Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

HƯỚNG DẪN VIẾT

TIỂU LUẬN
TRẦN THỊ THÚY NGỌC
1. Cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu
chữ
- Luận văn trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm),
kiểu trang đứng (portrait).
- Định dạng lề: bottom, top: 2.0->2,5 cm, right: 2,0
cm, left: 3.0->3,5 cm.
- Fon chữ: Times new Roman.
- Bảng mã: Unicode. - Cỡ chữ (phần nội dung): 12.
- Cách dòng: 1.2-1.3 lines.
- Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không
tính phụ lục).
- Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV,
mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.
- Đánh số trang.
- Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới
(footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.
2. Hướng dẫn chi tiết cách trình bày tiểu luận
chuẩn
 1 Tiểu luận là gì
 Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu,
phát hiện về một chủ đề mà người viết tâm đắc, nó có độ dài từ 5
đến 20 trang, dù viết về một vấn đề gì thì nhiệm vụ của một tiểu
luận phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày
những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan
điểm, kết luận của người viết.

 Một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng
theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy
định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu
chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham
khảo...
 2 Bố cục bài tiểu luận:
+ Trang bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa
được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và
khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối
trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp
và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp. (trình bày
theo mẫu của trường
+ Tên trường, logo, tên khoa, đề tài, SV thực hiện, GVHD,
ngày tháng năm thực hiện …).
+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường).
+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).
+ Trang nhận xét của GVPB (nếu có).
+ Lời cảm ơn (nếu có).
+ Mục lục: bao gồm các phần trong luận văn, đồ án. Mục lục
có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con
trong cùng một cấp.
+ Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ.
+ Danh sách bảng, hình vẽ …
 3 Nội dung của bài tiểu luận:
 Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp
phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn
đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra
những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề
khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở
mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

 Chương 1: Mở đầu (phải nêu lên được tính cấp thiết của đề
tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc
yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài).

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu được các lý thuyết chính


liên quan chủ yếu đến đề tài. Nếu nội dung quá dài có thể
đưa vào phần Phụ lục).
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (cần
trình bày rõ ràng và chính xác. Nếu trình bày code, chương
trình demo thì nên trình bày đầy đủ trong phần Phụ lục).

 Chương 4: Kết quả, nhận xét, kết luận bài tiểu luận. Để
viết phần kết luận của bài tiểu luận, hãy liệt kê những ý
tưởng chủ đạo đã đề cập đến trong bài tiểu luận. Nắm được
những ý tưởng chính của bài tiểu luận sẽ giúp biết được
chính xác mình cần viết những gì và kết luận như thế nào.
Chủ đề của bài luận sẽ được giới thiệu ở đoạn đầu, và phần
kết luận có thể có chủ đề tương tự với phần mở bài tuy nhiên
cần phân tích và tổng kết theo một cách khác.
 Tài liệu tham khảo
 1. Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng
khối tiếng ( Việt, Nga, Anh...). Giữ nguyên văn không
dịch, không phiên âm các tài liệu nước ngoài.
 2. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong
từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác
giả ( tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo Họ, kể
cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)
 3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải
ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau:
số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn (
tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi
xuất bản...)
 Phụ lục (nếu có)
 4. Mục lục bài tiểu luận mẫu
 Mục lục bài tiểu luận không cần quá chi tiết. Tuy nhiên,
mục lục không nên trình bày quá sơ sài, chẳng hạn chỉ
ghi các chương. Một bản phụ lục tốt thường phản ánh
tầng bậc, kết cấu của các phần, các chương, một hoặc
các hạng mục quan trọng dưới chương. Tất cả các
hạng mục trong mục lục phải được chú kèm số thứ tự
của trang. Ví dụ:
 TƯ TƯỞNG ĐỨC TRỊ CỦA KHỔNG TỬ VÀ VẬN DỤNG TRONG
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
 TIỂU LUẬN........1
 LỜI MỞ ĐẦU........3
 CHƯƠNG I. 4
 TƯ TƯỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ....... 4
 I.Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử........ 4
 1. Khổng Tử - Nhà quản lý xuất sắc. .......4
 2. Khổng Tử - nhà tư tưởng quản lý của thuyết Đức trị ........5
 2.1. Đạo nhân về quản lý..........6
 2.2. Khổng Tử với tầng lớp quản lý chuyên nghiệp.........11
 CHƯƠNG II.......13
 VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆN
ĐẠI...........13
 I. Vận dụng trong thực tiễn.............13
 II. Những điểm lợi và hại của “Đức trị”.......... 14
 III. Nhận xét ............15
 MỤC LỤC
 5. Cấu trúc cơ bản của một bài luận
 5.1. Mở bài
 Phần Giới thiệu (Mở đầu) bài tiểu luận là một phần quan
trọng. Nó là phần đầu tiên mà người đọc sẽ đọc. Phần mở
đầu nên:
 – Dẫn dắt người đọc đến chủ đề chung
 – Nhận diện trọng tâm hay mục đích của bài luận.
 – Tóm tắt phạm vi, có nghĩa là, những điểm cần khai thác,
lưu ý bắt kỳ sự giới hạn nào
 – Kết thúc bằng việc nhận diện ý chủ đạo/quan điểm chính
 Phần giới thiệu/ mở đầu thường là một đoạn văn, mặc dù
không phải lúc nào cũng vậy, đặc biệt với những bài luận
dài. Một số sinh viên cũng xác định những thuật ngữ chính
trong phần mở đầu. Một số bạn khác thì báo hiệu cho
người đọc biết về ‘phạm vi’ mà những thuật ngữ này sẽ
được xác định trong bài tiểu luận. Nếu đây là trường hợp,
hãy làm điều này ở đoạn đầu tiên của phần thân/phần nội
dung. Quyết định về việc xác định những thuật ngữ chính
này có lẽ được hướng dẫn bởi độ dài của việc thảo luận về
định nghĩa. Một định nghĩa đơn giản có thể được đưa vào
phần mở đầu. Một định nghĩa kéo dài hơn có thể khiến
người đọc mất tập trung và nên được đưa vào đoạn đầu
tiên trong phần thân/phần nội dung của bài tiểu luận.
 5.2. Thân bài/Nội dung
Phần nội dung của tiểu luận là nơi mà bạn sẽ phát triển bài viết của
mình. Phần này diễn ra trong phạm vi nhiều đoạn văn và mỗi đoạn
có sự liên kết trôi chảy với đoạn tiếp theo. Vì vậy
– Việc sử dụng tốt những câu chủ đề ở đầu các đoạn
– Cấu trúc đoạn văn chính xác là quan trọng
- Câu đầu tiên của mỗi đoạn, thường được nhắc đến như là câu chủ
đề, giới thiệu về đoạn văn bằng cách chỉ ra và tóm tắt những điểm
chính trong đoạn văn. Những câu chủ đề thường bao gồm những tín
hiệu chuyển đoạn nhằm giúp tạo ra sự chuyển đổi một cách trơn tru
từ đoạn văn này sang đoạn kế tiếp. Câu đầu tiên này nên chuyển
tải đến người đọc quan điểm mà bạn đang muốn làm rõ và đoạn
văn này có liên hệ đến câu hỏi như thế nào.
- Thực chất, nếu người đọc lướt qua những câu chủ đề, họ nên biết
được một phác họa tổng thể về toàn bộ bài luận. Bức phác họa này
sẽ cho thấy sự tiến triển logic của những quan điểm mà bạn đang
làm rõ. Sự thiếu vắng những câu chủ đề sẽ làm cho người đọc tự
hỏi là bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì và tại sao lại như vậy, cuối
cùng sẽ làm cho người đọc cảm thấy hoang mang.
- Việc cắm mốc chỉ đường không chỉ giới hạn đối với những câu chủ
đề. Việc cắm mốc trong từng đoạn văn cũng sẽ giúp hỗ trợ người
đọc. Ví dụ sau đây sẽ minh họa tính hữu dụng của những công cụ
chỉ đường này (phần in đậm)
 5.3. Kết luận
 Phần kết luận là một đoạn quan trọng trong tiểu
luận của bạn. Nó thường là một đoạn dài và nên
phản ánh lại những gì mà bạn đã nói là sẽ phân
tích trong phần giới thiệu. Kết luận
– Tóm tắt những gì đã nói trong tiểu luận
– Khẳng định lại ý chính của bạn.
- Đừng giới thiệu thêm chủ đề hay ý mới. Hầu hết
các sinh viên bắt đầu đoạn kết luận với một tín
hiệu chuyển đoạn, chẳng hạn như “Kết luận lại”
hay “Nói tóm lại”.
TIỂU LUẬN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔN
PROFESSIONAL DEVELOPMENT
- ĐỘ DÀI: 10 - 20 TRANG
- NGÔN NGỮ: TIẾNG ANH
- TRÌNH BÀY: sử dụng phông chữ Calibri cỡ 12, đặt
số trang và khoảng cách dòng là 1,5. Canh lề: trái:
1,25 cm; phải: 1 cm; trên: 1 cm và dưới: 1 cm.
- Sinh viên bắt buộc phải nộp bài tập đúng hạn và theo
cách mà Người hướng dẫn yêu cầu.
• Hình thức gửi sẽ là một bản mềm được đăng trên
http://cms.greenwich.edu.vn/.
• Nhớ chuyển đổi tập tin từ thành tập tin PDF trước khi
gửi trên CMS.
 Đề tài:
- Phần 1: Khám phá các ngành công nghiệp
sáng tạo thông qua nghiên cứu về tiền lệ
lịch sử và đương đại.
- Phần 2: Thảo luận về các mục tiêu nghề
nghiệp cá nhân liên quan đến phạm vi vai
trò và đối tượng trong các ngành công
nghiệp sáng tạo.
 Phần I: ROLES AND SKILLS REPORT
 .1 Trình bày những nghiên cứu tìm hiểu
cuẩ cá nhân về ngành công nghiệp sáng
tạo nói chung, ví dụ:
- Lịch sử
- Đặc trưng phát triển của thời kì
- Những thành tựu, những nhân vật nổi
tiếng, những tác phẩm nổi tiếng…
- Đi sâu vào một ngành cụ thể thuộc Công
nghiệp sáng tạo mà bản thân cảm thấy có
thể hướng đến là nghề nghiệp tương lai
của mình.
 Phần II: PERSONAL SKILLS AUDIT
- Liệt kê các kỹ năng khả năng cá nhân.
- Liệt kê các kỹ năng còn thiếu cho một
nghề nghiệp cụ thể trong tương lai mà
mình chọn.
- Lên kế hoạch lấp kín những lỗ hổng, hoặc
thiếu sót trong số những kỹ năng đó.
 Phần III: INITIAL PERSONAL
DEVELOPMENT PLAN
- Liệt kê các công việc đã thực hiện trong quá trình
học tập môn Proesional Develovement:
- Tuần 1: Học kiến thức, thảo luận về ngành CN ST
- Tuần 2: Tiimf hiểu phong cách thiết kế của một
nhà thiết kế,họa sĩ nào đó mà mình chịu ảnh
hưởng, sau đó phác thảo một tác phẩm của các
nhân dựa trên việc bắt chước phong cách của
nhà thiết kế họa sĩ đó.
- Tuần 3: Thực hiện bài tập My own artwork: thực
hiện tác phẩm tranh minh họa chân dung.
- Tuần 4: Thực hiện sao chép một thiết kế
Poster quảng cáo, một logo thương hiệu.
- Tuần 5: Kế hoạch nhóm.
- Tuần 6: Thực hiện một bài thiết kế
Typography. Làm báo cáo tiểu luận.
 Bài tập nhóm
 Kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân
 Tài liệu tham khảo.

HẾT

You might also like