Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


(Fundamentals of Laws)

Số tín chỉ: 02
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

Hà Nội, 2017
NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước


Chương 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
Chương 3: Lĩnh vực pháp luật công
Chương 4: Lĩnh vực pháp luật tư
Chương 5: Pháp luật quốc tế
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
 Thời gian: 30 tiết

 Bài kiểm tra 1 tiết.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

 Điều kiện dự thi kết thúc học phần: Tham dự


từ 80% số giờ học trên lớp trở lên.

 Điểm học phần tính trên cơ sở:


 Điểm đánh giá của giảng viên (10%)
 Điểm bài kiểm tra (40%)
 Điểm thi kết thúc học phần (50%).
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


̣ i dung của chương 1:

1.1.Những vấn đề lý luận về nhà nước


1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp
luật, Khoa Luật - Trường ĐH kinh tế quốc
dân, 2017.
 Hiến pháp 2013 và các luật về tổ chức các
cơ quan nhà nước.
1.1. Những vấn đề lý luận về Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc của Nhà nước

- Có nhiều học thuyết khác nhau về nguồn


gốc của Nhà nước
- Học thuyết Mác - Lênin được phổ biến
giảng dạy tại các cấp học.
Học thuyết Mác - Lênin, luận giải về nguồn gốc
của Nhà nước:

- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, chỉ


xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi mâu thuẫn giữa các
tầng lớp, giai cấp trong xã hội có giai cấp đã
phát triển đến mức không thể dung hòa.
- Nhà nước được giai cấp thống trị lập ra, nhằm:
thiết lập trật tự, ổn định xã hội; bảo vệ quyền lợi
và địa vị cho giai cấp thống trị.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà
nước

 Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc
biệt trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ
 Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị
hành chính và thực hiện việc quản lý dân cư
theo lãnh thổ
 Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia
 Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
 Nhà nước đặt ra các loại thuế và thực hiện các
chính sách tài chính.
1.1.3. Chức năng của Nhà nước

 Chức năng của Nhà nước là những phương diện


hoạt động cơ bản của Nhà nước nhằm để thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra đối với Nhà nước.
 Chức năng nhà nước được phân chia thành chức
năng đối nội và chức năng đối ngoại.
 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của
Nhà nước có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với
nhau.
1.1.4. Kiểu nhà nước

 Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản


đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất và
những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
 Các kiểu Nhà nước: Nhà nước chủ nô; Nhà nước
phong kiến; Nhà nước tư sản; Nhà nước XHCN
 Sự hình thành và phát triển các kiểu Nhà nước
có tính quy luật.
1.1.5. Hình thức nhà nước

 Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức


quyền lực nhà nước và những phương
pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
 Hình thức nhà nước được xem xét trên
các góc độ: Hình thức chính thể và Hình
thức cấu trúc và chế độ chính trị
 Hình thức chính thể là cách tổ chức quyền
lực theo chiều ngang, thể hiện cách thức
lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước
và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

 Hình thức chính thể gồm: Chính thể quân


chủ (Chính thể quân chủ tuyệt đối; Chính
thể quân chủ hạn chế); Chính thể cộng
hòa (Chính thể cộng hòa quý tộc; Chính
thể cộng hòa dân chủ).
 Hình thức cấu trúc nhà nước, gồm: Nhà
nước có cấu trúc đơn nhất; Nhà nước có
cấu trúc liên bang.

 Chế độ chính trị: là tổng thể các phương


pháp, thủ đoạn mà giai cấp thống trị sử
dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
1.2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Giai đoạn 1: Thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa và cuộc kháng chiến trường kỳ chống
Pháp
 Giai đoạn 2: Xây dựng CHXH ở miền Bắc và cuộc
kháng chiến chống Mỹ- Ngụy ở miền Nam
 Giai đoạn 3: Đất nước thống nhất, xây dựng nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam theo mô hình Xôviết
 Giai đoạn 4: Thực hiện đổi mới, xóa bỏ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp.
1.2.2. Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam

 Là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân (Khoản 2 Điều 2 HP 2013);

 Là Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn


1.2.3. Các nguyên tắc tổ chức Bộ máy nhà nước
CHXHCN Việt Nam

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan


nhà nước từ trung ương tới địa phương,
được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ
chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước.
Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt
động của Bộ máy nhà nước:
 Nguyên tắc bảo đảm chủ quyền Nhân dân
 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất
nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam đối với Nhà nước
 Nguyên tắc tập trung dân chủ
 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà
nước

Theo Hiến pháp 2013, gồm có:


 Quốc hội
 Chủ tịch nước
 Chính phủ
 Tòa án nhân dân & Viện kiểm sát nhân dân
 Chính quyền địa phương
 Hội đồng bầu cử quốc gia & Kiểm toán nhà nước
Quốc hội
• Vị trí: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam - Đ.69 HP 2013
 Chức năng của Quốc hội:
 (1)Ban hành những văn bản có giá trị pháp lý cao
nhất của quốc gia, đó là Hiến pháp và các đạo luật;
 (2)Quyết định những vấn đề quan trọng, trọng đại
của đất nước mà các cơ quan khác không có quyền
quyết định;
 (3)Giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước.

 Thẩm quyền của Quốc hội được quy định tại


Điều 70 Hiến pháp 2013.
 Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.

 Hoạt động của Quốc hội:


 Hoạt động tập thể (Kỳ họp Quốc hội)
 Hoạt động thường trực của Quốc hội (UBTVQH)
 Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội
 Hoạt động của HĐDT và các UB của Quốc hội
 Hoạt động của các ĐBQH
Chủ tịch nước
 Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,
thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về đối nội và đối ngoại - (Đ.86 Hiến
pháp 2013).

 Thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy


định tại Điều 88 Hiến pháp 2013
Chính phủ

 Vị trí, chức năng: Chính phủ là cơ quan


hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội - (Điều 94 Hiến pháp 2013).

 Thẩm quyền của Chính phủ được quy định


tại Điều 96 Hiến pháp 2013.
 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có
Bộ và các cơ quan ngang Bộ.

Bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội


quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo
đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

 Cơ quan thuộc Chính phủ do Thủ


tướng Chính phủ quyết định thành
lập.
 Hoạt động của Chính phủ:
Hoạt động của tập thể Chính phủ
Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
Hoạt động của các thành viên khác của Chính phủ.
Tòa án nhân dân
 Vị trí: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử
của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện
quyền tư pháp” Đ. 102 HP 2013:
 Chức năng chính của Tòa án nhân dân là
xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành
chính. Ngoài ra, TAND còn xử lý nhiều việc
khác.
 Hệ thống các Toà án nhân dân:
 Toà án nhân dân tối cao;
 Tòa án nhân dân cấp cao
 Tòa án nhân dân cấp tỉnh
 Tòa án nhân dân cấp huyện
 Các Toà án khác do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân
 Vị trí: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” Đ.107 HP 2013:

 Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:


 Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
 Các Viện kiểm sát nhân dân khác.
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương được tổ chức theo đơn vị hành
chính, gồm có HĐND, UBND.
 Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ
của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên - (Điều 113 Hiến pháp 2013).
 Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là
cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
- (Điều 114 HP 2013).
Hội đồng bầu cử quốc gia &
Kiểm toán nhà nước
 Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội
thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử Đại biểu
Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử
đại biểu HĐND các cấp (Đ.117 Hiến pháp 2013)
 Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội
thành lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp
luật, thực hiện việc kiểm toán việc quản lý, sử
dụng tài chính, tài sản công. (Đ. 118 HP 2013)
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Những vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 1:


 Học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất,
đặc điểm, chức năng của Nhà nước;
 Kiểu và hình thức Nhà nước
 Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam;
 Khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản của bộ
máy nhà nước và các cơ quan trong bộ máy nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.
Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT


̣ i dung của chương 2

2.1.Những vấn đề lý luận về pháp luật


2.2. Quy phạm pháp luật
2.3. Quan hệ pháp luật
2.4. Sự kiện pháp lý
2.5. Ý thức pháp luật
2.6. Thực hiện pháp luật
2.7. Vi phạm pháp luật
2.8. Trách nhiệm pháp lý
2.8. Hình thức pháp luật
Tài liệu nghiên cứu chương 2

 Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp


luật, Khoa Luật- Trường ĐH Kinh tế quốc
dân, 2017.
2.1. Những vấn đề chung về pháp luật
2.1.1. Nguồn gốc của pháp luật

 Nhà nước thừa nhận một số quy tắc xử sự đã tồn


tại trong đời sống và ban hành thêm các quy tắc
xử sự mới, dùng hệ thống các quy tắc xử sự này
để thiết lập trật tự của xã hội theo ý chí giai cấp
thống trị.
 Hệ thống các quy tắc xử sự này gọi là pháp luật.
2.1.2. Khái niệm và các đặc điểm chung của
pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có


tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ
thể.
Các đặc điểm chung của pháp luật

 Tính quyền lực nhà nước


 Tính quy phạm phổ biến
 Tính bắt buộc chung
 Tính hệ thống
 Tính xác định về hình thức
2.2. Quy phạm pháp luật (QPPL)
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm

QPPL là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do


Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu và định
hướng cụ thể.
Đặc điểm của QPPL

 Có tính nhà nước


 Có tính bắt buộc chung
 Có tính hệ thống
2.2.2. Cơ cấu của Quy phạm pháp luật
QPPL gồm các bộ phận: Giả định, quy định, chế tài.

 Giả định là một bộ phận của QPPL, xác định chủ thể
nào, ở trong hoàn cảnh, điều kiện nào chịu sự điều
chỉnh của QPPL.

 Quy định là một bộ phận của QPPL, quy định cách


xử sự (quyền, nghĩa vụ) của các chủ thể trong điều
kiện, hoàn cảnh giả định.

 Chế tài là một bộ phận của QPPL, đưa ra hậu quả dự


kiến nếu các chủ thể nếu ở trong hoàn cảnh, điều
kiện giả định mà lại không làm hoặc làm không đúng
các nghĩa vụ trong phần quy định.
2.3. Quan hệ pháp luật (QHPL)
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được


quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó
các bên tham gia quan hệ có các quyền và
nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo
thực hiện.
Đặc điểm
 Là quan hệ xã hội đặc biệt được điều chỉnh bằng
pháp luật;
 Là quan hệ mang tính ý chí;
 Quan hệ pháp luật có tính cụ thể, xác định;
 Có nội dung được biểu hiện thành các quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định của các bên
 Quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp
luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
2.3.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật cấu thành bởi chủ thể, khách thể và
nội dung của QHPL.
 Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên (cá nhân,
pháp nhân) tham gia vào quan hệ pháp luật để hưởng
quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ đó.
 Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và
nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ.
 Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà
các bên hướng tới, hoặc nhằm đạt được khi tham gia
vào quan hệ pháp luật.
2.4. Sự kiện pháp lý

 Sự kiện pháp lý là sự kiện xảy ra trong đời


sống thực tế tương ứng như những hoàn
cảnh, điều kiện được nêu ra trong phần
giả định của các quy phạm pháp luật, làm
căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan
hệ pháp luật cụ thể.
 Sự kiện pháp lý gồm: sự biến và hành vi.
2.5. Ý thức pháp luật
 Khái niệm:
 Đặc điểm: Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã
hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhưng có tính
độc lập tương đối; Ý thức pháp luật còn có tính giai
cấp.
• Vai trò: Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp
để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; để
thực hiện pháp luật.
2.6. Thực hiện pháp luật

• Là hành vi thực tế, có mục đích của các


chủ thể nhằm hiện thực hóa các quy định
pháp luật vào cuộc sống.
• Thực hiện pháp luật gồm các hình thức:
tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử
dụng pháp luật; áp dụng pháp luật.
2.7. Vi phạm pháp luật (VPPL)

2.7.1. Khái niệm và dấu hiệu của VPPL


• Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật và có
lỗi, do chủ thể có năng lực TNPL thực hiện xâm
phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
• Các dấu hiệu: là hành vi của con người; hành vi
đó trái pháp luật; chủ thể hành vi phải có năng
lực TNPL; và có lỗi khi thực hiện hành vi.
2.7.2. Cấu thành của VPPL

 Mặt khách quan của VPPL, gồm: Hành vi trái


pháp luật; Hậu quả; Mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và hậu quả
 Mặt chủ quan của VPPL, gồm: Lỗi; động cơ, mục
đích thực hiện hành vi.
 Chủ thể của VPPL: Năng lực trách nhiệm pháp lý
của chủ thể thực hiện hành vi.
 Khách thể của VPPL: Các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ bị xâm hại.
2.7.3. Phân loại VPPL

 Vi phạm hình sự
 Vi phạm hành chính
 Vi phạm dân sự
 Vi phạm kỷ luật
2.8. Trách nhiệm pháp lý (TNPL)
• Khái niệm: TNPL là những hậu quả pháp lý bất
lợi mà các chủ thể có hành vi VPPL phải gánh
chịu trước các chủ thể có quyền.

• Điều kiện áp dụng: khi có hành vi VPPL;

 Ý nghĩa: Việc áp dụng TNPL cho chủ thể VPPL


vừa có ý nghĩa trừng phạt, vừa có ý nghĩa giáo
dục, cải tạo người vi phạm.
 Các loại TNPL:
- Trách nhiệm hình sự;
- Trách nhiệm hành chính;
- Trách nhiệm dân sự;
- Trách nhiệm kỷ luật.
2.9. Hình thức pháp luật
2.9.1. Khái niệm

 Hình thức pháp luật bên trong là sự liên kết,


sắp xếp của các yếu tố cấu tạo nên hệ thống
pháp luật (QPPL, chế định pháp luật,
ngành/lĩnh vực luật)

 Hình thức pháp luật bên ngoài là phương


thức tồn tại và cách thức biểu hiện ra bên
ngoài của pháp luật, chứa đựng các QPPL
2.9.2. Các hình thức pháp luật bên ngoài

 Tập quán pháp


 Tiền lệ pháp
 Văn bản quy phạm pháp luật
2.9.3. Văn bản QPPL
 Khái niệm:
 Đặc điểm:
- Là văn bản;
- Do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp
ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục luật định;
- Có quy tắc xử sự chung;
- Được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
 Hệ thống văn bản QPPL: Đ.4 Luật ban
hành văn bản QPPL 2015;
 Số, ký hiệu văn bản : Đ.10 Luật ban hành
văn bản QPPL 2015;
 Nội dung các văn bản QPPL: Mỗi loại văn
bản QPPL được ban hành cho những nội
dung nhất định (Đ.15- Đ.30 Luật ban
hành văn bản QPPL 2015).
 Hiệu lực của VB.QPPL: Hiệu lực theo thời
gian, không gian, đối tượng (Đ151- Đ.155
Luật ban hành văn bản QPPL 2015).
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2
Những nội dung đã nghiên cứu trong chương 2:
 Những vấn đề lý luận về pháp luật
 Quy phạm pháp luật
 Quan hệ pháp luật
 Sự kiện pháp lý
 Ý thức pháp luật
 Thực hiện pháp luật
 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
 Hình thức pháp luật
Chương 3

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT CÔNG


̣ i dung của chương 3:

 Luật hành chính


 Luật hình sự
 Luật tài chính
 Luật đất đai
 Luật môi trường
Tài liệu tham khảo chương 3:
- Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp luật, Khoa
Luật - Trường ĐH Kinh tế quốc dân, 2017.
- Luật tổ chức Chính phủ 2015; Luật tổ chức chính
quyền địa phương 2015.
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Luật khiếu nại 2011; Luật tố cáo 2011
- Luật tố tụng hành chính 2015
- Luật cán bộ công chức 2008; Luật viên chức 2010
- Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Thảo luận
 Chi cục trưởng Chi cục thuế quận H thành phố Hà Nội ra
quyết định truy thu của Công ty Tân Phát 100 triệu đồng
tiền thuế giá trị gia tăng trong năm 2015. Công ty Tân
Phát cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình nên đã làm đơn
khiếu nại.
 Trong trường hợp này, đơn khiếu nại của công ty Tân
Phát phải gửi đến đâu? Vì sao?
3.1. Luật hành chính
3.1.1. Khái quát chung về luật hành chính

 Khái niệm:
 Đối tượng điều chỉnh:
 Phương pháp điều chỉnh:
 Các nội dung cơ bản của Luật hành chính:
- Địa vị pháp lý của các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước.
- Địa vị pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức;
- Địa vị pháp lý của cá nhân, tổ chức trong xã hội;
- Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà
nước
- Trách nhiệm hành chính
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, vụ án hành chính.
3.1.2. Một số nội dung cơ bản của luật
hành chính
3.1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước
 Cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các
cơ quan quản lý là nước, thực hiện chức năng
chấp hành- điều hành trên các mặt hoạt động
khác nhau của đời sống xã hội.
 Cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Chính
phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp.
3.1.2.1. Vi phạm hành chính

• Khái niệm:
• Các dấu hiệu của vi phạm hành chính:
- Hành
H vi xác định của con người;
- Trái với quy tắc quản lý của Nhà nước. Nhưng
tính chất, mức độ, hậu quả chưa nghiêm trọng,
chưa đến mức bị coi là VPHS;
- Chủ thể vi phạm là Tổ chức, cá nhân có năng lực
TNHC;
- Có lỗi.
3.1.2.2. Trách nhiệm hành chính (TNHC)
 Khái niệm: TNHC là một loại trách nhiệm pháp lý
được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm hành chính.
 Các hình thức TNHC:
 Căn cứ áp dụng:
 Đối tượng bị áp dụng:
 Người có thẩm quyền áp dụng:
 Thủ tục xử phạt hành chính.
3.1.2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, vụ
án hành chính
 Giải quyết khiếu nại:
- Khái niệm khiếu nại
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Thủ tục giải quyết khiếu nại
 Giải quyết tố cáo:
- Khái niệm tố cáo
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Thủ tục giải quyết tố cáo
 Giải quyết vụ án hành chính:
- Khái niệm vụ án hành chính
- Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính
Thảo luận
 A sinh ngày 20/5/1997, vào ngày 22/5/2013 A
đã thực hiện một hành vi theo quy định của Bộ
luật hình sự có mức cao nhất của khung hình
phạt là 3 năm tù. Hãy cho biết:
 1. Hành vi của A có đủ yếu tố cấu thành tội
phạm theo quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam không? Vì sao?
 2. Có gì khác nếu A sinh ngày 20/5/1999?
3.2. Luật hình sự
3.2.1. Khái quát về Luật hình sự

 Đối tượng điều chỉnh


 Phương pháp điều chỉnh.
 Nguồn của Luật hình sự: Bộ luật hình sự 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017)
3.2.2. Tội phạm
3.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của Tội phạm
 Khái niệm: Điều 8 Bộ luật HS 2015
 Các đặc điểm của Tội phạm:
- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Được pháp luật hình sự quy định;
- Có lỗi khi thực hiện hành vi
- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện;
3.2.2.2. Phân loại tội phạm
 Tội phạm ít nghiêm trọng
 Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn
 Mức cao nhất của khung hình phạt: là phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, hoặc phạt tù đến 03 năm.
 Tội phạm nghiêm trọng
 Gây nguy hại lớn cho xã hội
 Mức cao nhất của khung hình phạt: từ trên 3 - 7 năm tù.
 Tội phạm rất nghiêm trọng
 Gây nguy hại rất lớn cho xã hội
 Mức cao nhất của khung hình phạt: từ trên 7- 15 năm tù.
 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
 Gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
 Mức cao nhất của khung hình phạt: trên 15 năm tù, chung thân,
tử hình.
3.2.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm
hình sự
 Sự kiện bất ngờ
 Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
 Phòng vệ chính đáng
 Tình thế cấp thiết
 Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
 Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
 Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của
cấp trên.
3.2.2.4. Đồng phạm
 Khái niệm: Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm.

 Các loại người đồng phạm:


 Người thực hành
 Người tổ chức
 Người xúi giục
 Người giúp sức
3.2.3. Hình phạt
 Khái niệm: Điều 30 BLHS 2015
 Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp
khác:
 Cơ sở áp dụng:
 Đối tượng áp dụng:
 Thẩm quyền áp dụng:
 Thủ tục áp dụng:
Thảo luận
 Phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trên cơ sở
đó, hãy cho biết độ tuổi tối thiểu phải chịu
hình phạt khi thực hiện tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng ?
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3
Những nội dung đã nghiên cứu trong chương 3:
 Luật hành chính: Khái niệm, đối tượng điều
chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn và hệ
thống luật hành chính. Một số nội dung cơ bản
của luật hành chính, tố tụng hành chính.
 Luật hình sự: Khái niệm, đối tượng điều chỉnh,
phương pháp điều chỉnh, nguồn và hệ thống
luật hình sự. Một số nội dung cơ bản của luật
hình sự và tố tụng hình sự.
Chương 4

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT TƯ


̣ i dung của chương 4:

4.1. Luật Dân sự


4.2. Luật Sở hữu trí tuệ
4.3. Luật Lao động
4.4. Luật Kinh tế
Tài liệu tham khảo chương 4:
- Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp luật, Khoa
Luật - Trường ĐH Kinh tế quốc dân, 2017.
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
- Bộ luật Lao động 2012.
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Luật thương mại 2005
4.1. Luật dân sự
4.1.1 Khái quát Luật dân sự
 Khái niệm Luật dân sự:
 Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản.
 Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật dân sự
là phương pháp thỏa thuận.
4.1.2. Nội dung cơ bản của Luật dân sự

 Tài sản, quyền sở hữu và các quyền khác đối với


tài sản;
 Nghĩa vụ và hợp đồng;
 Trách nhiệm dân sự
 Thừa kế
4.1.2.1. Tài sản, quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản

 Tài sản là Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và


Quyền tài sản
 Phân loại tài sản: Bất động sản và động
sản
Quyền sở hữu

 Quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử


dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy định
của pháp luật.
 Nội dung: Đ.186-196 BLDS 2015.
Quyền khác đối với tài sản:
 Là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ,
chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của
chủ thể khác.
 Nội dung gồm: quyền với bất động sản
liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề
mặt.
4.1.2.2. Nghĩa vụ và Hợp đồng
 Khái niệm nghĩa vụ: Đ.274 BLDS 2015
 Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ:
 Hợp đồng;
 Hành vi pháp lý đơn phương;
 Các căn cứ khác : thực hiện công việc không có ủy
quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành
vi trái pháp luật...
 Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
 Cầm cố tài sản;
 thế chấp tài sản;
 đặt cọc;
 ký cược;
 ký quỹ;
 bảo lưu quyền sở hữu;
 bảo lãnh;
 tín chấp;
 cầm giữ tài sản.
 Khái niệm Hợp đồng:

 Hợp đồng có một số loại chủ yếu, như: hợp


đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ; hợp đồng
chính, hợp đồng phụ; hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba; hợp đồng có điều kiện
 Một số quy định về giao kết hợp đồng:
- Chủ thể giao kết
- Hình thức giao kết
- Nội dung giao kết
- Trình tự giao kết
 Một số quy định về thực hiện hợp đồng:
- Giải thích hợp đồng
- Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp
đồng
4.1.2.3. Trách nhiệm dân sự
 Khái niệm: Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ
thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có
quyền.
 Căn cứ áp dụng:
 Các hình thức của trách nhiệm dân sự:
 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm dân sự:
 Một số quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Khái niệm:
- Căn cứ phát sinh
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Xác định thiệt hại
 4.2. Luật Sở hữu trí tuệ
 Khái niệm:
 Đối tượng điều chỉnh
 Phương pháp điều chỉnh
 Các nội dung cơ bản của Luật sở hữu trí tuệ
 4.3. Luật Lao động
 Khái niệm
 Đối tượng điều chỉnh
 Phương pháp điều chỉnh
 Các nội dung cơ bản của Luật Lao động
 4.4. Luật kinh tế
 Khái niệm
 Đối tượng điều chỉnh
 Phương pháp điều chỉnh
 Các nội dung cơ bản của Luật kinh tế
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4
Những nội dung đã nghiên cứu trong chương 4:
Luật Dân sự
Luật Sở hữu trí tuệ
Luật Lao động
Luật Kinh tế
Chương 5

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ


̣ i dung của chương 5:

5.1. Khái quát về pháp luật quốc tế


5.2. Công pháp quốc tế
5.3 Tư pháp quốc tế
Tài liệu tham khảo chương 5:
 Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp
luật, Khoa Luật - Trường ĐH Kinh tế quốc
dân, 2017.
 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015;
 Luật điều ước quốc tế 2016
 Bộ luật dân sự 2015.
5.1. Những vấn đề chung về pháp luật
quốc tế
 Khái niệm: Pháp luật quốc tế gồm tổng
hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong các sinh hoạt quốc tế
giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế với
nhau;
 Pháp luật quốc tế gồm: công pháp quốc tế
và tư pháp quốc tế.
5.2. Công pháp quốc tế
 Khái niệm: Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh
các quan hệ chính trị hoặc các khía cạnh
chính trị của các quan hệ kinh tế, thương
mại, khoa học - kỹ thuật, văn hóa giữa các
quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các
tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc các chủ
thể khác của Pháp luật quốc tế;
 Nguồn: điều ước quốc tế; tập quán quốc tế, pháp luật
quốc gia.
 Các chế định cơ bản:
- Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế;
- Điều ước quốc tế;
- Cư dân;
- Nhân quyền;
- Lãnh thổ và biên giới;
- Biển quốc tế;
- Hàng không quốc tế;
- Ngoại giao, lãnh sự;
- Hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế;
- Giải quyết tranh chấp quốc tế.
5.3. Tư pháp quốc tế
 Khái niệm: Là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các
quan hệ dân sự, thương mại, lao động, kinh doanh
thương mại có yếu tố nước ngoài.

 Nguồn của tư pháp quốc tế gồm: pháp luật quốc


gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.
 Các chế định cơ bản của tư pháp quốc tế :
- Các nguyên tắc cơ bản;
- Địa vị pháp lý của các chủ thể trong tư pháp
quốc tế;
- Quyền sở hữu, hợp đồng;
- Thanh toán quốc tế;
- Thừa kế;
- Hôn nhân;
- Lao động;
- Tố tụng dân sự quốc tế
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 5
Những nội dung đã nghiên cứu trong chương 5:
 Khái quát về pháp luật quốc tế
 Công pháp quốc tế
 Tư pháp quốc tế

You might also like