Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

CHƯƠNG 5

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ DÀI HẠN


trong doanh nghiỆP
Mục tiêu của chương 5
Giới thiệu khái niệm về đầu tư và phân
loại đầu tư sẽ được.
Giới thiệu các chỉ tiêu phân tích tài chính
dự án
Giới thiệu cách xác định luồng tiền, phân
tích và đánh giá dự án.
Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư
Đầu tư là hoạt động thực hiện các dự án
đầu tư.
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt
động kinh tế đặc thù với các mục tiêu,
phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt
tới một trạng thái mong muốn.
Dự án đầu tư dài hạn là những dự án có
thời gian đầu tư (vòng đời) trên 1 năm.
Phân loại đầu tư
Theo cơ cấu tài sản đầu tư: Đầu tư tài sản cố
định, Đầu tư tài sản lưu động, Đầu tư tài sản
tài chính
Theo mục đích đầu tư: Đầu tư tăng năng lực
sản xuất, Đầu tư đổi mới sản phẩm, Đầu tư
đổi mới thiết bị, Đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, Đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm, Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm,…
Ý nghĩa của hoạt động đầu tư: Góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, tránh lãng phí vốn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư:
 Chính sách kinh tế.
 Thị trường và cạnh tranh.
 Chi phí tài chính.
 Tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
 Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án

Giá trị hiện tại ròng (NPV)


Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
Thời gian hoàn vốn giản đơn (PP)
Giá trị hiện tại ròng
(Net present value – NPV)
Định nghĩa: Giá trị hiện tại ròng (NPV) là chênh lệch giữa
giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng xuất hiện trong
tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư vào dự án.
n
Công thức: CFt
NPV  
t 0 ( 1  r )
t

Ý nghĩa: phản ánh giá trị tăng thêm của chủ đầu tư khi
thực hiện dự án
Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Các dự án độc lập: NPV > 0
 Các dự án loại trừ nhau: NPVmax, > 0
NPV (tiếp)
Ưu điểm:
 Phản ánh một cách cụ thể quy mô lãi/lỗ của dự án đầu tư
dưới dạng giá trị tuyệt đối (đvtt)
 Có tính tới giá trị thời gian của tiền
 Có tính tới toàn bộ dòng tiền trong các năm của dự án
 NPV có tính chất cộng: NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B)
Nhược điểm:
 Nhạy cảm với tỷ lệ chiết khấu.
 Khó so sánh những dự án có vốn đầu tư hoặc thời gian khác
nhau.
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ / Tỷ lệ nội hoàn
(Internal rate of return – IRR)

 
Định nghĩa: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết
khấu khiến giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0.
IRR = r │ NPV = 0
 NPV = CF0 + + + … + = 0
Ý nghĩa: Cho biết tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của dự án.
Cách tính IRR
Cách 1: Phương pháp thử chọn
 Bước 1: Lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu r bất kỳ
và tính NPV tương ứng.
 Bước 2: Điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
+ Nếu NPV tính ở bước 1 dương: Tăng r;
+ Nếu NPV tính ở bước 1 âm: Giảm r
cho đến khi tìm được giá trị r thỏa mãn NPV = 0.
Tỷ lệ chiết khấu r này chính là IRR.
Cách tính IRR (tiếp)
 Cách 2: Phương pháp trực tiếp (nội suy)
 Bước 1: Chọn cặp tỷ lệ chiết khấu và thỏa mãn:
< và > 0 > .
 Bước 2: Thay các giá trị trên vào công thức sau:
IRR ≈ +
 Để hạn chế sai số: Nên lựa chọn sao cho | − | ≤ 5%.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Dự án độc lập: IRR > tỷ lệ chiết khấu
 Dự án loại trừ: IRR max, > tỷ lệ chiết khấu
Ưu điểm:
 Có thể áp dụng để so sánh các dự án có quy mô vốn đầu tư
hoặc thời gian đầu tư khác nhau.
 Việc tính toán IRR không phụ thuộc tỷ lệ chiết khấu.
Nhược điểm:
 Không phản ánh cụ thể quy mô lãi/lỗ (giá trị tuyệt đối) của
dự án.
 Có thể phát sinh mâu thuẫn với NPV trong trường hợp
thẩm định các dự án loại trừ nhau.
 Hiện tượng IRR đa trị (dự án có nhiều IRR) → Khó lựa
chọn IRR để so sánh.
Khi nào IRR cho kết quả
mâu thuẫn với NPV?
NPV
NPVA
NPVB

NPVA
NPVB

r
r1 r* IRRA IRRB
Khi nào dự án
có nhiều hơn 1 nghiệm IRR?

Năm t 0 1 2 3 IRR

CFA -600 320 280 240 ?


CFB -100 430 -591,25 262,5 ?
Thời gian hoàn vốn giản đơn
(Payback period – PP)

Định
   nghĩa: Thời gian hoàn vốn là thời gian để
chủ đầu tư thu hồi đủ vốn đã đầu tư vào dự án
Ý nghĩa: Cho biết sau bao lâu thu hồi được
toàn bộ vốn đầu tư ban đầu.
Công thức:
PP = n +
PP (tiếp)
Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Dự án độc lập: Chọn dự án có PP ngắn
hơn tiêu chuẩn đề ra.
 Dự án loại trừ nhau: Chọn dự án có PP
ngắn hơn tiêu chuẩn đề ra và ngắn nhất.
PP (tiếp)
Ưu điểm:
 Đơn giản, dễ tính toán.
Nhược điểm:
 Bỏ qua giá trị thời gian của tiền.
 Bỏ qua vai trò của các dòng tiền sau mốc
hoàn vốn.
 Khó so sánh 2 dự án có vốn đầu tư hoặc
thời gian khác nhau
Xác định dòng tiền của dự án

Các dòng tiền của dự án


Phương pháp xác định dòng tiền của
dự án
Một số trường hợp đặc biệt
Các dòng tiền của dự án
Dòng tiền ra: Các khoản chi qua các năm cho dự
án, chủ yếu gồm chi đầu tư tài sản cố định và chi
đầu tư tài sản lưu động ròng.
Dòng tiền vào: Các khoản thu qua các năm của
dự án, chủ yếu nhất là các khoản thu nhập mà
dự án tạo ra được tại các thời điểm khác nhau
trong tương lai.
Dòng tiền ròng: Là phần chênh lệch giữa dòng
tiền vào và dòng tiền ra của dự án tính theo từng
mốc thời gian nhất định trong suốt vòng đời của
dự án.
Phương pháp xác định dòng tiền
Cơ sở xác định dòng tiền: Các báo cáo tài chính dự toán, gồm báo
cáo thu nhập dự toán và báo cáo dự toán vốn đầu tư, được xây
dựng dựa trên những dự tính về sản lượng bán, giá bán đơn vị, chi
phí biến đổi đơn vị, tổng chi phí cố định, tổng đầu tư cần thiết, ...

Xác định dòng tiền

Dòng tiền đầu tư Dòng tiền từ Dòng tiền


HĐ kinh doanh ròng

Dòng tiền Chi phí Dòng tiền


đầu tư cơ hội đầu tư vào
TSCĐ TSLĐ ròng
Dòng tiền đầu tư TSCĐ
Giá mua TSCĐ
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...
Dòng tiền từ thanh lý TSCĐ cũ:

NCF thanh lý TSCĐ


= Giá bán ròng – (Giá bán ròng – Giá trị còn
lại của TSCĐ) × Thuế suất thuế Thu nhập.
= Lãi thanh lý sau thuế + Giá trị còn lại của
TSCĐ
Chi phí cơ hội
Là cơ hội thu nhập bị bỏ qua do chấp nhận
dự án này mà không chấp nhận dự án khác.
Ví dụ: doanh nghiệp có một dự án sản xuất
giầy thể thao. Trong dự án đó, doanh nghiệp
có thể sử dụng một nhà xưởng đang bỏ
không, từng được mua cách đây vài năm.
Dòng tiền phù hợp ở đây chính là giá bán
ròng của nhà xưởng hiện tại nếu doanh
nghiệp đem bán.
Dòng tiền đầu tư vào TSLĐ ròng
Phát sinh từ các nhu cầu về dự trữ tiền, dự
trữ vật tư và các khoản phải thu cần thiết
ở thời điểm ban đầu.
Do một phần TSLĐ trên đã tự động được
tài trợ bởi các khoản phải trả nên doanh
nghiệp chỉ cần phải đầu tư vào TSLĐ
ròng.
Sẽ được thu hồi toàn bộ khi dự án kết
thúc.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Phương pháp từ trên xuống


Phương pháp từ dưới lên
Phương pháp tiết kiệm thuế nhờ
khấu hao.
Phương pháp từ trên xuống –
Top Down Approach

Xuất phát từ doanh thu để tính toán


dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh của
dự án (OCF).
Công thức:
OCF = Doanh thu − Chi phí xuất quỹ −
Thuế TNDN
Phương pháp từ dưới lên – Bottom up
Aproach

Xuất phát từ số dưới cùng – lợi nhuận


sau thuế, cộng với khấu hao (chi phí không
xuất quỹ của dự án)
Công thức:
OCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao
Phương pháp tiết kiệm thuế nhờ khấu hao

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xác định


bằng OCF nếu như không có khấu hao cộng với
khoản tiết kiệm thuế nhờ khấu hao
Công thức:

OCF = (Doanh thu − Chi phí xuất quỹ) × (l – T) +


Khấu hao × t
Dòng tiền ròng của dự án
Theo quan điểm VCSH:
NCF (EPV) = Tổng dòng tiền vào – Tổng dòng tiền ra
= LNST + D – Trả gốc vay cũ – Tăng (+Giảm) VLĐR + Giá trị còn
lại của TSCĐ thanh lý – Đầu tư TSCĐ + Các khoản vay mới
Theo quan điểm tổng vốn đầu tư:
NCF (TIPV) = NCF (EPV) + NCF (Chủ nợ)
= LNST + D + I – Tăng (+Giảm) VLĐR + Giá trị còn lại của TSCĐ
thanh lý – Đầu tư TSCĐ
Theo quan điểm tổng VCSH:
NCF (AEPV) = EBIT×(1 – t) + Khấu hao – Tăng (+Giảm) VLĐR +
Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý – Đầu tư TSCĐ
Mối quan hệ giữa NCF tính theo các
quan điểm khác nhau

NCF (EPV) = NCF (TIPV) – NCF (Chủ nợ)


NCF (AEPV) = NCF (TIPV) – I × t
Quan điểm AEPV còn được gọi là quan điểm
TIPV loại bỏ đi khoản tiết kiệm thuế nhờ sử
dụng nợ vay.
Quan điểm TIPV được gọi là quan điểm
TIPV có giữ lại khoản tiết kiệm thuế nhờ sử
dụng nợ vay.
Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy theo quan
điểm xác định NCF

Quan điểm Tỷ suất chiết khấu

NCF (EPV) rs

NCF (TIPV) × rd + × rs

NCF (AEPV) WACC = × rd× (1−t) + × rs

Với: rs: Chi phí vốn chủ sở hữu


S: Vốn chủ sở hữu đầu tư cho dự án
rd: Chi phí nợ vay trước thuế
D: Vốn vay đầu tư cho dự án
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Một số trường hợp đặc biệt

Đánh giá đề án giảm chi phí


Đặt giá thầu
Lựa chọn thiết bị có thời gian sử
dụng khác nhau
Phân tích và đánh giá dự án

Đánh giá dự tính về NPV


Phân tích tình huống và các phân tích
khác
Phân tích hòa vốn
Đánh giá dự tính về NPV
Kết quả NPV có thể bị sai lệch do rủi ro
trong dự tính, dẫn tới quyết định đầu tư
sai lầm.
Nói chung, một dự án đóng góp giá trị
cho DN khi nó góp phần cải thiện năng
lực cạnh tranh của DN đó.
Trong một thị trường có tính cạnh tranh
cao, rất hiếm có những dự án đầu tư có
NPV dương.
Phân tích tình huống
Các dòng tiền dự tính ban đầu và các giả định để
dự tính chúng được gọi là tình huống cơ sở.
Phân tích tình huống về cơ bản là thay đổi một số
giả định nêu trên, ví dụ: Đặt ra các mức cao hơn
và thấp hơn cho các yếu tố giả định của dự án; sau
đó xác định lại các dòng tiền và NPV tương ứng.
Đối chiếu kết quả NPV được xác định lại ở bước
trên với NPV trong tình huống cơ sở → Kết luận
và ra quyết định đầu tư.
Phân tích độ nhạy
Nội dung: Phân tích sự thay đổi của NPV khi có một
nhân tố thay đổi với giả định các nhân tố khác được cố
định.
Khi NPV rất nhạy cảm (thay đổi nhiều) với một thay đổi
nhỏ của một yếu tố, ta nói rủi ro dự tính đối với yếu tố đó
là cao.
Ví dụ: Phân tích độ nhạy cảm của NPV với giá bán mỗi
đơn vị hàng hóa, với chi phí hoạt động, với tỷ lệ chiết
khấu, v.v…
Sự kết hợp của phân tích tình huống và phân tích độ nhạy
được gọi là phân tích tình huống mô phỏng.
Phân tích hòa vốn
Là công cụ được sử dụng để phân tích
mối quan hệ giữa số lượng hàng bán và
lợi nhuận.
Điểm hoà vốn kế toán đơn giản là mức
doanh số làm cho lợi nhuận bằng không.
Công thức: Q = (FC + D)/(P – V)
Với FC là tổng chi phí cố định, D là khấu
hao, P là giá bán đơn vị, V là chi phí biến
đổi đơn vị
Đầu tư chứng khoán
Đặc điểm của đầu t­ư chứng khoán
Vai trò của hoạt động đầu tư chứng
khoán
Phân loại đầu t­ư chứng khoán
Phân tích, ra quyết định đầu tư chứng
khoán
Đặc điểm của đầu t­ư chứng khoán
Là hoạt động đầu tư tài chính.
Tài sản đầu tư là các chứng khoán hay các giấy tờ có
giá, cho phép người nắm giữ được hưởng lợi tức và
phần tăng giá chứng khoán, có thể cùng với quyền quản
lý và kiểm soát doanh nghiệp.
Các chứng khoán có tính thanh khoản cao, đa dạng, có
rủi ro lớn, có thể được lựa chọn để thiết kế thành các
danh mục đầu tư khác nhau.
Đòi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ chuyên môn
cao, am hiểu về thị trường, cùng với thị trường chứng
khoán phát triển và hệ thống pháp luật được hoàn thiện.
Vai trò của hoạt động đầu tư chứng khoán

 Làm tăng và góp phần ổn định thu nhập của doanh nghiệp.
 Tạo ra sự đa dạng trong hoạt động đầu tư, cân bằng về rủi
ro trong danh mục tài sản của doanh nghiệp và tăng tính
thanh khoản cho các tài sản
 Các chứng khoán có thể được sử dụng như là các tài sản thế
chấp cho các khoản vay ngân hàng.
 Tận dụng được lợi thế từ chính sách thuế.
 Các chứng khoán có thể là nguồn dự trữ thứ cấp cho khả
năng thanh toán của doanh nghiệp cho tái cấu trúc lại tài
sản.
 Cần được hoạch định thành chính sách đầu tư chứng khoán
cụ thể.
Phân loại đầu t­ư chứng khoán
Theo loại công cụ đầu tư: Đầu tư trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,
cổ phiếu của doanh nghiệp khác, …
Theo mục đích đầu tư: Đầu tư nhằm
hưởng lợi tức và đầu tư nhằm nắm quyền
quản lý, kiểm soát.
Phân tích, ra quyết định đầu tư chứng
khoán
Các phương pháp phân tích chủ yếu:
 Phân tích cơ bản (Phân tích tài chính): Giúp cho
doanh nghiệp lựa chọn kết cấu danh mục đầu tư phù
hợp.
 Phân tích kỹ thuật: Giúp cho các nhà quản lý lựa
chọn được thời điểm và chiến lược mua bán chứng
khoán tuỳ theo diễn biến của thị trường.
Với mục đích nắm quyền quản lý, kiểm soát, việc
phân tích được thực hiện chi tiết hơn đối với một
doanh nghiệp được dự định thôn tính, sáp nhập, do
đó chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài chính.
Tóm tắt nội dung chương 5
Đầu tư là hoạt động thực hiện các dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập
hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và
phuơng tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Đầu tư góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh lãng phí
vốn.
Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá
trị hiện tại của các luồng tiền kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại
của vốn đầu tư. NPV phản ánh kết quả lỗ hay lãi của dự án theo giá trị hiện
tại sau khi đã tính đến chi phí vốn của cơ hội đầu tư.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV bằng 0.
IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của
vốn đầu tư.
Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi vốn
đầu tư ban đầu. PP cho biết sao bao lâu thì thu hồi được vốn đầu tư.
Tóm tắt nội dung chương 5 (tiếp)
 Để có thể tính toán được các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả tài
chính dự án, trước hết cần ước lượng được các dòng tiền của dự
án, bao gồm dòng tiền đầu tư, dòng tiền từ HĐKD và dòng tiền
ròng.
 Thẩm định tài chính dự án còn bao gồm đánh giá dự tính về
NPV, phân tích tình huống, phân tích độ nhạy và phân tích hòa
vốn.
 Đầu tư chứng khoán là một hoạt động đầu tư đa dạng, rủi ro và
đặc trưng, đòi hỏi thực hiện phân tích cơ bản và phân tích kỹ
thuật để ra quyết định đầu tư phù hợp.

You might also like