25.8.2020_Bài thu hoạch chính trị hè

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG LONG

GIÁO VIÊN: VÕ LAN CHI

BÀI THU HOẠCH


Lớp bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ, quản lý, giáo viên ngành giáo dục
trên địa bàn huyện Bình Chánh năm 2020

Câu hỏi 2: Qua học tập, nghiên cứu chuyên đề “Tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với cương vị là cán bộ quản
lý, giáo viên ngành giáo dục, anh (chị) làm gì để thực hiện chuyên đề trên?
Nếu như ví mỗi công dân là một mắt xích trong một hệ thống vận hành, thì tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc chính là chất keo kết dính những mắt xích ấy và Đảng
cùng với hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là bộ máy điều khiển, dẫn dắt hệ
thống ấy hoạt động một cách hiệu quả và phát triển.
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Đảng, hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ song hành, có liên hệ mật thiết và không thể
tách rời nhau. Tư tưởng đại đoàn kết, lấy dân làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn là tư tưởng nhất quá, xuyên suốt các kỳ Đại hội của Đảng, được coi là nhân tố
quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết 5
bài học lớn của cách mạng Việt Nam, trong đó có bài học: “Không ngừng củng cố,
tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc,
đoàn kết quốc tế.” Theo đó, Cương lĩnh cũng đã chỉ rõ: “Để đảm đương được vai
trò lãnh đạo, Đảng phải vững vàng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên
tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức và năng lực lãnh đạo.” Với tầm quan trọng đó, việc hiểu sâu bản chất
của tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng đối với
cán bộ quản lý, giáo viên nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

1
 Về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc:
Ở mỗi thời đại với mỗi sứ mệnh lịch sử khác nhau, biểu hiện của khối đại đoàn
kết dân tộc cũng khác nhau. Nếu trước 30/4/1975, đại đoàn kết dân tộc là đường lối
chiến lượng quyết định thành công của cách mạng Việt Nam, thì ở thế kỉ XXI, cùng
với những tiến bộ đổi mới, xã hội, giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư đang trong quá
trình phân hóa. Sự phân hóa giàu nghèo có chiều hướng gia tăng. Các thế lực thù
địch trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục khai thác những thiếu sót, yếu kém của
đất nước nhằm phá hoại bên ngoài và tự phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, do đó,
nó chưa thực sự vững chắc và đang đứng trước những thách thức không thể xem
thường.
Đại đoàn kết dân tộc, theo nghĩa rộng, là thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng,
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội với nhân dân, theo nghĩa hẹp, là tạo sự
gắn kết từ những mối quan hệ nhỏ nhất – gia đình, nhà trường. Vì vậy, với cương
vị là giáo viên, đang công tác trong môi trường sư phạm, việc thực hiện tư tưởng
đại đoàn kết dân tộc trong mối quan hệ với đồng nghiệp và xây dựng khối đoàn kết
trong lớp học là điều cần thiết, vì con người là chủ thể của hoạt động, tác động đến
yếu tố con người sẽ tạo ra những hiệu quả đáng mong đợi. Việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được thực hiện dựa trên nguyên tắc đại đoàn
kết dân tộc:
– Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi
ích giữa các thành viên trong xã hội: Trong mối quan hệ trong công việc, cần bảo
đảm mỗi người đều xứng đáng hưởng thụ những thành quả trong công việc, không
chèn ép, tranh chấp lợi ích với người khác, không gian dối trong công việc và tôn
trọng sự công bằng.
– Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ: Với cương
vị là thành phần đội ngũ viên chức trong môi trường sư phạm, bản thân mỗi người
cần tự trau dồi trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân để góp phần xây
dựng đội ngũ tri thức lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao. Giáo viên có ý thức xây dựng lớp học năng động, sáng
tạo, chú trọng nghiên cứu khoa học, phát huy toàn diện và tối đa năng lực và phẩm
chất của người học, định hướng người học có phong cách làm việc thiết thực với
chính mình – “Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn”.

2
3
– Quan tâm đồng bào, các giới và lứa tuổi: Khối đại đoàn kết dân tộc không
chỉ được xây dựng trong một môi trường nhỏ hẹp mà phải mở rộng, kết nối với
nhiều người khác nhau, nhiều không gian khác nhau. Trong quá trình dạy học, giáo
viên hoàn toàn có thể tạo điều kiện để các em học sinh có thể kết nối với những
người thông qua các hoạt động học tập theo nhóm, kết nối với những người bạn
trên thế giới, khác màu da, khác ngôn ngữ từ những vùng đất khác nhau. Điều này
giúp học sinh làm quen với những nền văn hóa khác nhau, những con người mới và
thấy được những điểm tốt ở họ.

Skype Classroom
(Mô hình học tập kết nối xuyên quốc gia qua ứng dụng Skype và mạng Internet)
– Đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân
ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình: Đoàn kết trên cơ sở phát
triển là điều kiện cần thiết để một tập thể vững chắc và ngày càng phát triển hơn.
Vì vậy, ngay trong môi trường sư phạm, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, giáo
viên cần thẳng thắn, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của bản thân và người
khác trên cơ sở cùng nhau tiến bộ. Trong phạm vi lớp học, giáo viên hướng dẫn học
sinh đoàn kết không chỉ trong các hoạt động hợp tác nhóm mà còn trong quá trình
tự đánh giá, đánh giá bạn bè.
– Đoàn kết là đức tính cơ bản của con người: Đức tính đoàn kết cần được thể
hiện không chỉ theo lối hình thức mà phải chú trọng đến chất lượng được thể hiện
qua hành vi. Đoàn kết là đức tính cơ bản cần được khơi dậy từ những ngày đầu khi
một đứa trẻ bước vào một xã hội thu nhỏ, đó chính là trường học. Vì vậy, người
giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh tính đoàn kết.
Theo Bác: “Đoàn kết là sức mạnh”, “Đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là then chốt
của thành công”, đoàn kết là “điểm mẹ”. “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con
cháu đều tốt”. Đoàn kết giúp trẻ trở thành con người khoan dung, giàu lòng nhân ái

4
và trắc ẩn, không phân biệt màu da, năng lực, … và sẵn sàn giúp đỡ nhau để cùng
phát triển.

Bàn tay xinh


Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục tính đoàn kết.
 Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Đảng là đạo đức, là văn minh, nhờ đó Đảng mới trong sạch, vững mạnh.
Trong 12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh
Đảng là một tổ chức cách mạng chứ không phải tổ chức để “làm quan phát tài”.
Không như vậy, Đảng sẽ rơi vào thoái hóa, biến dạng, tha hóa, xa dân, tự đánh mất
sức mạnh tự bảo vệ. Xây dựng Đảng vể đạo đức là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên
tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và
nhân dân giao phó, đặc biệt là giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng.
Vì vậy, mỗi công dân, đặc biệt là những người đã đứng vào hàng ngũ của
Đảng, cần phải xây dựng cho mình nền tảng đạo đức để trở thành một đảng viên
chân chính. Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, Người kêu gọi “tất cả dân ta đều Thi
đua: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem kinh người dưới.
Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp
người tiến tới…”. Với cương vị là một giáo viên, bên cạnh việc trau dồi đạo đức
nghề nghiệp, cần phải bồi dưỡng thêm cho bản thân các phẩm chất chính trị:
Thứ nhất, đó là hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức
mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh

5
nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và
văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo
đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng
Đảng, ...
Thứ hai, đó là các quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: tuyệt
đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước,
dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận
trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu
thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của
nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, ...
Thứ ba, đó là phong cách Hồ Chí Minh: về tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,
luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ
lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân
văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm,
đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống
thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu
gương, ...
Như vậy, mỗi công dân nói chung và giáo viên nói riêng phải gắn việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ
giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế.

You might also like