Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 38

KỸ THUẬT CHỤP SỌ VÀ XOANG

Nhóm thực hiện: Nhóm IV

1. Nguyễn Thành Luân


2. Nguyễn Văn Luận
3. Trần Quang Tiệp
CÁC ĐIỂM MỐC SỌ - MẶT NHÌN THẲNG
Các điểm mốc sọ - mặt nhìn nghiêng
MỤC TIÊU:

• Biết chỉ định X quang sọ - xoang

• Biết các chiều thế cơ bản của X quang sọ và xoang

• Biết được giải phẫu học X quang sọ - xoang mặt

• Biết tiêu chuẩn đánh giá phim X-quang Sọ và Xoang.


CHỈ ĐỊNH CHỤP
I. Chỉ định chụp Blondeau:
 Bệnh lý viêm xoang.
 Chấn thương vùng hàm - mặt.
 Chẩn đoán các khối u vùng hàm – mặt.
II. Chỉ định chụp Caldwell:
 Chấn thương vùng trán .
III. Chỉ định chụp Schuller:
 Viêm tai giữa cấp tính.
 Viêm tai giữa mạn tính.
 Chấn thương sọ não gây vỡ xương đá.
IV. Chỉ định chụp C1-C2
- Chấn thương C1-C2
Chuẩn bị:
I. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị dụng cụ:
•Máy X-quang.
•Cassette cỡ 24x30cm đối với người lớn Cassette cỡ 18x24cm đối với trẻ em, bảng
tên, chữ (P) hoặc (T).
•Phim x-quang cùng kích cỡ (nếu chụp với phim thường).
•Lưới chống mờ cố định hoặc di động.
•Áo chì bảo hộ.
3. Chuẩn bị bệnh nhân:
•Gọi tên bệnh nhân, kiểm tra phiếu chụp.
•Giải thích và trấn an tinh thần của bệnh nhân.
•Tháo bỏ các trang sức, vật dụng cản quang ở vùng đầu, cổ, tai,... Bộc lộ vùng cần
chụp.
•Chú ý che chắn, đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân đặc biệt là trẻ em và phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
KỸ THUẬT CHỤP XQUANG SỌ TƯ THẾ CALDWELL

1. Tư thế bệnh nhân:

•Đặt bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp,bình diện giữa
của thân mình nằm đường giữa của bàn, ngực được
lót nệm hoặc hai tay gập lại chống nhẹ lên bàn chụp,
hai chân duỗi thẳng.

•Đặt trán và mũi sát phim, ụ trán giữa nằm giữa phim.

•Điều chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với


phim. Chỉnh trục qua hai lỗ tai song song với phim.

•Đặt bảng tên, chữ (P) hoặc (T).


2. Tia trung tâm:
Tia trung tâm chếch về phía chân so với phương thẳng
đứng 15 – 20 0 . Tia trung tâm chiếu vào ụ trán giữa tại
trung tâm phim.
KỸ THUẬT CHỤP XQUANG SỌ TƯ THẾ CALDWELL
3. Yếu tố đề nghị:
Khoảng cách tiêu điểm đầu đèn - phim: 80-100 cm
Điện thế: 70– 75KV
mAs: 20 – 25mAs
Lưới chống mờ: Có

4. Tiêu chuẩn đánh giá:


Phim có đủ tên, tuổi, dấu (P) hoặc (T), ngày tháng năm chụp
Lấy được toàn bộ sọ mặt
Đường sống mũi vào giữa phim.
Bóng xương đá chồng lên bờ dưới hốc mắt.
Hốc mắt và các xoang 2 bên cân đối.
Thấy rõ xương chẩm, cánh nhỏ xương bướm.
Phim có độ nét và độ tương phản tốt.
TƯ THẾ CHỤP XƯƠNG CHŨM -SHULLER
 1. Tư thế bệnh nhân
 .Bệnh nhận có thể nằm sấp , nằm ngửa hoặc đứng áp sát vào bảng chụp ,
sao cho bình diện giữa của đầu và thân mình nằm trùng vào đường giữa của
bàn, hai vai cân xứng và nằm trên cùng bình diện ngang.
 .Đặt đầu bệnh nhân lên bàn chụp ( tấm nhận casseter )với tư thế nghiêng ,
tay bên cần chụp để xuôi theo thân mình, tay bên đối diện tỳ nhẹ lên mặt
bàn, chân duỗi thẳng.
 . Đặt tai bên cần chụp sát với phim , lỗ tai ngoài sát vào giữa phim , vành tai
gấp, chỉnh mặt phẳng chính diện song song với phim , trục nối hai hốc mắt
vuông góc với phim. Mặt phẳng Virchow song song với bờ trên của
cassette. ( có thể há miệng để lồi cầu xương hàm dưới hạ thấp làm lộ rõ định
xương đá )
 2. Tia trung tâm
 Chếch xuống phía chân một góc 25-30 độ so với phương thẳng đứng.khu
trú vào điểm trên lỗ tai ngoài bên đối diện 7cm , qua lỗ tai bên cần chụp, tia
đi ra giữ phim
3. Yếu tố đề nghị
Khoảng cách tiêu điểm đầu đèn – phim : 60- 80cm
Điện thế : 70- 75 kv và 60-65 mAs
Có lưới chống mờ ( cần loa khu trú hẹp và dài, để khu trú tia trung tâm
Lưu ý : có thể chụp hai bên để so sánh
4. Tiêu chuẩn đánh giá
- Hai ống tai chồng lên nhau
-Các tế bảo chũng( thông bào chũm ) sáng
-Lồi cầu xương hàm dưới ở trước lỗ tai
-Phim có độ nét độ tương phản rõ nét
-Đầy đủ tên tuổi, dấu ( P ) và ( T ), ngày tháng năm chụp
KỸ THUẬT CHỤP BLONDEAU
 1. Tư thế water-waldron
 -Mục đích của tư thế là nhằm đánh giá mức dịch trong xoang
 1.Tư thế bệnh nhân
 - Bệnh nhân ngồi hoặc đứng trước giá treo phim, cằm tỳ sát vào phim. Mặt
ngửa nhẹ để đầu mũi cách phim 1.5 đến 2cm, miệng há to để thấy xương
bướm ở dưới cung răng hàm trên.
 - Điểu chỉnh để mặt phẳng chính diện vuông góc với phim, trục qua hai lỗ
tai ngoài song song với phim
2.Tia trung tâm
Chiếu thẳng góc khu trú vào trên ụ chẩm ngoài khoảng 10- 12cm,tia đi ra
nhân trung vào giữa phim ( tạo với đường reit một góc 50 độ
3.Yếu tố đề nghị
Khoảng cách đầu đèn 100 cm
Điện thế : 80kv và 65 mAs
Lưới chống mờ: có
GIẢI PHẪU BLONDEAU
2. Chụp Blondeau cải tiến.
1.Tư thế bệnh nhân
• Bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp, hai tay gập chống nhẹ lên bàn 2 bên, hai chân duỗi
thẳng.
• Đặt cằm sát phim, mặt bệnh nhân ngửa nhẹ sao cho đầu mũi cách phim từ 1,5 – 2cm
(mặt phẳng Virchow tạo với phim 1 góc 45 độ.
• Chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với phim tại đường giữa của phim.
• Chỉnh trục qua 2 lỗ tai song song với phim.
• Đặt bảng tên, chữ (P) hoặc (T).
• 2. Tia trung tâm:
Tia trung tâm chiếu thảng góc với phim, khu trú vào trên ụ chẩm ngoài khoảng 10 -
12cm, tia ra điểm nhân trung và vào giữa phim. ( Tạo với đường Reid một góc 50độ).
3. Yếu tố đề nghị:
Khoảng cách tiêu điểm đầu đèn - phim: 100 cm
Điện thế: 70– 75KV
mAs: 20 – 25mAs
Lưới chống mờ: Có
3. Tư thế nằm ngửa
1. Tư thế bệnh nhân
 + Bn nằm nằm ngữa trên bàn chụp,Bình diện giữa của đầu và bình diện
giữa thân mình nằm trùng với đường giữa của bàn,2 vai cân xứng và nằm
trên cùng bình diện ngang.
 + Cách 1:Đặt đỉnh đầu Bn tiếp xúc sát tấm nhận(cassete) lúc này ta cho
bệnh nhân ngước cằm lên tối đa sao cho mặp phẳng chính diện tạo với mặt
bàn 1 góc 35 độ đồng thời đường sau ót phải song song với mặt bàn.
 + Cách 2: Ta đặt Bn giống hoàn toàn tư thế chụp sọ thẳng.
 + Ta có thể dùng dụng cụ nhỏ như(muse-bao phim) lót dưới ót hỗ trợ bệnh
nhân
 Mạt phẳng chính diện vuông goc với phim theo chiều dọc ,mặt phẳng
Virchow vuông góc với phim .
 2. Tia trung tâm
 + Cách 1: CR ngay nhân trung và vuông góc với trung tâm tấm
nhận(cassete)
 + Cách 2: Ta bẻ đầu đèn về phía đầu 1 góc 30 độ. Ngắm CR đi từ cằm bệnh
nhân đến trung tâm (tia trung tâm đi qua miệng tới lỗ tai ngoài vào trung
tâm phim)
3 Tiêu chuẩn đánh giá
+ Bờ xương đá 2 bên nằm tiếp giáp bờ dưới xoang hàm 2 bên
Chú ý
+ Tư thế này sử dụng tốt trong trường hợp cấp cứu
+ Nếu muốn sử dụng tư thế thay thế water há miệng cho Bn đỡ mất vệ sinh thì ta nên sử
dụng cách 1 và cho Bn há miệng
+ Không khuyến cáo chụp hả miệng đối với Bn cấp cứu
Giải phẫu:
TƯ THẾ CHỤP HIRTZ
 1. Tư thế bệnh nhân: Tư thế cằm – đỉnh - phim
 Phim cỡ 18x24cm đối với trẻ em hoặc 24x30cm đối với người lớn, đặt dọc
trên ghế để cạnh phía đầu bạn chụp. Ghế chỉnh được độ cao, thường thấp
hơn so với mặt bàn 10 – 15cm.
 Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, hai đầu gối gấp để cơ bụng mềm, hai tay
nắm vào mép bàn 2 bên, đầu ngã ra tối đa phía sau dưới đầu bàn.
 Đặt đỉnh đầu sát phim.Chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với phim.
Chỉnh mặt phẳng Virchow song song với phim.
• Đặt bảng tên, chữ (P) hoặc (T).
 2. Tia trung tâm:
 Tia trung tâm Chếch về phía đầu 5 – 10 độ so với phương thảng đứng, khu
trú vào điểm giữa đường nối 2 góc hàm , tia ra đỉnh sọ và vào trung tâm
phim.
`
 3. Yếu tố đề nghị:
 Khoảng cách tiêu điểm đầu đèn - phim: 100 cm
 Điện thế: 70– 75KV
 mAs: 20 – 25mAs
 Lưới chống mờ: Có

 4. Tiêu chuẩn đánh giá chung của chụp Hirtz:


 Phim có đủ tên, tuổi, dấu (P) hoặc (T), ngày tháng năm chụp

 Phim có độ nét và độ tương phản tốt.

 Hình của cung răng cửa chồng lên xương trán.

 Vách ngăn mũi vào giữa phim.

 Thấy rõ toàn bộ nền sọ : Xoang sàng, xoang bướm, xoang hàm và xương đá.

 Thấy rõ lỗ rách trước, lỗ bầu dục.


4. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ.

- Khối xương hàm mặt nằm lên trên


- Nền sọ và xương chẩm nằm phía dưới
- Vách ngăn mũi vào giữa phim
- Hốc mắt và các xoang hai bên cân đối
- Bờ xương đá nằm ở dưới mức 1/3 dưới của xoang hai bên
- Phim có độ nét và độ tương phản rõ ràng
KỸ THUẬT CHỤP C1-C2 CHỤP XA
1.Tư thế bệnh nhân :
-Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, hai chân duỗi thẳng, hai tay xuôi theo
cơ thể, mặt hơi ngửa,
- Phim đặt dọc sao cho chẩm gáy sát phim
- Miệng bệnh há to được cố định bằng nút bấc
-Chỉnh sao cho mặt phẳng chính diện vuông góc với phim vào giữa phim
theo trục dọc giữa phim
-Chỉnh sao cho bờ dưới cung răng hàm trên và đỉnh chũm cùng nằm trên
mặt phẳng vuông góc với phim theo đường ngang giữa phim .
2 Tia trung tâm.
-Đi từ trên xuống dưới vuông góc với phim và song song với vòm miệng
-Tia đi vào bờ dưới cung răng hàm trên
-Tia qua C1-C2
-Tia đi ra trung tâm phim
3.Tiêu chuẩn chụp
U = 60 kv
I = 40 mAs
KỸ THUẬT CHỤP C1-C2 CHỤP GẦN
 1. Tư thế bệnh nhân
 -Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp hai chân duỗi thẳng, hai tay xuôi theo
cơ thể, đầu cúi hoặc để theo tư thế cơ năng, ( nếu bệnh nhân chân thương
nghi gãy mỏm nha )
 - Phim đặt dọc chẩm gáy sát phim, miệng há to , cố định bằng nút bấc
 - Chỉnh sao cho mặt phẳng chính diện vuông góc với phim , C1-c2 vào
khoảng trung tâm phim
 2. Tia trung tâm
 -Đi từ trên xuống dưới vuông góc với phim
 -Tia đi vào giữa hai hàm răng
 -Tia đi ra trung tâm phim
 3.Tiêu chuẩn chụp
 U = 50 kv
 I = 30 mAs
 Lưới chống mờ : có
 Khoảng cách sát miệng
 4. Đánh giá phim chụp đạt yêu cầu
 - Phim có đầy đủ tên tuổi, ngày tháng năm chụp , chữ ( P ) ( T ),không chồng lên
C1-C2
 - C1-C2 nằm trong hốc miệng vào giữa phim
 - Thấy rõ mỏm nha không bị cung răng hàm trên hàm dưới che khuất
 - Phim có độ nét độ tương phản
 5. Lưu ý
 -Nếu bệnh nhân bị cứng khớp hàm không há được miệng ta đưa bóng lên sống mũi
và khoảng cách mũi gần sát bóng
 - Đối với bệnh nhân nghi tổn thương mỏm nha đầu không ngửa được, để nguyên tư
thế cơ năng , bóng vẫn giữ gần sát miệng , bảo bệnh nhân nhai từ từ và kéo dài thời
gian chup.
Tài liệu tham khảo
1. Kỹ thuật Xquang, PGS.Phạm Minh Thông – NXB y học Hà Nội, 2012.
2. Bài giảng chẩn đoán hình ảnh, PGS. Phạm Minh Thông – NXB Y học, 2007.
3. Kỹ thuật Xquang quy ước, ThS.Nguyễn Doãn Cường – Trường đại học y dược Hồ
Chí Minh.
XIN CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

You might also like