Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 68

TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI DOANH NGHIỆP

Hà Ngọc Thùy Liên


Khoa QTKD - Trường ĐH Kinh tế Huế

1
NỘI DUNG CHÍNH
• Tìm hiểu chung về các tiêu chuẩn trách
I nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TCTNXH).

• Các điều khoản tiêu biểu thường gặp


II trong các TCTNXH của doanh nghiệp.

• Thách thức khi Việt Nam thực hiện


III TCTNXH và giải pháp.

2
PHẦN I

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁC


TCTNXH CỦA DOANH NGHIỆP

3
4
1. CSR – Khái niệm
Corporate
Social
Responsibility
CSR – là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát
triển kinh tế bền vững, thông qua các hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng đời sống của người lao động và gia đình họ,
cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả
doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.
(Theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới)

5
2. Các lợi ích của Trách nhiệm xã hội

2.1. Quản lý nhân lực

2.2. Quản lý rủi ro

2.3. Khác biệt hoá thương hiệu

2.4. Các chứng chỉ/giấy phép cần thiết

cho hoạt động của doanh nghiệp


6
2.1. Quản lý nhân lực

• Thu hút ứng viên trong quá trình


tuyển dụng
• Giữ chân người lao động lành nghề
• Tăng hiệu năng/năng suất lao động
• Giảm chi phí quản lý nhân sự, chi phí
hành chính

7
2.2. Quản lý rủi ro

• Bảo vệ thương hiệu và uy tín của


doanh nghiệp
• Giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với
các vụ kiện tụng liên quan đến các vấn
đề về trách nhiệm xã hội

8
2.3. Khác biệt hoá thương hiệu

• Tạo sự khác biệt so với các đối thủ


cạnh tranh khác
• Tạo dựng niềm tin của khách hàng vào
những giá trị đạo đức trong các sản
phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung
cấp

9
2. 4 Các chứng chỉ/giấy phép cần thiết
cho hoạt động của doanh nghiệp
Đạt được các chứng chỉ/giấy phép cần thiết:
• Theo quy định của luật pháp địa phương
cho hoạt động của doanh nghiệp;
• Theo quy định của khách hàng;
• Theo quy định của thị trường xuất khẩu.
10
3.

11
BUSINESS
1 SOCIAL
COMPLIANCE
INITIATIVE

BSCI
12
• Chương trình đánh giá về trách nhiệm xã hội của
Hiệp hội Ngoại thương (FTA)

• http://www.bsci-intl.org

13
CÁC YÊU CẦU CHÍNH CỦA BSCI

1. Tuân thủ pháp luật

2. Quyền tự do lập hiệp hội và thương lượng tập thể

3. Không phân biệt đối xử

4. Lương bổng công bằng

5. Giờ làm việc hợp lý

6. An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

7. Cấm sử dụng lao động trẻ em

8. Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỷ luật

9. Các vấn đề an toàn và môi trường

10.Hệ thống quản lý

14
2 SEDEX

SMETA
2-PILLAR 4-PILLAR
ETI BASE CODE

15
SMETA
Giới thiệu chung

SMETA – Sedex Members Ethical Trade Audit


• Là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu nâng cao trách
nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu;
• Là một hệ thống online dành cho việc chia sẻ và tìm kiếm
thông tin về các tiêu chuẩn lao động, an toàn vệ sinh lao
động, môi trường và đạo đức kinh doanh;

ETI Base Code


Là tiêu chuẩn quốc tế về lao động, được xây dựng trên cơ sở
các công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) 16
SMETA
Giới thiệu chung
2-Pillar SMETA Audit
Đánh giá nhà máy theo tiêu chuẩn ETI Base Code (Tiêu chuẩn
ETI cơ bản)

4-Pillar SMETA Audit


Đánh giá nhà máy theo tiêu chuẩn ETI Base Code (Tiêu chuẩn
ETI cơ bản), Môi trường và Đạo đức kinh doanh

http://www.sedexglobal.com

17
SMETA
Nội dung
ETI 0. Hệ thống quản lý và quy tắc ứng xử
ETI 1. Tự do trong công việc
ETI 2. Tự do hội đoàn và thoả thuận trong công việc
ETI 3. Sức khoẻ và an toàn trong môi trường làm việc
ETI 4. Không sử dụng lao động trẻ em
ETI 5. Lương và phúc lợi
ETI 6. Giờ làm việc
ETI 7. Không phân biệt đối xử
ETI 8. Qui định về tuyển dụng
ETI 9. Không quấy rối và lạm dụng
ETI 10. Môi trường
ETI 11. Đạo đức kinh doanh.

18
Worldwide
3 Responsible

WRAP
Accredited
Production

19
WRAP
Giới thiệu chung

1.Là một trong những tiêu chuẩn trách nhiệm


xã hội phổ biến nhất trên thế giới nói chung,
và khu vực Bắc Mỹ nói riêng;

2.Chứng chỉ WRAP chia theo 3 cấp độ:


Platinum (2 năm), Gold (1 năm), Silver (6
tháng);

3.Tiêu chuẩn WRAP dựa trên 12 Nguyên tắc.


20
WRAP
Nội dung 12 Nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Tuân thủ luật và các quy định địa phương Nguyên tắc 2:
Nghiêm cấm lao động cưỡng bức
Nguyên tắc 3: Nghiêm cấm lao động trẻ em
Nguyên tắc 4: Nghiêm cấm quấy rối và lạm dụng
Nguyên tắc 5: Thù lao và phúc lợi
Nguyên tắc 6: Giờ làm việc
Nguyên tắc 7: Nghiêm cấm phân biệt đối xử
Nguyên tắc 8: An toàn vệ sinh lao động
Nguyên tắc 9: Tự do hội đoàn và thương lượng tập thể
Nguyên tắc 10: Môi trường
Nguyên tắc 11: Tuân thủ quy định về hải quan
Nguyên tắc 12: An ninh

21
WORKPLACE
4
CONDITIONS
ASSESSMENT

22
WCA

SỨC KHOẺ
LAO & HỆ THỐNG MÔI
ĐỘNG AN TOÀN QUẢN LÝ TRƯỜNG
•Các điều kiện làm
•Lao động trẻ em việc
•Lao động cưỡng •Chuẩn bị ứng phó •Hệ thống hồ
bức •Hệ thống
tinh huống khẩn sơ và tài liệu
•Phân biệt đối xử •Phản hồi góp ý
quản lý
cấp
•Kỷ luật, Quấy của công nhân môi trường
rối hoặc Lạm
•Tai nạn lao động
•An toàn máy móc •Đánh giá và các •Quản lý rác
dụng
•Các tiêu chuẩn an hành động khắc thải và khí
•Tự do hội đoàn
•Giờ làm việc toàn phục thải
•Lương & Phúc lợi •Hoá chất và các
•Hợp đồng lao nguyên liệu nguy
động hiểm & độc hại
•KTX và Nhà ăn
23
5 Social
Accountability
SA 8000

24
SA 8000
Giới thiệu chung

• Là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội


để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người
lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn
phòng

• Dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con


người, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của
Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác
của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

25
SA 8000
Nội dung
• Lao động trẻ em
• Lao động cưỡng bức
• An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
• Quyền tham gia các hiệp hội
• Phân biệt đối xử
• Kỷ luật lao động
• Thời gian làm việc
• Lương và các phúc lợi xã hội khác
• Quản lý doanh nghiệp
• Quan hệ cộng đồng
26
Các điều khoản tiêu biểu thường gặp
trong các TCTNXH của doanh nghiệp
(Luật và các quy định liên quan)

27
28
1. LAO ĐỘNG TRẺ EM
a) Những tiêu chuẩn về “lao động trẻ em”
• Không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi (dưới 14 tuổi đối
với các nước đang phát triển theo Công ước 138 của ILO) và
cần có biện pháp khắc phục khi phát hiện có trẻ em đang làm
việc. (Nguồn: SA8000)
• Bất kì lao động/ nhân công dưới 14 tuổi, hoặc dưới tuổi can
thiệp với việc học tập bắt buộc, hay dưới độ tuổi tối thiểu
được thành lập theo quy định của pháp luật, tùy theo điều
kiện nào là lớn hơn. (Nguồn: WRAP)
b) Luật và quy định tại Việt Nam
• Người lao động phải là người ít nhất mười lăm (15) tuổi mà
có khả năng lao động và có tham gia vào hợp đồng lao động
(Nguồn: theo Bộ Luật Lao Động Việt Nam, Điều 3)

29
1. LAO ĐỘNG TRẺ EM

30
1. LAO ĐỘNG TRẺ EM
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến

• Các công nhân dưới độ tuổi làm việc như là trợ lý/người
giúp việc ở khu vực sản xuất.
• Nhân viên phục vụ dưới độ tuổi làm việc ở căng tin, lau
chùi hay nội trợ cho hộ gia đình ở ký túc xá.
• Lao động trẻ em trong quá khứ.

31
2. Lao động cưỡng bức

a) Các tiêu chuẩn về “Lao động cưỡng bức”


* Không có lao động cưỡng bức, bao gồm các
hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không
được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng
tiền khi được tuyển dụng vào (Nguồn: SA8000).

• Lao động cưỡng bức hay ép buộc – được giao kèo,


cam kết hay khác (Nguồn: WRAP).

b) Luật và quy định tại Việt Nam


• Sự ngược đãi người lao động và sử dụng lao động
cưỡng bức ở bất cứ hình thức gì đều bị cấm.
(Nguồn: Bộ Luật Lao Động Việt Nam, Điều 3, 8, và
183).

32
2. Lao động cưỡng bức
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến
• Các ứng viên được yêu cầu phải nộp “tiền đặt cọc” hoặc đưa
chứng minh thư cho nhà máy.
• Các phần tiền lương, tiền trợ cấp hay các tài liệu có giá trị bị giữ lại/
trì hoãn đưa cho công nhân;
• Hạn chế hoạt động một cách vô lý trong nhà máy (thẻ vệ sinh,
nước uống, bảo vệ vũ trang, các giờ giới nghiêm…);
• Các công nhân không được phép chấm dứt hợp đồng lao động;
• Các công nhân nợ tiền của nhà máy (chương trình cho vay nhà
xưởng, tiền tạm ứng lương quá mức).

33
3. Quấy rối & Lạm dụng
a) Các tiêu chuẩn về “Quấy rối & Lạm dụng”
• Công ty sẽ đối xử với tất cả các cá nhân với sự tôn
trọng. Công ty sẽ không tham gia vào hoặc tha thứ
cho việc sử dụng nhục hình. (Nguồn : SA8000).
• Cung cấp môi trường làm việc không có sự quấy
rối, làm phiền hay trừng phạt thân thể/cá nhân
dưới bất kỳ hình thức nào.
( Nguồn: WRAP)

b) Luật và quy định tại Việt Nam


• Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện
hợp đồng lao động hợp đồng lao động tập thể và
các hợp đồng khác tới người lao động để tôn
trọng danh dự và phẩm chất của họ và để đối xử
với người lao động một cách phù hợp. (Nguồn:
Bộ Luật Lao Động Việt Nam, Điều 8 và 183)
34
3. Quấy rối & Lạm dụng
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến:
• Đe dọa bằng lời nói, việc trừng phạt tinh
thần hoặc thể xác quan sát thấy ở nhà
máy (ví dụ quát tháo, làm thâm tím, làm
bị thương, công nhân bị cô lập, lục soát
thân thể);
• Các trường hợp quấy rối tình dục/ thể
chất chưa được giải quyết trong nhà
máy;
• Các trường hợp quấy rối tình dục/ thể
chất được báo cáo trong buổi phỏng vấn
công nhân
35
4. Chống phân biệt đối xử
a) Các tiêu chuẩn về “Chống phân biệt đối xử”

• Công ty sẽ không tham gia vào, hay ủng hộ việc


phân biệt đối xử trong việc thuê, trả công, cử đi
đào tạo, thăng tiến, kết thúc, hay nghỉ hưu dựa
trên quốc tịch, chủng tộc, hay nguồn gốc xã hội,
đẳng cấp, ngày sinh, tôn giáo, khuyết tật, xu
hướng giới tính, trách nhiệm gia đình, tình trạng
hôn nhân, thành viên hiệp hội, quan điểm chính
trị, độ tuổi hay bất kì điều kiện khác mà có thể
dẫn đến gia tăng phân biệt đối xử. ( Nguồn:
SA8000)

• Tuyển dụng, trả công, thăng tiến và chấm dứt


lao động dựa trên khả năng làm việc của họ,
hơn là dựa trên những đặc điểm cá nhân hay tín
ngưỡng. (Nguồn: WRAP)
36
4. Chống phân biệt đối xử
b) Luật và quy định tại Việt Nam

• Mỗi cá nhân đều có quyền làm việc, lựa chọn tự do việc làm và
nghề nghiệp để học nghề, và cải thiện kĩ năng nghề nghiệp mà
không có bất cứ sự phân biệt đối xử liên quan đến tầng lớp xã
hội, chủng tộc giới tính, tín ngưỡng hay tôn giáo.

• Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối
xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ.
Người sử dụng lao động phải thực hiện nghuyên tắc bình đẳng
nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công
lao động.
(Nguồn: Bộ Luật Lao Động Việt Nam, Điều 5, 8, 34, 57, 190)

37
c) Các tình huống không tuân thủ phổ
biến

• Phân biệt tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ


trên quảng cáo tìm việc làm;

• Thực tế phân biệt tình trạng hôn nhân


khi lựa chọn các ứng viên;
• Yêu cầu khám thai trong quá trình tuyển
dụng.
• Cam kết không được sinh con trong một
khoảng thời gian khi bắt đầu công việc.
• Người có mối quan hệ thân thiết với
giám sát/ quản lý có thuận lợi hơn những
người khác trong giai đoạn thăng chức.
38
5. Tự do hội đoàn
a) Các tiêu chuẩn về tự do hội đoàn
• Tất cả các cá nhân đều có quyền
điền thông tin, gia nhập và lựa chọn
công đoàn mình sẽ tham gia và có
quyền cử đại diện để thỏa thuận với
công ty. Công ty sẽ tôn trọng quyền
này, và sẽ chứng nhận rằng tất cả
mọi người đều có quyền lựa chọn,
tham gia vào tổ chức và những việc
họ làm sẽ không gây ra bất kỳ ảnh
hưởng tiêu cực nào cho họ, hoặc
gây ra sự trả thù nào từ phía công
ty. (Nguồn: SA8000)
• Công nhận và tôn trọng quyền của
công nhân để thực hiện quyền lợi
hợp pháp của họ trong tổ chức và
thỏa thuận chung. (Nguồn: WRAP)39
5. Tự do hội đoàn
b) Luật và quy định tại Việt Nam

• Mỗi một công nhân đều có quyền thành lập, gia nhập, tham gia vào các
hoạt động của tổ chức liên quan tới Luật Công đòan để bảo vệ quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của họ; họ sẽ có quyền được hưởng các phúc
lợi tập thể và được tham gia vào quá trình quản lý kinh doanh có liên
quan tới các qui định nội bộ của doanh nghiệp và qui định của luật
pháp. (Nguồn: Bộ luật Lao động Việt Nam, Điều 5)

c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến


• Không có Công đoàn trong nhà máy;
• Chậm trễ trong việc thành lập Công đoàn;
• Không có thoả ước lao động tập thể;
• Các hoạt động Công đoàn bị cản trở.

40
6. Sức khoẻ & An toàn
a) Các tiêu chuẩn về “Sức khoẻ & An toàn”
• Công ty sẽ cung cấp một môi trường làm việc an
toàn và đảm bảo sức khỏe, thực hiện phòng ngừa
tai nạn lao động, đào tạo công nhân về an toàn lao
động (Nguồn: SA8000)

• Cung cấp một môi trường làm việc an toàn và


lành mạnh. Đối với doanh nghiệp có cung cấp nhà
ở cho công nhân, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp
môi trường nhà ở an toàn và lành mạnh.
(Nguồn: WRAP)
41
6. Sức khoẻ & An toàn
b) Luật và quy định tại Việt Nam
• Người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các
trang thiết bị bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, đồng thời cải
thiện điều kiện làm việc tại nơi làm việc. Người lao động phải tuân thủ
theo các qui định về an toàn vệ sinh lao động và các qui định lao động
nội bộ của doanh nghiệp. Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào tham gia
vào các hoạt động lao động sản xuất phải thực hiện theo qui định của
Luật an tòan vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.
• Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không
gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn,
rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên
quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường; Kiểm tra, đánh
giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện
pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao
động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
(Nguồn: Bộ luật Lao động Việt Nam, điều 138)

42
6. Sức khoẻ & An toàn
c) Thực tế tình hình sức khoẻ và an toàn lao động tại Việt Nam – 2013:
Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động

43
6. Sức khoẻ & An toàn
d) Các tình huống không tuân thủ phổ biến

Hệ thống quản lý
• Không có Hội đồng Bảo hộ lao động/Ban An toàn vệ sinh,
môi trường lao động;
• Không có cán bộ chuyên trách về sức khoẻ và an toàn lao
động.
• Không có đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động

Hệ thống máy móc


• Không có kế hoạch bảo dưỡng máy móc;
• Không có biên bản bảo dưỡng máy móc;
• Máy móc đặc biệt không được đăng kiểm với cơ quan quản
lý địa phương;

44
6. Sức khoẻ & An toàn
d) Các tình huống không tuân thủ phổ biến (tiếp)

Nhà ăn
• Nhà ăn không có chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm;
• Đội ngũ nhân viên nhà ăn chưa được kiểm tra sức khỏe
• Không có chương trình đào tạo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
nhân viên nhà ăn;
• Không lưu trữ mẫu thực phẩm trong 24 giờ;

Vệ sinh
• Không đủ số lượng nhà vệ sinh cho nam và nữ công nhân;
• Giới hạn việc sử dụng nhà vệ sinh một cách vô lý;
• Không đủ đồ dùng vệ sinh trong nhà vệ sinh;

45
6. Sức khoẻ & An toàn
d) Các tình huống không tuân thủ phổ biến (tiếp)
Trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)
• Không cung cấp PPE thiết yếu cho người lao động;
• Công nhân không sử dụng PPE trong khi làm việc;
• Công nhân không được đào tạo cách sử dụng PPE;
• Không có sơ cứ viên trong nhà máy;

Lưu trữ và sử dụng hoá chất


• Không có quy trình an toàn hóa chất và các vật liệu độc hại khác;
• Không có MSDS; Không dán nhãn lên các thùng/ can/ chai chứa hóa
chất;
• Không có bình chứa thứ cấp với dung lượng 110%;
• Không có vật liệu chống tràn;
• Không có bồn rửa mắt, vòi hoa sen tại khu vực lưu trữ và sử dụng hoá
chất.

46
6. Sức khoẻ & An toàn
d) Các tình huống không tuân thủ phổ biến
(tiếp)
An toàn điện
• Dây điện ở tình trạng thiếu an toàn;
• Không có dấu hiệu cảnh báo của các ổ cắm
điện áp cao/ hộp điều khiển;
• Không có nắp che thứ cấp cho hộp cầu dao,
công tắc điện trần;
• Không có thảm cao su ở phía trước bảng điện
chính.
Phòng cháy chữa cháy
• Không có phương án PCCC;
• Không có hệ thống chuông báo cháy phù
hợp;
• Không đào tạo cách sử dụng bình chữa
cháy;
47
6. Sức khoẻ & An toàn
d) Các tình huống không tuân thủ phổ biến (tiếp)
Phòng cháy chữa cháy (tiếp)
• Bình chữa cháy để trên sàn;
• Bình chữa cháy đặt ở độ cao không thích hợp;
• Không có dấu hiệu “bình chữa cháy”,
• Không có “vạch chống chồng lấn màu vàng”;

• Bình chữa cháy không có nhãn, thời hạn sử dụng;


• Bình chữa cháy không được kiểm tra định kỳ;
• Không tiếp cận được với bình chữa cháy/ vòi cứu hỏa;
• Không có cảm biến tự động báo cháy tại kho nguyên liệu, kho thành
phẩm, và các khu nhà theo yêu cầu của luật địa phương;
48
6. Sức khoẻ & An toàn
d) Các tình huống không tuân thủ phổ biến (tiếp)

Chuẩn bị trong tình huống khẩn cấp


• Không có diễn tập sơ tán khẩn cấp;
• Không có diễn tập phương án PCCC;
• Không có sơ đồ thoát hiểm/ thiếu thông tin trong sơ đồ thoát hiểm;
• Đường thoát hiểm/ lối đi bị khóa;

• Không có đèn thoát hiểm/ đèn khẩn cấp;


• Không kẻ vẽ đường thoát hiểm trên mặt sàn/ “khu vực thoát hiểm”;
• Cửa mở vào bên trong/đối diện hướng sơ tán.

• Của trượt, cửa cuốn được sử dụng như là cửa thoát hiểm;
49
7. Giờ làm việc
a) Tiêu chuẩn về “Giờ làm việc”
• Công ty phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn về
giờ làm việc và ngày nghỉ lễ. Tuần làm việc thông thường không kể làm
thêm giờ phải xác định theo quy định của pháp luật nhưng không được
vượt quá 48 giờ. Thời gian làm thêm giờ tự nguyện ngoại trừ theo quy
định 7.4 dưới đây, sẽ không vượt quá 12 giờ mỗi tuần. (Nguồn: SA8000)

• Thực hiện theo giờ làm việc mỗi ngày, và ngày làm việc mỗi tuần, không
vượt quá giới hạn quy định của quốc gia sản xuất các sản phẩm may. Nhà
sản xuất các sản phẩm may mặc sẽ phải đưa ra ít nhất một ngày nghỉ
trong 7 ngày làm việc, ngoại trừ theo yêu cầu đáp ứng kinh doanh khẩn
cấp. (Nguồn: WRAP)

50
7. Giờ làm việc
b) Luật và quy định tại Việt Nam
• Giờ làm việc thông thường sẽ không quá 8 giờ mỗi ngày hoặc 48 giờ mỗi
tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường
không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
(Nguồn: Bộ Luật Lao động Việt Nam, điều 104)
• Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm
việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không
quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số
không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính
phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.
(Nguồn: Bộ luật Lao động Việt Nam, Điều 106)
51
7. Giờ làm việc
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến
• Giờ làm việc thông thường vượt quá giới hạn 8
tiếng/ ngày và 48 giờ/ tuần;
• Giờ làm thêm vượt quá giới hạn 4 giờ/ngày và/
hoặc 30 giờ/tháng;
• Người lao động không có 1 ngày nghỉ/ tuần;
• Không có giờ giải lao khi làm việc từ 10 giờ trở lên;
• Công nhân làm công việc nặng nhọc đang mang thai từ
tháng thứ 7 làm
việc 8 tiếng và/ hoặc làm thêm giờ;
• Hệ thống chấm công không phù hợp, thời gian vào/ ra của
công nhân
không được ghi lại;
• Công nhân làm việc trong thời gian nghỉ giải lao;
• Thời gian họp, đào tạo, vệ sinh nơi làm việc không được
tính là thời gian làm việc
52
8. Lương và các chế độ phúc lợi
a) Tiêu chuẩn về “Lương và các chế độ phúc lợi”
• Các công ty phải tôn trọng quyền của nhân viên đối với chế độ tiền lương
và đảm bảo rằng tiền lương trả cho một tuần làm việc bình thường luôn
luôn được đáp ứng ít nhất các tiêu chuẩn pháp luật hoặc các tiêu chuẩn
tối thiểu ngành kinh doanh và phải đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
nhân viên và nhu cầu tiêu dùng khác. (Nguồn: SA8000)
• Trả tiền thù lao tối thiểu ít nhất tổng số tối thiểu theo quy định của pháp
luật địa phương, bao gồm tất cả các bắt buộc tiền lương bắt buộc, phụ
cấp và trợ cấp. (Nguồn: WRAP)

53
8. Lương và các chế độ phúc lợi
b) Luật và quy định tại Việt Nam
• Tiền lương của người lao động phải dựa trên sự đồng ý giữa các bên
trong hợp đồng lao động và trả theo chất lượng, năng suất và hiệu quả
của công việc đã thực hiện. Tiền lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước. (Nguồn: Bộ
luật Lao động Việt Nam, Điều 90);
• Tiền lương làm thêm giờ được trả theo tỷ lệ ít nhất 150% tiền lương
của ngày làm việc bình thường nếu làm việc vào những ngày bình
thường trong tuần, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ, và 300% nếu làm
việc vào ngày nghỉ lễ tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối
với người lao động hưởng lương ngày. (Nguồn: Bộ Luật Lao động Việt
Nam, Điều 97)
54
8. Lương và các chế độ phúc lợi

c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến


• Mức lương tối thiểu trả cho người lao động không đáp ứng được mức lương tối
thiểu áp dụng trong vùng/khu vực (vùng/ khu vực 1, 2, 3 và 4);
• Tiền lương cơ bản không đủ trả cho người lao động có tay nghề cao và / hoặc
nhân viên có tay nghề cao làm việc trong môi trường độc hại / nguy hiểm;
• Tỷ lệ làm thêm giờ không đủ được sử dụng để tính toán tiền làm thêm giờ;
• Tiền làm thêm giờ được tính toán dựa trên 27 ngày cơ bản;
• Không có tiền làm thêm cho 30 phút làm ngoài giờ ;
• Trợ cấp ban đêm không trả cho người lao động làm việc vào ban đêm;
• Không có tiền làm thêm đối với những ngày ngừng làm việc;

55
8. Lương và các chế độ phúc lợi
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến (tiếp)

• Người lao động mang thai và cho con bú không được hưởng 1 giờ nghỉ ngơi
• Không trả tiền cho ngày phép không sử dụng hàng năm
• Trì hoãn trả lương hơn 30 ngày;
• Tiền phạt bị khấu trừ từ lương;
• Hệ thống lương không rõ ràng;
• Người lao động không có ngày nghỉ phép năm;
• Không có trợ cấp nuôi con nhỏ;
• Không khám thai cho người lao động trong thời kỳ mang thai;
• Không có chế độ phụ nữ cho lao động nữ;
• Không đóng/ trì hoãn đóng bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Bảo hiểm thất nghiệp).

56
9. Bảo vệ môi trường
a) Tiêu chuẩn về “Bảo vệ môi trường”
• Nhà máy sẽ phải với các điều luật, các quy định và tiêu chuẩn về
môi trường liên quan đến hoạt động của cơ sở, và sẽ tự giác thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở bất cứ nơi nào nhà máy
hoạt động. (Nguồn: WRAP)

b) Luật và quy định tại Việt Nam


• Nhà máy có hoạt động có thể ảnh hưởng tới môi trường phải lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo này phải đánh giá
tất cả các khía cạnh tác động tới môi trường của dự án. Báo cáo
này phải được cơ quan chính quyền địa phương duyệt. Nhà máy
có trách nhiệm thực hiện các cam kết đã nêu trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường. (Nguồn: Luật Bảo vệ môi trường, Điều
18, 20, 21, 22 và 23; Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Phụ lục 1; Thông
tư 08/2006/TT- BTNMT)

57
9. Bảo vệ môi trường
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến
• Không có đánh giá tác động môi trường (EIA);
• Không có biên bản cam kết bảo vệ môi trường;
• Không có dự án bảo vệ môi trường;
• Không thực hiện đo kiểm và quan trắc môi trường định kỳ;
• Không đào tạo về môi trường cho công nhân;
• Thiếu cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường;
• Chất thải nguy hại/ độc hại chưa được đăng ký;

• Chất thải từ các hộ gia đình, chất thải sản xuất, các chất thải độc hại
không được thu thập và loại bỏ theo đúng điều kiện loại bỏ chất thải
• Nước thải không được thu thập và xử lý;
• Không có giấy phép xả nước thải;
58
10. Quy định cho nhà thầu phụ
a) Tiêu chuẩn về”Nhà thầu phụ”
• Không được phép sử dụng nhà thầu phụ, trừ khi được sự đồng ý của
khách hàng. Việc sử dụng lao động tại các hộ gia định cần phải được
quản lý một cách hiệu quả.
• Chỉ có việc sản xuất sản phẩm thực tế cho khách hàng ở bên ngoài
nhà máy thì mới coi là sử dụng nhà thầu phụ. Còn các sản phẩm khác
như là tem nhãn, túi nhựa, và các phụ kiện khác, cùng với vải nguyên
liệu, in vải, giặt, in và thêu bán thành phẩm không phải là việc sử dụng
nhà thầu phụ.

59
10. Quy định cho nhà thầu phụ

b) Luật và quy định tại Việt Nam


• Không có luật và quy định

c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến


• Không có chính sách về thầu phụ;
• Không có chính sách về lao động tại hộ gia đình;
• Không có hoặc hệ thống quản lý không hiệu quả trong việc quản
lý thầu phụ và lao động tại các hộ gia đình;

60
11.Giám sát & Tuân thủ
a) Tiêu chuẩn về “Giám sát & Tuân thủ”
• Quản lý cao cấp, bằng ngôn ngữ mà người lao động hiểu, phải xây
dựng chính sách của công ty về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao
động, công bố chính sách này và tiêu chuẩn SA8000 tại vị trí dễ thấy
trong công ty, thông báo cho người lao động về sự tự nguyện tuân thủ
của công ty với các tiêu chuẩn … (Nguồn: SA8000)
• Nhà cung cấp phải triển khai và duy trì hệ thống tuân thủ tiêu chuẩn
này. Nhà cung cấp phải đề cử một lãnh đạo cao cấp chịu trách nhiệm
về tuân thủ. Nhà cung cấp phải đào tạo tiêu chuẩn này cho người lao
động và các nhà cung cấp của họ. Nhà cung cấp nên, khi nào có thể,
triển khai việc áp dụng tiêu chuẩn này tới chuỗi cung cấp của mình.
61
11. Giám sát & Tuân thủ
b) Luật và quy định tại Việt Nam
• Không có luật địa phương
c) Các tình huống không tuân thủ phổ biến
• Không có chính sách, quy trình/thủ tục về trách nhiệm xã hội riêng của
nhà máy;
• Không có mục tiêu về trách nhiệm xã hội;
• Không có cam kết của Ban lãnh đạo, xem xét định kỳ về trách nhiệm xã
hội hàng năm;
• Không có đội/nhóm chuyên trách về tuân thủ trách nhiệm xã hội trong
nhà máy;
• Không có đánh giá nội bộ về trách nhiệm xã hội, không có quy trình
xử lý điểm không phù hợp;
• Người lao động và người sử dụng lao động không được đào tạo về
tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội;
• Hồ sơ tài liệu liên quan đến trách nhiệm xã hội không được lưu trữ
đầy đủ và an toàn;
• Bảng lương và chấm công (12 tháng gần nhất) không được giữ tại
nhà máy;
62
PHẦN 3

THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC HIỆN


TCTNXH VÀ GIẢI PHÁP

63
THÁCH THỨC
• Quy mô doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ
nên khả năng thực hiện còn hạn chế.
• Thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên các doanh nghiệp
tiếp cận và áp dụngTCTNXH chưa đầy đủ.
• Vẫn có một số quy tắc ứng xử vẫn còn bất cập với luật
pháp của địa phương, quốc gia, gây khó khăn trong
việc thực hiện.
• Ý thức vì cộng đồng, vì môi trường, bảo về quyền lợi
các bên của các doanh nghiệp còn chưa cao.
• Tính minh bạch trong thực hiện và công khai thông tin
của các doanh nghiệp với khách hàng vẫn còn hạn chế.

64
GIẢI PHÁP
• Thực hiện các chương trình truyền thông, giáo dục ý
thức và hiểu biết liên quan đến TNXH trong doanh
nghiệp và các trường đại học, dạy nghề liên quan.
• Tập trung hoàn thiện Luật pháp của địa phương,
quốc gia phù hợp với các điều luật quốc tế, tránh xảy
ra các tình huống bất cập khi tham gia hội nhập.
• Tăng cường và hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm
định bằng sự phối hợp giữa đội ngũ thanh tra nhà
nước và các chuyên gia đánh giá của các công ty cấp
chứng chỉ TNXH.

65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Nước ngoài:
+ Matthew J.Hirschaland, "Corporate Social Responsibility and the Shaping of Global
Public Policy", Hardcover (Dec. 12, 2006).
+ Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, "Public Relations and Social
Theory: Key Figures and Concepts" (Routledge Communication Series).
+ Muhammad Yunus, "Building Social Business: The New Kind of Captitalism that
serves Humanity's Most Pressing Needs".
• Trong nước:
+ TS Lê Thanh Hà, 2006, "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương",
Báo lao động và xã hội, số 290, ngày 15/05/2006.
+ Hoàng Long, 2007, "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển",
Báo thương mại, số 26/2007.
+ Hồng Minh, 2007, "Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp", Báo văn hóa và
đời sống xã hội, số 2/2007.
+ Lê Minh Tiến và Phạm Như Hồ dịch của Michel Capron và Francoise Quairel -
Lanoizelee, 2009, sách "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", Nhà xuất bản tri
thức.
+ Và một số bài viết trên mạng Internet.
66
THANK YOU!

68

You might also like