Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

CHƯƠNG 5

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CÁC
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

MỤC ĐÍCH

• Trang bị cho sinh viên về nền KTTT định hướng XHCN


• Giúp sinh viên nắm được các quan hệ lợi ích ở Việt Nam
• Sinh viên có thể vận dụng lý luận vào việc giải quyết các
quan hệ lợi ích.
CHƯƠNG 5 :KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

YÊU CẦU

• Nắm được khái niệm, đặc trưng của nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam.
• Hiểu được thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam
• Hiểu được quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hòa quan hệ
lợi ích ở Việt Nam.
CHƯƠNG 5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

NỘI DUNG CHƯƠNG

5.1 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở


VIỆT NAM

5.2 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ


TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

5.3
CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chương 5

5.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG


XHCN Ở VIỆT NAM

Khái niệm kinh tế thị trường định hướng


5.1.1 XHCN ở Việt Nam

Tính tất yếu khách quan phát triển


5.1.2 KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

Đặc trưng của KTTT định hướng


5.2.2
XHCN ở Việt Nam
5.1.1.

5.1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH


HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

• KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo


các quy luật của thị trường đồng thời góp phần
hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có
sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
5.1.2. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

• Phát triển KTTT định hướng XHCN là phù


Thứ nhất hợp với quy luật khách quan

• Do tính ưu việt của KTTT


Thứ hai

• Đây là mô hình KTTT phù hợp với nguyện


vọng của nhân dân về dân giàu, nước mạnh,
Thứ ba dân chủ, công bằng, văn minh
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

 Về mục tiêu
 Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội
 Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ
 Nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế


 Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu
nguồn lực trong quá trình sản xuất và kết quả lao động tương
ứng với quá trình sản xuất hay tái sản xuất trong một điều kiện
lịch sử nhất định.
 Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý.
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

+ Nội dung kinh tế:

Sở hữu là cơ sở, là điều kiện của sản xuất. Biểu hiện về mặt
kinh tế của sở hữu là khía cạnh lợi ích kinh tế.
Sở hữu là cơ sơ để các chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng
sở hữu.
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

+ Nội dung pháp lý:

Sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật
về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.
Chú ý : Nội dung kinh tế và nội dung pháp lý của sở hữu
thống nhất biện chứng trong một chỉnh thể.
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

• Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều
thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, trong dó kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo.
• Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác,
cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển theo pháp luật.
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

 Về quan hệ quản lý nền kinh tế:


• Đảng lãnh đạo nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua
cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - xã họi và các chủ trương,
quyết sách lớn trong từng thời kỳ.
• Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN thông qua pháp
luật, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách và
công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những quy tắc của thị trường,
phù hợp định hướng XHCN.
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

 Về quan hệ phân phối:


Quan hệ phân phối do quan hệ sở hữu TLSX quyết định. Do nền
KTTT định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu nên có nhiều
hình thức phân phối, trong đó phân phối theo kết quả lao động, hiệu
quả kinh tế, theo phúc lợi xã hội phản ánh định hướng XHCN của nền
KTTT
5.1.3. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã


hội:
• Thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội bởi tiến bộ, công
bằng xã hội vừa là điều kiện vừa là mục tiêu thể hiện bản chất của chế độ
XHCN.
• Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội; thực hiện công
bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường.
Chương 5

5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Sự cần thiết phải hoàn thiện thể


5.2.1 chế KTTT định hướng XHCN ở
Việt Nam.

5.2.2 Nội dung hoàn thiện thể chế


KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam
5.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN THỂ
CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam.
- Thể chế kinh tế: là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ
chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế và các
quan hệ kinh tế.
Bao gồm: Hệ thống pháp luật về kinh tế và các quy tắc xã hội được
Nhà nước thừa nhận; các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các
cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền
kinh tế.
5.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN THỂ
CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN:


Là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp,
chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh các chức
năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích
của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ
các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần
thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
5.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN THỂ
CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

- Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN
+ Do thể chế KTTT định hướng XHCN còn chưa đồng bộ
+ Hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ
+ Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các
yếu tố thị trường và các loại thị trường.
5.2.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTT
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

5.2.2. Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
ở Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
- Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo
đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính
nhà nước và dịch vụ công.
- Hoàn hiện pháp luật về đất đai
- Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
5.2.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTT
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Thứ hai. hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần
kinh tế
• Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước
• Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ
• Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp
dân sự theo hướng thống nhất, đồng bộ.
• Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp.
5.2.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTT
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Thứ ba, hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị
trường và các loại thị trường
• Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
• Hoàn thiện thể chế để phát tiển đồng bộ, vận hành thông suốt các
loại thị trường
Chương 5

5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT


NAM

5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế


5.3.1.1. Lợi ích kinh tế
• Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn
nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã
hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
đó.
Chương 5

5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT


NAM

• Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện
các hoạt động kinh tế của con người.
• Bản chất của lợi ích kinh tế : lợi ích kinh tế phản ảnh mục đích
và động cơ các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã
hội.
• Biểu hiện của lợi ích kinh tế: là các khoản thu được do hoạt
động kinh tế như lợi nhuận, tiền công, lợi tức
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể KT-XH
(1) Lợi ích KT là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt
động kinh tế - xã hội.
(2) Lợi ích KT là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích chính
trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

5.3.1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế


Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người
với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa
các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của
thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế với mối quan hệ với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định.
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

- Sự thống nhất của các quan hệ lợi ích kinh tế:


Lợi ích của chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và
phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác
- Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế: thu nhập
chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm
xuống và ngược lại
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ich kinh tế:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất XH --
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền KTTT:


• Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
• Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
• Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
• Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong quan hệ lợi ích
chủ yếu:
• Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường. Đây là
phương thức phổ biến
• Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của Nhà nước và vai
trò của các tổ chức xã hội.
Chương 5 5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT
NAM

5.3.2. Vai trò Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
5.3.2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm
kiếm lợi ích của chủ thể kinh tế:
- Nhà nước giữ vững ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho các
hoạt động kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng, bảo vệ lợi ích
chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước.
- Nhà nước xây dựng chính sách phù hợp, phát triển kết cấu hạ tầng, tạo môi
trường văn hóa phù hợp.
Chương 5

5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT


NAM

5.3.2. Vai trò Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
5.3.2.2. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp- xã hội
Nhà nước cần có chính sách đặc biệt là chính sách phân phối thu nhập nhằm
đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế, giảm phân hóa giàu nghèo; phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao thu
nhập cho các chủ thể kinh tế.
Chương 5

5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

5.3.2. Vai trò Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
5.3.2.3. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ich có ảnh hưởng tiêu
cực đối với sự phát triển xã hội
- Nhà nước thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập
- Nhà nước có các chính sách xóa đói giảm nghèo, ưu đãi xã hội, các
hoạt động từ thiện.
Chương 5

5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

5.3.2. Vai trò Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
5.3.2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần thường xuyên phát hiện mâu thuẫn
phát sinh và chuẩn bị các giải pháp để ứng phó. Nguyên tắc giải quyết mâu
thuẫn là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt
lợi ích của đất nước lên trên hết

- Khi có xung đột cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên
quan đặc biệt có nhà nước.
Chương 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?
2. Trình bày những đặc trưng của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam? Phân tích những nhiệm
vụ chủ yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam?
3. Khái niệm, đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến
quan hệ lợi ích kinh tế? Các quan hệ lợi ích kinh tế chủ
yếu trong nền kinh tế thị trường? Sự thống nhất và mâu
thuẫn giwax các lợi ích kinh tế? Vai trò Nhà nước trong
việc đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế?

You might also like