Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

LÀM MỀM NƯỚC BẰNG VÔI-SODA

Nguyễn Tấn Thành – CNKTMT K9


Khái quát

• Nước cứng là nước chứa nhiều các ion Ca2+ và Mg2+. Những
ion này hòa tan vào nước từ các loại đất đá.

• Vôi là một chất dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, và
thu được khi cho Canxi oxit (CaO, tức vôi sống) tác dụng
với nước (gọi là tôi vôi). Có công thức hóa học Ca(OH)2

• Soda là một chất thường ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm


nhưng tan ít trong nước. Có công thức hóa học là Na2CO3
Làm mềm nước bằng vôi
• Làm mềm bằng vôi hay còn gọi là phương pháp khử độ cứng
cacbonat bằng vôi, được áp dụng khi cần phải giảm cả độ
cứng và độ kiềm của nước.

• Khi cho vôi vào nước, các phản ứng xảy ra theo trình tự sau:

– 2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2

– Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3 + 2H2O

– Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2  MgCO3 + 2CaCO3 + 2H2O

– 2NaHCO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + Na2CO3 + H2O


Làm mềm nước bằng vôi
• Nếu tổng hàm lượng các ion HCO3- và CO32- có trong nước
nhỏ hơn tổng hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+ thì một phần
magie sẽ tồn tại ở dạng muối của axit mạnh như MgSO4,
MgCl2. Phản ứng với vôi sẽ là:

– MgSO4 + Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaSO4

– MgCl2 + Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaCl2


Làm mềm nước bằng vôi
• Tính toán quá trình và thiết bị làm mềm nước.
– Liều lượng vôi cần thiết phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần của các ion có trong
nước. Nếu hàm lượng Ca2+ lớn hơn HCO3- thì lượng vôi được tính theo
công thức:

– Trong đó:
• av: lượng vôi sử dụng (vôi thô), mg/l
• CO2: hàm lượng CO2 tự do trong nước, mg/l
• HCO3- : hàm lượng ion bicacbonat trong nước, mg/l
• ap: lượng phèn (FeCl3 hoặc FeSO4) tính theo sản phẩm không ngậm nước, mg/l
• e: đương lượng của phèn hoạt tính (e = 54 với FeCl3 và e = 76 với FeSO4)
• Cv: tỷ lệ vôi tinh khiết theo CaO trong vôi thô, %
• 0,5: lượng dự phòng để đảm bảo lắng cặn CaCO3 khi pH xấp xỉ 9,5
• Số hạng ap/e trong công thức lấy: Dấu dương khi cho phèn vào nước cùng với vôi
hoặc sau khi cho vôi. Dấu âm khi cho phèn trước vôi (vì khi phèn thủy phân giảm
độ kiềm của nước tự nhiên)
Làm mềm nước bằng vôi
• Tính toán quá trình và thiết bị làm mềm nước.
– Trong trường hợp hàm lượng Ca2+ nhỏ hơn hàm lượng HCO3- thì lượng vôi
cần thiết được tính theo công thức

– Trong đó:
• Ca2+: hàm lượng Ca2+ trong nước, mg/l
• 1: lượng dự phòng lấy 1 mgđl/l vì phải chuyển Mg(HCO3)2 thành
Mg(OH)2 không hòa tan.
Làm mềm nước bằng vôi
• Tính toán quá trình và thiết bị làm mềm nước.
– Lượng phèn cần thiết được xác định:

– Với M là lượng cặn tạo thành sau khi làm mềm, tính theo chất khô. Mg/l
– M tính theo trường hợp Ca2+ dư.

– M tính theo trường hợp Ca2+ thiếu.

• Với M0 là hàm lượng cặn không tan trong nước nguồn. Mg/l
Làm mềm nước bằng vôi
• Tính toán quá trình và thiết bị làm mềm nước.
– Để kiểm tra quá trình làm mềm nước bằng vôi chỉ cần xác định giá trị của
pH sau khi pha vôi vào nước. Phản ứng sẽ diễn ra triệt để khi đã đạt đến sự
cân bằng bão hòa của CaCO3 và Mg(OH)2 trong nước. Tương ứng với
trạng thái bão hòa đó, độ ổn định của nước phải được thể hiện ở một giá trị
pH0 nào đó. Tại trạng thái bão hòa tự nhiên ứng với pHs của nước, tốc độ
lắng cặn diễn ra rất chậm. Để tăng tốc độ lên, cần phải có một lượng dư ion
OH- biểu thị bằng giá trị pH

pH0 = pHs + pH

– Trong thực tế, khi làm mềm nước bằng vôi để khử CaCO3 pHs thường có
giá trị từ 9,5 đến 9,8; với Mg(OH)2 pHs có giá trị từ 10,6 đến 11,5.
Làm mềm nước bằng vôi-soda
• Khi tổng hàm lượng các ion Mg2+ và Ca2+ lớn hơn tổng hàm
lượng các ion HCO3- và CO32- , nếu sử dụng vôi để khử cứng
thì chỉ khử được độ cứng magie, còn độ cứng toàn phần
không giảm. Để khắc phục điều này, cho thêm soda vào, các
phản ứng diễn ra như sau:
MgSO4+ Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaSO4
MgCl2 + Ca(OH)2  Mg(OH)2 + CaCl2
và:
CaSO4+ Na2CO3  CaCO3 + Na2SO4
CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + NaCl
Làm mềm nước bằng vôi-soda
• Tính toán quá trình làm mềm nước.
– Dựa vào các phản ứng trên ta có thể tính được lượng vôi và soda cần thiết.

– Trong đó:
as: lượng sođa tính theo sản phẩm thô, mg/l
Cs: hàm lượng Na2CO3 tinh khiết trong sản phẩm thô (%)
Làm mềm nước bằng vôi-soda
• Quá trình xử lý làm mềm nước bằng hóa chất diễn ra hai pha:

– Pha thứ nhất là phản ưng hóa học của các ion tác dụng với nhau để tạo ra
hợp chất khó tan CaCO3 và Mg(OH)2, pha này diễn ra rất nhanh hầu như là
tức thời.

– Pha thứ hai là quá trình kết tinh các hợp chất khó tan vừa tạo ra và keo tụ
chúng thành các bông cặn. Tốc độ cảu quá trình làm mềm nước được xác
định bằng cường độ diễn biến của pha thứ hai.
Làm mềm nước bằng vôi-soda
• Công nghệ làm mềm nước bằng vôi và soda bao gồm:

– Kho hóa chất, thiết bị để chuẩn bị dung dịch vôi.

– Thiết bị hòa tan soda (nếu cần)

– Thiết bị đun nước nóng (nếu áp dụng phương pháp làm mềm nước bằng
hóa chất có đun nước)

– Thiết bị định lượng dung dịch

– Bể phản ứng xoáy

– Bể lọc có lớp vật liệu lọc là cát thạch anh, than antraxit
Làm mềm nước bằng vôi-soda
Làm mềm nước bằng vôi-soda
• Nếu chọn qui trình xử lý bằng nước đun nóng, trong trường
hợp pH cao, cát thạch anh có thể bị hòa tan do đó nên dùng
than angtraxit làm vật liệu lọc.

• Khi làm mềm nước bằng vôi và soda, nước ra khỏi bể lắng hay
bể phản ưng không ổn định thường gây ra việc lắng cặn
CaCO3 lên bề mặt của lớp vật liệu lọc tạo thành lớp rắn chắc
cho nên phải đặc biệt chú ý khi tính toán rửa lọc. Trong trường
hợp này tốt nhất là đặt thiết bị rửa bề mặt để tăng cường cho
quá trình rửa lọc.

You might also like