Bé Thu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bom đạn, khói lửa của chiến tranh đã làm cho đất nước ta mang trên mình thật

nhiều những vết thương, bao gia đình tan nát vì phải chia xa, cha con không được
gặp nhau, vợ chồng không thể sống cạnh nhau, cha mẹ không hay biết con mình
sống chết thế nào, nỗi đau lại chồng chất nỗi đau. Thế nhưng, giữa bản nhạc buồn
của chiến tranh ấy, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người
những cung bậc cảm xúc, những âm thanh da diết về tinh thần đoàn kết, về tình
đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng, bất diệt. Một trong những
sáng tác viết về đề tài tình cảm gia đình trong hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo của
chiến tranh chính là truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng. Ở đó, nhân vật bé Thu xuất hiện với hình tường cô gái cá tính, bướng bỉnh
nhưng yêu thương cha vô cùng. Để lại những ấn tượng khó phai trong lòng biết
bao bạn đọc.
Nguyễn Quang Sáng là người con vùng đất phương Nam, ông vốn am hiểu và gắn
bó với cuộc sống và con người nơi đây, chính vì thế mà các trang văn của ông chủ
yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ, thành công khắc họa được những nét
tâm lí đậm chất miền Nam. Ông được biết đến là một trong những cây bút tiêu biểu
của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Truyện của ông hấp dẫn người đọc bằng
giọng văn trong sáng, vừa giản dị lại vừa sâu sắc. Kết tinh cho chất văn tinh tế,
mộc mạc ấy chính là truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Tác phẩm được viết năm 1966,
khi tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ, sau này được đưa vào tập
truyện cùng tên. “Chiếc lược ngà” là câu chuyện đầy xúc động kể về tình phụ tử
sâu nặng của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ cảnh éo le của chiến tranh, để từ đó
khẳng định rằng: Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống của
con người nhưng tình cảm gia đình thì không gì có thể giết chết được. Đặc biệt là
tình yêu thương mãnh liệt mà bé Thu dành cho cha của mình.

Thu là cô bé sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước vẫn còn vang tiếng bom,
tiếng súng. Chính vì vậy, cha em phải lên đường vào giữa bom đạn, để lại em sống
cùng với má khi em chưa tròn một tuổi. Suốt tám năm ròng, em sống trong vòng
tay và sự che chở, bao bọc của má mà chưa một lần được gặp cha mình. Ngần ấy
năm, Thu chỉ có thể nhìn ngắm cha qua tấm hình nhỏ mà ông chụp chung với má.
Sự thiếu thốn tình cảm của cha càng làm cho khao khát một ngày được gặp cha
trong em mãnh liệt hơn cả. Chiến tranh phi nghĩa đã làm cho gia đình Thu cũng
như bao gia đình khác ngoài kia lâm vào cảnh tan nát, chia xa. Tám tuổi, em còn
quá nhỏ để hiểu hết được sự tàn khốc của chiến tranh, điều này đã làm cho cuộc
gặp gỡ bất ngờ giữa bé Thu và ông Sáu sau tám năm ròng xa cách trở nên thật xúc
động. Chính cuộc hội ngộ giữa cha con họ đã khiến Thu ngộ nhận ra được nhiều
điều, mà chính ta khi cảm nhận cũng thấy thương cho em hơn, thương vì em đã
chịu nhiều thiệt thòi, đồng thời ta càng căm ghét chiến tranh hơn.

Thu là cô bé cá tính, ương bướng và đáo để. Có lẽ chính hoàn cảnh chiến tranh
chia cắt làm cho em không thể có được một mái âm gia đình hạnh phúc có đầy đủ
cả má và cha đã khiến em trở thành một cô gái mạnh mẽ, ngang ngạnh, nhưng
cũng rất đỗi trong sáng, hồn nhiên và đáng yêu. Trong tâm trí em, cha luôn là
người mà em thần tượng, em yêu cha mình bằng tình yêu bền vững và tuyệt đẹp
nhất, hình ảnh của cha trong em chưa bao giờ khuất bóng bởi trong trái tim mình,
em luôn dành cho cha một vị trí đặc biệt mà không ai có thể thay thế được. Dẫu
cho có xa cách những tám năm trời. Và để làm nổi bật tình yêu thương cha ấy,
Nguyễn Quang Sáng đã đặt Thu vào tình huống của một cuộc hội ngộ đầy bất ngờ,
để từ đó làm cho Thu bộc lộ được cá tính, chất riêng của mình và đó cũng chính là
lúc ông sáu trở về nhà sau tám năm ròng.

Mở đầu đoạn trích, Thu xuất hiện là cô bé xinh xắn, hồn nhiên với “tóc cắt ngắn
ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi ở nhà chòi”. Cứ ngỡ em yêu
thương cha mình như thế, khi được gặp lại cha, em sẽ vui mừng, sung sướng, hồ
hởi chạy lại sà vào vòng tay lớn của cha mình mà nũng nịu với tình cảm mãnh liệt
hơn bao giờ hết. Nhưng không, Thu đã làm cho biết bao độc giả phải bất ngờ bởi
hành động, thái độ kiên quyết không nhận ông sáu là ba của em. Đầu tiên, khi nghe
có người lạ gọi lớn tên mình từ xa, em “giật mình, tròn mắt nhìn”, một loạt những
biểu cảm nghi ngờ, ngơ ngác, lạ lùng hiện rõ trên gương mặt ngây ngô đó. Đây là
những nét tâm lí, hành động phù hợp với lẽ tự nhiên, sự nghi ngờ khó hiểu của một
đứa trẻ lên tám khi có người lạ nhận mình là con. Cho đên khi ông Sáu chạy lại
gần, kịp nhìn rõ mặt em và liên tục hét lớn gọi “ Ba đây con!”, Thu sợ hãi đứng
dậy, vừa hét toáng lên gọi “ Má, má”, vừa vun vút lao vào nhà. Để mặc ông Sáu
đứng lại đó với khoảng lặng u ám. Cũng dễ hiểu thôi, bởi có lẽ em sợ hãi với sự xa
lạ của ba mình sau tám năm dài cách xa, em chưa sẵn sàng để đón nhận một người
lạ mới gặp như ông Sáu là ba.
Không những thế, sự lạnh lùng, thơ ơ của Thu dành cho ba còn thể hiện rõ hơn cả
ở những ngày ông Sáu được nghỉ phép ở nhà. Suốt ngày ông Sáu chẳng đi đâu xa,
chỉ muốn ở nhà để gần gũi, vỗ về con. Thế nhưng ông càng vỗ về, lại gần bao
nhiêu thì bé Thu càng đẩy ông ra xa bấy nhiêu. Mặc cho những cử chỉ quan tâm
của ông Sáu, em vẫn khước từ, cự tuyệt với ông. Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm,
em nói trổng “Vô ăn cơm”, rồi khi bị má dọa đánh vì những lời nói trống không
với người lớn, em vẫn tiếp: “Cơm chin rồi”. Thu gọi ba mình là “người ta” thay vì
một tiếng “ba”. Ngay cả khi rơi vào thế khó, nồi cơm mà má bảo em trông đã chin
mà không ai chắt nước, em loay hoay rồi lại nói lớn “Cơm sôi sôi rồi, chắt nước
dùm cái!” để nhờ ông Sáu chắt nước dùm, nhưng không nhận được phản hồi, em
lại tiếp: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”, loay hoay mãi mà vẫn lảng tránh không gọi
ông Sáu là ba, con bé tự mình cầm vá múc từng vá nước. Lúc này, nhiều người
trong chúng ta có lẽ sẽ thấy bé Thu đáng trách hơn đáng thương.

Cao trào nhất chính là trong bữa cơm hôm đó, ông Sáu thương con nên đã gắp một
cái trứng cá to vàng để vào chén em, Thu liền “lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất
thần hất cái trúng cá ra”, làm cho cơm “văng tung tóe cả mâm”. Ông Sáu giận quá,
không nghĩ mà đánh vào mông em. Thu chỉ lặng lẽ đứng dậy, em bước ra khỏi
mâm rồi chạy xuống bến và “mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua
thật to, rồi lấy dầm bơi qua song”. Thì ra Thu không nói gì mà em chạy sang nhà
bà ngoại, mét với ngoại và khóc bên ấy. Em không tin đó là ba mình bởi vết thẹo
dài trên má khiến ông Sáu khác người ba chụp chung với má trong tấm hình. Bởi
trong tâm tưởng của em, hình ảnh người cha mà em luôn mường tượng là người đã
chụp chung với má trong tấm hình suốt bấy lâu em vẫn xem. Với Thu, cha là người
vĩ đại, là người mà em luôn luôn thần tượng, luôn dành cho cha những tình cảm
đẹp nhất, và em không muốn bất cứ ai là người sẽ thay thế bóng dáng của cha
trong trái tim em. Nhưng khi nghe bà ngoại giải thích về vết thẹo, lí do khiến ông
Sáu khác đi trong ảnh thì em mới hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận vì những
hành động của mình, em “nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người
lớn”. Bà ngoại chính là người đã giải đáp mọi thắc mắc, cởi nút trong tâm hồn trẻ
thơ của Thu. Cảm nhận rồi mới thấy, Thu mới thật đáng thương, em hiểu chuyện
và đã chịu nhiều thiệt thòi, đồng thời ta cũng rõ rang hiểu ra rằng Nguyễn Quang
Sáng ắt phải có long yêu trẻ lắm mới thấu hiểu hết được nỗi long trẻ thơ, mới khắc
họa được nhân vật bé Thu với những nét tâm lí đáng yêu như vậy.

Trước đây, Thu quyết liệt không chấp nhận ông Sáu là ba mạnh mẽ bao nhiều thì
bây giờ khi nhận ra mình đã làm sai, tình cảm em dành cho ba lại càng mạnh mẽ
bấy nhiêu. Trong buổi sáng cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành
động của em lại đột ngột thay đổi. Đứng ở một góc nhà, em không ương bướng
hay cau có nhăn mày nữa, vẻ mặt em sầm lại, rầu rĩ khi nhìn ông Sáu, đôi mắt
mênh mông của em bỗng “xôn xao”. Đằng sau đôi mắt ấy đang xáo động biết bao
ý nghĩ, bao tình cảm và sau lời tạm biệt của ông Sáu “Thôi! Ba đi nghe con!” bao
nhiêu tình cảm chất chứa đã lâu trỗi dậy mạnh mẽ, hối hả và cuống quýt. Em thét
lên tiếng gọi “Ba…a…a… Ba”. Đây là tiếng gọi ba đầu tiên sau tám năm. Tiếng
gọi ấy chứa chan biết bao tình cảm “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng
và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa”. Tiếng “ba” như “ vỡ tung ra”
từ đáy long em, Thu “vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, em “chạy
thót lên và dang hai tay ôm lấy cổ” cha mình làm cho mọi người có mặt ở đó xúc
động đến nao long. Nguyễn Quang Sáng không viết nhiều, chỉ vài chi tiết nhỏ thôi
cũng đủ để người đọc cảm nhận hết được tình yêu thương cha nồng nàn của bé
Thu. Trong giây phút ấy, em không chỉ yêu ba, thương ba mà còn tự hào về ba nữa
“Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên
má của ba nó nữa”. Có lẽ vì tiếc thời gian qua không nhận ra ba sớm hơn, nên em
muốn níu ba lại “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”, nhưng rồi ý thức
được công việc của ba, của kháng chiến qua lời an ủi của bà ngoại nên em đành
phải nói lời tạm biệt với ba. Chính tình yêu và niềm tự hào về cha của mình chắc
hẳn đã trở thành động lực thôi thúc thus au này trở thành một cô giao liên dũng
cảm.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản được đặt vào tình huống éo le của chiến tranh,
những chi tiết được sắp xếp hài hòa và hợp lí, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến
bất ngờ khác, đặc biệt là chi tiết vết thẹo. Ngôi kể phù hợp, lựa chọn người kể
chuyện là bác Ba- người luôn cạnh bên hai cha con, vì thế mà câu chuyện được
thuật lại một cách chân thực và sâu sắc. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà giàu ý
nghĩa, mang đậm hơi thở của người dân Nam Bộ, khiến cho bạn đọc phải rung
động với những suy nghĩ, trăn trở của nhân vật. Có thể nói với một tâm hồn nhạy
cảm, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận tận cùng tất cả, để có thể thành
công miêu tả diễn biến tâm lí của từng nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.

Chiến tranh đã lùi xa gần năm mươi năm, nhưng hình ảnh bé Thu cùng câu chuyện
“Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng vẫn cứ ngân nga mãi, ghi dấu
bao ấn tượng khó phai về một em bé cá tính, bướng bỉnh nhưng rất đỗi hồn nhiên,
trong sáng và vô cùng yêu thương cha. Khép lại những trang văn này, ta càng thấm
thía hơn về sự cao đẹp, thiêng lieng và bất diệt của tình phụ tử sâu nặng, đằm thắm,
về sự tàn khốc của một thời bom rơi đạn lạc, để từ đó ta càng them trân trọng hơn
những phút giây hòa bình bên cạnh gia đình và những người than yêu.

You might also like