Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Tiềm Năng Năng Lượng Khí

Thiên Nhiên Việt Nam


*Với diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1
triệu km2 biển Đông, đường bờ biển dài 3260km
Năm 1986 Với phát hiện mới về mỏ dầu khí ở
thềm lục địa miền nam Viêt Nam tạo sự thu
hút quan tâm,độg lực cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Mỏ dầu đầu tiên và là
mỏ dầu lớn nhất miền nam được khai thác
vào 26-6-1986 là mỏ Bạch Hổ với tổng lượng
dầu tính đến năm 2016 là 370 triệu tấn. Bên
cạnh đó các mỏ dầu khác được tiếp tục khai
thác như mỏ Rubi, Sư Tử Đen,Rạng Đông,
Sư Tử Vàng...
• Với sự hồi phục của giá dầu và nhu cầu tiêu thụ khí thiên nhiên
ngày càng gia tăng, triển vọng của ngành khí thiên nhiên Việt
Nam được đánh giá rất khả quan trong bối cảnh tiềm năng
trong khu vực vẫn chưa được khai thác hợp lý.
• Khí thiên nhiên là một sản phẩm năng lượng được sử dụng rộng rãi
như nguồn nhiên liệu khí đầu vào cho các ngành sản xuất năng
lượng. Nhìn chung, khí thiên nhiên được chiết xuất từ dầu mỏ bên
cạnh việc khai thác từ các mỏ khí tự nhiên. Do đó giá khí thiên
nhiên chịu ảnh hưởng và có tương quan cao đối với giá dầu.
• Trong ba loại khí thiên nhiên được sử dụng phổ biến nhất là khí
LPG, khí CNG và khí LNG, khí LNG có tương quan đáng kể đối với
giá dầu. Nguyên nhân là do khí LNG chủ yếu sử dụng trong thương
mại quốc tế nên chịu ảnh hưởng cao từ chi phí vận chuyển.
• Sự tương quan giữ giá khí thiên nhiên và giá dầu hiện tại đã có sự
phân hóa theo khu vực. Thị trường khí thiên nhiên tại từng khu vực
sẽ khác nhau về nhu cầu, nguồn cung hiện hữu cũng như quyền
kiểm soát từ Chính phủ. Do đó xu hướng tách dần sự tác động của
giá dầu đối với giá khí ngày càng mạnh giữa các hợp đồng mua bán
khí tại một số khu vực nguồn cung trọng điểm của thị trường dầu
khí như Châu Mỹ, Trung Đông.
Triển vọng của ngành khí thiên nhiên Việt
Nam sẽ phát triển hơn nhờ vào:
• (1) Sự tương quan cao giữa giá khí thiên nhiên khu vực
Châu Á Thái Bình Dương và giá dầu thế giới. Giá khí
thiên nhiên và giá dầu có tương quan cao nhất tại khu
vực Châu Á Thái Bình Dương khi cơ chế yết giá khí
thương mại trong khu vực phụ thuộc nhiều từ biến động
giá dầu. Minh chứng tiêu biểu là giá bán khí thiên nhiên
trong khu vực đã có sự tăng trưởng kể từ đầu năm 2018
trước xu hướng tăng trưởng ổn định của giá dầu thế
giới. Do đó, trước triển vọng của thị trường dầu khí, các
doanh nghiệp bán buôn khí tại Việt Nam được kỳ vọng
sẽ đón nhận động lực tăng trưởng doanh thu trong thời
gian tới.
• (2) Sự ưu tiên chuyển đổi sang nguồn nhiên liệu khí. Sự chuyển đổi sang từ nguồn nhiên liệu than đá
sang nguồn nhiên liệu khí có mức độ ô nhiễm thấp đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Sự
phát triển nhà máy điện tiêu thụ khí, xu hướng công nghiệp hóa mạnh mẽ sẽ tạo động lực gia tăng nhu
cầu tiêu thụ khí.
• Theo tính toán từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam từ nay
cho tới năm 2020 sẽ đạt trung bình khoảng 6%/năm. Đến năm 2020, mức tiêu thụ bình quân đầu người
tại Việt Nam dự kiến đạt 30kg/người/năm, ngang bằng mức bình quân hiện nay trong khu vực ASEAN.

• 3) Triển vọng duy trì sự ổn định của thị trường dầu khí toàn cầu.
Sau thời gian tăng giá mạnh lên trên 85 USD/thùng vào đầu tháng
10/2018, giá dầu Brent trên thị trường thế giới đã điều chỉnh về
khoảng 75 USD/thùng. Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu
từ OPEC và xung đột thương mại của Mỹ và Iran sẽ là hai nhân tố
ổn định nguồn cung dầu khí và duy trì giá dầu ở mức hợp lý như
hiện tại.
Bảng Sản lượng tiêu thụ khí của Petrovietnam giai đoạn 2011 - 2016
Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Khí khô triệu m3 8.533 9.175 9.469 9.960 10.430 10.390

LPG nghìn tấn 1.166 1.027 1.061 1.086 1.320 1.262

Condensate nghìn tấn 58 61 62 59,5 59,8 70,6

Nhận thức được lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của hoạt động chế biến sâu trong
chuỗi sản xuất, kinh doanh của ngành khí, PVN cũng đã giao cho PV GAS nhiệm vụ
nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án để chế biến sâu sản phẩm
khí tại khu vực Đông Nam Bộ (đảm bảo nguồn nguyên liệu khí etan cho dự án Tổ hợp
hóa dầu miền Nam) và khu vực Tây Nam Bộ (dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau để sản
xuất LPG và condensate từ nguồn khí thuộc bể Malay - Thổ Chu).
Tiềm năng chi tiết từng loại khí:

• CNG - Khí khô có thể nén


• CNG được tạo ra bằng cách nén khí thiên nhiên đến
dưới 1% khối lượng khí thiên nhiên ở điều kiện áp
suất tiêu chuẩn. Với việc bất động sản khu công
nghiệp đang được hưởng lợi từ chiến tranh thương
mại. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển
hướng tích cực đầu tư ở Việt Nam, thì nhu cầu tiêu
thụ khí cho mảng hoạt động này sẽ tiếp tục gia tăng
do sử dụng khí CNG có thể tiết kiệm chi phí.
• Bên cạnh đó việc các khu bất động sản trung và cao
cấp mọc lên liên tiếp cũng đẩy nhanh nhu cầu tiêu thụ
khí CNG, khi việc lắp đặt các đường ống dẫn khí tại
các khu chung cư này đang được tiến hành gấp rút.
• LPG - Khí dầu mỏ hóa lỏng (Khí gas)
• LPG được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng vì các chất khí này có
thể được hóa lỏng ở nhiệt độ bình thường bằng cách gia tăng
áp suất vừa phải, hoặc ở áp suất bình thường bằng cách sử
dụng kỹ thuật làm lạnh để làm giảm nhiệt độ
• Khoảng 63,9% khí LPG được sản xuất từ khí thiên nhiên và
36,1% được sản xuất từ quá trình hóa dầu. Đối với hoạt động
kinh doanh LPG, đặc thù khí gas là sản phẩm thiết yếu trong
sinh hoạt do đó việc khách hàng trả giá cũng khá thấp. Tuy
nhiên, khách hàng có thể chuyển sang dùng than thay thế khí
gas trong đun nấu hoặc bếp điện nhưng chỉ mang tính tạm
thời, do việc bất tiện và ô nhiễm của than hay chi phí cao của
việc dùng nhiệt điện. Do đó, khách hàng vẫn có vị thế về lựa
chọn sản phẩm thay thế để cho khí gas nhưng khả năng trả
giá về giá bán khá thấp và việc chuyển đổi chỉ mang tính tạm
thời, khó có thể thay thế trong thời gian dài.
• LNG – Khí thiên nhiên hóa lỏng
• Là khí thiên nhiên được hóa lỏng khi làm lạnh sâu đến âm
162 độ C sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần
chủ yếu là methane. Việc sử dụng khí LNG mới được đưa
vào sử dụng gần đây tại một số doanh nghiệp. Tuy vậy, LNG
đang được chính phủ hết sức quan tâm khi chính phủ đã nghị
quyết năm 2017 về hoàn thiện cơ sở hạ tầng thu gom, vận
chuyển và xử lý khí cùng với từng bước xây dựng cũng như
hoàn thiện hệ thống kho chứa, nhập khẩu và phân phối LNG.
Dự báo đến năm 2020, Việt Nam cần nhập khẩu một lượng
lớn LNG để cung cấp bổ sung cho phần sản lượng khí thiên
nhiên khai thác đang giảm từ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Do đó, xây dựng cảng nhập LNG Thị Vải và Sơn Mỹ (Bình
Thuận) từ năm 2018 là dự án quan trọng cho bước đầu nhập
khẩu LNG đầu tiên ở Việt Nam.
• Thách thức phải đối mặt
• Có thể nhận thấy với việc tiềm năng tăng trưởng của ngành
khí ở Việt Nam đang rất rộng mở khi nguồn cung vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng hiện nay. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều thách thức mà doanh nghiệp kinh doanh
ngành khí phải đối mặt như:
• - Sự can thiệp giữa các nước trên vùng Biển Đông còn nhiều
phức tạp
• - Cạnh tranh giữa các sản phẩm mới như khí LPG trung tâm,
nhiệt điện khí với sản phẩm được sản xuất từ công nghệ cũ
với chất lượng kém nhưng giá thành thấp hơn.
• - Sản lượng khai thác mỏ dầu và khí ngoài khơi đang bắt đầu
suy giảm, các mỏ mới chưa thể sớm đưa vào khai thác để bổ
sung. Khi chi phí xây mới và lắp đặt dàn khoan vẫn rất tốn
kém.

You might also like