Phan 4

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Đo mức theo phương pháp điện, điện dung

1. Cảm biến mức kiểu điện dẫn

a. Đo theo ngưỡng
*Cấu tạo
Được bố trí trên thành thùng chứa, trên thành có 4 điện cực , xác định được 3 mức chất lỏng ,
tương ứng với vị trí điện cực

• P0 là điện cực gốc ( điện áp cấp AC <10V )


• Các điện cực còn lại đực gắn ở vị trí ta cần xác
định mức
Các điện cực bố trí nằm Các điện cực bố trí thẳng đứng
ngang

*Nguyên lý:
Khi chất lỏng dẫn điện dâng lên trong bồn chứa thì sẽ ngập dần các điện cực.
Điện cực gốc và các điện cực tương ứng với vị trí mức cần đo sẽ tạo thành 1 tiếp điểm.
Ví dụ : khi chất lỏng dâng lên đến điện cực P1 thì giữa P0 – P1 tạo thành 1 tiếp điểm thông mạch.
Dòng điện xoay chiều qua Diode để lọc thành phần xoay chiều, qua tụ C để san phẳng điện áp làm cho Tranzitor T mở.
Khi đó sẽ có tín hiệu ra tương ứng với mức P1. Tương tự với các mức P2, hay P3.
Giới thiệu về cảm biến mức kiểu điện dẫn FS -3 của Hàn Quốc:
b. Đo liên tục

Đầu đo được đặt thẳng đứng trong bình, điện cực gốc đặt ở đáy bình
hoặc gắn trên thành
Dòng điện chạy giữa cực gốc và đầu đo có biên độ tỷ lệ thuận với chiều
dài của đầu đo ngập trong chất lỏng. Nhờ việc đo dòng điện này người ta
suy ra mức chất lỏng trong bình.

c. Ưng dụng

Cảm biến mức kiểu điện dẫn chỉ ứng dụng để đo các chất lỏng dẫn điện, không có tính ăn
mòn và không có lẫn các thể vẩn cách điện như dầu nhờn.
2. Cảm biến mức theo phương pháp điện dung
a. Đo theo ngưỡng mức:

Cảm biến điện dung gắn lên trên thành bình tương ứng với số lượng ngưỡng
mức cần đo, dễ dàng nhận biết ngưỡng khi chất lỏng dâng lên
ngập cảm biến.
Với phương pháp này không cần phân biệt chất lỏng dẫn điện hay cách điện.
b.Đo mức liên tục:
Khi chất lỏng là cách điện
Cảm biến có hai điện cực kim loại đặt thẳng đứng trong bình chứa dung
dịch trong bình chính là điện môi vậy khi
Dung dịch trong bình tăng lên hay hạ xuống sẽ làm cho diện
tích bản cực thay đổi ,điện dung giữa hai bản cực cũng
thay đổi theo.
Người ta dùng một mạch điện tử để xác định sự thay đổi của điện dung
giữa hai bản cực sẽ suy ra được mức chất lỏng trung bình.
Khi chất lỏng là dẫn điện

Người ta dùng hai que đo, một que đo được bọc cách điện bằng một lớp điện môi, một que không bọc cách
điện.
Khi mực chất lỏng thay đổi nó làm thay đổi diện tích mặt ngoài của hai que đo làm cho điện
dung C thay đổi.
Bằng cách đo sự thay đổi của điện dung người ta sẽ suy ra mức chất lỏng trong bình.
c. Ưng dụng
+ Báo mức chất lỏng – chất rắn dạng báo đầy – báo cạn
+ Đo mức chất lỏng – chất rắn dạng liên tục dùng cảm biến điện dung phù hợp với độ
chính xác +-1%.
+Sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm (Bia, rượu, nước
giải khát, sữa...), nhà máy cấp nước thoát nước, nhà máy xử lý nước thải…;
giám sát nhiên liệu (xăng, dầu…), ...
d. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
• Sử dụng được trong các ứng dụng có áp suất và nhiệt độ cao. 
• Giá thành rẻ. Đo mức chất lỏng khoảng cách ngắn nhất 100mm.
• Cảm biến sử dụng được cho các môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ và áp suất cao.
• Đo được xăng, dầu, tích hợp chống cháy nổ. Khoảng cách đo rộng đo mức chất rắn
như: xi măng, hạt nhựa,…
Nhược điểm: 
• Sự thay đổi chất điện môi gây ra sai số
• Khó để hiệu chuẩn tụ điện
• Sự thay đổi không gian hơi có thể ảnh hưởng đến kết quả đo
• Bị ảnh hưởng xấu bởi chất có bọt nặng
Giới thiệu về Cảm biến đo mức kiểu điện dung CLM-36 – Dinel

You might also like