Quản lí các dạng năng lượng khác- Hồ Sỹ Tùng

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

QUẢN LÝ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG KHÁC

Môn học: Nhiên liệu mới


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Hữu
Học viên TH: Hồ Sỹ Tùng
Lớp: CH KTHH K8
1. MỞ ĐẦU

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, trong đó có


nhiều nguồn có tiềm năng to lớn như năng lượng gió, năng lượng
nước, năng lượng mặt trời. Việc khai thác sử dụng những nguồn
năng lượng này nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống của trái
đất và đặc biệt bổ sung thay thế dần cho những nguồn năng lượng
hoá thạch ngày càng cạn kiệt và khí thải của chúng gây ô nhiễm
môi trường.
Sử dụng năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu và là nhiệm
vụ khoa học công nghệ hàng đầu của thế giới, trong đó có Việt
Nam. Phạm vi sử dụng loại năng lượng này ngày càng được mở
rộng, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Năng lượng gió và mặt
trời có tốc độ phát triển nhanh nhất: Năng lượng gió tăng trung
bình 28% một năm, nhiệt mặt trời tăng 16% một năm.
Đối với nước ta, việc nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo
đã bắt đầu khởi sắc. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các
trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương đã triển khai các
đề tài, các dự án chế tạo thiết bị điện gió, xâv dựng các trạm cấp
điện bằng sức gió cho các cụm đông dân cư hoặc các trạm thu
năng lượng mặt trời.
1.1. Năng lượng nước
Năng lượng nước, trong đó điển hình là năng lượng thủy điện
được sử dụng đã vài thế kỷ nay. Người Hy Lạp đã dùng bánh xe
nước để xay bột mì từ 2000 năm trước. Vào những năm đầu thế kỷ
19, các nhà máy ở Mỹ và Châu Âu đã dùng bánh xe nước làm động
cơ.

Sau đó vài thập kỷ, một vài nhà máy thủy điện được xây dựng.
Vào những năm 1940, thủy điện đã cung cấp 33% điện năng
cho nước Mỹ.
Một trong những lợi ích lớn nhất của nhà máy thủy điện là
khả năng lưu trữ điện năng, Nước ở trong hồ chứa nhân tạo
dự trữ năng lượng. Nước có thể được chứa trong hồ nhân tạo
và được giải phóng khi cần để sản xuất điện.
Khi nhu cầu sử dụng điện lớn, thì nước được chảy liên tục
để sản xuất ra điện năng. Khi nhu cầu giảm (các hộ gia đình,
nhà máy thường ngừng sản xuất khi ban đêm) thì nước được
dự trữ trong hồ nhân tạo. Ngoài ra dự trữ nước cũng tiết kiệm
nước cho mùa đông để sản xuất điện năng cho mùa hè, hoặc
là dự trữ nước trong mùa mưa và sản xuất điện năng cho mùa
khô.
.
1.1.1. Năng lượng thủy điện

Thủy điện là một dạng năng lượng sinh ra từ nước chảy. Sự


rơi hay chuyển động của nước là một phần của vòng tuần
hoàn nước trong tự nhiên, được gọi là vòng tuần hoàn của
nước. Vòng tuần hoàn này liên quan mật thiết đến việc sử
dụng năng lượng từ nước.
Năng lượng thủy điện là phương pháp rẻ nhất để sản xuất điện
năng ngày nay. Không nguồn năng lượng nào khác, tái tạo hay
không tái tạo, có thể rẻ hơn năng lượng của nước. Ngày nay, giá
của 1 kWh khoảng 1 cent để sản xuất điện tại đa số các nhà máy
thủy điện. Nếu so sánh với các loại nhà máy khác, như nhà máy đốt
bằng than có giá khoảng 4 cent cho 1 kWh hay như nhà máy điện
nguyên tử cần 2 cent cho 1 kWh để sản xuất điện năng.

Việc sản xuất điện năng từ nhà máy thủy điện rất rẻ bởi vì chỉ
cần đầu tư tiền cho việc xây đập 1 lần và thiết lập hệ thống cho nhà
máy, còn nguồn năng lượng chính là nước chảy, là miễn phí.
Nhà máy thủy điện cũng sản xuẩt ra năng lượng rẻ hơn do
cấu trúc bền vững và công nghệ đơn giản của nó. Nhà máy thủy
điện có tuổi thọ cao và bền vững, chi phí bảo hành thẩp nếu
đem so sánh số này với nhà máy điện đốt than hay nhà máy điện
nguyên tử.
● Tình hình sử dụng năng lượng thủy điện trên thế giới

Trong các dạng năng lượng nước thì thủy điện đóng vai trò chủ chốt. Có
khoảng hơn 2000 nhà máy thủy điện sử dụng năng lượng nước, nước Mỹ là
đất nước có nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất, chiếm 49% nguồn năng
lượng tái tạo trên toàn thế giới. Nước Mỹ tăng lượng điện năng từ 16 nghìn
tỷ kWh năm 1920 đến gần 306 nghìn tỷ kWh trong năm 1999. Đứng ngay
sau Mỹ là Canada về tổng lượng điện năng sử dụng thủy điện. Tuy nhiên,
chỉ với 8 % trong số năng lượng điện của Mỹ là sản xuất nhờ thủy điện
(năm 1999). Do đó mà xu hướng trong tương lai nước Mỹ có khả năng đầu
tư xây dựng các nhà mảy thủy điện nhỏ có thể sản xuất điện cho một bang.
Trung Quốc đã phát triển ngành thủy điện trong thập kỷ trước và
bây giờ đang dẫn đầu trên toàn thế giới về nhu cầu cũng như sản xuất
thủy điện. Thứ tự của xếp hạng của các nước sản xuất thủy điện trên
thế giới được đưa ra ở bảng 1.1.

Brazil, Canada, Na Uy, Thụy Sĩ và Venezuela là những nước duy


nhất trên thế giới mà phần lớn sản xuất năng lượng điện từ thủy điện.
Trong khi Paraguay không chỉ sản xuất 100 % từ thủy điện mà còn
xuất khẩu sang Brazil và Argentina. Na Uy sản xuất 98 - 99% lượng
điện từ thủy điện.
Bảng 1.1. Các nước sản xuất thủy điện trên thế giới (năm 2008)

TT Nước Năng lượng sản xuất từ Công Tổng các loại


thủy điện hàng năm,TWh suất, điện, %
GW
1 Trung Quốc 585.2 171.52 17.78
2 Canada 369.5 88.974 61.12
3 Brazil 363.8 69.080 85.56
4 Hoa Kỳ 250.6 79.511 5.74
5 Nga 167.0 45.000 17.64
6 Na Uy 240.5 27.528 98.25
7 Ấn Độ 115.6 33.600 15.80
8 Venezuela 86.8 - 67.17
9 Nhật Bản 69.2 27.229 7.21
10 Thụy Điển 65.5 16.209 44.34
11 Paraguay 64 - -
12 Pháp 63.4 25.335 11.23
● Tình hình sử dụng năng lượng nước ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên nước vào
loại trung bình trên thế giới và có nhiều yếu tố không bền
vững. Nước ta có khoảng 830 tỷ 𝑚3 nước mặt trong đó chỉ
có 310 tỷ 𝑚3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt
Nam (chiếm 37%), còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ
chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác
nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ
𝑚3 /năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ
bộ mới đạt khoảng 8 tỷ 𝑚3 /năm (khoảng 13% tổng trữ
lượng).
● Ưu điểm của năng lượng thủy điện
Giảm thiểu một cách tối đa các chi phí nhiên liệu, chi phí để
đảm bảo hoạt động của một nhà máy hầu như không đáng kể so
với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ,
khí tự nhiên hoặc than đá. Nhà máy thủy điện có tuổi thọ lâu hơn,
cỡ 50 - 100 năm, ngoài ra đập của nhà máy thủy điện có thể sử
đụng cho nhiều mục đích khác như phục vụ nông nghiệp, điều
hoà sông suối, phòng lũ...
Bên cạnh đó, do không sử dụng nhiên liệu hoá thạch khi hoạt
động nên thủy điện không trực tiếp sản sinh ra khí 𝐶𝑂2 , là
nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. 𝐶𝑂2 chỉ được sản
sinh trong quá trình xây dựng dự án, lượng 𝐶𝑂2 này hầu như
không đáng kể nếu so sánh với các nhà máy sử dụng nhiên liệu
hoá thạch cùng công suất.
Tuy nhiên việc xây dựng thủy điện cũng có những mặt trái, gây hậu quả nghiêm
trọng

+ Chạy dự án thủy điện để… khai thác gỗ?

Người ta sử dụng cụm từ mỹ miều “chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên” thay
cho việc phá rừng để làm các công trình thủy điện. Theo các chuyên gia sinh quyển,
để tạo ra 1 MW điện, phải “đổi” ít nhất 10-30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa
nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 – 2.000 ha đất rừng ở phía thượng
nguồn.

+ Thủy điện nhỏ – những “thủy quái” hung dữ

Tác dụng của thủy điện còn phải kể đến nhiệm vụ quan trọng là cắt, chống lũ
cho hạ lưu mùa mưa bão kiêm cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh
mùa khô.
Tuy vậy, những năm qua, các công trình thủy điện nhỏ
đã được ví như những “thủy quái” đe dọa cuộc sống
người dân ở khắp các địa phương. Tương ứng với số
lượng dày đặc các công trình thủy điện tại các con sông,
có một lượng lớn các hệ sinh thái bao gồm thảm thực vật
và động vật xung quanh các thủy điện và phía hạ lưu bị
hủy diệt hoàn toàn.
Không chỉ là động vật, ngay cả con người cũng không
còn chỗ dung thân. Các khu dân cư ở gần khu vực hạ lưu
bấy lâu vẫn sống yên ổn với núi rừng, sông suối thì nay
phải dọn đi nơi khác nhường chỗ cho các công trình thủy
điện.
Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở đó, những đợt xả lũ
của nhà máy thủy điện luôn là nỗi ám ảnh của người dân hạ
lưu. Do thiết kế và thi công không đảm bảo kỹ thuật, nhiều
công trình thủy điện nhỏ rất mong manh trước những cơn
mưa lớn tại đầu nguồn. Nhiều công trình không có khả năng
ngăn chặn và điều tiết lũ, thậm chí những đợt xả lũ bất ngờ
của các thủy điện nhỏ đã gây nên các đợt lũ lớn làm hư hại
nhà cửa, cây trồng và cướp đi cả tính mạng con người.
Do vậy cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng trong việc xây
dựng nhà máy thủy điện để đánh đổi với việc phá hoại
môi trường sống của hệ sinh thái khu vực đó cũng như
con người sống trong khu vực hồ thủy điện
● Tình hình sản xuất điện năng của nước ta

Nước ta đang có tốc độ phát triển thủy điện để sản xuất


năng luợng nước tương đối lớn. Công nghệ khai thác năng
lượng sóng biển, nhằm góp phần hạn chế tối đa sự phát thải
khí 𝐶𝑂2 vào môi trường sống đang được nghiên cứu. Nhà
máy điện dùng năng lượng sóng biển trong tương lai có thể
áp dụng tốt ở vùng biển nước ta, theo sổ liệu khảo sát của
Viện Năng lượng, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam.
Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận.
Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc
dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng
trung bình yếu nhất đạt 15 kW/m; mạnh nhất 30 kw/m.
Cụ thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà
Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tổ: Mật độ năng lượng
GWh/𝑘𝑚2 ; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km. Đủ điều
kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy triều.
Nhìn chung, dạng năng lượng này sẽ phát triển tốt
trong tương lai ở Việt Nam.
Cảm ơn thầy và các bạn đã
chú ý lắng nghe!

You might also like