Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 51

Khái quát chung

Liên tục trong những năm gần đây đàn gia súc ở nước
ta đặc biệt chăn nuôi bò sữa ngày 1 tăng và đang phát
triển rộng ra hầu khắp các tỉnh trong cả nước.
Trong thành quả đó ngành thú y đóng 1 vai trò hết sức
quan trọng.
Tuy nhiên để bảo vệ đàn gia súc từ gốc việc
phổ biến kiến thức thú y 1 cách phổ cập tới từng người
chăn nuôi là điều rất cần thiết
Trước khi ta tìm hiểu về từng loại bênh cụ thể thì:
Bệnh là gì? Là bất cứ quá trình nào cản trở chức năng bình
thường của con vật
Có 4 loại vi sinh vật gây bệnh là:
1) Virus (siêu vi khuẩn)
2) Vi khuẩn
– Vi khuẩn có nhiều hình dạng: hình gậy,hình cầu,hình que,hình
roi (xoắn hay hình dấu phẩy)
– Chúng có thể tự nhân đôi mà không cần xâm nhập vào tế bào
chủ,vì chúng có tất cả các quá trình trao đổi chất cần thiết để
nhân đôi.
3) Nấm: cấu trúc của nấm gần như tương tự như cấu trúc cuả thực
vật,nhưng chúng lại không quang hợp được.Do đó nó thường
mọc trên vật khác (động vật) để hút chất dinh dưỡng nuôi sống
cơ thể.
– Nấm có 2 loại : Nấm mốc
Nấm men (hình tròn,bầu dục )
4) Đơn bào: là những sinh vật 1 tế bào,trong thiên nhiên có hàng
nghìn loài đơn bào,và chỉ có 1 số ít là gây bệnh cho gia súc khi
bị nhiễm.
– Trong thú y cần chú ý :
Trùng roi (tiên mao trùng )
Bào tử trùng
Nguyên tắc chung về thú y

Có 2 nguyên tắc quan trọng nhất là :


a) Gia súc khỏe mạnh,được chăm sóc tốt sẽ có nhiều khả năng
hơn khi đương đầu với bất cứ tác nhân gây bệnh nào mà chúng
gặp
b) Gia súc yếu rất có thể là nguồn bệnh chủ yếu cho gia súc khỏe
mạnh khi tiếp xúc.Vì vậy phải cách ly để giảm cơ hội bệnh lây
lan.
Bệnh viêm vú bò sữa

• Đối với đàn bò sữa thì 1 trong những bệnh quan trọng đó là bệnh
viêm vú,là bệnh phổ biến và gây tổn thất lớn nhất trong chăn nuôi
bò sữa.
• Bệnh này gây ảnh hưởng ngiêm trọng tới chất lượng và sản lượng
sữa của bò,làm giảm thu nhập cho các hộ chăn nuôi bò sữa.
• Bệnh viêm vú có nhiều nguyên nhân gây ra và nếu không được điều
trị đúng phương pháp thì nó để lại hậu quả rất xấu,ảnh hưởng đến
quá trình phát triển cho đàn bò sữa sau này.
• Bệnh gây ra do vệ sinh chuồng trại,hay vệ sinh vắt sữa không tốt
tạo điều kiện cho các vi khuẩn (tụ cầu khuẩn,liên cầu khuẩn,…tấn
công và gây ra mủ)
• Đặc thù của bệnh là tuyến vú bị viêm,sữa bị biến đổi về lý và hóa
tính và làm giảm sản lượng sữa và phẩm chất sữa.
Nguyên nhân

• Có nhiều loại vi trùng gây ra bệnh viêm vú


1) Vi sinh vật : khi chúng xâm nhập vào tuyến sữa (qua đầu núm vú)
chúng sẽ tấn công các tế bào tiết sữa để lấy dưỡng chất và từ đó
làm ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của tuyến sữa.
a) Liên cầu khuẩn (streptococcus- là vi khuẩn gram +)
Chúng chủ yếu phát triển trong sữa và tấn công lớp tế bào bề mặt của
các ống dẫn sữa.
b) Tụ cầu khuẩn (staphyloccus-vi khuẩn gram +)
Chúng xâm nhập và tấn công vào các tế bào nang,gây co thắt mạch
máu và hoại tử mô tế bào khi nó sản sinh ra độc tố
hemolysine,coagulaza
c) E.coli,…chúng sống chủ yếu trong môi trường như chất độn
chuồng,phân,nguồn nước bị ô nhiễm,..)
d) Môi trường
– Thời tiết,khí hậu đặc biệt là tiểu khí hậu chuồng nuôi,tiếng
ồn,mật độ nuôi nhốt quá cao nó làm suy yếu khả năng miễn dịch
của bò làm gia tăng khả năng viêm vú
– Nếu nhiệt độ và độ ẩm cao thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh
viêm vú của bò (stress nhiêt hoăc vì khi đó vi sinh vật được phát
triển thuân lợi)
e) Hay do phương pháp vắt sữa,kỹ thuật vắt sữa không
đúng,không hợp vệ sinh,để sữa tích lại ở bầu vú,làm căng tĩnh
mạch máu ở bầu vú gây viêm
– Hoặc khi vắt bằng máy do không chú vắt kiệt quá gây đứt mạch
máu trong bầu vú gây ra viêm (viêm từ 1 đến 2 thùy vú)
– Hay do vi trùng vi hành theo đường máu đến do bò bị bệnh sót
nhau,viêm tử cung gây ra viêm ( cả 4 thùy vú)
Phân loại viêm vú ở bò sữa

Dựa theo tình trạng biểu hiện các triệu chứng của bầu vú và sữa khi
bò bị viêm vú ta chia ra làm 2 thể
• Thể lâm sàng ( biểu hiện ra ngoài)
• Thể tiềm ẩn
• Thể lâm sàng
• Là bệnh có biểu hiện ra bằng các triệu chứng cụ thể như : sưng
,nóng, đỏ, đau.
• Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như hậu quả của bệnh biêu
hiện rõ rệt nên người ta dễ đang xử lý điều trị và đánh giá mức độ
nguy hiểm cũng như thiệt hại của bệnh gây ra.
• Thể tiềm ẩn
• Bệnh viêm vú tiềm ẩn rất phổ biến và gây ra những thiệt hại kinh tế
rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa.
• Bệnh này nguy hiểm ở chỗ là nó duy trì mầm bệnh,và lây lan
cho những con bò khác mà người chăn nuôi hay chủ trang trại
vẫn không biết,bởi vì bò bệnh ít có triệu chứng bên ngoài,cũng
như các triệu chứng ở bầu vú.
• Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm vú dạng tiềm ẩn là dựa vào
dấu hiệu của sữa và xét nghiệm sữa để phân lập vi trùng gây
bệnh.
• Biện pháp phát hiện bằng hóa chất tức là phương pháp kiểm tra
CMT (California Mastitis Test) hay dùng máy đếm tế bào thể
(Somatic Cell Counter) để xác định viêm vú tiềm ẩn khá cính
xác và thường được sử dụng phổ biến.
Phân loại bệnh viêm vú

• Dựa vào cơ chế gây bệnh viêm vú người ta chia bệnh viêm vú làm
2 loại viêm vú
• Loại 1 : viêm vú do lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh
(streptococcus dysgalactiae, s.agalactiae,staphylococcus
aureus,),và nguồn lây nhiễm chủ yếu từ vú cấc bò bị bệnh viêm vú
• Loại 2 : Viêm vú do tác nhân môi trường nuôi dưỡng chủ yếu là
nhóm coliform như E.coli, : bệnh gây ra bởi các vi sinh vật cơ hội
nằm trong môi trường chung quanh bò ( từ chuồng trại,thiết bị,chất
độn chuồng,phân,….)
Các thể bệnh viêm vú cấp tính

• Viêm vú thể tương mạc


• Triệu chứng :khi vi trùng theo tuyến máu vào sau trong tuyến vú thì
toàn bộ tuyến vú sưng to,sờ nhẹ không đau.Lúc đầu sữa biến đổi
không rõ về sau khi bệnh lan rộng trong tuyến sữa và bộ phận tiết
sữa thì sữa sẽ loãng và lợn cợn.
Con vật có triệu chứng toàn thân : sốt cao 39,5-40 độ C,kém ăn,ủ
rũ,vú bò sưng 1 thùy,khi ấn mạnh tay vào bầu vú thì bò bị đau,lượng
sữa giảm rõ rệt,sữa loãng và có hạt lổn nhổn
• Chẩn đoán : bầu vú sưng,nóng đỏ đau hạch lâm ba vú cũng sưng
to
• Nguyên nhân : do staphylococci, streptococci,e.coli đi vào tổ chức
liên kết của bầu vú khi bầu vú bị xây xát.Bệnh có thể kế phát do
viêm tử cung vi trùng vào máu và đi đến tuyến vú.
• Bệnh nhẹ thì sau vài ngày hiện tượng viêm sẽ giảm.Khi tổ chức
tuyến vú bị tổn thương nặng thì bầu vú cò thể bị xơ cứng.
• Viêm vú có mủ : biểu hiện đặc trưng là vú có mủ,bọc mủ,sờ thấy
bùng nhùng bên trong và dịch thẩm xuất.Bò sốt cao,mệt mỏi,bỏ
ăn.Bầu vú sưng đỏ,nóng,đau.Đầu tiên sữa loãng có màu hồng do
xuất huyết nhẹ và sau đó có lẫn các cục sữa vón và dịch mủ màu
vàng nhạt,lợn cợn thành dây
• Bò sốt cao (40-41 o C ), đi lại khó khăn,bỏ ăn,ngừng nhai lại
• Viêm vú có máu : Biểu hiện đặc trưng là các tổ chức của tuyến tiết
sữa xuất huyết và tụ huyết
• Bò sốt cao,kém ăn,bầu vú sưng to có những đám tụ huyết.Lượng
sữa giảm nhanh có khi ngừng tiết sữa.Sữa loãng có màu hồng,hay
đôi khi đỏ như máu do xuất huyết.Bò có thể chết do nhiễm trùng
Biến chứng của bệnh viêm vú

Làm xơ cứng bầu vú, bầu vú bị cứng lại,còn các tổ chức tuyến vú
bị teo đi,sờ vào thấy cứng,hay ấn mạnh vú thấy những cục
cứng,hay cứng toàn bộ.
• Lượng sữa giảm,sữa loãng màu xám,lợn cợn vón cục,sau khi vắt
sữa thì thể tích thùy vú không giảm.
• Bầu vú bị hoại tử : bầu vú thối loét và hoại tử có mủ do vi khuẩn
gây hoại tử xâm nhập vào tuyến vú qua đường tiết sữa,mach máu
hay vết thương.
• Toàn bộ thùy vú sưng to,đau,có triệu chứng bại huyết
• Teo bầu vú : phần lớn tế bào bi tổn thương cơ năng tiết sữa không
phục hồi
Chẩn đoán bệnh viêm vú

• Kiểm tra bầu vú :


• Bằng mắt nhìn : quan sát sự đối xứng của các lá vú (4 lá vú),kích
thước,hình dạng bầu vú,núm vú,phía mặt ngoài da của bầu vú như
(độ căng,đàn hồi,nhăn nheo,chỗ sưng chứa bọc mủ,..),lỗ tiết sữa,sự
phát triển hệ thống mạch máu trên bầu vú
• Bằng sờ nắn bầu vú : được thực hiện khi đã vắt hết sữa trong bầu
vú ra,xác định được tinhg trạng của bầu vú như (kích thước đều
đặn và rắn chắc bầu vú),tình trạng bên trong ống dẫn sữa của núm
vú (sừng hóa,dày cứng,mềm mại),khối u trong bầu vú(apxe,bọc
mủ,…)
• Kiểm tra sữa và dịch tiết trong sữa :
• Màu sắc : sữa bình thường có màu trắng,sữa có màu hồng hay đỏ
là xuất huyết,màu xanh của mủ khi viêm vú
• Mùi : mùi sữa có mùi đặc trưng,dễ chịu và nó sẽ thay đổi khi bị viêm
vú như : mùi chua (vi khuẩn yếm khí ),mùi trứng thối (vi khuẩn sinh
mủ),mùi chua của trái cây(vi khuẩn e.coli)
• Độ nhớt : độ nhớt thay đổi khi nhiễm trùng trong sữa hay lẫn mủ
máu,dịch tiết viêm(mủ độn vón các sữa làm mất tính đồng nhất-
kiểm tra dòng chảy trên nền đen)
Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT

• Nguyên tắc của phương pháp này là nhằm phát hiện bệnh viêm vú
qua sồ lượng tế bào bạch cầu trong 1ml sữa.
• Lấy sữa cho vào 4 đĩa petri(cốc đựng) sau đó bơm 2ml thuốc thử
CMT vào.Xoay tròn đĩa và đọc được kết quả ngay dựa trên sự đóng
vón và thay đổi màu sắc của hỗn hợp.(Thành phần hóa học của
chất thử là : bromocresol và teepol 110%)
+ Hỗn hợp đồng nhất (ko bệnh)
+ Màu xám hơi tím,hỗn hợp lợn cợn ( nghi ngờ)
+ Màu xám tím,gen có sợi và hạt lổn nhổn ( viêm cận lâm sàng)
+ Đám lầy nhầy,đặc tức khắc ( viêm vú tiềm ẩn)
+ Gen đặc quánh như lòng trắng trứng,màu tím xẩm (viêm vú tiềm
ẩn,chuẩn bị có triệu chứng)
Điều trị bệnh viêm vú

• Điều trị bệnh viêm vú nhằm đạt 2 muchj đích: giúp bầu vú tránh khỏi
vi khuẩn gây bệnh phá hoại vừa ngăn ngừa bầu vú không cho trở
thành nguồn bệnh viêm vú trong đàn bò sữa.
• Điều trị : bơm vào bầu vú các loại pomade trị viêm vú : pomade
Mamifort (rất hiệu quả trong điều trị bò thời kỳ đang cho sữa)
• Hay sử dụng thuốc Cefalexine, Ceptyl,Lincomin (là dạng Huyễn
dịch tiêm) của công ty Nanovet sản xuất,đặc trị viêm vú,viêm tử
cung,..cho hiểu quả cao,an toàn,và nhanh khỏi bệnh
• Bổ sung ADE và các vitamin do Nanovet sản xuất bồi bổ,và cung
cấp năng lượng cho cơ thể.
• Bên cạnh việc điều trị tại chỗ khi cần thiết phải tiến hành các biện
pháp điều trị toàn thân cho bò nếu có triệu chứng toàn thân ( sốt
cao,bỏ ăn,..)
Tiêm kháng sinh liều cao amoxycillin với tác dụng kéo dài 48h
– Ngoài ra để hạn chế bệnh viêm vú thì chúng ta nên lau sạch bầu
vú trước khi vắt sữa (bò cao sản vắt từ 2-3 lần/ngày và khi vắt
phải vắt kiệt hết sữa.
– Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường sống
– Nhúng vú sát trùng sau khi vắt sữa bằng dung dịch sát trùng (
giúp sát trùng và ngăn chặn sữa bị nhiễm khuẩn) nên dùng
thuốc sát trùng Iodine nhanh,mạnh do Nanovet sản xuất và
cung cấp
– Nếu viêm và có vi khuẩn thì nên dùng kháng sinh
sớm,mạnh,đúng liều và kéo dài (3-5 ngày)
Bệnh sốt sữa ở bò sữa(thiếu canxi)

• Bệnh thường xảy ra ở những bò sữa cao sản (có sản lượng sữa
cao).Hầu hết bò bị bệnh ở đầu thời kỳ tiết sữa,và bị trong khoảng 1-
24h sau đẻ chiếm hơn 70%)
Nguyên nhân : là sau khi đẻ bò bắt đầu tiết tiết sữa nhiều,nhu cầu
canxi tăng mạnh và được huy động để chuyển vào sữa làm cho cơ
thể con vật phải huy động quá mức lượng canxi dự trữ(thường
canxi được huy động từ xương-nơi dự trữ canxi),điều này làm cho
lượng canxi trong máu giảm mạnh đột ngột dẫn đến gây bệnh.Và
con vật có thể chết sau 1 h nếu không được cứu chữa kịp thời.
• Hay nói 1 cách khác : con vật sau khi đẻ thì bắt đầu tiết sữa---->tăng
nhanh dòng canxi chảy vào trong sữa---->giảm nồng độ canxi trong
máu---->con vật nằm và không đứng dậy được
Triệu chứng :bò bỏ ăn,kém ăn,chân run rẩy lảo đảo,không đứng
vững, bò nằm xuống liệt 1 chỗ và không thể đứng lên được,thân
nhiêt giảm (36-38oC),tai lạnh,nhũn cơ,..
– Bình thường canxi huyết của bò là 9-11mg/100ml
– Khi canxi huyết giảm xuống 8-9mg/100ml thì bệnh ở trạng thái
cận lâm sàng
– Khi xuống dưới mức này thì bệnh ở trạng thái lâm sàng
– Con vật bỏ ăn,run rẩy,loạng choạng khi lượng canxi ở mức
7mg/100ml
– Con vật không đứng được khi lượng canxi ở mức 6mg/100ml
– Con vật hôn mê khi ở mức 4mg/100ml và sẽ chết nếu không
được can thiệp
Điều trị và phòng bệnh

+ Bổ sung ngay Canxi theo đường tĩnh mạch ( calcium-F (100-


150ml)
+ MG.Ca.FOR,hay chế phẩm trộn vào thức ăn Chống bại liệt
(Methionie,lysine) do công ty Nanovet sản xuất
(bổ sung khoáng,ngừa bại liệt,sốt sữa,giải độc)
+ Tiêm vitamin D
+ Bổ sung vitamin B-complex (5-10 ml), hay cho uống Glucose
Chăm sóc hộ lý chu đáo,thỉnh thoảng có thể giúp bò đứng dậy
tránh để cho bò nằm quá lâu gây hoại tử phía bên nằm
Phòng bệnh :
Cung cấp thức ăn có hàm lượng canxi thấp cho bò trong thời kỳ
cạn sữa
Bởi vì nếu canxi cao sẽ giảm huy động canxi từ xương
• Canxi thấp sẽ thúc đẩy huy động từ xương
• Ăn thức có hàm lượng canxi thấp trước khi đẻ và tiêm vitamin D sẽ
khiến việc thúc đẩy hấp thu canxi từ ruột hiệu quả hơn
Bệnh tiên mao trùng-trypanosomiasis ( ngã
nước trâu bò)
• Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu rất phổ biến
với trâu bò nhất là các nước nhiệt đới điều kiện nóng ẩm rất thuận
lợi cho sự phát triển của vật trung gian truyền bệnh là những loại
côn trùng hút máu như ở nước ta
• ở nước ta khi nhập bò sữa vào thì sau 1 thời gian nếu không có
biện pháp phòng trừ thì bò sữa cũng sẽ nhiễm bệnh tiên mao trùng
• Nguyên nhân : do loài tiên mao trùng trypanosoma evansi gây ra,nó
sống ký sinh trong đường máu của con vật,và trong quá trình sống
nó tiết ra độc tố,và độc tố này gây ra những tác hại mà chúng ta có
thể quan sát được qua các triệu chứng lâm sàng của bò :
Triệu chứng :
- sốt cao và gián đoạn (không liên tục ) 40-41,5 o C tức là :Sốt kéo
dài 2-4 ngày rồi giảm,sau 2-4 ngày lại tăng
– Hội chứng thần kinh :khi lên cơn sốt cao con vật thể hiện hội chứng
thần kinh như : quay cuồng,đi vòng tròn,run rẩy từng cơn,mắt trợn
ngược,đỏ ngầu,..
– Gầy yếu suy nhược : vì độc tố ức chế cơ quan tạo máu,hồng cầu giảm
thấp gây ra hiện tượng thiếu máu,con vật gầy rộc,mắt trũng sâu,da khô
nhăn nheo,lượng sữa giảm 10%…Nếu thiếu ăn hay thời tiết bất lợi rét
mướt thì con vật sẽ chết.
– Viêm giác mạc và kết mạc : mắt có dử trắng hay vàng,mắt sưng đỏ
ngầu.Khi khỏi bệnh mắt có màng trắng(cùi nhãn) kéo che kín giác mạc
– Trong quá trình bò mang thai sẽ gây xảy thai nếu bò mắc bệnh tiên mao
trùng
Cơ chế truyền lây bệnh
– Lây truyền nhờ con ruồi hút máu : nó hút máu con bò bệnh và
trên vòi hút của nó mang 1 số tiên mao trùng.Sau đó nó sẽ đốt
và truyền bệnh sang con bò khỏe
– Bệnh lây lan và phát triển mạnh vào nhưng mùa hè nóng ẩm do
những loài côn trùng hút máu như : ruồi,mòng
Điều trị
– Nếu đã biết là bệnh tiên mao trùng rồi thì phải có biện pháp điều
trị hết sức kịp thời
– Tiêm trợ sức Cafein,long não (tiêm bắp thịt)
– Sau 15-20 p tiêm tĩnh mạch tai hay tiêm bắp Azidin + 7 ml nước
cất lắc đều ( bernil và veriben)
– Kết hợp cung cấp thức ăn,nước uống tốt,đầy đủ để tăng sức đề
kháng cho con vật mau khỏi bệnh
– Khai thác sữa ít hơn so với khi con bò chưa bị bệnh
Biện pháp phòng bệnh
• Phòng bệnh bằng hóa dược: tiêm phòng bệnh vào tháng 4 và tháng
8 hàng năm (bởi vì tháng 4 hết mùa xuân sang mùa hè ruồi,mòng
sinh sản nhiều,tháng 8 hết thu đầu đông thức ăn thô ít đi ảnh hưởng
cũng như sức khỏe bò giảm cho nên phai dùng thuốc để phòng
nhiễm trước khi mùa đông tới)
• Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh : phát quang cây cối,bụi rậm,ủ
phân để diệt ấu trùng ruồi,lấp vũng nước tù đọng,phun thuốc diệt
côn trùng xung quanh chuồng và bãi chăn thả,..
• Diệt tiên mao trùng trên cơ thể ký chủ: không nhập gia súc ở vùng
có bệnh,thường xuyên định kỳ kiểm tra máu hàng năm để phát hiện
bệnh tiên mao trùng
Bệnh sán lá gan trâu bò(fasciolosis)

• Bệnh sán lá gan ở trâu bò do 2 loài sán lá ký sinh ở ống dẫn mật và gan
gây ra và có sự tham gia của vật chủ trung gian là ốc Lymnaea
• Đó là : F.hepatica và F.giantica
• ở các nước nhiệt đới thường có mặt phổ biến của F.giantica nó có dạng
hình chiếc lá,đầu hẹp,không có vai màu hồng,kích thước 25-75 cm
• Tác hại của sán lá gan đối với gia súc nhai lại là rất lớn,biểu hiện rõ nhất là
gây thiếu máu,viêm và xơ gan khi gia súc bị nhiễm sán lá gan ở mức độ
nặng
Nguyên lý truyền lây ;
• ở ngoài thiên nhiên trứng sán lá gan nở thành mao ấu (Micracidium),khi
gặp vật chủ trung gian thích hợp là ốc Lymnaea chúng xâm nhập vào và
phát triển thành bào ấu (Sporocyst),rồi phát triển thành lôi ấu (redia),rồi
thành vĩ ấu (cercaria)
• Từ khi chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 50-80 ngày
• Sau khi thành thục (đã trưởng thành) Cercaria chui ra khỏi ốc ra môi trường
bên ngoài phát triển thành kén Adolescaria sau đó xâm nhiễm vào vật chủ(
trâu bò) khi bò ăn phải chúng.
• Bệnh lý của bệnh
• Sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các tác động cơ học,tác động của độc
tố,sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động mang trùng
• Khi súc vật mới nhiễm bệnh sán non di hành trong cơ thể làm tổn thương ở
ruột,thành mạch máu,nhu mô gan
• Sán non xuyên qua nhu mô gan,làm tổ chức gan bị phá hoại,tạo ra những
đường di hành đày máu và tổ chức gan bị phá hủy
• Sán trưởng thành thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật bằng các gai
cuốn trên cơ thể,gây viêm ống mật
• Trong quá trình ký sinh,sán thường xuyên tiết độc tố.Độc tố tác động vào
thành ống mật và mô gan,gây biến đổi đại thể và vi thể,làm tăng quá trình
viêm,gây xơ gan và teo gan
• Một tác động quan trọng của sán lá gan khi ký sinh ở vật chủ là chiếm đoạt
dinh dưỡng(dinh dưỡng của sán lá gan là máu súc vật mà nó ký sinh)
Triệu chứng
Súc vật biểu hiện là : kém ăn,suy nhược,niêm mạc nhợt nhạt,lông xù và dễ
rụng lông,vàng da ( do viêm gan,mật),gan sưng to và đau,thủy thũng
mắt,nhai lại yếu,tiêu chảy(do độc tố gây viêm ruột)
Có thể thấy sảy thai ở bò bệnh,lượng sữa giảm
(ở bê nghé thường bỏ ăn chướng bụng,sốt và nằm bẹp 1 chỗ,phân lỏng và
có mùi tanh,chết do kiệt sức)
Đôi khi xuất hiện triệu chứng thần kinh (lảo đảo,xiêu vẹo)
Bệnh kéo dài nhiều tháng cơ thể gầy rạc,suy nhược,nặng,nếu không được
điều trị kịp thời thì con vật thường chết
• Bệnh tích
• Gan sưng to,màu nâu sẫm,xung huyết.Trên mặt gan có thể thấy
những đường di hành của sán non tạo thành những vệt đỏ thẫm,dài
2-4 mm.
• Chỗ mô gan bị phá hủy có sẹo màu vàng xám,gan xơ cứng,niêm
mạc ống dẫn mật đầy,có hiện tượng canxi hóa mặt trong thành ống.
• Lòng ống dẫn mật chứa đầy dịch màu nâu và sán lá gan
• Khi nhiễm nặng thấy viêm phúc mạc,gan xuất huyết nhiều.
Chẩn đoán

• Đối với súc vật sống :


• Xét ngiệm phân tìm trứng sán lá gan là biện pháp có tính quyết định
trong chẩn đoán.Thường dùng phương pháp gan rửa nhiều lần
• Phương pháp miễn dịch học để phát hiện súc vật bị nhiễm sán lá
gan đa được sử dụng là : dùng kháng nguyên tiêm nội bì,căn cứ
vào phản ứng ở nơi tiêm để kết luận
• Phương pháp miễn dịch men Elisa
• Đối với gia súc chết :
• Mổ khám tìm sán lá gan ở giai đoạn ấu trùng,và trưởng thành trong
ống dẫn mật,gan,xoang bụng,….Phương pháp này chính xác hơn
cả vì tìm thấy cả sán non ở giai đoạn vi hành.
Phòng và trị bệnh

• Điều trị
• Bendazol-nanovet: diệt được cả sán non và trưởng thành
• Dertril (viên to màu xanh lá cây)
• Pasciolid (dạng dung dịch màu vàng nâu)
• Handertil-B(cho bò ăn cùng với cỏ hay nuốt trực tiếp)
• Phòng bệnh
• Định kỳ tẩy sán lá gan cho súc vật nhai lại dể ngăn chặn mầm bệnh,phát
tán rộng rãi,đồng thời phòng ngừa cho súc vật không bị tái nhiễm 2 năm/lần
vào tháng 4 và tháng 11
• ủ phân theo phương pháp sinh học,lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt
các chất hữu cơ trong phân của hệ vi sinh vật để tiêu diệt trứng sán trong
phân
• Diệt vật chủ trung gian của sán : tháo cạn nước,chống lầy lội khu chăn
thả.Dùng 1 số chất hóa học có khả năng diệt ốc(vôi,sulfat đông,..)
• Vệ sinh thức ăn,nước uống chuồng nuôi
Bệnh tụ huyết trùng (pasteurellosis)

• Bệnh tụ huyết trùng là 1 bệnh truyền nhiễm ở trâu bò,có thể lây lan
sang trau bò khỏe từ bò bị bệnh
• Bệnh rất phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung du nước ta
• Bệnh xảy ra rải rác quanh năm,nhưng thường phát sinh vào các
tháng nóng ẩm,mưa nhiều (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm),gây
nhiều thiệt hại cho đàn gia súc.
• Nguyên nhân
• Beenjj do vi khuẩn tụ huyết trùng pasteurella multocida gây ra.Đây
là vi khuẩn rất nhỏ bé không thể quan sát được bằng mắt thường
• Bình thường vi khuẩn cư trú ở vùng hạch hầu của trâu bò khỏe.Khi
thời tiết thay đổi,thức ăn thiếu, sức chống đỡ với bệnh tật của trâu
bò giảm thấp và phát sinh bệnh làm trâu bò chết rất nhanh
• Triệu chứng
• Thời gian ủ bệnh của trâu bò là từ 1-3 ngày ( nghĩa là thời gian từ
lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trâu bò cho đến khi trâu bò có các
triệu chứng bệnh đầu tiên
• Trâu bò bệnh thể hiện sốt cao 41-42 oC,mũi khô,mắt đỏ và chảy
nước,ăn kém hoặc bỏ ăn,thở mạnh và thở rất khó khăn do hầu bị
to,khi thở lưỡi the ra ngoài,chảy nhiều rãi.
• Trâu bò bị bệnh đi lại rất khó khăn vì hạch trước vai và trước đùi
sưng to
• Bện diễn biến rất nhanh và nặng.Trâu bò thường bị chết sau 1-4
ngày và khả năng chết là rất lớn nếu không được phát hiện và điều
trị sớm
• Bệnh tích
• Mổ khám súc vật chết thấy lách,gan,phổi,thận sưng tụ máu đỏ sẫm,bao tim
có tích nước vàng
• Cách lây lan
• Bệnh lây lan theo 2 cách sau :
• Do trâu bò khỏe ăn phải vi khuẩn có trong thức ăn,nước uống
• Do trâu bò khỏe hít phải không khí có vi khuẩn
Trâu bò ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh và chết
• Phát hiện bệnh
• Khi thấy trâu bò đột ngột có triệu chứng sốt cao,khó thở,nghi bệnh tụ huyết
trùng thì phải có biện pháp kịp thời xử lý
• Điều trị
Dùng 1 trong những loại kháng sinh đặc hiệu sau
• Streptomycine 15-20mg/ kg thể trọng/ngày,tiêm bắp dùng liên tục 3-4 ngày
• Ceptyl
• Tiêm thuốc bổ trợ vitamin B1,vitamin C,Cafêin và chăm sóc nuôi dưỡng tốt
để con vật có sức chống đỡ với bệnh tật
• Phòng bệnh
• Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng theo lịch định kỳ 6 tháng/lần
• Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y : làm chuồng trại riêng cho
trâu bò,giữ chuồng trại sạch sẽ,thoáng mát trong mùa hè,ấm trong
mùa đông,ủ phân để diệt vi khuẩn gây bệnh
• Nếu có bò chết phải chôn sâu và đổ vôi bột vào hố chôn
• Định kỳ dùng nước vôi 10% hoặc các thuốc sát trùng để tiêu độc,tẩy
uế chuồng trại
Các bệnh về móng

• Bệnh hà móng,viêm móng,viêm da kẽ móng(bệnh


thối móng/
• Bệnh hà móng thường gặp ở bò sữa nuôi nhốt trong chuồng trại
hoặc chế độ cho ăn không thích hợp về các loại khoáng đa vi lượng
hoặc vi lượng.
• Bệnh hà móng ở trâu bò tuy không gây chết song trong thực tế đã
làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bò sữa
• Điều đáng nói là nhiều hộ,trang trại chưa biết phương pháp
chữa,hay chữa không triệt để từ đó con vật không khỏi hoặc khỏi
cũng chỉ được một thời gian sau đó bệnh phát lại làm cho việc điều
trị kéo dài, dai dẳng. Mặt khác khi bò mắc bệnh nếu khống điều trị
kịp thời có thể dẫn tới kế phát một số bệnh truyền nhiễm khác
• Bệnh Hà móng do vi khuẩn gây nên (khác hẳn với bệnh lở mồm
long móng là do viruts gây nên).
• Với chế độ nuôi nhốt trong chuồng trại khép kín có nền chuồng
cứng (nền bê tông,...), sẽ có một số tác nhân ảnh hưởng tới sự phát
triển của móng như:
• Hệ vi sinh vật tồn tại trên nền chuồng có tác động tới sự phát triển
của móng, đặc biệt sự tác động của hệ vi sinh vật yếm khí tồn tại
trên nền chuồng
• Nền chuồng cứng có tác động cơ học tới sự phát triển của móng
• Khẩu phần thức ăn không đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho
sự phát triển của keratine protein, (một loại protein hết sức cần thiết
cho sự phát triển sừng, móng)
• Đặc biệt tỷ lệ Ca/P không thích hợp và hàm lượng Se không đầy đủ
cho cơ thể có thể hấp thụ đựợc lượng P cần thiết cho nhu cầu cấu
tạo keratine protein
• Nguyên nhân của bệnh viêm móng không chỉ do chế độ cho ăn
không hợp lý mà còn do các con bò phải đứng quá lâu. Một con bò
phải nằm ít nhất 14h/ngày để bộ móng của chúng được giải phóng
khỏi sức nặng của cơ thể. Do đó, điều quan trọng là phải có đủ
không gian trong chuồng để nằm nghỉ. Thường các vấn đề về móng
thường xuất hiện vào mùa đông, bò phải nằm trong chuồng nhưng
chuồng lại không có đủ chỗ cho chúng nằm
• Nguyên nhân của bệnh viêm da kẽ móng (thối móng) do phần da kẽ
móng bị tổn thương do nền chuồng luôn ẩm thấp, các chất thải
đọng lại trên nền chuồng, bám vào kẽ móng tạo điều kiện thuận lợi
cho vi sinh vật xâm nhập gây viêm nhiễm
• Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến lở
loét, thối rữa, phần sừng móng phát triển biến dạng bất thường, bò
đi lại khập khiễng.
• Triệu chứng
• Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở dưới gầm móng, và rìa móng
làm cho con vật đau, đi lại khó khăn,khập khiễng, bệnh nặng làm
cho con vật không đi lại được, khi đó rất dễ kế phát một loạt các
bệnh khác
• Để điều trị triệu chứng này, người chăn nuôi cần lưu ý:
• Xây dựng khẩu phần ăn thích hợp cho gia súc được nuôi trong điều
kiện nhốt trong chuồng trại
• Tạo sân chơi thích hợp cho gia súc
• Điều trị ngay lập tức cho các gia súc được phát hiện có vấn đề về
móng
• Các bước điều trị cụ thể cho gia súc bị vỡ móng, hài móng hoặc hà
móng có thể được miêu tả như sau:
• Vệ sinh các phần móng guốc bị viêm nhiễm một cách cẩn thận
bằng các thủ thuật thích hợp (cạo sạch đất bẩn, dùng nước sạch
rửa sạch bùn, đất, phân, hoặc cọ rửa sạch bằng dung dịch sát
trùng như dung dịch KMnO4 hoặc dung dịch lugol . . .)
• Dùng dụng cụ thích hợp để cắt, gọt bỏ các phần móng tăng sinh
không thích hợp theo khuôn hình của móng (dụng cụ thường
dùng hiện nay là bộ dao cắt, gọt móng làm theo mẫu của các
chuyên gia nước ngoài)
• Khoét hoặc cắt bỏ các phần cơ bị viêm nhiễm, cố gắng loại bỏ tối
đa các phần nhiễm khuẩn (không nên e ngại trong trường hợp
động hoặc tĩnh mạch bị mở nhỏ)
• Sử dụng thuốc sát trùng thích hợp để làm sạch phần viêm nhiễm
(thông thường hiện nay ta có thể dùng dung dịch lugol,Iodine
hoặc thuốc tím – KMnO4)
• Băng bó và sử dụng dụng cụ thích hợp (móng gỗ hoặc guốc nhựa
...) cho gia súc được điều trị
• Dùng CuSO4 (Sun phát đồng) hòa thành dung dịch 3 % + kết hợp
Nôvocain (chống xót) ngâm chân cho trâu bò. Thời gian ngâm
khoảng 5 - 10 phút
• Trường hợp bệnh quá nặng phải dùng thuốc điều trị toàn thân như
tiêm kháng sinh (dùng Lincomin, Penicilin, Gientamecil, Lincomicin)
• Trường hợp sốt cao hoặc trâu bò quá đau dùng Finadin giảm đau,
hạ sốt chống phù nề có thể dùng Anagin, Dexametazon
Bệnh viêm tử cung trên bò sữa

• Bệnh viêm tử cung là một trong những bệnh thường gặp ở bò cái
sữa,nó làm tổn thương đường sinh dục, bệnh thường xảy ra khi thú
sẩy thai, sót nhau, sau khi sinh, sau khi gieo tinh nhân tạo.
• Do thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật gây tổn thương hoặc
thủng thành tử cung.
• Do đẻ khó hoặc bị sát nhau
• Do viêm nội mạc tử cung(Đây chính là trường hợp viêm nội mạc tử
cung tích mủ với thể vàng tồn làm bò cái không động dục lại)
• Những vi khuẩn gây viêm tử cung : Streptococcus hemolitica,
Staphylococcus aureus, Proteus vulgalis, Klebsiella, E.coli…
Viêm tử cung còn do kế phát của bệnh viêm âm đạo và viêm phúc
mạc
• Tác hại của bệnh viêm tử cung
• Bò mẹ suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa, giảm khả
năng sinh sản và thụ thai, giảm phân tiết prostaglandin F2
• Trên bò cái sau khi sinh, viêm tử cung ảnh hưởng sự tiết
prostaglandin F2, bò chậm động dục làm giảm sức sinh sản do vậy
khả năng loại thải cao
• Hiện nay, nhiều loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh
viêm tử cung, nếu chậm trễ trong điều trị thì thời gian điều trị sẽ kéo
dài, tử cung bị tổn thương dẫn đến chậm động dục hoặc gây nhiễm
trùng máu.Do vậy việc điều trị phải tích cực và nhanh chóng
• Triệu chứng
• Khi mắc bệnh bò mệt mỏi,ăn ít,sốt cao,đi lại bồn chồn, đau vùng
hông, hay quay đầu lại phía sau
• Thể viêm nhẹ(viêm dạng nhờn): Xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày,
niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn có màu trong
hoặc đục lợn cợn,có mùi tanh.Sau vài ngày dịch tiết giảm và đặc lại
và hết hẳn.Bò không sốt hoặc sốt nhẹ, thân nhiệt 39,5oC
• Thể viêm nặng (viêm dạng mủ): Thường xuất hiện trên bò có thể
trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều.Vi khuẩn
bám vào niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra ổ
viêm sung huyết, có mủ.Bò thường sốt 40 - 41oC
• Viêm dạng mủ lẫn máu: Là phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử
cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Dịch viêm sền sệt
có mủ lẫn máu, mùi hôi.Bò sốt cao 40 - 41oC,thở nhanh,sản lượng
sữa giảm hoặc mất hẳn,bò có triệu chứng toàn thân gầy, suy
nhược.
• Điều trị
• Tiến hành kiểm tra tử cung bằng quan sát cũng như chất tiết lấy ra
từ âm đạo(mùi vị,màu sắc,..),xác định độ nặng nhẹ để có phương
pháp điều trị
• Hiện nay, một số kháng sinh đặc trị có phổ khuẩn rộng, tính mẫn
cảm giết vi trùng mạnh
• Tiêm oxytocin hoặc prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử
cung
• Ceptyl,lincomin (phong nhiễm và trị toàn thân)
• Đưa thẳng vào tử cung các loại kháng sinh phổ rộng:
+ OTC 300-LA
+ Oxytetracycline:
• Dùng kháng sinh chứa trong viên đặt tử cung
• Kết hợp thêm thuốc chống viêm, giảm đau, giảm sốt (khi thú bị sốt)
Bệnh LMLM(food and mouth desease)

• Bệnh LMLM là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính,lây lan nhanh rất rộng
• Do virus LMLM gây ra, ở nước ta có 2 type gây bệnh là A, O
• Virus này làm hình thành những mụn nước ở niêm mạc mồm và da
móng
• Triệu chứng :
• Sau khi nhiễm virus bò có thời gian nung bệnh là 2-7 ngày
• Con vật mũi khô da nóng,sốt cao 40-42oC,ăn,khó ăn,đứng lên,ngồi
dậy rât khó khăn,nặng nề
• Sau 3-4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc
mồm,chân,kẽ móng và da mỏng
• ở miệng khi con vật sốt,lưỡi dày lên và cử động khó.Niêm mạc
miệng,môi lợi,răng bị viêm đỏ,khô nóng.Mụn nước bằng hạt đỗ
xanh,hạt ngô,bắt đầu mọc ở hàm trên phía trong má,mép, môi,lợi
răng và chân răng,trên mặt lưỡi và cuống lưỡi
• Mụn nước trong vàng,dần dần vẩn đục,sau vìa ngày thì vỡ ra,làm
cho niêm mạc bị bong ra tưng mảng,để lộ những nốt loét đỏ
• Do bị mụn loét trên niêm mạc miệng và lưỡi nên con vật ăn uống
khó khăn,ít nhi lai
• Nước mũi chảy ra có mùi hôi thối
• ở chân mụn nước cũng xuất hiện,mụn nhỏ như hạt gạo,hạt đỗ xanh
• ,hạt ngô mọc đầy xung quanh da,móng,trong kẽ chân,làm thành
những nốt loét đỏ xugn quanh móng chân.Nếu bị nhiễm trùng sinh
mủ tạo thành những ổ loét sâu trong móng chân và làm rụng móng
• Điều trị
• Dùng thuốc tím 1% để rửa miệng con vật hàng ngày
• Mụn ở chân thì dùng dung dịch nước muối 10% để rửa
• Súc vật mệt nhọc cần tiêm thuốc trợ sức vit B,C,Cafein

• Bổ sung ADE.B.COMPLEX 1ml/10 kg thể trọng nhằm bồi bổ cơ thể,


tăng sức đề kháng.
• - Vệ sinh sát trùng bằng chế phẩm ANTIVIRUS-FMB.
• PHÒNG BỆNH:
- Tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng cho bò lúc 4 tháng
tuổi.Ỏ vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc bò được 2
tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.
• thường xuyên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bãi chăn
thả, bằng các loại thuốc sát trùng

You might also like