Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN LOGIC HỌC

Thành viên nhóm:

Họ và tên Mã lớp Mã số sinh viên

Trần Nguyễn Gia Hân 21DDS.CL.TRV 2100013659

Nguyễn Thị Mơ 21DDS.CL.TRV 2100013641

Mai Thị Thão Ngân 21DDS.CL.TRV 2100013642

Trần Thị Hạnh Nguyên 21DDS.CL.TRV 2200012307

Trần Thị Việt Thanh 21DDS.CL.TRV 2200012308

Bài làm
Câu 1: Xác định nội hàm và phân chia ngoại diên của 12 khái niệm/phạm trù cho
sau đây:
1. Giải phẫu học
Nội hàm: nghiên cứu toàn bộ cơ thể người ở mức độ trên tế bào như cơ, xương, hệ thành
kinh, các cơ quan nội tạng,...
Ngoại diên: các bộ phận bên trong của cơ thể người
2. Cận lâm sàng
Nội hàm: là quá trình đo lường trong các xét nghiệm để xác định thành phần, chất để
giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe, chuẩn đoán và theo dõi diễn biến bệnh lý của
bệnh nhân
Ngoại diên: chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), phân tích nước tiểu,...
3. Dược động học
Nội hàm: nghiên cứu tác động của cơ thể lên thuốc thông qua quá trình hấp thụ phân
bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc trong cơ thể người dùng.
Ngoại diên: tất cả các quá trình tác động của thuốc đối với cơ thể người
4. Sinh phẩm
Nội hàm: thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn
hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm dẫn xuất máu và huyết tương
người.
Ngoại diên: các loại vắc xin, các sản phẩm từ máu
5. Dược liệu
Nội hàm: là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng
vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.
Ngoại diên: các loại cây thuốc chữa bệnh như: cây bạc hà, bách bộ, cây kim ngân, kim
tiền thảo,...
6. Vi sinh học
Nội hàm: là nghiên cứu các cơ thể vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.
Ngoại diên: virus, vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, vi tảo,...
7. Dược lý học
Nội hàm: là nghiên cứu về sự tương tác của cơ thể sống và các hóa chất tác động tới
chức năng hóa sinh bình thường và bất thường.
Ngoại diên: vacxin, globulin miễn dịch, các vitamin,...
8. Bào chế thuốc
Nội hàm: là việc nghiên cứu các kỹ thuật về pha chế, sản xuất ra các dạng thuốc, tiêu
chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó.
Ngoại diên: vacxin, các dạng thuốc tiêm, viên uống, sủi,...
9. Thuốc
Nội hàm: có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng
bệnh, chuẩn đoán bệnh, chữa bệnh.
Ngoại diên: các loại thuốc chữa bệnh như : thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, vacxin,
thuốc dược liệu.
10. Biệt dược học
Nội hàm: là các loại thuốc đặc biệt, những loại thuốc ban đầu mới được phát minh và
độc quyền sản xuất.
Ngoại diên: Arduan, Brexin, Cavinton,Tavanic,...
11. Độc chất học
Nội hàm: nghiên cứu về những chất độc và những tác dụng của các chất độc này với
các sinh vật sống.
Ngoại diên: thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích, phenolbarbital,...
12. Thuốc kháng sinh
Nội hàm: là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp
ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.
Ngoại diên: kháng sinh từ vinh sinh vật, kháng sinh từ nấm, kháng sinh bán tổng hợp
Câu 2:
2.1 Hai người đàn ông đi nhậu, họ đều mang theo rượu. Khi mồi nhậu được dọn
ra, hai người bèn lấy rượu mà mình mang theo để uống. Chủ nhà hàng thấy thế
bèn lịch sự nhắc: Xin lỗi quý vị, ở nhà hàng chúng tôi không cho phép thực khách
uống những thứ mà mình mang theo. Hai thực khách vẫn uống rượu mà mình
mang theo mà không “phạm luật”.
Vậy, hai thực khách làm thế nào để “lách luật”?. Theo anh chị, phải quy định
thế nào để không thể “lách luật”.
Trả lời:
- Hai thực khách “lách luật” bằng cách họ đổi chai rượu cho nhau trước khi chủ nhà
hàng kịp nhận ra. Điều này có nghĩa là mỗi người mỗi theo một chai rượu, nhưng khi
mồi được dọn ra, họ đã đổi chai rượu cho nhau để uống. Vì vậy, mỗi người vẫn uống
được rượu mà mình mang theo ban đầu, nhưng tại thời điểm đó, rượu đã ở trong tay
người khác nên không vi phạm quy định của nhà hàng. Bên cạnh đó, họ còn có thể “lách
luật” bằng cách tráo rượu vào một chai nước đã gọi trong quán khi nhân viên không để
ý.
- Để ngăn chặn việc “lách luật” nhà hàng nên áp dụng các biện pháp:
+ Chính sách rõ ràng: quy định cụ thể không cho phép khách mang rượu từ ngoài
vào để tiêu thụ trong nhà hàng.
+ Kiểm tra và thu rượu: yêu cầu khách hàng mang theo rượu phải giao nộp cho nhà
hàng để lưu giữ và ra về sẽ trả lại cho khách.
+ Kỷ luật và giám sát: đảm bảo nhân viên nhà hàng luôn quan sát và thực hiện chính
sách của nhà hàng một cách nghiêm ngặt.
+ Tính thêm phí dịch vụ: phụ thu thêm tìm nếu khách mang theo rượu vào quán
2.2 Chuyện kể rằng, xưa có một gia đình làm nghề thầy thuốc rất giỏi, trải qua
8 đời xứng đáng bậc lương y, giúp đỡ được nhiều người trong vùng, đạt được nhiều
ân đức. Sang đời thứ 9, anh này không làm nghề thầy thuốc nữa mà làm nghề
khác, nhưng sách 8 đời dể lại rất nhiều, do vậy, có một vài bệnh vặt, nhờ có sách
đọc, anh này cũng tìm cách chữa cho bà con lối xóm. Nếu ai có bệnh tới hỏi, anh
ta từ tốn lấy sách ra tra cứu rồi chép toa cho người ta tự mua thuốc về uống. Đó
cũng là việc giúp đỡ dân nghèo. Hôm nọ, có anh chàng đau bụng dữ dội, nhờ anh
ta xem uống thuốc gì thì khỏi. Anh chàng nhà thuốc bèn lấy sách ra tra, thấy mục
đau bụng có ghi “phúc thống phục nhân sâm” (đau bụng uống nhân sâm), anh bèn
chép toa cho người nhà bệnh nhân rằng: Mua 3 lạng nhân sâm cho ông già uống.
Anh kia làm theo, mua nhân sâm cho cha mình uống, uống xong người cha lăn ra
chết. Anh chàng liền chạy sang nhà thầy thuốc đời thứ 9, anh nhà thầy thuốc đem
sách ra tra lại. Hóa ra dòng chữ “phúc thống phục nhân sâm”, viết ở cuối trang là
chưa hết câu, ở trang sau còn có 2 chữ “tắc tử” (tất chết).
Vậy thầy thuốc đã vi phạm quy luật nào của tư duy?
Trả lời:
Câu chuyện này liên quan đến sự hiểu lầm về nội dung trong sách thuốc và quy luật
logic. Thầy thuốc đời thứ 9 đã vi phạm quy luật “nguyên tắc sự chính xác” (principle
of accuracy) trong tư duy logic. Đây là nguyên tắc yêu cầu rằng khi trích dẫn thông tin
từ một nguồn nào đó, đặc biệt là trong lĩnh vực y học phải chắc chắn rằng thông tin đó
được trích dẫn đầy đủ và chính xác, không được lượt bỏ hoặc lạm dụng. Bên cạnh đó,
thầy thuốc còn vi phạm quy luật không mâu thuẫn: không có chuyên môn nhưng hành
nghề; tra cứu sách và toa thuốc nghĩ là việc tốt giúp đỡ người nhưng lại dẫn đến việc
chết người.
Câu 3: Xác định lỗi định nghĩa trong các trường hợp sau:
a) Yêu là chết trong lòng một ít
Câu này không đưa ra định nghĩa chính xác, rõ ràng và bao quát về tình yêu mà chỉ
sử dụng một hình ảnh (chết trong lòng một ít) để miêu tả cảm xúc tình yêu. Tình yêu là
một khái niệm phức tạp và có nhiều yếu tố khác nhau, không thể thu gọn lại thành một
hình ảnh đơn giản như “chết trong lòng một ít” vì nó làm thiếu tính bao quát và không
thể áp dụng cho mọi trường hợp tình yêu.
b) Con người là cây sậy biết tư duy (Pascal)
Lỗi định nghĩa trong câu là sử dụng so sánh (con người là cây sậy) để miêu tả một
khía cạnh của trí tuệ (tư duy). So sánh này không cung cấp một định nghĩa chính xác và
rõ ràng về tính cách của con người, đặc biệt là khả năng tư duy của họ. Con người có
nhiều đặc điểm và khả năng hơn là chỉ biết tư duy như cây sậy.
c) Con người là động vật đi bằng hai chân và không có lông vũ (Platon)
Câu này lỗi định nghĩa vì nó thiếu tính bao quát và đặc trưng của con người và không
đưa ra những chi tiết cụ thể, chính xác để có thể nhận diện một cách rõ ràng. Câu này
không bao quát con người trong mọi trường hợp, bởi vì con người có rất nhiều đặc trưng
khác ngoài việc đi bằng hai chân và không có lông vũ như tình cảm, tư duy, văn hóa.
d) Dầu là chất lỏng dễ cháy
Định nghĩa này thiếu tính chính xác, rõ ràng và bao quát bởi vì dầu không phải là
chất lỏng dễ cháy trong mọi trường hợp, chẳng hạn như dầu olive không dễ cháy như
dầu xăng. Bên cạnh đó, định nghĩa này không đề cập đến những tính chất quan trọng
khác của dầu như độ nhớt, màu sắc, nguồn gốc hay mục đích sử dụng, dầu có thể là các
chất lỏng có đặc tính khác nhau tùy thuộc vào thành phần hóa học của chúng.
e) Đậu không là rớt
Định nghĩa này mơ hồ, thiếu sự phân biệt, từ ngữ “không là rớt” một cách mơ hồ,
không rõ ràng. Điều này làm cho định nghĩa không đủ chính xác để hiểu ý nghĩa thực
sự của từ “đậu”. Mặt khác, nó không phân biệt được đặc tính riêng của từ “đậu” so với
các từ khác đồng nghĩa.
f) Hối là không có tóc
Đây là một định nghĩa thiếu chính xác và không hoàn toàn đúng trong mọi trường
hợp. Bởi vì hối có thể là tóc bị rụng, thưa chứ không hoàn toàn là không có tóc.
g) Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh song song với nhau
Định nghĩa này không chính xác về mặt hình học thiếu bao quát, rõ ràng, thiếu chính
xác bởi vì “tứ giác có hai cạnh song song với nhau” không đặc trưng để phân biệt hình
bình hành với các loại tứ giác khác có hai cạnh song song. Ví dụ như: hình thang cũng
có hai cạnh song song nhưng nó không là hình bình hành.
h) Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị
Định nghĩa trên không thể hiện được tính chính xác, bao quát và đặc trưng, nó chỉ
nhấn mạnh tính chất vật lý của nước mà không đề cập đến thành phần hóa học, các tính
chất như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính acid, bazo của nước. Nước tồn tại ở nhiều
trạng thái như rắn, lỏng, hơi mà định nghĩa chỉ đề cập nước ở trạng thái lỏng mà không
nói về các trạng thái khác.
i) Khí trơ là NTHH không tham gia vào các phản ứng với những nguyên tố khác
Định nghĩa được đưa ra không chính xác, thiếu sự rõ ràng, bao quát. Các nguyên tố
này không phải là “không tham gia vào các phản ứng với những nguyên tố khác” mà
thực tế chúng có thể tham gia vào một số phản ứng học học tùy vào điều kiện phù hợp.
j) Hàng xuất khẩu là hàng xuất khẩu nước ngoài
Câu này lỗi định nghĩa về mặt trùng lặp không cần thiết. Câu sử dụng từ “hàng xuất
khẩu” để định nghĩa “hàng xuất khẩu nước ngoài” làm cho câu trở nên mơ hồ và thiếu
ý nghĩa. Nó không cung cấp thêm thông tin hay giải thích chi tiết nào về đối tượng mô
tả. Đồng thời, định nghĩa còn thiếu tính chính xác và rõ ràng, không mô tả đặc điểm hay
tính chất của “hàng xuất khẩu”.

You might also like