Viêm Mô Tế Bào

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

VIÊM MÔ TẾ BÀO

Bs. Néang Si Pháts - pk Phụ Khoa


• Chẩn đoán: Theo dõi nhiễm trùng huyết/ viêm
mô tế bào vùng âm hộ
• Chuyển bệnh viện Hùng Vương
• Bệnh nhân nằm viện 2 tuần-> xuất viện ổn.
ĐỊNH NGHĨA
• Viêm mô tế bào ( Cellulitis) là tình trạng viêm
khu trú hoặc lan tỏa do nhiễm khuẩn cấp tính,
bán cấp hoặc mạn tính tổ chức liên kết của da.
NGUYÊN NHÂN
• Thường do liên cầu nhóm A, tụ cầu vàng.
• Một số vi khuẩn khác: S. pneumoniae, H.
influenae…
• Tỷ lệ nhiễm trùng do tụ cầu Staphylococcus
aureus kháng Methicillin (MRSA) đang gia
tăng.
TRIỆU CHỨNG
a.Lâm sàng:
• Xuất hiện đột ngột, vùng da bị viêm quầng, sưng,

nóng, đỏ, đau, giới hạn không rõ có tính chất lan tỏa.
Giữa tổn thương có bọng nước, xuất huyết.
• Triệu chứng toàn thân: sốt,mệt mỏi…
• Nặng: hoại tử, áp xe, nhiễm khuẩn huyết
• Vị trí hay gặp: cẳng chân.
• Tam giác trung tâm khuôn mặt: tuy hiếm gặp nhưng

nhiễm khuẩn huyết liên quan tới 1/3 giữa khuôn mặt
( ví dụ: vùng xung quanh mắt và mũi) có thể gây ra bởi
huyết khối tĩnh mạch hang nhiễm khuẩn (septic
cavernous thrombosis), vì tĩnh mạch vùng này không
có van.
b.Cận lâm sàng:
• Nuôi cấy bệnh phẩm, cấy máu.
• Các xét nghiệm khác: công thức máu, tốc độ lắng

máu, procalcitonin.
• Siêu âm: là phương pháp thăm dò đầu tiên khi nghi
ngờ viêm mô tế bào. Thông thường, tại tổ chức phần
mềm bị viêm mô tế bào sẽ giảm âm hơn các vị trí
khác do tổ chức bị phù nề, xung huyết.
o Giai đoạn sớm: tổ chức liên kết sẽ dày hơn, tăng kích
thước dẫn tới trên siêu âm tổ chức dưới da tăng âm
hơn bình thường
o Giai đoạn muộn: có hình ảnh tụ dịch trong tổ chức
dưới da, nếu dịch nhiều có thể tạo hình ảnh “bãi đá
cuội”. Hiện tượng này không đặc hiệu có thể xuất
hiện ở bệnh lý khác.
• CT: ít khi được chỉ định, thường dùng để chẩn đoán
phân biệt giữa viêm mô tế bào với bệnh lý nhiễm
trùng tổ chức sâu.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
• Bệnh tắc tĩnh mạch sâu: phát hiện bằng siêu âm
doppler mạch máu.
• Bệnh viêm cân cơ ( Faciitis): tổn thương cân cơ sâu.
• Bệnh viêm cơ ( Myositis): thường nhiễm khuẩn lan
xuống cơ và thường được phân biệt thành hoại tử cơ.
• Bệnh viêm da cơ.
ĐIỀU TRỊ
• Các trường hợp nặng nhất là nghi ngờ có nhiễm
khuẩn huyết cần chỉ định kháng sinh sớm, đúng, đủ
liều tiêm tĩnh mạch. Một số thuốc có thể dùng:
ceftriaxone, cefazolin, vancomycin
• Các trường hợp nhẹ có thể dùng kháng sinh uống:
Dicloxacillin, amoxicillin hoặc cephalexin,
clindamycin, clarithromycin hoặc azithromycin.
• Viêm mô tế bào tái phát thường do Streptococcus và
Penicillin G hoặc amoxicillin hoặc erythromycin có
thể hiệu quả. Nếu nghi ngờ có nhiễm nấm thì điều trị
kháng nấm tại chỗ hoặc toàn thân.
• Trong các trường hợp viêm mô tế bào nặng, thuốc
khác sinh không hiệu quả có thể phối hợp phẫu thuật
để loại bỏ mô hoại tử.
BÀN LUẬN
 Viêm mô tế bào âm hộ là bệnh lý phụ khoa có thể dẫn
đến bệnh nặng.
 Tuy nhiên bệnh có đáp ứng tốt nếu dùng kháng sinh

sớm, đúng và đủ liều.


 Chẩn đoán bệnh đơn giản và ít tốn kém: xét nghiệm

máu, siêu âm.


 Siêu âm được xem là phương pháp đầu tay. CT ít khi

sử dụng.
 Viêm mô tế bào âm hộ nên coi MRSA là nguyên nhân

đầu tiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• https://
bacsinoitru.vn/content/viem-mo-te-bao-1408.html
• https://virad.org/chan-doan-hinh-anh-benh-viem-mo-t
e-bao/
• https://
www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cellulitis/sy
mptoms-causes/syc-20370762
• https://www.healthline.com/health/cellulitis
• https://
emedicine.medscape.com/article/214222-overview
• https://
emedicine.medscape.com/article/214222-treatment
• https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5016
500
/

You might also like