Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 30

ĐỊA CHẤT ĐỆ TAM VÙNG

BIỂN VIỆT NAM


1. Tổng quan về các thành tạo trầm tích Đệ tam
1. Vị trí và cách phân chia các đơn vị trầm tích
2. Hệ thống phân loại các đơn vị thành tạo trầm tích
2. Địa tầng các bồn trũng Đệ Tam
1. Bồn trũng Sông Hồng
2. Bồn trũng Huế - Quảng Ngãi
3. Bồn trũng Phú Khánh
4. Bồn trũng Cửu Long
5. Bồn trũng Nam Côn Sơn
6. Bồn trũng Malay – Thổ Chu
7. Các bồn trầm tích vũng nước sâu
1. Vị trí và cách phân chia các đơn vị trầm tích
-Các trũng địa hào và bán địa hào là các trung tâm hay đới sụt lún của
bồn trũng thường phân bố các tập trầm tích lục nguyên paoleogen kiểu
đóng tách giãn. Các tập trầm tích này thường kề áp vào các đứt gãy
thuận và chỉ một số ít trường hợp là các mặt trượt sườn các khối nhô cao
móng kiểu đứt gãy nghịch.
- Phủ chồng trên các trầm tích đồng tách giãn trong các địa hào chủ yếu
là các tập trầm tích hoặc lục nguyên hoặc có mơi là cacbonat Miocen
phân bố dưới dạng kề gối và mở rộng trong toàn trũng Đệ tam. Sự phân
bố các tập trầm tích Miocen định rõ hình thái của các bồn trầm tích. Các
mặt cắt địa chất – địa vật lý cho thấy sự phân bố các lớp trầm tích
Miocen ít chịu sự khống chế của các đứt gãy từ móng. Đó là các tập sau
tách giãn.
- Các tập trầm tích pliocen hầu như không khuôn theo bình đồ cấu trúc
của các bồn trũng Đệ tam riêng mà cùng với các trầm tích Đệ Tứ hòa
đồng bình đồ trong các cấu trúc chung của Biển Đông hiện tại với các
sườn lục địa và thềm lục địa.
Các phân vị địa tầng của bồn trũng Sông Hồng, Cửu Long, Nam
Côn Sơn, Miền Trung
2. Hệ thống phân loại và các đơn vị thành tạo
Tuy còn nhiều bất cập trong việc phân chia ranh giới các bồn trũng Đệ
tam. Dựa vào các nét có bản phù hợp và thống nhất có thể thành các
nhóm sau:
- Nhóm bồn trũng phía Bắc: Bồn trũng của Châu Giang, bồn trũng Bạch
Long Vĩ – Lôi châu, bồn trũng sông Hồng, bồn trũng Nam Hải Nam.
- Nhóm bồn trũng miềm Trung: bồn trũng Quảng Đà hay phần nam bồn
trũng sông Hồng, các bồn trũng Hoàng Sa, bồn trũng Phú Khánh.
- Nhóm các bồn trũng phía Nam: bồn trũng Cửu Long, bồn trũng Nam
Côn Sơn, các bồn trũng Trường Sa, bồn trũng Maylasia- Thổ Chu và
các bồn trũng Tây Nam hay trong vịnh Thái Lan.
Thềm lục địa đối với rìa lục địa tích cực
Địa tầng các bồn trũng Đệ Tam
1. Bồn trũng Sông Hồng
- Hệ tầng Paleogen – thống Eocen – hệ tầng phù Tiên
- Hệ tầng Paleogen – thống Oligocen – hệ tầng Đình Cao (E3 dc)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Phong Châu (N11 Ph.ch)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Phủ Cừ (N12 P.c)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Tiên Hưng (N13 T.h)
- Hệ tầng Neogen- thống pliocen – Hệ tầng Vĩnh Bảo (N2 V.b)
- Hệ Đệ tứ – Hệ tầng Kiến Xương(N12 P.c)
2. Bồn trũng Huế - Quảng Ngãi
- Trầm tích Oligocen – Hệ tần Bạch Trĩ (E3 Bt)
- Trầm tích Miocen
- Trầm tích Miocen dưới – hệ tầng sông Hương (N11 Sh)
- Trầm tích Miocen giữa – hệ tầng Tri Tôn (N12 Trt)
- Trầm tích Miocen muộn – hệ tầng Quảng Ngãi (N13 Qn)
- Trầm tích Pliocen – Đệ tứ - Hệ tầng Biển Đông (N2 Bd)
3. Bồn trũng Phú Khánh
4. Bồn trũng Cửu Long
- Hệ tầng Paleogen – thống Eocen – hệ tầng Cà Cối
- Hệ tầng Paleogen – thống Oligocen – hệ tầng Trà Tân(E3 Trt)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Bạch Hổ (N1 B.h)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Côn Sơn (N12 C.s)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Đồng Nai (N13 Đn)
- Hệ tầng Neogen- thống pliocen – Hệ tầng Biển Đông (N2 Bd)
5. Bồn trũng Nam Côn Sơn
- Hệ tầng Paleogen – thống Oligocen – hệ tầng Cau (E3 C)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Dừa (N1 1D)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Thông (N12 T)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Mãng Cầu (N12 Mc)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Nam Côn Sơn (N13 Ncs)
- Hệ tầng Neogen- thống pliocen – Hệ tầng Biển Đông (N2 -Qbd)
6. Bồn trũng Maylay- Thổ Chu
- Hệ tầng Paleogen – thống Oligocen – hệ tầng Kim Long (E3 Kl)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Ngọc Hiển (N1 1Nh)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Đầm Dơi (N12 Đd)
- Hệ tầng Neogen- thống Miocen – Hệ tầng Minh Hải(N12 Mh)
- Hệ tầng Neogen- thống pliocen – Hệ tầng Biển Đông (N2 -bd)
7. Cácbồn trầm tích vùng nước sâu
Bồn trũng Vũng Mây, Hoàng Sa và
nhóm bồn Trường Sa
•Cùng với sự phát triển của quá trình nghiên cứu địa chất dầu khí, các
nghiên cứu về địa tầng trầm tích Đệ tam ở thềm lục địa Việt Nam đã
được triển khai một cách toàn diện. Quá trình phân chia địa tầng của các
bồn trũng đã được tiến hành bằng các tổ hợp phương pháp chuyên sâu về
địa tầng như thạch địa tầng, sinh địa tầng, địa chấn địa tầng và thời địa
tầng. Trên cơ sở các kết quả đạt được các đơn vị địa tầng tương ứng của
các bồn trũng Sông Hồng(trũng Hà Nội, vịnh Bắc Bộ, bồn trũng Huế -
Quảng Ngãi), Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu đã được xác
lập. Các kết quả nghiên cứu cũng đã cho phép liên hệ địa tầng giữa các
bồn trũng và khu vực phụ cận.
•Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trước khi hình thành các bể trầm
tích Đệ Tam là thời kỳ san bằng kiến tạo (Paleocen), đồng thời cũng đã
khái quát được lịch sử phát triển Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam theo các
giai đoạn : giai đoạn hình thành phát triển các bể trầm tích Đệ Tam
(Eocen, Oligocen), giai đoạn hình thành phát triển và mở rộng các bể
trầm tích Đệ Tam (Miocen sớm, giữa), giai đoạn xòa nhòa và thu hẹp của
bồn trũng (Miocen muộn), giai đoạn hình thành thềm lục địa Biển Đông
(pliocen)

You might also like