Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM GDQP & GDTC

Giảng viên
Trung tá: Trần Hồng Lâm
ĐT: 0975.857.418
Email: tranhonglam.iuh@gmail.com
MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam anh
hùng đã cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công vang dội trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại là phương hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện
nay.
Phạm vi bài giảng giới thiệu cho Sinh viên hiểu biết những nội dung cơ bản về
các Quân, binh chủng trong Quân đội. Để nâng cao nhận thức về Quân đội, trên cơ
sở đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bài giảng biên soạn dựa vào tài liệu:
Các tài liệu về các Quân binh chủng trong Quân đội của Bộ Quốc Phòng.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tên gọi QĐND Việt Nam qua các thời kỳ:
01 - Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944 - 4/1945)

02 - Việt Nam giải phóng quân (5/1945 -11/1945)

03 - Vệ quốc đoàn (11/1945 – 5/1946)

04 - Quân đội quốc gia Việt Nam (5/1946 - 1950)

05 - Quân đội Nhân dân Việt Nam (1950 - nay)


I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRONG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
A. TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TRONG QĐND VIỆT NAM

1. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam


Quân đội nhân dân Việt Nam là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt
của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo, giáo
dục và rèn luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân kiểu mới của giai cấp công
nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân và có tính nhân dân, tính
dân tộc sâu sắc, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì mục
tiêu “Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
QĐND Việt Nam bao gồm:

Bộ đội địa phương

Bộ đội chủ lực

Bộ đội biên phòng


A. TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TRONG QĐND VIỆT NAM

2. Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổ chức Quân đội do chức năng, nhiệm vụ chính trị của Quân đội quy
định, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước và truyền
thống của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử.

Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử khác
nhau. Nhưng nhìn chung tổ chức Quân đội nhân dân bao gồm:
BỘ QUỐC PHÒNG

CƠ QUAN THUỘC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC


BỘ QUỐC PHÒNG BỘ QUỐC PHÒNG

1. Bộ Tổng tham mưu; 1. Các quân khu


2. Tổng cụ Chính trị; 2. Các quân đoàn
3. Tổng cục Hậu cần; 3. Quân chủng
4. Tổng cục Kỹ thuật; 4. Các binh chủng
5. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; 5. Boä ñoäi bieân phoøng
6. Tổng cục II; 6. Các học viện
7. Tổng thanh tra quốc phòng; 7. Các viện nghiên cứu
8. Viện Kiểm sát quân sự trung ương; 8. Các trung tâm nghiên cứu khoahọc
9. Cục Điều tra hình sự; 9. Các trường đào tạo SQ, HSQ, QNCN, VCQP
10. Cục đối ngoại, 10. Các trường bồi dưỡng kiến thức QP
11. Cục Tài chính; 11. Các binh đoàn
12. Cục Kế hoạch và Đầu tư; 12. Các công ty, tổng công ty
13. Cục khoa học – Công nghệ 13. Các xí nghiệp, nhà máy Quốc phòng
và Môi trường 14. Các bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, bộ đội
14. Phòng thi hành án… Biên phòng
Tổ chức Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
A. TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC
TRONG QĐND VIỆT NAM

2. Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam


Các đơn vị có các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ
đội biên phòng, các học viện, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu
khoa học, các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, quân dân chuyên
nghiệp, viên chức quốc phòng và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
quân sự cho cán bộ Đảng, Nhà nước và đoàn thể.
Các bộ CHQS tỉnh, thành phố, các ban chỉ huy, quân sự, quận,
huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh…
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

1. Bộ Quốc Phòng
Bộ Quốc phòng là cơ quan lãnh đạo,
chỉ huy, quản lý cao nhất của toàn
quân, có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
quân sự, quốc phòng. Xây dựng nền
quốc phòng toàn dân và các lực lượng
vũ trang nhân dân vững mạnh, thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược,
xây dựng thành công và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Từ khi thành lập đến nay, QĐND Việt Nam
có 11 đời Bộ trưởng Bộ quốc phòng
Thượng tướng CHU VĂN TẤN (1910 - 1984); Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Chính phủ lâm thời và Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà (9/1945 - 2/1946); Dân tộc: Nùng; Quê quán: xã
Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Tham gia cách
mạng: 1934; Nhập ngũ: 1945; Thượng tướng: 1958; Đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam: 1936.

Luật sư PHAN ANH (1912 - 1990); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính


phủ Liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (3 -
11/1946); Quê quán: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP, Sinh năm 1911, Bộ trưởng 1946 -
8/1947; 8/1948 - 1980; Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
(1946 - 1975); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) (1946 - 8/1947;
8/1948 - 1980); Quê quán: xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình; Tham gia cách mạng: năm 1925; Đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam: năm 1940; Đại tướng: năm 1948.

Bộ trưởng TẠ QUANG BỬU (1910 - 1986); Bộ trưởng Bộ Quốc


phòng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1947 - 1948); Quê
quán: xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Tốt nghiệp cử
nhân tại Trường Xoocbon (Pháp) và Trường Ôxphơt (Anh).
Đại tướng VĂN TIẾN DŨNG (1917 - 2002); Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng từ 1980 - 1986; Quê quán: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội; Tham gia cách mạng: 1936; Nhập ngũ: 1945;
Đại tướng: 1974; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: 1937

Đại tướng LÊ ĐỨC ANH (sinh năm 1920); Bộ trưởng từ 1987 –


1991; Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992 -
1997); Quê quán: xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên -
Huế; Tham gia cách mạng: 1937; Nhập ngũ: 8/1945; Đại tướng:
1984; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: 1938.
Đại tướng ĐOÀN KHUÊ (1923 - 1998); Bộ trưởng từ 1991 – 1997;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (1991 - 1997). Quê quán: xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị; Tham gia cách mạng: 1939; Nhập ngũ: 8/1945; Đại
tướng: 1990; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam: 1945.

Đại tướng PHẠM VĂN TRÀ (Sinh năm 1935); Bộ trưởng từ 1997-
2006; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (1997 - 2006); Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1976);
Quê quán: xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Nhập ngũ:
năm 1953; Đại tướng: năm 2003; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam (1956)
Đại tướng PHÙNG QUANG THANH (Sinh năm 1949); Bộ trưởng từ năm 2006 đến
nay; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung
ương (Việt Nam), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006),
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII. Quê quán: xã Thạch Đà, huyện Mê
Linh,Vĩnh Phúc nay là Mê Linh Hà Nội. Đại tướng: 2007
Đại tướng NGÔ XUÂN LỊCH (Sinh 20/4/1954);
Bộ trưởng từ năm 04/2016 đến 04/2021;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII (2016), Đại biểu Quốc hội Việt
Nam khóa XII, XIII.
Quê quán: xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam.
Đại tướng: 10/2015.
Đại tướng PHAN VĂN GIANG (Sinh năm 14/10/1960);
Bộ trưởng từ năm 08/4/2021 đến nay;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII (2021), Đại biểu Quốc hội Việt
Nam khóa XII, XIII, XIV.
Quê quán: xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đại tướng:
07/2021
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

2. Bộ Tổng Tham Mưu và cơ quan tham mưu các cấp


Là cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang, có chức
năng bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của các
lực lượng vũ trang nhân dân và điều hành mọi hoạt
động quân sự trong thời bình, thời chiến; tổ chức
nắm tình hình địch, ta.
Nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp và kế hoạch cả chiến
lược, chiến dịch, chiến thuật; tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và
dân quân tự vệ trong huấn luyện, chiến đấu, điều hành các hoạt động
quân sự phòng thủ đất nước, khu vực, nơi đóng quân
Danh sách Tổng Tham mưu trưởng
QĐND Việt Nam qua các thời kỳ:
1. Đại tướng - Hoàng Văn Thái (1945-1953).
2. Đại tướng - Văn Tiến Dũng (1953-1978).
3. Đại tướng - Lê Trọng Tấn (1980-1986).
4. Đại tướng - Lê Đức Anh (1986-1987).
5. Đại tướng - Đoàn Khuê (1987-1991).
6. Thượng tướng - Đào Đình Luyện (1991-1995).
7. Đại tướng - Phạm Văn Trà (1995-1997).
8. Trung tướng - Đào Trọng Lịch (1997-1998).
9. Đại tướng - Lê Văn Dũng (1998-2001).
10. Đại tướng - Phùng Quang Thanh (2001-2006).
11. Thượng tướng - Nguyễn Khắc Nghiên (2006-2010).
12. Thượng tướng - Đỗ Bá Tỵ (2010-2016).
13. Thượng tướng – Phan Văn Giang (2016-2021).
14. Thượng tướng – Nguyễn Tân Cương (06/2021 - Nay).
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

3. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp


Là cơ quan đảm nhiệm CTĐ-CTCT trong quân đội,
hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp thường
xuyên về mọi mặt của Bộ chính trị, Đảng ủy Quân
sự Trung ương và các cấp ủy đảng cùng cấp.
Nghiên cứu đề xuất những chủ trương giải pháp
kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của
toàn quân cũng như của từng đơn vị;
Hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng, tổ chức
chỉ huy, các đoàn thể quần chúng tiến hành và thực hiện có hiệu quả
CTĐ-CTCT.
Danh sách Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
QĐND Việt Nam qua các thời kỳ:
1. Đại tướng - Nguyễn Chí Thanh (1950-1961).
2. Thượng tướng - Song Hào (1961-1976).
3. Đại tướng - Chu Huy Mân (1977-1986).
4. Đại tướng - Nguyễn Quyết (1987-1991).
5. Thượng tướng - Lê Khả Phiêu (1991-1998).
6. Thượng tướng - Phạm Thanh Ngân (1998-2001).
7. Đại tướng - Lê Văn Dũng (2001-2011).
8. Đại tướng - Ngô Xuân Lịch (2011-2016).
9. Đại tướng – Lương Cường (2016-Nay).
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

4. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp


Là cơ quan tham mưu và đảm bảo công tác
hậu cần của toàn quân và của từng đơn vị.
TCHC và cơ quan hậu cần các cấp có nhiệm
vụ bảo đảm, nghiên cứu, đề xuất các vấn đề
liên quan đến các mặt HC của các LLVTND,
kể cả thời bình cũng như trong thời chiến.
Trực tiếp chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tổ chức tăng gia sản
xuất, tạo nguồn tại chỗ… nghiên cứu, khai thác, sử dụng vật tư, trang
bị..bảo đảm giữ tốt dùng bề.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

5. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp


Là cơ quan bảo đảm trang bị kỹ thuật, phương
tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn vị.
Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp
có nhiệm vụ làm tham mưu và bảo đảm cho cấp
ủy và chỉ huy cùng cấp về công tác kỹ thuật,
nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến
tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm của
ngành.
Chỉ đạo công tác kĩ thuật quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến,
trực tiếp tổ chức chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật cho toàn quân và từng đơn
vị, tổ chức sản xuất, tạo nguồn và bảo đảm kỹ thuật.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
6. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và các cơ quan, đơn vị sản
xuất quốc phòng
Là cơ quan chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản
xuất vật tư sản phẩm quốc phòng, thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về Công nghiệp
quốc phòng;
Nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan
đến tổ chức; chỉ đạo công tác công nghiệp quốc
phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân;
Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo sản xuất, tạo nguồn bảo đảm cho sản xuất
ngành công nghiệp quốc phòng trong quân đội; Tổ chức chỉ đạo
nghiên cứu và huấn luyện bộ đội về công nghiệp quốc phòng.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
7. Quân khu
Là đơn vị tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường gồm một số tỉnh
thành phố giáp nhau, có liên quan với nhau về quân sự, quốc phòng).
Lực lượng gồm (3-4 sư đoàn bộ binh, một số trung lữ đoàn binh
chủng và tiểu đoàn độc lập cùng một số cơ quan như các cục, các
phòng….để giúp qk hoàn thành nhiệm vụ)
Chức năng: Chỉ đạo và xây dựng nền quốc phòng toàn dân và các lực
lượng vũ trang nhân dân trong địa bàn QK; Trực tiếp chỉ huy các lực
lượng vũ trang nhân dân; Khai thác, sử dụng tiềm lực quốc phòng trên
địa bàn quân khu, để bảo vệ một vùng lãnh thổ của Tổ quốc và khu
vực phòng thủ của quân khu.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
7. Quân khu
Quân khu 1: thành lập ngày 16/10/1945...
Quân khu 2: thành lập ngày 19/10/1946…
Quân khu 3: thành lập ngày 31/ 10/1945…
Quân khu 4: thành lập ngày 15/10/1945…
Quân khu 5: thành lập ngày 16/10/1945…
Quân khu 7: thành lập ngày 10/12/1945…
Quân khu 9: thành lập ngày 10/12/1945…
Bộ Tư lệnh Thủ đô: thành lập ngày 19/10/1946…
Bộ Tư lệnh TP.HCM: thành lập ngày 14/10/2011…
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
7. Quân khu
- Quân khu 1: gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái
Nguyên, Bắc Cạn, Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 
- Quân khu 2: gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,
Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Trụ sở Bộ Tư lệnh tại Thành phố Việt Trì
- Tỉnh Phú Thọ.
- Quân khu 3: gồm các tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Đông,
Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Hải Phòng. Trụ sở Bộ Tư
Lệnh tại Thành phố Hải Phòng.
- Quân khu 4: gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên - Huế. Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4, Tp. Vinh, Nghệ An.
- Quân khu 5: gồm các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Kon Tum, Gia Lai. Trụ sở Bộ Tư Lệnh Quân Khu 5 , Tp. Đà Nẵng.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

7. Quân khu
- Quân khu 7: gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An,
Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận và thành
phố Hồ Chí Minh. Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7, Tp. HCM.
- Quân khu 9: gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau và Hà Tiên. Bộ Tư Lệnh Quân
Khu 9, Tp. Cần Thơ.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

8. Quân đoàn
Là lực lượng thường trực của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến dịch,
lực lượng thường có từ 3 đến 4 sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn,
trung đoàn binh chủng, phối hợp đảm bảo cho quân đoàn có thể tiến
hành tác chiến chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch
trong đội hình tác chiến của BQP.
Quân đoàn có nhiêm vụ huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến
đấu cao cho các đơn vị, phối hợp với các lực lượng vũ trang nhân dân
ở khu vực địa phương bảo đảm sức chiến đấu và sức cơ động cao
trên địa bàn đóng quân.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

8. Quân đoàn
- Quân đoàn 1: Binh đoàn Quyết Thắng thành lập ngày
24/10/1973, tại Ninh Bình…
- Quân đoàn 2: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày
17/05/1974, tại Huế…
- Quân đoàn 3: Binh đoàn Tây Nguyên thành lập ngày 26/03/1975,
tại Tây Nguyên…
- Quân đoàn 4: Binh đoàn Cửu Long thành lập ngày 20/07/1974,
tại miền Đông nam bộ.

Video nhân sự Quân đoàn Video Quân khu và Quân đoàn


B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

9. Quân chủng
Là lực lượng quân đội được tổ chức theo ngành kỹ thuật tác chiến
riêng, có thể độc lập tác chiến hoặc có thể hợp đồng tác chiến quân
binh chủng.
Ở Việt Nam không tổ chức Quân chủng lục quân, mà chỉ tổ chức
Quân chủng Hải quân, Quân chủng phòng không - Không quân.
Các Binh chủng Lục quân thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam ( TT,
ĐC, HH,TTG,CB,PB) các binh chủng này trực thuộc các bộ tư lệnh
binh chủng.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
9. Quân chủng
a. Quân chủng Hải quân Thành lập: 07/05/1955

Là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và đại dương; có khả năng
tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
9. Quân chủng
a. Quân chủng Hải quân

Khi tiến công đối phương trên biển và


trong căn cứ biển, cắt đứt giao thông
trên biển của đối phương, bảo vệ giao
thông trên biển của ta, yển trợ bộ binh
và các binh chủng của Lục quân trên
chiến trường lục địa, đổ bộ đường
biển, vận chuyển tàu biển.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
9. Quân chủng
TÀU NGẦM VIỆT NAM
• Tàu ngầm Hà nội: hạ thùy 28/08/2012. tới cam ranh: 31/12/2013.
• Tàu ngầm HCM: hạ thuỷ 28/12/2012. tới cam ranh: 19/03/2014.
• Tàu ngầm hải phòng: hạ thủy 28/08/2013. tới cam ranh: 28/01/2015.
• Tàu ngầm Đà nẵng: hạ thủy 28/03/2015
• Tàu ngầm Khánh hòa: dự kiến về tới Việt nam cuối 2015.
• Tàu ngầm BRVT: dự kiến về tới việt nam cuối 2016

tàu rolldock chở tàu ngầm về Viê ̣t nam


B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
9. Quân chủng Thành lập: 21/10/1963
b. Quân chủng Phòng không – không quân

Tham gia tác chiến phòng không - không quân trong những chiến dịch hiệp đồng
quân, binh chủng hoặc độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của chiến
dịch, chiến đấu.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM
9. Quân chủng
b. Quân chủng Phòng không – không quân
Quân chủng PK-KQ có nhiệm vụ bảo đảm
quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông
báo tình hình địch trên không cho các lực
lượng vũ trang nhân dân và nhân dân. Sẵn
sàng chiến đấu đánh trả các cuộc tiến công
đường không của đối phương, bảo vệ các
trung tâm chính trị kinh tế văn hóa… của tổ
quốc.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

c. Bộ đội biên phòng Thành lập: 19/11/1958


Là một thành phần của Quân đội nhân dân
việt Nam có nhiệm vụ quản lý nhà nước đối
với biên giới quốc gia, sẵn sàng chiến đấu
đánh trả mọi cuộc xâm lược, lấn chiếm của
mọi kẻ thù, mọi thế lực thù địch và phản
động đối với lãnh thổ thiêng liêng của Tổ
quốc, xây dựng địa bàn và quản lý lãnh thổ.

Khẩu hiê ̣u: “Đồn là nhà, biên giới là quâ hương,
đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt.”
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


Các binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Bộ
binh, pháo binh, tăng thiết giáp, công binh, thông tin liên lạc, đặc
công, hóa học.

Binh chủng là những đơn vị làm nhệm vụ chuyên môn kỹ thuật, bảo
đảm cho đơn vị binh chủng hợp thành chiến đấu khi cần thì trực tiếp
tham gia chiến đấu.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


a. Binh chủng bộ binh
là lực lượng chủ yếu của Lục quân,
trực tiếp tiêu diệt sinh lực của đối
phương, đánh chiếm hoặc giữ đất,
có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp
đồng với các binh chủng, quân
chủng và các lực lượng khác.
Khẩu hiê ̣u: ((trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu
hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc vì CNXH nhiê ̣m vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng))
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


b. Binh chủng pháo binh Thành lập/29/06/1946

Binh chủng của Lục quân, binh


chủng hỏa lực mặt đất chủ yếu được
trang bị các loại pháo, tên lửa và
súng cối để chế áp, tiêu diệt các mục
tiêu trên mặt đất, mặt nước.

Binh chủng pháo binh VN tham gia diễn tập


B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


c. Binh chủng tăng thiết giáp Thành lâ ̣p: 05/10/1965

Là binh chủng của Lục quân được trang bị xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành có
hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, đột kích mạnh, khả năng tự vệ tốt. Là lực lượng đột
kích quan trọng của Lục quân và Hải quân đánh bộ
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


d. Binh chủng đặc công Thành lâ ̣p: 19/03/1967

Binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức trang bị và huấn luyện
đặc biệt, phương pháp tác chiến đặc biệt để tiến công những mục tiêu hiểm yếu,
sâu trong hậu phương và đội hình của đối phương.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


e. Binh chủng công binh Thành lâ ̣p: 25/03/1946

Binh chủng chuyên môn của quân đội được trang bị phương tiện công binh, có chức
năng, nhiệm vụ bảo đảm công trình trong tác chiến và xây dựng công trình quốc
phòng có thể trực tiếp chiến đấu.
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


f. Binh chủng Hóa học Thành lâ ̣p: 19/04/1958

Binh chủng chuyên môn của quân đội có chức năng bào đảm hóa học cho hoạt động
tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, có thể ngụy trang
bảo vệ các mục tiêu quan trọng và nghi binh đánh lừa địch bằng các phương tiện
chuyên môn
B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG QĐND VIỆT NAM

10. Binh chủng trong QĐNDVN


g. Binh chủng thông tin liên lạc Thành lâ ̣p: 09/09/1945

Binh chủng chuyên môn kỹ thuật của quân đội có chức năng bảo đảm thông tin liên
lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống
C. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ, TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU
CỦA PHÂN ĐỘI BỘ BINH

Sơ đồ tổ chức biên chế và trang bị của tiểu đoàn bộ binh


C. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ, TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU
CỦA PHÂN ĐỘI BỘ BINH
Tổ chức biên chế và trang bị
Trang bị Khẩu
của đại đội bộ binh
Súng ngắn 06
Súng tiểu liên 73 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BIÊN CHẾ ĐẠI ĐỘI BỘ BINH

Súng trung liên 09


cBB
B40-B41 09 94 (6-3-85)
M79 09
aCo60 aĐLiên b. Bộ binh
Cối 60mm 2 2 khẩu 2 khẩu 29(1-1-27)
Đại liên 2
Lựu đạn (quả) 175
9
Ống nhòm (chiếc) 04
Địa bàn (chiếc) 02
C. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ, TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU
CỦA PHÂN ĐỘI BỘ BINH
Tổ chức biên chế và trang bị
của trung đội bộ binh

Tổ chức biên chế (aBB)


Biên chế: 9 hạ sĩ quan, binh sĩ.
Trang bị chủ yếu: Trang bị chủ yếu:
- Súng B40, B41 : 3 khẩu - B40 (B41) 1 khẩu
- Súng trung liên : 3 khẩu - M79 : 1 khẩu
- Súng tiểu liên : 18 khẩu - Trung liên : 1 khẩu
- M79 : 3 khẩu - Tiểu liên : 6 khẩu
- Lựu đạn : 112 quả - Lựu đạn : 36 quả
II. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ QUÂN
CHỦNG, BINH CHỦNG
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
1. Quân chủng hải quân - Thành lập:07/05/1955.
- Quân số 45.000 người.
- Trang bị: 127 tàu chiến, 6 tàu ngầm,
58 máy bay và các phương tiện khác.
a. Vị trí: Quân chủng Hải quân là
LL tác chiến chủ yếu trên chiến
trường biển và đại dương. Làm
nòng cốt trong việc tiêu diệt địch
ở hải phận và thềm lục địa, bảo
vệ các đảo, lãnh thổ Việt Nam.
Khẩu hiê ̣u: ((Đảo là nhà, biển cả là quê
hương))
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
1. Quân chủng hải quân
b. Tổ chức biên chế
Tổ chức biên chế thành các
hạm tàu, hạm đội, tàu,
xuồng, các trung đoàn, lữ
đoàn, sư đoàn hải quân
đánh bộ. Có các trung đoàn
vận tải, các đoàn tàu vận tải
và một số đơn vị bảo đảm
chiến đấu như: hậu cần, kỹ
thuật, công binh, thông tin…
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
1. Quân chủng hải quân
c. Nhiệm vụ
-Bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển
và hải đảo của nước CHXHCNVN chống
mọi hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền
quốc gia.
- Luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến
đấu đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù
bảo vệ vững chắc lãnh thổ thiêng liêng của
Tổ quốc.
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
1. Quân chủng hải quân
c. Nhiệm vụ
- Nắm chắc diễn biến tình hình trên biển, quản lý chặt chẽ khu
vực trọng điểm (vịnh Bắc Bộ, Trường Sa, Hoàng Sa, dầu khí,
vùng biển Tây nam).
- Bảo vệ các đảo, quần đảo, các khu đặc quyền kinh tế, các
công trình khai thác tài nguyên, các tuyến giao thông trên biển.
- Hợp đồng chặt với các lực lượng cảnh sát biển chống xâm
nhập tàu thuyền, phá hoại của Địch.
- Nếu có chiến tranh xảy ra sẽ tham gia các chiến dịch tiến
công, phòng ngự cùng với Bộ, hoặc các quân khu ven biển.
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
1. Quân chủng hải quân
d. Các vùng và đơn vị trực thuộc
Các vùng Hải quân1,2,3,4,5 mỗi vùng tương đương fBB gồm:
Vùng 1: từ Móng Cái - đỉnh Hồng Lĩnh/Hà Tĩnh.
Vùng 2: từ Vũng Tàu - Cà Mau.
Vùng 3: từ Hồng Lĩnh/Hà Tĩnh – Quy Nhơn.
Vùng 4: từ Quy Nhơn - Bình Thuận (trọng điểm là Trường Sa).
Vùng 5: bảo vệ vùng biển Tây Nam.
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
2. Quân chủng phòng không – không quân
Thành lập: 22/10/1963. a. Vị trí: Có chức năng cơ bản là quản
Quân số: 30.000 người. lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông
báo tình hình địch trên không cho các
lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh
trả các cuộc tiến công đường không
của đối phương, bảo vệ các trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa. Làm nòng cốt
cho lực lượng khác trong việc tiêu diệt
các loại máy bay địch.
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG

2. Quân chủng phòng không – không quân


b. Tổ chức biên chế
Lực lượng Bộ đội phòng không được tổ chức biên chế thành các
aPK, bPK cPK, dPK ePK, lữ PK. pháo cao xạ có các loại cỡ nòng
súng khác nhau. Có d,e,lữ đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau.
Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu đoàn phục vụ như: rađa, vận tải…
Lực lượng Bộ đội Không quân được tổ chức biên chế ra các trung
đoàn, sư đoàn lữ đoàn(918+954) các loại máy bay tiêm kích, trực
thăng…. Bảo đảm vận tải và làm nhiệm vụ chiến đấu.
Sơ đồ tổ chức biên chế Quân chủng phòng không – không quân
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG

2. Quân chủng phòng không – không quân


c. Nhiệm vụ
Tổ chức quan sát, phát hiện các phương tiện tấn công đường không
của địch trước khi vào lãnh thổ, kịp thời thông báo báo động cho các
LLPK và LLVT phòng tránh có hiệu quả.
Sẵn sàng đánh trả các đợt tập kích bằng đường không của địch,
bảo vệ mục tiêu được giao, bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc.
Hiệp đồng với các LLVTND xây dựng thế trận PKND vững chắc sẵn
sàng hoàn thành nhiệm vụ.
A. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC QUÂN CHỦNG
2. Quân chủng phòng không – không quân
c. Nhiệm vụ
Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở kinh tế, các mục tiêu
quan trọng (cầu cống, kho tàng,…), bảo vệ các sở chỉ huy cấp chiến dịch,
các cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhà nước, bảo vệ đội hình chiến đấu
của binh chủng hợp thành.
Cùng với các lực lượng QBC khác, tiêu diệt các loại máy bay địch ở các
tầng cao. Tham gia hỏa lực chuẩn bị tiến công, chiến dịch….
Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ tập kích vào các mục tiêu của địch như:
sân bay, bến cảng, kho tàng, các vị trí trận địa tập kết xuất phát tiến công
của địch….
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
1. Binh chủng bộ binh

Vị trí: Binh chủng bộ binh là lực lượng


đột kích chính của lục quân và là lực
lượng chủ yếu của quân đội nhân dân
Việt Nam, trực tiếp chiến đấu quân số
chiếm 80 %.
Khẩu hiê ̣u: ((trung với nước, hiếu với dân,
sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do
của tổ quốc vì CNXH nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng))
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
1. Binh chủng bộ binh
Tổ chức biên chế:
Từ cấp aBB đến cấp qk,qđ.
Từ cấp dBB trở xuống aBB không tổ chức
ra cơ quan, cấp tiểu đoàn có trợ lý giúp
việc như: Trợ lý TM, trợ lý HC từ cấp trung
đoàn trở lên được tổ chức thành các cơ
quan giúp việc.
Ví dụ: - eBB có: ban TM, HC, CT, KT.
- fBB, lữBB có: phòng TM, HC, CT, KT
- qđ, qk có: các cục và các cơ quan khác
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
2. Binh chủng pháo binh
Thành lập: 29/06/1965.
Quân số: 10.000 người.
Vị trí: binh chủng PB là phục vụ
chiến đấu, hỏa lực chính của lục
quân, đồng thời là hỏa lực chính ở
mặt đất của QĐNDVN được trang bị
các loại pháo tầm gần, tầm xa, hạng
nhẹ, hạng nặng, súng cối 60,80,120..
Khẩu hiê ̣u: ((chân đồng vai sắt,đánh giỏi
bắn trúng))
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
2. Binh chủng pháo binh
Tổ chức biên chế:
ở đơn vị cơ sở là khẩu đội.
Ví dụ: biên chế một khẩu đội pháo tổng số
là 10 người trong đó có 2 lái xe (1 chính, 1
phụ), 1 khẩu đội trưởng, 7 pháo thủ được
quy định từ số 1 đến số 7.
Biên chế: khẩu đội, b, c, d pháo hoặc cối,
hoặc các d, e, lữ đoàn. Tùy thuộc vào tính
chất yêu cầu nhiệm vụ mà tổ chức pháo
binh cấp chiến thuật, chiến dịch.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
2. Binh chủng pháo binh
Nhiệm vụ chung : dùng hỏa lực chi
viện cho bộ binh, xe tăng và các binh
chủng hoàn thành nhiệm vụ (Trong các
hình thức chiến đấu cấp chiến dịch,
chiến thuật khi hiệp đồng quân, binh
chủng).
Dùng hỏa lực đánh các mục tiêu quan
trọng hoàn thành ý định chiền đấu nằm
trong kế hoạch của binh chủng hợp
thành. -HUẤN LUYỆN KHAI THÁC PB 40 NÒNG
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
2. Binh chủng pháo binh
Nhiệm vụ cụ thể: chế áp và tiêu diệt các trận địa pháo, cối, trận địa
tên lửa của địch. Diệt xe tăng, xe cơ giới, các phương tiện đổ bộ
đường biển, đường không. Chế áp sát thương sinh lực, hỏa lực địch
phá hủy có trọng điểm công trình phòng ngự của địch.
Chi viện cho bộ binh và xe tăng của ta trong chiền đấu phòng ngự,
tiến công và phản công. Đánh phá vào hậu phương, các đường giao
thông tiếp tế, căn cứ hậu cần, các mục tiêu hậu phương của địch.
Ngoài các mục tiêu trên mặt đất, pháo binh còn đảm nhận nhiệm vụ
dùng hỏa lực chế áp, tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước... của địch.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
3. Binh chủng tăng thiết giáp
Thành lập: 05/10/1965.
Quân số: 9.000 cán bộ chiến sỹ.
Vị trí: Là lực lượng đột kích quan
trọng của lục quân và hải quân đánh
bộ, được trang bị xe tăng, xe thiết
giáp là loại trang bị kỹ thuật hiện đại,
hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả
năng tự vệ tốt.
Khẩu hiê ̣u: ((đã ra quân là chiến thắng))
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
3. Binh chủng tăng thiết giáp

Tổ chức biên chế: Biên chế ở đơn vị cơ sở là xe.


Ví dụ: biên chế của một xe tăng gồm có 4 người (1trưởng xe,1 lái xe, 2
pháo thủ số 1và 2).

Ngoài ra binh chủng tăng - thiết giáp còn có (b,c,d,ld) tăng - thiết giáp.
1b xe tăng có 3 xe,12 người,1 trung đội trưởng phụ trách. 13 (1-0-12)
1c xe tăng có 3 trung đội, 1 đại đội trưởng, 1 đại đội phó ct, 1đại đội
phó kt. Quân số 43 đến 47 người, tổng xe = 10. 47 (6-0-41)
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
3. Binh chủng tăng thiết giáp

Nhiệm vụ chung: binh chủng tăng – thiết giáp kết hợp cùng các binh
chủng khác tạo thành sức mạnh tổng hợp kết thúc trận chiến đấu.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
3. Binh chủng tăng thiết giáp
Nhiệm vụ cụ thể:
- Sử dụng hỏa lực, sức cơ động
cao, tiêu diệt địch. Đột phá đánh
chiếm địa hình có giá trị chiến
thuật.
- Thọc sâu đánh chiếm các mục
tiêu bên trong (như: SCH, các trận
địa cối, pháo, tên lửa của địch,..)
hoặc tham gia bắn trực tiếp hoặc
chở bộ đội vũ khí khí tài.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
4. Binh chủng đặc công
Thành lập: 19/03/1967.
Quân số:10.000 người
Vị trí: là binh chủng chuyên
môn của QĐNDVN

Biên chế: ở đơn vị cơ sở là


mũi đặc công. Ở cấp (b,c,d,e
lữ) biên chế như đơn vị bộ
binh.
Khẩu hiê ̣u: ((đặc biệt, tinh nhuệ, anh
dũng, tuyệt vời, mưu trí,tác bạo,đánh
hiểm thắng lớn))
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
4. Binh chủng đặc công

BỘ ĐỘI ĐẶC CÔNG d60/ qk7 TẬP LUYỆN

Nhiệm vụ: binh chủng đặc công sử


dụng các phương pháp tác chiến đặt
biệt, để tiến công những mục tiêu
hiểm yếu sâu trong hậu phương và
trong đội hình đối phương.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
5. Binh chủng công binh
Thành lập: 25/03/1946. Vị trí: là binh chủng chuyên môn
Quân số: 12.000 người. của QĐNDVN được trang bị
phương tiện công binh, có thể trực
tiếp chiến đấu.
Tổ chức biên chế: Binh chủng công
binh được tổ chức biên chế ở cấp đại
đội thuộc eBB (gồm có 3 trung đội 90
người):1 đại đội trưởng, 1 phó CT, 1
phó KT. 90 (6-0-84)
Khẩu hiê ̣u: ((mở đường thắng lợi))
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
5. Binh chủng công binh
Nhiệm vụ:
Trong chiến đấu, lực lượng công binh
dùng thuốc nổ đánh phá một số mục
tiêu được phân công như: phá bom
mìn nổ chậm. Làm hầm hào các loại,
trận địa pháo, ngụy trang.
Trong chiến đấu hiệp đồng binh
chủng, lực lượng công binh dùng
thuốc nổ phá mục tiêu, mở cửa mở
làm đường xuất kích, bảo đảm cho
bộ đội cơ động.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
6. Binh chủng hóa học
Thành lập:19/04/1958.
Vị trí: Binh chủng HH là binh chủng
Quân số: 7.000 người
bảo đảm chiến đấu, binh chủng
chuyên môn của QĐNDVN, có thể
trực tiếp chiến đấu.

Tổ chức biên chế: Binh chủng HH


được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ
sở là ( a,b,c,d) ở trên có các cơ quan
chủ nhiệm HH các cấp.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
6. Binh chủng hóa học

Ví dụ: biên chế của một tiểu đội tiêu độc gồm: có 6 người, 1 tiểu đội
trưởng và 5 chiến sĩ.
Biên chế của một bHH gồm: (4a trong đó có 2a trinh sát hóa học 10 người,
2a tiêu độc 12 người, 4at và 1bt). 27 (1-0-26)
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
6. Binh chủng hóa học

Nhiệm vụ: Binh chủng HH có chức năng bảo đảm HH cho chiến đấu. Nòng
cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Có thể trực tiếp chiến đấu
bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa. Ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan
trọng và nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói.
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
7. Binh chủng Thông tin liên lạc
Thành lập: 09/09/1945. Vị trí: Binh chủng Thông tin liên lạc là
Quân số:10.000 người. binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh
chủng chuyên môn của QĐNDVN,
được trang bị các phương tiện liên lạc,
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Biên chế: như bộ binh.
Nhiệm vụ chung: Binh chủng TTLL có
chức năng bảo đảm TTLL cho chỉ huy
quân đội trong mọi tình huống.
Khẩu hiê ̣u: kịp thời, chính xác, bí mật, an
toàn
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
7. Binh chủng Thông tin liên lạc
Nhiệm vụ cụ thể:
• TTLL bảo đảm với cấp trên.
• TTLL bảo đảm với cấp dưới.
• TTLL Bảo đảm cho thông báo báo động
• TTLL bảo đảm cho hiệp đồng CĐ.
• TTLL Bảo đảm cho HC-KT.
• TTLL Bảo đảm cho quân bưu và dẫn
đường.
• TTLL bảo đảm SSCĐ ( A2, A3 phòng
chống bạo loạn lật đổ…)
B. VỊ TRÍ, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BINH CHỦNG
8. Cảnh sát biển Việt Nam

Nhiệm vụ cụ thể: Là lực lượng quân sự chuyên trách quản lý về an ninh, trật tự,
an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên
các vùng biển và thềm lục địa.
KẾT LUẬN
- Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, qua
các thời kỳ lịch sử QĐND Việt Nam anh hùng, đã cùng toàn
Đảng, toàn dân lập nên những chiến công vang dội, trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước cũng như trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN...
- Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng QĐND Việt Nam “cách
mạng, chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại” là quan điểm
đúng đắn của Đảng, nhà nước ta hiện nay...
- Nghiên cứu học tập một số nội dung về quân binh
chủng, là cơ sở giúp sinh viên hiểu được tổ chức và hệ thống
tổ chức; chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn
vị trong QĐND Việt Nam...
- Trên cơ sở nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm
góp phần xây dựng lực lượng VTND vững mạnh toàn diện,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ./.
CHÂN
THÀNH
CẢM
ƠN CÁC
EM ĐÃ
CHÚ Ý
THEO
DÕI!

You might also like