Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG 7.

TRUYỀN ĐỘNG XÍCH


7.1. Khái niệm chung
7.1.1. Cấu tạo của bộ truyền xích.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH

1. Đĩa xích dẫn


2. Đĩa xích bị dẫn
3 Dây xích
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
Bộ truyền xích gồm 3 bộ phận chính:
- Đĩa xích dẫn 1: Có răng tương tự như bánh răng.
Trong quá trình chuyển động, răng của đĩa xích ăn khớp với các mắt xích, tương tự như
bánh răng ăn khớp với thanh răng.
- Đĩa xích bị dẫn 2:
- Dây xích 3: Là khâu trung gian được mắc vòng qua 2 đĩa xích.
Dây xích gồm nhiều mắt xích được nối lại với nhau. Các mắt xích xoay quanh khớp
bản lề, khi vào ăn khớp với các răng xích.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
7.1.2. Phân loại bộ truyền xích
a. Xích ống con lăn

- Các má trong 1 xen kẽ với các má ngoài 2, có thể xoay tương đối với nhau.
- Các má trong 1 được lắp chặt với ống 3, các má ngoài 2 lắp chặt với chốt 4.
- Ống 3 với chốt 4 lắp có khe hở, có thể xoay tự do với nhau, tạo thành khớp bản lề
- Con lăn 5 được lắp lỏng với ống 3, có thể xoay tự do với ống.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
b. Xích ống
Cấu tạo giống như xích ống con lăn nhưng không có con lăn.
Giá thành chế tạo rẻ hơn, khối lượng xích cũng nhỏ hơn
Tuy nhiên, xích và răng đĩa chóng mòn, do đó tương đối ít dùng.
c. Xích răng
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH

- Khớp bản lề được tạo thành do 2 nửa chốt hình trụ tiếp xúc nhau.
- Mỗi mắt xích có nhiều má xích lắp ghép trên chốt.
- Khả năng tải của xích răng lớn hơn nhiều so với xích ống con lăn cùng kích thước.
- Xích răng được tiêu chuẩn hóa cao.
- Giá thành cao hơn so với xích ống con lăn.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
7.1.3. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền xích.
Ưu điểm:
- Có thể truyền chuyển động giữa 2 trục cách nhau tương đối xa (<8m).
- Kích thước bộ truyền nhỏ hơn so với bộ truyền đai có cùng công suất.
- Làm việc không có hiện tượng trượt, lực tác dụng lên trục tương đối nhỏ.
- Hiệu suất truyền động cao hơn so với bộ truyền đai.
- Cùng 1 lúc có thể truyền chuyển động và công suất cho nhiều trục.
Nhược điểm:
- Có nhiều tiếng ồn khi làm việc.
- Vận tốc tức thời của xích và đĩa xích không ổn định.
- Yêu cầu chăm sóc và bôi trơn thường xuyên trong quá trình sử dụng.
- Chóng mòn khi nơi làm việc có nhiều bụi và bôi trơn không tốt.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
Phạm vi sử dụng:
- Được sử dụng nhiều trong các máy nông nghiệp, máy vận chuyển.
- Khi cần truyền chuyển động giữa các trục xa nhau hoặc truyền chuyển động từ 1 trục
đến nhiều trục.
- Được dùng để truyền tải trọng từ nhỏ đến trung bình. Công suất truyền thường không
quá 100kW.
- Khi yêu cầu kích thước tương đối nhỏ gọn hoặc làm việc không bị trượt.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
7.1.4. Các thông số hình học chính
a. Bước xích t

- Là thông số cơ bản của bộ truyền xích


- Bước xích càng lớn thì khả năng tải càng cao. Đồng thời tải trọng động, va đập và
tiếng ồn cũng tăng theo, nhất là khi làm việc với vận tốc cao.
- Để tăng khả năng tải có thể tăng số dãy xích ( đối với xích ống con lăn) hoặc tăng
chiều rộng xích ( đối với xích răng).
- Bước xích được chọn theo tiêu chuẩn.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
b. Số răng của đĩa xích

Gọi Z1 và Z2 lần lượt là số răng đĩa xích dẫn và bị dẫn.


- Số răng Z1 < Z2 ( Do bộ truyền xích thường dùng để giảm tốc độ ).
- Nếu số răng ít thì xích nhanh bị mòn vì góc xoay bản lề khi xích vào đĩa và ra khỏi
đĩa lớn.
Sự va đập của mắt xích với đĩa xích cũng tăng lên, xích làm việc càng ồn.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
- Để hạn chế sự mòn và làm việc ồn cần hạn chế số răng nhỏ nhất Z1min.
Khi vận tốc xích: v>2m/s chọn Z1min ≥ 19.
v<2m/s chọn Z1min=13÷15.
Đối với các bộ truyền chịu tải trọng va đập lấy:
Z1min ≥ 23.
Trong thiết kế có thể tính toán theo công thức:
Z1=29-2u
- Để tránh tuột xích khi mòn, phải hạn chế số răng lớn nhất trên đĩa bị dẫn.
+ Đối với xích con lăn:
Z2max ≤100 ÷ 120.
+ Đối với xích răng:
Z2max ≤120 ÷ 140.
- Số răng đĩa xích nên lấy theo số lẻ vì khi đó mỗi răng xích sẽ lần lượt ăn khớp với tất
cả các mắt xích, như vậy xích sẽ lâu mòn hơn.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
c. Khoảng cách trục

Gọi khoảng cách giữa 2 trục là a


Góc ôm trên đĩa nhỏ α1
Góc ôm trên đĩa lớn α2
- Khoảng cách amin thỏa mãn 2 điều kiện:
+ α1 ≥ 1200
+ Hai đĩa xích không chạm nhau
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
d. Đường kính

- Đường kính vòng chia:


Đi qua tâm bản lề xích, được xác định theo công thức:
d= t/sin(π/Z)
Do π/Z khá nhỏ nên có thể lấy sin(π/Z) = π/Z
Vậy: d= t.Z/π
- Đường kính vòng tròn đỉnh răng: da
- Đường kính vòng trong chân răng: df
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
7.2. Cơ học bộ truyền xích.
7.2.1. Vận tốc và tỷ số truyền.
a. Vận tốc và tỷ số truyền trung bình.
- Vận tốc trung bình bộ truyền xích:
n.Z .t
v
6000
Với:
n: Số vòng quay của đĩa xích
Z: Số răng của đĩa xích
t: Bước xích
- Tỷ số truyền trung bình:
n1 Z 2
u 
n2 Z1
Thông thường chọn: u ≤ 8
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
b. Vận tốc và tỷ số truyền tức thời.
Vì xích ăn khớp với đĩa xích theo hình đa giác nên vận tốc xích và tỷ số truyền thay đổi
theo thời gian.
Xét tại điểm A:
v = ω.r1= 0,5.ω.d1
Gọi v1 là vận tốc theo phương lên xuống:
v1= v.sinθ=0,5.ω.d1.sinθ
Gọi v2 là vận tốc theo phương ngang:
v2= v.cosθ=0,5.ω.d1.cosθ

Góc θ thay đổi trong khoảng – φ1/2 đến + φ1 /2


Vận tốc xích có trị số lớn nhất khi θ=0, đạt trị số nhỏ nhất khi θ = – φ1/2 đến + φ1/2 .
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
7.2.2. Lực tác dụng trong bộ truyền xích.

- Khi chưa làm việc, do trọng lượng của bản thân, dây xích bị kéo căng bởi lực F 0.
Lực F0 có thể tính gần đúng theo công thức :
F0= mx.ky
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
Trong đó : mx là khối lượng một nhánh xích (kg).
ky là hệ số kể đến vị trí của bộ truyền.
(ky =6 khi bộ truyền nằm ngang, ky= 10 khi bộ truyền thẳng đứng.)
- Khi đặt tải trọng T1 trên trục I và T2 trên trục II, xuất hiện lực vòng Ft.
Ft= 2.T1/d1= 2.T2/d2.
Lúc này lực căng trên nhánh căng: Fc=F0+Ft
Lực căng trên nhánh không căng: Fkh=F0
- Khi các đĩa xích quay, dây xích bị ly tâm tách ra khỏi đĩa xích. Trên các nhánh xích
chịu thêm lực căng: Flt= qm. v12
Với qm: Khối lượng của một mét xích.
Lúc này trên nhánh xích căng có lực: Fc=F0+Ft+Flt
Trên nhánh không căng có lực: Fkh=F0+Flt.
- Lực tác dụng lên trục đĩa xích Fr do lực vòng Ft và trọng lượng xích gây ra:
Fr=Ft.kt
Trong đó k là hệ số kể đến trọng lượng của dây xích.
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
7.3. Tính toán bộ truyền xích
7.3.1. Các dạng hỏng của bộ truyền xích:
- Đứt xích: Dây xích bị tách rời ra không làm việc được nữa, có thể gây nguy hiểm cho
người và thiết bị xung quanh.
Xích bị đứt do mỏi, do quá tải đột ngột hoặc do mối ghép giữa má xích với chốt bị
lỏng.
- Mòn bản lề xích: Trên bề mặt tiếp xúc của bản lề có áp suất lớn và bị trượt tương đối
khi vào ăn khớp với răng của đĩa xích nên tốc độ mòn khá nhanh.
+ Ống lót và chốt chỉ mòn 1 phía làm cho bước xích tăng lên.
+ Mòn làm giảm tiết diện ngang của chốt, có thể gẫy chốt.
- Các phần tử của dây xích bị mỏi: Rỗ bề mặt con lăn, ống lót, vỡ con lăn.
- Mòn răng đĩa xích, làm nhọn răng, răng đĩa xích bị gãy.
7.3.2. Tính bộ truyền xích con lăn.
Tuổi thọ bộ truyền xích tăng lên khi áp suất P sinh ra trong bản lề nhỏ hơn áp suất cho
phép [p].
P= K.Ft/A.Kx ≤ [P]
CHƯƠNG 7. TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
A: Diện tích tính toán của bản lề
A= do.bo.
d0: Đường kính của chốt.
b0: Chiều dài ống.
Kx: Hệ số kể đến dùng nhiều dãy xích.
K: Hệ số điều kiện sử dụng xích.
K= Kđ.Ka.Ky.Kđc.Kb
Kđ: Hệ số kể đến tải trọng động.
Nếu tải trọng va đập trung bình : Kđ= 1,2-1,5
Nếu tải trọng va đập mạnh : Kđ= 1,8
Ka: Hệ số kể đến số vòng chạy của xích trong 1 giây.
Ky: Hệ số kể đến cách bố trí bộ truyền.
Kđc: Hệ số kể đến khả năng điều chỉnh lực căng xích.
Nếu không điều chỉnh được, lấy Kđc = 1,25.

You might also like