Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

NUNG KIM LOẠI ĐÃ QUA BIẾN DẠNG DẺO

NHÓM 4
1/ TRẠNG THÁI KIM LOẠI QUA BIẾN DẠNG DẺO

2/ CÁC CHUYỂN BIẾN KHI NUNG NÓNG


1/ TRẠNG THÁI KIM LOẠI QUA BIẾN DẠNG DẺO

• Sau khi biến dạng dẻo, kim loại bị biến cứng, hóa bền, mạng tinh thể bị xô lệch và
tồn tại nội lực phát sinh trong vật thể biến dạng. Đây là trạng thái không cân
bằng, có năng lượng dự trữ cao và không ổn định. Vì thế kim loại luôn có xu thế
trở về trạng thái cân bằng trước khi biến dạng dẻo, không có xô lệch mạng,
không tồn tại ứng suất dư bên trong.Ở nhiệt độ thường quá trình rất lâu từ hàng
năm tới chục năm. Nếu nung nóng kim loại đã biến dạng dẻo đến nhiệt độ thích
hợp thì quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn.
2/ CÁC CHUYỂN BIẾN KHI NUNG NÓNG

• Khi nung nóng kim loại đã qua biến dạng dẻo, theo sự tăng lên của nhiệt độ nung
sẽ xảy ra các quá trình sau: HỒI PHỤC VÀ KẾT TINH.
• Hồi Phục: Ở nhiệt độ thấp sẽ xảy ra quá trình hồi phục trong kim loại qua biến
dạng dẻo. Lúc này mạng tinh thể sẽ giảm sai lệch, xô lệch đàn hồi, giảm mật độ
lệch và ứng suất bên trong. Tổ chức tế vi và cơ tính chưa có gì thay đổi.
• Kết tinh: ( còn gọi là kết tinh lại lần 1 )
Khi nung nóng đến cao hơn nhiệt độ nhất định ( gọi là nhiệt độ kết tinh lại )
trong mạng tinh thể bị xô lệch sẽ hình thành các hạt mới không có các sai lệch theo
cơ chế tạo mấm và phát triển mầm, đó là quá trình kết tinh lại.
• Mầm kết tinh sinh ra chủ yếu tại vùng bị xô lệch mạnh nhất, năng lượng dự trữ
cao nhất (biên giới hạt, mặt trượt). vì vậy nếu kim loại bị biếng dạng dẻo càng
mạnh thì mầm sinh ra càng nhiều.
• Sau khi được sinh ra các mầm kết tinh lại phát triển lên là quá trình tự nhiên. Sau
khi kết thúc kết tinh lại ta nhận được các hạt đa cạnh hoàn toàn mới với mạng
tinh thể không có sai lệch và mọi tính chất vốn có ban đầu được khôi phục lại.
• Nhiệt độ kết tinh lại là nhiệt độ nhỏ nhất tại đó xảy ra quá trình kết tinh lại với tốc
độ đáng kể, nhiệ độ này phụ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy :
• Tktl = a. Te tất cả tính theo ᴼK
• Hệ số a phụ thuộc vào độ sạch của kim loại, mức độ biến dạng và thời gian giữ
nhiệt. Trường hợp thường gặp nhất với kim loại nguyên chất kỹ thuật a ≈ 0,4.
• Kích thước hạt sau khi kết tinh lại phụ thuộc vào các yếu tố sau :
• -Mức độ biến dạng : Kim loại bị biến dạng dẻo càng mạnh thì kích thước hạt sau
khi kết tinh lại càng nhỏ mịn vì do xô lệch mạng mạnh nên tạo ra nhiều mầm kết
tinh.
• Nếu độ biến dạng nhỏ từ 2 ÷8% do tạo ra ít vùng xô lệch nên có ít mầm kết tinh
nên hạt rất lớn, độ biến dạng này gọi là độ biến dạng giới hạn.
• -Nhiệt độ ủ : càng cao thì hạt càng lớn do tốc độ và sinh mầm phát triển mầm
càng tăng, nhưng tốc độ phát triển mầm tăng mạnh hơn.
• -Thời gian giữ nhiệt : Thời gian giữ nhiệt tại nhiệt độ ủ càng dài thì hạt càng lớn.
• Kết tinh lại lần thứ hai :
• Sau khi kết tinh lại xong nếu tiếp tục nâng cao nhiệt độ hay kéo dài thời gian giữ
nhiệt sẽ có quá trình hạt bé sát nhập vào các hạ lớn làm cho hạt lớn thêm ra. Đây
là quá trình tự nhiên vì làm giảm tổng biên giới hạt để năng lượng lưu trữ giảm.
Quá trình này gọi là kết tinh lại lần thứ hai và cần tránh khi nung nóng.
BIẾN DẠNG NÓNG
1/ KHÁI NIỆM

2/ CÁC QUÁ TRÌNH XẢY RA

3/ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN DẠNG NÓNG


1/ KHÁI NIỆM

• Biến dạng nóng là quá trình biến dạng dẻo kim loại cao hơn nhiệt độ kết tinh lại.
Biến dạng nóng thường tiến hành ở nhiệt độ (0,7 ÷ 0,75)Tc.
• Ví dụ : -Biến dạng dẻo kim loại vonphram ở 1000℃ là biến dạng nguội vì nhiệt độ
kết tinh lại của nó là 1200℃.
• -Biến dạng dẻo thiếc, chì, kẽm ở nhiệt độ thường là biến dạng nóng vì nhiệt độ
kết tinh lại của chúng ở nhiệt độ âm.
2/ CÁC QUÁ TRÌNH XẢY RA

• Khi biến dạng nóng sẽ có hai quá trình đối lập nhau xảy ra :
• -Biến dạng dẻo làm xô lệch mạng, gây ra hóa bền và biến cứng
• -Kết tinh lại làm mất xô lệch mạng , gây ra thải bền và giảm độ cứng. Quá trình
này diễn ra tiếp sau quá trình biến dạng dẻo.
• Vì vậy sau khi biến dạng nóng cơ tính kim loại sẽ thay đổi theo chiều hướng của
quá trình mạnh hơn. Thông thường phải kết thúc biến dạng nóng ở cao hơn
nhiệt độ kết tinh lại là một khoảng thời gian thích hợp để xảy ra quá trình kết tinh
lại là cho kim loại có độ dẻo cao, độ bền và độ cứng thấp.
3/ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN DẠNG NÓNG
• So với biến dạng nguội thì biến dạng nóng có các đặc điểm sau đây :
• Ưu điểm :
• -Do tiến hành ở nhiệt độ cao, quá trình khuyếch tán mạnh, các lỗ hổng được
hàn kính lại, cải thiện cơ tính của kim loại.
• -Do nhiệt độ cao, kim loại có tính dẻo cao nên khó bị nứt, không cần lực ép lớn
mà vẫn đạt được lượng biến dạng lớn. Do đso có năng suất cao và gia công được
các phôi lớn.
• -Nhờ có quá trình kết tinh lại nên sẽ không có biến cứng hoặc giảm biến cứng
cho kim loại, sau khi biến dạng nóng có thể không cần ủ.
• -Cải thiện độ hạt kim loại do lượng ép lớn và nhiệt độ ủ phù hợp, đảm bảo cơ
tính tổng hợp tốt. Muốn vậy phải tiến hành liên tục ở nhiệt độ cao, lượng ép lớn
và kết thúc biến dạng ở nhiệt độ không cao hơn nhiều so với nhiệt độ kết tinh lại.
• Nhược điểm :
• -Khó khống chế nhiệt độ đồng đều trên phôi, nhất là các phôi mỏng hay quá lớn,
do đó khó đạt được sự đồng nhất về tổ chức và cơ tính.
• -Khó khống chế chính xác hình dáng, kích thước của sản phẩm với độ chính xác
cao do sự giãn nở khi nung và co lại khi nguội.
• -Phân bố lại tạp chất : chúng nhỏ mịn hơn, phân tán kéo dài theo phương biến
dạng và tạo thành tổ chức thớ làm cho kim loại có tính định hướng. Do vậy cần
phải tạo thớ phân bố hợp lý khi biến dạng : thớ phân bố theo viền chu vi của phôi
sẽ làm cho độ bền cao

You might also like