Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 52

THÍNH LỰC ĐỒ

ĐƠN ÂM
ThS BS Đỗ Hồng Giang
Khoa Thính học
Mục tiêu bài học:
-Nêu được 2 đặc tính của đơn âm
-Nêu được 2 thành phần căn bản của 1 thính lực
đồ
-Nêu được 2 nguyên tắc làm ù đường khí trong
đo thính lực đồ
-Phân tích được 3 kiểu thính lực đồ và 5 mức độ
nghe kém trên bệnh nhân.
ÂM THANH LÀ GÌ ?
ÂM THANH- ĐƠN ÂM
-Đơn âm có dạng sóng hình sin
-Hai thành phần chính của âm thanh:
.Cường độ
.Tần số
Tần số: Số chu kỳ xảy ra trong một giây
Đơn vị: Hertz (viết tắt: Hz)
Tần số lớn: âm sắc cao; Tần số nhỏ: âm sắc trầm
Cường độ:
Đơn vị cường độ âm thanh là deciBel. Viết tắt là dB
Đánh giá Khả năng nghe ?
THÍNH LỰC ĐỒ ĐƠN ÂM
(AUDIOGRAM)
BIỂU DIỄN THÍNH LỰC ĐỒ:
-Trục đứng: cường độ (trục tung) (dB)
-Trục ngang: tần số (trục hoành) (Hz)
Ký hiệu
Không làm ù:
Đường khí (air conduction)
tai phải : o….o
tai trái: x….x
Đường xương (bone conduction)
tai phải: < <
tai trái: > >
Có làm ù:
Đường khí tai phải: 
tai trái:
Đường xương tai phải: [ [
tai trái: ] ]
Không đo được: 
PHÒNG ĐO THÍNH LỰC
KỸ THUẬT ĐO THÍNH LỰC
ĐO DẪN TRUYỀN ĐƯỜNG KHÍ
1. Đặt chụp tai, đỏ tai phải, xanh tai trái. Kiểm tra vị
trí chụp tai có trên cửa tai không và không được đè
lên tóc hoặc bong tai.
2. Hướng dẫn bệnh nhận nghe và đáp ứng. Các âm
được nghe khác nhau về âm sắc cũng như cường độ.
Hãy ra dấu (đưa tay lên, bật ngón tay, hoặc nói
“nghe”) ngay khi nghe được tiếng thử. Hạ tay, ngón
tay xuống khi không còn nghe nữa. Hãy cố gắng nghe
được âm thử không cần quan tâm âm đó lớn hay
nhỏ.
3. Thử tai tốt trước ( biết do hỏi bệnh, hoặc
qua test ngưỡng nhận biết lời), nếu không thử
tai phải trước.
4. Đo thứ tự theo các tần số: 1000, 2000,
3000, 4000, 6000, 8000, 1000, 500, 250 Hz.
Kiểm tra lại tần số 1000 được thực hiện để
kiểm tra giữa test, đô chênh lệch cho phép là
5 dB.
5. Bất đầu đo cho bệnh nhân ở tần số 1000,
phát một âm tại 10-20 dB giây. Nếu không có
đáp ứng. Tăng 10dB một dến khi nhận được
đáp ứng.
6. Sau khi có đáp ứng, giảm 10dB
một cho đến khi không còn đáp
ứng. Tại mức này việc tìm ngưỡng
bắt đầu.
7. Tăng 5dB một cho dến khi có
đáp ứng. Một khi có đáp ứng giảm
10dB và bắt đầu tăng lại từng 5dB
cho đến khi nhận đáp ứng lại.
Giảm 10dB và tăng 5dB cho đến
khi xác định được cường độ thấp
nhất mà bệnh nhân đáp ứng ít
nhất 50%.
8. Ghi lại ngưỡng tại 1000 Hz và tiếp tục đo ở các
tần số khác. Ghi lại ngữong đơn âm trung bình
(trung bình của 3 ngưỡng tại 3 tần số 500, 1000,
2000 Hz). Ngưỡng nghe đơn âm và ngưỡng phân
biêt lời chỉ được chênh nhau +/- 10dB. Nếu kết
quả vẫn khác nhau cần phải thử lại ngưỡng phân
biệt lời. Nếu vẫn tiếp tục cho 2 kết quả khác nhau
kỹ thuật viên cần ghi chú thính lực đồ có nhiều
khả năng không chính xác
9. Làm ù để che lấp cần được sử dụng khi
ngưỡng nghe 2 tai ở cùng một tần số
chênh nhau 40 hoặc >40dB
10. Nếu ngưỡng nghe đường khí giảm > 10dB thì
cần phải đo dẫn truyền đường xương .
ĐO DẪN TRUYỀN ĐƯỜNG XUONG
1.Đặt đầu rung xương ở da của xương chũm, tránh
chạm vành tai. Kiểm tra không để tóc ở giũa đầu
thử và da.
2.Quy trình đo cũng giống như đo đường khí . Chỉ
cần đo ở các tần số 1000,2000,3000,4000,500 và
250Hz.
3.Ngưỡng nghe đường xương không bao giờ giảm
nhiều hơn ngưỡng đường khí 10db hoặc giảm
nhiều hơn ở cùng 1 tần số.
4.Nếu khoảng cách khí – xương 15dB hoặc lớn hơn
( đường xương tốt hơn đường khí 15dB hoặc
nhiều hơn) cần phải làm ù để loại trừ sự tham gia
của tai đối diện.
GiẢI PHẪU TAI
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THÍNH GIÁC
TRUNG ƯƠNG
• Thành phần dẫn truyền : Tai ngoài – Tai giữa
• Thành phần tiếp nhận-thần kinh : Tai trong
CÁC DẠNG ĐIẾC

1- Điếc dẫn truyền


2- Điếc tiếp nhận
3- Điếc hỗn hợp
• Điếc dẫn truyền (conductive hearing loss)
– Khoảng cách giữa đường xương và đường khí ít
nhất là 15dB đặc biệt ở các tần số thấp
– Đường xương phải bình thường hoặc gần bình
thường.
– Ngưỡng nghe không vượt quá 70dB (ANSL)
Điếc tiếp nhận (sensoringcural hearing loss)
Có thể chia cụ thể hơn thành:
 Sensory hearing loss: Tổn thương tai trong
 Neural hearing loss: Tổn thương dây TK VIII
Cả đường xương và đường khí đều giảm.
Không có khoảng cách giữa đường xương và
đường khí.
Điếc hỗn hợp (mixed hearing loss)
Mang đặc tính của cả điếc dẫn truyền lẫn tiếp
nhận
ĐỘ ĐiẾC
Lấy trung bình 3 tần số hội thoại :
500 – 1000 – 2000 chia 3 , so với trục cường độ
ĐỘ NGHE KÉM

MỨC ĐỘ NGHE KÉM (dB HL)


Bình thường -10->15
Nghe kém rất nhẹ 16->25
Nghe kém nhẹ 26->40
Nghe kém trung bình 41->55
Nghe kém trung bình-nặng 56->70
Nghe kém nặng 71->90
Nghe kém sâu 90+
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐO CÓ LÀM Ù
(masking)
 Đường khí:
 -khi có sự chênh lệch giữa 2 tai 40dB ta làm ù tai tốt để đo
tai kém hơn ,
 -hoặc đường khí tai đang đo cách đường xương tai không
đo >40 dB

 Đường xương: ở hầu hết các trường hợp ngoại trừ:


 -Ngưỡng nghe đường xương bằng đường khí (no air-bone-
gap)
-Khi ngưỡng nghe đường xương đang đo tốt hơn ngưỡng
nghe đường xương tai đối diện.
-Khi không có đáp ứng tại các giới hạn tối đa đường xương
CÁC DẠNG THÍNH LỰC ĐỒ TRONG CÁC
BỆNH LÝ TAI THƯỜNG GẶP
TAI NGOÀI : Điếc dẫn truyền
Nút ráy tai, dị dạng tai ngoài, chít hẹp ống tai
ngoài, polyp ống tai ngoài, viêm ống tai
ngoài…
TAI GiỮA :
Dạng điếc : Điếc dẫn truyền, điếc hỗn hợp…
Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, xốp xơ tai…
TAI TRONG
Dạng điếc : điếc tiếp nhận
-Lão thính : giảm tần số cao
-Điếc đột ngột : có 5 dạng
-Điếc nghề nghiệp : giảm 4000 Hz
-Viêm màng não, ngộ độc thuốc
Lão thính :thường giảm tần số cao
Điếc đột ngột : có 5 dạng
5 DAÏNG THÍNH LÖÏC ÑOÀ

Type A Type B Type C

Type D Type E
Điếc nghề nghiệp : giảm 4000 Hz
THỰC HÀNH ĐỌC THÍNH LỰC ĐỒ
CÂU HỎI ?
Khi đo thính lực đồ, thường ta sử dụng :

A- Tạp âm
B- Đơn âm
C- Tiếng nói
D- Tiếng ồn
2 thành phần căn bản của thính lực đồ là ?
Ta cần làm ù để đo đường khí trong trường hợp
sau:
- …
- …
Đọc các thính lực đồ sau đây :
CÁM ƠN QUÍ VỊ ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI !

You might also like