Slide Viet Bien Tap Tin

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 124

VIẾT VÀ BIÊN TẬP TIN

Nhà báo.ThS. Trần Thị Thùy Linh


Email: linhtrantsntv@gmail.com
Tel: 0945.559.995

Pg 1
Thông tin môn học

 Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thể loại tin
như: đặc điểm tin, các dạng tin, mô hình tin, phương pháp viết
và biên tập tin ở 4 loại hình báo chí
 Sinh viên nắm chắc các dạng tin cơ bản, cách viết tin theo mô
hình tin hiện đại; cách phát hiện vấn đề, khai thác và xử lý
thông tin, cách thiết lập và duy trì nguồn tin, chọn góc tiếp cận
viết tin; đồng thời, nắm chắc kỹ năng biên tập tin ở 4 loại hình
báo chí
 Sinh viên thực hành viết, biên tập tin

Pg 2
Phương pháp dạy và học

 Học online/offline
 Mỗi tuần sau khi học xong, sẽ có các bài tập, được nhận
xét và chấm điểm
 Sinh viên nào chưa hoàn thành bài tập thì sẽ không được
tham gia học bài tiếp theo
 Hình thức bài tập:
Bài tập nhóm: mỗi nhóm từ 5 đến 7 thành viên.Tham
gia thảo luận, thuyết trình các bài tập trên lớp.
Bài tập cá nhân

Pg 3
Phương pháp đánh giá và cho điểm

Điểm quá trình : 50%


Điểm chuyên cần: Dự lớp 10% + Phát biểu 10%
Điểm TB các bài tập: 30%
Điểm cuối kỳ: 50%
Vào lớp đúng theo TKB
Sinh viên nên đi học đầy đủ và đúng giờ
Vắng 03 buổi sẽ không được dự thi

Pg 4
Tài liệu tham khảo

• Tài liệu tham khảo

(1) Nguyễn Quang Hòa (2016), Biên tập báo chí, Nxb. Thông tin và
truyền thông, Hà Nội.

(2) Hàn Ni (2016), Viết báo và theo duổi sự kiện, Nxb. Tổng hợp
TP.HCM, TP.HCM.

(3) Ngọc Trân (2015), Thuật viết lách từ A đến Z, Nxb. Văn hóa văn
nghệ, TP.HCM

(4) Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Thông Tấn

Pg 5
Cơ cấu môn học

 Số tín chỉ: 02 ( 15 buổi)


 Giờ học lý thuyết trên lớp: 30 tiết
 Giờ học thực hành, thảo luận, hoạt động thực tiễn: 30 giờ
 Giờ tự học của sinh viên: 60 giờ
 Yêu cầu trước khi học môn này, sinh viên phải được học
các mô cơ sở ngành:
Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông
Ngôn ngữ báo chí
Tiếng Việt thực hành

Pg 6
Cơ cấu môn học

Buổi 1-2: CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT THỂ LOẠI TIN


Buổi 3-4: CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ
PHONG CÁCH CỦA TIN
Buổi 5: CHƯƠNG III: NGUỒN TIN - THU THẬP
VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
Buổi 6: CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT VIẾT TIN
Buổi 7: Thi giữa kỳ
Buổi 8: CHƯƠNG V: ĐẶT TÍT CHO TIN

Pg 7
Cơ cấu môn học

Buổi 9-10: CHƯƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ BIÊN TẬP


Buổi 11: Tiểu luận
Buổi 12-13: CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC BIÊN TẬP
Buổi 14: CHƯƠNG VIII: CÁC LĨNH VỰC BIÊN TẬP
Buổi 15: Thi cuối kỳ

Pg 8
Nội dung môn học

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT THỂ LOẠI TIN


1.1.Khái niệm về tin
1.2.Đặc điểm của tin
1.3.Các dạng tin
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ PHONG CÁCH CỦA TIN
2.1. Đặc điểm ngôn ngữ của tin
2.2. Phong cách viết tin cho các loại hình báo chí
CHƯƠNG III: NGUỒN TIN - THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
3.1. Tiêu chí chọn lọc tin tức
3.2. Các nguồn tin
3.3 Thu thập thông tin
3.4.Kiểm chứng thông tin
3.5. Xử lý thông tin

Pg 9
Nội dung môn học -1

CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT VIẾT TIN


4.1. Các kiểu cấu trúc tin
4.2. Các yếu tố và trật tự của các yếu tố trong tin
CHƯƠNG V: ĐẶT TÍT CHO TIN
5.1.Các nguyên tắc đặt tít
5.2.Các dạng tít thường gặp
5.3.Viết chú thích ảnh đi kèm tin
CHƯƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ BIÊN TẬP
6.1.KN: nghề biên tập, biên tập báo chí, biên tập viên báo chí
6.2.Tầm quan trọng của công tác biên tập
6.3.Đặc thù của lao động biên tập (trong hoạt động báo chí)
6.4.Tố chất, phẩm chất để làm biên tập
6.5.Các vị trí biên tập trong cơ quan báo chí

Pg 10
Nội dung môn học-2

CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC BIÊN TẬP


7.1.Xác định phương hướng, đề tài, chủ đề
7.2.Phương hướng chung của tờ báo, của từng số báo, từng ấn phẩm
7.3.Đề tài
7.4.Chủ đề, chủ đề tư tưởng
7.5.Tổ chức nội dung, hình thức của số báo (tổ chức chuyên trang, chuyên
mục, chiến dịch thông tin, các tuyến bài…)
7.6.Tổ chức mạng lưới phóng viên, cộng tác viên, thông tín viên
7.7.Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của mạng lưới phóng viên
7.8.Vai trò của cộng tác viên, thông tín viên
7.9. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tín viên

Pg 11
Nội dung môn học - 3

CHƯƠNG VIII: CÁC LĨNH VỰC BIÊN TẬP


8.1.Biên tập kỹ thuật: xử lý ảnh, dàn trang, morát, chế bản.
8.2.Biên tập mỹ thuật: bố cục, màu sắc, đường nét, khoảng trắng.
8.3.Biên tập nội dung: Chính trị, tư tưởng; Thông tin; Ngôn ngữ

Pg 12
Một số yêu cầu từ giảng viên đối với sinh viên

• Đi học đầy đủ, nộp bài tập ĐÚNG HẠN

• Với các bài tập nhóm: TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM ĐỀU
PHẢI THAM GIA.

• KHÔNG nghe điện thoại trong lớp.

• Không hiểu bài  HỎI tại lớp trực tiếp hoặc gửi email.

• ĐỪNG NGẠI đặt câu hỏi nếu không hiểu.

• Cố gắng đọc và hiểu tài liệu.

Pg 13
Gửi email cho Giảng viên cần nhớ

• GV không trả lời email nếu không biết bạn là ai. Vì vậy:
• Gửi email lần đầu hãy tự giới thiệu (tên gì, học lớp nào) trước khi đặt
câu hỏi hoặc thảo luận 1 vấn đề nào đó.
• Emai phải có Subject email phù hợp với nội dung. Email của tôi tự động
lọc những email “no subject” để đưa vào thùng rác.

• Trình bày nội dung email ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề chính.

• Khi trả lời email, giữ lại nội dung email trước đó để GV tiện theo dõi.

Pg 14
Sử dụng slide bài giảng

• Slide bài giảng chỉ là các ghi chú cơ bản cho một buổi giảng bài đầy đủ.
Điều quan trọng là giáo viên đã/sẽ giải thích những slides đó như thế nào
trên lớp học. Vì vậy, sinh viên không nên ỷ lại vào bài giảng đã có mà
không ghi bài hoặc không đến lớp.

• Các ghi chú trong slide có thể còn sai sót, nếu phát hiện hãy cho tôi biết
qua email hoặc ngay trên lớp học.

Pg 15
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT THỂ LOẠI TIN

16
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TIN

17
1.1 Khái niệm về tin

• Hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng giây, trên thế giới này đều diễn ra
một điều gì đó quan trọng, hay thú vị trong chính trị, kinh tế, trong khoa
học và kỹ thuật, trong văn hóa, xã hội…

• Công việc của nhà báo là chuyển tải thông tin cho công chúng của mình
càng chính xác, đầy đủ, súc tích và dễ hiểu càng tốt, và luôn luôn có trách
nhiệm.

• Toàn bộ công việc thu thập, lựa chọn và trình bày tin trong bất cứ phương
tiện truyền thông nào cũng được thực hiện theo phương châm này.

Pg 18
1.1 Khái niệm về tin

• Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một
quan niệm chung thống nhất về thể loại này.

• Trong các cuốn bách khoa toàn thư, các cuốn từ điển, sách giáo khoa về
báo chí, người ta đưa ra những cách diễn đạt hoàn toàn không giống
nhau về cả phương diện ngôn ngữ học, cả về phương diện giảng giải của
chính các nhà báo.

Pg 19
1.1 Khái niệm về tin

• Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về tin

• TIN trong tiếng Anh là NEWS có 2 nghĩa:

+ NEW+S: Tin là những cái mới

+ NEWS=North+East+West+South: Tin là cái gì đó xảy xảy ra khắp mọi nơi

• Trong từ Hán Việt, TIN là “tân văn”, nghĩa là: điều mới nghe, mới biết.

Pg 20
1.1 Khái niệm về tin

• Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương định
nghĩa: Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc,
tình hình có thật, mới xảy ra – đang xảy ra – mới phát hiện thấy, có ý
nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải
tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng
nhất, kịp thời nhất, được ghi lại bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh…

Pg 21
1.1 Khái niệm về tin

• Mặc dù có nhiều ý kiến, định nghĩa khác nhau về tin trong báo chí nhưng
đều toát lên một số yếu tố tương đối thống nhất là:

“Tin là những sự kiện mới (đã, đang hoặc sẽ xảy ra), liên quan đến
nhiều người hoặc được nhiều người quan tâm (tính điển hình), ngắn
gọn, súc tích, nhanh chóng và có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất
định”.

Pg 22
Giải thích một số từ ngữ trong khái niệm tin

 Sự kiện: là một sự việc xảy ra, nó khác với vấn đề là sự phát sinh do hội
tụ nhiều yếu tố.Trong báo chí: Sự kiện là trung tâm của tin tức. Vấn đề là
trung tâm của bài viết.’

 Mới: là điều vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong thời gian
gần

 Liên quan: Bản thân sự kiện đó tác động vào một nhóm người (mức độ
quan tâm, tính lợi ích, ý nghĩa xã hội).

 Đã, đang, sẽ xảy ra được biểu hiện trên từng loại tin: tin thông tấn thường
thấy, tin tường thuật, tin dự kiến …

Pg 23
CÁC TIÊU CHÍ CỦA TIN

24
Các tiêu chí của tin

• Thời sự/Kịp thời

• Liên quan/Ảnh hưởng/Tác động

• Cận kề/Gần gũi/Góc độ địa phương

• Người quan trọng/Có tên tuổi/Nổi tiếng

• Xung đột

• Quan trọng/Bổ ích

• Lạ/Khác thường/Giải trí

• Độc quyền

Pg 25
Các tiêu chí của tin

• Thời sự/Kịp thời: mọi kênh thông tin đều muốn


tường thuật những sự kiện mới nhất.

Pg 26
Các tiêu chí của tin

• Liên quan/Ảnh hưởng/Tác động: sự kiện này sẽ tác động đến bao nhiêu
người và sẽ tác động sâu sắc đến mức nào.

• Lưu ý:

+ Tác động không nhất thiết phải trực tiếp hay cấp thời.

+ Thách thức của PV giỏi không phải là những thông tin hấp dẫn sẽ lấp đầy
trang báo ngày mai mà chính là những câu chuyện lớn lao hơn đang phát
triển âm thầm, chậm chạp, không ai để ý cho đến khi bùng nổ.

+ Làm sao chỉ ra cho công chúng biết tác động của những sự kiện trông có
vẻ nhàm chán (VD: tin tức về chính sách, chính phủ)

Pg 27
Các tiêu chí của tin

• Cận kề/Gần gũi/Góc độ địa phương:

Công chúng quan tâm những sự kiện quan trọng diễn ra khắp nơi nhưng
họ cũng hết sức chú ý đến những gì cận kề “địa phương hóa tin tức”: khi
một thảm họa xảy ra, PV sẽ xem địa phương mình có ai liên quan gì đến
bi kịch đó hay không. (VD như vụ người chết trong contanier tại Anh)

• Người quan trọng/Có tên tuổi/Nổi tiếng: công chúng thường tò mò về


người nổi tiếng.

Pg 28
Các tiêu chí của tin

• Xung đột: ở đâu có xung đột, ở đó có tin tức.

• Lưu ý:

+ Xung đột biểu hiện “khả năng có tin tức” chứ không phải “chắc chắn có tin
tức”.

+ Cần tránh lối săn tin bầy đàn, chạy theo 1 sự kiện vì cạnh tranh (theo kiểu:
mình phải có tin này vì báo nào cũng làm cả).

+ Phải biết xấu hổ khi tham gia vào bầy đàn PV đổ xô về phía 1 người không có
khả năng tự bảo vệ (VD: nhân chứng của một vụ bắn giết, người thân của nạn
nhân…). Hãy xác định trước: câu chuyện này có đáng để theo đuổi không?

Pg 29
Các tiêu chí của tin

• Quan trọng/Bổ ích: nhiều điều công chúng cần biết, nhiều điều họ chỉ muốn
biết. Một câu chuyện về cách tìm việc làm hoặc một lời khuyên về cách tập
thể dục và giữ sức khỏe cũng có thể đăng báo.

• Lạ/Khác thường/Giải trí: Bạn đọc thích mơ mộng và giải trí qua trang báo.
Những sự kiện “đầu tiên”, “cuối cùng”, những câu chuyện lạ về động vật,
những điều hài hước về con người, việc sản xuất một phim mới,… cũng là
một tiêu chí để chọn tin.

• Độc quyền: Nếu cái mà bạn đang sở hữu là tài liệu độc đáo không một PV
hay tờ báo đối thủ nào khác có được thì đó chính là lý do để nó xuất hiện
trên trang báo hôm nay.

Pg 30
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

31
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

 Phản ánh cái mới

 Ngắn gọn, cô đọng

 Nhanh chóng, kịp thời

 Chính xác, khách quan

 Dễ hiểu, có ý nghĩa

Pg 32
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

• Phản ánh cái mới:

 Tin phản ánh sự kiện giống như những “lát cắt”: Tin không phản ánh sự
kiện một cách đầy đủ theo tiến trình, diễn biến mà chỉ thống báo về sự
kiện một cách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu – nơi bộc lộ bản chất
của nó rõ nhất.

 Nếu sự kiện đó còn đặt ra những vấn đề cần phải bàn luận hoặc cần
được làm sáng tỏ thì các thể loại khác (như phóng sự, bình luận, điều
tra…) sẽ vào cuộc.

Pg 33
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

• Ngắn: phù hợp với xu hướng tiếp nhận thông tin của thời đại hiện nay (chỉ cần
một thời gian ngắn nhất, người đọc, người nghe có thể biết được một số
lượng thông tin cao nhất), độ dài tùy thể loại, có thể 60-100 chữ (tin vắn), 150-
250 chữ (tin ngắn), 200-300 chữ (tin sâu), 300-800 chữ (tin tổng hợp)...

• Gọn: sự sắp xếp có tính khoa học các chi tiết của sự kiện, không vòng vo, câu
chữ rõ ràng, khúc chiết, mạch lạc, không ẩn dụ hay dùng từ đao to búa lớn…

• Đầy đủ: để người đọc không còn thắc mắc về sự kiện được đưa ra (tất nhiên
đây là những chi tiết chính và quan trọng nhất trong tòan bộ sự kiện).

• Dễ hiểu, có ý nghĩa: Các câu từ trong tin cần đơn giản, không quá hoa mỹ , rõ
ràng, mạch lạc.

Pg 34
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

• Chính xác: Tiêu chuẩn đầu tiên của một nền báo chí chất lượng tất nhiên
phải là sự chính xác. Các yếu tố đòi hỏi phải tuyệt đối đúng, đưa tin sai là
phải đính chính ngay nếu không muốn phải trả giá cho sự thiếu chính xác.
Phóng viên tuyệt đối không được giả định bất kỳ điều gì.

• Kịp thời: là điểm rơi của tin tức, đưa tin vào thời gian sớm nhất có thể
được, yếu tố này còn mang tính cạnh tranh nghề nghiệp.

• Khách quan: trình bày sự kiện không thiên vị, xử lý thông tin từ nhiều
nguồn nhưng có tính mục đích rõ ràng. Nhà báo luôn cố gắng càng khách
quan càng tốt, không đưa ra ý kiến cá nhân trong bản tin và đừng quá cố
gắng thuyết phục độc giả.

Pg 35
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

• Lưu ý: cố gắng không bình luận trong tin. Chuyện này hay xảy ra. Nhiều phóng viên
thích bình luận, ngay cả khi chưa đủ căn cứ.

• Ví dụ:

+ Uy tín của hãng thực phẩm lớn nhất thế giới Nestle của Thụy Sĩ đang bị ảnh hưởng
nặng. Hôm 22-11, Nestle cho biết phải thu hồi hàng trăm ngàn lít sữa cho trẻ em tại
Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và chủ yếu là Ý sau khi phát hiện thấy trong sữa có
lẫn mực in trên bao bì. (Người Lao Động)

+ Uy tín của Hãng dược Merck của Mỹ đã bị giáng một cú nặng sau bài báo “nặng ký”
đăng tải trên tạp chí y học New England Journal of Medicine ngày 8-12. (Thanh Niên)

(?) Có nên vội vàng kết luận về uy tín của Nestlé và Merck như thế không, nhất là khi
mình không đi săn tin ở những nơi diễn ra sự kiện?

Pg 36
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

Ngoài ra, tin còn có thể có thêm 1 số đặc điểm sau:

• Được đăng một cách có chủ đích, chọn lọc, phù hợp tiêu chí hoạt động
của tờ báo. Điều này được hiểu là báo có quyền chủ động chọn lọc và
quyết định đăng hay không đăng tin/bài về một vấn đề, sự kiện

Ví dụ: Một vụ cháy xảy ra tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. Báo Tuổi
Trẻ, Thanh Niên đưa tin về vụ việc này. Tuy nhiên nhiều báo khác như:
Tiền Phong, Giáo Dục Thời Đại ... lại không có tin, bài về vụ việc này. 

Pg 37
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

Ngoài ra, tin còn có thể có thêm 1 số đặc điểm sau:

- Ngoài tính mới, còn phải có tính hấp dẫn, thậm chí "giật gân" (liên quan
đến các vấn đề như: tình ái, tiền bạc, tội phạm, người mẫu, đời tư của
những người nổi tiếng ... vv) để câu khách/câu view, thu hút nhiều người
đọc. 

(Lưu ý: đây là chỉ nói đến những tờ báo độc lập về tài chính. Tức là phải
tạo ra nguồn thu từ việc bán báo, quảng cáo để tồn tại và phát triển. Còn
những tờ báo được bao cấp bởi ngân sách nhà nước thì không bị áp lực
phải đăng những tin bài kiểu này). 

Pg 38
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN

Ngoài ra, tin còn có thể có thêm 1 số đặc điểm sau:

• Nói về vấn đề, sự kiện đang được nhiều người quan tâm theo dõi, hoặc
liên quan đến quyền lợi, cuộc sống của số đông trong xã hội. 

Ví dụ: Các bài viết về đời tư của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, hay nói về
những quy định mới trong chính sách về nhà đất, tài chính …vv thường
được nhiều người quan tâm.  

Pg 39
Yếu tố cơ bản của tin

• Các yếu tố trong một bản tin được sắp xếp lại bằng một nhóm chữ rất dễ

nhớ: 5W+H
+ WHAT: Cái gì?

+ WHO: Ai? + HOW: Thế nào?

+ WHERE: Ở đâu?

+ WHEN: Khi nào?

+ WHY: Tại sao?

Pg 40
Yếu tố cơ bản của tin

• WHAT: Chuyện gì, cái gì đã xảy ra? Đó phải là một hành động, một sự kiện, một
hiện tượng nổi bật, khác thường trong cuộc sống.

• Ví dụ:

 Băng tuyết kỷ lục ở nước Mỹ

 Nữ công nhân dương tính SARS-CoV-2 đi lại nhiều nơi, hơn 6.000 người bị
phong tỏa

 Hải Phòng dừng dạy học online với trẻ lớp 1, 2

 Bình Dương: Thiếu nữ kéo 12 đối tượng mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn

….

Pg 41
Yếu tố cơ bản của tin

• WHO: Ai gây ra, ai liên quan? Đó cũng thường là những cá nhân có tên
tuổi xác định.

• Ví dụ:

 Lãnh đạo UBND quận Lê Chân, TP Hải Phòng cho biết đã ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng bà H.T.T. (55 tuổi, trú quận Lê
Chân), giáo viên Trường THPT Trần Nguyên Hãn, về hành vi khai báo y tế
gian dối.

 Hoa hậu Nguyễn Trần Khánh Vân làm đại sứ hình ảnh Lễ hội áo dài
TP.HCM

Pg 42
Yếu tố cơ bản của tin

• WHERE: Xảy ra ở đâu, nước nào, địa phương nào?

• Ví dụ:

 Những ngày qua, hàng ngàn người dân khắp nơi đã đổ về chùa Som
Rong (TP Sóc Trăng) chiêm ngưỡng pho tượng Phật Thích Ca nhập niết
bàn và cặp đá hiếm có, nổi được trên mặt nước.

Pg 43
Yếu tố cơ bản của tin

• WHEN: Xảy ra khi nào, ngày nào, giờ nào?

• Ví dụ:

• Khoảng 7 giờ 30 ngày 22.2, người dân P.Thuận Giao (TP.Thuận An, Bình
Dương) phát hiện một đám cháy ở phòng trọ và kho chứa nệm mút, sau
đó lan sang một xưởng gỗ...

Pg 44
Yếu tố cơ bản của tin

• WHY: Tại sao xảy ra? Nguyên nhân do đâu?

• Ví dụ:

• Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện

• Theo tiết lộ của một nhân viên điều tra, máy bay rơi do bị đánh bom

• Ông Nguyễn Văn Quý – cán bộ kỹ thuật (đơn vị thi công công trình) giải
thích do mưa lớn và triều cường dâng lên quá nhanh khiến đơn vị không
kịp trở tay và đóng cửa cống

•…

Pg 45
Yếu tố cơ bản của tin

• HOW: Xảy ra như thế nào? Kết quả ra sao?

• Ví dụ:

• Có 265 hành khách và 16 nhân viên phi hành đoàn tử nạn trong vụ tai nạn
thảm khốc trên

• Cơn lũ đã cuốn trôi 300 ngôi nhà cùng nhiều tài sản và hoa màu khác,
thiệt hại ước tính hơn 500 tỷ đồng

•…

Pg 46
Yếu tố cơ bản của tin

• 5W+H là sáu yếu tố phải có trong một bản tin chính quy.

• Trong một số dạng tin có thể không trả lời đầy đủ 5W+H, nhưng ít nhất
cũng phải chứa đựng 4 yếu tố: What, Who, Where, When

• Cả sáu yếu tố ấy phải được phản ánh trong đoạn đầu bài viết hoặc phần
đầu của một bản tin và không nhất thiết theo thứ tự nào cả.

Pg 47
PHÂN LOẠI TIN

48
Phân loại tin

• Dựa vào độ dài, dung lượng của tin (số chữ và các yếu tố W+H), chia
thành 5 loại: tin vắn, tin ngắn, tin sâu (bình), tin tổng hợp, chùm tin

• Dựa vào đối tượng đưa tin, chia thành 4 loại: tin sự kiện, tin nhân vật, tin
hội nghị, tin công báo

• Dựa vào lĩnh vực khai thác nguồn tin, chia thành: tin kinh tế, tin chính trị,
tin xã hội, tin văn hóa-văn nghệ, tin thể thao…

• Dựa vào thời điểm đưa tin, chia thành 3 loại: tin nguội, tin nóng, tin dự báo

• Dựa vào khu vực địa lý, chia thành 4 loại: tin thành phố (trong tỉnh), tin
các địa phương, tin trong nước, tin quốc tế

Pg 49
CÁC DẠNG TIN CƠ BẢN

50
Các dạng tin cơ bản

• Tin vắn: là thể tin ngắn nhất trong tất cả các thể loại báo chí, nhằm thông báo
đến độc giả thông tin vắn tắt về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật nổi bật nào
đó trong đời sống

• Đặc điểm:

• + Không có tiêu đề nhưng 5 chữ đầu tiên (TN) hoặc tên nơi chốn xảy ra sự
kiện (TT) thường được in đậm (bold).

• + Dung lượng khoảng 60-100 chữ, trả lời 4 câu hỏi: what, who, where, when.

• + Bố trí thành chuyên mục như: Tin vắn trong nước, Tin vắn quốc tế, Tin đọc
nhanh, Theo dòng, Đọc báo giùm bạn, Trên báo bạn…

Pg 51
Các dạng tin cơ bản

• Tin ngắn: là tin phổ biến nhất trên các nhật báo và trên các bản tin thời sự
của đài PT-TH, nhằm cung cấp cho công chúng một thông tin tương đối
hoàn chỉnh về một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật nào đó trong đời
sống

• Đặc điểm:

• + Có tiêu đề.

• + Dung lượng khoảng 150-250 chữ, trả lời đủ các câu hỏi 5W+H.

• + Đứng độc lập trong một trang báo hay trong một bản tin PT-TH

Pg 52
Các dạng tin cơ bản

• Tin sâu (tin bình): là dạng tin vừa phản ánh hoàn chỉnh về sự kiện, hiện
tượng hay nhân vật quan trọng nào đó vừa thể hiện thái độ, quan điểm
của tòa báo để định hướng dư luận xã hội

• Đặc điểm:

• + Có tiêu đề.

• + Dung lượng khoảng 200-300 chữ (có khi đến 500 chữ), trả lời đủ các
câu hỏi 5W+H.

• + Có vị trí độc lập so với các tin, bài khác và có lời đánh giá của người
viết về sự kiện, hiện tượng, nhân vật được thông tin

Pg 53
Các dạng tin cơ bản

• Tin tường thuật: là dạng tin phản ánh những sự kiện theo đúng trình tự diễn
biến của sự kiện đó (nó khác với thể loại tường thuật ở dung lượng và cách
thể hiện)

• Đặc điểm:

• + Chủ yếu là tin sự kiện (hội nghị, gặp gỡ giữa các quan chức, khánh thành,
khai trương, động thổ, tổng kết, trao giải...)

• + Dung lượng tương đối dài, khoảng 300-500 chữ, miêu tả theo thời gian tuyến
tính.

• + Không xuất hiện cái tôi của tác giả (đây là chỗ khác nhau giữa tin tường
thuật và bài tường thuật)

Pg 54
Các dạng tin cơ bản

• Chùm tin: là dạng tin gồm một số tin điểm lại, hệ thống lại những sự kiện
tiêu biểu có chung một chủ đề thống nhất

• Đặc điểm:

• + Chùm tin trong một chủ đề, một lĩnh vực

• + Dung lượng khá dài, gồm nhiều tin riêng rẽ.

• + Hình thức trình bày khá giống tin tổng hợp (dễ nhầm lẫn khi nhận diện)

Pg 55
MỘT SỐ DẠNG TIN KHÁC

56
Một số dạng tin khác

• Tin tổng hợp: là dạng tin tóm tắt, hệ thống lại những sự kiện quan trọng, tiêu
biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội

• Đặc điểm:

• + Là sự kết nối của nhiều tin ngắn, tin sâu trên nhiều số báo khác nhau về
một sự kiện diễn ra trên một khu vực địa lý và trong một thời gian nhất định

• + Có tính khái quát cao, dung lượng khá dài (300-800 chữ) chia làm nhiều
khía cạnh khác nhau.

• + Thường được trình bày dưới một tiêu đề chung như: Tin trong ngày, Thế
giới tuần qua, Việt Nam trong tuần…

Pg 57
Các dạng tin cơ bản

• Tin dự báo: là dạng tin nói về tương lai gần, dự đoán các sự kiện, hiện tượng sẽ
xảy ra (VD: “Sự kiện tuần tới” trên VTV1, “Sự kiện trong tuần” ở trang 2 báo
Thanh Niên…)

• Đặc điểm:

+ Chỉ có tính chính xác tương đối

+ Là một dạng tin vắn, đôi khi chỉ một câu

+ Nguồn tin chủ yếu được lấy từ các văn phòng tổng hợp của chính phủ, các cơ
quan ngoại giao, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao,
du lịch, dịch vụ… của trung ương và địa phương

+ Tuy nói về tương lai gần nhưng trong thể hiện ít khi dùng từ “sẽ”

Pg 58
Các dạng tin cơ bản

• Tin ảnh: là dạng tin có ảnh đi kèm với tư cách là yếu tố cấu thành nội
dung của tin để minh họa, tạo độ tin cậy và tính thuyết phục cho thông tin
(VD: “Nhịp đời qua ống kính” trên trang 3 báo Tuổi Trẻ, “Cảnh báo” ở
trang 12 báo Công An TPHCM, “Đừng quên họ” ở trang 3 báo Phụ Nữ
TPHCM, tin thể thao trên các báo…)

• Đặc điểm:

• + Ảnh phải ăn khớp với lời

• + Dung lượng chữ ít nhưng chiếm diện tích rộng

• + Ảnh bố trí sao cho không bị gấp mặt, nhất là VIP

Pg 59
Các dạng tin cơ bản

• Tin công báo: là dạng tin phản ánh hoạt động của các cơ quan công quyền trung
ương và địa phương hoặc thông báo các văn bản pháp luật hành chính nhà nước.

• Đặc điểm:

• + Tin không phải do tòa soạn hay phóng viên săn tìm mà do các cơ quan có thẩm
quyền cung cấp

• + Văn bản thông tin mang tính chính thống, tòa soạn và phóng viên không được
sửa chữa, thêm thắt

• + Các báo lớn đều đăng chung tin công báo

• + Tin công báo thường xuất hiện ở trang 1 của báo in và phần đầu bản tin thời sự
của đài PT-TH

Pg 60
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ
PHONG CÁCH CỦA TIN

61
Các dạng tin cơ bản

Pg 62
Các dạng tin cơ bản

Pg 63
Các dạng tin cơ bản

Pg 64
Các dạng tin cơ bản

Pg 65
Các dạng tin cơ bản

Pg 66
Các dạng tin cơ bản

Pg 67
Khái niệm truyền thông

Các giai đoạn phát


Một số khái niệm về Vai trò xã hội của
triển của truyền
truyền thông truyền thông
thông

Pg 68
Truyền thông là gì???

Gốc từ “truyền thông” tiếng La tinh là “communicare”

Nghĩa là: biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải.

Pg 69
1. Truyền thông là gì ?
Một số quan niệm về truyền thông

• ‘Social interaction through messages’

‘Truyền thông là tương tác xã hội thông qua các thông điệp’ (Fiske 1990, p.2)

• ‘a process that involved the transmission of messages from senders to receivers’

‘Truyền thông là quá trình liên quan đến việc truyền tải thông điệp từ người gửi
đến người nhận’ (Berger, A., 2000, p.271)

• Truyền thông là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John Hober)

• Truyền thông là quá trình qua đó, chúng ta hiểu người khác và làm cho người
khác hiểu chúng ta. (Martin P. Aldelsm)

• Truyền thông nảy sinh từ nhu cầu giảm độ không rõ ràng để có hành động hiệu
quả, để bảo vệ hoặc tăng cường. (Dean Barnlund)

Pg 71
Khái niệm truyền thông

Là quá trình giao tiếp, chia sẻ thông tin, suy nghĩ, tình cảm… nhằm
đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao nhận thức, hình thành thái
độ và thay đổi hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/
nhóm/ cộng đồng/ xã hội.

Pg 72
Các dấu hiệu bản chất…

• Là quá trình trao đổi, tương tác thông tin, suy nghĩ, tình cảm…

• Nội dung: tất cả các vấn đề tự nhiên, xã hội, tư duy; (tình cảm, thái độ,
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…)

• Mục tiêu hướng tới: nâng cao nhận thức, tăng cường hiểu biết, hình
thành hoặc thay đổi thái độ, duy trì hoặc chuyển đổi hành vi của đối tượng
truyền thông

Pg 73
2 khía cạnh cần lưu ý trong khái niệm truyền thông

 Truyền thông là một hoạt động  Truyền thông phải đạt tới mục

mang tính quá trình. Đó đích hiểu biết lẫn nhau, từ đó


không phải là hoạt động nhất đem lại sự thay đổi trong nhận
thời, gián đoạn mà mang tính thức, thái độ và hành vi của đối
liên tục. Đó là quá trình trao tượng.

đổi, chia sẻ thông tin giữa các


thực thể tham gia truyền thông.

Pg 74
Các giai đoạn phát triển của truyền thông

Sự xuất hiện Sự ra đời và Công nghệ


phát triển của thông tin và
Truyền thông Nghệ thuật chữ viết và
các loại hình truyền thông
thời xa xưa hùng biện ngành bưu truyền thông đa phương
điện đại chúng… tiện…

Pg 75
Các giai đoạn phát triển của truyền thông

Pg 76
Communication & Media

Truyền thông và các phương tiện truyền thông

• Media:

‘one of the means or channels of general communication, information, or


entertainment in society, as newspapers, radio, or television’

(Dictionary.com)

Pg 77
Communication & Media

‘In the communication process, a medium is a channel or system


of communication—the means by which information (the
message) is transmitted between a speaker or writer (the
sender) and an audience (the receiver). Plural: media. Also
known as a channel’

‘Trong quá trình truyền thông, phương tiện là kênh hoặc hệ


thống truyền thông - phương tiện thông tin (thông điệp) được
truyền giữa người nói hoặc người viết (người gửi) và khán giả
(người nhận). Số nhiều: media’

(Nordquist, 2017)
Vai trò xã hội của truyền thông

Hình thành và phát triển nhân cách con người

Tổ chức và quản lý xã hội

Truyền thông và sự phát triển kinh tế- xã hội của một địa
phương

Truyền thông và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc


gia

Truyền thông và ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu

Truyền thông và các vấn đề xã hội hiện nay

Truyền thông và hội nhập

Truyền thông trong các cơ quan, tổ chức

Truyền thông và sự phát triển của mỗi cá nhân

Pg 79
Phân loại truyền thông

Căn cứ vào phạm vi


Căn cứ vào cách của các cá nhân tham
Căn cứ vào tính chủ
phương thức tiến gia và chịu ảnh
đích của truyền thông
hành truyền thông hưởng của truyền
thông

Truyền thông kinh Truyền thông cá


Truyền thông trực
nghiệm nhân
tiếp

Truyền thông có
Truyền thông nhóm
chủ đích

Truyền thông gián


Truyền thông Truyền thông đại
tiếp
không có chủ đích chúng

Pg 80
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

TRUYỀN THÔNG KINH NGHIỆM

• Là loại hoạt động truyền thông được thực hiện như là những kinh nghiệm,

hoặc kết quả của những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình

sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng.

• Hoạt động giao tiếp thông thường nhằm thoả mãn những yêu cầu tối

thiểu trong cuộc sống của cá nhân trong gia đình, cộng đồng đòi hỏi rất
nhiều các hình thức truyền thông kinh nghiệm.

• Với loại truyền thông này, quá trình đào tạo nhằm cung cấp những kiến

thức, kỹ năng truyền thông không được đề cập tới.

Pg 81
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

TRUYỀN THÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH

• Là loại hoạt động truyền thông có mục đích được xác định rõ ràng với các quá
trình truyền thông.

• Bao giờ cũng xuất phát từ mục đích của những người tham gia vào hoạt động
truyền thông.

• Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có nhiều cá nhân/ nhóm cùng tham gia vào
hoạt động truyền thông.

• Các hoạt động truyền thông, được thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên
nghiệp luôn là hoạt động truyền thông có chủ đích.

• Tính chủ đích thể hiện cao ở các chương trình/ dự án/ chiến dịch truyền thông với

những chiến lược và các mục tiêu thống nhất cho nhiều hoạt động truyền
thông có tổ chức…

Pg 82
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

CÁC LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Thông tin- giáo dục- truyền thông (TGT)

Tuyên truyền vận động (TTVĐ)

Truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV)

Pg 83
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

CÁC LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Thông tin- giáo dục- truyền thông (TGT)

• Thông tin : cung cấp những thông tin cơ bản, bao gồm các kiến
thức và các kỹ năng cần thiết nhất, những thông tin cập nhật… về
vấn đề cần truyền thông.
• Giáo dục: không chỉ hướng vào các đối tượng đang cần những
thông tin này mà cả những người cần đến trong tương lai, nhằm
tạo nên sự thông hiểu.
• Truyền thông : chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức nhằm thúc
đẩy những thay đổi trong thái độ và hành vi…

Pg 84
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

CÁC LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Tuyên truyền vận động (TTVĐ)

• Là sự hỗ trợ tích cực một sự nghiệp và cố làm cho những người khác
cũng ủng hộ sự nghiệp đó.

• Là nhóm các hoạt động truyền thông. Trong đó, người làm truyền thông
lên tiếng, làm mọi người chú ý một vấn đề quan trọng và hướng những
người có quyền ra quyết định vào một giải pháp hợp lý.

• Trong loại hình này, tính chất thuyết phục được thể hiện rõ và sử dụng
hình thức chiến dịch nhiều hơn.

• Tên gọi khác : Vận động gây ảnh hưởng.


Pg 85
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

CÁC LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV)

• Là một chiến lược nhiều cấp để khuyến khích và duy trì các thay
đổi hành vi nhằm giảm các nguy cơ của cá nhân và cộng đồng bằng
cách truyền các thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng trên
các kênh truyền thông khác nhau.

• Kết quả của truyền thông thay đổi hành vi là: các nhóm đối tượng
đều có sự thay đổi về hành vi bền vững phù hợp với những hành
vi mong muốn thay đổi của nhà truyền thông.

Pg 86
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào tính chủ đích của truyền thông

TRUYỀN THÔNG KHÔNG CÓ CHỦ ĐÍCH…

• Là hoạt động truyền thông không có mục đích hoặc tạo ra những kết quả
ngoài mục đích của những người tham gia truyền thông đã đặt ra.

• Nhìn chung, truyền thông không chủ đích là loại hoạt động truyền thông

nên tránh của các nhà truyền thông chuyên nghiệp.

Pg 87
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào cách phương thức tiến hành truyền thông

TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP

• Là hoạt động truyền thông trong đó có tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt
giữa những người tham gia truyền thông.

• Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1-1 (2 người truyền thông
trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1- 1 nhóm (ví dụ thầy giáo
giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (ví dụ thảo luận
nhóm nhỏ trong một hội thảo)…

• Một số loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực
tiếp cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.

Pg 88
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào cách phương thức tiến hành truyền thông

TRUYỀN THÔNG GIÁN TIẾP

• Là hoạt động truyền thông trong đó những người tham gia không tiếp xúc

trực tiếp mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người
khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác.

Ví dụ: truyền thông nhờ sự hỗ trợ của bưu điện (gửi một bức thư hoặc nói
chuyện qua điện thoại…), nhờ sự hỗ trợ của Internet (chat, chat voice,
Webcam, e-mail, forum…), truyền thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng như: báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện
tử, các Website…

Pg 89
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào phạm vi của các cá nhân tham gia và chịu ảnh
hưởng của truyền thông

TRUYỀN THÔNG CÁ NHÂN

• Là một loại hoạt động truyền thông, trong đó các cá nhân tham gia tổ chức,
thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm…,tạo ra sự hiểu biết,
tạo ra những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ, hành vi.

• Mục đích của truyền thông cá nhân, nếu có, cũng chỉ thuần tuý mang

tính chất cá nhân.


• Truyền thông cá nhân bao hàm cả truyền thông trực tiếp và truyền thông
gián tiếp. (ví dụ: gửi thư, gọi điện thoại cho một người ở xa là truyền thông
cá nhân nhưng là truyền thông gián tiếp).

• Truyền thông cá nhân, thực hiện trực tiếp, còn được gọi là truyền thông 1-1

Pg 90
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào phạm vi của các cá nhân tham gia và chịu ảnh
hưởng của truyền thông

TRUYỀN THÔNG NHÓM

• Truyền thông 1-1 nhóm: Là một loại hoạt động truyền thông, trong đó

nhà truyền thông hướng hoạt động của mình vào một nhóm xã hội nào

đó, với các tác động có chủ đích.


• Khái niệm “nhóm” trong truyền thông 1-1 nhóm cũng có thể bao hàm
“nhóm lớn”, “nhóm nhỏ”. Nhìn chung, phạm vi nhóm nhỏ được sử dụng
nhiều hơn trong các kỹ năng truyền thông 1-1 nhóm.
• Truyền thông trong nhóm: Là một loại hoạt động truyền thông, trong đó

sự chia sẻ thông tin, suy nghĩ, tình cảm được thực hiện bởi các cá nhân

trong các nhóm xác định trong cộng đồng.

Pg 91
Phân loại truyền thông
Căn cứ vào phạm vi của các cá nhân tham gia và chịu ảnh
hưởng của truyền thông

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

• Là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng.

• Một số loại truyền thông đại chúng tiêu biểu là: Sách, báo in, điện ảnh,
phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet, băng, đĩa hình và âm
thanh…

Pg 92
Quá trình truyền thông

Các yếu tố của hoạt Môi trường truyền Các mô hình truyền
động truyền thông thông thông

Pg 93
Các yếu tố của hoạt động truyền thông

Nguồn phát
• Mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông
Thông điệp
• Nội dung thông tin từ nguồn phát đến đối tượng
Kênh truyền thông
• Sự thống nhất của các phương tiện,con đường, cách thức chuyển tải
thông điệp
Người tiếp nhận

Hiệu quả

Phản hồi

Nhiễu
• Yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình
truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…)
Pg 94
Những yêu cầu đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả


Có các kỹ năng truyền thông

Hiểu rõ vấn đề

Quan tâm tới vấn đề

NGUỒN PHÁT ●
Hiểu rõ đối tượng

Truyền đạt thông điệp phù hợp với đối
tượng.

Biết lựa chọn kênh truyền thông thích hợp.

Pg 95
Những yêu cầu đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả


Thu hút sự chú ý

Rõ ràng, dễ hiểu

Tác động vào tình cảm, lý trí.
THÔNG ĐIỆP ●
Nêu rõ lợi ích

Nội dung nhất quán

Củng cố niềm tin

Kêu gọi hành động

Pg 96
Những yêu cầu đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả

KÊNH TRUYỀN ●
Tiếp cận được và chi trả được

THÔNG

Có sức hấp dẫn

Pg 97
Những yêu cầu đảm bảo truyền thông đạt hiệu quả


Nhận thức được, quan tâm và sẵn sàng
tiêp nhận thông tin.
NGƯỜI TIẾP ●
Hiểu rõ giá trị thông tin

NHẬN

Vượt qua các rào cản vật chất, tâm lý
trong quá trình truyền thông.

Cung cấp ý kiến phản hồi.

Pg 98
Bài tập làm quen

• Lớp chia làm 4 nhóm.

• Nhiệm vụ: Thảo luận và thống nhất cách thể hiện 7 yếu tố của quá trình
truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động truyền thông đến các nhóm
khác nhau dưới hình thức nhóm tự giới thiệu, làm quen.

• Thời gian thảo luận: 10 phút

• Thời gian thực hiện trước lớp: 10 phút/ nhóm

Pg 99
Nhóm hồng đỏ

Pg 100
Nhóm vàng

Pg 101
Nhóm đen trắng

Pg 102
Nhóm kẻ

Pg 103
Môi trường truyền thông

• Quá trình truyền thông được thực hiện trong môi trường truyền thông.
• 2 loại môi trường truyền thông:

Môi trường kỹ thuật: Môi trường tâm lý xã hội:


Đảm bảo các (yếu tố) ký hiệu
truyền thông, để đảm bảo cho sự ●
Là thái độ, sự sẵn sàng của
truyền tải thông suốt (ví dụ : gió và
đối tác truyền thông, là nhu
sự phân tán âm thanh, địa hình
lòng chảo với việc tiếp sóng phát cầu sở thích của họ.
thanh, truyền hình…)

Pg 104
Các mô hình truyền thông

• Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, các biểu đồ,
lược đồ, sơ đồ, các hình tượng… được sử dụng để quy những ý
kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất đồ hoạ.

• … từ đó cho phép chúng ta có cách nhìn nhận sâu sắc hơn, ở


nhiều góc độ khác nhau với một khái niệm rất phức tạp: Truyền
thông

Pg 105
Các mô hình truyền thông

Mô hình truyền thông của Lasswel


Mô tả quá trình truyền thông của con người theo 1 chiều, chẳng hạn như
truyền thông của một nhà hùng biện…

Nguồn phát

• Ưu điểm: đơn giản, dễ ứng dụng trong các • Nhược điểm: thông tin phản hồi chưa được
trường hợp cần chuyển thông tin khẩn cấp. đề cập tới

Pg 106
Các mô hình truyền thông

Mô hình truyền thông 2 chiều của Shannon


Nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi…

S M C R E

Source: Nguồn phát Receiver: Người nhận Noise: Nhiễu


Message: Thông điệp Effect: Hiệu quả
Channel: Kênh Feedback: Kênh phản hồi
Pg 107
Các mô hình truyền thông

Mô hình đường nghe của Shannon và Weaver…

Nhiễu

Nguồn Vật Nơi


Người
Thông Truyền Kênh Tin
nhận
Tin Tin Đến

Nhiễu

• Giải thích người truyền tin đã gửi thông tin (được xác định như là các ký
hiệu) như thế nào…
• Điểm mới của mô hình này: vật truyền tin- yếu tố quan trọng
Pg 108
Mô hình phân tích tác động qua lại của mạng xã hội đối với
xã hội thông tin

Xã hội thông tin Mạng xã hội


- Facebook 1. Kinh tế truyền
- Youtube thông
Các loại
Báo chí và - Instagram
hình và 2. Cách mạng và
truyền - Zalo
phương tiện khuyếch tán
thông đại - Line
truyền thông công nghệ
chúng -…
liên cá nhân
3. Biến đổi nghề
- Chủ thể
nghiệp
- Năng lực
tham gia và sử 4. Dòng chảy
Truyền thông thông tin
dụng
xã hội
- Quản lý 5. Các dấu hiệu
mạng xã hội mở rộng
-…

Nền tảng Internet và Công nghệ 4.0


Pg 109
Qúa trình truyền thông
Quá trình mã hóa, giải mã và thông tin phản hồi

3 giai đoạn của quá trình truyền thông

A B

A B

A B

Pg 110
Qúa trình truyền thông
Quá trình mã hóa, giải mã và thông tin phản hồi

Sơ đồ quá trình của hoạt động truyền thông

Thông
điệp
Người
Nguồn Mã hóa Giải mã
nhận
Phương
tiện truyền
thông

Nhiễu

Phản hồi Phản ứng đáp lại

Pg 111
Lý thuyết truyền thông

Lý thuyết
Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Truyền thông
giảm bớt sự
thâm nhập xét đoán học tập xã không chắc
truyền bá nhằm vào sự
thuyết phục
xã hội xã hội hội chắn cái mới

Pg 112
Lý thuyết thâm nhập xã hội

NỘI DUNG

• Lý thuyết thâm nhập xã hội cho rằng mỗi cá nhân và mỗi nhóm
xã hội bao giờ cũng có nhu cầu thâm nhập vào con người khác,
các nhóm và xã hội.

• Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhu cầu
truyền thông giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng.

Pg 113
Lý thuyết thâm nhập xã hội

HỆ QUẢ

• Muốn tạo ra tính tích cực trong truyền thông cần phải khơi dậy
nhu cầu thâm nhập xã hội của con người

• Chú ý đến mối liên hệ giữa nhu cầu và khả năng/ điều kiện
của cá nhân khi họ có ý định hoặc bắt đầu/ đang/ đã tham gia
vào các quá trình truyền thông

• Cần chú ý rèn luyện các kỹ năng cơ bản: hỏi và lắng nghe, rút
ngắn khoảng cách tiếp xúc.

Pg 114
Lý thuyết xét đoán xã hội

NỘI DUNG

•Trong quá trình truyền thông phải phân tích, chia nhỏ các nhóm đối
tượng có thái độ và nhận thức khác nhau.

•Để đạt được hiệu quả truyền thông, người ta chuẩn bị các thông điệp
nhằm vào các nhóm trung lập trước, để từ đó lôi kéo từ trung lập
sang đồng tình.

•Trong giao tiếp 1-1, để có thể truyền thông đạt hiệu quả, cần phân loại
các vấn đề, các nội dung cần phải đạt được qua truyền thông. Cần
đưa ra những vấn đề có tính chất trung lập trước, những vấn đề dễ
gây ra sự phản đối nên để lại sau.

Pg 115
Lý thuyết xét đoán xã hội

HỆ QUẢ

Nguyên lý thuyết phục trong vận động gây ảnh hưởng

Phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ nhận
thức, thái độ hành vi của đối tượng/ nhóm đối tượng để chọn
thông điệp, tìm thời điểm, thời gian và kênh truyền thông phù

hợp.

Pg 116
Lý thuyết học tập xã hội

NỘI DUNG

•Lý thuyết này quan tâm tới mặt xã hội thay vì mặt cá nhân của truyền thông và
hành vi.
• Nó đặc biệt chú ý tới phương thức mọi người tiếp cận môi trường xã hội và quyết
định cái sẽ làm.
• Lý thuyết học tập xã hội phát biểu rằng mọi người học tập nhờ :
1. Quan sát cái người khác làm
2. Xem xét các hậu quả những người đó trải qua
3. Dự liệu điều sẽ xảy ra với chính họ nếu họ làm theo hành vi của người khác
4. Hành động bằng việc tự thử nghiệm hành vi
5. So sánh kinh nghiệm của mình với cái đã xảy đến với những người khác
6. Khẳng định niềm tin về hành vi mới.

Pg 117
Lý thuyết học tập xã hội

HỆ QUẢ

•Muốn thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, cần chú ý đến các
bước của quá trình học tập xã hội…

•Học qua hành vi chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học
tập. Một thông điệp được tiếp nhận tốt cần có sự tham gia của yếu
tố hành vi…

• Sự thay đổi thông qua truyền thông chịu ảnh hưởng quan trọng
của yếu tố xã hội…

•…

Pg 118
Lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn

NỘI DUNG

•Quá trình truyền thông giúp cho những người tham gia không những

thu nhận được tri thức mà còn tăng cường khả năng dự đoán, từ đó
giảm bớt sự không chắc chắn trong nhận thức, thái độ và hành vi.

•Tăng cường khả năng dự đoán thì độ rủi ro trong quá trình truyền thông
và các hoạt động liên quan càng thấp.

•Tuy nhiên, truyền thông không xoá hết được độ không chắc chắn một
cách triệt để.

Pg 119
Lý thuyết giảm bớt sự không chắc chắn

HỆ QUẢ

•Truyền thông đạt hiệu quả cao là truyền thông tạo ra vốn hiểu biết chung
với tốc độ và chất lượng cao, từ đó làm tăng khả năng ảnh hưởng lẫn
nhau của những người tham gia trên cơ sở các thông điệp đã được
chuyển tải.

•Càng hiểu biết chắc chắn về đối tượng và vấn đề truyền thông thì các
hoạt động truyền thông tiếp theo với đối tượng đó, hoặc những nhóm đối
tượng có tính chất giống như đối tượng đó càng có cơ sở, kinh nghiệm và
hứng thú để có thể thực hiện với hiệu quả cao hơn.

•Cần chú ý đến các kỹ năng nhận biết con người trong hoạt động truyền
thông: quan sát, cùng tham gia và tương tác.

Pg 120
Lý thuyết truyền bá cái mới

NỘI DUNG

•Việc truyền bá cái mới thể hiện trong hoạt động truyền thông ở chỗ những
sản phẩm hoặc ý kiến mới được chuyển tới đối tượng đích.

•Sự tiếp nhận hành vi hoặc chấp nhận ý kiến hoặc thông điệp mới phụ thuộc
vào những yếu tố sau:
-Liệu người tiếp nhận thấy nó là có lợi

-Liệu họ có thấy nó phù hợp với nhu cầu và giá trị của họ

-Liệu họ có thấy rằng hiểu hoặc chấp nhận nó dễ hay khó

-Liệu họ có thể thử hành vi


-Liệu họ cảm thấy kết quả của phép thử hoặc sự tiếp nhận của họ được

những người xung quanh đánh giá tích cực

Pg 121
Lý thuyết truyền bá cái mới

HỆ QUẢ

• Giai đoạn đầu tiên, khi đối tượng bắt đầu làm quen với hành vi,
việc giới thiệu lợi ích của hành vi mới trên các phương tiện
truyền thông đại chúng là rất quan trọng.

• Trong giai đoạn thử và chấp nhận hành vi, việc sử dụng truyền
thông giữa các cá nhân có nhiều lợi ích và ảnh hưởng hơn.

Pg 122
Truyền thông nhằm vào sự thuyết phục

NỘI DUNG
Khả năng thuyết phục trong truyền thông phụ thuộc vào việc thực hiện các
bước sau:

• Tiếp cận thông điệp • Ghi nhớ thông điệp và không ngừng ủng hộ
• Chú ý tới thông điệp thông điệp
• Mối quan tâm hoặc mối liên hệ của cá nhân với • Có khả năng tư duy về thông điệp
thông điệp • Ra quyết định trên cơ sở hấp thụ thông điệp
• Hiểu thông điệp • Tích cực củng cố hành vi
• Cá nhân hoá / điều chỉnh hành vi phù hợp với • Chấp nhận hành vi trong đời sống
đời sống
• Chấp nhận thay đổi

Pg 123
Q&A?

Pg 124

You might also like