Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CHƯƠNG IV
TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Giảng viên: ThS Nguyễn Huy Khánh


Email: khanhnh@ftu.edu.vn

1
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về tiền
2. Cung tiền
3. Cầu tiền
4. Thị trường tiền tệ
5. Chính sách tiền tệ

2
TỔNG QUAN VỀ TIỀN
1. Khái niệm tiền tệ
2. Các chức năng của tiền tệ
3. Phân loại tiền

3
KHÁI NIỆM TIỀN TỆ
• Tiền là vật ngang giá chung được xã hội chấp nhận làm trung gian
trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng
trong việc trả nợ.
• Lịch sử phát triển của tiền:
Tiền giấy: đổi
Hóa tệ (tiền tệ
được ra vàng đến
hàng hóa): Phi Tiền tín dụng
không đổi được Tiền điện tử
kim đến kim loại (séc)
ra vàng (tiền
(vàng, bạc)
pháp định)

4
CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
• Chức năng trao đổi
• Chức năng cất trữ giá trị
• Chức năng thước đo giá trị/hoạch toán.
Bất kỳ vật gì mà có thể thực hiện được 3 chức năng nêu trên đều
có thể coi là tiền.

5
PHÂN LOẠI TIỀN
• Dựa trên tính thanh khoản (Liquidity), tiền được chia thành M0, M1, M2.
• Tính thanh khoản của một tài sản đề cập đến mức độ dễ dàng hoán đổi
tài sản đó thành phương tiện trao đổi trong mua bán, trả nợ (tiền).
• M0 hay C: Tiền giấy (paper bill) và tiền xu (coin) đang lưu hành;
• M1 bao gồm: M0 và các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể rút
theo yêu cầu (demand deposit);
• M2 bao gồm: M1 và các khoản tiền gửi có kỳ hạn (time deposit).
(Ở các nước phát triển còn có M3 bao gồm: M2 và các loại giấy tờ có giá khác như cổ
phiếu, trái phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu…)
6
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một người chuyển 1 triệu VNĐ từ tài khoản thanh toán sang
tài khoản tiết kiệm (giả sử điều này không làm thay đổi số lượng tiền
mà ngân hàng phải dự trữ) thì điều này sẽ khiến cho:
A. M0 giảm
B. M1 không đổi
C. M2 tăng
D. M2 không đổi

7
CUNG TIỀN
1. Hệ thống ngân hàng thương mại
2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại
3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền
4. Số nhân tiền và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền

8
Hệ thống ngân hàng thương mại
• Ngân hàng thương mại là một loại hình trung gian tài chính thực hiện các
nghiệp vụ sau đây:
 Nhận tiền gửi và cho vay (cho vay tiêu dùng, cho vay thương mại, cho vay
sản xuất, cho vay đầu tư);
 Cung cấp các dịch vụ và phương tiện thanh toán;
 Buôn bán, trao đổi ngoại tê.
• Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa
đặc biệt đó là “vốn – tiền”, lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay
vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận chính của các ngân
hàng thương mại.
9
Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại

• Các ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một
phần (khách hàng gửi tiền và ngân hàng thương phải dự trữ một
phần số tiền đấy), từ đó quá trình tạo tiền xuất hiện.
• Ví dụ: Giả sử ngân hàng trung ương in thêm 1.000 đồng tiền mới
và đưa vào trong lưu thông, giả định rằng các ngân hàng thương
mại dự trữ 10% số tiền gửi và người dân khi có tiền mặt, không giữ
tiền mặt mà gửi hết vào hệ thống ngân hàng thương mại.

10
Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại

11
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

• Thông qua hiện tượng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại:
từ số tiền ban đầu được ngân hàng trung ương in ra đưa vào lưu
thông, tổng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên nhiều hơn thế
 hiện tượng khuếch đại.

12
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

• Cung tiền (Money Supply – MS) là toàn bộ khối lượng tiền được
tạo ra trong nền kinh tế. Cung tiền xác định bởi lượng tiền M1 hoặc
M2 tùy vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm
các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất:
MS = Cu + D
Trong đó: Cu (Currency) là lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân
hàng, D (Deposit) là tổng lượng tiền (phương tiện thanh toán) mà hệ
thống ngân hàng tạo ra từ lượng tiền mặt gửi vào ngân hàng.

13
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

• Cơ sở tiền tệ (lượng tiền mạnh – B)(chính là M0) là lượng tiền do


NHTW phát hành dưới dạng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thế ngân
hàng (Cu) và lượng tiền mặt được gửi ở trong các ngân hàng (R):
B = Cu + R
• MS lớn hơn B do D lớn hơn R. Lý do là bởi các NHTM có khả
năng tạo theo “các phương tiện thanh toán” và theo khái niệm “các
phương tiện thanh toán” này được hiểu là tiền.

14
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

•   mối quan hệ giữa MS và B:


Xét

• Đặt Cu/D = cr :tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so tổng lượng tiền
(phương tiện thanh toán) tạo ra từ ngân hàng (cash ratio);
• Đặt R/D = rr :tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (reserve ration)
hay

15
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

•  Ta có:

• Tỷ số MS/B thể hiện khả năng tạo tiền của các NHTM và được gọi
là số nhân tiền mM.
• Số nhân tiền mM cho biết khi NHTW in thêm 1 đơn vị tiền tệ thì
lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đơn vị (mM > 1).

16
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

•  Tỷ lệ dự trữ thực tế rr bao gồm tỷ lệ dự trữ dôi ra (err – excess


reserve ration) của các ngân hàng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr –
required reserve ration) do NHTW quy định.

• Ta có công thức:

17
Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền

Nhận xét:
• MS tỷ lệ thuận với B
• MS tỷ lệ nghịch với rr (err, rrr) và cr
• Tỷ lệ cr phụ thuộc:
 Thói quen thanh toán, ưa thích tiền mặt của công chúng.
 Khả năng sẵn sàn đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các NHTM
• Tỷ lệ err phụ thuộc: Đánh giá về rủi ro tín dụng của từng ngân hàng.
 NHTW không kiểm soát thực sự hoàn toàn cung tiền (MS) do không kiểm
soát được hai biến cr và err.

18
Số nhân tiền và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền

• Số nhân tiền (mM) cho biết khi NHTW in thêm 1 đơn vị tiền tệ thì
lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đơn vị.
• Phân tích số nhân tiền giúp chúng ta nhận biết được mức độ hoạt
động của các NHTM trong nền kinh tế, đồng thời là khả năng tác
động tới sản lượng của chính sách tiền tệ.

19
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng thời giảm lượng
tiền cơ sở thì:
A. MS tăng
B. MS giảm
C. MS không đổi
D. Chưa thể kết luận MS tăng hay giảm.

20
BÀI TẬP VỀ MÔ HÌNH CUNG TIỀN
•   một số dữ kiện trong mô hình cung tiền, tìm số liệu còn thiếu:
Cho
a. Cho các dữ liệu sau cr = 20%, rr = 10%, MS = 2000. Tìm B ?
b. Cho các dữ liệu sau rr = 15%, MS = 3000, B = 500. Tìm cr?
c. Cho các dữ liệu sau , MS = 2000, B = 200. Tìm cr, rr?
d. Cho các dữ liệu sau cr + rr = 40%, MS = 1.500, B = 500. Tìm cr, rr ?
e. Một người gửi 200 đồng tiền mặt vào ngân hàng, biết cr = 20%, rr =
20%. Số lượng tiền mới tăng thêm?
f. NHNN in thêm 1.000 tiền mới, cr = 0%, rr = 10%. Số lượng tiền mới
tăng thêm ?
21
CẦU TIỀN
1. Khái niệm về cầu tiền
2. Các yếu tố tác động đến cầu tiền

22
Khái niệm cầu tiền
Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên cho các nhu cầu của công
chúng và doanh nghiệp:
• Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Mức giá cả chung
• Cầu tiền thực tế tỷ lệ nghịch với lãi suất danh nghĩa vì lãi suất danh nghĩa
được coi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền: i
MDr
 Lãi suất tăng thì lượng cầu tiền giảm;
 Lãi suất giảm thì lượng cầu tiền tăng. 10 %

5%

Lượng tiền
5 tỷ 10 tỷ
23
Các yếu tố tác động đến cầu tiền
Các yếu tố ngoài lãi suất tác động đến cầu tiền thực tế:
• Thu nhập quốc dân: Cùng chiều
• Mức độ rủi ro trong kinh doanh/thị trường tài chính: Cùng chiều
• Mức độ hiện đại của phương tiện thanh toán: Ngược chiều
MD = k.Y – h.i
Trong đó: MD – cầu tiền thực tế, Y là thu nhập thực tế, i là lãi suất
danh nghĩa; k và h lần lượt là hệ số đo lường mức độ nhạy cảm của
cầu tiền với thu nhập và lãi suất.

24
Các yếu tố tác động đến cầu tiền
Phân biệt: Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế
• Lãi suất danh nghĩa (i): lãi suất được tính toán dựa trên sự gia tăng
giá trị tính bằng tiền của khoản tiền.
• Lãi suất thực tế (r): lãi suất được tính toán dựa trên sự gia tăng sức
mua của khoản tiền.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế: r = i – π (tỷ
lệ lạm phát) (Hệ thức Fisher).
Trên thị trường tiền tệ chúng ta sử dụng lãi suất danh nghĩa.

25
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Cầu về tiền có quan hệ tỷ lệ như thế nào với thu nhập và lãi
suất?
A. Tỷ lệ thuận với thu nhập và lãi suất.
B. Tỷ lệ nghịch với thu nhập và lãi suất.
C. Tỷ lệ thuận với thu nhập và tỷ lệ nghịch với lãi suất.
D. Tỷ lệ nghịch với thu nhập và tỷ lệ thuận với lãi suất.

26
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1. Đường cung tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường
tiền tệ
2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng

27
Đường cung tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
• 
Đường cung tiền
i MSr
• Cung tiền được sử dụng trong thị trường
tiền tệ là cung tiền thực tế, .
• Giả định, NHTW hoàn toàn kiểm soát
lượng cung tiền: đường cung tiền là một 10 %

đường thẳng đứng, song song với trục 5%

tung; mức cung tiền không đổi khi lãi


suất thay đổi. Lượng tiền

28
Đường cung tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ

Cân bằng trên thị trường tiền tệ: i MSr


• Thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng
tại giao điểm của MSr với MDr, tại đó:
i2
MSn/P = k.Y – h.i
• Giống như các thị trường khác khi MSr i0

và MDr thay đổi thì lãi suất cân bằng và i1


MDr
lượng tiền thực tế cân bằng cũng sẽ thay
M2 M1 Lượng tiền
đổi. M0

29
Đường cung tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ

• Cân bằng trên thị trường tiền tệ Ví dụ: Khi thu nhập tăng lên 
i MS
r
thay đổi khi cung hoặc cầu tiền cầu tiền tăng  đường cầu tiền
thay đổi. dịch sang phải  lãi suất cân
bằng tăng.
i’

i
MD’r
MDr

Lượng tiền

30
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Ngân hàng Trung ương
2. Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ

31
Ngân hàng Trung ương
• Khái niệm: Ngân hàng Trung ương là một định chế công cộng, có thể
độc lập hoặc trực tiếp thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền
phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính
phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động
tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
• Chức năng:
 Chức năng của Ngân hàng Quốc gia
 Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân
hàng.
32
Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
• Khái niệm: Chính sách tiền tệ là việc của ngân hàng trung ương
điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để tác động
đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu, từ đó tác động đến sản
lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế.
• Mục tiêu của chính sách tiền tệ: nhằm làm tăng sản lượng, ổn
định giá cả và tạo công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân; ổn
định hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế

33
Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
• Công cụ của chính sách tiền tệ:
 Nghiệp vụ thị trường mở:
 Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ trên thị trường
mở  B tăng  MS tăng.
 Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trên thị trường
mở  B giảm  MS giảm.
 Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc (rrr):
 NHTW tăng rrr  mM giảm  MS giảm
 NHTW giảm rrr  mM tăng  MS tăng
34
Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
 Lãi suất (tái) chiết khấu (lãi suất NHTW tính cho các khoản
vay của NHTM):
 Lãi suất chiết khấu tăng  B giảm  MS giảm
 Lãi suất chiết khấu giảm  B tăng  MS tăng
Tại Việt Nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo
quy định của Chính phủ.
35
Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
• Chính sách tiền tệ mở rộng
• Chính sách tiền tệ thắt chặt
• Hạn chế của chính sách tiền tệ:
1. Chính sách tiền tệ có độ trễ nhất định. Độ trễ trong ngắn hơn
độ trễ ngoài.
2. Có khả năng mất tác dụng trong trường hợp bẫy thanh khoản
(trường hợp lãi suất vốn dĩ rất thấp gần 0%, lúc này mở rộng
cung tiền không tác động nhiều đến đầu tư trong nước).

36

You might also like