Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 60

BÀI GIẢNG MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NCKH

CHƯƠNG III

THU THẬP
VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Bộ môn: Phát triển kỹ năng


Học kỳ: I, năm học 2012-2013
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Nghiên cứu khoa học là quá trình thu


thập và chế biến/xử lý thông tin

Thông tin vừa là ”nguyên liệu”, vừa là


“sản phẩm” của nghiên cứu khoa học

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 2


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Học gì, nhớ gì: Chương 2?


TRÌNH TỰ LOGIC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 3 thao tác trong NCKH: XĐVD; XDLĐ; CMLĐ.

 7 bước thực hiện NCKH:


 Phát hiện vấn đề, lựa chọn đề tài

 Xác định mục tiêu nghiên cứu/Đặt tên đề tài;

 Nhận dạng/Đặt câu hỏi nghiên cứu;

 Đưa luận điểm/Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

 Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết

 Tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm

 Báo cáo/công bố kết quả nghiên cứu

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 3


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

NỘI DUNG
 Một số khái niệm;

 Phương pháp tiếp cận;

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

 Phương pháp phi thực nghiệm;

 Phương pháp thực nghiệm;

 Phương pháp trắc nghiệm;

 Phương pháp xử lý thông tin.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 4


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THU THẬP, XỬ LÝ TT


Không có một nghiên cứu nào mà không cần thông tin; không có một
khâu nào trong toàn bộ quá trình nghiên cứu mà không cần thông tin

Mục đích:
 Tìm kiếm chủ đề nghiên cứu;
 Xác nhận lý do nghiên cứu;
 Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu;
 Xác định mục tiêu nghiên cứu;
 Nhận dạng vấn đề nghiên cứu;
 Đặt giả thuyết nghiên cứu
 Tìm kiến luận cứ để chứng minh giả thuyết.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 5


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

QUÁ TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ TT

 Chọn phương pháp tiếp cận;

 Thu thập thông tin;

 Xử lý thông tin

 Thực hiện các phép suy luận logic

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 6


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

CÓ NHIỀU PHƯƠNG PHÁP


THU THẬP THÔNG TIN
 Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn: để kế thừa những thành tự
mà các đồng nghiệp đã đạt được trong nghiên cứu;

 Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng
khảo sát hoặc mô hình tương tự các quá trình diễn ra trên đối
tượng nghiên cứu;

 Thực hiện trắc nghiệm trên đối tượng khảo sát để thu thập thông
tin phản ứng từ phía đối tượng khảo sát;

 Sử dụng các phương pháp phi thực nghiệm: quan sát (trên
đối tượng khảo sát ngay tại nơi diễn ra những quá trình mà người
nghiên cứu có thể sử dụng làm luận cứ) và chuyên gia (phỏng
vấn, gửi phiếu điều tra; tổ chức hội nghị khoa học).
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 7
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

CÓ NHIỀU PHƯƠNG PHÁP


THU THẬP THÔNG TIN

Các phương pháp Gây biến đổi Gây biến đổi


trạng thái môi trường

Nghiên cứu tài liệu Không Không

Phi thực nghiệm Không Không

Thực nghiệm Có Có

Trắc nghiệm Không Có

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 8


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

 Thông tin?

 Dữ liệu?

 Số liệu?

 Tiếp cận?

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 9


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Thông tin:
 Thông tin có nghĩa là thông báo tin tức (động từ)

 Thông tin (dt) là sự hiểu biết của con người về một sự kiện, một hiện
tượng nào đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập,
truyền thụ, cảm nhận…

 Con người hiểu được thông tin qua lời nói, chữ viết… và diễn tả thông tin
thành ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau;

 Thông tin được chuyển tải qua các môi trường vật lý khác nhau như ánh
sáng, sóng âm, sóng điện từ…

 Thông tin được ghi trên các phương tiện hữu hình như văn bản trên giấy,
băng ghi âm;

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 10


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Dữ liệu:

 Dữ liệu là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích thu
thập, lưu trữ và xử lý thông tin.

 Dữ liệu có thể là: các số, ký hiệu, hình ảnh hay mệnh đề/phán
đoán.

 Trong nhiều tài liệu người ta định nghĩa dữ liệu là đối tượng xử
lý của máy tính (các số liệu hoặc các mệnh đề)

 Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định còn dữ liệu là các dữ
kiện không có ý nghĩa rõ ràng nếu nó không được tổ chức và
xử lý

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 11


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Số liệu: là dữ liệu ở dạng số hoặc đôi khi được hiểu chung là dữ liệu

 Số liệu sơ cấp: Những số liệu được quan sát hay thu thập lần
đầu tiên bởi người nghiên cứu. Số liệu dạng này thường được
người nghiên cứu tự thu thập từ: bản câu hỏi, phỏng vấn, quan
sát, nghiên cứu tình huống, …

 Số liệu thứ cấp: Những số liệu đã được công bố hay thu thập
trong quá khứ hay do bên thứ ba thu thập. Số liệu này thường
được thu thập từ các cơ quan có liên quan, các nghiên cứu trước
đó, cơ quan thống kê của chính phủ, Internet, …

Người nghiên cứu cần tìm kiếm các nguồn số liệu thứ cấp trước khi quyết
định sử dụng số liệu sơ cấp (chi phí thấp hơn).

Số liệu thứ cấp thường được thu thập theo mục đích của bên thứ ba nên
đôi khi không phù hợp với mục tiêu đang nghiên cứu.
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 12
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Số liệu:

 Số liệu chuỗi thời gian: Số liệu chuỗi thời gian là một tập hợp
của những quan sát về những giá trị mà một biến số nhận được
tại những thời điểm khác nhau. Số liệu này có thể được thu thập
hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm, 5 năm, …

 Số liệu cắt ngang: Là số liệu về một hay nhiều biến số được thu
thập tại cùng một thời điểm

 Số liệu hỗ hợp: là số liệu được kết hợp bởi cả số liệu chuổi thời
gian và cắt ngang: cùng một đơn vị cắt ngang (chẳng hạn, một gia
đình hay một công ty) được quan sát theo thời gian

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 13


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Tiếp cận = TÌM HƯỚNG ĐI

 “Tiếp cận” là một cách xem xét SVHT hoặc cách thức đề cập tới
một chủ đề;

 “Tiếp cận” có thể hiểu là chọn chỗ đứng để quan sát, là bước đầu
của quá trình thu thập thông tin;

 “Tiếp cận” là một công cụ của phương pháp luận;

 Có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau

“Tiếp cận là sự lựa chọn đỗ đứng để quan sát đối tượng khảo sát,
xem xét đối tượng nghiên cứu”

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 14


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


Phương pháp tiếp cận:
 Phương pháp tiếp cận: là cách xem xét sự kiện: toàn diện hay
phiến diện; theo tiếp cận lich sử, tiếp cận lôgic, hệ thống….

 Các phương pháp tiếp cận:


- Tiếp cận nội quan và ngoại quan
- Tiếp cận quan sát hoặc thực nghiệm
- Tiếp cận cá biệt và so sánh
- Tiếp cận lịch sử và logic
- Tiếp cận phân tích và tổng hợp
- Tiếp cận định tính và định lượng
- Tiếp cận thống kê và xác suất
- Tiếp cận hệ thống và cấu trúc.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 15


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


1. Tiếp cận nội quan và ngoại quan:

Khái niệm:

 Nội quan: Từ ý nghĩ chủ quan của mình suy ra

 Ngoại quan: Từ khách quan xem xét lại luận điểm


của mình

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 16


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Claude Bernard:
Không có nội quan thì không có bất cứ nghiên cứu nào
được bắt đầu; Nhưng chỉ với nội quan thì không có bất
cứ nghiên cứu nào được kết thúc

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 17


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


2. Tiếp cận quan sát và thực nghiệm:

 Có thể tiến hành quan sát hoặc tiến hành thực nghiệp để thu
thập thông tin.

 Tiếp cận quan sát: được sử dụng nhiều đối với nghiên cứu mô
tả, nghiên cứu giải thích và nghiên cứu giải pháp.

 Tiếp cận thực nghiệm: thường áp dụng đối với nghiên cứu giải
pháp, thậm chí với nghiên cứu giải thích.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 18


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


3. Tiếp cận cá biệt và so sánh:

 Tiếp cận cá biệt: cho phép quan sát sự vật một cách cô lập với
các sự vật khác.

 Tiếp cận so sánh: cho phép quan sát sự vật trong mối tương
quan với sự vật khác (sự vật đối chứng).

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 19


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


4. Tiếp cận lịch sử và logic:

 Tiếp cận lịch sử: là xem xét sự vật qua những sự kiện trong quá
khứ.

 Tiếp cận logic: là việc xem xét sự vật theo một trật tự nhất định,
chẳng hạn theo diễn tiến sự kiện, theo quan hệ nhân – quả, v.v….

 Tiếp cận lịch sử và logic: luôn gắn liền với nhau, với phương
pháp khách quan trong thu thập thông tin về chuỗi sự kiện trong
quá khứ, người nghiên cứu sẽ nhận biết được logic tất yếu của
quá trình phát triển.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 20


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


5. Tiếp cận phân tích và tổng hợp:

 Tiếp cận phân tích: là sự phân chia SVHT thành những bộ phận
có bản chất khác biệt nhau.

 Tiếp cận tổng hợp: là việc xác lập những liên hệ tất yếu giữa các
bộ phận đã được phân tích.

Có thể thu thập thông tin từ tiếp cận phân tích trước, song
cũng có thể thu thập thông tin từ tiếp cận lịch sử trước. Tuy nhiên,
cuối cùng vấn phải đưa ra đánh giá tổng hợp.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 21


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


6. Tiếp cận định tính và định lượng:

 Tiếp cận định tính: là việc thu thập thông tin, khảo sát thông tin
về SVHT dưới dạng định tính (Trong thực tế, có thể chỉ có được
thông tin định tính).

 Tiếp cận định lượng: là việc thu thập thông tin về SVHT dưới
dạng định lượng.

Tiếp cận định tính hay tiếp cận định lượng dù bắt đầu từ đâu,
song cuối cùng vẫn phải là nhận thức bản chất định tính của
SVHT.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 22


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN


7. Tiếp cận thống kê và xác suất:

 Tiếp cận thống kê: là việc xem xét toàn bộ các SVHT hiện hữu
để đưa ra kết luận về bản chất SVHT.

 Tiếp cận xác suất: là việc xem xét một cách có lựa chọn theo
mẫu để qua đó đánh giá bản chất SVHT.

Trong tiếp cận xác suất phải lựa chọn sao cho mẫu được chọn
mang đủ tính đại diện cho toàn bộ khách thể.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 23


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU


Mục đích; Nguồn tài liệu; Tổng hợp tài liệu

Mục đích: Nghiên cứu tài liệu là để thu thập những thông tin sau:

 Cơ sở lý thuyết liên quan tới chủ đề nghiên cứu;

 Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan tới chủ đề;

 Kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố;

 Chủ trương và chinh sách liên quan tới nội dung nghiên cứu

 Số liệu thống kê.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 24


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU


Mục đích; Nguồn tài liệu; Tổng hợp tài liệu

Nguồn tài liệu: (theo chủng loại):

 Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành: có vai trò quan trọng
nhất, vì nó thuộc chính lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành và
mang tính thời sự cao về chuyên môn.

 Tác phẩm khoa học: đã hoàn thiện về lý luận, có giá trị cao về
các luận cứ lý thuyết (nhưng có thể không mang tính thời sự).

 Tạp chí và báo cáo ngoài ngành: cung cấp thông tin đa chiều,
tham khảo và có thể có những gợi ý độc đáo, thoát khỏi đường
mòn của những nghiên cứu trong ngành.

 Tài liệu lưu trữ: các văn bản, số liệu, hồ sơ chính thức.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 25


 Thông tin đại chúng: thường mang tính tham khảo để nghiên
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU


Mục đích; Nguồn tài liệu; Tổng hợp tài liệu

Nguồn tài liệu: (theo mức độ tin cậy):

 Nguồn tài liệu sơ cấp: gồm những tài liệu nguyên gốc của chính
tác giả hoặc nhóm tác giả viết.
Trong NCKH phải ưu tiên sử dụng tài liệu sơ cấp.

 Nguồn tài liệu thứ cấp: gồm những tài liệu được tóm tắt, xử lý,
biên soạn, biên dịch, trích dẫn, tổng hợp từ tài liệu sơ cấp.
Chỉ sử dụng khi không tìm kiếm được tài liệu thứ cấp.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 26


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU


Mục đích; Nguồn tài liệu; Tổng hợp tài liệu

Nguồn tài liệu: (theo tác giả):

 Tác giả trong ngành hay ngoài ngành: trong ngành thì am hiểu
sâu sắc, ngoài ngành thì có cái nhìn độc đáo, khách quan và có
những thông tin liên ngành.

 Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc: trong cuộc thì trực tiếp liên
quan tới sự kiện.

 Tác giả trong nước hay ngoài nước: ngoài nước thì có thông tin
nhiều mặt trong bối cảnh quốc tế.

 Tác giả đương thời hay tác giả hậu thế: đương thời thì có thể là
nhân chứng trực tiếp, tuy nhiên có thể bị hạn chế về thời gian và
hạn chế lịch sử. Hậu thế được kế thừa, có điều kiện phân tích sâu
www.ptit.edu.vnsắc hơn về sự kiện.Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 27
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LiỆU


Mục đích; Nguồn tài liệu; Tổng hợp tài liệu

Tổng hợp tài liệu: bao gồm các nội dung sau:

 Bổ túc tài liệu: sau khi phân tích, phát hiện ra những thiếu sót, sai lệch.

 Lựa chọn tài liệu: chỉ chọn những tài liệu, thông tin cần để xây dựng
đủ luận cứ.

 Sắp xếp tài liệu: có thể có nhiều cách sắp xếp, như theo: tiến trình thời
gian; theo trật tự từ luận cứ lý thuyết đến luận cứ thực tế hoặc hoặc sắp
xếp theo quan hệ nhân – quả.

 Làm tái hiện quy luật: là bước quan trọng nhất, chính là mục đích của
phương pháp tiếp cận lịch sử.

 Giải thích quy luật: công việc này đòi hỏi sử dụng các thao tác logic
www.ptit.edu.vnđể đưa ra những phánBộđoán về bản
môn Phát triển chất của SVHT.
kỹ năng Trang 28
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp phi thực nghiệm:

 Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp dựa trên sự


quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, hoặc thu
thập những số liệu thống kê đã tích lũy, trên cơ sở đó phát hiện
qui luật của SVHT. Trong phương pháp này người nghiên cứu chỉ
quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can
thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu.

 Các phương pháp phi thực nghiệm:


- Quan sát;
- Phỏng vấn;
- Hội nghị;
- Điều tra.
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 29
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp quan sát:

 Phương pháp quan sát: là phương pháp mà người nghiên cứu chỉ
quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào
nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặt trưng cho quá trình diễn
biến của sự kiện.

 Ưu điểm/nhược điểm:
- Nhược điểm: sự chậm chạp và thụ động theo diễn tiến của sự kiện; khó
tách các mối liên hệ nhân quả.

- Ưu điểm: đơn giản; giữ được tính tự nhiên; ít tốn kém; số liệu sống
động, cụ thể, phong phú.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 30


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp quan sát:

 Yêu cầu của P2 quan sát: Xác định rõ đối tượng/Xác định rõ mục
đích/ Phải ghi lại kết quả quan sát.

 Các loại quan sát:


- Quan sát chuẩn bị/không chuẩn bị (theo mức độ chuẩn bị)
- Quan sát tham dự/không tham dự (theo quan hệ quan sát)
- Quan sát mô tả/phân tích (theo mục đích xử lý T2)
- Quan sát định kỳ/chu kỳ/liên tục/tự động (theo tính liên tục)
- Quan sát hình thái/công năng (theo mục đích nắm bắt)
- Quan sát nghe/nhìn/ghi âm/ghi hình,.. (theo phương tiện quan sát)

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 31


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp phỏng vấn:

 Phương pháp phỏng vấn: là đưa ra những câu hỏi với người đối
thoại để thu thập thông tin. Trong đó, người đối thoại có thể là:
- Người đối thoại không am hiểu;
- Người đối thoại am hiểu/rất am hiểu

 Các loại phỏng vấn:


- Phỏng vấn chuẩn bị trước;
- Phỏng vấn không chuẩn bị trước
- Phỏng vấn trực tiếp;
- Phỏng vấn qua điện thoại;
- Phỏng vấn qua văn bản (email, gửi bản câu hỏi);
- Phỏng vấn để phát hiện/phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết vấn đề.
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 32
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

Phương pháp phỏng vấn:

 Lưu ý cách đặt câu hỏi/khi phỏng vấn

- Việc ghi chép, ghi âm/ghi hình phải được sự cho phép/thỏa thuận trước.

- Hạn chế câu hỏi mang tính trực tiếp

- Hạn chế câu hỏi buộc người được hỏi phải đánh giá

- Không hỏi những vấn đề mang tính riêng tư;

- Không hỏi những vấn đề “nhạy cảm”

<Tham khảo kỹ năng đặt câu hỏi như chi tiết đính kèm>
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 33
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

(3) Phương pháp hội nghị:

 Phương pháp hội nghị: là phương pháp nêu ra câu hỏi trước
một nhóm chuyên gia để nghe họ tranh luận, phân tích.

 Các loại hội nghị:

- Bàn tròn (roundtable);

- Hội thảo khoa học (seminar);

- Hội nghị khoa học (conference);

- Lớp huấn luyện (workshop);

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 34


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

(3) Phương pháp hội nghị:

 Tiến trình hội nghị:


- Khai mạc
- Các báo cáo/thảo luận;
- Tổng kết.

 Nội dung báo cáo:


- Thuyết trình của chủ tọa;
- Câu hỏi của hội nghị
- Bình luận của các thành viên
- Bổ sung của các thành viên/đại biểu
- Khuyến nghị của các thành viên
- Ghi nhận của chủ tọa.
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 35
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

(4) Phương pháp điều tra:

 Phương pháp điều tra: là P2 dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất
loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng/hoặc việc khảo sát trên một diện rộng
đối tượng nhằm thu được ý kiến hoặc các thông số về mặt định tính và
định lượng của đối tượng cần nghiên cứu.

 Các phương pháp điều tra:


- Điều tra cơ bản;

- Điều tra xã hội học;

- Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại);

- Điều tra bằng phiếu (ankét); <bài tập>

- Điều tra bằng trắc nghiệm (test). <bài tập>


www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 36
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

4. PHƯƠNG PHÁP PHI THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Phân loại; Các phương pháp phi thực nghiệm

(4) Phương pháp điều tra:

 Các bước tiến hành điều tra:

- Xây dựng kế hoạch điều tra;

- Xây dựng các mẫu phiếu/câu hỏi/thông số/chỉ tiêu điều tra;

- Chọn mẫu điều tra;

- Thực hiện điều tra;

- Xử lý kết quả điều tra (lý thuyết, phân tích, thống kê, tổng hợp)

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 37


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm:

 Phương pháp thực nghiệm: là P2 thu thập thông tin được thực hiện
bởi những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và
môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủ định.

 Phương pháp thực nghiệm: giúp cho:


- Tách riêng từng phần thuần nhất của đối tượng để quan sát;

- Biến đổi môi trường của đối tượng khảo sát;

- Rút ngắn được thời gian tiếp cận trong quan sát;

- Tiến hành những thực nghiệm lặp lại nhiều lần để kiểm tra lẫn nhau;

- Không bị hạn chế về thời gian và thời gian.


www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 38
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Nguyên tắc thực nghiệm:

 Đề ra chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá;

 Chỉ định các yếu tố cần thay đổi;

 Giữ ổn định các yếu tố không bị người nghiên cứu khống


chế;

 Mẫu được lựa chọn phải mang tính phổ biến/đại diện;

 Đưa ra một số giả thiết thực nghiệm để loại bớt các yếu tốt
tác động phức tạp.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 39


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Điều kiện sử dụng phương pháp thực nghiệm:

 Biết được chính xác yếu tố nào ảnh hưởng đến sự này sinh
và diễn tiến của hiện tượng nghiêm cứu;

 Xác định được nguyên nhân của các hiện tượng do vạch ra
được các điều kiện ảnh hưởng;

 Lặp lại thí nghiệm nhiều lần tùy theo ý muốn.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 40


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Phân loại thực nghiệm: (Theo nơi thực nghiệm)

 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm;

 Thực nghiệm tại hiện trường;

 Thực nghiệm trong quần thể xã hội.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 41


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Phân loại thực nghiệm: (theo mục đích quan sát):

 Thực nghiệm thăm dò;

 Thực nghiệm kiểm tra;

 Thực nghiệm song hành;

 Thực nghiệm đối nghịch

 Thực nghiệm so sánh

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 42


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Phân loại thực nghiệm: (theo diễn trình):

 Thực nghiệm cấp diễn;

 Thực nghiệm bán cấp diễn;

 Thực nghiệm trường diễn.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 43


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Các loại thực nghiệm:

 Có 3 loại thực nghiệm:

- Thực nghiệm thử và sai;

- Thực nghiệm Heuristic;

- Thực nghiệm trên mô hình

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 44


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Các loại thực nghiệm: (1/3- Thực nghiệm thử và sai)

 Bản chất:
- Thực nghiệm đồng thời trên một hệ thống đa mục tiêu;
- Lặp lại một kiểu thực nghiệm: thử -̣ sai; lại thử -̣ lại sai ..., cho đến khi
hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai so với giả thuyết thực nghiệm
 Các bước:
- “Thử“, thấy “sai”,
- “Thử lại”, thấy “đúng” hoặc thấy “sai”,
- “Thử lại” thấy đúng hoặc thấy “sai”,
- “Thử” cho tới khi thấy “đúng” hoặc thấy “sai” hoàn toàn,
- Kết luận “hoàn toàn đúng” hoặc “hoàn toàn sai”

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 45


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Các loại thực nghiệm: (1/3- Thực nghiệm thử và sai)

 Nhược điểm:

- Mò mẫm lặp lại các thực nghiệm giống hệt nhau;

- Nhiều rủi ro; Tốn kém, nhất là thử và sai trong các thực nghiệm xã hội

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 46


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Các loại thực nghiệm: (2/3- Thực nghiệm Heuristic)

 Bản chất:
- Thử và sai theo nhiều bước;

- Mỗi bước chỉ thử và sai 1 mục tiêu;

 Các bước:

- Phân chia hệ thực nghiệm đa mục tiêu thành các hệ đơn mục tiêu;

- Xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các mục tiêu;

- Xác lập thêm điều kiện để thử và sai

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 47


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Các loại thực nghiệm: (3/3- Thực nghiệm trên mô hình)

 Bản chất: Dùng mô hình thực nghiệm thay thế việc thực nghiệm trên đối
tượng thực.
(vì khó khăn về kỹ thuật, nguy hiểm, độc hại, và những nguyên nhân bất
khả kháng khác)

 Điều kiện: giữa mô hình và đối tượng phải có:

- Tính đẳng cấu (song ánh): nghĩa là giống nhau trên những liên hệ căn
bản nhất;

- Đẳng cấu lý tưởng sẽ tiến tới tính đồng cấu (ánh xạ);

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 48


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


Khái niệm; Mục đích; Nguyên tắc; Điều kiện; Phân loại; Các loại thực nghiệm

Các loại thực nghiệm: (3/3- Thực nghiệm trên mô hình)

 Các loại mô hình

- Mô hình toán

- Mô hình vật lý

- Mô hình sinh học

- Mô hình sinh thái

- Mô hình xã hội

- Mô hình thiết bị, công nghệ mô phỏng

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 49


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin:

 Xử lý thông tin: là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của
người nghiên cứu và tư duy biện chứng, tư duy logic cùng các
phương pháp khoa học để phân tích, xử lý phân tích, xử lý thông
tin, tư liệu đã được thu thập.

 Mục đích của việc xử lý thông tin:


- Tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa các phần khác nhau của
thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới,
kết luận mới về SVHT nghiên cứu;
- Xây dựng các luận cứ phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ
giả thuyết khoa học.
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 50
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Nội dung và phương pháp xử lý thông tin:

 Xử lý toán học đối với thông tin định lượng: sử dụng phương
pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp
số liệu thu thập được.

 Xử lý logic đối với các thông tin định tính: là việc đưa ra những
phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên
hệ logic của các sự kiện.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 51


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Các bước xử lý thông tin:

 Chọn lọc tài liệu, tư liệu, số liệu: Nghiên cứu mối liên hệ giữa các
tài liệu, tư liệu, số liệu; So sánh, đối chiếu, chọn lọc những tài liệu,
tư liệu, số liệu quan trọng, thiết thực, có độ tin cậy cao

 Sắp xếp tài liệu tư liệu, số liệu: Quy thành các nhóm tài liệu, số liệu;
Lập dàn ý, sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề theo một logic
nhất định; Chọn các vấn đề cần đi sâu phân tích.

 Phân tích và xử lý thông tin;

 Dự kiến kết luận cần có, cần rút ra và hướng phát triển vấn đề đó.

 Tổng hợp và hệ thống tài liệu, tư liệu, số liệu


www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 52
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin định lượng:

 Con số rời rạc

 Bảng số liệu

 Biểu đồ

 Đồ thị
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 53
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin định lượng: Số liệu rời rạc


Số liệu rời rạc được sử dụng trong trường hợp số liêu thuộc các sự kiện
riêng lẻ, không mang tính hệ thống, không thành chuỗi thời gian. Ví dụ:

 Số liệu mô tả các đặc tính


 Các biến thí nghiệm
 Số liệu thô
 Số liệu trung bình
 Số về tỷ lệ
 Con số về sai số chuẩn, độ lệch chuẩn
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 54
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin định lượng: Bảng số liệu


Bảng số liệu sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện một cấu trúc
hoặc một xu thể. Cấu trúc bảng thường bao gồm:

 Số và tựa/tiêu đề bảng
 Cột và tiêu đề cột
 Hàng và tiêu đề hàng
 Phần thân chính là vùng chứa số liệu
 Chú thích bảng
 Các đường ranh giới
www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 55
C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin định lượng: Biểu đồ


Được sử dụng để cung cấp một hình ảnh trực quan về tương quan giữa 2
hoặc nhiều số liệu, thông số về sự vật cần so sánh. Có nhiều loại biểu đồ:
hình cột, hình thanh, hình quạt, hình khối, tuyến tính, biểu đồ kết hợp

60

50

40

30

20

10

0
1st 2nd 3rd 4th
Qtr Qtr Qtr Qtr

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 56


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN


Khái niệm; Mục đích; Nội dung và các phương pháp xử lý thông tin

Xử lý thông tin định lượng: Đồ thị


Được sử dụng khi quy mô của tập hợp số liệu đủ lớn, để có thể từ các số
liệu ngẫu nhiên, nhận ra các liên hệ tất yếu, xu hướng của SVHT

70
60
50
40
30
20
10
0
0 2 4 6

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 57


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 58


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

NỘI DUNG
 Một số khái niệm;

 Phương pháp tiếp cận;

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

 Phương pháp phi thực nghiệm;

 Phương pháp thực nghiệm;

 Phương pháp trắc nghiệm;

 Phương pháp xử lý thông tin.

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 59


C3. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

www.ptit.edu.vn Bộ môn Phát triển kỹ năng Trang 60

You might also like