Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 256

BM ĐỘNG CƠ - KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Thực hiện : QUẢNG -NĂNG

1
CHƯƠNG I :
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ DIESEL
I . SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:

10

4 4 6 7

1. Thùng chứa 2. Lọc sơ cấp 4. Lọc thứ cấp 5. Bơm cao áp

6. Ống cao áp 7. Kim Phun 8. Ống dầu về 9. Van điều áp

Hình 1 -1 : Hệ thống nhiên


Mụcliệu
lục trên động cơ diezel
2
Hệ thống nhiên liệu được diễn tả ở hình vẽ gồm 3 mạch nhiên liệu chính là:
1. Mạch hạ áp:
Là mạch dầu từ thùng chứa nhiên liệu được đưa đến bơm cao áp mạch hạ áp gồm các chi tiết sau:
- Thùng chứa nhiên liệu (1), lọc sơ cấp hay lọc thô (2), lọc thứ cấp hay lọc tinh(4)
- Bơm tiếp vận nhiên liệu
- Và các đường ống dẫn nhiên liệu áp lực thấp
- Mạch hạ áp phải đảm bảo cung cấp một lượng nhiên liệu (v) và áp suất (p) nhất định ứng với từng chế
độ làm việc của động cơ.
2. Mạch cao áp:
Là mạch dầu từ bơm cao áp đến kim phun, mạch cao áp gồm các chi tiết sau:
- Bơm cao áp hay heo dầu (5)
- Kim phun nhiên liệu hay béc dầu (7)
- Và các ống dẫn nhiên liệu áp lực cao (6)
- Mạch cao áp phải đảm bảo cung cấp nhiên liệu có áp lực cao và phun đúng thời điểm công tác của
động cơ.
3. Mạch dầu về :
Là mạch dầu từ bơm cao áp và kim phun trở về thùng chứa. Khi kim phun nhiên liệu vào buồng đốt, sẽ
có một lượng nhiên liệu rò rỉ theo khe hở giữa van kim và đót kim đi lên buồng lò xo và trở về thùng chứa.
Nếu áp lực nhiên liệu phía sau bơm tiếp vận lớn hơn áp lực của van điều áp, nhiên liệu từ mạch dầu hạ áp
tràn qua van điều áp để trở về thùng chứa.
Mạch trở về gồm các chi tiết sau :
- Van điều áp để giới hạn nhiên liệu tiếp vận (9)
- Và các đường ống nhiên liệu dư trở về (8)
3
Mục lục
II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU :

8 7
9
6
12
11

2
3 10 1

1. Thùng chứa 5. Bơm cao áp 9 . Bơm tay


2. Lọc sơ cấp 6. Ống cao áp 10. Lưới lọc
3. Bơm tiếp vận 7 . Ống dầu về 11. Bộ điều tốc
4. Lọc thứ cấp 8. Van an toàn 12. Ốc xả gió

Hình 1 -2 : Hệ thống nhiên liệu van an toàn lắp ở lọc thứ cấp
4
Mục lục
- Khi động cơ hoạt động bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô và lọc tinh nhiên liệu
được lọc sạch những tạp chất và nước sau đó được đưa đến bơm cao áp. Van an toàn có nhiệm vụ giới hạn
áp lực vào bơm cao áp, van này có nhiệm vụ giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp. Nếu áp lực quá
lớn thì van này mở ra và nhiên liệu tràn qua van trở về thùng chứa. Nhiên liệu sau khi qua lọc tinh đến
bơm cao áp, được nén lên áp lực cao nhờ xy lanh và piston của bơm nhiên liệu.
- Sau đó nhiên liệu được đưa đến các mạch dầu cao áp và đến kim phun phù hợp với thứ tự công tác của
động cơ. Nhiên liệu được phun vào xy lanh của động cơ đúng thời điểm. Một số nhiên liệu xuyên qua khe
hở của van kim và đót kim và theo mạch dầu trở về thùng chứa.
- Trong tất cả các hệ thống nhiên liệu, tuyệt đối không được lộn không khí vào trong nhiêu liệu vì bọt
khí sẽ làm áp lực dầu không tăng cao được. Vì thế trên các hệ thống nhiên liệu bố trí một bơm tay và một
vít xả gió. Để xả gió cho động cơ khi cần thiết.
III. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:
- Lượng nhiên liệu cung cấp phải đúng theo yêu cầu cần thiết của mỗi chu trình và có thể điều chỉnh
theo phụ tải bên ngoài.
- Lượng nhiên liệu phun vào các xy lanh của động cơ phải như nhau.
- Nhiên liệu cung cấp phải đúng thời điểm không sớm quá hay muộn quá. Nếu phun sớm thì lúc đó áp
suất khí nén còn thấp và nhiệt độ chưa cao nên nhiên liệu bắt lửa chậm một phần nhiên liệu sẽ bám vào
thành xi lanh hoặc đỉnh piston gây lãng phí nhiên liệu, đồng thời khi động cơ hoạt động áp lực khí cháy sẽ
tăng nhanh khi piston chưa lên đến tử điểm thượng nên công suất của động cơ sẽ bị giảm và dễ gây hư
hỏng. Ngược lại nếu phun quá trễ thì nhiên liệu cháy không hết gây lãng phí nhiên liệu, ô nhiễm và làm
giảm công suất động cơ.
- Lúc bắt đầu phun và kết thúc phun nhiên liệu phải được phun dứt khoát để tránh hiện tượng nhiên liệu
nhỏ giọt.
- Phun hết lượng nhiên liệu quy định trong thời gian phun.
- Nhiên liệu phải được phun sương và phân tán đều trong thể tích buồng cháy, gây nên sự hòa trộn triệt
để giữa thanh khí và nhiên liệu. Nhờ thế nhiên liệu được bốc cháy một cách dễ dàng và trọn vẹn.
5
Mục lục
- Thùng chứa nhiên liệu phải đảm đảo cho động hoạt động liên tục trong suốt thời gian quy định .
- Các lọc nhiên liệu phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học có lẫn trong nhiên liệu.
- Các chi tiết chắc chắn và có độ chính xác cao, dễ chế tạo, tiện lợi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa.
IV. CẤU TẠO CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU:
1.Thùng chứa nhiên liệu :
- Thùng chứa nhiên liệu phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho động cơ hoạt động trong một khoảng thời
gian nhất định , dung tích thùng chứa lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thời gian làm việc và cỡ máy lớn hay nhỏ.
Thùng nhiên liệu được dập bằng thép tấm, đối với những thùng nhiên liệu lớn bên trong thường có vách
ngăn để giảm dao động của nhiên liệu khi động cơ làm việc. Phía trên thùng có một nắp để châm nhiên
liệu và có một lỗ thông hơi.
- Ở đáy thùng thường có một bulông hay một van để xả nước hay tạp chất có lẫn trong nhiên liệu,
bulông này được lắp đặt nơi thấp nhất của thùng nhiên liệu. Cách đáy thùng từ 5 :- 10 mm có một ống
dẫn nhiên liệu ra phía trên, có ống dẫn nhiên liệu về. Nếu thùng đặt cao hơn động cơ thì phải có một van
khóa nhiên liệu khi dừng máy, nếu thùng đặt thấp hơn động cơ thì phải có một van một chiều để không
cho nhiên liệu từ mạch hạ áp trở về thùng chứa khi động cơ ngừng hoạt động.
2. Lọc nhiên liệu:
- Piston và xi lanh của bơm cao áp, van kim và bệ của vòi phun đều là những chi tiết rất chính xác và có
độ bóng cao, đường kính lỗ tia của vòi phun rất bé. Cho nên nhiên liệu đưa vào bơm cao áp và kim phun
phải thật sạch không lẫn tạp chất, nếu không sẽ làm cho việc cung cấp và phun nhiên liệu bị trở ngại ảnh
hưởng đến sự làm việc của động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh chóng.
- Yêu cầu của hệ thống lọc là phải giữ đúng áp lực của hệ thống và phải lọc được những hạt bụi cỡ nhỏ
1/1000 (mm) , phải chịu được lâu dài khoảng 10.000 km hoặc sau 200 giờ sử dụng, bình lọc phải đơn giản
dễ tháo ráp bảo dưỡng và sửa chữa.
6
Mục lục
Lọc sơ cấp :
Cấu tạo :

Hình 1 - 3: Lọc sơ cấp

- Lọc sơ cấp gồm một vỏ lọc bằng kim loại phía trên có nắp đậy bên trong có lõi lọc, đây là chi
tiết quan trọng nhất của bầu lọc nhiên liệu. Lõi lọc có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có thể làm
bằng lưới than, đá xốp, giấy xốp gấp thành nhiều nếp hoặc nhiều phiến lá thang hình vành khăn xếp lại,
dưới đáy bầu lọc có một óc để xả nước hay cặn bẩn.
- Nhiên liệu từ thùng chứa được hút vào đường dầu vào ,vào giữa lỡi lọc và vỏ. Sau đó nhiên
liệu xuyên qua lỏi lọc vào giữa lỏi lọc và đi ra khỏi lọc sơ cấp qua đường dầu ra . Cặn bẩn và nước được
giữ lại dưới đáy bầu lọc và ra ngoài thông qua ốc xả cặn.
7
Mục lục
Lọc thứ cấp:
Cấu tạo :
- Lọc thứ cấp hay lọc tinh dùng để lọc thật sạch nhiên liệu trước khi đưa đến bơm cao áp và thường
được lắp đặt trên mạch nhiên liệu từ bơm tiếp vận đến bơm cao áp. Bầu lọc tinh phải lọc được những
hạt bụi thật nhỏ khoảng 0.001mm mà không cản trở đến sự lưu thông của nhiên liệu. Lõi lọc thường
được làm bằng chỉ bố quấn thành nhiều lớp hay bằng nỉ xếp chồng lên nhau hoặc được làm bằng giấy
xốp dày hơn lọc thô.Trên nắp lọc tinh thường có một vít xả gió và một bơm tay, dưới đáy có một ốc để
xả nước hay cặn bẩn có lẩn trong nhiên liệu.
- Nguyên lý làm việc của lọc thứ cấp khác với lọc sơ cấp là nhiên liệu được bơm tiếp vận cấp đến
đường dầu (1) vào giữa lỏi lọc (2) và đi xuống dưới đáy của bầu lọc. Sau đó nhiên liệu xuyên qua lõi
lọc để đến đường dầu ra (4).

1 4

1. Dầu vào
2. Lõi lọc thô
3. Lõi lọc tinh
4. Dầu ra
2 3

Hình 1 - 4 : Lọc thứ cấp


8
Mục lục
3. Bơm tiếp vận nhiên liệu :
- Trên hệ thống nhiện liệu diezel thường có hai bơm nhiên liệu , bơm chuyển nhiên liệu và bơm tiếp
vận nhiên liệu . Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu liên tục đến bơm tiếp vận, ngoài
ra nó còn có nhiệm vụ châm dầu và xả gió cho hệ thống khi động cơ chưa làm việc. Bơm này thường
được dùng là bơm điện hay bơm màng. Nếu thùng chứa nhiên liệu được đặt cao hơn động cơ thì không
cần bơm chuyển nhiên liệu.
- Bơm tiếp vận có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp. Bơm tiếp vận có nhiều loại
và thường được lắp đặt nơi thân bơm cao áp và được điều khiển bởi cốt bơm cao áp.
* Bơm piston :
- Bơm piston được dẫn động bởi cốt cam động cơ hoặc cốt bơm cao áp, lượng nhiên liệu cung cấp tùy
thuộc vào tốc độ và yêu cầu của động cơ và ở bất kỳ tốc độ nào bơm cũng cung cấp thừa so với yêu cầu.
Lượng nhiên liệu thừa này được chứa nơi phòng piston giữ cho piston ở lưng chừng không hết khoảng
chạy của nó, khi lượng nhiên luệu thừa này thoát hết thì piston trở lại làm việc bình thường. Thường có
hai loại bơm piston thông dụng sau.
a. Bơm piston kiểu PM
Cấu tạo:
- Bơm được cấu tạo như hình vẽ. Khi động cơ hoạt động cam dẫn động bơm quay đến vị trí đội cây
đẩy đi xuống, đẩy piston đi xuống làm lò xo đẩy piston nén lại lúc này van hút mở ra nhiên liệu được hút
vào trong lòng xi lanh. Khi cam không còn đội cây đẩy lò xo đẩy piston giãn ra đẩy piston đi lên đồng
thời van hút đóng lại, nhiên liệu được nén trong lòng xi lanh đến khi áp lực nhiên liệu thắng sức căng lò
xo của van thoát thì van này mở ra và nhiên liệu qua van thoát để đến bơm cao áp.

9
Mục lục
- Lúc động cơ chạy chậm nhiên liệu tiêu thụ ít, lúc này áp lực ở mạch thoát tăng lên ứ trong lòng xi
lanh làm cho lò xo đẩy piston không bung ra hết nên piston không đụng cây đẩy dù cam đội. Do đó piston
không di chuyển hết khoảng chạy lưu lượng nhiên liệu cũng giảm theo.

a. Hút b. Thoát
Hình 1 - 5 : Bơm piston kiểu PM

10
Mục lục
b. Bơm piston kiểu BOSCH :

1. Cây đẩy

1 3 2. Van một chiều

3. Bơm tay
2 4. Van một chiều
5. Piston
6. Lọc sơ cấp

4
5

Hình 1 - 6 : Bơm piston kiểu Bosch


11
Mục lục
Cấu tạo và các chế độ làm việc của bơm Bosch:
- Bơm được cấu tạo như hình vẽ. Van hút và van thoát đều thông với phòng hút của bơm,riêng van thoát
còn có mạch rẽ thông với phòng ép. Khi cam không đội con đội, lò xo hoàn lực đẩy piston đi lên, do chênh
lệch áp suất giữa phòng hút và đường mạch dầu vào nên van hút mở ra nhiên liệu được hút vào phòng hút.
Đòng thời khi piston đi lên ép nhiên liệu dư ở phòng ép đẩy nhiên liệu qua mạch rẽ ra mạch thoát đến bơm
cao áp.
- Khi cam đội con đội, qua cây đẩy piston đi xuống, ép lò xo hoàn lực lại, van hút đóng và van thoát mở
nhiên liệu được đẩy ra mạch thoát. Đồng thời một phần nhiên liệu qua mạch rẽ đi vào phòng ép của bơm. Đây
là quá trình bơm hoạt động bình thường.
- Khi động cơ chạy với tốc độ thấp, mức tiêu thụ nhiên liệu ít, áp suất mạch thoát tăng lên và nhiên liệu bị ứ
lại ở phòng ép của bơm. Aùp suất phòng ép tăng lên đẩy piston đi xuống đến một vị trí cân bằng với lực đẩy
của lò xo hoàn lực lúc này piston không tiếp xúc với cây đẩy và piston nằm ở lưng chừng không hết khoảng
chạy. Do vậy lượng nhiên liệu cung cấp đến bơm cao áp cũng giảm theo. Khi động cơ chạy với tốc độ cao
tiêu thụ nhiên liệu nhiều thì áp suất nhiên liệu ở phòng ép giảm lò xo hoàn lực đẩy piston đi lên tiếp xúc với
cây đẩy và bơm trở lại trạng thái hoạt động bìng thường.
- Bơm piston kiểu Bosch cũng có trang bị một bơm tay liên hệ với một piston bơm riêng biệt dùng để
châm dầu hay xã gió khi động cơ chưa làm việc.

12
Mục lục
* Bơm bánh răng :
Cấu tạo :

1.Van hút 2. Van thoát 3. Van an toàn


Hình 1 - 7 : Bơm trái khế vận chuyển 2 chiều
13
Mục lục
- Cấu tạo của bơm như hình vẽ gồm hai bánh xe răng ăn khớp với nhau cũng như khít với vỏ. Bánh
răng thụ động quay trơn trên trục, bánh răng chủ động quay theo trục và được dẫn động bởi cốt bơm
cao áp theo kiểu bánh răng và vít vô tận. Khi động cơ làm việc bánh răng chủ động dẫn bánh răng bị
động quay, nhiên liệu được hút từ mạch nạp do kẻ răng lùa qua hai bên vách hông để dồn ép ra mạch
thoát, rồi đến bơm cao áp. Vận tốc và lưu lượng nhiên liệu của bơm được quy định theo yêu cầu của
bơm cao áp. Bơm được trang bị một van an toàn khi áp lực nhiên liệu cung cấp đến bơm cao áp quá
cao vượt quá giới hạn cho phép thì van mở để đưa bớt nhiên liệu về mạch hút.
- Áp lực làm việc của bơm từ 1.5 – 2 kg/cm2

*Bơm cánh gạt:


- Bơm tiếp vận loại này được thiết kế dính liền với bơm cao áp và được dẫn động bằng trục dẫn
động chính của bơm.
- Bơm được cấu tạo gồm một vỏ bơm đúc bằng thép bên lòng trong hình trụ và có nắp đậy, cốt bơm
dính liền với thân bơm bằng thép nằm lệch tâm với lòng hình trụ của vỏ bơm. Thân bơm có 2 hay 4
rãnh nằm ngang chứa đựng những cánh gạt có lò xo nhỏ bung ra ép cánh vào vách của lòng vỏ cho
thật khít, hoặc có loại không có lò xo căng.
* Nguyên lý làm việc:
- Vì cốt bơm nằm lệch tâm với vỏ bơm nên những cánh gạt chia thể tích bên trong bơm thành các
phần không bằng nhau. Phần thể tích lớn ăn thông với mạch thoát. Trong khi động cơ vận hành cốt
bơm luôn quay tròn và nhiên liệu được cánh gạt đưa từ nơi có thể tích lớn đến nơi có thể tích nhỏ tạo
nên áp thấp ở mạch hút và áp lực ở mạch thoát. Do vậy nhiên liệu được hút thoát liên tục.
- Ngoài ra bơm còn được trang bị một van an toàn để giới hạn áp lực nhiên liệu đưa đến bơm cao áp,
khi áp lực ở mạch thoát lớn, lớn hơn giới hạn cho phép. Van an toàn này mở cho nhiên liệu trở về
mạch hút.
14
Mục lục
BƠM CÁNH GẠT

15
4. Kim phun nhiên liệu:
Kim phun nhiên liệu được lắp ở nắp quy lát của động cơ có nhiệm vụ phun nhiên liệu vào động cơ
dưới dạng sương mù và phân phối đều trong thể tích buồng cháy. Kim phun có nhiều loại căn cứ vào sự
khác biệt của đót kim ( đầu kim) và lỗ tia ta có thể chia kim phun làm những loại sau :
a.Kim phun đóùt kín lổ tia kín
. Cấu tạo :
- Kim phun được cấu tạo gồm một thân kim và trên đó có các lỗ để bắt đường ống dầu từ bơm cao áp
đến và đường dầu trở về thùng chứa.Trong kim phun có khoan một lổ nhỏ để dẩn dầu cao áp đến đót kim,
bên trong thân kim chứa cây đẩy lò xo, phía trên lò xo là vít để điều chỉnh sức nén của lò xo, trên cùng là
chụp đậy. Đót kim nối với thân kim nhờ một khâu nối, bên trong đót kim có đường dầu cao áp đến phòng
chứa dầu cao áp. Dưới cùng là lỗ tia phun nhiên liệu luôn đóng lại nhờ van kim.
- Van kim có dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đẩy nơi thân kim, đầu còn lại có hai mặt côn, mặt côn
lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp để nâng kim lên, mặt côn nhỏ để đậy kín van.
- Loại đót kín lổ tia kín chỉ có một lỗ tia chính khi không làm việc van kim luôn đậy kín lỗ tia và ló ra
ngoài một cái chuôi. Lỗ tia đươc đẩy kín nên ít bị ngẹt do đóng muội than và nhiên liệu phun ra khỏi lỗ
tia đưới dạng hình côn rỗng .
- Đặc điểm chính của loại kim phun này là tiết diện lưu thông của van kim thay đổi theo hành trình của
ti kim. Các loại kim phun có chuôi trên đót kim thường dùng chuôi hình chóp cụt. Bằng cách thay đổi
góc côn trên chuôi kim phun ta có thể thay đổi tiết diện lưu thông hình vành khăn giữa lổ tia và chuôi
kim phun, góc phun nhiên liệu kim phun này thường rất rộng .
- Kim phun kín lỗ tia kín thường sử dụng trong các loại động cơ có buồng đốt ngăn cách. Aùp lực phun
của kim vào khoảng 100 ÷ 125 kg/cm2 tức 10 ÷ 12,5MN/m2

16
Mục lục
1 1 . Đường dầu vào 9 . Đệm chỉnh áp suất
2 . Thân bơm 10 . Lò xo cao áp
6 3 . Lỗ dầu 11 . Cây dẩy
4 . Đĩa nối 12 . Chốt định vị
7
5 . Nắp chụp 13. Đót kim
6 . Đầu nối ống cao áp
8 7 . Lỗ dầu
8 . Lỗ dầu về
2

3
10

11
1. Đót kim
1 2. Van kim
4
12 3. Mặt côn
5
2 4. Bọng dầu
5. Chốt van kim
13
3

Hình 1 - 8 : Cấu tạo kim phun lỗ tia hỡ Hình 1 – 9 : Cấu tạo kim phun lỡ tia kín
17
Mục lục
b. Kim phun kín lỗ tia hở:
- Loại kim phun này cũng có một ti kim nhưng không có chuôi đậy kín lỗ tia, ti kim có hai mặt côn, mặt lớn là
nơi tác dụng của dầu cao áp và mặt nhỏ dùng để đậy kín van kim. Ở đầu đót kim nhô ra dạng chổm lồi trên chổm
có khoang nhiều lỗ nhỏ đường kính khoảng 0,1÷0,35mm và nghiêng khoảng 120 độ ÷ 125 độ đối với kim phun
nhiều lỗ tia. Đối với kim phun loại hở một lỗ tia thì ở đầu đót kim không có chổm lồi và lổ tia được khoan thẳng
góc vói mặt phẳng có đầu đót kim.
- Áp lực phun của kim phun đót kín lỗ tia hở thường lớn hơn 170kg/cm2
c. Kim phun loại hở:
- Loại này không có ti kim đóng kín lỗ tia hay van, nghĩa là đường dẫn dầu trong thân kim luôn luôn thông
với buồng đốt và nhiên liệu được phun vào buồng đốt khi có sự chênh lệch áp suất giữa buồng đốt và áp suất
nhiên liệu trên hệ thống nhiên liệu. Tiết diện lưu thông của kim phun loại hở không thay đổi, nếu chênh lệch áp
suất trong khi cung cấp nhiên liệu đạt tới 20 - 30MN/m2 , thì chất lượng phun tốt ,nhiên liệu phun bị xé nhỏ
dưới dạng sương mù. Áp suất phun còn phụ thuộc vào tốc độ và chế độ công suất của động cơ, ở chế độ toàn tải
ứng với số vòng quay cực đại từ 1500 ÷ 1600v/phút đến số vòng quay không tải 500 ÷ 600v/phút, trong phạm
vi này áp suất phun dao động từ 10 ÷ 25lần . Do vậy trong trường hợp công suất cực đại thì áp suất phun có thể
đạt tới 150 MN/m2 . Nhưng cũng không tránh khỏi áp suất phun chỉ đạt 5÷ 15 MN/m2 ứng với chế độ không tải.
Vì vậy không thể đảm bảo quá trình phun nhiên liệu vào động cơ luôn có chất lượng tốt trong suốt thời gian động
cơ làm việc.
- Ngoài ra kim phun loại hở còn có hiện tượng nhỏ giọt. Sau khi bơm cao áp đã cắt nhiên liệu. Hiện tượng này
xảy ra khi áp suất dư trong kim phun lớn hơn áp suất của buồng đốt hoặc có dao động áp suất trong hệ thống
nhiên liệu, phun nhiên liệu nhỏ giọt ảnh hưởng không ít đến hoạt động của động cơ như : dễ gây muội than làm
nghẹt các lỗ tia của kim phun nhiên liệu không cháy hết hoàn toàn gây tổn hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
- Với kim phun loại hở kết cấu đơn giản nhưng do có hiện tượng nhỏ giọt trong giai đoạn đầu và cuối quá
trình cung cấp nhiên liệu. Mặt khác chất lượng nhiên liệu còn phụ thuộc nhiều vào tốc độ của động cơ nên hiện
nay ít sử dụng hơn so với kim phun loại kín có ti kim.

18
Mục lục
d. Kim phun kín loại van phẳng
- Kim phun này là loại cải tiến của kim phun loại hở
- Van an toàn có tác dụng làm tăng vận động rối và tăng chất lượng phun của nhiên liệu. Ngoài ra nó còn
đóng kín đường thông ngăn cách không gian giữa lỗ tia thông với buồng đốt và không gian nối với đường
ống cao áp, để giảm hiện tượng phun nhỏ giọt sau khi kết thúc quá trình cung cấp nhiên liệu.
- Tuy nhiên trong trường hợp có dao động mạnh về áp suất trên đường ống nhiên liệu cũng có thể xảy ra
hiện tượng phun nhỏ giọt. Vì trong loại kim phun này rất khó đặt một lò xo ép van lên đế để đảm bảo cho
áp suất nhiên liệu lúc bắt đầu mở van lớn hơn 5 MN/m2. Nhược điểm chính của loại kim phun này là lò xo
dễ mất tính đàn hồi do đặt trong không gian của vòi phun có nhiệt độ cao, do đó làm cho van không ép kín
lên đế van.
- Loại kim phun này dễ chế tạo không cần các chi tiết chính xác. Thường được sử dụng trong các động
cơ có buồng đốt thống nhất đối với kim có nhiều lỗ tia và buồng đốt ngăn cách đối với kim có một lỗ tia.
Nguyên lý vận chuyển của kim phun:
- Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ bơm cao áp theo các đường ống cao áp đến phòng chứa dầu của
đót kim. Khi chưa đến thì cung cấp nhiên liệu, lò xo luôn đè ti kim xuống đóng kín van. Đến thì cung cấp
nhiên liệu cho đông cơ nhiên liệu được gia tăng áp lực tác dụng vào mặt côn lớn của ti kim nhấc kim lên,
nhiên liệu được phun vào buồng đốt qua lỗ tia .Đến khi dứt phun áp suất nhiên liệu nhỏ hơn lực đàn hồi
của lò xo, lò xo đè ti kim xuống đóng kín van . Một phần nhiên liệu dư sẽ rò rĩ qua khe hở giữa van kim và
đót kim lên thân kim và trở về thùng chứa qua đường dầu về.

19
Mục lục
- Để chất lượng phun của dòng nhiên liệu ra vòi phun được xé nhỏ dưới dạng sương mù thì tiết diện
lưu thông tại đế van kim phải tương đối nhỏ để làm tăng vận động rối của dòng nhiên liệu sau khi ra
khỏi kim phun , cải thiện chất lượng phun và cho phép hạ thấp áp suất phun nhiên liệu. Thông thường
áp suất phun của kim phun loại kín có ti kim không vượt quá 40MN/m ở tốc độ cao và thậm chí ở tốc
độ không tải thì chất lượng phun nhiên liệu cũng khá tốt . Ngoài ra nhờ có ti kim ngăn cách giữa
không gian trong vòi phun và không gian nhỏ trước lỗ tia nên tránh được hiện tượng phun nhỏ giọt
sau khi bơm cao áp đã chấm dứt quá trình cung cấp nhiên liệu.
- Hành trình nâng của kim phải tương đối nhỏ từ 0,3 đến 0,4mm để giảm bớt lực va đập của kim
phun lên đế kim và lên các mặt tựa. Lực va đập sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết trong
kim. Đồng thời cũng đảm bảo tiết diện lưu thông tại khu vực đế kim phun đạt giá trị tương đối lớn để
gây sức cản nhỏ đối với dòng nhiên liệu. Hành trình nâng kim cũng không được quá cao để tránh va
đập làm giảm tuổi thọ các chi tiết trong kim.
- Áp suất phun có thể thay đổi được bằng cách thay đổi lực nén của lò xo thông qua vít điều chỉnh
hoặc thay đổi miếng chêm. Nếu tăng sức nén của lò xo thì áp lực phun tăng và ngược lại. Aùp suất
phun càng cao thì tia nhiên liệu phun ra càng dài và càng sương, nhưng không thể tăng áp suất phun
lên quá cao vì như thế độ chính xác của bơm phải thật cao và tải trọng tác dụng lên các chi tiết trong
bơm sẽ lớn.

20
Mục lục
V. BUỒNG ĐỐT TRONG ĐỘNG CƠ DIESEL.
- Chất lượng phun nhiên liệu được thể hiện bằng độ phun nhỏ và phun đều của nhiên liệu. Độ
phun nhỏ được tính bằng đường kính trung bình của các hạt nhiên liệu được phun vào buồng đốt. Số
vòng quay của động cơ càng cao, thời gian hình thành hỗn hợp cháy và thời gian cháy càng ngắn thì
phải phun nhiên liệu càng nhỏ và sương, muốn cho việc hình thành hỗn hợp trong buồng đốt động cơ
đạt chất lượng cao thì vận tốc của dòng nhiên liệu phun ra phải đạt từ 150 – 400 m/s tốc độ này còn phụ
thuộc vào tốc độ của động cơ và dạng buồng đốt.
- Độ phun đều của tia nhiên liệu được thể hiện qua mức độ chênh lệch giữa kích thước hạt được
phun và kích thước trung bình của các hạt trong tia nhiên liệu được phun.
- Quá trình hình thành hỗn hợp trong động cơ diezel bắt đầu từ lúc nhiên liệu được phun vào
buồng đốt đến khi nhiên liệu được sấy nóng và hòa trộn với không khí nóng có áp suất cao trong buồng
đốt và hình thành hỗn hợp cháy. Quá trình này chiếm một thời gian rất ngắn từ 0.001 – 0.04 s. Do vậy
muốn đảm bảo cho nhiên liệu cháy hoàn toàn thì phải tạo điều kiện cho những hạt nhiên liệu phun vào
buồng đốt phải hòa trộn đều với không khí nóng và phải phân bố đều trong buồng đốt để nhiên liệu bốc
hơi nhanh.
- Để đạt được mục đích phân bố đều nhiên liệu trong buồng đốt người ta đã nghiên cứu nhiều
phương pháp như : phối hợp chặt chẽ giữa hình dạng , kích thước buồng đốt và hướng phun nhiên liệu
vào buồng đốt, hoặt tạo ra dòng không khí xoáy lốc với vận tốc lớn trong buồng đốt . Để thực hiện
phương pháp này người ta chế tạo ra rất nhiều loại buồng đốt, dựa theo cấu tạo ta có thể phân làm hai
loại sau :
- Buồng đốt thống nhất : Trong đó toàn bộ thể tích của buồng đốt đều nằm trong một không gian
thống nhất.
- Buồng đốt ngăn cách : Toàn bộ thể tích của buồng đốt chia làm nhiều không gian và chúng được
nối với nhau bằng một hay nhiều đường thông nhỏ.

21
Mục lục
1.Buồng đốt thống nhất :
-Trong buồng đốt thống nhất nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt, thành phần buồng đốt
gồm có: đỉnh piston, mặt dưới của nắp quy láp và thành xy lanh hoặc có hai đỉnh của piston và thành xi
lanh ( trong động cơ hai kỳ piston đối đỉnh ). Trong các buồng đốt thống nhất thường tăng cường xoáy
lốc bằng cách.
- Bố trí hướng ống góp kết hợp với gờ trên của xupáp.
- Ống hút có hướng tiếp tuyến và chếch xuống so với xy lanh.
- Làm đường ống hút hẹp dần và co thắt ở vùng xupáp để tăng cường vận tốc dòng khí nạp.
- Kim phun sử dụng cho loại buồng đốt thống nhất thường là kim phun kín nhiều lổ tia ( từ 3 – 10 lổ
) áp suất phun từ 17 –30 MN/m2. Kiểu buồng đốt này thường được sử dụng trên các động cơ như : GM,
PERKIN, JOHNDEERE SKODA UNIC, . . .
- Ưu điểm của loại buồng đốt này là cấu tạo đơn giản, tổn thất nhiên liệu ít, tiêu hao nhiên liệu ít,
phát hành dễ.
- Nhược điểm là tỉ số nén rất cao, áp suất phun nhiên liệu cao, sử dụng kim phun loại kín nhiều lổ
tia nên dễ bị nghẹt và dễ nhạy cảm khi thay đổi số vòng quay của động cơ. Vì giảm số vòng quay sẽ làm
giảm áp suất phun, chất lượng phun kém và hành trình của các tia nhiên liệu giảm.

Hình 1-10: Buồng đốt thống nhất.

22
Mục lục
2.. Buồng đốt ngăn cách :
Buồng đốt này chia làm những loại sau:
2.1- Buồng đốt xoáy lốc:
- Loại này chiếm từ 50 – 80 % thể tích buồng đốt chính . Nó có dạng hình trụ hay hình cầu
được đặt trên nắp quy láp hay bên hông xi lanh và thông với buồng đốt chính bằng một hay vài đường
thông có tiết diện lớn. Kim phun sử dụng cho buồng đốt loại này thường là kim phun có lổ tia kín áp
suất phun 10 – 12.5MN/m2 . Một bugi xông máy được lắp nơi buồng đốt xoáy lốc đế xông nóng nhiên
liệu để nhiên liệu dễ bốc hơi.
- Ưu điểm của buồng đốt xoáy lốc là áp suất phun nhỏ nhưng do xoáy lốc mạnh nên tạo điều
kiện cho nhiên liệu cháy trọn vẹn.
- Do buồng đốt lớn nên dễ gây tổn thất nhiên liệu và khó khởi động nên phải dùng bugi xông
máy

Hình 1-11:Buồng đốt xoáy lốc

23
Mục lục
2. 2. Buồng đốt dự bị :
- Thể tích buồng đốt này chiếm từ 25 – 40 % thể tích toàn bộ buồng đốt và buồng đốt chính nằm
trong không gian xi lanh. Buồng đốt dự bị có dạng tròn xoay có thể lắp đứng hoặc có thể lắp nghiêng
so với xi lanh. Kim phun dùng trong buồng đốt này là kim phun loại kín lổ tia kín áp suất phun 10 – 15
MN/m2 được lắp trùng với tâm của buồng đốt dự bị. Buồng đốt này cũng sử dụng một bugi xông máy
để dễ khởi động.

Hình 1-12 : Buồng đốt dự bị nằm ở qui láp


2.3 Buồng đốt phụ trội :
- Buồng đốt này chiếm khoảng 20% thể tích buồng đốt chính được lắp trên nắp quy-lát và thông
với buồng đốt chính. Kim phun được bố trí ở buồng cháy chính đối diện với miệng thông với buồng đốt
phụ trội. Buồng đốt có dạng ôvan, gồm một hay hai buồng thông nhau bằng lỗ nhỏ đồng tâm. Kim phun
dùng cho loại buồng đốt này thường là kim phun lổ tia kín áp suất phun khoảng 14MN/m2.
24
Mục lục
CHƯƠNG II :

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF

I. KHÁI NIỆM VỀ BƠM CAO ÁP :


1.1 Công dụng và phân loại tổng quát :
Bơm cao áp dùng trên động cơ Diesel có nhiều loại hình dáng, nguyên tắc làm việc khác nhau tuỳ
theo hệ thống nhiên liệu nhưng có các công dụng chung :
- Tiếp nhận nhiên liệu đã lọc sạch từ thùng chứa đưa đến
- Ấn định số lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, phun vào động cơ.
- Ép nhiên liệu đến áp lực cao trước khi đưa đến kim phun (trừ bơm Cummins)
- Đưa nhiên liệu đến kim phun đúng thời điểm để phun vào lòng xy lanh.
- Căn cứ vào hệ thống nhiên liệu và cấu tạo ta có thể phân bơm cao áp gồm các loại như sau :
Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân :
- Loại bơm PF
- Loại PE
-Bơm cao áp trong hệ thống phân phối áp lực cao :
- Loại bơm PSB : có một piston vừa lên xuống vừa xoay tròn
- Loại bơm Roosa master – CAV : gồm 2 hay 4 bíttông lắp đối chiếu và xoay tròn theo ruột bơm.
- Loại bơm EP /VM , EP/VA : kết hợp giữa PSB và Roosa Master.
Bơm kim liên hp GM :
Loại này bơm và kim ráp chung thành một khối 25
Mục lục
Bơm phân phối áp lực trung bình Cummins PT.
Loại bơm Cummins PT định lượng bằng áp suất và thời gian (Pressure – time) còn gọi là bơm thời áp.
1.2 Các phương pháp ấn định lưu lượng nhiên liệu của bơm cao áp :
Tốc độ và công suất của động cơ Diesel tùy thuộc vào lượng nhiên liệu ở bơm cao áp đưa đến kim
phun phun vào buồng đốt, lưu lượng nhiều tốc độ lớn, lưu lượng ít tốc độ nhỏ. Khác với động cơ xăng,
ở động cơ diesel để tắt máy người ta cúp dầu cung cấp cho động cơ.
Để ấn định lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ người ta thường áp dụng các phương pháp sau :
1.2.1 Thay đổi khoảng chạy piston :
- Trong phương pháp này piston có thể di chuyển một khoảng ngắn hay dài về khoảng chạy tùy
thuộc vào bộ phận điều khiển “ga”. Khoảng chạy của piston ấn định lượng nhiên liệu đến kim phun.
Khoảng chạy ngắn : Lưu lượng ít, tốc độ chậm
Khoảng chạy dài : Lưu lượng nhiều, tốc độ nhanh.
Phương pháp này hiện nay không còn dùng nữa.
1.2.2 Phương pháp dùng van tiết lưu :
- Phương pháp này áp dụng trên các bơm cao áp piston có khoảng chạy cố định, thân piston
không có lằn vạt xéo, ở xy lanh có đường dầu đến và lỗ có gắn van tiết lưu thông với lưu lượng nhiên
liệu thoát về. Một cần điều khiển liên hệ với van tiết lưu đuợc điều khiển bởi bộ tiết chế.
- Khi cho dầu quay về nhiều thì lưu lượng đến kim phun ít. Khi cho dầu về ít thì lưu lượng đến
kim phun nhiều.
- Phương pháp này chỉ được sử dụng trên các động cơ tỉnh tại hoặc tàu thủy cỡ nhỏ, cỡ vừa như
động cơ D6 hoặc bơm cao áp PMY.

26
Mục lục
1.2.3 Phương pháp dùng xú bắp phân lượng :
Phương pháp này có hai cách :
Xú bắp phân lượng ráp ở mạch đầu vào, nếu xú bắp mở lớn dầu vào trong xy-lanh nhiều, piston
ép dẫn đến kim phun nhiều. Nếu xú bắp mở ít dầu vào trong xy-lanh ít, piston sẽ ép dầu đến kim phun
ít. Nếu không cho dầu vào, động cơ sẽ ngừng hoạt động. Cách này thường được áp dụng ở bơm cao áp
CAV và Roosamasters.
Xú bắp phân lượng gắn ở mạch dầu về, nếu mạch dầu mở càng trễ thì dầu ép đi càng nhiều. Nếu
mở sớm dầu ép đi ít. Nếu mở ngay từ đầu, mặc dầu piston lên xuống nhưng dầu vẫn không bị ép bởi vì
lúc này khoảng chạy có ích của piston sẽ bằng không và máy ngưng hoạt động. Cách này thường được
áp dụng ở bơm cao áp PSB.
1.2.4 Phương pháp xoay piston, đối với piston có lằn vạt xéo:
- Phương pháp này được áp dụng trên các bơm cao áp có khoảng chạy cố định , trên thân
piston có rãnh đứng và lằn vặt xéo, tùy theo nhà chế tạo mà có các loại piston bơm khác nhau.
- Khi muốn thay đổi tốc độ ta xoay piston. Tuỳ vào vị trí tương đối lằn vạt xéo trên đỉnh piston
bơm đối với các lỗ dầu trên xy lanh mà hành trình có ích của piston sẽ thay đổi, làm cho lượng dầu cung
cấp cho kim sẽ thay đổi theo.
- Cách này được áp dụng trên bơm cao áp thuộc hệ thống nhiên liệu cá nhân và hệ thống kim
bơm liên hợp.

27
Mục lục
Hình dưới trình bày nguyên lý định lượng loại bơm có lằn vặt xéo phía dưới.
H1 : Piston ở vị trí thấp nhất, nhiên liệu vào xylanh bằng hai lỗ dầu vào và dầu về.
H2 : Vào cuối thì ép đến điểm phun dầu, cam đội piston lên đóng kín hai lỗ dầu lại nhiên liệu bắt đầu
bị ép trong xy lanh ta gọi là điểm khởi phun.
H3 : Piston tiếp tục đi lên, ép dầu áp lực cao đến kim phun khi rãnh thoát trên thân piston vừa hé mở
đường dầu về, dầu từ phía trên đầu piston theo rãnh đứng thoát ra lỗ dầu về, dầu từ phía trên đầu từ
piston theo rãnh đưng thoát ra lỗ dầu về, dầu không được bơm lên kim phun nữa ta gọi là điểm dứt
phun.
H4 – 5 : Nếu ta xoay mũi tên theo chiều cạnh vạt xéo thân dưới piston hé mở lỗ dầu về sớm hơn
H6 : Hành trình mới.

28
Mục lục
1 2 3 4 5 6

1. Nạp nhiên liệu 2 Khởi phun 3. Đang phun


4. Dứt phun 5. Hành trình dư 6. Hành trình nạp mới
Hình 2 - 1 : Định lượng bằng cách xoay piston có lằn vạt xéo.
29
Mục lục
II - BƠM CAO ÁP CÁ NHÂN PF :
2.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF :
- Bơm PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cỡ nhỏ một, hai xy lanh như : KUBOTA, YANMAR
hoặc trên một số động cơ nhiều xy lanh.
- Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của bơm PF gồm thùng chứa nhiên liệu, khóa nhiên liệu, lọc sơ cấp và chén
lóng cặn, lọc thứ cấp, bơm cao áp PF, ống dẫn cao áp, kim phun, ống dẫn dầu dư từ kim về thùng chứa.

6
5

7
4

3
8

1. Bơm cao áp 3. Ống cao áp 5. Ống dầu về 6. Lọc nhiên liệu 8. Ốc xả cặn
2. Ốc xả gió 4. Kim phun 7. Ống dầu đến bơm
-Hình 2 – 2 : Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF

30
Mục lục
- Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ thùng chứa qua 2 lọc sơ cấp và thứ cấp rồi đến bơm cao áp nhờ
bằng trọng lực vì loại này thùng chứa thường đặt cao hơn bơm cao áp. Đến thời điểm phun, nhiên liệu
được phun vào buồng đốt. Nhiên liệu dư ở kim phun theo ống dầu dư dẫn về thùng. Lượng dầu dư này
vừa để bôi trơn van kim vừa có công dụng làm mát kim phun.
2.2 Công dụng của bơm PF :
- Tiếp nhận nhiên liệu từ thùng chứa đưa đến qua các thiết bị ống dẫn, lọc.
- Ép nhiên liệu lên áp lực cao từ 2500 PSI  3000 PSI đưa lên kim phun, phun vào xy lanh đúng thời
điểm.
- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động.
2.3 Cấu tạo bơm PF :
- Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel. Nó cần một sự chính xác
và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai lệch hay hư hỏng. Vì thế các chi tiết của bơm
phải đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng chế tạo với độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn.

31
Mục lục
15 1.Thân bơm
2. Ống dầu đến
2
14 3. Vít xã gió
4. Bọng dầu
13
3 5. Piston
6. Xy lanh
12
7. Vòng răng
6 8. Thanh răng
5 9. Lò xo
10. Chụp đệm đẩy
1
11. Lỗ xem dấu cân bơm
4
12. Bệ van cao áp
7
13. Lò xo van
8
14. Ốc lục giác
9
15. Ống cao áp
10
16. Khoen chận

Hình 2 – 3 : Cấu tạo bơm cao áp PF

16

32
Mục lục
Một bơm cao áp PF gồm các bộ phận như sau :
- Vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm, trên đó có dự trù bệ bắt bơm (bắt đứng hay bắt bên
hông) phía ngoài xung quanh có dự trù các lỗ để bắt vít xả gió, vít chặn xy lanh, lỗ để xỏ thanh răng, lỗ để
trông đệm đẩy khi cân bơm.
1. Van cao áp 2. Xy lanh bơm
3. Piston bơm 4. Thanh răng
5. Ống xoay 6. Đệm đẩy
1

2
3
4 Hình 2 – 4: Bơm PF ráp đứng

- Bên trong vỏ bơm có chứa bộ xy lanh và piston. Đây là bộ phận chính để ép và định phân nhiên liệu. Để
điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ, người ta xoay piston nhờ một thanh răng và vòng răng,
piston bơm luôn luôn được đẩy xuống nhờ một lò xo, hai đầu lò xo có chén chặn, tất cả được đậy lại bởi
một đệm đẩy và khóa bên trong vỏ bơm nhờ có một khoen chận.
- Phía trên xy lanh là một bệ van cao áp và van cao áp.Trên xú bắp là lò xo, tất cả được siết giữ trong vỏ
bơm bằng ốc lục giác, đầu ốc lục giác là chỗ dự trù để bắt ống cao áp dẫn đầu đến kim phun
33
Mục lục
 Một số đặc điểm cấu tạo :
- Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra để nhiên liệu
đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm, lò xo đẩy van đóng lại. Trong khi đóng
phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun. Nhờ thế kim
phun được dứt khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun. Ngoài ra còn có loại
van cao áp tròn như ở bơm cao áp động cơ D6 hoặc loại 2 viên bi như bơm SIGMA.
- Xy lanh có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy lanh ngoài nhiệm vụ
định vị xy lanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm.
- Piston bơm thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu, đuôi piston có hai
tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của đuôi piston đều có dấu. Khi ráp dấu trên tay
của piston phải trùng vơi dấu trên rãnh chữ U.
- Ngoài ra ta còn có loại piston không có lằn vặt xéo (như ở PMY D6) định bằng van tiết lưu, loại
này không có khâu răng và vòng răng.
- Ở vòng răng và thanh răng của bơm PF đều có dấu. Khi ráp hai dấu này phải ăn khớp với nhau.

34
Mục lục
2.4 Nguyên lý vận chuyển nhiên liệu :

A. Lưu lượng tối đa B. Lưu lượng trung bình C. Cầm chừng


Hình 2 – 5 : Nguyên lý làm việc bơm cao áp PF
- Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xy lanh vào xy lanh
bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra.
- Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đi lên ép nhiên liệu trong xylanh.
Lúc piston đi lên, khi nào đỉnh piston đóng hết 2 lỗ dầu ở xy lanh thì nhiên liệu bắt đầu ép (ta gọi là điểm
khởi phun). Khi áp lực dầu ép tăng lên mạnh hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra nhiên liệu đưa
đến kim phun để phun vào xylanh động cơ.
- Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu, đến khi lằn vặt xéo ở piston mở lỗ dầu xả, dầu từ trên đỉnh
piston theo lỗ khoan giữa piston tràn ra ngoài xy lanh.Thì phun chấm dứt (ta gọi là điểm dứt phun), piston
tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó.
35
Mục lục
- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi hành trình có ích.
Hành trình có ích càng lớn lượng dầu càng nhiều, hành trình có ích càng ngắn dầu càng ít. Khi ta xoay
piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu xả thì hành trình có ích của piston sẽ bằng không, nghĩa là dầu trên
đỉnh piston luôn luôn thông với bên ngoài xy-lanh thông qua lỗ xả, nên mặt dầu piston vẫn lên xuống,
nhiên liệu không được ép, không phun nhiên liệu, động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu),
lằn vạt xéo trên thân piston có 2 loại :
Lằn vạt xéo phía trên : Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định.
Lằn vạt xéo phía dưới : Điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi.
Van cao áp :
1. Rắc co dầu ra

2. Lò xo van cao áp
3. Van cao áp
1
4. Mặt côn van
2 5. Bệ van cao áp

5
Hình 2 – 7 : Van cao áp

36
Mục lục
* Các dấu của bơm cao áp PF :
- Dấu ở vòng răng và thanh răng
- Dấu tròn trên thanh răng, dấu gạch trên vòng răng phải trùng nhau.
- Dấu trên đuôi piston, dầu trên rãnh xẻ.
2.5 Đặc điểm của bơm cao áp PF :
- Bơm PF không có cốt cam nằm trong bơm
- Bơm được gắn bên hông động cơ
Mỗi xylanh động cơ có một bơm riêng biệt, nhờ thế mà ống dẫn từ bơm cao áp đến kim phun ngắn.
Kích thước đường kính piston 4  40 mm, khoảng chạy từ 5  35 mm, lưu lượng cung cấp một lần
phun từ 25  3800 mm3.
Trên bơm có các ký hiệu sau
Ví dụ : Ở vỏ bơm có ghi APF 1 A 70 A 2123556
1 2 3 4 5 6
1) APF : Loại bơm cá nhân của Mỹ
A : American Bosch
PF : Bơm cá nhân
2) 1 : số piston bơm (1 piston)
3) A : Cỡ bơm A : Cỡ nhỏ; B : Cỡ trung; Z : Cỡ lớn
4) 70 : đường kính piston tính bằng 1/10mm (7mm)
5) A : Đặc điểm thay thế tùy theo cỡ bơm
6) Đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng.

37
Mục lục
Bơm cao áp PF có 2 loại : loại điều khiển bằng thanh răng và loại điều khiển bằng van nhiên liệu.
2.6 Tháo ráp sửa chữa bơm cao áp PF
I. Mục đích :
Tập tháo bơm nhiên liệu piston loại PF và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp.
II. Trợ huấn cụ :
Bơm cao áp PF
Bản vẽ lớn về bơm PF
III. Dụng cụ :
- Một que sắt tròn làm chốt chặn đường kính cỡ 3mm dài 50mm
- Một cái gắp piston bơm
- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị inch
- Một chìa khóa miệng hay vòng đơn vị mm
- Một cảo đế, van cao áp (bệ) theo cỡ
- Một kềm mỏ tròn
- Một mâm chứa đựng chi tiết bơm tháo ra.
IV. Động tác thực hiện :
- Yêu cầu trong công tác tháo ráp
- Vị trí làm việc phải sạch sẽ
- Đối với người làm việc tay phải thật sạch
- Dụng cụ bàn thợ, bàn kẹp thật sạch và có lót giấy dưới mâm để chi tiết.
- Chuẩn bị một máng chứa dầu rơi xuống dưới đất lúc ráp bơm
38
Mục lục
a. Tháo bơm cao áp PF :
- Tháo bơm ra khỏi động cơ. Rửa và tẩy sạch dầu mỡ bên ngoài bơm. Để ngừa chất bẩn xâm
nhập vào bên trong, dùng nút vặn hoặc vải sạch quấn bít các mạch nạp và thoát của bơm lúc rửa .
- Trở ngược đầu bơm và kẹp chặt vào bàn kẹp có mang bàn phụ bằng kim đỡ sát (kẹp nơi phần
lục giác của đầu ống nối).
- Dùng cán búa để chụp hướng dẫn piston, chui chốt chặn vào lỗ nơi hông của thân bơm. Chú
ý có nhiều loại bơm lỗ này nằm bên trong của thân bơm.
- Dùng cây vặn vít nạy vòng chân chụp hướng dẫn piston, dùng tay trái giữ chặn khỏi văng ra
ngoài, tay phải nạy vòng chận.
- Đè chụp hướng dẫn piston rời khỏi chốt chận và lấy chốt chặn ra.
- Lấy chụp hướng dẫn ra khỏi thân bơm.
- Lấy piston và chén chận lò xo phía dưới cẩn thận không cho piston va chạm với vật khác, mặt
láng chính xác có thể bị trầy và chạm với vật cứng khác.
- Lấy lò xo piston ra
- Dùng băng keo quấn 2 đầu mỏ kềm, chui vào trong thân bơm để rút ống xoay chén chận đầu
trên lò xo và vòng kềm.
- Bơm cỡ nhỏ (A) và cỡ trung (B) không có vòng kềm.
- Tháo vít chặn thanh răng
- Rút thanh răng khỏi thân bơm.
* Chú ý : Không nên tháo mũi chỉ gắn nơi thân bơm và các khoen chêm (Shim) nếu cần tháo
nên ghi dấu trước. Trường hợp khoen chêm bị thất lạc nên gắn mũi chỉ thế nào khi thanh răng ở phía
cúp dầu (stop) đầu mũi chỉ nằm ngay 0 nơi thanh răng.

39
Mục lục
- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Dùng chìa khóa tháo đầu ống nối.
- Lấy lò xo van cao áp ra.
- Dùng cảo để cảo bệ van cao áp ra.Van cao áp, phải được lắp vào thành bệ của nó cho khỏi lộn.
- Tháo vít kềm xylanh và đệm khí
- Đẩy xylanh ra khỏi thân từ dưới lên trên lắp piston và xylanh của nó thành từng bộ và để trên giấy
sạch.
- Tháo vít xả gió và đệm kín không cần tháo mũi chỉ số chêm của nó
b. Kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF :
- Sau một thời gian hoạt động phải kiểm tra sửa chữa.
- Trước hết phải rửa sạch bên ngoài bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp. Sau khi rửa sạch và thổi gió,
ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm soát.
- Thân bơm : kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn hoặc gia công nguội, nếu hư quá phải thay mới.
- Piston xylanh : dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh bơm.Nếu có vết trầy
, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu
- Van và đế cao áp : dùng kính phóng đại kiểm tra, nếu mòn, khuyết rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ
cần xoáy phần côn, phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ.
- Đệm đẩy : mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiện mới
hay thay thế.
- Lò xo cao áp : nứt hay cong, thay mới hoặc nắn thẳng.
- Ống xoay và vòng răng : vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn khuyết, cần thay mới
hoặc hàn đắp.
40
Mục lục
- Lò xo piston : nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới.
- Vít kềm xylanh : răng bị mòn sướt, chuôi bị cong cần thay mới
- Các rắc co : lờn răng hoặc bó răng cần thay mới.
c. Ráp bơm cao áp PF:
- Trước khi ráp các chi tiết cần được rửa trong dầu gasoil sạch, sau khi kiểm tra tình trạng sửa chữa
phục hồi hoặc thay mới.
- Kẹp bơm trên bàn kẹp đầu bơm trở lên.
- Tháo rời piston khỏi xylanh bơm, rửa sạch bằng dầu gasoil, chú ý hai lỗ nơi xylanh, một tròn và
một lỗ có rãnh đứng, lắp xylanh vào thân bơm hướng rãnh đứng về phía vít, kềm xylanh. Ráp vít kềm
xylanh và đệm kín, siết chặt vít kềm có đệm kín, xylanh bơm có thể di động khoảng ngắn lên xuống.
- Rửa sạch van cao áp và bệ của nó ráp toàn bộ vào bên trên của xylanh.
- Để lò xo vào, ráp và siết chặt đầu ống nối. Muốn cho vị trí lò xo và đệm kín của van cao áp được
ổn định ta siết vào và tháo nhiều lần trước khi siết chặt và đúng lực siết.
- Trở đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Rửa sạch piston bằng dầu gasoil, lắp thử vào xylanh. Tránh sờ mó mặt láng của piston bằng tay,
dùng cái gắp để ráp thử vào xylanh. Piston phải di động trơn trong mọi vị trí.
- Nếu piston vẫn bị kẹt hoặc bị rít cần tháo toàn bộ để kiểm tra xylanh và các mặt tiếp xúc với thân
bơm, có thể trong trường hợp cần thiết thay mới đệm kín của đế van cao áp. Sau khi kiểm tra piston và
xylanh hoạt động tốt, lấy piston ra ngoài để tiếp tục ráp chi tiết theo tuần tự.

41
Mục lục
- Ráp thanh răng vào lỗ nơi thân bơm : hướng mặt có răng qua phía tâm của thân bơm đầu có
ghi kích thước mm hướng quay mũi chỉ và rãnh xuôi ngay vít chặn.
- Siết chặt vít chặn thanh răng đầu vít nằm trong rãnh xuôi và thanh răng phải di chuyển trơn.
- Kéo thanh răng đến vị trí trung bình điểm ghi được thấy ngay giữa thân bơm, ráp ống xoay
vào và hướng thế nào để lằn gạch nơi ống xoay ngay với điểm ghi trên thanh răng. Thanh răng và ống
xoay phải di chuyển trơn.
- Lắp chén chận lò xo phía trên.
- Lắp vòng kềm chén nếu có trang bị cho cỡ bơm. Dùng chụp hướng dẫn và chén chận đầu
dưới ép sát vòng kềm vào trong.
- Rửa sạch piston, bằng dầu gasoil, không nên rờ mó mặt láng bằng tay, sau khi rửa sạch.
Dùng cái gắp kẹp đuôi piston hướng lằn gạch nơi tai của đuôi piston ngay với lằn gạch nơi rãnh chữ U
của ống xoay. Ráp lò xo vào ống xoay.
- Nâng piston lên vừa tầm để lắp chén chận phía dưới của lò xo và đẩy nhẹ vào xyalnh.
Không được xoay tròn piston và hai tay vẫn nằm ngay rãnh chữ U của ống xoay.
- Rửa sạch chụp hướng dẫn của piston ráp vào thân bơm. Dùng cán búa đè chụp hướng dẫn
xuống khỏi lỗ chận xỏ chốt chận vào lỗ để kềm chụp hướng dẫn nằm yên.
- Dùng tay nhận vòng chận vào rãnh, chú ý hai đầu của vòng chận nằm ngay phần lõm của
rãnh để dễ tháo.
- Dùng cán búa đè chụp hướng dẫn xuống khỏi chốt chận đoạn rút chốt ra.
- Ráp các chi tiết phụ thuộc khác. Dùng nút vặn và vải sạch bịt kín các macïh dầu để bụi
không xâm nhập vào
- Lấy bơm ra khỏi bàn kẹp.

42
Mục lục
2.7 CÂN ĐỒNG LƯỢNG BƠM CAO ÁP PF
(Với động cơ nhiều xylanh)
I. Mục đích :
Tập cân đồng lượng nhiên liệu của các tổ bơm PF
II. Trợ huấn cụ :
Máy thử bơm cao áp có dự trù bộ phận thử bơm PF
Chìa khóa miệng thích hợp
Cây vít vặn cỡ 8 mm
III. Động tác thực hiện :
Yêu cầu trong công việc :
Phải thông suốt về việc điều hành máy thử bơm cao áp và phương pháp bảo dưỡng máy trước khi sử
dụng.
A. CÂN ĐỒNG LƯỢNG TRÊN MÁY THỬ :
Ví dụ : Trường hợp cân đồng lượng một tổ bơm cung cấp cho xylanh 10cc trong 100 cuốc với tốc độ
600 vòng/phút.
Bắt bơm cao áp lên máy thử
Cho máy thử chạy với vận tốc trung bình để xả gió và điều chỉnh máy cho vận tốc lên 600 vòng/phút.
Tham khảo tài liệu hướng dẫn để thực hiện đúng phương pháp kỹ thuật đạt mức chính xác cao trong
quá trình làm việc.

43
Mục lục
Xê dịch thanh răng qua lại để hứng cho được 10cc trong 100 cuốc với vận tốc 600 vòng/phút.
Xem mũi nhọn trên bơm chỉ giá trị bao nhiêu trên thanh răng. Vi dụ: 51 ly. Ta ghi chú ngay trên tổ
bơm này.
- Vận tốc bơm 600 vòng/phút
- Số cuốc 100 cuốc
- Lưu lượng 10 cc
- Thanh răng ở vị trí 51 ly (mm)
Bắt bơm cao áp thứ hai lên bàn thửø, cho máy chạy 600 vòng/phút, xê dịch thanh răng qua lại để hứng
được 10cc trong 100 cuốc, nếu nhìn mũi chỉ thanh răng ở ngay vị trí 52mm thì ta ghi chú nơi trên vỏ
này.
- Vận tốc bơm 600 vòng/phút
- Số cuốc 100 cuốc
- Lưu lượng 10 cc
- Thanh răng ở vị trí 52 mm
* Có 2 phương pháp cần thực hiện :
Ta có thể ghi chú tổ bơm theo những số liệu ghi nhận được như trên.
Ta có thể sửa vị trí mũi chỉ đem ra hoặc cho vào thân bơm bằng cách thêm hoặc bớt số chêm để mũi
chỉ của tổ bơm thứ hai nằm ngay kích thước ban đầu là 51mm.
Tiếp tục các tổ bơm còn lại theo phương pháp trên để hoàn tất.

44
Mục lục
B.CÂN ĐỒNG LƯỢNG TRÊN ĐỘNG CƠ VẬN HÀNH ĐƯỢC NHƯNG CHƯA NỔ.
1.Tháo các kim rời khỏi động cơ và gắn kim quay ra ngoài.
2.Dùng tay quay động cơ với số vòng quay yêu cầu.
3.Xả gió trong thân bơm, dùng các ống nghiệm hứng dưới mỗi kim.
4.Điều chỉnh thanh răng nơi các mối nối để cho lưu lượng nhiên liệu được đồng đều nhau.
GÓC ĐỘ PHUN DẦU SỚM CỦA VÀI LOẠI ĐỘNG CƠ DÙNG BƠM PF

HIỆU MÁY NƯỚC SẢN XUẤT KIỂU GÓC PHUN SỚM


Yanmar Nhật LD - PF 8  11 độ
_ _ SM 8  12 độ
_ _ TG 10  12 độ
Bông Sen Việt Nam _ 18  3 độ
YNE – Long Đài Loan DE – 2A 10 độ
Mitsubishi Nhật SD – 4H 17  20 độ
Kubota Nhật ER – 90 18 độ
Fulperland Nhật KA 4  10 độ
Lister Anh 2CY – 10HP 18 độ

Chú ý : Phương pháp này chỉ điều khiển cho các tổ hợp bơm cung ứng số lượng nhiên liệu đồng
đều và đối với chế độ định lượng thì phải hiệu chỉnh trong trường hợp có tải và có bộ điều tốc phối
hợp.
45
Mục lục
C. CẦN ĐỒNG LƯỢNG TRÊN ĐỘNG CƠ ĐANG VẬN HÀNH :
Cho động cơ chạy với tốc độ cầm chừng hoặc bình thường theo chế độ làm việc của nó.
Dùng nhiệt kế đo nơi ống khí thải của mỗi xylanh máy có dự trù chỗ gắn hoặc đã trang bị nơi mỗi
ống góp khí thải.
Quan sát nhiệt độ của mỗi xylanh máy để thêm hoặc bớt nhiên liệu, làm thế nào để mỗi xylanh máy
bằng nhau tức lưu lượng nhiên liệu sẽ đồng đều nơi mỗi tổ bơm, thanh răng được xê dịch qua lại do
các mối nối.
Chú ý : Quá trình điều chỉnh được chính xác khi động cơ đến nhiệt độ bình thường của nó và ở
mức có tải với vận tốc bình thường. Đối với động cơ trang bị nhiệt kế hoạt động với nhiệt độ thấp, ta
thử lúc máy chạy cầm chừng.

46
Mục lục
2. 8 CÂN BƠM CAO ÁP PF VÀO ĐỘNG CƠ
I. Mục đích :
Nắm vững nguyên tắc cân bằng về việc cân bằng về việc câm bơm PF trên động cơ đối với bơm
piston có lằn vạt xéo phía trên và phía dưới
Cân một tổ bơm .
Cân nhiều tổ bơm .
II. Trợ huấn cụ :
Động cơ có một hoặc nhiều xylanh
III. Dụng cụ :
Một chìa khóa miệng hoặc vòng để tháo các đai ốc bắt bơm vào động cơ.
Chìa khóa miệng hoặc vừa với ốc hiệu chỉnh đệm đẩy.
Thước kẹp 1/10 mm.
IV. Động tác thực hiện :
Trước khi cân bơm cao áp PF vào động cơ, bơm đã được thực hiện các công tác trong phòng dầu
như : tháo, kiểm tra, ráp, cân đồng lượng (nếu bơm PF dùng cho động cơ có nhiều xylanh).

47
Mục lục
A. LOẠI CÓ DẤU Ở CỬA SỔ THÂN BƠM :
Chùi thật sạch mặt bắt bơm ở bơm và động cơ.
Quay cốt máy cho đệm đẩy điều khiển bơm xuống
Bắt bơm vào động cơ, siết đai ốc cho đều và đúng lực siết.
Quay cốt máy động cơ theo chiều chạy đến lúc piston lên đến tử điểm thượng cuối thì nén và dấu
phun dầu sớm (chữ I hay F) ở bánh trớn hay puly ngay dấu chỉ thị.
Nhìn dấu ở cửa sổ thân bơm, dấu này phải ngay với lằn gạch của chụp đệm đẩy.
Nếu lằn gạch ở đệm đẩy nằm cao hơn dấu cửa sổ thì ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy ở động cơ đi xuống
hoặc thêm chêm ở mặt bắt bơm.
Nếu lằn gạch ở đệm đẩy nằm thấp hơn dấu cửa sổ thì ta phải điều chỉnh đệm đẩy đi lên hay bớt
chêm ở mặt bắt bơm.
Kiểm tra một lần nữa bằng cách quay cốt máy khi dấu phun sớm ở bánh đà ngay chỉ thị đứng,
piston động cơ đang ở cuối nén đầu nổ thì lằn gạch ở đệm đẩy trùng với lằn gạch cửa sổ.

48
Mục lục
B. LOẠI KHÔNG CÓ DẤU Ở THÂN BƠM :
I. Xác định lằn vạt xéo :
Thực hiện giống mục 1, 2, 3 ở phần A rồi tiếp tục
Gắn ống nhiên liệu từ thùng chứa qua 2 lọc đến bơm.
Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp ra rồi gắn ốc lục giác và lò xo lại.Siết chặt ốc lục giác lại.
Để thanh răng ở vị trí trung bình.
Cho nhiên liệu thông từ thùng chứa đến bơm.
Quay cốt máy xuống tử điểm hạ, nhiên liệu sẽ trào ra ở ốc lục giác (dùng khay hứng dầu trào
xuống đất).
Tiếp tục quay cho đến khi nào nhiên liệu vừa ngưng trào (dùng ngón tay phủi ở đầu lục giác để
biết chính xác) thì dừng lại.
Di chuyển thanh răng qua lại một tí.
Nếu dầu vẫn ngưng trào là piston có vạt xéo dưới.
Nếu dầu trào lại là piston có vạt xéo trên.

49
Mục lục
II. Phương pháp cân bơm :
Để thanh răng vị trí nào cũng được trừ stop, nếu piston có vạt xéo dưới. Để thanh răng vị trí cầm
chừng nếu vạt xéo trên.
Tiếp tục quay cốt máy theo chiều chạy, cho pis-ton bơm xuống TDH và cho nhiên liệu trào ra rồi
từ từ quay cho đến khi nào ngưng trào thì dừng lại (lưu ý ngưng trào ở cuối thì ép)
Nhìn dấu phun dầu sớm ở bánh trớn hay puly dấu phải ngay dấu chỉ thì đứng.
Nếu dấu ở puly chưa đến dấu chỉ thị tức là bơm đã cân sớm, ta phải tháo bơm ra vặn ốc hiệu
chỉnh đệm đẩy xuống hay thêm chêm ở mặt bắt.
Nếu dấu đã qua rồi ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy lên hay bớt chêm ở mặt bắt.
Ráp bơm lại và thử lại bằng cách quay cốt máy cho dầu trào ra rồi từ từ quay đến lúc dầu vừa dứt
trào thì ngưng lại, lúc này dấu phun dầu sớm ở bánh trớn ngay chỉ thị đứng.
Ráp van cao áp, xả gió cho động cơ phát hành.
III. Xác định kích thước hiệu chỉnh :
Muốn hiệu chỉnh đệm đẩy hay thêm bớt đệm một cách chính xác và chỉ làm một lần thực hiện
như sau :
Ví dụ : Khi dầu đã ngưng trào mà dấu ở puly chưa ngay dấu chỉ thị tức đã cân sớm ta thực hiện
như sau :
Khóa dầu lại, tháo ốc lục giác ra, lấy van cao áp ra.
Dùng so kế (hay thước kẹp) sỏ cây đường kính lối 3 ly vào lỗ vệ van cho đụng đầu piston bơm.
Quay volant từ từ cho dấu ở puly ngay dấu chỉ thị
Xem so kế (hay thước kẹp) để piston di chuyển bao nhiêu.
Chỉnh đệm đẩy xuống (hay thêm chêm) theo số liệu vừa đo.
50
Mục lục
CHƯƠNG III :

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PE

Bơm cao áp có nhiều tổ bơm ráp chung một khối còn được gọi là bơm thẳng hàng.
I. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU :
Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE và nguyên lý làm việc được trình bày ở chương hệ
thống nhiên liệu trên động cơ Diesel.
Hệ thống nhiên liệu này được phổ biến trên các động cơ Diesel ôtô máy kéo như : MTZ, IFA,
KAMAS, TOYOTA, MERCEDECES, REO, HYNO, ISUZU.
* Công dụng bơm cao áp PE :
Bơm cao áp PE dùng trên động cơ Diesel có công dụng :
Tiếp nhận nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến bơm.
Ép nhiên liệu lên áp lực cao (2500  3000 PSI) đưa đến kim phun đúng thời điểm và phù hợp với
thứ tự thì nổ của động cơ.
Phân phối lưu lượng đồng đều cho các xylanh và tuỳ theo yêu cầu hoạt động của động cơ.

51
Mục lục
1. Thùng chứa 2. Bơm tiếp vận 3. Lọc tinh 4. Bơm cao áp 5. Bộ phun dầu sớm
6. Bộ điều tốc 7. Kim phun 8. Đường dầu về 9. Bugi xông
10. Accu 11. Công tắêc đề 12. Hộp điều khiển bugi xông
Hình 3.1 Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE
52
Mục lục
II. CẤU TẠO BƠM CAO ÁP PE :
- Bơm cao áp PE là một loại bơm gồm nhiều tổ bơm PF ghép chung thành một khối, có cốt cam
điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một thanh răng cụ thể. Cấu tạo của một bơm
cao áp Bosch PE gồm có :
- Một thân bơm (vỏ bơm) được đúc bằng hợp kim nhôm trên đó có dự trù các lỗ để bắt ống dầu
đến, ống dầu về, ốc xả gió, lỗ xỏ thanh răng, vít chận thanh răng, vít kềm xylanh … Thân bơm có thể
chia làm 3 khoang (phần) trong đó có chứa các chi tiết sau :
- Phần giữa (cửa sổ mặt tiền bơm) bên trong chứa các cặp piston xylanh tương ứng với số xylanh
của động cơ, các vòng răng và thanh răng điều khiển. Trên vòng răng có vis xiết để có thể điều chỉnh
vị trí tương đối của piton và xy-lanh.
- Phần dưới bên trong có chứa cốt bơm hai đầu tựa lên hai bạc đạn lắp ở nắp đậy cốt bơm. Cốt
bơm có số bướu cam bằng số xylanh động cơ và có cam sai tâm để điều khiển bơm tiếp vận bắt ở
hông bơm. Trên các bướu là các đệm đẩy có bánh răng, ở đệm đẩy có vít điều chỉnh và đai ốc chận.
Dưới cốt bơm là đáy bơm có các nắp đậy, bên trong chứa dầu nhờn để bôi trơn. Cốt bơm một đầu
được lắp một khớp nối (hoặc bộ phun sớm tự động và khớp nối) nối với trục truyền động tự động.
Đầu còn lại lắp quả tạ và chi tiết bộ điều tốc cơ năng (hoặc để trống, nếu bộ điều tốc áp thấp).
- Phần trên là phòng chứa nhiên liệu thông giữa các xy lanh với nhau . Các vít kềm xy lanh chỏi
ở lỗ nhiên liệu ra của xylanh. Một van an toàn để điều chỉnh áp lực nhiên liệu vào các xylanh .
- Trên xy lanh là bệ van cao áp, van cao áp, lò xo và trên cùng là ốc lục giác dẫn nhiên liệu đến
kim phun.
- Ngoài ra còn có một bơm tiếp vận loại piston gắn ở hông bơm được điều khiển bởi cam sai tâm
của cốt bơm và bộ tiết chế cơ năng hay áp thấp liên hệ với thanh răng để điều chỉnh tốc độ động cơ (
xem bài độ điều tốc).

53
Mục lục
1
2
3 8
4
5

9
6
7

1. Lò xo 2. Van cao áp 3. Đường dầu vào


4. Lằn vạt xéo 5. Piston bơmï 6. Lò xo
7. Chén chặn lò xo 8. Cần điều khiển 9. Cam
Hình 3 – 2 : Cấu tạo tổng quát bơm cao áp PE
54
Mục lục
III. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG :
- Khi động cơ hoạt động, cốt bơm điều khiển bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua hai lọc
rồi đến bơm ở lại phòng chứa nhiên liệu nơi thân bơm. Một phần nhiên liệu qua van an toàn trở về
thùng chứa.
- Lúc piston bơm xuống nhiên liệu nạp vào xylanh bằng cả hai lỗ dầu nơi xylanh. Đây là thởi kỳ
nạp. Đến thì phun nhiên liệu, cốt bơm điều khiển piston đi lên ép nhiên liệu đưa đến kim phun. Lúc
pis-ton đi lên, khi đỉnh pis-ton đóng hai lỗ dầu lại thì áp lực nhiên liệu trong xy-lanh sẽ tăng lên, khi áp
lực dầu đủ lớn để thắng được sức ép của lò xo van cao áp, van cao áp sẽ mở ra, nhiên liệu sẽ được đưa
đến kim phun để phun vào buồng đốt của động cơ. Đây là thời điểm khởi phun nhiên liệu. Lúc cạnh vạt
xéo phía dưới nơi piston bơm vừa hé mở lỗ dầu về, dầu tràn ra ngoài xylanh làm cho áp suất dầu trong
xy-lanh giảm xuống, van cao áp sẽ đóng lại. Áp suất dầu trong đường ống cao áp và kim phun sẽ giảm
xuống, kim phun sẽ được đóng lại, nhiên liệu không còn được phun vào trong buồng đốt động cơ
nữa,thì phun dầu chấm dứt. Đây là thời điểm dứt phun của hệ thống.
- Khi muốn tắt máy, người ta kéo cần tắt máy, pis-ton bơm sẽ được xoay đến vị trí sao cho rãnh
đứng trùng với lỗ dầu trên xy-lanh nên khi pis-ton đi lên ép nhiên liệu, dầu trong xy-lanh sẽ thoát ra
ngoài, áp lực dầu trong xy-lanh không thể tăng cao được nên dầu không thể mở van cao áp để vào
trong ống cao áp
- Nhờ cốt bơm có các mấu cam với cấu tạo phù hợp với thứ tự thì nổ động cơ nên nhiên liệu được
đưa đến kim phun đúng lúc, đúng thì. Tất cả các xylanh bơm đều có một áp lực nhiên liệu vào như
nhau và điều khiển chung bởi một thanh răng nên nhiên liệu ở các xylanh tăng giảm đồng đều.
- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng giống như bơm PF.

55
Mục lục
1.Rắc co dầu ra
1
2. Van cao áp
3. Piston bơm
2
4. Thanh răng
5. Lò xo
3 6. Ốc điều chỉnh
4 7. Chén chặn lò xo
7
8. Cam
5

Hình 3 - 3 : Cấu tạo chi tiết bơm cao áp PE


56
Mục lục
IV. PHUN DẦU SỚM TỰ ĐỘNG TRÊN PE :

b
a 

c
 

Hình 3 – 4 : Bộ phun sớm tự động gắn đầu cốt bơm PE


57
Mục lục
- Cũng như đánh lửa sớm tự động trên động cơ xăng. Trên động cơ Diesel khi tốc độ càng cao, góc
độ phun dầu phải càng sớm để nhiên liệu đủ thời gian hòa trộn tự bốc cháy phát ra công suất lớn nhất.
Do đó, trên hầu hết các động cơ Diesel đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động.
- Với piston có lằn vạt xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi và dứt phun cố định, với piston có
lằn vạt xéo cả trên lẫn dưới thì điểm khởi phun và dứt phun đều thay đổi. Do đó đối với piston có lằn vạt
xéo phía trên và cả trên lẫn dưới không cần trang bị bộ phun dầu sớm tự động.
- Đối với piston có lằn vạt xéo phía dưới thì điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi.
Thông thường các bơm cao áp PE đều có lằn vạt xéo phía dưới nên phải trang bị bộ phun dầu sớm tự
động.
- Đa số bơm PE người ta ứng dụng bộ phận tự động điều khiển góc phun sớm bằng ly tâm. Điển
hình của loại bơm này là bộ phun sớm tự động của hãng Bosch.

NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC CỦA BỘ PHUN SỚM


KIỂU LY TÂM CỦA HÃNG BOSH.

- Loại này được áp dụng trên đa số máy kéo như T50K, K.7000 (Liên Xô) FIAT ALLIS (Ý)
KOMATSU D 30A (Nhật).
- Bộ phận này gồm : một mâm nối thụ động được bắt vào đầu cốt bơm cao áp, nhờ chốt then hoa và
đai ốc giữ.
- Một mâm nối chủ động có khớp nối để nhận truyền động từ động cơ. Chuyển động quay của nâm
chủ động truyền qua mâm thụ động qua hai quả tạ.
Trên mâm thụ động có ép hai trục thẳng góc với mâm, hai quả tạ quay trên hai trục này. Đầu lồi còn
lại của quả tạ tỳ chốt của mâm chủ động, hai quả tạ được kềm vào nhau nhờ hai lò xo tựa vào trục, đầu
còn lại tỳ vào chốt ở mâm chủ động. một miếng chêm nằm trên lò xo để tăng lực lò xo theo định mức.
Một bọc dính với mâm chủ động có nhiệm vụ bọc hai quả tạ và giới hạn tầm di chuyển của chúng. 58
Mục lục
Tất cả cơ cấu vừa kể được che kín bằng một bọc ngoài cũng vặn vào bề mặt có ren của mâm thụ
động. các vòng đệm kín bằng cao su hóa học bảo đảm độ kín giữa bọc và mâm chủ động. nhờ vậy mà
bên trong toàn bộ có đầy dầu nhớt bôi trơn.
Khi động cơ làm việc, nếu vận tốc tăng, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ văng ra do mâm thụ
động quay, đối với mâm chủ động theo chiều chuyển động của cốt bơm,do đó làm tăng góc phun sớm
nhiên liệu. Khi tốc độ giảm thì lực ly tâm yếu nên hai quả tạ xếp vào, lò xo quay mâm thụ động cùng
với trục cam đối với mâm chủ động về phía chiều ngược lại. Do đó làm giảm góc độ phun sớm nhiên
liệu.
V. ĐẶC ĐIỂM BƠM CAO ÁP PE :
5.1 Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bơm :
Ví dụ :
PE 6 A 70 B 4 1 2 R S 114

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

PES 6 A 70 A 1 2 3 R S 64

1- Chỉ loại bơm cao áp cá nhân có chung một cốt cam bơm.Cốt được điều khiển qua khớp nối. Nếu
có thêâm chữ S là cốt bơm bắt trực tiếp vào mặt bích của động cơ và không qua khớp nối.
2- Chỉ số xylanh bơm cao áp (bằng số xylanh động cơ)
3- Kích thước bơm (A : cỡ nhỏ; B : cỡ trung; Z : cỡ lớn; M : cỡ thật nhỏ’ P : đặc biệt; Zw : cỡ thật
lớn)
4- Chỉ đường kính piston bơm tính theo 0.1 ly (70 = 7 ly)
5- Chỉ đặc điểm thay thế các bộ phận trong bơm khi ráp bơm (gồm có : A, B, C, Q, K, P)
59
Mục lục
6- Chỉ vị trí dấu ghi nơi đầu cốt bơm
Nếu số lẻ : 1, 3, 5 thì dấu ở đầu cốt bơm
Nếu số chẵn : 2, 4 , 6 thì dấu nằm bên phải nhìn từ cửa sổ
7- Chỉ thị bộ điều tốc (0 : không có bộ điều tốc)
1 – Bộ điều tốc ở phía trái
2 – Bộ điều tốc ở phía phải
8- Chỉ thị vị trí bộ phun dầu sớm
0 – Không có bộ phận phun dầu sớm
1 – Bộ phun dầu sớm phía trái
2 – Bộ phun dầu sớm phía phải
9- Chỉ có hoặc không có bơm tiếp vận
Nếu không có ghi số nghĩa là có bơm tiếp vận
Nếu có ghi số thì không có bơm tiếp vận gắn vào.
Nếu ghi số 3 : có 1 lỗ để gắn bơm tiếp vận nhưng chưa được đậy lại
Nếu ghi số 4 : có 2 lỗ gắn bơm tiếp vận, phía trái gắn bơm, phía phải đậy lại
Nếu ghi số 5 : có 2 lỗ gắn bơm tiếp vận, phía phải gắn bơm, phía trái đậy lại.
9- Chiều quay của bơm nhìn từ đầu cốt nối với động cơ
R : Chiều quay phải theo kim đồng hồ
L : Chiều quay trái ngược kim đồng hồ.
10&11- Đặc điểm của nhà chế tạo :
Nếu bơm PE do các nước khác chế tạo theo bằng sáng chế Bosch thì có ký hiệu riêng ở phía trước.
Ví dụ : Ký hiệu : RO (Bơm Bosch do Rumani chế tạo)
ND (Bơm Bosch do Nippon Denso Nhật chế tạo)
60
Mục lục
Ngoài ra bơm cao áp PE của Mỹ có ghi thêm hàng chữ :
TIMED FOR PORT CLOSING : Cân góc độ phun dầu theo phương pháp dầu trào mạch đóng (piston
có vạt xéo dưới)
TIMED FOR PORT OPENING : Cân góc độ phun đầu theo phương pháp dầu trào mạch hở (piston có
vạt xéo trên).:
5.2 Đặc điểm của bơm piston :
- Lằn vạt xéo phía trái (nhìn từ đầu piston) thì trên đuôi piston có ghi chữ N hay L, bộ điều tốc nếu
có thì gắn ở bên trái bơm.
- Lằn vạt xéo phía phải, thì trên đuôi piston có ghi chữ R bộ điều tốc nếu có thì gắn bên phải bơm.
VI. THÁO RÃ BƠM PE
6.1 Mục đích :
- Tập tháo bơm nhiên liệu cao áp piston loại PE (Lavalette Bosh American Bosch) và sử dụng dụng
cụ đúng phương pháp trong công tác :
6.2 Trợ huấn cụ :
Bơm cao áp Lavalette Bosch
Bản vẽ lớn về bơm cao áp.
6.3 Dụng cụ :

Một chìa khóa tube 3/4, 7/8 Một cần xiết nút vặn vít
Một molette 12” Dụng cụ cảo đế van cao áp
Một gắp piston Bộ gắp đệm đẩy
Cây vặn vít miệng 5mm Các loại cảo bạc đạn thích hợp.
Một nút vặn vít thích hợp Búa nhựa và mâm chứa
61
Mục lục
6.4 Động tác thực hiện :
- Yêu cầu trong công tác :
- Vị trí làm việc sạch sẽ, không bụi bặm.
- Người làm việc tay phải sạch
- Dụng cụ, bàn thợ, bàn kẹp phải sạch
- Máng đựng chi tiết phải có giấy lót
- Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ
- Rửa và tẩy sạch chất bẩn, dầu mỡ bên ngoài thân bơm
- Kẹp thân bơm vào bàn kẹp có hàm phụ đỡ sát, đầu bơm lên phía trên. Tháo các rắc co ống dầu
đến, đi. Tháo bơm tiếp vận và bộ điều tốc.
- Chú ý : trong khi tháo bơm tiếp vận và bộ điều tốc, nhớt cạt te còn lại có thể rơi xuống đất, nên ta
dùng một máng dầu để hứng.
- Trở ngược đầu bơm và kẹp vào bàn kẹp, mặt tiền bơm hướng ra ngoài. Kẹp nơi phần lục giác của
các đầu nối ống.
- Tháo nắp đậy mặt tiền bơm.
- Dùng nút vặn thích hợp với rãnh của nắp đáy bơm để tháo các nắp đáy bơm. Quay cốt bơm và
chêm vào vai của mỗi vít hiệu chỉnh nằm trên đệm đẩy (con đội) của mỗi tổ bơm lúc cam của nó đến
điểm chết trên.
- Quan sát và lưu ý : các dấu liên hệ giữa đệm nối và nắp hông bơm khi ráp vào khỏi bị lộn.
- Tháo đệm nối, dùng thanh chịu tay của đệm nối hoặc dùng mỏ lếch kềm đệm nối không xoay nơi
hai mặt vạt của nó. Dùng chìa khóa tube tháo tán nơi đấu cốt bơm. Dùng cảo tháo đệm nối ra khỏi cốt
bơm. Tháo chốt kềm nơi đầu cốt bơm. Dùng cây vặn vít tháo 4 vít xiết nắp đậy hông bơm. Nắp đậy
hông bơm có chứa đựng bạc chận dầu và vòng ngoài của ổ bi. Vì thế phải tháo cốt kềm đệm nối trước
để bảo vệ bạc chận dầu.
62
Mục lục
- Có thể lấy cốt bơm ra khỏi thân bơm, cẩn thận không va chạm các mấu cam, bạc đạn bi vào
thân bơm gây trầy, mẻ các mặt láng
- Dùng cây vặn vít dẹt lớn đè đệm dẩy xuống, rút các miếng chêm ra.
- Dùng dụng cụ gắp đệm đẩy ra khỏi bơm từ lổ đáy bơm hoặc thân bơm.
- Dùng cái gắp piston, chui vào lổ đáy bơm lấy piston và chén chận lò xo phía dưới một lượt.
Cẩn thận đặt nơi giấy sạch hoặc nơi giá đựng của nó.
* Chú ý : piston và xylanh của mỗi tổ bơm đều riêng biệt từng bộ, không được lẫn lộn với nhau,
khi tháo piston phải ổn định thứ tự về vị trí của nó để khi tháo xong xylanh sẽ được lắp vào ngay đúng
bộ của nó.
- Các bộ phận chính xác như van cao áp, xylanh, piston, cần để phân biệt, không va chạm với
các vật khác.
- Lấy ống xoay ra khỏi xylanh bằng cách đưa lên và lấy ra.
- Tháo vít kềm thanh răng, lấy thanh răng ra khỏi thân bơm .
- Trở ngược thân bơm và kẹp vào bàn kẹp.
- Tháo các đầu ống nối, lấy lò xo van cao áp. Dùng cảo đặc biệt để cảo bệ van cao áp.
- Tháo các vít kềm xylanh bơm. Giữ lấy đệm khí bằng đồng đỏ.
- Tháo xylanh ra khỏi thân bơm cho piston của nó vào đúng bộ và để vào vị trí.
VII. KIỂM TRA SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PE
- Sau một quá trình hoạt động và đúng định kỳ làm công tác đại tu máy, bơm nhiên liệu cũng
được tháo ra để kiểm tra tình trạng sửa chữa, thay mới các chi tiết bên trong
- Trườc hết phải rửa sạch bên ngoài của bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp. Sau khi rửa sạch
và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm tra.
- Thân bơm : kiểm tra nếu bị nứt, thí có thể hàn và gia công nguội không quá không nếu hư
quá phải thay mới. 63
Mục lục
- Piston, xylanh : dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xylanh bơm, vết trầy
những điểm khuyết mòn, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu. Sau quá trình kiểm tra trên băng thử,
hư hỏng được phát hiện quá định mức cần thay thế toàn bộ.
- Chú ý đến mặt ép của xylanh và đế van cao áp, nếu biểu hiện sự mòn, khuyết, rỗ mặt nơi phần côn
hay phần trụ cần xoáy cát phần côn. Phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ. Sau khi
phục hồi lại chi tiết này cần kiểm tra lại. Dùng dụng cụ thử kim đặc biệt để thử, nâng áp suất lên
2500PSI và nhìn phía đáy của đế van nhiên liệu không rỉ là tốt.
- Cốt bơm : Bướu cam hoạt động lâu ngày có thể mòn, rỗ mặt, cần hàn đắp chỗ khuyết là sửa láng.
Cốt cam bị cong, sửa thẳng và được kiểm tra trên máy tiện.
- Bạc đạn ổ bi : niềng ngoài hoặc niềng trong bị mòn quá mức thì phải thay mới. Vòng kiểm ổ bi
biến dạng rơi bi ra ngoài cần phải sửa lại nếu không thì thay mới
- Nắp đậy hông bơm, nếu bị nứt bể không quan trọng thì hàn và gia công nguội. Nếu không cần
được thay mới. Nắp bị vênh thì sửa phẳng
- Đệm đẩy : mòn khuyết ở nơi đầu ốc hiệu chính, khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiện
mới hay thay thế.
- Lò xo cao áp : nứt hay bị cong, thay mới hoặc nắn thẳng
- Thanh răng : Lổ chốt đầu thanh răng bị mẻ, hàn dập và gia công nguội, thanh răng bị cong cần sửa
thẳng. Ống xoay và vòng răng : vít của vòng răng bị hư, rãnh chữ U của ống xoay bị mòn khuyết. Cần
thay mới hoặc hàn đắp rồi gia công nguội nếu không quan trọng lắm.
- Lò xo piston : nứt hay rỗ mặt, conh vênh cân thay mới.
- Vít kềm xylanh : Răng bị mòn, sướt chuôi, bị cong cần thay mới.
- Các rắc co : Lờn răng hoặc bo răng cần thay mới

64
Mục lục
VIII. RÁP BƠM CAO ÁP PE:
- Trước khi ráp phải xúc rửa thật sạch và không cần thổi gió hoặc lau khô. Vì theo nguyên tắc là
phải thấm dầu gasoil sạch trước khi ráp các chi tiết
- Kẹp thân bơm và bàn kẹp có mang hàm phụ đỡ sát, đầu trên của bơm hướng lên trên, mặt tiền
bơm ở phía ngoài. Tháo piston khỏi xylanh bơm. Xúc rửa lại. Để các piston vào vị trí của nó và lưu
ý đến lượt ráp piston vào xylanh phải đồng bộ của nó. Lắp xylanh vào thân bơm. Hướng rãnh đứng
của xylanh ngay với vít kềm của xylanh(vít cản áp). Lưu ý mặt ép của xylanh bơm phải thật sạch,
vặn vít kềm xylanh có đệm kín vào. Chốt kềm phải lọt vào rãnh đứng của xylanh không xoay và
không kẹt nhưng khi dùng ngón tay đẩy lên đẩy xuống xylanh phải di chuyển trong khoảng ngắn.
Tiếp tục như vậy với các tổ bơm khác.
- Ráp van cao áp, đế van và đệm kín. Lắp lò xo van cao áp vào đầu ống nối. Siết đầu nối ống với
sức siết định chuẩn. Muốn ổn định vị trí của đệm kín lò xo thì nới và siết đầu nối ống nhiều lần rồi
siết đúng sau cùng.
-Trở ngược đầu bơm vào bàn kẹp, mặt tiền bên ngoài, kẹp nơi phần lục giác của đầu ống nối.Ráp
thanh răng vào thân bơm đúng dấu cũ đã ghi chú trước khi tháo. Ráp vít chặn thanh răng và siết vừa
phải.
- Trước khi ráp ống xoay và vành răng vào thân bơm. Chú ý các chi tiết này nếu không phải thay
mới thì dùng đũa nhuyễn nhỏ lấy dấu nơi ống xoay dự trù cho việc khi dấu mới sau khi lưu lượng
cân xong
Lưu ý :
Nếu ống xoay hoặc vành răng được thay mới, vành răng phải được siết chặt vào ống xoay. Kẽ hở
nơi hai tay ép của vành răng ngay với lỗ nạy nằm giữa ống xoay. Vị trí này thích ứng tốt nhất cho
việc cân lưu lượng.

65
Mục lục
- Khi kéo thanh răng qua vị trí cúp dầu, đầu vít siết hai tay ép của vành răng phải hướng ra mặt tiền
bơm để tiện việc nới và siết các vít khi cân lưu lượng.
- Thanh răng có đóng 2 dấu nơi hai đầu, khi nó ở vị trí trung bình thì hai dấu này vừa ló dạng nơi
hai mặt hông của bơm. Sau khi lắp ráp các chi tiết này, thanh răng phải di chuyển trơn, kéo thanh
răng qua chiều cúp dầu, đầu vít phải đáp ứng việc tháo ráp vít ép của vành răng. Ráp chén chận dưới,
lò xo vào ống xoay để từ trên xuống.
- Dùng dụng cụ gắp piston. Kẹp đuôi piston chén chận lò xo phía dưới đặt trên 2 tai của đuôi piston
xỏ vào xi lanh của nó từ lỗ phía đáy của thân bơm.
- Chú ý : Dấu ghi nơi tai đuôi piston ngay với dấu của rãnh kềm chữ U của ống xoay.
* Dùng dụng cụ gắp đệm đẩy, lắp đệm đẩy và ống lăn vào vị trí của nó. Cho chi tiết này vào thân
bơm từ lỗ phía đáy bơm hoặc từ bên hông đầu hông bơm tùy loại. Chú ý lần nữa tay của đuôi piston
nằm ngay rãnh kềm chữ U của ống xoay và các dấu không sai lệch. Dùng dụng cụ ép đệm đẩy đè ống
lăn và đệm đẩy xuống ép lò xo đồng thời gài các chêm vào vít hiệu chỉnh của đệm đẩy. Tất cả các
ống lăn và đệm đẩy được gài cứng và bất động.
* Lắp cốt bơm vào thân bơm : chú ý vị trí các dấu phương hướng đầu cốt bơm đều được ổn định
theo điểm ghi chú trước khi tháo chi tiết này để khi kim phun dầu không bị xáo trộn. Bôi mỡ hoặc
Hermatic đệm kín của hai nắp đậy hông bơm và ráp nắp vào. Chú ý ổ đạn ở vị trí ổn định trong cốt
bơm. Ráp chốt kềm của đệm nối và ráp đệm nối của cốt bơm để long đền khóa tán, siết đúng sức siết
để ép đệm nối vào cốt bơm. Kiểm tra khoảng di động của cốt bơm. Dùng lá cỡ đo khoảng hở giữa vai
trong của đệm nối và mặt ngoài của nắp đậy hông bơm. Dùng cây nậy hoặc cây vặn vít to nạy cốt bơm
ra ngoài để đo kẽ hở. Dùng so kế bắt nơi đầu ngoài của đệm nối nạy cốt bơm như trên để biết được
khoảng di động theo mức cho phép từ 0.004” – 0.008” :
- Nếu khoảng di động cốt bơm cao hơn định mức cho phép, ta thêm chêm nơi khoảng giữa của
niền trong bạc đạn và vòng trong tại đầu (nơi vai của cốt bơm)
- Trái lại nếu khoảng di động của cốt bơm thấp hơn định mức thì ta rút bớt chêm ra.
66
Mục lục
- Trong khi hiệu chỉnh khoảng di động cốt bơm lưu ý việc thêm bớt chêm không làm xáo trộn vị
trí ống dẫn trên các bướu cam.
- Quay cốt bơm để rút chêm ra, đệm đẩy ra. Thấm nhớt đặc vào gối nỉ và ráp các nắp đậy vào
bơm.Siết đúng sức siết. Ráp các chi tiết còn lại.
- Chú ý :
- Đối với thân bơm đúc bằng gang, vòng đệm kín của các nắp đậy, vít kềm xi lanh, thanh răng, rắc
co nạp và thoát dầu đều dùng đồng đỏ.
- Châm dầu làm trơn vào trong bơm.
- Nếu chưa tiếp tục công tác cân thử thì vặn vít hoặc bao vải sạch các mạch thoát và nạp để ngừa
chất bẩn xâm nhập vào.
- Bơm có thể sẵn sàng được cân góc độ phun và lưu lượng. Nếu bơm cáo áp thuộc loại lavaletter
bosch hay loại khác, trừ American bosch thì phải ráp bộ điều tốc vào thân bơm.
IX. CÂN GÓC ĐỘ PHUN DẦU BƠM CAO ÁP PE
9.1 Mục đích :
- Tập cân góc độ phun dầu của các loại bơm cao áp piston và tổ bơm PE.
- Biết thiết kế các trang thiết bị dùng cho công tác này.
- Nắm vững nguyên tắc định phân lưu lượng nhiên liệu của mọi kiểu piston bơm cao áp để thực
hiện đúng phương pháp.
- Đối với các loại bơm piston cao áp sau khi tháo, sửa chữa và ráp các chi tiết, bơm được cân góc
độ phun dầu để đạt yêu cầu đúng góc độ phun kế tiếp theo thứ tự thì nổ.
- Công tác cân góc độ phun phải được thực hiện trước công tác cân lưu lượng.
- Công tác này không liên quan gì đến việc cân bơm cao áp mà chủ yếu là hiệu chỉnh góc độ dầu
phun của các tổ bơm kế tiếp tuỳ theo số lượng và thứ tự thì nổ của nó.
67
Mục lục
Nếu bơm cao áp có 4 tổ thì góc phun kế tiếp là 90 độ
Nếu bơm cao áp có 6 tổ thì góc phun kế tiếp là 60 độ
Nếu bơm cao áp có 8 tổ thì góc phun kế tiếp là 45 độ v.v..
Nguyên tắc cân góc độ dầu phun :
Đối với các loại bơm piston có vạt xéo thì ta có hai phương pháp cân :
1. Phương pháp cân ngưng trào mạch đóng.
- Bơm cao áp loại piston có cạnh vạt xéo nằm phía dưới phải thực hiện phương pháp mạch đóng,
tức là hiệu chỉnh đệm đẩy thế nào khi piston di chuyển lên, cạnh ngang phía trên đầu piston vừa
án lỗ nạp và thoát đúng thời điểm.
Điều lưu ý là :
a. Cạnh ngang của đầu piston không thay đổi thời điểm phun cũng như góc độ phun mặc dù ta có
xoay piston bơm, trừ trường hợp cúp dầu.
b. Cạnh vạt xéo nằm bên mặt, bên trái đều không ảnh hưởng gì đến quá trình cân bơm.
2. Phương pháp cân dầu trào mạch hở.
- Bơm nhiên liệu cao áp loại piston có cạnh vạt xéo nằm phía trên được thực hiện theo phương pháp
dầu vào mạch hở tức là hiệu chỉnh đệm đẩy thế nào khi piston bơm di chuyển lên, cạnh ngang
phía dưới piston vừa mở lỗ thoát đúng thời điểm dứt phun dầu.
Điều lưu ý là :
a. Cạnh vạt xéo bên trên của piston tạo thời điểm khởi phun thay đổi nếu ta xoay piston tới hoặc lui,
vì thế phải lấy cạnh ngang của thời điểm dứt phun làm chuẩn để cân. Cạnh ngang nơi phía dưới
piston không thay đổi thời điểm dứt phun dầu cũng như góc độ dứt phun, mặc dù ta có thể xoay
piston qua lại, trừ trường hợp cúp dầu.
b. Cạnh vạt xiên nằm bên mặt hay bên trái không ảnh hưởng gì đến quá trình cân bơm.
68
Mục lục
Chú ý : Đối với piston bơm có cạnh vạt xéo bên trên và bên dưới của piston thì có đặc tính khởi và dứt
phun dầu thay đổi. Do đó, tùy trường hợp cụ thể để thực hiện phương pháp mạch đóng hoặc mạch
mở theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất ghi nơi bảng hiệu bơm.
9.2 Trợ huấn cụ
Bơm lavalette Bosch hoặc các loại bơm khác kiểu PE.
Bảng vẽ lớn về bơm PE.
9.3 Dụng cụ :
Máy thử bơm cao áp
Mỗi thùng chứa dầu 5 lít có ống dẫn nhiên liệu và có một khóa dầu.
Hai chìa khóa miệng cỡ (Cho cỡ bơm A hay B)
Chìa khóa miệng hoặc vòng 22 mm cho đầu nối ống
Cây vặn vít cỡ to hoặc cây nạy.
Đồng hồ so kế hoặc cỡ đo kẽ hở của đáy bệ xú bắp và đầu piston.
9.4 Động tác thực hiện :
Bắt bơm cao áp lên máy thử hoặc trên bàn kẹp.
Bắt ống dẫn từ thùng chứa đến thân bơm có một khóa dầu (Trên máy thử có sẵn)
Gắn mâm chia độ và đệm nối cốt bơm.
Đặt một máng chứa dầu dưới bàn kẹp để hứng dầu chảy xuống khi làm việc.
Thông dầu từ thùng chứa xuống thân bơm cao áp để xả gió của thân bơm.
Để thanh răng qua vị trí trung bình.
Tháo đầu nối ống của tổ bơm số 1 (gần đệm nối) lấy van cao áp ra và lắp lò xo đầu nối ống và siết
vừa phải
Quay bằng tay đệm nối cốt bơm đến khi piston của tổ bơm số 1 hạ xuống phía dưới lỗ nạp được ló
dạng, dầu xuyên qua phía trên đầu piston và trào lên lỗ thoát (miệng đầu nối ống).

69
Mục lục
1. Vỏ thiết bị 2. Núm chỉ số vòng quay 3. Các nút bấm 4. Trục dẫn động bơm cao áp 5.
Aùp kế 6. Đĩa khắc độ cố định 7.Tốc độ kế 8. Các ống đo 9.
Bảng các bộ cảm biến 10. Bảng điều khiển
Hình 3. 5: Băng thử bơm cao áp kiểu CATA-3 đang thử một bơm PE
70
Mục lục
A. LOẠI BƠM CÓ VẠT XÉO PHÍA DƯỚI
1. Loại có dấu cân bơm
Ví dụ : Loại 6 xy lanh TTTN 1-5-3-6-2-4
a. Quay cốt bơm theo chiều quay đến khi dấu cân bơm ở đệm nối ngay mũi chỉ dầu phải
ngưng trào. Nếu chưa thì phải chỉnh đệm đẩy xuống hay lên cho vừa ngưng trào.
b. Xoay mâm chia độ để số 0 độ ngay mũi chỉ cố định ở thân bơm.
c. Ráp van cao áp của tổ bơm số 1 lại.
d. Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp, ráp lò xo và ốc lục giác của tổ bơm có thứ tự thì nổ kế
tiếp số 5.
e. Quay cốt bơm để số 60 độ ngay mũi chỉ, lúc này dầu sẽ ngưng trào, nếu chưa phải chỉnh
đệm đẩy để dầu vừa ngưng trào.
f. Tiếp tục quay cốt bơm và thực hiện ở các góc độ kế tiếp 120 độ, 180 độ, 240 độ, 300 độ
tương ứng với các tổ bơm 3,6,2,4.
2. Loại bơm không có dấu cân bơm.
a. Quay cốt bơm để piston số 1 lên cao nhất (TĐT). Dùng cây vặn vít bẩy đệm đẩy để kiểm
tra khe hở giữa đỉnh piston và mặt dưới bệ xú bắp. Khe hở này ở trong giới hạn từ 0,3 – 0,7 ly (0,012”
– 0,028”). Nếu chưa được phải chỉnh đệm đẩy để có khe hở trên.
b. Quay cốt bơm để piston bơm xuống TĐH cho dầu trào ra ở ống lục giác, tiếp tục quay cho
đến khi dầu ngưng trào.
c. Tiếp tục thực hiện các động tác b,c,d,e,f như loại có dấu.
B. LOẠI BƠM CÓ VẠT XÉO PHÍA TRÊN.
- Phương pháp thực hiện tương tự như loại vạt xéo dưới chỉ khác công tác thực hiện trước khi
để mũi chỉ mâm chia độ tại vị trí ä 0 độ, cụ thể như sau :
71
Mục lục
a. Quay piston để piston số 1 xuống thấp nhất cho dầu trào ra ở ống lục giác, tiếp tục quay cho đến
khi ngưng trào. Sau đó quay từ từ cho dầu vừa trào ra lại. Xoay mâm chia độ để 0 độ ngay mũi chỉ.
b. Thực hiện các động tác còn lại giống như các động tác b,c,d,e,f, như loại có dấu vạt xéo dưới.
Lưu ý :
- Đối với loại vạt xéo trên cũng như dưới. Khi đã thực hiện xong mỗi tổ bơm cần phải kiểm tra lại
khe hở ở đỉnh piston và dưới kệ xú bắp. Khe hở tối thiểu là 0,25 ly. Nếu dưới mức trên phải hạ vít
chỉnh xuống một chút, mặc dù góc độ phun có sai lệch chút ít.
X. CÂN LƯU LƯỢNG BƠM CAO ÁP PE
10.1 Mục đích :
Tập cân lưu lượng dầu của các loại bơm piston có nhiều tổ bơm PE
- Biết thiết kế các trang thiết bị dùng cho công tác này.
- Nắm vững nguyên tắc định phân lưu lượng nhiên liệu của mọi kiểu piston bơm cao áp để thực
hiện đúng phương pháp.
10.2 Trợ huấn cụ :
- Bơm Lavalette Bosch hoặc loại khác kiểu PE
- Bảng vẽ lớn về bơm PE
10.3 Dụng cụ :
- Máy thử bơm cao áp và các dụng cụ thích hợp.
10.4 Động tác thực hiện :
- Phương pháp cân lưu lượng này ứng dụng cho một bơm cao áp piston APE kiểu American
Bosch. Có đặc điểm ấn định do nhà sản xuất cung cấp số liệu đầy đủ cho mọi chế độ làm việc của
động cơ.
72
Mục lục
1. Lắp bơm cao áp vào máy thử bơm có hệ thống giá lắp thích hợp cho từng loại và kiểu bơm. Tháo
rời bộ điều tốc khỏi bơm.
2. Di chuyển thanh răng đến vị trí trung bình và cho máy thử chạy trong 250 v/p trong 5 phút để ổn
định hệ thống bôi trơn của máy thử và bơm cao áp đồng thời để xả gió trong bơm cao áp.
3. Xác định các số liệu kỹ thuật cần thiết cho việc cân chỉnh
4. Ví dụ : Bơm cao áp mang đặc điểm APE … được hướng dẫn trong công tác hiệu chỉnh như sau
Vận tốc 900 v/p, thanh răng ở vị trí 12 mm, lưu lượng 96 mm khối trong một cuốc.
5. Các ống nghiệm dung tích được ghi theo đơn vị là ml(1ml = 1000mm khối) do đó để việc kiểm tra
được chính xác so với lưu lượng hứng được nhiều hơn ta có thể hứng một loạt 100 cuốc .
6. Lưu lượng hứng được ở mức có tải của bơm cao áp được ấn định với dung sai là 4% cho các loại
bơm mới và 8% cho các loại bơm cũ.
Ví dụ :
- Sau khi hứng được trong các ống nghiệm ta có các số liệu 9,6; 9,7; 9,8; 9,5; 9,4 và được áp dụng
cách tính như sau : Lấy lưu lượng cao nhất 9,8cc trừ đi lưu lượng nhỏ nhất 9,4cc ta được 0,4cc. Sai biệt
này đem chia cho số lượng cao nhất thì được 4% đây là dung sai được ấn định.
Chú ý :
- Muốn cho việc hiệu chỉnh được dễ dàng, đẩy thanh răng trở về vị trí cúp dầu, như thế đầu vít xiết
vòng răng hướng ra ngoài có thể chui lưỡi vặn vít vào rãnh được thẳng góc và vững chắc để nới ra đồng
thời dùng cây vặn vít kềm vòng răng đứng yên, tay trái dùng cây que để chỉnh ống xoay piston qua lại
để chỉnh lưu lượng .
7. Lưu lượng nhiên liệu được tăng khi ta xoay ống xoay piston qua chiều di chuyển của thanh răng
dẫn đến cúp đầu. Lưu lượng giảm khi xoay ống xoay piston qua chiều di chuyển của thanh răng dẫn đến
tăng nhiên liệu.
73
Mục lục
Sau khi hiệu chỉnh xong lưu lượng, dùng cây văïn vít xiết chặt vít kềm vòng răng trươc khi tiếp tục
tổ bơm khác
8. Kiểm tra lại lưu lượng nhiên liệu ở chế độ cầm chừng 225 v/p dung sai lưu lượng được định trong
chế độ này là khoảng 10 – 20% theo sự tính toán như mục 6
10. Khi ráp bơm dấu đồng lượng ghi nơi ống xoay và vòng răng đã bị xóa, thì sau hiệu chỉnh lưu
lượng xong thì ta ghi lại dấu mới.
11. Sau đó hiệu chỉnh bơm ở chế độ khi có bộ điều tốc, như chế độ khởi động, chế độ cầm chừng,
chế độ tối đa, chế độ cúp dầu.
XI. CÂN BƠM CAO ÁP PE VÀO ĐỘNG CƠ :
Sau khi thực hiện các công tác : kiểm tra, sửa chữa, ráp, cân góc độ phun dầu, điều chỉnh đồng lượng,
hiệu chỉnh bộ điều tốc (các công tác này được thực hiện ở phần đầu ta mới cân bơm vào động cơ
10.1. Loại có dấu ở đầu nối bơm .
a) Quay cốt máy động cơ để piston số 1 lên gần tử điểm thượng cuối thì ép, lúc này dấu phun dầu
sớm hơn ở puly ngay dấu chỉ thị ở đầu cốt máy.
b) Ráp bơm cao áp vào động cơ. Xiết chặt 4 đai ốc, chưa ráp cốt bơm liên hệ với động cơ.
c) Quay cốt bơm cao áp theo chiều chạy cho đến khi dấu cân bơm trên mâm nối ở đầu cốt bơm hay
phần côn ở cốt bơm ngay với dấu ghi R (nếu quay phải) hay L ( nếu quay trái) trên nắp đậy hông bơm.
Ơû vị trí này piston cao áp xylanh số 1 ở điểm khởi phun.
d) Nối cốt bơm cao áp liên hệ với chuyển động từ động cơ , xiết chặt các vít.
e) Lắp các ống dẫn dầu cao áp từ bơm lên kim siết chặt các khâu nối theo thứ tự thì nổ của động cơ.

74
Mục lục
f) Kiểm soát đường nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm tiếp vận từ lọc đến bơm, siết chặt các khâu
nối.
g) Dùng bơm điện hay bơm tay xả gió hệ thống nhiên liệu từ lọc đến bơm.
h) Thực hiện xong cho động cơ phát hành.
10.2. Loại động cơ không có dấu cân bơm ở đầu nối.
a. Thực hiện như hai mục ( a, b ) ở phần trên.
b. Ráp đường ống nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp (nếu ở ngoài phải qua hai lọc dầu rồi
mới đến bơm).
c. Mở ốc lục giác của xy lanh số 1ấy van cao áp ra xong ráp lò xo và các ống lục giác lại.
d. Cho mạch dầu từ thùng chứa thông đến bơm cao áp dùng bơm tiếp vận hoặc trọng lực để xả gió
ở lược và ở bơm.
e. Để thanh răng ở vị trí nào cũng được trừ Stop nếu lằn vạt xéo phía dưới. Để thanh răng vị trí cần
chừng, nếu lằn vạt xéo phía trên.
f. Mở nắp đậy mặt tiền bơm để thấy được đệm đẩy.
g. Quay cốt bơm cho piston số 1 xuống thấp nhất dầu trào ra. Từ từ quay cốt bơm theo chiều chạy
cho đến khi dầu vừa ngưng trào thì dừng lại. Lúc này piston số 1 ở điểm khởi phun.
h. Tháo ốc lục giác, ráp van cao áp lại
i. Hành động tiếp theo như các mục d,e,f,g,h như ở phần trên.
An toàn :
- Khi xả gió nơi bơm cao áp tránh không cho nhiên liệu chảy vào cạt te bơm làm loãng dầu bôi
trơn.

75
Mục lục
- Kiểm tra mức dầu ở bơm cao áp ở cạt te động cơ.
- Kiểm tra nước làm mát động cơ trước khi cho động cơ phát hành
* Sau khi cho động cơ phát hành làm việc ổn định, lên xuống ga và lắng nghe tiếng nổ để biết cụ thể
bơm cân sớm trễ.
* Lưu ý khi chỉnh tốc độ phun và đồng lượng :
- Những bơm có đệm đẩy không chỉnh được, vành răng không chỉnh được như bơm dùng trên động
cơ : SIGMA, HYNO … Khi chỉnh thì nới vít giữ ống chứa xy lanh piston van cao áp.
-Chỉnh góc độ phun dầu thì thêm hay bớt chêm để đưa nguyên cụm xy lanh lên xuống. Khi chỉnh đồng
lượng thì xoay cụm xy lanh lại. Sau đó xiết các vít giữ đúng sức siết.

76
Mục lục
CHƯƠNG IV :

BỘ ĐIỀU TỐC DÙNG TRÊN BƠM CAO ÁP PF – PE

I. CÔNG DỤNG :
- Khi ô tô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn luôn thay đổi. Nếu thanh răng của bơm cao
áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng quay của động cơ sẽ giảm
xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay tăng lên. Điều đó dẫn đến trước tiên làm thay đổi tốc độ
ô- tô, thứ hai là động cơ buộc phải làm việc ở những chế độ không có lợi.
- Để giữ cho số vòng quay của trục khuỷu động cơ không thay đổi, khi chế độ tải trọng khác nhau thì
đồng thời cần phải thay đổi lượng nhiên liệu cấp vào xylanh, còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu
cấp vào xylanh.
- Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp
vào xylanh. Công việc ấy được thực hiện tự động nhờ một thiết bị đặc biệt trên bơm cao áp, gọi là bộ
điều chỉnh tốc độ vòng quay hay gọi tắt là bộ điều tốc.
* Bất kỳ bộ điều tốc loại nào cũng có nhiệm vụ như sau :
- Điều hòa tốc độ động cơ dù có tải hay không có tải (giữ vững một tốc độ trong phạm vi cho phép
tùy theo loại) có nghĩa là lúc có tải : kéo, nâng, ủi, phát điện … hoặc không tải đều phải giữ một tốc độ
động cơ trong lúc cần ga đứng yên.
- Đáp ứng được mọi vận tốc theo yêu cầu của động cơ. Ví dụ : lúc chạy cầm chừng động cơ quay 500
v/p, khi lên ga tối đa 2000 v/p dầu có tải hay không tải.
- Phải giới hạn được mức tải để tránh gây hư hỏng máy.
- Phải tự động cúp dầu để tắt máy khi số vòng quay vượt quá mức ấn định.
77
Mục lục
II. PHÂN LOẠI :
- Hiện nay có rất nhiều loại điều tốc. Trên động cơ sử dụng loại điều tốc nào là tùy thuộc vào loại
động cơ, vào đặc điểm của máy công tác và yêu cầu của toàn bộ thiết bị. Khi phân loại các bộ điều tốc
người ta căn cứ vào những đặc điểm sau :
2.1 Theo tính chất truyền tác dụng, ta chia bộ điều tốc thành 2 loại :
a. Bộ điều tốc tác dụng trực tiếp.
b. Bộ điều tốc tác dụng gián tiếp.
2.2. Theo vùng bao chế độ tốc độ, bộ điều tốc chia thành 3 loại :
a. Loại một chế độ.
b. Loại 2 chế độ
c. Loại nhiều chế độ
2.3 Theo nguyên tắc tác dụng của phần tử nhạy cảm chia thành 4 loại :
a. Loại cơ khí với phần tử nhạy cảm kiểu ly tâm
b. Loại áp thấp
c. Loại thủy lực.
d. Loại cơ thủy lực.
III. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN :
- Khi phụ tải giảm mà lượng nhiên liệu phun vào xylanh vẫn không thay đổi thì phần nhiên liệu trội
sẽ làm tốc độ động cơ tăng lên. Lúc đó bộ điều tốc phải điều khiển bơm cao áp bớt nhiên liệu lại để
giảm tốc độ động cơ. Ngược lại khi phụ tải tăng thì phải tăng lượng nhiên liệu phun vào xylanh. Như
vậy bộ điều tốc phải làm thế nào để thay đổi được tốc độ của động cơ một cách nhanh nhẹn chính xác
khi thay đổi phụ tải.
- Để hiểu rõ tính năng của bộ điều tốc, chúng ta tìm hiểu vài định nghĩa và khái niệm cơ bản của 78
nó.
Mục lục
1. Tỷ lệ điều hòa tốc độ :
- Là tỷ lệ sai biệt của tốc độ động cơ từ tốc độ phụ tải tối đa (toàn tải) đến tốc độ khi không có
phụ tải (không tải) với cần điều khiển ở một vị trí cố định.
Tỷ lệ điều hòa tốc độ :

nk - nc
T =  x 100
nc
Trong đó : nk : Tốc độ lúc không tải (v/p)
nc : Tốc độ lúc toàn tải (v/p)
Ví dụ : Tốc độ động cơ lúc toàn tải là 1000 v/p. Khi
động cơ làm việc không tải là 1060 v/p thì tỷ lệ điều tốc là :

1060 - 1000
T =  x 100 = 6%
1000

Tỷ lệ điều tốc nói lên khả năng giữ tốc độ động cơ ở phạm vi nào đó, thông thường
Máy kéo T = 8 – 13%
Ô tô vận tải T= 5 – 10%
Máy phát điện T= 0,5 – 1,5%
2. Tính vững :
- Là khả năng của bộ điều tốc duy trì được sự ổn định về tốc độ động cơ dưới mọi sự thay đổi của phụ
tải.
79
Mục lục
3. Tính nhạy :
- Là sự thay đổi tốc độ bộ điều tốc nhanh đáp ứng kịp thời theo sự thay đổi phụ tải.
- Sau đây chúng ta hãy khảo sát các loại điều tốc : Loại cơ khí, loại áp thấp loại thủy lực và cơ thủy
lực. :
-Một động cơ diezel trên ô tô được coi là có khả năng vận hành tốt khi động cơ phải tuân theo “mệnh
lệnh” của người lái xe truyền đạt thông qua bàn đạp tăng tốc. Khi bàn đạp di chuyển thì động cơ phải
hưởng ứng bằng cách tăng tốc hoặc giảm tốc mà không bị khựng.
5.Các chức năng của bộ điều tốc :
-Điều chỉnh tốc độ cầm chừng:
+Bảo đảm cho tốc độ động cơ không giảm thấp hơn so với tốc độ cầm chừng đã được điều
chỉnh .
-Vận tốc cực đại không tải:
-Khi tải giảm, tốc độ động cơ tăng lên và có thể vượt quá giới hạn cho phép. Giải quyết điều
này bằng cách di chuyển van định hướng về hướng cúp dầu do đó động cơ nhận được ít nhiên liệu
hơn .
-Điều khiển tốc độ trung gian:
-Ở bộ điều tốc nhiều chế độ, cũng có thể điều khiển tốc độ trung gian, tốc độ giữ cầm chừng
và tốc độ cực đại.
Ngoài ra bộ điều tốc còn có các chức năng điều khiển khác như:
-Tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình khởi động
-Thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo tốc độ động cơ

80
Mục lục
IV. BỘ ĐIỀU TỐC CƠ KHÍ :
- Hiện nay có rất nhiều loại bộ điều tốc cơ khí như : Loại một chế độ, loại hai chế độ, loại nhiều
chế độ … Thông dụng nhất trên ô tô máy kéo hiện nay là bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ. Trong phần
này chúng ta tìm hiểu kỹ về bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ.
4.1. Nguyên lý cấu tạo :
- Hầu hết các loại điều tốc cơ khí đều có 4 bộ phận chính để có thể vận chuyển điều hòa với
nhau.
a. Bộ phận động lực (Power device) : Cốt bơm truyền sức trực tiếp qua quả văng … Hai quả
văng dang ra do lực ly tâm.
b. Cần liên lạc (Linkage) : Là một hệ thống đòn bẩy tay đòn, thanh kéo, trục tay đòn … liên lạc
với bộ phận động lực và thanh răng điều khiển lưu lượng nhiên liệu.
c. Thanh răng điều khiển (Fuel control rack) đưa nhiên liệu vào nhiều hay ít đến kim phun để
phun vào xylanh tùy theo vị trí.
d. Ngoài ra còn có lò xo tốc độ, đặt đối chọi với lực ly tâm của hai quả tạ và đẩy thanh răng về
chiều tăng nhiên liệu khi động cơ chưa làm việc. Đồng thời có các vít điều chỉnh, khâu trượt. Tất cả
các cơ phận trên đều được bố trí trong vỏ điều tốc…

81
Mục lục
2

3
3
11

1 Tắt máy 2. Tốc độ chạy cầm chừng 3. Chế độ đầy tải

Hình 4– 1 : Sơ đồ bộ điều tốc cơ khí


82
Mục lục
4.2 Nguyên lý làm việc :
a. Phát hành động cơ :
- Khi phát hành ta kéo ga theo chiều tăng. Qua trung gian lò xo tốc độ, tay đòn, cần liên hệ kéo
thanh răng quay qua chiều tăng, động cơ phát hành dễ dàng. Khi động cơ đã nổ rồi cốt bơm quay, lực
ly tâm của hai quả tạ bung ra đẩy khâu trượt tỳ lên tay đòn, điều khiển thanh răng về chiều giảm dầu,
tốc độ giảm xuống. Khi lực ly tâm cân bằng với lò xo,ống trượt sẽ không di chuyển nữa.
b. Bộ điều tốc làm việc khi thay đổi tải :
- Động cơ đang làm việc ở chế độ ổn định. Ví dụ tải tăng khi xe đang lên dốc hay máy cung cấp
điện nhiều, vì tải tăng nên tốc độ động cơ giảm, nên lực ly tâm của hai quả tạ giảm theo, hai quả tạ xếp
lại, lò xo điều tốc thắng lực ly tâm nên đẩy khâu trượt đi vào, qua trung gian tay đòn và cần điều khiển
kéo thanh răng về chiều tăng dầu, hai quả tạ lại bung ra cân bằng với lực lò xo điều tốc.
- Nếu ta giảm tải như xe xuống dốc hay máy cung cấp điện dùng ít, tốc độ động cơ có khuynh
hướng tăng lên, lực ly tâm hai quả tạ tăng theo, hai quả tạ văng ra thắng sức căng lò xo điều tốc, qua
cần liên lạc kéo thanh răng về chiều giảm dầu để tốc độ giảm lại về vị trí ban đầu, đến khi ổn định hai
quả tạ ở vị trí thẳng đứng, cân bằng với sức căng lò xo điều tốc. Khi tốc độ động cơ vượt quá tốc độ
giới hạn, lúc này lực ly tâm quả tạ lớn, hai quả tạ bung ra hết đẩy khâu trượt đi ra, qua tay đòn và cần
liên hệ đẩy thanh răng về chiều cúp dầu, động cơ ngừng, không hại máy.
V. BỘ ĐIỀU TỐC ÁP THẤP :
- Bộ điều tốc áp thấp thường được áp dụng trên động cơ Diezel vận tải, nó hoạt động theo quy luật
biến thiên của áp thấp trong đường ống hút theo số vòng quay của động cơ, là loại điều tốc nhiều chế
độ. Ưu điểm của bộ điều tốc này là cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ, lực dùng để điều khiển tốc độ
động cơ tương đối nhỏ. Không có các chi tiết mài mòn.

83
Mục lục
Vì những lý do trên, người ta thay thế bộ điều tốc cơ khí (Lực ly tâm của quả văng) bằng bộ điều tốc
áp thấp (sức hút do áp thấp)
5.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc :
- Bộ điều tốc áp thấp thường dùng trên xe Toyota và một ít xe ISUZU gồm hai phần riêng biệt :
Ống khuếch tán có cánh bướm
Hệ thống màng
- Ống khuếch tán nằm giữa bình lọc gió và ống góp hút tại tiết diện nhỏ nhất của ống lắp một cánh
bướm ga được điều khiển bằng bàn đạp ga.
- Phòng bộ điều tốc được phân làm hai ngăn bằng một màng da. Phòng chân không thông với họng
khuếch tán nhờ một đường ống. Màng bộ điều tốc nối với thanh răng bơm cao áp và mặt đối diện tựa
vào mặt lò xo điều tốc. Phía bên ngăn áp thấp còn có một lò xo nhỏ và chốt tỳ có tác dụng làm tăng
tốc độ ổn định của bộ điều tốc khi động cơ chạy cầm chừng. Một vít dùng để điều chỉnh lực nén của lò
xo nhỏ. Một nút kéo nối liền với một nạng ở phòng không khí liên lạc với thanh răng để tắt máy.
5.2 Nguyên lý vận chuyển :
- Nguyên tắc cơ bản của bộ điều tốc là dựa trên sự thay đổi tốc độ không khí trong ống khuếch tán,
khi đó áp thấp phát sinh ngay tại họng (tại ngăn áp thấp) thay đổi, dẫn đến sự di chuyển của màng da
và thanh răng làm tăng giảm nhiên liệu.
Khi cánh bướm gió ở vị trí nhất định, nếu thay đổi số vòng quay của động cơ thì tốc độ không khí đi
qua họng sẽ thay đổi theo và do đó làm thay đổi áp suất ở họng. Càng tăng số vòng quay động cơ thì
áp thấp ở ngăn áp thấp càng tăng.

84
Mục lục
Áp thấp tăng làm áp suất ngăn khí trời lớn hơn, nên gây ra áp lực đẩy màng, ép lò xo điều tốc, kéo
thanh răng sang phải về phía giảm nhiên liệu. Nếu giảm số vòng quay thì áp thấp sẽ giảm theo, lò xo
điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng sang trái về phía tăng nhiên liệu.
- Nếu tốc độ động cơ không thay đổi, khi thay đổi vị trí cánh bướm gió sẽ dẫn đến thay đổi tốc độ
không khí tại họng và làm áp thấp thay đổi. Cánh bướm gió đóng càng nhỏ thì áp thấp càng lớn kéo
màng bộ điều tốc và thanh răng về trái giảm nhiên liệu.
Mỗi vị trí cánh bướm gió do bàn đạp ga điều khiển sẽ tương ứng với một tốc độ động cơ, càng mở
rộng cánh bướm gió thì tốc độ động cơ càng lớn.
A. Phát hành động cơ :
- Lúc động cơ ngừng, cả hai ngăn đều thông với khí trời, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng
sang phía tăng nhiên liệu, làm giàu nhiên liệu lúc khởi động, động cơ dễ nổ máy, khởi động dễ dàng.
- Ngay khi động cơ nổ máy áp suất phát sinh tại ngăn áp thấp kéo màng và thanh răng về phía giảm
nhiên liệu tương ứng với vị trí cánh bướm gió.
B. Tốc độ cầm chừng :
- Lúc này cánh bướm gió đóng gần kín họng khuếch tán, chỉ chừa một đường ống lùa gió nhỏ không
cho không khí đi qua và tạo áp thấp lớn tại phía sau bướm ga. Lực hút chân không trong buồng chân
không sẽ tăng lên hút màng da về phía trái, ép lò xo, kéo thanh răng về phía ít nhiên liệu tương ứng
với tốc độ cầm chừng của động cơ, vào lúc này màng da bộ điều tốc vừa vặn tiếp xúc với chốt tỳ để
giảm bớt sự rung động của màng, tăng độ ổn định của bộ điều tốc.
C. Tốc độ tối đa :
- Lúc này cánh bướm gió mở lớn, áp thấp sinh ra tại ống dẫn mềm trong ống khuếch tán sẽ yếu, lực
hút chân không trong buồng chân không sẽ yếu, lò xo điều tốc sẽ đẩy màng và thanh răng sang phải,
về phía tăng nhiên liệu đến vị trí đạt tốc độ tối đa ấn định của bộ điều tốc.

85
Mục lục
D. Tốc độ quá tải :
- Với vị trí cần ga tối đa, động cơ làm việc ở chế độ đầy tải, nếu tiếp tục tăng tải thì tốc độ động cơ
giảm. Do đó, áp thấp sinh ra sẽ yếu hơn (so với lúc đầy tải), lò xo điều tốc đẩy màng về phía tăng nhiên
liệu để đáp ứng cho mức tăng quá tải. Khi thanh răng chạm vào cần giới hạn thì sẽ dừng lại.
E. Tốc độ vượt quá giới hạn :
- Khi tốc độ động cơ vượt quá mức giới hạn yêu cầu, độ chân không sinh ra đủ lớn để kéo thanh răng về
đến vị trí cúp dầu.
F. Ngừng động cơ :
-Kéo nút tắt máy ở phòng lái. Nạng đẩy màng thanh răng về chiều tắt máy, ép lò xo tốc độ lại ngưng
cung cấp nhiên liệu.
2
1 A. Tốc độ tối đa
B. Tốc độ cầm chừng
1. Ống khuếch tán
2. Cánh bướm ga
5 3 11
3. Màng da
4
4. Lỗ thông hơi khí trời
10 5. Cần giới hạn
9 6. Hướng tăng ga
6 7. Hướng giảm ga
8. Chốt tựa
7
9. Buồng aÙp thấp
8 10. Ống mềm dẻo
11. Hướng ráp lọc gió
Hình 4.2: Bộ điều tốc
A B áp thấp lúc làm việc
86
Mục lục
5.3 Điều chỉnh bộ tiết chế tốc độ loại áp thấp trên.
- Tốc độ động cơ thay đổi theo sự cần thiết và nhu cầu sử dụng, nhưng phải trong phạm vi đã được ghi
chú trong sách chỉ dẫn của nhà cấu tạo. Công việc điều chỉnh chỉ được thực hiện khi máy nóng.
A. Động cơ tốc độ tối đa :
- Dùng tốc độ kế quan sát tốc độ động cơ sẽ hiệu chỉnh, ta cần ghi chú đặc điểm của nhà chế tạo nếu
có thể hiệu chỉnh tốc độ tối đa không tác dụng : ta vặn ốc hiệu chỉnh tối đa nơi cánh bướm gió ra và tùy
thuộc tốc độ cao thấp. Nếu tốc độ quá thấp nơi ốc điều chỉnh tốc độ tối đa nơi cánh bướm gió (High
speed adjusting screw) và nếu tốc độ quá cao ta vặn ốc điều chỉnh vào. Sau khi điều chỉnh đúng ta khóa
ốc điều chỉnh và kiểm soát tình trạng tốt.
B. Điều chỉnh tốc độ thấp hay cầm chừng :
- Di chuyển cần điều khiển qua vị trí cầm chừng (Idle adjusting stop screw) vặn ốc điều chỉnh ra vào
để được tốc độ ổn định.
C. Điều chỉnh lò xo cầm chừng :
Ghi chú : Khi ta vặn ốc điều chỉnh (Adjusting screw) ốc này không di chuyển tới lui mà nó điều
khiển ống kềm lò xo thăng bằng của tốc độ cầm chừng để thay đổi sức nén của lò xo thăng bằng.
- Mục đích của sự điều chỉnh này là để cho động cơ không bị rung chuyển khi chạy cầm chừng. Vặn
ốc điều chỉnh lò xo thăng bằng này qua trái (Ngược chiều với kim đồng hồ) để cho piston của lò xo
thăng bằng ở phía trong đi vào vừa đụng (có nghĩa là dựa vào) màng kín của bộ tiết chế để được tốc độ
đều.
- Không nên vặn quá mức ống điều chỉnh để tránh sự sai lệch về mức độ tối đa.
D. Bảo trì bộ tiết chế loại áp thấp :
- Bộ tiết chế tốc độ này không cần sự bảo trì quá mức, ta chỉ cần kiểm soát theo định kỳ, các khúc
nối, ống áp thấp và phòng áp thấp không bị hở.

87
Mục lục
- Màng kín phải giữ cho được luôn luôn mềm dẻo, cứ mỗi lần thay dầu carte máy thì ta lại cho vài giọt
dầu nhớt sạch xịt vào tấm màng. Tránh xịt quá nhiều dầu vào phòng áp thấp.
- Điều quan trọng là phải rửa hoặc thông ruột của bình lượt gió theo định kỳ để cho bộ tiết chế không bị
sai lệch bởi ảnh hưởng của áp thấp bị thay đổi.
E. Hư hỏng bộ điều tốc :
- Động cơ chạy ở tốc độ lớn thì được, nhưng tốc độ chậm không được … Nguyên nhân do buồng chân
không không kín, hở ở đường ống áp thấp.
- Muốn biết màng còn kín hay không, ta đẩy thanh răng về chiều cúp dầu lấy ngón tay bịt lỗ ống áp
thấp, buông thanh răng ra. Nếu thanh răng trả từ từ hay đứng yên là tốt , nếu trả nhanh là rách hay hở.
VI. BỘ ĐIỀU TỐC NHIỀU CHẾ ĐỘ
-Bộ điều tốc nhiều chế độ điều khiển tất cả các chế độ động cơ từ lúc khởi động và cho tới giá trị tốc độ
cực đại. Ngoài ra cũng có loại bộ điều tốc điều khiển tốc đốc độ động cơ ở tốc độ cầm chừng và cực đại,
điều này cần thiết đối với những trường hợp cá biệt khi những hệ thống phụ trợ như :kéo tời, bơm nước
chữa cháy,cần trục,…, được truyền động bởi xe hoặc những động cơ tĩnh lại. Nhưng những bộ điều tốc
này cũng được sử dụng ở những xe khách và những xe nông nghiệp như máy kéo hoặc máy gặt .

88
Mục lục
-Hình biểu diễn trên trình bày sự sắp xếp và các chức năng, các thành phấn của bộ điều tốc nhiều
chế độ . Toàn bộ bộ điều tốc được truyền động bởi trục chính, bộ điều tốc bao gồm các quả văng, vỏ,
các lò xo và các cần nối, các cần nối này được bắt với vỏ sao cho nó có thể quay xung quanh trục bộ
điều tốc . Chuyển động bung ra của các quả văng được chuyển thành chuyển động dọc trục của ống
trượt. Lực tác dụng lên ống trượt này làm vị trí của ống trượt thay đổi, sự thay đổi này ảnh hưởng đến
các cơ cấu khác của bộ điểu tốc.
-Mặt khác, cơ cấu của bộ điều tốc bao gồm cần điều khiển cần lắc và cần khởi động , cần điều khiển
tựa vào vỏ bơm và có thể điều chỉnh bằng con ốc điều chỉnh nhiên liệu. Cần khởi động và cần lắc
cũng chuyển động tương đối với cần điều khiển .
-Trên cần khởi động có một chốt tròn ngàm vào van định lượng, lò xo khởi động tựa vào đầu trên của
cần, ở đầu trên của cần lắc là một chốt hãm mà nó được bắt chặt với lò xo cầm chừng. Lò xo điều tốc
cũng được nối (móc) với đầu dưới của chốt hãm, một cần và trục cần điều khiển nối với phần điều
khiển tốc độ động cơ.
-Sự tác động qua lại của lực lò xo và lực ống trượt tạo ra bởi các quả tạ làm cần số (4) chuyển động
kéo theo sự chuyển động của van định lượng. Do đó, xác định được lượng nhiên liệu cung cấp .
2. Hoạt động:
a.Khởi động(starting)
-Khi động cơ không hoạt động các quả văng và ống trượt đều ở vị trí ban đầu của chúng. Cần khởi
động được di chuyển tới vị trí khởi động bởi lò xo khởi động và xoay quanh chốt M2, đồng thời van
định lượng ở piston phân phối được giữ ở vị trí khởi động, lúc này lượng nhiên liệu cung cấp là tối đa
(hành trình có ích của piston là lớn nhất ).
-Ngay sau khi khởi động các quả văng bung ra làm ống trượt di chuyển sang phải , cần khởi động ép
lò xo khởi động lại tì lên cần lắc (khoảng A trên hình vẽ ). Cần khởi động một lần nũa xoay quanh
chốt M2 làm giảm lượng nhiên liệu phân phối một cách tự động tới mức độ cầm chừng .
89
Mục lục
b.Điều khiển tốc độ cầm chừng (Idle – speed control )
-Khi động cơ hoạt động bàn đạp ga được nhả ra, cần điều khiển tốc độ động cơ trở về vị trí cầm chừng
và tựa vào con ốc điểu chỉnh tốc độ cầm chừng. Tốc độ cầm chừng được chọn sao cho động cơ chạy
không tải không bị tắt máy .
-Nhờ lò xo cầm chừng mà tốc độ cầm chừng được giữ ổn định, khi tốc độ cầm chừng tăng lên, lò xo
cầm chừng bị ép lại van định lượng di chuyển sang trái làm giảm dầu và ngược lại. Khi tốc độ cầm
chừng giảm, khoảng cách C sẽ lớn lên, van định lượng di chuyển sang phải làm tăng nhiên liệu cung
cấp. Khi tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ cầm chừng lò xo cầm chừng bị nén lại một khoảng là C và lúc
này lò xo cầm chừng sẽ hết tác dụng .
c.Vận hành khi có tải (Operation under load)
-Khi hoạt động cần điều khiển tốc độ động cơ có vị trí tương ứng với tốc độ của động cơ hoặc vận tốc
xe. Người lái xe điều khiển các vị trí này bằng cách ấn cần gia tốc, nếu tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ
cầm chừng, lò xo khởi động và lò xo cầm chừng bị nén lại và nó không còn tác dụng trong hoạt động
của bộ điều tốc . Lúc này chỉ có lò xo điều tốc hoạt động.
-Bằng cách ấn cần gia tốc, người lái xe di chuyển cần điều khiển tốc độ động cơ tớùi vị trí tương ứng
vói tốc độ mong muốn. Sự chuyển động này làm cho lò xo điều tốc giãn ra một khoảng nào đó và kết
quả là lực lò xo lớn hơn lực ly tâm của quả văng .
-Sức căng của lò xo điều tốc làm nó kéo cần khởi động và cần lắc , hay cần này xoay quanh chốt M2
và làm di chuyển van định lượng (theo cơ cấu hình học ) tói vị trí tăng lượng nhiên liệu phân phối . Kết
quả là tốc độ động cơ tăng lên , các quả văng bung ra và đẩy ống trượt sang phải chống lại sức căng của
lò xo điều tốc. Van định lượng sẽ giư nguyên vị trí nào có sự cân bằng giữa lực tạo ra bởi lò xo và lực
tạo ra bởi các quả văng. Nếu tốc độ động cơ vẫn tiếp tục tăng lên thì các quả văng sẽ bung lớn hơn và
đẩy di chuyển qua phải nhiều hơn, lúc này lực đẩy ống trượt lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc. Bây
giờ cần khởi động và cần lắc xoay quanh chốt M2 làm di chuyển van định lượng sao cho lỗ cúp dầu mở
lớn hơn, lượng nhiên liệu giảm xuống tối thiểu làm cho tốc độ động cơ giảm theo.
90
Mục lục
CHƯƠNG V: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP VE

I. CÁC CHỨC NĂNG TỔNG QUÁT:


- Ngược lại với bơm thẳng hàng (PE) bơm phân phối VE chỉ có một piston và
một xi lanh bơm mà không kể tới số xi lanh mà động cơ có. Nhiên liệu được
phân phối bởi piston và được phân phối từ các rãnh tới các lỗ thông tương ứng
với số xi lanh động cơ. Trên bơm phân phối có những bộ phận sau:
+Bơm cao áp với đầu phân phối.
+ Bộ điều chỉnh tốc độ động cơ (bộ điều tốc).
+ Bộ phun sớm bằng thủy lực.
+ Bộ cúp dầu bằng cơ khí (hoặc bằng điện).
- Trên bơm phân phối cũng được trang bị thêm nhiều chức năng bổ sung để
thích nghi với từng loại động cơ cụ thể.

91
Mục lục
7

Hình 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM VE


1. Thùng chứa 5. Ống dẫn đến kim
2. Ống dẫn 6. Kim phun
7. Ống dẫn dầu về
3. Lọc
4. Bơm cao áp 8. Bugi xông

92
Mục lục
Bơm phun nhiên liệu kiểu phân phối VE sử dụng một
piston bơm duy nhất để ép nhiên liệu và phân phối dầu cho
các kim phun của động cơ theo thứ tự thì nổ. Bơm nhiên liệu
kiểu VE được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của các động cơ cở
nhỏ có tốc độ cao. Bơm VE được chế tạo nhỏ gọn hơn các
loại bơm thẳng hàng.

93
Mục lục
Hình 2: CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN TRÊN BƠM VE.
1: Bơm tiếp vận cánh gạt : bơm nhiên liệu từ thùng chứa tới khoang bơm
2: Bơm cao áp với đầu phân phối : tạo ra áp lực phun và phân phối nhiên liệu tới
xilanh
3: Bộ điều tốc bằng cơ khí : thay đổi lượng nhiên liệu phân phối theo phạm vi
điều khiển
4: Van cúp dầu bằng điện : ngưng cung cấp nhiên liệu khi động cơ ngừng hoạt
động
5. Bộ phun sớm : điều khiển sự khởi phun theo tốc độ của động cơ
94
Mục lục
- Trục truyền chính của bơm chạy trên các ổ trượt vỏ bơm và dẫn động bơm
tiếp vận. Bên trong bơm ở cuối trục truyền động được đặt một vòng lăn, nó
không được nối với trục truyền động nhưng được giữ ở trong vỏ bơm bằng
cách dùng đĩa cam cưỡi trên các con lăn của vòng lăn (đĩa cam này được dẫn
động bởi trục truyền chính). Piston phân phối vừa xoay quanh trục của nó
vừa chuyển động tịnh tiến lên xuống, piston di chuyển bên trong đầu phân
phối. Đầu phân phối này được lắp trên thân bơm, ở trong đầu phân phối
được đặt một thiết bị ngắt nhiên liệu bằng điện từ. Nếu dùng ngắt nhiên liệu
bằng cơ khí thì cơ cấu này được đặt ở vỏ bộ điều tốc. Một bánh răng nối trục
truyền chính và trục bộ điều tốc để dẫn động bộ điều tốc, bộ điều tốc này
gồm các quả văng và một ống trượt. Cơ cấu bộ điều tốc bao gồm: cần điều
khiển, cần khởi động và cần lắc chuyển động trong ổ trượt ở trong thân bơm
để điều khiển vị trí van định lượng trên piston. Ở phía trên cùng của bộ điều
tốc cơ khí là lò xo điều tốc mà nó nối với cần điều khiển bằng trục cần điều
khiển. Mặt khác, trục cần điều khiển chuyển động trong ổ trượt ở vỏ bộ điều
tốc. Trên nắp bộ điều tốc có những con ốc điều chỉnh đầy tải, van dầu tràn và
ốc điều chỉnh tốc độ của động cơ.

95
Mục lục
Bộ phun sớm bằng thủy lực nằm phía dưới bơm phân phối và vuông
góc với trục của bơm. Hoạt động của nó bị ảnh hưởng bởi áp lực của
nhiên liệu ở khoang bơm, áp lực này được xác định bởi bơm tiếp vận và
van điều áp.

1.Bơm tiếp vận kiểu cánh gạt:

- Bơm tiếp vận được lắp với trục truyền chính, rotor của nó được lắp đồng
tâm với trục và được truyền động bằng then. Mặt khác rotor chạy bên trong
vòng lệch tâm cố định trên vỏ bơm, bốn cánh gạt của rotor được đẩy ra
ngoài bởi lực li tâm và áp lực nhiên liệu ở phía dưới các cánh gạt và rotor.
Nhiên liệu di chuyển xuyên qua lỗ nhỏ ở khoang bơm cao áp vào khoảng
không gian hình quả thận được tạo ra bởi rotor, cánh gạt và vòng lệch tâm.
Sự chuyển động xoay tròn làm nhiên liệu giữa các cánh gạt kế tiếp nhau
được đẩy lên trên không gian hình quả thận và xuyên qua một lỗ nhỏ vào
khoang bơm. Đồng thời một phần nhiên liệu chảy xuyên qua một lỗ thứ hai
tới van điều áp.

96
Mục lục
3

1. Các cánh gạt.


1

2. Nhiên liệu áp lực thấp.

3. Nhiên liệu đến


khoang bơm
2

Hình 3: BƠM CÁNH GẠT

97
Mục lục
2. Đĩa cam và dạng cam:
Bên cạnh việc truyền động piston bơm phân phối, đĩa cam còn ảnh hưởng
đến áp lực và thời gian phun nhiên liệu. Sự quyết định các chỉ tiêu này là hành
trình cam và vận tốc nâng lên của cam, các yếu tố này phải được thích nghi với
một dạng cam đặc biệt. Đoạn cam đặc biệt này thường nằm ở cuối cam.
Bởi vì bề mặt của đĩa cam được thiết kế cho từng loại động cơ cụ thể nên ta
không thể lắp lẩn bơm cao áp của một động cơ này vào một động cơ khác.

1. Các con lăn và vòng lăn.


2
2.Đĩa cam.
3 3. Piston bơm.

Hình 4: Vị trí đĩa cam.

98
Mục lục
3.Van điều áp:

1
6

1.Bệ lò xo. 2
2.Lò xo 3
3.Van trượt. 5

4.Dầu cao áp đến 4


5.Dầu trở về.
Hình 5: Van điều áp.
6.Đệm kín

99
1.Nhiên liệu về thùng chứa.
1 2.Các lỗ nhỏ.
2
3.Mạch dầu cao áp.

Hình 6: VAN DẦU TRÀN

100
Van điều áp được lắp gần với bơm tiếp vận, nó là một van
trượt chịu lực ép của lò xo. Áp lực nhiên liệu trong bơm có thể thay
đổi theo sự điều chỉnh của van điều áp. Nếu áp lực nhiên liệu vượt
quá giá trị cho trước thì van piston mở mạch trở về và cho phép
nhiên liệu trở về mạch nạp của bơm.
Nếu áp lực nhiên liệu quá thấp thì mạch trở về vẫn đóng không
cho nhiên liệu trở về mạch nạp của bơm, việc mở của van điều áp
được xác định bằng cách điều chỉnh tải trọng ban đầu của lò xo.
Giới hạn dầu tràn bằng một van được lắp trên bộ điều tốc
của bơm phân phối VE và thông với khoang bơm. Nó cho phép
một lượng nhiên liệu thay đổi có thể trở về thùng chứa thông qua
những lỗ nhỏ (0.6) mm, việc giới hạn tràn giúp duy trì áp lực nhiên
liệu ở khoang bơm. Bởi vì áp lực nhiên liệu ở trong thân bơm đòi
hỏi phải chính xác, nên van điều áp và van dầu tràn được thiết kế
khá chính xác.

101
4.Van cao áp:
Van cao áp có nhiệm vụ ngắt nhiên liệu giữa bơm và
đường ống, nó xác định chính xác thời điểm kim phun ngưng
phun. Đồng thời nó còn làm cho áp lực ổn định ở các mạch
phun và kim không bị nhiễu sau phun
Van cao áp là một dạng piston được điều khiển bằng áp
lực dầu. Van áp lực được mở bởi áp lực nhiên liệu và được
đóng bởi lò xo hoàn vị. Giữa các hành trình phân phối van áp
lực được đóng, lúc này đường ống và lổ thoát ở đầu phân phối
bị tách biệt. Trong khoảng thời gian phân phối, van được nâng
lên khỏi vị trí ban đầu của nó bằng áp lực cao. Nhiên liệu chạy
qua rãnh dọc, tới rãnh tròn, đi qua thân van cao áp tới đường
ống rồi tới kim phun để phun vào buồng đốt.

102
Mục lục
Hình 7: Van cao áp

a b

a. Đóng.
1. Mặt hình nón
b. Mở
1. Ống nối 2. Vành giảm áp
2 .Lò xo
3,4. Rãnh dầu
3. Van cao áp
4. Mặt hình nón 5. Phần dẫn hướng
5. Bệ van
103
Mục lục
Khi quá trình phân phối kết thúc (lỗ cúp dầu của piston mở) áp
lực cao ở đầu piston giảm xuống, làm cho lực ép của dầu lên van
nhỏ hơn lực ép của lò xo và van điều áp bị đóng lại bởi lò xo
hoàn vị.
5.Van cao áp với sự tiết lưu:
Ở cuối quá trình phun nhiên liệu, áp lực dầu trong buồng cao áp
được giữ lại dưới dạng dao động sóng áp lực. Các sóng này phản
xạ lên van cao áp và dẫn đến lần mở kế tiếp của kim phun hoặc tạo
áp thấp trong đường ống phun nhiên liệu. Kết quả là sau quá trình
phun kim phun sẽ bị nhiễu, làm cho khí thải độc hại tăng, đường
ống cao áp và kim phun bị mòn.

104
Mục lục
Để ngăn chặn sự phản xạ này người ta đã thiết kế các lổ tiết lưu
trên van cao áp mà nó chỉ có tác dụng khi van cao áp chuyển
động lui về. Mạch hạn chế này bao gồm vành giảm áp và lò xo áp
lực, trong khoảng thời gian phân phối nó không có tác dụng,
nhưng khi nhiên liệu trở về nó ngăn chặn sự luân chuyển của
luồng nhiên liệu và tạo ra sự giảm chấn.
6.Các ống dẫn áp lực:
Các ống dẫn áp lực ở hệ thống phun nhiên liệu được chế tạo đặc biệt
và không phải sửa chữa trong suốt quá trình bảo dưỡng. Các ống dẫn
này còn gọi là ống phun nhiên liệu, các đường ống này nối bơm cao
áp với kim phun và nó không được uốn cong với bán kính nhỏ hơn
50 mm, hệ thống đường ống cao áp thường được kẹp chặt với một
khoảng cách nhất định để bảo đảm an toàn. Các đường ống dẫn áp
lực không có đường nối và mối hàn.

105
Mục lục
IV. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:

1. Sự phân phối nhiên liệu áp lực thấp:


Hệ thống nhiên liệu VE của hãng Bosch có một bơm tiếp vận kiểu cánh gạt,
bơm này hút nhiên liệu từ thùng chứa và đưa tới khoang bơm cao áp.
Một phần nhiên liệu chảy qua van điều áp trở về mạch nạp của bơm tiếp vận.
Để làm mát và tự thoát bọt khí của bơm phân phối, một ít nhiên liệu cũng
chảy qua van dầu tràn trên vỏ bộ điều tốc và trở về thùng chứa.
2. Sự phân phối nhiên liệu cao áp:
a. Dẫn động piston phân phối:
Chuyển động quay của trục truyền chính được truyền tới piston phân
phối bằng một cái ngàm ở trên trục truyền chính và đĩa cam ăn khớp với
cái chạc.

106
Mục lục
Bên trong bơm có các vòng lăn và một đĩa cam, bề mặt của
đĩa cam luôn luôn ép sát con lăn. Do đó chuyển động quay
thuần túy của trục truyền chính được chuyển thành chuyển
động tịnh tiến và chuyển động xoay của đĩa cam. Piston được
đặt khớp vào đĩa cam nhờ đuôi hình trụ, vị trí của nó và đĩa
cam được cố định bằng một cái gờ.
Piston được đẩy lên điểm chết trên nhờ cam, hai lò xo hoàn
lực sắp xếp đối xứng đẩy piston xuống điểm chết dưới khi
cam không đội piston. Các lò xo này ngăn không cho đĩa cam
bị tách ra khỏi các con lăn khi bơm hoạt động ở tốc độ cao.
Để piston không rời khỏi vị trí trung tâm của nó, thì các lò xo
hoàn lực phải được lắp đặt một cách chính xác.

107
Mục lục
b. Định lượng nhiên liệu:

Áp lực cần thiết cho quá trình phun vào xy lanh động cơ được phát ra
bởi piston bơm. Chuyển động định kì của piston được trình bày ở hình
8, minh họa sự định lượng nhiên liệu tới một xi lanh động cơ. Với
động cơ 4 xy lanh, khi piston bơm di chuyển lên xuống một lần thì
đồng thời nó cũng quay ¼ vòng. Nếu động cơ 6 xy lanh thì piston quay
1/6 vòng.
Quá trình nạp: Khi piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm
chết dưới, chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến của nó làm mở lổ dầu
vào ở đầu phân phối nhờ rãnh nạp ở piston. Lúc này nhiên liệu với áp
lực ở khoang bơm sẽ đi vào trong xi-lanh bơm. Lúc này piston ở điểm
chết dưới, nhiên liệu đi vào lổ nạp (2) và rãnh nạp piston (3), rồi vào
trong buồng cao áp (4).

108
Mục lục
Hình 8: Các thì và các giai đoạn phân phối.

A. THỜI KỲ NẠP

B.THỜI KỲ PHUN

1.Piston phân phối.


4.Buồng cao áp. 6.Rãnh phân phối.
2.Lỗ nạp.
3.Rãnh nạp. 5.Buồng cao áp. 7.Lỗ phân phối.
109
Mục lục
1. Rãnh nạp trên piston
7 6 5 4 3
ĐCT
2. Khoang cao áp
a 2
3. Cửa nạp trên xilanh 1

4. Rãnh cân bằng 11 12 13 14 ĐCD

6. Bạc trượt
b
5. Xilanh chia
7. Piston chia 1
h1

8. Rãnh chia trên piston


9. Lỗ chia trên xilanh c

10. Lỗ thoát dầu


h2
11. Rãnh thoát nhiên liệu 2

a, b: Hành trình nạp d


c: Hành trình nén
d: Hành trình cung cấp h3
e: Hành trình cắt nhiên liệu 3

e
f: Hành trình cân bằng
ĐCT: Điểm chết trên
ĐCD: Điểm chết dưới
: Góc xoay piston f
h: Khoảng dịch chuyển piston
Chiều tịnh tiến piston 110
Thời điểm khởi phun và phun nhiên liệu:
Khi piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này lỗ
nạp (2) bị đóng lại bởi piston (1). Piston tiếp tục di chuyển lên điểm
chết trên tạo ra áp lực cao trên đầu piston và do chuyển động quay
của piston nên rãnh phân phối trên thân piston trùng với lỗ phân
phối ở đầu bộ phân phối. Nhiên liệu ở buồng cao áp được nén lại với
áp suất cao và theo lỗ phân phối làm mở van cao áp . Nhiên liệu bị
đẩy tới đường ống cao áp tới kim phun và phun vào buồng đốt.

Thời điểm kết thúc phun:


Quá trình phun kết thúc ngay khi lỗ khoan ngang của piston lên đến
mép của van định lượng. Sau thời điểm này không có nhiên liệu
được phân phối tới kim phun và van cao áp cũng đóng lại.

111
Mục lục
Hình 8: Các thì và các giai đoạn phân phối.

A. THỜI KỲ NẠP

B.THỜI KỲ PHUN

1.Piston phân phối.


4.Buồng cao áp. 6.Rãnh phân phối.
2.Lỗ nạp.
3.Rãnh nạp. 5.Buồng cao áp. 7.Lỗ phân phối.
112
Mục lục
C. THỜI KỲ DỨT
PHUN

D. THỜI KỲ NẠP

8.Van định lượng. TDC: Điểm chết trên.

9.Lỗ cúp dầu. BDC: Điểm chết dưới.

113
Mục lục
Nhiên liệu trên đỉnh piston trở về khoang bơm qua lỗ khoan ngang,
chấm dứt quá trình phun nhiên liệu. Piston tiếp tục đi lên điểm chết
trên khoảng chạy này gọi là khoảng chạy dư.
Khi piston trở về điểm chết dưới, lỗ khoan ngang của nó bị đóng lại
đồng thời lỗ nạp mở, nhiên liệu ở khoang bơm vào buồng cao áp và
chu kỳ lặp lại cho xy lanh kế tiếp.
V. BỘ ĐIỀU TỐC:
1.Những điều kiện làm việc cần lắp bộ điều tốc:
Động cơ đốt trong thường xuyên phải thay đổi chế độ làm việc một
cách đột ngột. Nghĩa là các chế độ làm việc ổn định của động cơ
luôn bị phá vỡ.

114
Mục lục
 Khi thay đổi phụ tải thì chế độ tốc độ của động cơ cũng thay đổi
Khối lượng bánh đà có thể bù trừ một phần nào mức độ chênh lệch
giữa công suất của động cơ và công suất cần thiết của máy công tác
nhưng chỉ có tính chất tạm thời, hơn nữa nếu kích thước của bánh đà
càng nhỏ thì tác dụng bù trừ ấy không đáng kể.
Muốn giữ cho số vòng quay của động cơ nằm trong một giới hạn cần
thiết phải luôn luôn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ
để loại trừ tình trạng mất cân bằng giữa động cơ và máy công tác
Nhưng trên thực tế trong điều kiện phụ tải luôn thay đổi đột ngộ
không thể dùng tay để thay đổi lượng nhiên liệu, vì vậy các loại động
cơ đốt trong cần có một cơ cấu đặc biệt, cơ cấu này được gọi là bộ
điều chỉnh tốc độ hay gọi tắt là bộ điều tốc. Bộ điều tốc dùng để điều
chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu trình một cách tự động
đảm bảo công suất của động cơ luôn cân bằng với công suất của máy
công tác. Qua đó nó giữ cho số vòng quay của động cơ không thay
đổi.

115
Mục lục
Động cơ diesel thường rất nhạy cảm với chế độ tốc độ. Nếu tốc
độ động cơ vượt quá số vòng quay thiết kế thì lúc này thời gian
cháy bị rút ngắn, mặt khác chất lượng cháy của quá trình cháy
cũng giảm, nhiên liệu cháy không hết và quá trình cháy phải
kéo dài trên đường giản nở làm cho động cơ rất nóng (đặt biệt
là cơ cấu thải và nhóm piston) tốn nhiều nhiên liệu, có nhiều
muội than trong khí thải làm động cơ chóng hỏng.
Trong động cơ xăng nếu tốc độ vượt quá số vòng quay thiết kế
thì chỉ gây ảnh hưởng rất ít tới các quá trình công tác, vì chất
lượng của quá trình hình thành khí hỗn hợp trong động cơ xăng
ít phụ thuộc nhiều vào chế độ tốc độ và khi thay đổi số vòng
quay thành phần của khí hỗn hợp hầu như không thay đổi. Như
vậy trường hợp có đủ hệ số an toàn về sức bền cơ giới động cơ
xăng có thể chạy vượt số vòng quay thiết kế chừng (30 – 50) %
trong một khoảng thời gian ngắn mà không gây hậu quả tai hại
gì cho động cơ.
116
Mục lục
Khi lắp bộ điều tốc, động cơ sẽ làm việc ổn định hơn.
Chính vì vậy, tất cả các loại động cơ diesel trong mọi điều kiện sử dụng
đều lắp bộ điều tốc, nhằm hạn chế số vòng quay cực đại của động cơ,
nhưng yêu cầu ấy lại không bắt buộc đối với tất cả các động cơ xăng.

2.Bộ điều tốc:


a.Giới thiệu chung:
Bộ điều tốc của bơm cao áp phải bảo đảm cho động cơ có thể thay đổi
tốc độ một cách kịp thời theo sự điều khiển của người điều khiển. Khi bàn
đạp ga di chuyển thì động cơ phải hưởng ứng bằng cách tăng tốc hoặc
giảm tốc mà không bị khựng. Nếu bàn đạp ga được giữ ổn định thì tốc độ
động cơ sẽ không tăng hay giảm theo tải trong một phạm vi nào đó và tốc
độ động cơ không được vuợt quá số vòng quay giới hạn.

117
Mục lục
b. Các chức năng của bộ điều tốc:
-Bảo đảm cho tốc độ động cơ không giảm thấp hơn so với tốc độ
cầm chừng đã được điều chỉnh.
-Tự động giữ ổn định tốc độ động cơ khi tải bên ngoài thay đổi
trong một phạm vi nào đó.
-Giữ cho tốc độ động cơ không vượt quá số vòng quay giới hạn.
-Tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình khởi
động.
-Thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo tốc độ động cơ.
3.Bộ điều tốc nhiều chế độ:
a. Sơ đồ cấu tạo:

118
Mục lục
Bộ điều tốc nhiều chế độ điều khiển tất cả các chế độ động cơ từ lúc khởi
động và cho tới giá trị tốc độ cực đại. Ngoài ra cũng có loại bộ điều tốc
điều khiển tốc độ động cơ ở tốc độ cầm chừng và cực đại (bộ điều tốc 2 chế
độ). Loại bộ điều tốc hai chế độ thường được sử dụng trên các máy tĩnh tại
như : máy phát điện, còn trên xe thì thường sử dụng bộ điều tốc nhiều chế
độ.
Hình 9 trình bày sự sắp xếp và các chức năng, các thành phần của bộ điều
tốc nhiều chế độ. Toàn bộ bộ điều tốc được truyền động bởi trục truyền
chính, bộ điều tốc bao gồm các quả văng, vỏ, các lò xo và các cần nối, các
cần nối này được nối với vỏ sao cho nó có thể xoay xung quanh trục bộ
điều tốc. Chuyển động bung của các quả văng được chuyển thành chuyển
động dọc trục của ống trượt. Lực tác động lên ống trượt này làm vị trí của
ống trượt thay đổi, sự thay đổi này ảnh hưởng đến các cơ cấu khác của bộ
điều tốc.

119
Mục lục
Mặt khác cơ cấu của bộ điều tốc bao gồm cần điều khiển, cần
lắc và cần khởi động. Cần điều khiển tựa vào vỏ bơm và có
thể điều chỉnh bằng vít điều chỉnh nhiên liệu, cần khởi động
và cần lắc cũng chuyển động tương đối với cần điều khiển.
Trên cần khởi động có một chốt tròn ngàm vào van định
lượng, lò xo khởi động tựa vào đầu trên của cần, ở đầu trên
của cần lắc là một chốt hãm mà nó được bắt chặt với lò xo
cầm chừng. Lò xo điều tốc cũng được nối với đầu dưới của
chốt hãm, cần và trục cần điều khiển nối với phần điều khiển
tốc độ động cơ.
Sự tác động qua lại của lực lò xo và lực ống trượt tạo ra bởi
các quả văng làm cho cần số (4) chuyển động kéo theo sự
chuyển động của van định lượng. Do đó xác định được lượng
nhiên liệu cung cấp.

120
Mục lục
121
b. Hoạt động:
Khởi động:
Khi động cơ không hoạt động các quả văng và ống trượt đều ở vị
trí ban đầu của chúng. Cần khởi động được di chuyển tới vị trí
khởi động bởi lò xo khởi động và xoay quanh chốt M2, đồng thời
van định lượng của piston phân phối được giữ ở vị trí khởi động,
lúc này lượng nhiên liệu cung cấp là tối đa (hành trình có ích của
piston là lớn nhất).

122
Mục lục
Ngay sau khi khởi động các quả văng bung ra làm ống trượt di chuyển sang
phải, cần khởi động ép lò xo khởi động, lò xo khởi động lại tì lên cần lắc
(khoảng a trên hình vẽ). Cần khởi động một lần nữa xoay quanh chốt M2, làm
giảm lượng nhiên liệu phân phối một cách tự động tới mức độ cầm chừng.
 Điều khiển tốc độ cầm chừng:
Khi động cơ hoạt động, bàn đạp ga được nhả ra, cần điều khiển tốc độ động cơ
trở về vị trí cầm chừng và tựa vào con ốc điều chỉnh tốc độ cầm chừng. Tốc độ
cầm chừng được điều chỉnh sao cho động cơ chạy ở tốc độ không tải không bị
tắt máy.
Tốc độ cầm chừng của động cơ được giữ ổn định nhờ một lò xo cầm chừng.
Khi tốc độ cầm chừng tăng lên, lò xo cầm chừng bị ép lại, van định lượng di
chuyển sang trái làm giảm lượng nhiên liệu cung cấp và ngược lại khi tốc độ
cầm chừng giảm, khoảng cách “c” sẽ lớn lên, van định lượng di chuyển sang
phải làm tăng nhiên liệu cung cấp. Khi tốc độ động cơ được tăng lên vượt qua
mức cầm chừng, lò xo cầm chừng bị nén lại một khoảng là “c” và lúc này lò xo
cầm chừng sẽ hết tác dụng.

123
Mục lục
124
Vận hành khi có tải:
Người lái xe điều khiển cần điều khiển tốc độ động cơ theo ý muốn của mình,
bằng cách tăng hay giảm cần ga. Nếu tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ cầm
chừng thì lò xo khởi động và lò xo cầm chừng bị nén lại, lúc đó chúng không
còn tác dụng trong hoạt động của bộ điều tốc, chỉ có lò xo điều tốc hoạt động.
Khi người tài xế tăng ga, cần điều khiển tốc độ động cơ được di chuyển tới vị
trí tương ứng với tốc độ mong muốn. Lò xo điều tốc giãn ra một khoảng nào
đó và kết quả là lực lò xo lớn hơn lực ly tâm của các quả văng.
Với sức căng của lò xo điều tốc làm cho cần khởi động và cần lắc bị kéo, hay
các cần này xoay quanh chốt M2 và làm di chuyển van định lượng tới vị trí
tăng lượngnhiên liệu phân phối. Kết quả là tốc độ động cơ tăng lên, các quả
văng bung ra và đẩy ống trượt sang phải chống lại sức căng của lò xo điều
tốc. Van định lượng sẽ giữ nguyên vị trí khi nào có sự cân bằng giữa lực tạo
ra bởi lò xo và lực tạo ra bởi các quả văng.

125
Mục lục
Khi tốc độ động cơ tăng lên cao, các quả văng sẽ bung lớn hơn và đẩy ống
trượt di chuyển qua phải nhiều hơn, lúc này lực đẩy ống trượt lớn hơn lực
căng của lò xo điều tốc. Bây giờ cần khởi động và cần lắc xoay quanh chốt
M2 làm di chuyển van định lượng sao cho lổ cúp dầu mở sớm hơn, lượng
nhiên liệu giảm xuống tối thiểu làm cho tốc độ động cơ giảm theo. Do đó
đối với mỗi vị trí của cần điều khiển thì động cơ có một tốc độ tương ứng.
Khi tải tăng cần ga đứng yên: Sức căng của lò xo điều tốc giảm xuống làm
cho cần khởi động và cần lắc trả về vị trí tương ứng. Tốc độ động cơ giảm
xuống, các quả văng khép lại và ống trượt dịch sang trái, lổ cúp dầu mở
sớm hơn làm giảm tốc độ động cơ xuống, trong trường hợp này người lái
xe phải trả số về.
Khi tải giảm cần ga đứng yên: Tốc độ động cơ tăng lên như trường hợp xe
xuống dốc, các quả văng bung ra đẩy ống trượt sang phải làm cho van định
lượng dịch sang trái, lúc này lượng nhiên liệu cung cấp giảm xuống.

126
Mục lục
Khi tốc độ động cơ vượt mức giới hạn: Lực ly tâm của các quả văng
lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc, lực đẩy ống trượt lớn hơn lực
căng của lò xo điều tốc, van định lượng bị đẩy sang trái làm giảm
lượng nhiên liệu cung cấp để ngăn không cho động cơ chạy vượt
tốc.
4.Bộ điều tốc hai chế độ: (Tốc độ cầm chừng và cực đại)
a.Cấu tạo:
Cấu tạo của bộ điều tốc này cũng giống ở bộ điều tốc nhiều chế độ
ở những bộ phận như cũng có các quả văng và cách sắp xếp các cần
điều khiển. Điểm khác biệt giữa hai bộ điều tốc này là cách đặt lò
xo. Ở đây lò xo là loại lò xo nén được lắp ở trong ống dẫn, một chốt
hãm nối với cần lắc và lò xo điều tốc. ấu tạo của bộ điều tốc này cũng
giống ở bộ điều tốc nhiều chế độ ở những

127
Mục lục
1.Các quả văng .
2.Cần điều khiển.
3.Ốc chỉnh tốc độ cầm
chừng.
4.Lò xo điều tốc.
5.Lò xo trung gian.
6.Chốt hãm.
7.Lò xo cầm chừng .
8.Cần khởi động.
9.Cần lắc.
10. Chốt đứng của cần
lắc.
11. Lò xo khởi động.
12. Van định lượng.
13. Ốc chỉnh đầy tải.
14. Ống trượt.

Hình 11: Bộ điều tốc hai chế độ.


15. Lỗ cúp dầu trên piston.
16. Piston phân phối.
a.Độ nén của lò xo cầm chừng và khởi động.
b.Độ nén của lò xo trung gian.
h1: Thì làm việc cầm chừng tối thiểu.
h2: Thì làm việc đầy tải.
M2: Chốt.
128
Mục lục
b.Hoạt động.

Khởi động:

Khi động cơ vừa khởi động, tốc độ động cơ còn thấp, lúc này các quả văng
còn xếp lại, ống trượt ở vị trí ban đầu của nó, lò xo khởi động đẩy cần khởi
động tựa vào ống trượt, van định lượng trên piston ở vị trí khởi động tức là ở
mức cung cấp nhiên liệu tối đa.

Điều khiển cầm chừng:

Khi động cơ đang hoạt động, nếu như bàn đạp tăng tốc được nhả ra thì cần điều
khiển tốc độ động cơ bị kéo về vị trí cầm chừng bởi lò xo hoàn lực. Khi động cơ
được tăng tốc đến một tốc độ nào đó có thể làm các quả văng bung ra bởi lực ly
tâm của chúng lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc. Các quả văng bung ra ngoài
và đẩy ống trượt tựa vào cần khởi động, lò xo cầm chừng tác động lên cần lắc để
duy trì chế độ cầm chừng, đây là nguyên lý điều khiển cơ bản.

129
Mục lục
Vận hành khi có tải:
Khi người tài xếtăng ga, cần điều khiển tốc độ động cơ xoay đi một
khoảng nào đó, điều này làm cho lò xo khởi động và lò xo cầm chừng bị
nén lại và nó không còn tác dụng, lúc này lò xo trung gian bắt đầu làm
việc.
Khi cần điều khiển tốc độ động cơ tiếp tục di chuyển về phía đầy tải (tiếp
tục được ấn xuống) làm lò xo trung gian bị nén lại sao cho đầu chốt hãm
đẩy trực tiếp cần lắc. Đến lúc này lò xo trung gian mất tác dụng, động cơ
đang trong phạm vi không điều khiển bởi bộ điều tốc. Phạm vi này được
xác định bởi tải trọng ban đầu của lò xo điều tốc, sự tác động của lò xo
bây giờ chỉ là nối cứng. Vị trí bàn đạp tăng tốc lúc này được truyền trực
tiếp tới ống trượt, do đó người tài xế xác định lượng nhiên liệu cung cấp
một cách trực tiếp.

130
Mục lục
Khi xe lên dốc hay tăng tốc người lái xe phải tăng ga. Nếu
tải động cơ bây giờ giảm mà không có sự thay đổi vị trí
bàn đạp thì tốc độ động cơ sẽ tăng mà không có sự tăng
lượng nhiên liệu cung cấp, lực ly tâm tăng lên đẩy ống
trượt tựa vào cần khởi động và cần lắc cho tới khi lực ép
của ống trượt lớn hơn lực căng ban đầu của lò xo điều tốc
thì sự điều khiển tốc độ tối đa được bắt đầu, điều này xảy
ra gần hoặc ở tốc độ định mức của động cơ. Khi đó bộ
điều tốc sẽ làm việc bình thường giống như bộ điều tốc
nhiều chế độ
Nếu động cơ giảm tải hoàn toàn, tốc độ động cơ giảm
xuống giới hạn trên của tốc độ cầm chừng và luôn giữ
mức ổn định của chế độ cầm chừng.

131
Mục lục
VI. BỘ PHUN DẦU SỚM TỰ ĐỘNG:

1.Vòng lăn.
2.Con lăn.
3.Khối trượt.
4.Chốt.
5.Piston phun sớm.
6.Đĩa cam.
7.Piston phân phối.

Hình 12: Vị trí các cơ cấu phun sớm của bơm VE.

132
Mục lục
1.Cơ cấu phun dầu sớm tự động:

Để bù trừ cho sự phun và cháy trể, cơ cấu phun dầu


sớm tự động có thể làm tăng thời điểm phun của bơm
phân phối tương ứng với vị trí cốt máy khi tốc độ động
cơ gia tăng. Khi vận tốc trục khuỷu động cơ diesel càng
cao, góc độ phun dầu sớm càng phải tăng thêm để
nhiên liệu cháy hết, bảo đảm công suất động cơ đạt tối
đa. Góc độ phun dầu sớm phải tỉ lệ với vận tốc trục
khuỷu và do cơ cấu phun dầu sớm tự động điều khiển.

133
Mục lục
a). Vị trí khi động cơ ngưng hoạt động
a.Sơ đồ cấu tạo:
b). Vị trí khi động cơ hoạt động

1.Vỏ bơm.
2.Vòng lăn.
3.Các con lăn.
4.Chốt.
5.Lỗ trên piston phun
sớm.
6.Nắp đậy.
7.Piston phun sớm.
8.Chốt trượt.
9.Lò xo.

Hình 13:
Hoạt động của cơ cấu phun sớm

134
Mục lục
Cơ cấu phun dầu sớm bằng thủy lực được lắp ở phía dưới của bơm phân
phối và thẳng góc với trục dọc của bơm, piston phun sớm di chuyển
trong thân bơm. Hai bên của vỏ bơm được đậy lại bởi các nắp đậy. Trên
một mặt của piston là một lỗ nhiên liệu vào, mặt còn lại lắp lò xo. Một
chốt trượt và một chốt dẫn động nối piston với vòng lăn.
b.Hoạt động:
(a). Piston phun sớm được giữ ở vị trí ban đầu của nó bởi tải trọng ban
đầu của lò xo. Trong thời gian hoạt động, áp lực nhiên liệu ở khoang
bơm được điều chỉnh tương ứng với tốc độ động cơ bởi van điều áp và
van dầu tràn. Do đó, mặt piston (7) đối diện với lò xo (9) sẽ chịu một áp
lực, áp lực này tăng cùng với sự tăng tốc của động cơ.
(b). Khi tốc độ động cơ lên đến xấp xỉ 300 rpm (vòng/phút), áp lực nhiên
liệu cũng đạt đến giá trị đủ để thắng tải trọng ban đầu của lò xo và di
chuyển piston phun sớm về phía trái.Hình

135
Mục lục
Chuyển động dọc trục của piston được truyền qua chốt trượt và chốt dẫn
động tới vòng lăn làm cho vòng lăn quay. Do đó, các con lăn và vòng
lăn được xoay một góc độ cụ thể tương ứng với đĩa cam và piston phân
phối. Sự chuyển động này làm cho chuyển động quay của đĩa cam được
nâng sớm hơn một thời điểm nào đó.
Khi tốc độ động cơ tăng lên, áp suất dầu sẽ tăng làm cho lực dầu tác
dụng lên piston (7) tăng lên. Lực này sẽ lớn hơn lực nén của lò xo ở mặt
đối diện. Do đó, piston bộ phun dầu sớm sẽ di chuyển về phía trái làm
cho vòng lăn dịch chuyển ngược chiều quay của piston bơm cao áp và
làm cho piston bị đội lên sớm hơn. Do đó nhiên liệu sẽ phun sớm hơn.
Ngược lại khi tốc độ động cơ giảm, áp suất dầu ở trong khoang bơm
giảm. Áp suất dầu ở phía đầu (7) của piston bộ phun sớm cũng giảm.
Lực nén của lò xo sẽ lớn hơn lực nén của dầu nên piston bộ phun sớm
sẽ di chuyển về phía phải làm cho vòng lăn dịch chuyển cùng chiều
quay của piston bơm. Kết qủa là piston sẽ bị đội lên trễ hơn nên dầu sẽ
được phun trễ hơn.Hình

136
Mục lục
° CÁC CƠ CẤU ĐƯỢC GẮN THÊM

1. Tua-bin tăng áp khí xả:

-Khí thải động cơ không chỉ đơn giản là thải ra ngoài môi trường.
Năng lượng của nó được tận dụng để truyền động tua-bin tăng áp
ở số vòng quay đến 100.000 vòng/phút. Trục của tua-bin dùng để
truyền động máy khí nén mà nó còn dùng để hút không khí, nén
không khí và phân phối không khí có áp lực tới động cơ. Không
chỉ nén không khí có áp lực mà còn làm cho nhiệt độ không khí
cũng tăng lên. Nếu nhiệt độ tăng lên quá lớn thì có một bộ phận
làm mát được đặt giữa tua-bin tăng áp và ống góp hút của động
cơ để làm mát khí nạp vào.

137
Mục lục
1. Cánh Tuabin nén
khí.
2. Cánh Tuabin
truyền động.
3. Đường ống
thông khí nạp.
4. Van xả.
5.Đường nạp.

Hình 14: Nguyên lý của Tuabin tăng áp.

138
Mục lục
-Tua-bin tăng áp và máy nén khí được lắp đồng trục, tốc độ của tua-bin có thể
vượt quá 100.000 vòng/phút. Năng lượng của khí thải được dùng để truyền động
tua-bin (2) và máy nén khí (1). Do đó không khí nạp vào không chỉ có sức hút
của động cơ mà còn được nén bởi máy nén khí. Bởi vì lượng không khí phân
phối của tua-bin không đồng bộ với những đòi hỏi của động cơ nên cần phải có
một cơ cấu điều khiển được lắp thêm để tránh sự tăng áp quá lớn ở tốc độ cao.
-Khi áp suất khí nạp vượt quá mức tối đa, một van xả (4) được lắp giữa đường
ống góp hút và ống thoát để hướng một phần khí thải đi qua ống thoát. Do đó áp
suất khí nạp được ấn định dưới mức tối đa.
-Khi đạt tới một áp lực ấn định (P1), bộ phận bù áp lực (LDA) tăng lượng nhiên
liệu cung cấp cùng với sự tăng áp lực ở đường ống phân phối. Khi áp lực tối đa
(P2) vượt quá mức ấn định thì nhiên liệu sẽ không được cung cấp thêm nữa.Trở
về

139
Mục lục
140
b. Cấu tạo:

1. Lò xo điều tốc.
2. Vỏ bộ điều tốc.
3. Cần dừng.
4. Chốt dẫn hướng.
5. Đai ốc điều chỉnh.
6. Màng rung.
7. Lò xo áp lực.
8. Chốt trượt.
9. Mặt côn kiểm soát.
10. Ốc điều chỉnh đầy tải.
11. Cần điều chỉnh.
12. Cần lắc.
13. Cần khởi động.
M1: Khớp xoay cho 3.
Hình 15: Bộ bù áp lực

141
Mục lục
-LDA được lắp ở trên mặt trên của bơm phân phối VE. Phần
đầu của nó được nối với ống nạp và ống thoát. Khoang của
nó được chia làm hai buồng kín bởi một màng rung. Một lò
xo áp lực tác động lên mặt dưới của màng và bề mặt trên
được giữ bởi một đai ốc điều chỉnh. Đai ốc dùng để điều
chỉnh tải trọng ban đầu của lò xo. Mặt khác sự điều chỉnh
này làm tương ứng hoạt động của LDA với áp lực nén của
tua-bin.
-Màng rung được nối với chốt trượt, trên chốt trượt có bề
mặt côn. Một chốt hướng dẫn đặt thẳng góc với chốt trượt,
chạm với bề mặt côn và truyền chuyển động của chốt trượt
tới cần dừng. Cần này thay đổi vị trí dừng khi đầy tải. Một
đai ốc điều chỉnh xác định vị trí ban đầu của chốt trượt.

142
Mục lục
c. Hoạt động.

-Ở tốc độ thấp, áp lực của tua-bin tăng áp không đủ nén lò xo lại và màng
rung vẫn ở vị trí ban đầu của nó. Khi áp lực không khí nạp lên đến một
mức độ nào đó, màng rung (6) và chốt trượt bắt đầu di chuyển xuống tựa
vào lò xo áp lực làm cho mặt côn được kiểm soát. Chốt hướng dẫn di
chuyển và cần dừng xoay quanh điểm M1bởi vì sức căng của lò xo điều
tốc, cần lắc, cần dừng, chốt dẫn hướng và mặt côn kiểm soát di chuyển
liên quan với nhau, do đó cần lắc (12) sẽ đi theo sự chuyển động của cần
dừng (3). Cần khởi động và cần lắc xoay quanh vị trí thông thường của
chúng và di chuyển van định lượng theo hướng cung cấp nhiên liệu nhiều
hơn. Do đó, sự cung cấp nhiên liệu tăng tương ứng với sự tăng của không
khí nạp.Hình minh hoạ

143
Mục lục
-Khi áp lực của tua-bin tăng áp giảm, với áp lực của lò xo ở dưới LDA
làm di chuyển chốt trượt trở về, do đó lượng nhiên liệu giảm xuống. khi
áp suất không khí nạp giảm LDA trở về vị trí ban đầu của chúng và
động cơ hoạt động bình thường mà không có khói. Sự phân phối nhiên
liệu đầy tải được điều chỉnh bởi ốc điều chỉnh đầy tải (10) ở nắp của bộ
điều áp.

II. ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM PHUN THEO TẢI

Thời điểm phun ở động cơ diesel được thay đổi theo tải động cơ, việc này
được thực hiện nhờ bộ phun sớm theo tải động cơ (LFB) được lắp với bơm.
1. Chức năng:
Bộ thay đổi thời điểm phun với tải động cơ được thiết kế để làm khởi phun
trể hơn khi tải động cơ giảm mà không có sự thay đổi vị trí của cần điều
chỉnh tốc độ động cơ.

144
Mục lục
Khi tải tăng, thời điểm phun cũng tăng. sự điều chỉnh này làm
động cơ vận hành êm dịu hơn.

2. Cấu tạo:
1 2
1.Lò xo điều tốc.
2.Ống trượt. 8
3.Cần lắc.
3
4.Cần khởi động.
5.Van định lượng 4
6.Piston phân phối
5 M2
7.Trục bộ điều tốc.
7
8.Các quả văng.
6
M2: Điểm xoay cho 3
và 4. Hình 16: Bộ Phun Sớm Theo Tải
(LFB).
145
Mục lục
Sự thay đổi thời điểm phun theo tải của động cơ được thực
hiện bởi sự di chuyển của ống trượt trên trục bộ điều chỉnh.
Trên ống có thêm một lỗ ngang, một lỗ dọc và 2 lỗ ngang ở
trên trục bộ điều tốc. Một lỗ được thêm vào ở vỏ bơm để nối
khoang bơm với mạch vào của bơm tiếp vận.

d. Hoạt động:

Khi tải giảm tốc độ động cơ tăng lên, lỗ khoan trên ống
trượt sẽ trùng lỗ tên trục bộ điều tốc. Do đó dầu về sẽ nhiều
hơn làm áp lực dầu trong khoang bơm giảm. Vì vậy bộ
phun dầu sớm tự động sẽ điều khiển thời điểm phun trể
hơn. Ngượ lại nếu tải tăng, tốc độ động cơ giảm, ống trượt
di chuyển về trái, lỗ thông ít hơn, dầu về ít hơn nên áp lực
dầu trong khoang bơm tăng, bộ phun sớm sẽ điều khiển
phun dầu sớm hơn.

146
Mục lục
1 2 3 4

5 6 7

Hình 17: Các vị trí làm việc của


LFB.
c

147
Mục lục
148
a. Vị trí khởi động (ban đầu).
1 2 3 4
b. Trước khi mở.
c. Vị trí khi mở: áp lực trong a
khoang bơm giảm xuống.
5 6 7
1. Lỗ dọc trên trục bộ điều tốc.
2. Trục bộ điều tốc.
b
3. Lỗ ngang ở ống trượt.

4. Ống trượt.
c
5. Lỗ ngang trên trục bộ điều
tốc.
Hình 17: Các vị trí làm việc của
6. Lỗ dọc trên trục bộ điều tốc. LFB.
7. Lỗ ngang trên trục bộ điều
tốc.
149
-Khi tải giảm, tốc độ động cơ tăng lên, các quả văng văng ra
ngoài và làm di chuyển ống trượt. Với sự tác động nàyï giúp
cho bộ điều tốc vận hành, làm giảm lượng nhiên liệu cung
cấp. Mặt khác, lỗ ngang của ống trượt được mở bởi lỗ ngang
trục bộ điều tốc. Một phần nhiên liệu chảy qua lỗ dọc vào
các lỗ ngang của trục bộ điều tốc, làm cho áp lực ở khoang
bơm giảm đi. Lúc này góc phun dầu sớm trể lại.
-Áp lực trong khoang bơm lúc này giảm xuống làm vị trí của
piston phun sớm thay đổi và vòng lăn quay theo chiều quay
của bơm, điều này làm giảm thời điểm phun.
Trong trường hợp khi tải tăng, tốc độ động cơ sẽ giảm, ống
trượt bị dịch chuyển và các lỗ ngang của nó cũng không còn
thông với các lỗ ngang trên trục bộ điều tốc.

150
Mục lục
Bây giờ, áp lực nhiên liệu ở khoang bơm được tăng lên. Piston
phun sớm di chuyển về hướng chống lại lực căng của lò xo,
đẩy vòng lăn xoay ngược chiều với chiều quay của bơm và do
đó thời điểm phun sớm được tăng lên.
-Ngoài ra người ta có thể thay thế bộ bù áp lực bằng bộ bù
theo độ cao (ADA). Cấu tạo của nó cũng tương tự bộ bù áp
lực chỉ thay màng rung bằng màng nhảy chân không. Bộ bù
theo độ cao được lắp ở vỏ bộ điều chỉnh. Giữa thân của vỏ bộ
điều chỉnh và bệ lò xo có một lò xo áp lực mà sức căng của nó
xác định vị trí ban đầu của màng. Áp lực khí quyển mà màng
nhận được thông qua một lỗ.Trở về chức năng

151
Mục lục
III. CÁC CƠ CẤU KHỞI ĐỘNG LẠNH:

-Cơ cấu khởi động lạnh ở động cơ diesel cải tiến việc khởi động
bằng cách phun sớm, hoạt động của nó có thể được điều khiển bằng
tay hoặc tự động. Ngày nay được thực hiện bằng cơ cấu phun sớm
cảm ứng với nhiệt độ. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào cụ thể các cơ cấu
khởi động lạnh.
1. Cơ cấu phun sớm cho khởi động lạnh:

a. Cấu tạo của bộ phun sớm KSB:

-Bộ KSB được lắp ở trên vỏ bơm. Cần dừng của nó được nối bằng
một trục với cần điều khiển bên trong , một chốt hình cầu được nối
lệch tâm với trục này. Đầu của chốt được khớp với rãnh trên vòng
lăn của bơm (cũng có loại mà cơ cấu này tác động lên piston phun
sớm).Hình vẽ:

152
Mục lục
1.Ốc định vị.
2.Dây cáp.
3.Cần dừng.
4.Lò xo vòng.
5.Cần bộ khởi động
lạnh KSB.

Hình 18: Cơ cấu phun sớm cho


khởi động lạnh bằng tay.

Vị trí ban đầu của cần dừng được xác định bởi một mấu chặn và một lò xo. Ở mặt trên
của nó là một dây cáp được điều chỉnh bằng tay hoặc là cơ cấu điều chỉnh tự động. Cơ
cấu tự động được lắp ở bơm cao áp, núm điều chỉnh bằng tay hoặc cần điều khiển được
đặt ở trong xe.

153
Mục lục
1.Cần.
2.Mạch vào.
3.Chốt cầu.
4.Rãnh trên vòng lăn.
5.Vỏ bơm.
6.Vòng lăn.
7.Con lăn.
8.Piston phun sớm.
9.Chốt vận hành.
10. Khối trượt.
11. Lòxo piston.
12. Trục.
Hình 19: Bộ khởi động 13. Lò xo.
lạnh (KSB)

154
Mục lục
b. Hoạt động của bộ phun sớm KSB:

-Bộ phun sớm cho khởi động lạnh bằng tay và tự động chỉ
khác nhau ở các cơ cấu bên ngoài của chúng, còn hoạt
động bên trong là giống nhau. Nếu dây cáp không bị kéo
căng thì lò xo giữ cần dừng tựa vào một mấu chặn, chốt
cầu và vòng lăn ở vị trí ban đầu của chúng.
-Khi người lái xe đẩy núm điều chỉnh thì toàn bộ các cần
dừng, trục và cần điều khiển bên trong chuyển động làm
cho chốt cầu quay. Chuyển động quay này làm thay đổi vị
trí của vòng lăn để nâng thời điểm khởi phun sớm hơn.
Đầu của chốt cầu gắn vào khe hình chử nhật ở trong vòng
lăn sao cho khi tốc độ động cơ lên đến một giá trị nào đó
thì piston phun sớm sẽ đảm nhận việc phun nhiên liệu sớm
mà không còn bị ảnh hưởng của bộ khởi động lạnh.Hình

155
Mục lục
2. Bộ điều khiển phun sớm cho khởi dộng lạnh tự
động:

1. Bộ KSB điều
khiển tự động

Hình 20: Cơ cấu phun sớm cho khởi động


lạnh điều khiển tự động.

156
Mục lục
Bộ điều khiển tự động được trang bị chi tiết cảm
ứng giản nở nhiệt để chuyển đổi sự thay đổi nhiệt
độ của môi chất làm mát thành chuyển động dọc
của piston phun sớm. Thuận lợi của bộ phận này là
thời điểm phun luôn luôn là lí tưởng vì trong quá
trình nhiệt độ của động cơ tăng lên làm cho thời
điểm phun luôn được điều chỉnh thích hợp với
nhiệt độ môi chất, còn cơ cấu điều khiển bằng tay
thì không có ưu điểm này.

157
Mục lục
4. Bộ cầm chừng nhanh phụ thuộc vào nhiệt độ (TLA):

1. Cần điều
khiển tốc độ.
2. Chốt tròn.
3. Cần bộ khởi
động lạnh KSB.
4. Cần dừng.

Hình 22: Bộ cầm chừng nhanh.

158
Mục lục
Cơ cấu TLA được vận hành bằng cơ khí và được kết nối với
KSB tự động. Cần bộ khởi động lạnh KSB (3) ở đây được
nối dài thêm và nối với chốt hình cầu (2). Khi động cơ lạnh
chốt hình cầu (2) đẩy cần điều khiển tốc độ động cơ (1),
nâng nó lên khỏi vít cầm chừng, do đó tốc độ cầm chừng
tăng lên và động cơ nổ êm. Khi động cơ ấm, cần khởi động
lạnh KSB tựa vào cần dừng. Điều này có nghĩa là cần điều
khiển tốc độ động cơ lại tựa vào vít cầm chừng và động cơ
chạy cầm chừng bình thường.

159
Mục lục
5. Bộ phun sớm cho khởi động lạnh bằng thủy lực:

3 1.Van điều khiển áp


2
1 lực.
2.Piston phun sớm.
6 3.Lỗ giới hạn.
4.Dầu bên trong bơm.
4
5.Van giữ áp lực.
6.Bộ giản nở và xông
nóng bằng điện.
5 7.Van bi.
8.Nhiên liệu xả
7
8

Hình 23: Sơ đồ bộ phun sớm


cho khởi động lạnh bằng thủy
lực.
160
Mục lục
-Khởi động phun sớm bằng tác động cơ khí của piston phun
sớm chỉ giới hạn ở một góc độ nào đó và không áp dụng cho
các loại động cơ. Với cơ cấu phun sớm bằng thủy lực, tốc độ
bơm tùy thuộc vào áp lực nhiên liệu ở khoang bơm, áp lực này
tác động lên một piston định thời gian phun.
-Bên trong bộ phun sớm cho khởi động lạnh bằng thủy lực
có một mạch nhiên liệu chạy song song với một van giữ áp
lực, van này sẽ ảnh hưởng đến việc điều khiển áp lực ở
khoang bơm.
a. Cấu tạo:
-Cơ cấu phun sớm cho khởi động lạnh bằng thủy lực (KSB)
bao gồm một van điều khiển áp lực, van giữ áp lực và một cơ
cấu giản nở và xông nóng bằng điện.

161
Mục lục
b. Hoạt động:
-Bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa vào khoang
bơm, từ đây nhiên liệu được đưa đến piston phun sớm (2)
dưới áp lực ở khoang chứa. Tiếp đến, tại thời điểm khởi
phun sớm, vị trí piston phun sớm (2) được xác định bởi áp
lực nhiên liệu ở khoang bơm và lò xo hoàn vị. Áp lực ở
khoang bơm được xác định bởi một van điều áp. Van này
luôn làm việc trong suốt quá trình gia tăng tốc độ của bơm
và kết quả là luôn giữ mức cung cấp nhiên liệu tối đa của
bơm phân phối.
-Sau khi động cơ khởi động, bộ giản nở và xông nóng
bằng điện (6) sẽ nóng lên và giản nở làm mở van giữ áp lực,
lúc này nhiên liệu sẽ chảy qua van tròn (7) với áp lực bằng
không. Khi đó van điều áp sẽ hoạt động trở lại bình thường
làm cho áp lực trong bơm hạ xuống thấp hơn, bộ phun dầu
sớm khi khởi động sẽ mất tác dụng.Hình
162
Mục lục
6. TẮT MÁY BẰNG CƠ KHÍ

1,5. Cần tắt máy


2. Cần khởi động
3. Van định lượng
4. Pis-ton
6. Cần lắc
7. Lỗ dầu

Hình 24:Tắt máy bằng cơ khí.

163
Mục lục
VIII.. CÂN BƠM VÀO ĐỘNG CƠ THEO DẤU NHÀ CHẾ TẠO

Bước 1: Xoay cốt máy cho dấu trên


bánh răng cốt máy trùng với dấu trên
thân động cơ. Lúc này piston số 1 ở tử
điểm thượng .
Bước 2: Xoay pully cốt cam sao cho dấu
trên bánh răng cốt cam trùng với dấu trên
thân động cơ của nhà chế tạo.

Bước 3: Xoay pully cốt bơm cao áp sao


cho dấu trên bánh răng cốt bơm trùng
với dấu trên thân động cơ của nhà chế
tạo.

Bước 4: Gắn dây đai vào 3 pully của cốt


máy , cốt cam , cốt bơm sao cho phía dây
đai bên không có bánh căng đai luôn
luôn thẳng.

164
Mục lục
Bước 5: Sau đó gắn lò xo bánh
căng đai vào.
Bước 6 : Quay 2 vòng cốt máy
kiểm tra lại các dấu trên 3 pully có
trùng dấu nhà chế tạo không . Nếu
đúng thì quá trình lắp bơm cao áp
vào động cơ đã hoàn thành . Nếu
các dấu trên pully không trùng với
dấu của nhà chế tạo thì ta tháo dây
đai ra và làm lại từ bước 1.

165
Mục lục
IX.QUY TRÌNH THÁO RÁP KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH

MỤC ĐÍCH: Để hiểu quy trình tháo, ráp, kiểm tra và điều chỉnh bơm VE trên bệ thử.
CHUẨN BỊ: SST
 09236-00101 bộ dụng cụ bảo dưỡng két nước (để tháo cụm nút bạc ra
khỏi bạc bộ điều chỉnh).
 09241-76022 Bộ đế bơm cao áp.
 09245-54010 Tay đế bơm cao áp.
 09260-54012 Bộ dụng cụ tháo lắp bơm cao áp.
Dụng Cu:
 Đầu lục giác 5mm
Dụng cụ đo:
 Cần siết (25-700) kg.cm
 Thước lá.
 Đồng hồ so với đế từ.
 Thước cặp.
 Ôm kế (đồng hồ kiểm tra mạch điện, đồng hồ vạn năng).
 Bệ thử bơm cao áp.
 Dụng cụ kiểm tra vòi phun: ND 12SD12 (Denso).
 Đồng hồ áp suất với thiết bị đo thời điểm phun sớm: Mã số 95095-10220 và
95095-10231 (denso).

166
Mục lục
Bôi trơn:
 Dầu Diesel.
 Mở đa dụng (MP).
 Mở 50 Denso hay tương đương.
Những thứ khác:
 Đệm (để điều chỉnh lò xo piston bơm cao áp).
 Đệm (để điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh).
 Các chi tiết không dùng lại khi đại tu bơm VE .
BƠM SỬ DỤNG:
Bơm cao áp VE cho động cơ 2L.

167
Mục lục
CHÚ Ý CHUNG :

Các chú ý sau phải được thực hiện khi sửa chửa, bảo dưỡng bơm
cao áp:
*Do bơm cao áp chế tạo với độ chính xác rất cao, nó phải được
đại tu ở nơi được giữ sạch sẽ, không có cát, bụi bẩn.
*Khi tháo rời bơm cao áp, sắp xếp các chi tiết theo thứ tự.
*Khi dùng bệ thử để điều chỉnh bơm cao áp, các vòi phun, ống
cấp liệu, nhiệt độ nhiên liệu phải đúng với giá trị chuẩn trong
cẩm nang sửa chữa bởi vì những yếu tố này đều ảnh hưởng đến
lưu lượng nhiên liệu. Vì vậy ảnh hưởng đến lượng phun.

168
Mục lục
Các Chi Tiết Tháo Rời Của Bơm VE

169
Mục lục
II. THÁO RỜI.

1. GẮN BƠM LÊN SST


(GIÁ ĐỞ) SST 09241-
76022 và 09245-54010

170
Mục lục
2. (Bơm có ACSD)
THÁO SÁP NHIỆT
(a) Dùng tôvít, xoay cần khởi
động lạnh ngược chiều kim đồng
hồ khoảng 20o
(b) Đặt một miếng kim loại
(chiều dày từ (8.510) mm vào
giữa cần khởi động lạnh và piston
sáp nhiệt.
(c) Tháo 2 bulông, sáp nhiệt và
joăng chử O.

171
Mục lục
3. THÁO VAN ĐIỆN CẮT
NHIÊN LIỆU.
(a) Tháo giắc ra khỏi giá đở.
(b) Tháo vỏ che bụi ra khỏi
van điện cắt nhiên liệu.
(c) Tháo đai ốc, dây điện và
vỏ che bụi.
(d) Tháo cuộn dây, joăng
chử O, lò xo, van, lưới lọc
và đệm vênh hình sóng.

172
Mục lục
4. THÁO VỎ BỘ
ĐIỀU CHỈNH.
(a). Dùng đầu lục giác
5mm, tháo 4 bulông.
(b). Bộ điều chỉnh mọi
tốc độ:Tháo lò xo điều
khiển tốc độ ra khỏiđế lò
xo, tháo đế lò xo, lò xo
giảm chấn, lò xo điều
khiển tốc độ, và bộ điều
chỉnh, cụm trục điều
chỉnh và joăng.

173
Mục lục
(c) Bộ điều chỉnh tốc
độ lớn nhất-nhỏ nhất:
Tháo kẹp chử E, đế lò
xo, lò xo giảm chấn, vỏ
bộ điều chỉnh, cụm trục
điều chỉnh, bộ điều
chỉnh và joăng.

174
Mục lục
5. THÁO TRỤC BỘ ĐIỀU
CHỈNH VÀ GIÁ ĐỠ QUẢ VĂNG
(a). Tháo đai ốc hãm trục bộ điều
chỉnh bằng cách xoay nó theo chiều
kim đồng hồ.
(b). Dùng đầu lục giác 5mm, xoay
trục bộ điều chỉnh theo chiều kim
đồng hồ và tháo những chi tiết sau:
(1) Cụm giá đỡ quả văng
(2). Đệm quả văng số 1
(3). Đệm điều chỉnh bánh răng bộ
điều chỉnh.
CHÚ Ý: Không được đánh rơi 2
đệm vào trong buồng bơm.
(c). Tháo các chi tiết sau ra khỏi giá
đỡ quả văng:
(1) Bạc bộ điều chỉnh.
(2) Đệm quả văng số 2.
(3) Bốn quả văng.
175
Mục lục
6. THÁO NÚT NẮP PHÂN
PHỐI
Dùng SST tháo nút nắp phân phối
SST 09260-54012 (09262-54010)

7. THÁO CÁC GIÁ ĐỞ VAN


PHÂN PHỐI.
(a) Dùng SST tháo rời 4 giá đở van
phân phối, các lò xo và các đế lò xo.
SST 09260-54012 (09262-54020)
(b) Tháo 4 van phân phối và đệm.
LƯU Ý: không chạm tay vào bề
mặt trượt của van phân phối
GỢI Ý: Sắp xếp các van phân phối,
các lò xo, đế lò xo và giá đỡ theo thứ
tự.

176
Mục lục
8. THÁO NẮP PHÂN PHỐI.
Dùng đầu lục giác tháo 4 bulông.
Tháo nắp phân phối và các chi
tiết sau đây:
(1) Hai lò xo đỡ cần.
(2) Hai lò xo dẫn hướng piston.
(3) Hai đệm lò xo piston.
(4) Hai đế lò xo trên.
(5) Hai lò xo piston.
9. THÁO PISTON BƠM.
Dùng SST tháo piston bơm và
đệm điều chỉnh piston cùng với
các chi tiết sau:
(1) Vòng tràn.
(2) Đế lò xo dưới.
(3) Đĩa piston trên.
(4) Đĩa piston dười.
LƯU Ý: Không chạm tay vào các
mặt trượt của piston bơm.
177
Mục lục
10. THÁO THANH NỐI
BỘ ĐIỀU CHỈNH.
Dùng SST tháo 2 bulông đỡ,
joăng và cần nối bộ điều
chỉnh.
SST 09260-54012 (09269-
54040)
11. THÁO ĐĨA CAM VÀ
KHỚP.
Tháo đĩa cam, lò xo và khớp.

178
Mục lục
12. THÁO VÒNG CÁC CON LĂN VÀ
TRỤC DẪN ĐỘNG.
(a) Tháo kẹp bộ điều khiển phun sớm và chốt
chặn.
(b) Đẩy chốt trượt hướng vào trong.
(c) Ấn trục chủ động và tháo vòng các con lăn,
bốn con lăn và bộ đệm.
LƯU Ý:
*Không được đánh rơi các con lăn.
* Không được thay đổi vị trí các con lăn.
(d) Tháo trục chủ động, bánh răng dẫn động,
bộ điều chỉnh, hai bộ cao su nối, then bán
nguyệt và đệm trục chủ động.
(e) Tháo bánh răng dẫn động và hai cao su nối
ra khỏi trục dẫn động.

179
Mục lục
13. THÁO BỘ ĐIỀU KHIỂN
PHUN SỚM
(a). Tháo 1 bu lông và các chi tiết
sau:
(1) Vỏ bên trái bộ điều khiển phun
sớm, vít điều chỉnh và cụm đai ốc.
(2) Lò xo.
(3) Joăng-O.
(4) Vỏ bên phải bộ điều khiển).
(5) Joăng-O.
(6) Piston.
(7) Piston phụ.

180
Mục lục
14. THÁO BƠM CẤP
LIỆU.
(a). Tháo 2 vít.
(b). Dùng 1 dây thép, tháo nắp bơm
cấp liệu.
(c). Tháo rôto bơm, 4 cánh gạt và
vòng trong.
LƯU Ý:
 Không làm lẫn lộn vị trí các cánh
gạt.
* Không làm hư hại thân bơm.
16. THÁO VAN ĐIỀU ÁP.
Dùng SST, Tháo van điều áp và 2
joăng-O.
SST 09260 –54012 (09262 –
54020)
181
Mục lục
III. KIỂM TRA.
LƯU Ý: không được chạm vào bề
mặt trượt của piston bơm và van
phân phối.

1. KIỂM TRA PISTON BƠM,


VÒNG TRÀN VÀ NẮP PHÂN
PHỐI.
(a). Nghiêng nhẹ vòng tràn (nắp phân
phối) và kéo piston ra.
(b). Khi thả tay, piston phải đi xuống
êm vào trong vòng tràn (nắp phân phối)
bằng trọng lượng bản thân.
(c). Xoay piston và lặp lại phép thử (b)
ở nhiều vị trí thử khác nhau.

182
Mục lục
Nếu piston bị kẹt ở bất cứ vị trí nào thay cả cụm chi tiết.
(d). Lắp chốt cầu nối bộ điều chỉnh vào vòng tràn và kiểm tra rằng nó di chuyển
êm không có độ rơ.
2. KIỂM TRA VÒNG LĂN VÀ CÁC CON LĂN
Dùng đồng hồ so, đo chiều cao con lăn.
Sai số chiều cao con lăn: 0,02mm.
Nếu sự chênh lệch này lớn hơn tiêu chuẩn, thay bộ vòng lăn và các con lăn.

3. ĐO CHIỀU DÀI LÒ XO.


Dùng thước cặp đo chiều dài tự do của các lò xo.
Chiều dài tự do:
Lò xo van phân phối 24,4mm
Lò xo piston 30,0mm
Lò xo khớp 16,6mm
Lò xo ống xếp có khí (với HAC) 30,0mm
Nếu chiều dài không như tiêu chuẩn, thay lò xo.
183
Mục lục
4. KIỂM TRA VAN ĐIỆN
CẮT NHIÊN LIỆU.
Nối thân van vào các cực ắc quy.
Khi van được nối và ngắt khỏi ắc quy
bạn phải nghe thấy tiếng kêu.
Nếu van hoạt động không như tiêu
chuẩn, thay nó.

184
Mục lục
IV. LẮP RÁP.
1. LẮP VAN ĐIỀU ÁP.
(a) Lắp 2 van joăng O lên van điều áp.
(b) Dùng SST lắp van điều chỉnh.
SST 09260-54012 (09262-54020)
Mômen xiết: 90 kgf.cm.

2. LẮP BƠM CẤP LIỆU.


(a) Lắp vòng trong, rôto và 4 cánh gạt.
(b) Kiểm tra răng vòng trong và 4 cánh gạt quay
theo hướng đúng như hình vẽ.
(c ) Kiểm tra rằng các cánh gạt chuyển động êm.
(d) Gióng thẳng lỗ ra nhiên liệu của vỏ và của
vòng trong.
(e) Lắp vỏ bơm với hai vít.
Mômen xiết: 25 kgf.cm.
(f) Kiểm tra rằng rôto quay trơn.

185
Mục lục
3. LẮP TRỤC DẪN ĐỘNG
(a) Lắp bánh răng dẫn động lên trục dẫn động như hình
vẽ.
(b) Lắp hai cao su nối mới vào bánh răng dẫn động.
(c ) Đặt rảnh then của rôto bơm cấp liệu hướng lên phía
trên.
(d) Lắp then và đệm trục dẫn động rồi đưa cụm trục dẫn
động vào buồng bơm.
(e) Kiểm tra rằng trục dẫn động quay trơn.

4. LẮP PISTON BỘ ĐIỀU KHIỂN


PHUN SỚM.
(a) Bơm mở No.50 DENSO vào piston bộ điều khiển
phun sớm.
(b) Lắp piston phụ vào piston bộ điều khiển phun sớm.
(c) Lắp piston điều khiển phun sớm vào buồng bơm.

186
Mục lục
5. LẮP VÒNG LĂN
(a). Lắp các chốt trượt, con lăn và đệm lên vòng lăn.
(b). Kiểm tra rằng các con lăn hướng vào mặt phẳng
của đệm.
(c). Lắp vòng lăn vào buồng bơm.
(d). Lắp chốt trượt một cách cẩn thận vào piston phụ
rồi lắp chốt chặt và kẹp.

6. LẮP LÒ XO BỘ ĐIỀU KHIỂN


PHUN SỚM.
Lắp các chi tiết sau cùng với 4 bulông.
(1). Gioăng O mới.
(2). Vỏ bên phải bộ điều khiển phun sớm.
(3). Lò xo điều khiển phun sớm.
(4). Gioăng O mới.
(5). Vỏ bên trái bộ điều khiển phun sớm, vít điều
chỉnh bộ điều khiển phun sớm và bộ đai ốc.
187
Mục lục
7. ĐẶT TẠM VÍT ĐIỀU CHỈNH BỘ
ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM.
(a). Dùng thước kẹp đo phần nhô lên của vít
điều chỉnh so với vỏ bộ điều khiển
Phần nhô: (7,58) mm.
(b). Dùng đầu lục giác 5mm điều chỉnh
phần nhô của vít điều chỉnh so với vỏ.

8. ĐIỀU CHỈNH LÒ XO PISTON


BẰNG ĐỆM.
(a). Lắp các chi tiết sau vào nắp phân phối.
(1)Hai lò xo dẫn hướng piston.
(2)Hai đế lò xo trên.
(3)Hai lò xo piston
(4)Đế lò xo dưới.
(5)Đĩa piston trên.
(6)Đĩa piston dưới.
(7) Piston bơm.
188
Mục lục
9. ĐIỀU CHỈNH PISTON BẰNG
ĐỆM ĐIỀU CHỈNH.
(a). Lắp khớp và đĩa cam.
GỢI Ý: Không được lắp lò xo khớp.
(b). Rữa sạch đệm điều chỉnh piston và bề
mặt tiếp xúc.
(c). Khớp rãnh chốt của piston bơm với
chốt của đĩa cam.
(d). Dùng SST lắp đệm điều chỉnh cũ và
piston bơm.
SST 09260-54012 (09269-54030).

189
Mục lục
(e). Lắp nắp phân phối bằng 4
bulông.
Mômen xiết: 120 kgf.cm.
LƯU Ý: không làm hư hại
piston bơm.
(f). Dùng thước kẹp đo khe hở
“B” như hình vẽ.
Khe hở B: (3,23,4)mm.

190
Mục lục
10. LẮP ĐĨA CAM.
(a). Lắp trục chủ động sao cho rãnh then
hướng lên trên.
(b). Lắp lò xo khớp và đĩa cam với chốt
của đĩa cam với bề mặt chốt của đĩa cam
hướng về phía vỏ bộ điều chỉnh.
11. LẮP CẦN NỐI BỘ ĐIỀU
CHỈNH.
(a). Dùng SST nối cần nối bộ điều chỉnh
với 2 gioăng mới và hai bulông đỡ.
Mômen xiết: 140 kgf. Cm.
SST 09260-54012 (09269-54040).
(b). Kiểm tra rằng cần nối di chuyển nhẹ
nhàng.

191
Mục lục
12. LẮP PISTON BƠM.
(a) Đặt đệm điều chỉnh piston mới đã được chọn
lên tâm đĩa cam.
LƯU Ý: Không được bôi mở lên đệm.
(b). Lắp các chi tiết sau lên piston bơm:
(1 ) Đĩa piston dưới.
(2) Đĩa piston trên.
(3 )Đế lò xo dưới.
(4) Vòng tràn.
GỢI Ý: Lắp vòng tràn sao cho lỗ hướng về phía đế
lò xo dưới.
(c). Gióng rãnh chốt của piston thẳng với chốt của
đĩa cam.
(d). Gióng chốt cầu của cần nối bộ điều chỉnh với
lỗ chốt của vòng tràn.
(e). Dùng SST lắp piston bơm và hai lò xo piston.
SST 09260-54012 (09269-54030)
192
Mục lục
13. LẮP NẮP PHÂN PHỐI.
(a). Bôi mở No.50 DENSO lên các chi tiết sau
và lắp chúng lên nắp phân phối.
(1)Hai lò xo dẫn hướng piston.
(2)Hai đệm lò xo piston mới đã được chọn.
(3)Hai đế lò xo trên.
(4)Hai lò xo đỡ cần.
(5) Gioăng O mới.
(b). Lắp nắp phân phối.
LƯU Ý: Không được làm hỏng piston bơm.
(c). Dùng đầu lục giác 5mm lắp 4 bulông.
Mômen xiết: 120 kgf.cm
GỢI Ý: Sử dụng bulông dài 45mm.

193
Mục lục
14. LẮP GIÁ ĐỞ VAN PHÂN PHỐI.
Dùng SST, lắp 4 giá đở van phân phối.
SST 09260-54012 (09269-54020)
Mô men xiết: 500 kgf .cm
15. LẮP NÚT NẮP PHÂN PHỐI.
(a). Lắp Gioăng O mới lên nút nắp phân phối.
(b). Dùng SST lắp nút nắp phân phối.
SST 09260-54012 (09262-54010).

194
Mục lục
16. LẮP TRỤC BỘ ĐIỀU
CHỈNH VÀ GIÁÙ ĐỠ QUẢ
VĂNG.
(a). Lắp các chi tiết sau vào giá đở quả văng:
(1) Bốn quả văng.
(2) Đệm quả văng số 2.
(3) Bạc.
GỢI Ý: Thay cả 4 quả văng cùng một lúc.
(b). Lắp gioăng O mới lên trục bộ điều chỉnh.
(c). Đặt cụm giá đỡ quả văng (1) vào vị trí, lắp
đệm quả văng số 1 (2) và đệm điều chỉnh bánh
răng bộ điều chỉnh (3) giữa giá đỡ quả văng và
vỏ bơm.
(d). Lắp trục bộ điều chỉnh qua đệm điều
chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh, đệm quả văng
số 1 và cụm giá đỡ quả văng.

195
Mục lục
17. KIỂM TRA KHE HỞ DỌC GIÁ
ĐỠ QUẢ VĂNG.
Dùng thước lá đo khe hở dọc giữa chốt vỏ và giá đỡ
quả văng.
Khe hở dọc: (0.150.35 )mm.
Nếu khe hở dọc không như tiêu chuẩn, điều chỉnh nó
bằng đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh.

18. ĐIỀU CHỈNH PHẦN LỒI CỦA


TRỤC BỘ ĐIỀU CHỈNH .
(a). Dùng thước kẹp đo phần lồi của trục bộ điều
chỉnh.
Phần lồi: (0.52.0)mm.
Nếu phần lồi không như tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng
cách xoay trục bộ điều chỉnh.
(b) Lắp và xiết các đai ốc trong khi giữ trục bằng một
đầu lục giác 5mm.

196
Mục lục
19. KIỂM TRA KÍN KHÍ.
(a). Lắp một bulông vào cửa dầu hồi.
(b). Nối một ống khí vào ống vào của
nhiên liệu và đặt bơm cao áp vào thùng
chứa dầu diesel.
(c). Tạo áp suất 0.5 kgf/cm2 và kiểm tra
rằng không có khí rò.
(d). Sau đó kiểm tra rằng không có khí
rò khi áp suất tăng đến 5.0 kgf/cm2

197
Mục lục
V. ĐIỀU CHỈNH. 1. KIỂM TRA VÀ CHUẨN BỊ
Sau khi bơm đã được lắp ráp đúng,
bơm phải được lắp lên một băng thử TRƯỚC KHI ĐIỀU CHỈNH.
bơm để điều chỉnh nó tới các giá trị (a). Đặc tính kỹ thuật của vòi phun kiểm tra và
tiêu chuẩn. Hoạt động và tính năng của giá đỡ vòi phun như sau:
động cơ có thể liên quan trực tiếp đến
việc điều chỉnh bơm cao áp. Vòi phun kiểm tra: DN 12SD12 (DENSO).
Áp suất mở vòi kiểm tra(145-155) kgf/cm2
(b). Lắp giá đỡ thước góc cần điều chỉnh.
(c). Gắn thân bơm cao áp lên băng thử.
GỢI Ý: Đánh dấu lên phần rãnh then của khớp.
LƯU Ý: Quay bơm bằng tay để kiểm tra rằng
nó hoạt động êm.
(d). Lắp các ống cấp liệu tương ứng với các tiêu
chuẩn sau:
Đường kính ngoài: 6.0mm.
Đường kính trong: 2.0 mm.
Chiều dài: 840 mm.
Bán kính cong cực tiểu: 25mm.

198
Mục lục
Nối đường vào của nhiên liệu.
(f).Lắp ống hồi bằng vít ống hồi.
GỢI Ý: Luôn sử dụng vít ống hồi đi
cùng với bơm cao áp.
(g). Tháo hai bu lông và nắp bên phải
bộ điều khiển phun sớm.
(h). Lắp đồng hồ áp suất bên trong
cùng với thiết bị đo thời điểm phun.
Mã số: 95095-10220 và 95095-10231
(DENSO).
GỢI Ý: Dùng vít xả khí để xả khí

199
Mục lục
(i) Cấp điện áp một chiều khoảng 12V lên van cấp
liệu(k). Lắp thước đo góc lên giá và cần điều chỉnh .
(l). Đặt hai cần điều chỉnh về phía “tốc độ cực đại”
(đầy tải).
(m). Kiểm tra vị trí lắp của đĩa cam như sau:
Tháo ống cấp liệu cho vòi phun ra khỏi vị trí đánh dấu
“C” trên nắp phân phối.
Dùng SST tháo giá đỡ van phân phối.
SST 09260-54012 (09269-54020)
Kiểm tra rằng nhiên liệu phun ra khi dấu vị trí như
hình vẽ.
Nếu không hoạt động như trên, đĩa cam lắp không
đúng.
Tháo và đổi vị trí đĩa cam 180o theo hướng ngược lại.
GỢI Ý: Cùng lúc đó, ngắt dây van cắt nhiên liệu điện.

200
Mục lục
+Dùng SST lắp giá đỡ van phân
phối.
SST 09260-54012 (09269-54020).
+Nối ống cấp liệu cho vòi phun.
(n). Xả khí ra khỏi ống cấp liệu.
(o). Cho bơm cao áp hoạt động trong
5 phút ở tốc độ 2000 vòng/phút.
LƯU Ý: Kiểm tra rằng không có
nhiên liệu rò rỉ hay tiếng ồn khác
thường.

201
Mục lục
2. ĐẶT TẠM LƯỢNG PHUN ĐẦY
TẢI.
(a) Đo lượng phun.
Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa
chữa.
b) Điều chỉnh bằng cách xoay vít đặt đầy tải.
GỢI Ý: Lượng phun sẽ tăng khoảng 3cc khi
vít xoay ½ vòng.
3. ĐẶT TẠM LƯỢNG PHUN TỐC
ĐỘ CỰC ĐẠI.
(a) Đo lượng phun.
Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa
chữa.
(b) Điều chỉnh lượng phun bằng vít điều
chỉnh tốc độ cực đại.

202
Mục lục
4. ĐIỀU CHỈNH ÁP SUẤT
BÊN TRONG BƠM.
(a). Đo áp suất bên trong bơm ở các
tốc độ dưới đây:
Tốc độ bơm Áp suất bên trong
kg/cm2.
500 3.2-3.8
2100 6.6-7.2
(b) Nếu áp suất thấp, điều chỉnh
bằng cách gỏ nhẹ lên piston van điều
áp trong khi quan sát đồng hồ áp
suất.
GỢI Ý: Nếu áp suất quá cao hay
van điều áp bị gỏ xuống quá nhiều,
phải thay van.

203
Mục lục
5. KIỂM TRA LƯỢNG DẦU HỒI.
Đo lượng dầu hồi ở tốc độ sau:
Tốc độ bơm Lượng dầu hồi cc/phút
2200 370-800
GỢI Ý: Luôn dùng vít dầu hồi được đi kèm với
bơm.
6. (VỚI ACSD)
NHẢ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
LẠNH CHO LẦN KIỂM TRA TIẾP.
(a). Dùng tuốcnôvít xoay cần khởi động lạnh
khoảng 20o
(b). Đặt một miếng kim loại dày (8.5-10) mm
giữa cần khởi động lạnh và piston sáp nhiệt.
GỢI Ý: Giữ hệ thống khởi động lạnh nhả ra cho
đến khi hoàn thành mọi việc đo và điều chỉnh.

204
Mục lục
7. ĐIỀU CHỈNH BỘ ĐIỀU
KHIỂN PHUN SỚM.
(a). Đặt thiết bị đo thời điểm phun ở vị trí
O.
(b). Đo hành trình piston. Hành trình tiêu
chuẩn cho từng tốc độ bơm được đề cập
trong cẩm nang sửa chữa như sau:
Tốc độ bơm Hoàn thiện piston
(mm)
800 0.7-1.5
1200 2.1-2.9
2000 4.9-5.7
2300 5.7-6.5
GỢI Ý: Kiểm tra rằng độ trể khoảng 0.3
mm.
(c ). Dùng đầu lục giác 5 mm điều chỉnh
vít điều chỉnh thời điểm phun.
GỢI Ý: Hành trình sẽ giảm khi quay theo
chiều kim đồng hồ và tăng khi quay ngược
chiều kim đồng hồ.

205
Mục lục
8. ĐIỀU CHỈNH LƯỢNG PHUN
ĐẦY TẢI.
(a). Góc của cần điều chỉnh cho việc điều
chỉnh được đề cập đến trong cẩm nang sửa
chữa như bảng dưới và phải giống như hình
vẻ bên.
(b). Đo lượng phun đầy tải.
Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa
chữa.
(c ). Điều chỉnh bằng cách xoay vít chặn đầy
tải.
GỢI Ý: Lượng phun sẽ tăng khoảng 3 cc khi
vít xoay ½ vòng.

206
Mục lục
9. ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM
PHUN THEO TẢI.
(a). Dùng đầu lục giác 5mm, điều
chỉnh thời điểm bắt đầu và kết thúc
của bộ điều khiển thời điểm phun
theo tải bằng cách xoay trục bộ
điều chỉnh.
(b ). Dịch cần điều chỉnh chậm, từ
phía “tốc độ cực đại” sang phía
“tốc độ không tải” và giữ chặt nó ở
vị trí mà áp suất bên trong bơm bắt
đầu giảm.
(c). Đo lượng phun ở điểm áp suất
giảm (điểm bắt đầu).

207
Mục lục
(d). Dùng đầu lục giác 5mm điều chỉnh thời
điểm bắt đầu điều chỉnh theo tải của bộ điều
khiển phun theo tải bằng cách xoay trục bộ
điều chỉnh và tiến hành đo lại.
GỢI Ý: Trục bộ điều chỉnh quay 1.2 vòng sẽ
thay đổi lượng phun 3 cc.
(e). Kiểm tra lượng phun ở điểm kết thúc bằng
cách di chuyển chậm cần điều chỉnh từ phía
“tốc độ cực đại” sang phía “tốc độ không tải”
và giữ chặt nó ở vị trí khi áp suất trong của
bơm ngừng giảm.
(f). Kiểm tra sự dao động của piston bộ điều
khiển thời điểm phun khi cần điều chỉnh dịch
từ phía “tốc độ cực đại” sang phía “tốc độ
không tải”.
h. Kiểm tra phần lồi của trục bộ điều chỉnh
Phần lồi: (0.5-2.0) mm.

208
Mục lục
10. (VỚI ACSD) ĐIỀU CHỈNH
HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
LẠNH.
(a). Tháo vít dầu hồi và kiểm tra nhiệt độ
nhiên liệu trong bơm cấp liệu:
Nhiệt độ nhiên liệu: 15-35oC.
(b). Đặt trục dẫn động sao cho rãnh then
hướng lên để cho phép vòng lăn di
chuyển dễ dàng.
(c). Đặt thang đo của thiết bị đo thời điểm
phun về O.
(d). Tháo miếng kim loại giữa cần khởi
động lạnh và piston sáp nhiệt.
(e). Đo hành trình piston bộ điều khiển
phun sớm.
(f). Điều chỉnh hành trình piston bộ điều
khiển phun sớm bằng cách xoay vít điều
chỉnh bộ thời điểm phun.

209
Mục lục
11. (VỚI ACSD) ĐIỀU CHỈNH
TỐC ĐỘ KHÔNG TẢI NHANH.
(a). Đo khe hở giữa cần điều chỉnh và vít điều
chỉnh tốc độ không tải.
(b). Điều chỉnh khe hở bằng cách xoay vít điều
chỉnh tốc độ không tải nhanh.

12. KIỂM TRA SAU KHI ĐIỀU


CHỈNH.
(a). Kiểm tra rằng việc phun chấm dứt khi tháo
giắc van cấp liệu.
Tốc độ bơm: 100 vòng/phút.
(b). Kiểm tra chuyển động của cần điều chỉnh.
Chuyển động của cần điều chỉnh được đề cập
trong cẩm nang sửa chữa như sau:
Góc điều chỉnh: 43-49o

13. KẸP CHÌ CÁC CHI TIẾT.


Kẹp chì vít điều chỉnh tốc độ cực đại và vít đặt
đầy tải.

210
Mục lục
CHƯƠNGV: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM KIM LIÊN
HỢP GM
I. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM KIM LIÊN HỢP GM.

7
6 1. Thùng chứa nhiên liệu.
2. Lọc sơ cấp (lọc thô).
3. Bơm tiếp vận.
4. Lọc thứ cấp.
5. Ống dầu đến.
5 8 6. Ống dầu hồi.
3 7. Bơm kim kiên hợp.
8. Ống dẫn dầu về thùng
4 chứa.
2

Hình B-1 : Hệ thống nhiên liệu bơm kim liên hợp GM.
211
Mục lục
 Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ kim bơm liên hợp GM được bố trí trên các loại động cơ
hai thì GM của Mỹ, loại hai thì 9A3 – 204 của Liên Xô, trên động cơ Murphy 4 thì của
Mỹ. Ngoài ra còn sử dụng trên các tàu thủy, máy phát điện tĩnh tại.

 Bộ kim bơm liên hợp GM được lắp thẳng đứng trên nắp qui lát, phun dầu trực tiếp vào
buồng đốt thống nhất. Kim phun và bơm được ráp chung trong một cụm duy nhất. Mỗi xy
lanh động cơ được trang bị một bộ kim bơm liên hợp và được điều khiển nhờ hệ thống
cam, đệm đẩy, đũa đẩy và cò mổ.

 Kim bơm liên hợp có công dụng là tạo áp suất nhiên liệu cao, định lượng và phun sương
nhiên liệu vào buồng đốt động cơ.

 Ưu điểm của bộ kim bơm liên hợp:


- Bộ kim phun và bơm cao áp được thiết kế chung một cụm duy nhất.
- Loại bỏ được các ống dẫn dầu cao áp từ bơm đến kim.
- Gọn nhẹ dễ dàng thay thế và sửa chữa.
- Không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống vì mỗi bộ được lắp độc lập
với nhau.

212
Mục lục
 Nguyên lý làm việc của hệ thống.
 Khi động cơ làm việc, bơm tiếp vận (3) hút nhiên liệu từ thùng chứa(1)
qua bầu lọc sơ cấp (2), đẩy nhiên liệu dưới áp suất khoảng 1,4 kg/cm2 đến bầu
lọc thứ cấp (4). Sau đó cung cấp cho các bộ kim bơm liên hợp (7). Đến thì phun
nhiên liệu, cơ cấu điều khiển kim bơm đẩy piston bơm xuống ép nhiên liệu với
một áp lực cao phun vào xi lanh động cơ, nhiên liệu được đưa vào xi lanh động
cơ nhiều hay ít tùy thuộc vào tốc độ làm việc và tải của động cơ và được điều
khiển chung bằng một cần ga nối vơí các thanh răng của kim bơm liên hợp với
bộ điều tốc. Nhiên liệu rò rỉ qua khe hở giữa piston và xi lanh bơm có tác dụng
làm nguội bơm và theo ống dẫn dầu (6) trở về thùng chứa.
 Van một chiều (A) (nếu có) bố trí tại lỗ hút nơi bầu lọc sơ cấp có công
dụng chặn không cho nhiên liệu trở về thùng chứa khi động cơ ngừng hoạt động.
Nơi cuối đường ống dẫn dầu về có bố trí một van an toàn (B) để duy trì áp suất
nhiên liệu cần thiết cho bộ kim bơm liên hợp.

213
Mục lục
II. KẾT CẤU BƠM KIM LIÊN HỢP GM. 1. Lõi lọc.
11 2. Buồng chứa nhiên liệu.
3.Xy lanh.
12 4. Ống thép chống xói mòn.
5. Khâu phân cách.
20 6. Bệ van. 7. Ty bơm.
1 23 8. Lỗ nạp. 9. Lỗ thoát.
13 10. Chụp vặn. 11. Ống đẩy.
19 21 12. Lò xo.
22 13. Thanh răng.
15 14. Vòng răng.
14 2 15. Van hình sao.
3 7 16. Van thoát nhiên liệu cao áp
18 4
9 17.Lỗ phun dầu.
8 10 18. Đót kim.
5
6 15 19.Chốt định vị bộ BKLH.
20. Chốt chặn ống đẩy.
16 21. Ống giữ vòng răng.
18
17 22. Vòng đệm.
23. Thân bơm.
Hình B-2: Cấu tạo bơm kim GM.
214
Mục lục
1.Phần bơm cao áp.

a.Công dụng: Bơm cao áp có công dụng:

 Tiếp nhận nhiên liệu sạch từ thùng chứa lưu thông liên tục trong hệ thống để
làm mát và bôi trơn trong xi lanh bơm rồi trơ ûvề thùng chứa.

 Eùp nhiên liệu đến một áp lực cao để phun vào xi lanh động cơ đúng thời điểm.

 Aán định nhiên liệu phun vào xi lanh động cơ tùy theo yêu cầu làm việc của
động cơ.

215
Mục lục
b.Cấu tạo:
11
12
Bơm cao áp gồm:
Lõi lọc (1).
20 1
Xi lanh (3).
Ống thép chịu áp suất (4). 13
Ty bơm (7). 14

Lỗ nạp (8).
Lỗ thoát (9).
4 7
Ống đẩy (11).
Lò xo (12). 8
9 3
Thanh răng (13).
Vòng răng (14).
Chốt chặn ống đẩy (20).

216
Mục lục
11
12
Bơm cao áp gồm:
Lõi lọc (1).
20 1
Xi lanh (3).
Ống thép chịu áp suất (4). 13
Ty bơm (7). 14

Lỗ nạp (8).
Lỗ thoát (9).
4 7
Ống đẩy (11).
Lò xo (12). 8
9 3
Thanh răng (13).
Vòng răng (14).
Chốt chặn ống đẩy (20).

217
Mục lục
218
 Bơm cao áp gồm: ty bơm (7) được lắp vào xi lanh (3), đuôi ty bơm (7) lắp
vào khe của ống đẩy (11) được lò xo (12) luôn kéo lên. Chốt chặn ống đẩy
(20) gài bên dưới lò xo để giữ ống đẩy (11) không bị bung ra. Dọc trên đoạn
lớn của ty bơm có vát mặt để lắp vào vòng răng (14). Vòng răng (14) được lắp
với thanh răng (13). Đầu ty bơm (7) có vát cạnh xiên liên kết với lỗ ngang và
lỗ xuyên tâm để thay đổi lưu lượng nhiên liệu. Phần đầu xi lanh (3) có khoan
2 lỗ hình côn: lỗ nạp (8) ở bên trên và lỗ thoát (9) ở bên dưới đối diện nhau,
ống thép chịu áp suất (4) bọc bên ngoài xi lanh có công dụng chống xói mòn
thân kim bơm liên hợp.
 Rắc co ống nhiên liệu vào và ra nơi thân kim bơm liên hợp giống nhau và
có bố trí bì lọc bằng sợi kim loại (1).

219
Mục lục
2.Phần kim phun nhiên liệu.
 Phần này bao gồm đót kim (18), van, lò xo, miếng chận van kiểm soát. Tất cả
được lắp khít và cố định ngay đầu xi lanh bơm nhờ chụp vặn.
 Qua nhiều đợt sản xuất có cải tiến nên có thể chia phần kim phun GM làm 3
loại chính:
A: Loại cũ.
1. Khâu chêm
2. Van hoa mai 1
3. Bệ van hoa mai 1 1
4. Van bán cầu 2
5. Lò xo 3
2 4 2
6. Đế lò xo
3 5
7. Đót kim
B: Loại cải tiến. 4
1. Ống lót 5 3
6
2. Van cao áp
7
3. Oáng chứa van
4. Đế lò xo van cao áp
5. Van hoa mai A B C
C: Loại mới.
1.Van chận hình sao Hình B-3: Các loại kim phun của kim bơm liên hợp.
2. Ty kim 220
Mục lục
2.1 Loại cũ.
 Bộ phận van cao áp nằm trong đót kim. Van an toàn dẹt, hình sao bố trí phía
trên van cao áp. Van này chỉ bảo vệ piston và xi lanh bơm cao áp không cho khí
nén và muội than chui vào phía trên. Aùp suất mở van cao áp của loại này từ
(350 - 370) psi (1kg/cm 2 = 14,3 psi).

2.2 Loại cải tiến


Bộ phận van cao áp nằm ở phía trên gần xi lanh, van an toàn dẹt, hình sao bố trí
ở đót kim. Vì vậy mà piston xi lanh và van cao áp đều được bảo vệ. Aùp suất mở
van kim của loại này từ (480 – 850) psi.

2.3 Loại mới


 Loại này có cấu tạo giống như kim phun loại thường gồm có van kim nằm
trong đót kim đóng kín bệ của nó theo kiểu đót kín lỗ tia hở. Van an toàn dạng
tròn bố trí phía trên kim phun sát với xi lanh bơm để ngăn khí cháy lọt vào xi
lanh bơm. Aùp suất mở van kim của loại này từ (2000 – 3500) psi.

221
Mục lục
3. Kết cấu của từng chi tiết chủ yếu
3.1. Thân bơm.
 Thân bơm được đúc bằng thép, trong thân bơm có gia công các lỗ tạo thành
những phần để lắp vòng răng và thanh răng, ống chận vòng răng. Phía trên mặt
trong được gia công chính xác để dẫn hướng ống đẩy, phía dưới để bắt xi lanh
bơm, phía dưới cùng mặt ngoài có gia công ren để bắt với ống nối kim bơm. Bên
hông có chứa 2 lỗ lọc dầu có ren trong để bắt với ống chận gắn với lỗ dầu đến và
lỗ dầu về, 2 đường dầu khoan trong thân từ nơi chứa xi lanh bơm đến lỗ bắt lọc
dầu. Ngoài ra phía trên gần lọc có lỗ để định vị cỡ đo khi hiệu chỉnh, bên hông
gần thanh răng có lỗ để quan sát cạch vạt piston lúc lắp bơm.

3.2 Piston và xi lanh bơm.


3.2.1 Piston:
 Được chế tạo bằng thép và gia công chính xác, mặt ngoài có mạ crom (Cr)
chống mài mòn. Khe hở lắp ghép giữa piston và xi lanh rất nhỏ khoảng
0,002mm. Đầu trên piston có gia công hai lằn vạt xéo để phân lượng nhiên liệu.
Đỉnh piston có khoan một lỗ xuyên tâm thông với lỗ khoan ngang nơi khuyết ở
đầu piston. Đuôi piston có ngàm để bắt với đệm đẩy. Phần dưới được vạt thẳng
để ăn khớp với vòng răng.
222
Mục lục
3.2.2 Xi lanh bơm.
 Luôn luôn cùng bộ với piston. Mặt trong được gia công rất chính xác mà
piston di chuyển trong đó. Mặt ngoài có hai cựa để định vị xi lanh và thân bơm.
Trên xi lanh có khoan hai lỗ lệnh nhau để nạp và thoát nhiên liệu. Hai lỗ hình côn
trong nhỏ ngoài lớn có tác dụng tiết lưu làm tăng tốc độ dòng chảy khi nhiên liệu
nạp vào xi lanh. Mặt trên và dưới của xi lanh được gia công chính xác để khi áp
lực nhiên liệu cao thì nhiên liệu không bị rò rỉ ra khoang ngoài.

3.3 Thanh răng và vòng răng


 Đều có dấu để thuận tiện cho việc lắp ráp, khi lắp các dấu phải ăn khớp với
nhau ta có thể kiểm tra dấu này bằng cách nhìn vào lỗ khoan ở trên thân bơm.
Nếu lắp đúng dấu, khi đẩy thanh răng về phía cung cấp nhiên liệu tối đa thì mặt
vạt thẳng phía đuôi piston sẽ vuông góc với đường tâm của lỗ khoan này.

3.4 Van thoát, lò xo, bệ tựa lò xo, ống giữ lò xo.


 Đây là những chi tiết nhỏ đòi hỏi các mặt tiếp xúc phải có độ chính xác cao
để nhiên liệu có áp suất cao không bị rò rỉ. Lò xo van là loại lò xo trụ, tiết diện
dạng tròn có nhiệm vụ ép van đóng kín bên trên và cho van mở khi áp lực đủ
lớn. Các lò xo này không thể điều chỉnh áp lực thoát được, nếu không đúng áp
lực thì phải thay mới.
223
Mục lục
 Kim bơm loại mới : van thoát có hình cây kim nằm trong đót kim.Van mở ra
được là nhờ áp lực nhiên liệu tác dụng vào mặt côn nâng kim lên (giống như kim
phun thông thường).

3.5 Đót kim.


 Là chi tiết chịu nhiệt độ cao vì tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên được chế tạo
bằng thép có hệ số truyền nhiệt lớn. Đầu đót kim có khoan các lỗ tia (từ 5 đến 9
lỗ ). Đường kính lỗ khoảng (0,005 đến 0,006) inch (1 inch = 25,4 mm) dùng cho
động cơ có buồng đốt thống nhất hoặc chỉ có một lỗ dùng cho buồng đốt ngăn
cách.

3.6 Tác dụng của van an toàn:


 Trong quá trình làm việc của kim bơm, lò xo van cao áp tiếp xúc với nhiệt độ
cao nên có thể mất dần tính đàn hồi làm van đóng không kín hoặc muội than làm
kênh van. Lúc đó khí nén có áp suất cao trong buồng đốt sẽ qua lỗ tia phun đi
vào trong bơm kim. Lúc đó van an toàn sẽ được nâng lên đóng kín bệ van phía
trên không cho khí cháy đi vào giữ an toàn cho bơm.

224
Mục lục
3.7 Cơ cấu điều khiển kim bơm liên hợp GM.

6 7 8
5
9
4
10
3 1. Cốt cam điều khiển bơm kim
2. Đệm đẩy
2 3. Đũa đẩy
4. Gắp giữ kim
1 5. Cò mổ
6. Ống dẫn nhiên liệu
7. Bơm kim GM
8. Vít chỉnh thanh răng
9. Tay điều khiển thanh răng
10. Thanh răng

Hình B-4 Cơ cấu điều khiển kim bơm liên hợp GM.
225
Mục lục
 Kim bơm hoạt động được là nhờ cơ cấu điều khiển gồm: cam, đệm đẩy, đũa
đẩy, cò mổ và bộ điều khiển thanh răng.

 Tất cả cam đúc liền trên một trục có số mấu cam bằng số xi lanh động cơ. Các
cơ cấu đệm đẩy, đũa đẩy, cò mổ tương tự như cơ cấu điều khiển soupape treo.

 Khi máy nào đến thì phun dầu, mấu cam điều khiển đệm đẩy đi lên qua trung
gian đũa đẩy, cò mổ đi xuống ép đệm đẩy đẩy pison đi xuống ép nhiên liệu phun
vào xi lanh. Khi cam hết đẩy thì lò xo và đệm đẩy ( ống đẩy) bung ra kéo piston
đi lên, nhiên liệu lại tiếp tục được đưa vào xy lanh bơm chờ thì bơm kế tiếp (ở
đầu cò mổ và đũa đẩy có vít điều chỉnh để điều chỉnh kim bơm. Các thanh răng
nối chung một cần được liên hệ với cần ga và bộ điều tốc.

226
Mục lục
III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM KIM LIÊN HỢP GM.

8
8 8

9 9 9

a. Nạp nhiên liệu b. Khởi sự phun c. Dứt phun nhiên liệu

Hình B-5: Nguyên lý hoạt động của bộ kim bơm liên hợp.
8 : Lỗ nạp 9 : Lỗ thoát
227
Mục lục
1. Giai đọan nạp nhiên liệu vào xy lanh bơm.
 Khi cam chưa đội piston ở vị trí cao nhất (ĐCT), nhiên liệu đến kim bơm nhờ
áp lực của bơm tiếp vận theo đường dầu đến xy lanh bơm nơi có vòng cản
dầu. Nhiên liệu nạp vào xy lanh bơm bằng cả hai lỗ (8) và (9) qua các khe hở rồi
theo đường dầu về trở về thùng chứa. Dầu lưu chuyển liên tục trong bơm có tác
dụng làm mát, bôi trơn, xấy nóng và loại bỏ các bọt khí giúp việc định lượng
nhiên liệu phun tốt hơn.

2. Giai đoạn khởi sự phun và phun nhiên liệu.


 Khi đến thì phun dầu cam tác dụng đẩy hệ thống con đội đũa đẩy, cò mổ rồi đẩy
piston đi xuống, nhiên liệu tràn ra bớt qua lỗ (8) và (9) cho đến khi mặt ngang của
đầu piston bít kín lỗ (9) và cạnh xiên của piston bít kín lỗ (8) thì nhiên liệu bắt đầu
bị ép trong xy lanh và ta gọi điểm này là điểm khởi sự phun.
 Piston tiếp tục đi xuống đẩy nhiên liệu qua van kim và nhiên liệu được phun
sương vào buồng đốt động cơ.

228
Mục lục
3.Giai đọan dứt phun.
 Quá trình phun nhiên liệu kéo dài cho đến khi cạch ngang của piston bơm vừa
hé mở lỗ dầu về (9). Nhiên liệu theo lỗ xuyên tâm qua lỗ ngang theo lỗ (9) ra
ngoài xy lanh (ta gọi điểm này là điểm dứt phun).
 Piston vẫn tiếp tục đi xuống cho đến khi hết khoảng chạy, lỗ dầu (9) mở hoàn
toàn do đó nhiên liệu tiếp tục ra buồng chứa xung quanh xy lanh bơm nơi có vòng
cản dầu và nhiên liệu được trả về thùng chứa.
 Khi cam không còn đội nữa thì lò xo, đệm đẩy kéo piston đi lên điểm cao nhất,
nhiên liệu lại được nạp vào xy lanh bơm để chuẩn bị cho chu kỳ kế tiếp

229
Mục lục
e
8 8
8 8 e

9 9 9 9
e

a b c d

Hình 5- 6: Nguyên lý thay đổi lưu lương nhiên liệu


a. Lưu lượng nhiên liệu cung cấp bằng không. e: Khoảng chạy có ích.
b. Lưu lượng nhiên liệu cấp tối thiểu. 8: Lỗ nạp nhiên liệu.
c. Lưu lượng nhiên liệu cấp trung bình. 9: Lỗ thoát nhiên liệu.
d. Lưu lượng nhiên liệu cấp tối đa.
230
Mục lục
 Muốn tăng hay giảm lưu lượng nhiên liệu tùy theo yêu cầu làm việc của động
cơ thì ta chỉ cần điều khiển thanh răng để piston xoay qua lại tùy theo vị trí của
cạnh xiên trên đóng lỗ dầu vào (8) sớm hay trễ. Nếu đóng sớm lỗ (8) thì khoảng
chạy hữu ích của piston dài nhiên liệu bơm đi nhiều. Nếu đóng trễ lỗ (8) thì
khoảng chạy hữu ích của piston ngắn nhiên liệu bơm đi ít.

 Khi piston được xoay tới vị trí cúp nhiên liệu thì lưu lượng bằng không lúc
này hai lỗ (8) và (9) không bao giờ bị đóng kín, lúc này dầu không bị ép mặc dù
piston vẫn chuyển động lên xuống.

 Khi piston ở vị trí cầm chừng thì nhiên liệu được cung cấp vừa đủ cho hoạt
động của động cơ chạy không tải. Khi piston ở vị trí cung cấp nhiên liệu tối đa
thì nhiên liệu được cung cấp tối đa cho động cơ. Lúc này khoảng chạy hữu ích
lớn nhất.

231
Mục lục
1. Kí hiệu ghi trên
1
thân bơm.
2. Kí hiệu ghi trên piston.
3. Các kí hiệu ghi trên
đót kim.
2

Hình B-7 Các kí hiệu ghi trên bơm GM.


232
Mục lục
1. Các kíù hiệu ghi trên thân bơm.
Loại kim Trên thân Trên đót kim Trên piston
Loại cũ 70 7-006-155 O 7X
Loại cải tiến HV 6 6-006-115 H 5/6H
S 60 8-0055-165 6H
Loại mới M55 8-0055-165A 5N
N55 8-0055-165 5N
Các kí hiệu được ghi trên miếng nhôm tròn gắn dính vào thân bơm.
- GM: Chữ viết tắt của nhà chế tạo (General motor).Loại cũ chỉ có số
mà không ghi chữ này.
- 70 : Lưu lượng tối đa 70 cc trong 1000 lần phun.
- HV – High valve – van thoát đặt trên cao.
- 6 : Lưu lượng tối đa 60 cc trong 1000 lần phun.
- S : Van cao áp hình cầu.
- N - Needle valve – loại van có kim van và đót.
- 55: Lưu lượng tối đa 55 cc trong 1000 lần phun.
2. Các kí hiệu ghi trên đót kim.
Kí hiệu đặc điểm của kim bơm ghi nơi gần các lỗ tia của đót kim 7006 150 O
- 7 : Số tia
233
Mục lục
- 006 : Đường kinh lỗ tia 006” (0,15 mm)
- 155 : Góc tia nhiên liệu 150 độ
- O : Loại cũ van thoát nằm ở đót kim
- H : Có chữ H hay không có thì van thoát nằm trên cao.
3. Các kí hiệu ghi trên piston.
Kí hiệu đặc điểm của kim bơm ghi ở phần khoét rãnh quanh piston phía đuôi có
ghi chữ và số
VD : 7 . 6H5V ………
Đặc điểm này để phân loại piston và xác định piston dùng với loại thân bơm
nào.
4. Một số đặc điểm khác.
 Tất cả các loại kim bơm dùng cho động cơ có công suất cao được nhận dạng
bằng một tấm nhãn dấu “ GM” màu vàng ghép ở thân bơm ( nhưng kiểu cũ nhận
dạng bằng một chữ H đóng trên thân bơm).
 Những kim bơm dùng cho thương mãi (160 mã lực) có nhãn hiệu màu xanh
“GM 60” (kiểu cũ nhận dạng bằng chữ A thay vì nhãn màu xanh)
 Động cơ có công suất cao và thương mãi không thể đổi kim bơm cho nhau.
Đối với kim bơm loại mới.
Tất cả kim bơm loại N55, N60, N65 có thể đổi cho nhau trừ xy lanh và
piston .Loại N70, N80 cũng có thể đổi cho nhau trừ piston và xy lanh.
234
Mục lục
V. THÁO LẮP.
1. Mục đích
 Giúp học sinh biết phương pháp tháo lắp kim bơm liên hợp GM.
 Biết phương pháp kiểm tra sửa chữa kim bơm liên hợp GM.
 Sử dụng dụng cụ đúng phương pháp.

2. Yêu cầu.
 Sau bài học này học sinh phải nắm vững phương pháp tháo lắp đạt yêu cầu kỹ
thuật.
 Nắm rõ phương pháp kiểm tra sửa chữa các chi tiết bơm.
 Dụng cụ và nơi làm việc phải sạch sẽ.
3.Nội dung.
3.1 Chuẩn bị dụng cụ.
 Cây vặn vít miệng 5 mm.
 Một ngàm kẹp của kim bơm GM.
 Một chìa khóa tube hoặc chìa khóa dẹp vòng 9/16”.
 Một chìa khóa miệng hoặc vòng 1.1/16”.
 Một mâm sạch có lót giấy để đựng các chi tiết bơm.
235
Mục lục
3.2. Tháo lắp bơm.
3.2.1 Tháo.

a. Tháo từ động cơ .
- Vệ sinh sơ bộ bơm kim liên hợp GM, khóa nhiên liệu.
- Tháo nắp che dàn cò mổ động cơ.
- Nới hai vít điều chỉnh tay ga, tách cần điều khiển thanh răng.
- Tháo đường ống dẫn dầu vào và ra.
- Tháo bu lông lấy bơm ra ngoài, lấy khăn sạch bịt lỗ lắp bơm.

236
Mục lục
b. Tháo ra chi tiết.
1. Thân bơm.
2. Vòng răng. 19
3. Thanh răng. 10
4. Ống chặn vòng răng. 18
5. Xy lanh. 11
6. Bệ van. 12 9
7. Van cao áp. 17
8. Van an toàn. 13 8
9. Đót kim. 14 7
10. Nắp chụp. 16 15
1 6
11. Đệm kín.
12.Vòng cản dầu. 5
13. Bệ van cao áp. 4
14. Bệ tựa lò xo. 3
10 2
15. Lò xo cao áp.
16. Chốt chặn. 1
17. Lò xo. 9
18. Piston.
19. Đệm đẩy
Hình 5-7Các chi tiết của bơm kim GM
237
Mục lục
- Vệ sinh sạch sẽ bơm.
- Gá kim bơm vào ngàm kẹp sao cho đầu vòi Thân bơm
phun quay xuống phía dưới rồi siết chặt ngàm
kẹp lại. Ngàm kẹp
- Chui cây vít vào đầu dưới của lò xo rồi xoay
90 độ, kìm vững cây vít đồng thời đè ống dẫn
hướng xuống để lấy chốt chặn lò xo ra ngoài,
lấy các chi tiết ống dẫn hướng và piston, lò xo
ra ngoài.
- Tháo hai nắp chặn lọc dầu (đầu nối ống dầu
vào và dầu ra) lấy lò xo và lọc dầu ra ngoài.
Nắp chụp
- Tháo ngàm kẹp lấy bơm kim ra khỏi ngàm.
Xoay ngược bơm kim lại 180 độ.
- Gá bơm kim vào ngàm kẹp sao cho đầu vòi Ngàm kẹp
phun xoay lên trên rồi xiết chặt ngàm kẹp lại.

- Dùng chìa khóa tube loại dài 1.1/16 inch để


tháo nắp chụp vòi phun.

238
Mục lục
 Chú ý :
 Muốn cho các chi tiết bên trong bơm khỏi bị xáo trộn hoặc văng ra ngoài. Ta
chỉ nên nới lỏng nắp chụp vòi phun rồi trút tất cả các chi tiết bên trong vào máng
có lót giấy .
Các chi tiết gồm : đót kim (đầu vòi phun), van hình sao (hoa mai), một vỏ chứa
van cao áp, lò xo van cao áp và đế của lò xo, đế van cao áp.
- Tháo xy lanh bơm, lấy khâu chặn vòng răng và vòng răng ra ngoài, lấy thanh
răng ra ngoài.
- Các chi tiết tháo ra phải được đặt trên giấy sạch nằm trong máng, piston và xy
lanh phải được rửa sạch và lắp vào nhau thành bộ và không được làm va chạm với
các chi tiết khác hoặc làm rơi.
- Thực hiện công tác kiểm tra tình trạng các chi tiết và sửa chữa.

239
Mục lục
3.2.2Lắp .
 Lắp lọc dầu:
- Theo nguyên tắc mỗi khi phục hồi chi tiết bên trong của bơm, lọc và đệm kín
cần phải thay mới, nhưng có thể xúc rửa thật kỹ để dùng lại.
- Kẹp thân bơm vào ngàm kẹp hoặc giá chịu.
- Lắp lọc và đệm kín vào vị trí của mỗi bên lỗ dầu vào và dầu ra, thấm dầu bôi
trơn vào răng của các nắp đậy lọc dầu, siết đúng lực từ (65 – 75) foot pounds.
Sau khi lắp nắp dùng vải sạch bịt kín lỗ nạp và thoát nhiên liệu để ngăn chất bẩn
xâm nhập.

 Lắp thanh răng và vòng răng:


- Kẹp thân bơm vào ngàm kẹp, đầu vòi phun quay lên trên. Tra thanh răng vào lỗ.
Đầu có càng điều khiển nằm bên có mang kí hiệu. Hai dấu ghi nơi thân thanh răng
phải hiện ra ngay giữa khi ta nhìn vào lòng trong của thân bơm.
- Giữ thanh răng ở vị trí cố định. Lắp vòng răng vào sao cho khi các răng ăn khớp
thì ba dấu trên thanh răng và vòng răng nằm trùng nhau.
- Lắp ống chặn vòng răng vào, lắp xy lanh vào vị trí của nó sao cho hướng chốt kìm
xy lanh ngay với rãnh thân bơm.
240
Mục lục
 Lắp van cao áp và chi tiết liên hợp.
- Sau khi phục hồi tình trạng và xúc rửa sạch, các chi tiết được lắp vào tuần tự
như sau:
- Lắp vòng đện kín bằng cao su và ống cao áp .
Thực hiện phương pháp sau đây để lắp van cao áp và bộ phận liên hệ:
 Lắp lò xo van vào van cao áp, đặt nút chận vào trên lò xo. Giữ đúng các
chi tiết này, chụp vỏ đựng van vào. Trở ngược đầu lại cho khỏi rơi các chi tiết.
Đặt đế van lên mặt van cao áp và đặt úp các chi tiết này xuống mặt ép của xy
lanh bơm.
 Tay trái giữ toàn bộ phận này, tay phải lắp vòi phun.
 Chú ý tay trái không rời những bộ phận đã đặt trên xy lanh. Tay phải lắp
ống chụp vòi phun vào và siết bằng tay đến khi vòi phun và toàn bộ các chi tiết
bên trong ổn định vị trí thì ta có thể dùng chìa khóa tube 1.1/16 ” và cần siết
ngẫu lực để siết.
 Lắp piston vào ống dẫn hướng.
- Trở ngược kim bơm liên hợp lại rồi kẹp vào ngàm kẹp, đầu vòi phun quay
xuống dưới.
- Lắp đuôi piston bơm vào ống dẫn hướng (từ bên hông xỏ vào).
- Đặt lò xo vào ống kìm của nó.

241
Mục lục
- Đẩy thanh răng đến vị trí cung cấp nhiên liệu tối đa, lắp piston vào xy lanh từ
phía trên của thân bơm.
- Hướng mặt vát của piston ngay với mặt vát của vòng răng để xỏ piston vào.
- Khi piston và xy lanh đã ăn khớp với nhau, đẩy ống dẫn hướng piston xuống
sao cho hướng rãnh đứng của ống dẫn hướng piston ngay với chốt kìm lò xo.
- Tra chốt kìm vào lỗ, đặt vị trí của chốt vào vòng phía dưới của lò xo nằm trên
vành mảnh của chốt kìm rồi vừa đẩy ống hướng xuống, vừa dùng ngón tay cái
đè chốt kìm vào đến khi vòng lò xo lọt vào rãnh. Tức chốt đã được ổn định vào
lỗ của nó. Khi ấy ống dẫn hướng piston phải ở vị trí gài.
Chú ý : Chốt kìm lò xo vào ống dẫn hướng đều tác động lẫn nhau ở thế gài.
Bơm kim liên hợp đã được lắp hoàn tất và được kiểm nghiệm quá trình sửa chữa
và phục hồi.
Sau khi lắp xong nhìn vào lỗ bên hông bơm trên vòng răng, ta đẩy thanh răng
vào hết ta sẽ thấy mặt vạt của đuôi piston vuông góc với đường tâm của lỗ kiểm
tra bên hông bơn và như vậy bơm đã được lắp đúng dấu

242
Mục lục
VI. KIỂM TRA SỬA CHỮA KIM BƠM LIÊN HỢP GM.
 Kim bơm liên hợp được trang bị trên động cơ diesel 2 kỳ hoặc 4 kỳ tùy theo
cấu trúc của động cơ và hệ thống nhiên liệu mà các dạng hư hỏng cũng rất đa
dạng. Ngoài ra đối với kim bơm liên hợp có rất nhiều hư hỏng xảy ra nếu sự bảo
dưỡng không được đảm bảo tốt.
 Nguyên nhân hư hỏng của bơm kim liên hợp.
Chi tiết này cũng như các bộ phận khác thuộc hệ thống nhiên liệu rất mau hư
hỏng do 3 nguyên nhân chính sau đây:
- Các chất bẩn trong hệ thống nhiên liệu xâm nhập vào trong bơm qua nhiều
hình thức
- Nhiên liệu lẫn nước vì không được bảo quản tốt.
- Máy nóng quá sẽ tạo nhiều đặc chất làm hư hỏng, làm biến dạng các chi tiết
chính xác bên trong bơm .
 Sau các quá trình vận hành hoặc sau khi phát hiện hư hỏng phải được sửa
chữa và phục hồi tốt tình trạng. Loại bơm này là bơm kim liên hợp nên dụng cụ
để thử hoàn toàn khác hẳn và được phối hợp với bàn thử thông dụng cho kim
phun để sử dụng.
 Phương pháp sửa chữa có khác so với các loại bơm và kim thông thường
nhưng về nguyên tắc không thay đổi.
243
Mục lục
A . Kiểm tra bơm kim liên hợp GM.
Trước hết rửa sạch và thổi gió nén bên ngoài bơm kim, công việc kiểm tra
được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Kiểm tra sự chuyển động qua lại của thanh răng và piston.
- Gá bộ kim bơm liên hợp lên giá thử chuyên dùng, thanh răng ở vị trí thẳng đứng.
- Đẩy thanh răng lên vị trí ngừng cấp nhiên liệu.
- Ấn đòn bẩy cho ty bơm xuống hết khoảng chạy.
- Buông đòn bẩy từ từ cho ty bơm đi lên, trong lúc đó thanh răng phải tự rơi
xuống nhẹ nhàng, ty bơm phải di chuyển tự do không bị rít, kẹt, sượng.
2. Kiểm tra áp suất mở van phun dầu (áp lực thoát).
Công tác này được thực hiện để xác định tình trạng của các chi tiết như van cao áp
và bệ lò xo, nút chận lò xo và các chi tiết tiếp xúc trực tiếp khác.
- Gắn bộ kim bơm liên hợp lên thiết bị kiểm tra J9787.
- Đặt thanh răng ở vị trí lưu lượng tối đa .
- Bơm đều và nhẹ cần bơm tay của thiết bị, theo dõi áp kế.
- Khi bộ kim bơm liên hợp bắt đầu phun dầu, đọc ngay chỉ số nơi áp kế. Đó là áp
suất mở van phun dầu, chỉ số này phải năøm trong khoảng (485 - 850) psi đối
với kim phun kiểu cũ, (2000 -3500) psi đối với kim bơm loại mới.
244
Mục lục
- Nếu áp suất mở van nhỏ hơn chỉ số qui định là do bệ van bị hỏng, van mòn hay
bị kẹt, lòxo van bị gãy, có bụi bẩn, vật lạ lọt vào kim bơm liên hợp.
- Ngược lại nếu áp suất mở van cao hơn qui định là do đót kim dơ, muội than
đóng nghẹt lỗ phun dầu.
3. Kiểm tra tình trạng lưu áp trong bộ kim bơm liên hợp.
- Mục đích của khâu kiểm tra này là xem các mặt lắp ghép của các chi tiết có
được kín khít như yêu cầu hay không.
- Gắn bộ kim bơm liên hợp lên thiết bị thử J9787.
- Bơm tay thiết bị thử để đưa áp lực phun nhiên liệu lên gần trị số mở van phun dầu.

- Khóa van thiết bị thử cách ly với bộ kim bơm liên hợp đang kiểm tra.
-Aùp suất có thể tụt từ 450 psi xuống còn 250 psi trong thời gian không ngắn hơn
40 giây đồng hồ nếu áp suất tụt sớm hơn phải tìm kiếm các chổ hở để sửa chữa.

- Dùng gió nén sạch thổi thật khô bên ngoài bộ kim bơm liên hợp.
Mở van nhiên liệu thiết bị thử, bơm tay để duy trì áp suất kiểm tra để quan sát.
- Nếu nhiên liệu chảy ra nơi lỗ thanh răng chứng tỏ mặt tiếp xúc giữa thân bơm
và xy lanh không kín, giữa piston và xy lanh bơm bị mòn.
- Nếu nhiên liệu chảy vòng ngoài vòi phun chứng tỏ nắp siết vòi phun không
chặt, nắp chụp vòi phun bị rỗ mặt bên trong, mặt ép vòi phun bị rỗ.
245
Mục lục
- Nếu nhiên liệu chảy ra ngoài nắp chụp vòi phun là do đệm bằng cao su giữa nắp
chụp vòi phun và thân bơm không kín: do bị rỗ mặt, bị chai cứng, bị xếp mí hoặc
thiếu đệm.
- Nếu nhiên liệu chảy ra nơi nắp siết lọc nhiên liệu là do nắp siết lọc còn lỏng,
đệm bị vỡ, biến dạng, chai cứng.
- Nếu nhiên liệu chảy ra nơi lỗ tia là do van cao áp được hở, rỉ xét, chất bẩn lọt
vào và kẹt giữa van cao áp và bệ của nó.
- Trường hợp áp lực ngã xảy ra nhưng không thấy dạng nhiên liệu chảy, ta quan
sát các mặt tiếp xúc trực tiếp với nhau trong phần cao áp từ bơm đến vòi phun.
Nhiên liệu thoát ra từ bên trong phần cao áp về mạch nạp.
4. Kiểm tra dưới áp suất cao.
- Phương pháp này để phát hiện tình trạng hở các mặt tiếp xúc của các chi tiết có
mặt ép vào nhau, các vòng cao su đệm kín. Phương pháp này được xác định mức
độ hở của xy lanh và piston bơm.
- Dùng gió thổi khô bên ngoài của kim bơm liên hợp.
- Kiểm tra các mối nối, ống dẫn nhiên liệu phải kín và siết chặt.
-Để vị trí thanh răng ở chiều cung cấp nhiên liệu tối đa, cần bẩy gài piston ở vị trí
phun dầu tối đa để tăng diện tích mặt tiếp xúc của piston và xi lanh. Khi bơm tay
để thử, áp suất phải lên từ 1400 psi đến 2000 psi. Nếu áp suất không vượt đến áp
lực thoát từ (450 - 850) psi thì phải thay mới toàn bộ piston và xilanh.
246
Mục lục
- Bơm tay để nâng và duy trì áp suất từ (1400- 2000) psi để kiểm tra các nơi hở,
lỏng của lọc nhiên liệu, đệm kín nắp chụp vòi phun, lỗ thanh răng.
- Chú ý :
Không được bơm tay quá cao so với sức chịu đựng của đồng hồ cao áp và không
được bơm quá nhanh mà không hãm bớt van để ngừa hư hỏng bên trong đồng
hồ áp lực.
5. Kiểm tra qúa trình phun nhiên liệu :
- Kéo thanh răng đến vị trí cung cấp lưu lượng nhiên liệu tối đa.
- Cho nhiên liệu nạp vào bộ kim bơm liên hợp, ấn đòn bẩy tác động piston bơm
xuống khoảng 40 lần / phút.
- Quan sát các tia dầu phun ra. Số tia dầu phun ra phải đủ. Lúc khởi phun cũng
như lúc chấm dứt phun phải dứt khoát rõ ràng. Nhiên liệu phải được tán nhuyễn
thành sương.Nếu tia dầu phun ra không đạt yêu cầu này thì hỏng hóc có thể xảy
ra là :
+ Lỗ xịt dầu bị nghẹt hay mòn lớn. Nếu có một hoặc nhiều lỗ xịt dầu bị
nghẹt thì dùng cây xoi bằng thép đường kính 0.004” để xoi lỗ 0.005” hoặc cây
xoi đường kính 0.005” để thông lỗ 0.006”.
+ Có muội than đóng trong đót kim.
+ Piston và xilanh bơm bị mòn.
247
Mục lục
+ Mặt lắp ghép các chi tiết trong bộ kim bơm liên hợp không đạt yêu cầu.
+ Van và bệ van của kim phun bị dơ.
6. Quan sát piston bơm :
 Sau khi thực hiện các giai đoạn thử tình trạng toàn bộ ta phải kiểm tra tình trạng
của các piston riêng biệt để phân tích hiện tượng hư hỏng và khắc phục ngay. Ta
tháo piston rời khỏi thân bơm và quan sát bề mặt làm việc của piston. Ta có thể
dùng kính phóng đại để giúp cho sự quan sát được tăng cường độ chính xác.

 Theo các hiện tượng ta xác nhận được nguyên nhân hư hỏng của nó để có thể
khắc phục cụ thể từng chi tiết.
- Thanh răng quá khít hoặc kẹt sẽ gây ra trường hợp ma sát một bên khi piston
lên xuống.
- Nhiên liệu có lẫn chất bẩn sẽ gây hư hỏng.
- Mẻ nơi vùng có cạnh vạt chéo phía dưới của piston.
- Bề mặt làm việc của piston bị trầy do áp suất nhiên liệu qúa cao vì lỗ tia nhỏ
hơn qui định chuẩn, hoặc bị nghẹt một số lỗ tia.
- Thiếu nhiên liệu trong bơm trong lúc vận tốc động cơ lên cao, nhiên liệu có lẫn
nước.

248
Mục lục
7. Thử đồng lượng :
 Phương pháp thử đồng lượng cần đến máy đặc biệt và sự kinh nghiệm trong
công tác qua các quá trình thử đồng lượng ta xác định thêm tình trạng các chi tiết,
sự hư hỏng của bơm kim (nếu có) được biểu hiện qua lượng nhiên liệu phun vào
ống nghiệm trong một số lần phun thử nghiệm. Một hoặc một số bơm không nằm
trong mức yêu cầu thì phải sửa chữa hoặc thay mới.
B . Sửa chữa kim bơm liên hợp GM:
 Sau quá trình kiểm tra trên bàn thử hoặc trên máy thử đồng lượng và theo sự
quan sát ta có thể xác định các điểm và mức độ hư hỏng của các chi tiết để sửa
chữa và phục hồi tình trạng.
1. Áp lực thoát quá thấp so với định mức .
- Bệ van cao áp bị mòn hoặc bị rỉ khuyết phải xoáy thẳng nếu mòn nhiều phải
thay mới.
- Bệ van cao áp bị mẻ sứt phải thay mới.
- Van cao áp, nút chận lò xo bị mòn phải thay mới, nếu mòn ít có thể phục hồi
bằng cách xoáy thẳng.
- Lò xo van cao áp bị yếu hoặc bị gẫy thì thay lò xo mới đồng thời kiểm tra lại
các chi tiết liên quan để thay mới toàn bộ.
- Ngoại chất hoặc chất bẩn xâm nhập nơi kẽ hở của van cao áp và bệvan cao áp
thì tháo ra và súc rửa sạch.
249
Mục lục
2. Áp suất quá định mức :
- Muội than hoặc chất bẩn bám
chặt trong vòi phun nơi bệ van cao Cây xoi
áp thì dùng cây nạo đặc biệt để nạo
ra.
- Muội than đóng bít lỗ tia dùng
Cây xoi
kim xoi bằng cước thép đường
kính tương ứng để xoi thông các
lỗ bị bít.
 3. Áp suất bị tụt quá mau :
- Mặt tiếp xúc giữa thân và xilanh bơm bị hở thì xoáy mặt phẳng trên thân bơm.
- Nắp chụp vòi phun xiết không chặt thì xiết thêm đúng lực từ (55 -65) ft-lb.
- Van cao áp và bệ của nó bị nứt thì thay mới toàn bộ.
- Bệ van cao áp bị mòn hoặc bị rỉ khuyết phải xoáy thẳng. Nếu mòn phải thay mới.

- Lò xo van cao áp qúa yếu hoặc bị gẫy, bị biến dạng cần thay mới.
- Vòng cao su đệm kín bị bể, bị chai cứng, bị xếp mí thì thay mới.
- Lỗ trám nơi thân bơm bị xì, bị hở phải trám lại.
- Đệm kín lọc dầu bị hở chảy phải thay đệm mới và xiết đến áp lực từ (65 -75) ft-lb
- Mối nối không kín phải rửa sạch xiết lại, nếu không kín phải làm lại.
- Ngoại chất hoặc chất bẩn xâm nhập bên trong bơm phải tháo rời và súc rửa sạch.

250
Mục lục
4. Số lượng nhiên liệu cung cấp sai lệch :
 Vòi phun hoặc lỗ tia bị nghẹt thì dùng cây xoi bằng dây cước thép tương ứng
với kích thước của lỗ tia để xoi thông.
- Lỗ tia bị rộng phải thay mới đót kim theo qui định chuẩn.
- Chất muội than hoặc ngoại chất đóng trong vòi phun phải dùng cây nạo để nạo
bên trong và xúc rửa thổi gió.
- Piston và xilanh bị mòn. Sau khi thay mới toàn bộ van cao áp và vòi phun, lưu
lượng nhiên liệu vẫn không đạt yêu cầu qui định chuẩn thì cần phải thay toàn bộ
piston và xilanh mới.
- Bộ phận van cao áp bị nứt thì phải thay mới.
- Xilanh bị rạn nứt phải thay mới.
- Các mặt tiếp xúc không kín, phải xoáy thẳng lại các bộ phận có mặt láng.
- Chất bẩn chui vào khoang giữa của van cao áp và bệ của nó phải tháo ra và rửa
sạch.
- Thanh răng và vòng răng không đúng dấu khi ráp chi tiết. Tháo ra và đặt lại
đúng dấu ( có ba điểm chấm để xác định vị trí ).
 Sau khi so sánh lưu lượng giữa các bơm ta có thể tháo ra để sửa chữa các sai lệch
quá nhiều. Nếu không đạt được kết quả theo qui định chuẩn thì ta có thể thay vòi
phun có lỗ tia cùng đặc điểm hoặc tìm kích thước đường kính lỗ tia trùng hợp để có
số lượng nhiên liệu như nhau hoặc thay mới toàn bộ các chi tiết bên trong.
251
Mục lục
 Nếu số lượng nhiên liệu quá ít so với qui định chuẩn do piston và xilanh mòn quá
nhiều ta phải thay toàn bộ piston và xilanh mới hoặc phục hồi tốt piston theo
phương pháp xi kền.
5. An toàn trong công tác tháo ráp kim bơm liên hợp :
- Lúc tháo ráp kim bơm liên hợp phải cẩn thận không để rơi, không va chạm đầu
vòi phun để tránh gãy, móp méo đầu vòi phun và các lỗ tia.
Có thể dùng dầu để súc rửa trừ trường hợp vòi phun và các chi tiết mới nguyên
thủy cần súc rửa bằng dầu tẩy thích hợp ( Solven ) để tẩy chất keo chống rỉ.

- Phải mài phẳng van cao áp. Cẩn thận giữ mặt phẳng này luôn luôn thẳng góc
với thân van cao áp.
6. Bảo dưỡng kim bơm liên hợp :
 Trong công tác bảo dưỡng kim bơm liên hợp, trọng tâm chính là nhiên liệu
phải được bảo quản tốt, hệ thống lọc phải được bảo đảm an toàn tách rời các
chất bẩn, nước lẫn trong nhiên liệu.
 Ngoài công việc chỉnh kim bơm liên hợp đúng thời điểm, số lượng nhiên liệu
phải đủ yêu cầu, tránh động cơ nóng quá. Điều này cũng cần chú ý trong công tác
bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu của động cơ dùng kim bơm liên hợp GM.

252
Mục lục
VII. CÂN KIM BƠM LIÊN HỢP VÀO ĐỘNG CƠ VÀ ĐIỀU
CHỈNH
 Trước khi cân kim bơm liên hợp vào động cơ thì kim bơm đã được kiểm tra
sửa chữa bao gồm :
Tháo các chi tiết
Kiểm tra các chi tiết.
Lắp kim bơm.
Kiểm tra kim bơm trên bàn thử ( dùng bàn thử kim thường có thêm bộ phận gá
lắp để thử kim bơm GM ).
+ Thử sự di chuyển của thanh răng.
+ Thử áp lực thoát.
+ Thử áp lực ngã.
+ Thử sự kín với áp lực cao hơn áp lực thoát.
+ Thử tình trạng phun.
Thử lưu lượng 1000 lần phun trên máy chuyên dùng J – 7041 do hãng GM chế
tạo.

253
Mục lục
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
1. Điều chỉnh kim bơm :
- Lau sạch kim bơm và lỗ bắt kim bơm ở nắp qui lát.
- Lắp kim bơm vào động cơ, xiết ốc giữ kim bơm đúng lực xiết.
- Quay cốt máy cho đến khi các xúp bắp thoát mở hẳn ( cò mổ xúp bắp cắm
xuống ) thì dừng lại.
- Chọn cỡ thích hợp đặt vào vị trí ( đuôi cỡ lọt hẳn vào lỗ nhỏ trên thân bơm, vai
phía dưới cỡ tựa vào đệm đẩy kim bơm, cỡ 1460 cho động cơ chạy nhanh, 1484
cho động cơ chạy chậm ).
- Nếu chưa đúng ta phải nới ốc chận, vặn ốc điều chỉnh đũa đẩy cho đến khi nào
đệm đẩy vừa tựa vai của cỡ, xong giữ đũa và xiết chặt ốc chận lại.
- Kiểm tra lại một lần nữa cho chính xác.
- Tiếp tục điều chỉnh các kim bơm còn lại theo thứ tự thì nổ của động cơ.
- Ta có thể hoàn tất công việc trong một vòng quay cốt máy.
2. Hiệu chỉnh xúp bắp xả :
- Quay cốt máy theo chiều quay của động cơ đến khi nào piston số 1 lên điểm chết trê
nhìn cò mổ điều khiển kim bơm cắm xuống (kim đang phun dầu) thì dừng lại.
- Dùng cỡ hiệu chỉnh xúp bắp để hiệu chỉnh.
- Hiệu chỉnh các xúp bắp thoát ở xilanh số 1 cùng một lúc, nhớ xiết ốc chận thật kỹ.
- Tiếp tục hiệu chỉnh các xilanh còn lại theo thứ tự thì nổ của động cơ.
254
Mục lục
3. Hiệu chỉnh thanh răng :

5 6
8 9 1. Thanh răng
4 2. Đệm đẩy.
7 3. Đai ốc hiệu chỉnh.
2 4. Đai ốc chận.
3
5. Cò mổ.
6. Cỡ hiệu chỉnh.
7. Cốt ga.
8. Vít trong.
1 9. Vít ngoài

Hình C-2 : Điều chỉnh ga của bơm kim GM trên động cơ


- Mở cần điều khiển giữa bộ điều tốc và cần điều khiển thanh răng.
- Tháo móc lò xo hoàn lực ra.
- Nới lỏng các vít trong và ngoài cuả tất cả cần điều khiển thanh răng.

255
Mục lục
- Kéo cần điều khiển đến vị trí cung cấp nhiên liệu tối đa.
- Hiệu chỉnh cần điều khiển thanh răng số 1 bằng cách :
+ Xiết từ từ vít phía trong đến khi nào cảm thấy thanh răng chạm vào thân bơm
thì dừng lại. Vặn ngược vít trở ra 1/8 vòng và xiết cứng vít phía ngoài lại.

+ Khi xiết xong lắc xem có khe hở không ( có thể dùng cỡ 0.005” đo khe hở
giữa thanh răng và cần điều khiển hoặc sự xê dịch ( độ rơ ) thanh răng độ
0.005” ).
+ Tiếp tục hiệu chỉnh thanh răng thứ 2, đồng thời kiểm tra lại thanh răng số 1
có bị cứng hoặc kẹt hay không
+ Hiệu chỉnh các thanh răng còn lại như trên, lấy thanh răng số 1 làm chuẩn.

Kí hiệu ghi trên thân bơm Hiệu chỉnh kim


V55, N60, N65 Cỡ 1484 cho xe buýt
50, TV50, HV50 Cỡ 1460 cho các loại máy khác
60,TV9, DF6, HV6, 6S8
55C, 855, 6E6, 60E, HE6, S60 1460 “
S65, 70, HV7, S70, 80, HV8, S80
90, HV9, S990

256
Mục lục

You might also like