Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

CHƯƠNG 3

PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP


BẢO ĐẢM, ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ
ĐẦU TƯ
Mục tiêu bài học
• Liệt kê được các quy định của pháp luật về các
biện pháp đảm bảo, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
• Phân tích, đánh giá được các ưu đãi, đảm bảo,
hỗ trợ đầu tư đến hoạt động đầu tư của các nhà
đầu tư.
• Chỉ ra được nội dung cơ bản của các biện pháp
bảo đảm, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư.
Tài liệu
• Luật đầu tư 2014
• Luật đầu tư 2020
• Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa
đổi, bổ sung năm 2013); Luật Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật về thuế 2014.
• Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số
135/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi quy
định thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước;
MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Bảo đảm đầu tư

2 Ưu đãi đầu tư

3 Hỗ trợ đầu tư
1. Bảo đảm đầu tư

1.1. Những vấn


đề chung về các
biện pháp bảo
đảm đầu tư

1.2. Nội dung


các biện pháp
bảo đảm đầu tư
1.1. Những vấn đề chung về các biện pháp bảo
đảm đầu tư
- Khái niệm: Bảo đảm đầu tư được hiểu là sự cam kết của
Nhà nước về việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho
các nhà đầu tư trong quá tình thực hiện dự án đầu tư được
thể hiện trong các quy định của pháp luật.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể ban hành các quy định pháp luật về bảo đảm đầu tư
là Nhà nước. Chủ thể được áp dụng biện pháp bảo đảm đầu
tư là các nhà đầu tư.
+ Bản chất của biện pháp bảo đảm đầu tư là bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho các nhà đầu tư trong suốt quá trình hoạt động
đầu tư.
+ Các biện pháp bảo đảm đầu tư thường có tính ổn định, áp
dụng trong một thời gian dài nhằm tạo môi trường đầu tư tốt.
1.1. Những vấn đề chung về các biện pháp bảo
đảm đầu tư
- Vai trò:
+ Góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước để giải
quyết những khó khăn của nền kinh tế
+ Là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước
đối với các nhà đầu tư và dự án đầu tư của họ
+ Tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư,
phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
bảo đảm đầu tư

Biện pháp bảo đảm đầu tư (Luật đầu tư 2014)

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản (Điều 9)

Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 10)

Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước
ngoài (Điều 11)

Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng (Điều
12)

Bảo đảm đầu tư kinh doanh khi có thay đổi về chính sách, pháp
luật (Điều 13)

Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều
14)
1.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
bảo đảm đầu tư

Biện pháp bảo đảm đầu tư (Luật đầu tư 2020)

Bảo đảm quyền sở hữu tài sản (Điều 10)

Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 11)

Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra
nước ngoài (Điều 12)

Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
(Điều 13)

Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều
14)
1.2. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư

(i) Bảo đảm quyền sở hữu tài sản (Điều 10 Luật đầu
tư 2020)

- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc


hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành
chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài
sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích
quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên
tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo
quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài
sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư
(ii) Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 11 Luật đầu tư 2020)
- Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau
đây:
+ Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
+ Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số
lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng
trong nước;
+ Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá
trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
+ Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
+ Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và
phát triển ở trong nước;
+ Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc
nước ngoài;
+ Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
1.2. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư

(iii) Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư
nước ngoài ra nước ngoài (Điều 12 Luật đầu tư
2020)

- Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với
Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà
đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài
sản sau đây:
+ Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
+ Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà
đầu tư.
1.2. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư
(iv) Bảo đảm đầu tư kinh doanh khi có thay đổi về chính sách, pháp
luật (Điều 13 Luật đầu tư 2020)
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư
mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì NĐT được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của
văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án, trừ trường
hợp ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư được quy định tại khoản 5 Điều
20 LĐT 2020
- Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp
hơn ưu đãi đầu tư mà NĐT được hưởng trước đó thì NĐT được tiếp tục áp dụng ưu
đãi đầu tư được hưởng trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.
- Đối với những quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn nhưng ảnh hưởng đến quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng, bảo vệ môi trường thì nhà đầu tư phải bị áp dụng các quy định mới. Tuy
nhiên, khi áp dụng các quy định mới gây ra thiệt hại thì nhà đầu tư được xem xét
giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
+ Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
+ Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
1.2. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư
(vi) Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Điều 14
Luật đầu tư 2020):

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh


doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương
lượng, hòa giải.

- Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì


tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
2. Ưu đãi đầu tư

1.1. Những vấn


đề chung về các
biện pháp ưu
đãi đầu tư

1.2. Nội dung


các biện pháp
ưu đãi đầu tư
2.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
ưu đãi đầu tư
- Khái niệm: Biện pháp ưu đãi đầu tư là biện pháp được quy định trong
các văn bản pháp luật nhằm tạo ra những lợi ích nhất định cho các
nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào
nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của
nền kinh tế – xã hội và các nhà đầu tư.

- Đặc điểm:
+ Chủ thể ban hành các biện pháp ưu đãi đầu tư là Nhà Nước. Chủ thể
được hưởng các biện pháp ưu đãi là các Nhà đầu tư có dự án đầu tư
thuộc danh mục dự án nhà nước cần khuyến khích đầu tư.
+ Bản chất của ưu đãi đầu tư là tạo ra những lợi ích về kinh tế cho các NĐT
trong tương quan so sánh với các NĐT khác
+ Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư là những DAĐT đáp ứng các tiêu chí ưu
đãi đầu tư theo quy định của pháp luật
+ Mục đích của ưu đãi đầu tư là nhằm mục đích thu hút, khuyến khích các
nhà đầu tư đưa dự án đầu tư vào quốc gia tiếp nhận đầu tư
2.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
ưu đãi đầu tư

Ưu đãi thuế thu nhập Miễn thuế nhập khẩu


doanh nghiệp đối với hàng hóa
nhập khẩu…..

01 02

Hình thức ưu đãi đầu tư (Điều 15)

03 04
Miễn, giảm tiền thuê Khấu hao nhanh, tăng
đất, tiền sử dụng đất, mức chi phí được trừ
thuế sử dụng đất khi tính thu nhập chịu
thuế
2.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
ưu đãi đầu tư

Đối tượng ưu đãi đầu tư

Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư (Khoản 1 Điều 16


Luật Đầu tư)

Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (Khoản 2 Điều 16 Luật ĐT)

Dự án đầu tư có quy mô vốn > 6.000 tỉ đồng, giải ngân tối thiểu
6.000 tỉ đồng/03 năm

Dự án đầu tư nhà ở xã hội; Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng


> 500 lao động; dự án sử dụng NLĐ là người khuyết tật
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ,
tổ chức khoa học và công nghệ
Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo,
trung tâm nghiên cứu và phát triển
Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ
2.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
ưu đãi đầu tư

Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư:

Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư khi có dự án đầu tư thuộc


lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư

Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án


đầu tư mở rộng.

Mức ưu đãi đầu tư được dẫn chiếu đến luật chuyên ngành

Không áp dụng ưu đãi đầu tư tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 15 đối


với các dự án khai thác khoáng sản; dự án sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ oto,
tàu bay, du thuyền); dự án xây dựng nhà ở thương mại
2.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
ưu đãi đầu tư

Thủ tục áp dụng ưu đãi


đầu tư

Dự án được cấp Giấy chứng Dự án không được cấp Giấy


nhận đăng ký đầu tư chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư tự xác định ưu đãi


đầu tư và thực hiện thủ tục
Cơ quan đăng ký đầu tư ghi ưu
hưởng tại cơ quan thuế, tài
đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận
chính, hải quan và các cơ quan
tương ứng để hưởng ưu đãi
2.2. Nội dung các biện pháp ưu đãi đầu tư
* Ưu đãi tiền thuê đất
Số năm
Thứ tự Lĩnh vực và địa bàn đầu tư ưu đãi
được miễn

A. Miễn 100% tiền thuê đất đối với các trường hợp sau:
Suốt thời
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư
1 gian hoạt
tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
động

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công
nghiệp, khu chế xuất được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại
Suốt thời
đất của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu
2 gian hoạt
công nghiệp, khu chế xuất để thực hiện theo quy hoạch được cơ
động
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu tư không
được tính chi phí về tiền thuê đất vào giá cho thuê nhà.

Dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích Suốt thời
3 kinh doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, gian hoạt
thể dục, thể thao, khoa học – công nghệ. động
B. Miễn tiền thuê đất kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, đối vớI các trường hợp
sau:
Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất
1 kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di 3 năm
dời do ô nhiễm môi trường.

2 Dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. 7 năm

3 Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4 Dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa 11 năm
5
bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được
6
thực hiện tại vùng nông thôn.

Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa
7
bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư đầu tư tại
8 15 năm
địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được
9
thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
* Ưu thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời
Thời gian Thời hạn
Thuế hạn
TT Lĩnh vực và địa bàn đầu tư ưu đãi áp dụng giảm 50%
suất % miễn
(năm) (năm)
(năm)
A. Đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư

Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt
1 khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập 10 15 4 9
theo Quyết định của TTCP
2 Dự án sản xuất sản phẩm phần mềm. 10 15 4 9
Dự án công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên
3 10 15 4 9
cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ


4 10 15 4 9
thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt.

Dự án cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà
5 ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do 10 15 4 9
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó
6 20 10 2 4
khăn.
Dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư
7     6 13
2020
B. Đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa
Đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
Toàn bộ
vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và 10 4 5
thời gian
môi trường.
3. Hỗ trợ đầu tư

3.1. Những vấn đề chung


về các biện pháp hỗ trợ
đầu tư

3.2. Nội dung các biện


pháp hỗ trợ đầu tư
3.1. Những vấn đề chung về các biện pháp hỗ
trợ đầu tư
- Khái niệm: Hỗ trợ đầu tư là những biện pháp được quy định trong các
văn bản pháp luật nhằm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT khi
tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi
ích của Nhà nước, của nền kinh tế – xã hội và các nhà đầu tư.

- Đặc điểm:
+ Chủ thể ban hành các biện pháp hỗ trợ đầu tư là Nhà Nước. Chủ thể
được hưởng các biện pháp hỗ trợ đầu tư là các Nhà đầu tư có dự án
đầu tư đáp ứng các tiêu chí được hưởng hỗ trợ đầu tư.
+ Bản chất của hỗ trợ đầu tư là việc nhà nước cam kết trợ giúp các giải
pháp thuận lợi về kinh tế - xã hội cho các nhà đầu tư khi nhà đầu tư triển
khai, thực hiện các dự án đầu tư.
+ Đối tượng hưởng hỗ trợ đầu tư phải đáp ứng các tiêu chí hỗ trợ đầu
tư do pháp luật quy định.
+ Mục đích của hỗ trợ đầu tư là nhằm mục đích thu hút các dự án đầu tư
trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của nhà nước với nhà đầu tư và sự
phát triển ổn định về kinh tế - xã hội.
3.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
hỗ trợ đầu tư

Doanh nghiệp công nghệ cao

Đối tượng áp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ


dụng các biện chức khoa học và công nghệ,
pháp hỗ trợ đầu tư
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ
biến pháp luật

Các đối tượng khác phù hợp với định hướng


phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
3.1. Những vấn đề chung về các biện pháp
hỗ trợ đầu tư
Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và ngoài hàng rào DAĐT

Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Hỗ trợ tín dụng


Các biện pháp
hỗ trợ đầu tư Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh
(K1 Đ18 LĐT) doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh di
dời theo quyết định của cơ quan Nhà nước

Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao CN

Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông


tin; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
CÂU 2: NHẬN XÉT CÁC KHẲNG ĐỊNH SAU ĐÂY:
2.1. Bảo đảm đầu tư là cam kết của Nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với nhà đầu tư
nước ngoài về việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá
trình tiến hành dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
2.2. Mọi dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020
đều được áp dụng ưu đãi đầu tư.
2.3. Các dự án thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư được hỗ trợ
đầu tư.
2.4. Biện pháp bảo đảm đầu tư áp dụng với tất cả các nhà đầu tư.
2.5. Dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng biện pháp ưu đãi đầu tư
như các dự án nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Tóm lược cuối bài

Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung


chính sau:
- Khái niệm ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, bảo đảm
đầu tư;
- Các hình thức bảo đảm, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật hiện hành;
- Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư.
CẢM ƠN!

You might also like