Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Văn bản :

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ


_ Ngô gia văn phái _
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Ngô gia văn phái : một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô
Thì ở Thanh Oai – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội ).
- Nhưng có 2 người viết chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì
Du :
+ Ngô Thì Chí ( 1753 - 1788 ) : ông từng làm quan
dưới thời nhà Lê và là tác giả của 7 hồi đầu.
+ Ngô Thì Du ( 1772 – 1880 ) : ông từng làm quan
dưới thời nhà Nguyễn và là tác giả của 7 hồi tiếp.
+ 3 hồi cuối là do một người khác trong họ viết.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ :
 Trích trong “ Hoàng Lê nhất thống chí ’’ tác phẩm viết
bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vường triều
nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà
cho vua Lê. Tiểu thuyết gồm 17 hồi.
- Đoạn trích thuộc hồi thứ 14 viết về sự kiện vua Quang
Trung đại phá quân Thanh.
- Tên hồi thứ 14 :
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận.
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
b. Thể loại :
- Thể chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc.
 Cũng có thể xem tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết lịch sử
được viết dưới dạng chương hồi.
c. Nội dung :
- Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua
chiến công thần tốc đại phá quân Thanh.
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bị đát của
vua tôi Lê Chiêu Thống.
d. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu → “25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)”:
Được tin báo quân Thanh Chiếm Thăng Long ,Bắc Bình Vương
Nguyễn Huệ lên ngồi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp
giặc.
- Đoạn 2: Tiếp → “rồi kéo vào thành” : Cuộc hành quân thành
tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và
tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
e. Tóm tắt hồi thứ 14
- Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long
rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo
với Nguyễn Huệ.
- Nhận được tin, ngày 24 tháng 11, Nguyễn Huệ liền tổ
chức lại lực lượng chia quân làm 2 đạo thủy và bộ.
- Ngày 25 tháng chạp , làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang
Trung, trực tiếp chỉ đạo 2 đạo quân tiến ra bắc.
- Ngày 29 tháng chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An
Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm một vạn
tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn.
- Ngày 30 quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp hội
quân cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định chẳng
qua 10 ngày có thể đuổi được quân giặc. Ông còn nghĩ đến
kế sách xây dựng đất nước 10 năm sau chiến tranh . Ông
mở tiệc khao quân hẹn mồng 7 sẽ có mặt ỏ thành Thăng
Long mở tiệc lớn.
- Rạng sáng mồng 3 tết nghĩa quâ nbis mật bao vây đồn Hạ
Hồi. Vua bắc lao truyền gọi , quân lính thay nhau dạ ran
nên tưởng như có hơn vài vạn người. Quân Thanh sợ hãi
xin đầu hàng.
- Rạng sáng mồng 5 tết nghĩa quân tấn công đồn Ngọc
Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt., dùng ống phun khói
lửa nhằm làm ta rối loạn, nhưng gió lại đổi chiều thành ra
chúng tự hại mình. Cuối cùng quân Thanh phải chịu đầu
hàng, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
- Trưa mồng 5 tết, Quang Trung dẫn đầu đoàn quân thắng
trận tiến vào Thăng Long.
- Đám tàn quân của giặc bỏ chạy, giày xéo lên nhau chết
hàng vạn tên, số còn lại chạy qua cầu phao, cầu đứt, xác
người và ngựa rơi xuống làm tắc nghẽn cả sông Nhị Hà.
- Lê Chiêu Thống hoảng sợ, vội vã cùng bọn tùy tùng đưa
thái hậu chạy trốn lên biên giới phía Bắc rồi gặp Tôn Sĩ
Nghị ở cửa ải. Chúng nhìn nhau oán hận chảy nước mắt.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ
Ý LẮNG NGHE!

You might also like