Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

GV: Mai Thu Hương

CÂU HỎI – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Câu 1. a. Phân biệt các loại protein có chức năng vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
b. Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong tế bào thì bằng
cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo kiểu khuếch tán qua kênh hay
khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và giải thích.
Câu 2. David Frye và Michael Edidin tại Trường Đại học Tổng hợp Johns Hopkins đã đánh dấu protein màng tế
bào của người và của chuột bằng 2 loại dấu khác nhau và dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính hiển vi quan sát
các dấu ở tế bào lai.

a. Thí nghiệm chứng minh điềugì?


b. Nếu sau nhiều giờ, sự phân bố protein trông vẫn còn giống như ở hình thứ ba trên đây thì
bạn có thể được kết luận protein không chuyển động trong màng không? Có thể có cách giải
thích nào khác?
Câu 3: Hình dưới minh họa sự phân bố của các protein X và Y trên một vùng nhỏ của mặt ngoài
màng tế bào.

Protein Y có miền cấu trúc với chức năng đính kết vào sợi Actin cố định ở mặt trong của màng tế bào.
Không có miền cấu trúc tương tự ở protein X. Người ta tiến hành thí nghiệm cho thấy sự di chuyển của các
protein X và Y trong màng tế bào. Các protein này được đánh dấu bằng các thuốc nhuộm huỳnh quang khác
nhau (màu đỏ cho protein X và màu xanh cho protein Y, với chỉ một phân tử huỳnh quang duy nhất được
gắn vào mỗi protein) rồi được phân tích bằng kỹ thuật Tẩy Huỳnh Quang (FLIP). Trong kỹ thuật này, một vùng
nhỏ của bề mặt tế bào được chiếu xạ liên tục làm mất các phân tử thuốc nhuộm và mật độ huỳnh quang được
theo dõi qua thời gian. Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
A. Sau một thời gian chiếu xạ đủ dài, chỉ có huỳnh quang màu xanh được nhìn thấy ở vùng chiếu xạ.
B. Nếu thời gian chiếu xạ đủ ngắn, mật độ huỳnh quang của cả hai màu sẽ được phục hồi
nguyên vẹn về trạng thái ban đầu ở các vùng được tẩy huỳnh quang.
C. Nếu khung xương tế bào chứa sợi actin bị phá vỡ bởi chất cytochalasin, huỳnh quang trên bề
GV: Mai Thu Hương
mặt tế bào sẽ bị tẩy hoàn toàn sau một thời gian chiếu xạ đủ dài.
D. Làm lạnh tế bào về 20oC sẽ làm gia tăng tốc độ tẩy huỳnh quang màu đỏ trên bề mặt tế bào.
Câu 4: Phân biệt các loại protein có chức năng vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Câu 5. 1. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở đâu? Nêu chức năng của chúng ở
mỗi cấu trúc đó?

2. Hình bên mô tả cấu trúc một phần của


màng tế bào.
a. Gọi tên các thành phần được ký hiệu
lần lượt là A, B, C, D, E.
b. Trình bày quá trình tổng hợp, vận
chuyển và gắn kết các thành phần A và B vào
vị trí thực hiện chức năng của chúng.
Câu 6. Giả sử cho một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao trong màng có tính thấm chọn lọc
được ngâm vào cốc chứa một loại dung dịch khác. Màng thấm cho nước và đường đơn đi qua nhưng
không cho đường đôi đi qua.
- Kích thước tế bào nhân tạo có thay đổi hay không?
Giải thích.
- Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?

Câu 7. Mặc dù hai mặt của màng sinh học đều chứa các loại đại phân tử như lipit và prôtêin, nhưng
hai mặt này thường không giống nhau hoàn toàn. Điều gì quyết định đến sự bất đối xứng giữa hai
mặt của lớp màng sinh học này?
b. Cho 2 tế bào trong đó một tế bào bị chọc thủng màng nhân, một tế bào còn lại là bị chọc thủng màng
sinh chất vào trong môi trường nuôi cấy phù hợp. Có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.
Câu 8. Hình bên mô tả cơ chế vận chuyển
saccharose vào tế bào. Cho biết
a. Cơ chế vận chuyển sacarozo? Muốn
tăng tốc độ vận chuyển sacarozo cần làm
gì?
b. Điều gì xảy ra nếu tế bào có protein
kênh cho phép các ion hydrogen đi qua
theo cách không được điều hòa?
GV: Mai Thu Hương
Câu 9: Một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao
trong màng có tính thấm chọn lọc được ngâm vào cốc
chứa loại dung dịch khác. màng thấm cho nước và
đường đơn glucose và fructose nhưng không cho
disaccharid sucrose.
a. Vẽ bằng mũi tên liền cho thấy sự chuyển
động của chất tan vào hoặc ra khỏi tếbào.
b. Dung dịch ngoài tế bào là đẳng trương, ưu
trương hay nhượctrương?
c. Vẽ bằng mũi tên gạch nối để chỉ sự chuyển động
thẩm thấu thực của nước nếucó.
d. tế bào nhân tạo này sẽ trở nên mềm hơn, cứng
hơn hay không thay đổi?
e. Cuối cùng, hai dung dịch đó có nồng độ chất tan
khác nhau hay giốngnhau?

Câu 10: Hình A, B, C mô tả một cơ chế vận chuyển chất tan qua màng sinh chất.

HìnhA Hình B HìnhC

a. Gọi tên cơ chế vận chuyển tương ứng với mỗi hình A, B,C?
b. Mỗi cơ chế ở hình A, B, C có đặc điểm về chất được vận chuyển, tính đặc hiệu và phụ thuộc các
yếu tố nào?
c. Nếu tăng nồng độ các chất phía ngoài tế bào thì tốc độ vận chuyển với mỗi cơ chế A, B, C sẽ
biến đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 11. Bảng dưới đây thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và
chuột trong các điều kiện khác nhau:
Thí nghiệm Mô tả Nhiệt độ Kết quả
1 Dung hợp tế bào người và chuột 370C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau
Dung hợp tế bào người và chuột, Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau
2 370C
bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP
3 Dung hợp tế bào người và chuột 40C Không có sự trộn lẫn prôtêin màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.

Câu 12: Cho các chất sau: Ca2+, CO2, ethanol, glucose, ARN, H2O. Hãy sắp xếp các chất đó theo
thứ tự giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ
sở của sự sắp xếp đó.
Câu 13. a. Một nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mối quan hệ giữa đường kính của các
phân tử và sự chuyển động của chúng qua màng tế bào. Sơ đồ dưới đây cho biết kết quả của
nghiên cứu này.
GV: Mai Thu Hương

Từ sơ đồ trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa đường kính của phân tử và
sự chuyển động của chúng qua màng tế bào?
b. Tại sao các chất tan trong nước không thể di chuyển tự do qua lớp lipid kép của màng tế bào
? Chúng vượt qua hàng rào chống thấm này như thế nào ?
Câu 14. Hình 1 thể hiện lớp phôtpholipit kép của 3 loại màng tế bào khác nhau (cấu trúc màng
theo mô hình khảm lỏng của S.J.Singer, G.Nicolson - 1972). Ở cùng điều kiện nhiệt độ, hãy sắp
xếp độ lỏng của các màng A, B và C theo thứ tự tăng dần. Giải thích.
GV: Mai Thu Hương
Câu hỏi:

Câu 1. Đồ thị sau biểu thị tương quan giữa nồng độ cơ chất S1 và S2 bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển
các chất đó vào bên trong tế bào.

Dựa vào đồ thị hãy cho biết các chất S1 và S2 được vận chuyển qua màng tế bào bằng hình
thức nào? Giải thích.
Câu 2: Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh hai con đường vận chuyển các phân tử ngoại bào:
nhập bào nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy tế bào động vật trong môi trường có bổ sung
protein A hoặc protein B ở các nồng độ khác nhau. Kết quả là cả hai loại protein đều được tìm thấy
trong các túi vận chuyển nội bào (Hình 2 và Hình 3).

Hình 2 Hình 3
(a) Mỗi protein A và protein B được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích.
(b) Hãy tính và so sánh tốc độ vận chuyển giữa hai con đường vận chuyển protein A và B ở nồng độ
mỗi protein trong môi trường là 40 nM.
(c) Giả sử thí nghiệm với protein A từ nồng độ 0 đến 80 nM trong điều kiện tương tự cho kết quả là
một đường tuyến tính có tốc độ vận chuyển luôn đạt dưới 4 pmol/h/106 tế bào, hãy cho biết màng tế
bào có bất thường gì. Tại sao?

Câu 4. (2 điểm) Cấu trúc tế bào


Hình dưới đây biểu thị kết quả nghiên cứu hình thức vận chuyển của ion A và B qua
màng tế bào. Trục ngang là nồng độ các ion, trục dọc là tốc độ vận chuyển các ion.
GV: Mai Thu Hương

a. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên có thể xác định được hình thức vận chuyển của ion B
không? Giải thích.
b. Nếu bộ máy Gongi của tế bào bị hỏng thì có ánh hưởng đến quá trình vận chuyển của
ion A không? Giải thích.
c. Thí nghiệm trên có chứng minh được tính thấm qua màng không? Giải thích.

Câu 4.
Tốc độ vận chuyển của các phân tử hoặc ion qua màng
tế bào chịu ảnh hưởng bởi nồng độ các phân tử hoặc ion ở hai
bên màng. Đồ thị bên cho thấy sự thay đổi tốc độ của phân tử
hay ion tương ứng với các hình thức vận chuyển khi tăng dần
sự chênh lệch về nồng độ của các phân tử hoặc ion ở hai bên
màng. Có 3 hình thức vận chuyển được quan sát: khuếch tán
đơn giản, vận chuyển chủ động và khuếch tán nhờ kênh.
a) Dựa vào đồ thị, hãy xác định A, B, C là các hình
thức vận chuyển nào? Giải thích.
b) Khi thêm cyanua vào tế bào thì các đường A, B hay C sẽ thay đổi như thế nào?
c) Phân biệt hình thức vận chuyển của A và C.

You might also like