Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC


SEMINAR DỊCH TỄ DƯỢC

INSULIN LÀ MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ QUAN TRỌNG


TRONG UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ
TIỀN MÃN KINH: MỘT NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG
TẠI TRUNG QUỐC

Thứ 5 ngày 20/5/2021


NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

1 Bối cảnh và lý do thực hiện nghiên cứu


2 Mục tiêu của nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
4 Các kết quả nghiên cứu
5 Nguy cơ xuất hiện sai số và cách thức giảm thiểu
6 Các hạn chế của nghiên cứu
1. Bối cảnh và lý do thực hiện nghiên cứu

Ung thư nội mạc tử cung


(EC) là bệnh lý phụ khoa
phổ biến ở các nước phát
triển, chủ yếu xảy ra ở
phụ nữ sau mãn kinh.

Chưa biết nguyên nhân một cách rõ ràng


1. Bối cảnh và lý do thực hiện nghiên cứu

Giả thuyết:
Phụ nữ sau mãn kinh
HRT Kết quả

Thiếu sự bảo vệ của Progesteron Chỉ Estrogen Tăng nguy cơ EC

Nồng độ Estrogen tăng cao Estrogen +


Giảm nguy cơ EC
Progestin

Biến đổi ác tính


1. Bối cảnh và lý do thực hiện nghiên cứu

Bằng chứng thu thập được những năm gần đây cho thấy:

Kháng Insulin
Các yếu tố gây viêm
Tiểu đường
Các yếu tố nguy cơ của EC
Tăng huyết áp
Sự biểu hiện của Heparanase Cyclin B là yếu tố tiên lượng
Các biến thể gen sửa chữa
1. Bối cảnh và lý do thực hiện nghiên cứu

Các điều tra chủ yếu được thực hiện ở các nước phương Tây
với những người da trắng. Những thông tin liên quan đến
các nhóm chủng tộc khác còn hạn chế.

Nhóm tác giả thực hiện báo cáo nghiên cứu bệnh chứng
khảo sát các yếu tố nguy cơ EC ở phụ nữ tiền mãn kinh tại
Trung Quốc.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
Đánh giá vai trò của Insulin trong sự tiến triển của
ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh
Trung Quốc.

?
?
?
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh - chứng
Không phơi nhiễm
Bệnh
Phơi nhiễm

Không phơi nhiễm

Chứng
Phơi nhiễm
Thời điểm
Quá khứ nghiên cứu

Thời gian
3.2. Nguồn lấy mẫu

Các bệnh nhân và người thuộc nhóm chứng đều được thu
thập từ Bệnh viện Yaitai Yuhuangding từ năm 2010 đến
năm 2013, tất cả đều là phụ nữ Trung Quốc tiền mãn kinh.
3.3. Lựa chọn nhóm chủ cứu và nhóm chứng
Nhóm chủ cứu (nhóm bệnh ) Nhóm chứng

Là các bệnh nhân có ung thư nội mạc Đối chứng chỉ bao gồm những phụ nữ
tử cung, họ mới được chẩn đoán, không chưa phẫu thuật cắt tử cung và cắt phần
mắc các bệnh lý ác tính khác và không phụ. Không có tiền sử bệnh ác tính hoặc
sử dụng các thuốc chứa hormone dùng các thuốc có chứa hormone
Steroid. Steroid.
Tuổi: ±6 tháng
1 trường hợp EC 2 – 3 đối chứng Thời điểm lấy máu:
±1h

128 bệnh nhân, tiền mãn kinh, tuổi 22 - 43 294 phụ nữ tiền mãn kinh
3.4. Định nghĩa về phơi nhiễm và biến cố

Phơi nhiễm Biến cố


Nồng độ insulin trong máu Bệnh ung thư nội
tăng so với nhóm chứng mạc tử cung
3.5. Cách thức thu thập dữ liệu
Nhân trắc học: tất cả đều do một nhân viên y tế giàu kinh nghiệm thực hiện,
dữ liệu được lấy ngay sau khi lấy máu. Mỗi phép đo được thực hiện 2 lần và
lấy giá trị trung bình.
Phỏng vấn: lấy dữ liệu về tiền sử sinh sản, tiền sử bệnh và tiền sử gia đình
mắc ung thư các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp bởi một nhân viên y
tế đã được chứng nhận.
Thu thập và lưu giữ mẫu máu
• Nhóm bệnh: được lấy vào sáng ngày phẫu thuật
• Nhóm chứng: lấy vào buổi sáng ngày khám sức khoẻ định kỳ
• Tất cả đều đã nhịn ăn >8h trước khi lấy máu, 5ml máu mỗi người tham
gia và được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để ly tâm. Điều kiện bảo
quản -80⁰C.
Xét nghiệm và định lượng các chỉ số máu: lấy dữ liệu về chỉ số C-peptid,
SHBG, Insulin, CRP, IL-6, TNF-α.
• Các mẫu huyết thanh được xét nghiệm tại phòng thí nghiệm lâm sàng của
Bệnh viện Yantai Yuhuangding.
• Các nhân viên phòng thí nghiệm không được biết đâu là mẫu của ca bệnh
và mẫu của nhóm đối chứng.
• Các chỉ số đều được đo và cùng một lô vào cùng ngày. Mỗi chỉ số đều
được đo hai lần và lấy giá trị trung bình để phân tích.
3.6. Một số yếu tố nhiễu hoặc phân tích phân nhóm được đưa vào
phân tích trong nghiên cứu
Định lượng các yếu
Nhân trắc học Phỏng vấn
tố trong máu
BMI Tiểu đường C-peptid
WHR Tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư SHBG
WC Tăng huyết áp CRP
AC Trọng lượng lúc sơ sinh >4kg IL-6
HC Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt TNF-α
4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Các kết quả chính
Kết luận
 Nghiên cứu bệnh chứng này cho thấy insulin là một yếu tố
nguy cơ của EC ở phụ nữ tiền mãn kinh.

 Insulin huyết tương tăng làm tăng nguy cơ EC.


 Cần thực hiện thêm các nghiên cứu thực nghiệm và lâm
sàng sâu hơn để làm rõ vai trò của insulin trong quá trình
sinh ung thư của EC ở phụ nữ tiền mãn kinh.
4.2. Các phát hiện khác

• Vì nồng độ insulin huyết tương tỷ lệ thuận với BMI và WHR trong kết
quả nghiên cứu, nên người ta cho rằng béo phì, đặc biệt là béo phì vùng
bụng do kháng insulin có lẽ là lý do hàng đầu khiến lượng insulin tăng
cao.
• Hơn nữa, người ta cho rằng kiểm soát cân nặng, đặc biệt là kiểm soát béo
phì vùng bụng có thể làm giảm nguy cơ EC.
• Ngoài ra, vai trò của cân nặng khi sinh đã được phân tích trong nghiên
cứu. Không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng lúc sinh giữa hai nhóm;
kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu ở những nơi khác. Phân tích
sâu hơn cho thấy mối liên quan giữa cân nặng khi sinh và EC là không
đáng kể.
4.2. Các phát hiện khác

• Các thói quen sinh hoạt xấu bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo và lối
sống ít vận động có thể góp phần nhiều hơn vào cơ chế bệnh sinh của
EC. Nó cũng gợi ý rằng béo phì mắc phải có lẽ là một yếu tố nguy cơ
quan trọng của EC.

=> Điều trị nhắm tới mục tiêu kiểm soát cân nặng bằng cách điều chỉnh
giảm mức insulin trong máu dường như có hiệu quả trong việc giảm nguy
cơ EC.
5. Nguy cơ xuất hiện sai số và cách thức giảm thiểu
Sai số ngẫu nhiên

+ Do hiệu lực thống kê chưa cao: tất cả các đối tượng được tích lũy từ
một bệnh viện, không đại diện cho cả quần thể nghiên cứu. Ảnh hưởng
đến tính tin cậy của kết quả

→ Giảm thiểu bằng nghiên cứu đa trung tâm bao gồm nhiều đối tượng
hơn (tăng cỡ mẫu), hoặc kéo dài them thời gian nghiên cứu.
5. Nguy cơ xuất hiện sai số và cách thức giảm thiểu
Lựa chọn: Sai số hệ thống
Sai số nhập viện: Nhóm bệnh và nhóm chứng đều được lấy từ bệnh
viện → ước lượng nguy cơ cao hơn thực tế do có những người phơi
nhiễm nhưng không đến bệnh viện thăm khám.
Sai số do tai tiếng : Insulin đã được xác định là yếu tố nguy cơ của EC
→ Ước lượng nguy cơ bị cao hơn so với thực tế.
Sai số tham gia : Những người có biến cố (EC) có thể từ chối tham gia
nghiên cứu dẫn đến ước lượng nguy cơ bị sai so với thực tế.
Sai số hiện mắc: Bệnh nhân đã tử vong do xuất hiện biến cố nhưng
không được báo cáo.
Thông tin:
Sai số nhớ lại: khả năng nhớ lại việc sử dụng các thuốc hormone steroid của
những người không có biến cố thường kém hơn → ước lượng nguy cơ cao
hơn thực tế.

Sai số do người phỏng vấn: Người phỏng vấn đã biết Insulin là yếu tố nguy
cơ do đó có thể cưỡng ép đối tượng tham gia trả lời theo ý của mình → ước
lượng nguy cơ bị cao hơn so với thực tế

Sai số phát hiện: Quy trình theo dõi, thu thập các đặc điểm cơ bản có thể có
sự thiên vị giữa nhóm bệnh và nhóm chứng
Phiên giải kết quả:

Sai số do cáo buộc (Protopathic bias): không xác định được thời điểm xuất
hiện biến cố trước hay phơi nhiễm trước → ước lượng nguy cơ bị cao hơn so
với thực tế.

→ Giảm thiểu bằng không cho người phỏng vấn biết giả thiết nghiên cứu.
Chuẩn hoá quá trình phỏng vấn, theo dõi, thu thập dữ liệu; kết hợp lấy thông
tin từ các cơ sở liệu khác .
6. Các hạn chế của nghiên cứu
• Không tính được tỷ suất bệnh mới: Do không có thông tin số lượng người
mới mắc nên không tính toán được tỷ suất mắc bệnh mới.
• Khó xác định mối quan hệ thời gian: nhân trước - quả sau: Do khó có thể xác
định được liệu đối tượng nghiên có dùng Insulin trước hay sau khi được chẩn
đoán EC.
• Có nhiều sai số hệ thống xuất hiện trong nghiên cứu.
• Tất cả các dữ liệu đều được lấy từ một bệnh viện. Trong tương lai, nếu lấy dữ
liệu từ nhiều nguồn hơn sẽ bao gồm được nhiều đối tượng hơn từ đó cung cấp
bằng chứng mạnh mẽ hơn.
• Chưa tìm thấy bất kỳ phương pháp nào để đánh giá liệu tâm lý căng thẳng có
ảnh hưởng đến nồng độ huyết thanh của các dấu ấn sinh học trong nghiên
cứu.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã theo dõi

Thank you!

You might also like