Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

DẠY HỌC HỢP TÁC

BẢN CHẤT
• Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học
mang tính tập thể gồm nhiều cá nhân khác
nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn
nhau dể đạt mục tiêu chung. Dạy học hợp tác
giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt
động tương tác đa dạng như giữa người học
với người học, giữa người dạy với người học,
giữa người học và môi trường. Đặc biệt hiệu
quả với việc học ngôn ngữ
ĐẶC ĐIỂM
• Phương pháp dạy học hợp tác không chỉ đơn thuần là học theo từng nhóm
nhỏ với nhiệm vụ cho từng học sinh mà còn đề cao tính hợp tác giữa các thành
viên. Do đó, sau đây là những yếu tố cơ bản giúp các bạn học sinh đảm bảo tốt
tính hợp tác trong quá trình học tập và làm việc:
• * Mỗi học sinh cần ý thức rõ ràng rằng mình là một thành viên trong nhóm, là
một bộ phận hợp thành nhóm. Tất cả học sinh trong nhóm cùng làm việc với
nhau hướng tới một mục đích học tập chung.
• * Mỗi học sinh tham gia trong nhóm cần nhận thức rõ ràng rằng những bài
toán mà mình giải, nhiệm vụ của từng thành viên là bài toán của toàn thể cả
nhóm. Do đó, thành công hay thất bại của nhóm sẽ là thành quả của từng
thành viên đóng góp cùng. Thành quả sẽ được chia đều cho mọi thành viên
trong nhóm.
• * Muốn hoàn thành mục đích học tập của nhóm tốt nhất, tất các các thành
viên tham gia trong nhóm sẽ phải trao đổi với nhau, động viên nhau cùng thảo
luận tất cả các bài toán.
• * Mỗi học sinh trong nhóm cần phải ý thức rõ ràng công việc của bản thân, của
mỗi cá nhân sẽ có tác động trực tiếp tới thành công của cả nhóm làm việc.
NGUYÊN TẮC
• Khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
• * Có quy định và giới hạn rõ về thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận.
• * Mỗi nhóm có thể bầu ra bạn trưởng nhóm nếu cần thiết. Trưởng nhóm có thể do các bạn
trong nhóm thay phiên nhau đảm nhiệm. Việc phân công cho từng thành viên thực hiện phần
công việc được giao sẽ do các trưởng nhóm đảm nhiệm
• * Có thể dùng lời, bằng tiểu phẩm, bằng tranh vẽ hay văn bản viết trên giấy to để trình bày
kết quả thảo luận nhóm. Công việc trình bày có thể giao cho một bạn trong nhóm đảm nhiệm
hoặc có thể gồm nhiều bạn cùng trình bày theo cách mỗi người nói về một đoạn lần lượt nối
tiếp nhau.
• * Tạo điều kiện đánh giá chéo giữa các nhóm hay cả lớp cùng đánh giá.
• * Kết quả chung của cả lớp sẽ là tổng hợp kết quả làm việc của từng nhóm cộng lại. Khi trình
bày kết quả của mỗi nhóm riêng, có thể cử ra một bạn đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trình
bày một phần nếu chủ đề thảo luận phức tạp.
• * Trong khi nhóm làm việc, học sinh có thể làm theo hình thức cá nhân hoặc hoạt động nhóm
tương ứng với nhiệm vụ thảo luận sao cho linh hoạt chứ không áp dụng phương pháp dạy
học hợp tác một cách hình thức, không mang lại kết quả thực tế. Tránh lạm dụng hoạt động
nhóm cũng như phòng tránh suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy học là phải sử dụng
hoạt động nhóm.
• * Khi học sinh thảo luận nhóm, thầy cô phụ trách cần tới các nhóm để lắng nghe, quan sát và
gợi ý, giúp đỡ các em khi cần thiết.
QUY TRÌNH
• Bước 1. Làm việc chung cả lớp[sửa]
• GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
• Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị
trí làm việc cho các nhóm.
• Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).
• Bước 2. Làm việc theo nhóm[sửa]
• Lập kế hoạch làm việc
• Thỏa thuận quy tắc làm việc
• Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
• Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
• Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
• Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp[sửa]
• Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
• Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
• GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.

You might also like