Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Giảng viên: TS Lê Đoàn Minh Đức


Email: ducldm@ueh.edu.vn
Điện thoại: 0989725579
TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. K.R.Subramanyam; Financial Statement


Analysis (11th Edition); Mc Graw-Hill Irwin;
2014.

2. Krishna G. Palepu and Paul M.


Healy; Business Analysis & Valuation:
Using Financial Statements (5th
Edition); South-Western, Cengage
Learning; 2013.

3. Bộ môn Kế toán quản trị – Phân tích kinh doanh Khoa Kế toán
Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; Phân tích
hoạt động kinh doanh; NXB. Kinh tế TP.HCM; Năm 2015.
MỤC TIÊU

 Xác định các mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính.
 Xác định các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài chính.
 Làm rõ các nguồn thông tin để phân tích báo cáo tài chính.
 Nhận ra sự ảnh hưởng của kế toán đến tính xác thực của thông
tin trên báo cáo tài chính
 Áp dụng phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, và
phân tích theo chiều dọc vào các báo cáo tài chính.
 Áp dụng phân tích chỉ số vào các báo cáo tài chính để nghiên
cứu khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng sinh lợi, khả năng
thanh toán dài hạn, và phân tích thị trường
NỘI DUNG CHƯƠNG 4

Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính


Các tiêu chuẩn phân tích báo cáo tài chính
Nguồn tài liệu phân tích
Phân tích ảnh hưởng của kế toán đến tính xác thực của thông tin trên báo cáo
tài chính
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phân tích theo chiều ngang
Phân tích xu hướng
Phân tích theo chiều dọc
Phân tích chỉ số
Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình tài chính
Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
Đánh giá hiệu quả hoạt động
Đánh giá khả năng sinh lợi
Đánh giá năng lực của dòng tiền
Các chỉ số kiểm tra thị trường
GIỚI THIỆU

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH Phaân tích


KINH DOANH moâi tröôøng kinh
doanh vaø chieán löôïc
Phaân tích baùo caù
Phaân tích taøi chính
Phaân tích ngaønh
chieán löôïc

Phaân tích
Phaân taøi chính Phaân
tích tích
keá toaùn trieån voïng
Phaân tích Phaân tích Phaân tích
khaû naêng sinh lôïidoøng tieàn ruûi ro

Öôùc tính chi phí söû duïng voán Giaù trò đích thực
ĐẶT VẤN ĐỀ

NHẬN XÉT VỀ CLIP TRÊN?


MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH?
2. CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH?
ĐẶT VẤN ĐỀ

Phân tích tài chính (Financial Analysis)


NỘI DUNG

¨ Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính


¨ Các tiêu chuẩn phân tích báo cáo tài chính
¨ Nguồn tài liệu phân tích
¨ Phân tích ảnh hưởng của kế toán đến tính xác thực của thông tin
trên báo cáo tài chính
¨ Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
¨ Phân tích theo chiều ngang
¨ Phân tích xu hướng
¨ Phân tích theo chiều dọc
¨ Phân tích chỉ số
¨ Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình tài chính
¨ Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
¨ Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
¨ Đánh giá hiệu quả hoạt động
¨ Đánh giá khả năng sinh lợi
¨ Đánh giá năng lực của dòng tiền
¨ Các chỉ số kiểm tra thị trường
1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH BCTC

 Đánh giá thành quả quá khứ và tình hình


tài chính hiện hành

 Đánh giá những tiềm lực tương lai và


những rủi ro liên quan
1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH BCTC

Đánh giá thành quả quá khứ và tình hình tài chính
hiện hành
Người sử dụng thông tin (bên trong và bên
ngoài đơn vị) thường xem xét xu hướng của
doanh thu, chi phí, lợi nhuận thuần, dòng
tiền, và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư … quá khứ
không chỉ như là một phương tiện để đánh
giá kết quả quá khứ mà còn như là một dấu
hiệu của kết quả tương lai.
1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH BCTC

Đánh giá những tiềm lực tương lai và những rủi ro


liên quan
Thông tin quá khứ và hiện tại chỉ có ích khi nó phục
vụ cho những quyết định liên quan đến tương lai.
Tính rủi ro của các khoản đầu tư hoặc tín dụng phụ
thuộc vào mức độ dễ dự đoán về khả năng sinh lợi và
khả năng thanh toán trong tương lai.
Tiềm lực gắn với một doanh nghiệp lớn đã ổn định
vững chắc thì dễ đoán, ít rủi ro, ngược lại, những
tiềm lực gắn với một doanh nghiệp nhỏ, mới thành
lập, có thể khó dự đoán hơn nhiều và nhiều rủi ro.
2. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

o Thống kê Thước đo kinh nghiệm (Rule-of-


Thumb Measures)

o Thành quả quá khứ của công ty (Past


Performance of the Company)

o Các tiêu chuẩn của ngành (Industry Norms)


2. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Thước đo thống kê kinh nghiệm là tiêu chuẩn so


sánh dựa vào kinh nghiệm thực tế.
Chỉ nên sử dụng thước đo này nhằm xác định
phạm vi cần nghiên cứu thêm.
Không có chứng cứ nào chứng tỏ thước đo thống
kê kinh nghiệm là tốt nhất cho mọi doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán ngắn
hạn (tài sản ngắn hạn
chia cho nợ ngắn hạn)
là 2:1 là có thể chấp
nhận ??? ?
Thống kê Thước đo kinh nghiệm (Rule-of-Thumb
Measures)
2. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Thành quả quá khứ của doanh nghiệp đóng vai trò là
thước đo kết quả tài chính hiện hành của doanh nghiệp
đang phân tích.
Thành quả quá khứ có ích trong việc chỉ ra các xu hướng
tương lai có thể xảy ra.
Các nhà phân tích có cơ sở để đánh giá kết quả tài chính
kỳ phân tích đã biến động theo chiều hướng tốt hơn hay
xấu đi so với quá khứ.
Kết quả tài chính
tương lai sẽ lặp lại
giống kết quả tài chính
quá khứ
??? ?
Thành quả quá khứ của công ty (Past Performance of
the Company)
2. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tiêu chuẩn ngành cho biết doanh nghiệp đang


được phân tích có kết quả tài chính so với các
doanh nghiệp cùng ngành khác ra sao.
Các tiêu chuẩn của ngành cũng có thể được dùng
để đánh giá các xu hướng.

Khó tìm được 2 doanh


nghiệp cùng nghành
để so sánh. Vì sao
??? ?
Các tiêu chuẩn của ngành (Industry Norms)
3. NGUỒN DỮ LIỆU PHÂN TÍCH

Các bảng báo cáo hàng năm


Các báo cáo của Ủy ban chứng khoán nhà
nước
Các tạp chí kinh doanh được xuất bản định
kỳ và các dịch vụ tư vấn về tín dụng và đầu tư
4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ TOÁN ĐẾN TÍNH XÁC
THỰC CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ảnh hưởng của kế toán đến tính xác thực của


thông tin trên báo cáo tài chính và tính so sánh từ:

ª Lựa chọn các chính sách kế toán


ª Các ước tính của kế toán
ª Các hạn chế của các chuẩn mực

Mục tiêu chính của phân tích nhằm đánh giá và


làm giảm bớt những rủi ro kế toán và để cải thiện
nội dung kinh tế của báo cáo tài chính.
5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

• Phân tích theo chiều ngang (Horizontal


Analysis)
• Phân tích xu hướng (Trend Analysis)
• Phân tích theo chiều dọc (Vertical Analysis)
• Phân tích tỷ số (Ratio Aanalysis)

Các con số tự nó không có nhiều ý nghĩa. Chính mối


quan hệ của chúng với những con số khác hoặc
những thay đổi của chúng từ kỳ này so với kỳ khác
mới là quan trọng. Các phương pháp phân tích báo
cáo tài chính được sử dụng để chỉ ra các mối quan hệ
và những sự thay đổi đó.
5.1 PHÂN TÍCH THEO CHIỀU NGANG (Horizontal Analysis)

Tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ %


chênh lệch từ kỳ này so với kỳ trước

• Số tiền chênh lệch phản ánh quy mô biến động, và tỷ


lệ chênh lệch, phản ánh tốc độ biến động, phải được
xem xét đồng thời.
• Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy
qui mô thay đổi tương quan ra sao so với qui mô của
số tiền liên quan.
5.1 PHÂN TÍCH THEO CHIỀU NGANG (Horizontal Analysis)

Chênh lệch
Khoản mục Năm trước Năm nay Tiền Tỷ lệ
Kết quả hoạt động        
Doanh thu (triệu đồng) 5000 6000 1000 20,00%
Chi phí (triệu đồng) 4500 5200 700 15,56%
Lợi nhuận (triệu đồng) 500 800 300 60,00%
Tình tình tài chính        
Tiền (triệu đ) 120 130 ? ?
Tài sản cố định 400 380 ? ?
…    
Vốn chủ sở hữu 1000 1200 ? ?
5.2 PHÂN TÍCH THEO XU HƯỚNG (Trend Analysis)

Các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều


năm, tính theo năm gốc

Phân tích xu hướng được xem là quan trọng bởi


vì cách nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có
thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của
hoạt động kinh doanh.

Dữ liệu thường từ 5 năm trở lên.


5.2 PHÂN TÍCH THEO XU HƯỚNG (Trend Analysis)

  X4 X3 X2 X1 X0

Doanh thu (triệu đồng) 40000 36000 35000 26000 24000


Lợi nhuận từ hoạt động 5500 3000 5200 4000 1500
Lợi nhuận thuần trên 1 cổ
phiếu 5 4 8 7 2
Cổ tức phân phối 1 cổ phiếu 4 5 4 3 2
Phân tích xu hướng (%)          

Doanh thu ? ? 145,8% 108,3% 100,0%


Lợi nhuận từ hoạt động ? ? 346,7% 266,7% 100,0%
Lợi nhuận thuần trên 1 cổ
phiếu ? ? 400,0% 350,0% 100,0%
Cổ tức phân phối 1 cổ phiếu ? ? 200,0% 150,0% 100,0%
5.2 PHÂN TÍCH THEO CHIỀU DỌC (VERTICAL ANALYSIS)

• Tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các chỉ tiêu bộ


phận khác nhau so với chỉ tiêu tổng thể trong một báo cáo.
+ Đối với bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu tổng thể là tổng tài sản hoặc
tổng nguồn vốn.
+ Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu tổng thể là doanh thu
thuần
• Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan
trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh.
Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về
kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo qui mô
chung.
5.2 PHÂN TÍCH THEO CHIỀU DỌC (VERTICAL ANALYSIS)

X1 X2
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 346 100 451 ?
GVHB 193 56 231 ?
LN gộp 153 44 220 ?
CP BH&QL 90 26 99 ?
Thuế TNDN 20 6 38 ?
LN thuần 43 12 83 ?
5.3 PHÂN TÍCH TỶ SỐ (RATIO ANALYSIS)

Phân tích chỉ số là tính toán mối quan hệ có ý


nghĩa giữa hai chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính.

• Phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được


nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn.
• Các tỷ số là những hướng dẫn hoặc những phân tích
có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và các
hoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so
sánh chúng với những kết quả của các năm trước
hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH

Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn


Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
Đánh giá hiệu quả hoạt động
Đánh giá khả năng sinh lời
Đánh giá năng lực dòng tiền
Các chỉ số kiểm tra thị trường
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH
1- Bảng cân đối kế toán lập tại ngày 31/12/N:
ĐVT: triệu đồng
Tài sản Số cuối năm Số đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn: 15.500 15.000
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.000 4.500
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.100 2.500
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.400 1.750
1. Phải thu khách hàng 900 1.150
2. Trả trước cho người bán 250 300
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 50 100
5. Các khoản phải thu khác 200 200
IV. Hàng tồn kho 5.800 6.000
V. Tài sản ngắn hạn khác 200 250
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH
B. Tài sản dài hạn: 13.500 12.800
II. Tài sản cố định 11.000 10.500
1. Tài sản cố định hữu hình 8.500 8.300
2. Tài sản cố định thuê tài chính 300 200
3. Tài sản cố định vô hình 1.700 1.500
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 500 500
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.350 2.150
1. Đầu tư vào công ty con 1.200 1.000
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 800 800
3. Đầu tư dài hạn khác 550 500
4. Dự phòng giảm giá đầu tư t.chính dài hạn
(*) -200 -150
V. Tài sản dài hạn khác 150 150
Tổng cộng tài sản 29.000 27.800
6 VẬN DỤNG …
Nguồn vốn Số cuối năm Số đầu năm
A. Nợ phải trả 7.100 7.770
I. Nợ ngắn hạn 4.100 4.470
1. Vay và nợ ngắn hạn 1.600 1.800
2. Phải trả người bán 1.790 1.900
3. Người mua trả tiền trước 70 80
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 120 160
5. Phải trả người lao động 200 210
6. Chi phí phải trả 120 100
7. Phải trả nội bộ 100 120
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100 100
II. Nợ dài hạn 3.000 3.300
1. Phải trả dài hạn người bán 150 180
3. Phải trả dài hạn khác 120 150
4. Vay và nợ dài hạn 2.560 2.800
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 120 120
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 50 50
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH
B. Vốn chủ sở hữu 21.900 20.030
I. Vốn chủ sở hữu 21.770 19.930
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 16.400 15.000
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 200 150
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 150 130
7. Quỹ đầu tư phát triển 320 290
8. Quỹ dự phòng tài chính 200 200
10. Lợi nhuận chưa phân phối 500 460
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 4.000 3.700
II. Nguồn kinh phí 130 100
Tổng cộng nguồn vốn 29.000 27.800
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi


trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn và khả
năng thỏa mãn những nhu cầu tiền không mong
đợi.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh


nghiệp đo luờng khả năng đối phó với những
nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current Ratio)

Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)


6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current Ratio)


• Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
• Đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn


Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
• (Tiền+Đầu tư ngắn hạn+Các khoản phải
thu)/Nợ ngắn hạn
• Kiểm tra khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà
không dựa vào hàng tồn kho

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH

6.2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn


(Evaluating Long-Term Solvency)
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn
với khả năng sống còn của doanh nghiệp qua nhiều
năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài
hạn là để chỉ ra sớm nếu doanh nghiệp đang trên con
đường phá sản.
+ Hệ số Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu (Debt to
Equity Ratio)

+ Số lần hoàn trả lãi vay (Interest Coverage Ratio)


6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
Hệ số Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu
(Debt to Equity Ratio)
• Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu
• Đo lường mối quan hệ tương quan giữa số tiền
tài trợ của chủ nợ với chủ sở hữu

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
Số lần hoàn trả lãi vay (Interest Coverage
Ratio)
• (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay) / Chi
phí lãi vay
• Đo lường khả năng các chủ nợ tiếp tục nhận
được các khoản chi trả lãi cho họ
Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


Các tỷ số về hiệu quả hoạt động sử dụng đánh giá hiệu quả
của việc sử dụng tài sản (hàng tồn kho, các khoản phải thu,
tổng tài sản) trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động còn đánh giá chu kỳ hoạt
động của doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi thành tiền
của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chu kỳ hoạt động
là khoảng thời gian gắn với các nghiệp vụ liên quan đến
đầu tư vào hàng tồn kho, chuyển hàng tồn kho thành các
khoản phải thu qua bán hàng, thu tiền, dùng tiền trả nợ
ngắn hạn và mua lại các hàng tồn kho đã bán.
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động

6.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho


6.3.2. Số ngày dự trữ hàng tồn kho
6.3.3. Số vòng quay các khoản phải thu
6.3.4. Số ngày thu tiền bán hàng bình quân
6.3.5. Số vòng quay của tổng tài sản
6.3.6. Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


6.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho
(Inventory turnover)
• Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
• Đo lường hàng tồn kho đã được bán bao nhiêu
lần trong năm

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


Phân tích hàng tồn kho của doanh
nghiệp sản xuất
• Số vòng quay của thành phẩm
• Số vòng quay của vật liệu
• Số vòng quay của sản phẩm dở dang
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


Số vòng quay của thành phẩm
(Finished goods turnover)
• Giá vốn hàng bán/Giá vốn thành phẩm tồn kho
bình quân
• Số vòng quay của thành phẩm cho biết khả
năng chuyển đổi thành tiền của thành phẩm
Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


Số vòng quay của vật liệu (Raw material
turnover)
• Chi phí vật liệu đã sử dụng/Giá trị vật liệu tồn kho
bình quân
• Số vòng quay của vật liệu cho biết số lần vật liệu
được sử dụng bình quân trong kỳ
Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


Số vòng quay của sản phẩm dở dang (Work-
in-process inventory turnover)
• Giá thành sản phẩm được sản xuất/Chi phí sản xuất của
sản phẩm dở dang bình quân
• Số vòng quay của sản phẩm dở dang cho biết SPDD
chuyển thành thành phẩm bao nhiều lần trong kỳ.

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động

6.3.2. Số ngày dự trữ hàng tồn kho


(Number of days in ending inventory)
• 365 / Số vòng quay hàng tồn kho
• Đo lường số ngày bình quân để bán hàng tồn
kho một lần
Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


6.3.3. Số vòng quay các khoản phải thu
(Accounts receivable turnover)
• Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình
quân
• Đo lường các khoản phải thu đã được chuyển
thành tiền bao nhiêu lần trong năm
Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


6.3.4. Số ngày thu tiền bình quân (Collection
period)
• 360 / Số vòng quay các khoản phải thu
• Đo lường số ngày bình quân để thu tiền một
khỏan phải thu

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


6.3.5. Số vòng quay của tổng tài sản
(Asset turnover)
• Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
• Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra
doanh thu thuần

Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


Chu kỳ hoạt động thông thường của một doanh
nghiệp
Mua Hàng tồn kho
Bán Các khoản phải thu
Tiền

Thu tiền các khoản phải thu


6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động


6.3.6. Chu kỳ hoạt động của một doanh
nghiệp (Operating Cycle of a Business)
• Số ngày dự trữ hàng tồn kho + Số ngày thu tiền bán hàng
bình quân
• Doanh nghiệp có chu kỳ hoạt động ngắn chỉ cần một
lượng vốn luân chuyển nhỏ
• Doanh nghiệp có chu kỳ hoạt động dài cần một lượng
vốn luân chuyển lớn
Vận dụng:
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời (Evaluting


Profitability)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận mỗi cổ phiếu
Tỷ lệ chi trả cổ tức
6 VẬN DỤNG PPTỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on


Sale (ROS) (Profit Margin))

• Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần


• Đo lường khả năng sinh lợi từ quản lý chi phí
6 VẬN DỤNG PPTỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA


(Return on Assets))

• Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản bình quân


• Đo lường khả năng sinh lợi từ tài sản
6 VẬN DỤNG PPTỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


(ROE (Return on Equity)

• Lợi nhuận thuần / Vốn chủ sở hữu bình quân


• Đo lường khả năng sinh lợi từ đầu tư của chủ
sở hữu
6 VẬN DỤNG PPTỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE-
Return on Equity)
6.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE (Return on Equity))
6.4.
6.4.
6.4.
Nhận xét
• EBIT/TSbq>Lãi suất đi vay:
– Vay càng nhiều, ROE càng tăng
– Cần tăng tài trợ từ chủ nợ
• EBIT/TSbq<Lãi suất đi vay:
– Vay càng nhiều, ROE càng giảm
– Cần giảm tài trợ từ chủ nợ
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời Tổng lợi nhuận sau thuế


Của = x 100%
Tổng tài sản Tổng tài sản bình quân

CÁC TỶ SỐ
ĐO LƯỜNG
KHẢ NĂNG
SINH LỜI

Nhận định
mối quan hệ, các yếu tố cơ bản chi phối đến ROA ????
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế
Của = x 100%
Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân

CÁC TỶ SỐ
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
ĐO LƯỜNG
Chi phí sử dụng vốn vay
KHẢ NĂNG ????
SINH LỜI Tỷ suất lợi nhuận trước chi
phí thuế trên tài sản

Nhận định mối quan hệ và các nhân tố ảnh hưởng ????


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích khả năng sinh lời
ROE = ROS X Turnover X (1/ TỶ LỆ VỐN CHỦ SỞ HỮU)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (CƠ CẤU VỐN)

CÁC TỶ SỐ NẾU ROA (THEO LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VÀ TRƯỚC LÃI VAY)
LỚN HƠN CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN NÊN TĂNG VỐN VAY
ĐO LƯỜNG VÌ GÓP PHẦN TĂNG TÍCH LŨY LỢI NHUẬN THÊM CHO CỔ ĐỘNG
KHẢ NĂNG
NẾU ROA (THEO LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VÀ TRƯỚC LÃI VAY)
SINH LỜI NHỎ HƠN CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN KHÔNG NÊN TĂNG VỐN VAY
VÌ PHẢI LẤY BỚT LỢI NHUẬN TỪ CÔ ĐÔNG

NẾU TĂNG VỐN VAY CẦN CHÚ Ý TÁC ĐỘNG NGƯỢC


SẼ MẤT KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH, HOẠT ĐỘNG
6 VẬN DỤNG PPTỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời


Lợi nhuận mỗi cổ phiếu (EPS (Earnings per
Share))
• (Lợi nhuận thuần - Cổ tức ưu đãi) / Số lượng
cổ phiếu thường bình quân
• Đo lường ảnh hưởng của lợi nhuận lên thị giá
của cổ phiếu
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản hoạt động thuần (RNOA)

Tỷ suất sinh lời trên Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế [NOPAT]
tài sản hoạt động thuần = x 100%
RNOA Tài sản hoạt động thuần

Khái niệm Cách tính


(Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính)
Chi phí tài chính sau thuế
x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)
Lợi nhuận hoạt động thuần
sau thuế - Net Operating Profit Lợi nhuận sau thuế + Chi phí tài chính sau thuế
After Taxes - NOPAT
(Tài sản ngắn hạn – Tiền, các khoản tương đương tiền,
Vốn hoạt động thuần chứng khoán ngắn hạn) – (Tổng nợ ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
có trả lãi và nợ dài hạn đến hạn trả)
Tài sản dài hạn thuần Tổng tài sản dài hạn – Nợ dài hạn không chịu lãi
Tài sản hoạt động thuần Vốn hoạt động thuần + Tài sản dài hạn thuần
Tổng nợ thuần Tổng nợ có tính lãi – Tiền và các khoản tương đương tiền
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS

Phân tích khả năng sinh lời

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững = ROE (100% - Tỷ lệ chia cổ tức)

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững cung cấp tỷ lệ lợi nhuận dùng để tái đầu tư
Tỷ lệ này được đặt trên giả thiết nếu DN dùng phần lợi nhuận để lại đầu tư càng lớn
thì khả năng sinh lời trong tương lai càng cao và ngược lại
6 VẬN DỤNG PPTỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.4. Đánh giá khả năng sinh lời

Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend Payout Ratio)

• Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận


mỗi cổ phiếu
• Tỷ lệ chi trả cổ tức cho biết chính sách phân
phối lợi nhuận của công ty
6 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền

• Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận


• Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu
• Tỷ suất dòng tiền trên tài sản
• Dòng tiền tự do
• Tỷ suất đủ tiền
• Tỷ suất tái đầu tư tiền
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền


Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận (Cash
flows to income)
• Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Lợi
nhuận thuần
• Chỉ số này cho biết khả năng tạo ra tiền từ
hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với
lợi nhuận
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền

Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu


• Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh /
Doanh thu thuần
• Chỉ số này cho biết khả năng tạo ra tiền từ
hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với
doanh thu
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền

Tỷ suất dòng tiền trên tài sản (Cash flow


return on assets)
• Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh /
Tổng tài sản bình quân
• Chỉ số này cho biết khả năng tạo ra tiền từ
hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với
tài sản
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền


Dòng tiền tự do (Free cash Flow)
• Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh –Cổ
tức –Vốn đầu tư thuần
• Chỉ số này đo lường số tiền còn lại từ hoạt
động kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các
nhu cầu đầu tư.
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền

Tỷ suất đủ tiền (Cash Flow Adequacy Ratio)


• Tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của ba
năm / Tổng nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu đầu tư bổ
sung vào hàng tồn kho, và chi trả cổ tức của ba năm
• Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp
trong việc tạo ra đủ tiền để trang trãi nhu cầu vốn đầu
tư, nhu cầu đầu tư vào hàng tồn kho, và chi trả cổ tức.
• Tổng số ba năm được sử dụng nhằm loại bỏ các tác
động mang tính chu kỳ và các tác động bất thường
khác
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

6.5. Đánh giá năng lực dòng tiền


Tỷ suất tái đầu tư tiền (Cash Reinvestment
Ratio)
• Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh-Cổ
tức / Nguyên giá TSCĐ+Tài sản dài hạn
khác+Vốn luân chuyển
• Chỉ số này đo lường tỷ lệ tiền được giữ lại để
tái đầu tư cho cả nhu cầu thay thế và mở rộng
hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích năng lực dòng tiền

DÒNG TIỀN TỰ DO
Dòng tiền tự do phản ánh số tiền có sẵn để phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh sau khi trích một phần chi cho những hoạt động
về tài chính và đầu tư để duy trì việc sản xuất kinh doanh như hiện
tại.

Thông tin về khoản chi tiêu đầu tư cần thiết để duy trì năng lực sản
xuất kinh doanh như hiện tại thường không được công bố. Tuy
nhiên, thông tin về tổng chi tiêu đầu tư có thể được công bố
nhưng bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để mở rộng sản xuất
kinh doanh.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích năng lực dòng tiền

Dòng tiền tự do (Free cash flow)

+ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh


- (Trừ) Chi tiêu cho hoạt động đầu tư duy trì năng lực hoạt động
- (Trừ) Chi trả cổ tức (cổ tức cho cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi)
= Dòng tiền tự do

Một công thức phổ biến khác:


Dòng tiền tự do (FCF) = NOPAT – Sự thay đổi của NOA

Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (NOPAT) trừ đi phần tăng của tài sản hoạt động
thuần

EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và phân bổ) có thể được sử dụng như
một thước đo về dòng tiền.

Tuy nhiên EBITDA bỏ qua sự thay đổi của vốn lưu động, được xem là một phần trong
dòng tiền tự do dành cho hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích năng lực dòng tiền

Tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh


Tỷ suất trong 3 năm
=
đủ tiền Tổng các khoản chi tiêu đầu tư, hàng tồn kho tăng
thêm và cổ tức chi tiền của cả 3 năm

CÁC TỶ SỐ
PHÂN TÍCH Ở tỷ số này, tổng số 3 năm thường được sử dụng
NĂNG LỰC trong tính toán nhằm loại bỏ các tác động mang
DÒNG TIỀN tính chu kỳ và tác động bất thường.

Tỷ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp


Ý nghĩa trong việc tạo ra đủ tiền để trang trãi nhu cầu vốn
đầu tư, hàng tồn kho và chi trả cổ tức.

Cho biết,
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 là 48.000
Tổng các khoản chi tiêu đầu tư, hàng tồn kho tăng thêm và trả cổ tức 3 năm: 200.000
Tỷ suất đủ tiền tính đến năm 2020 là: (160.000 / 200.000)% = 80%
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CHAPTER 4: FINANCIAL ANALYSIS
Phân tích năng lực dòng tiền

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh – Cổ tức


Tỷ suất tái đầu
= Nguyên giá TSCĐ + Tài sản dài hạn khác + Các khoản
tư tiền
đầu tư + Vốn lưu động

CÁC TỶ SỐ Tỷ số này đo lường tỷ lệ tiền được giữ lại để tái đầu


PHÂN TÍCH Ý nghĩa tư cho cả nhu cầu thay thế và mở rộng hoạt động
NĂNG LỰC kinh doanh.
DÒNG TIỀN

Cho biết,
Cổ tức năm 2020 là:22.800
Nguyên giá tài sản cố định: 400.000
Tài sản cố định dài hạn khác: 84.000
Tài sản lưu động: 253.750
Dòng tiền thuần từ kinh doanh: 60.000
Tỷ suất tái đầu tư tiền năm 2020 là [(60.000 - 22.800)/737.750] % = 5,04%
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.6. Các tỷ số kiểm tra thị trường (Market Test Ratio)

Thị giá cổ phiếu của một doanh nghiệp cung cấp


thông tin về việc các nhà đầu tư xem xét lợi nhuận
và rủi ro tiềm tàng liên quan đến việc nắm giữ cổ
phiếu của một doanh nghiệp. Thị giá phải được xem
xét trong mối tương quan với:

Tỷ số Giá cả / Lợi nhuận


Cổ tức mang lại
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
Rủi ro thị trường
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.6. Các tỷ số kiểm tra thị trường (Market Test Ratio)

Hệ số Giá cả/Lợi tức (P/E-


Price/Earnings Ratio)
• Thị giá mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận mỗi cổ phiếu
• Chỉ rõ một cổ phiếu mắc hay rẽ
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.6. Các tỷ số kiểm tra thị trường (Market Test Ratio)

Cổ tức mang lại (Dividends Yield)


• Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu / Thị giá mỗi
cổ phiếu
• Đo lường lợi tức mang lại của một đồng đầu tư
vào cổ phiếu
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.6. Các tỷ số kiểm tra thị trường (Market Test Ratio)

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (Book Value


Per Share)

• Nguồn vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu


thường đang lưu hành
6 VẬN DỤNG PP TỶ SỐ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
6.6. Các tỷ số kiểm tra thị trường (Market Test Ratio)

Rủi ro thị trường (Market Risk)

• Biến động của thị giá cá biệt / Biến động thị


giá bình quân
• Đo lường độ nhạy cảm của thị giá mỗi cổ
phiếu trong mối liên hệ với các cổ phiếu khác
TÓM TẮT CHƯƠNG

Khả năng
thanh toán Khả năng sinh
ngằn hạn lời

Khả năng Khả năng thành công


thanh toán dài trên thị trường chứng
hạn khoán

Khả năng dòng tiền BCTC:


Phân tích: Tình hình tài
chiều ngang, chính + Kết quả
chiều dọc,
xu hướng, tỷ
hoạt động
số

You might also like