Năng lượng sinh học-1805

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn: P.GS-TS Ngô Đăng Nghĩa

Thành viên nhóm: • Nguyễn Thành Ghin


• Huỳnh Chí Trí
• Lê Quốc Đồng
Năng lượng sinh học
• Thuật ngữ Nhiên liệu sinh học (NLSH hay biofuel)
được đưa ra vào cuối những năm 1980 để chỉ các loại
nhiên liệu có khả năng tái tạo (renewable fuels), thân
thiện với môi trường, không có nguồn gốc từ dầu mỏ
và có thể thay thế dầu mỏ trong tương lai.
Năng lượng sinh học là năng lượng được sinh ra từ
khả năng trao đổi chất của sinh vật để chuyển đổi một
số tổ hợp ánh sáng, sinh khối, hợp chất hữu cơ, khí và
nước thành năng lượng liên kết hóa học hữu ích.

Tức là các phân


tử năng lượng lưu
trữ, vận chuyển
bên trong sinh
vật.
Thực vật (cây cối
Chất thải nông Chất thải công
tự nhiên, cây
nghiệp, hộ gia đình nghiệp
trồng, tảo)

Nhiên liệu sinh học

Ví dụ:
+ Lúa mì, Ngô bắp, củ cải đường, mía, mật đường > > Ethanol
+ Hướng dương, dầu cọ... >> Dầu diesel sinh học.
+ Vật liệu hữu cơ + vi khuẩn kị khí, trong môi trường yếm khí >>
Metan
Nhiên liệu sinh hydro sinh học
Dạng khí
học (biohydro)

methane sinh học


(biomethane)

ethanol sinh học


Dạng lỏng
(bioethanol)

methanol sinh
học
(biomethanol)

Dạng rắn (sinh diesel sinh học


khối rắn) (biodiesel)
Nguồn: http://solarpowervietnam.org/tag/nang-luong-tai-tao/page/14/
Biểu đồ: Sản lượng ethanol và nhiên liệu sinh học trên toàn cầu
Nguồn: http://solarpowervietnam.org/tag/nang-luong-tai-tao/page/14/
Các nhiên liệu sinh học
1. Ethanol
2. Dầu diesel sinh học
3. Các loại nhiên liệu sinh học khác:
4. Dầu Diesel xanh
5. Xăng sinh học
6. Dầu thực vật
7. Ete Sinh Học
8. Khí sinh học
9. Khí tổng hợp
10. Nhiên liệu sinh khối rắn
Phân loại nhiên liệu sinh học: 3 nhóm chính
• Diesel sinh học (Biodiesel): nhiên liệu lỏng có tính
năng tương tự và có thể thay thế cho loại dầu diesel
truyền thống. Biodiesel được điều chế bằng cách dẫn
xuất từ một số loại dầu mỡ sinh học thường được thực
hiện thông qua quá trình transester hóa bằng cách cho
phản ứng với các loại rượu phổ biến nhất là methanol.
• Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu
lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là một loại phụ
gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì.
• Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ gồm
Methane và các đồng đẳng khác. Biogas được tạo ra
sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế thải
nông nghiệp. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu khí
thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mỏ.
Diesel sinh học
Diesel sinh học thường
được pha trộn với dầu
diesel với tỷ lệ 2% (gọi
tắt là B2), 5% (B5) hoặc
20% (B20). Diesel sinh
học cũng có thể được sử
dụng làm dầu diesel
sinh học tinh khiết
(B100). Nhiên liệu
diesel sinh học có thể
được sử dụng trong
động cơ diesel thông
thường mà không thực
hiện bất kỳ thay đổi nào
đối với động cơ.

Nguồn: https://www.eia.gov/energyexplained/index.php?page=biofuel_biodiesel_home
Diesel sinh học

Nguồn
: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/nhi
en-lieu-sinh-hoc-va-hien-trang-san-xuat-su-dung-o-viet-nam.html
Diesel sinh học
• Việt Nam, Chính phủ đã đặt mục tiêu dùng biodiesel thay thế 5% dầu
diesel từ năm 2016 đến năm 2025.
• Theo khảo sát ở trong nước, việc sản xuất biodiesel từ dầu rán phế thải
mới hiện chỉ sản xuất ở mức nhỏ lẻ (trong phòng thí nghiệm hay ở các cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ với khoảng 2 nghìn lít/năm).
• Hiện nay chưa có bất kỳ nhà máy sản xuất biodiesel nào từ dầu ăn đã sử
dụng ở Việt Nam.
• Hơn nữa, tiêu chuẩn chất lượng cho dầu biodiesel cũng chưa được đặt ra.
Sản phẩm biodiesel sản xuất nhỏ lẻ từ trong nước được cho là chưa đạt
tiêu chuẩn chất lượng ASTM (tiêu chuẩn hóa các yêu cầu của thị trường
toàn cầu).
• Riêng đối với việc sản xuất biodiesel từ mỡ cá, ở Việt Nam hiện chỉ duy
nhất có Nhà máy Sản xuất biodiesel của Công ty Minh Tú từ mỡ cá basa
được khánh thành ở Cần Thơ vào năm 2009. Nhà máy này sản xuất 50.000
lít biodiesel mỗi ngày và đã xuất khẩu sang thị trường Singapore.
• Tuy nhiên, giá thành biodiesel từ mỡ cá vẫn còn cao hơn dầu diesel do giá
dầu cá cao.
• Giá tham khảo 5-30 USD/ Kg Biodiesel B-100
Xăng sinh học
Xăng sinh học
Dự án xây dựng Nhà máy ethanol nhiên liệu tại Việt Nam

http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/n
hien-lieu-sinh-hoc-va-hien-trang-san-xuat-su-dung-o-viet-nam.html
• Thị trường tiềm năng cho sản xuất biogas (khí sinh học) tại Việt
Nam là rất lớn, nhưng cho đến nay chưa được khai thác triệt để. 
• Mặc dù không có con số chính thức, nhưng người ta ước tính
rằng có chưa đến 100 hầm biogas thương mại, với dung tích
khoàng 100 – 200m3, trong số đó hầu hết đều được khai thác
bởi các trang trại nuôi lợn Hiện nay chỉ có 0.3% trong số17.000
các trang trại lớn đã sử dụng khí sinh học. Chiến lược quốc gia
của Chính phủ về Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đặt
mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có khoảng 45% trang trại sử dụng
hệ thống quản lý chất thải, đặc biệt là bể biogas để xử lý và quản
lý chất thải.
• Ở quy mô hộ gia đình, hiện nay có khoảng 500.000 hầm phân
hủy biogas. Tuy nhiên hầu hết các hầm này đều có quy mô nhỏ
(dưới 10m3) được xây dựng bởi các hộ gia đình. Riêng 
Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam , do
chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã xây được
15.678 hầm quy mô nhỏ.
Sự phát triển của NLSH đã và đang trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn NLSH thế hệ thứ nhất

Giai đoạn NLSH thế hệ thứ hai

Giai đoạn NLSH thế hệ thứ ba


NLSH thế hệ thứ nhất

• NLSH thế hệ thứ nhất được tạo ra từ các nguồn nguyên


liệu carbohydrate như gạo, ngô, lúa mạch, lúa mỳ, củ cải
đường...; các loại hạt có dầu như dầu cọ, đậu tương, dầu
hạt cải... hoặc từ mỡ động vật.
• SP NLSH thế hệ I bao gồm: dầu thực vật, diesel sinh học,
ethanol sinh học, khí sinh học (biogas), NLSH thể rắn,
khí đốt tổng hợp (syngas). NLSH thế hệ thứ nhất đã được
sử dụng từ rất lâu.
• Sử dụng nguồn NLSH thế hệ thứ nhất tuy làm giảm đáng
kể khí CO2 phát thải so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng
không thực sự phát triển bền vững vì nguyên liệu được
sử dụng thường là một phần nguồn thức ăn cho người và
động vật nuôi.
• Gia tăng sử dụng nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ làm
gia tăng giá cả các loại cây trồng này và bất ổn lương
thực, quỹ đất trồng cho các loại cây lương thực bị
cạnh tranh gây ảnh hưởng đến an ninh lượng thực của
mọi quốc gia.
• Chính vì vậy, cần phải tìm kiếm các loại nhiên liệu
thay thế đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng
quốc gia cũng như cải tiến hơn về mặt công nghệ đã
được đặt ra. Chính vì vậy NLSH thế hệ thứ hai đã ra
đời.
NLSH thế hệ thứ hai

• NLSH thế hệ thứ hai ra đời nhằm hạn chế những


nhược điểm của NLSH thế hệ thứ nhất, sử dụng các
nguồn nguyên liệu phế thải của nông nghiệp hay các
cây nguyên liệu được trồng trên đất bạc màu, bỏ
hoang, ví dụ như cỏ switchgrass, cây cọc rào
(Jatropha), Cây cỏ Miscanthus.
• Mặc dù nguyên liệu thô cho sản xuất NLSH thế hệ 2
rất phong phú, sẵn có tùy thuộc ở từng địa phương,
nhưng việc sản xuất NLSH từ nguyên liệu này vẫn
chưa thực sự có hiệu quả kinh tế do chi phí để
chuyển hóa cellolose thành đường đắt hơn so với chi
phí chuyển tinh bột thành đường.
• Sử dụng NLSH thế hệ thứ hai về cơ bản có thể không
đe dọa đến an ninh lương thực của thế giới, nhưng nó
sẽ là nguyên nhân làm nảy sinh một loạt các vấn đề
rất quan trọng khác như: gây ô nhiễm và cạn kiệt
nguồn tài nguyên nước, giảm diện tích rừng, nguy cơ
từ sự độc canh... Nếu chúng ta giải quyết các vấn đề
này không thỏa đáng thì sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề
bất cập khác. Chính vì vậy, NLSH thế hệ thứ 3 đã ra
đời, được cho là có thể giải quyết được hầu hết các
vấn đề đang tồn tại.
• Có thể phải mất hơn 10 năm nữa nhiên liệu sinh học
thế hệ thứ hai mới có thể cạnh tranh trên thị trường
• NLSH thế hệ hai sẽ phù hợp với các quốc gia phát
triển hơn do lợi thế về tiếp cận công nghệ cũng như
cơ sở vật chất.
NLSH thế hệ thứ ba

• Tảo - chính là NLSH thế hệ thứ 3. Việc dùng tảo để sản xuất
nhiên liệu sinh học thay thế dầu mỏ giống như một mũi tên
bắn trúng hai đích: vừa tạo ra năng lượng vừa góp phần làm
sạch môi trường. Mỗi tế bào tảo là một nhà máy sinh học
nhỏ, sử dụng quá trình quang hợp để chuyển hóa CO2 và ánh
sáng mặt trời thành năng lượng dự trữ trong tế bào và tạo ra
các sản phẩm thứ cấp có giá trị cao.
• Hoạt động chuyển đổi của chúng hiệu quả đến mức sinh khối
có thể tăng gấp nhiều lần trong một ngày. Ngoài ra, trong quá
trình quang hợp, tảo còn sản xuất ra dầu ngay trong tế bào
của chúng. Trên cùng một đơn vị diện tích, lượng dầu mà tảo
tạo ra nhiều gấp 30 lần lượng dầu từ đậu nành. Đồng thời tảo
có thể tăng khả năng sản xuất dầu bằng cách bổ sung khí
CO2 trong quá trình nuôi trồng chúng hoặc sử dụng các môi
trường giàu chất hữu cơ (như nước thải) để nuôi trồng.
• Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay đối với NLSH
thế hệ thứ ba là vấn đề về công nghệ sản xuất sinh
khối tảo có hàm lượng lipid và dầu cao với giá thành
rẻ, cạnh tranh được với các nguồn nguyên liệu
truyền thống khác cũng như giá thành của việc chiết
xuất dầu từ sinh khối tảo... Hiện nay, việc sản xuất
dầu tảo vẫn có giá thành cao hơn nhiều so với sản
xuất nhiên liệu diesel từ dầu mỏ.
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA
NLSH THẾ HỆ THỨ BA
Nhiên liệu sinh học thứ 3
- Tảo là loài thực vật bậc thấp trong hệ sinh thái, tồn
tại chủ yếu trong môi trường nước (nước ngọt, lợ
hoặc nước biển), có khả năng chuyển hóa năng lượng
mặt trời, nước và khí CO2 thành sinh khối tảo.
• Hoạt động chuyển hóa của chúng hiệu quả đến mức
sinh khối có thể tăng gấp nhiều lần trong một ngày.
Ngoài ra, trong quá trình quang hợp, tảo còn sản
xuất ra dầu ngay trong tế bào của chúng.

• Việc dùng tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học thay
thế dầu mỏ giống như một mũi tên bắn trúng hai
đích: vừa tạo ra năng lượng vừa góp phần làm sạch
môi trường.
Các nhiên liệu sinh học được tạo ra từ tảo:

+ Ethanol sinh học (do quá trình lên men)


+ Metan sinh học (do quá trình phân hủy kỵ khí sinh
khối)
+ Diesel sinh học (từ ester hóa các axit béo trong sinh
khối)
+ Dầu sinh học (từ quá trình nhiệt hóa sinh khối)
+ Hydrogen sinh học (được sinh ra từ vi tảo hoặc từ
quá trình nhiệt phân sinh khối).
Kỹ thuật nuôi trồng tảo:
- Để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình nuôi trồng vi
tảo, kỹ thuật nuôi cấy 2 pha thường hay được áp dụng:
+ Pha đầu là pha tối ưu cho quá trình phát triển sinh
khối tảo trong hệ thống kín có kiểm soát các thông số.
+ Pha thứ 2: tảo được chuyển vào trong môi trường bất
lợi để tăng cường quá trình tổng hợp các sản phẩm
quan trọng trong tế bào tảo như dầu tảo, chất bột,
protein.
- Giống tảo được chọn để nuôi trồng phải được chọn
lựa rất nghiêm ngặt và phải có khả năng chống chịu
được tạp nhiễm.
Vùng trồng tảo: để sản xuất đủ lượng tảo đáp ứng nhu cầu
nhiên liệu, tảo cần được nuôi trồng trên quy mô lớn. Hai hệ
thống nuôi trồng tảo phổ biến là:
+ Hệ thống mở: tận dụng
các ao, hồ tự nhiên gần
khu công nghiệp bởi có
sẵn nước, CO2, ánh
sáng…. Đây là phương
pháp thông dụng với chi
phí thấp, nhưng khó
chuẩn hóa chất lượng tảo
và phải đối mặt với nguy
cơ về dịch bệnh, môi
trường nếu mật độ tảo
trồng quá dày đặc.
+ Hệ thống đóng: sử dụng các túi bằng nhựa hoặc thủy
tinh trong suốt để tảo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
(Vertical growth/closed loop production). Các túi được
xếp chồng lên nhau theo chiều dọc, có nắp đậy để tránh
mưa và bảo vệ tảo khỏi nhiễm khuẩn.
+ Một cách khác là trồng tảo trong các nhà máy với điều kiện
sinh trưởng lý tưởng (losedtank bioreactor plants). Khi đó, tảo
phát triển với tốc độ tối đa và có thể thu hoạch mỗi ngày với
sản lượng lớn. Hệ thống đóng tối ưu hóa quy trình sản xuất tảo
vì cho phép kiểm soát tất cả các yếu tố môi trường và áp dụng
được mọi nơi trên thế giới. Nhược điểm là chi phí cao.
Các phương pháp khai thác dầu từ tảo:
• Nén, ép (oil press): làm khô tảo, sau đó ép dầu. Đây là
phương pháp vật lý đơn giản nhưng phổ biến, có thể trích xuất
đến 75% dầu từ tảo.
• Dùng dung môi hexan tách dầu trong tảo: thường sử dụng kết
hợp với phương pháp nén, ép. Phần tảo sau khi đã ép dầu được
trộn với hexan. Dầu tảo tan trong hexan sẽ được lọc và chưng
cất. Cách này có thể thu được đến 95% dầu từ tảo nhưng
không an toàn bởi hexane là hóa chất độc hại.
• Phương pháp chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluids
method): CO2 được xử lý ở nhiệt độ và áp suất thích hợp
(nhiệt độ trên 31 độ C, áp suất trên 73 bar) để trở thành trạng
thái siêu tới hạn, có thể hòa tan giống chất lỏng và khuếch tán
như chất khí. Trộn CO2 vào tảo đã sấy khô giúp hòa tan hoàn
toàn dầu trong tảo, sau đó giảm áp suất chất lỏng để CO2 trở
lại trạng thái khí và thu hồi dầu.
+ Thủy nhiệt hóa lỏng: khác với các phương pháp
trên, phương pháp này sử dụng áp suất 206,8 bar và
nhiệt độ 350 độ C để chiết xuất dầu mà không cần
qua quá trình sấy khô tảo, thời gian thực hiện không
quá 30 phút.
Đây là phương pháp cho hiệu quả tốt nhất tính đến
thời điểm hiện tại và đã được công bố trên tạp chí
Agal Research trong bài viết “Quá trình phát triển của
nguyên liệu tảo được thủy nhiệt hóa lỏng trong lò
phản ứng dòng chảy liên tục (Process development
for hydrothermal liquefaction of algae feedstocks in a
continuous flow reactor)”.
Ưu, nhược điểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

• https://www.thiennhien.net/2013/02/10/trien-vong-tu-nhien-lieu-sinh-ho
c-the-he-thu-hai/
• http://tuaf.edu.vn/khoacnsh/bai-viet/nhien-lieu-sinh-hoc-hien-trang-va-xu
-the-phat-trien-4533.html
• http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/congnghemt/sanxuatvatieuthube
nvung/Pages/Nhi%C3%AAnli%E1%BB%87usinhh%E1%BB%8Dc%E2%80%9
3nhi%C3%AAnli%E1%BB%87ub%E1%BB%81nv%E1%BB%AFngc%E1%BB%A
7ak%E1%BB%B7nguy%C3%AAnm%E1%BB%9Bi.aspx
• http://cesti.gov.vn/images/cesti/files/STINFO/Nam2014/So4/Trang27-31.p
df
• https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_sinh_
h%E1%BB%8Dc
• http://tuaf.edu.vn/khoacnsh/bai-viet/ky-thuat-moi-trong-viec-phan-giai-ce
llulose-lam-nguyen-lieu-san-xuat-nhien-lieu-sinh-hoc-3372.html
• http://www.moit.gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print_cms.jsp?articl
eId=12948
• https://daubiodiesel.wordpress.com/
• http://www.devi-renewable.com/2013/03/tong-quan-thi-truong-biogas-o-
THE END
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like