Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Vấn đề 1: Những vấn đề lý luận về LHC

1. Mệnh lệnh phục tùng là đặc trưng của quan hệ pháp luật hành
chính. (Đúng)
2. Luật hành chính điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan HCNN với
người dân, doanh nghiệp nên nó là một bộ phận của luật công.
3. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chỉ được nhân
danh cơ quan tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi
được cấp trên trực tiếp đồng ý. (Sai)
4. Thiết lập trật tự xã hội là một trong những yêu cầu hình thành
lĩnh vực Luật Hành chính. (Đúng)
5. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi đủ 18
tuổi trở lên. (Sai)
6. Cơ quan nhà nước là chủ thể bắt buộc trong mọi quan hệ pháp
luật hành chính.
Vấn đề 1 (tt)
7. Việc chất vấn và trả lời chất vấn giữa đại biểu quốc hội
với các thành viên chính phủ là quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
8. Doanh nghiệp có đầy đủ tư cách chủ thể luật hành chính
khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
9. Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch
UBND TP.HCM là QHPLHC.
10. Giải quyết các vấn đề nổi cộm trong phát triển kinh tế
xã hội là việc thực hiện chức năng chấp hành, điều hành
của UBND các cấp để đạt được các mục tiêu phát triển.
11. Án lệ là nguồn của Luật Hành chính. (Sai)
12. Giới hạn thẩm quyền của cơ quan HCNN là cơ sở
phát sinh hoạt động hành chính của cơ quan HCNN.
Vấn đề 1 (tt)
13. UBND Quận 1 thực hiện quyết định của UBND TP.HCM
là sự thể hiện nguyên tắc mệnh lệnh phục tùng trong quan hệ
nội bộ hệ thống cơ quan HCNN. (Đúng)
14. Nguyễn Thị Mai kkhiếu nại quyết định của Chủ tịch Hội
liên hiệp phụ nữ tỉnh H là quan hệ pháp luật hành chính.
(Sai)
15. Nguyễn Hào Sảng nộp đơn khởi kiện Chủ tịch UBND
huyện về hành vi thu hồi đất trái pháp luật là sự kiện pháp lý
làm phát sinh QHPLHC. (Đúng)
16. Bí thư Đảng bộ xã bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hanh làm
chánh văn phòng Đảng ủy xã là QHPLHC. (Sai)
Được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước là dấu hiệu phân
biệt cơ quan HCNN với các cơ quan nhà nước khác (Đúng)
Vấn đề 2: Chủ thể quản lý HCNN
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát
triển ngành ngân hàng đến năm 2030 là để thực hiện
chức năng hành pháp. (Sai)
2. Thủ tướng Chính phủ do đại biểu Quốc hội bầu và
được Chủ tịch nước bổ nhiệm. (Đúng)
3. Tên gọi CQHC địa phương là dấu hiệu nhận biết
chính quyền địa phương đô thị hay chính quyền địa
phương ở nông thôn. (Đúng)
4. Thẩm quyền theo lãnh thổ của CQHCNN được xác
định dựa trên đơn vị hành chính lãnh thổ. (Đúng)
5. Thẩm quyền chuyên môn được xác định theo tên gọi
và chức năng, nhiệm vụ được giao. (Đúng)
Vấn đề 2: Chủ thể quản lý
HCNN
• Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng
Chính phủ bổ nhiệm. (Sai)
• Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chuyên môn. (Đúng)
• Điểm khác biệt cơ bản giữa cơ quan HCNN có thẩm quyền
chung và cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn là ở
nội dung phạm vi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn. (Đúng)
• Cấu trúc chính quyền địa phương đô thị và chính quyền địa
phương nông thông là giống nhau. (Đúng)
• Yêu cầu Sở GTVT tỉnh Bà Tại – Vũng Tàu giải trình, báo
cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về GTVT là sự thể
hiện trên thực tế quyền quản lý nhà nước về GTVT tại đại
phương của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Vấn đề 2 (tt)
UBND tỉnh A có nhu cầu tuyển dụng công chức. Ứng
viên tuyển dụng phải đáp ứng yêu cầu:
a.Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
b.Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh đó từ 3 năm trở lên.
c.Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
d.Đối với ứng viên là nữ thì phải có cam kết không
kết hôn và sinh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
được bổ nhiệm vào ngạch công chức.
Nhận xét của Anh Chị về các yêu cầu tuyển dụng của
UBND tỉnh A.
Vấn đề 2 (tt)
Ứng viên A dự tuyển vào làm công chức Sở X, tỉnh
Y. Kết quả thông báo A trúng tuyển làm công chức
và trong thời hạn 10 ngày phải hoàn tất thủ tục để thủ
trưởng đơn vị tiếp nhận và bổ nhiệm. Tuy nhiên, khi
đến làm thủ tục thì A được biết mình không còn nằm
trong danh sách trúng tuyển do khi rà soát lại hồ sơ,
A không đủ điều kiện dự tuyển.
1. Nếu là A, Anh/Chị sẽ phải làm những thủ tục gì để
bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Giả sử sai sót trong rà soát, đối chiếu hồ sơ của A
là đúng thì công chức phụ trách rà soát hồ sơ có sai
phạm này sẽ bị xử lý như thế nào?
Vấn đề 2 (tt)
1. Điều kiện xét trúng tuyển công chức tỉnh A ghi như
sau: Ứng viên có cha, mẹ đang là công chức của tỉnh
mà có kết quả tuyển dụng ngang bằng với ứng viên
không có cha và mẹ làm công chức của tỉnh thì được
ưu tiên tuyển dụng. Bình luận của Anh/Chị về cách
thức xác định ứng viên trúng tuyển có cùng kết quả
tuyển dụng của tỉnh A.
2. Có quan điểm cho rằng, ưu tiên một số đối tượng tuyển
dụng theo pháp luật hiện hành là vi phạm quy định về
bình đẳng trong tuyển dụng công chức, vi phạm quyền
có việc làm của công dân. Bình luận của Anh/Chị về
quan điểm trên.
Vấn đề 2 (tt)
• Cách thức giải quyết các tình huống sau đây theo quy định của
pháp luật hiện hành:
1. Giám đốc Sở Xây dựng xử lý bằng hình thức buộc thôi việc đối
với chị Nguyễn Thị Hà, công chức Phòng Thị trường bất động
sản do vi phạm cam kết không mang thai trong thời hạn hai
năm kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch công chức.
2. Nguyễn Thị Hào là công chức, có nhiều vi phạm pháp luật và
đang trong thời kỳ mang thai. Theo tinh thần nhân đạo, thủ
trưởng chị Hào không xử lý kỷ luật mà đợi chị hết thời gian
nghỉ thai sản mới xử lý kỉ luật. Tuy nhiên, khi vi phạm đã được
03 năm thì thủ trưởng mới tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật. Chị
Hào cho rằng không thể xử lý kỷ luật Chị vì hết thời hiệu, thủ
trưởng của Chị lại cho rằng vẫn còn thời hiệu vì thời gian Chị
nghỉ thai sản không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật. Quan điểm
và hướng giải quyết tình huống của Anh/Chị.
Vấn đề 2: Tình huống điều động, bổ nhiệm công chức
• Bà Đoàn Thị H. hiện đang là Phó Chủ tịch Quận X,
TP. Y vừa nhận được quyết định của Chủ tịch UBND
TP điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng
Giám đốc một công ty thuộc sở hữu Nhà nước. Trên
cơ sở quy định của pháp luật CB,CC hiện hành,
Anh/Chị hãy:
1.Nhận xét việc điều động và bổ nhiệm trên của Chủ
tịch UBND TP.Y?
2.Nhận xét quan điểm của Chủ tịch UBND TP cho
rằng, chức vụ mà bà H bổ nhiệm tương đương Phó
giám đốc Sở.
3.Sau khi được điều động và bổ nhiệm, bà H có còn là
công chức không? Tại sao?
Vấn đề 2: Tình huống điều động, bổ nhiệm công chức

4. Giả sử sau khi nhận Quyết định bổ nhiệm, bà H đã có


đơn xin từ chức nên có quan điểm cho rằng đây là hành vi
chống lại quyết định của UBND TP.Y nên phải xử lý kỷ
luật, nhưng cũng có quan điểm cho rằng, việc xin từ chức
là quyền của bà H. Anh/Chị:
4.1. Hãy làm rõ tính chất pháp lý của đơn xin từ chức Phó
Tổng GĐ của bà H.
4.2. Có đồng tình với quan điểm cho rằng đây là hành vi
chống lại quyết định của UBND TP.Y nên phải xử lý kỷ
luật không? Tại sao?
4.3. Xác định định thẩm quyền và biện pháp xử lý vụ việc
của bà H theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vấn đề 2: Tình huống điều động, bổ nhiệm công chức
• Ông Nguyễn Thành Đồng đang là Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh
HN được Chủ tịch UBND tỉnh HN điều động sang làm Phó chủ
tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh, nhưng Ông không đồng ý nhận nhiệm
vụ vì sang đó Ông không còn là công chức. Trên cơ sở quy định
của pháp luật hiện hành Anh/Chị:
1.Việc điều động của Chủ tịch UBND tỉnh HN có hợp pháp không?
Tại sao?
2.Bình luận lý do không nhận nhiệm vụ của ông Đồng.
3.Cách thức xử lý Quyết định điều động của Chủ tịch UBND tỉnh
HN.
4.Bình luận quan điểm cho rằng, hành vi của ông Đồng là vi phạm
pháp luật CB,CC nên phải xử lý luật.
5.Khi quyết định có hiệu lực, ông Đồng có còn tư cách Phó Giám
đốc Sở nữa không? Tại sao?
Vấ n đề 2. Sắ p xếp bộ má y và quyền lợ i cô ng chứ c

• Hai xã thuộc huyện X, tỉnh Y nằm trong đề án sáp nhập.


Thực hiện quy định này, lãnh đạo hai xã lên danh sách cán
bộ, công chức sẽ phải nghỉ việc và bố trí, sắp xếp lại chức
danh lãnh đạo. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Anh/Chị:
1.Bình luận việc, lãnh đạo hai xã lên danh sách cán bộ, công
chức sẽ phải nghỉ việc và bố trí, sắp xếp lại chức danh
lãnh đạo.
2.Là chủ tịch UBND thì Anh/Chị giải quyết yêu cầu phải bố
trí công việc phù hợp cho những công chức trong danh
sách phải nghỉ việc như thế nào?
3.Là chủ tịch UBND thì Anh/Chị quyết yêu cầu phải bố trí
chức vụ tương đương cho Chủ tịch, Phó chủ tịch UNND
xã sau khi sáp nhập như thế nào?
Vấ n đề 2. Điểm yếu trong hệ thố ng quả n lý cô ng
chứ c
1. Chỉ số đánh giá năng lực thực hiện (Key
Performance Indicators - KPIs) với chế độ lương,
thưởng, cơ hội thăng tiến, đánh giá công chức.
2. Môi trường làm việc: Sống lâu lên lão làng, nhiều
công việc không gắn với vị trí việc làm (nhất là
công chức trẻ), quan hệ trong cơ quan hành chính
nhà nước.
3. Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới: Ranh giới
giữa chấp hành mệnh lệnh với độc đoán, chuyên
quyền; “tinh thần nịnh hót, bợ đỡ” và việc hình
thành các “dây quyền lực”…
Đà o tạ o cô ng chứ c, nhâ n tà i và nuô i dưỡ ng
lò ng trung thà nh
1. Nhận định của Anh/Chị về việc lấy thước đo bằng cấp để
xác định nhân tài: Có tình trạng công chức có nhiều bằng
cấp nhưng không có năng lực làm việc, năng lực thích ứng.
2. Nhân tài chạy “Grab” kiếm thêm thu nhập: Nhận định về
phản biện ngược – công chức không có khả năng làm việc,
khả năng thích ứng, chấp nhận gian khổ.
3. “Kiện” nhân tài bồi thương sau đào tạo: Thông điệp gì từ
thực trạng trên?
4. Yếu tố quyết định để nuôi dưỡng lòng trung thành của
công chức:
4.1. Mong muốn làm công chức để được gì?
4.2. Tại sao làm công chức lương thấp mà vẫn cố vào cho bằng
được (ở không ít địa phương và người dân).
Vấ n đề 2. Vấ n đề sử dụ ng cô ng
chứ c
• Ông Nguyễn Văn X là công chức tỉnh Y (hiện công tác tại Ban
ATTP) được cử đi học thạc sĩ ở nước ngoài, chuyên ngành CNTT
để phục vụ cho mục tiêu xây dựng chính quyền tỉnh theo định
hướng phát triển thành phố thông minh. Khi tốt nghiệp về nước,
ông X được bố trí làm công việc nhập liệu về ATTP. Ông cho
rằng, việc bố trí vị trí việc làm không phù hợp với chuyên ngành
đã được đào tạo và không phát huy hết vai trò của mình nên đã đề
nghị xin chuyển sang công tác tại Sở TT&TT, nhưng không được
chấp nhận. Ông đã có đơn xin nghỉ việc vì lý do bố trí không đúng
vị trí công việc được đào tạo. Phía Ban ATTP tỉnh Y cho rằng, việc
bố trí cán bộ liên quan đến nhiều cơ quan nhất là công tác cán bộ
của Đảng. Do đó, không chấp nhận yêu cầu nghỉ việc của ông A.
Nếu ông X vẫn kiên quyết nghỉ thì phải bồi hoàn kinh phí đào tạo
theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở quy định của PL hiện hành, Anh/Chi hãy xác định các
vấn đề pháp lý và giải quyết vụ việc trên.
Vấ n đề 2. Vấ n đề sử dụ ng cô ng chứ c
• Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1.Người đang công tác tại cơ quan đảng các cấp là công chức.
2.Công chức là những người được bổ nhiệm vào ngạch, bậc và
hưởng lương từ NSNN.
3.Không đồng ý với quyết định luân chuyển vị trí công tác, công
chức có quyền từ chối và không bị xử lý kỷ luật.
4.Cách chức là bình thức kỷ luật được áp dụng khi công chức vi
phạm pháp luật về công chức.
5.Công chức đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như
vợ chồng với người khác là vi phạm quy định về đạo đức công
vụ.
6.Công chức chưa có vợ mà chung sống như vợ chồng với người
khác khi bị phát hiện sẽ bị xử lý kỷ luật.
7.Công chức không chấp hành quyết định luân chuyển vị trí
công tác là vi phạm pháp luật và sẽ bị bị xử lý kỷ luật.
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong QLHCNN
Đại gia “điếu cày” bị khởi tố:
1. Làm sao để quản lý nhà nước góp phần hạn chế tình
trạng “vào tù” do “được” chấp thuận VPPLHC trong KD.
2. Sai phạm chủ yếu của vị đại gia này là xây dựng nhà
vượt quá tầng, vi phạm quy hoạch đô thị: Hướng xử lý để
vừa bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người mua nhà – một
trong những quyền mà Tạo hóa ban cho con người vừa bảo
đảm hiệu lực, hiệu quả QLHCNN.
Quản lý hành chính nhà nước với bảo đảm quyền con
người
1. Bảo vệ quyền của người sử dụng đất với phát triển KT-
XH: Tình huống dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.
2. “Hiện tượng Ngọc Trinh” với quyền con người và yêu
cầu QLHCNN.
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong QLHCNN
Lấy chồng Tây
1. Từ vụ cô dâu Việt bị chồng hành hung tại Hàn Quốc nghĩ
về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với các cô dâu Việt
tại nước ngoài.
2. Con lai theo mẹ bỏ “quê cha” về Việt Nam sinh sống và
gặp nhiều cản trở trong việc thực hiện quyền của trẻ em:
HƯớng giải quyết về mặt pháp lý là gì?
Mê tín và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
1. “Hối lộ thần thánh”, xin ấn đền Trần ở Nam Định với yêu
cầu bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực văn hóa và trách
nhiệm quản lý nhà nước về văn hóa.
2. Chùa ba Vàng và trách nhiệm quản lý nhà nước về tôn giáo
với việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong QLHCNN
• Quyền tự do cư trú từ chuyện “cũ” của Tp. Đà Nẵng
• Chuyện cũ HĐND TP. Đà Nẵng ra Nghị quyết số 23
thông qua tháng 11/2011 có đề cập “tạm dừng giải quyết
đăng ký thường trú mới vào nội thành đối với các trường
hợp chỗ ở là nhà thuê mượn, ở nhờ mà không có nghề
nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”; “học sinh chưa đủ
tuổi theo quy định đi xe máy thì xử phạt nặng và tạm giữ
xe 60 ngày”; “tạm dừng đăng ký mới với cơ sở kinh
doanh dịch vụ cầm đồ”.
• Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) “tuýt còi” 3 điểm
trên vì cho rằng trái pháp luật, "tước quyền công dân".
Đặc biệt nội dung tạm dừng đăng ký thường trú bị coi là
một hình thức hạn chế quyền tự do cư trú.
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong QLHCNN
Chuyện mới: Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho rằng
thành phố cần xây dựng chuẩn mực văn hóa lối sống và có
biện pháp mạnh tay, kể cả đưa người nhập cư về nơi cũ nếu
họ không tuân thủ trong thời gian lưu trú tại TP.HCM.
Quan điểm của Anh/Chị về đề xuất trên dưới góc nhìn
quyền tự do cư trú của người dân.
Tự do ngôn luật và ý tưởng chống ngập của PGS.TS.
Phan Thị Hồng Xuân và “phản kháng” của cư dân
mạng:
1.Quan điểm của Anh/Chị về mối quan hệ giữa ý tưởng
chống ngập của PGS. Xuân với việc thực hiện trách nhiệm
đại biểu HĐND và quyền tự do ngôn luận.
2.Cơ chế bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong thời đại thông
tin hiện nay
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong QLHCNN
• Quan điểm của Anh/Chị về đề xuất thu “phí chia tay” khi
xuất cảnh của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp QH vừa qua
dưới góc độ bảo đảm quyền được tự do đi lại (trong đó có
vấn đề xuất cảnh) của công dân.
• Quan điểm của Anh/Chị về đề xuất mở rộng quyền làm
thêm giờ của người lao động dưới góc độ bảo đảm quyền
lao động của công dân.
• Quan điểm của Anh/Chị về giải pháp khắc phục tình trạng
quấy rối tình dục tại nơi làm việc dưới góc độ bảo vệ quyền
con người và bình đẳng giới.
• Quản dân bằng sổ hộ khẩu với quyền được làm việc, thụ
hưởng chính sách giáo dục, y tế…
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong
QLHCNN
• Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
- Đăng ký họ và tên là thủ tục bắt buộc để xác lập/được
công nhận quyền của cá nhân đối với họ và tên.
- Tiếp xúc xử tri là hình thức tham gia vào quan hệ pháp
luật hành chính của cá nhân.
- Khiếu nại quyết định của UBND xã của công dân A là
sự kiện pháp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành
chính.
- Quyền của cá nhân trong lĩnh vực chính trị là loại
quyền phải xin phép và tuân thủ trình tự, thủ tục.
- Quyền của cá nhân trong lĩnh vực kinh tế chỉ phải xin
phép hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý nếu pháp luật
có quy định.
Vấ n đề 3. Cá nhâ n trong QLHCNN
- Điểm khác biệt giữa quyền của công dân Việt Nam với
người nước ngoài là ở chỗ, công dân Việt Nam được tham
gia vào hoạt động quản lý nhà nước một cách trực tiếp.
- Người nước ngoài có thể trở thành chủ thể quản lý HCNN.
- Công dân có quyền thực hiện thay đổi họ và tên.
- Cha mẹ có nhu cầu có thể thực hiện thủ tục thay đổi họ
tên, dân tộc cho con của mình.
- Học tập trong các cơ sở giáo dục công lập chỉ dành cho
công dân Việt Nam.
- Quốc tịch là dấu hiệu để phân biệt công dân Việt Nam và
người nước ngoài.
- Quốc tịch của con được xác định theo quốc tịch của cha
mẹ
Vấ n đề 3: TCXH trong
QLHCNN
1. Vai trò của TCXH trong giám sát, phản biện các vấn đề phát
sinh trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đất
nước: Tình huống Formosa Hà Tĩnh.
2. Vai trò của TCXH trong bảo vệ công dân thực hiện hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ: Tình huống xử lý hình sự đối với phạm
nhân Hoàng Công Lương.
3. Tình huống hiện nay, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo chỉ quy định
chung chung các tổ chức tôn giáo được tham gia vào hoạt động
giáo dục: Quan điểm của Anh/Chị về việc cho phép các tổ chức
tôn giáo tham gia vào hoạt động giáo dục nên như thế nào vào ở
cấp học nào?
4. Các tổ chức tôn giáo muốn tham gia vào lĩnh vực y tế, nhưng
chủ yếu mới chỉ được tham gia thông qua các phòng khám từ
thiện nhân đạo: Quan điểm của Anh/Chị về hướng cho phép các
tổ chức tôn giáo tham gia vào hoạt động y tế.
Vấ n đề 3: TCXH trong
QLHCNN
5. Vai trò của Hiệp hội khoa học trong giám sát,
phản biện các dự án, công trình trọng điểm quốc
gia liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và an
ninh quốc gia: Tình huống Formosa Hà Tĩnh,
Đường sắt trên cao tại Hà Nội, Tp.HCM.
6. Phát huy vai trò của Hội phụ nữ, Đoàn TNCS
HCM trong bảo vệ trẻ em, phụ nữ là nạn nhân của
các vụ án xâm hại tình dục trong thời gian vừa qua.
7. Không gian cho các tổ chức xã hội hoạt động:
Nhận diện và khả năng hiện thực hóa ở Việt Nam.
Vấ n đề 4. Tổ chứ c thự c hiện hoạ t độ ng
QLHCNN
1. Phân cấp, phân quyền quản lý HCNN có ảnh hưởng
như thế nào đến việc tổ chức thực hiện quyền quản lý
HCNN hiện nay:
- Tình huống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tình huống kiểm soát nguồn phát thải gây ô nhiễm môi
trường trong hoạt động công nghiệp.
- Phòng khám đa khoa đông y “chui” do người Trung
Quốc thực hiện.
- Doanh nghiệp “ma”.
- Trốn thuế, gian lận thuế, chuyển giá (không chỉ là DN
FDI mà có phần đông DN trong nước).
Vấ n đề 4. Tổ chứ c thự c hiện hoạ t độ ng
QLHCNN (tt)
2. Phân định trách nhiệm của cơ quan HCNN,
người đứng đầu cơ quan HCNN trong:
- Quản lý công sản.
- Kiểm soát doanh nghiệp sân sau của công chức.
- Giải quyết thủ tục hành chính chậm cho người
dân, DN.
- Lạm quyền trong thực thi công vụ (thực hiện hoạt
động QLHCNN).
- Kiểm soát lợi ích nhóm, tham nhũng, trục lợi từ
hoạt động QLHCNN.
Vấ n đề 4. Tổ chứ c thự c hiện hoạ t độ ng
QLHCNN (tt)
3. Bình luận ngắn về phản ứng trái chiều của các cơ
quan nhà nước từ phường Hạ Đình, Quận Thanh
Xuân, UBND TP.Hà Nội đến Tổng cục Môi trường
về vụ việc cháy CTCP Bóng Đèn Phích nước Rạng
Đông.
4. Bình luận về đề xuất của HĐND TP.HCM về
cách giải quyết quyền lợi cho bà con Thủ Thiêm
trong phạm vi 4,3ha trong quy hoạch Khu đô thị
Thủ Thiêm bằng cách đổi đất theo tỷ lệ. Suy đoán
“hậu quả” không tích cực đối với cách giải quyết
này đối với các vụ việc tương tự.
Vấ n đề 4. Tổ chứ c thự c hiện hoạ t độ ng
QLHCNN (tt)
5. Khả năng công nhận tiền lệ pháp là nguồn của Luật
Hành chính: Tiêu chuẩn, lộ trình và tính khả thi ở VN.
6. Bình luận ngắn về hiện tượng không “quản” được thì
“cấm” trong hoạt động quản lý HCNN ở VN.
7. Trách nhiệm của cơ quan HCNN đối với các chính
sách phát triển ngành không thành công như ngành xe
máy (thập niêm 2000), đóng tàu và nay là ngành công
nghiệp ô tô?
8. Bình luận ngắn về cách giải quyết các TCTD yếu kém
bằng biện pháp hành chính: sáp nhập, mua lại theo chỉ
định.
Vấ n đề 5. Chế tà i hà nh chính
1. Mối quan hệ giữa kỷ luật về đảng với xử lý công chức vi
phạm pháp luật: Đây có phải là “yếu thế” của quyền lực
nhà nước với quyền lực chính trị không?
2. Bình luận ngắn về hình thức xử lý “cắt tư cách nguyên”
của lãnh đạo vi phạm pháp luật khi đã nghỉ hưu từ khía
canhj pháp lý.
3. Buộc thôi việc công chức khó hay dễ: Vài bình luận từ
nguyên tắc nhân đạo trong quản lý công chức.
4. Tính răn đe của hoạt động xử lý công chức từ thực tiễn
xử lý kỷ luật công chức trong thời gian vừa qua.
5. Bình luận về việc quy hoạch chức danh lãnh đạo đối với
người từng bị tố cáo gian lận, vi phạm pháp luật: Tình
huống quy hoạch phó Hiệu trưởng trường Đại học Y –
Dược thuộc ĐH Thái Nguyên.
Vấ n đề 5. Chế tà i hà nh chính
6. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong hoạt
động sản xuất hàng hóa, dịch vụ từ khái cạnh hiệu
quả kinh tế và hiệu quả pháp luật.
7. Biện pháp nào khắc phục tình trạng “phạt để
được tồn tại” từ thực tiễn phát triển của địa
phương: Từ xây dựng đến vệ sinh an toàn thực
phẩm.
8. Hiệu quả của xử lý vi phạm hành chính từ thực
tiễn kiểm soát cuộc đua lãi suất huy động tiền gửi
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.
Vấ n đề 6: Bả o đả m hiệu lự c, hiệu quả
trong QLHCNN

1. Rào cản trong việc thực hiện quyền khiếu nại hoạt động
QLHCNN của người dân.
2. Bình luận ngắn về cách giải quyết các khiếu nại trong
QLHCNN: Tình huống thu hồi đất ở Thủ Thiêm.
3. Biện pháp bảo vệ người tố cáo trong QLHCNN.
4. Lạm dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây ảnh hưởng tiêu
cực đến công chức, cơ quan HCNN ở Việt Nam hiện
nay: Ranh giới giữa vấn đề chính trị, gây rối và nhu cầu
bức thiết cần được bảo vệ của người dân trong mối
tương quan với cơ quan HCNN.
Vấ n đề 6: Bả o đả m hiệu lự c, hiệu quả
trong QLHCNN
5. Minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan
HCNN từ thực tiễn ô nhiễm môi trường ở HN,
TP.HCM, sai phạm trong quản lý tài sản công…
6. Rào cản khi thực hiện khởi kiện vụ án hành
chính ở Việt Nam.
7. Mối quan hệ giữa tuyển dụng, sử dụng, bổ
nhiệm, luân chuyển công chức với bảo đảm hiệu
lực, hiệu quả QLHCNN

You might also like