang trí. Chuốt nhỏ các
cột hiên đứng xuống mặt sân chứ không tựa lên nền. Trang trí hình lưỡng
long tranh châu và hình hồi long ở hai đầu trong tư thế muốn bay bổng lên
không trung. Mái ở đây thẳng không cong lên như chùa ở miền Bắc. Trên
sân dưới mái hiên trước tòa nàh có trưng bày khoảng 20 hiên vật bằng đá và
kim loại gồm bia đá, súng thần công, tượng quan, vạc đồng, chuông đồng.
Nội thất có chừng 30 hiện vật được trưng bày thành 6 khu trưng bày bao
gồm: Bộ (chiên) biên chung dùng để tế giao (1846); Hộc, đấu là những đơn
vị đo lường lúa gạo; súng điểu thương (TK XVII – XIX); Đồ tự khí bằng
đồng; áo vua, án thư của vua Tự Đức; Long Sàn; Sập Gụ; Đầu Hồ; Bình
Phong; Qủa cầu chạm cửu long; chậu sứ; bộ dụng cụ uống rượu hình lồng
đèn: ấm chén bằng ngà voi của vua Đồng Khánh ( 1885- 1889); gương soi
bằng đồng; bàn ủi đồng; lò đồng; vá múc, áo, ủng, hài của vua và hoàng hậu;
bát bảo binh khí, đồ pháp lam… Ngòai những hiện vật đu7ọc trưng bày, bảo
tàng còn có hàng ngàn đồ sứ men lam, đây là đồ sứ làm bằng đất nung do
triều đình Huế đặt làm ở các lò gốm sứ bên Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là
bảo tàng còn hơn 80 hiện vật Chàm sưu tập được tại Quảng Trị và mang ra
từ Trà Kiệu sau những cuộc khảo cổ năm 1927.
Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa:
Nằm góc đường Trưng Nữ Vương và đường 2/9, Bảo tàng được xây dựng
vào năm 1915 theo môtíp Chămpa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu
Viễn đông bác cổ Pháp. Hầu hết các tác phẩm Chămpa được trưng bày tại
đây đều có nguồn gốc xuất xứ từ Quãng Nam, Quãng Ngãi, Quãng Bình,
Quãng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Kontum. Đây là những
tác phẩm nguyên bản thể hiện trên chất liệu sa thạch, đất nung và đồng có
niên đại từ thế kỷ thứ VII đế thế kỷ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật
khác nhau và có tính nối tiếp theo lịch đại như phong cách Mỹ Sơn E1,
Đồng Dương, Chánh Lộ, Tháp Mẫm. Trong bảo tàng có các lọai hình điêu
khắc như : tượng, đài thờ và vật trang trí. Các tượng liên quan đến các thần
Ấn Độ giáo thời kỳ Vê Đa như thần Sấm sét Indra, thần Siva, thần Brama,
thần Skanda, thần Genesa, Laksmi, Sarasvati, Uma, tượng vũ nữ Apsara,
thần hộ pháp… Tất cả đều thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn minh
Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế
kỷ qua.
Bảo tàng luôn được đầu tư nâng cấp và bổ sung thêm các hiện vật mới được
phát hiện.
Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng:
Tiền thân của Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng
Nam, được thành lập vào ngày 02/09/1975; đến ngày 18/10/1986 được đổi
tên là Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi

156
chia các tỉnh thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Thư viện được
mang tên là Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng cho đến ngày hôm nay.
Chức năng và nhiệm vụ của thư viện là chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng
trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngoài nước về các
nàgnh khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội; quản lý, chỉ
đạo và hướng dẫn ngiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố. Hỗ
trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi có yêu cầu.
Thư viện có 120.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngôn ngữ Việt,
Anh, Pháp, Nga…, 180 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng
nước ngoài. Ngòai ra còn có các loại tài liệu khác như: tranh, ảnh, nhạc, bản
đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM…
Bảo Tàng Đà Nẵng:
Địa chỉ: 24 phố Lê Duẩn – Đà Nẵng. Bảo tàng thành phố được đặt trong toà
nhà ba tầng rộng rãi, khang trang, trước đó là thư viện của UBKH – KT tỉnh.
Bảo tàng được trưng bày theo 5 chuyên đề ớn: văn hóa các dân tộc miền núi,
nền văn hóa Sa Huỳnh, còn lại ở Quảng Nam – Đà Nẵng; những tác phẩm
nghệ thuật điêu khắc Chàm phát hiện sau 1975, những di tích chiến tranh
trong thời kỳ chống Mỹ, giới thiệu lịch sử cận đại từ trước 1930 – 1975 của
địa phương.
__________________
5. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KHAI THÁC
Thuận lợi:
Ø Vùng có nhiều di sản văn hóa thế giới như : cố đô Huế, phố cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha – vườn quốc gia Kẻ Bàng, nhã nhạc
cung đình Huế. Ngoài ra trong vùng còn có nhiều di tích lịch sử – văn hóa-
nghệ thuật có giá trị cao , thuận lợi cho việc phát triển lọai hình du lịch văn
hóa.
Ø Có nhiều lễ hội phong phú, trải dài suốt năm, đặc biệt là lễ hội cá Ông –
đây là lễ hội lớn và tiêu biểu cho các tỉnh ven biển miền Trung.
Ø Cộng đồng dân tộc khá đa dạng và kèm theo đó là bản sắc văn hóa đặc
trưng độc đáo càng với các làng nghề truyền thống và làng cổ.
Ø Các đối tượng thể thao – văn hóa khác cũng khá đa dạng với hệ thống các
bảo tàng có sức hút du khách cao, ví dụ như Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc
Chăm.
Khó khăn:
Ø Đối với các di sản văn hóa thế giới thì nhiều hạng mục đang bị xuống cấp
bởi tác động của thiên nhiên và của con người. Ví dụ: Phố cổ Hội An hiện
nay đang bị xuống cấp trầm trọng bởi lũ lụt. Nếu không được trùng tu thì có
thể trong một vài tới có thể bị biến mất hòan toàn.
Một vấn đề đặt ra nữa là hiệu quả sử dụng hình ảnh của các di sản văn hóa

157
thế giới vào việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Ví dụ như Thánh địa
Mỹ Sơn tuy được công nhận là di sản văn hóa thế giới nhưng lại rất vắng
khách, chính vì vậy hiệu quả đem lại là chưa cao.
Ø Một số lễ hội, làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một bởi sự tác
động của đời sống kinh tế.
Ø Đời sống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn vì thế Đảng và Nhà
nước cần quan tâm đến họ nhiều hơn nữa.
Ø Quy mô các bảo tàng , thư viện chưa lớn .
__________________
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT,DỊCH VỤ
DU LỊCH, DỊCH VỤ DU LỊCH
CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ VẬT CHẤT KỶ THUẬT:
A- CƠ SỞ HẠ TẦNG:
Được ví như chiếc đòn gánh, gánh hai vựa lúa lớn của hai đầu đất nước. Dải
đất Bắc Trung Bộ dài và hẹp có tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam chạy
qua, trung tâm của vùng là Huế – đà Nẵng cách hà nội khoảng 700km và
thành phố Hồ Chí Minh gần 900 km. vùng du lịch này có điều kiện để phát
triển mạng lưới giao thông rộng khắp phục vụ cho các hoạt động của vùng
với hệ thống giao thông: đường sắt, đường sông và đường hàng không.
Hệ thống đường bộ và đường sắt phát triển, song song đường biển. Quốc lộ
1A chạy qua vùng khá khang trang và tốt. Đường Quốc lộ 9 dài 89 km từ
Quảng trị đến cửa khẩu lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế
vào năm 1993 càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách từ Thái Lan
sang.
Ngày 1/4/1989, sân bay Đà nẵng được nâng cấp thành sân bay Quốc tế. Đây
là sân bay thứ ba của cả nước được trực tiếp noun khách quốc tế sau Nội bài
(Hà Nội), và tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Sự kiện sân bay quốc
tế Đà Nẵng được mở là một điểm nhấn quan trọng trong sị* phát triển du
lịch của địa phương, giúp địa phương trở thành một trung tâm giao lưu quốc
tế của miền Trung. Ngoài sân bay quốc tế Đà Nẵng còn có sân bay Phú Bài
(Huế), một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị, Quảng Ngãi.
Đường giao thông đến các huyện lị trong vùng cũng được nâng cấp tương
đối hoan chỉnh. Đường sắt xuyên việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi
qua phần lớn các điểm du lịch trong vùng.
Hệ thống điện và nước trong vùng tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang
được chú trọng và được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trong vùng
không có lấy một nhà máy điện cở trung bình. Trung tâm công nghiệp Đà
Nẵng có sản lượng điện hàng năm chỉ đạt 100triệu kwh. Bình quân rên đầu
người chỉ đạt 58kwh, thấp hơn mức trung bình của cả nước.

158
Mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại, điện báo tương đối tốt trong việc
giao dịch với các vùng trong cả nước, tuy nhiên hệ thống thông tin liên lạc
này chưa thông suốt đến mọi nơi, so với nhu cầu hiện nay thì đang ở mức
thấp.
Đường hầm xuyên đèo Hải Vân
Từ đầu tháng 6/2005 chúng ta sẽ chỉ mất 10 phút xuyên qua đèo Hải Vân ,
thay vì 45 phút leo đèo như trước đây. Sau 5 năm thi công, hầm đường bộ
xuyên đèo Hải Vân nối thành phố Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế là một trong
30 hần đường bộ dài và hiện đại nhất Đông Nam Á sẽ được chính thức đưa
vào sử dụng
]
Hệ thống đường hầm Hải Vân gồm : hầm chính(hầm giao thông) và hầm
phụ (hầm lánh nạn), Hầm chính có chiều dài 6280m, rộng 11,9m, cao 7,5m ,
tĩnh không thông xe 4,95 mt. Trong hầm có hai làn xe, mỗi làn rộng 3,75 m
được ngăn cách bởi hàng cọc cao su. Phía Tây của hầm có đường đi bộ dành
cho người đi bộ rộng 1 m, cao 1m. Dọc theo đường hầm có 18 điểm mở
rộng dành cho mục đích đổ xe khẩn cấp.
Hầm phụ rộng 4,7 m , cao 3,8 m , nằm về phía Đông chạy song song hầm
chính, cách hầm chính 30m, mỗi hầm cách nhau cách nhau 400m. Có 15
hầm ngang nối hầm chính và hầm phụ, mỗi hầm cách nhau 400m. trong đó
11 hầm ngang dành cho người đi bộ có kích thước cửa vào là 2,25m, cao
2m, và 4 hầm dành cho cứu hộ( và cả người đi bộ) có cửa vào rộng 45m, cao
3m. trong trường hợp vận hành bình thường các hầm ngang được đóng kín
bằng cửa kéo. Trong trường hợp khẩn cấp ( có tai nạn ) người tham gia giao
thông rời ôtô chạy bộ đến hầm ngang, tự kéo cửa để vào hầm thóat hiểm
theo biển chỉ dẫn ở ngòai. Sau khi thả tay ra cửa này sẽ tự động đóng lại để
ngăn khói từ hầm chính lan sang.
B. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT:
Nếu như Bắc Bộ có cơ sở vật chất kỷ thuật hùng hậu, vững chắc, Nam Bộ có
hệ thống tiên tiến hiện đại thì bắc Trung Bộ là kém hơn cả. Các khách sạn
đang sử dụng hầu hết là được cải tạo từ cư xá của lính Mỹ. Các trung tâm
lưu trú chính của vùng là Huế và Đà Nẵng, trung tâm phụ là Đông Hà vì đây
là vị trí đầu mối giao thông quốc tế.
Nhìn chung cơ sờ hạ tầng kỹ thuật của miền Bắc Trung Bộ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nhành du lịch, đóng góp GDP phần trăm cả nước.
Cơ sở lưu trú:
Do yêu cầu tổ chức họat động du lịch của vùng cần có sự liên kết chặt chẽ
giữa Thừa Thiên Huế và Quãng Nam Đà Nẵng, nên trung tâm lưu trú chính
của vùng là Huế và Đà Nẵng.
Thừa Thiên Huế:

159
Khách Sạn Century:
DT. 823390 Fax: 823394
Khách sạn Hương Giang:
DT: 822122 -823958 Fax: 823102
Nhà hàng nổi Sông Hương:
ĐT: 823738
Khách sạn Sài Gòn
ĐT: 821007
Đà Nẵng:
Khách sạn Bamboo Green
ĐT: 822996-822997 Fax:822998
Khách sạnSài Gòn Tourane
ĐT: 821021 Fax: 895285
Khách sạn Faifo
ĐT: 827901
Khách Sạn Furama
ĐT:847333-847888 Fax :847666
Cơ sở kinh doanh ăn uống:
Thừa Thiên Huế:
Cơm hến Trương Định
7b Trương Định
Nhà hàng Thiên Đường
17 Lê Lợi
Nhà hàng Quê Hương
75 Nguyễn Sinh Cung
Đà Nẵng:
Nhà hàng Đà Nẵng Seafood
3 Hoàng Văn Thụ
ĐT 826320 Fax 823769
Nhà hàng Phì Lũ
225 Nguyễn Chí Thanh
ĐT 823547 Fax 823574
Nhà Hàg Kim Đô
174 Trần Phú
ĐT 821846 Fax 891029
__________________
IV. LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH
Sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, các di tích lịch
sử, cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh.

160
Các sản phẩm chủ yếu:
Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới và truyền thống.
Tham quan các di tích chống Mỹ cứu nước.
Nghỉ dưỡng, giải trí cảnh quan ven bien, hồ và núi, hang động.
Tham quan các vườn quốc gia, các khu dự trữ tự nhiên.
Các hình thức du lịch biển.
Các loại hình du lịch:
Du lịch sinh thái:
Du lịch biển:
Du lịch tắm biển.
Du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch thể thao.
Các điểm du lịch chủ yếu:
Bãi đá Nhảy:
Bãi đá Nhảy là một quần thể núi ở ngay bãi biển, dưới chân đèo đá Nhảy;
cách thị xã Đồng Hới khoảng 20 km về phía Bắc.
Bãi đá Nhảy là một bãi biển cát trắng, sạch và có nhiều núi đá, những cột đá
cao nhỏ, cao thấp với những hình thù như những con thú ngộ nghĩnh, phải
chăng vì thế mà bãi đá này được dân gian gọi tên là đá Nhảy.
Khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh :
Khu du lịch Mỹ Cảnh nằm trong hệ thống du lịch miền Trung mang tên con
đường di sản thế giới. Toàn bộ khu du lịch này nằm chính ở mũi cát Mỹ
Cảnh, cận kề cửa sông Nhật Lệ với diện tích 29 ha. Có 9 khu chức năng tại
khu du lịch Mỹ Cảnh – Bảo Ninh: khu trung tâm, khu đại lộ xanh và đài Mỹ
Cảnh vọng, khu khách sạn cao tầng, khu resort, khu nghỉ dưỡng, khu công
viên công cộng, khu văn hóa thể thao, giải trí, khu du lịch lữ hành, khu phụ
trợ và kỹ thuật.
Cửa Tùng:
Là một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và là cửa
sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang
mộ vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển
lúc nào cũng lộng gió.
Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh
nắng mặt trời. Thất thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải
ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây. Cửa Tùng là một nơi du lịch đầy tiềm năng và
đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách gần xa.
Biển Cảnh Dương:
Cảnh Dương là một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm
cách thành phố Huế 45 km về phía Đông Nam và cách đường quốc lộ 1A 4

161
km. Bãi biển Cảnh Dương dài 8 km, rộng 200m, có hình vòng cung được
giới hạn bởi mũi Chân Mây Tây và mũi Chân Mây Đông, dải cát trắng mịn
tạo nên độ dốc thoai thoải và mặt nước phẳng lặng khác thường khiến cho
Cảnh Dương là nơi tắm biển lý tưởng và tổ chức các lọai hình thể thao dưới
nước. Ngoài ra tại đây còn có cửa biển Tư Hiền nối với đầm cầu Hai, có cửa
sông Bu- so và chùa Túy Vân là những thắng cảnh nổi tiếng từ xa xưa có sức
hấp dẫn cao đối với du khách.
Biển Lăng Cô:
Dài khoảng 10km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, gần đèo Hải Vân. Với bờ biển thoai thoải,
cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào
mùa hè, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Ngoài việc
tận hưởng những món ăn đặc sản tuyệt vời, du khách có thể đến thăm thắng
cảnh Chân Mây và làng chài Lăng Cô gần bãi biển.
Biển Thuận An:
Thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thuận
An là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày tham quan kinh thành,
lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh Huế. Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh
cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra Phá Tam Giang rồi thông ra
biển. Bãi biển cách thành phố Huế 15km, du khách có thể đến đó bằng ô tô.
Chuyến đi bằng ô tô vừa nhanh vừa thú vị với một bên là cảnh dòng sông
còn bên kia là quang cảnh nhà cửa, am miếu, đền chùa và những cánh đồng
lúa.
Thuận An là nơi thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển
vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kép dài từ tháng 4 đến tháng
9 lúc tiết trời nóng bức nhát.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích
Nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Am
Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.

Bãi biển Cửa Đại:


Cửa Đại còn gọi là Đại Chiêm, cách Hội An 4km, đi thẳng theo đường Trần
Hưng Đạo, đường Cửa Đại. Đây là một bãi biển đạp thu hút nhiều khách. Xa
xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của cù lao Chàm. Trên đảo có 2.500 dân sinh
sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến.
Bãi tắm Mỹ Khê:
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 2 km, không gian bãi tắm rộng
kéo dài đến Nam Thọ. Mỹ Khê có phong cảnh đẹp, các dịch vụ khá đầy đủ.
Mỹ Khê còn có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích
hợp cho những chuyến du lịch nghỉ biển của du khách phương xa. Bãi tắm

162
thuộc loại nhộn nhịp nhất thành phốm nhưng công tác an ninh, trật tự cũng
như công tác cứu hộ tại bãi biển đều đảm bảo an toàn.
Bãi tắm Bắc Mỹ An:
Cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Nam, thuộc phường
Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn. Khu Bắc Mỹ An có 5 bãi tắm đẹp là T18,
Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama-
bãi tắm được đánh giá cao với nước biển trong xanh, cát trắng mịn. Tùy theo
khả năng và sở thích mà du khách có thể lựa chọn cho mình một chuyến
nghỉ biển phù hợp tại đây. Ngoài khu nghỉ mát Furama Resort đạt tiêu chuẩn
5 sao, trong khu vực còn có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sẵn sàng phục
vụ du khách các nơi.
Bãi tắm Thanh Bình- Xuân Thiều- Nam Ô:
Từ Thanh Bình đến Liên Chiểu dài hơn 12 km có những bãi tắm sát đường
lộ. Đường du lịch biển Nguyễn Tất Thành vừa đưa vào sử dụng vào năm
2003 đã mở ra cơ hội tốt để khai thác thế mạnh của các bãi tắm này. Cả khu
vực nói chung còn hoang sơ và đẹp, nước trong xanh soi rõ tận đáy, có độ
thoải, cát mịn. Các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, mô tô nước, dù bay… cũng
đã được đưa vào khai thác, từng bước đáp ứng nhu cầu giải trí biển của
người dân địa phương và du khách các nơi.
Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà:
Quanh Sơn Trà có nhiều bãi tắm đẹp rất đẹp và vẫn giữ được nét hoang sơ
như: bãi Tiên Sa, bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Con, bãi Nam, bãi Bắc… các bãi
tắm này có điểm chung là độ dốc khá lớn, nước trong xanh soi rõ tận đáy,
phù hợp với các loại hình du lịch biển như: nghỉ dưỡng, lặn biển, leo núi,
câu cá… Đến với các bãi tắm này, ngoài thú vui ngâm mình trong nước, du
khách còn được thưởng thức các món hải sản do ngư dân đánh bắt tại chỗ.
V. MẠNG LƯỚI ĐIỂM DU LỊCH VÀ TUYẾN DU LỊCH (NỘI VÙNG)
Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc tế và quốc gia:
A- Tiểu vùng du lịch phía Bắc:
1. Động Phong Nha:
Động Phong Nha còn gọi là động Trốc hay chùa Hang, nằm ở vùng núi đá
vôi kẻ Bàng, cách thị xã Đồng Hới 50 km vế phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới có
thể đi thweo con đường ô tô đến thị xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên
sông Son khoảng 30 phút thì đến động.
2. Điểm du lịch Quảng Trị:
Bao gồm các cụm di tích lịch sử, đặc biệt à các di tích chiến tranh cách
mạng giải phóng dân tộc trong thờikỳ chjiến tranh chống Mỹ chiếm một vị
trí quan trọng. Trong số các điều kiện tích thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa
đặc biệt.
3. Đường mòn Hồ Chí Minh:

163
B – Tiểu vùng du lịch phía Nam:
1. Các điểm du lịch ở Cố đô Huế:
• Kinh thành Huế và Đại Nội.
• Lăng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn.
• Khu đàn Nam Giao.
• Chùa Thiên Mụ.
• Sông Hương.
• Núi Ngự Bình.
• Đồi Vọng Cảnh.

2. Điểm du lịch vườn quốc gia Bạch Mã:


Nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40 km. là một
trong những khu vực có khí hậu dễ chịu của những nơi nghỉ núi ở Đông
Dương.
3. Điểm du lịch Cảnh Dương.
4. Điểm du lịch A Lưới.
5. Bãi biển Thuận An.
6. Bãi tắm Lăng Cô.
7. Bà Nà- Suối Mơ.
8. Đèo Hải Vân.
9. Đường hầm xuyên đèo Hải Vân.
10. Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ Hành Sơn.
• Bán đảo Sơn Trà
• Ngũ Hành Sơn.
11. Cù lao Chàm.
12. Phố cổ Hội An.
Phố cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng
30km về phía Nam. Đây là một điểm du lịch độc đáo, đặc biệt qýi hiếm ở
nước ta và cả khu vực Đông Nam Á.
13. Thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây Nam, trong một
thung lũng hẹp kín, được bao bọc bởi núi non hiểm trở.
Trên đường từ Mỹ Sơn về thành phố Đà Nẵng khoảng 10km là đền Trà
Kiệu, kinh đô cũ của vương quốc Chămpa.
14. Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm:
Bảo tàng được xây dựng trong 21 năm từ 1915 đến 1936. Nơi đây hiện lưu
giữ rất nhiều tượng thần và tượng vũ nữ, tất cả những tác phẩm này đều
bằng đá hay bằng đất nung.
Các tuyến du lịch chính của vùng:

164
• Hành trình “cung đường di sản” (6 ngày 5 đêm)
Ngày 1: tham quan Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, nhà cổ Tân Ký.
Tham quan phố cổ- phố đèn lồng bên dòng sông Hoài.
Ngày 2: Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng.
Tham quan thánh địa Mỹ Sơn.
Tham quan chùa Cầu Nhật Bản, chùa Ong.
Tham quan bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Bụt, cảng Tiên Sa.
Ngày 3: Đà Nẵng- Huế.
Tham quan bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, chụp ảnh
Lăng Cô.
Dạo phố đêm ở Huế
Ngày 4: Huế.
Tham quan chùa Thiên Mụ, hoàng cung của 13 triều vua Nguyễn.
Ghé Duyệt Thị Đường. Xem ca múa nhạc cung đình Huế.
Tham quan lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, thưởng thức đặc sản Huế.
Đi thuyền trên sông Hương, nghe ca Huế.
Ngày 5: Huế- Phong Nha.
Mua sắm ở chợ Đông Ba.
Tham quan nhà thờ thánh địa La Vang, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
Tham quan động Phong Nha- VQG Kẻ Bàng.
Ngày 6: Phong Nha- Huế- TPHCM.
Xe đưa khách ra sân bay.
Tour “Cung đường di sản” là tour chính và quan trọng nhất vùng, ngoài ra
vùng còn có các tour đặc biệt như: “Về thăm chiến trường xưa”, ” Chinh
phục Bà Nà”.
Thêm vào đó, vùng còn có các tuyến du lịch xuất phát – nối kết từ Đà Nẵng,
Hội An.
o Đà Nẵng- Ngũ Hành Sơn- Hội An: Tham quan bảo tàng Chàm, Ngũ Hành
Sơn với các hang động, chùa, tháp Xá Lợi, làng đá mỹ nghệ Non Nước, tắm
biển Mỹ Khê, tham quan cầu quay trên sông Hàn, viếng phố cổ Hội An.
Tour đặc biệt của công ty du lịch cộng đồng Đà Nẵng:
ü Chương trình chinh phục đỉnh Bạch Mã.
ü Chương trình tham quan Bà Nà- Núi Chúẵ
ü Chương trình khám phá cù lao Chàm
ü Chương trình tham quan hệ thống động Phong Nha- Vườn quốc gia Kẻ
Bàng.
Hội An- Mỹ Sơn- sông Thu Bồn:
Tham quan và ăn trưa tại Mỹ Sơn, về bằng thuyền máy dọc sông Thu Bồn,
thăm làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng và xưởng đóng tàu hay thăm
làng đúc đồng Phước Kiều, làng lụa Duy Châu, kinh đô cổ Trà Kiệu.

165
Hội An – Cù lao Chàm:
Xe đưa ra cửa biển Đại Chiêm, từ đây dùng tàu ra cù lao Chàm, thăm làng
chài bãi Láng, chùa Hải Tạng, Âu Thuyền. Ă trưa nghỉ ngơi, tắm biển ở bãi
Chồng. Đi tàu quanh đảo nhìn các hang yến. Ă tối trên đảo với hải sản bắt
tại chỗ.
Xem ca nhạc dân tộc giữa trời, ngu qua đêm tại nhà nghỉ hay lều trại ở bãi
Chồng.
Ngày hôm sau đi bộ tham quan đảo, đến bãi Hương,viếng miếu tổ nghề yến,
đền Ngọc Hương.
Hội An – Mỹ Sơn – Bà Nà – Đà Nẵng:
Tham quan bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn. Tham quan phố cổ Hội An, du
thuyền trên sông Thu Bồn, tham quan các làng nghề truyền thống. Tự do dạo
phố cổ Hội An về đêm. Nghỉ qua đêm ở Hội An.
Tham quan Mỹ Sơn, ăn trưa ở Hội An, tham quan khu Bà Nà. Tham quan
chùa Linh Ứng, vườn Tịnh Tâm, Thích ca Phật Đài. An tối nghỉ đêm tại Bà
Nà.
Tham quan núi Chúa, thác Cầu Vòng, cầu treo Bà Nà. Chiều tham quan
thành phố Đà Nẵng.
Phố đèn lồng Hội An-Đà Năng-Huế.
Buổi tối ngày đầu tham quan phố cổ Hội An toả sáng với hàng ngàn đèn
lồng đủ màu sắc rực rỡ và cổ kính. Tham gia hoạt động vui chơi: Hội bài
chòi, thi đấu võ thuật, cờ tướng, cờ người, hát hò khoan trên sông.
Ngày thứ hai, tham quan các chùa cổ và hội quán, chùa Cầu, bảo tàng Chăm,
khu du lịch Non Nứoc, Ngũ Hành Sơn
__________________
VI. ẨM THỰC:
Bánh tráng cuốn thịt heo( Đà Nẵng):
Đây là món ăn mà thựa khách tự cuốn lấy cho mình những chiếc nem (theo
cách gọi của miền Bắc) hay gỏi cuốn ( theo cách gọi của người miền Nam)
với thành phần chủ yếu là thịt heo luộc và các thức gia như rau sống, bánh
mì ướt, bánh đa chấm với nước mắm nêm thật cay.
.
Bò tái Cầu Mống ( Đà Nẵng)
Đây là món ăn đặc sản ngon và khá quen thuộc với hầu hết ácc khách sành
ăn mỗi khi có dịp về Quảng Nam – Đà Nẵng. Cầu Mống là một địa danh ở
bên quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 15km thuộc địa phận xã Điện Phương, huyện
Điện Bàn. Nơi đây có hàng chục quán phục vụ món bò tái ăn với mắm nêm
pha tương, ớt, tỏi, đường, chanh và các loại rau kèm theo như chuối chát,
khế chua, rau thơm… bánh tráng mè nướng giòn.
Thịt bò ở đây từ những con bò nuội trên vùng đất Gò Nổi, vì bò an cỏ ở trên

166
đó cho thịt có vị ngọt và thơm. Trước khi thui bò, người ta nhét vào bụng nó
một số lá thơm: ổi, chanh… thui cả con trong thời gian nhất định sao cho
thịt có màu hồng đào, hương thơm từ lá cây thắm vào từng thớ thịt cho một
mùi thơm đặc trưng.
Tôm chua Huế:
Những người Huế tha hương sau chuyến thăm nhà thường không quên mang
theo một vài thứ hương vị quê hương và trong những thứ đó không thể thiếu
thẩu tôm chua. Du khách trước khi rời Huế đều muốn mua vài thẩu tôm chua
về cho người thân.
Tất cả các loại tôm đềm làm được, tôm càng tươi càng ngon, đặc biệt là tôm
rằn. Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu
cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo nước. Măng vòi ( phần non), tỏi sắc
lát mỏng, củ riềng sắc rối, ớt thái lát dài. Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi,
ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào thẩu thủy tinh lấy vài thanh
tre mỏng gài lại và đậy nấp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào
nơi khô ráo và mát mẻ.
Cơm Hến:
Người Việt Nam ăn cơm kiểu nào cũng là cơm nóng chỉ cá cơm Hến nhất
thiết là phải ăn nguội.
Hến ở Huế ngon nhất là hến Cồn. Hến có vị chủ của cơm Hến, xào kèm theo
bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm Hến là
rau sống. Rau sống làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối sắc mỏng trộn lẫn
với bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, có khi còn điểm thêm những cánh
bông vạn thọ vàng.
Nước luộc hến được múc ra cho vào đầy một cái tô đã có đủ cơm nguội, hến
xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng,
màu trắng đùng đục.
Bộ đồ màu của cơm Hến gồm 10 vị: ớt tương, ớt màu, ruốc sống, bánh tráng
nướng bóp vụn, muối rang, đậu phộng rang, mè rau, da heo rang giòn, tóp
mỡ, vị tinh.
Kẹo gương (Quảng Ngãi):
Tại thị xã Quảng Ngãi có đủ các loại đường ngon nổi tiếng như: đường phổi,
đường phèn, mạch nha, nhưng ngọt ngào và có quên nhất có lẽ là món kẹo
gương.
Kẹo gương xuất phát từ thị trấn Thu Xà cách thị xã Quảng Ngãi chừng 10
km về hướng Đông. Kẹo gương từng được vua Lê Trang Tông, thời nhà Lê
trùng hưng dùng làm món tráng miệng trong triếu nội. Tại Quảng Ngãi nghề
làm kẹo gương được phổ biến khắp nơi, nhưng chỉ có kẹo gương Thu Xà là
đặc sản tiêu biểu cho địa phương. Kẹo gương được làm từ đường cát trắng,
mạch nha, mỡ heo, mè và đậu phộng… Miếng kẹo trong suốt như pha lê,

167
giòn, có vị ngọt thanh lẫn vị béo. Ăn kẹo gương dùng với nước trà thì rất thú
vị. Tuy ngon nhưng kẹo gương không để lâu được. Nếu để quá 10 ngày, kẹo
sẽ có vị chua và mất đi hương vị thơm ban đầu.
Cao lầu Faifo(Quảng Nam)
Cao lầu- món ăn gắn liền với phố cổ Hội An (Faifo là tên người Pháp đặt
cho vùng thương cảng xưa), được biết đến qua nhiều lời kể.
Sợi cao lầu được chế biến công phu. Dùng gạo tại địa phương, chọn gạo
không cũ không mới ( tar1nh quá khô hoặc quá dẻo). Gạo ngâm với nước tro
lấy từ củi tràm ở cù lao Chàm. Dùng nước giếng ở khu Bá Lễ để làm bột mì
thì sợi cao lầu mới dai và chắc. Sau đó gạo được xây, bồng, rã nước, nhồi
bột, hấp sơ qua rồi xắt sợi và hấp chin. Sợi cao lầu chỉ giữ được trong ngày,
khi ăn trụn với nước sôi để ráo. Sợi cao lầu có màu gạo lout hoặc nhuộm
vàng.
Để làm nhân ăn với sợi cao lầu, chọn thịt đùi heo nạt, ướp gia vị và ngũ vị
hương để làm xá xíu. Dùng sợi cao lầu xắt từng đọan dài cỡ ngón tay, phơi
khô rồi chiên giòn. Đậu phộng rang giã nhỏ phi lấy tỏi. Các thứ này đặt trên
sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, nếu cần thì thêm nước mắm
thấm.
Cao lầu ăn kèm với rau húng lủi. Kèm theo có báng đa nướng và một ít nước
cốt dừa. Cũng không thể thiếu rau đắng họăc cải non đi theo cho đủ bộ.
Ngày nay cao lầu được cải tiến thêm chén nước súp nấu từ xương gà, phần
nhân thêm thịt gà nạt xắt vuông xào cho thắm vào tép bạc luộc, lột vỏ đặt
lên.
Mì Quảng ( Quảng Nam):
Mì Quảng là kiểu phở nước được chế biến theo cách riêng của người Quảng
Nam. Mì Quảng có nguyên liệu chính từ gạo, nhưng có hương vị sắc thái
riêng, khá đặc biệt. sợi mì đất Quảng hơi dày, vẻ chất phác nhưng đậm đà
tình ý. Đây là món phục vụ bình dân, cho người ít tiền ở khắp mọi nơi. Mì
Quảng ăn cùng với rau sống, gồm 7 loại rau khác nhau như rau đắng, diếp
cá, hung quế, cải, hành, ngò, bắp chuối. Trên mặt tô mì còn có mấy miếng
bánh tráng cùng đậu phộng rang giã nhỏ. Một tô mì Quảng ngon miệng còn
nhờ tôm rim, thịt gà xé, thịt heo luộc và nhất là vị béo của nước lèo.
Cơm gà Tam Kỳ ( Quảng Nam):
Sở dĩ cơm gà Tam Kỳ nổi tiếng chẳng thua gì cơm gà Thượng Hải, có lẽ còn
hơn nữa do phổ biến rộng trong xã hội người Việt, là vì gà ở đây là gà vườn,
gà ta, chẳng phải gà công nghiệp. Lọai gà này săn chắc, thịt mềm và ngọt.
Cơm gà Tam Kỳ là món dùng gà phải map, với cơm được tẩm bọc một lớp
mỡ gà káh bóng, cơm lại mềm, phía trên thịt gà chặt nhỏ hay xé mỏng và
một ít rau râm trộn, dùng với muối tiêu và lá chanh.
Nước mắm Nam Ô(Đà Nẵng):

168
Nam Ô là một làng đánh cá nhỏ bé nằm ngay quốc lộ 1A, sát biển. Với một
vùng biển giàu có với nhiều loại hải sản quý hiếm đã chế biến ra một loại
nước mắm tuyệt hảo với danh xưng nước mắm Nam Ô.
Nguồn nguyên liệu chính của nước mắm Nam Ô là cá cơm than, ngòai ra
phải kể đến muối. Muốn nước mắm ngon, hương vị đậm đà người ta chọn
muối Cà Ná hạt to, từ hai đến ba năm tuổi. Còn cá cơm phải được lựa chọn
thật kỹ: bỏ những con không được tươi, quá to và rửa lại bằng nước biển.
Dụng cụ đựng làm nước mắm phải là chum, vại làm bằng gỗ mít, bời lời,
bằng lăng. Người dân Nam Ô trộn cá theo tỷ lệ 10 cá 4 muối, lúc trộn cá
phải trộn thật đều không được mạnh tay vì dễ làm nát cá. Để chum trong
phòng tối, khô ráo, nhiệt độ trung bình… Khỏang 6 – 7 tháng sau người ta
trộn cá muối lại, khỏang 1 tháng sau thì dùng được, lúc đó căn phòng sẽ nức
thơm mùi nước mắm. Người ta lấy vĩ ra, trộn đều lên và lọc mắm bằng vải
mịn để mắm nhỉ nhỉ ra, có màu đỏ đậm đến màu cánh gián với chất lượng
phải nói là tuyệt hảo.
__________________
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
CỦA VÙNG NAM TRUNG BỘ – NAM BỘ
I. RANH GIỚI:
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Phía Bắc giáp với vùng du lịch Bắc Trung Bộ
- Phía Tây giáp Lào và Campuchia
- Phía Đông và Đông Nam nằm trọn trong vòng tay của Biển Đông.
Với vị trí trên rất thuận lợi cho vùng giao thoa với các vùng khác và đất
nước Campuchia cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH
Toàn bộ vùng nằm trên lãnh thổ của 30 tỉnh thành, trong đó có :
Có 6 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận),
Có 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đak Lâk, Đak Nông, Lâm
Đồng),
Có 6 tỉnh Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu),
Có 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau).
Trung tâm du lịch của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà
Lạt.
III. QUY MÔ DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

169
Diện tích tự nhiên của Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ : 149.221,81 km2
chiếm hơn 44% diện tích cả nước
Trong đó:
- Vùng Tây Nguyên: 28.805,99 km2 chiếm 19,3% của Vùng
- Vùng Nam Trung Bộ: 33.067 km2 chiếm 22,2 % của Vùng
- Vùng Đông Nam Bộ: 34.733 km2 chiếm 23,3 % của Vùng
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: 52.615,82 km2 chiếm 35,2 % của Vùng
IV. QUY MÔ DÂN SỐ:
Dân số vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ :41.251.872
Trong đó
Vùng Nam Trung Bô: 6.899.800 người
Vùng Tây Nguyên : 4.582.672 người
Vùng Đông Nam Bộ : 12.891.500 người
Vùng Đông Bằng Sông Cửu Long : 16.877.900 người
V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1.Thuận lợi:
Là vùng du lịch đa dạng về tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc, kinh tế
phát triển.
Là vựa lúa lớn nhất nằm trên đồng bắng sông Cửu Long, vùng cây công
nghiệp trù phú ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với một số sản phẩm nổi
tiếng trong và ngoài nước.
Đặc biệt là có mặt của Thành phố Hồ Chí MInh, một Thành phố lớn nhất
nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả vùng, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối vơi viẹc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Mạng lưới giao thồng tương đối phát triển, vùng có thể liên hệ trực tiếp với
nhiều vùng trong và ngoài nước. Quốc lộ 1A như là một huyết mạch lớn
chạy theo chiều dài của vùng từ Bắc đến Nam nối liền với nhiều thủ đô và
nhiều Thành phố lớn trong cả nước. Và từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể
tiếp tục giao lưu trực tiếp với thủ đô Campuchia. Tuyến đường sắt có vai trò
tương tự. Các tuyến đường khác (nđường hàng không) và hệ thống sân bay,
bến cảng như chắp thêm đôi cánh cho vùng có thể bay xa hơn nữa.
2) Khó khăn:
Là vùng đất nằm cuối đất nước, có một lãnh thổ rộng lớn nhưng vùng phát
triển kinh tế không đều. Phần lớn các trung tâm công nghiệp nằm ở các
Thành phố lớn, các tỉnh có điều kiện giao thông thuận lợi: Thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,…
Mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc ở các tỉnh phát triển không
đều, vị trí các tỉnh nằm ở nơi đi lại không thuận lợi, hệ thống khách sạn –
nhà hàng phục vụ du lịch phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở một số

170
thành phố lớn. Chính điểm này đã ít nhiều góp phần tạo nên sự phân hoá
lãnh thổ trong hoạt động của vùng.
VI. VỊ TRÍ PHÂN CHIA VÙNG
1. Vùng du lịch Nam Trung Bộ
Đặc điểm chung của các vùng này là lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt
nhìn ra Biển Đông bao la. Đặc điểm này đã tạo cho vùng những nét khác
biệt so với các vùng khác.
1.1 Vị trí địa lý:
Ranh giới:
Tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ: Phía Bắc giáp vùng du lịch
Bắc Trung Bộ, phía Tây giáp Campuchia, phía Đông và Đông Nam giáp
vùng du lịch Nam Bộ và Biển Đông.
Số đơn vị hành chính:
Bao gồm 6 tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận,
Diện tích: 33.067 km2 chiếm 22,2 % của Vùng
Dân số: 6.899.800 người
Dân tộc: Kinh, Chăm, Ba na, Ê đê, Hoa,…
1.2) Tác Động của Thuận Lợi Và Khó Khăn:
Thuận lợi:
Có những hải cảng và bờ biển đẹp như : Quy Nhơn, Ninh Chữ, bãi biển Cà
ná, Nha Trang, ngoài khơi có nhiều đảo nhỏ. Các suối nước nóng: Hội Vân
760C, nguồn nước nóng Vĩnh Hảo tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, nhất
là những người tới nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Là sứ sở của những rừng dừa bạt ngàn (Tam Quan, Bình Định). Là trung
tâm sản xuất muối ví những cánh đồng muối trải dài ven biển là địa bàn cư
trú của nhiều dân tộc, đặc biệt là dân tộc Chăm, nổi tiếng và lâu đời với nền
năn hoá Chăm pa, có nhiều tháp Chàm cổ kính, di tích quí báu của nền văn
hoá Chăm. Vùng có thể tổ chức những tou’r tìm hiểu văn hoá Chăm, thám
hiểm miệng núi lửa, chữa bệnh bằng nước khoáng và tắm biển.
Có quốc lộ 1A, con đường huyết mạch nối liền Bắc – Nam, tuyến đường sắt
cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc vận chuyển và đi lại của du khách
Có sân bay Phù Cát, cảng Cam Ranh là một trong 3 cảng có điều kiện tự
nhiên tốt nhất, xung quanh có núi bao bóc bốn bề vùng vịnh luôn kín gió,
cách đường hàng hải quốc tế 1giờ tàu biển, nơi đay đón những tàu thuyền có
trọng tải lớn. Đây là một cửa ngõ lớn của nước ta, nơi xuất khẩu các sản
phẩm của Tây Nguyên và miền Trung.
Có các ngư trường cá chế biến hải sản phục vụ cho vùng và xuất khẩu.
Có cơ sở vật chất phục vụ tương đối tốt.

171
Là vùng kết hợp cả núi và biển rât đẹp. Ở đây du khách có thể đứng trên núi
nhìn ra biển và có thể nhìn thấy đèo Cả và đèo Cổ Mã, có biển Đại Lãnh.
Khó khăn
Do vị trí của các tỉnh, lưng dựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển
Đông bao la, việc đi lại không thuận tiện.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch qui mô và chất lượng chưa cao,
mạng lưới giao thông vận tải phát triển chưa tốt.
2. Vùng du lịch Tây Nguyên
Vùng đất tây nguyên đày huyền thọai này còn chứa đựng bao điều bí ẩn về
thực vật động vật cũng như về sự sống của các dân tộc ít người như Ba Na,
Xơ Đăng, Vân Kiều, Ê Đê, Cơ Ho, M’ nông….. có thành phố Ñà Lạt được
phát hiện cách đây 100 năm là nơi nghỉ mát lý tưởng của việt nam.
2.1 vị trí địa lý
-ranh giới
Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên. Phía bắc giáp với Bắc Trung Bộ, phía Nam
giáp với Đông Nam Bộ, phía Đông giáp với Nam Trung Bộ, phía Tây giáp
với Lào, Campuchia.
-các đơn vị hành chính
gồm 5 tỉnh: Kom Tum, Gia Lai, Dắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
- diện tích: 28.805,99 km2 chieám 19,3% cuûa Vuøng
- dân số: 4.582.672 ngöôøi
2.2 tác ñoäng cuûa thuaän lôïi vaø Khoù khaên
-Thuận lợi
Các tỉnh Taây Nguyên nằm chủ yếu trên các cao nguyên xếp tầng có giá trị
về du lịch. Có ba cao nguyên lớn: cao nguyên Kom Tum- Plây Ku, cao
nguyên Dắk Lắk, cao nguyên Langbiang. Là địa bàn cư trú của nhiều dân
tộc nên có những phong tục tập quán mang bản sắc riêng hấp dẫn với du
khách.
Có nhiều lễ hội: hội xuân, hội đua voi Tây Nguyên, lễ ăn ttrầu… tài nguyên
động thực vật phong phú thu hút du khách đến tham quan. Bên ngôi nhà
rông, du khách sẽ được thưởng thức các điệu múa cồng chiêng, với tiếng
khèn, sáo bên ánh lửa bập bùng hòa quyện vào nhau làm say đắm lòng
người.
Có rất nhiều sử thi: Đam San, Đăm Bri…
Cóa sân bay Liên Khương thuận lợi cho du khách từ xa tới. Thành phố Đà
Lạt, thành phố đẹp ngàn hoa đang phát triển rất nhanh thu hút khách du lịch
từ xa tới trong tương lai có thể trở thành thành phố du lịch được ưa chuộng
nhất ở miền núi nước ta. Có hệ thống lưới điện ngang tầm quốc tế , nhà máy
thủy điện Thác Mơ đã được đầu tư trên 13 tỷ đồng để sửa chữa và nâng cấp
27 hạng mục công trình của 2 tổ máy đạt công suất 150 MW có tác dụng bù

172
đắp cho nguồn điện thành phố và các tỉnh Đông Nam Bộ khi xảy ra hiện
tượng quá tải.
- khó khăn
Tiềm năng du lịch tương đối phong phú, nhưng nói chung cơ sở vật chất kỹ
thuaät phục vụ du lịch nghèo nàn.
Công nghiệp chưa phát triển do nằm ở vị trí di lại khó khăn.
3.vùng du lịch Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ là vùng đất cao nằm sát đoạn cuối dẫy trường sơn, mang
dáng dấp cao nguyên nên nhiều đát đỏ.
Đông nam bộ là vùng du lịch đang phát triển mạnh mẽ thu hút du khách rất
lớn.
3.1 vị trí địa lý:
- ranh giới:
Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, phía bắc giáp với du lịch và tây nguyên,
phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp với tiểu vùng du lịch đồng
bằng Sông Cửu Long, phía đông giáp với Biển Đông.
- số đơn vị hành chính
Bao gồm 6 tỉnh: TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa -Vũng Tàu
- Diện tích: 34.733 km2 chieám 23,3 % cuûa Vuøng
-Dân số: 12.891.500 ngöôøi
- Dân Tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Nùng, Chăm….
3.2 Tác động Thuận lợi và khó khăn
thuận lợi:
Là vùng đát phì nhiểu rất tốt cho cây công nghiệp với những vùng đát đổ
trồng bạt ngàn cao su, cà phê, đất xám trồng cây ăn quả: sầu riêng, măng cụt
….
Có những cảnh đẹp như: Núi Bà Đen, Núi bà Rá, Núi Chứa Chan. Hệ thống
sông ngòi , kênh rạch thuận lợi cho du khách bơi thuyền trên các con sông
thưởng thức cảnh đẹp: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Có nhiều di tích lịch
sử văn hóa: chùa Vĩnh Nghiêm, Trung Ương Cục Miền Nam ….
Phát triển công nghiệp và noâng nghiệp đảm bảo cung cấp đáp ứng nhu cầu
khách du lịch.
Có các khu du lịch dã ngoại sinh thái : vường quốc gia Các Tiên, Cần
Giờ……….
Mạng lưới giao thông rất phát triển nhất là sự có mặt của thành phố Hồ Chí
Minh là đàu mối giao thông lớn nhất từ đaây tỏa đi các vùng trong và ngoài
nước.
Có sân bay Tân Sơn Nhất, caûng Quốc Tế Sài Gòn và dặc biệt có tuyến
đường xuyên Á từ Phuômpênh – Sài Gòn- Vũng Tàu thuận lợi cho việc đi

173
lại từ các nước bạn sang.
Thành Phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả
nước.
- khó khăn:
Là nơi tập trung nhiều dân cư nhất là thành phố Hồ Chí Minh do tập trung
quá nhiều máy xí nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường, taát ngheõn giao
thoâng
4.Vuøng đồng bằng Sông Cửu Long
4.1. vị trí địa lý:
- ranh giới:
Tiểu vùng du lịch đồng bằng Sông Cửu Long. Phiá bắc giáp tiểu vùng du
lịch Đông Nam Bộ, phía Tây giáp với Campuchia, phiá Đông giap với biển
Đông.
- số đơn vị hành chính:
Bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,
Bến Tre, Kieân Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Caø Mau.
- diện tích: : 52.615,82 km2 chieám 35,2 % cuûa Vuøng
- dân số: 16.877.900 ngöôøi
- dân tộc: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa…
1.2 Tác động thuận lợi và khó khăn
- thuận lợi
Là vựa lúa lớn nhất Việt Nam với hang ngàn kênh rạch và đaát đai màu mở
rất thuận lợi cho nông nghiệp và cây ăn quả.
Là vuøng ñaát mới , luôn giữ trong mình nhiều dáng dấp từ xa xưa của thiên
nhiên.
Hệ thống động thực vật phong phú: rừng u minh, rừng đước ngập mặn, tràm
chiêm, vườn cò, những cây ăn quả bát ngát, dặc biệt là đến các cù lao giữa
soâng Mê Kông du khách như được trở về với thiên nhiên.
Là nơi có thể đáp ứng cho những du khách ưa thích du lịch sinh thái , du lịch
song nước hay những du khách thích đắm mình trong yên tĩnh của các miệt
vườn.
Là nơi chan hòa ánh nắng thiên nhiên rất thuận lợi cho đi du lịch.
Có mạng lưới sông ngòi tương đối phát triển, thành phố cần thơ là trung tâm
giao tiếp của đồng bằng Sông Cửu Long, nối liền với Campuchia có cảng
Cái Cui rất thuận lợi cho viêc vận chuyển bằng đường thủy .
Có nhiều lễ hội của người khmer, người chăm, với loại sân khấu đặc trưng là
đờn ca tài tử.
- khó khăn
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa phát triển

174
Mạng lưới giao thoâng chủ yếu vẫn là đường sông nên việc đi lại gặp nhiều
khó khăn.
Nằm cách cách xa các trung tâm lôùn chủ yếu vẫn phaùt triển về nông
nghiệp còn công nghiệp và các nghành dịch vụ khác chưa phát triển.

Nguồng: http://ditour.wordpress.com/2010/06/08/giao-trinh-
d%E1%BB%8Ba-ly-du-l%E1%BB%8Bch/

175

You might also like