Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7.

Bài 11: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH GIA LAI


( Số tiết thực hiện: 04)
I. MỤC TIÊU: Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm biến đổi khí hậu.
- Nhận biết được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu qua hình ảnh trực quan (tranh, ảnh, video,
…).
- Nêu được một số nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu ở địa phương.
- Đưa ra được giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở địa phương tỉnh Gia Lai.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Nghiên cứu tài liệu, phân tích số liệu và kênh hình về vấn đề biến đổi khí hậu ở
địa phương. Phát triển năng lực tự học; thu thập và xử lý thông tin; hoạt động nhóm; trình bày diễn
thuyết trước tập thể.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm.
b. Năng lực riêng:
- Trình bày được khái niệm biến đổi khí hậu.
- Vận dụng kiến thức đã học liên hệ tình hình thực tế tại địa phương nêu được một số nguyên nhân,
hậu quả của biến đổi khí hậu ở địa phương và đưa ra được giải pháp.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm:
+ Bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho người thân tham gia bảo vệ môi trường để không xảy ra
biến đổi khí hậu.
+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. Siêng năng, chịu khó học tập, tìm hiểu về
biến đổi khí hậu ở địa phương
- GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án Powerpoint, Tivi, máy tính
- Phiếu học tập số 1 để tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
- Video: https://youtu.be/Acpr6Yc3Edk
https://youtu.be/L7KxvjRCjUg
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tài liệu chương trình GDĐP lớp7.

1
- Sưu tầm hình ảnh, bài viết về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu ở địa phương tỉnh Gia
Lai.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:KHỞI ĐỘNG
Xác định nội dung học tập là biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú với bài học, kích thích học sinh tìm ra vấn đề cần tìm hiểu biến đổi khí
hậu ở Gia Lai
b. Nội dung: HS quan sát một số tranh về biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai trong SGK. HS thảo luận
nhóm hoàn thành bảng sau
* Bảng KWL(phiếu học tập số 1)
K W L
(Hãy liệt kê những gì em đã (Liệt kê những điều em muốn (Liệt kê những điều em đã
biết về biến đổi khí hậu) biết thêm về biến đổi khí hậu) học được về biến đổi khí hậu)

- Kể tên một số hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu mà em biết
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh, nhóm HS vào bảng.
d. Tổ chức thực hiện:
HHoạt động của GV và HS DDự kiến sản phẩm
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia thành 6 nhóm
nhỏ, tổ chức thảo luận nhóm (5’) và thực hiện nhiệm vụ như được
phân công phần nội dung.
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động nhóm thảo
luận đưa ra ý kiến của mình.( 5phút) điền vào bảng . GV quan sát
hoạt động của HS
+ Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận: Đại diện một số nhóm trình
bày ý kiến của nhóm mình.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét hoạt
động của các nhóm, tuyên dương các nhóm hoạt động tích cực, GV
dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm và một số biểu hiện về biến đổi khí hậu (12phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và nhận biết được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
b. Nội dung: GV sử dụng một số hình ảnh hoặc video nói về biến đổi khí hậu để giới thiệu với học
sinh. HS cảm nhận được thế nào là biến đổi khí hậu và một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
c. Sản phẩm: - Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của khí hậu ở hiện tại và tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định (tính bằng thập kỉ hay hàng triệu
năm).
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu được thể hiện thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình; băng
tan, nước biển dâng; sự gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn
hán,...)

2
d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, hình thức học tập cá
nhân
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: HS xem các hình ảnh I.Tìm hiểu khái niệm và một số biểu hiện về biến đổi
về biến đổi khí hậu và nhận biết khí hậu
những biểu hiện của biến đổi khí hậu 1. Biến đổi khí hậu là gì?
để đưa ra khái niệm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Biến đổi khí hậu là gì?
? Các biểu hiện của biến đổi khí
hậu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chiếu các hình ảnh và hướng
dẫn HS quan sát và nhận biết những Hình ảnh mưa lớn kéo dài
biểu hiện của biến đổi khí hậu
+ GV có thể chuẩn bị một video
ngắn (khoảng 2-3 phút) nói về tình
trạng biến đổi khí hậu:
https://youtu.be/Acpr6Yc3Edk
https://youtu.be/L7KxvjRCjUg
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
-HS trình bày
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập
của HS.
GV Đánh giá kết quả hoạt động của Hình ảnh hạn hán
học sinh và chốt lại nội dung khái
niệm và biểu hiện của biến đổi khí
hậu.

Hình ảnh bão


-Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu hiện tại và
tương lai
bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai
đoạn
nhất định.
-Các biểu hiện: sự gia tăng nhiệt độ trung bình, băng tan,
nước
3
biển dâng, gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết
cực đoan....

Hoạt động 2.2: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Gia Lai
a. Mục tiêu: Trình bày được một số nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở địa phương.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK, liên hệ nêu ra được các nguyên nhân của biến
đổi khí hậu ở địa phương. Thảo luận 6’ hoàn thành phiếu học tập
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
Do tự nhiên Do con người
- Hãy trình bày một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai vào bảng sau.Trong các
nguyên nhân do con người nguyên nhân nào là chính gây ra biến đổi khí hậu ở Gia Lai? ( đáp án:
Trong các nguyên nhân do con người, nguyên nhân: Gia gia tăng các hoạt động của con người thải
ra khí nhà kính, khí thải ra từ hoạt động sản xuất, hoạt động giao thông,... là chính gây ra biến đổi
khí hậu ở Gia Lai)
-Tại TP PleiKu có những nguyên nhân nào do con người gây ra góp phần làm biến đổi khí hậu?
(Đáp án: khí thải ra từ hoạt động sản xuất, hoạt động giao thông,..)
*GV giới thiệu thêm một số nguyên nhân có thể dẫn đến biến đổi khí hậu như dùng nhiều bao
nilong, ô nhiễm môi trường…
c. Sản phẩm:
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
Do tự nhiên Do con người
Do sự thay đổi các quá trình tự nhiên bên Do
trong hệ thống khí hậu như: thay đổi cường độ + Sự gia tăng các hoạt động của con người thải ra
chiếu sáng của Mặt Trời, hoạt động của núi khí nhà
lửa, thay đổi dòng chảy của đại dương, thay kính (khí thải ra từ hoạt động sản xuất, hoạt
đổi chuyển động của Trái Đất,.. động giao thông,...).
+ Dân số tăng, phân bố dân cư không đồng đều,
hoạt động khai thác quá mức các hệ sinh thái làm
giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu
khí quyển như: phá rừng, đốt rừng làm nương
rẫy, chặt cây xanh, mở rộng diện tích đô thị và
khu công nghiệp…
+ Việc đầu tư các dự án XD các nhà máy thủy
điện làm thu hẹp diện tích đất canh tác, diện tích
rừng….

4
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv phát 2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia
phiếu học tập, yêu cầu học sinh phân tích Lai
thông tin trong SGK và liên hệ thực tế địa - Do tự nhiên: Do sự thay đổi các quá trình tự
phương thảo luận 6 nhóm 6’ hoàn thành nhiên bên trong hệ thống khí hậu như: thay đổi
phiếu học tập . cường độ chiếu sáng của Mặt Trời, hoạt động của
Chỉ ra các nguyên nhân gây biến đổi khí núi lửa, thay đổi dòng chảy của đại dương, thay
hậu ở tỉnh Gia Lai? Trong các nguyên nhân đổi chuyển động của Trái Đất,..
đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? -Do con người
Vì sao?
+ Sự gia tăng các hoạt động của con người thải ra
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt khí nhà kính (khí thải ra từ hoạt động sản xuất,
động nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của hoạt động giao thông,...).
mình.( 6 phút) điền vào phiếu học tập. GV
+ Dân số tăng, phân bố dân cư không đồng đều,
quan sát hoạt động của HS.
hoạt động khai thác quá mức các hệ sinh thái làm
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu khí
Do tự nhiên Do con người quyển như: phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy,
chặt cây xanh, mở rộng diện tích đô thị và khu
công nghiệp…
-Báo cáo, thảo luận: Đại diện một số
+ Việc đầu tư các dự án XD các nhà máy thủy
nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình
điện làm thu hẹp diện tích đất canh tác, diện tích
-Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ rừng….
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề .
-tỉ lệ dân nông thôn nhiều hơn thành thị ->
Khai phá rừng làm nương rẫy còn lớn ->
ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
- Ở Gia lai có có 8 công trình thuỷ điện lớn,
41 công trình thuỷ điện vừa và nhỏ -> thu
hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng do
quy hoạch và xây dựng các hồ chứa nước,
thiết kế xây dựng đường dây dẫn điện cũng
như các hạ tầng kĩ thuật phục vụ công
trình,...-> Biến đổi khí hậu .
- Gv liên hệ : Em có thể kể 1 số hoạt động
của cư dân ở nơi em ở làm biến đổi khí hậu
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu một số biểu hiện và hậu quả về biến đổi khí hậu ở Gia Lai.
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu qua hình ảnh trực quan (tranh, ảnh, bảng
biểu,…).
- Nêu được hậu quả của biến đổi khí hậu ở địa phương.
b. Nội dung: Học sinh tìm hiểu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu
thông qua việc quan sát tranh ảnh, phân tích bảng biểu, lập bảng thống kê.

5
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi, phiếu học tập.
STT Loại hình thiên tai Hậu quả
1 Lốc xoáy Chết người, Nhà bị tốc mái, hư hỏng, cây trồng lâu năm bị đổ
2 Mưa đá, mưa giông Thiệt hại hoa màu, hư hại mái nhà, chết người
3 Sét Chết người, bị thương, hư hại tài sản .
4 Lũ lụt Chết người, thiệt hại hoa màu, thiệt hại cơ sở vật chất
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Biểu hiện và hậu quả
Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận biến đổi khí hậu ở Gia Lai
Thời gian:5 phút a. Biểu hiện của biến đổi
*Nhóm 1,2: khí hậu.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh về biến đổi - Nhiệt độ trung bình tăng
khí hậu sau: - Hạn hán xuất hiện ở nhiều
nơi
- Lượng mưa tăng giảm thất
thường.
- Biến đổi khí hậu còn làm
gia tăng tần suất, cường độ
các hiện tượng thời tiết cực
đoan, nguy hiểm như: lũ lụt,
H1. mưa giông, sét, lốc, mưa
đá,... trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.

H2

H3
6
? Hãy lần lượt kể tên các biểu hiện của biến đổi khí hậu thông
qua các hình ảnh trên.
?Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trên dẫn đến hậu quả gì?
* Nhóm 3,4:
? Trình bày một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
thông qua hình ảnh và thông tin sau:

Hình 11.5. Mưa lớn kéo dài làm ngập nhiều diện tích rau
màu của người dân (thị xã Ayun Pa)
Bảng 11.2. Tổng hợp tình hình hạn hán ở tỉnh Gia Lai từ
năm 2010 đến 2019
(Đơn vị: ha)
ST Năm Tổng diện Diện tích Diện Vụ sản
T tích bị hạn mất trắng tích xuất
giảm
năng
suất
1 2010 23 247,7 16 853 6 394,7 Vụ Đông Xuân
2 2011 17 928,2 3 898,2 14 030 Vụ Đông Xuân
3 2012 4 444,8 3 013,0 1 432 Vụ mùa
4 2013 9 406,2 1 036,3 8 370 Vụ Đông Xuân
5 2014 9 461,7 8 968,4 493 Vụ mùa
6 2015 12 803,8 3 686,3 9 118 2 vụ
b. Hậu quả của biến đổi
7 2016 22 849,22 1 vụ khí hậu
8 2017 0 0 0 - Biến đổi khí hậu ảnh
9 2018 0 0 0 hưởng đến sức khoẻ con
người: bệnh hô hấp, tim
10 2019 20 871 Vụ mùa mạch.
1 335,5 Vụ Đông Xuân - Ảnh hưởng đến kinh tế:
(Nguồn: Báo cáo cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với Lũ lụt phá hủy nhiều công
biến đổi khí hậu giai đoạn trình, hoa màu, …
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia - Biến đổi khí hậu ảnh
Lai) hưởng đến nông nghiệp: Lũ
? Nêu các loại hình thiên tai thường xảy ra ở tỉnh Gia Lai trong lụt làm mất hoa màu, đất bị
những năm gần đây và hậu quả của chúng. nhiễm phèn, nhiễm mặt
giảm năng suất. Hạn hán
ST Loại hình thiên Hậu quả kéo dài gây mất mùa.
7
T tai - Ảnh hưởng đến nguồn tài
1 ? ? nguyên rừng: Hiện tượng
cháy rừng tăng cao do sự
2 ? ? nóng lên của trái đất. Nạn
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ chặt phá rừng khiến đất bị
Dựa vào tranh ảnh giáo viên cung cấp, tìm hiểu trên thực tế để xâm lấn, thu hẹp diện tích
trả lời các câu hỏi. canh tách…
Bước 3. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Ảnh hưởng đến nguồn
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, nước: Gây ô nhiễm nguồn
bổ sung. nước, nước sạch trở nên
Bước 4. Giáo viên nhận xét kết quả học tập, đánh giá việc khan hiếm, nước ngầm suy
tham gia học tập của học sinh: giảm, nước bị nhiễm mặn,
-Bổ sung, chỉnh sửa kiến thức, đưa ra kết luận cho HS cập nhật sản phèn….
phẩm.
-Cung cấp thêm một số hình ảnh, video liên quan đến hậu quả của
biến đổi khí hậu để học sinh tham khảo.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu một số giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
ở Gia Lai.
a. Mục tiêu: HS nêu được một số giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở
Gia Lai.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu và đưa ra những giải pháp dựa vào tình hình thực tế biến đổi khí
hậu ở Gia lai và điền vào phiếu học tập số 1
Số thứ tự Các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi
khí hậu ở tỉnh Gia Lai
1
2
3
4
5

c. Sản phẩm: Giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Gia Lai.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.
- Lựa chọn mô hình canh tác phù hợp với biến đổi khí hậu tại địa phương.
- Sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học trong nông nghiệp.
- Thí điểm và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lí và tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp giảm
ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
- Tiết kiệm nguồn nước ở các công trình thuỷ lợi, hồ chứa, kênh rạch, các công trình cấp nước.
- Bảo vệ và phát triển rừng bền vững; phòng, chống cháy rừng hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, chuyển đổi
sử dụng năng lượng sạch hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ. 4. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu và
GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, hoàn thành thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
phiếu học tập 01 trong vòng 5 phút. - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để
nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.

8
- Lựa chọn mô hình canh tác phù hợp với biến
đổi khí hậu tại địa phương.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ - Sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học trong
Dựa vào kiến thức trong SGK, tìm và điền thông nông nghiệp.
tin vào Phiếu học tập 01 dưới sự hướng dẫn của - Thí điểm và nhân rộng các mô hình thu gom,
GV. xử lí và tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp
Bước 3. Đại diện các nhóm bàn báo cáo kết giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí
quả thảo luận. nhà kính.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm - Tiết kiệm nguồn nước ở các công trình thuỷ
khác nhận xét, bổ sung. ( GV yêu cầu HS báo lợi, hồ chứa, kênh rạch, các công trình cấp
cáo kết quả thảo luận kết hợp rèn kĩ năng sử nước.
dụng bản đồ cho HS thông qua việc xác định và
- Bảo vệ và phát triển rừng bền vững; phòng,
kể tên các giải pháp giảm thiểu và thích ứng biến
đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai. chống cháy rừng hiệu quả.
Bước 4. Giáo viên nhận xét kết quả học tập, - Nâng cao nhận thức của người dân trong việc
đánh giá việc tham gia học tập của học sinh: sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng,
Bổ sung, chỉnh sửa kiến thức, đưa ra kết luận cho chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch hơn.
HS cập nhật sản phẩm.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu:.Hệ thống những kiến thức đã học về khái niệm và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ( HS hoạt động cá nhân)
(1) Những nguyên nhân nào dưới đây gây ra biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
a.Tích cực trồng cây, gây rừng.
b. Xả nhiều chất thải bẩn vào môi trường
c. Sử dụng nhiều túi nilon.
d. Ngăn chặn nạn chặt, phá rừng bữa bãi
e.Sử dụng nhiều phương tiện giao thông ( xe ô tô, xe máy…)
g. Thay đổi lối sống thân thiện với môi trường
h. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
( đáp án b,c,e,h )
d. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv trình III. Luyện tập.
chiếu lên máy yêu cầu học sinh xác định Bài tập 1:
những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở (1) Những nguyên nhân nào dưới đây gây ra
biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai
Gia Lai.
a.Tích cực trồng cây, gây rừng.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đưa ra ý b. Xả nhiều chất thải bẩn vào môi trường
kiến của mình như đã nêu ở phần nội dung. c. Sử dụng nhiều túi nilon.
Câu hỏi: Những nguyên nhân gây ra biến đổi d. Ngăn chặn nạn chặt, phá rừng bữa bãi
khí hậu ở Gia Lai. e. Sử dụng nhiều phương tiện giao thông ( xe ô
- Báo cáo: HS trình bày ý kiến của mình. tô, xe máy…)
Các HS khác nhận xét, bổ sung. g. Thay đổi lối sống thân thiện với môi trường
- Kết luận và nhận định: Gv nhận xét câu h. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa
diễn ra nhanh
9
trả lời của Hs. Chốt kiến thức bài học Bài tập 2: Chia sẻ những việc làm của bản thân
Đáp án: b, c, e, h để góp phần giảm thiểu phát thải khí hậu nhà
HS đọc yêu cầu bài tập 2 kính gây ra biến đổi khí hậu. Đánh giá mức độ
thực hiện của bản thân sau mỗi việc đã làm.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv trình
chiếu lên máy yêu cầu học sinh Chia sẻ
những việc làm của bản thân để góp phần Việc làm Mức độ thực hiện
giảm thiểu phát thải khí hậu nhà kính gây ra Hiếm Thỉnh Thường
biến đổi khí hậu. Đánh giá mức độ thực hiện khi thoảng xuyên
của bản thân sau mỗi việc đã làm. Đi bộ đi ? ? x
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chia sẻ học
những việc làm của bản thân mình (mỗi hs Trồng
chăm sóc ? ? x
chia sẻ một việc làm)
cây xanh
- Báo cáo: HS trình bày ý kiến của mình. Tiết kiệm
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét nước ? ? x

Hoạt động 4: VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học về những biểu hiện của biến đổi khí hậu và
nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương để có ý thức bảo vệ môi trường .
b. Nội dung: Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về biểu hiện biến đổi khí hậu nơi HS sinh sinh
sống và nguyên nhân chính gây ra biểu hiện đó.
c. Sản phẩm: Một số tranh ảnh về biểu hiện biến đổi khí hậu và nguyên nhân chính gây ra biểu hiện
đó nơi HS sinh sống
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, sưu tầm một số tranh
ảnh về biểu hiện biến đổi khí hậu và nguyên nhân chính gây ra biểu hiện đó nơi HS sinh sống.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: sưu tầm một số tranh ảnh về biểu hiện biến đổi khí hậu và nguyên
nhân chính gây ra biểu hiện đó nơi HS sinh sống.
- Báo cáo: GV chiếu một số hình ảnh của HS, đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. -
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá ý thức học tập của HS, tuyên dương các HS hoạt động
tích cực.
*Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về nhà học bài cũ, tìm các tranh ảnh về các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. “ Thực hành một số hoạt động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí
hậu”

10
Câu hỏi trắc nghiệm sau bài học.
Câu 1: Đâu là biểu hiện của biến đổi khí hậu ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên?
A. Có mưa nhiều vào tháng 7, 8 âm lịch ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
B. Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng.
C. Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường ở các tỉnh Tây Nguyên.
D. Nhiệt độ trung bình của trái đất đang tăng dần lên.
Câu 2: Biến đổi khí hậu là do tác động của:
A. Các hoạt động của con người.
B. Các thiên thạch rơi xuống.
C. Các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
D. Các thiên tai trong tự nhiên.
Câu 3: Đâu không phải là hoạt động của con người để thích nghi ứng phó với biến đổi khí hậu?
A. Tiết kiện điện, giảm thiểu chất thải ra môi trường
B. Trồng cây xanh ở khu vực dân cư và trồng rừng..
C. Thay đổi lối sống để thân thiện với môi trường
D. Mở rộng phát triển nhiều nguồn điện năng lượng và điện gió...
Câu 4: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. Băng hai cực tan.
B. Mực nước biển dâng.
C. Sinh vật phong phú.
D. Thiên tai bất thường.
Câu 5: Biến đổi khí hậu là những thay đổi của.
A. Sinh vật.
B. Sông ngòi.
C. Khí hậu.
D. Địa hình.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?
A. Gia cố nhà cửa.
B. Bảo quản đồ đạc.
C. Sơ tán người.
D. Phòng dịch bệnh.
Câu 7: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
A. Cao nguyên.
B. Đồng bằng.
C. Đồi.
D. Núi.
Câu 8: Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?
11
A . Năng lượng từ than
B . Năng lượng từ thủy điện
C . Năng lượng từ Mặt Trời
D . Năng lượng từ dầu mỏ
Câu 9. Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?
A / Ô tô
B/ Xe đạp
C / Tàu hỏa
D / Xe buýt
Câu 10: Vì sao nước biển dâng lên?
A.Do mưa nhiều
B.Do băng tan
C.Do nước biển giãn nở
D.Do băng tan và nước biển giãn nở khi nhiệt độ trung bình tan.
ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C A D C C D B C B D

12

You might also like