Môn Kỷ Thuật Môi Trường Thủy Triều Đỏ

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

THỦY TRIỀU ĐỎ

Tác hại

Biện pháp

Đặc điểm,
nguyên
nhân
* Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện
tượng được biết đến như là những đợt bùng
phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại
tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc
nâu. Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở
các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích
lũy nhanh chóng trong các cột nước. Thủy triều
đỏ dễ dàng nhận biết nhanh chóng bằng trực
quan khi nước biển thường có chất dính và mùi
tanh hôi.

*
* Trong tự nhiên các loài tảo độc tồn tại trong môi trường và là thức ăn tự nhiên cho
các động vật thủy sinh giống như những loài vi tảo có ích khác. Thông thường
chúng tồn tại với mật độ nhất định và ít gây hại hoặc những tác hại của chúng
không rõ ràng. Nhưng trong điều kiện môi trường phù hợp (dinh dưỡng, độ mặn,
nhiệt độ...) chúng có thể bùng phát trong thời gian ngắn với mật độ có thể lên đến
hàng triệu tế bào/lít, tạo ra hiện tượng nở hoa và đi kèm với nó là những thiệt hại
nghiêm trọng về kinh tế và môi trường.
* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nở hoa của tảo, nhưng theo Hallegraff (1993)
thì các hoạt động của con người đóng vai trò quan trọng. Cụ thể:
* Sự gia tăng các hàm lượng dinh dưỡng trong môi trường nước do các hoạt động
nuôi trồng thủy sản và nước thải sinh hoạt của con người gây ra. Đây được xem
là nguyên nhân đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự nở hoa của tảo độc.
* Sự trao đổi lưu lượng nước kém
* Sự thay đổi bất thường của các điều kiện thời tiết khí hậu
* Giao thông biển và vận chuyển giống nuôi thủy sản mang theo bào tử nghỉ của
tảo độc từ nôi này sang nơi khác và khi có điều kiện thuận lợi chúng bùng phát
gây ra hiện tượng nở hoa.

*
* Tảo độc gây chết tôm, cá: Rất nhiều nhóm tảo thông
thường tồn tại trong thủy vực có khả năng gây chết đối với
động vật thủy sinh.
* Tảo sinh độc tố: Hiện nay người ta ghi nhận được khoảng
40 loài có khả năng sinh độc tố, phần lớn chúng thuộc 3 nhóm
tảo là: tảo lam (Cyanobacteria), tảo giáp (Dinophyta) và tảo
roi (Haptophyta hay Prymnesiophyta).
* Độc tố tích lũy trong các sản phẩm biển: Chúng ta biết
rằng nhuyễn thể là động vật thủy sản có khả năng hấp thu và
tích lũy độc tố từ thủy vực.
* Sự đào thải độc tố diễn ra trong 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu
mức độ giảm hàm lượng độc tố rất nhanh xuống hàm lượng
vừa phải trên mức độ an toàn cho phép và duy trì trong một
thời gian dài.

*
* Ngừng ngay không cung cấp thức ăn cho tôm, cá để giảm nhu cầu oxy
của động vật thủy sản.
* Di chuyển lồng nuôi đến nơi an toàn hoặc dìm lồng xuống gần đáy biển
để tránh lớp nước tầng mặt chịu ảnh hưởng của tảo độc hại.
* Bơm nước biển từ tầng đáy lên mặt nơi có lồng, bè nuôi để cung cấp
nước sạch.
* Một biện pháp đã được áp dụng ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật
Bản và Trung Quốc là sử dụng đất sét (dạng bột hoặc dạng lỏng) rải
trên vùng thủy triều đỏ với lượng 20-200g/m2 để kết tủa các tế bào tảo
độc hại chìm xuống đáy. Tuy nhiên biện pháp này cũng mới chỉ thử
nghiệm chứ chưa được sử dụng rộng rãi.
* Hiện tại các nhà khoa học đang phát triển phương pháp sử dụng hóa
chất làm tan màng nhày do tảo độc gây ra trong mang cá, hỗ trợ cá hô
hấp hay sử dụng hóa chất như ozôn để diệt tảo. Hoặc sử dụng các biện
pháp sinh học như sinh vật ăn lọc (nhuyễn thể hai mảnh vỏ), động vật
phù du, virus, vi khuẩn hay một loài tảo khác để hạn chế sự bùng phát
của tảo độc.

*
CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like