Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 270

VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN- KTQD

BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM

1
Tài liệu
• Giáo trình kế toán tài chính – Chủ biên
GS.TS Đặng Thị Loan.
• Bài tập kế toán tài chính – Chủ biên PGS.TS
Phạm Quang
• Thông tư 200: Chế độ kế toán doanh nghiệp.
• 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam.
• Các chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế

2
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Học phần này giới thiệu về Chuẩn mực và
Chế độ Kế toán tài chính Việt Nam cũng
như việc áp dụng chúng tại các doanh
nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, sự khác
biệt giữa Kế toán Việt Nam và Kế toán Mỹ
cũng sẽ được đề cập.

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM
CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Những vấn đề chung về TSCĐ


 Chứng từ và tài khoản sử dụng
 Hạch toán biến động tăng giảm
TSCĐ
 Hạch toán hao mòn TSCĐ
 Sửa chữa TSCĐ
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 1.1. Những vấn đề chung về TSCĐ


 Khái niệm và tiêu chuẩn chung về TSCĐ
 Đặc điểm TSCĐ
 Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp
 Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ


 Giá trị lớn (> 30 triệu VNĐ);

 Giá trị được xác định một cách đáng tin

cậy;
 Thời gian sử dụng ước tính ( > 1 năm);

 Chắc chắn thu được lợi ích trong tương

lai.
7
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Đặc điểm của TSCĐ


-Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
-Khi tham gia vào quá trình kinh doanh,TSCĐ
bị
hao mòn, giá trị hao mòn sẽ được dịch chuyển
dần vào chi phí dưới hình thức khấu hao.
- TSCĐ không bị thay đổi hình thái vật chất cho
đến lúc hư hỏng.
8
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Phân loại TSCĐ


 Theo hình thái biểu hiện
 Theo quyền sở hữu
 Theo công dụng và tình hình sử dụng
 Theo nguồn hình thành

9
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.


TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình
 Nhà cửa, vật kiến trúc  Quyền sử dụng đất
 Máy móc, thiết bị  Quyền phát hành
 Phương tiện vận tải, truyền  Bản quyền, bằng sáng chế
dẫn.  Nhãn hiệu hàng hóa.
 Thiết bị, dụng cụ QL  Phần mềm máy vi tính
 Vườn cây lâu năm, súc vật  Giấy phép và giấy phép
làm việc, cho sp nhượng quyền
 TSCĐ hữu hình khác.  TSCĐ vô hình khác.

10
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

TSCĐ thuộc sở hữu (tự có) TSCĐ thuê ngoài

Có quyền sử dụng và định Có quyền sử dụng, không có


đoạt quyền định đoạt.
Nguồn: Tự đầu tư, vay đầu tư, Nguồn: Thuê hoạt động, thuê
nhận vốn góp liên doanh,… tài chính.

11
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng


 TSCĐ dùng cho sản xuất – kinh doanh.
 TSCĐ dùng cho xây dựng cơ bản
 TSCĐ dùng cho phúc lợi
 TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp
 TSCĐ chờ xử lý.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình


thành
 TSCĐ thuộc vốn ngân sách cấp
 TSCĐ thuộc vốn tự bổ sung
 TSCĐ thuộc vốn vay, nợ
 TSCĐ thuộc nguồn vốn liên doanh.

13
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ


 TSCĐ được ghi sổ
 Nguyên giá (NG)

 Hao mòn (HM) GTCL = NG - HM


 Giá trị còn lại (GTCL)

GTCL= NG – HM
Nguyên giá TSCĐ bao gồm
 Giá mua, giá chuyển nhượng theo hóa đơn

 Các chi phí hợp lý khác để đưa tài sản vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng. 14


KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ


 Thời điểm xác định nguyên giá: Thời điểm
chính thức đưa tài sản vào sử dụng khai thác
 Căn cứ xác định nguyên giá: Khách quan và
có thể kiểm tra được (Có chứng từ hợp pháp,
hợp lệ).
 Chỉ được tính các khoản chi phí hợp lý được
dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ)
 Các chi phí làm tăng tính hữu ích, lợi ích kinh
tế của tài sản được ghi tăng nguyên giá. 15
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ


 TSCĐ hữu hình mua sắm
 TSCĐ hữu hình mua trả chậm
 TSCĐ hữu hình tự xây, tự chế
 TSCĐ hữu hình mua qua trao đổi
 TSCĐ nhận vốn góp liên doanh.

16
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ


 NG TSCĐ hữu hình mua sắm =
Giá thanh toán theo hóa đơn
(+) Phí tổn mới trước khi sử dụng
(-) Các khoản thuế được hoàn lại
(-) Chiết khấu thương mại
(-) Giảm giá
(-) Hàng mua bị trả lại

17
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

NG TSCĐ hữu hình mua sắm (Trả chậm)


=
Giá thanh toán theo hóa đơn (Giá thu tiền
một lần)
(+) Phí tổn mới trước khi sử dụng
(-) Các khoản thuế được hoàn lại
(-) Chiết khấu thương mại
(-) Giảm giá
(-) Hàng mua bị trả lại
18
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ

NG TSCĐ hữu hình tự xây, tự chế


=
Tổng chi phí thực tế đã đầu tư
(+) Lệ phí trước bạ
(-) Các chi phí không hợp lý, vượt định
mức.
19
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ

 NG TSCĐ nhận vốn góp liên doanh


 =

Giá trị giao nhận (+) Chi phí tiếp nhận

20
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ


 NG TSCĐ nhận cấp phát, điều chuyển

trong các đơn vị hạch toán phụ thuộc


=
Giá ghi sổ của đơn vị cấp, chuyển tài sản
 NG TSCĐ nhận cấp phát, điều chuyển

trong đơn vị hạch toán độc lập


=
Giá trị giao nhận + Chi phí tiếp nhận
21
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 NG TSCĐ nhận về do trao đổi tương tự


=
Giá trị còn lại của tài sản đem trao đổi
NG TSCĐ nhận về do trao đổi không

tương tự
=
Giá trị thỏa thuận của tài sản đổi về

22
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp:


- Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước;
- Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ;
- Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời
gian sử dụng, tăng công suất sử dụng
- Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng
kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra;
- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm
giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước;
- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.

23
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Chứng từ kế toán
 Quyết định tăng, giảm TSCĐ
 Hợp đồng kinh tế
 Biên bản giao nhận TSCĐ
 Hồ sơ kĩ thuật của tài sản
 Hóa đơn giá trị gia tăng
 Sổ sách kế toán
 Thẻ tài sản cố định
 Sổ chi tiết tài sản cố định
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tài khoản sử dụng


 Theo dõi nguyên giá TSCĐ
TK 211: “TSCĐ hữu hình”
TK 212: “ TSCĐ thuê tài chính”
TK 213: “ TSCĐ vô hình”
 Theo dõi hao mòn TSCĐ
TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”
2141: “Hao mòn TSCĐ hữu hình”
2142: “ Hao mòn TSCĐ thuê tài chính”
2143: “Hao mòn TSCĐ vô hình”
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

TSCĐ 211,212,213 HM TSCĐ 214

SD ĐK: XXX SD ĐK: XXX

NG NG HM HM
SD CK: XXX SD CK: XXX
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

- Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình


Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có
thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
(1332)
Có các TK 111, 112,...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411).
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận


kèm thiết bị phụ tùng thay thế:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (chi tiết TSCĐ được
mua, chi tiết thiết bị phụ tùng, thay thế đủ tiêu
chuẩn của TSCĐ)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị,
phụ tùng thay thế)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112,...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bút toán kết chuyển nguồn vốn


Nợ TK 353, 441, 414,…
Có TK 411.
Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và
được đầu tư bằng quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ TK 211: Tổng giá thanh toán
Có TK 111, 112, 331,341,…
Đồng thời ghi
Nợ TK 3532: Quỹ phúc lợi
Có TK 3533: Quỹ phúc lợi hình thành
TSCĐ
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tăng do mua sắm(không qua lắp đặt)


 Chiết khấu thanh toán được hưởng
Nợ TK 111, 112: Nếu đã nhận bằng tiền
Nợ TK 331: Nếu trừ vào nợ phải trả
Nợ TK 1388: Chiết khấu phải thu
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
 Chiết khấu thương mại, giảm giá, trả lại
Nợ TK 111,112,331,138: Giá thanh toán
Có TK 211: Ghi giảm NGTSCĐ (Giá chưa thuế)
Có TK 133: VAT đầu vào tương ứng
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm (Không qua lắp


đặt)
211
111,112,331

Nguyên giá TSCĐ


(giá hóa đơn, phí tổn mới,...)

133

Thuế GTGT
đầu vào
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tăng do mua sắm (qua lắp đặt)


 BT1) Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt:
Nợ TK 2411: Gía chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 341: giá thanh toán
 BT2) Kết chuyển NG khi lắp đặt hoàn thành:
Nợ TK 211: NG TSCĐ
Có TK 2411: Kết chuyển chi phí.
 BT3) Kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ
Nợ TK 353, 441, 414
Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm qua


lắp đặt. 2411
111,112,331 211

Chi phí mua sắm, lắp đặt Kết chuyển chi phí, ghi tăng
(Giá chưa có thuê) NG khi lắp đặt hoàn thành)

133

Thuế GTGT
đầu vào
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Tăng do mua sắm trả chậm
 BT1) Ghi tăng NG TSCĐ

Nợ TK 211: NG
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 242: Lãi trả chậm
Có TK 331: Giá thanh toán (gồm cả lãi)
 BT2) Kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ:

Nợ TK 353,441,414
Có TK 411: Ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (NG)
 BT3) Kết chuyển lãi trả chậm( định kỳ):

Nợ TK 635: Tính vào chi phí tài chính


Có TK 242: Phân bổ chi phí lãi trả chậm.
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao


 BT1) Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản
Nợ TK 2412: giá chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 112, 112,331,341,152: Giá thanh toán
 BT2) Kết chuyển NG khi xây dựng hoàn thành
Nợ TK 211: NG TSCĐ
Có TK 2412: Kết chuyển chi phí
 BT3) Kết chuyển nguồn hình thành tài sản
Nợ TK 353, 441,414
Có TK 411: NG
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do XDCB bàn giao


2412
111,112,331 211

Chi phí mua sắm, lắp đặt Kết chuyển chi phí, ghi tăng
(Giá chưa có thuế) NG khi lắp đặt hoàn thành)

133

Thuế GTGT
đầu vào
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tăng do nhận vốn góp liên doanh bằng


TSCĐ.
Nợ TK 211: NG
Có TK 411: Ghi tăng vốn góp
 Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh, liên
kết bằng TSCĐ
Nợ TK 211: NG
Nợ (Có) TK111,112: Chênh lệch đã thanh toán.
Có TK 222: Ghi giảm vốn góp liên doanh
KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Tăng do nhận tặng thưởng viện trợ


Nợ TK 211: NG
Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác.
 Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê
Nợ TK 211: NG
Có TK 3381: Giá trị thừa chờ xử lý
Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất với mua
nhà cửa vật kiến trúc thì cần xác định riêng giá trị
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình
là nhà cửa vật kiến trúc.
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Giảm do thanh lý nhượng bán.


BT1) Xóa sổ Tài sản cố định
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
BT2) Các khoản thu từ thanh lý nhượng bán
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
BT3) Phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động nhượng
bán
 Nợ TK 811,133:
Có TK 111,112,331,....

39
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng
TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ các TK 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá
lại nhỏ hơn giá
trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh
giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ).

40
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Giảm do trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ


Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế
Nợ TK 411: Giá trị đánh giá trao trả
Nợ (Có) TK 412: Chênh lệch
Có TK 211: NG TSCĐ dùng để trả lại vốn.
Chuyển đổi TSCĐ thành CCDC
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu giá trị còn lại lớn phải
phân bổ dần)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).

41
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ


Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế
Nợ TK 1381: Giá trị thiếu chờ xử lý = GTCL
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Khi có quyết định xử lý giá trị tài sản thiếu qua kiểm

Nợ TK 111,112: Nếu thu tiền
Nợ TK 152: Nếu thu bằng vật tư
Nợ TK 334: Nếu trừ lương người lao động
Nợ TK 811: Nếu tính vào chi phí khác
Nợ TK 411: Nếu tính vào vốn chủ sở hữu
Có TK 1381: Giá trị thiếu đã được xử lý

42
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Giảm do đem trao đổi tương tự

Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế của TS đem đổi


Nợ TK 211: NG của TSCĐ đổi về = GTCL của
TS đem đổi
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ đem đổi

43
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Giảm do trao đổi không tương tự


 BT1) Xóa sổ tài sản cố định đem đổi
Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế
Nợ TK 811: Giá trị còn lại tính vào chi phí khác
Có TK 211:Xóa sổ nguyên giá
BT2) P/a giá trị thỏa thuận của tài sản đem đổi
Nợ TK 131: Giá thỏa thuận ( Bao gồm cả VAT)
Có TK 711: Giá thỏa thuận chưa có VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra phải nôp.

44
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Giảm do trao đổi không tương tự


 BT3) Phản ánh nguyên giá tài sản đổi về
Nợ TK 211: Nguyên giá tài sản đổi về ( Giá thỏa thuận)
Nợ TK 133: VAT đầu vào tương ứng
Có TK 131: Trừ vào số phải thu
 Thanh toán chênh lệch qua trao đổi
Nếu số phải thu > phải trả
Nợ TK 111,112
Có TK 131.
Nếu số phải trả > phải thu
Nợ TK 131.
Có TK 111,112.

45
KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê


Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế của TS
Nợ TK 1381: GTCL
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Khi xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý
Nợ TK 211: Nhận lại TSCĐ ( Người bán giao tiếp số
thiếu)
Nợ TK 331: Trừ vào nợ phải trả.
Nợ TK 111,112,334: Giá trị đã thu hồi.
Nợ TK 811: Tính vào chi phí khác.
Nợ TK 411: Được phép ghi giảm vốn
Có TK 1381:Giá trị thiếu mất

46
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

111,112,331 211, 213 811


Mua sắm TSCĐ Giảm do thanh lí, nhượng bán
TSCĐ
341 128,222
Mua sắm TSCĐ bằng nguồn Giảm do góp vốn bằng TSCĐ
vốn vay.
241 411
TSCĐ hình thành do XDCB Giảm do trả lại vốn bằng TSCĐ
hoàn thành, bàn giao
411, 711 1381
Hình thành TSCĐ từ các nguồn Giảm do thiếu chưa rõ nguyên
khác nhân khi kiểm kê
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ


 Phân biệt hao mòn và khấu hao
 Phương pháp tính khấu hao
 Sơ đồ hạch toán.

48
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.
Phân biệt hao mòn và khấu hao.
 Hao mòn: Sự giảm đi về giá trị và giá trị sử dụng của
TSCĐ. Nguyên nhân: Tác động của điều kiện làm
việc(hao mòn hữu hình), tiến bộ khoa học kỹ thuật(hao
mòn vô hình). Hao mòn mang tính khách quan.
 Khấu hao: Biện pháp nhằm thu hồi giá trị đã hao mòn
bằng cách tính hao mòn vào chi phí kinh doanh. Khấu
hao mang tính chủ quan.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.


 Phương pháp tính khấu hao.
 Khấu hao đều theo thời gian (đường
thẳng)
 Khấu hao theo sản lượng.
 Khấu hao theo số dư giảm dần có điều
chỉnh.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Khấu hao đều theo thời gian (đường thẳng)
Møc khÊu hao Nguyªn gi¸ TØlÖkhÊu hao Nguyªn gi¸ TSC§
ph¶i trÝch = TSC§ x ph¶i trÝch =

nh qu© n/n¨m b×nh qu©n b×
nh qu©n/n¨m Sè n¨msö dông

Mức
khấu
hao

Thời gian sử dụng


KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 KHTSCĐ tháng N = KHTSCĐ tháng N-1 + KHTSCĐ


tăng tháng N – KHTSCĐ giảm tháng N
 KHTSCĐ tăng tháng N = KH tháng * Số ngày SD

TSCĐ trong tháng N/ Số ngày của tháng N


 KHTSCĐ giảm tháng N = KH tháng * Số ngày

không SD TSCĐ trong tháng N/ Số ngày của tháng


N
(Công thức tính áp dụng khi tháng N-1 không có sự
biến động về TSCĐ)
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Khấu hao theo sản lượng
Møc khÊu hao S¶n l­ î ng Møc khÊu hao
ph¶i trÝch = s¶n xuÊt x b×nh qu©n mét
trong th¸ng trong th¸ng s¶n phÈm

Møc khÊu hao Tæng møc khÊu hao ph¶i trÝch


ph¶i trÝch =

nh qu©n/SP S¶n l­ î ng theo c«ng suÊt thiÕt kÕ

Mức
khấu
hao

Thời gian sử
dụng
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Điều kiện áp dụng khấu hao theo sản lượng


 TSCĐ phải trực tiếp liên quan đến việc sản
xuất sản phẩm.
 Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản
phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của
TSCĐ.
 Công suất sử dụng thực tế bình quân/tháng
trong năm không thấp hơn 50% công suất
thiết kế.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức
khấu
hao

Thời gian sử dụng


KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tû lÖkhÊu = Tû lÖkhÊu hao TSC§ theo x HÖsè


khao nhanh ph­ ¬ng ph¸p ®­êng th¼ng ®iÒu chØnh

Thêi gian sö dông cña tµi s¶n cè ®Þnh HÖsè ®iÒu chØnh (lÇn)
§ Õn 4 n¨m ( t  4 n¨m) 1,5
Trªn 4 ®Õn 6 n¨m (4 n¨m <t  6 n¨m) 2,0
Trªn 6 n¨m (t >6 n¨m) 2,5
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Điều kiện áp dụng khấu hao theo số dư


giảm dần có điều chỉnh:
 TSCĐ đầu tư mới, chưa qua sử dụng.
 TSCĐ là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ
làm việc đo lường, thí nghiệm.
 Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi
hỏi phải nhanh chóng thay đổi phát triển.
 Tỉ lệ khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần
mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng
 Đảm bảo kinh doanh có lãi.
Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.

 Nguyên tắc hạch toán hao mòn và khấu hao:


 Mọi TSCĐ tham gia SXKD đều phải trích khấu hao.
 Khấu hao được trích vào CF theo phạm vi sử dụng TSCĐ.
 TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng được tính hoặc thôi tính
khấu hao ngay từ ngày tăng, giảm.
 Không trích khấu hao với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng
vẫn còn sử dụng.
 TSCĐ chưa khấu hao hết nếu bị thanh lí, nhượng bán thì
GTCL được tính vào CF một lần.
 Khung thời gian tính khấu hao theo quy định của Bộ Tài
chính.
 Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ phải
được xem xét lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính.  
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ


Sơ đồ hạch toán.
TK 211,212,213 TK 214 TK 627,641,642
Hao mßn luü kÕcña TSC§ TrÝch khÊu hao TSC§
thanh lý, nh­ î ng b¸n, tÝnh vµo CPKD trong kú
thiÕu hôt...
Xo¸ sæTSC§ VH khi KH hÕt
TK 353,466
TK 2141 X¸c ®Þnh GTHM cña
TSC§ h× nh thµnh tõ quü
K/c t¨ng GTHM cña phóc lî i hoÆc nguån kinh
TSC§ tù cã khi ®­î c së phÝvµo cuèi niªn ® é.
h÷u TSC§ thuª ngoµi
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Sửa chữa Tài sản cố định:


 Sửa chữa nhỏ, thường xuyên, mang tính bảo
dưỡng, thay thế chi tiết, bộ phận nhỏ của
TSCĐ.
 Sửa chữa lớn: Nhằm khôi phục hoạt động
của TSCĐ chia thành 2 loại có kế hoạch
trước hoặc không có kế hoạch trước.
 Sửa chữa mang tính nâng cấp: Tăng thêm
tính năng hoạt động hoặc kéo dài tuổi thọ.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 Hạch toán sửa chữa thường xuyên


Nợ TK 627: Chi phí sữa chữa TSCĐ của bộ phận
SX
Nợ TK 641: Chi phí SC TSCĐ của bộ phận BH
Nợ TK 642: Chi phí SC TSCĐ của bộ phận QLDN
Có TK 111,112,331,152,334,…: Tổng chi phí sửa
chữa phát sinh trong kỳ.
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Hạch toán sửa chữa lớn theo kế hoạch
 Trích trước chi phí sửa chữa
Nợ TK 627,641,642: Trích trước chi phí sửa chữa
TSCĐ của bộ phận SX,BH, QLDN.

Có TK 352: Dự phòng phải trả.
 Sửa chữa lớn diễn ra
Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111,112,152,214,331,334,338,…
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Hạch toán sửa chữa lớn theo kế hoạch
 Căn cứ vào giá thành thực tế ghi
Nợ TK 352: Giá thành dự toán đã trích trước
Nợ TK 627,641,642,… : Phần dự toán thiếu.
Có TK 2413: Giá thành thực tế.
 Nếu trích thừa
Nợ TK 352
Có TK 627,641,642,…: Phần dự toán thừa
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Hạch toán sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
 Sửa chữa lớn diễn ra
Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111,112,152,214,331,334,338,…
 Sau sửa chữa lớn:
Nợ TK 242: Nếu phân bổ năm sau.
Nợ TK 627,641,642: Phân bổ chi phí năm nay.
Có TK 2413
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
 Hạch toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ
 BT1) Tập hợp chi phí sửa chữa lớn phát sinh
Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111,112,152,214,331,334,338,…
 BT2) Kết chuyển chi phí sửa chữa khi công trình
hoàn thành bàn giao:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - XDCB dở dang (2413).
Kế toán tài sản cố định
 Trình bày báo cáo tài chính về TSCĐ
 Trình bày theo từng loại TSCĐ
 Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
 Thời gian hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ
 Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại
của TSCĐ vào đầu năm và cuối năm
 Thuyết minh: Thay đổi về TSCĐ, tình hình sử
dụng TSCĐ, các TSCĐ đã cầm cố, thế chấp cho
các khoản vay.
Kế toán tài sản cố định

 Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê


 Hạch toán TSCĐ thuê và cho thuê hoạt
động.
 Hạch toán TSCĐ thuê tài chính
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ NGOÀI
 Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê
về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên
thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền
cho thuê một lần hoặc nhiều lần
 Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển
giao vào cuối thời hạn thuê
 Thuê hoạt động: là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.
Hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
Thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là
thuê hoạt động
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

&. Hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn 1 trong 5 đkiện sau:
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết
thời hạn thuê;
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn
mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào
cuối thời hạn thuê;
- Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử
dụng của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng
sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa nào.
1.5.1. KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
 Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài
chính nếu hợp đồng thỏa mãn ít nhất 1 trong 3 điều kiện sau:

-Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên
quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;

-Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị
còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

-Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn
hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
1.5.1. KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
 Nguyên tắc ghi nhận và kế toán tài sản thuê tài chính
- Tài sản cố định thuê tài chính chưa thuộc quyền sở hữu
nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý và
sử dụng như tài sản của doanh nghiệp.
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính = giá trị hợp lý của tài sản
thuê (hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối
thiểu)+chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến TS
thuê. Trong đó:
-> Giá trị hợp lý của TS là giá trao đổi giữa các bên có đầy
đủ hiểu biết về sự trao đổi ngang giá.
-> Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là khoản thanh toán
mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn trong
hợp đồng.
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

&. Nguyên tắc ghi nhận và kế toán tài sản thuê tài chính
- Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính không được
khấu trừ bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê, được ghi nhận:
+ Tính vào NGTSCĐ thuê (nếu việc thanh toán thuế được thực
hiện 1 lần ngay tại thời điểm ghi nhận TS thuê)
+ Tính vào chi phí SXKD trong kỳ (nếu việc thanh toán thuế
GTGT thực hiện theo định kỳ nhận hóa đơn)
- Bên thuê phải tính, trích khấu hao TSCĐ thuê để tính vào chi phí
SXKD trong kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất
quán với chính sách khấu hao của TS cùng loại thuộc sở hữu của
đơn vị.
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
&. Tài khoản sử dụng:
TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính
Chi tiết thành 2 TK cấp 2:
- TK 2121 – Tài sản cố định hữu hình thuê tài
chính
- TK 2122- Tài sản cố định vô hình thuê tài
chính

TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính

N N
G G
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
&. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Nghiệp vụ phát sinh trước khi nhận TS thuê :
- Kế toán chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh liên quan đến tài
sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê (chi phí đàm
phán, ký kết hợp đồng…), ghi:
Nợ TK 242:
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán

- Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê hoặc ký quỹ đảm bảo
việc thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 244: Nếu ký quỹ
Nợ TK 3412: Nếu ứng trước tiền thuê
Có TK 111,112…
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
Khi nhận TS thuê:

- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng
thuê tài sản và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ
thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào:
Nợ TK 212: Nguyên giá TS
Có TK 3412: Giá trị hiện tại của khoản tiền
thuê/giá trị hợp lý của tài sản

- Đồng thời phản ánh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến
thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê:
Nợ TK 212: Tính vào nguyên giá TSCĐ
Có TK 242: Kết chuyển chi phí ban đầu
Có TK 111,112: Chi phí khác phát sinh khi nhận tài sản
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
Trong quá trình sử dụng TS thuê tài chính:
- Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
Nợ TK 635: Lãi thuê kỳ này
Nợ TK 3412: Nợ gốc trả kỳ này
Có TK 111,112 …: Tổng số tiền thuê trả định kỳ
- Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán
khoản thuế GTGT đầu vào:
+ Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 1332:
Có TK 112: Nếu trả tiền ngay
Có TK 338: Thuế GTGT đầu vào phải trả
+ Nếu thuế GTGT không được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 212: Thanh toán thực hiện 1 lần ngay thời điểm ghi nhận TS
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Nếu thanh toán theo định kỳ nhận HĐơn
Có TK 111, 112, 338:
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

- Định kỳ trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính tính vào chi phí
SXKD, ghi:
Nợ TK 623,627,641,642: Tính vào chi phí kinh doanh
Có TK 2142: số khấu hao phải trích trong kỳ

- Phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản
Nợ TK 635: Tính vào chi phí tài chính
Có TK 111,112: Phí cam kết sử dụng vốn đã trả
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH
Khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính:

- Nếu trả lại tài sản cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 212: NG TSCĐ thuê tài chính

- Nếu được chuyển giao quyền sở hữu TSCĐ thuê, ghi:


BT1/ Kết chuyển nguyên giá
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá
Có TK 212: NG TSCĐ thuê tài chính
Có TK 111,112 … Số tiền trả thêm khi chuyển quyền sở hữu
BT2/ Kết chuyển giá trị hao mòn
Nợ TK 2142
Có TK 2141, 2143
KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ HOẠT ĐỘNG
 Kế toán bên đi thuê hoạt động:
 TSCĐ thuê hoạt động, không thuộc sở hữu của DN. Do
đó không được ghi nhận giá trị TS thuê hoạt động trên
BCĐKT, không tính trích KH TSCĐ này. Chỉ phản ánh số
tiền thuê phải trả vào chi phí kinh doanh từng kỳ cho đối
tượng sử dụng TSCĐ.
 Khi nhận TSCĐ từ bên cho thuê
Chỉ theo dõi trên hệ thống quản trị nội bộ và thuyết minh
trên Báo cáo tài chính của DN.
 Định kỳ, phản ánh tiền thuê TS vào chi phí
Nợ TK 627, 623, 641, 642: tiền thuê không có VAT
Nợ TK133: VAT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: tổng tiền thuê.
1.5.2. KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ HOẠT ĐỘNG
 Kế toán bên cho thuê hoạt động:
 TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của DN. Do đó
DN vẫn phải ghi nhận trên BCĐKT và quản lý, tính trích KH
TSCĐ này. Doanh thu và chi phí liên quan đến TS cho thuê
hoạt đông được ghi nhận vào doanh thu và chi phí của hoạt
động SXKD.
 Khi cho thuê hoạt động, không ghi giảm TSCĐ, chỉ theo dõi
trên hệ thống quản trị nội bộ và thuyết minh trên Báo cáo tài
chính sự thay đổi mục đích sử dụng của TS
 Định kỳ, phản ánh tiền thu về cho thuê TS ghi nhận vào
doanh thu trong kỳ
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 511: Doanh thu không có VAT
Có TK 33311: VAT đầu ra
CHƯƠNG 2:
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG
CỤ DỤNG CỤ
KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ
 Đặc điểm NVL và nhiệm vụ kế toán
 Phân loại và tính giá NVL
 Kế toán NVL theo phương pháp
KKTX
 Kế toán CCDC
Nội dung chương

 Trình bày về khái niệm, đặc điểm về nguyên vật


liệu và công cụ dụng cụ.
 Cách thức phân loại và tính giá nguyên vật liệu
và công cụ dụng cụ
 Phương pháp hạch toán, trình tự hạch toán tổng
hợp tăng và giảm về nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ.
 Phân bổ công cụ dụng cụ
KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ
Khái niệm Nguyên vật liệu: Là các đối tượng lao
động, tham gia vào quá trình SXKD để tạo nên thực
thể của sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ
Đặc điểm:
- Tham gia vào 1 chu kỳ SXKD
- Hình thái vật chất bị biến đổi hoặc tiêu hao hoàn toàn
- Giá trị vật liệu đã dùng được chuyển một lần vào
CPKD trong kỳ sử dụng
Phân loại nguyên vật liệu

- Nguyên liệu và vật liệu chính .


- Vật liệu phụ
- Nhiên liệu:
- Phụ tùng thay thế:
- Thiết bị và Vật liệu XDCB:
- Vật liệu khác
KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

Xác định giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu


 Tính giá thực tế nhập kho

 Tính giá xuất kho


Tính giá nguyên vật liệu

Tính giá nhập NVL: phải tuân thủ theo nguyên


tắc của chuẩn mực 02 Hàng tồn kho
• Giá thực tế NVL mua ngoài = Giá hóa đơn +
Chi phí thu mua + Thuế không được khấu trừ -
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua.
Tính giá Nguyên vật liệu
 Giá thực tế của nguyên liệu nhận góp vốn liên
doanh.
 Giá thực tế của VL tự chế
 Giá thực tế của vật liệu được cấp
 Giá thực tế của vật liệu biếu tặng, viện trợ
 Giá thực tế của phế liệu thu hồi
Tính giá xuất NVL

Tính giá xuất kho (4 PP)


 Nhập trước- Xuất trước

 Giá thực tế đích danh

 Giá đơn vị bình quân

 Giá hạch toán (Cũng có thể coi đây là kỹ

thuật tính toán)


Áp dụng PP tính giá xuất: nhất quán
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ XUẤT KHO

 Phương pháp Nhập


trước- Xuất trước
(FIFO): Theo phương pháp
này giả định rằng lô nguyên
vật liệu nào nhập kho trước
sẽ được xuất kho trước,
xuất hết lần nhập trước mới
xuất đến lần nhập sau.
Phương pháp giá thực tế đích
danh

- VL, DC sẽ được quản lý


riêng cả về hiện vật & giá trị

-Xuất VL, DC thuộc lô nào


sẽ tính giá đích danh
ĐÍCH
của lô đó
DANH
PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN CẢ KỲ

Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị


hàng Xuất kho = hàng xuất kho x BQ

Giá đơn vị Giá trị thực tế hàng tồn ĐK &


BQ cả kỳ = nhập trong kỳ
dự trữ Số lượng hàng thực tế tồn ĐK &
nhập trong kỳ
Phương pháp giá bình quân

Giá trị thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần


Giá đơn vị = nhập
BQ sau mỗi lần nhập Số lượng hàng thực tế tồn kho sau mỗi
lần nhập
PHƯƠNG PHÁP GIÁ HẠCH TOÁN

Giá thực tế hàng tồn ĐK và nhập trong kỳ


Hệ số giá = Giá hạch toán hàng tồn ĐK và nhập trong kỳ

Giá thực tế của Giá hạch toán


hàng xuất dùng = của hàng xuất x Hệ số giá
trong kỳ (hoặc dùng trong kỳ
tồn CK) (hoặc tồn CK)
Bài tập tình huống

I. Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg đơn giá 11.000đ/kg


II. Tăng, giảm trong kỳ:
• - Ngày 5: nhập kho 3.000kg, đơn giá 12.000đ/kg
• - Ngày 6: nhập kho 1.000kg, đơn giá 11.500đ/kg
• - Ngày 9: xuất 3.500kg
• - Ngày 11: xuất 500kg
• - Ngày 15: nhập 3.000kg, đơn giá 12.500đ
• - Ngày 17: Xuất 1.000kg
III. Tồn cuối kỳ: 3.000kg
Bài tập tình huống
 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):.
 Giá thực tế xuất ngày 9:

1.000 x 11.000 + 2.500 x 12.000 = 41.000.000đ


 Giá thực tế xuất ngày 11:

500 x 12.000 = 6.000.000đ


 Giá thực tế xuất kho ngày 17:

1.000 x 11.500 = 11.500.000đ


 Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ:

3.000 x 12.500 = 37.500.000đ


TÀI KHOẢN SỬ DỤNG

TK 152 NVL

SDĐK: XXX VL tồn kho đầu kỳ

NVL NVL

SDCK: XXX VL tồn kho cuối kỳ


Hạch toán tăng giảm NVL
TĂNG DO THU MUA

HÀNG VÀ HÓA ĐƠN ĐÃ VỀ TRONG KỲ

Nợ TK 152: Giá TT VL nhập kho

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 331, 341: Giá thanh toán


TĂNG DO THU MUA

Phản ánh giảm giá, chiết khấu thương mại được


hưởng:
Nợ TK111, 112, 331
Có TK133:
Có TK152: % CK X Giá không thuế
Phản ánh chiết khấu thanh toán:
Nợ TK111, 112,331
Có TK515: % CK X Giá có thuế
TĂNG DO THU MUA

Nếu nhận HĐ rồi nhưng hàng chưa về

Nợ TK 151: Giá trị hàng đang đi đường

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào

Có TK 111,112, 331, 341: Giá thanh toán

Khi VL đi đường về nhập kho


Nợ TK 152: Giá thực tế VL nhập kho
Có TK 151: Hàng đi đường về nhập kho
TĂNG DO THU MUA

Nếu nhập kho nhưng chưa có HĐ


Nợ TK 152, : theo giá tạm tính
Có TK 331: Phải trả NB

-Khi nhận HĐ, Kế toán điều chỉnh giá tạm tính


theo giá HĐ bằng cách ghi bổ sung hoặc sử
dụng cách ghi bút toán đỏ hoặc bút toán đảo
để xóa bút toán ghi theo giá tạm tính ban đầu
rồi ghi lại bút toán theo giá ghi trên hóa đơn.
Tăng do nhận vốn góp LD bằng VL

Nợ TK 152: Giá thực tế VL, DC nhập kho

Có TK 411: Ghi tăng NVKD


Tăng do nhận lại vốn góp Liên doanh bằng VL

Nợ TK 152: VL nhập kho

Nợ (Có) TK 111,112: Chênh lệch

Có TK 222: Giá trị vốn góp nhận lại

Tăng do nhận tặng thưởng, viện trợ bằng VL

Nợ TK 152: VL nhập kho theo giá thị trường

Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác


Tăng do tự SX hoàn thành nhập kho
Nợ TK 152 : Giá thực tế VL nhập kho

Có TK 154

Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê

Nợ TK 152 : VL thừa tại kho

Có TK 3381
Tăng do thu hồi phế liệu thanh lí TSCĐ

Nợ TK 152: Phế liệu nhập kho (theo giá bán ước tính)

Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác

Nhập kho NVL từ thuê ngoài gia công chế biến

Nợ TK 152: Giá thực tế NVL nhập kho


Có TK 154:
Giảm do xuất NVL dùng cho SXKD

Nợ TK 621: Dùng chế tạo SP

Nợ TK 627: Dùng cho nhu cầu chung PX

Nợ TK 641: Dùng cho bán hàng

Nợ TK 642: Dùng cho QLDN

Nợ TK 241: Dùng cho XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 152: Giá thực tế VL xuất kho


Giảm NVL do xuất góp vốn LD

Nợ TK 222: Giá trị vốn góp được ghi nhận

Nợ (Có) TK 711, 811: Chênh lệch


Có TK 152 : Giá thực tế VL xuất kho

Giảm NVL do trả lại vốn góp LD bằng VL

Nợ TK 411: Giá trị đánh giá trao đổi

Có TK 152 : Giá thực tế xuất kho


Giảm NVL do phát hiện thiếu khi kiểm kê
Nợ TK 632: Thiếu trong ĐM

Nợ TK 1381: Thiếu ngoài ĐM

Có TK 152, 153: Giá trị VL, DC thiếu, mất

Khi xử lý giá trị NVL thiếu ngoài ĐM

Nợ TK 111,112,334: Giá trị bồi thường


Nợ TK 632: Phần không thu hồi được
Có TK 1381: Tổng giá trị thiếu, mất
Xuất bán nguyên vật liệu

Phản ánh giá vốn:


Nợ TK 632: Giá vốn nguyên vật liệu
Có TK 152
Phản ánh giá bán:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu
Có TK 3331: Thuế GTGT
Kế toán công cụ, dụng cụ
CCDC là các tư liệu LĐ nhỏ,
KHÁI NIỆM
không thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ
(tiêu chuẩn giá trị và thời gian SD)

Đ
• Tham gia vào một hoặc nhiều chu kỳ SXKD

C • Hình thái VC không bị biến đổi cho tới lúc hư
Đ
I hỏng

M • Giá trị có thể được chuyển một lần hoặc nhiều
lần vào chi phí KD
KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Phân loại công cụ dụng cụ

Công cụ, dụng cụ

Bao bì
luân chuyển

Đồ dùng
cho thuê

Thiết bị, phụ tùng


thay thế
Tài khoản sử dụng
TK 153 CCDC

SDĐK: XXX CCDC tồn kho đầu kỳ

CCDC CCDC

SDCK: XXX CCDC tồn kho cuối kỳ


Các phương pháp phân bổ CCDC

- Phương pháp phân bổ 1 lần: toàn bộ giá trị CCDC

tính hết vào chi phí SXKD của kỳ xuất dùng

- Phương pháp phân bổ nhiều lần: giá trị công cụ


dụng cụ phân bổ theo số lần xuất dùng.
KẾ TOÁN XUẤT DÙNG CCDC

 Xuất dùng phân bổ 1 lần

ĐKAD: giá trị CCDC xuất dùng nhỏ

Nợ TK 627: Nếu dùng cho SX

Nợ TK 641: Nếu dùng cho BH

Nợ TK 642: Nếu dùng cho QLDN

Có TK 153: 100% giá thực tế xuất kho


KẾ TOÁN XUẤT DÙNG CCDC

242
153 627,641,642
30
Phân bổ vào chi phí lần 1

Xuất CCDC sử dụng


30
90 90
Phân bổ vào chi phí lần 2

30
Phân bổ vào chi phí lần 3
Kế toán NVL và CCDC theo
KKĐK
Phương pháp này căn cứ vào tình hình thực tế
để phản ánh giá trị hàng tồn cuối kỳ rồi tính giá
trị vật tư hàng hóa đã xuất trong kỳ

Trị giá vật tư hàng hóa xuất kho = Trị giá vật
tư, hàng hóa mua vào trong kỳ + Trị giá vật tư
hàng hóa tồn đầu kỳ - Trị giá vật tư hàng hóa
tồn cuối kỳ.
Tài khoản sử dụng
• Tài khoản 611: Mua hàng chi tiết thành
6111: Mua Nguyên liệu, vật liệu.
6112: Mua hàng hóa.
Bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hóa NVL, CCDC tồn kho
đầu kỳ, mua vào trong kỳ, đã bán bị trả lại,…
Bên Có: Trị giá thực tế hàng hóa, NVL, CCDC xuất
trong kỳ, đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ,
trả lại cho người bán và tồn cuối kỳ.
Phương pháp kế toán

Đầu kỳ kết chuyển NVL, CCDC tồn kho và đang đi


đường
Nợ TK 611: Mua hàng
Có TK 151, 152,153.
Giá thực tế NVL, CCDC mua vào trong kỳ
Nợ TK 611, 133
Có TK 111, 112, 331, 341,…
Phương pháp kế toán
Phản ánh chiết khấu thương mại, giảm giá
Nợ TK 111, 112,331,..
Có TK 611, 133.
Cuối kỳ kiểm kê NVL, CCDC tồn kho và đang đi
đường
Nợ TK 151, 152, 153
Có TK 611.
Tính giá thực tế NVL, CCDC đã sử dụng trong kỳ
Nợ TK 621,627, 641, 642
Có TK 611
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN LAO ĐỘNG
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG

 Các vấn đề cơ bản về lao động, tiền lương và các


khoản trích theo lương.
 Hạch toán lao động
 Hạch toán tiền lương
 Hạch toán các khoản khác phải thanh toán với
người lao động.
 Hạch toán các khoản trích theo lương
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các khái niệm cơ bản


 Tiền lương: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các
khoản thù lao lao động mà doanh nghiệp trả cho
người lao động do thời gian, khối lượng và chất lượng
công việc mà họ đóng góp.
 Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ các khoản tiền
lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương
theo chế độ hiện hành (BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN)
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Phân loại lao động và tiền lương


 Phân loại theo thời gian lao động
 Phân loại theo quan hệ của lao động với
quá trình sản xuất
 Phân loại theo chức năng lao động.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Phân loại lao động và tiền lương
 Phân loại theo thời gian lao động

 Lao động thường xuyên: Trong biên

chế hợp đồng


 Lao động thời vụ.

 Phân loại theo quan hệ của lao động với

quá trình sản xuất


 Lao động trực tiếp sản xuất

 Lao động gián tiếp


KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Phân loại lao động và tiền lương
 Phân loại theo chức năng của lao động

 Lao động phục vụ chức năng sản xuất

 Lao động phục vụ bán hàng

 Lao động phục vụ quản lí doanh nghiệp

 Lao động khác.


KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các hình thức trả lương:


 Trả lương theo thời gian: Căn cứ vào thời gian
lao động mà người lao động đóng góp để trả
lương.
 Trả lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng
và chất lượng sản phẩm người lao động làm ra.
 Trả lương khoán.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các hình thức trả lương:


 Trả lương theo thời gian:
Lương tháng: Trả cho 1 tháng làm việc, quy định

trong các luật về lao động, hợp đồng lao động, thỏa
ước lao động tập thể.
Lương tuần = Lương tháng*12/52.

Lương ngày = Lương tháng/22

Lương giờ = Lương ngày/Số giờ làm việc


KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các hình thức trả lương:


 Trả lương theo sản phẩm:
 Lương sản phẩm giản đơn, trực tiếp không

hạn chế.
 Lương sản phẩm gián tiếp.

 Lương sản phẩm lũy tiến( từng phần hoặc

toàn phần).
 Lương sản phẩm có thưởng.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các hình thức trả lương


 Trả lương khoán
 Khoán sản phẩm

 Khoán doanh thu

 Khoán quỹ lương, khoán biên chế.


KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các khoản trích theo lương


 Bảo hiểm xã hội:
 Mục đích sử dụng: Chi trả cho người lao động

khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh


nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
 Nguồn hình thành: Trích nộp 25,5% trên tiền

lương phải trả, trong đó:


Doanh nghiệp chịu 17,5% tính vào chi phí
Người lao động trừ 8% vào lương
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các khoản trích theo lương


 Bảo hiểm y tế
 Mục đích sử dụng: Chi trả tiền thuốc, khám

chữa bệnh khi người lao động ốm đau, thai


sản,…
 Nguồn hình thành: Trích nộp 4,5% trên tiền

lương phải trả, trong đó:


- Doanh nghiệp chịu 3% tính vào chi phí
- Người lao động trừ 1,5% vào tiền lương.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các khoản trích theo lương


 Kinh phí công đoàn : Trang trải các khoản chi
tiêu nhằm duy trì hoạt động của tổ chức công
đoàn. Khoản này trích nộp 2% trên tiền lương
phải trả.
 Bảo hiểm thất nghiệp: Chi trả cho các mục đích
trả nợ thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tìm việc
làm,… BHTN tính 2% trên tiền lương trong đó
doanh nghiệp và người lao động chịu 1%.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Hạch toán lao động

 Hạch toán số lượng lao động


 Hạch toán thời gian lao động
 Hạch toán kết quả lao động.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Tài khoản sử dụng


N TK 334: PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN C
Thu nhập đã trả cho người Thu nhập phải trả cho

lao động người lao động


Các khoản khấu trừ thu

nhập của người lao động

DCK: Thu nhập trả thừa cho DCK: Thu nhập còn nợ
công nhân viên công nhân viên.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Phương pháp hạch toán
 Định kỳ, phản ánh tiền lương và phụ cấp lương
phải trả cho người lao động:
Nợ TK 622: Lương của LĐ trực tiếp
Nợ TK 627: Lương của LĐ gián tiếp ở bộ phận SX
Nợ TK 641: Lương của bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Lương của bộ phận QLDN
Có TK 334: Tổng tiền lương phải trả.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Phương pháp hạch toán
 Định kỳ, phản ánh tiền ăn phải trả cho người lao
động:
Nợ TK 622, 627, 641, 642:
Có TK 334: Tổng tiền lương phải trả.
 Các khoản khác phải trả công nhân viên

Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả


Nợ TK 3532: Tiền phúc lợi phải trả
Nợ TK 3383: BHXH trả thay lương
Có TK 334: Tổng số phải trả
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
 Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người LĐ:
Nợ TK 334: Trừ lương
Có TK 141: Tạm ứng thừa
Có TK 138: Phải thu khác ( Bồi thường vật chất,
các khoản đơn vị đã chi trả hộ người LĐ)
Có TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân.
 Thanh toán các khoản cho người lao động
Nợ TK 334: Số đã trả
Có TK 111: Trả bằng tiền mặt
Có TK 112: Trả bằng TGNH
Có TK 3388: Tiền lương chưa lĩnh, đơn vị tạm giữ hộ
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Các khoản trích theo lương:
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp.
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Phương pháp hạch toán


 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ
quy định:
Nợ TK 334: 10,5% trừ lương
Nợ TK 622, 627, 641, 642: 23,5% tính vào chi phí
Có TK 338: Tổng số quỹ phải nộp 34%
3382: 2% (KPCĐ)
3383: 25,5% (BHXH)
3384: 4,5% (BHYT)
3386: 2% (BHTN)
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Phương pháp hạch toán
 Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan
quản lí quỹ:
Nợ TK 3382: Nộp KPCĐ
Nợ TK 3383: Nộp BHXH
Nợ TK 3384: Nộp BHYT
Nợ TK 3386: Nộp BHTN
Có TK 111, 112: Số đã nộp
 
TK 334 - Phải trả CNV
Ghi có TK338 - Phải trả, phải nộp khác
TK

Cộng Cộng
STT Các Kinh
Có Có
Lương khoản phí BHXH BHYT BHTN
TK TK
khác CĐ
Đối tượng sử dụng 334 338
(ghi Nợ các TK)

A B 1 2 3 4 5 6 7 8
1 TK 622 - Chi phí NCTT                
TK 627 - Chi phí sản
               
2 xuất chung
TK 641 - Chi phí bán
               
3 hàng
4 TK 642 - Chi phí QLDN                
TK 334 - Phải trả công
               
5 nhân viên
6 TK 3383                
7 TK 353                
Cộng                
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

 Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
 Kế toán chi phí sản xuất theo PP kê khai thường xuyên
 Kế toán chi phí sản xuất theo PP kiểm kê định kỳ
 Xác định giá trị sản phẩm dở dang
 Tính giá thành sản phẩm
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:

 Khái niệm:

 Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ hao phí về lao động sống (tiền lương…)
và lao động vật hóa (khấu hao TSCĐ, chi phí vật tư –
công cụ…) mà doanh nghiệp phải bỏ ra có liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời
kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:

 Chi phí sản xuất - kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong
một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

 Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá
trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá
(sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh: là việc sắp
xếp chi phí sản xuất kinh doanh vào từng loại, từng
nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định

 Phân loại theo nội dung kinh tế của CP (yếu tố CP)


 Phân loại theo công dụng của CP (khoản mục CP)
 Phân loại chi phí theo quan hệ với khối lượng công
việc, sản phẩm hoàn thành
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
 Phân loại theo nội dung kinh tế của CP (yếu tố CP)
 Phân theo nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến
công dụng và địa điểm phát sinh chi phí.
 Các chi phí có cùng nội dung kinh tế ban đầu được
xếp vào 1 yếu tố chi phí
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Phân loại theo nội dung kinh tế của CP (yếu tố CP)


 Các yếu tố chi phí gồm:
 Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu
 Yếu tố chi phí nhân công
 Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
 Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
 Yếu tố chi phí khác bằng tiền
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Phân loại theo công dụng của CP (khoản mục phí)

Chi phí NVL trực tiếp


Giá
thành
Chi phí NC trực tiếp
sản
xuất
Chi phí SX
Chi phí SX chung
kinh doanh

Chi phí bán hàng


Giá thành toàn bộ của
sản phẩm tiêu thụ
Chi phí QLDN
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
 Phân loại theo công dụng của CP (khoản mục phí)

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


Chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu...
tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí về tiền lương, phụ cấp lương và các khoản
trích theo lương của lao động trực tiếp (LĐTT)
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
 Phân loại theo công dụng của CP (khoản mục phí)
 Chi phí sản xuất chung
Chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất
(ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp):
- Chi phí nhân viên PX
- Chi phí vật liệu quản lý phân xưởng
- Chi phí công cụ dụng cụ SX
- Chi phí KHTSCĐ trong phạm vi phân xưởng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác…
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
 Phân loại theo công dụng của CP (khoản mục phí)

 Chi phí bán hàng


Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ
 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản
trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh
nghiệp
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
 Phân loại chi phí theo quan hệ với khối lượng công
việc, sản phẩm hoàn thành

 Chi phí biến đổi (biến phí)


 Tổng chi phí thay đổi tỉ lệ thuận khi sản lượng sản
xuất thay đổi
 Chi phí cố định (định phí)
 Tổng chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất
thay đổi
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Khái niệm giá thành:
 Giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất tính cho
khối lượng SP, công việc đã hoàn thành
 Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên
quan đến khối lượng SP, công việc, lao vụ đã hoàn
thành.
 Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí

(mà) doanh nghiệp đã bỏ ra bất kể ở kỳ hạch toán


nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc,
sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tổng giá Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí
thành thành sản xuất phát sinh trong sản xuất
= + -
sản phẩm dở dang kỳ (đã trừ phần dở dang
hoàn thành đầu kỳ thu hồi) cuối kỳ
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành


 Giá thành kế hoạch

 Giá thành định mức

 Giá thành thực tế

 Theo phạm vi phát sinh chi phí


 Giá thành sản xuất

 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ


PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH
 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành

 Giá thành kế hoạch


 Được xác định trước khi bước vào sản xuất

 Xác định trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và

các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch


 Không thay đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH
 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành
 Giá thành định mức
 Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm

 Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các

định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất
định trong kỳ kế hoạch
 Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự

thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong
quá trình sản xuất sản phẩm
PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành

 Giá thành thực tế


 Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất

sản phẩm
 Xác định trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh

trong quá trình sản xuất sản phẩm


PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

 Theo phạm vi phát sinh chi phí


 Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng)
 Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến

việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất
 Được xác định trên cơ sở: chi phí vật liệu trực tiếp,

nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung


PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH

 Theo phạm vi phát sinh chi phí


 Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ)
 Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên

quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm


 Giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá

thành toàn bộ
 Giá thành tiêu thụ = giá thành sản xuất + chi phí

bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp


ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CFSX, ĐỐI TƯỢNG
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Đối tượng kế toán CFSX là những CPSX được tập hợp
trong những phạm vi, giới hạn nhất định nhằm phục vụ
cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
 Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc
xác định giới hạn và phạm vi tập hợp chi phí.
 Giới hạn và phạm vi tập hợp chi phí có thể xác định:
 Theo nơi phát sinh chi phí

 Theo đối tượng chịu chi phí

 Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm,
công việc, lao vụ đòi hỏi phải xác định được giá thành
một đơn vị
ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CFSX, ĐỐI TƯỢNG
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Căn cứ xác định:


 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất

giản đơn hay phức tạp.


 Loại hình sản xuất: đơn chiếc, sản xuất hàng loạt

nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
 Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh

doanh
TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ
SẢN XUẤT

 Bước 1: Mở sổ (hoặc thẻ) chi tiết chi phí sản xuất theo đối
tượng tập hợp chi phí
 Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan
cho từng đối tượng kế toán
 Bước 3: Cuối kỳ, tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo
từng nội dung thuộc từng đối tượng kế toán làm cơ sở cho
việc tính giá thành sản phẩm
TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT
 Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp
cho từng đối tượng sử dụng
 Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản
xuất - kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ
sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ
 Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho
các đối tượng có liên quan.
 Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính
ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn
thành
TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT
 Ghi chú: trường hợp chi phí phát sinh liên quan tới nhiều đối
tượng chịu phí mà không tách riêng được cho từng đối tượng
(CP vật tư dùng SX nhiều loại SP, CP SXC trong một FX SX
nhiều loại SP…) thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng
theo một tiêu thức phù hợp.

Chi phí phân Tổng chi phí cần Tiêu thức


bổ cho từng phân bổ phân bổ
đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ x của từng
của các đối tượng đối tượng
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TỔNG
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai


thường xuyên
 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 TK sử dụng:
 TK 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” dùng để tập

hợp và kết chuyển CP NVLTT của DN


+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng cho
chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các dịch vụ
+ Bên Có:
- Giá trị NVLTT sử dụng không hết
- Cuối kỳ kết chuyển CP NVLTT
+ Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi
tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 152 TK 621 TK 152


(1) (3)

TK 111,112,331.. TK 154
(2) (4)
TK 133
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
 TK sử dụng:
 TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp

và kết chuyển CP NCTT của doanh nghiệp


+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
trong kỳ
+ Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
cho các đối tượng có liên quan
+ Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết
theo từng đối tượng tập hợp chi phí
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 334 TK 622 TK 154

(1) (3)

TK 338
(2)
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí trả trước
 Nội dung của chi phí trả trước

- Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ
nhiều lần;
- Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch;
- Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh... trả trước;
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất
dùng;
- Dịch vụ mua ngoài trả trước (điện, điện thoại, nước...);
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí trả trước
 Nội dung của chi phí trả trước

- Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh,
lệ phí giao thông, bến bãi...;
- Lãi tiền vay trả trước;
- Lãi về mua trả góp tài sản cố định;
- Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế...
(giá trị chưa tính vào tài sản cố định vô hình), v.v...
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí trả trước
 Tài khoản sử dụng


Tài khoản 242 "Chi phí trả trước"
- Bên Nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh
- Bên Có: Chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh
doanh trong kỳ
- Dư Nợ: Chi phí trả trước chưa tính vào chi phí kinh
doanh (còn chờ phân bổ vào chi phí kỳ sau)
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Sơ đồ kế toán chi phí trả trước
TK 153 TK 242
TK 627
Xuất dùng công cụ,
Phân bổ vào chi phí sản
dụng cụ,
xuất TK 641
TK 241
K/c CP SCLTSCĐ Phân bổ vào chi phí bán
khi hoàn thành hàng TK 642
TK 111,112,331
Các chi phí trả trước Phân bổ vào chi phí
khácTK133 QLDN TK liên quan
Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ Phân bổ vào chi phí
(nếu có)
76

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO


PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí phải trả
 Nội dung chi phí phải trả: là các chi phí thực tế chưa phát

sinh nhưng đã được tính trước theo dự toán vào chi phí kinh
doanh trong kỳ, như:
- Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản
xuất nghỉ phép theo kế hoạch
- Trích trước chi phí ngừng SX theo mùa vụ (theo KH)
- Lãi tiền vay chưa đến hạn trả
- Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ,
công cụ... chưa trả
- Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp
- Trích trước chi phí tạm tính giá vốn SP, HH Bất động sản
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí phải trả
 Tài khoản sử dụng

 Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”

+ Bên Nợ: - Chi phí phải trả thực tế phát sinh.


- Số chênh lệch chi phí phải trả trích trước lớn
hơn thực tế phát sinh được ghi giảm chi phí
+ Bên Có: Chi phí phải trả đã ghi nhận trước theo dự toán
vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Dư Có: các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí
kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP
KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

Sơ đồ kế toán chi phí phải trả


TK 335
TK334 TK 622, 627, 641, 642

Lương phép thực tế phải Trích trước chi phí phải trả
trả CNSX vào chi phí KD trong kỳ
TK1541 TK 632
XĐ được giá vốn thực tế của Trích trước tạm tính giá vốn
SP, HH BĐS đã bán SP, HH BĐS được xđ đã bán
TK111,112,331
Chi phí phải trả khác thực TK 635
tế phát sinh TK133
Trích trước chi phí phải trả
Thuế GTGT được vào chi phí tài chính trong kỳ
khấu trừ (nếu có)
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn
chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc,
kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp...
 Có 2 loại sản phẩm hỏng


Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (là những sản
phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và
việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế)

Sản phẩm hỏng không sửa chữa được (là những sản
phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc
có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế)
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng
 Sản phẩm hỏng trong quan hệ với công tác kế toán

được phân thành


 Sản phẩm hỏng trong định mức

 Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm

hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các


nguyên nhân chủ quan (do lơ là, thiếu trách nhiệm
của công nhân) hoặc khách quan (máy hỏng, hỏa
hoạn bất chợt...)
 Thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức được

loại trừ khỏi chi phí sản xuất chính phẩm


KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Sơ đồ kế toán thiệt hại về SP hỏng ngoài định mức

TK152,153,334,338 TK1381 TK 632

CP sửa chữa SP Giá trị thiệt hại thực


hỏng về SP hỏng ngoài
ĐM

TK154,155,157 TK1388, 152…

Giá trị SP hỏng Khoản thu hồi từ


không sửa chữa sản phẩm hỏng
được
82

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO


PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch

Phân loại ngừng sản xuất:

Ngừng sản xuất theo kế hoạch (ngừng sản xuất theo mùa vụ, sửa
chữa lớn TSCĐ): chi phí trong thời gian ngừng sản xuất đã được
trích trước theo kế hoạch vào chi phí (không coi là thiệt hại)

Ngừng sản xuất bất thường (ngoài kế hoạch): do chủ quan hay
khách quan (thiên tai, địch họa, thiếu nguyên vật liệu...), các
doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt
động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo
dưỡng...

Chi phí ngừng SX ngoài kế hoạch sau khi loại trừ các khoản bồi
thường (cá nhân hoặc cơ quan bảo hiểm…), giá trị thiệt hại thực
sẽ được xử lý theo quy định
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN
Sơ đồ kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch

TK152,153,334,338,214 TK1381 TK 632, 811..

CP trong thời gian Giá trị thiệt hại về


ngừng sản xuất ngừng sản xuất

TK1388, 152, 111, 112..

Giá trị thu hồi, bồi


thường (nếu có)
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN
 Kế toán chi phí sản xuất chung
 TK sử dụng:
 TK627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp và kết
chuyển chi phí SXC cho các đối tượng có liên quan
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí SXC thực tế phát sinh
+ Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí SXC

- Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC cho các đối tượng

+ Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết


theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí sản xuất chung
 TK 627 chi tiết 6 tài khoản cấp 2 sau:
- TK6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”
- TK6272 “Chi phí vật liệu”
- TK6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
- TK6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
- TK6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
- TK6278 “Chi phí bằng tiền khác”
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ
KHAI THƯỜNG XUYÊN

Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 138, 152..
CP nhân viên PX
Các khoản ghi giảm CP

TK 152, 153
CP vật liệu, CCDC TK 154
Cuối kỳ K/c chi phí SXC
TK 214 cho đối tượng tính Z
CP khấu hao TSCĐ TK 632

TK CP SXC cố định vượt


CP khác..
111,112,242,331,335... mức bt tính vào giá vốn
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí sản xuất chung
 Chi phí sản xuất chung được phân thành:

 Chi phí sản xuất chung cố định:

Gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không


thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành
như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy
móc, thiết bị, chi phí quản lý hành chính ở phân
xưởng...
 Chi phí sản xuất chung biến đổi:

Gồm những chi phí còn lại, thay đổi theo số


lượng sản phẩm hoàn thành
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí sản xuất chung
 Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết cho sản

phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ

Chi phí
SXC biến Tiêu thức
đổi phân Tổng chi phí SXC biến đổi phân bổ
bổ cho = x của từng
Tổng tiêu thức phân bổ
từng đối đối tượng
của các đối tượng
tượng
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
 Kế toán chi phí sản xuất chung

 Chi phí sản xuất chung cố định cũng được phân bổ hết
cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ khi sản lượng sx
thực tế cao hơn sản lượng sx bình thường:
 Trường hợp sản lượng sx thực tế thấp hơn sản lượng
sx bình thường, CPSXC cố định được phân bổ cho
mỗi đơn vị SP theo sản lượng sx bình thường. Phần
CPSXC cố định vượt mức bình thường được ghi tăng
giá vốn hàng bán trong kỳ.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG
XUYÊN
 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
 TK sử dụng: TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
+ Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ
(chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí chi phí sản xuất chung).
+ Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
- Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm,
lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
+ Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ dở dang, chưa hoàn thành.
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 154 TK152,111,1381...
TK 621
K/c CFNVLTT Các khoản giảm chi phí

TK 157
TK 622 Gửi bán
K/c CFNCTT TK155
Z của SP Nhập kho TP
hoàn thành
TK 627 TK 632
K/c CFSXC Tiêu thụ
trực tiếp
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK111,112,331 TK6111 TK621 TK631

(2) Giá trị VL (4) Giá trị VL (5) K/c chi phí
tăng trong kỳ dùng cho SX NVL trực tiếp
SP

TK151,152
(3) K/c giá trị
VL tồn CK

(1) K/c giá trị vật liệu tồn ĐK


KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
 Tập hợp chi phí phát sinh (PP KKTX)

 K/c CP NCTT cuối kỳ

Nợ TK631
Có TK622
 Kế toán chi phí sản xuất chung
 Tập hợp chi phí phát sinh (PP KKTX, lưu ý đối với kế

toán CP VL, CCDC)


 K/c (phân bổ) CP SXC cuối kỳ

Nợ TK631
Có TK627
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

TK 154 – Chỉ sử dụng để phản ánh giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ
 TK631 “Giá thành sản xuất” chỉ áp dụng cho PP KKĐK


Bên Nợ:
- Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ
- Tổng hợp chi phí sản xuất SP phát sinh trong kỳ

Bên Có:
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Tổng giá thành sản phẩm,lao vụ,dịch vụ hoàn thành.

TK 631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết theo đối tượng kế


toán chi phí sản xuất trong DN
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo PP KKĐK

TK621,622,627 TK631 TK632

(2) K/c chi phí (4) Giá thành


sản xuất SP SP hoàn thành

TK154

(3) K/c giá trị


SPDD CK

(1) K/c giá trị SPDD ĐK


XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Thời điểm tiến hành: Cuối kỳ kế toán (thời điểm tính


giá thành SP)
 Các phương pháp tính giá SPDD:
- Tính giá theo chi phí nguyên vật liệu chính
- Tính giá theo sản lượng ước tính tương đương
- Tính giá theo CPNVLC + 50% chi phí chế biến
- Tính giá theo chi phí NVLTT hoặc chi phí trực tiếp
- Tính giá theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG
 Giả định
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành

2 bộ phận: chi phí NVL chính và chi phí chế biến


- Chi phí nguyên vật liệu chính (chi phí bỏ ra 1 lần

tại khâu ban đầu không phụ thuộc vào mức độ chế
biến). Chi phí này nằm trong 1 sản phẩm dở dang
và 1 sản phẩm hoàn thành bằng nhau
- Chi phí chế biến (các chi phí còn lại trừ NVL

chính): chi phí VL phụ, nhiên liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và CFSXC. Các chi phí này
được bỏ ra dần theo mức độ chế biến của SP.
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Các phương pháp tính giá SPDD:


 Tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
Phương pháp này chỉ tính NVL chính cho SP dở dang, còn các
chi phí khác tính hết cho SP hoàn thành.

CP NVL CP NVL chính


+
Giá trị chính tồn ĐK PS trong kỳ Số lượng
SPDD = x SPDD
cuối kỳ Số lượng SP Số lượng SPDD cuối kỳ
+
hoàn thành cuối kỳ
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG
 Các phương pháp tính giá SPDD:
 Tính giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương
đương
 Dựa theo số lượng và mức độ hoàn thành của sản

phẩm dở dang để xác định chi phí cho SPDD


 Bản chất: ngoài chi phí vật liệu chính, kế toán tính

thêm cho sản phẩm dở dang cuối kỳ một phần chi phí
chế biến dựa trên mức độ hoàn thành của sản phẩm dở
dang
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Tính giá SPDD theo sản lượng ước tính tương đương

Giá trị Chi phí VL Chi phí chế


SPDD = chính trong + biến trong
cuối kỳ SPDD SPDD
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG
 Tính giá SPDD theo sản lượng ước tính tương đương

CP NVL CP NVL chính


+
CP chính tồn ĐK PS trong kỳ
NVL Số lượng
chính = x SPDD
trong Số lượng SP Số lượng SPDD cuối kỳ
+
SPDD hoàn thành cuối kỳ

CP chế biến CP chế biến PS


+
CP tồn ĐK trong kỳ Số lượng
chế SPDDCK
biến = x đã quy
trong Số lượng SP Số lượng SPDDCK đổi ra
+
SPDD hoàn thành đã quy đổi ra SPHT SPHT
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Tính giá SPDD theo sản lượng ước tính tương đương

Số lượng Số lượng sản Mức độ hoàn


SPDD quy đổi = phẩm dở x thành của
ra SPHT dang SPDD
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Tính giá SPDD theo CP NVLC + 50% chi phí chế biến
 Phương pháp này giả định mức độ hoàn thành của sản

phẩm dở dang cuối kỳ là 50%


 Tính giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc
chi phí trực tiếp
 Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ

bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí
trực tiếp (chi phí NVLTT và chi phí NCTT) mà không
tính đến các chi phí khác
 Lưu ý: xác định riêng chi phí NVL chính
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG

 Tính giá SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
 Phương pháp này, căn cứ vào định mức tiêu hao
(hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các
công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác
định giá trị sản phẩm dở dang.
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Đối tượng tính giá thành


 Kỳ tính giá thành
 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
 Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

 Phương pháp tổng cộng chi phí

 Phương pháp hệ số

 Phương pháp tỷ lệ

 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

 Phương pháp liên hợp


TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp trực tiếp
 Điều kiện áp dụng:

 Quy trình sản xuất giản đơn, kế toán chi phí sản xuất

theo sản phẩm (đối tượng kế toán chi phí SX cũng là


đối tượng tính giá thành)
 Công thức tính

Tổng giá CPSX CPSX CPSX


thành SP = dở dang + phát sinh - dở dang
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp tổng cộng chi phí:
 Điều kiện áp dụng:

 Sản phẩm được cấu thành từ nhiều chi tiết, bộ phận

khác nhau
 Sản phẩm được sản xuất ở nhiều bộ phận, giai đoạn

công nghệ khác nhau


 Đối tượng kế toán chi phí SX là từng bộ phận, chi

tiết SP hoặc từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng


tính giá thành là SP cuối cùng của cả quy trình công
nghệ.
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp tổng cộng chi phí:
 Công thức tính:

Tổng Z SP = Z1 + Z2 + … + Zn
Trong đó:
Z1, Z2…: là giá thành của từng chi tiết, bộ phận cấu
thành nên sản phẩm hoặc là chi phí ở từng bước, từng
giai đoạn công nghệ tính cho TP
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp hệ số:
 Điều kiện áp dụng:

 Trong cùng quá trình sản xuất, cùng một thứ NVL

và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời


nhiều loại SP khác nhau.
 Đối tượng kế toán chi phí là cả quá trình SX

(nhóm SP), đối tượng tính giá thành là từng loại


SP trong nhóm.
 DN xây dựng được hệ số quy đổi giữa các loại SP

về SP gốc (SP tiêu chuẩn)


10

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


 Phương pháp hệ số:
 Công thức tính:
Bước 1: Quy đổi số lượng các loại SP về số lượng SP gốc.
n
Số lượng SP gốc
của nhóm SP Q i 1
i Hi

Qi – Số lượng SP loại i
Hi – Hệ số quy đổi của SP loại I
Bước 2: Tính ra tổng giá thành của nhóm SP và giá thành đơn vị SP
gốc.
Tổng giá thành CPSX dở CPSX phát sinh CPSX dở
= + -
nhóm SP dang đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị SP gốc = Tổng giá thành nhóm SP/ Tổng số SP gốc của nhóm SP.
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp hệ số:
 Công thức tính:

Bước 3: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng
loại SP

Giá thành = Giá thành đơn X


Hệ số quy đổi
đơn vị SP i vị SP gốc của SP i
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp tỷ lệ:


 Điều kiện áp dụng:

 Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại SP khác nhau

 Kế toán chi phí SX theo nhóm SP

 Xây dựng được giá thành kế hoạch hoặc định mức của

từng loại SP
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp tỷ lệ:
 Công thức tính:

Tổng giá thành thực


tế của nhóm SP Tổng giá
Tổng giá
thành KH
thành thực tế = X
Tổng giá thành KH (ĐM) (ĐM) của
của SPi
của nhóm SP SPi

Tổng giá thành thực tế SPi


Giá thành đơn vị
=
SPi Số lượng SPi hoàn thành
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
 Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp mà trong

cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm
chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm
phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ
ăn liền...)
 Cách tính: loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi

phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể
được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể
sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu
ban đầu...
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 Phương pháp liên hợp


 Điều kiện áp dụng: trong những doanh nghiệp

tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản


phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh
nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may
mặc...
 Kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi

phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số v.v...


16

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


Đơn vị……………..
Địa chỉ…………….
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
Tháng………..Năm…………
Tên sản phẩm, dịch vụ……………………….

Đơn vị tính:………

Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục


    CP NVL TT CP NC TT CP SXC
1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ        
2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ        
3. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ        
4. Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ        
5. Giá thành đơn vị sản phẩm        
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Doanh nghiệp sản xuất giản đơn


 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống chi phí định mức
 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục
 Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Doanh nghiệp sản xuất giản đơn, kế toán chi phí SX


theo sản phẩm
 Phương pháp tính giá thành được áp dụng: phương
pháp trực tiếp
 Doanh nghiệp sản xuất giản đơn, kế toán chi phí SX
theo nhóm sản phẩm
 Phương pháp tính giá thành được áp dụng: phương
pháp trực tiếp, hệ số, tỷ lệ
 Bài tập 30 (trường hợp 2, 3); 34; 35
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

o Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng


o Đặc điểm:

- Đối tượng kế toán CPSX là đơn đặt hàng


- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng ĐĐH
- Việc tính giá thành được thực hiện khi ĐĐH hoàn thành
- Chi phí SX của ĐĐH chưa hoàn thành được coi là chi phí
SXDD
o Phương pháp tính giá thành áp dụng: trực tiếp, hệ số, tỷ lệ

hoặc liên hợp


o Bài tập số 37
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống chi phí định mức

Giá Chênh
Giá thành Chênh lệch
thành lêch do
= định mức +(-) do thay đổi +(-)
thực tế thoát ly
SP định mức
SP định mức
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên
tục
 Đặc điểm:

- Quy trình công nghệ gồm nhiều bước chế biến, mỗi
bước tạo ra một loại BTP;
- BTP bước trước là đối tượng chế biến của bước tiếp sau;
- CPSX được tập hợp theo p/á có BTP hoặc không có
BTP
 Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp kết

hợp với tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ)


 Bài tập 36
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Tính giá thành phân bước theo p/á có BTP


CP NVL CP chế Giá trị Giá thành BƯỚC 1
+ - =
chính biến B1 SPDD B1 BTP B1

Giá thành CP chế Giá trị Giá thành


BƯỚC 2 + - SPDD B2 =
BTP B1 biến B2 BTP B2

Giá thành CP chế - Giá trị = Giá thành


+ BƯỚC 3
BTP B2 biến B3 SPDD B3 BTP B3
…..
Giá thành CP chế Giá trị = Tổng giá
BƯỚC N + -
BTP B(n-1) biến B(n) SPDD B(n) thành TP

Tên gọi khác: P/á kết chuyển tuần tự


VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Tính giá thành phân bước theo p/á không có BTP

Chi phí vật liệu chính tính cho TP


Tổng
Chi phí Bước 1 tính cho TP giá
Chi phí Bước 2 tính cho TP thành
sản
Chi phí Bước 3 tính cho TP
phẩm
……….. hoàn
Chi phí Bước n tính cho TP thành

Tên gọi khác: P/á kết chuyển song song


VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
 Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh
phụ
 Đặc điểm: tổ chức bộ phận sản xuất phụ để phục vụ bộ

phận sản xuất kinh doanh chính. Lao vụ sản xuất phụ
ngoài việc phục vụ sản xuất kinh doanh chính, có thể được
bán ra ngoài
 Phương pháp tính giá thành:


Nếu không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các BP SX
phụ: tính giá thành theo phương pháp trực tiếp

Nếu có sự phục vụ lẫn nhau giữa các BP SX phụ: tính
giá thành theo PP đại số hoặc phân bổ lẫn nhau theo giá
thành ban đầu hoặc phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế
hoạch
VẬN DỤNG TÍNH GIÁ THÀNH TRONG
MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu
 Tính giá thành đơn vị ban đầu của BP SX phụ để xác định

giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các BP SX phụ


 Tính giá thành đơn vị mới để xác định giá trị phục vụ cho

các bộ phận khác

Giá trị lao Giá trị lao


Tổng
+ vụ nhận của - vụ phục vụ
chi phí
Giá BP SX phụ cho BP SX
ban đầu
thành khác phụ khác
=
đơn vị Sản Sản lượng phục vụ phân
mới lượng - xưởng sản xuất phụ khác và
ban đầu tiêu dùng nội bộ (nếu có)
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CHƯƠNG 5
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

 5.1. Kế toán thành phẩm


 5.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
 5.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
5.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM

 Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai


đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ sản
xuất trong DN, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn và
nhập kho
 Nguyên tắc kế toán
- Kế toán nhập, xuất kho thành phẩm phải được ghi sổ
theo giá thực tế (giá gốc)
- Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng
kho, từng loại, từng nhóm và từng thứ thành phẩm
5.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
 Xác định giá thực tế của thành phẩm:
 Giá thực tế thành phẩm nhập kho

+ Thành phẩm nhâ ̣p kho từ quá trình sản xuất:


đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế
+ Thành phẩm thuê ngoài gia công: giá thành
thực tế bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến
việc gia công (chi phí NVL hoặc giá trị BTP xuất
(+) chi phí thuê gia công (+) chi phí liên quan
trực tiếp khác)
5.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
 Xác định giá thực tế của thành phẩm
 Giá thực tế thành phẩm xuất kho: Áp dụng 1 trong

các phương pháp tính giá hàng tồn kho:


- Giá thực tế đích danh
- Giá thực tế đơn vị bình quân cuối kỳ hoă ̣c sau
mỗi lần nhâ ̣p
- Giá thực tế nhập trước, xuất trước
(Công thức tính và điều kiê ̣n áp dụng của từng
phương pháp xem chương kế toán NVL)
5.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
 Kế toán chi tiết thành phẩm:
 Chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kèm

các chứng từ gốc có liên quan


 Phương pháp kế toán: Áp dụng 1 trong 3 phương

pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho


- Thẻ song song
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
5.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
 Kế toán tổng hợp thành phẩm:

&. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê
khai thường xuyên (PP KKTX)

&. Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp
kiểm kê định kỳ (PP KKĐK)
Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương
pháp KKTX
 Tài khoản sử dụng: TK155 “Thành phẩm”
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
- Trị giá thành phẩm thừa khi kiểm kê
- K/c trị giá thực tế của TP tồn kho cuối kỳ (KKĐK)
Bên Có:
- Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho
- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt
- K/c trị giá thực tế của TP tồn kho đầu kỳ (KKĐK)
Dư Nợ: Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho
TK 155 được chi tiết thành 2 TK cấp 2:
- TK 1551: Thành phẩm nhập kho
- TK 1557: Thành phẩm bất động sản
Kế toán tổng hợp thành phẩm theo
phương pháp KKTX

TK154 TK155 TK157,632

Nhập kho TP từ SX Xuất kho TP gửi bán hoặc tiêu thụ
trực tiếp
TK157,632 TK1381, 632

TP gửi bán, tiêu thụ bị TP thiếu khi kiểm kê


trả lại nhập kho
TK 711,3381 TK221,222,228
Xuất kho TP góp vốn đầu tư
TK811 TK711
Thành phẩm thừa khi KK CL CL
giảm tăng
TK412 TK412

Đánh giá tăng Đánh giá giảm


Kế toán tổng hợp thành phẩm theo
phương pháp KKĐK
 Tài khoản sử dụng: TK632 “Giá vốn hàng bán” ở phương
pháp KKĐK, TK này dùng để phản ánh toàn bô ̣ giá trị TP
của DN và xác định giá trị TP đã tiêu thụ trong kỳ.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của TP chưa tiêu thụ đầu kỳ

- Trị giá vốn của SP sản xuất hoàn thành trong kỳ

Bên Có:
- Trị giá vốn TP chưa tiêu thụ cuối kỳ

- K/c giá vốn TP đã bán trong kỳ để xác định KQKD

TK này không có số dư cuối kỳ


Kế toán tổng hợp thành phẩm theo
phương pháp KKĐK

TK155,157 TK 632 TK 155,157

K/c trị giá thành K/c trị giá thành


phẩm tồn ĐK phẩm tồn CK
TK 631 TK 911

Giá thành SP SX hoàn Trị giá vốn TP đã tiêu


thành trong kỳ thụ trong kỳ

Trị giá vốn TP tiêu thụ = trị giá TP tồn ĐK + trị giá
TP SX trong kỳ (tăng) - trị giá TP tồn CK
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

 Một số khái niệm:


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá
trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm
tăng vốn chủ sở hữu
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

 Một số khái niệm:


Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn
5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn với quyền sở hữu sản phẩm cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý,
quyền kiểm soát sản phẩm
- Doanh thu xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ
bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

 Một số khái niệm:


Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng với các khoản giảm giá hàng bán; chiết khấu
thương mại và doanh thu hàng bán bị trả lại.
Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách
hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ
do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm
chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng
thời gian địa điểm trong hợp đồng...
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
 Một số khái niệm:
Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu
thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn
trọng hợp đồng kinh tế như đã ký kết
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp
giảm giá niêm yết cho khách hàng do mua hàng với
khối lượng lớn
Lợi nhuận gộp: là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần với giá vốn hàng bán
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

 Tài khoản sử dụng:

+ TK 157 “Hàng gửi đi bán”


Bên Nợ:
- Giá trị SP, HH gửi đi bán
Bên Có:
- Giá trị SP, HH gửi bán đã xác định tiêu thụ
- Giá trị SP, HH gửi bán bị khách hàng từ chối, trả lại
Dư Nợ: Giá trị SP, HH gửi bán đang chờ chấp nhận.
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
 Tài khoản sử dụng:
+ TK 511 “Doanh thu bán hàng và CCDV”
Bên Nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (thuế TTĐB, XK,.)
- K/c các khoản giảm trừ doanh thu (CKTM, giảm giá,
DT hàng bán bị trả lại)
- K/c doanh thu thuần để xác định kết quả KD
Bên Có:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực hiện
trong kỳ
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

 Tài khoản sử dụng:


TK511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6
TK cấp 2:
- TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”
- TK5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”
- TK5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- TK5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
- TK5117 “Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư”
- TK5118 “Doanh thu khác”
5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
 Tài khoản sử dụng:
+ TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
Bên Nợ: Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh tăng
trong kỳ (CKTM, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng
bán bị trả lại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng)
Bên Có: Cuối kỳ k/c các khoản giảm trừ doanh thu sang
TK511 để xác định doanh thu thuần.
TK này không có số dư cuối kỳ và có 3 TK cấp 2:
-TK 5211 –Chiết khấu thương mại

-TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

-TK 5213 – Giảm giá hàng bán


5.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
 Tài khoản sử dụng:
+ TK 632 “Giá vốn hàng bán” ở PP KKTX dùng để phản
ánh trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ và các
nghiệp vụ khác được ghi tăng giá vốn hàng bán
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán
- Các nghiệp vụ được ghi tăng giá vốn hàng bán phát sinh
Bên Có:
- Giá vốn của hàng bán bị trả lại
- K/c giá vốn hàng bán sang TK911 để xác định KQKD
TK này không có số dư cuối kỳ
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
1/ Kế toán bán hàng theo phương thức tiêu thụ trực tiếp: DN giao
hàng cho người mua trực tiếp tại kho hoặc tại các phân xưởng sản
xuất của DN (không qua kho).
Bút toán 2

TK155 TK632 TK511 TK111,112

GBán chưa
Giá vốn TP
có VAT Khách hàng
xuất kho
TK154 TT ngay

TK33311 TK131
Giá vốn TP
xuất xưởng Khách hàng
VAT phải nhận nợ
Bút toán 1 nộp
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
2/ Kế toán bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp
đồng: DN chuyển hàng cho KH theo HĐ; hàng chuyển đi được coi
như gửi bán, khi khách hàng chấp nhận thanh toán, hàng được coi
là tiêu thụ

TK155,154 TK157 TK511 TK111,112,131

Giá bán chưa


Giá vốn TP
có VAT
gửi cho KH

TK33311
Giá vốn HGB được chấp
nhận mua
TK632 VAT phải nộp

Bút toán 1 Bút toán 2


KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
3/ Kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng
hoa hồng:
 Kế toán tại đơn vị giao đại lý:

+ Quy định hạch toán:


- SP giao đại lý vẫn thuộc sở hữu của DN chưa xác định

tiêu thụ.
- Hàng giao đại lý được coi là tiêu thụ khi DN nhận được

báo cáo bán hàng của các đại lý.


- Sử dụng TK 157 để theo dõi hàng gửi bán tại các đại lý

- Sử dụng TK131 để theo dõi quá trình thanh toán tiền bán

hàng của các đại lý


- Tiền hoa hồng trả cho đại lý được hạch toán vào CPBH
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THEO PP KKTX
3/ Kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng
hoa hồng:
 Kế toán tại đơn vị giao đại lý:

+ Trình tự kế toán: (tương tự như phương thức tiêu thụ chuyển


hàng theo hợp đồng)
- Khi xuất hàng giao cho đại lý
Nợ TK157
Có TK154,155
- Khi hàng giao đại lý đã bán, kế toán ghi nhận doanh thu
bán hàng đại lý:
Nợ TK 111, 112, 131(ctiết Đlý): Tổng giá thanh toán
Có TK511: Giá bán không có thuế GTGT
Có TK33311: Thuế GTGT phải nộp
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX

 Kế toán tại đơn vị giao đại lý:


- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng đại lý đã bán, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157
- Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận đại lý được ghi
nhận vào CPBH:
Nợ TK 641: Tiền hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT của hoa hồng đại lý
Có TK 111, 112, 131 (chi tiết Đlý): Tổng tiền hoa hồng
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX

3/ Kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá


hưởng hoa hồng:
 Kế toán tại đơn vị nhận đại lý:

- Hàng nhận đại lý không thuộc sở hữu của DN, khi


nhận hàng bán đại lý chỉ theo dõi trên hệ thống quản
trị nội bộ và trình bày trong phần thuyết minh BCTC.
- Khi bán hàng đại lý, kế toán phản ánh số tiền thu về
bán hàng phải trả bên giao đại lý, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,…
Có TK 331(Chi tiết đơn vị giao Đlý)
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
 Kế toán tại đơn vị nhận đại lý:
- Định kỳ, xác định số tiền hoa hồng bán hàng đại lý được
hưởng ghi nhận vào doanh thu của hoạt động đại lý:
Nợ TK 111, 112, 331(Chi tiết đơn vị giao Đlý)
Có TK 511: Hoa hồng chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Thuế GTGT của hoa hồng đại lý
- Khi thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý, ghi:
Nợ TK 331(Chi tiết đơn vị giao Đlý)
Có TK 111, 112.
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH
PHẨM THEO PP KKTX
4/ Kế toán bán hàng theo phương thức trả góp:
+ Quy định hạch toán:
- Hàng bán trả góp đã xác định là tiêu thụ, doanh thu
bán hàng được ghi nhận theo giá bán thông thường
- Lãi trả góp được hạch toán vào TK3387 để định kỳ
phân bổ vào doanh thu tài chính tương ứng với kỳ kế
toán
+ Trình tự kế toán:
- Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 154, 155
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
Phương thức bán hàng trả góp

- Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp:


TK511 TK 131 TK111,112
Tổng số tiền phải
Giá bán thông (1) thu KH theo giá
thường chưa bán trả góp
có thuế GTGT
TK33311
Thuế GTGT phải (2) KH thanh
nộp tính trên giá toán (lần đầu và
bán thông thường các lần sau)
TK515 TK3387
(3)
Phân bổ định kỳ Lãi trả góp
lãi trả góp
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
5/ Xuất SP để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền:
+ Nếu không thu tiền và không kèm theo các điều kiện khác:
Nợ TK 641
Có TK 154, 155
+ Nếu có kèm theo các điều kiện khác (phải mua hàng mới được KM):
- Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng tiêu thụ và hàng khuyến mại
Có TK 154, 155: Giá thực tế xuất kho của SP tiêu thụ và
hàng KM
- Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111,112,131… Tổng số tiền thu về bán hàng
Có TK 511: DTBH ( phân bổ cho cả hàng khuyến mại)
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX

6/ Trường hợp xuất SP tiêu dùng nội bộ cho hoạt động SXKD:
Nợ TK 627, 641, 642, 211, 153
Có TK 154, 155: Giá thành thực tế của SP xuất kho
7/ Trường hợp xuất bán SP cho các đơn vị hạch toán phụ
thuộc trong nội bộ DN (luân chuyển nội bộ):
DN có thể ghi nhận doanh thu hoặc không ghi nhận doanh thu
bán hàng giữa các đơn vị nội bộ. Tùy theo đặc điểm hoạt động,
phân cấp quản lý của từng đơn vị.
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH
PHẨM THEO PP KKTX
7/ Trường hợp xuất bán SP cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc (HTPT)
trong nội bộ DN (luân chuyển nội bộ):
TH1: Không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ DN, chỉ ghi nhận
doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài.
Tại đơn vị bán (Cấp trên):
+ Khi xuất SP đến các đơn vị HTPT trong nội bộ DN:
Nợ TK 136
Có TK 155
Có TK 3331
+ Khi nhận được thông báo của đơn vị HTPT hàng đã tiêu thụ ra bên
ngoài:
BT1: Nợ TK 632: BT2: Nợ TK 136:
Có TK 136: Giá vốn Có TK 511: Doanh thu
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
TH1: Không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ DN, chỉ ghi
nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài.
Tại đơn vị mua:
+ Khi nhận được SP do đơn vị HTPT trong nội bộ DN chuyển đến:
Nợ TK 155, 156
Nợ TK 133
Có TK 336
+ Khi bán hàng ra bên ngoài, kế toán phản ánh bút toán giá vốn và doanh
thu như bán hàng bình thường.
+ Trường hợp đơn vị HTPT không được phân cấp hạch toán đến kết quả
KD sau thuế, KT kết chuyển doanh thu, chi phí cho cấp trên:
BT1: Nợ TK 511: BT2: Nợ
TK 336:
Có TK 336:
Có TK 632:
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX

7/ Trường hợp xuất bán SP cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc
(HTPT) trong nội bộ DN (luân chuyển nội bộ):
TH2: DN ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị HTPT trong
nội bộ DN:
Kế toán phản ánh DT (ghi nhận khoản phải thu trên TK 136) và giá
vốn như giao dịch bán hàng thông thường

BT1: Phản ánh giá vốn


Nợ TK 632 BT2: Phản ánh doanh thu
Nợ TK 136
Có TK 154, 155 Có TK 511
Có TK 33311
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
8/ Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Đối với chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán phát sinh

trong kỳ
Nợ TK 5211, 5213: Số giảm trừ
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra tương ứng với số giảm trừ
Có TK 111,112,131…
Chú ý: Bút toán trên chỉ ghi trong trường hợp trên hóa đơn bán

hàng chưa thể hiện số tiền CKTM, GGHB do khách hàng chưa đủ
điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số CK, GG thì
DT ghi nhận theo giá chưa trừ CK, GG. Sau thời điểm ghi nhận DT,
nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng CK, GG thì kế toán ghi
nhận riêng khoản CK, GG trên TK 521 để định kỳ điều chỉnh giảm
doanh thu.
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KKTX
 Đối với hàng bán bị trả lại:
+ Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại
Nợ TK 155, 157, 138
Có TK 632
+ Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 5212
Nợ TK 33311
Có TK 111,112,131...
 Chú ý: Khoản chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng do
thanh toán trước hạn, được tính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111,112,131…
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
THEO PP KK ĐỊNH KỲ

 Chỉ khác phương pháp kê khai thường xuyên ở các


bút toán phản ánh trị giá vốn SP xuất kho gửi bán và
tiêu thụ trong kỳ.

 Bút toán giá vốn: Xem sơ đồ kế toán tổng hợp thành


phẩm theo phương pháp KKĐK.
5.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DN

 Kế toán chi phí bán hàng


 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG

 Nội dung chi phí bán hàng


 Tài khoản sử dụng
+ TK641 “Chi phí bán hàng”
Bên Nợ:
- Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm CPBH
- K/c CPBH để xác định KQKD
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG

Tài khoản 641 không có số dư và được chi tiết thành 7 TK


cấp 2:
- TK 6411 - Chi phí nhân viên
- TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì
- TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
- TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6415 - Chi phí bảo hành
- TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác
KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG

TK334,338 TK641 TK111,112,138..

Chi phí NV bán hàng Các khoản ghi giảm chi phí bán
hàng (thu hồi….)
TK152,153,611..

Chi phí VL, DC TK911

TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ Cuối kỳ k/c chi phí bán
hàng
TK 352

Trích trước CP bảo hành


SP
TK111,112,331…

Chi phí khác


KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP

 Nội dung chi phí QLDN


 Tài khoản sử dụng
+ TK642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Bên Nợ:
- Chi phí QLDN thực tế phát sinh
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm CPQLDN
- K/c CPQLDN để xác định KQKD
KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành


8 TK cấp 2:
- TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý
- TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng
- TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
- TK 6426 – Chi phí dự phòng
- TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác
KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP

TK334,338 TK 642 TK111,112, 138…

Chi phí NV quản lý Các khoản ghi giảm chi phí


quản lý DN
TK152,153,611..

Chi phí VL, DC, TK911

TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ Cuối kỳ k/c chi phí quản
lý DN
TK 229,352

Chi phí dự phòng


TK111,112, 331,333,
242,335..
Chi phí khác
BÀI TẬP VÀ THẢO
LUẬN
 Bài tập 40 => 47

You might also like