3.HQ - GSQL - Gian Nan Thuong Mai, R I

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 32

CHỐNG GIAN LẬN, GIẢ MẠO XUẤT

XỨ VÀ CHUYỂN TẢI BẤT HỢP PHÁP


ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU
Cục Giám sát quản lý về Hải quan

Bình Dương, ngày 21/12/2020


NỘI DUNG CHÍNH

1. Bối cảnh
2. Chỉ đạo của Chính phủ
3. Chương trình hành động của Bộ Tài chính,
Tổng cục Hải quan
4. Thách thức-Khuyến cáo-Đề xuất
BỐI CẢNH

1. Hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam,


16 FTAs; Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam (7%/năm);
2. Tình hình thương mại thế giới (xu hướng bảo
hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, chiến tranh
thương mại giữa các quốc gia Hoa Kỳ, Trung
Quốc, EU, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc…)
THÁCH THỨC CHUNG
- Tác động đến tài chính – tiền tệ:
- Tác động đến dịch chuyển đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam
Trong 9 tháng 2020: tổng vốn đầu tư nước ngoài
đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài 21,20 tỷ USD, bằng 81,1%
so với cùng kỳ năm 2019. Top 3: Singapore, Hàn
Quốc, Trung Quốc.
- Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
THÁCH THỨC CHUNG
- Tác động lên nền kinh tế nói chung và một số
ngành hàng, lĩnh vực cụ thể;
- Tác động đến hoạt động XNK:
+ Tích cực: Cơ hội mở rộng sản xuất; mua được
nguyên vật liệu giá rẻ.
+ Tiêu cực: Nguy cơ hàng VN “đội lốt” làm gia tăng
kim ngạch
- Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
PHƯƠNG THỨC,THỦ ĐOẠN
1. Đối với lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ
• Hàng nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in
Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”…hoặc
trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể
hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở
doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để
tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu;
• Hàng hóa nhập khẩu khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì
thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt
Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam”…;
PHƯƠNG THỨC,THỦ ĐOẠN
2. Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
2.1 Hàng hóa nhập khẩu:
• C/O giả, C/O không hợp lệ khi làm thủ tục hải quan.
2.2. Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu:
• Nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện…nhưng
chỉ gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản, khai báo xuất xứ Việt
Nam hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ xin cấp C/O;
• Chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp
giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba;
PHƯƠNG THỨC,THỦ ĐOẠN
2. Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
2.2. Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu:
• Lợi dụng sự lỏng lẻo trong việc cấp C/O để hợp thức hóa hồ sơ
đề nghị cấp C/O như không khai nguồn gốc nguyên vật liệu
nhập khẩu đầu vào, ký khống các hợp đồng mua nguyên vật liệu
trong nước, sử dụng hóa đơn GTGT cho nhiều tờ khai xuất
khẩu, quay vòng hồ sơ xin cấp C/O.
CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ
Sự chỉ đạo quyết liệt của của Thủ tướng Chính phủ thể hiện
qua các văn bản:
- Các văn bản chỉ đạo trước khi ban hành Quyết định số 824.
- Ngày 4/7/2019, ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg về phê
duyệt đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn
tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất
xứ”;
- Nghị quyết số 119/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường các
biện pháp chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
CHỈ ĐẠO CỦA BỘ TÀI CHÍNH
- Ngày 23/8/2016, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số
1662/QĐ-BTC về kế hoạch thực hiện Quyết định số 824/QĐ-
TTg.
- Ngày 5/9/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38 quy định
về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Sửa đổi, bổ sung các văn quy định, chính sách liên quan.
CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM

QUYẾT LIỆT, TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG

HIỆU QUẢ

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN; CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO; KẾ HOẠCH KIỂM TRA;
TRUYỀN THÔNG; HỢP TÁC QUỐC TẾ; BIỆN PHÁP KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

1. Công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 chỉ đạo


Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Tổng
cục về kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo
xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT, chuyển tải bất hợp pháp;
2. Chỉ thị số 7988/CT-TCHQ ngày 25/12/2019 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan tăng cường thực hiện đồng bộ
các giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn
hàng hóa không đúng quy định chuyển tải bất hợp pháp và
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tóm lược Cv số 5189/TCHQ-GSQL và Chỉ thị
số 7988/CT-TCHQ
- Nêu bối cảnh kinh tế, các văn bản quy định về xuất xứ, các
thủ đoạn gian lận;
- Phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị tại cấp Tổng cục và Hải
quan địa phương;
- Quy định về quy trình kiểm tra, kiểm soát xuất xứ hàng hóa
từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến sau thông quan;
- Quy định về chu trình xử lý thông tin, số liệu hàng hóa xuất
nhập khẩu để xác định doanh nghiệp và mặt hàng có rủi ro
cao;
- Quy định cách thức về kiểm tra tại cơ sở sản xuất.
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

3. Kế hoạch số 441/KH-TCHQ ngày 18/10/2019, Kế hoạch số


104/KH-ĐTCBL ngày 22/10/2019 về kiểm tra, xác minh,
đấu tranh với hoạt động giả mạo nhãn hiệu, gian lận xuất
xứ.
4. Ban hành các Giai đoạn kiểm tra sau thông quan theo
chuyên đề qua các giai đoạn (3 giai đoạn).
VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

Sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt liên quan đến xuất xứ,
ghi nhãn tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP và Nghị định số
45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh lực hải quan

Bổ sung hành vi, tăng chế tài xử phạt về ghi


nhãn, giả mạo xuất xứ.
Chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục

• Market;
• Investment;
• Finance (Credit policy);
• Tax, Customs policy;
• Technology;
• Human resource.
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH số 824/QĐ-TTg
1. Cung cấp, phân tích số liệu thống kê các mặt hàng XNK
tăng đột biến, danh mục hàng hóa có nguy cơ bị điều tra
phòng vệ;
2. Lên danh mục hàng hoá, doanh nghiệp có rủi ro cao để
tăng cường kiểm tra, giám sát;
3. Thực hiện kế hoạch thanh tra, điều tra, xác minh,kiểm tra
sau thông quan theo các chuyên đề, chuyên án để thực
hiện kiểm tra, xác minh làm rõ theo ngành hàng, đối
tượng cụ thể như thực hiện điều tra, xác minh làm rõ đối
với mặt hàng gỗ dán, gỗ ván sàn; mặt hàng xe đạp, xe đạp
điện nhập khẩu…
KIỂM TRA HÀNG XUẤT KHẨU

Source: World Bank


KIỂM TRA TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

Source: World Bank


THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH số 824/QĐ-TTg

4. Tổ chức sắp xếp, đào tạo cán bộ công chức ở khâu thủ tục để tăng
cường công tác kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận, giả mạo
xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để xử lý theo đúng quy định.
5. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về xuất xứ hàng hóa, chống
gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; Tổ chức các
Hội thảo; Phối hợp với cơ quan báo, đài tuyên truyền, đưa tin về
các biện pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn, chuyển
tải bất hợp pháp hàng hóa; thông tin các vụ mà cơ quan hải quan
đã phát hiện, xử lý.
Họp báo chuyên đề
• Challenges:
– Slowly accessible to law, regulation related to import -
export
– Lack knowledge of procedures: declaration,
classification, valuation, rule of origin (especially those in
foreign countries),
– Can not afford to employ experts
– Poor E-customs environment
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH số 824/QĐ-TTg

6. Phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành thu thập thông tin, kiểm
tra, xác minh các vụ việc.
7. Hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh, ngăn chặn gian lận, giả
mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp: Trình Chính phủ ký Hiệp
định hợp tác trong lĩnh vực Hải quan giữa Chính phủ Việt Nam
và Hoa kỳ để tạo cơ sở cho các lĩnh vực hợp tác cụ thể; phối hợp
với USAID tổ chức Hội thảo tuyên truyền và nâng cao nhận
thức; Hợp tác với các tổ chức quốc tế và Hải quan các nước…
MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN CỤ THỂ ĐẾN GỖ VÀ SẢN PHẨM
GỖ

•CV số 6875/TCHQ-GSQL ngày 20/7/2016;


1461/GSQL-GQ1 ngày 26/10/2016; 1053/ĐTCBL-P1
ngày 22/9/2016 về việc tăng cường kiểm soát hoạt động
vận chuyển và kinh doanh gỗ trái phép từ Lào;
•CV số 26/GSQL-GQ1 ngày 23/3/2018 của Tổng cục
Hải quan về việc nhập khẩu gỗ của Ngành và của UBND
tỉnh Long An
MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN CỤ THỂ ĐẾN GỖ VÀ SẢN PHẨM
GỖ

•Công văn số 498/TCHQ-GSQL ngày 26/12/2018 về


tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa
đối với mặt hàng gỗ dán có xuất xứ từ Trung Quốc;
•Công văn số 6506/TCHQ-GSQL ngày 7/10/2020 về
tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát gỗ nguyên liệu
bạch dương.
KIỂM SOÁT MẶT HÀNG GỖ
• Tăng cường công tác thu thập thông tin, thiết lập tiêu
chí, đưa vào nhóm đối tượng có rủi ro cao để áp dụng
các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp
• Xử lý nghiêm các trường hợp nhập khẩu lậu gỗ qua
biên giới, vận chuyển gỗ không có nguồn gốc, xuất
xứ, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp trong phạm
vi hoạt động của hải quan, đặc biệt là các loại gỗ tròn.
Gỗ xẻ và các mặt hàng gỗ thuộc Phụ lục CITES.
KIỂM SOÁT MẶT HÀNG GỖ
• Luôn đề cao cảnh giác đối với các hoạt động
buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới, đặc biệt là hoạt động vận chuyển gỗ
nhập khẩu bất hợp pháp qua cửa khẩu. Đã tổ
chức triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện
pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng chức năng phòng,
chống buôn lậu khám bắt nhiệu vụ vi phạm vận
chuyển gỗ
THÁCH THỨC
- Hình thức gian lận ngày càng tinh vi và quy mô ngày càng
rộng;
- Xử lý mối quan hệ giữa Tạo thuận lợi thương mại và Kiểm
soát hải quan đối với thương mại hợp pháp;
- Văn bản quy phạm pháp quy còn chưa điều chỉnh hết các
trường hợp phát sinh trên thực tế;
- Chế tài xử phạt còn chưa mang tính răn đe.
- Nhận thức của một số doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế
dẫn đến việc tiếp tay cho thương mại bất hợp pháp.
ĐỀ XUẤT VỚI NGÀNH GỖ

1. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa với ngành hải
quan trong việc xác định các mặt hàng rủi ro và các
công ty có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển
tải bất hợp pháp;
2. Xây dựng kênh kết nối thông tin giữa Hiệp hội gỗ và
Lâm sản với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan
nhằm cập nhật thường xuyên thông tin về các dấu hiệu
gian lận, giả mạo xuất xứ chuyển tải bất hợp pháp để
từ đó các cơ quan hữu quan sớm có kế hoạch áp dụng
các biện pháp can thiệp kịp thời.
ĐỀ XUẤT VỚI NGÀNH GỖ

3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý


của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tiễn
trong trường hợp các chính sách hiện hành đang
áp dụng gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động
xuất nhập khẩu.
KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI CÁC DN
1. Vấn đề đầu tư (lợi dụng giả xuất xứ): đầu tư thực chất, lâu
dài, chuyển giao công nghệ, thực hiện gia công chế biến sâu;
khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ.

2. Tăng cường việc sử dụng gỗ có nguồn gốc hợp pháp, nguồn gốc
từ gỗ rừng trồng của Việt Nam;

3. Các doanh nghiệp cải thiện cơ chế theo dõi, giám sát sử dụng
nguyên liệu gỗ;

4. Nâng cao nhận thức về gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện
pháp phòng vệ thương mại.
XIN CÁM ƠN!

Email:co@customs.gov.vn
Điện thoại: 024-39440833
Máy lẻ: 8801;8809; 8812

You might also like