Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ GIAN LẬN, NHẦM LẪN TRONG KIỂM TOÁN

1. VÍ DỤ THỰC TẾ 2. PHÂN TÍCH

www.companyname.com
1. VÍ DỤ THỰC TẾ
Enron - một tập đoàn năng lượng hùng mạnh luôn có tên
trong danh sách các công ty phát triển nhất nước Mỹ. Enron
sở hữu và điều hành một loạt các tài sản bao gồm các đường
ống dẫn khí, các nhà máy điện, các nhà máy bột giấy và giấy,
các nhà máy nước, cùng với nhiều loại hình dịch vụ trên toàn
cầu. Enron cũng kiếm thêm doanh thu bằng cách mua bán
những hợp đồng trong cùng mảng sản phẩm và dịch vụ mà
công ty có tham gia. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình
là tạp chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều
tiềm năng nhất . Chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy
các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính.Vào
giữa thập niên 1990, công ty này bắt đầu làm giả sổ sách và
che giấu các thương vụ mờ ám nhằm lừa dối cổ đông, các
nhà đầu tư và người tiêu dùng, đẩy giá cổ phiếu gia tăng.
www.companyname.com
1. VÍ DỤ THỰC TẾ

Từ đầu thập niên 1990 đến cuối năm 1998 đã nhảy vọt 311%, vượt trội so với tỷ lệ tăng trưởng của
chỉ số S&P 500. Trong 2 năm bản lề thiên niên kỷ, giá cổ phiếu Enron tăng tiếp 56% và 87%, trong khi
chỉ số S&P tăng 20% vào năm 1999 và giảm 10% vào năm 2000. Tới ngày 31/12/2000, cổ phiếu Enron có
giá 83,13USD/cổ phiếu và vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 60 tỷ USD, cao gấp 70 lần thu nhập và 6
lần giá trị sổ sách. bằng cách phát triển một ban bệ điều hành che giấu hàng tỷ USD thua lỗ và nợ nần
từ những thương vụ và dự án bị thất bại. Họ khai thác các kẽ hở kế toán, sử dụng các thể chế có mục đích
đặc biệt (những “đối tác” do Enron kiểm soát) và các báo cáo tài chính không trung thực.www.companyname.com
1. VÍ DỤ THỰC TẾ

Họ thậm chí liên kết với Công ty kiểm toán


Arthur Andersen (một trong 5 công ty kiểm
toán lớn nhất thế giới) bỏ qua các vấn
đề kế toán nhiều rủi ro ở Enron. Sau khi bị
phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng
bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá
trị thực khoản 30 tỷ và kết cục sau cùng là
phá sản.

www.companyname.com
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Về chuyên môn
- Không đưa ra các đánh giá về khả năng hoạt động liên
tục của Enron khi mà Công ty đang đứng trước khó khăn
về tài chính và nguy cơ phá sản.
- Không đánh giá đúng mức rủi ro và gian lận: Báo tăng thu
nhập, làm giả BCTC, che giấu thua lỗ và nợ nần từ những
thương vụ và dự án bị thất bại
- Không đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp khi đánh giá tính
trung thực và hợp lí của BCTC công ty Enron. SAI PHẠM
- Không thông báo các gian lận tài chính và biển thủ của
Ban giám đốc cho công ty kiểm toán, hội đồng quản trị CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
của Enron và Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ…
- Không công bố thông tin về quan hệ của đội ngũ kiểm
toán viên Arthur Andersen và BGĐ của Enron, các khoản
phí kiểm toán, phí dịch vụ tư vấn của các hợp đồng kiểm
toán, hợp đồng tư vấn hàng năm của Arthur Andersen và
Enron cũng như thu nhập của các phần hùn kiểm toán và
kiểm toán viên. www.companyname.com
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

Vi phạm về chuẩn mực đạo đức

- Vi phạm tính độc lập của KTV cả hình thức lẫn bản chất:
Arthur Andersen vừa là nhà xác nhận, vừa tư vấn các dịch vụ
phi kiểm toán của Enron. Arthur Andersen cộng tác với khách
hàng thực hiện các gian lận kế toán – tài chính thay vì phát
hiện và công bố chúng.
- Với tư cách là hãng kiểm toán hoạt động vì sự tin cậy của
công chúng, Arthur Andersen đã lợi dụng lỗ hổng trong chuẩn
mực và quy định để tư vấn cho BGĐ Enron lách luật.
SAI PHẠM
- Arthur Andersen đã tư vấn cho BGĐ Enron thực hiện các CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
gian lận BCTC mà không quan tâm đến tính độc lập của KTV
cũng như xâm hại đến lợi ích cộng đồng.
- Sai lầm mang tính hình sự của Arthur Andersen là đã tiêu
hủy tài liệu của cuộc kiểm toán Enron khi đang trong tình
trạng kiểm tra.

www.companyname.com
Trách nhiệm dân sự theo Luật chứng khoán
Liên bang phần 11 Luật chứng khoán 1993 xác
định quyền của bên thứ 3 và KTV: bất cứ bên
thức 3 nào mua cổ phiếu từ BCTC của Công ty
niêm yết có thể kiện KTV về BCTC có sai phạm
trọng yếu.
Những hành vi gian lận, lừa dối của KTV công ty
Andersen đã gây ra thiệt hại cho bên thứ 3 liên
quan tới công ty Enron, khiến bên thứ 3 đưa ra
các quyết định đầu tư không đúng đắn, thiệt hại
về tài chính do bên thứ 3 đã sử dụng kết quả
kiểm toán không chính xác.
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
CỦA KTV Theo luật chứng khoán thống nhất Hoa Kỳ, KTV
đã vi phạm hình sự khi có hành vi lừa gạt người
khác thông qua BCTC có sai phạm
www.companyname.com
Tại Mỹ, theo luật chứng khoán, các hành
vi gian lận liên quan tới báo cáo tài chính
có thể bị phạt tới 5 triệu đô la và bị phạt
tù tới 20 năm đối với cá nhân, phạt 25
triệu đô la đối với một tổ chức.

Theo Ðạo luật Sarbanes - Oxley, người


có hành vi hủy hoại hồ sơ kiểm toán của
các công ty niêm yết tại Mỹ một cách bất
hợp pháp có thể bị phạt tù tới 10 năm.

HÌNH THỨC XỬ PHẠT


KIỂM TOÁN VIÊN Ngoài ra các hình thứ phạt có mức độ
nhẹ hơn như ngừng không cho KTV
kiểm toán cho các công ty niêm yết hoặc
yêu cầu KTV tham giá các khóa đào tạo
hoặc rà soát công việc của KTV khác.

www.companyname.com
- Ngày 07/05/2002, Tòa án cấp quận bắt đầu
mở phiên tòa xét xử Arthur Andersen.
- Ngày 15/06/2002, Bồi thẩm đoàn kết luận
Arthur Andersen phạm tội.
Tòa tuyên phạt 500.000 USD và rút giấy
phép hành nghề kiểm toán.
- Năm 2002, Công ty kiểm toán Arthur
Andersen cũng đã tự nguyện nộp lại giấy phép
hành nghề kiểm toán công.
THỰC TẾ XỬ LÝ SAI PHẠM
Trên thực tế, mặc dù sau đó tòa tối cao đã gỡ bỏ
Công ty Arthur Andersen phán quyết buộc tội của tòa án quận nhưng
Arthur Andersen đã không thể hoạt động trở lại
vì mất hầu hết khách hàng.

www.companyname.com
THANKS FOR WATCHING

www.companyname.com

You might also like