Khai Quat Ve Phap Luat Xuat Nhap Khau

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BÀI GIẢNG

KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT


XUẤT NHẬP KHẨU

Phan Đặng Hiếu Thuận

1
NỘI DUNG CHÍNH

I. Khái niệm Pháp luật xuất nhập khẩu

II. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh


của Pháp luật xuất nhập khẩu

III. Nguồn của Pháp luật xuất nhập khẩu

2
I. Khái niệm Pháp luật xuất nhập khẩu
1. Hoạt động xuất nhập khẩu
Tiến trình lịch sử của hoạt động xuất nhập khẩu:
 từ đơn giản đến phức tạp
 từ nhỏ bé đến quy mô
 từ ít kiểm soát đến bảo hộ nghiêm ngặt
 từ khác biệt đến tương thích
 từ hàng hóa đến dịch vụ, vốn,…..

3
I. Khái niệm Pháp luật xuất nhập khẩu
1. Hoạt động xuất nhập khẩu
Dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo nghĩa hẹp: hoạt động mua bán hàng hóa
giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân
nước ngoài .

Theo nghĩa rộng: tất cả các hoạt động chuyển


giao tài sản có tính thương mại và phi thương mại
vượt qua biên giới lãnh thổ quốc gia do các cá
nhân, tổ chức, Chính Phủ thực hiện.

4
NGÀY NAY KHÔNG CHỈ CÓ HÀNG HÓA !!!
Xuất khẩu
Nhập khẩu

WHAT?

5
I. Khái niệm Pháp luật xuất nhập khẩu
2. Đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu

 Có liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc dịch


chuyển qua biên giới
 Do nhiều chủ thể thực hiện, tham gia.
 Được điều chỉnh bởi đặc thù kinh tế, xã hội….của
từng quốc gia.
 Có tính chất hội nhập mạnh mẽ

6
I. Khái niệm Pháp luật xuất nhập khẩu
3. Mô hình xuất khẩu-nhập khẩu
XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

CỤ THỂ LÀ LÀM GÌ ?

7
I. Khái niệm Pháp luật xuất nhập khẩu
4. Khái niệm pháp luật xuất nhập khẩu

Pháp luật xuất nhập khẩu là tổng hợp các


nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quá trình tổ chức
và thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa, phương tiện vận tải của các cá nhân, tổ chức.

8
II. Đối tượng điều chỉnh của PLXNK
1. PLXNK không phải là một ngành luật

Nếu hiểu theo lý luận truyền thống về Nhà nước


và pháp luật, PLXNK không phải là một ngành luật
mà chỉ là tập hợp các chế định điều chỉnh về hoạt
động xuất nhập khẩu.
Vì các quan hệ pháp luật xuất nhập khẩu được
điều chỉnh có liên quan đến nhiều ngành luật khác
nhau.

9
II. Đối tượng điều chỉnh của PLXNK
2. Chủ thể của PLXNK
Chủ yếu là 2 chủ thể sau:
 Doanh nghiệp* : chủ thể trực tiếp
 Các CQNN có thẩm quyền: chủ thể quản lý.

Tạo thành 2 nhóm quan hệ pháp luật chủ yếu:


 giữa DN với DN
 giữa DN với CQNN

10
II. Đối tượng điều chỉnh của PLXNK
3. Phạm vi điều chỉnh của PLXNK

Pháp luật XNK điều chỉnh hành vi thương mại mua


bán, đại lý, gia công, phân phối….có yếu tố nước
ngoài.
Pháp luật XNK cũng điều chỉnh về thủ tục quản lý
hành chính, xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động XNK…..

(Ở góc độ nghiên cứu riêng, Pháp luật xuất nhập


khẩu còn điều chỉnh các hoạt động XNK của Nhà
nước như nhận viện trợ, mua sắm Chính phủ…..)

11
II. Đối tượng điều chỉnh của PLXNK
4. Phương pháp tác động của PLXNK
Tổng hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau:
 Tự thỏa thuận
 Phù hợp giữa chính sách và pháp luật xuất nhập
khẩu
 Tăng cường sự hỗ trợ và quản lý nhà nước
 Minh bạch và đơn giản hóa
 Tăng cường hợp tác quốc tế

12
II. Đối tượng điều chỉnh của PLXNK
5. Cách thức điều chỉnh của PLXNK
a) Các biện pháp kinh tế-tài chính
 Sử dụng công cụ thuế
 Sử dụng đòn bẩy kinh tế: lãi suất, ngoại hối, hỗ trợ
đầu tư, ưu đãi, tín dụng, khen thưởng…..
b) Các biện pháp hành chính
 Cấp phép nhập khẩu
 Hạn ngạch
 Điều kiện, tiêu chuẩn xuất nhập khẩu
c) Các biện pháp pháp lý
 Xử lý vi phạm
 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

13
III. Nguồn của PLXNK
1. Luật nội địa
Gồm 2 nhóm:

Luật của quốc gia đối tác/ Luật của Việt Nam

Hệ thống các quy định pháp luật về XNK của Việt Nam từ
2001-2015 rất phức tạp và thường xuyên được bổ sung, sửa
đổi.

14
III. Nguồn của PLXNK
1. Luật nội địa (tt)
a) Luật cơ sở
 Luật Thương mại
b) Luật chung
 Luật quản lý thuế, Luật thuế xuất khẩu-nhập khẩu
 Luật Hải quan
c) Luật chuyên ngành
 Luật các công cụ chuyển nhượng
 Luật sở hữu trí tuệ
 Luật hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính
 ………..
15
III. Nguồn của PLXNK
2. Điều ước quốc tế
Một số điều ước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu:

 GATT 1994
 TRIPs, GATS, RO, CVA
 Công ước KYOTO, Công ước HS
 Công ước Hamburg, Quy tắc Hague-Visby, Công ước
Warsaw, Công ước CITES,…….
 CEPT/AFTA, FTAs……..

Trong môi trường hiện đại, các ĐUQT đóng vai trò rất
quan trọng, có khả năng định hướng và thay đổi, thống nhất
luật nội địa.
16
III. Nguồn của PLXNK
3. Tập quán quốc tế
Những tập quán quan trọng hoạt động xuất nhập
khẩu:

 INCOTERMs 2010
 UCP 600, URC 522

Tập quán thương mại là các thói quen do các thương


nhân tạo ra qua một thời gian dài, lặp đi lặp lại liên tục,
có nội dung rõ ràng, được các bên công nhận tạo thành
giá trị ràng buộc khi thỏa thuận sử dụng.
17
III. Nguồn của PLXNK
4. Các nguồn bổ trợ
Một số quy định tồn tại dưới dạng bộ quy tắc,
luật mẫu, án lệ đóng vai trò cung cấp cho các
thương nhân thêm lựa chọn trong hoạt động xuất
nhập khẩu.

18
Tài liệu tham khảo
Hoàng Trần Hậu (2011), Giáo trình Hải quan cơ bản, NXB
Tài Chính
Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình giao dịch thương mại quốc
tế, NXB Thống kê
Võ Thanh Thu (2011), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu,
NXB THTPHCM
Đinh Xuân Trình (2012), Thanh toán quốc tế trong ngoại
thương và tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê

19
XIN CẢM ƠN !

20

You might also like