Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 245

BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN

TÊ ̣
MỤC TIÊU
 Trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết và kiến
thức để làm cơ sở học tâ ̣p các môn học ngành kế
toán
 Trang bị cho sinh viên những kiến thức và công cụ
cơ bản để phân tích và giải thích các hiê ̣n tượng
kinh tế có liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tê ̣ ,
ngân hàng và thị trường chứng khoán như cơ chế
phát hành tiền, lạm phát, các công cụ chính sách
tiền tê ̣ ngân hàng, hoạt đô ̣ng của các loại hình ngân
hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, giao
dịch chứng khoán trên thị trường tâ ̣p trung và thị
trường phi tâ ̣p trung
ĐIỀU KIÊN
̣ TIÊN QUYẾT
Để học tốt môn Tài chính – Tiền tê ̣ sinh viên
cần phải được trang bị môn học sau:
• Nguyên lý cơ bản (triết học + kinh tế chính trị)
• Pháp luâ ̣t đại cương
• Kinh tế vĩ mô
• Kinh tế vi mô
TÀI LIÊU
̣ THAM KHẢO
• Giáo trình lý thuyết tài chính, tiền tê ̣ của các
trường đại học khác (đại học kinh tế quốc dân,
học viê ̣n tài chính, học viê ̣n ngân hàng, đại học
ngoại thương.
• Tiền tê ̣, ngân hàng và thị trường tài chính của
Frederic S.Mishkin
• Website về tài chính, tiền tê ̣, tín dụng, ngân
hàng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ THỊ
TRƯỜNG TÀI CHÍNH

I. Các khái niê ̣m cơ bản


II. Các chủ thể tham gia thị trường tài chính
III. Chức năng của thị trường tài chính
IV. Cấu trúc của thị trường tài chính
MÔT
̣ SỐ KHÁI NIÊM
̣ CƠ BẢN
1. Tài chính:
Khái niê ̣m:
- Tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào bằng
tiền và các hiện tượng chi ra bằng tiền ở các chủ thể kinh tế -
xã hội.
- Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra
giữa mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các
quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính
thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp
ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
- Tài chính là khái niệm chỉ các mối quan hệ kinh tế trong
phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị.
• Biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra
như là sự vận động của vốn tiền tệ. Nguồn tài
chính vì vậy là tiền tệ đại diện cho một lượng
giá trị, đại diện cho một sức mua nhất định. Quỹ
tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài
chính được dùng cho một mục đích nhất định
• Bản chất bên trong của tài chính là các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân
phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối
của cải xã hội dưới hình thức giá trị, các quan
hệ kinh tế này được gọi là quan hệ tài chính.
Sự ra đời của tài chính
• Khi xã hội có sự phân công về lao động, có sự chiếm hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, nền sản xuất
hàng hóa ra đời và tiền tệ xuất hiện. Các quỹ tiền tệ được tạo
lập và được sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
hay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội. Các quan hệ kinh tế đó đã làm nảy sinh phạm trù
tài chính.
• Cùng với quá trình phát triển của xã hội, khi Nhà nước ra đời
đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tài chính. Nhà nước,
với chức năng, quyền lực và để duy trì hoạt động của mình đã
tạo lập quỹ ngân sách nhà nước thông qua quá trình phân phối
tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, hình thành lĩnh
vực tài chính nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa, thúc đẩy và mở rộng phạm vi hoạt động của tài
chính.
• Phân biệt giữa tài chính và tiền tệ:
• Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá trong trao đổi
hàng hóa với tất cả các chức năng thước đo giá trị,
phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ.
• Tài chính là sự vận động của tiền tệ với hai chức
năng phương tiện thanh toán và phương tiện tích trữ,
hơn nữa tài chính có đặc trưng riêng trong phân phối
là luôn gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các
quỹ tiền tệ nhất định.
1.3. Chức năng của tài chính
a. Chức năng phân phối
- Khái niệm là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn tài chính đại diện cho những bộ phận của cải
xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, bảo
đảm những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội
- Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có
trong xã hội. Xét về mặt nội dung, các nguồn tài chính- mặt giá trị của của cải xã hội bao gồm
- Bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ
- Bộ phận của cải xã hội còn lại từ kỳ trước
- Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận chuyển ra nước ngoài
- Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán
Xét về mặt hình thức biểu biện, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô
hình
- Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính được biểu hiện dưới hình thức giá trị và hình
thức hiện vật như tiền nội tệ, vàng, ngoại tệ, bất động sản, tài nguyên, đất đai ........
- Nguồn tài chính vô hình: tư liệu, thông tin, hình ảnh..........
Chủ thể phân phối là Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá
nhân dân cư. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện với tư cách là
- Người có quyền sở hữu các nguồn tài chính
- Người có quyền sử dụng các nguồn tài chính
- Người có quyền lực chính trị
- Người chiự sự ràng buộc của các quan hệ xã hội (các tổ chức xã hội nhận được các
khoản đóng góp...)
Kết quả phân phối là sự hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ
ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích nhất định
Đặc điểm của phân phối tài chính
- Là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm
theo sự thay đổi hình thái giá trị (phân biệt với tài chính với
thương mại)
- Luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất
định
- Là quá trình phân phối diễn ra thường xuyên liên tục bao gồm
cả phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại có
phạm vi rộng lớn và mang tính chất chủ yêu
- Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực
sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của
cải vật chất hoặc thực hiện dịch vụ trong các đơn vị sản xuất, dịch
vụ. Phân phối lần đầu bao gồm
– Một phần bù đắp CP vật chất đã tiêu hao => hình thành quỹ khấu hao
và quỹ bù đắp vốn lưu động đã ứng
– Một phần hình thành quỹ tiền lương của đơn vị
– Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm
– Một phần là thu nhập dành cho các chủ sở hữu
• Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản,
những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm
vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ
tiền tệ. Cần có phân phối lại bởi
– Bảo đảm cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính để tồn tại, duy
trì hoạt động và phát triển
– Tác động tích cực tới việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã
hội trong lĩnh vực sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển
– Góp phần thực hiện công bằng xã hội
b. Chức năng giám đốc
- Khái niệm: là chức năng nhờ đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được
thực hiện đối với sự vận động của các nguồn tài chính để tạo lập
các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo mục đích đã định
- Đối tượng của giám đốc tài chính: là quá trình vận động các nguồn
tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
- Chủ thể của giám đốc tài chính chính là chủ thể phân phối (để đạt
được các mục tiêu phân phối, chủ thể phân phối phải kiểm tra xem
xét các quá trình phân phối)
- Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện những mặt được và
chưa được của quá trình phân phối từ đó có biện pháp điều chỉnh
- Đặc điểm của giám đốc tài chính
- Là giám đốc bằng đồng tiền
- Được thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng rãi
• Phân biệt các phạm trù: tài chính, giá cả, tiền lương,
thương mại (các phạm trù liên quan đến phân phối)
– Giá cả: giá trị được phân phối thông qua sự chênh lệch giữa giá
cả và giá trị. Khi trao đổi không ngang giá giá trị được chuyển từ
chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác nhưng gắn với sự vận
động ngược chiều của hai hình thái giá trị
– Tiền lương: là hình thức phân phối gắn liền với quá trình lao
động, tiền lương muốn được thực hiện phải thông qua tài chính
- sự phân phối các nguồn tài chính để hình thành quỹ tiền lương
– Thương mại hay các quan hệ trao đổi gắn với sự vận động của
2 hình thái giá trị.
– Tài chính gắn liền với các phạm trù trên và trong các quan hệ
phân phối tài chính xuất hiện khi có sự thu, chi bằng tiền, có sự
hình thành hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định
- Tài chính công là những nguồn lực tài chính do
nhà nước sở hữu, quản lý nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ nhà nước trong việc cung
ứng hàng hóa công cho xã hội
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan
hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể
trong nền kinh tế (gồm các mối quan hệ với Nhà
nước, với thị trường tài chính, với các thị trường
khác và trong nội bộ doanh nghiệp).
• Kinh tế là các hành vi xã hội và con người liên
quan tới việc sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
• Các mối quan hệ tài chính
– Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các với
các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư.
– Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính
trung gian (như ngân hàng, quỹ tiền tệ) với
các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính,
dân cư.
– Quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế,
dân cư với nhau.
– Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia...
CI/I.Một số khái niệm cơ bản (tiếp)
2. Hệ thống tài chính
• Hệ thống tài chính bao gồm các chủ thể tài chính và quan hệ tài
chính giữa chúng trong nền kinh tế.
• Hệ thống tài chính là tập hợp các cấu phần gồm: Thị trường tài
chính, định chế tài chính, Luật pháp, quy chế điều chỉnh và các yếu
tố kỹ thuật nhờ đó trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác
được mua bán, vay mượn, lãi suất được xác định, các dịch vụ tài
chính được cung cấp.
• Hệ thống tài chính được đặc trưng bởi thị trường tài chính - là tổng
thể các mối quan hệ tài chính trong nền kinh tế.
• Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài
chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân,
nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng
các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong lĩnh vực
đó
• Hệ thống tài chính bao gồm;
– Ngân sách Nhà nước
– Tài chính doanh nghiệp
– Tài chính dân cư, tổ chức xã hội
– Tài chính đối ngoại
– Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính
trung gian.
– Hoạt động bảo hiểm
CI/I.Một số khái niệm cơ bản (tiếp)
3. Thị trường tài chính
3.1. Khái niệm
- Thị trường tài chính là nơi các tài sản tài chính được tạo ra và trao
đổi, mua bán
- Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ
những người hiện có vốn dư thừa sang những người thiếu vốn.
- Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại
tích sản tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn
- Thị trường tài chính là thị trường trong đó các nguồn tài chính được
kết chuyển từ có vốn dư thừa sang người thiếu vốn
- Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động
mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những
phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định
CI/I.Một số khái niệm cơ bản (tiếp)
• Tài sản tài chính: (chứng khoán) là các chứng chỉ, bút
toán ghi sổ hay bút toán điện tử xác định quyền của
người nắm giữ đối với tổ chức phát hành
• Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh)
và tất cả những gì gần với tiền mặt như tín phiếu kho
bạc, kỳ phiếu ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu…..
• Công cụ vốn: là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là
vốn trong kinh doanh, sản xuất
• Vốn là phần tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp đưa
vào sản xuất, kinh doanh như tiền, kim loại quý, đá quý,
bằng phát minh – sáng chế ….
CI/I.Một số khái niệm cơ bản (tiếp)
Tài chính gián tiếp

Những trung
Vốn gian tài chính

Vốn
Vốn

Những Thị Những


người trường Vốn người
Vốn
thừa vốn tài chính thiếu vốn

Tài chính trực tiếp


• Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian
– Tạo tính độc lập giữa quyết định đầu tư với
quyết định tiết kiệm
– Khuyến khích tiết kiệm
– Giúp chủ thể đầu tư giảm rủi ro do không có
trình độ chuyên môn và thiếu thông tin về đối
tượng đầu tư.
3.2. Các chủ thể tham gia hệ thống tài chính
– Nhà nước
– Ngân hàng trung ương
– Nhà đầu tư
– Các doanh nghiệp (các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, các ngân hàng thương mại
và các tổ chức tài chính tín dụng phi ngân
hàng)
3.3.Chức năng của thị trường tài chính
– Chức năng kinh tế (dẫn vốn)
– Chức năng cung cấp thông tin liên tục về giá
tài sản
– Chức năng xác định giá cả hợp lý
3.4. Cấu trúc của thị trường tài chính
a. CĂN CỨ VÀO THỜI HẠN CỦA CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
• Thị trường tiền tệ
• Thị trường vốn
b. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG
• Thị trường sơ cấp (cấp 1)
• Thị trường thứ cấp (cấp 2)
c. CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT CHUYÊN MÔN HÓA
• Thị trường công cụ nợ
• Thị trường công vụ vốn
• Thị trường công cụ phái sinh
– Thị trường tiền tệ
• Khái niệm: Thị trường tiền tệ là nơi trao đổi, mua bán công cụ tài
chính ngắn hạn (< 1 năm).
• Đối tượng của thị trường tiền tệ: Là quyền sử dụng các nguồn tài
chính có thời hạn sử dụng ngắn.
• Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ:
– Ngân hàng trung ương
– Các ngân hàng thương mại
– Kho bạc nhà nước
– Người đầu tư
– Người môi giới và người kinh doanh
• Đặc điểm: các hàng hóa có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp và
thường được phát hành theo dạng chuẩn hóa cao
• Phân loại:
– Thị trường tiền tệ liên ngân hàng (chủ thể tham gia là các ngân hàng
thương mại và ngân hàng nhà nước).
– Thị trường liên ngân hàng mở rộng
– Thị trường vốn
• Khái niệm: là nơi mua bán trao đổi các công cụ tài chính
trung và dài hạn
• Đặc điểm:
– Thời hạn công cụ > 1năm
– Người huy động chủ yếu là các doanh nghiệp
– Người cung cấp vốn: ngân hàng, công ty bảo hiểm, dân
chúng….
• Chức năng: chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn
• Vai trò: tài trợ vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng và
làm cân bằng tổng khối lượng tiết kiệm và đầu tư
• Phân loại:
– Thị trường tín dụng (thị trường cho vay trung và dài hạn)
– Thị trường chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu)
– Thị trường sơ cấp (cấp 1)
• Khái niệm: là thị trường diễn ra việc mua bán chứng khoán
đang phát hành và chứng khoán mới
• Đặc điểm:
– Giá chứng khoán không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
– Phát hành thường theo phương thức đấu thấu
– Chủ thể phát hành là các doanh nghiệp và chính phủ
– Mua bán thông qua trung gian là các tổ chức trung gian tài
chính
• Chức năng: tạo ra chứng khoán mới (hàng hóa cho thị
trường thứ cấp (cấp 2))
• Vai trò: đáp úng nhu cầu vốn cho chủ thể phát hành
• Thị trường thứ cấp (thị trường cấp 2)
• Khái niệm: là nơi mua bán, trao đổi lại chứng khoán đã
phát
– hành
• Đặc điểm:
– Không làm tăng thêm vốn cho đầu tư và cho nhà phát hành
– Giá chứng khoán phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị
trường
• Chức năng:
– Làm tăng tính thanh khoản cho chứng khoán đã phát hành
– Xác định giá cả cho chứng khoán phát hành
• Phân loại:
– Thị trường tập trung
– Thị trường phi tập trung (OTC)
3.5. Các công cụ của thị trường tài
chính
a. Các công cụ của thị trường tiền tệ
– Tín phiếu kho bạc
– Khái niệm: là giấy chứng nợ ngắn hạn của chính phủ, có thời hạn,
có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của chính phủ đối với
người sở hữu tín phiếu.
– Mục đích phát hành:
» Bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách nhà nước
» Tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ
– Đặc điểm:
• Là loại trái phiếu chính phủ được mua, bán trên thị trường tiền tệ hoặc
chiết khấu tại ngân hàng nhà nước.
• Thời hạn ngắn, dưới 1 năm.
• Thông thường mang đặc điểm của loại chứng khoán chiết khấu (giá bán
thấp hơn mệnh giá).
• Là loại công cụ tài chính có tính thanh khoản cao nhất và là công cụ chủ
yếu thực hiện nghiệp vụ thị trường mở của chính sách tiền tệ
• Thường được phát hành qua hình thức đấu thấu qua ngân hàng nhà
nước, ngân hàng nhà nước làm đại lý cho bộ tài chính trong việc phát
hành, thanh toán tín phiếu kho bạc.
• Chứng chỉ tiền gửi
– Khái niệm: là giấy biên nhận có lãi suất về khoản tiền
gửi tại ngân hàng hoặc các tổ chức ký thác khác
trong một thời gian xác định.
– Mục đích phát hành: Chủ động huy động vốn ngắn
hạn đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của chủ thể phát
hành.
– Đặc điểm:
• Thời hạn ngắn
• Không phải loại chứng khoán chiết khấu.
• Có thể chuyển nhượng trong thời gian hiệu lực.
• Mức độ rủi ro thấp (cao hơn tín phiếu kho bạc)
• Chấp phiếu ngân hàng
• Khái niệm: là hối phiếu phát sinh trong quan hệ
thương mại quốc tế và được ngân hàng nào đó
ký chấp nhận thanh toán khi hối phiếu đến hạn
• Đặc điểm:
– Mua bán chuyển nhượng trên thị trường
– Kỳ hạn ngắn, chi phí thấp
– Là loại chứng khoán chiết khấu, được sử dụng đến
ngân hàng xin vay với hình thức chiết khấu
– Độ rủi ro thấp vì được các ngân hàng lớn có uy tín ký
chấp nhận.
• Thương phiếu
• Khái niệm: là công cụ vay nợ ngắn hạn do các
ngân hàng thương mại lớn và các công ty nổi
tiếng phát hành
• Mục đích phát hành: huy động vốn ngắn hạn
trên thị trường
• Đặc điểm:
– Thời hạn ngắn, dưới 270 ngày
– Độ rủi ro thấp, hấp dẫn các nhà đầu tư
– Là loại chứng khoán chiết khấu
• Dự trữ của các ngân hàng
• Khái niệm: thực chất là các khoản tiền gửi của
các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung
ương
• Mục đích: nhằm đảm bảo khả năng thanh
khoản của các ngân hàng
• Đặc điểm:
– Là công cụ để các ngân hàng cho nhau vay
– Thời hạn ngắn, biến động giá thấp, rủi ro thấp
– Không thuộc loại chứng khoán chiết khấu
– Lãi suất hình thành căn cứ vào quan hệ cung cầu vốn
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
• Hợp đồng mua lại
• Khái niệm: thực chất là một hợp đồng vay
mượn có đảm bảo bằng tín phiếu kho bạc
• Nội dung: Các ngân hàng thương mại dung tín
phiếu kho bạc làm tài sản đảm bảo xin vay của
các doanh nghiệp và thỏa thuận sẽ mua lại tín
phiếu kho bạc khi khoản vay đến hạn
• Đặc điểm:
– Chủ thể đi vay: các ngân hàng thương mại
– Chủ thể cho vay: thường là các doanh nghiệp lớn có
uy tín
– Thời hạn vay ngắn
b. Công cụ thị trường vốn:
• Cổ phiếu (Stock)
• Khái niệm: CP là giấy chứng nhận sự góp vốn và quyền sở hữu
hợp pháp của một chủ thể doanh nghiệp cổ phần
• Mục đích phát hành: Huy động vốn góp khi thành lập hoặc mở
rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Đặc điểm:
– CP là chứng khoán vốn
– Thời hạn: Không xác định
– Lợi tức CP phụ thuộc vào lợi nhuận và chính sách phân chia lợi
nhuận của doanh nghiệp\
– Cổ đông được nhận tài sản thanh lý sau cùng trong trường hợp
doanh nghiệp bị phá sản hoặc giải thể
• Phân loại:
• Căn cứ vào quyền lợi được hưởng của người năm giữ cổ phiếu:
– Cổ phiểu thường: có quyền bỏ phiếu với các quyết định của công ty, hưởng lợi
tức theo lợi nhuận của công ty
– Cổ phiếu ưu đãi (Cp lưỡng tính): Không có quyền bỏ phiếu, lợi tức được hưởng
ổn định. ( CP ưu đãi biểu quyết, ưu đãi tham dự và không tham dự, ưu đãi mua
lại, ưu đãi có thể chuyển đổi….)
• Căn cứ vào hình thức của CP:
– Cổ phiếu ghi danh: Có ghi tên người sở hữu (Không được chuyển nhượng tự
do)
– Cổ phiếu vô danh: không ghi tên người sở hữu ( chuyển nhượng tư do)
• Dựa vào hình thức góp vốn vào công ty
– Cổ phiếu bằng tiền: Là loại cổ phiếu dành cho các cổ đông góp vốn bằng tiền.
– Cổ phiếu bằng hiện vật: Là loại cổ phiếu giành cho các cổ đông góp vốn bằng
hiện vật như nhà cửa máy móc, thiết bị....loại cổ phiếu này thường là loại ghi
danh.
• Trái phiếu (Bond)
• Khái niệm: TP là một chứng thư xác nhận
một khoản nợ của tổ chức phát hành với
chủ sở hữu
• Đặc điểm:
– TP là Loại chứng khoán nợ
– TP có thời hạn xác định (> 1 năm) và có cam kết trả nợ
cả gốc và lại đúng thời hạn
– Lãi suất được trả cố định ghi trên mệnh giá.
• Phân loại:
• Căn cứ vào chủ thể phát hành
– TP chính phủ: là chứng khoán nợ do chính phủ trung ương hoặc chính
quyền địa phương phát hành
• Mục đích: Bù đắp thiếu hụt ngân sách, tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng
• Đặc điểm:
– TPCP Phát hành dưới dạng ghi sổ hoặc chứng chỉ, có ghi tên hoặc không ghi tên
– Bộ tài chính quyết định phương thức phát hành, đối tượng phát hành, lãi suất,
mệnh giá…..
– TPCP Đươc lưu thông trên thị trường chứng khoán, làm tài sản đảm bảo cho các
khoản tín dụng
– TPCP bao gồm: TP kho bạc, TP đầu tư, TP chính quyền địa phương, công trái…
– TP công ty: là chứng khoán nợ do công ty phát hành vay vốn và cam
kết trả nợ gốc và lãi trong thời gian nhất định
• Chủ thể phát hành: ,Công ty cổ phần, Doanh nghiệp nhà nước, Công ty
TNHH.
• Mục đích phát hành: nhằm vay vốn đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời
của công ty
• Phân loại:
– Trái phiếu thông thường:
– Trái phiếu chuyển đổi: là TP có khả năng chuyển đổi thành CP khi công ty có
chính sách
• Căn cứ vào phạm vi phát hành:
– Trái phiếu nội địa: là chứng khoán phát hành vay
vốn trên thị trường tài chính trong nước
– Trái phiếu quốc tế: là chứng khoán phát hành vay
vốn trên thị trường tài chính quốc tế
• Căn cứ vào đồng tiền phát hành:
– Trái phiếu bằng đồng tiền nội tệ: là chứng khoán
phát hành với mệnh giá bằng đồng tiền trong nước
– Trái phiếu bằng đồng ngoại tệ: là chứng khoán
phát hành với mệnh giá bằng đồng tiền ngoại tệ
• Vai trò của thị trường tài chính
– Thu hút, huy động các nguồn tài chính trong
và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ
cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khuyến
khích tiết kiệm và đầu tư
– Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
tài chính
– Là môi trường để nhà nước thực hiện các
chính sách tài chính, chính sách tiền tệ
Câu hỏi thảo luận
1. Hãy cho ý kiến về nhận định sau:” Một trong những lý do khiến nền
kinh tế chậm phát triển là không có thị trường tài chính phát triển”
2. Vì sao các trung gian tài chính lại tồn tại và đóng vai trò quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế ngay ở các nước có thị trường
chứng khoán phát triển.
3. Hãy sắp xếp các công cụ tài chính sau theo thứ tự mức độ tính lỏng
của chúng và theo tính chất an toàn của chúng
1. Tín phiếu kho bạc
2. Cổ phiếu
3. Trái phiếu công ty
4. Chứng nhận tiền gửi ngân hàng
5. Trái phiếu Chính phủ
4. Bình luận ý kiến sau: “thị trường cấp II không làm tăng bất kỳ đồng
vốn nào cho các công ty phát hành chứng khoán, vì thế nó ít quan
trọng hơn thị trường cấp I”
Chương II: Tiền tệ, lãi suất và tỷ
giá hối đoái
I. Tiền tệ
1. Nguồn gốc và sự phát triển của tiền tệ
• Nguồn gốc: Tiền tệ ra đời và phát triền gắn liền với sản xuất và trao đổi của xã hội loài người.
• Sự phát triển của tiền tệ:
– Tiền hàng hóa:
• VD: gạo, gia súc, vải, vỏ sò…
• Hạn chế: Khó chia nhỏ, khó vận chuyển, bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên….
– Tiền kim loại:
• VD: Đồng --- Bạc ---- Vàng
• Đặc điểm: dễ chia nhỏ, dễ hợp nhất,
• Bền vững, ít ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên.
• Có giá trị lớn….
• Hạn chế: Nặng, khó vận chuyển với khối lượng lớn.
• Khan hiếm
– Tiền giấy: là tiền không có giá trị bản thân, mà chỉ có giá trị danh nghĩa ghi trên bề mặt (mệnh giá)
• Gồm: tín tệ (tiền xu) và tiền giấy pháp định
– Tiền qua ngân hàng: là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra thông qua hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt kết hợp với tín dụng ngân hàng.
• VD: một số phương thức thanh toán không dung tiền mặt: thẻ, chuyển tiền, séc, thẻ tín dụng,
ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi….
Khái niệm:
– Quan điểm cổ điển: Tiền là hàng hóa đặc biệt,
đóng vai trò là vật ngang giá chung, để đo giá trị
của tất cả các loại hàng hóa khác. Tiền thỏa mãn
một số nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng
với lượng giá trị mà người đó tích lũy được.
– Quan điểm hiện đại: Tiền là bất cứ một phương
tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện
trao đổi với mọi hàng hoá dịch vụ và các khoản
thanh toán khác trong nền kinh tế.
• Chế độ lưu thông tiền
– Khái niệm là hệ thống lưu thông tiền tệ theo luật định,
trong hệ thống đó các nhân tố khác nhau cấu thành
lưu thông tiền tệ được qui định một cách chặt chẽ
thống nhất
– Các nhân tố của chế độ lưu thông tiền tệ
• Kim loại tiền tệ: Nhà nước thừa nhận và chọn một thứ kim
loại nào đó đóng vai trò vật ngang giá chung
• Đơn vị tiền tệ: tên gọi của đồng tiền, ký hiệu và tiêu chuẩn
giá cả (theo vàng hoặc theo tỷ giá với đồng tiền khác)
• Các qui định về việc đúc tiền
• Các qui định về phát hành và tổ chức lưu thông tiền dấu hiệu
3. Các chức năng của tiền
• Chức năng đơn vị định giá
Khái niệm: Tiền được dùng để đo giá trị trong nền
kinh tế
- Đặc điểm:
+ Tiền phải được chấp nhận
+ Tiền phải qui định thành đơn vị (tiền đơn vị)
+ Sử dụng tiền tưởng tượng
- Tác dụng: phục vụ trao đổi, ghi sổ
Chức năng phương tiện trao đổi
Khái niệm: Tiền tệ làm môi giới trung gian trong quá trình
trao đổi hàng hoá
- Tiêu chuẩn của tiền:
• Phải được chấp nhận một cách rộng rãi
• Dễ nhận biết
• Có thể chia nhỏ được để đổi chác
• Dễ chuyên chở
• Không bị hư hỏng dễ dàng
• Nó phải được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng
• Có tính đồng nhất
- Tác dụng: tạo thuận lợi cho giao dịch, tiết kiệm chi phí giao
dịch…
Chức năng phương tiện dự trữ giá trị
Khái niệm: Tiền là phương tiện chứa giá trị,
nghĩa là một phương tiện chứa sức mua hàng
theo thời gian.
- Đặc điểm: Tiền phải có sức mua ổn định
- Tác dụng: Dự trữ khả năng thanh toán, điều tiết
lưu thông tiền tệ
Các phép đo tổng lượng tiền
MS bao gồm:
M1 (lượng tiền có tính lỏng cao nhất) - Khối tiền giao dịch; gồm:
M1 = tiền mă ̣t (giấy bạc ngân hàng hoă ̣c tiền đúc lẻ) + ngoại tê ̣ tự do chuyển
đổi + Vàng + ngân phiếu + séc + tiền gửi không kỳ hạn
M2 (khối tiền mở rô ̣ng)
M2 = M1 + tiền gửi không kỳ hạn
(do tiền gửi không kỳ hạn có khả năng nhang chóng chuyển thành tiền với
mức phí tổn thấp nhất)
M3 (khối tiền tài sản)
M3 = M2 + tiền trên các chứng từ có giá (thương phiếu, tín phiếu kho bạc và
các loại giấy tờ khác)
Và ta có:
Ms = M3 + các phương tiê ̣n thanh toán khác.
VD: cho khối lượng tiền trong lưu thông như sau:
• Thương phiếu: 5.000 (ĐV: tỷ đồng)
• Tín phiếu kho bạc: 5.000
• Cổ phiếu công ty: 7.000
• Ngân phiếu: 2.000
• Vàng: 1.000
• Ngoại tê ̣ tự do chuyển đổi: 1.000
• Séc các loại: 1.000
• Tiền gửi không kỳ hạn: 5.000
• Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng: 1.500
• Tiền gửi kỳ hạn 6 tháng: 1.500
• Giấy bạc ngân hàng: 1.000
• Các phương tiê ̣n trao đổi khác: 5.000

Hãy tính các bô ̣ phâ ̣n tiền theo thứ tự tính lỏng từ cao xuống thấp và tính
tổng khối lượng tiền trong lưu thông ?
• Giải:
• M1 = ngân phiếu + vàng + ngoại tê ̣ tự do chuyển đổi + séc các loại + tiền
gửi không kỳ hạn + giấy bạc ngân hàng
= 2.000 + 1.000 +1.000 +1.000 +5.000 + 1.000
=11.000.
• M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng + tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng.
= 11.000 + 1.500 + 1.500
= 14.000.
• M3 = M2 + thương phiếu + tín phiếu kho bạc + cổ phiếu các công ty
= 14.000 + 5.000 + 5.000 + 7.000
= 31.000
• Ms = 31.000 + các phương tiê ̣n trao đổi khác
= 31.000 + 5.000
= 36.000
Câu hỏi
1. Hãy làm rõ các chức năng của tiền, theo anh chị chức năng nào được
quan tâm nhất? Tại sao
2. Hãy phân biệt các thuật ngữ: tiền, đồng tiền, thu nhập, của cải
3. Xếp các tài sản sau theo thứ lỏng nhất đến kém lỏng nhất
- Tiền gửi tài khoản séc
- Nhà
- Tiền mặt
- Máy giặt
- Tiền gửi tiết kiệm
4. Vì sao tại Hy lạp cổ xưa vàng lại là thứ dễ được chọn để dùng làm tiền hơn
là rượu vang
5. Tiền không phải là phương tiện duy nhất để chứa giá trị hơn nữa giá trị của
nó còn bị xói mòn bởi lạm phát. Vậy tại sao mọi người lại muốn giữ tiền?
(động cơ giao dịch, động cơ đầu cơ và động cơ dự phòng)
6. Bạn có sẵn lòng thực hiện qui định trả lương qua tài khoản không? Tại sao
C2/II. Lạm phát
II. Lạm phát
1. Bản chất của lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của
mức giá chung của nền kinh tế
Lạm phát là sự gia tăng liên tục persistent) của mức giá
chung (price level) trong nền kinh tế (Dermot McAleese,
2002).
Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ
(Milton Freidman)
Lạm phát là hiện tượng giấy bạc trong lưu thông vượt quá
nhu cầu cần thiết làm chúng bị mất giá và giá cả hầu hết
các hàng hoá không ngừng tăng lên.
• Các phép đo lường lạm phát
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
• Lựa chọn rổ hàng hóa
• Xác định tổng giá trị rổ hàng hóa theo mức giá hiện tại
• Xác định mức chênh lệch giữa tổng giá trị rổ hàng hóa theo
mức giá hiện tại với mức giá gốc
– Chỉ số giảm phát GDP/GNP được tính như chỉ số CPI
nhưng cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ trong nền
kinh tế
• Nhược điểm của chỉ số CPI
– Sai lệch về cơ cấu rổ hàng hóa được lựa chọn: rổ
hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm những
hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số
người tiêu dùng sử dụng
– Sai lệch thay thế khi giá cả một loại hàng hóa nào đó
trong rổ gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu
dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn
=> Chỉ số CPI luôn cao hơn so với chỉ số giảm phát
GDP.
• Các loại lạm phát
– Căn cứ vào mức độ của lạm phát
• Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số, lạm phát nước kiệu)
• Lạm phát cao (lạm phát hai con số, lạm phát phi mã)
• Siêu lạm phát (lạm phát ba con số)
– Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác
định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản
của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không
còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các
khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng
là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ
số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần
trăm.
2. Tác động của lạm phát
- Lạm phát tác động đến thu nhập và phân phối
của cải
- Lạm phát tác động đến sản lượng và hiệu quả
của nền kinh tế
Xét theo lĩnh vực
- Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
- Trong lĩnh vực lưu thông buôn bán
- Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
- Trong lĩnh vực tài chính Nhà nước
3. Nguyên nhân và chính sách kiểm soát lạm phát
- Nguyên nhân
- Lạm phát cầu kéo: khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt mức sản
lượng tiềm năng việc tăng mức cầu dẫn tới lạm phát. Số cầu
tăng là tổng khối lượng tiền lưu hành tăng hoặc tốc độ lưu thông
tiền tăng.
- Lạm phát phí đẩy: Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng đẩy giá
cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng
đầy đủ. (thực chất việc đáp ứng mục tiêu công ăn việc làm cao
dẫn đến chính sách tiền tệ mở rộng)
- Lạm phát do thâm hụt ngân sách (thâm hụt NS có thể là nguồn
gốc gây nên lạm phát chỉ khi nào : đó là thâm hụt dai dẳng và
chính phủ trang trải thâm hụt bằng cách tạo thêm tiền chứ không
phải là phát hành trái phiếu.
- Lạm phát do tâm lý: xảy ra khi có sự bất ổn về chính trị, khi có
thiên tai hoả hoạn..
• Các biện pháp khắc phục:
– Biện pháp tình thế: tùy thuộc vào nguyên nhân nào thì áp dụng biện
pháp đó hoặc tiến hành cùng lúc nhiều biện pháp với nhau.
• Ngừng phát hành tiền vào lưu thông.
• Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt la tiền gửi tiết kiệm.
• Cắt giảm các khoản chi chưa cấp bách từ ngân sách nhà nước.
• Bán vàng và ngoại tệ.
• Khuyến khích tự do mậu dịch và nới lỏng thuế quan.
• Vay và xin viện trợ từ nước ngoài.
• Cải cách tiền tệ
– Biện pháp lâu dài ( BP chiến lược):
• Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Tạo ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn cho xuất khẩu.
• Cắt giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính.
• Kiểm tra thường xuyên chính sách thu chi của nhà nước.
• Lạm phát để chống lạm pháp.
C2/III. Lãi suất và giá trị thời gian của
tiền
1. Tín dụng
Khái niê ̣m:
- Tín dụng là quan hê ̣ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi
vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả
- Tín dụng là quan hê ̣ chuyển nhượng tạm thời mô ̣t lượng giá trị (tiền hoă ̣c
hiê ̣n vâ ̣t) nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng, để sau thời gian
nhất định thu về lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
chức năng của tín dụng
- Phân phối vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả
- Phân phối trực tiếp: từ người thừa vốn đến người thiếu vốn
- Phân phối gián tiếp: qua các TCTD bao gồm tâ ̣p trung vốn và phân phối lại vốn
- Kiểm soát các hoạt đô ̣ng kinh tế bằng tiền
- Kiểm soát của người cho vay đối với người sử dụng tiền vay tiền vay để thực
hiê ̣n nguyên tắc hoàn trả
- Kiểm soát trước, trong và sau khi sử dụng tiền vay

Phân loại tín dụng


- Theo thời hạn
- Theo mục đích sử dụng vốn
- Theo tính chất đảm bảo của các khoản tín dụng
- Theo chủ thể trong quan hê ̣ tín dụng
Tín dụng thương mại
- Khái niê ̣m: tín dụng thương mại là quan hê ̣ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các
doanh nghiê ̣p dưới hình thức bán chịu hàng hóa hoă ̣c ứng trước tiền và
hàng hóa
- Đă ̣c điểm: đối tượng, chủ thể, sự vâ ̣n đô ̣ng
– Vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của vốn sản xuất chuẩn bị
chuyển hóa thành tiền chưa phải tiền nhàn rỗi
– Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiê ̣p
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
– Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuô ̣c vào tổng giá trị của khối lượng đưa
ra mua bán chịu
- Công cụ lưu thông: thương phiếu
- Tác dụng: đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh lưu thông vốn, mở rô ̣ng TDNH
- Hạn chế: khối lượng, thời hạn, phạm vi
Tín dụng ngân hàng
- Khái niê ̣m: tín dụng ngân hàng là quan hê ̣ tín dụng giữa các chủ thể (doanh nghiê ̣p,
cá nhân, tổ chức xã hô ̣i..) trong nền kinh tế quốc dân.
- Đă ̣c điểm: đối tượng, chủ thể, sự vâ ̣n đô ̣ng
‒ Huy đô ̣ng và cho vay vốn đều thực hiê ̣n dưới hình thức tiền tê ̣
‒ Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy đô ̣ng và cho vay vốn
‒ Quá trình vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa
‒ Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tâ ̣p trung và điều hòa vốn giữa các chủ
thể trong nền kinh tế
- Công cụ lưu thông: tiền.
- Ưu điểm: khối lượng, thời hạn, phạm vi.
- Hạn chế: có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt đô ̣ng kinh tế.
Tín dụng nhà nước

- Khái niê ̣m: TDNN là quan hê ̣ tín dụng giữa nhà nước với dân cư và các tổ chức
kinh tế – xã hô ̣i
Trong quan hê ̣ này nhà nước là chủ thể tổ chức thực hiê ̣n các quan hê ̣ tín dụng để
phục vụ cho các chức năng của mình
- Hoạt đô ̣ng:
Nhà nước đi vay
Nhà nước cho vay
Vai trò của tín dụng

- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
- Tín dụng là công cụ thực hiê ̣n chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
- Tín dụng góp phần quan trọng vào viê ̣c làm giảm thấp chi phí sản xuất và
lưu thông
- Tín dụng là công cụ thực hiê ̣n chính sách xã hô ̣i và nâng cao đời sống dân

2. Lãi suất:
a. Khái niêm:
̣
• Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay ngoài phần vốn
gốc ban đầu, sau mô ̣t thời gian sử dụng tiền vay
• Lãi suất tín dụng là tỷ lê ̣ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay
trong mô ̣t khoảng thời gian nhất định
Lợi tức nhâ ̣n được
LSTD = ____________________* 100%
Tổng số tiền vay

b. Các loại lãi suất:


Căn cứ chủ thể công bố và mục đích sử dụng :
– Lãi suất của NHTW: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản,
lãi suất trần, lãi suất sàn…
– Lãi suất thị trường: Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi, cho vay, lãi suất
thoả thuận khác…
Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ
– Lãi suất danh nghĩa: chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát.
– Lãi suất thực: đã trừ đi tỷ lệ lạm phát.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
– Cung cầu tín dụng:
– Mức cung tiền của NHTW
– Mức rủi ro trong việc cho vay (rủi ro tín dụng)
– Tỷ lệ lạm phát dự tính
– Mức lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư
– Bội chi NSNN
– Chính sách kinh tế của Nhà nước: chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, cho
vay trọng điểm...
Tham khảo
• Lý thuyết lượng cầu tài sản
– Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn tài sản đầu tư
• Của cải (tiềm lực kinh tế hiện có) Khi những thứ khác không thay
đổi, một sự tăng về của cải làm tăng lượng cầu một tài sản, và sự
tăng lượng cầu này lớn hơn nếu tài sản đó mang nhiều tính chất cao
cấp hơn là tính chất cần thiết
• Lợi tức dự tính Một sự tăng lợi tức dự tính của một tài sản so với lợi
tức dự tính của một tài sản thay thế, khi giữa mọi thứ khác không thay
đổi, sẽ làm tăng lượng cầu tài sản đó
• Mức độ rủi ro Khi giữ mọi thứ khác không đổi, nếu sự rủi ro của một
tài sản tăng lên so với rủi ro của các tài sản thay thế, thì lượng cầu
của nó sẽ giảm
• Tính “lỏng” Khi giữa mọi thứ khác không thay đổi, một tài sản có tính
lỏng càng cao thì nó càng được ưa chuộng và lượng cầu tài đó càng
lớn
– Các lợi ích của việc đa dạng hoá tài sản đầu tư: Giảm rủi ro
Tham khảo
• Hãy giải thích vì sao bạn sẽ thêm hoặc giảm bớt
ý muốn mua cổ phiếu của Vinamilk
• a, Của cải của bạn suy giảm => của cải
• b, Bạn dự tính giá vàng tăng => Lợi tức dự tính
• c, Thị trường chứng khoán sẽ sôi động hơn vào
cuối năm => Tính thanh khoản
• d, Cổ tức có tốc độ tăng trưởng cao hơn năm
trước => Lợi tức dự tính
Tham khảo
• Bằng lý thuyết lượng cầu tài sản hãy giải thích
bạn mua hay bán vàng trong các tình huống sau
– Vàng lại trở nên được ưa thích dùng làm phương tiện
trao đổi => Tính lỏng
– Giá cả trong thị trường vàng ở Mỹ trở nên bất định =>
Mực độ rủi ro
– Lạm phát dự kiến tăng và giá vàng có xu hướng chạy
theo mức giá tổng hợp => Lợi tức dự tính
– Bạn dự tính lãi suất tăng => Lợi tức dự tính
• Bằng lý thuyết lượng cầu tài sản, hãy giải
thích vì sao bạn sẽ có thêm hoặc giảm bớt
ý muốn mua trái phiếu NH quân đội trong
các tình huống sau
– Việc mua bán trái phiếu này tăng lên
– Bạn dự tính giá cổ phiếu giảm
– Chi phí môi giới mua bán cổ phiếu giảm
– Bạn dự tính lãi suất tăng
– Chi phí môi giới mua bán trái phiếu giảm
Lý thuyết khuôn mẫu tiền vay
- ứng dụng: nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất trên cơ sở nghiên cứu lượng cung và cầu trái phiếu
- Nguyên lý: Lãi suất cân bằng hay lãi suất thanh toán được xác định khi lượng cầu trái phiếu =
lượng cung trái phiếu
- Triển khai
- Xem xét các yếu tố làm lượng cầu thay đổi thì ảnh hưởng gì đến lãi suất

- Của cải: trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế của cải tăng lên=> lượng cầu trái phiếu
tăng lên=> đường cầu trái phiếu dịch chuyển về bên phải=> lãi suất giảm. Ngược lại trong
thời kỳ suy thoái

- Lợi tức dự tính: khi lãi suất dự tính cao hơn trong tương lai sẽ làm giảm cầu về trái phiếu
dài hạn và dịch chuyển đường cầu về bên trái => lãi suất tăng. Ngược lại khi lãi suất dự
tính thấp hơn trong tương lai. Ngoài ra lợi tức dự tính của các tài sản khác và sự thay đổi
của lạm phát dự tính đều tác động đến lợi tức dự tính của trái phiếu.
- Rủi ro: khi rủi ro trái phiếu tăng => lượng cầu trái phiếu giảm sút và đường cầu dịch chuyển
sang bên trái => lãi suất tăng và ngược lại
- Tính lỏng : tính lỏng của trái phiếu tăng dẫn đến lượng cầu trái phiếu tăng, đường cầu trái
phiếu dịch chuyển về bên phải => Lãi suất giảm và ngược lại khi tính lỏng của các tài sản
thay thế tăng lên làm cầu trái phiếu giảm.
- Xem xét các yếu tố làm lượng cung thay đổi
-Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư. Trong giai đoạn phát
triển => nhu cầu về vốn tăng => lượng cung trái phiếu tăng lên và đường
cung dịch chuyển về bên phải => lãi suất tăng và ngược lại trong giai
đoạn suy thoái.
-Lạm phát dự tính. Một sự tăng lên của lạm phát dự tính làm cho lượng
cung trái phiếu tăng lên và đường cung trái phiếu dịch chuyển về bên
phải => lãi suất giảm
-Các hoạt động của Chính phủ: Thiếu hụt NS lớn hơn làm tăng lượng
cung trái phiếu => đường cung trái phiếu dịch chuyển sang phải => lãi
suất tăng
-Những thay đổi của lãi suất cân bằng
- Lạm phát dự tính khi lạm phát dự tính xảy ra lãi suất sẽ tăng
-Giai đoạn phát triển trong chu kỳ kinh doanh => cầu trái phiếu tăng do
lượng của cải tăng; cung trái phiếu tăng do mức sinh lời đầu tư tăng =>
lãi suất tăng.
Dtp
1

Dtp
i2 2

i1
Stp
1

Stp
2

Số lượng trái phiếu

Stp1 Cung trái phiếu trước khi dịch chuyển


Stp2 Cung trái phiếu sau khi dịch chuyển
Dtp1 Cầu trái phiếu trước khi dịch chuyển
Dtp1 Cầu trái phiếu sau khi dịch chuyển
Lý thuyết khuôn mẫu
ưa thích tiền mặt
- ứng dụng: nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất trên cơ sở nghiên cứu lượng cung và
cầu tiền tệ
- Nguyên lý:
- Lãi suất cân bằng được xác định khi cung tiền = cầu tiền.
- Với giả định chỉ có 2 phương thích để trữ của cải là tiền và trái phiếu => nghiên cứu lãi suất
cân bằng theo lý thuyết khuôn mẫu tiền vay cũng tương tự như theo lý thuyết khuôn mẫu
ưa thích tiền mặt
- Triển khai
- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền
- Thu nhập: Khi nền kinh tế phát triển => thu nhập, của cải tăng => nhu cầu giữ tiền làm
nơigiữ giá trị tăng; nhu cầu giao dịch tăng => lượng cầu tiền tăng => đường cầu tiền
dịch chuyển sang phải => lãi suất tăng
- Mức giá của hàng hoá , dịch vụ: Khi mức giá tăng => cùng lượng tiền danh nghĩa sẽ
mua được ít hàng hoá hơn => để có được lượng hàng như trước => nhu cầu giữ tiền
tăng => lượng cầu tiền dịch chuyển sang phải => lãi suất tăng.
- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền
- Mức cung tiền của ngân hàng trung ương
- Những thay đổi trong lãi suất cân bằng
- Thay đổi thu nhập Khi thu nhập tăng tăng trong giai đoạn tăng trưởng của một chu kỳ kinh
doanh thì lãi suất tăng
- Thay đổi mức giá Khi mức giá tăng với lượng cung tiền và những biến số kinh tế khác
không đổi, lãi suất sẽ tăng
- Thay đổi lượng cung tiền Khi lượng tiền cung ứng tăng lên mọi thứ khác giữ ngang bằng lãi
suất sẽ giảm xuống
Ms

i2

Md 1
i1

Md2

Số lượng tiền

Ms Cung tiền
Md Cầu tiền
• Dùng cả lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tiền vay
và tiền mặt để giải thích tại sao lãi suất có tính
chu kỳ
• Dân chúng dự tính thị trường bất động sản sẽ
có đợt tăng giá mạnh mẽ vào cuối năm. Hãy dự
tính sự thay đổi của lãi suất => lãi suất tăng
• Hãy sử dụng 2 lý thuyết trên để dự đoán trong
trường hợp mức độ rủi ro của trái phiếu tăng sẽ
làm lãi suất thay đổi như thế nào. => lãi suất
tăng
• Chính phủ thông báo sẽ chống lại mức lạm phát cao
bằng một chương trình chống lạm phát mới. Hãy dự
đoán sự thay đổi của lãi suất nếu công chúng tin Chính
phủ => lạm phát dự tính cao => lãi suất tăng
• Nếu công chúng bất ngờ dự tính một sự tăng giá cổ
phiếu rất lớn, thì lãi suất sẽ thay đổi như thế nào? => lợi tức
dự tính của trái phiếu giảm => cầu trái phiếu giảm => lãi suất tăng
• Nếu chi phí môi giới cổ phiếu giảm thì sẽ có tác dụng đối
với lãi suất hay không? Tại sao
• Giá vàng tăng có ảnh hưởng đến lãi suất không => lợi
tức dự tính của trái phiếu giảm => lãi suất tăng
• Sự thiếu hụt ngân sách lớn có tác dụng gì đến lãi suất?
=> cung trái phiếu tăng => lãi suất tăng
• Tại sao các trái phiếu có cùng kỳ hạn
thanh toán lại có lãi suất khác nhau? =>
cấu trúc rủi ro của lãi suất
– Rủi ro vỡ nợ
– Tính lỏng
• Tại sao các trái phiếu có cùng đặc tính về
rủi ro, tính lỏng nhưng lại lãi suất khác
nhau => cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Dtp2

Dtp1 Dtt1 Dtt2

i2
i1 Mức bù i1
rủi ro
i2

Stp Stt

Số lượng tiền Số lượng tiền

Dtp Cầu trái phiếu công ty A (có rủi ro vỡ nợ)


Dtt Cầu trái phiếu công ty B (không có rủi ro vỡ nợ)
Stp Cung trái phiếu công ty A
Stt Cung trái phiếu công ty B
• Vì sao lãi suất của tín phiếu kho bạc lại
luôn có xu hướng thấp hơn kỳ phiếu ngân
hàng
• Mức bù rủi ro của các trái phiếu công ty có
tương quan tỷ lệ nghịch với chu kỳ kinh
doanh: trong giai đoạn tăng trưởng mức
bù rủi ro giảm và trong giai đoạn suy thoái
thì lại tăng. Vì sao lại thế?
3. Giá trị thời gian của tiền
3.1.Lãi đơn, lãi kép
Ví dụ: Một người mua trái phiếu Chính phủ với
số tiền 10 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, kỳ
hạn 2 năm. Hãy xác định:
a. Tổng số tiền lãi người đó nhận được sau 2
năm (người đó nhận tiền lãi hàng năm)
b. Tổng số tiền lãi người đó nhận được trong 2
năm (không nhận tiền lãi hàng năm).
Bài giải
Tiền lãi năm 1 = 10 x 10% = 1 triệu đồng
Tiền lãi năm 2 = 10 x 10% = 1 triệu đồng
Tổng tiền lãI = 2 triệu đồng
b. Tiền lãi năm 1 = 10 x 10% = 1 triệu đồng
Tiền lãi năm 2 = (10+1) x 10% = 1,1 triệu đồng
Tổng tiền lãi = 2,1 triệu đồng
Lãi đơn: Lđ = P x r x n
Lãi kép: Lk = P(1+ r)n – P = P [(1+r)n – 1]
Trong đó :
P là số vốn gốc
r là lãi suất một kỳ tính lãi
n là số kỳ tính lãi
3.2. Giá trị tương lai
Ví dụ 1: Một người mua trái phiếu Chính phủ với số tiền 10 triệu đồng
với lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 2 năm. Hỏi tổng số tiền mà người này
nhận được sau 2 năm. Biết rằng chính phủ thanh toán tiền một lần
khi đáo hạn.

Ví dụ 2: Sinh viên A mới xin việc có thu nhập ổn định quyết định để
dành mỗi năm 10tr với lãi suất 10%/năm. Sau 5 năm sinh viên này
sẽ có bao nhiêu tiền (giả sử việc gửi tiền được thực hiện vào đầu
năm
• Bài giải ví dụ 1:
– FV2 = 10 (1+10%)2 = 12,1 trđ
• Bài giải ví dụ 2:
– FV5 = 10 (1+10%)5 + 10 (1+10%)4 + 10 (1+10%)3 + 10 (1+10%)2
+ 10 (1+10%)1 = 10 x 6,7125
= 67,125 trđ
a. Giỏ trị tương lai của một khoản thu nhập

FVn = PV (1+r)n

FVn: là giỏ trị tương lai của vốn đầu tư PV,


r : gọi là lói suất,
(1+r)n: gọi là thừa số lói
b. Giá trị tương lai của một chuỗi tiền
tệ đồng nhất
(1  r ) n  1
FVn  A.
+ Phát sinh ở cuối kỳ r
+ Phát sinh đầu kỳ (1  r ) n  1
FVn  A (1  r )
r
Trong đó
A: số tiền phát sinh đều đặn hàng kỳ
r: Lãi suất một kỳ
n: số kỳ phát sinh thu nhập
c. Giá trị tương lai của chuỗi
tiền tệ hỗn tạp n

– Phát sinh đầu kỳ FVn   Ai (1  r ) n i 1


i 1

n 
– Phát sinh cuối kỳ FV  A (1  r ) n i
i
Trong đó i 1

Ai: Số tiền phát sinh ở kỳ thứ i


n: Số kỳ phát sinh thu nhập
r: Lãi suất một kỳ
3.3. Giá trị hiện tại
Ví dụ 4: Một người muốn sau 5 năm nữa sẽ có một khoản
tiền là 100 trđ. Vậy ngày hôm nay người đó phải gửi một
khoản tiền là bao nhiêu? Biết rằng lãI suất là 10%/năm.
Ví dụ 5: Một người mua một chiếc xe tải và cho thuê, dự
tính số tiền thu từ cho thuê hàng năm (vào cuối năm) là
50 triệu. Sau 3 năm cho thuê, giá trị thanh lý là không
đáng kể. Hãy tính xem người này nên mua chiếc xe tải
với giá tối đa là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất là 10%/năm.
Bài giải ví dụ 3:
PV = 100/(1+10%)5 = 62,092 trđ
Bài giải ví dụ 4
PV = 50/(1+10%)1+ 50/(1+10%)2 + 50/(1+10%)3
= 45,45 + 41,3 + 37,5 = 124,3 trđ
a. Giá trị hiện tại của một khoản tiền
FVn
PV 
(1  r ) n

PV : gọi là giá trị hiện tại,


FVn là khoản tiền phát sinh ở tương lai
r : gọi là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa
b. Giá trị hiện tại của
một chuỗi tiền tệ đồng
nhất
1  (1  r )  n
- Phát sinh đầu kỳ PV  A (1  r )
r

- Phát sinh cuối kỳ 1  (1  r )  n


PV  A
r
c. Giá trị hiện tại của
dòng niên kim hỗn tạp
n
Ai
- Phát sinh đầu kỳ PV  
i 1  1  r  i 1

n
Ai
- Phát sinh cuối kỳ PV  

i 1 1  r  i
3.4. Ghép lãi nhiều lần
Giá trị tương lai FVn = P0[1+(r/m)]mn

Giá trị hiện tại P0 = FVn/[1+(r/m)]mn

Trong đó r: lãi suất một kỳ


n: số kỳ tính lãi
m: Số lần ghép lãi một kỳ
• Ví dụ: xác định EAR khi lãi suất danh
nghĩa là 6%và nhập lãi 2 lần trong năm
=> EAR=(1+0.06/2)^2 – 1 = 6.09%
• Tính giá trị của một khoản tiền 1.000$ sau
5 năm nếu nhập lãi theo quý, lãi suất danh
nghĩa 8%/năm
FV = 1.000 (1+8%/4)^4*5 = 1485.95$
• Lãi suất hiệu quả tính theo năm (EAR)
r m
EAR  (1  )  1
m

r: Lãi suất danh nghĩa tính theo năm


m: Số kỳ nhập lãi trong năm
EAR được sử dụng để so sánh các chứng khoán có kỳ nhập lãi khác nhau

Như vậy một khoản tiền A, lãi suất danh nghĩa năm r, kỳ nhập lãi
hàng năm là m => giá trị tương lai của khoản tiền A sau n năm là
Cách 1: FV = A (1+r/m)^nm
Cách 2: FV = A (1+EAR)^n
Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm
- Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác được sử dụng
cho các giao dịch trong nước và với nước ngoài.
- Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ tất cả các phương
tiện có giá trị dùng trong thanh toán giữa các nước.
Thông thường ngoại hối gồm: ngoại tệ, các phương tiện
thanh toán có giá ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu, kỳ phiếu,
séc, thư chuyển tiền, thư tín dụng...) tài sản tài chính có
giá trị ghi bằng ngoại tệ (cổ phiếu, trái phiếu..), kim khí
quý, đá quý...
- Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được
biểu thị bằng số lượng của đồng tiền nước khác
2. Các phương pháp biểu thị tỷ giá
- Phương pháp trực tiếp: biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng 1 số
lượng nhất định nội tệ. Theo phương pháp này đồng ngoại tệ là
đồng tiền yết giá, còn đồng nội tệ là đồng tiền định giá.
Ví dụ: Tại thị trường Việt Nam: 1 USD = 15.715 VND
- Phương pháp gián tiếp: một đơn vị nội tệ được biểu thị bằng một số
lượng nhất định ngoại tệ. Đồng nội tệ đóng vai trò đồng tiền yết giá,
còn ngoại tệ là đồng tiền định giá.
Ví dụ: Tại London: 1 GBP = 1,2405 USD
Việc sử dụng phương pháp biểu thị tỷ giá trực tiếp thường được áp dụng
với các nước phát hành ngoại tệ mạnh như GBP, USD...
Ngầm định sử dụng phương pháp gián tiếp trong các nghiên cứu về tỷ giá
khi đó
+ Tỷ giá tăng có nghĩa là đồng ngoại tệ tăng giá, đồng nội tệ giảm giá
+ Tỷ giá giảm có nghĩa là đồng ngoại tệ giảm giá, đồng nội tệ tăng giá
3. Các loại tỷ giá
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
+ Tỷ giá mua là tỷ giá được ngân hàng áp dụng khi mua ngoại hối của khách hàng
+ Tỷ giá bán: là tỷ giá được ngân hàng áp dụng khi bán ngoại hối cho khách hàng
Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối
+ Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào lúc đầu giờ của ngày giao dịch
+ Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá được công bố vào lúc cuối giờ của ngày giao dịch
Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối
+ Tỷ giá cố định: là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố
+ Tỷ giá thả nổi tự do: là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường, không có sự can thiệp của
Chính phủ
+ Tỷ giá thả nổi có quản lý: là tỷ giá hình thành theo các quy luật của thị trường nhưng có sự
can thiệp của Nhà nước để phục vụ cho mục tiêu điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Căn cứ vào phương tiện thanh toán
+ Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá được áp dụng khi ngoại hối mua bán tồn tại dưới dạng
giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại
+ Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá được áp dụng khi ngoại hối được mua bán tồn tạo
dưới dạng số dư tài khoản tại ngân hàng
4. Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái
- Trong thời kỳ chế độ bản vị vàng, tỷ giá được xác định trên cơ sở ngang giá vàng hay
còn gọi là đồng giá vàng, theo đó hàm lượng vàng của mỗi đồng tiền được sử dụng
để so sánh nhằm hình thành nên tỷ giá
Ví dụ: trước năm 1930, 1USD có hàm lượng vàng là 1,504632g, GBP có hàm lượng
vàng là 7,322382 như vậy tỷ giá giữa GBP và USD là
GBP/USD = 4,86656
Trong thời kỳ này tỷ giá biến động trong biên độ là chi phí chuyển vàng giữa các nước.
(giới hạn trên là điểm xuất vàng do nếu tỷ giá vượt qua điểm này thì người NK hay
người mắc nợ sẽ dùng tiền trong nước đổi ra vàng chuyển vàng ra nước ngoài trả
nợ, giới hạn dưới là điểm nhập vàng do tỷ giá thấp hơn điểm này vàng sẽ bắt đầu
chảy vào trong nước
- Trong giai đoạn chế độ bản vị USD. USD có tiêu chuẩn giá cả là 1USD = 0,888671g
vàng. Chính phủ cam kết can thiệp vào thị trường để duy trì giá vàng ổn định ở mức
35USD/Ounce. Các nước khác xác định tỷ giá giữa USD với đồng tiền nước mình và
cam kết can thiệp để giữa tỷ giá đó không quá sai biệt +/- 1%.
- Trong giai đoạn sau bản vị USD, tỷ giá được xác định trên cơ sở so sánh sức mua của
hai đồng tiền, gọi là đồng giá sức mua. Thực tế tỷ giá được xác định hoàn toàn do
cung cấu ngoại hối,ngoài ra còn có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo các mục
tiêu quản lý vĩ mô mà Nhà nước đề ra.
5. Tác động của tỷ giá
Tỷ giá là biến số quan trọng tác động đến hoạt động thương mại của mỗi quốc
gia thông qua sự tác động của nó đến giá cả tương đối của hàng hoá trong
nước và hàng hoá nước ngoài
Giá tính bằng ngoại tệ của hàng hoá một nước phục thuộc vào 2 nhân tố: giá
của của hàng hoá nước đó và tỷ giá. Vi thế khi đồng tiền của một nước
tăng giá thì hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn và giá hàng
hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn. Khi đồng tiền một nước giảm
giá tình hình sẽ diễn ra ngược lại.
Như vậy thông qua sự tác động tới mức giá cả của hàng hoá tỷ giá làm thay
đổi tương quan trong cán cân thương mại và cán cân thanh toản của một
nước => vấn đề ổn định tỷ giá là một trong các mục tiêu quan trọng của
chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia
6. Cơ chế xác định tỷ giá trong dài hạn
Quy luật một giá: Nêu hai nước sản xuất cùng
một loại hàng hoá giống nhau thì giá cả của
hàng hoá đó sẽ là như nhau trên thị trường thế
giới, không phụ thuộc vào vấn đề nước nào đã
sản xuất ra nó. Điều kiện để quy luật một giá
thực hiện được là
- Có sự thương mại tự do giữa các quốc gia
- Chi phí vận chuyển hàng hoá giữa các nước là
không đáng kể
• Ví dụ
• Giá gạo VN 2tr/tấn, Mỹ là 200USD/tấn => theo quy luật 1
giá tỷ giá 1USD = 10.000VNĐ
• Mọi tỷ giá được xác lập khác với tỷ giá này sẽ bị quy luật
cung cầu chi phối để cuối cùng phải trở về tỷ giá trên
• VD tỷ giá 12.000 khi đó gạo Mỹ bán ở VN là 2,4tr/tấn,
gạo VN ở Mỹ là 2tr/12.000 = 167USD/tấn=> cầu về gạo
VN tăng ở cả 2 thị trường => gạo chuyển từ VN sang
Mỹ. Hiện tượng này sẽ chấm dứt khi tỷ giá giảm xuống
còn 10.000VNĐ/1USD để giá gạo hai nước bằng nhau
• Thuyết ngang giá sức mua (PPP= purchasing power
parity): tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền của hai nước
bằng tỷ số các mức giá của hàng hoá ở những nước
này.
• Như vậy tỷ giá bất kỳ giữa hai đồng tiền cũng sẽ được
điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả
hàng hoá của hai nước.
• Thuyết PPP thực chất là sự áp dụng quy luật 1 giá vào
mức giá hàng hoá của hai nước
• VD mức giá gạo VN tăng 10% lên 2,2tr/tấn, trong khi giá
gạo ở Mỹ vẫn là 200USD => để cho quy luật 1 giá có
hiệu lực thì tỷ giá phải thay đổi 1USD = 11.000VNĐ.
• Nhược điểm của thuyết PPP:
Giả thiết tỷ giá chỉ do giá cả và mức giá cả
tương đối qui định là không mang tính thực tế
bởi
• Hàng hoá ở hai nước không thể giống hệt nhay về
chất lượng vì nó được sản xuất trong những điều
kiện và công nghệ khác nhau
• Nhiều hàng hoá và dịch vụ k được mua bán qua
biên giới như nhà cửa, đất đai... Nhưng khi tính
mức giá trong nước thì có bao hàm chúng
• Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá dài hạn
• Mức giá cả tương đối: mức giá cả của Việt nam tăng
trong khi mức giá cả của các nước khác không tăng =>
theo thuyết PPP đồng VN sẽ giảm giá so với đồng ngoại
tệ (E(VND/USD)= Pvnd/Pusd) => về dài hạn một sự tăng
lên của mức giá của một quốc gia sẽ làm cho đồng tiền
nước đó giảm giá và ngược lại. Khi giá cả trong nước
tăng thì
• Chi phí xuất khẩu tăng => xuất khẩu giảm => cung ngoại tệ giảm =>
đường cung ngoại tệ dịch sang trái
• Cầu về hàng hoá nội giảm và cầu về hàng ngoại tăng => cầu nhập
khẩu tăng => đường cầu ngoại tệ dịch sang phải
• Điểm cân bằng xác định tỷ giá dài hạn tăng từ E1 lên E2 kết quả là
đồng tiền nước đó giảm giá
S2
S1

E2

E1
D2

D1
• Thuế quan và quota: là các rào cản thương mại
tự do => nhập khẩu giảm => cầu ngoại tệ giảm
=> tỷ giá giảm
• Sở thích của người tiêu dùng: Một nước có xu
hướng thích dùng hàng ngoại hơn hàng nội sẽ
làm cầu về hàng ngoại => cầu ngoại tệ tăng =>
tỷ giá tăng
• Năng suất lao động: NSLĐ tăng => chi phí sản
xuất giảm => giá hàng nội có thể giảm tương đối
so với hàng ngoại => cầu hàng nội tăng, cầu
hàng ngoại giảm => cầu ngoại tệ dịch trái, cung
ngoại tệ dịch phải=> tỷ giá giảm
• Cơ chế xác định tỷ giá hối đoái ngắn hạn
• Những nhân tố quyết định đến tỷ giá dài hạn chỉ nhấn mạnh vai trò của cầu
về xuất khẩu , nhập khẩu mà lượng biến đổi của các luồng hàng xuất, nhập
khẩu qua thời kỳ ngắn hạn là rất nhỏ so với số lượng giao dịch tiền gửi
ngân hàng trong nước và nước ngoài. Vì vậy trong ngắn hạn những quyết
định giữ tài sản trong nước (đồng nội tệ) chứ không phải giữa tài sản nước
ngoài (đồng ngoại tệ) và ngược lại tác động quan trọng đến việc xác định tỷ
giá
• Cơ sở cho các quyết định giữ loại tài sản nào là lý thuyết lượng cầu tài sản.
Nghiên cứu về mức sinh lời dự tính từ việc tiền gửi nội tệ và tiền gửi ngoại
tệ sẽ cho phép tìm hiểu sự thay đổi tỷ giá trong ngắn hạn
• Lợi tức dự tính của viêc gửi tiền phụ thuộc bởi yếu tố lãi suất
– Khi lãi suất danh nghĩa thay đổi do lãi suất thực tăng và tỷ lệ lạm phát dự tính
không thay đổi thì lợi tức tiền gửi VNĐ tính ra đôla tăng => cầu về nội tệ tăng,
cầu về ngoại tệ giảm => tỷ giá giảm
– Khi lãi suất danh nghia thay đổi do lạm phát dự tính. Dự tính lạm phát tăng => sẽ
có dự kiến nội tệ giảm giá, ngoại tệ tăng => cầu ngoại tệ tăng. Lợi tức dự tính
của ngoại tệ tăng, lợi tức dự tính của nội tệ tăng do lạm phát tăng=> cầu ngoại tệ
tăng, cầu nội tệ tăng => tỷ giá tăng
Nhân tố Biến động Giá trị nội tệ
tỷ giá
Lãi suất trong nước tăng do lãi Giảm Tăng
suất thực tăng
Lãi suất trong nước tăng do lạm Tăng Giảm
phát tăng
Lãi suất tiền gửi bằng đôla tăng Tăng Giảm
Mức giá cả dự tính tăng Tăng Giảm
Thuế quota Giảm Tăng
Cầu nhập khẩu dự tính tăng Tăng Giảm
Cầu xuất khẩu dự tính tăng Giảm Tăng
NSLĐ dự tính tăng Giảm Tăng
Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá HĐ
a. Các biện pháp kinh tế:
• Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn
– NHTW thay đổi ls tái cấp vốn  làm thay đổi ls nội tệ, tác động vào nhu cầu của
người đầu tư trên thị trường tiền tệ và tác động đến tỷ giá hối đoái
• Can thiệp ngoại hối:
– Thông qua việc mua bán vàng và ngoại tệ, NHTW đã trực tiếp tác động vào
cung, cầu ngoại tệ trên thị trường và đến tỷ giá hối đoái.
b. Các biện pháp hành chính
Cơ quan quản lý nhà nước sẽ đưa ra các quyết định mang tính mệnh lệnh yêu cầu thị
trường chấp hành. Việc sử dụng như thế nào còn tuỳ thuộc vào chế độ tỷ giá mà
nước đó đang áp dụng.
• Phá giá tiền tệ:
– Công bố tỷ giá mới theo hướng giảm sức mua của đồng nội tệ so với ngoại tệ và
yêu cầu thị trường mua bán với tỷ giá này.
– Thường được áp dụng trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
– Hiện nay, trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, CP có thể dùng biện pháp giảm
giá tiền tệ - điều chỉnh các quy định về biên độ giao động của tỷ giá thị trường.
• Nâng giá tiền tệ
– Ngược lại với việc phá giá tiền tệ là nâng giá tiền tệ.
• Câu hỏi
1. Bình luận “ Một nước bao giờ cũng tồi tệ khi đồng tiền
của nó suy yếu”
2. Nếu cầu về xuất khẩu của một nước giảm xuống đồng
thời thuế nhập khẩu lại tăng thì tỷ giá có xu hướng
tăng hay giảm giá về lau dài
3. Nếu người Mỹ tiếp tục tiêu xài và mua nhiều gấp đôi
nước hoa Pháp, tivi Nhật, áo len Anh, đồng hồ Thuỵ sỹ
và vang Ý thì cái gì sẽ xảy ra đối với đồng đola Mỹ
4. Nếu lạm phát dự tính giảm xuống tại Châu Âu làm cho
lãi suất cũng giảm hãy sự đoán điều gì xảy ra với tỷ
giá của Mỹ.
• Phương pháp xác định tỷ giá chéo (tỷ giá chéo là
tỷ giá giữa hai đồng tiền không phải là USD được xác định thông qua USD)
- Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền định giá
• I/A=(a1,a2)
• I/B=(b1,b2)
• Tính tỷ giá A/B=?
- Dùng A mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=a2A. Bán I mua B theo tỷ giá mua của
ngân hàng: I=b1B
-> a2A=b1B hay A/B = b1/a2
- Dùng B mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=b2B. Bán I mua A theo tỷ giá mua của
ngân hàng: I=a1A
-> a1A=b2B hay A/B =b2/a1
• Vậy (A/B) = (b1/a2; b2/a1)
Ví dụ E(USD/HKD) = 7,7521/7,7533. E(USD/VND) = 16150/16170.
Xác định tỷ giá (HKD/VND) = (16150/7.7533; 16170/7.7521) = (2082.98/2085.88)
- Xác định tỷ giá chéo giữa đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá.
• I/B = (b1,b2)
• C/I = (c1,c2)
• Tính tỷ giá C/B=?
- Dùng B mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=b2B. Bán I mua C theo tỷ giá bán của
ngân hàng: C=c2I -> C/B = b2.c2
- Dùng C mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: C=c1I. Bán I mua B theo tỷ giá mua của
ngân hàng: I =b1B -> C/B = b1c1
• Vậy C/B = b1c1/b2c2
Ví dụ
E(USD/VND) = (16150/16170)
E(EUR/USD) = (1.3452/1.3468)
=> E (EUR/VND) = (16150*1.3452;16170*1.3468) = (21.724/21.777)
- Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền yết giá.
• C/I = (c1,c2)
• D/I = (d1,d2)
• Tính tỷ giá C/D =?
- Dùng C mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: C=c1I. Bán I mua D theo tỷ giá bán của
ngân hàng: D =d2I
-> C/D = c1/d2
- Dùng D mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: D =d1I. Bán I mua C theo tỷ giá bán của
ngân hàng: C =c2I
-> C/D = c2/d1
• Vậy C/D = (c1/d2, c2/d1)
Ví dụ
E(USD/VND) = (16.150/16.170)
E (EUR/VND) = (21.345/21.718)
-> E(EUR/USD) = (21.345/16.170; 21.418/16150) = (1.3200/1.3262)
Ngân hàng Trung ương
a. Định nghĩa:
Ngân hàng Trung ương là một định chế quản lý Nhà nước về tiền tê ̣, tín dụng và ngân hàng, độc
quyền phát hành tiền tê ̣, là ngân hàng của các ngân hàng thực hiê ̣n chức năng tổ chức điều hòa
lưu thông tiền tê ̣ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền
Bản chất:
- Cơ quan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tê ̣ ngân hàng
- Chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại
- Là ngân hàng duy nhất của mô ̣t nước
- Hoạt đô ̣ng không vì mục tiêu lợi nhuâ ̣n
b. Các chức năng của Ngân hàng Trung ương
- Chức năng phát hành tiền (đô ̣c quyền phát hành tiền)
- Chức năng là ngân hàng của các ngân hàng
- Chức năng ngân hàng nhà nước
c. Hê ̣ thống tổ chức của NNNH Viêṭ Nam

Trang web: http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn


Chức năng phát hành tiền
- Ngân hàng Trung ương giữ độc quyền về phát hành giấy bạc ngân hàng (tiền giấy) và tiền
kim loại, kiểm soat chặt chẽ viê ̣c tạo tiền chuyển khoản của các ngân hàng thương mại và các
tổ chức tín dụng khác.
- Cở sở phát hành: căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế (tinh hình phát triển kinh tế, chỉ số
CPI dự tính (chỉ số giá tiêu dùng), ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế,…)
- Các nguyên tắc cần đảm bảo khi phát hành tiền:
‒ Nguyên tắc cân đối
‒ Nguyên tắc đảm bảo
‒ Nguyên tắc tâ ̣p trung thống nhất
• Các kênh phát hành tiền:
– Cho vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác
– Phát hành qua thị trường và ngoại tê ̣
– Cho vay ngân sách nhà nước: mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước…
– Phát hành thông qua nghiê ̣p vụ thị trường mở: mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn trên
thị trường mở
• Kiểm soát mức cung tiền:
– Kiểm soát mục tiêu (lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo tính khan hiếm của tiền tê ̣, sủ
dụng hiê ̣u quả lợi nhuâ ̣n phát hành), tùy sự biến đô ̣ng của thị trường
– Công cụ: dự trữ bắt buô ̣c, lãi suất tái cấp vốn, nghiê ̣p vụ thị trường mở
Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
- Quản lý tài khoản và nhâ ̣n tiền gửi của các TCTD
‒ Tiền gửi thanh toán: theo nhu cầu của các TCTD
‒ Tiền gửi dự trữ bắt buộc: theo quy định dự trữ bắt buộc
- Cho vay đối với các TCTD
‒ Hình thức: tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng các giấy tờ có
giá….
‒ Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng đối với các TCTD
- Tổ chức thanh toán không dùng tiền mă ̣t
‒ Tổ chức thanh toán giữa các TCTD
‒ Trực tiếp thanh toán: bù trừ, từng lần…
- Cung cấp các dịch vụ khác: thông tin phòng ngừa rủi ro, trợ giúp kỹ
thuâ ̣t…
Chức năng ngân hàng nhà nước
- Thực hiêṇ quản lý Nhà nước về tiền tê,̣ tín dụng, thanh toán, ngoại hối, ngân hàng:
‒ Cấp giấy phép hoạt đô ̣ng.
‒ Ban hành/ hướng dẫn thực hiê ̣n các quy định pháp luâ ̣t về tiền tê ̣, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối, ngân hàng
‒ Kiểm tra, giám sát viê ̣c tuân thủ các quy định pháp luâ ̣t về tiền tê ̣, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối, ngân hàng của các đối tượng quản lý
‒ Xử lý vi phạm theo theo thẩm quyền
- Cung cấp dịch vụ ngân hàng cho KBNN: nhâ ̣n tiền gửi, cho vay NSNN, quản lý dự
trữ ngoại hối quốc gia
- Ngân hàng Trung ương xây dựng và thực thi các chính sách tiền tê ̣ quốc gia.
- Thay mă ̣t chính phủ ký kết các hiêp̣ định tiền tê, tín dụng,̣ thanh toán với nước
ngoài và tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế
- Đại hiêṇ cho chính phủ tham gia vào mô ̣t số tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế với
cương vị thành viên của tổ chức này
Vai trò của Ngân hàng Trung ương
- Điều tiết khối lượng tiền tê ̣ trong lưu thông để
thúc đẩy để tăng trưởng kinh tế
- Thiết lâ ̣p và điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý
- Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia
- Điều chỉnh toàn bô ̣ hoạt đô ̣ng đối với toàn bô ̣
hê ̣ thống ngân hàng
Chính sách tiền tê ̣ quốc gia của Ngân hàng Trung ương
- Khái niêm: ̣ CSTT là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW thông qua
các công cụ của mình, thực hiê ̣n viê ̣c kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền
cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh tế –
xã hô ̣i đề ra
- Các loại chính sách tiền tê:̣
‒ Chính sách mở rô ̣ng: cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến
khích đầu tư mở rô ̣ng sản xuất, tạo công ăn viê ̣c làm.
‒ Chính sách thắt chă ̣t: viê ̣c giảm cung ứng cho nền kinh tế, nhằm mục
tiêu kiềm chế lạm phát
- Mục tiêu:
‒ Ổn định tiền tê ̣
‒ Tăng trưởng kinh tế
‒ giảm tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p
- Công cụ chính sách tiền tê ̣
Công cụ chính sách tiền tê ̣

• Tái cấp vốn


• Tỷ lê ̣ dự trữ bắt buô ̣c
• Nghiê ̣p vụ thị trường mở.
• Lãi suất tín dụng
• Hạn mức tín dụng
• Tỉ giá hối đoái
Tái cấp vốn
• Là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với
các NHTM.
• Khi cấp 1 khoản tín dụng cho NHTM, NHTW
đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ
sở cho NHTM tạo bút tê ̣ và khai thông khả
năng thanh toán của NHTM
Tỷ lê ̣ dự trữ bắt buôc̣
• Là tỷ lê ̣ số lượng phương tiê ̣n cần vô hiê ̣u hóa
trên tổng số tiền gửi huy đô ̣ng, nhằm điều
chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của
NHTM
• DTBB = STGHĐBQ * Tỷ lê ̣ DTBB
Nghiêp̣ vụ thị trường mở
• Là hoạt đô ̣ng NHTWmua bán giấy tờ có giá
ngắn hạn trên thị trường tiền tê ̣
• Điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh
hưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM,
từ đó sẽ tác đô ̣ng đến khả năng cung ứng tín
dụng của các NHTM dẫn đến viê ̣c làm tăng
hay giảm khối lượng tiền tê ̣
Lãi suất tín dụng
• Là công cụ gián tiếp trong viê ̣c thực hiê ̣n chính sách
tiền tê ̣ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm
tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông,
mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất
• Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những
chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW
nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tê ̣, tín dụng
trong từng thời kỳ nhất định
Hạn mức tín dụng
• Là công cụ can thiê ̣p trực tiếp mang tính hành
chính của NHTW để khống chế mức tăng khối
lượng tín dụng của các TCTD
• Là mức dư nợ tối đa mà NHTW buô ̣c các
NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho
nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái
• Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đông nô ̣i
tê ̣ và đông ngoại tê ̣, vừa là biểu hiê ̣n quan hê ̣ cung
cầu ngoại hối
• Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung
cầu, tác đô ̣ng mạnh xuất nhâ ̣p khẩu, hoạt đô ̣ng sản
xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác
đô ̣ng mô ̣t cách nhạy bén đến sản xuất, xuất nhâ ̣p khẩu
hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tê ̣, cán cân thanh
toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư,dự trữ của đất nước
Ngân hàng Thương mại
a. Định nghĩa:
Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiê ̣p kinh doanh trong lĩnh vực
tiền tê ̣ – tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và
cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng cho nền kinh tế quốc
b. Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng
- Chức năng trung gian thanh toán
- Chức năng tạo tiền
c. Các hoạt đô ̣ng kinh doanh
- Hoạt đô ̣ng lâ ̣p nguồn vốn
- Hoạt đô ̣ng sử dụng nguồn vốn
- Hoạt đô ̣ng dịch vụ của ngân hàng
d. Các loại hình Ngân hàng Thương mại ở Viêṭ Nam
Chức năng trung gian tín dụng
• Nô ̣i dung:
– NHTM huy đô ̣ng các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế trong xã hô ̣i,
để hình thành nguồn vốn cho vay
– NHTM dùng nguồn vốn đã huy đô ̣ng được để cho vay đối với các chủ thể kinh
tế thiếu vốn – có nhu cầu bổ sung vốn
• Ý nghĩa:
– Đáp ứng nhu cầu của người thừa và thiếu tiền
– Tạo mô ̣t kênh phân phối vốn có hiê ̣u quả, góp phân thúc đẩy trăng trưởng kinh
tế, ổn định tiền tê ̣
– Là cơ sở để tồn tại và phát triển ngân hàng
 Trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM
Chức năng trung gian thanh toán
• Nô ̣i dung:
– Khi giữ tiền cho khách hàng trên các TKTG, NHTM có thể thực hiê ̣n
viê ̣c thu hô ̣, chi hô ̣ khách hàng
– Theo lê ̣nh thanh toán của khách hàng, NHTM trích tiền từ TKTG của
người trả tiền chuyển trả cho người thụ hưởng
• Ý nghĩa:
– Giúp cho viê ̣c thanh toán thuâ ̣n tiê ̣n, nhanh chóng, an toàn và tiết kiê ̣m,
chi phí
– Góp phần tăng nhanh tốc đô ̣ lưu thông hàng hóa, tốc đô ̣ luân chuyển
vốn và hiê ̣u quả của quá trình tái sản xuất xã hô ̣i
– Tạo điều kiê ̣n tâ ̣p trung vốn cho viê ̣c mở rô ̣ng đầu tư của toàn xã hô ̣i
– Tạo cơ sở cho viê ̣c giám sát các hoạt đô ̣ng kinh tế của nhà nước
Chức năng tạo tiền
• Nô ̣i dung:
– Từ mô ̣t khoản tiền gửi ban đầu, thông qua viê ̣c nhâ ̣n tiền gửi và cho
vay, số tiền gửi đã tăng lên gấp bô ̣i so với ban đầu
Như vâ ̣y: các NHTM đã tạo ra cơ chế sử dụng và mở rô ̣ng tiền ghi sổ
• Ý nghĩa:
– Tạo ra những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho sự phát triển của quá trình sản
xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của toàn xã hô ̣i
– Tiết kiê ̣m được chi phí lưu thông và NHTM trở thành trung tâm của
đời sống kinh tế – xã hô ̣i
Hoạt đô ̣ng tạo lâ ̣p và huy đô ̣ng vốn
• Vốn chủ sở hữu: Vốn điều lê ̣, các quỹ dự trữ…
• Nguồn vốn tiền gửi: TG không kỳ hạn, TG có kỳ hạn
• Vốn huy đô ̣ng bằng phát hành giấy tờ có giá
• Vay vốn của các ngân hàng
– Vay các tổ chức tín dụng khác: trên thị trường liên ngân hàng
– Vay NHTW: vay thanh toán, bổ sung nguồn vốn tín dụng và vay khi
ngân hàng mất khả năng thanh toán
• Huy đô ̣ng trong thanh toán và vốn khác:.
– Tiền gửi ký quỹ thanh toán
– Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoă ̣c bên nước ngoài
Hoạt đô ̣ng sử dụng nguồn vốn
• Cho vay đối với các khách hàng:
– Cho vay ngắn hạn: thời hạn dưới 12 tháng
– Cho vay trung và dài hạn: thời hạn trên 12 tháng
• Hoạt đô ̣ng đầu tư:
– Đầu tư chứng khoán: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiê ̣p
– Đầu tư vốn liên doanh, liên kết: ngân hàng góp vốn liên doanh, liên
kết với các TCTD khác hoă ̣c các doanh nghiê ̣p khác
• Hoạt đô ̣ng khác: Ngân quỹ, mua sắm tài sản…
Hoạt đô ̣ng dịch vụ ngân hàng

• Dịch vụ thanh toán


• Bảo lãnh
• Mua bán ngoại tê ̣ và vàng
• Dịch vụ chứng khoán
• Dịch vụ ủy thác
• Hoạt đô ̣ng thông tin, tư vấn
Các loại hình NHTM ở Viê ̣t Nam
• NHTM Nhà nước là ngân hàng thuô ̣c sở hữu của nhà nước, được thành
lâ ̣p bằng 100% vốn của ngân sách nhà nước cấp
• NHTM cổ phần là ngân hàng được thành lâ ̣p dưới hình thức mô ̣t công ty
cổ phần, vốn của ngân hàng là các cổ đông đóng góp
• Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lâ ̣p dưới hình thức góp
vốn liên doanh giữa các đối tác sở hữu khác nhau
• Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là ngân hàng được thành lâ ̣p theo pháp
luâ ̣t và thuô ̣c sở hữu nước ngoài, được chính phủ nước ta cấp giấy phép
hoạt đô ̣ng và tuân thủ theo pháp luâ ̣t của nước ta
• Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
NHTM Nhà nước
• Ngân hàng Chính sách Xã hô ̣i Viê ̣t Nam
Vietnam Bank for Social Policies
VBSP
• Ngân hàng Nông nghiê ̣p và Phát triển Nông thôn Viê ̣t Nam
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Agribank
• Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
MHB
• Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam
Vietnam Development Bank
VDB
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viê ̣t Nam
Bank for Investment and Development of Vietnam
BIDV
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Viêṭ Nam
• ANZ Viê ̣t Nam
• Deutsche Bank Viê ̣t Nam
• Citibank N.A. Viê ̣t Nam
• Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Viê ̣t Nam)
• Standard Chartered
• Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Viê ̣t Nam
• Ngân hàng Hong Leong Viê ̣t Nam
• Mizuho
• Tokyo-Mitsubishi UFJ
• Sumitomo Mitsui Bank
• Ngân hàng Commonwealth Bank tại Viê ̣t Nam
• Crédit Agricole
• ......
Ngân hàng liên doanh tại viêṭ nam

• Ngân hàng Indovina


• Ngân hàng Viê ̣t - Nga
• Ngân hàng ShinhajnVina
• VID Public Bank
• Ngân hàng Viê ̣t - Thái
• Ngân hàng Viê ̣t - Lào
Ngân hàng cổ phần
• Á Châu
• Đại Á
• Đông Á
• Đông Nam Á
• Hàng Hải Viê ̣t Nam
• Kỹ Thương Viê ̣t Nam
• Quân Đô ̣i
• Xăng dầu Petrolimex
• ....
Nghiệp vụ cho vay của NHTM
1. Một số vấn đề cơ bản về cho vay
- Nguyên tắc cho vay
- Điều kiện cho vay
- Thời hạn cho vay
- Phương pháp cho vay
- Lãi suất tín dụng
- Bảo đảm tiền vay
Nghiệp vụ cho vay của NHTM
1.1. Nguyên tắc cho vay
a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

b. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng .
1.2. Điều kiện cho vay
(1). Có đủ năng lực pháp lý
(2). Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
(3). Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
(4). Có DAĐT/phương án sxkd, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; DAĐT/phương án
phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quy định pháp luật
(5). Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của NHNN VN
1.3. Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền
vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
- Kỳ hạn nợ là những khoảng thời gian nằm trong thời hạn cho vay mà cuối mỗi
khoảng thời gian đó khách hàng phải hoàn trả 1 phần hoặc toàn bộ số nợ cho NH
Căn cứ xác định:
(1) Đặc điểm và chu kỳ hoạt động kinh doanh của KH và đối tượng vay vốn
(2) Khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn
(3) Thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án đầu tư
(4) Khả năng cân đối nguồn vốn của NH: về thời hạn...
(5) Các yếu tố khác:
- Yếu tố kỹ thuật trong thực hiện dự án vay vốn
- Chính sách cho vay, trình độ CBTD
1.4. Phương pháp cho vay
1.4.1. Cho vay từng lần
Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và NH đều phải làm
thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng

Trường hợp áp dụng:

• Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên,

• NH yêu cầu áp dụng để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn.
Cấp vốn vay:
• Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay 1 hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử
dụng vốn của khách hàng
• Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng tín dụng
Thu nợ:
Theo lịch trả nợ đã được thoả thuận trong HĐTD
1.4.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng

• NH và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

• HMTD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà NH và KH đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Trường hợp áp dụng:

• Khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên

• Có uy tín với ngân hàng.

• Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần

Tæng chi phÝ cÇn thiÕt


H¹n møc tÝn Vèn tù Vèn huy ®éng
= - -
dông cã kh¸c
Sè vßng quay VLĐ

Số vòng quay VLĐ = DTT/VLĐ bình quân


Cách thức cấp vốn, thu nợ:
• Cấp vốn:
– KH được sử dụng một HMTD trong thời hạn nhất định
– Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng
– KH rút tiền vay theo nhu cầu thực tế, trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại
• Thu nợ:
– Lịch trả nợ được thoả thuận vào thời điểm rút tiền vay
– Việc điều chỉnh và xử lý nợ như vay từng lần.
1.5. Phương pháp tính lãi
• Tính lãi theo dư nợ thực tế

D­nî Thêi Lãi


TiÒn =  
thùc gian d­nî suất
l·i
tÕ cho
• Tính lãi theo nợ gốc phải trả vay
Nợ gốc Thời gian Lãi suất
Tiền lãi =  
phải trả sử dụng cho vay
tiền vay
Phương pháp tính lãi
• Tính lãi theo dư nợ bình quân: lãi thường được
tính theo định kỳ hàng tháng
D­nî bq trong L·i suÊt cho
TiÒn = 
1 kú (th¸ng) vay 1 kú
l·i
(th¸ng)
Thời gian tính và trả lãi:
• Trả trước vào thời gian giải ngân
• Trả sau theo định kỳ hoặc theo kỳ trả gốc
1.6. Phí suất tín dụng
Định nghĩa:
Là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí thực tế mà người đi
vay phải trả so với số tín dụng thực tế được sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định.

PhÝ Tæng chi phÝ


= thùc tÕ  100%
suÊt tÝn Tæng sè tiÒn Thêi gian

dông vay thùc tÕ sö CV trung
dông binh
Thêi gian cho vay = Tæng d­nî thùc tÕ
trung binh Tæng sè tiÒn
vay
Phí suất tín dụng
• Tổng chi phí = Lãi tiền vay + Phí – Lãi tiền gửi (nếu
có)

• Phí bao gồm: thủ tục phí, phí cam kết, phí dàn xếp,
phí trả nợ trước hạn …

• Tổng số tiền vay thực tế sử dụng = số tiền cho vay –


số tiền NH thu ngay – tiền gửi (nếu có)
Phí suất tín dụng
Ví dụ: Tính phí suất khoản tín dụng 100.000 USD với các
điều kiện:

• Tiền vay cấp 1 lần, 7 tháng sau khi cấp trả 70.000 USD,
5 tháng sau khi trả lần đầu trả nốt 30.000 USD

• Lãi suất cho vay 6%/năm

• Hoa hồng phí trả cho người môi giới là 0,2% số tiền vay

• Thủ tục phí là 0,1% số tiền vay.

• Ngân hàng thu ngay tiền lãi.


Phí suất tín dụng
+100.00 - -30.000
7 th¸ng 5 th¸ng
0 70.000
DN: 100.000 30.00
0
• Thời gian cho vay trung bình:
= (100.000  7 + 30.000  5)/100.000 = 8,5 (tháng)
• Tổng chi phí thực tế:
Lãi tiền vay: 100.000  8,5  6%/12 = 4.250
Thủ tục phí: 100.000  0,1% = 100
Tổng chi phí thực tế: 4.250 + 100 = 4.350
• Tổng số TV thực tế sử dụng: 100.000 - 4.250 = 95.750
• Phí suất TD
= 4.350/(95.750  8,5)  100% = 0,53%/tháng =
6,41%/năm
1.7. Bảo đảm tiền vay
Định nghĩa:
Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm
phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được khoản nợ đã cho KH vay.

Các biện pháp:


Bảo đảm bằng tài sản

Bảo đảm không bằng tài sản


Bảo đảm bằng tài sản

a. Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách


hàng vay

b. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

c. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn


vay
a. Cầm cố, thế chấp
• Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản
là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có
quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. (Nếu
tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên
có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố
hoặc giao cho người thứ ba giữ).

• Thế chấp tài sản là bên có nghĩa vụ dùng tài sản là


bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Tài sản cầm cố
a. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, NNVL, hàng tiêu
dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác
b. Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên TKTG tại tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán bằng VND và ngoại tệ
c. Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ có giá khác.
Riêng cổ phiếu của TCTD phát hành, KH vay không được
cầm cố tại chính TCTD đó
d. Quyền TS phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm,
các quyền TS khác phát sinh từ HĐ hoặc từ các căn cứ
pháp lý khác
Tài sản cầm cố
e. Quyền với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
f. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của
PL
g. Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải VN, tàu bay
theo quy định của luật hàng không dân dụng VN trong
trường hợp được cầm cố
h. TS hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau
thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền SH
của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, TS hình thành từ
vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền
nhận
i. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản cầm cố
• Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
cũng thuộc tài sản cầm cố nếu các bên có thoả thuận
hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản cầm
cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc
tài sản cầm cố.

• Đối với quyền tài sản quy định tại điểm d, e và f,


TCTD nhận cầm cố khi xác định được giá trị cụ thể do
các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ
chức chuyên môn xác định.
Tài sản thế chấp
a. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các
tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các
tài sản khác gắn liền với đất;
b. Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy
định được thế chấp;
c. Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải VN, tàu
bay theo quy định của luật hàng không dân dụng VN
trong trường hợp được thế chấp;
d. TS hình thành trong tương lai là BĐS hình thành sau
thời điểm ký kết giao dịch TC và sẽ thuộc quyền SH
của bên TC như hoa lợi, lợi tức, TS hình thành từ vốn
vay, công trình xây dựng, các BĐS khác mà bên TC có
quyền nhận;
e. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật .
Tài sản thế chấp
• Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì
vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong thường
hợp thế chấp một phần tài sản có vật phụ, thì vật phụ
chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận.

• Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế
chấp cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả
thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản
thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng
thuộc tài sản thế chấp.
Điều kiện của tài sản bảo đảm
1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách
hàng vay, bên bảo lãnh:
2. Tài sản được phép giao dịch: TS mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua,
bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các
giao dịch khác.
3. Tài sản không có tranh chấp: TS không có tranh chấp về quyền SH hoặc quyền
sử dụng, quản lý của KH vay, bên bảo lãnh tại thời điểm ký kết HĐ bảo đảm.
4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì KH vay, bên bảo lãnh phải
mua bảo hiểm TS trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản
Một TS bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc
nhiều TCTD. TH bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD phải có đủ điều
kiện:
1. Các giao dịch bảo đảm liên quan đến TS này đã được đăng ký tại cơ quan đăng
ký giao dịch bảo đảm (thứ tự ưu tiên…)
2. Các TCTD cùng nhận một TS bảo đảm phải thoả thuận bằng văn bản cử đại diện
giữ bản chính giấy tờ liên quan đến TS bảo đảm, việc xử lý TS bảo đảm để thu hồi
nợ…
3. Giá trị TSBĐ xác định tại thời điểm ký HĐ bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các
nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Định nghĩa:
Bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba (bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh cam kết với TCTD
về việc sử dụng TS thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để thực hiện nghĩa vụ trả
nợ thay cho khách hàng vay, nếu KH vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
Nội dung:
TCTD và bên bảo lãnh thoả thuận về việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp cần
cố, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Việc cần cố, thế chấp TS để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như biện pháp trước.
b. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Điều kiện của bên Bảo lãnh:

• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
VN đối với bên bảo lãnh là pháp nhân, cá nhân VN. (Pháp nhân, cá nhân nước
ngoài… )

• Có tài sản đủ điều kiện theo quy định để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp
bên bảo lãnh là TCTD, cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước, thì thực hiện bảo lãnh
theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh của ngân sách Nhà
nước.
c. Bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay

Điều kiện đối với khách hàng vay:

• Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ

• Có DADT, pa sxkddv (phục vụ đời sống) khả thi và có hiệu quả (phù hợp với quy
định của pháp luật)

• Có mức vốn tự có tham gia vào DA/pa sxkddv, đời sống và giá trị TSBĐ tiền vay
bằng các biện pháp CC,TC tối thiểu bằng 15% VĐT của dự án/phương án
c. Bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn
vay
Điều kiện đối với tài sản:
• TS phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử
dụng; xác định được giá trị, số lượng và được phép giao dịch.
Ngoài ra đối với tài sản là vật tư hàng hoá, TCTD phải có khả
năng quản lý giám sát TS bảo đảm.

• Đối với TS pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì KH phải
cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi TS hình
thành đưa vào sử dụng.
Cho vay không có đảm bảo bằng
TS
a. Tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có đảm bảo
bằng tài sản (tín chấp).
b. TCTD Nhà nước cho vay không có đảm bảo bằng tài
sản theo chỉ định của Chính phủ.
– NH chịu trách nhiệm đánh giá khả năng trả nợ
– Tổn thất do khách quan được Chính phủ xử lý.
c. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị
- xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
a. Cho vay tín chấp
Điều kiện của khách hàng:
• Sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đúng hạn trong quan hệ
tín dụng với các TCTD
• Có DAĐT/p.án sx, kd, dv (phục vụ đời sống) khả thi, có hiệu
quả (phù hợp với quy định của pháp luật)
• Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân
hàng
• Cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản nếu vi
phạm HĐTD; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện
cam kết trên.
1.8. Qui trình cho vay
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu
thập các thông tin như:
năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
khả năng sử dụng vốn vay
khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ
vay.
Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự
kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ,
thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của
ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm
tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận
lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình
hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
• Một số vấn đề quan trọng trong qui trình cho vay
– Hồ sơ tín dụng: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ về
tài chính khách hàng, hồ sơ về khoản vay, hồ sơ về tài sản bảo
đảm
– Thẩm định khách hàng và phương án sử dụng vốn: thẩm định
phi tài chính, phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh,
phân tích tài chính, thẩm định phương án kinh doanh và kế
hoạch trả nợ, thẩm định tài sản bảo đảm
– Xử lý nợ có vấn đề
• Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ gốc và lãi
• Miễn, giảm lãi tiền vay
• Chuyển nợ quá hạn
• Trả nợ bằng xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản đảm bảo trước hết được xử lý theo các phương thức đã
thoả thuận. Trường hợp các bên không xử lý được tài sản đảm bảo
theo các phương thức đã thoả thuận, thì ngân hàng có quyền chủ
động áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo một
trong các cách:
 Trực tiếp bán tài sản đảm bảo một cách công khai.
 Uỷ quyền bán tài sản đảm bảo cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
 Uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm cho tổ chức
có chức năng được mua tài sản để bán.
 Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
được bảo đảm (trừ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).
 Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao
cho bên bảo đảm.
2. Các loại cho vay (Cho Vay DN)
Cho vay

Cho vay Cho vay


ngắn hạn trung dài hạn

CV CV CV theo Cho thuê Cho vay


ứng vốn trên tài sản dự án đầu tư tài chính hợp vốn

Chiết khấu Bao


GTCG thanh toán
2.1. Cho vay ngắn hạn

a. Cho vay ứng vốn


b. Chiết khấu GTCG
c. Bao thanh toán
d. Cho vay theo hạn mức thấu chi
e. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự
phòng
a. Cho vay ứng vốn
Khách hàng

1 2 3 4 5 6 7 8

Hồ Hợp
sơ Thẩm Phê đồng Giải Kiểm Thu Thanh
TD định duyệt TD ngân tra nợ lý HĐ

Ngân hàng
Thẩm định các điều kiện vay vốn
• Thẩm định khách hàng vay vốn
– Thẩm định phi tài chính: tính cách, khả năng quản lý…
– Hiện trạng và triển vọng kinh doanh
– Thẩm định tình hình tài chính
– Quan hệ với các TCTD
• Thẩm định phương án kinh doanh
– Đánh giá tính khả thi của phương án sxkd
– Đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ của phương án
– Phân tích rủi ro của phương án kinh doanh
• Thẩm định bảo đảm tiền vay
Căn cứ xác định số tiền cho vay
 Nhu cầu vay của khách hàng: theo nhu cầu VLĐ
 Giá trị tài sản đảm bảo: Mức CV tối đa
 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu tham gia pasxkd
 Khả năng trả nợ của khách hàng: căn cứ nguồn thu bán hàng và các
nguồn thu khác (nếu có)
 Khả năng nguồn vốn của ngân hàng
 Các giới hạn cho vay theo quy định
 Các quy định riêng của ngân hàng cho vay
b. Chiết khấu giấy tờ có giá.
• Định nghĩa
• Điều kiện của các GTCG được nhận
chiết khấu
• Phương thức chiết khấu
• Quy trình nghiệp vụ chiết khấu
Định nghĩa

• Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua


giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán
của khách hàng.

• Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng


mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn
thanh toán và đã được chiết khấu theo
phương thức mua hẳn.
Chiết khấu giấy tờ có giá

Phát hành Chiết khấu Thanh toán: 100 tr


TPKB
1/3/N 1/11/N 1/3/N+1
TPKB
TPKB
KH NH
Tiền NH KBNN
96 tr T. toán
100 tr
Thời gian chiết khấu: 4 tháng
Điều kiện của giấy tờ có giá
• Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng;

• Chưa đến hạn thanh toán;

• Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển


đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao
dịch hợp pháp khác);

• Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát


hành.
Phương thức chiết khấu
• Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG:
– NH mua hẳn giấy tờ có giá.
– KH chuyển giao ngay quyền sở hữu GTCG đó cho NH
- Khi GTCG đó đến hạn thanh toán, NH xuất trình giấy tờ
có giá để thanh toán với tổ chức phát hành.
• Chiết khấu có thời hạn:
– NH mua GTCG theo thời hạn và giá CK
– Đồng thời kèm theo cam kết của KH về việc mua lại
GTCG vào ngày đến hạn CK.
– Hết thời hạn CK mà KH không thực hiện việc mua lại
GTCG, thì NH là chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng
toàn bộ quyền lợi phát sinh từ GTCG đó
Chiết khấu có thời hạn

Phát hành Chiết khấu KH mua lại Thanh toán

1/3/N 1/11/N 1/2/N+1 1/3/N+1


TPKB
KH NH T. tiÒn
Tiền KH 99 tr NH
96 tr
TPKB
Thời gian chiết khấu của NH: 3 tháng
Quy trình nghiệp vụ chiết khấu

1. Hồ sơ CK
2. Thẩm định

Người PH
KH 3. Giao nhận NH 4a. Gửi GTCG (người ký
Tiền, GTCG thanh toán nhận nợ)

4b. Mua lại


Xác định số tiền thanh toán

Số tiền thanh toán = Giá trị đáo hạn – Mức chiết khấu

Trong đó:
Mức chiết khấu = Lãi chiết khấu + Phí chiết khấu

Lãi chiết khấu = Giá trị đáo hạn x Số ngày chiết khấu x lãi suất chiết khấu

Giá trị đáo hạn: Giá trị đến hạn thanh toán bao gồm mệnh
giá và lãi chứng từ nếu có
Phí chiết khấu: theo quy định cụ thể, có thể tính như lãi
chiết khấu hoặc theo một tỷ lệ % trên giá trị đáo hạn hoặc
theo một mức cố định
• Ví dụ
Ngày 20/11/2006, nhân viên tín dụng của ngân hàng ACB có nhận được
của một khách hàng loại chứng từ có giá xin chiết khấu: Hối phiếu số
1247/06 ký phát ngày 15/10/2006 sẽ đến hạn thanh toán vào ngày
15/04/2007 có mệnh giá là 128.000 USD đã được ngân hàng Citybank
New York chấp nhận chi trả khi đáo hạn. Biết rằng ACB áp dụng mức
hoa hồng (mức phí chiết khấu) là 0.5% trên mệnh giá chứng từ nhận
chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 6%/năm đối với USD.
Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu
chứng từ trên.
1. Mệnh giá Hối phiếu = 128.000 USD.
2. % tỷ lệ hoa hồng  = 0.5%/ mệnh giá Hối phiếu.
3. Mức hoa hồng phí = (2) x (1) = 128.000 x 0.5% = 640 ( USD ).
4. Lãi suất chiết khấu tiền USD/năm : 6%
5. Số ngày nhận chiết khấu : ( 145 ngày )
Ngày xin chiết khấu       : 20/11/2006.
Ngày đáo hạn               : 15/04/2007.
6. Lãi chiết khấu = ( 128.000 x 6% x 145 ) / 365 = 3.051 ( USD )
7. Số tiền khách hàng sẽ nhận = (1) – ( 6) – (3) = 124.309 ( USD)
• Ví dụ 2
Ngày 20/11/2006, nhân viên tín dụng của ngân hàng
ACB có nhận được của một khách hàng loại chứng từ
có giá xin chiết khấu : Trái phiếu chính phủ có mệnh giá
2 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào ngày 17/10/2007
và được hưởng lãi hàng năm là 8.5%. Biết rằng ACB áp
dụng mức hoa hồng là 0.5% trên mệnh giá chứng từ
nhận chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 1%/tháng đối với
VND.
Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được
khi chiết khấu chứng từ trên.
1. Mệnh giá TP  = 2.000 ( tr.đ ).
2. Thời hạn từ 20/11/2006 đến ngày 17/10/2007 : khoảng 327 ngày.
3. Lãi suất hưởng định kỳ : 8.5%.
4. Lãi hưởng định kỳ = (1) x ( 3) = 170.

5. Trị giá chiết khấu (giá trị đáo hạn) = (1) + (4) = 2.170.
6. Lãi chiết khấu ngân hàng = (5)x 12% x 327/365 = 233.3
7. Hoa hồng phí = (1) x 0.5% = 10.
8. Số tiền khách hàng nhận = (5) – ( 6) – ( 7) = 2.170 – 233.3 – 10 =
1.926.7
c. Bao thanh toán

• Định nghĩa
• Loại hình bao thanh toán

• Phương thức bao thanh toán

• Quy trình
Định nghĩa

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín


dụng của TCTD cho bên bán hàng thông
qua việc mua lại các khoản phải thu phát
sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thoả
thuận trong hợp đồng mua bán hàng.
Bao thanh toán

B¸n chÞu: 3 th¸ng


Gi¸ tr¶ chËm: 100 tr
Bên bán hàng Bên mua hàng
Chøng tõ
Chøng tõ 2 100 tr
80 tr 1
Tr¶ tiÕp
10 tr NH bao thanh toán
3
- Trõ cp: 10 tr
- øng tr­íc: 80 tr
Loại hình bao thanh toán
Tổ chức bao thanh toán được thực hiện bao
thanh toán trong nước và xuất nhập khẩu:
• Bao thanh toán có quyền truy đòi
• Bao thanh toán không có quyền truy đòi
chỉ truy đòi trong trường hợp:
 Do lỗi của bên bán
 Hoặc một lý do khác không liên quan đến khả
năng thanh toán của bên mua
Phương thức bao thanh toán
• Bao thanh toán từng lần
• Bao thanh toán theo hạn mức
• Đồng bao thanh toán
Quy trình bao thanh toán

4. Th«ng b¸o H§
1. ĐÒ nghÞ bao thanh to¸n
2. Thẩm định
3. Tho¶ thuËn H§
NH 5. Cam kÕt
Bªn Bªn
6. HĐ mua b¸n, bao thanh to¸n
b¸n chøng tõ mua
thanh
hµng hµng
7. TiÒn øng tr­íc
to¸n 8. Theo dâi
& thu nî
9. TÊt to¸n
Ví dụ
• KH A cung cấp hàng cho Tổng công ty điện lực ngày
31/08 với giá trị hoá đơn 10 tỷ VND (hoá đơn xuất ngay
lúc giao hàng) với điều kiện thanh toán trả chậm 90
ngày kể từ ngày xuất hoá don.
• TCT điện lực trả truớc 2 tỷ VND. 8 tỷ còn lại sẽ trả sau
90 ngày. Ngày đáo hạn khoản phải thu là: 30/11
• NH sẽ ứng truớc cho KH ngày 31/08 khoản là: 85 % x
8 tỷ = 6.8 tỷ VND
• Phí BTT thu ngay khi giải ngân: 0.4 % x 8 tỷ = 32 triệu.
• Lãi BTT: 6.8x1%/30 x 90 = 204 triệu ( truờng hợp TCT
điện lực thanh toán đúng hạn)
• Phần còn lại ghi có vào TK KH:
8tỷ - 6.8 tỷ - 0.204 tỷ= 996triệu
d. Cho vay theo hạn mức thấu chi

• Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số dư có trên tài
khoản vãng lai, tới một hạn mức nhất định trong thời hạn quy định.
• Giới hạn chi tiêu của KH: Số dư Có thực tế trên TKTG (TK vãng lai) + hạn mức thấu
chi
• Tiền vay được rút trực tiếp từ TKTG (chỉ khi nào trên TK khách hàng xuất hiện dư
nợ, khoản tiền đó mới là tiền vay)
• Lãi tiền vay phải trả được tính theo số dư nợ thực tế trên tài khoản
• Khách hàng có thể hoàn trả số tiền vay vào bất kỳ lúc nào bằng việc gửi tiền vào tài
khoản
e. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

• Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn
sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, trong một
thời hạn nhất định.
• Khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng được
sử dụng.
2.2. Cho vay trung và dài hạn

a. Cho vay theo dự án đầu tư


b. Cho thuê tài chính
c. Cho vay hợp vốn
a. Cho vay theo dự án đầu tư

• Qui trình cho vay theo dự án đầu tư


• Trình tự và nội dung thẩm định DAĐT
• Thẩm định tài chính dự án đầu tư
Quy trình cho vay theo DAĐT
1 2 3
Phê
Chuẩn bị ký HĐ Hồ sơ Thẩm
duyệt
TD định
4
Ký HĐ Ký HĐ

5 6 7 8

Thực hiện HĐ Giải Kiể Thu Than


ngân m nợ h lý
tra HĐ
Trình tự và nội dung thẩm định
DAĐT
 Đánh giá sơ bộ dự án đầu tư.
 Thẩm định thị trường đầu ra
 Khả năng cung cấp NVL và các yếu tố đầu vào
 Thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ
 Thẩm định về phương diện tổ chức, quản trị dự án
 Thẩm định về phương diện tài chính
 Phân tích rủi ro dự án
Cho thuê tài chính
• Định nghĩa
• Các hình thức cho thuê tài chính
• Các tài sản thuê
• Điều kiện thuê tài chính
• Một số nội dung trong hợp đồng CTTC
• Qui trình cho thuê tài chính
Định nghĩa
CTTC là 1 hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua
việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển
và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê
giữa công ty CTTC với bên thuê
 Công ty CTTC cam kết mua tài sản thuê theo yêu cầu
của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản
cho thuê
 Bên thuê sử dụng tài sản và thanh toán tiền thuê theo
thoả thuận
 Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn
mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản theo các điều kiện
đã thoả thuận trong hợp đồng
Các hình thức CTTC

• Thuê tài chính thông thường: bên thuê lựa


chọn tài sản thuê, sau đó công ty CTTC sẽ
mua lại tài sản đó từ nhà cung cấp và bàn giao
lại cho bên đi thuê sử dụng.
• Bán và thuê lại: bên đi thuê bán lại những tài
sản hiện có cho công ty CTTC và sau đó thuê
lại
CTTC thông thường
Quyền sử dụng TS 5

Người cho thuê 2 Người đi thuê


HĐ thuª TS
Thanh toán
tiền thuê
Quyền Trả 6 Giao Bảo
sở hữu tiền Lựa dưỡng
HĐ tài
pháp lý mua chọn (nếu
TS muaTS 3 1 sản có)
TS

5 Nhà cung 4 7
cấp
Giao dịch bán và thuê lại
HĐ mua bán TS
Công ty 1 Chủ sở hữu
cho thuê ban đầu
Quyền sở hữu
pháp lý 3

Người mua
Trả tiền mua TS
4
Người bán
Chuyển quyền
5
sử dụng TS
Người cho HĐ thuê TS
thuê 2 Người thuê

Thanh toán
tiền thuê 6
Tài sản thuê
Tất cả các loại tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện
vận chuyển đơn chiếc và dây truyền sản xuất đồng bộ
trong mọi lĩnh vực SXKD có giá trị sử dụng hữu ích trên
1 năm được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, mới
100% hoặc đã qua sử dụng đều có thể là tài sản cho
thuê tài chính:
 Dây truyền sản xuất, chế biến
 Máy móc thiết bị sản xuất, khai thác, xây dựng, thiết bị y
tế và văn phòng.
 Phương tiện vận tải
 Các động sản phục vụ sản xuất kinh doanh khác (không
kể đất đai nhà xưởng)
Điều kiện thuê tài chính
• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (thời gian hoạt
động tối thiểu)
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả khi, có hiệu quả
• Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán tiền thuê đúng hạn
• Có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp hoặc được mua ngoại tệ tại NHTM (GD
thuê TC bằng ngoại tệ)
Một số nội dung trong HĐ CTTC
• Thời hạn thuê: căn cứ vào thời gian sử dụng kinh tế của tài sản thuê và
nhu cầu của bên thuê: mức thông thường hiện nay là 1 - 5 năm, tối đa là
10 năm
• Chi phí thuê gồm: lãi suất và phí quản lý
• Tiền trả trước (tiền đặt cọc): thường >20% - 30% giá trị tài sản thuê theo
từng loại tài sản.
• Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: căn cứ vào dòng tiền và khả năng thanh
toán của bên thuê. Thường là 1, 3 hoặc 6 tháng
• Giá chọn mua: là số tiền bên thuê phải trả để mua lại tài sản thuê khi kết
thúc thời hạn thuê (thường nhỏ khoảng 1.000.000 đ)
• Phương thức thanh toán tiền thuê: bên thuê chọn phương thức thanh
toán gốc trả đều hoặc niên kim cố định
Phương pháp tính tiền thuê

 Nợ gốc tiền thuê được trả đều:


Tæng sè nî gèc tiÒn thuª.
Sè tiÒn tr¶ gèc mét kú =
Sè kú thanh to¸n
Số tiền lãi trả mỗi kỳ: tính theo dư nợ đầu kỳ
 Số tiền thanh toán (gốc và lãi) trả đều vào cuối kỳ:
A.i.(1  i ) n
P
(1  i ) n  1
Tiền lãi = Dư nợ tiền thuê đầu kỳ x i
Tiền gốc = P - tiền lãi
Qui trình cho thuê tài chính

Nhà cung cấp

1
4 3
5

6
Bên thuê Bên cho thuê
2
Qui trình cho thuê tài chính
1. Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thoả thuận
với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc bản ghi nhớ
2. Bên cho thuê thẩm định và ký hợp đồng cho thuê tài chính với bên
đi thuê trên cơ sở hồ sơ đề nghị thuê tài chính của bên thuê
3. Bên cho thuê và nhà cung cấp ký hợ đồng mua bán tài sản thuê
theo thoả thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp
4. Nhà cung cấp lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao tài sản
cho bên thuê
5. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản cho nhà cung cấp
6. Bên thuê thanh toán tiền thuê tài sản cho bên cho thuê theo hợp
đồng thuê tài chính
c. Cho vay hợp vốn

• Định nghĩa
• Nguyên tắc tổ chức
• Trường hợp áp dụng
• Quy trình cho vay
Định nghĩa

Cho vay hợp vốn: hai hay nhiều TCTD tham gia cho vay đối với
một DAĐT hoặc phương án sản xuất kinh doanh của một KH vay
vốn.
– Bên cho vay hợp vốn: Là hai hay nhiều TCTD cam kết với
nhau để thực hiện đồng tài trợ cho một DA
– Bên nhận tài trợ (bên vay): Là pháp nhân hay thể nhân có nhu
cầu và được bên đồng tài trợ cấp tín dụng để thực hiện dự án.
Trường hợp áp dụng

– Nhu cầu vay của KH vượt quá giới hạn cho


vay của NH.
– Nhu cầu vay của KH vượt quá khả năng tài
chính và nguồn vốn của một NH
– Nhu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng
– Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ
nhiều ngân hàng.
Qui trình cho vay hợp vốn
• Bước 1: Đề xuất cho vay hợp vốn cho một dự
án
– Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định sơ bộ khách hàng
vay vốn
– Mời cho vay hợp vốn: gửi thư mời kèm theo kết
quả thẩm định sơ bộ
• Bước 2: Phối hợp cho vay hợp vốn
– TCTD được mời quyết định và trả lời các đề nghị
bằng văn bản.
– Thông báo cho khách hàng
Qui trình cho vay hợp vốn
• Bước 3: Thẩm định dự án hợp vốn:
– Các bên cho vay hợp vốn thống nhất cách
thức thẩm định DAĐT.
– Kết quả thẩm định gửi cho các thành viên và
lưu tại tổ chức đầu mối
Qui trình cho vay hợp vốn

• Bước 4: Ký kết và thực hiện hợp đồng:


– Ký hợp đồng:
• Hợp đồng hợp vốn
• Hợp đồng tín dụng
– Thực hiện hợp đồng:
• NH đầu mối chịu trách nhiệm đôn đốc và theo dõi
các bên thực hiện HĐ
• Rủi ro phát sinh: các bên cho vay cùng thoả
thuận và thống nhất với bên vay để xử lý.
Thanh toán không dùng TM
• Thanh toán trong nước
– Thanh toán bằng séc
– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
– Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
– Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
• Thanh toán xuất, nhập khẩu
– Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
– Thanh toán nhờ thu
– Chuyển tiền
Thanh toán không dùng tiền mặt qua NH
 NĐ 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng DVTT
 QĐ 226/2002/QĐ-NHNN ngày 27/3/2002 ban hành quy chế
hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT
 QĐ 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/10/2002 quy định thủ tục
thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT
 QĐ 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 ban hành “quy
chế mở và sử dụng TKTG tại NHNN và TCTD”
 NĐ 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử
dụng séc
 QĐ 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 Ban hành quy chế
cung ứng và sử dụng Séc
Một số quy định
Mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Lệnh thanh toán và chứng từ thanh toán

Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng và khách


hàng sử dụng dịch vụ thanh toán
Mở và sử dụng tài khoản thanh toán
• Mở tài khoản:
+ Khách hàng có quyền lựa chọn NH để mở một hay nhiều
tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
+ Điều kiện mở TK giao dịch:
• Giấy đăng ký mở tài khoản
• Giấy tờ chứng minh đủ tư cách pháp lý: Thành lập,
người đại diện; hộ khẩu thường trú (chứng minh nhân
dân).
• Mẫu dấu, chữ ký để giao dịch với ngân hàng được ký
cùng trang trên giấy đăng ký mở tài khoản.
• Sử dụng tài khoản thanh toán.
 Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền để chi trả, trừ trường hợp được
ngân hàng cho phép thấu chi.
 Chủ TK được toàn quyền sử dụng số dư TKTG tại NH.
 Chủ TK được uỷ quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng TK. Người
được uỷ quyền có quyền hạn và nghĩa vụ như chủ TK trong phạm vi được
uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba.
 Trường hợp có đồng chủ TK, mọi giao dịch thanh toán chỉ được thực hiện
khi có sự chấp thuận của những người là đồng chủ TK.
• Phong toả tài khoản:

TK có thể bị phong toả 1 phần hoặc toàn bộ trong các trường hợp:

 Có thoả thuận giữa chủ tài khoản và ngân hàng.

 Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo
qui định của pháp luật.

 Các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Việc phong toả TK chấm dứt khi kết thúc thời hạn thoả thuận phong toả TK
giữa chủ TK và NH hoặc có quyết định của pháp luật yêu cầu chấm dứt việc
phong toả.
• Đóng tài khoản
 Chủ tài khoản yêu cầu.
 Tổ chức có TK bị chấm dứt hoạt động theo qui định của pháp luật.
 Tài khoản hết số dư, sau 6 tháng không có hoạt động.
 Cá nhân có TK bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
 Chủ TK vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc thoả thuận với NH; TK có
số dư thấp và không hoạt động trong thời gian dài.
TK được đóng, số dư còn lại được chi trả theo y/c của chủ TK (người được
thừa kế), hoặc theo quyết định của toà án.
Lệnh và chứng từ thanh toán
• Lệnh thanh toán

• Là lệnh của người sử dụng dịch vụ thanh toán đối với NH cung ứng dịch vụ
thanh toán dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử hoặc các
hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu
cầu ngân hàng thực hiện giao dịch thanh toán.

• Ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán của người
sử dụng dịch vụ thanh toán nhưng không trái pháp luật.
• Chứng từ thanh toán
 Đối với chứng từ giấy:

Khi tạo lập chứng từ, KH cần chú ý đến tính hợp lệ. Trong một bộ chứng từ thanh toán, các
nội dung phải được phản ánh thống nhất, không mâu thuẫn nhau.

Trên chứng từ (bản chính) phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và đóng dấu đơn
vị, mẫu chữ ký và mẫu dấu của khách hàng phải được đăng ký trước tại ngân hàng nơi
khách hàng giao dịch.

 Đối với chứng từ điện tử:

Là chứng từ mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hoá
mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin
như băng từ, đĩa từ...

Các dữ liệu thông tin trên chứng từ điện tử phải phản ánh rõ ràng, trung thực và thực hiện mã
hoá

Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và trách nhiệm
của người lập và những người liên quan
Quyền, nghĩa vụ của NH và KH
Quyền của ngân hàng:

• Quy định mức phí dịch vụ KH phải trả, qui định hạn mức thấu chi đối với
từng khách hàng.

• Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin có liên quan trong quá trình sử
dụng dịch vụ thanh toán.

• Từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều
kiện để sử dụng dịch vụ thanh toán, hoặc vi phạm các nguyên tắc thanh
toán.
1.3. Quyền, nghĩa vụ của NH và KH
Nghĩa vụ của ngân hàng:

• Thanh toán chính xác, kịp thời và an toàn tài sản theo yêu cầu của
khách hàng.

• Niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán, giữ bí mật về số dư
TKTG của KH theo đúng quy định của pháp luật.

• Từ chối thực hiện các giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về
nguồn gốc bất hợp pháp.

• Cung cấp thông tin về TK định kỳ hoặc theo yêu cầu cho chủ TK.
Khách hàng có quyền:
• Yêu cầu NH cung cấp thông tin về tài khoản giao dịch.
• Khiếu nại và đòi bồi thường thiệt hại do NH vi phạm các thoả thuận
(thanh toán chậm, không đúng số tiền, thu phí thanh toán không theo
đúng qui định).
Khách hàng có nghĩa vụ:
• Trả phí đầy đủ, đúng hạn và thực hiện đầy đủ các qui định khác của
ngân hàng.
• Hoàn trả NH trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn cứ
pháp luật thông qua DVTT do NH thực hiện.
Thanh toán bằng séc
• Định nghĩa: Séc là phương tiện thanh toánn do nguời ký phát lập dưới hình thức
chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện
một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên séc hay cho chính người cầm
tờ séc .
• Các loại séc
- Căn cứ người được trả tiền:
• Séc theo lệnh: ghi tên người được trả tiền sau cụm từ “trả theo lệnh của
…” hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền;
• Séc đích danh: ghi rõ tên người được trả tiền trên séc sau cụm từ “trả
không theo lệnh”;
• Séc vô danh: ghi cụm từ: “trả cho người cầm séc” hoặc không ghi tên
người được trả tiền.
- Căn cứ hình thức thanh toán:
– Séc chuyển khoản: ghi cụm từ “trả vào tài khoản”.
– Séc tiền mặt: không có cụm từ “trả vào tài khoản”.
- Căn cứ tính chất đảm bảo:
• Séc bảo chi: được NH làm thủ tục bảo chi séc
• Séc không được bảo chi: séc có thể bị từ chối thanh toán nếu tài khoản của
người trả tiền không đủ số dư.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng:
• Séc có khả năng chuyển nhượng
• Séc không được chuyển nhượng: Séc đích danh hoặc có ghi “không được
chuyển nhượng”
Quy trình thanh toán séc

Ph¸t hµnh Chuyển


vµ giao 1’’
1
SÐc
Ng­êi ®­îc tr¶ tiÒn nhượng

Người ký phát Ng­êi thô h­ëng


Ghi
1’ Cã
Ghi 2a Tr¶
Bảo chi 4
3 Nî Uỷ quyền tiÒn 4
2 XuÊt xuÊt b
tr×nh
NH thùc tr×nh Ng©n
2
hiÖn thanh b hµng thu
to¸n Thanh hé
4a toán
Mét sè quy ®Þnh
• Trường hợp: Séc không đủ khả năng thanh toán
– NH thông báo ngay cho người ký phát, người xuất trình
– Người thụ hưởng có quyền y/c NH xử lý theo cách:
i. Từ chối thanh toán toàn bộ và trả lại séc
ii. Thanh toán một phần và từ chối thanh toán số tiền còn lại
• Trường hợp (ii) Người xuất trình phải lập “Lệnh thu” gửi NH
nói rõ y/c thanh toán.
• Trong vòng 5 ngày lv kể từ khi NH thông báo từ chối thanh
toán, người ký phát phải thanh toán số tiền còn lại của tờ séc
Vi phạm ký phát séc không đủ khả năng
thanh toán
- Vi phạm lần đầu:Nếu trong 5 ngày lv kể từ ngày séc bị từ chối, người
ký phát không gửi được tờ séc đã được thanh toán cho NH: bị đình
chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc
- Tái phạm (vi phạm lần 2 cách lần trước dưới 1 năm): nếu vô tình bị
đình chỉ tối thiểu 6 tháng, cố tình: đình chỉ vĩnh viễn
- Tiếp tục tái phạm (cách lần tái phạm dưới 1 năm): xử lý như cố tình vi
phạm
2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (lệnh chi)

- Định nghĩa:
Uỷ nhiệm chi (lệnh chi) là lệnh chi tiền của chủ
TK yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một
số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả
cho người thụ hưởng có tên trên uỷ nhiệm chi
(lệnh chi).
- Quy trình thanh toán
Ng­êi tr¶ tiÒn Ng­êi ®­îc h­ëng

1 Ghi Có
Nộp 2 Ghi cã 3 (Tm)
UNC b
Ghi nî 3

NH phôc vô Chứng từ NH phôc vô


3a
ng­êi tr¶ tiÒn chuyển tiền ng­êi ®­îc h­ëng
3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
(lệnh thu)
- Định nghĩa:
Uỷ nhiệm thu (nhờ thu) là giấy uỷ nhiệm do
người thụ hưởng lập nhờ NH thu hộ tiền trên cơ
sở khối lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã
cung ứng.
- Điều kiện áp dụng:
KH muốn sử dụng UNT cần thoả thuận những
điều kiện thanh toán cụ thể, ghi trong hợp đồng
(đơn đặt hàng) và thông báo bằng văn bản cho
NH
- Quy trình thanh toán
Người trả Người được
tiền hưởng
Ghi
Ghi nî cã Báo Có
2 3 1 1a 3
Nộp UNT UNT b
NH phục vụ 1 NH phục vụ người
b
người trả tiền 3a được hưởng
Chuyển tiền
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
a. Định nghĩa:
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do NH phát
hành và bán cho KH sử dụng để trả tiền hàng
hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc
rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động.
b. Các loại thẻ:
– Thẻ ghi nợ
– Thẻ tín dụng
– Thẻ ký quỹ
c. Quy trình thanh toán
Xuất trình
thẻ
Chủ thẻ 2 Người
(Người trả chấp nhận
tiền) 3a thẻ
Thẻ, ho¸ ®¬n
Phát hành Thanh
3
thẻ toán
1 Hoá đơn b 4
BK
Thanh
toán
NH phát NH thanh
5
hành thẻ toán

You might also like