Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 78

Chương 6:

CÁC ĐỐI
TƯỢNG KHÁC
CỦA QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG
NGHIỆP
-- NHÓM 6 --
MỤC LỤC
0 I II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
GIỚI THIỆU MỞ ĐẦU & PHƯƠNG PHÁP
Thành viên nhóm NGHIÊN CỨU
III IV V
CÁC ĐỐI TƯỢNG
KHÁC CỦA QUYỀN TÀI LIỆU
KẾT LUẬN
SỞ HỮU CÔNG THAM KHẢO
NGHIỆP
THÀNH VIÊN NHÓM

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO TRẦN NGỌC ANH HUỲNH LÝ MINH KHUÊ

Nguyễn Hồng Nhung Nguyễn Trần Minh Thư


CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Từ lâu, với tốc độ phát triển khá nhanh của xã hội, sự
sáng tạo và đa dạng về sản phẩm và ngành nghề được đề cao
hơn. Muốn được tồn tại thì buộc phải thay đổi liên tục để đáp
ứng được nhu cầu thị trường tiêu dùng.
Bởi lý do đó, Luật sở hữu trí tuệ được ban hành nhưng
một sự công nhận và bảo hộ dành cho những tác phẩm “chất
xám”. Luật sở hữu trí tuệ không chỉ để bảo hộ riêng về các
ngành nghề liên quan đến nghệ thuật mà các ngành công
nghiệp cũng được hưởng quyền lợi từ bộ luật này.
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ
TÀI
Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu đơn giản là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
(khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).
Do đó với đề tài “Các đối tượng khác của quyền sở hữu
công nghiệp”, bài nghiên cứu này nhấn mạnh vào các mục sau:
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý, bí mật kinh doanh.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI

“Quyền sở hữu công nghiệp” thuộc bộ Luật sở hữu


trí tuệ số 50/2005/QH11.

Trí tuệ cũng giống như một loại tài sản của quá trình
sáng tạo, đầu tư chất xám, công sức, tiền bạc của cá
nhân, tổ chức. Bằng việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ
khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phẩm, ngành
nghề kinh doanh.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI

Đặc biệt hơn nữa, trong thời kì các ngành công nghiệp nói riêng và các doanh
nghiệp lớn nhỏ nói chung đang phải đua nhau cạnh tranh để giành lấy thị phần
riêng cho mình thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong công nghiệp là điều cần
thiết.

Vừa giúp nâng cao sự sáng tạo, đa dạng trong ngành nghề, sản phẩm. vừa giúp
môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh hơn.

Cụ thể hơn, trong bài nghiên cứu này sẽ chỉ ra các đối tượng khác nhau trong
“Quyền sở hữu công nghiệp” để người đọc có cái nhìn chi tiết và bao quát hơn về
Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Các đối tượng khác của quyền sở hữu
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được công nghiệp
Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ ● Thiết kế bố trí mạch tích hợp
họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 bán dẫn
● Tên thương mại:
năm 2005. ● Chỉ dẫn địa lý
● Bí mật kinh doanh
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ
THUYẾT &
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp

Là một trong các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân.

Cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp:

● Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi được cơ quan có thẩm
quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
● Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp đối với quyền tác giả, pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện
của ý tưởng, còn đối với quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật bảo
hộ nội dung của ý tưởng.
1. KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản vô hình:

● Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các
thông tin, các tri thức về khoa học, kỹ thuật, về công nghệ... do con
người sáng tạo ra.
● Các thông tin, tri thức này có thể khai thác và sử dụng trong thương
mại và mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu.
1. KHÁI NIỆM
1.2. Khái niệm Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo điều 4.15 Luật Sở hữu trí tuệ:
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm
hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử (với ít nhất một phần từ
tích cực) và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên
trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn để nhằm thực hiện chức
năng điện tử.Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không
gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong
mạch tích hợp bán dẫn.
1. KHÁI NIỆM
1.2. Khái niệm Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Ví dụ: Công ty A thuê B nghiên cứu sáng tạo ra thiết kế bố trí


mạch tích hợp X thì chủ thể có quyền nộp đơn là công ty A vì
công ty là chủ thể đầu tư tài chính để tạo ra đối tượng trên
1. KHÁI NIỆM
1.3. Khái niệm Tên thương mại

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:


Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ
thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
1. KHÁI NIỆM
1.3. Khái niệm Tên thương mại

Ví dụ:
● Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thủy Hưng Phát, Công
ty thương mại tổng hợp Sơn Anh, Công ty gốm sứ
Minh Long…
● Tên viết tắt : VIETINBANK, AGRIBANK, VINATEX,
VINACONEX…
1. KHÁI NIỆM
1.4. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý

Căn cứ theo Khoản 22 Điều 4


Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: Chỉ
dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Ví dụ: "Made in Japan" (điện tử), "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm);
"Bát Tràng" (gốm, sứ)...
1. KHÁI NIỆM
1.4. Khái niệm Chỉ dẫn địa lý

Một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá".
Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản
phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn như vậy
được gọi là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá".

Ví dụ: "Phú Quốc" (nước mắm)


1. KHÁI NIỆM
1.5. Khái niệm Bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin đáp ứng đủ các điều kiện
sau:

● Không phải là hiểu biết thông thường.


● Khi sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ thông tin có lợi thế so với
người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
● Được chủ thông tin bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị
tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được (Điều 84 Luật SHTT).

Sở hữu bí mật kinh doanh tự động xác lập khi có đủ các điều kiện trên.
1. KHÁI NIỆM
1.5. Khái niệm Bí mật kinh doanh
Ví dụ: Công thức chế biến đồ uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của
công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được
giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết
được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về
công thức này thay vì đăng ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh
nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng.
Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ được bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó
sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca
Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu này được áp dụng phương pháp
phân tích và tổng thích hợp thuyết, bên cạnh đó, phương
pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết cũng được đưa
vào.

Việc sử dụng kết hợp các phương pháp này nhằm mục
đích khái quát và làm rõ từng nội dung được nghiên cứu,
giúp cho bài nghiên cứu được chi tiết hơn và tránh ít thiếu
sót nhất trong quá trình thực hiện.
CHƯƠNG III
CÁC ĐỐI TƯỢNG
KHÁC CỦA
QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP
Nguồn: luatsu-vn.com
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Theo Điều 70, Điều 71 Luật sở hữu trí tuệ:
Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí:
1.1 Điều kiện chung đối với thiết kế bố
Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu
trí mạch tích hợp được bảo hộ:
đáp ứng các điều kiện sau đây:
● Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
● Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và
những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết
đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế
bố trí đó.

Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối


liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc
nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy
định tại khoản trên phần này.
Tính mới thương mại của thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu


chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới
trước ngày nộp đơn đăng ký.

Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu
đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ
ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người
được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại
lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tính mới thương mại của thiết kế bố trí

Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy
định tại khoản trên phần này là hành vi phân phối công khai
nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn
được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch
tích hợp bán dẫn đó.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh
nghĩa thiết kế bố trí: nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương
pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn; thông tin,
phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn. Ngoài ra có
những yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.
Tính mới thương mại của thiết kế bố trí

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo
hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:

● Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;


● Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp
bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
● Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố
trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Theo Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ:

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng


chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

● Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công


1.2. Quyền
nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí
sở hữu thiết của mình;
kế bố trí ● Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện
mạch tích vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc,
hợp: thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác và thỏa thuận đó không trái với quy định
tại khoản 2 Điều này.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.2. Quyền sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp:
Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư
để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ
chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được
thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển
giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng
bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể
cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.3. Đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ
Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho
phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở
hữu công nghiệp nhưng không được sao chép.

Đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có
thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục
hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục
xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.

Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn


bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng
kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.3. Đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ
Theo điều 104 Luật Sở hữu trí tuệ:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí:

Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần
bảo hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:

● Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí;


● Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích
hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí;
● Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế
bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác
thương mại.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.3. Đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm
nhất trong số những ngày sau đây:

● Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;


● Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được
người có quyền đăng ký hoặc người được người đó
cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất
kỳ nơi nào trên thế giới;
● Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế
bố trí.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.4. Quy định về sử dụng thiết kế bố trí

Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi dưới đây:
● Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế được
bảo hộ;
● Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố
trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế hoặc hàng hoá chứa mạch
tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế được bảo hộ;
● Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết
kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế
bố trí được bảo hộ.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.5. Quyền tạm thời với thiết kế bố trí

Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được
người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng
ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng
thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại
thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối
với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng
thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
1.5. Quyền tạm thời với thiết kế bố trí

Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn
tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu
cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương
đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và
thời hạn sử dụng tương ứng.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của bán dẫn
chủ sở hữu thiết kế bố trí: 1.6. Hành vi xâm phạm
quyền đối với thiết kế bố trí
● Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất
kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế
bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng
bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
● Sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền
bù theo quy định về quyền tạm thời quy định
tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao 1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp
cho tác giả trừ trường hợp các bên có thoả thuận bán dẫn
khác. 1.7. Nghĩa vụ trả thù lao cho
tác giả thiết kế bố trí
Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho
tác giả được quy định như sau:

● 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu


được do sử dụng thiết kế bố trí;
● 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được
trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do
chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.
1. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn Trong trường hợp thiết kế bố

1.7. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trí được nhiều tác giả tạo ra, mức
thiết kế bố trí thù lao là mức dành cho tất cả các
đồng tác giả; các đồng tác giả tự
thỏa thuận việc phân chia số tiền thù
lao do chủ sở hữu chi trả.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác


giả thiết kế bố trí tồn tại trong suốt
thời hạn bảo hộ của thiết kế bố trí.
Tên thương mại là tập hợp các chữ cái, có thể
kèm theo chữ số, phát âm được, bao gồm hai thành 2. Tên thương mại:
phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt. 2.1. Cách đặt tên thương mại
Theo khoản 1 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì
tên thương mại bắt buộc phải thành phần phân biệt,
trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử
dụng.

Ví dụ: với tên “Công ty cổ phần nhựa Bình


Minh ”, phần mô tả là “Công ty cổ phần nhựa”
không có khả năng phân biệt với các công ty luật
khác, phần tên riêng là “Bình Minh” là phần để
phân biệt với các công ty nhựa khác.
Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ 2. Tên thương mại:
chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh dưới
2.2. Quyền sở hữu công
tên thương mại, có những quyền sau:
nghiệp đối với tên thương mại
● Quyền sử dụng tên thương mại vào mục
đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương
mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao
dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì
và quảng cáo.
● Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa
kế cho người khác với điều kiện việc
chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn
bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó.
Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo 2. Tên thương mại:
hộ quy định tại Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ: 2.3. Các điều kiện bảo hộ tên
● Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả thương mại theo pháp luật
Việt Nam
năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
● Khi đáp ứng điều kiện bảo hộ thì quyền
SHCN đối với tên thương mại được xác lập
trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại
đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Điều 16 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy
định: 2. Tên thương mại:
● Phạm vi quyền đối với tên thương mại được
2.3. Các điều kiện bảo hộ tên
xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương
mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh thương mại theo pháp luật
doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên Việt Nam
thương mại được chủ thể mang tên thương
mại sử dụng một cách hợp pháp.
● Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân
kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không
được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là
một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó
được coi là hợp pháp.
2. Tên thương mại: Theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ:

2.4. Đối tượng không được bảo hộ Tên của cơ quan nhà nước, tổ

với danh nghĩa tên thương mại chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp hoặc chủ thể khác không liên
quan đến hoạt động kinh doanh thì
không được bảo hộ với danh nghĩa tên
thương mại.
Theo Điều 78 Luật SHTT, Tên thương mại được coi
là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều 2. Tên thương mại:
kiện:
2.5. Khả năng phân biệt của
● Thứ nhất, Tên thương mại phải có chứa thành
phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết tên thương mại
đến rộng rãi do sử dụng.
● Thứ hai, tên thương mại không trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên
thương mại của người khác đã sử dụng trước
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
● Thứ ba, không trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước
ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Ví dụ:
2. Tên thương mại:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là tên
thương mại đầy đủ, bên cạnh đó, công ty có thể sử 2.5. Khả năng phân biệt
dụng tên giao dịch là công ty Vinamilk. Từ “ của tên thương mại
Vinamilk” chính là tên riêng – thành phần phân
biệt của tên thương mại, nó giúp cho chúng ta có
thể phân biệt công ty này với các công ty khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Nếu
tên thương mại không có tên riêng thì nó không có
khả năng phân biệt.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một số tên thương mại
2. Tên thương mại:
không chứa thành phần tên riêng nhưng đã tồn tại
2.5. Khả năng phân biệt
trong thời gian lâu dài và được người tiêu dùng
biết đến rộng rãi. của tên thương mại
Đối với trường hợp này, tên thương mại đó đã đạt
được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng
thực tế, người tiêu dùng vẫn phân biệt được chủ
thể kinh doanh đó với các chủ thể kinh doanh
khác, vì vậy mà được chấp nhận bảo hộ.
Ví dụ: công ty Bia Sài Gòn, công ty Bánh mứt kẹo
Hà Nội,…
3. Chỉ dẫn địa lý
3.1. Điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

Căn cứ theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

● Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
● Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Ví Dụ: Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như
bưởi Đoan Hùng, nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận,...
3. Chỉ dẫn địa lý
3.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Căn cứ theo Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa
chỉ dẫn địa lý bao gồm:

● Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.
● Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị
chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
● Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
● Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.3. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý:
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định
bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm
đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và
chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được
xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng
hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó
phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật
hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.4. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những
yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh
tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý đó.

Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa
chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên
khác.

Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người


sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.5. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất


sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể
đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ
quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ
dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa
lý.

Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý


không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.6. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có


hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ


chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân
có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện
địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.7. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là gì?

Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:

● Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì
hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch
trong hoạt động kinh doanh;
● Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ
để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
● Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.8. Những cơ quan có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

● Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được
công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.
● Uỷ ban Nhân dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý
được công nhận thuộc nhiều địa phương.
● Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện
cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
3. Chỉ dẫn địa lý
3.8. Những cơ quan có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:
● Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất
hàng hóa tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa
phương có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó với điều
kiện hàng hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất phải
đảm bảo uy tín hoặc danh tiếng vốn có của hàng hoá
này.
● Khi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
thì họ có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hoá, bao
bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng
hoá và quảng cáo cho hàng hoá này.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.9. Chỉ Dẫn Địa Lý có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp:

Liên quan đến pháp luật:


Là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công
nghiệp. Doanh nghiệp có thể có quyền trong phạm vi, thời
hạn nhất định, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nhất
định.
Trong trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật
về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thể gập rắc rối
hoặc bị thiệt hại do các hành vi của mình có liên quan đến
các đối tượng này.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.9. Chỉ Dẫn Địa Lý có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp:

Liên quan đến kinh tế:

● Khả năng cạnh tranh.


● Tăng giá trị của hàng hoá trong
khi giá trị vật chất không thay đổi.
● Không có biện pháp và hành động
phù hợp thì giá trị xói mòn và bị
triệt tiêu, thiệt hại về kinh tế.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.10. Chỉ dẫn địa lý là một thành tố góp phần vào sự phát triển và sự thành đạt của
doanh nghiệp

Chức năng nhận biết (phân biệt), các đối tượng nói trên luôn được nhận biết bằng thị
giác (thông qua màu sắc nhãn hiệu), thính giác (âm thanh) một cách rõ ràng để người tiêu dùng
nhận biết và lựa chọn theo sở thích.

Làm cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc lựa chọn và mua sản
phẩm theo mục đích và sở thích của họ.

Đảm bảo hoặc sự tin cậy giúp người tiêu dùng tìm ra chất lượng ổn định của sản phẩm,
dịch vụ mang nhãn hiệu, tên thương mại quen thuộc dù mua ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
3. Chỉ dẫn địa lý
3.10. Chỉ dẫn địa lý là một thành tố góp phần vào sự phát triển và sự thành
đạt của doanh nghiệp

Đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc thuê dịch vụ tốt nhất, đảm bảo nhất
trong cùng một loại.
Cá tính hoá, tính cách, hình ảnh riêng cho từng người tiêu dùng trong con mắt của người khác.
Tạo phong cách riêng cho người tiêu dùng và từ đó làm cho họ yêu thích hàng hoá mang nhãn hiệu
đó.
Tính liên tục được quan niệm là người tiêu dùng hài lòng với một sản phẩm mang tên thương
mại, nhãn hiệu mà họ đang sử dụng nhiều năm.
Khía cạnh đạo đức là sự hài lòng của người tiêu dùng với chủ nhãn hiệu và mối liên hệ của
chúng với xã hội (quảng cáo hấp dẫn)
4. Bí mật kinh doanh
4.1. Lý do nên bảo hộ bí mật kinh doanh

Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và


khuyến thích những chuẩn mực đạo đức và sự công
bằng trong thương mại
Nếu không được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật
kinh doanh thì những đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp đó có thể sử dụng những sáng tạo này mà không
phải gánh chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong
quá trình nghiên cứu và phát triển những sáng tạo này.
4. Bí mật kinh doanh
4.1. Lý do nên bảo hộ bí mật kinh doanh

Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh


doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng
tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể
đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo
mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và
thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được
cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện
để được cấp bằng độc quyền sáng chế.
4. Bí mật kinh doanh
4.2. Loại thông tin mà có thể được bảo hộ làm bí mật kinh doanh

Hầu như bất kỳ loại thông tin nào cũng có thể là bí mật kinh doanh:
● Bí mật kinh doanh có thể bao gồm thông tin liên quan đến một công thức, mẫu hàng, thiết bị
hoặc tập hợp các loại thông tin khác mà được sử dụng trong một thời gian nhất định trong một
doanh nghiệp.
● Thông thường, bí mật kinh doanh là thông tin kỹ thuật dùng trong quá trình sản xuất hàng hoá.
● Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến chiến lược tiếp thị, xuất khẩu hoặc bán hàng, hay
phương pháp lưu trữ tài liệu hoặc các quy trình và thủ tục quản lý kinh doanh, kể cả phần mềm
dùng cho các hoạt động kinh doanh.
4. Bí mật kinh doanh Các ví dụ khác về bí mật kinh doanh tiềm năng có thể bao
gồm thông tin kỹ thuật, khoa học và tài chính như kế hoạch kinh
4.2. Loại thông tin mà có doanh, quy trình kinh doanh, danh sách khách hàng chủ chốt,
thể được bảo hộ làm bí mật danh sách nhà cung cấp đáng tin cậy hoặc nhà cung cấp đặc biệt,
bản mô tả đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, tính năng của sản
kinh doanh phẩm, giá mua nguyên vật liệu thô, dữ liệu thử nghiệm, hình vẽ
hoặc hình vẽ phác thảo kỹ thuật, thông số kỹ thuật chế tạo, công
thức nấu ăn độc quyền, công thức tính toán, nội dung của sổ ghi
chép trong phòng thí nghiệm, cơ cấu tiền lương của công ty, giá
sản phẩm và mức chi cho hoạt động quảng cáo, mã nguồn, mã
máy, cơ sở dữ liệu và tập hợp dữ liệu điện tử, hợp đồng chứa các
chi tiết về ràng buộc thị trường, tài liệu quảng cáo hay tiếp thị
đang được xây dựng.
4. Bí mật kinh doanh
4.3. Những thách thức và hạn chế của việc bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh không thể được bảo hộ để chống lại việc tìm ra thông tin theo cách
công bằng và trung thực, như một sáng chế độc lập hoặc kỹ thuật phân tích ngược.

Nếu một người không có quyền tiếp cận một cách hợp pháp những thông tin bí mật
kinh doanh, nhưng lại giải mã được các thông tin đó mà không sử dụng bất kỳ phương tiện
bất hợp pháp nào như sử dụng kỹ thuật phân tích ngược hay sáng chế độc lập, thì người đó
không thể bị ngăn cấm sử dụng thông tin đã được tìm ra.

Trong những trường hợp như vậy, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không thể thực hiện
bất kỳ hành động pháp lý chống lại người này.
4. Bí mật kinh doanh
4.4. Ưu điểm của việc bảo hộ bí mật kinh doanh:

● Bảo hộ mật kinh doanh không mất chi


phí đăng ký;
● Bảo hộ bí mật kinh doanh không yêu
cầu công bố thông tin hoặc thủ tục đăng

● Bảo hộ bí mật kinh doanh vô hạn;
● Bí mật kinh doanh có hiệu lực ngay lập
tức.
4. Bí mật kinh doanh
4.5. Nhược điểm của việc bảo hộ sáng chế đó dưới hình thức bí mật kinh
doanh đối với các sáng chế có khả năng được cấp bằng độc quyền

● Những bí mật có trong sản phẩm sáng tạo có thể bị tìm ra thông qua "kỹ thuật phân
tích ngược" và được sử dụng một cách hợp pháp.
● Bảo hộ theo hình thức bí mật kinh doanh chỉ bảo vệ bạn chống lại việc có được, sử
dụng hoặc bộc lộ thông tin bí mật một cách trái phép.
● Bí mật kinh doanh rất khó thực thi, vì mức độ bảo hộ được cho là yếu hơn so với
bằng độc quyền sáng chế.
● Một người có thể đăng ký bảo hộ sáng chế đối với bí mật kinh doanh của người khác
nếu người đó tìm ra sáng chế tương tự với bí mật kinh doanh này bằng các biện pháp
hợp pháp.
4. Bí mật kinh doanh
4.6. Những đối tượng không được
Căn cứ theo quy định tại khoản 23,
bảo hộ bí mật kinh doanh Điều 4,
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung n
ăm 2009
:

“Bí mật kinh doanh là thông tin thu


được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí
tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng
sử dụng trong kinh doanh.”
4. Bí mật kinh doanh
4.6. Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 84, Luật
SHTT:
● Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
● Thứ hai, khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh
doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
● Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh
đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
4. Bí mật kinh doanh
4.6. Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh

Tuy nhiên, không phải cứ bí mật kinh doanh nào


cũng là đối tượng được Luật SHTT bảo hộ, mà theo quy
định tại Điều 85, Luật này thì các thông tin bí mật sau
đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh
doanh:
● Bí mật về nhân thân;
● Bí mật về quản lý nhà nước;
● Bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin;
● Bí mật khác không liên quan đến kinh
doanh.
4. Bí mật kinh doanh
4.7. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh

Khi phát hiện có chủ thể “đánh cắp” hoặc bộc lộ trái phép bí mật kinh doanh của mình; chủ sở
hữu bí mật kinh doanh có thể yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại là hậu
quả của hành vi vi phạm; hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có biện pháp xử lý như phạt tiền; tịch thu
tang vật, phương tiện, khoản lợi nhuận có được do thực hiện hành vi pham… hay các biện pháp
khác theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định để xử
lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc
có thể khắc phục đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến
lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm
chuồng”.
4. Bí mật kinh doanh
4.7. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các doanh nghiệp sở hữu bí mật
kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:
● Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi
một thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu
tố như: phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của
thông tin đối với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người
khác thu thập và tiếp cận thông tin…
● Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch,
rõ ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan
trọng trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…
4. Bí mật kinh doanh
4.7. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh

● Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ
nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra
vi phạm…
● Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải biết
thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần
bảo mật…
● Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thống đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết
của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin.
● Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa
riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên
4. Bí mật kinh doanh
4.7. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh

● Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa,
xây dựng tường lửa; giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…
● Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào
của khách; tiến hành theo dõi di chuyển của khách trong công ty…
● Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ
theo nhu cầu cần phải biết…
● Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế
tiếp cận của những đối tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng
bảo mật…
4. Bí mật kinh doanh
4.7. Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh

Tóm lại; khi lựa chọn phương thức bảo hộ cho một sản phẩm trí tuệ, các doanh nghiệp cần xác
định và đánh giá đúng đối tượng cần bảo vệ để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Đối với đối
tượng có khả năng bị tìm ra khi áp dụng công nghệ ngược thì doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký
bảo hộ công khai với danh nghĩa là sáng chế/giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, hoặc kiểu dáng công nghiệp. Với các đối tượng còn lại, xét thấy việc giữ chúng ở trong vòng
bí mật sẽ tạo ưu thế cạnh tranh hơn cho mình, doanh nghiệp nên bảo vệ dưới danh nghĩa bí mật
kinh doanh bằng các biện pháp bảo mật và quản lý chặt chẽ.
CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN
● Đề tài này nêu rõ từng đối tượng được bảo hộ bởi quyền sở hữu công nghiệp.
● Bài nghiên cứu giúp cho tác giả có nhận định rõ ràng và đúng đắn hơn qua góc nhìn của Luật
sở hữu trí tuệ. Điều này giúp cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết và là hành trang quan trọng
cho quá trình phục vụ công việc trong tương lai.
● Dựa vào tình trạng thực tại tại thị trường Việt Nam, khi có quá nhiều những doanh nghiệp kinh
doanh không dựa trên sự sáng tạo, nỗ lực, việc áp dụng quyền sở hữu công nghiệp đồng thời
soi chiếu cụ thể các đối tượng đã được nhắc đến trong bài nghiên cứu giúp cho tác giả cẩn
trọng hơn trong quá trình sử dụng hoặc sáng tạo nội dung.
CHƯƠNG V

TÀI LIỆU
THAM KHẢO
Quốc hội (2020). Luật sở hữu trí tuệ (hiện hành) (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, thành phố Hồ Chí Minh.

Diễn đàn pháp luật (2020). Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, truy cập 10/6/2021, từ:<
https://diendanphapluat.vn/doi-tuong-cua-quyen-so-huu-cong-nghiep/>.

Nguyen Vankaka. Bí mật kinh đoạn và phương thức bảo vệ, truy cập 10/6/2021, từ:<
https://vi.sblaw.vn/bi-mat-kinh-doanh-va-phuong-thuc-bao-ve/>.

Cục Sở hữu trí tuệ (IP VIETNAM). Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, truy cập 10/6/2021, từ:<
http://www.noip.gov.vn/thiet-ke-bo-tri>.

Quyền sở hữu công nghiệp: https://lawkey.vn/quyen-so-huu-cong-nghiep/

You might also like